You are on page 1of 6

Phương thức thanh toán nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán ( nhà xuất khẩu) sau khi
giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất
trình bộ chứng từ thông qua ngăn hàng đại lý cho bên mua ( nhà nhập khẩu )
để được thanh toán, chấp nhận hồi phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều
khoản khác.
Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế có điểm cơ bản là đã dung hỏa
được tinh an toàn và rùi ro so với phương thức ứng trước và phương thức ghi
sổ nhưng lại giảm được chi phi so với phương thức tin dụng chưng từ. Cụ thể là
:
- Phương thức ghi số : An toàn cho nhả nhập khẩu, nhưng rủi ro dổi với
nhà xuất khẩu.
- Phương thức ứng trước: An toàn cho nhà xuất khẩu, nhưng rủi ro đổi với
nhà nhập khẩu.
Trong khi đó, bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung gian thu hộ số tiến
ở người mua trả cho người bán, phương thức nhờ thu có thể :
- Giảm được rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu,
- Hạn chế sự chậm trễ trong việc nhận tiến đối với nhà xuất khẩu và nhận
hàng đối với nhà nhập khẩu.
- Giảm được chi phí giao dịch so với tín dụng chứng từ.
Các bên tham gia gồm 4 bên:
- Người nhờ thu lå bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thông
thường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.
- Ngân hàng chuyền tiền là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chi thị
nhờ thu
- Ngân hàng thu là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển
tiền thực hiện quả trinh nhờ thu
- Người trà tiền là người mà chứng từ xuất trình đỏi tiền anh ta là người
- Nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng người mua).
Các hình thức của phương thức nhờ thu.
Theo loại hình người ta có thể chia thành:nhờ thu phiếu trơn, và nhờ thu kèm
chứng từ.
Nhờ thu phiếu trơn:

Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác cho Ngân
hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng
từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng,trình tự
tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau:
(1): Người bản sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hång cho người mua, họ sẽ lập
một hổi phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền
hộ bằng chỉ thị nhờ thu.
(2): Ngăn hảng phục vụ người bản kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷ thác
nhờ thu kèm hồi phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ
thu tiền
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiểu (nếu trả tiền ngay)
hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu).
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua ngân
hàng chuyển chứng từ. Nếu chỉ là chấp nhận hồi phiếu thì ngân hàng gữi hối
phiếu hoặc chuyển lại cho người bản.Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi
tiền người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên.
Sơ đồ 1.2: Trình tự nhờ thu phiếu trơn.
(1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó có điều khoản thanh toán ghi áp dụng
phương thức "nhờ thu phiếu trơn".

(2) Người ủy thác (nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực
tiếp cho người trả tiền (nhà nhập khẩu).

(3) Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng bộ chứng từ chứng tài chính cho
ngân hàng nhờ thu (NHNT) để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

(4) Nhân hàng nhờ thu lập và gửi lệnh nhờ thu cung chứng từ tài chính tới ngân
hàng thu hộ (NHTH) để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

(5) NHTH thông báo lệnh nhờ thu tới nhà nhập khẩu.

(6) Nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

(7) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT.

(8) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất
khẩu.

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trờng hợp người bán và
người mua tin cậy lần nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau gia công ty
mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Hoặc trong trường hợp thanh toán
về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng toán nhiều trong mậu dịch và
nó không đâm bảo quyền lợi cho người bán. Đối với người mua, áp dụng
phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vi nếu lỗi phiếu đều sớm hơn chứng
từ. ngıười mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người
bán có đúng hợp đồng hay không.
Nhờ thu kèm chứng từ
Nhờ thu kèm chứng từ:Đây là phương thức trong đó người bản uỷ thác cho
Ngân hàng thu hộ tiều ở người mua không những căn cứ vào hối phiểu mà còn
cău cử và bộ chứng từ gửi hảng kèm theo với diều kiện là nếu người mua trả
tiển hoặc chấp nhận trả tiền hỏi phiếu thi Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng
tử người mua dể nhận hàng.
Các phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
Trả tiền trao chứng từ (Documents agaist payment D/P)
- D/P at sight -thanh toán trả tiền ngay: khi nhận được tiền thanh toán
nhờ thu của khách hàng (người nhập khẩu); thành toán viên của Ngân
hàng giao chứng từ cho khách hàng; yêu cầu khách hàng kí nhận.
- D/P at X days sight (Delivery Of Documents Against Payment Of A Draft
Drawn Payable Of Future Date) -thanh toán hối phiếu thời hạn: nhận
được chứng từ nhờ thu theo hình thức này; thanh toán viên thông báo
cho khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn. Chứng từ chỉ được
giao khi B/E đã được chấp nhận và được thanh toán (khách hàng có thể
kí quỹ 100% trị giá B/E để được nhận ngay chứng từ hoặc thanh toán
vào ngày đáo hạn để nhận chứng từ).
Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng gửi tiền
ngay. Sau khi thu được tiền, Ngân hàng đại lý chuyển số tiền thu được
cho Ngân hàng ủy thác để giao cho người xuất khẩu; đồng thời thu thủ
tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này thông thường do
người xuất khẩu chịu.
Trả tiến sau (Documents agaist Acceptance -D/A)
- Phương thức này được sử dung trong trường hợp bán hàng với điều
kiện cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc kí chấp nhận
thanh toán B/E vào ngày đáo hạn; thì thanh toán viên của ngân hàng
giao chứng từ cho khách hàng.
- Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm
thanh toán hợp pháp vô điều kiện của mình theo các điều kiện của hối
phiếu.
Quy trình
(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, ngườixuất khẩu giao hàng
cho người nhập khẩu nhưngkhông giao bộ chứng từ hàng hóa.
(2) Trên cơ sở giao hàng, người xuất khẩu viết chỉ thị nhớthu(collection
instruction) và ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu kèm theo bộ
chứng từ hàng hóa gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ.
(3) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân
hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình hối phiếu cho
nhà nhập khẩu
(5) Nhà nhập khẩu trả tiền (nếu là hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận hối
phiếu (nếu là hối phiếu trả chậm).
(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận cho
ngân hàng nhờ thu.
(8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận cho
nhà xuất khẩu.
Ưu, nhược điểm của nhờ thu
Ưu điểm:
- Thường được sử dụng phổ biến hơn trong thanh toán; phương thức nhờ
thu thường được dùng khi: (1) hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau; (2)
người mua sẵn sàng thanh toán và có khả năng thanh toán; (3) điều kiện
kinh tế và chính trị của nước người mua ổn định; (4) chính phủ nước
người mua không có những biện pháp kiểm soát ngoại hối.
- Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của
tổ chức xuất khẩu có được đảm bảo hơn không bị mất hàng nếu bên
nhập khẩu không thanh toán; vai trò ngân hàng được nâng cao thêm
trách nhiệm
- Chỉ thị nhờ thu là văn bản mang tính chất pháp lý điều chỉnh quan hệ
giữa các bên tham gia nghiệp vụ theo nguyên tắc URC ràng buộc tất cả
các bên tham gia nhiệp vụ; trừ khi có thỏa khác hoặc trái với pháp luật
hay các quy định quốc gia.
Nhược điểm:
- Phương thức nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền
hàng vì không đảm bảo quyềm lợi cho cả hai bên nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu; do việc nhân hàng và thanh toán tách rời nhau vì vậy chỉ
được sử dụng trong thanh toán phí hoặc nhờ thu Sec giữa các ngân hàng
Sacombank với ngân hàng khác.
- Phương thức nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà xuất khẩu vẫn
chưa chắc chắn. Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng
nhưng nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng hoặc không trả tiền
- Chi phí nhờ thu trả ngân hàng bên nào chịu? Nếu thu không được thì
bên xuất khẩu phải thanh toán phí cho cả hai ngân hàng.
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì
đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các
loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Nguyễn Hữu Khoa đã giảng dạy tận
tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.”

You might also like