You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA LUẬT

KĨ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ


TÓM TẮT VỤ ÁN HÌNH SỰ “VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
ĐẤU THẦU GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG”  

Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.................................3
1. Tóm tắt vụ việc:......................................................................................................................... 4
1.1. Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội..................................................4
1.2. Chủ thể:.................................................................................................................................... 4
1.3. Mô tả sự kiện theo thứ tự thời gian :........................................................................................4
1.4. Xác định vấn đề của vụ việc:....................................................................................................5
2. Lập luận của các bên:...............................................................................................................5
2.1. Lập luận của Viện Kiểm Sát:....................................................................................................5
2.2. Lập luận của Công ty AIC:.......................................................................................................6
2.3. Phán quyết của Tòa án:............................................................................................................7
3. Bình luận:.................................................................................................................................. 7
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 9
I. 36 bị cáo:..................................................................................................................................... 9
II. 8 bị cáo bị truy nã:.................................................................................................................10
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
Họ và Tên MSSV Phân Công
hoàn thành
Đinh Thị Hải Yến 31201024382 Bình luận, PPT 100%

Nguyễn Quang Tiểu Đạt 31201024137 Bình luận 100%


Lập luận của các
Nguyễn Thị Ngọc 31201023255 100%
bên
Nguyễn Thị Hiền Vy 31191026920 Lập luận các bên 100%

Nguyễn Cao Quốc Trường 31191024788 Lập luận các bên 100%
Tóm tắt vụ việc,
Ngô Ngọc Thái Vy 31191021149 100%
Thuyết trình
Đỗ Nguyễn Diệu Hiền 31201024148 Tóm tắt vụ việc 100%

Trần Kim Yến 31201024385 Tóm tắt vụ việc 100%


Tóm tắt vụ việc,
Đinh Thị Yến Chi 31201024124 100%
PPT
Huỳnh Quốc Thái 31201023479 Bình luận 100%
1. Tóm tắt vụ việc:
1.1. Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
1.2. Chủ thể:
Đầu tiên, trong vụ này gồm 36 bị cáo trong đó các bị cáo quang trọng là:
1/ Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty
AIC
2/ Trần Mạnh Hà - Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC
3/ Trần Đình Thành - Chức vụ: nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai
4/ Đinh Quốc Thái - Chức vụ: nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
5/ Phan Huy Anh Vũ - Chức vụ: nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y
tế tỉnh Đồng Nai
6/ Bồ Ngọc Thu - Chức vụ: nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai
7/ Hoàng Thị Thúy Nga - Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC
8/ Đỗ Văn Sơn - Chức vụ: nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế
9/ Nguyễn Công Tiến - Chức vụ: sinh năm 1965, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá
và Tư vấn đầu tư xây dựng Thế hệ mới
10/ Hoàng Thế Quỳnh - Chức vụ: nhân viên Công ty AIC
11/ Nguyễn Thị Dung - Chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty Mediconsult Việt Nam
12/ Lê Thị Hương - Chức vụ: nguyên Phó ban Kế toán Công ty AIC
Tiếp theo là 33 luật sư đăng ký bào chữa cho 36 bị cáo
Cuối cùng, để phục vụ xét xử, tòa án triệu tập 12 đối tượng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
gồm Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai… 
Ngoài ra, 69 người được triệu tập trong vai trò người tham gia tố tụng như Sở Kế hoạch và
Đầu tư Đồng Nai; Hội đồng định giá; ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai…
1.3. Mô tả sự kiện theo thứ tự thời gian :
Theo các tài liệu về vụ án, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai được Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai phê duyệt vào năm 2007 và sau nhiều đợt phê duyệt điều chỉnh, tổng vốn đầu tư đã lên
đến 2.076 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 4 quyết
định phê duyệt kế hoạch đấu thầu 70 gói thầu (trên thực tế lại được chia thành 123 gói thầu).
Tính từ ngày khởi công (27/11/2008) đến ngày hoàn thành (30/01/2018), UBND tỉnh Đồng Nai
đã phê duyệt quyết toán hơn 1.977 tỷ đồng.
Để có thể trúng thầu, ngoài Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), bà Nguyễn Thị
Thanh Nhàn đã thành lập và liên kết các công ty “quân xanh”, “quân đỏ” và các doanh nghiệp
khác thực hiện hoạt động đấu thầu. Trong đó, các doanh nghiệp làm: 
“Quân xanh” gồm: Công ty Cổ phần Mopha và Công ty Cổ phần Thiết bị y tế và Môi
trường, Công ty TNT, Công ty nha khoa Việt Tiên, Công ty TNHH Thành An Hà Nội,
Công ty TNHH Thương mại Tâm Hợp
“Quân đỏ” gồm: Công ty Cổ phần Công nghệ y tế BMS, Công ty TNHH Thành An Hà
Nội, Công ty TNT
Ngoài ra, bà N.T.T.Nhàn còn liên kết với Bí Thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Bệnh viện Đồng
Nai và các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa,... nhằm thực hiện các hành vi
vi phạm pháp luật về đấu thầu đối cung như thu lợi từ dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa
Đồng Nai.
Công ty AIC và các công ty “quân xanh”, “quân đỏ” được bà N.T.T.Nhàn chỉ định tham gia
16 gói thầu và đã trúng toàn bộ (trong đó công ty AIC đứng tên trúng 12 gói thầu, Công ty TNHH
Thành An Hà Nội trúng hai gói thầu, Công ty BMS trúng 1 gói thầu, Công ty TNT trúng 1 gói
thầu). Ngày 29/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình
sự, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với các bị can. Ngày 11/11/2022, Cơ quan
Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố và truy nã đối với 8 bị can (chi tiết tại phụ
lục). Ngày 21/12/2022, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên
do Thẩm phán Mai Văn Quang làm chủ tọa, đối với 36 bị can đang bị truy tố (trong đó có 8 bị
can đang bỏ trốn và bị truy nã). Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, để thắng thầu, bà N.T.T.Nhàn
đã thiết lập quan hệ với dàn lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đồng Nai, đồng thời thông đồng với đơn
vị tư vấn Mediconsult để nâng khống giá hàng hóa, sửa báo cáo tài chính nhằm hợp thức hồ sơ,
thông thầu. Đến ngày 04/01/2023, Hội đồng xét xử đã có kết luận về các hình phạt cho các bị cáo
đối với tội danh mà các bị cáo đã vi phạm.
1.4. Xác định vấn đề của vụ việc:
Để có thể trúng thầu Công ty Cổ phần Tiến bộ AIC đã thành lập ra hai đội “quân xanh” và
“quân đỏ” để có thể trúng thầu. Thay vì thực hiện các quy trình đấu thầu theo khoản 4 Điều 14
Luật Đấu Thầu 2014, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và ông Trần Mạnh Hà đã đưa hối lộ cũng như
dùng các mối quan hệ của mình cấu kết với các bị can liên quan để trúng thầu và thực hiện hành
vi nâng khống giá vật tư làm thiệt hại hơn 152 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
Theo Luật đầu tư 2020, để phê duyệt dự án đầu tư của bà Nhàn, cần có sự chấp thuận của
UBND tỉnh Đồng Nai. Bấy giờ, ông Thành và ông Thái là những người được nhận hối lộ từ công
ty AIC đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Cũng với hành vi tương tự, ông Vũ và ông Trí
đã nhận hối lộ và cho công ty AIC trúng thầu và các ban ngành, công ty liên quan khác.
2. Lập luận của các bên:
2.1. Lập luận của Viện Kiểm Sát:
Thứ nhất, lời khai của các bị cáo đều là những cơ sở quan trọng để buộc tội bà Nguyễn Thị
Thanh Nhàn.
Bị cáo Hoàng Thế Quỳnh, Trưởng nhóm Kỹ thuật Công ty AIC có khai rằng trong quá trình
điều hành công ty bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn yêu cầu lãnh đạo và nhân viên Công ty AIC phải
thực hiện “Quy trình 70 bước thực hiện dự án thiết bị không có xây dựng” của Công ty TCI - Công
ty con của Công ty AIC. Quy trình nêu trên có nội dung thực hiện thông thầu và gian lận trong đấu
thầu, trái quy định của theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu Thầu 2013. Việc thực hiện quy
trình nêu trên để liên hệ, thông đồng với Chủ đầu tư, các đơn vị Tư vấn, Thẩm định giá và các
Công ty “Quân xanh” nhằm đảm bảo cho Công ty AIC dự thầu và trúng thầu.
Ngoài ra dựa vào các lời khai quan trọng của các bị cáo như Trần Đình Thành: “…Bà Nhàn
nhờ tôi giới thiệu bà Nhàn với UBND tỉnh và bệnh viện để bà Nhàn đến làm việc…”, “... tôi giới
thiệu Công ty AIC đến tỉnh để đầu tư, có gì mọi người quan tâm hỗ trợ…” hay của ông Phan Huy
Anh Vũ: “... bà Nhàn đề nghị tôi tạo điều kiện và tôi đồng ý để Công ty AIC trúng các gói thầu
thiết bị tại Dự án Bệnh viện Đồng Nai. …” rồi ông Trần Đình Thành đã 6 lần nhận tổng số tiền
14,5 tỷ đồng do Nguyễn Thị Thanh Nhàn trực tiếp đưa tại Hà Nội và Đồng Nai, Phan Huy Anh Vũ
đã tạo điều kiện để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật tại 16 gói thầu thiết bị y tế và nhận của
bà Nhàn tổng số 14,8 tỷ đồng thông qua Trần Mạnh Hà và đều nhận tại phòng làm việc của ông
Vũ.
Những lời khai trên của các bị cáo đều chứng minh bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm sai quy
trình để được trúng thầu. Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về Luật Đấu thầu.
Thứ hai, kết quả giám định và kết luận giám định chữ ký của Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên các
báo cáo tài chính từ năm 2010-2013 và căn cứ kết quả nhận dạng của Vũ, Hương, kết quả thực
nghiệm điều tra, đã có đủ cơ sở kết luận: Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thực hiện nhiều hành vi.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo lãnh đạo cùng các nhân viên thực hiện quy trình 70 bước
thực hiện dự án, trong đó có nhiều nội dung thực hiện thông thầu và gian lận trong đấu thầu, trái
quy định của Luật Đấu thầu để giúp Công ty AIC trúng thầu, thu lợi bất chính. Tiếp đó, bà thành
lập Ban nội bộ để bà Nhàn chi tiền cho các lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ đầu tư. Sau đó, bà
tác động, chi tiền cho Trần Đình Thành (14,5 tỷ đồng, đưa 6 lần), Đinh Quốc Thái (11,5 tỷ, đưa 10
lần), đưa 1 tỷ đồng cho Bồ Ngọc Thu, chỉ đạo Hà đưa 14,8 tỷ đồng cho Phan Huy Anh Vũ để các
bị cáo Thành, Thái, Thu, Vũ giúp đỡ Công ty AIC xuyên suốt từ giai đoạn bố trí nguồn vốn mua
sắm trang thiết bị y tế tại Dự án Bệnh viện Đồng Nai đến việc được tham gia đấu thầu và trúng
thầu 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế cho Dự án Bệnh viện Đồng Nai. Bên cạnh đó, bà Nhàn
còn giới thiệu và tác động Phan Huy Anh Vũ, Hoàng Thị Thuý Nga cấu kết, thông đồng cùng với
đơn vị tư vấn đấu thầu, đơn vị thẩm định giá, đơn vị thẩm định thầu, đơn vị kiểm tra, giám sát
thầu. Đồng thời, bà thành lập và liên kết các công ty quân xanh và các lãnh đạo nhân viên cũng
như chỉ đạo Đỗ Văn Sơn, Lê Thị Hương sửa đổi Báo cáo tài chính để Công ty AIC đủ điều kiện
tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu với giá trang thiết bị đã được nâng khống từ 1.3 đến 2 lần
thu lợi bất chính. Cuối cùng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn ký và chỉ đạo Trần Mạnh Hà ký các Phụ
lục hợp đồng điều chỉnh điều khoản phạt hợp đồng trái quy định của pháp luật. Hành vi của
Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền 152.078.885.925 đồng.
Như vậy, hành vi gian lận và thông thầu của Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã vi phạm quy định tại
Điều 12 Luật Đấu thầu năm 2005, nay là Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013, đã phạm tội “Vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Hành vi đưa 43,8 tỷ đồng cho những người có chức vụ của Nhàn để Công ty AIC trúng thầu trái
pháp luật, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng đã phạm vào tội “Đưa hối lộ”, quy định tại điểm a, b
Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Đề nghị Hội đồng xét xử mức án đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC
từ 16-17 năm tù về tội Đưa hối lộ, 14-15 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt bị cáo Nhàn bị đề nghị là 30 năm tù.
2.2. Lập luận của Công ty AIC:
Thứ nhất, xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong vụ án của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các bị
cáo.
Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga - phó tổng giám đốc AIC cho hay bà không biết về quy trình này,
"quy trình này thực chất không phải của Công ty AIC”. Đồng thời, "Có 7 bị cáo khác là nhân viên
Công ty AIC thì có 6 người là nhân viên Ban 1, thuộc quyền quản lý của bị cáo đều không biết về
quy trình 70 bước này", bị cáo Nga khai. Từ đó, có thể xác định quy trình này còn là một dấu hỏi
lớn và bà Nhàn, người thực hiện quy trình này cũng không có mặt để xác định quy trình này được
có được thực hiện như VKS đưa ra. Bên cạnh đó, nhiều bị cáo không có động cơ vụ lợi, chỉ làm
theo lệnh cấp trên và không hề cố ý vi phạm pháp luật vì mục đích cá nhân nên những quan điểm
buộc tội của Viện Kiểm sát là không khách quan, làm tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Đối với bị cáo Bồ Ngọc Thu, trong hồ sơ vụ án thể hiện, bị cáo bỏ qua các bước thẩm định khi
ký Tờ trình bổ sung phần đầu tư thiết bị y tế không vì động cơ vụ lợi mà chỉ với mục đích để kịp
thời gian nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch xin vốn ngân sách từ Trung ương. Như vậy vì đã đến hạn gửi
hồ sơ ra Trung ương để xin hỗ trợ vốn nên khi nhận được hồ sơ từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai,
bị cáo Thu đã báo cáo và được lãnh đạo tỉnh đồng ý bỏ qua các bước thẩm định hồ sơ. Từ các phân
tích nêu trên và xét các tình tiết giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo, bà Bồ Ngọc Thu có đầy đủ các
điều kiện để được xem xét mức án dưới 36 tháng tù và được hưởng án treo theo Điều 2 của Nghị
Quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Thứ hai, toàn bộ việc bào chữa chỉ căn cứ vào hồ sơ và quá trình xét hỏi.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT Công ty AIC đã xuất cảnh từ giữa năm 2021,
trước đó khi cơ quan điều tra Bộ Công an khởi động một nhiệm vụ chống lại bà Nhàn. Vì vậy, cơ
quan điều tra không được lấy lời khai của bị cáo Nhàn trong quá trình truy tố hay xét xử; bà Nhàn
cũng không thể trình bày ý kiến của bản thân trước những cáo buộc của cơ quan tố tụng. Có thể
thấy, toàn bộ công việc bào chữa chỉ căn cứ vào hồ sơ nhiệm vụ và quá trình kiểm tra, và người
bào chữa cũng không thể nắm được thông tin của các bị cáo trong quá trình bào chữa.
Như vậy, Công ty AIC hoạt động đa ngành nghề, vì vậy, với lượng công việc lớn, bà Nhàn
không thể tự giải quyết hết các vấn đề về công việc nên việc liên quan đến mua sắm thiết bị cho dự
án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai bà đã ủy quyền cho Phó tổng giám đốc Hoàng Thị Thúy
Nga thực hiện. Theo luật sư, nhiệm vụ ủy quyền được thể hiện trong giấy ủy quyền, đảm bảo tính
pháp lý. Vì vậy, cần cân nhắc, đánh giá vai trò, vị trí của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ
án.
2.3. Phán quyết của Tòa án:
Sau khoảng thời gian xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra phán
quyết của mình đối với 36 bị cáo tham dự vào đại án AIC. Các tội danh mà Tòa án đưa ra gồm các
tội danh: Tội quy phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222 BLHS 2015 sửa
đổi bổ sung 2017), Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017), Tội đưa hối lộ
(Điều 364 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
Căn cứ vào lời khai và các chứng cứ được thu thập, công khai trước Tòa, các thành viên AIC
đã bị Tòa tuyên: bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn - là 30 năm tù; bị cáo Trần Mạnh Hà - là 25 năm
tù; bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga - là 12 năm tù.
Và các bị cáo khác là nhân viên công ty AIC lần lượt nhận các mức án từ 30 tháng tù nhưng
cho hưởng án treo 25 năm tù giam. Đồng thời, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà,
Hoàng Thị Thúy Nga và các nhân viên AIC phải bồi thường dân sự với số tiền thiệt hại hơn 152 tỷ
đồng.
3. Bình luận:
Đầu tiên, quan điểm về một số kháng cáo của Luật sư. Theo quy định tại Điều 331 BLHS
2015, những chủ thể có quyền kháng cáo bao gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị
hại; Người bào chữa đối với những người chưa đủ 18 tuổi, người thiếu năng lực hành vi dân sự
mà mình bào chữa. Bên cạnh đó, về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo Điều 73
BLTTDS 2015 quy định người bào chữa họ chỉ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa
án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định
của Bộ luật này. Thông qua 2 căn cứ pháp lý trên có thể thấy bà Nhàn đủ 18 tuổi và có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự nên luật sư của bà tự ý kháng cáo là không hợp lý, trừ khi có văn bản ủy
quyền của bà Nhàn.
Đối với bị cáo Lê Chí Tuân trưởng nhóm hồ sơ  thầu cũng đã có gửi đơn kháng cáo, đơn
kháng cáo của ông Tuân là hợp lệ với việc luật sư của Ông có được sự ủy thác của ông. Với lý do
Ông chỉ là đồng phạm giúp sức nhưng không đáng kể, hành vi của Ông chủ yếu là do nhận định
của cấp trên để thực hiện những công việc được giao. Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga (Phó Tổng
Giám đốc Công ty AIC) cũng nộp đơn kháng cáo với lý do bị cáo không phải là người cầm đầu
trong vụ việc này bị cáo chỉ thực hiện theo ủy quyền của cấp trên giao phó, việc đánh giá thiệt hại
và phần thiệt hại quy trách nhiệm cho bị cáo là quá lớn so với thực tế, bị cáo Nga còn cho rằng
nguyên đơn dân sự không yêu cầu bị cáo phải bồi thường, bị đơn dân sự là công ty AIC đã nhận
trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, Công ty này đã chọn toàn bộ thiết bị hiện đại nhất cho
bệnh viện nên không có thiết bị tương đương.
Bị cáo Phan Huy Anh Vũ (cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng nai) cũng ủy quyền
cho luật sư của mình kháng cáo xin khoan hồng Ông Huy cho rằng số tiền ông nhận được ông
không sử dụng vào việc cá nhân mà toàn bộ sử dụng hết vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai,
bên cạnh đó trong quá trình làm việc lấy lời khai ông hoàn toàn hợp tác, giao trả lại số tiền 14,8 tỷ
đồng mà ông đã nhận.
Còn một số bị cáo còn lại có đơn kháng cáo như: Bồ Ngọc Thu (nguyên Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai), Vũ Quang Ngọc (nguyên Phó Giám đốc Công ty Medicosult
Việt Nam), Nguyễn Tiến Thu (nhân viên Công ty AIC), Lê Thị Hương (nguyên Phó trưởng Ban
Kế toán Công ty AIC), Huỳnh Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Tạ Thiên Ân) đều làm đơn kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Tiếp theo, nhận định với vai trò Luật sư, việc tổ chức xét xử vắng mặt một số bị cáo là không
phù hợp. Những bị cáo không thể tham gia xét xử đã bị tước bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của
bản thân. Đồng thời, việc vắng mặt của các bị cáo khiến việc luận tội trở nên thiếu khách quan, đa
chiều, không đầy đủ căn cứ và dễ xảy ra tình trạng oan sai. Đặc biệt là sự vắng mặt của những bị
cáo có vai trò quan trọng như bà Nhàn. Mặt khác, việc xử vắng mặt gây khó khăn cho công tác thi
hành án khi mặc dù án đã được tuyên những việc các bị cáo vắng mặt đồng ý chấp hành bản án là
việc khó xảy ra.
Những cáo buộc liên quan đến bà Nhàn và các thành viên công ty AIC về tội “đưa hối lộ” là
chưa đủ căn cứ. VKS chưa cung cấp được chứng cứ trực tiếp chứng minh việc đưa tiền hay bất kỳ
tài sản, lợi ích nào từ thành viên công ty AIC đến các quan chức. VKS chỉ dựa trên lời kể từ một
phía của bị cáo. Đồng thời, lời khai của bị cáo đã có những mâu thuẫn với nhau.
Một số bị cáo bị buộc tội “nhận hối lộ” là chưa hợp lý. Những bị cáo được chứng minh rằng
có dùng tiền từ việc hối lộ để sử dụng cho mục đích cá nhân, tuy nhiên vẫn có những bị cáo đã
nhận tiền nhưng không hề sử dụng vì mục đích cá nhân, tư lợi. Đơn cử là ông Phan Huy Anh Vũ,
ông đã chứng minh được toàn bộ số tiền mình được nhận từ công ty AIC đã được ông đầu tư vào
bệnh viện Đồng Nai và trả lương, thưởng cho các bác sĩ, y sĩ nơi đây.
Những bị cáo bị buộc tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” nên được
giảm nhẹ hình phạt. Thực tế cho thấy, trong quá trình công tác các bị cáo đã có những đóng góp
tích cực, tiêu biểu cho xã hội, nhân dân và đất nước. Ngoài ra, đây là vi phạm lần đầu của các bị
cáo, vì vậy tòa án cân nhắc giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo là phù hợp, vừa đúng đắn về
pháp luật vừa thuận về lẽ tình.
Cuối cùng, nhận định của nhóm. Chúng ta thấy rằng đây là một trong những vụ điển hình về
lợi ích nhóm, nhóm lợi ích. Là sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp với người có thẩm
quyền vì lợi ích vật chất, đã thực hiện trái với quy định pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp
trục lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hàng trăm tỷ đồng. Điều này cũng gây suy giảm niềm
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Vụ án được đánh giá có nhiều điểm đặc biệt trong lịch sử ngành tư pháp, bởi thông thường,
khi bị can/ bị cáo bỏ trốn, cơ quan tố tụng sẽ ra quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra. Tuy
nhiên, trong đại án AIC, 8 bị cáo đã bỏ trốn ra nước ngoài, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã
quốc tế đặc biệt, nhưng không có kết quả và đều bị truy tố, truy tố, xét xử và tuyên án vắng mặt. 
Một việc xưa nay rất hiếm gặp, đó là việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 người bỏ trốn
bị xét xử vắng mặt được luật sư chỉ định làm đơn kháng cáo thay. Có thể thấy được việc kháng
cáo của Bà Nhàn hoàn toàn sai luật, điều này cũng đánh giá được việc bà Nhàn không hiểu biết
nhiều về quy định pháp luật.
PHỤ LỤC
I. 36 bị cáo:
1/ Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) 
2/ Trần Mạnh Hà (Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) 
3/ Trần Đình Thành (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) 
4/ Đinh Quốc Thái (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) 
5/ Phan Huy Anh Vũ (nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Đồng Nai) 
6/ Bồ Ngọc Thu (nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai) 
7/ Trịnh Huy Cường (Trưởng Phòng Quản lý xây dựng - Sở Xây dựng Đồng Nai, nguyên Phó
giám đốc Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng Đồng Nai) 
8/ Hoàng Thị Thúy Nga (Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) 
9/ Phan Minh Trí (Trưởng Phòng Hành chính quản trị Bệnh viện Đồng Nai) 
10/ Nguyễn Thị Nhung (nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn Xây dựng Đồng Nai
- nay là Trung tâm Tư vấn quy hoạch kiểm định xây dựng Đồng Nai) 
11/ Đỗ Văn Sơn (nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế) 
12/ Đỗ Mỹ Hạnh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cát Vân Sa)
13/ Nguyễn Công Tiến (sinh năm 1965, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Tư
vấn đầu tư xây dựng Thế hệ mới) 
14/ Ninh Văn Sinh (Chuyên viên thẩm định giá Công ty Thẩm định giá Thế hệ mới)
15/ Hoàng Thế Quỳnh (nhân viên Công ty AIC)
16/ Ngô Thế Vinh (Giám đốc Công ty Việt Tiên)
17/ Nguyễn Thị Tích (Tổng Giám đốc Công ty Mopha) 
18/ Nguyễn Thị Dung (Tổng Giám đốc Công ty Mediconsult Việt Nam)
19/ Vũ Quang Ngọc (nguyên Phó Giám đốc Công ty Medicosult Việt Nam)
20/ Ngô Quang Vinh (kỹ sư Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Đồng Nai)
21/ Nguyễn Thành Thái (nhân viên Trung tâm Tư vấn xây dựng Đồng Nai) 
22/ Nguyễn Tiến Thu (nhân viên Công ty AIC)
23/ Lê Thị Bích Thủy (Giám đốc Công ty TNT)
24/ Lê Chí Tuân (Trưởng nhóm hồ sơ - Ban Quản lý Dự án 1 Công ty AIC)
25/ Lê Thị Hương (nguyên Phó ban Kế toán Công ty AIC) 
26/ Nguyễn Quang Minh (nhân viên Công ty AIC)
27/ Lưu Văn Phương (Kỹ sư, nguyên nhân viên Công ty AIC)
28/ Nguyễn Tấn Sỹ (nguyên nhân viên Công ty TCI)
29/ Nguyễn Đăng Thuyết (nguyên Giám đốc Công ty Thành An Hà Nội)
30/ Huỳnh Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Tạ Thiên Ân)
31/ Nguyễn Thị Sen (nguyên Giám đốc Công ty Thiết bị Y tế và Môi trường)
32/ Cao Thị Tám (nguyên Trưởng phòng Tư vấn đấu thầu - Trung tâm Tư vấn, Xây dựng Đồng
Nai - Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai)
33/ Phan Thành An (nguyên Trưởng phòng Quản lý Dự án - Đấu thầu Trung tâm Kiểm định và
Tư vấn xây dựng tỉnh Đồng Nai)
34/ Chu Văn Hiếu (sinh năm 1966, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn Phát triển
công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai) 
35/ Lê Lâm Đồng (chuyên viên Phòng Quản lý đô thị thành phố Biên Hòa, nguyên nhân viên
phòng Quản lý Dự án - Đấu thầu của Trung tâm Kiểm định và tư vấn xây dựng Đồng Nai)
36/ Nguyễn Văn Bằng (nguyên Giám đốc Công ty Tâm Hợp) 
II. 8 bị cáo bị truy nã:
1/ Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế
(AIC);
2/ Ông Trần Mạnh Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC);
3/ Ông Đỗ Văn Sơn, Nguyên kế toán trường Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC);
4/ Bà Nguyễn Thị Sen, Nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị ý tế và Môi trường;
5/ Bà Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha
6/ Ông Ngô Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên;
7/ Ông Nguyễn Đăng Thuyết, Nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội;
8/ Bà Đỗ Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa.

You might also like