You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


-----oo0oo-----

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


THANH TOÁN QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM SỐ 3

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Hà


Lớp tín chỉ: TCH412(GĐ1-HK2-2223).2
Thực hiện: Nhóm số 20

Danh sách thành viên nhóm 20

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Phạm Thúy Nguyệt 2014710071
2 Đinh Thu Phương 2014710080
3 Trần Thị Diễm Quỳnh 2014710088

Hà Nội, T3-2023
1. Phân biệt các loại bảo lãnh

Tiêu chí  Tên loại bảo Nội dung


lãnh

Theo đối Bảo lãnh Là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh, người được bảo
tượng bảo trong nước lãnh và ngân hàng bảo lãnh ở lãnh ở trong phạm vi một quốc
lãnh gia. 
Các hình thức phổ biến là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước... được thực hiện qua
việc ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.

Bảo lãnh Là loại hình bảo lãnh sử dụng một trong các hình thức sau:
ngoài nước mở thư tín dụng mua hàng trả chậm, ký bảo lãnh trên các hối
phiếu nhận nợ với nước ngoài, phát hành thư bảo lãnh, lập
giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.

Theo cách Bảo lãnh Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh
mở bảo trực tiếp toán không hủy ngang trực tiếp với người thụ hưởng không
lãnh qua ngân hàng trung gian. 
Loại bảo lãnh này chịu sự chi phối của luật trong nước và khi
hết hạn có thể trực tiếp tất toán với người bảo lãnh mà không
cần hoàn trả thư bảo lãnh. 

Bảo lãnh Là loại bảo lãnh mà ngân hàng uỷ nhiệm một ngân hàng thứ
gián tiếp hai ở nước Người thụ hưởng hoặc một ngân hàng trung gian
khác mở tiếp bảo lãnh. Bảo lãnh này có lợi cho Người thụ
hưởng do họ được thuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi
tiền sau này. Trong quan hệ này ngân hàng thứ nhất là ngân
hàng chỉ dẫn, ngân hàng thứ hai là ngân hàng phát hành.

Theo hình Bảo lãnh có Là loại bảo lãnh mà theo đó Người bảo lãnh chỉ thanh toán
thức sử điều kiện cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ
hay các bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện
dụng những nghĩa vụ cụ thể hay chứng minh Người được bảo lãnh
đã vi phạm những điều quy định trong bảo lãnh (những chứng
từ và giấy tờ pháp lý này được quy định rõ ràng trong bảo
lãnh)

Bảo lãnh vô Là loại bảo lãnh trong đó quy định Người bảo lãnh sẽ thanh
điều kiện toán ngay cho Người thụ hưởng khi Người thụ hưởng có bản
tuyên bố đầu tiên kèm với một lệnh thanh toán chứng minh
rằng Người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ quy định
trong bảo lãnh, mà không cần có sự đồng ý của Người được
bảo lãnh. 
Bảo lãnh vô điều kiện còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu.
Loại bảo lãnh này có lợi cho Người thụ hưởng, cho nên nó
được áp dụng nhiều trong giao dịch quốc tế. 

Theo tính Bảo lãnh dự Là cam kết của ngân hàng với chủ thầu sẽ trả tiền thay trong
chất của thầu phạm vi thời hạn và số tiền bảo lãnh nếu bên dự thầu vi phạm
hợp đồng quy chế dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ số tiền
cơ sở phạt cho bên chủ thầu.

Bảo lãnh Là cam kết của ngân hàng bảo lãnh về việc thực hiện hợp
thực hiện đồng của bên được bảo lãnh. Trong trường hợp bên được bảo
hợp đồng lãnh không thực hiện hợp đồng mà không nộp hoặc không
nộp đủ tiền phạt cho bên yêu cầu bảo lãnh thì ngân hàng bảo
lãnh trả thay trong phạm vi số tiền và thời hạn bảo lãnh.

Bảo lãnh Là một loại bảo lãnh được sử dụng để đảm bảo rằng sản
bảo hành phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn
chất lượng hoặc hiệu suất được quy định trong thời gian hợp
đồng.

Bảo lãnh Được dùng như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong
thanh toán hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng
đại lý, hợp đồng xây dựng, hợp đồng nhượng quyền thương
mại,... 
Về mục đích, loại bảo lãnh này giống như một Tín dụng thư
dự phòng thương mại.

Bảo lãnh Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước
tiền đặt cọc cho bên mua (Người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp
(Người được bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ. Bảo
lãnh tiền ứng trước thường được sử dụng trong các hợp đồng
mua bán máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng có giá trị lớn,
số tiền đặt cọc thường từ 5- 10% giá trị hợp đồng.

Bảo lãnh tín Là loại bảo lãnh mà Người bảo lãnh cam kết với bên cho vay
dụng (Người thụ hưởng) sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho bên vay
nếu bên vay thanh toán không đầy đủ, đúng hạn khoản vay
ngay khi bên thụ hưởng yêu cầu. Bảo lãnh tín dụng mang tính
rủi ro cao cho Người bảo lãnh nên việc thực hiện chúng rất
phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía Ngân hàng.

Các loại Bảo lãnh Mục đích của bảo lãnh vận đơn nhằm bảo vệ người có quyền
bảo lãnh vận đơn lợi chính đáng trước sự lợi dụng vận đơn. Trị giá bảo lãnh từ
khác 100%-150% giá trị hàng hoá để có thể bù đắp những rủi ro
xảy ra. Bảo lãnh vận đơn gồm 2 loại, do người xuất khẩu
khẩu hoặc người nhập nhẩu đề nghị phát hành.

Bảo lãnh Là một loại bảo lãnh được yêu cầu bởi các cơ quan hải quan
hải quan để đảm bảo rằng các khoản thuế và phí hải quan sẽ được trả
đầy đủ và đúng hạn. Bảo lãnh hải quan thường được yêu cầu
cho các lô hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hoặc các hoạt động
thương mại quốc tế khác.

Bảo lãnh sai Theo đề nghị của nhà xuất khẩu, Người bảo lãnh đứng ra cam
sót trong kết với nhà nhập khẩu sẽ bù đắp những thiệt hại phát sinh
chứng từ trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ do việc xuất trình
nhờ thu chứng từ không phù hợp với những điều khoản của hợp đồng
mua bán, hoặc số lượng chứng từ thiếu không được gửi bổ
sung.

Bảo lãnh Đây là cam kết của Người bảo lãnh sẽ trả tiền cho người
thanh toán hưởng lợi hối phiếu nhận nợ khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà
hối phiếu Người được bảo lãnh không trả tiền. Bảo lãnh hối phiếu nhận
nhận nợ nợ có thể được thực hiện bằng một văn bản riêng biệt (L/G),
nhưng cũng có thể bằng chữ ký bảo lãnh trực tiếp của Người
bảo lãnh trên bề mặt của hối phiếu nhận nợ.

Bảo lãnh Là việc một công ty chứng khoán được bảo lãnh cho việc
phát hành phát hành chứng khoán ra công chúng. Bảo lãnh phát hành
chứng chứng khoán được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh
khoán phát hành ký kết giữa tổ chức phát hành và công ty chứng
khoán.

2. Các quy định chính trong URDG 758 liên quan tới hiệu lực bảo lãnh, xuất trình và
kiểm tra chứng từ trong bảo lãnh.
Dưới đây là các điều khoản được trích trong URDG 785 bản sửa đổi 2010 có liên quan trực
tiếp đến hiệu lực bảo lãnh, xuất trình và kiểm tra chứng từ
2.1. Hiệu lực bảo lãnh
 Phát hành và hiệu lực (Điều 4)
- Không thể hủy ngang bảo lãnh một khi nó được phát hành dù không có quy định như thế
trong bảo lãnh. (Khoản b)
- “Người thụ hưởng có thể xuất trình một chứng từ yêu cầu thanh toán kể từ thời điểm phát
hành bảo lãnh hoặc từ thời gian hoặc sự việc sau khi phát hành được quy định trong bảo
lãnh.” (Khoản c)

 Kết thúc bảo lãnh (Điều 25)


- Khi bảo lãnh hoặc bảo lãnh đối ứng không quy định ngày hết hạn hiệu lực và trường hợp
hết hiệu lực thì (Khoản c)
 Bảo lãnh sẽ kết thúc sau một thời gian 3 năm kể từ ngày phát hành 
 Bảo lãnh đối ứng sẽ kết thúc 30 ngày dương lịch sau ngày kết thúc bảo lãnh. 
- Khi ngày chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh rơi vào ngày không phải ngày làm việc của ngân
hàng thì nó sẽ được gia hạn đến ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngân hàng. (Khoản d)

 Bất khả kháng


Điều 26 khoản b mục (i) quy định: Khi việc xuất trình hoặc thanh toán theo bảo lãnh bị ngăn
trở bởi bất khả kháng rơi vào đúng lúc hết hiệu lực bảo lãnh, thì “Mỗi một bảo lãnh và bất
cứ các bảo lãnh đối ứng nào sẽ được gia hạn trong một thời gian 30 ngày dương lịch bắt
đầu từ ngày mà vào ngày đó, nếu không có bất khả kháng thì bảo lãnh đã hết hiệu lực và
người bảo lãnh nhanh chóng thông báo về bất khả kháng và gia hạn cho bên chỉ thị hoặc
cho người bảo lãnh đối ứng trong trường hợp phát hành bảo lãnh đối ứng, và người bảo
lãnh đối ứng sẽ cũng thông báo như thế cho bên chỉ thị.”

2.2. Xuất trình


 Điều kiện để một sự xuất trình được coi là “phù hợp” theo Điều 2
- phù hợp với điều kiện và điều khoản của bảo lãnh đó, 
- phù hợp trong chừng mực với các điều kiện và điều khoản của các quy tắc này,
- phù hợp với tập quán Bảo lãnh theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế (trong trường hợp
không có các điều khoản tương thích trong bảo lãnh hoặc của các quy tắc này).

 Yêu cầu đối với xuất trình theo Điều 14


- Thời gian, địa điểm xuất trình gửi tới người bảo lãnh (Khoản a)
i. tại nơi phát hành, hoặc một nơi khác như thế quy định trong Bảo lãnh,
ii. vào hoặc trước khi hết hạn hiệu lực

- Chứng từ: 
+ Số lượng chứng từ: (Khoản b)
 Một xuất trình phải đầy đủ, 
 trừ khi việc xuất trình chỉ ra rằng nó sẽ xuất trình đầy đủ sau này, trong trường hợp
đó, việc xuất trình sẽ được thực hiện vào hoặc trước khi bảo lãnh hết hiệu lực.” 
+ Ngôn ngữ: (Khoản g)
 Các chứng từ gồm cả mọi chứng từ yêu cầu thanh toán hoặc bản tuyên bố chứng
minh do hoặc thay mặt của người yêu cầu hoặc người thụ hưởng phát hành sẽ bằng
ngôn ngữ của bảo lãnh, trừ khi bảo lãnh quy định khác đi. 
 Các chứng từ do bất cứ người nào khác phát hành có thể bằng bất cứ ngôn ngữ nào. 

- Hình thức xuất trình


+ Trường hợp 1: Hình thức điện tử (Khoản c)
 Bảo lãnh phải quy định các hình thức của chứng từ điện tử, hệ thống chuyển giao dữ
liệu và địa chỉ điện tín cho việc xuất trình đó. 
 Nếu không, xuất trình có thể được thực hiện bằng bất cứ hình thức điện tử nào mà nó
cho phép có thể xác minh được tính chân thực hoặc xuất trình bằng hình thức văn
bản. Một chứng từ điện tử mà không có thể xác minh được tính chân thực thì sẽ được
coi như là chưa xuất trình.

+ Trường hợp 2: Hình thức văn bản (giấy) thông qua phương thức chuyển giao cụ thể
(Khoản d)
 nhưng không loại trừ việc sử dụng phương thức khác một cách rõ ràng, thì việc sử
dụng một phương thức chuyển phát khác cũng có thể chấp nhận nếu như chứng từ
xuất trình được nhận tại nơi và vào ngày hoặc trước khi hết hiệu lực được quy định
trong bảo lãnh.

+ Trường hợp 3: không quy định bằng văn bản hay bằng điện tử (Khoản e)
 thì mọi việc xuất trình chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức văn bản. 
 Điều 3 URDG 758 chỉ thừa nhận chứng từ “giấy” và “điện tử”. Nhưng, những thuật
ngữ này không được định nghĩa. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng từ “giấy” phải loại trừ
trường hợp yêu cầu đòi tiền được chuyển bằng fax mặc dù kết quả của yêu cầu đòi
tiền chuyển bằng fax được in trên giấy.
- Xuất trình phải phù hợp với bảo lãnh: như là ghi rõ số tham chiếu bảo lãnh của người bảo
lãnh. Nếu không thì thời gian kiểm tra quy định trong Điều 20 sẽ bắt đầu vào ngày nhận
dạng bảo lãnh. (Khoản g)
 Bất khả kháng về xuất trình theo Điều 26 khoản (b) mục (iii)
“Một chứng từ yêu cầu thanh toán phù hợp theo bảo lãnh đã xuất trình trước khi bất khả
kháng nhưng chưa được thanh toán sẽ được thanh toán khi bất khả kháng chứng dứt, ngay
cả khi bảo lãnh đó đã hết hạn, và trong điều kiện này, trong thời gian 30 ngày dương lịch
sau khi chấm dứt bất khả kháng. Người bảo lãnh sẽ có quyền xuất trình một chứng từ yêu
cầu thanh toán theo bảo lãnh đối ứng ngay cả khi bảo lãnh đối ứng đã hết hạn.”
 Điều khoản này áp dụng tương tự đối với bảo lãnh đối ứng. 

2.3. Kiểm tra chứng từ


 Yêu cầu về kiểm tra chứng từ theo Điều 19
- Khoản a quy định “Người bảo lãnh sẽ chỉ dựa trên cơ sở xuất trình để quyết định sự xuất
trình thể hiện trên bề mặt của chứng từ có xuất trình phù hợp hay không.”

- Dữ liệu trong một chứng từ (Khoản b, c)


 phải được kiểm tra theo văn cảnh với dữ liệu chứng từ đó, với bảo lãnh (Khoản b)
 không nhất thiết phải giống hệt, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong
chứng từ đó, với bất cứ chứng từ yêu cầu nào khác hoặc với bảo lãnh. (Khoản b)
 Nếu bảo lãnh không quy định có cần thiết phải ký hay không, ai phát hành hoặc ký
hoặc không quy định nội dung dữ liệu của nó, thì: (Khoản c)
(i) Người bảo lãnh sẽ chấp nhận chứng từ như đã xuất trình, nếu nội dung của nó thể
hiện đầy đủ chức năng của một chứng từ do bảo lãnh yêu cầu và còn phù hợp với
điều 19b, và 
(ii) Nếu chứng từ đã ký, thì mọi chữ ký sẽ được chấp nhận và không cần thiết phải chỉ
ra tên hoặc địa vị của người ký.

- Số lượng chứng từ: Nếu một chứng từ không do bảo lãnh hoặc các quy tắc này yêu cầu mà
được xuất trình, thì nó sẽ không được xem xét đến và có thể trả lại người xuất trình. (Khoản
d)

- Nhiệm vụ của người bảo lãnh


 không phải tính lại cách tính toán của người thụ hưởng theo công thức được quy định
hay tham khảo trong bảo lãnh. (Khoản e)
 coi yêu cầu đối với một chứng từ là phải được hợp thức hóa, nhận thực, chứng thực
hoặc các từ tương tự khác sẽ được thỏa mãn bằng bất cứ chữ ký, ký hiệu, con dấu
hoặc nhãn hiệu ở trên chứng từ thì chứng từ đó đáp ứng được yêu cầu đó. (Khoản f)

 Thời gian kiểm tra chứng từ yêu cầu thanh toán (Điều 20)
- Xuất trình đầy đủ (Khoản a)
+ Trường hợp 1: Việc xuất trình đó không chỉ ra rằng sẽ được xuất trình đầy đủ sau này
 Trong phạm vi 5 ngày kinh doanh tiếp theo ngày xuất trình, người bảo lãnh sẽ kiểm
tra chứng từ yêu cầu thanh toán đó và quyết định xem nó có phù hợp hay không. 
 Thời gian này không được rút ngắn lại hoặc không bị ảnh hưởng nào khác bởi việc hết
hạn hiệu lực của bảo lãnh rơi vào hoặc sau ngày xuất trình. 
+ Trường hợp 2: Việc xuất trình chỉ ra rằng là sẽ được xuất trình đầy đủ sau này
 không cần thiết phải kiểm tra cho đến khi nào nó được xuất trình đầy đủ.

- Xuất trình phù hợp: nếu chứng từ được coi là phù hợp thì phải thanh toán. (Khoản b)

 Chứng từ yêu cầu thanh toán không phù hợp, bỏ qua và thông báo (Điều 24)
(Khoản a, b) Chứng từ được cho là không phù hợp thì người bảo lãnh hoặc người bảo lãnh
đối ứng:
 có thể từ chối chứng từ yêu cầu thanh toán đó 
 hoặc theo cách riêng của mình tiếp xúc với bên chỉ thị hoặc với người bảo lãnh đối
ứng, trong trường hợp phát hành bảo lãnh đối ứng đề nghị bỏ qua các sai biệt.
 Trong mục (a)  hoặc (b) điều khoản này sẽ không có bất cứ lý do gì để gia hạn như
quy định tại Điều 20 hoặc miễn trừ các yêu cầu quy định tại Điều 16. Việc bỏ qua các
sai biệt của người bảo lãnh đối ứng hoặc của bên chỉ thị không buộc người bảo lãnh
hoặc người bảo lãnh đối ứng cũng phải bỏ qua mọi sai biệt. (Khoản c)
 Khi người bảo lãnh từ chối chứng từ thì phải gửi một thông báo riêng biệt về việc đó
cho người xuất trình. (Khoản d)
 Bất khả kháng 
Điều 26 khoản (b) mục (ii) quy định như sau: “Tính toán thời gian kiểm tra quy định tại
Điều 20 về việc xuất trình đã được thực hiện nhưng chưa tiến hành kiểm tra trước khi xảy ra
bất khả kháng sẽ được hoãn lại cho đến khi kinh doanh của người bảo lãnh được khôi
phục.”
Điều khoản này áp dụng tương tự đối với bảo lãnh đối ứng.

3. So sánh phương thức bảo lãnh theo yêu cầu và thư tín dụng dự phòng.

3.1. Điểm giống nhau

Bảo lãnh theo yêu cầu và thư tín dụng dự phòng đều là những lời hứa từ một tổ chức tài
chính rằng người vay sẽ có thể trả nợ cho một bên khác, bất kể hoàn cảnh tài chính của
người mắc nợ. Cả hai phương thức đều đảm bảo với bên thứ ba rằng nếu bên đi vay không
thể trả nợ, tổ chức tài chính sẽ đứng ra thay mặt bên đi vay.
3.2. Điểm khác nhau

Phương Thư tín dụng dự phòng Bảo lãnh theo yêu cầu
thức

Định Thư tín dụng dự phòng là tín dụng Bảo lãnh là việc người thứ ba (Người
nghĩa thư thể hiện một khoản nợ bởi ngân bảo lãnh) cam kết với bên có quyền
hàng phát hành đối với bên thứ ba (Người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
được chỉ định (Người hưởng lợi) nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
phụ thuộc vào việc khách hàng của (Người được bảo lãnh) nếu khi đến
ngân hàng không thực hiện theo các thời hạn mà Người được bảo lãnh
điều khoản của hợp đồng với bên không thực hiện, hoặc thực hiện
hưởng lợi.  không đúng nghĩa vụ.

Phạm vi Thường được trong các hợp đồng Tương đối rộng hơn vì nó được sử
dài hạn để đảm bảo khả năng thanh dụng trong cả giao dịch dài hạn và
toán cho người thụ hưởng theo các ngắn hạn.
điều khoản và điều kiện của hợp VD: Giao dịch mua bán, bất động
đồng. sản, dự án xây dựng, đấu thầu của
chính phủ, ...

Trách Trách nhiệm chính chỉ thuộc về Ngân hàng chịu trách nhiệm, khi
nhiệm ngân hàng, thu tiền thanh toán từ khách hàng không thanh toán.
khách hàng sau đó.

Rủi ro Ít hơn cho người thụ hưởng và nhiều Nhiều hơn cho người thụ hưởng và ít
hơn cho ngân hàng vì thư tín dụng hơn cho ngân hàng.
dự phòng chỉ bao gồm rủi ro tài
chính cho người bán.

Bên liên - Người xin phát hành (Applicant) - Người bảo lãnh (Guarantor)
quan - Người hưởng lợi (Beneficiary) - Người được bảo lãnh (Principal)
- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing - Người thụ hưởng bảo lãnh
or Opening Bank ) (Beneficiary)
- Ngân hàng thông báo L/C
(Notifying bank)
- Ngân hàng xuất trình (Presenting
bank)

Có thể có sự can thiệp của ngân Chỉ có một ngân hàng can thiệp vào
hàng bên thứ 3. quy trình.

Mặc Không chờ đợi mặc định và người Chỉ hoạt động khi người nộp đơn mặc
định thụ hưởng của người nộp đơn để định thanh toán.
thực hiện cam kết.

Thanh Thanh toán chỉ được thực hiện khi Thanh toán được thực hiện trên việc
toán điều kiện quy định được đáp ứng. không thực hiện nghĩa vụ.

Mặt Được điều chỉnh bởi UCP. Được điều chỉnh bởi luật dân sự.
pháp lý

Phù Kinh doanh xuất nhập khẩu. Hợp đồng chính phủ.
hợp với

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. Đinh Xuân Trình, PGS. TS. Đặng Thị Nhàn, 2011, Giáo trình Thanh toán quốc tế,
NXB Khoa học và Kỹ thuật

2. Nguyễn Văn Dương (2022), Phân loại các loại bảo lãnh ngân hàng? Quy trình bảo lãnh
ngân hàng mới nhất?. Luật Dương Gia, tại địa chỉ <https://luatduonggia.vn/phan-loai-cac-
loai-bao-lanh-ngan-hang-quy-trinh-bao-lanh-ngan-hang-moi-nhat/> truy cập ngày 18.3.2023.

3. Nguyễn Hữu Đức (2022), URDG 758 có gì mới?. Mr. Old Man, tại địa chỉ
<https://mroldman.net/urdg-758-co-gi-moi/> truy cập ngày 15.3.2023

4. Troy Segal (2022), Bank Guarantee vs. Letter of Credit: What's the Difference?.
Investopedia, tại địa chỉ <https://www.investopedia.com/ask/answers/difference-between-
bank-guarantee-and-letter-of-credit/> truy cập ngày 16.3.2023.

5. Sanjay Bulaki (2022), Standby Letter of Credit (SBLC) Vs. Bank Guarantee (BG). Finance
Management, tại địa chỉ
<https://efinancemanagement.com/sources-of-finance/standby-lc-sblc-vs-bank-guarantee-
bg> truy cập ngày 17.3.2023.

6. Emerio Banque (2021), Difference Between Standby LC And


Bank Guarantee. Emerio Banque, tại địa chỉ
<https://www.emeriobanque.com/blogs/difference-between-
standby-lc-and-bank-guarantee>  truy cập ngày 19.2.2023.

You might also like