You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

________

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: LUẬT KINH TẾ 1
ĐỀ TÀI 4

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Phương Đông


Khoa : Kinh tế
Nhóm : 08
Lớp HP : 2314PLAW0321

Hà Nội – 3/2023
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Câu 1:.................................................................................................................................... 5
1. Khái niệm........................................................................................................5
2. Quy định về hợp tác xã..................................................................................5
3. Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã................................................................6
Quyền của hợp tác xã...........................................................................................................6
Nghĩa vụ của hợp tác xã.......................................................................................................7
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã.........................................................8
5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã..............................................8
Quyền của thành viên hợp tác xã........................................................................................8
Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã....................................................................................9
6. Thủ tục đăng ký kinh doanh........................................................................10
7. Thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã....................................................10
8. Kiểm sát viên, thành viên ban kiểm sát viên hợp tác xã............................12
Sự giống và khác nhau của hợp tác xã với doanh nghiệp................................................13
Câu 2:.................................................................................................................................. 16
LỜI KẾT LUẬN.................................................................................................................22

2
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 8

ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN Lớp HC NHIỆM VỤ
GIÁ

Thư ký, viết lời mở đầu +


71 Lương Thi Tuệ Tâm K57F2  
kết luận + tổng hợp word

72 Đỗ Phương Thảo K56QT2 Thuyết trình  

73 Nguyễn Phương Thảo K57F5 Làm ppt  

74 Nguyễn Thị Phương Thảo K56A3 Làm nội dung câu 1  

75 Nguyễn Thị Phương Thảo K57F2 Nhóm trưởng  

76 Phạm Thị Phương Thảo K57F1 Làm nội dung câu 2 ý 1  

77 Nguyễn Đình Thắng K57F3 Thuyết trình  

78 Bùi Thị Thu K57F3 Làm nội dung câu 2 ý 3  

79 Lê Thị Thu K57F4 Làm nội dung câu 2 ý 5  

80 Lương Thị Minh Thu K57F5 Làm nội dung câu 2 ý 2  

81 Nguyễn Thị Minh Thu K57F2 Làm nội dung câu 2 ý 4  

3
BIÊN BẢN HỌP LẦN 1
Hôm nay tại Meet, vào lúc 20h00 ngày 5 tháng 3 năm 2023
I. Thành phần tham dự:
 Phạm Thị Phương Thảo K57F1
 Lương Thị Tuệ Tâm K57F2
 Nguyễn Thị Phương Thảo K57F2
 Nguyễn Đình Thắng K57F3
 Bùi Thị Thu K57F3
 Lê Thị Thu K57F4
 Lương Thị Minh Thu K57F5
 Nguyễn Thị Minh Thu K57F2
 Nguyễn Thị Phương Thảo K56A3
Thành viên nhóm 8 có 10/11 tham dự trong đó:
 Nguyễn Phương Thảo K57F5 muộn có phép
 Đỗ Phương Thảo K56QT2 vắng có phép
II. Nội dung cuộc họp:
 Cùng phân tích đề tài.
 Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
III. Kết luận cuộc họp:
 Chốt công việc và hạn deadline của từng công việc.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h00 ngày 5 tháng 3 năm 2023, nội dung cuộc họp đã được các
thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.

THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG


Tâm Thảo
Lương Thị Tuệ Tâm Nguyễn Thị Phương Thảo

4
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể thấy rằng, kể từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào thực tiễn cuộc
sống, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển đa dạng và
sôi động. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế nhà
nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh dưới các hình thức đầu
tư khác nhau trong đó có công ty cổ phần. Luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/01/2021 đã có nhiều điểm mới, khắc phục nhiều điểm vướng mắc, bất cập
trong thực tiễn thi hành trong đó có chế định về quản trị công ty cổ phần.
Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình cơ cấu tổ chức cũng như những vấn đề thực trạng hiện
nay chúng tôi đã lựa chọn một tình huống về doanh nghiệp tư nhân làm vấn đề nghiên cứu
cho bài thảo luận bộ môn Luật Kinh Tế 1 với mục đích vận dụng những kiến thức đã học,
tham khảo từ tài liệu và từ trường hợp thực tế để phần nào góp phần trong việc xây dựng sự
phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

5
Câu 1:
Hãy bình luận các quy định của hợp tác xã trong pháp luật hiện hành để có thể
thấy được sự khác biệt của loại hình chủ thể kinh doanh này so với các loại hình doanh
nghiệp khác.
1. Khái niệm
Theo điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã – Luật hợp tác xã 2012
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
sơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã không phải là một loại hình doanh nghiệp mà là tổ chức kinh tế tập
thể. Số lượng thành viên trong tổ chức ít nhất là 07 thành viên.
Thành viên trong hợp tác xã khác với thành viên trong doanh nghiệp là vừa góp
vốn vừa góp sức.
Hợp tác xã giống với hầu hết các loại hình doanh nghiệp là có tư cách pháp nhân
trừ doanh nghiệp tư nhân theo điều 188 – luật doanh nghiệp 2020 là không có tư cách
pháp nhân.
2. Quy định về hợp tác xã
Theo điều 7. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động – Luật Hợp tác xã 2012
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác
xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành
viên.
3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau
không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác
theo quy định của điều lệ.
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình trước pháp luật.
5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách
nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu
nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động
đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

1
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho
thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã.
7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành
viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã
trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
 Thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, pháp nhân và có thêm tổ chức
không có tư cách pháp nhân là hộ gia đình.
 Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì các thành viên tham gia bắt buộc phải là cá
nhân .
3. Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã
3.1. Quyền của hợp tác xã
Theo điều 8. Quyền của hợp tác xã, liên hợp tác xã – Luật hợp tác xã 2012
1. Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liêu hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
2. Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
thuê và sử dụng lao động.
3. Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề
đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
4. Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã
thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành
viên, hợp tác xã thành viên.
5. Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
6. Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động
tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
7. Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để
thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
8. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt
động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
9. Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã.
10. Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã.
11. Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2
12. Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã
thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
3.2. Nghĩa vụ của hợp tác xã
Theo điều 9. Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hợp tác xã – Luật hợp tác xã 2012
1. Thực hiện các quy định của điều lệ.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo
quy định của Luật này.
3. Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
4. Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác
xã với hợp tác xã thành viên.
5. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống
kê.
6. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê
theo quy định của pháp luật.
8. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
9. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã
thành viên.
10. Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
11. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên
theo quy định của pháp luật.
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã
Theo điều 29. Cơ cấu tổ chức – Luật hợp tác xã 2012
Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hợp tác xã gồm đại hội đồng thành viên, hội đồng
quản trị, giám đốc (tổng giám đốc ) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
5.1. Quyền của thành viên hợp tác xã
Theo điều 14. Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên – Luật hợp tác xã
2012
1. Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp
đồng dịch vụ.
2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

3
3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành
viên.
5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy
định tại Điều 32 của Luật này.
6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát
hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu
cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên
bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
8. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục
vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy
định của Luật này và điều lệ.
11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
theo quy định của Luật này và điều lệ.
12. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
13. Quyền khác theo quy định của điều lệ.
5.2. Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
Theo điều 15. Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên – Luật hợp tác xã 2012
1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng
dịch vụ.
2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo
quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại
hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
6. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo điều 23. Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã – Luật hợp tác xã 2012

4
1. Trước khi hoạt động, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Điều lệ;
c) Phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản
trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.
3. Người đại điện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy
đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này,
trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
đăng ký; trình tự, thủ tục cấp và nội dung của giấy chứng nhận đăng ký.
7. Thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã
Theo điều 35. Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã – Luật hợp tác xã
2012
1. Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số
lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối
đa là 15 người.
2. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do điều lệ hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
3. Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực
hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
4. Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của điều lệ nhưng ít
nhất 03 tháng một lần; hội đồng quản trị liên hiệp hợp tác xã họp định kỳ theo quy
định của điều lệ nhưng ít nhất 06 tháng một lần do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc
thành viên hội đồng quản trị được chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập.
Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số
thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát
hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Cuộc họp hội đồng quản trị được thực hiện như sau:
5
a) Cuộc họp hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành
viên hội đồng quản trị tham dự. Quyết định của hội đồng quản trị được thông qua theo
nguyên tắc đa số, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau;
b) Trường hợp triệu tập họp hội đồng quản trị theo định kỳ nhưng không đủ số thành
viên tham dự theo quy định, chủ tịch hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp hội
đồng quản trị lần hai trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần
đầu. Sau hai lần triệu tập họp mà không đủ số thành viên tham dự, hội đồng quản trị
triệu tập đại hội thành viên bất thường trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày
dự định họp lần hai để xem xét tư cách của thành viên hội đồng quản trị không tham
dự họp và có biện pháp xử lý; chủ tịch hội đồng quản trị báo cáo đại hội thành viên
gần nhất để xem xét tư cách của thành viên hội đồng quản trị không tham dự họp và
biện pháp xử lý;
c) Nội dung và kết luận của cuộc họp hội đồng quản trị phải được ghi biên bản; biên
bản cuộc họp hội đồng quản trị phải có chữ ký của chủ tọa và thư ký phiên họp. Chủ
tọa và thư ký liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản.
Đối với nội dung mà hội đồng quản trị không quyết định được thì trình đại hội thành
viên quyết định. Thành viên hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi
vào biên bản cuộc họp.
8. Kiểm sát viên, thành viên ban kiểm sát viên hợp tác xã
Theo điều 39. Ban kiểm soát, kiểm soát viên – Luật hợp tác xã 2012
1. Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt
động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.
2. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số
thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành
viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.
Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã
thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên,
liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát
hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.
3. Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành
viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ
của hội đồng quản trị.
4. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên
và có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của
pháp luật và điều lệ;

6
b) Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội
đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên,
hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội
thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử
lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
đ) Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của
hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;
e) Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm
quyền;
g) Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng
quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
h) Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả
kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) khắc phục những yếu
kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
i) Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ
công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào
mục đích khác;
k) Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại
khoản 3 Điều 31 của Luật này;
l) Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và điều lệ.
5. Thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên được hưởng thù lao và được trả các
chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
6. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Sự giống và khác nhau của hợp tác xã với doanh nghiệp
Giống nhau :
 Là các tổ chức tự nguyện và được phép kinh doanh các ngành nghê mà pháp luật
không cấm
 Đều có tư cách pháp nhân (Trừ doanh nghiệp tư nhân)
 Đều có nghĩa vụ về việc đăng kí hoạt động, chịu trách nhiệm về tính trung thực,
chính xác của thông tin kê khai. Thực hiện công tác kế toán, thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật

7
 Đảo bảo quyề và lợi ích hợp pháp của người lao động
Khác nhau:

Hợp tác xã Doanh nghiệp

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng


Doanh nghiệp là tổ chức có
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
tên riêng, có tài sản, có trụ
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
sở giao dịch, được thành
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
lập hoặc đăng ký thành lập
Khái niệm xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp
theo quy định của pháp luật
ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ
nhằm mục đích kinh doanh.
sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng
(Khoản 10 Điều 4  Luật
và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
doanh nghiệp 2020)
(Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012)

Căn cứ pháp Luật hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng Luật doanh nghiệp 2020 và
lý điều chỉnh dẫn các văn bản hướng dẫn

Mục đích hoạt Đáp ứng nhu cầu cho thành viên trong hợp Đáp ứng nhu cầu dịch vụ
động tác xã thị trường

 Cá nhân  Cá nhân
Thành viên  Hộ gia đình  Tổ chức (Việt Nam
 Pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài)

Giới hạn Có giới hạn số thành viên


Không giới hạn
thành viên trừ công ty cổ phần

Thành viên là người góp


Địa vị pháp lý Thành viên không chỉ là nhà đâu tư, quản
vốn đong vai trò là nhà đầu
của thành lý mà còn là khách hàng sử dụng hàng hoá,
tư, phục cụ đối tượng là
viên dịch vụ do chính hợp tác xã cung câp
khách hàng

Quyền  biểu Bình đẳng với nhau không phụ thuộc vào
Phụ thuộc vào vốn góp
quyết vốn góp

Trách nhiệm
tài sản của Hữu hạn Vô hạn hoặc hữu hạn
thành viên

8
Phân chia lợi Theo vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm
Theo vốn góp
nhuận hoặc công sức lao động của thành viên

 Có nhiều loại hình


 Hợp tác xã có thể thu hút được đông để chọn lựa
đảo người lao động tham gia;  Phân cấp quản lý rõ
 Tính bình đẳng trong quản lý hợp tác ràng và được quy định
xã cao cho nên mọi xã viên đều bình đẳng trong luật
trong việc tham gia quyết định các vấn đề  Một vài loại hình
Ưu điểm liên quan đến hoạt động của hợp tác xã chịu trách nhiệm hữu hạn
không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn; với tài sản của mình, trong
 Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ phạm vi vốn góp
chịu trách nhiệm trước các hoạt động của  Hoạt động của doanh
hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp nghiệp đa dạng, chuyên
tác xã nghiệp và quy mô ổn hơn
so với hợp tác xã

 Không khuyến khích được nhiều  Mức vốn được đặt ra


người góp vốn cao hơn
 Khó khăn trong việc phân chia lợi  Việc áp dụng pháp
nhuận luật đối với doanh nghiệp
Nhược điểm  Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do chặt chẽ hơn
số lượng xã viên đông  Một vài loại hình
doanh nghiệp chịu trách
nhiệm vô hạn với tài sản
của mình.

Câu 2:
Nguyễn Văn Cầu xin đăng ký kinh doanh thành lập Doanh nghiệp tư nhân Toàn
Cầu vào tháng 01/2021, ngành nghề kinh doanh là sản xuất giấy vệ sinh. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh, một số tình huống đã xảy ra với Doanh nghiệp tư nhân
Toàn Cầu:

9
1. Tháng 6/2021, Cầu cưới vợ, vợ của Cầu là Nguyễn Thị Toàn muốn góp 200
triệu đồng – là tài sản cha mẹ cho đi lấy chồng – vào doanh nghiệp tư nhân Toàn
Cầu để mở rộng sản xuất.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 188, Luật doanh nghiệp năm 2020, quy định
doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, vợ của
Cầu là Nguyễn Thị Toàn muốn góp 200 triệu đồng – là tài sản cha mẹ cho đi lấy chồng
– vào doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu để mở rộng sản xuất là không hợp pháp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài sản của cá nhân khi kết hôn được xem
là tài sản riêng của mỗi người. Nên số tiền 200 triệu đồng mà bà Toàn muốn góp là tài
sản cá nhân của riêng bà Toàn. Nếu bà Toàn thực sự muốn trực tiếp đóng góp vào
Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu thì sẽ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp sang Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Nhưng nếu bà Toàn
chuyển quyền sở hữu 200 triệu đồng cho ông Cầu với mục đích mở rộng sản xuất thì
ông Cầu có thể dùng số tiền đó để tăng vốn điều lệ của Doanh nghiệp tư nhân Toàn
Cầu, dựa theo quy định tại khoản 3, điều 189, Luật doanh nghiệp 2020: “Trong quá
trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của
mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
2. Tháng 8/ 2021, Cầu đầu tư 2 tỷ để góp vốn thành lập công ty TNHH cùng
với 3 người bạn và dùng 3 tỷ đồng để mua cổ phiếu của công ty cổ phần Thuận
Phát.
 Cầu đầu tư 2 tỷ để góp vốn thành lập công ty TNHH cùng với 3 người bạn
Căn cứ vào khoản 4, điều 188, Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân
không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Theo căn cứ trên, doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ
phần. Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế quyền này đối với doanh nghiệp tư nhân mà
chưa có quy định hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, anh Cầu – chủ
doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu hoàn toàn có thể góp vốn thành lập công ty TNHH
đối với 3 người bạn.
 Cầu dùng 3 tỷ để mua cổ phiếu của công ty cổ phần Thuận Phát
Việc anh Cầu dùng 3 tỷ để mua cổ phiếu của công ty cổ phần Thuận Phát cũng là
hoạt động cá nhân không liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu. Tuy nhiên,
theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, một tổ chức, cá nhân được phép sở hữu tối đa 50%
vốn điều lệ của một công ty TNHH và không quá 5% vốn điều lệ của một công ty cổ

10
phần. Vì vậy ông Cầu chỉ được phép dùng 3 tỷ để sở hữu tối đa 5% số vốn điều lệ của
công ty cổ phần Thuận Phát, nếu ông Cầu vượt quá giới hạn này, ông sẽ vi phạm quy
định pháp luật và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
3. Tháng 10/2021, do không quan tâm nhiều đến công việc kinh doanh, DNTN
Toàn Cầu bị thua lỗ nặng và không trả được các khoản nợ đến hạn, mà tổng số
các khoản nợ đã lên đến 12 tỷ đồng. Vốn đăng kí của DNTN Toàn Cầu tại thời
điểm đăng ký kinh doanh là 1 tỷ đồng, tài sản dân sự của Cầu còn lại là 10 tỷ
đồng.
Tại khoản 1 điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Theo quy định này thì anh Nguyễn Văn Cầu sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động (các nghĩa vụ tài chính…) của Doanh
nghiệp tư nhân Toàn Cầu. Vì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp không có tư cách
pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài chính. Vốn của Doanh nghiệp
tư nhân Toàn Cầu khi đăng ký kinh doanh là 1 tỷ đồng và tài sản dân sự của anh Cầu
chỉ còn 10 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu và tài
sản dân sự của anh Cầu là không đủ để trả khoản nợ 12 tỷ đồng đến hạn.
Do vậy, tiếp theo ta cần xác định vào thời điểm tháng 10/2021, Doanh nghiệp tư
nhân Toàn Cầu không trả được các khoản nợ đến hạn là vẫn nằm trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn thanh toán hay đã hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán. Bởi lẽ, đây sẽ là điều kiện để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Ở đây sẽ có hai trường hợp xảy ra.
Trường hợp 1, Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu đã không trả được các khoản nợ
trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì sẽ tiến hành nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
Tại khoản 1 điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Căn cứ theo
quy định này thì trong trường hợp 1 này Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu được coi là
mất khả năng thanh toán.
Khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán thì sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản. Tại khoản 4 điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định: “Chủ doanh nghiệp tư
nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên
của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.
11
Căn cứ theo quy định trên thì chủ Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu là anh
Nguyễn Văn Cầu sẽ có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Toà án nhân
dân có thẩm quyền.
Điều 110 Luật phá sản năm 2014 quy định:
“1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều
105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được
thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
 Theo quy định này thì tuy tổng tài sản dân sự của anh Cầu và Doanh nghiệp tư
nhân Toàn Cầu là 11 tỷ, trong khi khoản nợ phải trả là 12 tỷ đồng. Do đó, sau khi có
quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu chưa
trả hết khoản nợ thì anh Cầu vẫn phải gánh chịu khoản nợ 1 tỷ đồng.
Trường hợp 2, việc Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu không trả được các khoản
nợ đến hạn là vẫn nằm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn thanh
toán
Trong trường hợp 2 này do Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu chưa được coi là mất khả
năng thanh toán theo quy định của Luật phá sản năm 2014 nên không thể tiến hành
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do đó, lúc này chủ Doanh nghiệp tư nhân là anh
Cầu có thể tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để nhằm có lợi nhuận và
trả các khoản nợ đến hạn. Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu cũng không thể tiến hành
giải thể được. Bởi lại theo khoản 2 điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ
tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng
tài”. Trong khi, tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu và anh Cầu là thì chưa đủ
để thanh toán hết các khoản nợ.
4. Mặc dù đã được yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng do một số lý do khách
quan và chủ quan, toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết phá sản đối với
DNTN Toàn Cầu. Không được phá sản, Cầu quyết định bán DNTN Toàn Cầu
của mình cho chị Trần Thanh Vân, là một cán bộ cao cấp của Bộ Thương mại.
Tình huống này được xem xét theo pháp luật Việt Nam về kinh doanh và phá
sản:
Trong trường hợp Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu được yêu cầu tuyên bố phá
sản, doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình phá sản theo quy định pháp luật có trong Luật
12
phá sản 2014. Nếu Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu không tuân thủ quy trình này, có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị cấm kinh doanh.
Tuy nhiên trong trường hợp này, toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết phá
sản đối với Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu. Do vậy, Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu
vẫn được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh và quản lý của mình.
Căn cứ Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc bán doanh nghiệp tư
nhân như sau:
“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho
cá nhân, tổ chức khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát
sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh
nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ
quy định của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư
nhân theo quy định của Luật này."
Theo các điều khoản trên thì Cầu có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình
cho cá nhân, tổ chức khác. Nhưng Cầu lại bán cho bà Vân là cán bộ cao cấp Bộ
Thương mại mà căn cứ điểm a, b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định
về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh
nghiệp như sau:“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức;”
Căn cứ Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về những việc khác cán
bộ, công chức không được làm
“Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật
này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh
doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ
quan có thẩm quyền.”
 Cầu không được bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho bà Vân. Điều trên là
không hợp pháp.

13
5. Năm 2022, do không may gặp tai nạn, vợ chồng Cầu chết. Diện thừa kế chỉ
còn lại con trai 16 tuổi và người con trai này muốn được tiếp tục kinh doanh
ngành nghề sản xuất giấy vệ sinh bằng DNTN Toàn Cầu mà bố đã để lại.
Căn cứ vào khoản 1 điều 188 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân
được hiểu như sau:“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.”
Doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân do đó trong
trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân được xem xét như
một tài sản trong khối di sản thừa kế.
Vì vợ chồng ông Cầu gặp tai nạn và chết, và không rõ có di chúc hay không nên
ta chia thành 2 trường hợp
Trường hợp 1: Ông Cầu trước khi chết có để lại di chúc
Nếu ông Cầu trước khi qua đời có để lại di chúc thì nội dung di chúc sẽ quy định
việc chuyển nhượng DNTN Toàn Cầu cho người được chỉ định trong di chúc.
Trường hợp 2: Ông Cầu không để lại chúc
Do ông Cầu không để lại di chúc nên tài sản của vợ chồng ông Cầu sẽ được chia
theo pháp luật. Căn cứ vào điểm a Khoản 1 điều 651 Luật Dân Sự 2015 quy định về
những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
 Người con trai 16 tuổi của ông Cầu là người thừa kế duy nhất nên có thể tiếp
quản Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu và tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề
sản xuất giấy vệ sinh của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, Theo Khoản 1 điều 21 Luật dân Sự 2015 quy định về người chưa
thành niên: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”
Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 quy định người
chưa thành niên không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý
doanh nghiệp
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam:
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ
chức không có tư cách pháp nhân;
Do con trai của ông chưa đủ 18 tuổi và chưa được pháp luật công nhận là người
trưởng thành, nên theo quy định của pháp luật, người đại diện pháp lý của con trai ông
14
sẽ phải đứng ra đại diện cho con trai trong việc quản lý và thực hiện quyền lợi kinh
doanh của Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu. Nếu không có người đại diện pháp lý,
Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu sẽ phải bị giải thể và tài sản của Doanh nghiệp sẽ
được phân chia cho người thừa kế.
 Từ phân tích trên có thể thấy, con trai ông Cầu hoàn toàn có thể tiếp quản và
tiếp tục hoạt động kinh doanh của Doanh nghiêp tư nhân Toàn cầu, trừ trường hợp ông
Cầu không để lại di chúc thừa kế cho người con trai. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi
của người thừa kế và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về doanh nghiệp, con trai
của ông Cầu cần thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thay đổi chủ sở hữu doanh
nghiệp và đăng ký lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp này theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan.

15
LỜI KẾT LUẬN
Hiện nay xu thế chung của các nhà đầu tư là thành lập cho mình các doanh
nghiệp, công ty riêng qua đây họ muốn chứng tỏ khả năng làm chủ của mình cũng như
khả năng lãnh đạo của bản thân trong việc hoạt động của doanh nghiệp. Trong cơ chế
kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về đăng ký thành
lập doanh nghiệp là một bài toán nan giải cần tập trung nhiều sức lực để thực hiện.
Nếu như không kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế còn tồn đọng thì tiến tới sẽ
kìm hãm sự phát triển của môi trường kinh doanh trong nước, lực lượng xã hội vẫn
chưa được giải phóng. Đối với các doanh nghiệp, để thuận lợi gia nhập thị trường và
dễ dàng tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng là một trong các yếu tố quan trọng
để tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Nhìn chung, pháp
luật về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đã có các thay đổi đáng kể trong thời
gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự đã đạt được, thực tế áp dụng các quy
định về đăng ký kinh doanh đôi lúc mang lại những kết quả trái ngược, trong đó có
những kết quả không mong muốn, trái với mục đích của Luật doanh nghiệp.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật Phá Sản 2014 số 51/2014/QH13 mới nhất. (2014). Được truy lục từ Luật
Phá Sản 2014 số 51/2014/QH13 mới nhất:
https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Pha-san-2014-238641.aspx
2. Bộ Luật Dân Sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất. (2015). Được truy lục từ Bộ Luật
Dân Sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất:
https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-
296215.aspx
L. (n.d.).
3. Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 mới nhất. (2020). Được truy lục từ Luật
Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14: https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-
nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx

17

You might also like