You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

…………

ĐỀ TÀI:

HÀNH VI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN CỦA CÔNG TY


LUẬT TNHH PHÁP VIỆT

Học phần: Đạo đức kinh doanh

GVHD: Dương Thị Thúy Quỳnh

Lớp học phần: IBS3001_5

Nhóm: 8

Thành viên: Trương Quang Tâm Huy (46K01.1 - 201121601113)

Nguyễn Thị Kim Ngân (46K01.2 - 201121601223)

Đoàn Nguyên Minh Tâm (46K01.2 - 201121601231)

Phan Thị Hương Trâm (46K01.2 - 201121601239)

Nguyễn Hải Ngọc Minh (47K01.5 - 211121601525)

Đà Nẵng, 2023
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ TÓM TẮT TÌNH HUỐNG: ......................................... 1

1. Giới thiệu Công ty Luật TNHH Pháp Việt:....................................................................... 1


2. Tóm tắt tình huống: ........................................................................................................ 1

II. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN: .......................................................... 2

1. Đối tượng bên trong: ................................................................................................... 2


a. Lãnh đạo công ty: .................................................................................................... 2

b. Nhân viên công ty và các đối tượng có liên quan: .................................................... 3

2. Đối tượng bên ngoài: .................................................................................................. 3


a. Các nạn nhân bị đòi nợ: ........................................................................................... 3

b. Người nhà của những cá nhân có liên quan: ........................................................... 3

c. Các ngân hàng có quan hệ với công ty: ................................................................... 3

d. Cơ quan liên quan đến việc kiểm soát hoạt động công ty luật:................................. 3

e. Cơ quan cảnh sát điều tra:....................................................................................... 4

f. Chính phủ và các cơ quan nhà nước: ...................................................................... 4

g. Các công ty luật khác: ............................................................................................. 4

h. Công chúng: ............................................................................................................ 4

i. Giới truyền thông: .................................................................................................... 4

III. NHẬN DIỆN, TRÌNH BÀY BẢN CHẤT CỦA CÁC VẤN ĐỀ VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI: ............................................................................................. 5

1. Vấn đề vô đạo đức: ..................................................................................................... 5


a. Phớt lờ quy định của pháp luật về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: ................. 5

b. Lợi dụng danh nghĩa công ty luật để hoạt động đòi nợ thuê: .................................... 6

c. Cưỡng đoạt tài sản và khủng bố: ............................................................................. 7

2. Trách nhiệm xã hội: ..................................................................................................... 8


a. Trách nhiệm kinh tế: ................................................................................................ 8

b. Trách nhiệm pháp lý: ............................................................................................... 8

c. Trách nhiệm đạo đức: .............................................................................................. 9

d. Trách nhiệm nhân văn: ............................................................................................ 9

IV. XÁC ĐỊNH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ VIỆC: ....................................... 10


1. Nguyên nhân bên trong: ............................................................................................ 10
a. Lợi ích tài chính: .................................................................................................... 10

b. Né tránh những trách nhiệm về pháp lý: ................................................................ 10

c. Lợi dụng việc là công ty tư vấn pháp lý để đòi nợ thuê: ......................................... 11

2. Nguyên nhân bên ngoài: ........................................................................................... 11


a. Tình hình kinh tế khó khăn:.................................................................................... 11

b. Biện pháp xử phạt lỏng lẻo: ................................................................................... 11

c. Thiếu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng: ......................................... 12

d. Thiếu sự đề phòng từ phía nạn nhân: .................................................................... 12

e. Sự phát triển của mạng xã hội: .............................................................................. 12

V. NHẬN XÉT NHỮNG PHẢN ỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN CỦA
CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN: ........................................................................ 12

1. Đối tượng bên trong: ................................................................................................. 12


2. Đối tượng bên ngoài: ................................................................................................ 13
a. Nạn nhân: .............................................................................................................. 13

b. Các ngân hàng: ..................................................................................................... 14

c. Chính phủ và các cơ quan nhà nước: .................................................................... 15

d. Công chúng: .......................................................................................................... 16

e. Truyền thông: ........................................................................................................ 16

VI. ĐỀ XUẤT CÁCH GIẢI QUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................ 17

1. Đề xuất cách giải quyết cho các bên: ........................................................................ 17


2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống này: ........................................................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 20


I. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ TÓM TẮT TÌNH HUỐNG:

1. Giới thiệu Công ty Luật TNHH Pháp Việt:

Công Ty Luật TNHH Pháp Việt có mã số thuế 0305612060, do ông/bà Lê Thị


Tuyết làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày
09/04/2008. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Hoạt động dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh khác chưa được phân vào đâu", do Chi cục Thuế Quận Tân Bình quản lý.
Địa chỉ trụ sở của công ty nằm ở Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

2. Tóm tắt tình huống:

Vào lúc 10 giờ ngày 14-2-2023, dưới sự phối hợp, hỗ trợ của Cục Cảnh sát
hình sự và Công an TP HCM, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 120 cán bộ,
chiến sĩ tiến hành triệt phá chuyên án lợi dụng danh nghĩa Công ty luật TNHH Pháp
Việt (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện hoạt động đòi nợ thuê cho các ngân
hàng, công ty tài chính với các thủ đoạn gọi điện, nhắn tin khủng bố tinh thần, đặt bình
gas, mang quan tài đến nhà, cơ quan của người bị hại, đe dọa người thân để đòi nợ
xảy ra ở nhiều địa phương, như: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Sóc Trăng, An
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố
khác trong cả nước. Cơ quan CSĐT đã thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ chứng
minh hành vi cưỡng đoạt tài sản với phương thức gọi điện thoại đe dọa, khủng bố đến
các tổ chức, cá nhân, kể cả thân nhân, người quen, quản lý, giáo viên chủ nhiệm… có
liên quan đến bị hại với hành vi như đe dọa giết vợ, con, người thân.

Công ty Luật TNHH Pháp Việt do Lê Thị Tuyết (38 tuổi, ngụ TP HCM) làm giám
đốc. Trần Văn Châu (43 tuổi) và Hồ Quốc Hùng (36 tuổi, cùng ngụ TP HCM) cùng làm
phó giám đốc. Thời điểm khám phá chuyên án, công ty này có hơn 200 nhân viên làm
việc, gồm: giám đốc, 2 phó giám đốc, 2 trưởng phòng kiêm nhóm trưởng, 20 nhóm
(mỗi nhóm có nhóm trưởng và từ 7 đến 22 nhân viên). Châu và Hùng trực tiếp điều
hành công ty và cầm đầu băng nhóm tội phạm. Còn Tuyết được hai đối tượng thuê
đứng tên làm giám đốc.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ 233 CPU máy tính bàn, 4 laptop,
trên 300 điện thoại di động và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động khủng bố, cưỡng
đoạt tài sản; triệu tập làm việc 133 đối tượng có liên quan là lãnh đạo, nhân viên Công
ty Luật TNHH Pháp Việt, phát hiện có nhiều dữ liệu điện tử, tin nhắn có nội dung liên
quan đến việc đòi nợ. Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận đây là
tổ chức tội phạm hoạt động "núp bóng" công ty tư vấn luật, có quan hệ hợp tác với 6
tổ chức ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa hợp đồng trợ giúp pháp lý, do

1
Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng cầm đầu. Các đối tượng đều không có văn bằng
chuyên ngành luật, mà chỉ thuê một người đứng tên đăng ký pháp nhân công ty. Tổ
chức tội phạm này có sự phân công cụ thể từng công việc cho nhân viên công ty thông
qua trưởng phòng và các nhóm trưởng. Quá trình hoạt động, công ty không thực hiện
đúng chức năng đăng ký kinh doanh, không có chức năng đòi nợ thuê nhưng tổ chức
tuyển dụng lao động phổ thông. Nhân viên khi vào làm việc được ban giám đốc công
ty, các trưởng phòng và các nhóm trưởng hướng dẫn các thủ đoạn đe dọa, khủng bố
để đòi nợ.

Trung bình mỗi tháng công ty nhận từ các ngân hàng, công ty tài chính 141.000
đến 241.000 hợp đồng vay tiền của các khách hàng chưa trả được để phân chia cho
các nhân viên công ty đòi nợ bằng hình thức đe dọa, khủng bố như đã nêu ở trên.
Công ty được các ngân hàng và công ty tài chính trả cho từ 25%-35% trên tổng số tiền
thu được. Số tiền này, ban giám đốc công ty trả lương cho nhân viên và mua các công
cụ, phương tiện phục vụ việc đe dọa, khủng bố khách hàng còn nợ tiền.

Với lợi nhuận rất lớn từ hành vi cưỡng đoạt tài sản nêu trên nên số đối tượng
này không từ một thủ đoạn nào để buộc nạn nhân phải trả tiền. Hành vi của ban giám
đốc và nhân viên Công ty Luật TNHH Pháp Việt cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản" và
có dấu hiệu của tội "Khủng bố".

Tính đến thời điểm cơ quan điều tra bắt giữ, tổng số tiền các đối tượng đã thu
được là gần 1.000 tỷ đồng và liên quan đến khoảng 3.000 bị hại tại các tỉnh, thành trên
cả nước. Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định có khoảng 400 đối tượng liên
quan, trong đó khoảng 200 đối tượng là nhân viên đang làm việc tại công ty, các trường
hợp còn lại là nhân viên cũ đã nghỉ việc hoặc có liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài
sản.

II. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN:

1. Đối tượng bên trong:

a. Lãnh đạo công ty:

Giám đốc là bà Lê Thị Tuyết được thuê về để làm giám đốc: Bị ảnh hưởng đến
uy tín, gây sự lo âu, hoang mang và ảnh hưởng đến tâm lý đồng thời mất thời gian khi
có liên quan đến hai đối tượng Châu và Hùng nên bị công an điều tra.

Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng: Bị công an bắt giữ và điều tra, bị phanh phui
hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích mà các đối tượng này có từ các

2
hành vi vi phạm pháp luật; ảnh hưởng đến danh dự và uy tín, đồng thời ảnh hưởng
đến tâm lý: lo sợ sẽ bị phán hình phạt nặng; bị khởi tố,...

b. Nhân viên công ty và các đối tượng có liên quan:

Bị công an tạm giữ, tịch thu tài sản để điều tra, hành vi thông đồng với hai đối
tượng cầm đầu để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và trái với đạo đức, ảnh
hưởng đến uy tín, danh dự, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân khi không thể tiếp tục các
hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến tâm lý: lo âu khi bị công an điều tra, có khả năng
bị khởi tố nếu hành vi nghiêm trọng. Trong trường hợp các đối tượng không trực tiếp
tham gia đòi nợ thuê thì có khả năng bị thất nghiệp trong thời gian dài và có nguy cơ
khó được nhận vào các công ty khác, tâm lý hoang mang lo sợ khi biết được công ty
mình đang làm việc có hành vi trái pháp luật,...

2. Đối tượng bên ngoài:

a. Các nạn nhân bị đòi nợ:

Bị tra tấn về mặt tinh thần, là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật, ảnh
hưởng đến danh dự và uy tín khi bị siết nợ công khai, tổn hại về mặt tài sản, tiền bạc
và công sức khi bị các đối tượng đe dọa bằng cách phá hoại tài sản, bị xâm phạm
quyền lợi chính đáng về nhân thân và tài sản, luôn đối mặt với tâm lý sợ hãi, lo âu khi
các đối tượng đòi nợ, xấu hổ khi có người chứng kiến,...

b. Người nhà của những cá nhân có liên quan:

Lo âu, hoang mang, ảnh hưởng tâm lý khi biết người nhà vướng vào vụ án lớn.
Có khả năng bị các cơ quan công an điều tra, lấy lời khai.

c. Các ngân hàng có quan hệ với công ty:

Bị sụt giảm uy tín và danh tiếng, bị điều tra, bị vướng tiếng xấu vì đã nhờ công
ty này thanh toán nợ xấu, khả năng bị điều tra và kiểm soát là rất cao, làm ảnh hưởng
đến uy tín và hoạt động của ngân hàng.

d. Cơ quan liên quan đến việc kiểm soát hoạt động công ty luật:

Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước có khả năng sẽ phải giải trình, tự kiểm
điểm, bị khiển trách và yêu cầu chấn chỉnh lại việc kiểm soát hoạt động của các công
ty luật, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của cơ quan.

3
e. Cơ quan cảnh sát điều tra:

Phải tập trung nguồn lực và thời gian để giải quyết vụ vi phạm lớn và phức tạp,
ra sức xử lý triệt để các đối tượng có liên quan để làm gương và răn đe những công
ty khác.

f. Chính phủ và các cơ quan nhà nước:

Vụ án chỉ ra vấn đề nổi cộm, phản ánh đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật
kém của một bộ phận các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín và tính răn đe của Nhà
nước và Pháp luật, phát sinh vấn đề cần phải tìm cách khắc phục. Đồng thời phải tìm
ra giải pháp để trấn an người dân và khôi phục lại niềm tin của họ.

g. Các công ty luật khác:

Bị răn đe và giám sát chặt chẽ hơn, gặp nhiều khó khăn hơn vì mọi người có
tâm lý đề phòng và cảnh giác khi đến sử dụng dịch vụ của các công ty Luật khác. Tuy
nhiên có cơ hội để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là những khách hàng cũ
của Pháp Việt, nâng cao cơ hội kinh doanh.

h. Công chúng:

Nảy sinh tâm lý dè chừng, ái ngại và cảnh giác hơn, cân nhắc hơn khi ra quyết
định sử dụng dịch vụ của các công ty cùng ngành, mất niềm tin và tâm lý lo âu, đặc
biệt là những người đang có nợ xấu, mất niềm tin vào đạo đức kinh doanh của các
doanh nghiệp về Luật.

i. Giới truyền thông:

Vụ việc đem lại nhiều cơ hội viết bài và đưa tin cho giới truyền thông, là một
chủ đề nóng, nổi cộm và mang tính nghiêm trọng tương đối cao. Tin tức được lan
truyền một cách nhanh chóng và xuất hiện trên nhiều các kênh truyền thông như các
trang báo điện tử (VNExpress, Kenh14, Tapchicongsan,...); các trang mạng xã hội và
các phương tiện truyền thông chính thống (VTV, HTV,...)

4
III. NHẬN DIỆN, TRÌNH BÀY BẢN CHẤT CỦA CÁC VẤN ĐỀ VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI:

1. Vấn đề vô đạo đức:

a. Phớt lờ quy định của pháp luật về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:

Được thành lập vào năm 2008, Công Ty Luật TNHH Pháp Việt với ngành nghề
kinh doanh chính là "Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào
đâu". Cụ thể hơn, ngành nghề này bao gồm hoạt động dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín
dụng ví dụ như các hoạt động thu hồi những khoản bồi thường và chuyển tiền thu hồi
cho khách hàng, như dịch vụ thu hồi hối phiếu hoặc nợ. Có thể nói, nếu không xét về
cách thức hoạt động mà chỉ xét về bản chất hoạt động kinh doanh thì trong thời gian
đầu Công Ty Luật TNHH Pháp Việt vẫn hoạt động đúng với ngành nghề mà mình đăng
ký.

Trước đây, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong các ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ đòi
nợ xảy ra nhiều biến tướng, Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021
đã thêm dịch vụ đòi nợ thuê vào danh sách ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh tại
điểm h khoản 1 Điều 6. Theo đó, các Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết
trước ngày 01/01/2021 phải thanh lý, doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh
dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.

Có thể thấy, pháp luật quy định đã có sự thay đổi, ngành nghề mà công ty này
đang thực hiện kinh doanh đã trở thành ngành nghề bị cấm, nhưng công ty vẫn tiếp
tục hoạt động, phớt lờ quy định mới của pháp luật. Hành vi vô đạo đức trên đã vi phạm
sự chính trực, trong khi đáng ra công ty phải tự giác chấp hành quy định của pháp
luật, tự động giải thể hoạt động kinh doanh hay chuyển sang ngành nghề khác kể từ
01/01/2021, chứ không phải đến khi các cơ quan chức năng phát hiện thì mới dừng
hoạt động. Không có sự nhất quán trong hành động của công ty, trước đây khi luật
pháp vẫn cho phép kinh doanh loại hình này thì công ty vẫn tuân thủ và thực hiện đăng
ký kinh doanh với nhà nước. Tuy nhiên, khi cần có sự thay đổi bắt buộc gây nhiều khó
khăn, công ty lại không tuân thủ pháp luật nữa.

Thêm vào đó, sự không trung thực của công ty là rõ ràng khi họ đã tiếp tục kinh
doanh dịch vụ đòi nợ thuê và liên tục che dấu hành vi của mình với các cơ quan chức
năng.

Hành vi trên còn thể hiện sự không công bằng với các công ty có cùng ngành
nghề kinh doanh với Công Ty Luật TNHH Pháp Việt. Bởi vì, trong khi các công ty kinh

5
doanh dịch vụ đòi nợ khác gặp khó khăn, họ đã phải dừng kinh doanh hay phải chuyển
sang một hoạt động kinh doanh khác mà không phải chuyên môn của họ, thì Công Ty
Luật TNHH Pháp Việt vẫn kiếm tiền và trục lợi từ hoạt động phi pháp này.

b. Lợi dụng danh nghĩa công ty luật để hoạt động đòi nợ thuê:

Vì đây là một ngành nghề khá đặc thù nên để có thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ,
các công ty phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của pháp luật trong suốt quá trình
kinh doanh. Để tránh được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp
này đã đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa công ty luật và hợp tác với một số tổ chức
ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa trợ giúp pháp lý (xử lý nợ xấu). Thực tế,
trên trang web của Công ty luật Pháp Việt không giới thiệu về chức năng nhận dịch vụ
đòi nợ thuê.

Có thể thấy rằng, doanh nghiệp đã núp bóng dưới danh nghĩa công ty bảo vệ,
tư vấn luật, mua bán nợ, ủy quyền đòi nợ, sử dụng nhân viên đòi nợ thuê liên kết với
doanh nghiệp, cơ sở cho vay để thực hiện hoạt động đòi nợ thuê. Công ty Luật TNHH
Pháp Việt đã vi phạm sự chính trực khi không tuân thủ Luật Luật sư nói riêng, pháp
luật Việt Nam nói chung về việc không cho phép tổ chức hay cá nhân lợi dụng danh
nghĩa Công ty Luật. Đã không có sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh giữa những
hoạt động mà công ty thể hiện ra bên ngoài cho công chúng thấy là dịch vụ luật phap
và những hoạt động công ty thực tế làm là đòi nợ thuê.

Hành vi trên còn vi phạm sự trung thực khi mà doanh nghiệp này đã sử dụng
các hợp đồng xử lý nợ xấu thay cho các hợp đồng đòi nợ thuê khi thực hiện giao dịch
với khách hàng nhằm che giấu bản chất hoạt động thực tế của công ty này. Như vậy,
khi các cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở hoạt động của doanh nghiệp, họ có thể dễ
dàng che đậy hành vi.

Ngoài ra, theo quy định tại Luật Luật sư, chỉ các tổ chức hành nghề luật sư
(công ty luật, văn phòng luật sư) mới có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý và những
người hành nghề trong lĩnh vực này (luật sư) phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tư
pháp cấp.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định, Châu, Hùng và các bị can là tổ chức tội
phạm hoạt động núp bóng công ty tư vấn luật. Họ thực hiện giải quyết các hợp đồng
pháp lý nhưng lại không có văn bằng chuyên ngành luật, mà chỉ thuê một người đứng
tên là Lê Thị Tuyết (luật sư) đăng ký pháp nhân Công ty Luật TNHH Pháp Việt.

6
Hành vi trên đã vi phạm sự chính trực khi mà chất lượng nhân lực công ty không
thể đáp ứng được điều kiện thực hiện dịch vụ mà doanh nghiệp đã cam kết, nhưng
công ty luật Pháp Việt vẫn kinh doanh loại hình dịch vụ tư vấn luật.

Hành vi trên cũng đã vi phạm sự trung thực khi mà giới thiệu đến khách hàng
với cái danh nghĩa công ty luật, tạo sự uy tín cho doanh nghiệp, từ đó có thể lừa được
lòng tin của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty.

Hành vi trên cũng đã vi phạm sự không công bằng khi mà một số khách hàng
phải trả một mức phí cao hơn so với thực tế, chi phí họ trả là dành cho những người
có kiến thức để xử lý vấn đề nợ xấu của họ theo luật pháp, chứ không phải dành cho
những người sử dụng vũ lực, đe dọa để giải quyết.

c. Cưỡng đoạt tài sản và khủng bố:

Sau khi nhận thông tin về các khách hàng vay chưa trả theo hợp đồng cho các
ngân hàng và công ty tài chính chuyển đến, lãnh đạo công ty này đã phân chia cho
các trưởng phòng, các trưởng phòng sẽ phân chia cho các nhóm trưởng để giao cho
các thành viên trong nhóm thực hiện hành vi đòi nợ thuê theo 3 cấp độ: Thứ nhất, gọi
điện thoại chửi bới, đe dọa khách trả tiền; thứ hai, gọi điện thoại đe dọa sẽ giết người
thân, ghép hình tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, đe dọa cho
mất việc làm; thứ ba, mang quan tài đến nhà, cơ quan, tổ chức, đặt bình gas, xăng
dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân…

Có thể thấy, hành vi của Ban Giám đốc và nhân viên Công ty luật Pháp Việt đã
vi phạm sự chính trực khi mà cách thức đòi nợ của nhóm đối tượng này gây ra tình
trạng hoảng sợ trong công chúng, gây hại lớn với sức khỏe tinh thần và tính mạng con
người. Đồng thời, hành vi gây ra tình trạng xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng,
an ninh quốc gia và phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cho dù trước đây
việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ là không trái pháp luật, nhưng cách thức hoạt động như
trên của Công ty luật TNHH Pháp Việt rõ ràng là đã vi phạm các nguyên tắc khi kinh
doanh loại dịch vụ này. Như vậy, không có sự nhất quán giữa cách thức hoạt động
thực tế của công ty và bản chất của một hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đúng.

Hai hành vi trên còn gây ra sự không công bằng cho những người có mong
muốn kinh doanh dịch vụ đòi nợ một cách phù hợp và đúng quy định pháp luật. Những
biến tướng trong kinh doanh đòi nợ thuê đã tạo những ảnh hưởng tiêu cực của công
chúng đến hình ảnh công việc đòi nợ thuê, một công việc được coi là khá bình thường
ở nước ngoài.

7
Những hành vi trên còn có thể gây ra sự không công bằng cho những ngân
hàng, tổ chức tài chính khác khi mà thông tin này được lan truyền sẽ khiến cho người
dân có tâm lý nghi ngại, lo sợ với hoạt động đi vay, khiến cho ngân hàng và các tổ
chức tài chính khác gặp trở ngại trong dịch vụ cho vay vốn.

Ngoài ra, để buộc các bị hại phải trả nợ, hành vi khủng bố không chỉ xảy ra với
con nợ mà còn thực hiện hành vi đòi nợ với những người có liên quan đến các bị hại.
Hành vi này đã vi phạm sự công bằng khi mà những người xung quanh như thân nhân,
người quen, đồng nghiệp,... bản thân họ không hề liên quan gì đến việc mượn nợ,
nhưng họ vẫn phải chịu sự dày vò mang tính cực đoan của Công ty luật Pháp Việt.

2. Trách nhiệm xã hội:

a. Trách nhiệm kinh tế:

Không mang lại lợi ích kinh tế và công bằng cho các bên hữu quan, ban giám
đốc công ty luật Pháp Việt đã sử dụng nguồn lực của xã hội một cách kém hiệu quả
và làm giảm phúc lợi cho xã hội. Công ty đã chú trọng quá mức đến mục tiêu kinh tế
nhằm đem lại lợi nhuận riêng cho công ty mà không màng quan tâm tới cách thức
thực hiện mục tiêu. Công ty đã không đảm bảo được việc hài hòa giữa lợi ích ba bên
như: lợi ích công ty, lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội. Trực tiếp hoặc gián tiếp trong
việc đe dọa an sinh xã hội gây nhiều hậu quả tiêu cực, khiến cho chi phí để bù đắp
những hậu quả về mặt tinh thần, sức khỏe thể chất,... còn tốn kém hơn nhiều so với
lợi ích mà công ty mang lại từ thuế hay việc làm cho xã hội.

b. Trách nhiệm pháp lý:

Mặc dù, việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã vi phạm các quy định của pháp luật
về những ngành nghề bị cấm đầu tư theo Luật đầu tư 2021, nhưng tổng giám đốc
công ty luật Pháp Việt vẫn cố tình vi phạm.

Trong trường hợp hợp đồng giao dịch được thực hiện dưới danh nghĩa công ty
luật mà không có sự hỗ trợ hoặc chấp nhận từ một luật sư có chứng chỉ hành nghề,
có thể vi phạm quy định của Luật Luật sư về hành nghề luật sư. Lợi dụng giấy tờ giả
để thực hiện hợp đồng đòi nợ thuê dưới danh nghĩa xử lý nợ xấu có thể vi phạm quy
định của Luật Doanh nghiệp về mục đích kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Hành vi đòi nợ thuê bằng cách gọi điện thoại chửi bới, đe dọa khách trả tiền,
và thậm chí đe dọa giết người thân, là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Các hành vi này
nhằm ép buộc người nợ phải trả nợ theo cách không hợp pháp và đe dọa đến an toàn
của họ và người thân. Các hành vi khác như đặt bình gas, xăng để đe dọa nổ tung cơ
quan, nhà của khách hàng và người thân có thể được coi là có dấu hiệu của tội "khủng

8
bố". Đây là hành động mà mục đích chủ yếu là gây sợ hãi và đe dọa sự an toàn để
đạt được mục tiêu kinh tế. Hai loại hành vi trên đều vi phạm pháp luật theo Bộ luật
Hình sự hiện hành.

c. Trách nhiệm đạo đức:

Công ty Luật TNHH Pháp Việt đã thể hiện những hành động đáng lên án, vi
phạm nhiều nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm xã hội. Bằng cách phớt lờ quy định
mới về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, công ty tiếp tục hoạt động đòi nợ thuê,
tạo ra sự không công bằng trong thị trường.

Họ lợi dụng danh nghĩa công ty luật mà không có đủ chứng chỉ và kinh nghiệm
trong lĩnh vực luật sư, sử dụng hợp đồng xử lý nợ xấu để che giấu hoạt động đòi nợ
thuê được coi là hành vi không trung thực, vi phạm đạo đức kinh doanh.

Trách nhiệm của công ty luật Pháp Việt đối với khách hàng là cung cấp dịch vụ
đòi nợ hợp pháp, phù hợp với những giá trị mà khách hàng bỏ ra. Tuy nhiên, công ty
đã quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, mong muốn kiếm được càng nhiều tiền càng
tốt nên đã bỏ qua lợi ích của xã hội cũng như các vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
Hành vi đe dọa, đòi nợ của công ty không chỉ làm tổn thương người nợ mà còn ảnh
hưởng tiêu cực đến những người xung quanh và cộng đồng nói chung.

Từ đó có thể thấy, các quyết định và hành động của cá nhân có liên quan là
không đúng, vô đạo đức, thiếu sự chính trực, trung thực và công bằng với tất cả các
bên hữu quan.

d. Trách nhiệm nhân văn:

Hành vi khủng bố của Công ty luật Pháp Việt tác động đến sức khỏe tinh thần
và thể chất của cả người nợ và thân nhân của họ, làm giảm chất lượng cuộc sống của
xã hội. Ngoài ra sự việc của công ty còn tạo ra gánh nặng cho chính phủ khi các cơ
quan nhà nước phải rà soát kỹ hơn trong việc minh bạch khi thực hiện kinh doanh của
các công ty luật pháp, lãng phí thêm nhiều nguồn lực xã hội. Hơn thế, hành vi đe dọa
lời nói, vũ lực, khủng bố tinh thần người nợ tác động tiêu cực đến nhân cách đạo đức
của nhân viên trong doanh nghiệp, có thể gia tăng các hành vi sai trái của nhân viên
với chính người thân, gia đình của họ.

9
IV. XÁC ĐỊNH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ VIỆC:

1. Nguyên nhân bên trong:

a. Lợi ích tài chính:

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cơ quan tố tụng hình sự tỉnh Tiền Giang,
vụ án này có hơn 3.000 người ở khắp cả nước là bị hại. Trung bình mỗi tháng công ty
đòi nợ được từ 15 đến 20 tỷ đồng. Số tiền các nhân viên Công ty luật Pháp Việt cưỡng
đoạt được là hơn 1.000 tỉ đồng và hưởng phí là 25-35% tổng số tiền đòi được. Với số
tiền này, ban giám đốc công ty dùng để mua công cụ phục vụ đòi nợ và trả lương cho
nhân viên đòi nợ thuê.

Với lợi nhuận rất lớn từ hành vi cưỡng đoạt tài sản nêu trên nên số đối tượng
này không từ một thủ đoạn nào để buộc nạn nhân phải trả tiền. Bước đầu, Cơ quan
cảnh sát điều tra đã xác định được hàng ngàn bị hại trên phạm vi cả nước.

Ban giám đốc công ty và nhân viên đòi nợ đã tận dụng mô hình kinh doanh
cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức đòi nợ thuê vời hành vi "núp bóng" công ty tư vấn
luật để đạt được lợi nhuận lớn mà không cần chịu trách nhiệm pháp lý. Họ đã tận dụng
sự đa dạng và rộng lớn của đối tượng bị hại để tối ưu hóa lợi ích của mình, mặc dù
việc này mang lại hậu quả nặng nề cho nhiều người bị hại. Từ đó cho thấy những đối
tượng này dựa theo chủ nghĩa vị kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, họ tận dụng
mọi cách để đạt được mục đích mà không quan tâm đến cách thức hành động.

b. Né tránh những trách nhiệm về pháp lý:

Thời gian qua, dịch vụ đòi nợ thuê bị biến tướng, nhiều cá nhân, tổ chức đòi nợ
thuê lợi dụng việc đăng ký kinh doanh ngành nghề này để hoạt động đòi nợ bằng các
biện pháp trái pháp luật, trong đó, nguy hại và phổ biến nhất là hành vi cưỡng đoạt tài
sản của người bị cho là mắc nợ. Vì lý do đó, theo Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, dịch
vụ này đã bị cấm.

Các đối tượng muốn tránh sự giám sát của cơ quan chức năng và các quy định
pháp luật. Việc hoạt động dưới bóng tên của một công ty tư vấn luật có thể giúp họ
tránh bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Công ty Luật TNHH Pháp Việt là tổ chức tội
phạm hoạt động “núp bóng” công ty tư vấn luật, có quan hệ hợp tác với một số tổ chức
ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa hợp đồng trợ giúp pháp lý, trực tiếp điều
hành công ty này là do đối tượng Trần Văn Châu (1980) trú tại quận Gò Vấp làm Phó
Giám đốc và Hồ Quốc Hùng (1987), trú tại quận Tân Phú làm Giám đốc điều hành.

10
Các bị can không có văn bằng chuyên ngành luật, mà chỉ thuê một người đủ
điều kiện đứng tên làm đại diện pháp luật đăng ký pháp nhân công ty. Cụ thể, người
đứng tên đại diện pháp luật Công ty luật TNHH Pháp Việt là bà Lê Thị Tuyết (1985),
trú quận 1, TP Hồ Chí Minh là giám đốc, thuộc Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh.

c. Lợi dụng việc là công ty tư vấn pháp lý để đòi nợ thuê:

Công ty Luật TNHH Pháp Việt là một phương thức, thủ đoạn hoạt động, cấu
trúc của các ổ nhóm tội phạm hoạt động dưới vỏ bọc là các công ty kinh doanh,
phương thức kết nối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp với người bị hại.

Công ty Luật TNHH Pháp Việt có trụ sở chính ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí
Minh do bà Lê Thị Tuyết được thuê đứng tên làm giám đốc vì bà Tuyết là luật sư nên
đủ điều kiện pháp lý mở công ty luật. Hoạt động của Công ty Luật TNHH Pháp Việt là
nhận đòi nợ thuê cho các ngân hàng và các Công ty tài chính (Ngân hàng OCB, SHB,
công ty tài chính Mcredit, Shinhan Việt Nam).

Về hoạt động hành nghề của luật sư, khi Công ty Luật TNHH Pháp Việt mượn
danh nghĩa người có nghề luật sư để đứng tên làm giám đốc và đăng ký kinh doanh
hoạt động trợ giúp pháp lý, nhưng chỉ tuyển lao động phổ thông và thực hiện việc đe
dọa, khủng bố người khác để đòi nợ thuê; thực tế không trợ giúp pháp lý như pháp
nhân đăng ký.

2. Nguyên nhân bên ngoài:

a. Tình hình kinh tế khó khăn:

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhất là sau đại dịch COVID-19, người dân
thường gặp khó khăn tài chính, dẫn đến thất nghiệp gia tăng, giảm thu nhập và sự
không ổn định trong doanh nghiệp. Họ phải đi vay nợ ngân hàng nhưng lại không có
khả năng chi trả đúng hạn, các ngân hàng lại hợp tác với các công ty đòi nợ thuê đội
lốt công ty tư vấn pháp lý. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức "núp bóng"
để áp đặt áp lực đòi nợ một cách mạnh mẽ.

b. Biện pháp xử phạt lỏng lẻo:

Chế tài xử phạt cũng còn quá nhẹ so với lợi nhuận mang lại từ hành vi vi phạm
nên chưa đủ tính răn đe cho doanh nghiệp. Theo đó, sau ngày 01/01/2021 nếu kinh
doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Đối
với tổ chức thì mức xử phạt sẽ gấp đôi. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi

11
phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được. Dựa vào đó các đối tượng có thể
dựa vào đó để thực hiện hành vi phạm tội.

c. Thiếu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng:

Do các cơ quan có thẩm quyền không thường xuyên thực hiện công tác thanh
tra, các đối tượng có thể tận dụng điều này để hoạt động mà không phải đối mặt với
các biện pháp kiểm soát nghiêm túc. Điều này mang lại sự tự do hành động và linh
hoạt trong việc thực hiện các chiến lược đòi nợ. Tuy nhiên, hậu quả của việc này là
khả năng phát hiện và can thiệp xử lý vi phạm có thể bị chậm trễ.

d. Thiếu sự đề phòng từ phía nạn nhân:

Người nợ có thể không đủ hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong
quá trình giao dịch. Sự không rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý có thể khiến
họ trở thành mục tiêu dễ dàng cho các tổ chức tội phạm. Ngoài ra, thiếu tư duy phòng
ngừa có thể dẫn đến việc người nợ không thực hiện các biện pháp cần thiết để đề
phòng trước những rủi ro có thể xảy ra. Việc này làm tăng khả năng bị lừa vào các tổ
chức tín dụng đen dẫn đến nhiều hệ lụy sau này.

e. Sự phát triển của mạng xã hội:

Các tổ chức đòi nợ thuê có thể tận dụng mạng xã hội để và thực hiện hành vi
đòi nợ của mình. Mạng xã hội giúp cung cấp thông tin và gia tăng áp lực tâm lý đến
các con nợ. Khả năng lan truyền nhanh chóng của thông tin trên mạng xã hội cũng
làm tăng hiệu suất của hành vi này. Cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn nhất định
trong giám sát trên mạng xã hội, tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện các hoạt động
vi phạm mà không gặp phải sự can thiệp kịp thời.

V. NHẬN XÉT NHỮNG PHẢN ỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN CỦA
CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN:

1. Đối tượng bên trong:

Ngày 18-2, Cơ quan CSĐT đã ra lệnh tạm giữ hình sự khẩn cấp đối với 13 đối
tượng khác và đang củng cố chứng cứ truy bắt các đối tượng có liên quan.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận đây là tổ chức tội phạm
hoạt động "núp bóng" công ty tư vấn luật, có quan hệ hợp tác với một số tổ chức ngân
hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa hợp đồng trợ giúp pháp lý, do Trần Văn Châu
và Hồ Quốc Hùng cầm đầu.

12
Qua quá trình điều tra, các bị can thừa nhận hành vi cùng đồng bọn đe dọa, uy
hiếp tinh thần của người vay tiền và người thân, bạn bè của họ để ép buộc người vay
phải trả tiền.

Thêm vào đó, khi làm việc với cơ quan công an, các đối tượng khai Công ty
Luật TNHH Pháp Việt đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với 6 ngân hàng và công ty
tài chính. Sau khi nhận thông tin về các khách hàng vay chưa trả theo hợp đồng cho
các ngân hàng và công ty tài chính chuyển đến, lãnh đạo công ty này đã phân chia
cho các trưởng phòng, các trưởng phòng sẽ phân chia cho các nhóm trưởng để giao
cho các thành viên trong nhóm thực hiện hành vi đòi nợ thuê theo 3 cấp độ: Từ gọi
điện thoại chửi bới, đe dọa khách trả tiền; gọi điện thoại đe dọa sẽ giết người thân,
đến việc mang quan tài đến nhà, cơ quan, tổ chức, đặt bình gas, xăng dọa cho nổ tung
cơ quan, nhà của khách hàng và người thân… Công ty Luật TNHH Pháp Việt được
hưởng lợi từ 24% đến 35% trên số tiền đòi được.

 Bước ban đầu trong quá trình điều tra, các đối tượng tội phạm có thái độ hợp
tác trong quá trình lấy lời khai. Lời khai của đối tượng trùng khớp với những gì Cơ
quan CS điều tra và công bố với công chúng, chứng tỏ các đối tượng không khai dối
thông tin cũng như quanh co làm lệch hướng điều tra của cơ quan cảnh sát. Đây có
thể được xem là có thái độ tích cực trong việc phối hợp thực hiện công tác điều tra với
các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
2. Đối tượng bên ngoài:
a. Nạn nhân:

Có khoảng 3.000 bị hại trên cả nước đã bị nhóm người này bôi nhọ danh dự,
buộc phải trả nợ. Không chỉ người vay tiền, mà người thân, bạn bè và đồng nghiệp
của họ cũng bị cắt ghép ảnh với nội dung xấu, sai sự thật đăng lên mạng bêu rếu

Ví dụ điển hình, Nguyễn Thanh Hải (SN 1988) và Hà Thị Hiệp (SN 1990) được
công ty Pháp Việt phân công đòi nợ anh B. với số tiền hơn 100 triệu đồng (gấp đôi số
tiền anh B. vay nợ).

Hiệp gọi điện, dọa sát hại con của anh B. khiến anh này sợ hãi phải trả 10 triệu
đồng. Nhưng sau đó, anh B. không trả tiền nữa. Hiệp cùng Hải tiếp tục gọi điện đe
dọa anh B. cùng gia đình nhiều lần.

Nhóm đòi nợ thuê cũng tìm hiểu thông tin và biết con anh B đang theo học tại
Trường Tiểu học Phan Văn Kiêu (thị xã Cai Lậy, Tiền Giang). Ngày 26/10/2022, Hiệp
dùng 3 số điện thoại gọi điện, nhắn tin cho giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà
trường, yêu cầu cho cháu bé “nghỉ học để gia đình giải quyết nợ” nếu không sẽ “không
để yên cho gia đình các giáo viên”.

13
Ngày 27/10/2022, Hiệp mua một bình gas, yêu cầu giao đến trường Tiểu học
Phan Văn Kiêu và gọi điện, buộc cô giáo phải ra nhận nếu không “sẽ cho nổ cả trường”.
Lực lượng công an sau đó có mặt tại Trường Tiểu học Phan Văn Kiêu, tịch thu bình
gas. Sự việc này có dấu hiệu của tội khủng bố, cưỡng đoạt tài sản.

Từ những hình thức khủng bố áp đảo tinh thần đó đã làm cho nạn nhân cảm
thấy hoang mang và không thể tránh khỏi tình trạng lo lắng, không những cho bản
thân mà còn cho những người thân yêu của họ. Việc bị khủng bố từ ngoài đời thực
đến không gian mạng không những ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân một cách
nặng nề, mà còn sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của nạn nhân, điều này
vô tình sẽ khiến uy tín cũng như danh dự của nạn nhân bị ảnh hưởng tiêu cực hơn
bao giờ hết. Vì vậy ngoài tâm lí hoang mang, lo sợ, các nạn nhân cũng có thể trở nên
bức xúc và phẫn nộ bởi phạm vi và hậu quả khủng bố đã vượt ngoài tầm kiểm soát
của họ.

b. Các ngân hàng:

Đại diện ngân hàng OCB cho biết, ngân hàng OCB có ký hợp đồng với Công ty
Luật Pháp Việt để đòi số tiền nợ là 50 triệu đồng.

"Trong hợp đồng (OCB - PV) ký với Công ty Luật Pháp Việt có những điều
khoản ghi rõ trong khi làm việc với khách hàng không được có những hành động xúc
phạm nhân phẩm, đây là những hành động ngân hàng không thể kiểm soát được hết",
vị đại diện ngân hàng OCB cho biết.

Tuy nhiên, liên quan đến Công ty Luật TNHH Pháp Việt đã hợp tác với một số
tổ chức ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa trợ giúp pháp lý để xử lý nợ xấu,
việc các ngân hàng hoặc công ty tài chính ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ
pháp lý, để nhờ sự trợ giúp pháp lý của luật sư trong quá trong trình xử lý các khoản
nợ là hoàn toàn hợp pháp, được pháp luật cho phép. Mặc dù vậy, các hoạt động này
phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Các bên không được phép lợi dụng
các dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện các hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.

 Khi tiếp nhận được các thông tin tiêu cực, đại diện Ngân hàng OCB, là một
trong những ngân hàng có liên quan trong vụ việc đã lên tiếng với báo giới cũng như
truyền thông, công chúng. Họ không chọn hình thức xử lý truyền thông như việc im
lặng hay phủ nhận trước những cáo buộc về hành vi cung cấp thông tin khách hàng
cho bên phía công ty Luật Pháp Việt. Việc lên tiếng trước truyền thông như vậy cũng
có thể do việc cam kết giữa ngân hàng OCB và công ty TNHH Pháp Việt trên giấy tờ
là hợp pháp và phía ngân hàng đang thượng tôn pháp luật, họ không cung cấp thông

14
tin khách hàng và đòi nợ dưới hình thức đòi nợ phạm pháp. Mặc dù hiện tại các thông
tin về việc đánh giá hành vi của các ngân hàng chưa được công bố rộng rãi và công
khai, nhưng bước ban đầu, có thể xem đây là một hành vi tích cực trong việc xác nhận
các luồng thông tin cũng như không chối bỏ trách nhiệm cũng như nghĩa vụ khai báo
từ phía ngân hàng OCB.
c. Chính phủ và các cơ quan nhà nước:

Dưới sự phối hợp, hỗ trợ của Cục Cảnh sát Hình sự và Công an Thành phố Hồ
Chí Minh, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 120 cán bộ, chiến sĩ tiến hành
khám phá chuyên án, khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn
Pháp Việt.

Trước đó, ngày 14-2, cơ quan điều tra khám xét trụ sở chính và 2 chi nhánh
của Công ty Luật TNHH Pháp Việt, thu giữ các tài liệu, chứng cứ, thiết bị liên quan
đến hoạt động khủng bố, cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Cơ quan chức năng đã thu giữ 233 CPU máy tính bàn, 4 laptop, trên 300 điện
thoại di động và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động khủng bố, cưỡng đoạt tài sản,
đồng thời, triệu tập làm việc 133 đối tượng có liên quan, phát hiện có nhiều dữ liệu
điện tử, tin nhắn có nội dung liên quan đến việc đòi nợ.

Ngày 18/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố vụ
án "Cưỡng đoạt tài sản", khởi tố và ra lệnh tạm giam đối với hai bị can gồm: Hà Thị
Hiệp (nhân viên Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Pháp Việt - là đối tượng trực tiếp
thực hiện hành vi khủng bố tại Trường Tiểu học Phan Văn Kiêu, Phường 1, thị xã Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang) và Nguyễn Thanh Hải (nhóm Trưởng của Hà Thị Hiệp) về tội
"Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tiền Giang đã ra lệnh tạm
giữ hình sự khẩn cấp đối với 13 đối tượng khác và đang củng cố chứng cứ truy bắt
các đối tượng có liên quan.

 Các cơ quan chức năng đã nỗ lực phá án và có tinh thần trách nhiệm cao nhằm
phục vụ cho mục đích chung. Thể hiện sự chủ động nhận diện, phát hiện phương
thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới, sự mưu trí, kiên quyết tấn công, trấn áp tội
phạm, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Công an tỉnh Tiền Giang với các Cục
nghiệp vụ ngăn chặn, xử lý kịp thời tội phạm có tổ chức núp bóng các doanh nghiệp
hoạt động cưỡng đoạt tài sản, giảm nguy cơ hàng nghìn nạn nhân bị xâm hại, củng
cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân, vì
cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

15
d. Công chúng:

Công chúng phản ứng gay gắt và bức xúc đối với các hành vi đòi nợ thuê. Và
người dân mong muốn cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lí
triệt để tận gốc các tổ chức đòi nợ thuê, núp bóng dưới dạng các hình thức kinh doanh
để tiếp tục hành vi trái pháp luật này vì nếu không giải quyết triệt để thì sẽ còn nhiều
tổ chức tương tự như vậy mọc lên và hoành hành trong cộng đồng, xã hội. Điều này
cũng củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan có thẩm quyền, chức năng, đồng
thời giúp ổn định trật tự an toàn xã hội, an toàn thân thể, danh dự và nhân phẩm của
người dân.

e. Truyền thông:

Từ khi Công ty TNHH pháp việt bị cơ quan điều tra điều tra và bắt giữ, các
phương tiện truyền thông đã kịp thời cập nhật thông tin mới nhất đến công chúng.

Các phương tiện truyền thông bao gồm:

• Đài truyền hình các tỉnh thành Nghệ An, Trà Vinh,...; VTV24; Truyền hình Công an
Nhân dân; ….
• Các trang báo chính thống: Báo Tuổi Trẻ, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh,...
• Youtube
• Facebook
• Tiktok
• Và các nguồn truyền thông khác.

Việc thông tin rộng rãi trên các kênh truyền thông khác nhau là một phản ứng
vô cùng tích cực từ phía các bên thực hiện công tác tuyên truyền và cung cấp thông
tin. Mục đích đầu tiên là giúp người dân có thể theo dõi sát sao vụ việc, tránh những
thông tin gây nhiễu và sai sự thật, mục đích thứ hai sẽ giúp người dân nhận thức được
tính nghiêm trọng của vụ án và ý thức thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng nếu
nghi ngờ hoặc đã trở thành nạn nhân của hình thức đòi nợ thuê này. Cuối cùng, vẫn
là để nhắc nhở những đối tượng đã thực hiện hình thức vay nợ phải thực hiện đúng
nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn trả đúng số tiền tại đúng thời điểm như ban đầu cam kết
với các bên cho vay để giảm thiểu tối đa các tình huống đáng tiếc xảy ra.

16
VI. ĐỀ XUẤT CÁCH GIẢI QUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đề xuất cách giải quyết cho các bên:

Các đối tượng có liên quan bên trong (lãnh đạo công ty, Trần Văn Châu, Hồ
Quốc Hùng, nhân viên công ty):

● Để giải quyết tình hình, các đối tượng bên trong cần tự nhận trách nhiệm và chấn
chỉnh hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. Điều này đòi hỏi họ phải
thấu hiểu rằng kinh doanh không thể bất kỳ giá nào cũng, mà phải tuân thủ pháp
luật và đạo đức.

● Các đối tượng bên trong cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ
mọi tình tiết và hành vi vi phạm. Việc này sẽ giúp tạo điều kiện để sự thật được
phơi bày và đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

● Họ phải đảm bảo rằng tất cả các hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm
pháp lý và hình phạt tương ứng. Điều này cần để làm rõ tính công bằng và đảm
bảo rằng hành vi vi phạm sẽ không được bỏ qua

Các đối tượng có liên quan bên ngoài (các nạn nhân, người thân của đối tượng,
ngân hàng, cơ quan kiểm soát, cơ quan cảnh sát điều tra, chính phủ và cơ quan nhà
nước, công chúng, giới truyền thông):

● Đối với các nạn nhân, cần thiết phải cung cấp hỗ trợ tinh thần và pháp lý để phục
hồi và bảo vệ quyền lợi của họ. Điều này cũng đòi hỏi phải chú ý đến tác động tinh
thần lâu dài của họ sau sự kiện này.

● Các ngân hàng cần xem xét lại quy trình kiểm tra và thanh toán nợ, đảm bảo an
toàn cho khách hàng và quản lý nợ xấu hiệu quả. Điều này giúp ngăn chặn việc lợi
dụng danh nghĩa của các công ty để đòi nợ một cách bất hợp pháp.

● Cơ quan kiểm soát cần tiến hành kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các công ty luật
để đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. Cần áp dụng biện pháp kỷ
luật nếu cần thiết.

● Cơ quan cảnh sát điều tra cần tiếp tục xử lý triệt để các đối tượng có liên quan để
làm gương và răn đe cho các công ty khác. Điều này có tác động tích cực đối với
việc thúc đẩy tính công bằng và chấp hành pháp luật trong kinh doanh.

17
● Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý và kiểm soát các
doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như luật. Điều này cần để đảm
bảo tính hợp pháp và đạo đức của hoạt động kinh doanh.

● Công chúng và giới truyền thông cần tiếp tục theo dõi và báo cáo về các vụ việc
liên quan để tạo áp lực và răn đe các doanh nghiệp khác. Điều này giúp cải thiện
đạo đức kinh doanh và đảm bảo tính minh bạch trong doanh nghiệp.

● Bồi thường đúng mức cho các nạn nhân là cần thiết để khôi phục họ và giảm bớt
những thiệt hại họ đã phải chịu. Điều này cũng đảm bảo rằng các tổ chức liên quan
sẽ đối diện với hậu quả tài chính nếu họ không tuân thủ quy định và không bồi
thường cho các nạn nhân.

2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống này:

Nhu cầu về giáo dục và tạo đạo đức kinh doanh: Tình huống này chỉ ra rằng
cần có một sự thay đổi trong cách doanh nghiệp và người làm việc trong lĩnh vực này
được đào tạo và hướng dẫn về đạo đức kinh doanh. Giáo dục về pháp luật, chuẩn
mực đạo đức, và tác động của hành vi kinh doanh lên cộng đồng và xã hội nên được
đặc biệt chú trọng.

Hệ thống kiểm tra và cân nhắc nợ cần sáng sủa hơn: Các ngân hàng và tổ chức
tài chính cần nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra và cân nhắc nợ. Điều này
giúp ngăn chặn việc lợi dụng danh nghĩa của các công ty để đòi nợ một cách bất hợp
pháp và đảm bảo rằng các ngân hàng thực hiện kiểm tra cẩn thận trước khi cung cấp
dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Tình huống này nhấn mạnh sự
cần thiết của việc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, không chỉ trong việc
kinh doanh mà còn trong việc xây dựng và duy trì một xã hội hơn. Các doanh nghiệp
cần xem xét lại chính sách về CSR và đảm bảo rằng chúng hỗ trợ xã hội và cộng đồng
xung quanh mình.

Quy tắc thị trường và kiểm soát công khai: Tình huống này khuyến khích việc
áp dụng quy tắc thị trường công bằng và độc lập. Các cơ quan quản lý và kiểm soát
cần công khai thông tin và báo cáo, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch
và đảm bảo rằng việc vi phạm pháp luật và đạo đức sẽ không bị che giấu.

Tầm quan trọng của công lý và trách nhiệm cá nhân: Cuối cùng, tình huống này
nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của công lý và trách nhiệm cá nhân. Mỗi cá

18
nhân, bất kể vị trí xã hội hay vị trí công việc, phải chịu trách nhiệm với hành vi của
mình và đảm bảo rằng họ hành động với tôn trọng đạo đức và luật pháp.

Tóm lại, sự việc này cung cấp một bài học quý giá về tính cần thiết của việc
tuân thủ pháp luật và đạo đức trong kinh doanh, cũng như tầm quan trọng của giáo
dục, hỗ trợ cho các nạn nhân, và cân nhắc nợ cẩn thận. Nó cũng làm nổi bật trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp và quy tắc công bằng trong thị trường kinh doanh.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3 triệu người bị hại liên quan Công ty Luật TNHH Pháp Việt (2023b) Báo Nhân Dân
điện tử. Available at: https://nhandan.vn/post-748437.html (Accessed: 14 November
2023).
cand.com.vn (no date a) Bóc gỡ băng nhóm đòi nợ thuê liên tỉnh núp dưới vỏ bọc
công ty, Báo Công an Nhân dân điện tử. Available at: https://cand.com.vn/tai-chinh-
40/boc-go-bang-nhom-doi-no-thue-lien-tinh-nup-duoi-vo-boc-cong-ty-i685516/
(Accessed: 14 November 2023).
cand.com.vn (no date b) Vụ Công ty luật TNHH Pháp Việt: Đã khởi tố 111 bị can,
Báo Công an Nhân dân điện tử. Available at: https://cand.com.vn/Ban-tin-113/vu-
cong-ty-luat-tnhh-phap-viet-da-khoi-to-111-bi-can-i704651/ (Accessed: 14 November
2023).
Công an lật tẩy chiêu trò núp bóng công ty luật đòi nợ thuê (2023) Báo điện tử Tiền
Phong. Available at: https://tienphong.vn/post-1527281.tpo (Accessed: 14 November
2023).
Công an Tiền Giang: Công ty luật Pháp Việt đòi nợ thuê, có dấu hiệu tội khủng bố
(no date). Available at: https://thanhnien.vn/cong-an-tien-giang-cong-ty-luat-phap-
viet-doi-no-thue-co-dau-hieu-toi-khung-bo-185230223093557091.htm (Accessed: 14
November 2023).
congan.com.vn (no date a) Vụ Công ty luật Pháp Việt đòi nợ kiểu ‘khủng bố’: Hơn
400 đối tượng liên quan, đã khởi tố 60 bị can, Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh.
Available at: https://congan.com.vn/vu-an/vu-cong-ty-luat-phap-viet-doi-no-kieu-
khung-bo-415-doi-tuong-lien-quan-da-khoi-to-60-bi-can_146083.html (Accessed: 14
November 2023).
congan.com.vn (no date b) Vụ Công ty Luật TNHH Pháp Việt đòi nợ kiểu khủng bố:
Khởi tố 54 bị can, Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh. Available at:
https://congan.com.vn/vu-an/vu-cong-ty-luat-tnhh-phap-viet-doi-no-kieu-khung-bo-
khoi-to-54-bi-can_145357.html (Accessed: 14 November 2023).
Dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm đầu tư có đúng không? Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi
nợ thuê ký kết trước ngày 01/01/2021 được giải quyết như thế nào? (2022)
ThuVienPhapLuat.vn. Available at: http://118.69.201.250:801/phap-luat/dich-vu-doi-
no-thue-bi-cam-dau-tu-co-dung-khong-hop-dong-cung-cap-dich-vu-doi-no-thue-ky-
ket-truoc--5867.html (Accessed: 14 November 2023).
DSP C. ty L.Q. (2022) ‘Hướng dẫn cách đòi nợ đúng luật khi dịch vụ đòi nợ thuê bị
cấm từ ngày 01/01/2021’, Công ty Luật Quốc tế DSP, 21 February. Available at:
https://dsplawfirm.vn/huong-dan-cach-doi-no-dung-luat-khi-dich-vu-doi-no-thue-bi-
cam-tu-ngay-01-01-2021/ (Accessed: 14 November 2023).

20
Dùng B.T. (no date) Ngân hàng OCB phản hồi về việc thuê công ty luật trấn áp con
nợ? Available at: https://tieudung.giadinhonline.vn/ngan-hang-ocb-phan-hoi-ve-viec-
thue-cong-ty-luat-tran-ap-con-no-d8044.html (Accessed: 14 November 2023).
Hơn 1.000 tỉ đồng do Công ty luật Pháp Việt cưỡng đoạt được xử lý ra sao? (no
date). Available at: https://thanhnien.vn/hon-1000-ti-dong-do-cong-ty-luat-phap-viet-
cuong-doat-duoc-xu-ly-ra-sao-185230419115651823.htm (Accessed: 14 November
2023).
https://infodoanhnghiep.com (no date) Công Ty Luật TNHH Pháp Việt. Available at:
https://infodoanhnghiep.com/thong-tin/Cty-Luat-TNHH-Phap-Viet-12060.html
(Accessed: 14 November 2023).
Làm rõ thủ đoạn của Công ty Pháp Việt đòi nợ kiểu ‘khủng bố’: Dọa cho nổ cả trường
(2023) VOV.VN. Available at: https://vov.vn/phap-luat/lam-ro-thu-doan-cua-cong-ty-
phap-viet-doi-no-kieu-khung-bo-doa-cho-no-ca-truong-post1004682.vov (Accessed:
14 November 2023).
Mã ngành nghề hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ
kinh doanh khác được mã hóa theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (no date).
Available at: https://thanhlapdoanhnghiep.pro.vn/thu-tuc-p/10/558/ma-nganh-nghe-
hoat-dong-hanh-chinh-ho-tro-van-phong-va-cac-hoat-dong-ho-tro-kinh-doanh-khac-
duoc-ma-hoa-theo-he-thong-nganh-nghe-kinh-te-viet-nam.aspx (Accessed: 14
November 2023).
Petrotimes B. (2023) Cần làm rõ vai trò của các ngân hàng trong vụ cung cấp hợp
đồng cho công ty luật đòi nợ, https://petrotimes.vn/. Available at:
https://petrotimes.vn/can-lam-ro-vai-tro-cua-cac-ngan-hang-trong-vu-cung-cap-hop-
dong-cho-cong-ty-luat-doi-no-679486.html (Accessed: 14 November 2023).
thanhnien.vn (2023a) Đứng tên công ty luật đòi nợ thuê kiểu giang hồ, luật sư có bị
xử lý?, thanhnien.vn. Available at: https://thanhnien.vn/dung-ten-cong-ty-luat-doi-no-
thue-kieu-giang-ho-luat-su-co-bi-xu-ly-185230226004722505.htm (Accessed: 14
November 2023).
thanhnien.vn (2023b) Vụ Công ty luật Pháp Việt đòi nợ thuê: Khởi tố 111 bị can,
thanhnien.vn. Available at: https://thanhnien.vn/vu-cong-ty-luat-phap-viet-doi-no-thue-
khoi-to-111-bi-can-185230822141409199.htm (Accessed: 14 November 2023).
Trí D. (2023a) Lợi dụng danh nghĩa công ty luật để hoạt động đòi nợ thuê là trái pháp
luật, Báo điện tử Dân Trí. Available at: https://dantri.com.vn/ban-doc/loi-dung-danh-
nghia-cong-ty-luat-de-hoat-dong-doi-no-thue-la-trai-phap-luat-
20230227082644298.htm (Accessed: 14 November 2023).
Trí D. (2023b) Ma trận công ty luật hành nghề đòi nợ thuê, Báo điện tử Dân Trí.
Available at: https://dantri.com.vn/phap-luat/ma-tran-cong-ty-luat-hanh-nghe-doi-no-
thue-20230318225458215.htm (Accessed: 14 November 2023).

21
tuvandoanhnghiepthanhhoa.com (2019) ‘Điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ đòi
nợ thuê tại Thanh Hóa’, Tư Vấn Doanh Nghiệp Thanh Hóa - Văn Phòng tư vấn
doanh nghiệp Thanh Hóa, 2 January. Available at:
http://tuvandoanhnghiepthanhhoa.com/dieu-kien-kinh-doanh-dich-vu-thu-hoi-no-doi-
no-thue-tai-thanh-hoa.html (Accessed: 14 November 2023).
VnExpress (no date) Hàng nghìn người bị công ty luật ở Sài Gòn khủng bố để đòi nợ,
vnexpress.net. Available at: https://vnexpress.net/hang-nghin-nguoi-bi-cong-ty-luat-o-
sai-gon-khung-bo-de-doi-no-4573934.html (Accessed: 14 November 2023).
Vụ án Công ty luật TNHH Pháp Việt ‘đòi nợ thuê’ liên quan đến gần 3 triệu bị hại
(2023) VOV.VN. Available at: https://vov.vn/phap-luat/vu-an/vu-an-cong-ty-luat-tnhh-
phap-viet-doi-no-thue-lien-quan-den-gan-3-trieu-bi-hai-post1014871.vov (Accessed:
14 November 2023).
Vụ đột kích Công ty Luật đòi nợ: Hàng ngàn nạn nhân bị dọa giết vợ, con (no date).
Available at: https://kenh14.vn/vu-dot-kich-cong-ty-luat-tnhh-phap-viet-hang-ngan-
nan-nhan-bi-doa-giet-vo-con-20230223094753896.chn (Accessed: 14 November
2023).

22

You might also like