You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN


LUẬT KINH TẾ 2

Nhóm thực hiện: 10


Giảng viên: Th.S Đỗ Phương Thảo
Mã lớp học phần: 2237PLAW0324

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

 Tên học phần: Luật kinh tế 2


 Giảng viên: Th.S Đỗ Phương Thảo
 Nhóm: 10
 Mã lớp học phần: 2237PLAW0324
 Số thành viên tham gia: 11/11
 Nội dung cuộc họp:
 Điểm danh thành viên tham gia: Đủ
 Số lần họp nhóm: 2
 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên bao gồm
các bạn làm nội dung.
 Thư ký tổng hợp và nhóm trưởng chốt phần nội dung cuối cùng của đề
tài.
 Đánh giá cuộc họp thảo luận: Các thành viên thảo luận sôi nổi, tích
cực, đưa ra nhiều ý kiến hay, tìm được nhiều tài liệu tham khảo liên
quan đến đề tài. Buổi thảo luận diễn ra thuận lợi.

Xác nhận của nhóm trưởng

Việt
Trịnh Hoàng Việt
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT TÊN THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ

Trịnh Hoàng Việt Phân công nhiệm vụ, câu hỏi 2


1
(Nhóm Trưởng) bài tập 1, thuyết trình

2 Phạm Thị Thu Trang Lý thuyết

3 Đặng Hải Yến Lý thuyết

4 Nguyễn Mạnh Tường Bài tập 1 câu hỏi 1

Nguyễn Thị Huyền Tổng hợp và chỉnh sửa word,


5
Trang (Thư ký) bài tập 1 câu 3

6 Tô Thị Hải Yến Bài tập 1 câu 4

7 Trần Thế Vĩ Bài tập 1 câu 5

8 Triệu Thị Kim Như Bài tập 1 câu 6

9 Phạm Đức Việt Bài tập 2

10 Nguyễn Tường Vi Powerpoint


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................1

I. Khái niệm liên quan.........................................................................................1

1.1. Hoạt động thương mại....................................................................................1

1.2. Luật Thương mại............................................................................................1

II. Quan điểm và giải thích...................................................................................1

2.1. Quan điểm......................................................................................................1

2.2. Giải thích........................................................................................................2

PHẦN BÀI TẬP............................................................................................................4

LỜI KẾT THÚC..........................................................................................................22


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài thảo luận này, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:

Trường Đại học Thương Mại đã đưa môn học LUẬT KINH TẾ 2 vào chương
trình giảng dạy. Bên cạnh đó đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện
hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông
tin.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Th.S
Đỗ Phương Thảo đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như những đóng
góp và góp ý chân thành cho bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Luật kinh tế 2 của cô,
chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em
có thể vững bước và áp dụng vào công việc thực tế của chúng em sau này.

Bộ môn Luật kinh tế 2 là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác. Kính mong nhận được sự
nhận xét, xem xét và góp ý, phê bình từ phía cô để bài thảo luận của chúng em được
hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em xin chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên
con đường sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình!
LỜI MỞ ĐẦU
Một quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành phải đảm bảo hai tiêu chí, đó là:
thứ nhất, phải chính xác, đơn giản, dễ hiểu và thứ hai, phải đảm bảo tính khái quát cao
(có thể áp dụng đối với nhiều trường hợp xảy ra trên thực tế).

Tuy nhiên, trường hợp một số văn bản pháp luật đề cập đến những vấn đề có tính
chuyên môn cao hoặc chưa đạt được sự thống nhất cao thì luật sẽ giao cho các cơ quan
có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng theo qui định của pháp luật.

Có quan điểm cho rằng, không nên quy định về các hoạt động thương mại trong Luật
Thương mại như hiện nay, mỗi một hoạt động thương mại hiện nay nên được xây
dựng và quy định trong mỗi một văn bản Luật riêng và không cần phải có Luật
Thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam như hiện nay. Nhóm chúng em đã
bình luận về vấn đề này.

PHẦN NỘI DUNG


I. Khái niệm liên quan
I.1. Hoạt động thương mại

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005:

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác.”

I.2. Luật Thương mại

Luật Thương mại 2005 điều chỉnh mọi hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ
nước Việt Nam, các hoạt động thương mại ngoài Việt Nam nhưng luật áp dụng là Luật
này, và các hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi với một bên là thương nhân mà
luật áp dụng là Luật này.

II. Quan điểm và giải thích


II.1. Quan điểm

1|Page
Không đồng ý với quan điểm: “Không nên quy định về các hoạt động thương mại
trong Luật Thương mại như hiện nay, mỗi một hoạt động thương mại hiện nay nên
được xây dựng và quy định trong mỗi một văn bản Luật riêng và không cần phải có
Luật Thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam như hiện nay.”

II.2. Giải thích

Thứ nhất, trong Luật Thương Mại 2005 có nêu “Luật này quy định về hoạt động
thương mại”, tức Luật này không chỉ quy định riêng về những hoạt động thương mại
như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt động trung
gian thương mại hay một số hoạt động thương mại cụ thể khác; mà còn đề cập đến
những quy định chung như phạm vi điều chỉnh (ví dụ như hoạt động thương mại thực
hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,…), áp dụng luật thương
mại và pháp luật có liên quan, chủ thể thực hiện hoạt động thương mại, các nguyên tắc
cơ bản trong hoạt động thương mại,… Những quy định này có vai trò quan trọng trong
việc định hướng và thiết lập những bước cơ bản nhất trong việc thực hiện hoạt động
thương mại.

Nếu như thực hiện : “Mỗi một hoạt động thương mại hiện nay nên được xây dựng và
quy định trong mỗi một văn bản Luật riêng và không cần phải có Luật Thương mại
trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, những quy định chung sẽ cần phải được quy định
tại mỗi văn bản luật tương ứng với từng hoạt động thương mại, gây khó khăn trong
việc thiết lập những quy định chi tiết không cần thiết.

Thứ hai, trong khái niệm về Hoạt động thương mại được nêu tại Khoản 1 Điều 3 Luật
Thương Mại 2005, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Phạm vi của hoạt động thương mại được nói
đến khá rộng bởi nó nhấn mạnh yếu tố sinh lợi và trên thực tế có rất nhiều hoạt động
sinh lợi được Pháp luật cho phép hoạt động. Vì vậy nên với quan điểm được nêu:
“Mỗi một hoạt động thương mại hiện nay nên được xây dựng và quy định trong mỗi
một văn bản Luật riêng” sẽ trở nên không hợp lí khi mà nền kinh tế ngày càng trở nên
đa dạng và phát triển. Hệ thống pháp luật sẽ thiếu sự thống nhất cũng như bị dàn trải,
đồ sộ về các văn bản luật.
2|Page
Thứ ba, Luật được xây dựng và ban hành cần đảm bảo những tiêu chí như chính xác,
dễ hiểu và đảm bảo tính khái quát cao và có sự thống nhất hệ thống pháp luật. Trong
khi đó, Nghị định là Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn
luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều
chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và
nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành. (Căn cứ pháp
lý: Điều 19. Nghị định của Chính phủ- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015).

Như vậy, không nhất thiết phải Trong trường hợp đang được nêu trên, Chính phủ cũng
đã ban hành rất nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Thương mại, trong đó có
những quy định riêng và chi tiết về những hoạt động thương mại. Vì vậy nên không
cần phải xây dựng và quy định trong mỗi một văn bản Luật riêng đối với mỗi hoạt
động thương mại.

Ví dụ: Nghị định số: 09/2018/NĐ-CP (Nghị định quy định chi tiết luật thương mại và
luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan
trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài , tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam); Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại
về hoạt động xúc tiến thương mại, Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị
định 81/2018/NĐ-CP; Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;…

 Chung quy lại, nếu “Mỗi một hoạt động thương mại hiện nay nên được xây
dựng và quy định trong mỗi một văn bản Luật riêng” sẽ gây ra sự rườm rà,
thiếu nhất quán, đôi khi còn là sự chồng chéo khi có những quy định đã được
quy định ở luật này lại tiếp tục được quy định ở luật khác. Bên cạnh đó, quan
điểm về loại bỏ Luật Thương mại ra khỏi hệ thống pháp luật Việt Nam cũng
không phù hợp. Vì Luật Thương mại nói chung điều chỉnh quan hệ của tất cả
các hoạt động thương mại. Nếu loại bỏ Luật Thương mại và xây dựng mỗi hoạt
động thương mại theo một văn bản luật riêng sẽ cần có thêm những văn bản,
Nghị định quy định riêng để giải thích, quy định về những nội dung liên quan.
Do vậy, không đồng tình với quan điểm nêu trên.

3|Page
PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1: Công ty TNHH Sơn Trà, trụ sở tại tỉnh N, có chức năng sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng. Công ty Cổ phần Thái Dương, trụ sở tại tỉnh P, chức năng
kinh doanh dịch vụ xây dựng.

Ngày 03/01/2019, công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà, phó GĐ làm đại diện ký
hợp đồng bằng văn bản số 01/HĐ với cty Thái Dương do ông Thái, Phó Giám đốc cty
làm đại diện, có ủy quyền của ông Dương, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT. Theo hợp
đồng, cty Sơn Trà bán cho công ty Thái Dương gạch bê tông lát đường. Hợp đồng có
một số nội dung sau:

Tên hàng: Gạch bê tông lát đường

Số lượng: 300.000 viên

Thời gian giao hàng: Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3/2016

Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa và trước khi
bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua.

Phạt vi phạm hợp đồng:

- Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% tổng giá trị hợp đồng
- Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm
cho mỗi đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.

Câu hỏi 1: Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ.

Tình tiết bổ sung

Ngày 07/01/2019, ông Dương nhân danh công ty Thái Dương gửi công văn yêu cầu
hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì thiếu
điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng. Công ty Sơn Trà phản đối

4|Page
yêu cầu của cty Thái Dương và yêu cầu cty Thái Dương phải thực thiện hợp đồng theo
thỏa thuận.

Trả lời:

- Ta có thể thấy hợp đồng số 01/HD giữa công ty TNHH Sơn Trà và công ty cổ
phần Thái Dương được xác định là một giao dịch dân sự bởi theo Điều 116 Bộ
luật dân sự 2015 thì “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Theo khoản 1 điều 4 Bộ luật dân sự 2015: “Bộ luật này là luật chung điều
chỉnh các quan hệ dân sự. Vì vậy, hợp đồng số 01/HD chịu sự điều chỉnh của
Bộ luật dân sự 2015.

- Theo khoản 1 điều 1 Luật thương mại 2020 thì Luật thương mại 2020 điều
chỉnh: “Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. Hoạt động thương mại được định nghĩa theo khoản 1
điều 3 của Luật thương mại 2020: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Việc ký kết
hợp đồng giwuax 2 công ty ở đây là hoạt động mua bán hàng hóa, theo đó, bên
bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng háo theo thỏa thuận (Theo khoản 8 điều 3 Luật thương mại
2020) nhằm mục đích sinh lợi cho cả 2 bên. Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa
số 01/HD thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 2020.
- Vậy nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HD bao gồm:

+ Bộ luật dân sự 2015

+ Luật thương mại 2020

Câu hỏi 2. Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận
không? Tại sao?

5|Page
Trả lời:

Tình tiết bổ sung

Ngày 10/01/2019 hai công ty, với thành phần đại diện như khi ký hợp đồng ngày
03/01/2019, đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ với những điều
khoản sau:

- Chất lượng: theo mẫu hàng

- Đơn giá: 2.500 đ/viên

- Tổng giá trị hợp đồng: 750.000.000 đồng

- Địa điểm giao hàng: tại kho của công ty Sơn Trà, quận M, Tp HCM

Do giá gạch lát bê tông trên thị trường tăng cao, ngày 20/01/2019 ông Sơn, Giám đốc
kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà gửi công văn thông báo cho cty Thái Dương với
nội dung không chấp nhận hợp đồng và cho rằng hợp đồng số 01/HĐ bị vô hiệu, vì
hợp đồng này do phó Giám đốc công ty Sơn Trà ký không có giấy ủy quyền của Giám
đốc. Công ty Thái Dương gửi công văn phản đối việc hợp đồng bị vô hiệu của cty Sơn
Trà, vì trước khi ký hợp đồng số 01/HĐ, ông Trần Sơn đã chấp thuận (qua điện thoại)
để bà Trà ký hợp đồng.

Trả lời:

Yêu cầu của công ty Thái Dương là không hợp lý, không được chấp nhận bởi :

Theo khoản 4 điều 312 Luật thương mại 2015 có đề cập về việc hủy bỏ hợp đồng :

‘‘4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài
hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. ’’

Theo khoản 13 điều 3 Bộ Luật thương mại 2015 đã giải thích:

6|Page
‘‘13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia
đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. ’’

Đối với những thỏa thuận trong hợp đồng 01/HĐ thì công ty Sơn Trà cho đến thời
điểm 07/01/2019 chưa xảy ra vi phạm nào. Đồng thời các bên trong hợp đồng đã giao
kết hợp đồng nhằm mục đích đạt được quyền lợi, lợi ích mà mình mong muốn theo
thỏa thuận. Cho đến ngày 07/01/2019, phía công ty Sơn Trà vẫn chưa vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng nào, chưa gây ra thiệt hại cho công ty Thái Dương theo các hạng
mục đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nội dung của hợp đồng:

‘‘1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp. ’’

Có thể thấy việc ký kết hợp đồng là thỏa thuận, thống nhất để đạt được quyền và lợi
ích chính đáng của mỗi bên. Và vì thế 2 bên đều cần có sự chuẩn bị trước các khoản
mục mà mình cần yêu cầu trong hợp đồng trước khi kí. Ta thấy rằng trước khi kí hợp
đồng vào ngày 03/01/2019 đại diện công ty Thái Dương hoàn toàn có thể thỏa thuận
them các nội dung giá cả, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng với công ty Sơn Trà
trước khi thống nhất hợp đồng và ký kết. Nhưng thay vì thế đại diện phía công ty Thái
Dương lại không ra đề nghị gì khác mà vẫn tiến hành kí hợp đồng. Bên cạnh đó thì các
nội dung trong hợp đồng hoàn toàn có thể thỏa thuận sau khi đã kí kết.

7|Page
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trước:

Theo điều 52 Luật thương mại 2005 về xác định giá:

“Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương
pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng
hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức
thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

Theo khoản 2 điều 35 Luật thương mại 2005 về địa điểm giao hàng

“2. Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi
có hàng hóa đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp
hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên
bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.”

Theo khoản 3 điều 432 Bộ luật dân sự 2015 về chất lượng tài sản mua bán:

“3. Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài
sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về
chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài
8|Page
sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng
phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.”

=> Có thể thấy trong trường hợp một số điều khoản hợp đồng không có trong thỏa
thuận thì các quy định trên đã nêu rõ cách thức xác định và thực hiện cho 2 bên tham
gia. Do khoản mục chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng không có trong thỏa
thuận của 2 công ty nên công ty Thái Dương có thể dựa vào tính thực tế của mặt hàng
mua bán trong hợp đồng mà công ty Sơn Trà đã công bố dưới sự thẩm định, tiêu chuẩn
của cơ quan có thẩm quyền giám định và quy định của luật pháp trong quá trình thực
hiện.

Vì vậy, yêu câu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ của công ty Thái Dương là hoàn toàn
không có cơ sở pháp lý

Câu hỏi 3: Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền
hay không? tại sao?

Tình tiết bổ sung

Tại Điều 5 của hợp đồng các bên thỏa thuận:

Hàng giao theo lịch biểu giao hàng như sau:

- Đợt 1: từ ngày 05/02/2019 đến ngày 15/02/2019, giao một lần 100.000 viên.

- Đợt 2: từ 05/03/2019 đến 15/03/2019, giao một lần 200.000 viên.

Ngày 03/02/2019, công ty Sơn Trà thông báo cho Cty Thái Dương là sẽ giao
hàng đợt 1 (100.000 viên) vào ngày 07/02/2019, nhưng công ty Thái Dương trả lời từ
chối nhận hàng vì chưa chuẩn bị được phương tiện vận chuyển. Công ty Thái Dương
đề nghị được nhận hàng vào ngày 15/2/2019, nhưng vì có khó khăn về kho bãi nên
công ty Sơn Trà không chấp nhận, đồng thời yêu cầu công ty Thái Dương phải nhận
hàng vào ngày 07/02/2019.

Trả lời:

9|Page
Hợp đồng số 01/HĐ không bị tuyên là vô hiệu. Vì:

Ngày 20/01/2019 ông Sơn, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà gửi công
văn thông báo cho cty Thái Dương với nội dung không chấp nhận hợp đồng và yêu
cầu huỷ bỏ hợp đồng số 01/HĐ, vì HĐ này do phó GĐ công ty Sơn Trà ký không có
giấy uỷ quyền của Giám đốc. Nhưng theo công ty Thái Dương thì trước khi ký HĐ số
01/HĐ, ông Trần Sơn đã chấp thuận qua điện thoại để bà Trà ký hợp đồng. Vậy vấn đề
đặt ra ở đây là ông Sơn - Giám đốc công ty Sơn Trà uỷ quyền cho bà Trà - phó GĐ ký
HĐ có phải lập văn bản không.

Theo khoản 2 điều 142 BLDS 2005 về hình thức uỷ quyền:

“2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện
theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ
đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Tuy nhiên BLDS 2015 đã không quy định về vấn đề này. Hình thức uỷ quyền được
tìm thấy gián tiếp tại khoản 1 điều 140 BLDS 2015 về thời hạn đại diện:

“1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức bằng văn bản nhưng cũng không quy định
việc uỷ quyền không được thể hiện bằng hình thức khác. Do đó, quan hệ uỷ quyền có
thể được xác lập dưới hình thức bằng văn bản, lời nói, thư điện tử…

=> Việc ông Sơn chấp thuận để bà Trà ký HĐ qua điện thoại cũng là một hình thức uỷ
quyền đại diện.

Theo khoản 1 Điều 141 BLDS 2015 về Phạm vi đại diện:

“1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại
diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;


10 | P a g e
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.”
Ngày 10/01/2019 hai công ty, với thành phần đại diện như khi ký hợp đồng ngày
03/01/2019 công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà, phó GĐ làm đại diện ký hợp đồng
bằng văn bản số 01/HĐ với cty Thái Dương do ông Thái, Phó Giám đốc cty làm đại
diện, có ủy quyền của ông Dương, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT đã thoả thuận bổ
sung HĐ.

Trong trường hợp này bà Trà thực hiện quyền đại diện trong phạm vi đại diện theo nội
dung uỷ quyền của ông Sơn.

=> Bà Trà là người đại diện theo uỷ quyền, đại diện hợp pháp nên HĐ số 01/HĐ
không bị vô hiệu do người ký không có thẩm quyền.

Câu hỏi 4. Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2016 của cty Sơn Trà có căn cứ hợp
pháp hay không? tại sao?

Tình tiết bổ sung

Ngày 07/02/2019, công ty Thái Dương đến nhận hàng tại kho của công ty Sơn
Trà, sau khi kiểm tra hàng đã phát hiện 50% số hàng giao (50.000 viên) không đảm
bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng. Công ty Thái Dương từ chối nhận và ngừng thanh
toán số hàng không đúng chất lượng, đồng thời yêu cầu cty Sơn Trà nộp phạt vi phạm
giao hàng không đúng chất lượng theo Điều 5 của hợp đồng. Cty Sơn Trà chấp nhận
việc từ chối nhận hàng của cty Thái Dương, nhưng không chấp nhận nộp tiền phạt,
đồng thời yêu cầu công ty Thái Dương đến nhận số hàng còn thiếu (của đợt 1) vào
ngày 15/02/2019. Cty Thái Dương không chấp nhận yêu cầu giao hàng (vào ngày
15/10/2019) của cty Sơn Trà, vì việc tổ chức vận chuyển làm hai lần đối với số hàng
của đợt 1 sẽ làm phát sinh chi phí cho công ty.

Trả lời:

Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2019 của công ty Sơn Trà có căn cứ hợp pháp, vì:

Tại Điều 5 của hợp đồng các bên thỏa thuận:

11 | P a g e
Hàng giao theo lịch biểu giao hàng như sau:

- Đợt 1: từ ngày 05/02/2019 đến ngày 15/02/2019, giao một lần 100.000 viên.

- Đợt 2: từ 05/03/2019 đến 15/03/2019, giao một lần 200.000 viên.

Theo khoản 2 Điều 37 Luật thương mại 2020 quy định về thời hạn giao hàng: “ 2.
Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời
hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.”

Công ty Thái Dương và công ty Sơn Trà chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng đợt 1 từ
ngày 05/02/2019 đến ngày 15/02/2019 mà không xác định thời điểm gioa hàng cụ thể
vào ngày nào, vậy nên công ty Sơn Trà có quyền giao hàng vào bất cứ thời điểm nào
trong khoảng thời gian này và phải báo trước cho công ty Thái Dương.

Theo điều 56 Luật thương mại 2020 quy định về nhận hàng: “ Bên mua có nghĩa vụ
nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao
hàng.”

Vì vậy, yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2019 của công ty Sơn Trà là có căn cứ hợp
pháp và công ty Thái Dương có nghĩa vụ nhận hàng và giúp công ty Sơn Trà thực hiện
việc giao hàng thuận lợi.

Câu hỏi 5: Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay
không? tại sao ?

Tình tiết bổ sung

Ngày 03/03/2019, công ty Sơn Trà thông báo cho cty Thái Dương đến nhận hàng đợt 2
vào ngày 10/03/2019. Ngày 20/3/2019 Cty Thái Dương mới đến nhận hàng. Trước đó,
ngày 18/03/2019 xảy ra sự kiện bất khả kháng làm xập kho hàng và hư hỏng 50% số
hàng (100.000 viên) mà cty Sơn Trà đã chuẩn bị sẵn để giao cho Cty Thái Dương. Cty
Sơn Trà đã phải bỏ ra 10.000.000 đồng chi phí bảo quản và ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại. Vì không nhận được đủ hàng hóa (50% của đợt 2), cty Thái Dương đã không
thanh toán số hàng này cho cty Sơn Trà. Cty Sơn Trà yêu cầu cty Thái Dương:

12 | P a g e
- Thanh toán tiền cho số hàng hóa hư hỏng do rủi ro (hỏa hoạn) gây ra là:
100.000x2500 đồng = 250.000.000 đồng.

- Nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10 ngày), với số tiền
là: 5%x200.000x2500x2 đồng = 50.000.000 đồng.

- Bồi thường 10.000.000 đồng tiền chi phí bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và hạn
chế thiệt hại (do cty Thái Dương nhận hàng chậm và do xảy ra hỏa hoạn).

Trả lời:

- Theo hợp đồng thì thời hạn giao hàng là từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3/2019,
và theo Khoản 1 Điều 44 LTM 2005 thì:

“1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua
tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho
bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.”

Cho nên công ty Thái Dương đến nhận hàng tại kho của công ty Sơn Trà và kiểm
tra hàng vào ngày 7/2/2019 là hoàn toàn hợp pháp.

- Sau khi kiểm tra hàng đã phát hiện 50% số hàng giao (50.000 viên) không đảm
bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng, điều này vi phạm Khoản 1 Điều 34 LTM
2005 về giao hàng và chứng từ có liên quan:

“1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số
lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp
đồng.”

Điều đó có nghĩa là công ty Sơn Trà đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và
công ty Thái Dương có quyền từ chối nhận và ngừng thanh toán số hàng không
đúng chất lượng là hợp pháp, vì:

Theo điều 39 LTM 2005 quy định về trường hợp hàng hoá không phù hợp với
hợp đồng, thì trường hợp 50% số hàng giao (50.000 viên) của công ty Sơn Trà

13 | P a g e
không đảm bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng thuộc Điểm c Khoản 1 Điều 39
LTM 2005:

“c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán
đã giao cho bên mua”

Và cũng theo khoản 2 Điều 39 LTM 2005 thì bên mua có quyền từ chối hàng
giao kém chất lượng:

“2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này”

Do đó việc công ty Thái Dương từ chối nhận số hàng không đúng chất lượng là
hợp pháp.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 51 LTM 2005 có quy định về việc ngừng thanh toán
khi phát hiện hàng giao kém chất lượng như sau:

“3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với
hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục
sự không phù hợp đó”

Trong trường hợp này, giữa công ty Thái Dương và công ty Sơn Trà không có
thoả thuận nào khác về việc ngừng thanh toán trong hợp đồng, do đó công ty
Thái Dương hoàn toàn có thể áp dụng Khoản 3, Điều 51 LTM 2005 để ngừng
thanh toán số hàng bị lỗi cho tới khi bên phía công ty Sơn Trà khắc phục được.

- Do trong trường hợp này không đề cập tới việc công ty Sơn Trà rơi vào một
trong các trường hợp miễn trách nhiệm với các hành vi vi phạm được quy định
tại Điều 294 BLDS 2015 và trong hợp đồng đã có thoả thuận về phạt vi phạm
nên công ty Thái Dương hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty Sơn Trà phải chịu
phạt vi phạm hợp đồng theo Điều 300 LTM 2005:

“…bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp
đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận…”

14 | P a g e
Theo hợp đồng thì công ty Sơn Trà sẽ chịu phạt 8% tổng giá trị hợp đồng nếu
giao hàng không đúng chất lượng. Tức là 8% của tổng giá trị 300.000 viên gạch
(2.500đ/ viên):

300.000 x 2.500 x 8% = 60.000.000 đồng

Nhưng theo Điều 301 LTM 2005 quy định về mức phạt vi phạm, thì mức phạt vi
phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm:

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của
Luật này.”

Theo đó thì mức phạt được thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên là không hợp
pháp. Trong trường hợp này, công ty Sơn Trà chỉ phải nộp phạt không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, tức là không quá 8% giá trị của 50%
số hàng giao (50.000 viên) không đảm bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng:

50.000 x 2.500 x 8% = 10.000.000 đồng

Do đó, công ty Thái Dương có quyền yêu cầu công ty Sơn Trà nộp phạt vi phạm
vì giao hàng không đúng chất lượng, nhưng chỉ với mức phạt theo quy định tại
Điều 301 LTM 2005 là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,
tức là không quá 10.000.000 đồng.

- Việc công ty Sơn Trà yêu cầu công ty Thái Dương đến nhận số hàng còn thiếu
(của đợt 1) vào ngày 15/02/2019 là hợp pháp, vì:

Theo Khoản 1 Điều 41 LTM 2005 quy định về khắc phục trong trường hợp giao
thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng, thì:

“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao
hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước
khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với
hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng

15 | P a g e
hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá
trong thời hạn còn lại.”

Do đó, công ty Sơn Trà có thể giao phần hàng còn thiếu của đợt 1 trong thời hạn
vào ngày 15/2/2019 vì trong hợp đồng có thoả thuận thời hạn giao hết hàng là từ
đầu tháng 2 đến hết tháng 3/2019, và không hề thoả thuận rõ ràng thời điểm cũng
như thời hạn giao hàng theo từng đợt.

Cũng theo khoản 2 điều 41 LTM, thì:

“2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây
bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền
yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó."

Và theo Khoản 2, Điều 307 LTM 2005 quy định, thì:

“2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền
áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
Luật này có quy định khác.”

Do đó, nếu việc tổ chức vận chuyển làm hai lần đối với số hàng của đợt 1 sẽ làm
phát sinh chi phí cho công ty Thái Dương hoặc bất kỳ khoản thiệt hại nào khác
phát sinh từ việc giao hàng hoá không đúng chất lượng đợt 1 này mà công ty
Thái Dương có thể chứng minh được thì công ty Thái Dương có quyền yêu cầu
công ty Sơn Trà khắc phục bất lợi hoặc chịu khoản chi phí đó, chứ không có
quyền từ chối nhận hàng bổ sung.

Câu hỏi 6: Yêu cầu đòi tiền phạt và tiền bồi thương thiệt hại của cty Sơn Trà có
căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? tại sao?

Trả lời:

Yêu cầu thứ nhất: Thanh toán tiền cho số hàng hóa hư hỏng do rủi ro (hỏa hoạn)
gây ra là: 100.000x2500 đồng = 250.000.000 đồng:

16 | P a g e
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 61 Luật thương mại về Chuyển rủi ro trong trường hợp
khác:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
được quy định như sau:

Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì
rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm
hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không
nhận hàng;

Rủi ro trong trường hợp này được chuyển giao dựa trên hành vi nhận hàng là hành vi
pháp lý chứ không phải hành vi thực tế. Hành vi nhận hàng pháp lý là nhận hàng theo
đúng thời gian và địa điểm thỏa thuận trong hợp đồng còn hành vi nhận hàng thực tế là
hành vi nhận hàng xảy ra trong thực tế. Khi bên mua là cty Thái Dương vi phạm nghĩa
vụ nhận hàng thì thời điểm điểm của hai hành vi này không trùng nhau. Và theo quy
định, rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa không thể đợi bên mua nhận hàng thực tế
mới được chuyển giao. Do bên mua là cty Thái Dương vi phạm nghĩa vụ nhận hàng là
nhận hàng chậm nên họ phải chịu trách nhiệm về số hàng trên. Vì vậy nên yêu cầu
thanh toán hàng của cty Sơn Trà là hợp pháp.

Yêu cầu thứ hai: Nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10
ngày), với số tiền là: 5%x200.000x2500x2 đồng = 50.000.000 đồng

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 37 Luật thương mại 2005 về Thời hạn giao hàng: “2.
Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời
hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.” Trong tình huống, hai bên chỉ thỏa
thuận thời hạn giao hàng là từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3 năm 2019 mà không có thời
điểm giao hàng cụ thể nên bên bán là cty Sơn Trà đã thông báo cho cty Thái Dương
vào ngày 3/3/2019 là nhận hàng vào ngày 10/3/2019. Như vậy, cty Sơn Trà đã thực
hiện đúng quy định về thời hạn giao hàng.

Căn cứ theo Điều 56 Luật thương mại 2005 về Nhận hàng: “Bên mua có nghĩa vụ
nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao
17 | P a g e
hàng.” Cty Sơn Trà thông báo cho cty Thái dương đến nhận hàng vào ngày 10/3/2019
tuy nhiên đến ngày 20/3/2019 cty Thái dương mới đến nhận hàng. Như vậy là cty Thái
Dương đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng và đã nhận hàng muộn.

Căn cứ theo Điều 300 Luật thương mại 2005 về phạt vi phạm: “Phạt vi phạm là việc
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu
trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều
294 của Luật này.”

Căn cứ theo điều 301 Luật thương mại 2005 về mức phạt vi phạm: “Mức phạt đối với
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Vì công ty Thái Dương đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng và trong hợp đồng có thỏa
thuận về phạt vi phạm nhận hàng chậm nên cty Sơn Trà có quyền yêu cầu cty Thái
dương trả tiền phạt

Yêu cầu thứ ba: Bồi thường 10.000.000 đồng tiền chi phí bảo quản hàng hóa, ngăn
chặn và hạn chế thiệt hại (do cty Thái Dương nhận hàng chậm và do xảy ra hỏa
hoạn) :

Theo tình huống, vào ngày 3/3/2019 cty Sơn Trà thông báo cho cty Thái Dương đến
nhận hàng vào ngày 10/3/2019 nhưng đến tận 20/3/2019 cty Thái Dương mới đến
nhận hàng và trước đó 18/3/2019 xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cháy kho hàng.
Căn cứ theo điều 302, 303 Luật Thương mại 2005: Cty Thái Dương đã có hành vi vi
phạm hợp đồng là nhận hàng chậm dẫn đến hậu quả là cty Sơn Trà phải bỏ ra 10tr để
bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và hạn chế thiệt hại nên cty Sơn trà có quyền yêu cầu
cty Thái Dương bồi thường khoản chi phí mà mình đã bỏ ra để bảo quản hàng hóa,
ngăn chặn và hạn chế thiệt hại trong giai đoạn từ ngày 10/3/2019 đến trước thời điểm
xảy ra sự kiện bất khả kháng (trước ngày 18/3/2019). Cty Sơn Trà có nghĩa vụ chứng
minh tổn thất theo quy định tại điều 304 luật này.

Bài tập 2:

18 | P a g e
Ngày 29 tháng 3 năm 2010. công ty TNHH STAR trụ sở tại Đống Đa Hà Nội kỷ hợp
đồng mua 223 tấn thép loại phi 28 của công ty cổ phần IMU trụ sở tại quận 1 TP Hồ Chí
Minh. Trong hợp đồng mua bán thép được kỷ dưới hình thức văn bản này hai bên có thoả
thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết chung thẩm tại trung
tâm trọng tài thương mại theo thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại Luật trọng tài thương
mại (2010)". Sau khi giao tiền và nhận đủ 223 tấn thép tại kho của công ty cổ phần IMU.
ngày 6 tháng 4 năm 2020 khi số thép này được tập kết tại kho của công ty TNHH STAR
thì công ty TNHH STAR mới phát hiện ra công ty cổ phần IMU đã giao chủng loại thép
phi 30 chứ không phải là thép phi 25 như thoả thuận trong hợp đồng. Ngay sau khi phát
hiện ra sự việc, công ty TNHH STAR đã thông báo bằng văn bản và yêu cầu công ty cổ
phần IMU thực hiện đúng hợp đồng. Công ty cổ phần IMU đã xác nhận sự việc này và
trả lời vào ngày 10 tháng 4 năm 2020 sẽ giao đúng hàng tại kho của công ty TNHH
STAR. Tuy nhiên. đến hạn giao hàng, công ty cổ phần IMU vẫn không thực hiện được
hợp đồng.

Ngày 22 tháng 4 năm 2020, công ty TNHH STAR đã làm đơn kiện công ty cổ phần IMU
gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận
được đơn kiện của nguyên đơn, chủ tịch Trung Tâm trọng tài đã ra quyết định thành lập
hội đồng trọng tải gồm ba trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp thương mại này.

Ngày 15 tháng 5 năm 2020, hội đồng trọng tài mở phiên họp giải vụ quyết tranh chấp và
ra phán quyết buộc Công ty cổ phần IMU thực hiện đúng hợp đồng và phải bồi thường
thiệt hại 293 triệu đồng cho công ty TNHH STAR. Công ty cổ phần IMU đã làm đơn yêu
cầu toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyển bỏ huỷ quyết định trọng tài vì phán
quyết trọng tài yêu cầu công ty phải bồi thường 293 triệu đồng nhưng trong hợp đồng
mua bán thép các bên không có thoả thuận về việc này.

Anh (chị) hãy dựa vào pháp luật hiện hành để nhận xét về tính hợp pháp của các sự
kiện trên. Tư vấn cách thức giải quyết tình huống trên theo pháp luật Việt Nam
hiện nay.

Trà lời:

* Các sự kiện :

19 | P a g e
- Ngày 29 tháng 3 năm 2010. công ty TNHH STAR trụ sở tại Đống Đa Hà Nội kỷ
hợp đồng mua 223 tấn thép loại phi 28 của công ty cổ phần IMU trụ sở tại quận 1
TP Hồ Chí Minh
- Thoả thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết chung
thẩm tại trung tâm trọng tài thương mại theo thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại
Luật trọng tài thương mại (2010)"
- Công ty TNHH STAR mới phát hiện ra công ty cổ phần IMU đã giao chủng loại
thép phi 30 chứ không phải là thép phi 25 như thoả thuận trong hợp đồng
- Công ty TNHH STAR đã thông báo bằng văn bản và yêu cầu công ty cổ phần
IMU thực hiện đúng hợp đồng. Công ty cổ phần IMU đã xác nhận sự việc này và
trả lời vào ngày 10 tháng 4 năm 2020 sẽ giao đúng hàng tại kho của công ty
TNHH STAR. Tuy nhiên. đến hạn giao hàng, công ty cổ phần IMU vẫn không
thực hiện được hợp đồng.
- Ngày 22 tháng 4 năm 2020, công ty TNHH STAR đã làm đơn kiện công ty cổ
phần IMU gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 15 tháng 5 năm 2020, hội đồng trọng tài mở phiên họp giải vụ quyết tranh
chấp và ra phán quyết buộc Công ty cổ phần IMU thực hiện đúng hợp đồng và
phải bồi thường thiệt hại 293 triệu đồng cho công ty TNHH STAR.
- Công ty cổ phần IMU đã làm đơn yêu cầu toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
tuyển bỏ huỷ quyết định trọng tài vì phán quyết trọng tài yêu cầu công ty phải bồi
thường 293 triệu đồng nhưng trong hợp đồng mua bán thép các bên không có thoả
thuận về việc này.

* Tính hợp pháp của các sự kiện

Công ty TNHH STAR trụ sở tại Đống Đa Hà Nội kỷ hợp đồng mua 223 tấn thép loại phi
28 của công ty cổ phần IMU trụ sở tại quận 1 TP Hồ Chí Minh . Giao dịch trên là hoàn
toàn hợp pháp . Các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực của
hợp đồng đã ký được pháp luật bảo vệ.

Cách giải quyết Thỏa thuận trọng tài không rõ ràng . “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng này được giải quyết chung thẩm tại trung tâm trọng tài thương mại theo thủ tục tố
tụng trọng tài quy định tại Luật trọng tài thương mại (2010)".

20 | P a g e
Công ty TNHH STAR mới phát hiện ra công ty cổ phần IMU đã giao chủng loại thép phi
30 chứ không phải là thép phi 25 như thoả thuận trong hợp đồng. IMU đã làm trái quy
định của thỏa thuận trong hợp đồng .

Điều 13 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: Bồi thường thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân
có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy, quyền được bồi thường thiệt
hại và nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại là quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong
hợp đồng. Trong khi đó, nghĩa vụ giao hàng được pháp luật công nhận là nghĩa vụ cơ bản
của hợp đồng, do đó khi đối phương không thực hiện nghĩa vụ giao hàng, tức là họ đã vi
phạm hợp đồng và Công ty TNHH STAR có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại dù hai
bên đã thỏa thuận hay chưa. Điều này cũng được thể hiện ở Điều 292 Luật Thương mại .
Như vậy, trong trường hợp của bạn, dù hai bên đã thỏa thuận hay chưa, thì khi một bên vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng, Công ty TNHH STAR vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.

* Tư vấn cách thức giải quyết tình huống trên theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Thỏa thuận trọng tài không rõ ràng theo quy định tại Khoản 5 Điều 43 Luật trọng tài
thương mại 2010. Điều 43 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: “Trường hợp các
bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể
xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại
về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không
thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp
được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn”.

Điều 360 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định : Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có
nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác. Như vậy, Công ty TNHH STAR có thể yêu cầu bồi thường ít nhất trên
tổng giá trị thiệt hại mà bên còn lại trong hợp đồng gây ra cho Công ty TNHH STAR.
Trong trường hợp vì bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà Công ty TNHH STAR bị ảnh
hưởng đến những lợi ích khác mà đáng lẽ ra Công ty TNHH STAR được hưởng nếu các
bên thực hiện đúng hợp đồng thì Công ty TNHH STAR có quyền yêu cầu bên vi phạm
21 | P a g e
đền bù những lợi ích đó nữa. Ngoài những phí tổn về vật chất, Công ty TNHH STAR có
thể yêu cầu bên vi phạm đến bù những phí tổn về tinh thần nếu được Tòa án chấp nhận.

LỜI KẾT THÚC


Vậy là sau một khoảng thời gian - dù không nhiều - cùng tìm hiểu, nghiên cứu
cũng như tổng hợp kiến thức, nhóm 10 chúng em đã có thể hoàn thiện bài thảo luận
này. Qua đây, tập thể nhóm muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô
Đỗ Phương Thảo người đã luôn tận tình hướng dẫn, cung cấp cho chúng em những
kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập cũng như thảo luận. Để từ đó, tất cả các
thành viên trong nhóm đều có thể trau dồi cho bản thân những hành trang quý giá
chuẩn bị cho con đường dài phía trước.

Một lần nữa, nhóm 10 xin được lắng nghe và tiếp thu những đóng góp từ cô giáo
và các bạn để vừa có thể hoàn thiện tốt hơn bài thảo luận vừa bổ sung thêm những
kiến thức quý báu cho bản thân.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

22 | P a g e

You might also like