You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN


LUẬT KINH TẾ 1

Đề bài:
A,B,C dự định góp vốn thành lập một công ty TNHH có ngành nghề kinh doanh bất động
sản, sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, nước rửa bát, thuốc thú y tại quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội. Tổng số vốn góp của các thành viên là 500 triệu đồng, trong đó các
thành viên sử dụng 300 triệu đồng để thuê nhà xưởng, mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật liệu
cần thiết để chuẩn bị hoạt động.
Câu hỏi:
Câu 1: Với những điều kiện đó, họ có thể thành lập được công ty trong những ngành nghề
trên hay không? Vì sao?
Câu 2: Hãy giúp A, B, C rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện
thành công ý định gia nhập thị trường.

Nhóm thực hiện : Nhóm 8


Lớp học phần : 231_PLAW0321_01
Giảng viên : Nguyễn Thị Ngọc Tú

1
Hà Nội - Năm 2023
ĐỀ CƯƠNG NHÓM 8 (TRƯỚC KHI CÔ CHỮA)
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Quyền thành lập và quyền góp vốn
1.2. Nội dung cụ thể về đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.3. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Chương 2: Giải quyết tình huống
2.1. Với những điều kiện đó, họ có thể thành lập được công ty trong những ngành
nghề trên hay không? Vì sao? (Câu 1)
 Xét loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH => Lựa chọn loại hình công ty TNHH 1
thành viên hay 2 thành viên trở lên
 Xét điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Chủ thể: Có thỏa mãn điều kiện tại Điều 18 Luật doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh: Bất động sản, sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, nước
rửa bát, thuốc thú y.
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
- Tên doanh nghiệp
- Có trụ sở kinh doanh
- Nộp đủ phí đăng ký kinh doanh
- Vốn
=> Kết luận: Với những điều kiện đó, họ có thể thành lập được công ty trong những
ngành nghề trên hay không?
2.2. Hãy giúp A, B, C rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện
thành công ý định gia nhập thị trường (Câu 2)
 Rà soát thủ tục pháp lý
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty
- Bản sao các giấy tờ
 Vận dụng: Quy trình thành lập doanh nghiệp
KẾT LUẬN

2
Trường đại học Thương Mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp học phần: 231_PLAW0321_01 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


I. Thời gian & địa điểm
- Thời gian: 14h ngày 23 tháng 10 năm 2022
- Địa điểm: Zalo
II.Thành viên tham gia: Đầy đủ 10 thành viên
71. Nguyễn Phương Nam 76. Nguyễn Lê Hà Ngọc
72. Tạ Thị Thảo Ngân 77. Nguyễn Thị Ngọc
73. Nguyễn Minh Nghiêu 78. Phạm Hồng Ngọc
74. Bùi Hải Ngọc 79. Vũ Thị Thanh Nhàn
75. Đặng Hồng Ngọc 80. Đỗ Minh Nhật

76. Nội dung thảo luận:


Cả nhóm cùng nhau họp bàn, trao đổi ý kiến về nội dung thảo luận, phân chia các
phần nội dung cho từng thành viên.
77. Đánh giá chung
- Các thành viên rất tích tham gia đóng góp ý kiến
- Kết quả đạt được: Nhóm hoàn thành cơ bản phần chuẩn bị trước khi thảo luận,
thành viên nắm bắt được phần việc mình cần làm cho bài thảo luận.
Cuộc họp kết thúc lúc 14h30 cùng ngày.
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2023
Nhóm trưởng
Nhàn
Vũ Thị Thanh Nhàn

3
DANH SÁCH NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét Điểm


đánh
giá
71 Nguyễn Phương Nam Vấn đề gặp phải ở bước 1
+ cách giải quyết (Câu 2)

72 Tạ Thị Thảo Ngân Tên doanh nghiệp + Có


hồ sơ đăng ký kinh doanh
hợp lệ (Câu 1)
73 Nguyễn Minh Nghiêu Vấn đề gặp phải ở bước 2
+ cách giải quyết (Câu 2)

74 Bùi Hải Ngọc Powperpoint + 1.2 (Lý


thuyết)

75 Đặng Hồng Ngọc Thuyết trình + 1.1 (Lý


thuyết)

76 Nguyễn Lê Hà Ngọc Vấn đề ở bước 4 + cách


giải quyết (Câu 2)

77 Nguyễn Thị Ngọc Vấn đề gặp phải ở bước 3


+ cách giải quyết

78 Phạm Hồng Ngọc Lựa chọn doanh nghiệp +


Thành viên (Câu 1)

79 Vũ Thị Thanh Nhàn Ngành nghề kinh doanh +


Trụ sở kinh doanh (Câu 1)
+ Lời mở đầu, Kết luận và
Tổng hợp word, sửa
word, sửa powerpoint

80 Đỗ Minh Nhật Nộp đủ phí đăng ký kinh


doanh + Vốn

MỤC LỤC
4
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................6
I. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm.................................................................................................7
1.2. Làm rõ nội dung cần giải quyết và văn bản pháp luật sử dụng trong câu hỏi
1 và câu hỏi 2..............................................................................................................7
1.2.1. Quyền thành lập và quyền góp vốn................................................................7
1.2.2. Các nội dung chính để thành lập doanh nghiệp.............................................8
1.1.3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp.....................................................10
II. Giải quyết tình huống............................................................................................10
2.1. Giải quyết câu hỏi 1: Với những điều kiện đó, họ có thể thành lập được công
ty trong những ngành nghề trên hay không? Vì sao?............................................10
2.1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.................................................................10
2.1.2. Xét điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp................11
2.2. Giải quyết câu hỏi 2: Hãy giúp A, B, C rà soát và thực hiện các thủ tục pháp
lý cần thiết để thực hiện thành công ý định gia nhập thị trường..........................25
KẾT LUẬN.................................................................................................................34

LỜI MỞ ĐẦU
Thành lập một công ty là một trong những quyết định quan trọng của một doanh
nhân hoặc một nhóm người quyết định hợp tác để thực hiện dự án kinh doanh của họ. Nó

5
đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình mới, với những cơ hội và thách thức riêng biệt.
Trong một thời đại mà nền kinh tế ngày càng phát triển phức tạp và môi trường kinh
doanh biến đổi liên tục, việc sáng lập một công ty không chỉ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng
kinh doanh mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp lý và quy trình
thực hiện. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 tình huống và thảo luận để hiểu hơn về
cách thức chính xác để đăng ký thành lập một doanh nghiệp mới.
Vì kiến thức còn hạn chế nên bài thảo luận của nhóm không thể tránh khỏi những
thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của cô, cùng các bạn trong lớp
Kinh tế luật 231_PLAW0321_01.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I. Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số khái niệm
● Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 “Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

6
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều
47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại
các điều 51, 52 và 53 của Luật này”.
● Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Căn cứ Khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, “Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị
phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty”.
● Tài sản góp vốn
Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020:
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá
được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với
tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để gips vốn
theo quy định của pháp luật.
1.2. Làm rõ nội dung cần giải quyết và văn bản pháp luật sử dụng trong câu hỏi 1
và câu hỏi 2
Để làm rõ các nội dung cần giải quyết trong câu hỏi 1 và câu hỏi 2, ta cần cơ sở lý
thuyết về các nội dung sau:
1.2.1. Quyền thành lập và quyền góp vốn
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần mua phần vốn và quản lý doanh nghiệp được quy
định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Trong quy định này có 2 điểm cần lưu ý:
- Các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: Là
những cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật
doanh nghiệp.
- Các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty
trách nhiệm hữu hạn: Là những cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

7
1.2.2. Các nội dung chính để thành lập doanh nghiệp

STT Nội dung Căn cứ pháp lý Nội dung

1 Lựa chọn - Khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp Lựa chọn giữa công ty
loại hình 2020 TNHH 1 thành viên và
kinh - Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành
doanh 2020 viên trở lên

2 Chủ thể - Khoản 1 và 2 Điều 17 Luật doanh Các tổ chức, cá nhân có


nghiệp 2020 quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam
là những tổ chức, cá nhân
không thuộc trường hợp bị
cấm

3 Ngành - Khoản 1, Điều 7 Luật Doanh nghiệp - Ngành nghề kinh doanh
nghề kinh 2020 không thuộc ngành nghề
doanh - Điều 4 của Nghị định 02/2022/NĐ-CP. bị cấm
- Điều 3 và điều 4 Nghị định - Ngành nghề kinh doanh
66/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi thuộc các ngành nghề
Nghị định 123/2018/NĐ-CP) kinh doanh có điều kiện
- Điều 61 và Điều 63 Luật bảo vệ và doanh nghiệp cần đáp
kiểm dịch thực vật năm 2013 ứng đủ điều kiện mới
- Điều 30 và Điều 35 của Thông tư số được kinh doanh
21/2015/TT-BNNPTNT
- Điều 7 Nghị định 108/2008/NĐ-CP
- Điều 12 và Điều 17 Nghị định
35/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi
Nghị định 123/2018/NĐ-CP)
- Điều 90 và Điều 92 Luật Thú y 2015

4 Có hồ sơ Điều 21, 23, 24 và 25 Luật doanh Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ


đăng ký

8
kinh doanh nghiệp 2020 pháp lý
hợp lệ

5 Tên doanh Điều 37, 38, 39 và 41 Luật doanh Tên doanh nghiệp = Loại
nghiệp nghiệp 2020 hình doanh nghiệp + tên
riêng

6 Trụ sở - Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 Trụ sở phải thuộc quyền
doanh - Khoản 7 Điều 80 Nghị định sử dụng hợp pháp của
nghiệp 99/2015/NĐ-CP doanh nghiệp, ví dụ như
- Điều 6 Luật nhà ở 2014 phải có hợp đồng thuê mặt
- Nghị định số 99/2015/NĐCP bằng, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất

7 Phí đăng - Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Biểu phí, lệ phí đăng ký
ký kinh - Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 điều 5 doanh nghiệp
doanh Thông tư số 47/2019/TT-BTC
- Điều 12 Luật Thú Y 2015

8 Vốn điều - Khoản 2 Điều 34 Luật doanh nghiệp Bao gồm


lệ 2020 + Tài sản góp vốn
- Điểm a, b Khoản 1 điều 35 Luật + Thời gian góp vốn
doanh nghiệp 2020 + Định giá tài sản
- Khoản 2 Điều 36 Luật doanh nghiệp + Chuyển quyền sở hữu tài
2020 sản
- Khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật
doanh nghiệp 2020

1.1.3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty TNHH
Căn cứ theo Điều 21, Luật doanh nghiệp 2020 về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của
công ty trách nhiệm hữu hạn
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

9
- Phương thức đăng ký kinh doanh: Căn cứ theo Khoản 1, Điều 26, Luật doanh nghiệp
2020.
- Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 5, Điều
26, Luật doanh nghiệp 2020.
- Nhận kết quả: Thành viên hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ sẽ đến
Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký
công ty TNHH sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ.
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân (Căn cứ theo Điều 43, Luật doanh nghiệp 2020).
Bước 4: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia (Căn cứ theo
điều 32, Luật doanh nghiệp 2020).

II. Giải quyết tình huống

2.1. Giải quyết câu hỏi 1: Với những điều kiện đó, họ có thể thành lập được công ty
trong những ngành nghề trên hay không? Vì sao?
2.1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
* Phân tích mong muốn lựa chọn loại hình kinh doanh:
(1) Thành lập một công ty TNHH
(2) 3 người A, B, C đều làm chủ
* Trong các loại hình chủ thể kinh doanh, mô hình kinh doanh phù hợp với mong
muốn đặt ra nhất là Công ty TNHH 2 thành viên. Lý giải:
Theo mong muốn (1), loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn là: Công ty TNHH 1 TV,
Công ty TNHH 2 TV trở lên.
Theo mong muốn (2), do ngay từ ban đầu đã dự định có sự tham gia góp vốn của 3
người (A,B,C) nên không thể lựa chọn những loại hình doanh nghiệp chỉ có 1 thành viên.
Do đó, ta có thể loại bỏ loại hình công ty TNHH 1 thành viên và loại hình doanh nghiệp
có thể lựa chọn là: Công ty TNHH 2 TV trở lên do:
Căn cứ Khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau
đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. Như vậy

10
Công ty TNHH 1 thành viên không đáp ứng được mong muốn cả 3 thành viên A, B, C
đều làm chủ.
Căn cứ điều theo Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá
nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điều 4 Khoản 47 của Luật này”.
 Như vậy, loại hình kinh doanh phù hợp nhất với các mong muốn khi tham gia kinh
doanh là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

2.1.2. Xét điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
● Điều kiện về chủ thể
Theo Điều 17, Luật doanh nghiệp 2020: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này”. Theo đó, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi nhuận riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên
chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp Nhà
nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền
để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức
không có tư cách pháp nhân;

11
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp nhận hình phạt
tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật
Phòng, chống tham nhũng.
 Như vậy, điều kiện về chủ thể thành lập công ty trong tình huống này như sau:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân (Theo Bộ luật dân sự 2015 thì 1 tổ chức là một pháp
nhân nếu đủ 4 điều kiện: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc
lập và tự chịu trách nhiệm, nhân danh pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật); cá nhân
từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều
17 Luật doanh nghiệp 2020.
- Số lượng thành viên: Bắt buộc phải có 02 thành viên (cá nhân hoặc tổ chức) tham gia
góp vốn và số lượng thành viên tham gia góp vốn không được quá 50.

● Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Tại khoản 1, Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có thể “tự
do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”.
Trong tình huống, A,B,C dự định góp vốn thành lập một công ty TNHH có ngành
nghề kinh doanh bất động sản, sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật, nước rửa bát, thuốc
thú y. Do đều là các ngành nghề kinh doanh thuộc phụ lục IV (Danh mục ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện) của Luật đầu tư 2020 nên khi thành lập công ty cần tuân thủ các
điều kiện như sau:
 Điều kiện kinh doanh bất động sản:
Điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2023 được quy định tại Điều 4 của Nghị
định 02/2022/NĐ-CP.
- Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp
tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động
sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);

12
- Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự
án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản
(đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin sau:
+ Thông tin về doanh nghiệp bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc,
tên người đại diện theo pháp luật;
+ Thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của
Luật Kinh doanh bất động sản;
+ Thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào
kinh doanh (nếu có)
+ Thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại
sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản
phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
 Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Thứ nhất, theo Điều 3 Nghị định 66/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định
123/2018/NĐ-CP) thì cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các ứng các quy
định tại Điều 61 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (trừ cơ sở chỉ sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích) và các điều kiện sau:
1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các
chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về
thuốc bảo vệ thực vật.
2. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công
nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy
hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ
thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản
xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002
Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản
và vận chuyển.
4. Hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015

13
của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN
07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
5. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo
quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng
sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm
tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp
luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa
đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
6. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy
định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp.
Theo đó, Điều 61 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 quy định như sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng
cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô
sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được
sản xuất;
c) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường;
d) Có đủ trang thiết bị để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất ra.
Trường hợp không có đủ trang thiết bị thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với tổ
chức được chỉ định kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm
xuất xưởng.
2. Điều kiện về nhân lực được quy định như sau:
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;

14
b) Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi
dưỡng về chuyên môn phù hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia và quy định chi tiết điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Thứ hai, doanh nghiệp cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật theo các quy định của Điều 30 của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về
Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (trừ cơ sở chỉ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học có
hoạt chất là các vi sinh vật có ích không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường).
 Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Thứ nhất, theo Điều 4 Nghị định 66/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định
123/2018/NĐ-CP) thì cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các ứng các quy
định tại Điều 63 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (trừ cơ sở chỉ sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích) và các điều kiện sau:
1. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ
trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh
học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn
uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch,
giếng nước) tối thiểu 20 m.
3. Kho thuốc bảo vệ thực vật
a) Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản
xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
b) Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông,
hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10cm so với mặt
sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
Theo đó, Điều 63 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi
và môi trường theo đúng quy định;

15
b) Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ
thực vật khi xảy ra sự cố;
c) Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình
độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học
hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Thứ hai, cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
theo quy định tại Điều 35 của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc
bảo vệ thực vật.
 Điều kiện sản xuất và buôn bán nước rửa chén:
Thứ nhất, do đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp phải
đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị định 108/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật hóa chất như sau:

Điều 7. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong
ngành công nghiệp
1. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sản
xuất kinh doanh có điều kiện trong công nghiệp phải có bằng đại học các ngành hóa chất.
2. Có cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất, lực lượng ứng phó tại chỗ và các
trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô và đặc tính hóa
chất; có Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng hóa chất độc hại có yêu cầu đặc thù chuyên
ngành công nghiệp theo quy định tại Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19 tháng 11
năm 2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).
3. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng
lực kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra chất lượng
hóa chất, sản phẩm hóa chất công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm
quyền quản lý ngành công nghiệp chấp nhận.
4. Có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ
phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa
cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với từng loại hóa chất,
thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và

16
xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và áp dụng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này''.
Thứ hai, cần xin Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh
doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong đó có
nước rửa chén theo quy định tại Điều 11 Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một
số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do
Bộ trưởng Bộ công thương ban hành.

 Điều kiện sản xuất thuốc thú y:


Theo Điều 12 Nghị định 35/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định
123/2018/NĐ-CP), thì tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải thực hiện theo quy định
tại Điều 90 của Luật thú y; pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; pháp luật về bảo vệ môi
trường; pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Địa điểm: Phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh
viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm.
2. Nhà xưởng:
+ Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh sự xâm nhập của các
loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài;
+ Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng
vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh;
+ Có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử
lý nước, khí thải, chất thải;”
3. Kho chứa đựng nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm có diện tích phù hợp với quy
mô sản xuất và bảo đảm các Điều kiện sau đây:
+ Có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm;
+ Có kho riêng bên ngoài để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ cháy nổ;
+ Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;
+ Nền, tường, trần như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;”
+ Có giá, kệ để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm; có thiết bị, phương tiện
để bảo đảm Điều kiện bảo quản.

17
4. Trang thiết bị, dụng cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mô và loại thuốc sản
xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng; có quy trình vệ sinh và bảo
đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm.
5. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y:
a) Khu vực kiểm tra chất lượng phải tách biệt với khu vực sản xuất; được bố trí phù hợp
để tránh nhiễm chéo; các khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh;
b) Mẫu, chất chuẩn phải được bảo quản tại khu vực riêng, bảo đảm Điều kiện bảo quản;
c) Phải có trang thiết bị phù hợp.
Theo đó, Điều 90 Luật Thú y 2015 quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú
y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc đảm bảo diện tích, khoảng cách an toàn cho người,
vật nuôi và môi trường;
3. Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại
thuốc thú y;
4. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường;
5. Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành
nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y;
6. Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn
phù hợp;
7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.
 Điều kiện buôn bán thuốc thú y:
Theo Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định
123/2018/NĐ-CP) quy định: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định
tại Điều 92 của Luật thú y và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn,
dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc,
động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.
- Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt
kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế

18
phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện
bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc
xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.”
Theo đó, Điều 92 Luật Thú y 2015 quy định: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc
thú y phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp;
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
3. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
4. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

● Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ


- Doanh nghiệp của A,B,C phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo Điều 21 Luật doanh
nghiệp 2020 để có 1 hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.
“Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp
luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của
thành viên là tổ chức
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải
được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật
Đầu tư”
Trong đó:
- Doanh nghiệp chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp nội dung đảm bảo theo
Điều 23 Luật doanh nghiệp 2020
Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

19
“Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
3. Ngành, nghề kinh doanh; ..”
- Điều lệ công ty căn cứ theo Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020
“1.Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi,
bổ sung trong quá trình hoạt động.
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện
(nếu có),
b) Ngành, nghề kinh doanh;..”
- Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 25 Luật DN 2020
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách
cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty số phần
“Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ
Đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao
gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu
tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần;
2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là
nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần; …”

● Tên doanh nghiệp


Căn cứ theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, hướng dẫn bởi Nghị
định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên
riêng, vì vậy ta có thể thấy quy định đặt tên cho công ty của A,B,C như sau: Công ty
trách nhiệm hữu hạn/TNHH + tên riêng doanh nghiệp. Ví dụ Công ty TNHH ABC.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

20
- Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn
phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ theo Điều 38, 39, 41 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp của A,B,C
cần tránh một số quy định cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp A,B,C không được trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty
khác đã đăng ký;
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để đặt tên công ty;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.

● Điều kiện về trụ sở kinh doanh


Theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp
của A,B, C trong tình huống này là đặt tại Cầu Giấy, Hà Nội (trên lãnh thổ Việt Nam) là
địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số
điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:
“Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử
dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật nhà ở có hiệu lực thi
hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải
chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong
thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại
địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn
quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn
hộ chung cư”.
 Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, căn hộ chung cư sẽ không được sử
dụng làm trụ sở doanh nghiệp
Điều 6 Luật nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐCP Hướng dẫn thi hành
Luật nhà ở thì pháp luật không cho phép được đặt trụ sở hoặc kinh doanh tại nhà tập thể

21
có đăng ký sử dụng vào mục đích ở và sinh hoạt. Tuy nhiên, trường hợp căn hộ nằm
trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp và căn hộ đó thuộc khu vực được phép kinh
doanh thì mới có thể sử dụng để làm trụ sở doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

● Nộp đủ phí đăng ký kinh doanh


Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp
phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Đồng thời,
căn cứ Khoản 1 Điều 2, Thông tư số 47/2019/TT-BTC Quy định về mức thu, chế độ thu,
nộp quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh
nghiệp “ Tổ chức cá nhân khi đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam phải nộp lệ
phí đăng ký doanh nghiệp”.
Theo đó mức phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/ lần, ngoài ra cũng cần có
các loại phí khác như phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp với mức thu là 100.000
đồng/ lần.

Cũng trong thông tư này tại Khoản 3 điều 5 “Doanh nghiệp thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp”, do đó chỉ cần
22
đóng các lệ phí liên quan đến cung cấp thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại Điều 12
Luật Thú Y 2015 về phí, lệ phí về thú y “Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến
lĩnh vực thú y phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”, các ngành
nghề khác cũng không đề cập đến vấn đề này. Do đó công ty kinh doanh của A,B,C chỉ
cần tuân thủ nộp lệ phí kinh doanh theo các điều kiện trên.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị chi phí khắc con dấu doanh nghiệp, chi phí
làm biển công ty, phí mua chữ ký số, kê khai và nộp lệ phí môn bài.

● Điều kiện về vốn


+ Tài sản góp vốn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 “Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ
sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1
Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.” Do
đó A, B, C cần chứng minh được bản thân mình là chủ sở hữu của tài sản hoặc có quyền
sử dụng để có thể mang đi góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra số tiền góp vốn của 3 thành viên 500 triệu đồng là hợp lý bởi không có các văn
bản pháp luật quy định về mức góp vốn tối thiểu cũng như cho từng ngành nghề kinh
doanh khác nhau.
+ Thời gian góp vốn: Với việc lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì
theo Khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 “ Thành viên phải góp vốn cho công ty
đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian
vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở
hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ
phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài
sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn
lại.”
Vì vậy các thành viên cần chú ý thời hạn góp vốn, nếu không sẽ phải xử lý theo Khoản 3
Điều 47 của Luật này.
+ Định giá tài sản:
Khi A, B, C có các tài sản mà không phải là tiền, vàng thì cần phải được định giá để xác
định giá trị của tài sản mang góp. Theo Khoản 2 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020: Định

23
giá có thể lựa chọn theo nguyên tắc đồng thuận hoặc nhờ một tổ chức thẩm định giá định
giá. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản
đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời
điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định
giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.
+ Chuyển quyền sở hữu tài sản:
Sau khi góp đúng đủ tài sản cam kết xong thì cần phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho
công ty. Việc này được quy định cụ thể trong Điểm a, b Khoản 1 điều 35 Luật doanh
nghiệp 2020.
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo
quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài
sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện
thông qua tài khoản.
=> Kết luận:
Lưu ý: Có quy định Xử phạt hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các
loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y
tế, thuốc thú y được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 25 Nghị định 31/2016/NĐ-CP có
thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tóm lại, theo lưu ý ở trên thì các nơi bán thuốc bảo vệ thực vật phải được tách riêng với
nơi bán thuốc thú y, đồng thời nếu như doanh nghiệp của A,B,C có thể đảm bảo tuân thủ
7 điều kiện đã nêu về Chủ thể, Ngành nghề kinh doanh, Có hồ sơ đăng ký kinh doanh
hợp lệ, Tên doanh nghiệp, Trụ sở kinh doanh, Phí đăng ký kinh doanh và Vốn thì có thể
thành lập doanh nghiệp với những ngành nghề đã nêu.

24
2.2. Giải quyết câu hỏi 2: Hãy giúp A, B, C rà soát và thực hiện các thủ tục pháp lý
cần thiết để thực hiện thành công ý định gia nhập thị trường
Sau khi rà soát các bước và đảm bảo thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết một
cách suôn sẻ để thực hiện thành công ý định gia nhập thị trường của A,B,C. Dưới đây sẽ
là một số vấn đề thường gặp và cách giải quyết trong từng bước thực hiện:

● Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty TNHH


Căn cứ theo Khoản 4 Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, các giấy tờ cần thiết bao
gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Danh sách thành viên.
3. Bản sao của Điều lệ công ty.
4. Danh sách giấy tờ sau đây:
a. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện pháp luật;
b. Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại
diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy
quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ
chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của
Luật đầu tư.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 16 Điều 4 “Giải thích từ ngữ”, thuộc Luật Doanh
nghiệp 2020, ta có thể hiểu
Bản sao là giấy tờ được sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính bởi cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã được đối chiếu với bản chính.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: Thẻ Căn cước
công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp
khác.

Vấn đề gặp phải trong bước 1: Việc thu thập bản sao giấy tờ pháp lý của các thành viên
gặp khó khăn vì họ không có sẵn các tài liệu cần thiết

25
Trong trường hợp các thành viên không có sẵn các giấy tờ pháp lý cần thiết thì dẫn
đến hậu quả như sau: Mất thời gian của doanh nghiệp, thời gian đăng ký Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lâu hơn dự kiến gây ảnh hưởng đến tài chính và kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp.
=> Cách giải quyết:
- Trước khi sự việc xảy ra, cần một số cách phòng ngừa rủi ro như sau
Thứ nhất, bản thân các thành viên cần chủ động tìm hiểu kỹ những yêu cầu về giấy
tờ cần thiết ở trong Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác để Hồ sơ
đăng ký công ty có thể hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Thứ hai, người đang chịu trách nhiệm tổ chức việc thu thập giấy tờ pháp lý cần liên
hệ với tất cả các thành viên hoặc đại diện pháp lý của họ để thông báo về quy trình thu
thập giấy tờ pháp lý, yêu cầu tài liệu cụ thể, và nêu rõ thời hạn. Nếu các thành viên là cá
nhân hoặc tổ chức nước ngoài, có thể cần phải liên hệ và làm việc sớm hơn với luật sư
hoặc người đại diện pháp lý của họ để thu thập và công chứng tài liệu.
Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét việc áp dụng điều khoản phạt hoặc ràng buộc
trong hợp đồng hoặc thỏa thuận đối với các thành viên hoặc đối tác không tuân thủ thời
hạn hoặc không cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ đủ và
đúng thời hạn quy định.
- Trường hợp sự việc đã xảy ra rồi thì cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, cần liên hệ với cơ quan đăng ký để thảo luận về tình huống vì họ có thể
cung cấp hướng dẫn về cách xử lý trường hợp này và có thể yêu cầu bạn cung cấp tài liệu
thay thế tạm thời trong trường hợp cần thiết.
Tiếp đó, cần liên hệ với các thành viên hoặc đối tác liên quan để thông báo về tình
huống. Hãy yêu cầu họ bổ sung tài liệu cần thiết càng sớm càng tốt và nhắc nhở về các
khoản phạt (nếu có).

● Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả


- Nơi nộp hồ sơ: Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân cần nộp
hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt
trụ sở chính của công ty (Hà Nội, Việt Nam)
- Hình thức nộp hồ sơ: Theo khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá
nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo một trong ba hình thức:

26
+ Nộp trực tiếp
+ Nộp qua đường bưu điện
+ Nộp online qua mạng.
Song song với việc nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí đăng ký kinh
doanh: Theo khoản 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phí, lệ phí đăng ký kinh doanh có thể
được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng
Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Theo khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của
hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau:
+ Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm;
+ Tên của doanh nghiệp đặt đúng quy định;
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
+ Nộp đủ phí và lệ phí theo quy định.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp khi đăng
ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin
giấy phép con của ngành, nghề đó. Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ
các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp
định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…). Trong tình huống này, doanh nghiệp của
A,B,C sẽ tiến hành xin giấy phép con như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và buôn bán
nước rửa chén, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và buôn bán thuốc thú y.

Vấn đề gặp phải trong bước 2: Trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp là không chính xác

Theo Khoản 2 Điều 69 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì trường hợp thông tin kê
khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác,
Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo
quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là

27
không có hiệu lực, yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
=> Cách giải quyết:
- Trước khi sự việc xảy ra, có một số cách phòng ngừa rủi ro như sau:
Kiểm tra thông tin một cách cẩn thận: Trước khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp,
hãy đảm bảo rằng tất cả thông tin trong hồ sơ là chính xác và trung thực. Kiểm tra cẩn
thận mọi số liệu và tài liệu liên quan để đảm bảo tính chính xác.
Sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý: Thuê luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để kiểm tra
hồ sơ và đảm bảo rằng mọi thông tin được kê khai đúng cách. Họ có thể giúp doanh
nghiệp xác định và sửa chữa bất kỳ sai sót nào trước khi nộp hồ sơ.
Hợp tác chặt chẽ với cơ quan đăng ký: Hãy thảo luận với cơ quan đăng ký để đảm
bảo rằng chúng ta hiểu rõ quy trình và yêu cầu cần thiết để đăng ký doanh nghiệp một
cách chính xác, tránh những sai sót không đáng có.
- Sau khi sự việc xảy ra rồi, cần xử lý như sau:
Thứ nhất, xác định nguyên nhân của sự việc. Cần xem xét nguyên nhân tại sao
thông tin không chính xác và xác định phạm vi thông tin bị sai lệch. Có thể liên hệ với cơ
quan đăng ký để thảo luận về quy trình sửa chữa thông tin. Họ sẽ hướng dẫn về các bước
cần thực hiện và tài liệu cần cung cấp.
Thứ hai, lập kế hoạch sửa chữa: Sau khi đã xác định thông tin không chính xác và
nguyên nhân của nó, hãy lập kế hoạch cụ thể để sửa chữa thông tin này bao gồm những
việc cần làm và thời hạn hoàn thành
Tiếp theo là sửa chữa thông tin. Điều này có thể bao gồm việc liên hệ với các bên
liên quan đến thông tin sai lệch và thời hạn sửa chữa.
Trong trường hợp nếu tình huống trở nên phức tạp hoặc bạn cần sự hỗ trợ pháp lý,
tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ
tình huống và đề xuất các biện pháp giải quyết.

● Bước 3: Công bố nội dung đăng ký thành lập công ty TNHH trên cổng thông tin
quốc gia
- Về quá trình công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

28
Theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020 về quá trình Công bố nội dung đăng
ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải
thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp
phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với
công ty cổ phần (nếu có).
2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng
phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Vấn đề gặp phải trong bước 3: Doanh nghiệp chậm trễ trong việc thông báo công khai nội
dung đăng ký thành lập doanh nghiệp, vượt quá 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo thời
hạn quy định. Trong trường hợp doanh nghiệp chậm trễ trong việc hoàn thành quá trình
này, có thể gây ra các rủi ro và hậu quả pháp như sau:
Tại Điều 45 Nghị định 122/2023/NĐ-CP về xử phạt hành chính, các doanh nghiệp
sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng trong các trường hợp sau:
1. Doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp đúng
thời hạn được quy định phía trên.
Song song đó, doanh nghiệp ngoài đóng phạt cũng buộc phải công bố công khai nội
dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
=> Cách giải quyết:
- Trước khi sự việc xảy ra, có một số cách phòng ngừa rủi ro như sau:

29
Lập kế hoạch: Xác định một lịch trình chi tiết và kế hoạch công việc cho quy
trình thông báo công khai nội dung đăng ký. Đảm bảo rằng mọi bước cần thiết được ghi
chính xác và kế hoạch có thời hạn để đảm bảo tuân thủ với quy định về thời gian.
Sử dụng phần mềm quản lý dự án: Sử dụng phần mềm quản lý dự án để theo dõi
và quản lý tiến trình thông báo. Phần mềm này có thể giúp tạo lịch trình, theo dõi tiến độ
công việc, và tạo cảnh báo tự động để đảm bảo không bỏ sót thời hạn quan trọng.
Quản lý tài liệu kỹ lưỡng: Đảm bảo rằng tất cả tài liệu liên quan đến đăng ký và
thông báo được tổ chức, lưu trữ, và quản lý một cách cẩn thận. Sử dụng hệ thống lưu trữ
tài liệu hiệu quả để dễ dàng tra cứu và truy xuất.
Xây dựng đội ngũ có kỹ năng: Đảm bảo công ty có một đội ngũ có kỹ năng và
hiểu rõ về quy trình đăng ký doanh nghiệp. Đào tạo nhân viên về quy trình và đảm bảo
họ hiểu rõ tầm quan trọng của tuân thủ thời hạn.
Theo dõi thay đổi luật pháp: Liên tục cập nhật với các thay đổi luật pháp và quy
định liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp. Theo dõi thông tin từ cơ quan quản lý để
biết về bất kỳ thay đổi quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến quy trình công bố nội dung
đăng ký doanh nghiệp
Sử dụng dịch vụ luật pháp chuyên nghiệp: Cân nhắc việc sử dụng dịch vụ chuyên
nghiệp hoặc luật sư để đảm bảo tuân thủ đúng hạn và đúng quy định.
- Sau khi sự việc xảy ra rồi, cần xử lý như sau:
Xác định nguyên nhân trễ hạn: xác định tại sao thông báo công khai bị trễ hạn. Có
thể do quá trình chuẩn bị tài liệu, vấn đề về nội dung đăng ký, hoặc các khó khăn khác.
Việc này sẽ giúp công ty hiểu rõ tình hình và định hướng giải quyết.
Liên hệ với cơ quan quản lý: Hãy liên hệ với cơ quan quản lý doanh nghiệp tại địa
phương hoặc quốc gia để thông báo về trường hợp của công và tìm hiểu về quy trình xử
lý trường hợp vi phạm.
Chuẩn bị tài liệu cần thiết: Đảm bảo công ty đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết
để hoàn thiện thông báo công khai nội dung đăng ký. Điều này bao gồm cập nhật thông
tin, điều chỉnh nếu cần thiết, và đảm bảo rằng tất cả thông tin đều chính xác.
Theo dõi tiến trình và sửa lỗi (nếu cần): Theo dõi tiến trình xử lý tài liệu và thông
báo công khai để đảm bảo mọi thứ được thực hiện đúng hạn. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót

30
nào trong tài liệu hoặc thông báo, hãy sửa chúng một cách nhanh chóng. Điều này giúp
tránh việc tài liệu bị từ chối hoặc chậm trễ thêm.
Xem xét hình phạt và yêu cầu bổ sung: Liên hệ với cơ quan quản lý để xem xét
khả năng hình phạt hoặc yêu cầu bổ sung. Cố gắng đàm phán để tìm hiểu cách giải quyết
tình huống một cách hợp lý và tránh mất quyền lợi quá nhiều. Nếu tình trạng quá phức
tạp, có khả năng dẫn đến các vấn đề pháp lý hoặc khoản phạt, doanh nghiệp có thể tham
khảo ý kiến của một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để tư vấn và hỗ trợ giải quyết tình
trạng này.
Như vậy, để tránh các rủi ro và hậu quả pháp lý, doanh nghiệp phải thực hiện quy
trình đăng công bố thông tin doanh nghiệp trong thời hạn và đảm bảo tuân thủ các quy
định của Luật doanh nghiệp 2020 và các quy định pháp lý liên quan.

● Bước 4: Làm con dấu pháp nhân


Sau khi có đăng ký thành lập doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con
dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu).
Cụ thể: Từ năm 2021, vì sự phát triển nhanh chóng của thông tin điện tử; yêu cầu về giao
dịch nhanh chóng, xuyên biên giới; rút gọn các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh, nên Nhà nước quy định ngoài các
con dấu truyền thống được làm ở các cơ sở khắc dấu thì chữ ký số cũng được quy định là
con dấu chính thức, có đầy đủ giá trị pháp lý. Đây là một đổi mới hết sức tiến bộ, không
những góp phần hỗ trợ doanh nghiệp rút gọn thủ tục kinh doanh mà còn thể hiện sự hội
nhập vào xu hướng phát triển chung của thế giới.
Trước đây, Nghị định 58/2002/NĐ-CP quy định:

Điều 1: “Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn
bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước”.

Khoản 4 Điều 10: "Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật
Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan
Công an trước khi sử dụng."

Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định 58/2001/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định
99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu: Việc quản lý và sử dụng con dấu của

31
doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và
Luật đầu tư 2020 mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu
như trước đây

Căn cứ theo Điều 43 “Dấu của doanh nghiệp” Luật doanh nghiệp 2020, các
công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.

Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo
quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh
nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế
do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có
dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp
luật.

Vấn đề đặt ra trong bước 4: Đăng ký con dấu mà không công bố trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp thì có được không? Vì sao

Con dấu của doanh nghiệp là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để
đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng
định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên đó. Nói cách khác có những
hợp đồng, giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu
không có thì xem như vô hiệu.

=> Kết luận: Thông qua các quy định này có thể thấy rằng, bất cứ doanh nghiệp nào
muốn tham gia vào thị trường thông qua các hoạt động kinh doanh thì đều cần có con
dấu. Nói như vậy là bởi, con dấu chính là yếu tố khẳng định giá trị pháp lý đối với các
văn bản, giấy tờ liên quan đến tổ chức doanh nghiệp cũng như các hợp đồng giữa doanh
nghiệp cùng đối tác. Tuy nhiên, nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các công ty
phải thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng

32
ký doanh nghiệp thì Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đã bãi bỏ quy định này. Do đó,
các công ty sau khi thành lập không còn phải làm thủ tục công bố mẫu dấu công ty. Điều
đó có nghĩa là, với những doanh nghiệp của A,B,C như trong trường hợp của tình huống,
chưa tham gia bất cứ một giao dịch nào cũng không thực hiện hoạt động nào cần đến con
dấu thì có thể sẽ không nhất thiết phải đăng ký tại thời điểm đăng ký thành lập doanh
nghiệp. Thế nhưng, dù thời điểm hiện tại doanh nghiệp của bạn chưa thực hiện hoạt động
kinh doanh, nhưng không thể nói sau này cũng sẽ như vậy. Bởi mục đích chính của việc
thành lập doanh nghiệp là đưa nó đi vào hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc
phát sinh các vấn đề cần sử dụng đến con dấu chỉ là chuyện sớm muộn. Doanh nghiệp
nên nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký này để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu
quả không đáng có về sau.

KẾT LUẬN
Dựa vào tình huống đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy đăng ký kinh doanh
cho một doanh nghiệp là một quá trình phức tạp. Quá trình này bao gồm việc lựa chọn
hình thức doanh nghiệp phù hợp, chuẩn bị tài liệu cần thiết, và tuân thủ các quy định liên
quan đến thuế, lao động, và các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để
đảm bảo tính hợp pháp của một công ty thì việc hiểu biết về thủ tục pháp lý cần thiết là
vô cùng quan trọng.

33

You might also like