You are on page 1of 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy
cô của trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các thầy cô Khoa Luật đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình học tập để chúng em có thể tiếp thu
các kiến thức một cách tốt nhất. Đặc biệt chúng em gửi đến giảng viên bộ môn
Luật Cạnh tranh cô .... đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em
có thể thực hiện đề tài này.
Bộ môn Luật Cạnh Tranh là một môn học đa dạng, thú vị, mang đầy tính thực
tế đối với sinh viên Luật nói chung và các sinh viên khác nói riêng. Tuy nhiên,
kiến thức là vô hạn và sự tìm hiểu của mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất
định, đồng thời chúng em vẫn còn nhiều sự bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót và chưa hoàn thiện đầy đủ. Vì vậy bản thân
chúng em rất mong muốn được nhận được những góp ý từ cô đề đề tài của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1.LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang ngày một phát triển với mong muốn hội
nhập cùng nền kinh tế thế giới . Với chính sách kinh tế nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể tham gia vào thị trường kinh tế . Qua đó
cũng nhận thấy vai trò to lớn từ thị trường Việt Nam, các chủ thể tham gia ngày
càng đông dẫn tới sự cạnh tranh tăng cao. Cạnh tranh trong kinh tế là hiện tượng
thúc đẩy kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, tuy nhiên trong đó vẫn sẽ có một số
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi cản trở, hành vi hạn chế ..... Gây ra
những khó khăn trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp . Để có thể xử lý vụ
việc cạnh tranh thì việc xác định thị trường liên quan cũng rất quan trọng vì đây
cũng là phần đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trong vụ việc
cạnh tranh .
Qua đó , Nhóm 2 đã chọn đề tài nghiên cứu : " Tổng Quan về về thị trường
liên quan " Vì Thị trường liên quan có vai trò lớn trong việc xác định những
hành vi hạn chế cạnh tranh nào bị cấm theo quy định của pháp luật Cạnh tranh
đảm bảo cho việc thực thi Luật Cạnh tranh có hiệu quả và tạo khung pháp lý cho
môi trường cạnh tranh. Đây là lý do Nhóm 2 chọn đề tài nghiên cứu này.

2.Mục đích nghiên cứu:


Nhằm Làm rõ những vấn đề lý luận về xác định thị trường liên quan trong pháp
luật cạnh tranh, Phân tích nội dụng , quy trình xác định thị trường liên quan, đưa ra
các ví dụ thực tiễn, bài tiểu luận đề xuất một số kiến nghị , hoàn thiện về quy định
về xác định thị trường liên quan nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
những vấn đề này .

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài


+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Quy định về xác định thị trường liên quan
theo pháp luật cạnh tranh .
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Tập trung nguyên cứu những quy định của
pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khái niệm xác định thị trường liên quan.

4.Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận bao gồm : phương pháp tổng hợp ,
phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp thu nhập , phương pháp so sánh ...
( khi hoàn thành bài luận mới tổng kết lại dc )

5.Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học:
* Góp phần làm sáng tỏ thêm nhữnng vấn đề lý luận của pháp luật cạnh tranh về
xác định thị trường liên quan.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
* Kết quả nghiên cứu của Bài tiểu luận , bài luận này sẽ là tài liệu tham khảo có giá
trị trong suốt quá trình học tập và làm việc .

6.Bố cục
Bài tiểu luận bao gồm 2 chương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN
1.1 Khái quát về xác định thị trường liên quan
1.2 Tầm quan trọng của xác định thị trường liên quan
1.3 ví dụ tác động của việc xác định thị trường liên quan
1.4 Quy trình xác định thị trường liên quan
Kết luận Chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ


XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN .
2.1 Những thách thức trong việc áp dụng pháp luật về xác định thị trường liên
quan.
2.2. Kiến nghị, hoàn thiện về pháp luật về xác định thị trường liên quan.
Kết luận chương 2

You might also like