You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

***

TIỂU LUẬN

THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài

SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỐI PHIẾU


THEO LUẬT HỐI PHIẾU CỦA ANH BEA 1882, LUẬT MỸ UCC 2002
VÀ LUẬT CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA VIỆT NAM 2005
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CẦN LƯU Ý
CHO CÁC NGÂN HÀNG VÀ DNXNK VIỆT NAM KHI SỬ DỤNG
HỆ THỐNG LUẬT NÀY

Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS. Đặng Thị Nhàn

Thực hiện bởi: ………. Nhóm 04…………….

Lớp tín chỉ: ..……TCH412(He2022.1)…….

Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2022


STT Họ Và Tên Mã Sinh Viên Ghi chú

Trưởng nhóm
Thuyết trình phần chương 3
1 La Tuyết Mai 1914410130 Làm nội dung: Lưu ý cho
ngân hàng và doanh nghiệp
khi sử dụng hối phiếu
Tổng hợp, chỉnh sửa tiểu
2 Trần Hoàng Trung 1817710173 luận, thuyết trình phần so
sánh

3 Nguyễn Thị Kiều Chi 1817710023 Làm nội dung: Cơ sở lý


thuyết về hối phiếu
Làm nội dung: So sánh nội
Phạm Ngọc Anh
4 2114730008 dung các quy định pháp lý về
hối phiếu

Các nghiệp vụ trong lưu


5 Mã Thanh Thảo 2114110284
thông hối phiếu
Làm nội dung:Lời mở đầu &
Kết luận
6 Âu Gia Lộc 181770055
Thuyết trình phần cơ sở lý
thuyết
7 Lều Thị Bích Ngọc 1917710105
Làm nội dung: Tình huống
8 Vũ Thị Hồng Ngọc 1917710109
minh hoạ
Mục lục

Lý do chọn đề tài 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hối phiếu được điều chỉnh theo luật hối phiếu Anh
BEA 1882, Luật Mỹ UCC 2002 và Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam
năm 2050 6
1. Hối phiếu và các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu 6
1.1.1. Hối phiếu đòi nợ 6
1.1.2. Hối phiếu nhận nợ 8
1.2. Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu 9

Chương 2: So sánh những quy định pháp lý về hối phiếu theo Anh BEA 1882,
Mỹ UCC 2002 và công cụ chuyển nhượng Việt Nam 11
1. Nghiên cứu so sánh các quy định pháp lý về hối phiếu trong BEA 1882, UCC
2002 và Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 11
2. Các nghiệp vụ trong lưu thông hối phiếu 17
2.1. Nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu 1720
2.2. Nghiệp vụ ký hậu chuyển nhượng 2021
2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh 2222
2.4. Nghiệp vụ truy đòi 225

Chương 3: Tình huống minh họa và rút ra kinh nghiệm 26


Tình huống 1 26
Tình huống 2 30
Một số lưu ý cho ngân hàng và doanh nghiệp khi sử dụng hối phiếu 32

KẾT LUẬN 34
Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa như hiện nay, nền kinh tế thế giới
nói chúng đã và đang có những sự bứt phá đáng kinh ngạc. Nền kinh tế Việt Nam nói
riêng mặc dù còn khá non trẻ nhưng bước đầu đã tạo cho riêng mình một chỗ đứng
vững chắc trong tổng thể nền kinh tế quốc tế. Một trong những dấu ấn quan trong đó
chính là ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại quốc tế (WTO). Khi nhìn lại chặng đường 15 năm là thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể
trên đại lộ hội nhập. Đặc biệt, quá trình hội nhập cũng được khai thác hiệu quả, gắn
tăng trưởng xuất khẩu với kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu giúp cán cân
thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Vì vậy, WTO được ví như cánh cửa
lớn được mở ra để Việt Nam tự tin bước tới sân chơi toàn cầu. Ngoài ra, Với 17 hiệp
định thương mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán; trong đó, có 15 hiệp định thương
mại tự do đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định thương mại tự do đang đàm phán đã
đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở tới 200% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
Ngày nay, cùng với sự phát triển và mở rộng của nền kinh tế toàn cầu hóa thì các
giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế cũng đã và đang có nhiều biến đổi, phát triển
rất đa dạng về hình thức, quy mô và độ sâu. Do đó, các công cụ tín dụng đã dần được
hình thành, phát triển và ngày càng đổi mới một cách linh hoạt sao cho thích ứng một
cách nhanh nhất với sự biến thiên của nền kinh tế toàn cầu. Mỗi công cụ tín dụng ra
đời là sản phẩm riêng của các quan hệ tín dụng tương ứng. Các công cụ lưu thông tín
dụng như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ séc... đóng một vai trò rất quan trọng
trong thanh toán quốc tế nhằm mang đến sự thuận lợi trong giao dịch xuyên quốc gia.
Mặt khác, bên cạnh tiện ích của nó, các công cụ tín dụng lại ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm
ẩn. Một trong những lý do gây nên rủi ro là do môi trường pháp lý quốc tế của thanh
toán quốc tế vẫn còn tính đồng bộ, nhiều luật quốc tế còn khác nhau về nội dung và
quy định, các tập quán quốc tế của ICC ban hành tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn
nhiều bất cập trong vận dụng. Chỉ riêng đối với ba công cụ thanh toán: hối phiếu đòi
nợ, hối phiếu nhận nợ và séc, đã có bốn nguồn luật điều chỉnh là ULB 1930 - Luật
thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ) thuộc công ước Geneva,
BEA 1882 - Luật hối phiếu của Anh, UCC 1995 - Luật thương mại thống nhất của Mỹ
và Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
Trước nhu cầu cần làm sáng tỏ những điều trên, nhóm 4 chúng em đã lựa chọn đề
tài “Nghiên cứu so sánh các quy định pháp lý về hối phiếu theo luật của Anh BEA
1882, Luật Mỹ UCC 2002 và Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005” làm
đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm đưa đến cho một cái nhìn tổng quan nhất về
những điểm khác biệt giữa bốn nguồn luật này khi điều chỉnh các công cụ thanh toán
đã kể trên.
Do vốn kiến thức bài học và thực tiễn còn nhiều thiếu sót, tiểu luận không tránh
khỏi được những sai sót, rất mong cô và các bạn có thể góp ý để bài tiểu luận của
nhóm em có thể được hoàn thiện hơn.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hối phiếu được điều chỉnh theo luật hối phiếu
Anh BEA 1882, Luật Mỹ UCC 2002 và Luật công cụ chuyển nhượng của
Việt Nam năm 2050

1. Hối phiếu và các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu

1.1.1. Hối phiếu đòi nợ

a) Khái niệm

Về khái niệm, mỗi quốc gia hay một tổ chức lại đưa ra một khái niệm khác
nhau cho hối phiếu đòi nợ. Tuy có sự khác nhau trong cách hành văn Luật hối phiếu
của các quốc gia, nhưng nội dung của các khái niệm đó vẫn có những điểm tương
đồng.

Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005: “Hối phiếu
đòi nợ là giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị ký phát thanh toán
không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định
trong tương lai cho Người thụ hưởng.”

Theo Điều 3 Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ bản sửa đổi năm 2002 đưa ra
một khái niệm chung về công cụ chuyển nhượng gồm có hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy
gửi tiền. Khái niệm chỉ rõ: “Phương tiện chuyển nhượng có nghĩa là một lệnh hoặc
một lời hứa vô điều kiện thanh toán một số tiền nhất định, kèm hoặc không kèm lãi
suất hoặc các khoản phí khác viết kèm hối phiếu hoặc kỳ phiếu …”

Theo Đạo luật Hối phiếu Anh quốc 1882 (BEA 1882): “Hối phiếu đòi nợ (Bill
of exchange) là một mệnh lệnh vô điều kiện của một người ký phát (drawer) cho một
người khác (drawee), yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ thể
nhất thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số
tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác
hoặc trả cho người cầm hối phiếu.”

b) Đặc điểm
Hối phiếu đòi nợ có bốn đặc điểm.

Thứ nhất, hối phiếu được hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở. Những
hối phiếu không được hình thành từ giao dịch cơ sở được gọi là hối phiếu khống.

Thứ hai, hình thức của hối phiếu đòi nợ rất dễ nhận dạng trực tiếp. Dù là tồn tại
dưới hình thức phi chứng từ, hình thức của hối phiếu cũng được quy định rõ ràng để
mọi người có thể nhận dạng dễ dàng, trực tiếp và trung thực, vì nó là một tài sản tài
chính vô hình nhưng lại chứa đựng các quyền pháp lý rất quan trọng đối với bên ký
phát.

Thứ ba, hối phiếu là trái vụ một bên. Sở dĩ nói như vậy, vì hối phiếu là một
công cụ do một người phát hành, yêu cầu người bị ký phát thực hiện nghĩa vụ dân sự
trả tiền, vì vậy nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào
sự chấp nhận của người bị kí phát. Hối phiếu sẽ trở nên vô hiệu khi bị người bị ký
phát từ chối thanh toán một cách hợp pháp hoặc bị phá sản.

Cuối cùng, hối phiếu mang tính chất “trừu tượng”. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ
trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền
phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán là khi
nào… và không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên hối phiếu.

c) Các thành phần liên quan đến hối phiếu

Từ khái niệm về hối phiếu trên có thể thấy rõ các thành phần liên quan đến việc
lập và thanh toán hối phiếu gồm:

- Người ký phát hối phiếu (Drawer): thông thường là người bán, đại diện tổ
chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.

- Người trả tiền hối phiếu (Drawee): hay người nhận ký phát, người bị ký phát:
là người mà hối phiếu gửi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, Ngân hàng
mở L/C, Ngân hàng thanh toán, ...)

- Người chấp nhận (Accepter): Là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối
phiếu, thường là Ngân hàng.
- Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): hay người thụ hưởng: trước hết là
người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối
phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người hưởng lợi là các Ngân hàng kinh
doanh đối ngoại được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.

- Người chuyển nhượng (Endorser) - hay người ký hậu: Là người chuyển quyền
hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu. Bị
ràng buộc trách nhiệm với những người ký hậu phía sau và người cầm phiếu. Người
chuyển nhượng hối phiếu đầu tiên chính là người ký phát hối phiếu.

- Người bảo lãnh: Là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ người ký
phát và người bị ký phát, thường là Ngân hàng nổi tiếng.

d) Vai trò của hối phiếu

Ngay từ khi xuất hiện, hối phiếu được xem là một phương tiện thanh toán hữu
hiệu. Giảm đáng kể những rủi ro, thiệt hại trong quá trình thực hiện các giao dịch mua
bán, đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong trường hợp có sự khác nhau về địa lý
giữa nơi bán và nơi mua.

Và hiện nay, hối phiếu vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại
quốc tế. Song song với vai trò là một phương tiện thanh toán, hối phiếu còn được xem
là một công cụ tín dụng. Sở dĩ có vai trò này bởi vì người ta thực hiện các hoạt động
chiết khấu trên hối phiếu.

Tín dụng chiết khấu hối phiếu được hiểu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, mà
thực chất của hình thức này là Ngân hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương mại
đang trong thời kỳ chưa đến hạn thanh toán và cung ứng một khoản vốn cho các
thương nhân để họ có điều kiện tiếp tục tái sản xuất. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu,
Ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu.

1.1.2. Hối phiếu nhận nợ

a. Khái niệm

Hối phiếu nhận nợ (hay còn gọi là kỳ phiếu) là một cam kết trả tiền vô điều
kiện do Người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho Người thụ hưởng
quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.
b. Đặc điểm

Hối phiếu nhận nợ cũng là một tài sản tài chính vô hình, vì thế nó cũng mang
bốn đặc điểm tương tự như hối phiếu đòi nợ, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt.

Thứ nhất, kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền chứ không phải là công cụ đòi
tiền, cho nên cần có một Người thứ ba đứng ra bảo lãnh thanh toán.

Thứ hai, kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để
hứa trả một số tiền nhất định cho chủ nợ, cho nên không phát sinh yêu cầu chấp nhận
thanh toán.

Thứ ba, người lập phiếu phải phát hành kỳ phiếu hứa trả tiền trước khi Người
thụ hưởng kỳ phiếu thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch cơ sở. Sau khi thực
hiện nghĩa vụ, Người thụ hưởng mới ủy thác cho ngân hàng thu tiền của hối phiếu
nhận nợ từ Người lập phiếu.

Cuối cùng, các quy định pháp lý đối với hối phiếu đòi nợ cũng có thể áp dụng
cho hối phiếu nhận nợ, trong chừng mực không trái đối với tính chất và đặc điểm của
hối phiếu nhận nợ. Ví dụ quy định ký hậu, thời hạn thanh toán, truy đòi không thanh
toán, thanh toán thay bởi người thứ ba, bảo lãnh…

1.2. Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

- Luật hối phiếu Anh BEA 1882 (Bill of Exchange Act of 1882)

Là Đạo luật Quốc hội của Vương quốc Anh quy định về hối phiếu, séc và kỳ
phiếu, được ban hành ngày 18 tháng 8 năm 1882. Mặc dù rất nhiều nước áp dụng
ULB 1930 nhưng nước Anh vẫn dùng luật BEA 1882 của mình.

- Luật Thương mại thống nhất của Mỹ UCC 2002 (Uniform Commercial Code
of 2002)

UCC 2002 – Uniform Commercial Code lần đầu tiên được ban hành năm 1952,
áp dụng trong phạm vi nước Mỹ và các nước châu Mỹ Latinh khi sử dụng các công cụ
thanh toán quốc tế để giao dịch. Điều 3 điều tiết các công cụ chuyển nhượng được sửa
đổi vào năm 1991 và lần gần nhất là năm 2002.

- Luật Các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005


Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12 năm 2001 của
Quốc hội khóa X, luật này quy định về công cụ chuyển nhượng như hối phiếu, kỳ
phiếu và séc.

Luật này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá
nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 2: So sánh những quy định pháp lý về hối phiếu
theo Anh BEA 1882, Mỹ UCC 2002 và công cụ chuyển
nhượng Việt Nam
1. Nghiên cứu so sánh các quy định pháp lý về hối phiếu trong BEA 1882,
UCC 2002 và Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005

Ngoài việc khác nhau về phạm vi áp dụng trên ba vùng lãnh thổ riêng biệt, còn
tồn tại rất nhiều sự khác nhau về quy định pháp lý về nội dung hối phiếu giữa BEA
1882, UCC 2002 và Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 mà những
người tham gia vào quan hệ hối phiếu cần lưu ý, cụ thể:
So sánh giữa các luật:

Luật Các công cụ chuyển Luật Thương mại


Tiêu chí so Luật hối phiếu của
nhượng của Việt Nam thống nhất của Mỹ
sánh Anh BEA 1882
2005 UCC 2002

Tiêu đề Mục a, Khoản 1 Điều 16: Không bắt buộc, miễn là trong nội dung có diễn
Cụm từ “Hối phiếu đòi đạt “hối phiếu đòi nợ” .
nợ” được ghi trên mặt
trước của hối phiếu đòi nợ.

Số tiền ghi Phải là một số tiền xác định, được ghi một cách đơn giản, rõ ràng và dễ nhận
trên hối biết. Số tiền có thể được ghi cả bằng chữ và bằng số và phải khớp nhau.
phiếu
Khoản 3 Điều 16: Khoản 2 Điều 9: Khoản 3 Điều 204:
Khi số tiền trên hối phiếu Tổng số tiền phải trả Trong hợp đồng nếu có
đòi nợ được ghi bằng số được thể hiện bằng sự khác biệt giữa chữ và
khác với số tiền ghi bằng lời và cả bằng số liệu, số thì chấp nhận giao
chữ thì số tiền ghi bằng và có sự khác biệt hàng theo hợp đồng đã
chữ có giá trị thanh toán. giữa hai số tiền, số có từ trước để mua
Trong trường hợp số tiền tiền được biểu thị hàng.
trên hối phiếu đòi nợ được bằng các chữ là số
ghi hai lần trở lên bằng tiền phải trả.
chữ hoặc bằng số và có sự
khác nhau thì số tiền có
giá trị nhỏ nhất được ghi
bằng chữ có giá trị thanh
toán.

Lãi suất, tỷ Tiền lãi trên số tiền chậm Khoản 3 Điều 9: Điều 112:
giá, thanh trả kể từ ngày hối phiếu Khi một hối phiếu Trừ khi có quy định
toán đòi nợ đến hạn thanh toán được biểu thị là có thể khác trong hối phiếu, lãi
theo quy định của Ngân thanh toán kèm theo trên một hối phiếu chịu
hàng Nhà nước Việt Nam. lãi suất, trừ khi hối lãi phải trả kể từ ngày
phiếu đó có quy định lập hối phiếu đó.
khác, và nếu hối
phiếu không bị ghi
ngày kể từ ngày phát
hành => tiền lãi sẽ
tính từ ngày lập hối
phiếu.

Địa điểm Khoản 2 Điều 16: Điều 6: Không có điều khoản


ký phát hối Trường hợp hối phiếu quy định địa điểm ký
“Địa điểm ký phát
phiếu không ghi địa điểm ký phát.
không được ghi cụ thể
phát thì bị coi là vô hiệu,
trên hối phiếu đòi nợ
trừ trường hợp “Địa điểm
thì hối phiếu đòi nợ
ký phát không được ghi cụ
được coi là ký phát tại
thể trên hối phiếu đòi nợ
địa chỉ của người ký
thì hối phiếu đòi nợ được
phát”.
coi là ký phát tại địa chỉ
của người ký phát”.
Ngày tháng Không có điều khoản quy Điều 12: Khoản 2 Điều 113:
ký phát hối định địa điểm ký phát. Trường hợp hối phiếu Nếu hối phiếu không
phiếu không ghi ngày ký ghi ngày, ngày của nó là
phát, hối phiếu vẫn có ngày ký phát. Hoặc đối
hiệu lực và sẽ được với hối phiếu không
bổ sung ngày thực tế. công bố, ngày ký phát
hối phiếu là ngày chủ sở
hữu bắt đầu sở hữu.

Địa điểm Khoản 2 Điều 16: Khoản 1 Điều 5: Điều 111:


thanh toán Địa điểm người bị ký Trừ trường hợp có quy
Nếu trên hối phiếu không
hối phiếu phát phải được nêu định khác:
ghi rõ địa điểm trả tiền thì
tên hoặc được chỉ Nếu không có địa điểm
hối phiếu sẽ được thanh
định trong hối phiếu thanh toán, một hối
toán tại địa chỉ hoặc trụ sở
với sự chắc chắn hợp phiếu phải được thanh
kinh doanh của người bị
lý. toán theo địa chỉ của
ký phát.
người bị ký phát hoặc
nhà sản xuất ghi trong
hối phiếu. Nếu không có
địa chỉ, nơi thanh toán
là nơi kinh doanh của
người bị ký phát hoặc
người tạo ra.

Thời hạn Điều 42: Điều 14: Điều 113:


thanh toán 1. Thời hạn thanh toán của Thanh toán phải đúng (a) Hối phiếu có thể
hối phiếu hối phiếu đòi nợ được ghi hạn trừ một số trường được thanh toán trước
theo một trong các thời hợp: hoặc sau. Nếu hối phiếu
hạn sau đây: - hối phiếu đến hạn và đó được thanh toán vào
a) Ngay khi xuất trình; phải được thanh toán một khoảng thời gian cố
b) Sau một thời hạn nhất vào ngày cuối cùng định sau đó => thời
định kể từ ngày hối phiếu của thời hạn thanh điểm thanh toán được
đòi nợ được chấp nhận; toán quy định. xác định theo thời gian
c) Sau một thời hạn nhất Nếu đó không phải là đã quy định. Ngoại trừ
định kể từ ngày ký phát; ngày làm việc thì quy định trong Phần 4-
d) Vào một ngày được xác thanh toán vào ngày 401 (c), một hối phiếu
định cụ thể. làm việc tiếp theo. thanh toán theo yêu cầu
2. Hối phiếu đòi nợ không - Trường hợp hối không được thanh toán
có giá trị nếu ghi nhiều phiếu được thanh toán trước ngày của hối
thời hạn thanh toán hoặc vào một khoảng thời phiếu đó.
ghi thời hạn không đúng gian cố định sau khi
quy định tại khoản 1 Điều xuất trình, sau khi (b) Nếu một hối phiếu
này. nhìn thấy hoặc sau chưa được ghi ngày =>
Khoản 3 Điều 43: khi xảy ra một sự kiện ngày của nó là ngày
Hối phiếu đòi nợ có ghi cụ thể, thì thời gian phát hành; hoặc trong
thời hạn thanh toán là thanh toán (số ngày) trường hợp một hối
“ngay khi xuất trình” phải được xác định bằng phiếu chưa được chuyển
được xuất trình để thanh cách loại trừ ngày bắt nhượng => sẽ là ngày
toán trong thời hạn chín đầu và bao gồm cả nó được sở hữu bởi
mươi ngày, kể từ ngày ký ngày thanh toán. người đầu tiên.
phát. - Khi một hối phiếu
phải thanh toán trong
một khoảng thời gian
cố định sau khi nhìn
thấy => thời gian bắt
đầu tính từ ngày chấp
nhận nếu hối phiếu
được chấp nhận, và
kể từ ngày phản đối
nếu hối phiếu bị phản
đối vì không chấp
nhận hoặc không giao
hàng”.

Quy định Khoản 4 Điều 31: Nếu tên của người thụ Điều 110:
ghi tên hưởng không được Người thụ hưởng hối
“Khi chuyển nhượng bằng
người thụ ghi trên hối phiếu thì phiếu là người được cố
ký chuyển nhượng đầy đủ,
hưởng trên hối phiếu sẽ được ý xác định bởi người (có
người chuyển nhượng ký
hối phiếu thanh toán cho người hoặc không có ủy
vào mặt sau của hối phiếu
cầm giữ hối phiếu. quyền, ký tên, hoặc ký
đòi nợ và phải ghi đầy đủ
thay) là người ký phát
tên của người được
hối phiếu.
chuyển nhượng, ngày
Hối phiếu sẽ được trả
chuyển nhượng”.
cho người được xác
Họ tên và địa chỉ phải định bởi người ký tên,
được ghi rõ ràng và đầy cho dù trên hối phiếu họ
đủ. Nếu tên và địa chỉ được xác định bằng tên
người thụ hưởng không hoặc cách nhận diện
được ghi trên hối phiếu, không trùng khớp với
Luật hối phiếu chuyển người được xác định.
nhượng Việt Nam quy Nếu có hơn một người
định hối phiếu đó là vô ký tên hoặc ký thay
hiệu. người ký phát, và tất cả
người ký tên không chỉ
rõ một người thụ hưởng,
hối phiếu sẽ được trả
cho bất cứ ai được xác
định bởi một hoặc nhiều
hơn một người ký phát.

Quy định Khoản 2 Điều 16: Khoản 1 Điều 6: Không có điều khoản
về ghi tên Nếu không ghi tên người Nếu không ghi tên quy định.
người bị ký bị ký phát thì hối phiếu bị người bị ký phát thì
phát coi là vô hiệu. hối phiếu vẫn được
coi là có giá trị nếu
thể hiện được một sự
“rõ ràng hợp.

Nhận xét:
Nhìn chung, hối phiếu theo quy định của Mỹ UCC 2002 quy định khá chung, tùy ý
theo thỏa thuận của các bên, còn Hối phiếu theo quy định của luật Việt Nam và châu
Âu quy định rất cụ thể, chi tiết, từng điều khoản được dẫn chiếu cụ thể, riêng biệt.

2. Các nghiệp vụ trong lưu thông hối phiếu

Ngoài các nghiệp vụ lưu thông hối phiếu dưới đây còn có các nghiệp vụ khác
như thanh toán, bảo lãnh, khởi kiện. Tuy nhiên, để so sánh sự khác nhau giữa các
nguồn luật điều chỉnh hối phiếu của Anh BEA 1882, Luật Mỹ UCC 2002 và Luật
công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 thì các nghiệp vụ dưới đây nêu rõ ràng và
cụ thể nhất.

2.1. Nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu

a) Khái niệm

Điều 13, khoản 2 Luật Anh BEA 1882 về Định nghĩa và điều kiện chấp nhận:

(1) Việc chấp nhận một dự luật là ý nghĩa của người rút ra sự đồng ý của mình với thứ
tự của người ký phát.

(2) Sự chấp nhận không hợp lệ trừ khi nó đáp ứng các điều kiện sau đây, cụ thể là:

- Phải được ghi vào hóa đơn và được ký bởi người bị ký. Chỉ có chữ ký của
người bị ký phát mà không có thêm từ là đủ.
- Không được nói rằng người bị ký phát sẽ thực hiện lời hứa của mình bằng bất
cứ phương tiện nào khác ngoài việc thanh toán tiền.
Điều 409 UCC 2002 về Chấp nhận: “Chấp nhận" có nghĩa là thỏa thuận ký kết của
người bị ký phát phải trả một hối phiếu như đã trình bày. Phải ghi vào bản dự thảo và
chỉ có thể có chữ ký của người bị ký phát. Việc chấp nhận có thể được thực hiện vào
bất kỳ lúc nào và có hiệu lực khi thông báo theo hướng dẫn được đưa ra hoặc bản dự
thảo được chấp nhận được đưa ra nhằm mục đích trao quyền cho người nhận chấp
nhận”.

Điều 416 Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam chấp nhận là cam kết của
người bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối
phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo
quy định của Luật này.

b) Hình thức chấp nhận

Điều 17 Luật BEA 1882: được ghi “chấp nhận” và chữ kí bởi người bị kí phát là
đủ, không bắt buộc có ngày, người nắm giữ có thể tự bổ sung ngày kí chấp nhận thực
tế.

Điều 409 Luật Mỹ UCC 2002 yêu cầu “Người bị kí phát phải trả một hối phiếu
như đã trình bày. Phải ghi vào bản dự thảo và chỉ có thể có chữ kí của người bị kí
phát”.

Điều 21 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam quy định:

- Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi tên
lên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận, và
chữ ký của mình. Nếu thiếu ngày chấp nhận hoặc chữ kí thì chấp nhận được coi
là vô hiệu.
- Có thể chấp nhận từng phần, chấp nhận phải vô điều kiện nếu không thì chấp
nhận vô hiệu.
- Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu
đòi nợ, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền được chấp nhận.
c) Thời hạn chấp nhận 

Về thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận:

Đối với hối phiếu trả chậm: Trong ULB và Luật công cụ chuyển nhượng, thời hạn
xuất trình hối phiếu để yêu cầu chấp nhận là 1 năm, nếu thời hạn thanh toán hối phiếu
vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình. Về khoản này, BEA quy định, thời hạn
là thời gian hợp lý.

Đối với hối phiếu quá hạn thanh toán: Trong ULB và Luật công cụ chuyển nhượng
quy định vô hiệu, BEA cho phép chấp nhận trong trường hợp quá hạn thanh toán sau
khi bị từ chối thanh toán trước đó, trước khi người ký phát ký.

Về thời hạn trả lời yêu cầu chấp nhận sau khi xuất trình yêu cầu:

Trong Điều 19 Luật công cụ chuyển nhượng quy định, thời hạn chấp nhận hối phiếu
là 2 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu, trong trường hợp hối phiếu được xuất trình
dưới hình thức thư bảo đảm bảo qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được
tính từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu.

Điều 14 Luật BEA 1882 về thời gian chấp nhận. “Một dự luật có thể được chấp
nhận

(1) Trước khi ký kết với người ký phát, hoặc trong trường hợp không đầy đủ,

(2) Khi quá hạn, hoặc sau khi đã bị làm mất hiệu lực bởi một sự từ chối chấp nhận
trước đó, hoặc bằng cách không thanh toán;

(3) Khỉ một hóa đơn thanh toán sau khi nhìn thấy được làm mất hiệu lực bởi không
chấp nhận, và người bị ký phát sau đó chấp nhận nó, chủ sở hữu, nếu không có bất kỳ
thỏa thuận khác, có quyền có hóa đơn được chấp nhận vào ngày trình bày đầu tiên cho
thu hút để chấp nhận”

Điều 409 Luật UCC 2002, “Việc chấp nhận có thể được thực hiện vào bất kỳ lúc
nào và có hiệu lực khi thông báo theo hướng dẫn được đưa ra hoặc bản dự thảo được
chấp nhận được đưa ra nhằm mục đích trao quyền cho người nhận chấp nhận.
Điều 19 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Thời hạn chấp nhận hối
phiếu là 2 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu được xuất
trình dưới hình thức thư đảm bảo qua mạng bưu chính công cộng, thì thời hạn này
được tính từ ngày người bị kí phát xác nhận đã nhận được hối phiếu.

d) Nguyên tắc chấp nhận hối phiếu:

- Do hối phiếu đòi nợ là một lệnh đòi tiền vô điều kiện, cho nên người kí chấp
nhận cũng phải ký chấp nhận vô điều kiện, nếu đặt ra điều kiện trong chấp
nhận thì chấp nhận đó vô hiệu.
- Có thể chấp nhận trả tiền từng phần
- Mọi chấp nhận làm thay đổi nội dung của hối phiếu đòi nợ được coi là từ chối
chấp nhận hoặc là chấp nhận có điều kiện.
- Chấp nhận xảy ra khi hối phiếu đòi nợ hết hạn hiệu lực hoặc hết hạn thanh toán
được coi là vô hiệu.

2.2. Nghiệp vụ ký hậu chuyển nhượng

a) Khái niệm

Mục 31, BEA 1882: một hối phiếu được chuyển nhượng khi được chuyển từ người
này qua người khác theo cách mà sau đó người được chuyển nhượng trở thành người
hưởng lợi của hối phiếu.

Mục 4 điều 14 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam: chuyển nhượng là việc
người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận
chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng đã quy định.

Luật Mỹ UCC 2002: không nêu định nghĩa

Khoản 13 Điều 14 Luật công cụ chuyển nhượng 2005: Chuyển nhượng là việc
người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận
chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này.
b) Hình thức

Khoản 1 Điều 32 BEA 1882: việc chuyển nhượng có hiệu lực thì phải được viết và
kí bởi người chuyển nhượng. Chữ kí của người chuyển nhượng là đủ mà không cần
thêm từ ngữ nào khác.
Luật Mỹ UCC 2002: không đề cập
Khoản 1 Điều 31 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Việc chuyển
nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký tên trên mặt sau
của hối phiếu đòi nợ.
Điều 27 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Người thụ hưởng chuyển
nhượng hối phiếu đòi nợ theo một trong các hình thức sau đây:
1. Ký chuyển nhượng
2. Chuyển giao

c) Tính chất

Ký hậu phải vô điều kiện, bất kỳ một điều khoản bổ sung nào đều được coi là vô
hiệu.

Theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: ký hậu là bằng chứng thể hiện
cam kết trả tiền hối phiếu của người ký hậu đối với người thụ hưởng kế tiếp (người
được ký hậu) trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán.

Trong BEA 1882, không quy định trách nhiệm của người ký hậu là bắt buộc trả tiền
hối phiếu cho người được chuyển nhượng.

d) Nguyên tắc ký hậu


- Người ký phát là người ký hậu đầu tiên, nếu người ký phát muốn chuyển
nhượng hối phiếu đòi nợ cho người khác.
- Người được quyền ký hậu là người đang sở hữu hợp pháp hối phiếu đòi nợ.
- Ký hậu chuyển nhượng phải là vô điều kiện, ngược lại sẽ vô giá trị.
- Ký hậu chuyển nhượng từng phần giá trị hối phiếu đòi nợ sẽ vô hiệu.
- Ký hậu làm thay đổi nội dung (sửa chữa và/hoặc thêm bớt nội dung) sẽ vô giá
trị.
2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh

a) Khái niệm

Điều 24, Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 định nghĩa, Bảo lãnh hối
phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người
nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ
nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán
không đầy đủ.

b) Hình thức bảo lãnh

Cả BEA 2002 và Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 đều cho phép bảo
lãnh bằng cách ký trực tiếp lên hối phiếu hoặc bằng một văn bản riêng đính kèm và
nếu bảo lãnh không ghi rõ tên của người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là
cho người ký phát.

Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 còn yêu cầu tên, địa chỉ, chữ ký của
người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh. Luật công cụ chuyển nhượng quy định,
việc bảo lãnh được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền
bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối
phiếu hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu.

c) Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh

Luật công cụ chuyển nhượng quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của người bảo
lãnh:

- Thanh toán hối phiếu đúng số tiền đã cam kết nếu người được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn thanh
toán

- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của
người được bảo lãnh
- Có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh nếu hối phiếu không có đầy đủ những nội dung bắt
buộc

2.4. Nghiệp vụ truy đòi

a) Quyền truy đòi

Điều 51 BEA 1882: Trong trường hợp hối phiếu nội địa đã bị từ chối, nếu người
nắm giữ nghĩ rằng phù hợp, sẽ được lưu ý về việc không chấp nhận hoặc không thanh
toán, tùy theo từng trường hợp; nhưng không cần thiết phải lưu ý hoặc truy đòi đối với
người ký phát hoặc người ký chuyển nhượng.

Trường hợp hối phiếu ngoại thương đã bị từ chối chấp nhận thì nó phải được truy
đòi một cách hợp lệ cho việc không chấp nhận, nếu là không thanh toán thì phải truy
đòi hợp lệ cho việc không thanh toán. Trong trường hợp một hối phiếu không xuất
hiện trên mặt của nó là một hối phiếu nước ngoài, thì việc truy đòi chúng trong trường
hợp không chấp nhận này là không cần thiết.

Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 quy định, người thụ hưởng có
quyền truy đòi đối với người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước
mình trong các trường hợp sau:

- Hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ

- Hối phiếu đến thời hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của hối
phiếu

- Người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả trường hợp
hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận,

- Hối phiếu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá sản,
giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu chưa được chấp nhận.

b) Hình thức thông báo truy đòi

Cả Luật công cụ chuyển nhượng, BEA đều quy định hình thức thông báo bằng văn
bản, ngoài ra BEA còn cho phép liên hệ cá nhân.
c) Thời hạn lập kháng nghị

Trong Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, điều 29: thời hạn lập kháng
nghị đối với hối phiếu bị từ chối thanh toán và hối phiếu bị từ chối chấp nhận như
nhau: thời hạn lập kháng nghị là 4 ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối. Trong thời
hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng
phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc hối phiếu
đòi nợ bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc
thông báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát nhận được thông báo về việc
hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán. Nếu trong thời hạn
lập kháng nghị có xảy ra sự kiện bất khả kháng thì thời gian diễn ra bất khả kháng
không tính vào thời hạn thông báo.

d) Địa điểm lập kháng nghị

Điều 19, khoản 3 trong BEA: quy định địa điểm lập kháng nghị tại địa điểm hối
phiếu bị từ chối

- Trường hợp hối phiếu được xuất trình và từ chối thông qua bưu điện: lập kháng nghị
tại địa điểm hối phiếu bị trả lại

- Đối với hối phiếu có địa điểm thanh toán khác với địa chỉ người bị ký phát: địa điểm
lập kháng nghị tại địa điểm thanh toán.

e) Giấy tờ cần thiết

Khoản 7 Điều 51 BEA 1882: một kháng nghị phải bao gồm bản sao hối phiếu và
được ký bởi một công chứng viên và phải ghi rõ:
- Người yêu cầu kháng nghị
- Nơi và ngày tạo lập kháng nghị
- Nguyên nhân hay lý do lập kháng nghị
- Mệnh lệnh đã được đưa ra và câu trả lời với mệnh lệnh đó (nếu có) hoặc thực tế
là người bị ký phát hay người chấp nhận hối phiếu không thể tìm thấy
Điều 49 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Trong trường hợp hối
phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng phải
thông báo bằng văn bản cho người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người
bảo lãnh cho những người này về việc từ chối đó.

f) Số tiền được thanh toán


Điều 52 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Người thụ hưởng có
quyền yêu cầu thanh toán các khoản sau đây:

- 1. Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán
- 2. Chi phí truy đòi, các chi phải hợp lý có liên quan khác
- 3. Tiền lãi trên số tiền trả chậm kể từ ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương 3: Tình huống minh họa và rút ra kinh nghiệm

1. Tình huống 1

Công ty Cổ phần Duy Minh ký hợp đồng ngoại thương số BBDM1711 về xuất
khẩu mặt hàng Ethanol cho công ty SOLUTION ở Malaysia trị giá 204.000 USD vào
ngày 1.2.2009. Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng Vietcombank Việt Nam. Nội dung hợp đồng gồm một số điều khoản cụ thể như
sau:

● Số lượng: 136.000 lit, đơn giá 1.5 USD/ lít giá FOB cảng Đình Vũ, Hải Phòng.
● Thời hạn thanh toán trả chậm 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu.
● Hình thức thanh toán: thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang.

Ngày 02/01/2009, công ty SOLUTION đã làm thủ tục xin mở L/C không hủy
ngang tại ngân hàng CIMB Group Holdings BHD của Malaysia, LC số 00256900A98,
LC trị giá 204.000 USD. LC có hiệu lực 90 ngày.

Ngày 20/01/2009, công ty Duy Minh tiến hành giao hàng với số lượng hàng giống
như trong điều khoản hợp đồng. Cùng ngày, công ty Duy Minh xuất trình bộ chứng từ
của lô hàng tại ngân hàng Vietcombank, Hà Nội, Việt Nam để nhờ ngân hàng này đòi
tiền theo thư tín dụng.

Tờ hối phiếu công ty Duy Minh ký phát như sau:


Thông tin trên hối phiếu

● Hối phiếu có sự khác nhau giữa số tiền bằng chữ và bằng số:
○ Theo Điều 16.3 Luật CCCN 2005: “Khi số tiền bằng số khác với số tiền
bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán”.
○ Theo Điều 9 (Sum Payable), BEA 1882: “Khi số tiền của hối phiếu được
diễn đạt bằng chữ và đồng thời bằng con số, mà có sự khác biệt giữa hai
bên, thì số tiền ghi bằng chữ là số tiền được thanh toán”.
○ Theo Điều B14, ISBP 745: “Số tiền bằng lời phải phản ảnh chính xác số
tiền bằng số nếu cả hai số tiền được thể hiện trên một hối phiếu và thể
hiện bằng loại tiền như thư tín dụng quy định. Nếu số tiền bằng lời và
bằng số mâu thuẫn với nhau thì số tiền bằng lời sẽ được kiểm tra theo số
tiền được yêu cầu thanh toán”.
Như vậy, hai nguồn luật và ISBP 745 đều thống nhất với nhau về quyết định sử
dụng số tiền ở dạng chữ làm giá trị thanh toán nếu có sự sai khác. Vậy số tiền ghi
bằng chữ tương ứng là 204.000 là số tiền phải được thanh toán của hối phiếu. Đây
cũng là trị giá thanh toán của LC nên hối phiếu vẫn có giá trị thanh toán.

● Tên và địa chỉ người bị ký phát: Mục Drawee ghi tên SOLUTION (M) SDN.
BHD tức là tên công ty nhập khẩu, điều này là sai do phương thức thanh toán là
sử dụng thư tín dụng LC nên tên và địa chỉ người bị ký phát phải là tên ngân
hàng mở LC cho người nhập khẩu, cụ thể là CIMB Group Holdings BHD,
Malaysia.
○ Theo Điều 16.1 Luật CCCN 2005, cần ghi rõ tên và địa chỉ người bị ký
phát.
○ Theo Điều 7, BEA 1882: chỉ cần ghi tên người bị ký phát.
Tuy nhiên, do hối phiếu được lập tại Việt Nam nên cần áp dụng luật CCCN 2005
khi ghi tên và địa chỉ người bị ký phát.

● Thời hạn thanh toán của hối phiếu: Mốc thời gian mà người ký phát phải thực
hiện nghĩa vụ thanh toán theo hối phiếu trên là “At 30 days after the date of
arrival” tức 30 ngày sau ngày nhận hàng, theo cả Luật CCCN 2005 và BEA
1882, nguyên tắc ghi ký hạn trả tiền phải là vô điều kiện, tuy nhiên người ký
phát đã ghi điều kiện phải là “sau khi nhận hàng” nên hối phiếu này sẽ vô hiệu,
Theo Điều B2, ISBP 745: “Nếu thư tín dụng yêu cầu hối phiếu ký phát có thời
hạn không phải là ngày trả ngay khi xuất trình hoặc một thời hạn quy định sau
khi xuất trình, thì nó phải có khả năng thiết lập ngày đáo hạn tính từ dữ liệu của
bản thân hối phiếu đó”, như vậy mặc dù hối phiếu của công ty Duy Minh JSC
ký phát có thời hạn thanh toán vào một thời điểm nhất định, nhưng thời hạn đó
không có khả năng thiết lập ngày đáo hạn, cụ thể “sau ngày nhận hàng” là thời
hạn không thể xác định chắc chắn nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng đến hành trình
vận tải hàng hóa. Điều này dẫn tới thời hạn thanh toán của hối phiếu không phù
hợp với các điều khoản của Thư tín dụng.
● Ngày ký phát hối phiếu: theo hối phiếu, ngày ký phát là ngày 02/01/2009. Vì
ngày giao hàng thực tế là 20/01/2009, hối phiếu chỉ có thể được ký phát cùng
hoặc sau ngày giao hàng để đảm bảo về số tiền ghi trên hối phiếu, giấy bảo
hiểm và hóa đơn thương mại là thống nhất với nhau. Như vậy ký phát vào ngày
này là sai, rất dễ bị từ ngân hàng từ chối thanh toán.

Kết luận

Ngày 20/01/2009, Công ty Duy Minh JSC sau khi hoàn tất việc giao hàng đã xuất
trình bộ chứng từ đến ngân hàng Vietcombank, Hà nội, Việt Nam. Phía ngân hàng đã
từ chối bộ chứng từ với lý do hối phiếu được lập bị vô hiệu và không có giá trị thanh
toán do vi phạm Luật các công cụ chuyển nhượng của nước CHXHCNVN 2005 và
không phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo
UCP 600, sửa đổi năm 2013, số 745.

Chỉnh sửa hối phiếu

Căn cứ vào các lỗi trên, để hối phiếu phù hợp với luật pháp Việt Nam và phù hợp
với các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ để thanh toán của ISBP 745, nhóm đề xuất sửa
các lỗi mà hối phiếu đã mắc phải như sau:

● Ngày ký phát hối phiếu: 20/01/2009


● Mệnh lệnh và thời hạn hối phiếu: At 30 days after Bill of Exchange date of
This First bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid).

● Số tiền bằng số: 204.000 USD


● Tên và địa chỉ người bị ký phát: Ngân hàng CIMB bank Malaysia, Menara
Bumiputra - Commerce No. 11, Jalan Raja Laut 50350 Kuala Lumpur.

Hối phiếu sau khi điều chỉnh


2. Tình huống 2

Công ty Hồng Hà ký hợp đồng xuất khẩu với công ty FANNER theo hình thức nhờ
thu trả chậm 60 ngày sau khi giao hàng. Sau khi công ty Hồng Hà đã giao hàng, lập bộ
chứng từ và hối phiếu để chuyển cho công ty FANNER. Sau khi xác nhận với hãng
vận chuyển, tàu chưa cập cảng, FANNER không chấp nhận ký thanh toán tờ hối
phiếu, lấy lý do hối phiếu không hợp lệ. Nội dung hợp đồng gồm một số điều khoản
cụ thể như sau:
Thông tin trên hối phiếu:

● Hối phiếu có sự khác nhau giữa số tiền bằng chữ và bằng số:
○ Nếu theo LCCCN Việt Nam 2005 thì số tiền bằng chữ sẽ được sử dụng
○ Theo Luật Anh BEA 1882 thì số tiền bằng chữ cũng được sử dụng
● Thời hạn thanh toán của Hối phiếu không rõ ràng
● Cả 2 nguồn luật đề quy định rằng Hối phiếu sẽ vô giá trị
○ Trên Hối phiếu không có địa chỉ của người bị ký phát và địa điểm
thanh toán
○ Theo LCCCN Việt Nam 2005: Hối phiếu sẽ không có giá trị
○ Theo Luật Anh BEA 1882: Hối phiếu vẫn có giá trị
Kết luận:

Vì Hối phiếu được ký phát tại Việt Nam nên luật áp dụng sẽ là Luật công cụ chuyển
nhượng Việt nam 2005. Khi đó, Hối phiếu này sẽ mất giá trị do không có thông tin về
địa điểm thanh toán và thời hạn thanh toán không rõ ràng. Do đó, việc công ty
FANNER từ chối thanh toán là phù hợp với quy định pháp luật. Khi đó, hối phiếu đã
được sửa chính xác thì sẽ là lệnh đòi tiền vô điều kiện, công ty FANNER không được
viện bất cứ lý do gì để từ chối thanh toán.
Chỉnh sửa hối phiếu:

3. Một số lưu ý cho ngân hàng và doanh nghiệp khi sử dụng hối phiếu

Khi ký phát hối phiếu cần phải tìm hiểu rõ nguồn luật áp dụng để tránh sai sót trong
hình thức của hối phiếu:

- Phải bao gồm đầy đủ những nội dung bắt buộc được quy định trong luật: tiêu
đề hối phiếu, một mệnh lệnh vô điều kiện yêu cầu thanh toán, thời gian và địa
điểm thanh toán, tên, địa chỉ người thụ hưởng hoặc người ký phát, người bị ký
phát, ngày, nơi phát hành hối phiếu, chữ ký người phát hành hối phiếu, số tiền
bằng chữ, số,... Nếu thiếu phần nội dung nào đó hối phiếu có thể được hiểu
mặc định tùy theo luật áp dụng.
- Giữ gìn, không làm mất, hư hại hối phiếu.
- Chú ý các mốc thời gian, hình thức được quy định trong luật áp dụng tránh sai
sót khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chấp nhận,...
- Tránh các sai sót thường gặp trong nội dung như:
- Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng
tay của người ký phát trên hối phiếu;
- Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong
thời hạn hiệu lực của IC hay không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu
hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền;
- Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị giá của
LC và phải bằng 100% trị giá hoá đơn;
- Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như LC quy định hay
không.
- Trên hối phiếu phải ghi “At sight” nếu là thanh toán trả ngay hoặc
“At...days sight” nếu là thanh toán có kỳ hạn:
- Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên và
địa chỉ của người ký phát (drawer), người trả tiền (drawee).
- Kiểm tra số LC và ngày của IC ghi trên hối phiếu có đúng không
- Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã
được chiết khấu trước khi gửi đến Ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu
phải có ký hậu của Ngân hàng thông báo hoặc hối phiếu được ký phát
theo lệnh của Ngân hàng thông báo,Kiểm tra sự nhất quán số tiền bằng
chữ và số.
- Ngày ký phát hối phiếu không được quá hạn hiệu lực của LC.

Những điều cần lưu ý đối với doanh nghiệp khi lập hối phiếu:
- Thỏa thuận kỹ với người nhập khẩu về các điều kiện và phương thức, công cụ
thanh toán
- Tìm hiểu và nắm rõ những quy định pháp luật điều chỉnh hối phiếu mà mình
sẽ ký phát.
- Thành lập bộ phận pháp chế hoặc dịch vụ pháp lý của các công ty luật để
kiểm tra tính hợp pháp của hối phiếu.
- Kiểm tra kỹ càng hối phiếu trước khi gửi đi hoặc trước khi thực hiện các
nghiệp vụ khác
KẾT LUẬN

Trong tình hình kinh tế thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng, dường như
không một vùng lãnh thổ không một quốc gia nào lại đóng cửa quan hệ kinh tế với thế
giới bên ngoài mối quan hệ đó ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ, phong phú, đa dạng
và cũng rất phức tạp. Một minh chứng thiết thực nhất cho điều này đó chính là sự ra
đời ngày càng nhiều của các tổ chức liên kết kinh tế, các hiệp hội tự do thương mại.
Vì vậy, chính mối liên hệ thương xuyên và sự đan xen ngày càng mạnh mẽ giữa các
quốc gia là nguyên nhân phát sinh những quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thương mại
và tiền tệ. Trong mối quan hệ đó, thanh toán quốc tế ra đời và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Cùng với đó, các nguồn luật điều
chỉnh trong thanh toán quốc tế bao gồm cả hối phiếu sẽ càng chặt chẽ và hoàn thiện
hơn. Từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên người xuất khẩu và nhập khẩu cũng
như giảm thiểu các tranh chấp không đáng có. Muốn vậy, đòi hỏi các bên tham gia
thanh toán quốc tế phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về các nguồn luật điều chỉnh, rút ra
những bài học, lưu ý giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh gọn, đảm bảo và an
toàn nhất.

Hối phiếu - công cụ thanh toán quốc tế mang lại nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng
chứa đựng nhiều rủi ro do các bên tham gia chưa tìm hiểu kỹ nguồn luật điều chỉnh.
Đề tài “So sánh những quy định pháp lý về hối phiếu theo Luật hối phiếu của Anh
BEA 1882, Luật Mỹ UCC 2002 và Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
Phân tích 1 vài trường hợp cụ thể về rủi ro hoặc tranh chấp phát sinh khi phát hành
Hối phiếu theo 2 Luật này” của chúng em mong rằng đã góp phần bổ sung kiến thức
vào các đề tài trước và cung cấp cho mọi người cái nhìn tường tận nhất về sự khác biệt
trong luật điều chỉnh về hối phiếu.

Đề tài của chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa
để đề tài đầy đủ và hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn cô!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. Đinh Xuân Trình, PGS.TS. Đặng Thị Nhàn, 2011, Giáo trình Thanh toán
Quốc tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
2. Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005
3. GS. Đinh Xuân Trình, PGS.TS. Đặng Thị Nhàn, 2017, Bộ tập quán Quốc tế
về L/C của ICC, Nhà xuất bản Lao động
4. Luật hối phiếu BEA của Anh 1882
https://www.legislation.gov.uk/ukpga/Vict/45-46/61
5. Luật hối phiếu của Mỹ UCC 2002
https://www.law.cornell.edu/ucc/2

You might also like