You are on page 1of 137

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG


(P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

TRẦN THU PHƢƠNG

Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG


(P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Trần Thu Phƣơng


Ngƣời hƣớng dẫn: TS Trần Thị Lƣơng Bình

Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài chính- Ngân hàng và
Khoa Sau Đại học - Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn
trong thời gian vừa qua.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Trần
Thị Lƣơng Bình đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tôi thực hiện
luận văn. Những góp ý của cô là định hƣớng quan trọng giúp tôi hoàn thành đƣợc
luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018


HỌC VIÊN

Trần Thu Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

HỌC VIÊN

Trần Thu Phƣơng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG. ....................... 5
1.1. Tổng quan về Cho vay ngang hàng…………………………………………………….5
1.1.1. Khái niệm. .................................................................................................................... 5
1.1.2. Lịch sử phát triển. ........................................................................................................ 5
1.1.3. Bản chất của Cho vay ngang hàng. .............................................................................. 7
1.1.4. Đặc điểm. ..................................................................................................................... 7
1.1.4.1. Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ƣu việt của hình thức Cho vay
ngang hàng. ............................................................................................................................ 7
1.1.4.2. Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, thƣờng có sự kết hợp của thông tin từ bên
thứ ba độc lập và thông tin nội bộ của nền tảng Cho vay ngang hàng. .................................. 8
1.1.4.3. Là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham gia. .......... 10
1.1.5. Phân loại. ................................................................................................................... 11
1.1.6. Vai trò và chức năng của Cho vay ngang hàng. ........................................................ 13
1.1.6.1. Vai trò của hoạt động Cho vay ngang hàng. ...................................................... 13
Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản. ........................................................ 14
1.1.6.2. Chức năng của Cho vay ngang hàng. ................................................................ 15
1.1.7. Các nguyên tắc của Cho vay ngang hàng. ................................................................. 16
1.1.8. Điều kiện phát triển Cho vay ngang hàng. ................................................................. 16
1.2. Quy trình Cho vay ngang hàng………………………………………………………..17
Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát.................................................................. 18
1.3. Các nhân tố tác động tới hoạt động CVNH…………………………………………...20
3.1.1. Nhân tố khách quan. ...................................................................................................... 20
3.1.1.1. Môi trƣờng chính trị, xã hội. ................................................................................... 20
3.1.1.2. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô. ....................................................................................... 20
3.1.1.3. Môi trƣờng pháp lý. ................................................................................................ 21
3.1.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng. ......................................... 22
3.1.2. Nhân tố chủ quan. .......................................................................................................... 23
3.1.2.1. Chiến lƣợc kinh doanh của công ty CVNH............................................................. 23
3.1.2.2. Năng lực và uy tín của công ty CVNH. .................................................................. 23
3.1.2.3. Thông tin tín dụng. .................................................................................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI
MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. ............................................................................................ 26
2.1. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh………………………...26
2.1.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. ..................................................................................... 26
2.1.2. Đặc điểm. ....................................................................................................................... 27
2.1.2.1. Đầu tƣ của các tổ chức có xu hƣớng tăng. .............................................................. 27
2.1.2.2. Chế độ tự động có vai trò quan trọng trong quá trình đầu tƣ. ...................................... 29
2.1.2.3. Các đặc điểm về nhân khẩu. .................................................................................... 31
2.1.2.4. Các hình thức giảm thiểu rủi ro có tác động quan trọng đến quyết định đầu tƣ. .... 32
2.1.2.5. Động cơ và hành vi ngƣời đi vay. ........................................................................... 33
2.1.2.6. Động cơ và hành vi ngƣời cho vay. ........................................................................ 34
2.1.3. Phân loại. ................................................................................................................... 37
2.1.4. Mô hình quản lý.......................................................................................................... 40
2.1.4.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh. ........................ 40
2.1.4.2. Tổ chức tài chính P2PFA. ....................................................................................... 44
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ……………..……….47
2.2.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. ................................................................................. 47
2.2.2. Đặc điểm. ................................................................................................................... 48
2.2.2.1. Tỷ trọng đầu tƣ của các tổ chức lớn. ................................................................. 48
2.2.2.2. Chế độ tự động có vai trò quan trọng. ............................................................... 49
2.2.2.3. Nhận thức về rủi ro. ........................................................................................... 50
2.2.3. Phân loại. ................................................................................................................... 50
2.2.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ. ............................ 50
2.2.4.1. Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng. ................................ 50
2.2.4.2. Các quy định của SEC. ...................................................................................... 53
2.3. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc……………55
2.3.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. ................................................................................. 55
2.3.2. Đặc điểm…………………………………………………………………………………57
2.3.2.1. Đầu tƣ của các tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ. ...................................................... 57
2.3.2.2. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình đầu tƣ. ............................ 57
2.3.3.3. Các đặc điểm về nhân khẩu. ................................................................................... 58
2.3.3.4. Nhận thức của các công ty CVNH về hệ thống quy định và rủi ro. .................. 58
2.3.3.5. Chỉ số cải tiến mô hình kinh doanh và sản phẩm ở Trung Quốc tƣơng đối cao. 61
2.3.4. Phân loại………………………………………………………………………………...62
2.3.4.1. Phân loại theo mục đích vay vốn. ........................................................................... 62
2.3.4.2. Phân loại theo phƣơng thức giao dịch. .................................................................... 62
2.3.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc. .................. 66
2.4. Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ và Trung
Quốc……………………………………………………………………………………………..69
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được..................................................................................... 69
2.4.1.1. Hoạt động CVNH giúp giảm chi phí và thời gian tiếp cận khoản vay. ............. 69
2.4.1.2. Cung cấp tín dụng cho một số đối tƣợng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng…………………………….…………………………………………………….70
2.4.1.3. Hoạt động CVNH đem đên sự chủ động cho các bên tham gia. ....................... 71
2.4.1.4. Có khả năng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lƣợng và tốc độ dịch vụ kịp thời cho
các bên tham gia. .................................................................................................................. 72
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ................................................................................ 73
2.4.2.1. Hệ thống phòng ngữa rủi ro cho các NĐT còn nhiều hạn chế. ............................... 73
2.4.2.2. Hiện chƣa có hệ thống pháp luật cho mô hình Cho vay ngang hàng trên phạm vi
quốc tế. ................................................................................................................................. 77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI
VIỆT NAM. .................................................................................................................................... 78
3.1. Thực trạng hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam………………………………78
3.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. .......................................................................... 78
3.1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng................................................................................. 78
3.1.1.2. Cơ cấu. .................................................................................................................... 79
3.1.2. Đặc điểm. ....................................................................................................................... 79
3.1.3. Cơ sở điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam. ................................... 90
3.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt động Cho vay ngang hàng trên
thế giới…………………………………………………………………………………………..91
3.2.1. Hệ thống pháp lý cần được xây dựng phù hợp với sự phát triển của hoạt động Cho
vay ngang hàng. ....................................................................................................................... 91
3.2.2. Thành lập Tổ chức Cho vay ngang hàng là việc làm cần thiết để phát triển hoạt
độngCho vay ngang hàng......................................................................................................... 92
3.2.3. Có thể phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng theo hướng hợp tác cùng hệ thống
ngân hàng truyền thống. .......................................................................................................... 92
3.2.4. Cần thực hiện các báo cáo, nghiên cứu mang tầm khu vực và quốc tế giúp nâng cao
nhận thức và góp phần phát triển của Cho vay ngang hàng. .................................................. 93
3.2.5. Cần thực hiện công tác dự báo và công khai các yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt
động Cho vay ngang hàng một cách kịp thời và chính xác. ..................................................... 93
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc phát
triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam…………………………………………..94
3.3.1. Thuận lợi. ....................................................................................................................... 94
3.3.2. Khó khăn. ....................................................................................................................... 96
3.4. Giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam ................................ 97
3.4.1. Đẩy mạnh việc ứng dụng các lợi thế của mạng internet, công nghệ tài chính fintech và
dữ liệu lớn big data. ................................................................................................................. 97
3.4.2. Thành lập Tổ chức các doanh nghiệp trong ngành Cho vay ngang hàng để cùng nhau
học hỏi, phát triển hệ thống lành mạnh. ................................................................................ 100
3.4.3. Đâỷ mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, kết hợp với hệ thống ngân hàng.
................................................................................................................................................ 103
3.4.4. Thực hiện các nghiên cứu về hoạt động CVNH để nâng cao hiểu biết, niềm tin đối với
các khách hàng, là động lực để các công ty CVNH phát triển. ............................................. 104
3.5. Kiến nghị………………………………………………………………………………….106
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 107
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản. ........................................................ 14
Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát.................................................................. 18
Bảng 2.1: Sản lƣợng và tăng trƣởng của các mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh giai đoạn
2013-2016. ....................................................................................................................................... 26
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng số khoản vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CVNH TM so
với ngân hàng tại Anh giai đoạn 2012-2016. ................................................................................ 27
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khoản vay CVNH mới cho doanh nghiệp nhỏ ở Anh so với cho vay thƣơng
mại của ngân hàng truyền thống giai đoạn 2012-2016. .............................................................. 28
Biểu đồ 2.3: Khối lƣợng vốn Cho vay ngân hàng từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh năm
2016.................................................................................................................................................. 28
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh giai đoạn 2015-2016. ....... 29
Biểu đồ 2.5: Khoảng thời gian dành cho việc tập hợp cơ hội đầu tƣ tiềm năng của các NĐT tại
Anh năm 2016. ................................................................................................................................ 30
Biểu đồ 2.6: Sự phụ thuộc của NĐT tại Anh vào các nguồn kiểm định thông tin khi lựa chọn
cơ hội đầu tƣ năm 2016.................................................................................................................. 31
Bảng 2.2: Tỷ lệ phần trăm các NĐT tại Anh cho rằng các yếu tố giảm thiểu rủi ro là quan
trọng năm 2016. .............................................................................................................................. 32
Bảng 2.3: Một số đặc điểm của ngƣời đi vay trong mô hình CVNH tại Anh năm 2016. ......... 34
Bảng 2.4: Một số đặc điểm của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh năm 2016.35
Bảng 2.5: Một số động cơ của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh năm 2016.. 35
Bảng 2.6: Dự kiến nợ xấu và lợi tức đầu tƣ của Zopa tháng 3 năm 2016. ................................ 38
Bảng 2.7: Quy mô và tỷ trọng ngành CVNH tại Mỹ năm 2016. ................................................ 48
Bảng 2.8: Tỷ lệ góp vốn của mô hình CVNH tại Mỹ năm 2016. ................................................ 49
Bảng 2.9: Quy mô và tỷ trọng ngành Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc giai đoạn 2014-
2016.................................................................................................................................................. 56
Bảng 2.10: Tỷ trọng vốn cho vay tổ chức ở Trung Quốc năm 2016. ......................................... 57
Biểu đồ 2.7: Nhận thức về các quy định hiện hành cấp quốc gia ở Trung Quốc năm 2016. ... 59
Biểu đồ 2.8: Nhận thức của ngành về các quy định đề xuất cấp quốc gia ở Trung Quốc năm
2016.................................................................................................................................................. 59
Biểu đồ 2.9: Nhận thức rủi ro về CVNH TD ở Trung Quốc năm 2016. .................................... 60
Biểu đồ 2.10: Nhận thức rủi ro về CVNH TM ở Trung Quốc năm 2016. ................................. 60
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ đổi mới mô hình kinh doanh ở Trung Quốc năm 2016. ............................. 61
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ đổi mới sản phẩm ở Trung Quốc năm 2016. ............................................... 62
Bảng 2.11: Phân loại Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc theo phƣơng thức giao dịch. ...... 63
Bảng 2.12: Thời hạn vay và số tiền của các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ tại Lending
Club giai đoạn 2007-2015. ............................................................................................................. 71
Bảng 2.13: Sự công khai thông tin về lợi nhuận và nợ xấu tại một số công ty CVNH của tổ
chức P2PFA năm 2017. .................................................................................................................. 76
Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng ngành Tài chính thay thế của một số nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng
năm 2016. ........................................................................................................................................ 78
Bảng 3.1: Mô hình CVNH tại các công ty Việt Nam. .................................................................. 79
Bảng 3.2: Một số đặc điểm của một số công ty Cho vay ngang hàng tại Việt Nam............................. 80
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CVNH Cho vay ngang hàng

CVNH BĐS Cho vay ngang hàng bất động sản

CVNH TD Cho vay ngang hàng tiêu dùng

CVNH TM Cho vay ngang hàng thƣơng mại

NĐT Nhà đầu tƣ


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Xuất phát từ thực trạng hiện nay đó là tín dụng ngân hàng- hình thức tín dụng
đƣợc đánh giá là có nhiều ƣu điểm nhất, do nhiều nguyên nhân vẫn chƣa phát huy
đƣợc hết vai trò của mình trong hoạt động cấp vốn cho một số chủ thể quan trọng
trong nền kinh tế, một hình thức tín dụng mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vay
vốn đa dạng của các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời đem đến
một hình thức tín dụng mới đơn giản, hiệu quả. Đó là hình thức Cho vay ngang
hàng (P2P lending).

Những kết quả tác giả đã đạt đƣợc sau khi thực hiện luận văn đó là:

 Tập hợp và xây sựng cơ sở lý luận chung về mô hình Cho vay ngang hàng,
 Đánh giá thực trạng của hoạt động này tại một số nƣớc trên thế giới có hoạt
động Cho vay ngang hàng phát triển nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc, đúc kết ra những
thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình
Cho vay ngang hàng trên thế giới. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng nhƣ
những hạn chế, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu viểu cho Việt Nam.
 Phân tích thực trạng của hoạt động Cho vay ngang hàng và các đặc điểm
chính của hoạt động này tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra các kiến nghị
phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
1

LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng là một phạm trù và là một trong những hoạt động thiết yếu của nền
kinh tế. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội và đã có nhiều
thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể đi vay.

Tuy nhiên, có một thực trạng đang tồn tại hiện nay, đó là tín dụng ngân hàng-
hình thức tín dụng đƣợc đánh giá là có nhiều ƣu điểm nhất, do nhiều nguyên nhân
vẫn chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của mình trong hoạt động cấp vốn cho một số
chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây
là vấn đề nan giải mà hệ thống ngân hàng cùng các cơ quan chức năng vẫn chƣa tìm
đƣợc các biện pháp giải quyết hiệu quả.

Để giải quyết vấn đề này, một hình thức tín dụng mới đã ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu vay vốn đa dạng của các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng
thời đem đến một hình thức tín dụng mới đơn giản, hiệu quả. Đó là hình thức Cho
vay ngang hàng (P2P lending). Đây là hình thức tín dụng mới và đang có xu hƣớng
phát triển mạnh mẽ tại các nền kinh tế phát triển, trong đó nổi bật là tại Trung Quốc,
Anh và Mỹ. Tại Việt Nam, hình thức Cho vay ngang hàng cũng đã bắt đầu đƣợc
phát triển bởi một số công ty. Tuy nhiên, với tuổi đời non trẻ, các doanh nghiệp
muốn phát triển sản phẩm Cho vay ngang hàng rất cần học hỏi những lý luận, kinh
nghiệm phát triển và phƣơng thức quản lý từ các nƣớc phát triển. Chính vì lí do đó,
tôi quyết định chọn “Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệm
phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài cho bài
luận văn thạc sĩ của mình.

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tƣợng doanh nghiệp chiếm đa số
và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, hoạt động
CVNH đã ra đời với mục đích cung cấp vốn hiệu quả cho các DNVVN. Không chỉ
vậy, đây còn là hình thức tín dụng tận dụng đƣợc các lợi thế của mạng Internet,
thông qua đó giúp quá trinh vay và cho vay nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, hoạt
2

động tín dụng mới này đang phát triển mạnh mẽ tại một số nƣớc phát triển nhƣ
Anh, Mỹ và Trung Quốc. Tại Việt Nam, hoạt động CVNH bắt đầu đƣợc phát triển
từ năm 2015. Tuy nhiên, do các thông tin về hoạt động CVNH tại Việt Nam còn
khá hạn chế, nên có nhiều nguy cơ khi phát triển tại thị trƣờng Việt Nam, sẽ có
những hoạt động biến tƣớng, không đúng theo bản chất của mô hình CVNH, có thể
gây thiệt hại cho ngƣời đi vay và các NĐT nói riêng và hoạt động tín dụng nói
chung. Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu với mục đích học hỏi kinh nghiệm
phát triển hoạt động CVNH tại một số nƣớc trên thế giới, từ đó đƣa ra các giải pháp
phát triển hoạt động này tại Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết.

2. Tình hình nghiên cứu.

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều bài báo, nghiên cứu về hoạt động cho vay
ngang hàng từ các đơn vị uy tín. Một số các nghiên cứu tiêu biểu là:

 Nghiên cứu “Peer-to-Peer Lending: A Financing Alternative for Small


Businesses” của nhà nghiên cứu Miriam Segal.
 Nghiên cứu “The Business Models and Economics of Peer-to-Peer Lending”
của Alistair Milne và Paul Parboteeah.
 Nghiên cứu “The rise of peer-to-peer lending in China: An overview and
survey case study” do Hiệp hội Kế toán Công chứng Chartered xuất bản năm 2015.
 Nghiên cứu “The economics of peer-to-peer lending” do Công ty tƣ vấn
Oxera xuất bản theo yêu cầu của Hiệp hội P2PFA.

Một điểm chung của các bài nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu nhỏ nhƣ
phạm vi quốc gia và khu vực, và tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm và dự báo
xu hƣớng phát triển của mô hình Cho vay ngang hàng trong tƣơng lai.

Tại Việt Nam, các thông tin về Cho vay ngang hàng chƣa có nhiều, chủ yếu
tồn tại dƣới hình thức các bài báo mạng. Một số bài báo về hoạt động Cho vay
ngang hàng tại Việt Nam đó là:

 Bài báo “Mô hình cho vay ngang hàng bùng nổ tại Việt Nam” trên website
http://cafef.vn.
3

 Bài báo “Xuất hiện hình thức cho vay P2P: Rủi ro gia tăng theo tiện ích?”
trên website http://baophapluat.vn.
Hiện tại, chƣa có các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nhƣ luận văn hay các bài
nghiên cứu tổng hợp về hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, các công ty CVNH đƣợc xếp vào nhóm Công ty công nghệ tài chính
(Fintech). Và tại Việt Nam hiện nay đã có một số báo cáo về nhóm các công ty này:

 Bài viết “Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc tế và một
số đề xuất đối với Việt Nam”,của ThS. Nghiêm Thanh Sơn, tại trang web của Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 05/05/2017.
 Bài viết “FINTECH: Hệ sinh thái ở các nƣớc và vận dụng tại Việt Nam”, của
các tác giả: Ts. Hà Văn Dƣơng, Hà Phạm Diễm Trang và Nguyễn Hoàn Mỹ Lệ, tại
trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 09/02/2018.

Vì vậy, luận văn “Mô hình cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệm
phát triển trên thế giới và bài học cho Việt Nam “của tác giả sẽ là tài liệu mang tính
tổng hợp về hoạt động Cho vay ngang hàng trên thế giới, từ đó đề xuất một số biện
pháp phát triển cho hoạt động này tại Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của đề tài là đề ra giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang
hàng tại Việt Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, cần thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:

 Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động Cho vay ngang hàng.


 Phân tích kinh nghiệm phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại một số
nƣớc trên thế giới; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
4

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động Cho vay ngang hàng và các vấn đề liên
quan đến hoạt động này.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động Cho vay ngang hàng tại một số nƣớc trên thế
giới và tại Việt Nam.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Trong bài luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.


 Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
 Phƣơng pháp mô hình hóa.
 Phƣơng pháp giả thuyết.
 Phƣơng pháp lịch sử.
 Phƣơng pháp quan sát khoa học.
 Phƣơng pháp thống kê.
 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
 Phƣơng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.

7. Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, các Phụ lục và danh sách tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng.

Chƣơng 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay ngang hàng.

Chƣơng 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại một số
nƣớc trên thế giới.

Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
5

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG.


1.1. Tổng quan về Cho vay ngang hàng.

1.1.1. Khái niệm.

Trong quá trình hình thành và phát triển, đã có nhiều nhà khoa học đƣa ra các
định nghĩa khác nhau về CVNH.

Theo Jeremy Mandell đến từ Công ty luật Morrison & Foerster, CVNH là một
hoạt động kết nối đầu tƣ một cách thuận tiện bên ngoài hệ thống ngân hàng tiêu
dùng thông thƣờng; bằng cách kết nối trực tiếp ngƣời đi vay với ngƣời cho vay hoặc
NĐT thông qua một nền tảng Internet.

Theo trang web tài chính Investopedia, CVNH là một phƣơng pháp cho vay
tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân vay tiền và cho vay tiền giao dịch trực tiếp
mà không cần đến một tổ chức tài chính chính thức làm trung gian.

CVNH đề cập đến các khoản vay không có đảm bảo giữa ngƣời cho vay và
ngƣời đi vay thông qua các nền tảng trực tuyến mà không cần trung gian của bất kỳ
tổ chức tài chính nào (Lin và cộng sự, 2009; Collier & Hampshire, 2010; Bachmann
và các cộng sự, 2011)

Từ các định nghĩa trên, tác giả đƣa ra định nghĩa tổng quát về CVNH đó là:
CVNH là hoạt động kết nối đầu tƣ trực tiếp những ngƣời đi vay và ngƣời cho vay
thƣờng diễn ra trên trang web của các công ty CVNH.

1.1.2. Lịch sử phát triển.

Hình thức CVNH xuất hiện từ đầu những năm 1700, khi tác giả Jonathan
Swift ngƣời Ailen của cuốn sách nổi tiếng Travels Jonathan - đã cho nhiều ngƣời
vay những số tiền nhỏ khác nhau.

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, CVNH đã trở thành một trong những phƣơng thức
tín dụng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu. Mặc dù CVNH trở nên ít phổ biến
hơn trong thế kỷ 20 vì sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, nhƣng gần
đây nó đã bùng nổ trở lại nhờ sự phát triển của Internet.
6

Làn sóng gián đoạn trong khu vực tài chính đã tăng mạnh sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Sau những tổn thất nặng nề, hệ thống các ngân
hàng buộc phải khắt khe hơn trong quá trình cho vay và giải ngân, điều này đã tạo
ra sự không hài lòng của những ngƣời đi vay dành cho các ngân hàng thƣơng mại.
Theo thông tấn xã Reuters, "hai mƣơi trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới đã
phải trả hơn 235 tỷ đô la tiền phạt và bồi thƣờng trong bảy năm (2008-2015) cho
một loạt các hành động sai phạm, từ việc thao túng thị trƣờng tiền tệ và lãi suất cho
đến trốn thuế". Những nhƣợc điểm của hình thức cho vay truyền thống, điển hình
nhƣ hệ thống thủ tục tốn thời gian và cứng nhắc của các ngân hàng là nền tảng cho
sự phát triển các phƣơng thức cho vay linh hoạt hơn. Một trong số đó là hình thức
CVNH (P2P lending)- hình thức cho vay với các thủ tục đơn giản, thời gian phê
duyệt khoản vay nhanh cùng với khoản vay linh hoạt và phù hợp với nhiều đối
tƣơng khách hàng vay khác nhau, đồng thời có tính minh bạch cao.

Tuy nhiên, CVNH chỉ thực sự đƣợc biết đến rộng rãi nhờ sự ra mắt của hai
công ty là Zopa của Anh vào năm 2005 và Prosper của Mỹ vào năm 2006. Đây là
những công ty CVNH đầu tiên trên thế giới, nơi ngƣời đi vay và ngƣời cho vay
không cần thông qua ngân hàng mà vẫn hoàn toàn có thể giao dịch trực tiếp với
nhau thông qua một nền tảng CVNH – nền tảng giao dịch trung tâm. Tính đến năm
2016, Prosper tuyên bố có hơn 2 triệu thành viên và tổng số tiền cho vay là 6 tỷ
USD (Prosper, 2016). Trong khi đó, Zopa báo cáo rằng họ đã hỗ trợ tổng cộng 1,4
tỷ bảng CVNH và có khoảng 53.000 NĐT cho 114.000 khách hàng vay (Zopa,
2016). Kể từ khi Zopa và Prosper đƣợc ra mắt lần đầu tiên, đã có nhiều công ty
khác đã thành công với sản phẩm CVNH.

Ngày nay, mô hình CVNH nằm trong số các phân khúc phát triển nhanh nhất
trong không gian dịch vụ tài chính. Một số công ty CVNH nổi tiếng ở Hoa Kỳ và
Châu Âu là Tập đoàn LendingClub (LC), Zopa, Prosper Marketplace, Prosper
Marketplace, Upstart, Funding Circle, Peerform, Pave, Daric, Borrower First, SoFi,
Ratesetter và Auxmoney. Thậm chí, trên thế giới đã xuất hiện những Tổ chức
CVNH. Trong đó, tổ chức quy mô nhất hiện nay là Hiệp hội Tài chính CVNH của
Anh – P2PFA.
7

1.1.3. Bản chất của Cho vay ngang hàng.

Về bản chất, CVNH là quan hệ vay và cho vay trực tiếp giữa bên cho vay
(NĐT) và bên đi vay, và quá trình cho vay đƣợc thực hiện trực tuyến hoặc ngoại
tuyến thông qua các nền tảng CVNH. Trong đó, nền tảng CVNH đƣợc hiểu là các
trang web do công ty CVNH tạo ra, trên đó tích hợp các tính năng và thông tin giúp
các bên tham gia giao dịch thự hiện giao dịch một cách dễ dàng, ví dụ nhƣ: thông
tin về các hồ sơ vay vốn, công cụ đấu thầu tự động, các tính năng theo dõi tình hình
thu nợ,… Các công ty CVNH thƣờng không phải là NĐT trực tiếp cho vay tiền, mà
họ tạo ra không gian kết nối (là các nền tảng CVNH) các bên tham gia, đồng thời
cung cấp các dịch vụ đơn giản hóa quá trình vay và cho vay. Do đó, các công ty
CVNH không hƣởng lợi nhuận từ việc hƣởng chênh lệch lãi suất vay và cho vay,
mà nhận các khoản phí đến từ việc cung cấp các dịch vụ liên quan.

1.1.4. Đặc điểm.

Nhìn chung, các mô hình CVNH có ba đặc điểm chính sau:

1.1.4.1. Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ưu việt của hình thức
Cho vay ngang hàng.

Chế độ tự động là tập hợp các công cụ tự động giúp thuận tiện hóa quá trình
giao dịch của các bên tham gia hoạt động CVNH nhƣ: tự động phân bổ quỹ của
NĐT, tự động kết nối NĐT và ngƣời đi vay, tự động tái đầu tƣ,…

Chế độ tự động phân bổ quỹ NĐT là hoạt động phân bổ quỹ đầu tƣ tự động
vào các khoản vay có sẵn dựa trên mong muốn đầu tƣ. Các NĐT chỉ cần đƣa ra các
đặc điểm cho vay mong muốn, chẳng hạn nhƣ lãi suất, điểm xếp hạng yêu cầu của
ngƣời đi vay, sau đó các công cụ sẽ so sánh đối chiếu các yêu cầu của NĐT với các
hồ sơ vay vốn trên hệ thống; tính toán và phân bổ quỹ đầu tƣ một các hợp lý.

Từ khi hình thức CVNH TD lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ (và trên toàn
cầu), nó hoạt động dựa trên một tập hợp những tùy biến thể hiện đƣợc tính hiệu quả
của chế độ tự động.Về cơ bản, chế độ này đã chuẩn hóa quá trình đầu tƣ bằng cách
cho phép các công ty CVNH tự động đa dạng hóa danh mục đầu tƣ; thông qua tập
hợp các thông tin các khoản vay có sẵn phù hợp với các thông số cho vay kỳ vọng
8

của NĐT, đồng thời nâng cao hiệu quả của thị trƣờng thông qua việc đơn giản hóa
quá trình phê duyệt và cấp vốn cho khoản vay.

Chế độ tự động thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất bởi các NĐT cá nhân, vì họ
thƣờng không có nhiều thời gian và thƣờng thiếu chuyên môn về việc đầu tƣ. Bởi
vậy, để cung cấp môi trƣờng đầu tƣ tốt nhân cho những NĐTcá nhân cũng nhƣ nâng
cao khả năng cạnh tranh, việc cung cấp chế độ tự động là yêu cầu thiết yếu các công
ty CVNH tiêu dùng; trong khi đối với các mô hình tập trung nhiều NĐT có tổ chức
nhƣ CVNH thƣơng mại và CVNH bất động sản, điều này lại không quá quan trọng.

Bằng cách tiến hành giao dịch với sự trợ giúp của công cụ đấu thầu tự động,
cả NĐT và ngƣời đi vay đều có thể hoàn thành giao dịch với thời gian ngắn hơn. Từ
góc độ vận hành, điều này là rất cần thiết, bởi thời gian giao dịch ảnh hƣởng trực
tiếp đến lợi nhuận của các nền tảng CVNH. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những
thách thức mới cho nền tảng. Vì với việc sử dụng công cụ đấu thầu tƣ động đồng
nghĩa với việc công cụ này có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình quyết định vay và
cho vay của các bên. Vì vậy, các yếu tố cẩn trọng, chấm điểm tín dụng và quản lý
rủi ro tín dụng là điều tối quan trọng trong quá trình đấu thầu tự động. Các nền tảng
phải đảm bảo rằng việc phân tích tín dụng của họ phải đủ chính xác để đảm bảo
rằng NĐT đƣa ra các quyết định đầu tƣ đúng đắn dựa trên hệ thống thông tin hỗ trợ
từ hệ thống đấu thầu tự động.

1.1.4.2. Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, thường có sự kết hợp của thông
tin từ bên thứ ba độc lập và thông tin nội bộ của nền tảng Cho vay ngang hàng.

Trong quá trình cho vay, việc chấm điểm tín dụng (thẩm định tín dụng) là việc
làm vô cùng quan trọng, do nó là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và thái độ của
ngƣời đi vay. Thông thƣờng, đối với mô hình ngân hàng thƣơng mại, công tác thẩm
định tính dụng thƣờng đƣợc thực hiện bởi chính đội ngũ nhân viên ngân hàng.
Ngƣời đi vay thƣờng sẽ điền các thông tin liên quan đến: năng lực trả nợ, vốn, tài
sản thế chấp, các điều kiện khác vào văn bản đƣợc thiết kế sẵn theo quy chuẩn của
từng ngân hàng. Đối với một số ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại, ngƣời đi
vay có thể điền thông tin theo biểu mẫu niêm yết trên trang web của các ngân hàng.
9

Hệ thống chấm điểm tín dụng của các nền tảng CVNH có những điểm khác
biệt. Hầu hết các công ty CVNH áp dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đánh giá
khả năng thanh toán của ngƣời vay.

Một số công ty sử dụng thông tin kiểm định từ bên thứ ba độc lập. Ở Mỹ, xếp
hạng tín dụng của ngƣời vay thƣờng đƣợc thực hiện bởi bên thứ ba - Tổ chức Tín
dụng Fair Isaac (FICO), dựa trên số an sinh xã hội của ngƣời vay, hay công ty Zopa
ở Anh sử dụng điểm tín dụng do văn phòng tín dụng Equifax cung cấp. Trong một
số trƣờng hợp, điểm tín dụng của ngƣời đi vay không đƣợc thẩm định bởi tổ chức
tài chính độc lập, mà đƣợc tập hợp từ thông tin do chính ngƣời đi vay đƣa ra, kết
hợp với thông tin tài chính đƣợc cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính
khác, thậm chí là các đánh giá chấm điểm từ các giao dịch trên các sàn thƣơng mại
điện từ.

Tinh vi hơn, điểm tín dụng từ bên thứ ba có thể đƣợc kết hợp cùng các thông
tin từ các nguồn thông tin đáng tin cậy khác nhƣ: hệ thống dữ liệu lớn (big data)1,
thông tin từ mạng xã hội nội bộ để đƣa ra quyết định phê duyệt và các yếu tố liên
quan nhƣ lãi suất.

Về yếu tố mạng xã hội nội bộ, đây là một trong những yếu tố đƣợc đánh giá là
quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho NĐT, làm giảm tình trạng thông tin
bất cân xứng trong tín dụng. Gần nhƣ tất cả các công ty CVNH lớn tại các thị
trƣờng phát triển nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc đã cung cấp các chức năng dịch vụ
mạng xã hội cho các thành viên đã đăng ký và có tài khoản đƣợc xác minh. Các
thành viên này có thể tạo một nhóm hoặc tham gia mạng xã hội. Có ba loại mạng xã
hội chính: mạng lƣới tình bạn, các nhóm và diễn đàn thảo luận Trong một mạng
lƣới tình bạn, một thành viên có thể là bạn với các thành viên khác. Đối với hình
thức hoạt động theo nhóm, bất kỳ thành viên nào cũng có thể tạo một nhóm và có
thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào nếu họ có thể đáp ứng các tiêu chí thành viên của
nhóm đó. Tuy nhiên, một cá nhân chỉ có thể là một thành viên của một nhóm tại
một thời điểm. Diễn đàn thảo luận lại giống nhƣ một bảng thông tin trực tuyến, nơi
mà bất kỳ thành viên nào cũng có thể đăng bình luận và trả lời ý kiến của các thành
viên khác.
10

Tuy khác nhau về cách thức tổ chức, nhƣng nhìn chung, các mạng xã hội nội
bộ do các công ty CVNH lập ra có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối quan
hệ giữa những ngƣời vay và đi vay, từ đó gián tiếp giúp ngƣời vay và đi vay có
thêm những thông tin về những đối tác tiềm năng của mình. Đây là yếu tố quan
trọng nâng cao niềm tin của các NĐT vào độ chính xác của điểm số tín dụng của
ngƣời đi vay, giúp giảm rủi ro trong quá trình cho vay.

1.1.4.3. Là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham
gia.

CVNH là hình thức tín dụng tận dụng đƣợc các ƣu điểm của Internet và công
nghệ tài chính (fintech). Vì vậy, mô hình này đã đem đến cho ngƣời vay và ngƣời đi
vay nhiều tiện ích.

Điểm thuận tiện trƣớc hết đó là các giai đoạn của giao dịch hầu hết đƣợc thực
hiện thông qua mạng Internet, với sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch trực tuyến (các
trang web hay nền tảng CVNH) đƣợc cung cấp bởi các công ty CVNH. Điều này
giúp NĐT và ngƣời đi vay giảm thiểu thời gian và công sức đi đến địa điểm giao
dịch, bên cạnh đó các bên có thể tham gia giao dịch tại bất cứ đâu vào bất cứ thời
gian nào.

Thứ hai, hình thức CVNH cung cấp các công cụ giúp đơn giản hóa quá trình
vay và cho vay. Về phía các NĐT, phần mềm chuyên dụng CVNH hay các nền tảng
CVNH do các công ty tạo dựng đƣợc tích hợp các chức năng quản lý, đánh giá
thông tin và xếp hạng tín nhiệm ngƣời vay nhằm mục đích đƣa ra giải pháp quản lý
rủi ro tốt nhất cho NĐT. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng có dịch vụ thu hộ tiền lãi là
gốc, cũng nhƣ có hệ thống báo cáo hàng ngày giúp NĐT theo dõi đƣợc tình hình
các khoản đầu tƣ của mình. Nhìn chung, các công ty CVNH cung cấp hệ thống
dịch vụ giúp các NĐT dễ dàng đánh giá khả năng thanh toán và uy tín của ngƣời
vay, đa dạng hóa và theo dõi nguồn lợi nhuận thu đƣợc từ ngƣời đi vay. Về phía
ngƣời đi vay, họ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết về quy định nộp hồ sơ vay vốn trực tuyến,
và có thể nhận đƣợc kết quả xét duyệt trong thời gian ngắn.
11

Thứ ba, các loại hình dịch vụ cung cấp vô cùng đa dạng và phong phú. Các
nền tảng CVNH cung cấp dịch vụ đầu tƣ và cho vay cho rất nhiều các đối tƣợng
NĐT và ngƣời đi vay, từ các khoản vay nhỏ và thời hạn ngắn đến các khoản vay lớn
nhƣ bất động sản.

1.1.5. Phân loại.

Kể từ ngày xuất hiện, đến nay trên thế giới đã có nhiều công ty tham gia vào
lĩnh vực CVNH, trong đó mỗi công ty lại hƣớng đến cung cấp dịch vụ cho các thị
trƣờng khác nhau và các đối tƣợng mục tiêu khác nhau. Điều này đã tạo nên sự đa
dạng cho thị trƣờng CVNH, tuy nhiên cũng đem đến nhiều bất cập, đặc biệt đối với
hệ thống quản lý.

Việc phân loại các hình thức CVNH có thể dựa trên các yếu tố sau:

 Mục đích vay vốn.

+ CVNH tiêu dùng: Các cá nhân hoặc tổ chức tài trợ cung cấp khoản vay tiêu
dùng cho ngƣời vay.

+ CVNH thƣơng mại: Các cá nhân hoặc tổ chức đầu tƣ cung cấp khoản vay
cho ngƣời vay với mục đích kinh doanh.

+ CVNH bất động sản: Cá nhân hoặc tổ chức tài trợ cung cấp khoản vay đƣợc
bảo đảm bằng tài sản cho ngƣời vay với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh.

Đây là một trong những chỉ tiêu phân loại mô hình CVNH cơ bản. Hiện nay, ở
hầu hết các thị trƣờng mà mô hình CVNH đang phát triển nhƣ Châu Mỹ, Châu Âu,
Trung Quốc; mô hình CVNH tiêu dùng đang là hình thức cho vay phổ biến và có
sản lƣợng lớn nhất.

 Cơ chế xây dựng giá.

Dựa trên tiêu chí xây dựng giá, CVNH đƣợc chia làm 2 loại chính: xây dựng
giá dựa trên thuật toán và xây dựng giá dựa trên đấu thầu.

+ Xây dựng giá dựa trên đấu thầu trực tiếp: Là hình thức trong đó ngƣời đi vay
cho biết mức lãi suất tối đa mà họ sẵn sàng trả cho khoản vay của họ cho thấy tỷ lệ
12

tối thiểu họ đang tìm kiếm để có đƣợc đối với các loại rủi ro cụ thể. Khi các khách
hàng mới đến nền tảng, chúng sẽ đƣợc kết hợp với các NĐT mong muốn cung cấp
khoản vay trên nền tảng này. Nền tảng này tiến hành đấu giá tự động, bằng cách
tăng dần mức lãi suất cho vay cho đến khi có đủ hồ sơ dự thầu để cho vay (tùy
thuộc vào yêu cầu đa dạng hoá). Với điều kiện lãi suất này ở mức hoặc thấp hơn lãi
suất tối đa mà ngƣời đi vay sẵn sàng trả, thì khoản vay đƣợc tài trợ theo lãi suất này.

+ Xây dựng giá dựa trên thuật toán: Hai là hình thức cho vay dựa trên thuật
toán. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, nền tảng CVNH sẽ đƣa ra những sự
kết hợp tự động giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay theo lãi suất do nền tảng tính
toán, dựa trên các yếu tố của khoản vay nhƣ: giá thầu hay yêu cầu chấp nhận thấp
nhất của ngƣời cho vay (giá khởi điểm), thời hạn cho vay, đánh giá và thông tin
phản hồi trƣớc, số tiền vay yêu cầu của ngƣời vay, mức rủi ro năng động của ngƣời
vay và mức lãi suất tiềm năng cao nhất mà bên đi vay sẵn sàng chấp nhận thanh
toán. Thông thƣờng, việc này có thể gây chậm trễ cho quá trình cho vay - vì thƣờng
có sự mất cân bằng giữa số lƣợng ngƣời vay và cho vay- nhƣng nền tảng này có thể
điều chỉnh lãi suất theo thời gian để loại bỏ sự mất cân bằng này; do áp dụng những
thuật toán công nghệ hiện đại và phức tạp.

 Đối tƣợng cho vay.

Nếu phân chia theo đối tƣợng cho vay, CVNH đƣợc chia làm ba loại chính:

+ Cho vay cá nhân.

+ Cho vay doanh nghiệp.

+ Cho vay cá nhân và doanh nghiệp.

 Mục đích cho vay.

+ Cho vay xã hội.

+ Cho vay để kiếm lời.

Đây có thể coi là hình thức phân loại hữu ích nhất, bởi nó ảnh hƣởng đến tất
cả các quy trình của dịch vụ từ hoạt động tiếp thị đến hoạt động vận hành, xây dựng
mô hình kinh doanh. Chính vì vậy, quyết định lựa chọn mục đích cho vay thƣờng
13

đƣợc đƣa ra ngay từ những bƣớc đầu khi xây dựng mô hình kinh doanh. Để xác
định đƣợc mục đích cho vay, các nhà sáng lập nền tảng CVNH phải trả lời câu hỏi:
Liệu họ có bị thu hút bởi động lực giúp đ một cá nhân thông qua việc cho vay hay
động cơ của học là để thu lợi nhuận?

Rõ ràng hỗ trợ và giúp đ là một động lực chính của một số nhà quản lý nền
tảng nhƣ Kiva, MyC4 hoặc Microplace, nơi các khoản vay cho ngƣời đi vay ở các
nƣớc đang phát triển đƣợc tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các công ty CVNH
đƣợc xây dựng với mục đích cho vay để kiếm lời.

1.1.6. Vai trò và chức năng của Cho vay ngang hàng.

1.1.6.1. Vai trò của hoạt động Cho vay ngang hàng.

Về cơ bản, CVNH lƣu thông vốn từ các NĐT cho ngƣời đi vay. Đây là một
phần trong phạm vi rộng hơn của các định chế tài chính, bao gồm các ngân hàng,
các nhà cho vay phi ngân hàng, các nhà quản lý tài sản, các quỹ phòng hộ và các
NĐT mạo hiểm - hay đƣợc gọi chung là trung gian tài chính. Là các trung gian tài
chính, nền tảng là thị trƣờng hai mặt2 đáp ứng nhu cầu của cả ngƣời đi vay lẫn
NĐT. Tính chất và vai trò của việc CVNH khác nhau giữa bên vay và bên NĐT.

Theo quan điểm của ngƣời vay, mô hình CVNH cung cấp các dịch vụ, tiện ích
giúp đơn giản hóa quá trình vay vốn của ngƣời đi vay. Vai trò của việc cung cấp
dịch vụ cho vay thuận tiện cho ngƣời đi vay đƣợc thể hiện rõ nét qua hệ thống, quy
trình cũng nhƣ thời gian xét duyệt hồ sơ vay của hình thức CVNH. Với việc áp
dụng công nghệ hiện đại, mô hình CVNH cho phép ngƣời đi vay chủ động và dễ
dàng tiếp cận với các nguồn vốn thông qua quá trình tham gia đấu giá trực tiếp hoặc
xin vay vốn dựa trên thuật toán đã đƣợc xây dựng sẵn sàng và thuận tiện nhanh
chóng, yếu tố chính làm giảm thời gian đăng ký vay, đơn giản hóa thủ tục vay.

Một số công ty CVNH cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung, giá trị gia tăng cho
khách hàng vay, ví dụ nhƣ hƣớng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn về cách
thức cấu trúc đề xuất của họ, hoặc các phƣơng tiện để trả nợ trƣớc hạn mà không
phải trả thêm phí. Ngoài ra, các công ty CVNH đã phát triển các phƣơng pháp tiếp
cận sáng tạo và không bị hạn chế bởi các hệ thống truyền thống, do mới gia nhập
14

ngành tài chính từ những năm 20053; và do đó có thể đƣa ra các thay đổi nhanh
chóng hơn với chi phí thấp hơn các hình thức cho vay truyền thống. Tuy nhiên, điều
này cũng đƣợc quan sát thấy ở các tổ chức cho vay phi ngân hàng khác đã đƣợc
thành lập gần đây. Nhìn chung, từ phía ngƣời đi vay, vai trò chính của CVNH là gia
tăng cạnh tranh và sự lựa chọn cho khách hàng vay.

Bên phía NĐT, CVNH có vai trò khác biệt và mới lạ hơn. Hình thức CVNH
cho phép các NĐT bán lẻ và tổ chức có cơ hội tham gia cho vay trực tiếp. Đối với
các NĐT, đây là một loại tài sản mới. Việc tham gia CVNH gần tƣơng tự nhƣ việc
sở hữu một danh mục đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp, ngoại trừ việc các công ty
CVNH chủ yếu tập trung vào các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số cho phép các NĐT xem xét đặc điểm của ngƣời vay một cách chi tiết, và
một số khác cung cấp ít thông tin hơn về khách hàng cá nhân. Ngƣợc lại, không có
mối quan hệ giữa NĐT và ngƣời đi vay trong mô hình ngân hàng, nhƣ mô tả trong
Sơ đồ 1.1 dƣới đây.

Nguồn: Oxera.

Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản.
Các công ty CVNH phân phối vốn của các NĐT cho ngƣời vay mà không trực
tiếp chịu lỗ về vốn từ việc cho vay, tƣơng đƣơng với việc quản lý tài sản.4 Tuy
nhiên, doanh thu và danh tiếng của cả công ty CVNH lẫn nhà quản lý tài sản phụ
15

thuộc vào lợi nhuận từ việc đầu tƣ của ngƣời cho vay, vì vậy các công ty CVNH
cần xây dựng quy trình đầu tƣ thận trọng và thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng thích
hợp. Tuy nhiên, các trái phiếu của các công ty Quản lý tài sản thƣờng do ngân hàng
đầu tƣ phát hành, trong khi đó các công ty CVNH cung cấp các hợp đồng CVNH
thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa NĐT và ngƣời đi vay (xem Sơ đồ 1.1).

1.1.6.2. Chức năng của Cho vay ngang hàng.


Để tạo thuận lợi cho hoạt động thành công của thị trƣờng và các giao dịch tài
chính giữa các nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay, ngoài cung cấp dịch vụ cốt lõi là kết hợp
ngƣời vay với NĐT và đƣa ra hợp đồng cho vay tại chỗ, các công ty CVNH thực
hiện một loạt các chức năng sau:

• Xác minh nhân thân và đặc điểm của ngƣời vay;

• Đánh giá chất lƣợng tín dụng để đảm bảo rằng lãi suất cho ngƣời đi vay phản
ánh chính xác rủi ro của khoản vay;

• Xử lý các khoản thanh toán từ ngƣời đi vay và chuyển tiếp cho các NĐT;

• Cung cấp dữ liệu cho NĐT để cung cấp thông tin cho quyết định đầu tƣ của
họ, nhƣ chi tiết về việc thực hiện khoản vay;

• Thu nợ trong các trƣờng hợp ngƣời đi vay thanh toán muộn hoặc không trả
đƣợc nợ;

• Tiến hành kiểm tra chống gian lận và chống rửa tiền, và đánh giá khách
hàng;

• Tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, các công ty CVNH có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung giá trị gia
tăng cho ngƣời dùng của họ, ví dụ nhƣ:

• Xác định mức lãi suất cho các nhà đầu tƣ. Mức lãi suất này thƣờng do công
ty CVNHtự thiết lập và sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay
(đƣợc đo bằng cách đánh giá rủi ro tín dụng). Trong một số trƣờng hợp, nhà đầu tƣ
có thể tham gia đấu giá trong đó họ tự đƣa ra mức lãi suất mà họ sẵn sàng cho vay5
16

• Tự động phân bổ các khoản đầu tƣ vào các khoản cho vay, để giúp đảm bảo
đa dạng hóa danh mục đầu tƣ hoặc phân bổ các khoản đầu tƣ theo tập hợp danh mục
đầu tƣ mà NĐT đã ấn định trƣớc. Một số công ty CVNH luôn tự động phân bổ vốn
của nhà đầu tƣ vào danh mục cho vay, trong khi một số khác thì tính năng này là
tùy chọn6

• Thị trƣờng thứ cấp, nơi mà các nhà đầu tƣ có thể thoát khỏi vị thế đầu tƣ
bằng cách bán các khoản nợ còn lại cho nhà đầu tƣ khác

• Các dịch vụ cho ngƣời đi vay, bao gồm các tính năng cho vay cải tiến hoặc
trợ giúp ngƣời đi vay đƣa ra các đề xuất thích hợp trên các nền tảng CVNH

1.1.7. Các nguyên tắc của Cho vay ngang hàng.

 Các nguyên tắc chung.

Nhìn chung, hoạt động CVNH ở mỗi nƣớc đều phải tuân thủ luật pháp và hệ
thống quy định về hoạt động tín dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Các
nguyên tắc chung của hoạt động cho vay cần tuân thủ theo nguyên tắc của tín dụng.
Khách hàng vay vốn của các NĐT trên nền tảng CVNH phải đảm bảo:

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.

 Các nguyên tắc riêng.

Hiện nay, đa số các nguyên tắc hoạt động riêng do các công ty CVNH tự xây
dựng. Điều này là một trong những vấn đề gây cản trở việc quản lý và đánh giá hoạt
động CVNH.

1.1.8. Điều kiện phát triển Cho vay ngang hàng.

Để phát triển hoạt động CVNH, một số điều kiện quan trọng sau cần đƣợc
đảm bảo:

Trƣớc hết, để có thể phát triển bất cứ một hoạt động kinh doanh hay một
ngành nghê nào, môi trƣờng chính trị, xã hôi và kinh tế cần ổn định. Kinh tế phát
17

triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là điều kiện để các tổ chức kinh doanh
hoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tƣ và thúc đẩy nhu cầu về vốn trong xã hội, từ đó
thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVNH.

Bên cạnh đó, môi trƣờng pháp lý phù hợp cũng là điều kiện quan trọng để phát
triển hoạt động CVNH. Một môi trƣờng pháp lý hòan thiện và đƣợc điều chỉnh kịp
thời với những biến động trong hoạt động CVNH sẽ là điều kiện để phát triển hoạt
động CVNH theo hƣớng hiệu quả và minh bạch.

Không chỉ vậy, để có thể phát triển hoạt động CVNH, bản thân các công ty
CVNH cần xây dựng đƣợc một chiến dịch kinh doanh phù hợp, có đầy đủ năng lực
về nhân sự, mạng lƣới hoạt động, công nghệ và cơ sở vật chất để phát triển hoạt
động của công ty mình một cách hiệu quả, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
giữa các công ty CVNH.

1.2. Quy trình Cho vay ngang hàng.

Quy trình CVNH có thể thay đổi theo cơ chế hoạt động của từng công ty,
nhƣng thƣờng bao gồm 9 bƣớc sau:

 Bƣớc 1: Các bên tham gia giao dịch đăng nhập vào nền tảng CVNH: Ngƣời
đi vay và ngƣời cho vay đăng nhập vào địa chỉ trang web (nền tảng CVNH) của
công ty CVNH.
 Bƣớc 2: Đánh giá và chấm điểm tín dụng: Cả bên cho vay và bên đi vay đều
phải trải qua quy trình kiểm tra tín dụng, chấm điểm tín dụng và đánh giá tài sản.
Đối với các nền tảng CVNH có chức năng mạng xã hội nội bộ, những ngƣời cho
vay và ngƣời vay vƣợt qua vòng kiểm tra tín dụng (đủ điều kiện tham gia giao dịch)
sẽ đƣợc phân vào / tự tham gia vào các nhóm phù hợp.
18

Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát.

 Bƣớc 3: Các bên đƣa ra yêu cầu liên quan đến khoản vay: NĐT chuyển một
số tiền đầu tƣ đặt cọc vào tài khoản, sau đó đƣa ra đƣa ra số tiền cho vay, lãi suất và
kỳ hạn cho vay mong muốn. Ngƣời đi vay đặt một hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với
mức lãi suất, kỳ hạn và số tiền muốn vay.
 Bƣớc 4: Các nền tảng CVNH hỗ trợ ngƣời vay và ngƣời cho vay lựa chọn
đối tác dựa trên các thông số đƣợc cung cấp.
+ Đối với hình thức CVNH dựa trên đấu giá: Sự cân bằng/ một hợp đồng sẽ
đƣợc ký kết giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay dựa trên số tiền lãi lớn nhất mà
ngƣời cho vay đƣợc hƣởng, hoặc lợi ích ròng lớn nhất sẽ đến với cả hai bên so với
lãi suất hiện tại; hoặc theo các quy chuẩn khác phụ thuộc vào cơ chế của từng nền
tảng.

+ Đối với hình thức CVNH dựa trên thuật toán: Một thuật toán so sánh các hồ
sơ dự thầu với tập hợp yêu cầu của ngƣời cho vay, sau đó lựa chọn ra tập hợp ngƣời
19

cho vay phù hợp với các hồ sơ dự thầu của ngƣời đi vay. Sau đó, một thuật toán
đánh giá rủi ro đƣợc sử dụng để tính toán và đƣa ra lãi suất (dựa trên mức rủi ro từ
phần xếp hạng điểm tín dụng của bên đi vay và bên cho vay).

 Bƣớc 5: Bên vay lựa chọn bên đi vay phù hợp, đồng thời bên bảo lãnh khoản
vay (thƣờng là các ngân hàng) phê duyệt khoản vay (nếu có).
 Bƣớc 6: Ký kết hợp đồng và thnh toán phí dịch vụ: Tiếp theo, hệ thống tạo ra
một hợp đồng dựa trên thông tin mà bên đi vay và bên cho vay cung cấp; và hợp
đồng đƣợc ký bởi cả bên vay và bên cho vay. Giao dịch hoàn thành và chi phí giao
dịch đƣợc thanh toán cho nhà cung cấp đấu giá (nền tảng CVNH).
 Bƣớc 7: Giải ngân: Tài khoản điện tử của ngƣời cho vay đƣợc ghi nợ số tiền
cho vay. Đồng thời, ngƣời đi vay nhận đƣợc số tiền này thông qua thẻ tín dụng, séc,
tài khoản điện tử hoặc tài khoản ngân hàng hay tài khoản PayPalTM (một cổng
thanh toán điện tử quốc tế).
 Bƣớc 8: Thanh toán lãi và gốc khoản vay: Tài khoản điện tử của bên cho vay
đƣợc ghi nợ số tiền cho vay. Tiếp theo, bên cho vay nhận đƣợc các khoản thanh
toán từ ngƣời đi vay thông qua thẻ tín dụng, séc, tài khoản ngân hàng hay tài khoản
PayPalTM. Bên vay đƣợc lựa chọn thời điểm kết thúc khoản vay (nếu đƣợc cho
phép bởi ngƣời cho vay) bằng cách hoàn trả toàn bộ khoản vay (cộng lãi) bất cứ lúc
nào (kèm theo phí thanh toán sớm đã đƣợc ghi trong hợp đồng). Hệ thống tự động
tính toán khoản thanh toán cuối cùng (tiền lãi gốc, tiền lãi, phí phạt).
 Bƣớc 9: Đánh giá đối tác và kết thúc giao dịch: Khi kết thúc kỳ hạn hoặc
khoản vay đƣợc thanh toán sớm, tài khoản của ngƣời cho vay đƣợc ghi nợ với
khoản tiền vay cộng với lãi tích lũy, tài khoản của ngƣời đi vay đƣợc ghi có với
khoản tiền vay cộng với lãi tích lũy. Các bên tham gia giao dịch (bên đi vay và bên
cho vay) chấm điểm cho đối tác sau quá trình giao dịch. Hệ thống xác minh và đƣợc
quyền điều chỉnh điểm xếp hạng dựa trên sự thể hiện của các bên trong quá trình
giao dịch và thông tin phản hồi do khách hàng cung cấp. Hợp đồng giao dịch bị hủy
bỏ, tuy nhiên lịch sử giao dịch đƣợc lƣu trữ trong lịch sử của khách hàng để làm cơ
sở đánh giá cho các giao dịch tiếp theo.
20

1.3. Các nhân tố tác động tới hoạt động CVNH.

Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động CVNH. Các nhân tố này
có thể chia thành hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố
chủ quan.

3.1.1. Nhân tố khách quan.

3.1.1.1. Môi trường chính trị, xã hội.

Môi trƣờng chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ và
cho vay. Môi trƣờng chính trị ổn định là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế,
giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là điều kiện để
các tổ chức kinh doanh hoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tƣ và thúc đẩy nhu cầu về
vốn trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVNH.

Không chỉ có chính trị trong nƣớc mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động
đến mở rộng việc đầu tƣ và vay vốn. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế
của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hƣớng phát triển nền kinh tế mở để
tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hƣởng rất lớn của nền
kinh tế thế giới. Các biến động thị trƣờng thế giới ngay lập tức tác động đến nền
kinh tế trong nƣớc, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến các hoạt
động sản xuất kinh doanh, từ đó tác động đến hoạt động CVNH. Nền kinh tế thế
giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy đầu tƣ và vay vốn.

3.1.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hƣởng đến đầu tƣ và vay vốn. Gốc rễ để
đầu tƣ và vay vốn an toàn, hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển là
nhân tố thúc đẩy sự phát triển đầu tƣ và vay vốn. Và ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái
sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển đầu tƣ và vay vốn. Trong đó, kinh tế phát triển
cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ
đơn thuần là kinh tế nữa nhƣ các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng….
21

Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển ổn định, niềm tin tiêu dùng của công
chúng tăng cao, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng, lĩnh vực mà các công ty
CVNH đang tập trung đầu tƣ.

Các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ: chỉ số CPI, các chỉ số thị trƣờng chứng khoán,
tăng trƣởng kinh tế, cán cân thƣơng mại… là những nhân tố có ảnh hƣởng đến phát
triển đầu tƣ và vay vốn. Có thể ví nền kinh tế nhƣ một cơ thể trong đó mỗi biến số
vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ
ảnh hƣởng đến biến số khác và ngƣợc lại. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định và phát
triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tƣ tiến hành đầu tƣ, nhu cầu vốn đầu tƣ tăng
tạo tiền đề để hoạt động CVNH phát triển.

3.1.1.3. Môi trường pháp lý.

Một trong những thách thức lớn đối với quản lý hoạt động CVNH là quản lý
hoạt động gian lận và các sai sót thông tin. Chúng chỉ có thể đƣợc giảm thiểu khi có
một hệ thống quy định chi tiết và cụ thể cho các công ty CVNH. Trên thế giới, tại
các nƣớc nơi hoạt động CVNH đang phát triển, đã có nhiều hoạt động quản lý đƣợc
tổ chức để quản lý và phát triển hoạt động CVNH một cách hiệu quả.

Tại Vƣơng quốc Anh, Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) chịu trách nhiệm
quản lý và điều chỉnh hoạt động của các công ty CVNH. Trên thực tế, FCA đang
tích cực kiểm tra các công ty CVNH có dấu hiệu gian lận và sai sót.

Trong khi đó ở Hoa Kỳ, các công ty CVNH cần phải tuân thủ các quy định của
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Us Securities and Exchange Commission
-SEC)7 và phải đồng bộ với luật của tiểu bang tƣơng ứng.

Trung Quốc đã để các công ty CVNH hoạt động tự do trong những năm đầu,
dẫn đến sự nở rộ của một loạt những công ty CVNH lừa đảo và hoạt động kém hiệu
quả. Bƣớc đi đầu tiên của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một khuôn khổ chính
sách đã đƣợc khởi xƣớng vào tháng 7 năm 2015 nhƣ là một chính sách hƣớng dẫn
nhằm khuyến khích sự phát triển của các nền tảng nhƣ vậy thông qua các chính sách
điều tiết lỏng lẻo vừa phải. Nhận thấy những bất cập của việc quản lý, vào tháng 8
năm 2016, các nhà quản lý ở Trung Quốc đã đƣa ra một loạt các biện pháp ngăn
22

chặn sự lan rộng của các công ty CVNH không uy tín. Thống kê của CRBC cho
thấy trong số 4.127 nền tảng CVNH (cuối tháng 6 năm 2016), có 1.778 ngƣời
không hài lòng với dịch vụ vì các lí do nhƣ quản lý kém.

Tại Việt Nam, CVNH hiện tại vẫn là một hình thức tài chính khá mới mẻ. Do
đó, Việt Nam vẫn chƣa xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh riêng biệt cho hoạt động
này. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều loại hình dịch vụ sử dụng công nghệ tài chính
(Fintech) khác nhƣ thanh toán điện tử, tài chính cá nhân; hoạt động của các công ty
CVNH đã nhận đƣợc sự quan tâm của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

Tóm lại, cơ sở pháp lý điều chỉnh cho hoạt động CVNH nhìn chung mới chỉ
dừng lại ở việc xây dựng các hệ thống quy định của từng nƣớc, chứ chƣa có một
nền tảng pháp lý mang tính chất quốc tế. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian để có sự
nghiên cứu, thống nhất giữa các quốc gia mà hình thức tài chính này đang hoạt
động.

3.1.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn có thể cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng. Ở các địa
phƣơng khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà
mọi ngƣời đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh hay tiêu dùng, ngƣợc lại có nơi
ngƣời dân có vốn không đầu tƣ kinh doanh mà chỉ cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các
thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề…nhu cầu kinh doanh và
tiêu dùng rất lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động CVNH phát triển. Ngƣợc lại
ở vùng xâu, vùng xa ngƣời dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh, nhu cầu
tiêu dùng ít hơn thì ở đó khó phát triển hoạt động CVNH hơn.

Nếu nhƣ nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế
thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhƣ niềm tin của ngƣời dân vào triển vọng nền kinh tế, tập
quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng…Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụ
thuộc vào nền kinh tế.
23

3.1.2. Nhân tố chủ quan.

3.1.2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty CVNH.

Công ty CVNH muốn tồn tại, phát triển thì phải có phƣơng hƣớng, chiến lƣợc
kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động kinh doanh ngày
càng đƣợc mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về
khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của công ty CVNH trên địa bàn
hoạt động; công ty CVNH phải xác định nên tăng cƣờng hoạt động kinh doanh hợp
lý, nên chú trọng hơn vào những hƣớng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh
vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty CVNH.

3.1.2.2. Năng lực và uy tín của công ty CVNH.

Các công ty muốn phát triển hoạt động CVNH cần phải có đủ năng lực: năng
lực về nhân lực, mạng lƣới phân phối, công nghệ …

 Về nhân lực: Bao gồm năng lực của lãnh đạo và năng lực của nhân viên.

+ Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo của những ngƣời
điều hành ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty CVNH. Nó thể
ở các mặt sau:

+> Khả năng chuyên môn: có đƣợc khả năng này, ngƣời lãnh đạo sẽ dễ dàng
hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnh
đạo luôn tạo đƣợc uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dƣới mà nhiều khi đối với cả
đối thủ cạnh tranh.

+> Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong
môi trƣờng kinh doanh tƣơng lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lƣợc, xác
định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

+> Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng nhƣ khả
năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp,
cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những khĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng
đoán, quyết toán công việc.

+ Năng lực của nhân viên:


24

Quy mô và chất lƣợng nhân viên của công ty CVNH có tác động lớn đến hoạt
động phát triển hoạt động CVNH. Muốn mở rộng kinh doanh phải có nguồn nhân
lực tƣơng ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lƣợng mà còn phải đáp
ứng về chất lƣợng.

 Về mạng lưới hoạt động: màng lƣới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích
cực đến mở rộng kinh doanh. Màng lƣới rộng sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu
tƣ cũng nhƣ ngƣời đi vay, từ đó mà tác động đến việc phát triển thị trƣờng. Do lợi
thế của công nghệ, thông thƣờng các công ty CVNH khi thành lập có trụ sở đóng ở
các đô thị lớn; số lƣợng chi nhánh ít nhƣng vẫn có mạng lƣới hoạt động trực tuyến
rộng khắp các tỉnh thành thông qua mạng Internet.

 Về công nghệ: Các công ty CVNH rất quan tâm đến công nghệ, họ thƣờng đi
đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Với khối lƣợng giao dịch
lớn, hầu hết diễn ra trực tiếp trên trang web của công ty CVNH, các công ty CVNH
cần trú trọng đảm bảo tăng cƣờng cải tiến công nghệ kịp thời. Ngƣợc lại khi công
nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm lại từ đó
có tác động trở lại với mở rộng kinh doanh.

 Năng lực cơ sở vật chất thiết bị: Cơ sở vật chất thiết bị có ảnh hƣởng lớn đến
hoạt động của các công ty CVNH, do các công ty CVNH là các công ty ứng dụng
mạng Internet và các công nghệ cao nhƣ công nghệ tài chính Fintech hay công nghệ
dữ liệu lớn Big data, nên cơ sở vật chất là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Nếu cơ sở
vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của công ty sẽ đƣợc xử lý kém, chậm
chạp; các hoạt động của công ty đƣợc thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho công ty
CVNH tụt hậu, kém phát triển, không thu hút đƣợc nhiều khách hàng sẽ làm hạn
chế hoạt động kinh doanh. Ngƣợc lại, việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù
hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với
chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận đƣợc sẽ giúp công ty CVNH tăng cƣờng
khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cƣờng hoạt động kinh doanh.

Uy tín của công ty CVNH cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt
động CVNH. Công ty CVNH có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến việc mở
25

rộng kinh doanh và ngƣợc lại công ty CVNH không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng
kinh doanh.

3.1.2.3. Thông tin tín dụng.

Thông tin luôn là yếu tố thiết yếu, không thể thiếu đƣợc với mọi doanh nghiệp
nói chung và công ty CVNH nói riêng. Trong hoạt động tại công ty CVNH, các
NĐT dựa trên sự tin tƣởng đối với nguồn thông tin do công ty CVNH cung cấp.

Do đó, công ty CVNH phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài
của (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trƣờng
kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ, đối thủ
cạnh trạnh nhu cầu khách hàng,..). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ
những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong công ty mình. Yêu cầu
thông tin: đầy đủ, chính xác, kịp thời. Nếu một công ty CVNH nắm bắt kip thời
những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trƣờng thì công ty đó sẽ đƣa ra những phƣơng
hƣớng hoạt động kinh doanh phù hợp. Điều đó sẽ giúp cho công ty CVNH đem đến
nhiều cơ hội đầu tƣ tốt cho NĐT, đồng thời hạn chế đƣợc những rủi ro cho những
khoản đầu tƣ của NĐT.

Thực tế ở Việt Nam, việc tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ vẫn
còn nhiều khó khăn và trở ngại.
26

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY


NGANG HÀNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI.

2.1. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh.

Anh là một trong những cái nôi cho hoạt động CVNH trên thế giới. Nếu so
sánh về quy mô, thị trƣờng CVNH tại Anh có độ lớn không bằng thị trƣờng Trung
Quốc và Mỹ, tuy nhiên hiệu qua hoạt động của thị trƣờng lại đƣợc đánh giá cao, với
ý kiến phản hồi từ ngƣời sử dụng tƣơng đối khả quan. Một trong những nguyên
nhân chính là do Hệ thống quản lý cho hoạt động CVNH khá phù hợp và đổi mới
phù hợp với sự phát triển của mô hình, có sự tồn tại của tổ chức CVNH uy tín nhất
trên thế giới hiện nay.

2.1.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng.

Về sản lƣợng, năm 2016, sản lƣợng CVNH tại Anh đạt 3,5 tỷ bảng Anh, tăng
48% so với năm 2015 (2,4 tỷ bảng Anh). Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trƣởng giai
đoạn 2014-2015 (85%), tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn này đã giảm gần một nửa.

Bảng 2.1: Sản lƣợng và tăng trƣởng của các mô hình Cho vay ngang hàng
tại Anh giai đoạn 2013-2016.

Đơn vị: Triệu bảng Anh.

2014 2015 2016


Mô hình CVNH Tỷ Tỷ Tỷ
Quy mô Quy mô Quy mô
trọng trọng trọng
Tiêu dùng 749 58% 881 37% 1.232 35%
Thƣơng mại 547 42% 909 38% 1.169 33%
Bất động sản - - 609 25% 1.147 32%
Tổng 1.296 100% 2.399 100% 3.548 100%

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Về cơ cấu, hình thức CVNH TD là mô hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai
đoạn 2015-2016. Năm 2016, CVNH TD chiếm hơn 1,23 tỷ bảng Anh cho vay và
tƣơng ứng với 35% sản lƣợng CVNH, tiếp theo là CVNH TM với sản lƣợng 1,16 tỷ
bảng Anh, chiếm 33%, và cuối cùn là CVNH BĐS.
27

Về mức độ tăng trƣởng, CVNH BĐS có mức độ tăng trƣởng nhanh nhất, với
tỷ lệ 88%, trong khi CVNH TD tăng 47% và CVNH KD 36% trong giai đoạn 2015-
2016.

Năm 2016, nguồn vốn CVNH TM đƣợc đầu tƣ vào năm lĩnh vực chính đó là:
Tài chính, Bất động sản và Nhà ở; Xây dựng; Giải trí và khách sạn; Tài chính và
Sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể về tổng mức đầu tƣ của
CVNH TM vào từng lĩnh vực này.

2.1.2. Đặc điểm.

2.1.2.1. Đầu tư của các tổ chức có xu hướng tăng.

 Tỷ lệ ngƣời vay.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng số khoản vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
CVNH TM so với ngân hàng tại Anh giai đoạn 2012-2016.

Nguồn: Dữ liệu Hiệp hội các ngân hàng Anh.

So sánh quy mô của CVNH TM so với Hiệp hội các ngân hàng Anh (BBA)
trong các khoản cho vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), có thể thấy
tỷ lệ cho vay của CVNH TM đã tăng đều đặn từ 0.3% năm 2012 (0,06% so với
18,2%) lên 6,56% (1,2% so với 18,3%) vào năm 2016. Các dữ liệu cũng cho thấy
rằng, hình thức CVNH TM đƣợc sử dụng nhiều nhất bởi những ngƣời vay doanh
nghiệp nhỏ, với giá trị khoản vay trung bình khoảng 95.000 bảng Anh - năm 2016.
28

Đồng thời, biểu đồ 2.2 dƣới đây cho thấy rằng khối lƣợng cho vay doanh
nghiệp ngang hàng tại Anh hiện nay tƣơng đƣơng với hơn 15% của tất cả các khoản
vay ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ vào năm 2016.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khoản vay CVNH mới cho doanh nghiệp nhỏ ở Anh so
với cho vay thƣơng mại của ngân hàng truyền thống giai đoạn 2012-2016.

Nguồn: Dữ liệu Hiệp hội các ngân hàng Anh.


Do đó, CVNH TM đang có xu hƣớng dần trở thành một yếu tố đóng góp đáng
kể hỗ trợ tài chính cho loại hình doanh nghiệp nhỏ ở Anh so với các kênh cho vay
ngân hàng nói riêng, cũng nhƣ đang có sự phát triển tích cực trong khu vực tài trợ
vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung; tuy tỷ lệ còn khá nhỏ so với nguồn
vốn ngân hàng.
 Tỷ lệ NĐT.
Biểu đồ 2.3: Khối lƣợng vốn Cho vay ngân hàng từ các NĐT tổ chức và cá
nhân tại Anh năm 2016.
Đơn vị: Triệu bảng Anh
29

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Tỷ lệ vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp giai đoạn 2015-2016 tại Anh chiếm từ
khoảng 28-34% tổng số vốn của các mô hình CVNH, và có hƣớng tăng lên so với
số liệu năm 2015. Tỷ lệ này gần tƣơng đƣơng với thị trƣờng tại Mỹ, cho thấy thị
trƣờng CVNH tại Anh đang thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các NĐT tổ chức.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh

giai đoạn 2015-2016.


Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

2.1.2.2. Chế độ tự động có vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư.

Tầm quan trọng của chế độ đấu thầu tự động trong quá trình giao dịch của các
bên tham gia đƣợc biểu hiện thông qua hai khía cạnh:

 Một là, chế độ đấu thầu tự động giúp giảm thời gian lựa chọn các cơ hội đầu
tƣ tiềm năng.

Thời gian dành để lựa chọn một cơ hội đầu tƣ tiềm năng là dấu hiệu của thời
gian dành cho việc kiểm tra cẩn thận về đầu tƣ. Các NĐT CVNH có xu hƣớng dành
ít thời gian hơn để phân tích các cơ hội đầu tƣ tiềm năng. Điều này đặc biệt đúng
với các NĐT CVNH TD, hình thức đầu tƣ có sự hỗ trợ của chế độ tự động phân bổ
vốn đầu tƣ.
30

Biểu đồ 2.5: Khoảng thời gian dành cho việc tập hợp cơ hội đầu tƣ tiềm
năng của các NĐT tại Anh năm 2016.

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Với mô hình CVNH TD, có 73% ngƣời cho vay không dành thời gian để lựa
chọn cơ hội đầu tƣ trong năm 2016. Đối với các mô hình sử dụng ít hoặc không có
cơ chế tự động, các NĐT bỏ ra nhiều thời gian để lựa chọn đầu tƣ hơn. 32% NĐT
vào mô hình CVNH TM dựa hoàn toàn vào chế độ tự động, 17% dành 20 phút mỗi
tuần, 20% dành 20 phút đến 1 giờ và 16% dành từ 1 đến 2 giờ.

 Thứ hai, phần lớn NĐT phụ thuộc và tin tƣởng vào hệ thống thông tin kiểm
định của các công ty CVNH.

Mặc dù có rất nhiều nguồn cung cấp các thông tin giúp các NĐT thẩm định cơ
hội đầu tƣ, một trong những yếu tố thiết yếu đối với NĐT đó là thông tin tự kiểm
định từ các công ty CVNH. Tỷ lệ phụ thuộc vào thông tin kiểm định của công ty
CVNH khi đƣa ra quyết định đầu tƣ cao nhất đối với những ngƣời CVNH BĐS
(68%). Khi các nhà tài trợ đƣợc hỏi những câu hỏi liên quan đến các thông tin kiểm
định cần thiết từ công ty CVNH, 97% các NĐT mong muốn công ty CVNH cung
cấp thông tin chi tiết về tài sản; 82% muốn công ty CVNH thực hiện kiểm tra giá trị
của tài sản bất động sản. Quan sát các phản ứng của ngƣời cho vay đối với rủi ro
danh mục đầu tƣ cho thấy những ngƣời có danh mục đầu tƣ lớn hơn phụ thuộc
nhiều vào sự kiểm định của công ty CVNH.
31

Biểu đồ 2.6: Sự phụ thuộc của NĐT tại Anh vào các nguồn kiểm định
thông tin khi lựa chọn cơ hội đầu tƣ năm 2016.
Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Bên cạnh đó, tỷ lệ khách hàng cho rằng tham khảo lời khuyên tài chính từ bên
ngoài có tác dụng giảm thiểu rủi ro là rất thấp. Cụ thể, chỉ có 1% các NĐT đồng ý
mạnh mẽ với điều này, và có thêm từ 4-8% NĐT đồng ý. Tỷ lệ này cho thấy rằng
việc sử dụng dịch vụ tƣ vấn tài chính bên ngoài đƣợc các NĐT sử dụng hạn chế do
khả năng giảm thiểu rủi ro thấp.

2.1.2.3. Các đặc điểm về nhân khẩu.

Các thông tin liên quan đến nhân khẩu của hoạt động CVNH năm 2016 tại
Anh bao gồm:

 Giới tính: Nhìn chung, tỷ lệ nữ giới đầu tƣ CVNH nhỏ hơn tỷ lệ nữ giới vay
vốn. Tỷ lệ nữ giới đầu tƣ chiếm 25% tổng số vốn vay. Đối với mô hình CVNH
TM, số tiền đầu tƣ trên một hợp đồng của nữ lớn hơn của nam giới, trong khi mô
hình CVNH BĐS lại ngƣợc lại. Tỷ lệ nữ giới đi vay chiếm từ 16-35% , trong đó lớn
nhất là CVNH TD với tỷ lệ 35%; trong khi các mô hình CVNH TM và CVNH BĐS
chỉ có 16% nữ giới tham gia vay vốn.
 Độ tuổi: trên 50% NĐT trên 55 tuổi.
32

 Trình độ học vấn: trên 60% nhà đâu tƣ có bằng đại học trở nên.
 Thu nhập: Xấp xỉ 70% ngƣời cho vay có mức thu nhập trên mức trung bình
tại Anh (25.000 bảng/ năm). Trong đó, số lƣợng các NĐT trong nhóm có thu nhập
cao nhất - trên 100.000 bảng Anh chiếm 7-8% trong mô hình CVNH TD, và chiếm
12- 14% trong mô hình CVNH TM.

Các thông tin về nhân khẩu cho thấy tại Anh, các mô hình CVNH đang thu hút
đƣợc nhiều các NĐT có trình độ học vấn cao; mức thu nhập cao và các NĐT tuổi
trung niên. Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động CVNH đang có xu hƣớng trở
thành một sự lựa chọn tiềm năng đối với cả các NĐT có trình độ cao.

2.1.2.4. Các hình thức giảm thiểu rủi ro có tác động quan trọng đến quyết định
đầu tư.

 Sự sẵn có của quỹ dự phòng: Các quỹ dự phòng thƣờng đƣợc định nghĩa là
các quỹ tổng hợp (nghĩa là hút vốn từ chính các NĐT) và đƣợc thiết kế để bù đắp
các khoản lỗ của NĐT. Đây là một đặc điểm chung của các công ty CVNH TD.

Bảng 2.2: Tỷ lệ phần trăm các NĐT tại Anh cho rằng các yếu tố giảm
thiểu rủi ro là quan trọng năm 2016.
Đơn vị tính: %

Mô hình
STT Yếu tố giảm thiểu rủi ro CVNH CVNH CVNH
TM TD BĐS
1 Sự sẵn có của quỹ dự phòng 47% 84% 47%
2 Các chƣơng trình ƣu đãi thuế 41% 37% 34%
3 Khả năng rút vốn trƣớc hạn 61% 54% 61%
4 Khả năng tiếp cận thị trƣờng thứ cấp 51% 38% 55%

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Một số công ty CVNH TD yêu cầu tất cả các NĐT tham gia vào quỹ dự phòng
CVNH, trong khi một số khác cho phép các nhà cho vay lựa chọn có hoặc không
tham gia. Các quỹ dự phòng này đóng vai trò tích cực trong việc lựa chọn công ty
33

CVNH của các NĐT, với 84% các NĐT trong lĩnh vực CVNH TD xếp hạng quỹ dự
phòng là quan trọng hoặc rất quan trọng.
 Các chƣơng trình ƣu đãi thuế.

Có đến một nửa trong số những ngƣời cho vay trong lĩnh vực CVNH TD; 37%
NĐT CVNH TM và 34% NĐT CVNH BĐS quan tâm đến yếu tố ƣu đãi thuế. Và
các NĐT cũng có xu hƣớng sử dụng các gói ƣu đãi thuế nếu đủ tiêu chuẩn đƣợc
hƣởng các ƣu đãi này, trừ chƣơng trình IF-ISA và SIPPS.

 Khả năng rút vốn trƣớc hạn.

Hơn một nửa số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng khả năng rút vốn trƣớc khi đến hạn
là yếu tố quan trọng giúp giảm rủi ro. Để thỏa mãn yêu cầu này của ngƣời tiêu
dùng, một số công ty cung cấp các thị trƣờng thứ cấp cho phép các NĐT rút vốn
trƣớc hạn. Trên thực tế, các NĐT quan tâm về khă năng phân bổ quỹ đầu tƣ hiệu
quả hơn là việc thu hồi vốn khi có rủi ro. Chế độ tự động tích hợp khả năng đa dạng
hóa danh mục đầu tƣ và khả năng rút vốn trƣớc hạn đƣợc sử dụng độc quyền bởi
25% NĐT tham gia thị trƣờng CVNH TM; và thƣờng đƣợc sử dụng để triển khai
danh mục đầu tƣ lớn.

 Khả năng tiếp cận thị trƣờng thứ cấp.

Trong khi hơn một nửa số NĐT cho rằng khả năng rút vốn trƣớc hạn là yếu tố
giảm thiểu rủi ro quan trọng, chỉ có 43% NĐT cho rằng thị trƣờng thứ cấp là quan
trọng, cùng một tỷ lệ lớn (39%) NĐT trả lời trung lập.

Nhƣ vậy, cả bốn hình thức giảm thiểu rủi ro đều có vai trò quan trọng đến
quyết định cho vay của NĐT.

2.1.2.5. Động cơ và hành vi người đi vay.

 Đặc điểm ngƣời đi vay: Bảng 2.3 dƣới đây tập hợp một số đặc điểm của
ngƣời đi vay trong các mô hình CVNH tại Anh trong năm 2016.
34

Bảng 2.3: Một số đặc điểm của ngƣời đi vay trong mô hình CVNH
tại Anh năm 2016.

Mô hình CVNH
STT Yếu tố Tiêu Bất động
Thƣơng mại
dùng sản
Tỷ lệ vay vốn thành công/
1 31% 34% 84%
số ngƣời đủ điều kiện vay
Tỷ lệ tái vay vốn/ số ngƣời
2 39% 25% 28%
vay vốn thành công
3 Tỷ lệ nợ xấu 2,07% - -
6.289 772.434
4 Độ lớn khoản vay trung bình 95.000 bảng Anh
bảng Anh bảng Anh
Trên khắp cả nƣớc Trên khắp Trên khắp
5 Sự phân tán của ngƣời vay.
cả nƣớc cả nƣớc
+ Doanh thu: 72% ngƣời vay thành
công có mức doanh thu trên 2 triệu
bảng/ năm.
6 Thông tin nhân khẩu - -
+ Quy mô doanh nghiệp: 57,57%
ngƣời vay thành công sở hữu doanh
nghiệp có từ 15 nhân viên trở xuống.

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4, tác giả tổng hợp.

 Động cơ ngƣời đi vay: Năm 2016, mục đích vay vốn chủ yếu của mô hình
CVNH TM là mở rộng kinh doanh và bổ sung nguồn vốn lƣu động, trong khi mua
xe và tài trợ cho các khoản nợ khác là mục đích chính của ngƣời đi vay CVNH TD.

Các đặc điểm và động cơ ngƣời đi vay cho thấy: CVNH TD đang thu hút đƣợc
lƣợng lớn các doanh nghiệp nhỏ (có nhân viên từ 15 ngƣời trở xuống). Đồng thời,
việc các giao dịch rất đa dạng về mặt địa lý cho thấy vai trò phá vớ giới hạn về địa
lý trong việc giao dịch của CVNH.

2.1.2.6. Động cơ và hành vi người cho vay.

 Đặc điểm NĐT.


35

Bảng 2.4: Một số đặc điểm của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng
tại Anh năm 2016.
CVNH CVNH CVNH
STT Yếu tố
TM TD BĐS
1 Số lƣợng NĐT 640 217 -
Tỷ lệ NĐT phụ thuộc vào hệ
2 61% 95% 60%
thống đấu thầu tƣ động
Trên khắp Trên khắp Trên khắp
3 Sự phân tán của ngƣời vay.
cả nƣớc cả nƣớc cả nƣớc

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4, tác giả tổng hợp.

 Động cơ của NĐT.

Một số những thông số đáng lƣu ý trong phần đặc điểm và động cơ của NĐT
là: các NĐT đang coi CVNH nhƣ một hình thức đầu tƣ chính thống, đem lại nguồn
thu nhập cố định, và tỷ lệ phụ thuộc vào chế độ tự động trong quá trình đầu tƣ rất
lớn. Bên cạnh đó, các đặc điểm vƣợt trội đáp ứng đƣợc kỳ vọng của NĐT đó là:
Thông tin trình bày dễ hiểu và minh bạch, Thông tin kiểm định đáp ứng kỳ vọng
NĐT, Lãi suất đầu tƣ hấp dẫn và Khả năng thu hồi nợ trong trƣờng hợp có nợ xấu.
Nhƣng yếu tố này đã dẫn đến mức độ uy tín của hình thức CVNH đối với các NĐT
khá cao.

Bảng 2.5: Một số động cơ của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng
tại Anh năm 2016.
STT Yếu tố CVNH TM CVNH TD CVNH BĐS
Nhận thức 71%: đem lại nguồn tài 71%: đem lại nguồn tài 73%: đem lại nguồn tài
NĐT về chính thu nhập cố định chính thu nhập cố định chính thu nhập cố địn.
việc đầu tƣ
1 tại các nền Đem lại thu nhập một lần 63%: Đem lại thu nhập 59%: Đem lại thu nhập
tảng CVNH dùng (thu nhập có tính một lần dùng (thu nhập một lần dùng (thu nhập
thuế) có tính thuế) có tính thuế)

Những Kiếm lợi nhuận đầu tƣ Kiếm lợi nhuận đầu tƣ Kiếm lợi nhuận đầu tƣ
2
nguyên Lãi suất Lãi suất Lãi suất
36

nhân chính Đa dạng hóa danh mục đầu Đa dạng hóa danh mục Kiểm soát đƣợc quá
của việc tƣ đầu tƣ trình đầu tƣ
đầu tƣ Quá trình cho vay đơn giản Quá trình cho vay đơn Đa dạng hóa danh mục
CVNH giản đầu tƣ
Kiểm soát đƣợc quá trình Kiểm soát đƣợc quá Quá trình cho vay đơn
đầu tƣ trình đầu tƣ giản
Những đặc +Lãi suất - -
điểm của +Điểm tín dụng
ngƣời đi +Độ an toàn của khoản vay
3 vay chính +Hồ sơ kinh doanh
ảnh hƣởng +Thông tin về lịch sử trả
tới quyết nợ
định đầu tƣ
Mức đáp - Thông tin trình bày dễ NĐT nhận đƣợc đầy đủ
ứng kỳ hiểu và minh bạch thông tin rủi ro của
vọng của (83%) khoản vay (81%)
NĐT.
Thông tin kiểm định Thông tin trình bày dễ
đáp ứng kỳ vọng NĐT hiểu và minh bạch
(79% (81%)

Lãi suất đầu tƣ hấp dẫn Thông tin kiểm định


4 (72%) đáp ứng kỳ vọng NĐT
(74%)

Khả năng thu hồi nợ Khả năng thu hồi nợ


trong trƣờng hợp có nợ trong trƣờng hợp có nợ
xấu (62%) xấu (61%)

NĐT nhận đƣợc đầy đủ


thông tin rủi ro của
khoản vay (58%)
Nhận thức - 14% NĐT cho rằng nền 23% NĐT cho rằng nền
của NĐT tảng CVNH TD không tảng CVNH TD không
5 về sự uy tín uy tín bằng ngân hàng uy tín bằng ngân hàng
của nền
tảng

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4, tác giả tổng hợp.
37

2.1.3. Phân loại.

Các mô hình CVNH tại Anh có thể chia ra làm ba loại chính đó là: CVNH tiêu
dùng, CVNH thƣơng mại và CVNH bất động sản.

 CVNH TD: Một số các công ty CVNH TD nổi tiếng nhất tại Anh là Zopa -
tập trung cung cấp CVNH TD tín chấp, kể cả các khoản vay với mục đích kinh
doanh cho các doanh nghiệp tƣ nhân; hoặc LendingWorks và RateSetter hỗ trợ cho
vay tiêu dùng tín chấp.

Zopa là công ty CVNH đầu tiên trên thế giới, ra mắt tại Anh vào tháng 2 năm
2005. Một số điểm đặc trƣng trong mô hình hoạt động của Zopa là:

+ Tính điểm tín dụng: Zopa sử dụng điểm tín dụng do văn phòng tín dụng
Equifax cung cấp (và đôi khi là thông tin bổ sung từ CallCredit) để phân bổ ngƣời
đi vay vào một trong sáu cấp độ (A *, A, B, C, D hoặc E). Những ngƣời vay trong
các nhóm A* và A có mức thu nhập cao hơn mức trung bình cả nƣớc và xếp hạng
tín dụng tốt. Ngƣời vay B và C có thu nhập gần với mức trung bình cả nƣớcvà lịch
sử tín dụng trong sạch. Ngƣời vay D và E có thu nhập gần với mức trung bình quốc
gia và lịch sử tín dụng ít vấn đề. Bảng 2.6 dƣới đây cho thấy các tỷ lệ v nợ hàng
năm dự kiến và lợi nhuận ròng hàng năm dự kiến của sáu nhóm này.

+ Đối tƣợng khách hàng vay: Ngƣời đi vay là những cá nhân và những doanh
nghiệp rất nhỏ (những ngƣời buôn bán đơn lẻ).

+ Hình thức thanh toán và thời hạn vay: Thanh toán lãi và gốc trong khoảng
thời gian từ một năm đến năm năm.

+ Cơ chế cho vay: Cơ chế cho vay tại Zopa đƣợc mô tả bằng “các nguyên tắc
Zopa” trên các trang web của họ (Zopa, 2016b). Cơ chế cơ bản đƣợc các nhà đầu tƣ
tổ chức sử dụng là nhƣ sau. Ngƣời cho vay quyết định số tiền cho vay và tiêu chí
cho vay của họ ("số tiền, đối tƣợng, lãi suất và kỳ hạn vay mong muốn"). Khoản
vay đƣợc phân bổ ngẫu nhiên đến những ngƣời đi vay phù hợp. Các khoản thanh
toán từ ngƣời đi vay đến ngƣời cho vay, sẽ đƣợc tự động phân bổ vào các khoản
đầu tƣ mới (tái đầu tƣ tự động).
38

Tại Zopa, cũng nhƣ tất cả các công ty CVNH ở Vƣơng quốc Anh khác, NĐT
và ngƣời đi vay sẽ ký kết hợp đồng CVNH. Zopa không trực tiếp đối mặt với các
rủi ro tín dụng. NĐT tại Zopa có thể rút lui khỏi thị trƣờng bằng cách bán khoản
vay hiện tại của họ cho NĐT khác (NĐT chịu phí 1% nếu sử dụng Zopa Classi và
Zopa Plus; miễn phí với Zopa Access).

Bảng 2.6: Dự kiến nợ xấu và lợi tức đầu tƣ của Zopa tháng 3 năm 2016.
Đơn vị: %

Mức xếp hạng tín dụng


STT Yếu tố
A* A B C D E
Tỷ lệ nợ xấu dự kiến theo
1 năm trong môi trƣờng kinh 0.0-1.0 0.5-2.5 2.5-4 4.5-6.5 9-11 10-12

tế hiện tại
Lợi nhuận hàng năm theo kế
2 2-4 2-5.5 4-6 5-7 7-9 10-14
hoạch sau nợ xấu dự kiến

Nguồn: www.zopa.com (Tháng 3 năm 2016)

+ Phí dịch vụ: Đƣợc trả bởi ngƣời đi vay hàng tháng, trƣớc khi thanh toán lãi
và gốc cho ngƣời cho vay. Với khoản phí này, "Zopa duy trì một quỹ phòng vệ để
bù đắp cho các NĐT trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không trả đƣợc nợ (v nợ). Độ
lớn của quỹ dự phòng dựa trên các khoản nợ xấu dự kiến theo các mô hình rủi ro
của Zopa, với mục đích duy trì quỹ tối thiểu là 110% khoản nợ xấu dự kiến hàng
năm (hiện tại, vào tháng 3 năm 2016, quỹ đƣợc báo cáo là 120% khoản nợ xấu dự
kiến hàng năm). Thêm vào đó, Zopa còn đƣợc hƣởng một khoản phí quản trị.

Các nhà đầu tƣ bán lẻ, đối tƣợng NĐT chính của Zopa, đƣợc sử dụng một
phiên bản giản lƣợc hơn. Từ tháng 3 năm 2016, Zopa đã đƣa ra ba sản phẩm đầu tƣ
bán lẻ khác nhau, mỗi loại cung cấp rủi ro và lợi nhuận dự kiến khác nhau: Zopa
Access, Zopa Classic và Zopa Plus. Access và Classic đƣợc giới hạn trong các
khoản vay tại các thị trƣờng A* - C và đƣợc bảo vệ bởi quỹ dự phòng. Zopa Plus
cũng cho phép đầu tƣ vào các loại A * - E và không có sự bảo vệ từ quỹ dự phòng.
39

 CVNH TM: Các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực CVNH TM đó là:
Funding Circle, Thincats và RateSetter. Các công ty cùng tập trung vào cung cấp
các khoản vay thƣơng mại tín chấp và CVNH TM đảm bảo bằng tài sản cho các
doanh nghiệp nhỏ. FolktoFolk – một công ty khác cung cấp CVNH TM có đảm bảo
bằng tài sản nhƣng tập trung vào thị trƣờng nhỏ hơn là khách hàng địa phƣơng. Bên
cạnh các thành viên của P2PFA, nhiều công ty cũng tham gia vào mô hình CVNH
này. Assetz Capital cung cấp CVNH TM cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Wellesley and Co cũng cung cấp các khoản CVNH TM, nhƣng tập trung vào đối
tƣợng khách hàng là những ngƣời đâu tƣ bất động sản.

Trong đó, Funding Circle là công ty CVNH TM đầu tiên ở Anh. Kể từ khi ra
mắt vào tháng 8 năm 2010, Funding Circle đã mở rộng trên phạm vi quốc tế ở Mỹ,
Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức.

Funding Circle sử dụng cơ chế tự động, trong đó ngƣời cho vay đặt ra mức và
lãi suất, ngƣời vay đặt ra số tiền họ muốn vay, và quá trình đấu giá trực tuyến quyết
định cách phân bổ vốn giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay.

+ Tính điểm tín dụng: Điểm tín dụng của ngƣời đi vay đƣợc tính bởi Experian
và đƣợc phân thành một trong sáu nhóm rủi ro (A +, A, B, C, D hoặc E).

+ Cơ chế cho vay: Các NĐT có thể phân bổ vốn cho các doanh nghiệp theo
một trong hai cách sau:

+> Sử dụng công cụ tự động, đối với các mức rủi ro và kỳ hạn cho vay đã
đƣợc lựa chọn. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp đƣợc Zopa sử dụng. Vốn
của NĐT đƣợc tự động phân bổ, trên một số lƣợng lớn các công ty xin cấp vốn. Bên
cho vay lựa chọn tỷ lệ cho vay tối đa (ví dụ: 1%) cho từng ngƣời vay.

+> Lập giá thầu thủ công cho các khoản vay trên thị trƣờng Funding Circle
(xem qua www.fundingcircle.com/lend/loan-requests/). Điều này cho phép NĐT tự
lựa chọn những hồ sơ vay vốn thích hợp. Các hồ sơ sẽ đƣợc cấp vốn khi nhận đủ
vốn từ các NĐT.

+ Phí dịch vụ: Ngƣời đi vay trả một khoản phí một lần theo nhóm rủi ro và
đƣợc cộng vào số tiền vay. Tỷ lệ dao động từ 2% (ngƣời vay A+) đến 5% đối với
40

các khoản nợ vay dài hạn (4-5 năm) trong các nhóm rủi ro cao hơn. Tất cả các
khoản vay có liên quan đến bất động sản đều phải trả phí 2%.

 CVNH BĐS: LendInvest và Landbay tập trung vào cung cấp các khoản vay
có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, RateSetter cũng cung cấp hình thức CVNH thế
chấp bằng bất động sản. Một số công ty ngoài tổ chức P2PFA của Anh cũng đang
cung cấp dịch vụ này là: SavingsStream hay Proplend.

RateSetter đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2010. Đến hết năm 2016,
RateSetter là công ty CVNH duy nhất của Anh ccung cấp cả ba loại hình CVNH là
CVNH TM, CVNH TD và CVNH BĐS.

+ Tính điểm tín dụng: RateSetter không phân loại ngƣời vay theo xếp hạng tín
dụng; thay vào đó RateSetter chỉ chấp nhận những ngƣời đi vay “đủ tiêu chuẩn”.
Lãi suất cho vay sau đó đƣợc xác định dựa trên điều khoản của khoản vay thay vì
xếp hạng tín dụng của bên vay.

+ Cơ chế cho vay: RateSetter cho phép các nhà cho vay đầu tƣ theo lãi suất thị
trƣờng (tƣơng tự nhƣ Zopa hoặc cơ chế tự động trên Funding Circle). Giống nhƣ
Zopa, RateSetter cung cấp 'quỹ dự phòng' cho các khoản nợ xấu. Quỹ này trích từ
các khoản phí tín dụng của ngƣời đi vay; nhằm bồi đắp rủi ro cho NĐT trong trƣờng
hợp ngƣời vay thanh toán chậm hoặc không trả đƣợc nợ.

2.1.4. Mô hình quản lý.

2.1.4.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh.

CVNH là một hình thức tài chính mới, nên đòi hỏi phải có chế độ quản lý
riêng và phù hợp với bản chất của hoạt động CVNH. Chính vì vậy, CVNH nhận
đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban kiểm soát tài chính tại Anh (the UK
Financial Conduct Authority – FCA). Các công ty CVNH đƣợc quy định bởi FCA
là "các công ty vận hành nền tảng điện tử liên quan đến cho vay", đƣợc đƣa ra trong
năm 2014 trong Đạo luật Thị trƣờng và Dịch vụ Tài chính năm 2001. Hoạt động
này chỉ áp dụng đối với các khoản cho vay mà: cá nhân; hoặc ngƣời đi vay là một
cá nhân và: (a) khoản vay thấp hơn hoặc bằng 25.000 bảng; hoặc (b) cá nhân đi vay
không phải vì lý do kinh doanh.
41

Tháng 4 năm 2014, FCA công bố hệ thống các quy tắc dành cho “các nền tảng
đồng góp vốn dựa trên vốn vay”, trong đó có các điều khoản cụ thể liên quan đến
Việc CVNH phải tuân theo tất cả các quy định mà các mô hình trung gian tài chính
khác phải tuân theo, bao gồm các điều khoản liên quan đến tiền gửi của khách hàng,
tiêu chuẩn vốn tối thiểu, hoạt động rửa tiền, kế hoạch dự phòng rủi ro và các yêu
cầu khác. Các quy định liên quan đến mô hình CVNH tập trung đặc biệt vào việc
đảm bảo rằng các NĐT tiếp cận đƣợc nguồn thông tin rõ ràng, công bằng và cân
xứng và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ ngƣời tiêu dùng cơ bản.8. Các nền tảng
CVNH phải đáp ứng nhiều quy định của Cẩm nang FCA (The FCA Handbook),
trong đó bao gồm các văn bản khác nhau quy định khung pháp lý cho hoạt động
CVNH.

 Các nguyên tắc cho các doanh nghiệp (Principles for Businesses -PRIN) -
các nguyên tắc cơ bản mà FCA mong muốn tất cả các công ty phải đáp ứng;
 Điều kiện ngƣ ng (Threshold Conditions -COND) - điều kiện tối thiểu mà
tất cả các doanh nghiệp phải đáp ứng nếu họ muốn đƣợc ủy quyền;
 Các điều khoản chung (General Provisions - GEN) - các tiêu chuẩn áp dụng
cho tất cả các doanh nghiệp về sự tƣơng tác của họ với FCA, bao gồm các tuyên bố
tiết lộ thông tin theo luật định và việc sử dụng tên hoặc logo FCA;
 Các hệ thống quản lý và kiểm soát quản lý cao cấp (Senior Management
Arrangements, Systems and Controls –SYSC9) – hệ thống này cho thấy FCA kỳ
vọng các nhà quản lý cao cấp trong các công ty chịu trách nhiệm về việc điều hành
và giám sát công ty của họ. SYSC thúc đẩy các công ty phải tổ chức và kiểm soát
các hoạt động của mình một cách có trách nhiệm và có hiệu quả với các hệ thống
quản lý rủi ro thích hợp;
 “Tài liệu tín dụng tiêu dùng” (The Consumer Credit Sourcebook-CONC10),
một tài liệu chuyên biệt về các hoạt động quy định liên quan đến tín dụng.
 Các Nguyên tắc và Quy tắc cho Ngƣời đƣợc Chấp nhận (Statements of
Principle and Code of Practice for Approved Persons -APER) - các tiêu chuẩn mà
FCA yêu cầu đối với các cá nhân nắm giữ quyền kiểm soát trong công ty;
42

 Sự Phù hợp và Kiểm tra thích hợp cho Ngƣời đƣợc Chấp nhận (The Fit and
Proper Test for Approved Persons-FIT) - tiêu chí để đánh giá tính phù hợp và tính
hợp lý của ứng viên đƣợc giao quyền kiểm soát;
 Cẩm nang về phí (Fees Manual -FEES) - cung cấp các chi tiết về trách
nhiệm pháp lý của các công ty trong việc thanh toán lệ phí;
 Tài liệu hƣớng dẫn giải quyết tranh chấp (The Disputes Resolution
Sourcebook -DISP) - các yêu cầu chi tiết để giải quyết khiếu nại của ngƣời tiêu
dùng;
 Tài liệu về tài sản của khách hàng (Client Assets Sourcebook -CASS) - quy
định về việc giữ tiền của khách hàng (quy tắc tiền của khách hàng);
 Các yêu cầu thận trọng (Prudential requirements -GENPRU / IFPRU) - có
liên quan đến việc CVNH;
 Hƣớng dẫn phòng chống tội phạm tài chính (Financial Crime: a guide for
firms-FC) – các phƣơng thức công ty có thể áp dụng để ngăn ngừa tội phạm tài
chính;
 Hệ thống hƣớng dẫn về Tín dụng Tiêu dùng (Consumer Credit Sourcebook -
CONC) - các quy tắc và hƣớng dẫn của FCA về tín dụng tiêu dùng;
 Quy tắc Kinh Doanh (Conduct of Business Sourcebook COBS) – quy định
và hƣớng dẫn của FCA về các “ doanh nghiệp đầu tƣ đƣợc chỉ định", bao gồm việc
vận hành một nền tảng CVNH (liên quan đến ngƣời cho vay).

Trong đó, một số các quy định cần đƣợc lƣu ý nhất đó là:

 Các công ty CVNH đƣợc yêu cầu phải xin cấp phép từ FCA. Để nhận đƣợc
giấy phép của FCA, côn ty CVNH phải có trang web vận hành hoặc gần với web
vận hành cùng với nguồn tài chính đầy đủ. Công ty cần có mức vốn tối thiểu theo
yêu cầu và một kế hoạch dự phòng trong trƣờng hợp có nợ xấu. Yêu cầu về vốn tối
thiểu từ ngày 1 tháng 4 năm 2017 là 50.000 bảng Anh hoặc một tỷ lệ phần trăm
tổng giá trị vốn vay. Các kế hoạch giải quyết trong trƣờng hợp có nợ xấu nhằm mục
đích thu hồi đƣợc nợ và việc hoàn trả tiền gốc và lãi.
43

 Hoạt động CVNH phải tuân theo Hệ thống hƣớng dẫn về Tín dụng Tiêu
dùng (CONC) khi cấp tín dụng cho cá nhân. CONC yêu cầu các công ty CVNH
phải cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời đi vay thông tin về sự phù hợp của khoản
vay, cách thức thanh toán khoản vay, và những hậu quả có thể xảy ra khi không
hoàn trả lãi và gốc khoản vay. Ngoài ra, trƣớc khi hợp đồng CVNH đƣợc thực hiện,
công ty CVNH phải thực hiện chấm điểm tín dụng và khả năng thanh toán của
ngƣời đi vay. Việc đánh giá phải dựa trên những nguồn thông tin quan trọng, nhƣ
thông tin từ bên đi vay và cơ quan tham chiếu tín dụng. Nếu khách hàng thanh toán
lãi và gốc nợ chậm, thì công ty CVNH cần liên lạc với bên đi vay và khuyến khích
họ thảo luận về tình trạng khoản vay của họ.
 Sự xúc tiến và quảng cáo sản phẩm phải công bằng và rõ ràng. Thông tin
phải đƣợc trình bày rõ ràng để NĐT có thể dễ dàng hiểu rõ, từ đó đƣa ra quyết định
đầu tƣ đúng đắn. Hơn nữa, các công ty CVNH không đƣợc giảm thiểu hóa các rủi
ro liên quan đến khoản vay trong các hoạt động xúc tiến và quảng cáo. Ví dụ, các
công ty CVNH cần tiết lộ việc khoản đầu tƣ không đƣợc bảo hiểm bởi FSCS
(Chƣơng trình bồi thƣờng dịch vụ tài chính-Financial services compensation
scheme) và hậu quả của nó đối với các NĐT tiềm năng.
 Hiện nay, có một số ƣu đãi thuế dành cho các NĐT trong lĩnh vực tài chính
thay thế nói chung và CVNH nói riêng. Một số chƣơng trình giảm thuế tiêu biểu là:
Chƣơng trình Đầu tƣ Doanh nghiệp (EIS), Chƣơng trình Đầu tƣ Doanh nghiệp hạt
giống ("SEIS"), và Chƣơng trình giảm thuế đầu tƣ ("SITR") nhằm mục đích khuyến
khích đầu tƣ cổ phần vào các doanh nghiệp mới và có thể tiếp cận vốn thông qua
các loại hình tài chính thay thế. Bên cạnh đó, có nhiều gói miễn thuế mà mô hình tài
chính thay thế có thể đƣợc ƣu đãi, ví dụ nhƣ chính sách miễn thuế ISAs, Chƣơng
trình Trợ cấp Cá nhân (PSA), Chƣơng trình Trợ cấp cho Cá nhân Đầu tƣ (SIPPS) và
SITR. Ví dụ, tháng 4 năm 2016, Chính phủ vƣơng quốc Anh đã đƣa ra chính sách
miễn thuế ISAs11 cho hoạt động CVNH. Với chƣơng trình này, các NĐT và lĩnh
vực CVNH sẽ không phải trả thuế trên số tiền lãi mà họ kiếm đƣợc, và có thể đƣợc
áp dụng khi họ đầu tƣ tại nhiều nền tảng CVNH khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tƣ
vào CVNH cũng không đƣợc chƣơng trình ISAs đảm bảo. Chính sách miễn thuế
44

ISAs đƣợc kỳ vọng sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi hơn cho các công ty CVNH, trong khi
chờ phê duyệt của FCA.
2.1.4.2. Tổ chức tài chính P2PFA.
 Giới thiệu về tổ chức P2PFA.
Hiệp hội CVNH tại Anh (Peer-to-Peer Finance Association-P2PFA) đƣợc thành
lập vào năm 2011 với tƣ cách là cơ quan đại diện và kiểm soát nội bộ cho hoạt động
CVNH tại Vƣơng quốc Anh. P2PFA theo đuổi mục tiêu là thúc đẩy các tiêu chuẩn
cao về hành vi kinh doanh (chủ yếu thông qua các nguyên tắc hoạt động của
P2PFA) cuả các thành viên; đồng thời làm việc với các nhà hoạch định chính sách
và các cơ quan quản lý (nhƣ CFA) để đảm bảo một chế độ điều tiết và quản lý có
hiệu quả.
 Một số thông tin về tổ chức P2PFA.

+ Các thành viên: Tính đến hết tháng 03 năm 2018, tổ chức P2PFA có 8 thành
viên chính thức đó là: Crowdstacker, Folk2Folk, Funding Circle, Landbay, Lending
Works, Market Invoice, ThinCats và Zopa. Hầu hết các thành viên của tổ chức
P2PFA là các công ty lớn trong ngành CVNH, không chỉ ở Anh mà còn trên phạm
vi toàn thế giới. Trong số các thành viên có sự góp mặt của Zopa - CVNH đầu tiên
và lón nhất trên thế giới thế giới, hay Funding Circle đứng ở vị trí 26 trong 100
công ty công nghệ tài chính (Fintech) toàn cầu.

+ Điều kiện trở thành thành viên của P2PFA:

+> Phải chứng minh đƣợc các tiêu chuẩn cao về rủi ro tín dụng và quản lý rủi
ro hoạt động; cũng nhƣ đạt đƣợc các tiêu chuẩn cao về tính minh bạch, bao gồm
cung cấp thông tin rõ ràng, cân bằng và công bằng cho tất cả khách hàng.

+> Các công ty phải thực hiện cam kết đầy đủ Nguyên tắc Hoạt động của
P2PFA.

+> Các công ty phải tuân theo Quy tắc Hiệp hội P2PFA.

+> Các công ty phải chứng minh đƣợc việc sở hữu một mô hình kinh doanh
lành mạnh và có trách nhiệm.
45

+ Nguyên tắc hoạt động:

Các nguyên tắc hoạt động đƣa ra các tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh mà các
Thành viên P2PFA phải tuân thủ, đƣợc xác định và sửa đổi bổ sung nếu có sự chấp
thuận của 2/3 của Hội đồng Quản trị (các thành viên đại diện của các công ty
CVNH tham gia tổ chức và Ban quản trị) theo thời gian và đƣợc đăng trên trang
web của P2PFA.

Bộ nguyên tắc hoạt động gồm các nguyên tắc cao cấp và các nguyên tắc hoạt
động cụ thể. Trong đó, có sáu nguyên tắc cao cấp là:

+> Vận hành kinh doanh với năng lực chuyên môn và nghiệp vụ;

+> Điều hành kinh doanh với tính nhất quán;

+> Giao dịch với khách hàng một cách trung thực và công bằng;

+> Minh bạch về hoạt động của công ty;

+> Thúc đẩy và duy trì các tiêu chuẩn cao về thực tiễn kinh doanh;

+> Cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị cho ngƣời tiêu
dùng.

+ Bên cạnh đó là các nguyên tắc hoạt động cụ thể về:

+>Tính chính xác và minh bạch: Các thành viên của P2PFA phải tuân thủ sự
chính xác và minh bạch trong hoạt động quảng cáo và các thông tin liên quan đến
đầu tƣ. Thêm vào đó, các công ty CVNH phải công bố đầy đủ các thông tin về tình
hình nợ xấu; chi tiết các khoản nợ (loanbook); kết quả kinh doanh của 05 năm gần
nhất; các thông tin cung cấp cho ngƣời vay và ngƣời đi vay. Không chỉ vậy, các
công ty CVNH cũng phải công bố các thông tin khác nhƣ thông tin chi tiết về thủ
tục khiếu nại, đội ngũ quản lý, văn bản chứng minh sự hợp pháp, địa điểm trụ sở
chính và ngày ra mắt công ty, các biện pháp xử lý khi công ty phá sản và bất kỳ
thay đổi nào trong hoạt động kinh doanh ảnh hƣởng đến khách hàng trên trang web
của công ty CVNH.
46

+> Quản lý rủi ro của các công ty CVNH: Các công ty CVNH phải thể hiện sự
tuân thủ các yêu cầu về quy định, hoặc nếu không đƣợc kiểm soát, phải áp dụng
những quy định tƣơng tự có tác dụng bảo vệ ngƣời tiêu dùng tƣơng đƣơng. Cụ thể,
các công ty CVNH phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, chống rửa tiền và
hoạt động gian lận. Đặc biệt, đối với tiền gửi của khách hàng, các công ty CVNH
phải giữ các khoản tiền trong một tài khoản ngân hàng tách biệt (Segregated
Account) phù hợp quy định của FCA. Tài khoản này phải đƣợc công ty kiểm toán
độc lập kiểm toán hàng năm.

+> Quản trị và kiểm soát: Nguyên tắc này yêu cầu các công ty CVNH thành
viên phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đã đƣợc thiết lập theo một
cách tƣơng ứng; các điều kiện về cho vay và xử lý khiếu nại.

+> Việc cung cấp dữ liệu cho P2PFA: Nguyên tắc này yêu cầu các công ty
CVNH cung cấp các số liệu đƣợc quy định về hoạt động cho vay hàng quý cho
phòng thƣ ký P2PFA vào ngày 10 của tháng sau khi kết thúc quý.

+ Đối tác: Không chỉ là tổ chức kết nối các công ty hoạt động trong lĩnh vực
CVNH tại Anh, P2PFA còn hợp tác với nhiều đối tác khác nhằm hỗ trợ và phát
triển cho hoạt động của tổ chức diễn ra một các hiệu quả. Một số đối tác lớn của
P2PFA là: Công ty cung cấp dịch vụ tƣ vấn tài chính Altus Consulting, công ty luật
Fox Williams; Công ty luật TLT.

+ Vai trò: Trƣớc hết, P2PFA có vai trò lớn trong việc tiêu chuẩn hóa hoạt động
CVNH tại Anh. Với tiêu chuẩn thành viên và hệ thống nguyên tắc hoạt động thống
nhất, chi tiết và chặt chẽ, các công ty CVNH tham gia P2PFA phải là các công ty có
hoạt động hiệu quả, tuân thủ luật pháp, coi trọng lợi ích của khách hàng và minh
bạch. Nhƣ vậy, P2PFA là tổ chức mang tính tiêu chuẩn cao. Hơn thế nữa, với chế
độ thông tin công khai và đầy đủ, P2PFA còn có vai trò quảng bá hình ảnh của mô
hình CVNH tại Anh nói chung và các công ty CVNH trong tổ chức nói riêng, củng
cố niềm tin của các NĐT vào lĩnh vực CVNH tại Anh.

Nhận xét:
47

Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy rằng hoạt động CVNH tại Anh có một số
đặc điểm đặc trƣng của hoạt động CVNH nhƣ: Chế độ tự động đóng vai trò quan
trọng trong quá trình đầu tƣ, là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho
các bên tham gia. Bên cạnh đó, CVNH tại Anh là hình thức cung cấp vốn đáng kể
cho các doanh nghiệp nhỏ (có từ 15 nhân viên trở xuống). Hoạt động này cũng đang
thu hút đƣợc sự đầu tƣ của những NĐT có trình độ cao, và các NĐT rất quan tâm
đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

CVNH tại Anh đƣợc phân loại theo tiêu chí Mục đích vay vốn thành ba loại:
CVNH TD, CVNH TM và CNVH BĐS. Cơ chế hoạt động và quy trình cho vay của
các công ty CVNH rất đa dạng và phong phú.

Cơ sở pháp lý khá đầy đủ và phù hợp với thực trạng hoạt động CVNH tại Anh.
Trong đó, việc thành lập Hiệp hội CVNH có vai trò quan trọng trong việc quản lý
và phát triển hoạt động CVNH tại quốc gia này.

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ.

Hoa Kỳ là một trong những thị trƣờng tiên tiến nhất thế giới, là miền đất hứa
cho việc phát triển các ngành tài chính thay thế và công cụ tài chính trực tuyến hỗ
trợ công nghệ. Sự liên tục đổi mới, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời tiêu
dùng và các doanh nghiệp và các NĐT tổ chức, đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của
các mô hình tài chính thay thế, trong đó CVNH là một trong những hình thức nổi
bật cả về quy mô, sự đổi mới sản phẩm, đa dạng mô hình, sự tham gia của tổ chức
và số lƣợng công ty CVNH.

2.2.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng.

Về quy mô: Quy mô của hoạt động CVNH tại Mỹ có xu hƣớng tăng trong giai
đoạn 2015-2016. Năm 2016, tổng sản lƣợng CVNH tại Mỹ đạt 23,4 tỷ đô Mỹ, tăng
lên 9% so với năm 2015 (32,4 tỷ đô Mỹ). Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của tổng
sản lƣợng ngành giai đoạn 2015-2016 (9%) lại giảm sút đến gần 15 lần so với giai
đoạn 2014-2015 (145%).
48

Bảng 2.7: Quy mô và tỷ trọng ngành CVNH tại Mỹ năm 2016.


Đơn vị tính: Tỷ USD

2014 2015 2016


Mô hình
Tỷ Tỷ Tỷ
CVNH
Quy mô trọng Quy mô trọng Quy mô trọng
Tiêu dùng 7.6 87% 18 84% 21.1 90%
Thƣơng mại 0.9756 11% 2.6 12% 1.3 6%
Bất động sản 0.1348 2% 0.782 4% 1 4%
Tổng 8.7104 100% 21.382 100% 23.4 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính thay thế Âu Mỹ năm 2017.

Về tỷ trọng: CVNH TD là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lƣợng
CVNH tại Mỹ. Năm 2016, riêng mô hình CVNH TD đã đóng góp 21,1 tỷ đô la mỹ,
chiếm đến 90% tổng số vốn vay của CVNH. Sản lƣợng CVNH TM đạt 1,3 tỷ đô
Mỹ, chiếm 6% tổng sản lƣợng ngành. CVNH BĐS chiếm 4% sản lƣợng ngành với
số vốn vay là 1 tỷ đô Mỹ. Nhìn chung, cơ cấu ngành của CVNH Mỹ không có sự
biến động lớn trong giai đoạn 2015-2016.

Về tốc độ tăng trƣởng: Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2016, tất cả các thành
phần của mô hình CVNH tại Hoa kỳ đều có tốc độ tăng trƣởng giảm gấp nhiều lần
so với giai đoạn 2014-2015. Nếu nhƣ giai đoạn 2014-2015, tốc độ tăng trƣởng của
tất cả các ngành đều đạt trên 130%, thì sang giai đoạn 2015-2016, tốc độ tăng
trƣởng chỉ còn dƣới 20%, cụ thể CVNH TD tăng 17%, CVNH TM giảm 50%, và
CVNH BĐS tăng 8%.

2.2.2. Đặc điểm.

2.2.2.1. Tỷ trọng đầu tư của các tổ chức lớn.

Tại Hoa Kỳ, các NĐT tổ chức (nhƣ các quỹ, ngân hàng và các công ty quản lý
tài sản) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho khách hàng
vay. Không giống nhƣ thị trƣờng Châu Á Thái Bình Dƣơng, nơi chủ yếu tập trung
các NĐT bán lẻ (ví dụ nhƣ các cá nhân), các mô hình tài chính thay thế của Hoa Kỳ
49

phụ thuộc nhiều hơn vào sự tham gia của các tổ chức, nguyên nhân chính là do các
quy định hạn chế hoặc cắt giảm việc đƣợc công nhận và quyền đƣợc tham gia thị
trƣờng của nhóm NĐT nhỏ lẻ.

Các NĐT không đƣợc công nhận là các NĐT có tài sản ròng dƣới 1 triệu
USD. Các NĐT không đƣợc công nhận chỉ đƣợc cho phép đầu tƣ trong một số lĩnh
vực nhất định. Nhiều công ty CVNH tại Mỹ cũng đã phát triển mối quan hệ hợp tác
với các ngân hàng Mỹ.12 CVNH đang ngày càng đƣợc nhìn nhận ở Mỹ không phải
là cạnh tranh với các ngân hàng, mà là một cơ hội, cung cấp một nguồn tài sản đầu
tƣ mới cho các ngân hàng với các quỹ dƣ thừa, tài trợ cho các khoản vay cho những
ngƣời cần vốn, và nhƣ là một mô hình cải tiến công nghệ cho cả khách hàng gửi
tiền và cho vay. Năm 2016, tỷ lệ góp vốn của các NĐT tổ chức đạt từ 25-38%.

Bảng 2.8: Tỷ lệ góp vốn của mô hình CVNH tại Mỹ năm 2016.
Đơn vị tính: %

Tỷ lệ vốn đầu tƣ
STT Mô hình Các NĐT không Các NĐT đƣợc công
đƣợc công nhận nhận/ tổ chức
1 CVNH tiêu dùng 75 25
2 CVNH thƣơng mại 73 27
3 CVNH bất động sản 62 38

Nguồn: Báo cáo tài chính thay thế Âu Mỹ năm 2017.

2.2.2.2. Chế độ tự động có vai trò quan trọng.

Chế độ tự động đã trở thành phƣơng thức phổ biến đối với hoạt động CVNH
tại Hoa Kỳ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia của các bên.

Vào năm 2016, có đến 99% các công ty CVNH TD tại Hoa Kỳ cung cấp chế
độ tự động. Tỷ lệ này đối với CVNH TM là 30%, trong khi hình thức CVNH BĐS
chỉ ghi nhận 8% mức sử dụng giá thầu tự động. Những con số này phản ánh đặc
trƣng của các mô hình đầu tƣ.
50

2.2.2.3. Nhận thức về rủi ro.

Trong Báo cáo tài chính thay thế Âu Mỹ năm 2017, các công ty đƣợc yêu cầu
đánh giá các yếu tố rủi ro đối với hoạt động của ngành CVNH. Có bảy yếu tố rủi ro
đƣợc đem ra để đánh giá là: gian lận, tăng tỷ lệ v nợ, sự sụp đổ của các nền tảng
nổi tiếng do sai sót, xâm phạm an ninh mạng, làm đông đảo các NĐT cá nhân, thay
đổi quy định của quốc gia và thay đổi các quy định của nhà nƣớc, trong đó có các
yếu tố nhận đƣợc sự quan tâm hơn cả của các NĐT: 88% coi sự sụp đổ của các
công ty CVNH có nguy cơ rủi ro trung bình đến rất cao; 79% nền tảng cho rằng các
vi phạm an ninh mạng là một nguồn nguy cơ vừa và rất cao tại Hoa Kỳ; và 52% coi
những thay đổi trong các quy định của quốc gia là rủi ro từ trung bình đến rất cao.

2.2.3. Phân loại.

Các loại dịch vụ CVNH tại Mỹ rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên có thể
phân loại thành 3 loại chính đó là: CVNH tiêu dùng, CVNH thƣơng mại và CVNH
Bất động sản.

 CVNH TD: Một số công ty CVNH nổi tiếng đang hoạt động trong lĩnh vực
này Prosper và Lending Club - hai công ty lâu đời nhất tại Mỹ, chủ yếu tập trung
vào cho vay tiêu dùng và tái cấp tài chính các khoản vay của sinh viên. Các công ty
CVNH khác đƣợc xây dựng tốt tập trung vào cho vay tiêu dùng là Avant (tập trung
vào các khoản vay cá nhân) và SoFi (chuyên tái cấp tài chính13 các khoản vay của
sinh viên).
 CVNH TM: Các nhà cung cấp hàng đầu về cho vay thƣơng mại cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ là OnDeck, CAN Capital và Kabbage.
 CVNH BĐS: Groundfloor and LendingHome cung cấp các khoản vay bắc
cầu14 đảm bảo bằng bất động sản.
2.2.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ.
2.2.4.1. Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Tại Mỹ, hoạt động CVNH có thể phải tuân theo các quy định về cho vay tiêu
dùng và các quy định có liên quan, cũng nhƣ sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý
liên bang và tiểu bang. Các quy định của luật liên bang và tiểu bang quy định tất cả
51

các khía cạnh của vòng đời tín dụng, bao gồm việc quảng cáo và thu hút khách
hàng, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận và tiết lộ thông tin, điều khoản thanh toán và
thực tiễn thu nợ. Luật liên bang và tiểu bang cũng cấm phân biệt tín dụng và các
hành vi hoặc thực tiễn không công bằng hoặc lừa đảo. Các quy định luật pháp điều
chỉnh mối quan hệ giữa các định chế tài chính và ngƣời tiêu dùng - ví dụ nhƣ luật về
bảo mật dữ liệu và chống rửa tiền cũng sẽ đƣợc áp dụng. Do các quy định có tính
chất phức tạp và để tận dụng lợi thế của các ngân hàng, các công ty CVNH thƣờng
kết hợp với hệ thống ngân hàng.
Dƣới đây là tóm tắt các đạo luật liên bang quan trọng mà các ngân hàng và các
tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thể phải tuân theo:
 Đạo luật về Sự Thật trong Cho vay - Quy định các phƣơng pháp thống nhất
để tính toán chi phí tín dụng, tiết lộ các điều khoản tín dụng, và giải quyết các vi
phạm về một số loại tài khoản tín dụng;15
 Đạo luật Cơ hội Tín dụng bình đẳng - Cấm các NĐT phân biệt đối xử với
ngƣời đi vay, thiết lập các hƣớng dẫn thu thập và đánh giá thông tin tín dụng và yêu
cầu thông báo bằng văn bản khi từ chối cấp tín dụng;16
 Đạo luật Báo cáo tín dụng công bằng - Yêu cầu các công ty báo cáo thông
tin cho các cơ quan báo cáo tín dụng (ví dụ các văn phòng tín dụng) chính xác, và
yêu cầu các công ty CVNH phát triển và duy trì một chƣơng trình phòng chống ăn
cắp danh tính. 17
 Đạo luật Gramm-Leach-Bliley - Hạn chế việc tiết lộ cho bên thứ ba không
liên quan đến thông tin cá nhân không công khai về khách hàng; và yêu cầu các tổ
chức tài chính phải thông báo cho khách hàng về các quy tắc chia sẻ thông tin của
họ; thông báo cho khách hàng về quyền "chọn không tham gia" của họ trong một số
trƣờng hợp, nếu họ không muốn chia sẻ thông tin của họ với một số bên thứ ba
không liên quan;18
 Đạo luật Chuyển khoản điện tử - Thiết lập các quyền, trách nhiệm pháp lý
và nghĩa vụ của các bên trong Hệ thống chuyển tiền điện tử (EFTs) và bảo vệ khách
hàng khi họ sử dụng hệ thống EFT;19
52

 Đạo luật Bảo mật Ngân hàng - Yêu cầu các tổ chức tài chính thực hiện các
thủ tục chống rửa tiền, triển khai chƣơng trình nhận dạng khách hàng, và tên hiển
thị chống lại các danh sách theo dõi của chính phủ; và 20
 Đạo luật về Thu nợ công bằng - Hạn chế việc tiến hành thu nợ của bên thứ
ba liên quan đến việc thu nợ ngƣời tiêu dùng21.

Trƣờng hợp một tổ chức phi ngân hàng đã hợp tác với một ngân hàng trong
quá trình cho vay tiêu dùng, thì tổ chức này vẫn có thể phải chịu sự giám sát và
kiểm tra theo quy định. Ví dụ, đối với các công ty CVNH có hợp tác với các ngân
hàng thƣơng mại, công ty CVNH có thể đƣợc xem nhƣ là một nhà cung cấp dịch vụ
liên quan đến các hoạt động cho vay hoặc dịch vụ.22 Cục Bảo vệ Tài chính Ngƣời
tiêu dùng (CFPB) có cơ quan thực thi có thẩm quyền thực thi các quy tắc liên quan
đến các hành vi hoặc hoạt động không công bằng, lừa đảo hoặc lạm dụng (“unfair,
deceptive, or abusive acts and practices”-UDAAP) đối với cả công ty CVNH và
ngân hàng đối tác; nếu ngân hàng có tài sản lớn hơn 10 tỷ USD. Ngoài ra, Uỷ ban
thƣơng mại liên bang (FCT) có thể điều tra và thực thi các Đạo luật bảo vệ khách
hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng thuộc thẩm quyền theo Mục 5 của Đạo luật
Ủy ban Thƣơng mại Liên bang.23
Mặc dù một tổ chức phi ngân hàng đã hợp tác với một ngân hàng để tạo ra
khoản vay tiêu dùng, tòa án có thể xác định rằng dựa trên tính chất của khoản vay
24
và cơ cấu của đối tác, tổ chức phi ngân hàng là "ngƣời cho vay thực sự". Trong
một số trƣờng hợp, tòa án sẽ xem xét liệu tổ chức phi ngân hàng có "lợi ích kinh tế
chủ yếu" trong khoản vay và, nếu có, đối tác đó đƣợc coi là "ngƣời cho vay thật sự".
25
Nếu tổ chức phi ngân hàng đƣợc xác định là ngƣời cho vay thực sự, khoản vay sẽ
phải chịu những hạn chế về lãi suất của tiểu bang cũng nhƣ luật cấp phép của tiểu
bang khác hoặc luật bảo vệ khách hàng Tuy nhiên, ngay cả khi ngân hàng đƣợc xác
định là "ngƣời cho vay thực sự", quyết định của ngạch thứ hai trong Madden v.
Midland Funding, LLC đã cho rằng mục 85 của Đạo luật Ngân hàng Quốc gia, cho
phép các ngân hàng quốc gia tính mức lãi suất cho phép trong nhà nƣớc nơi ngân
hàng quốc gia đặt trụ sở, đã không cho phép ngƣời mua khoản vay để thu để tính lãi
suất ngang bằng.26
53

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2016, Kho bạc nhà nƣớc Hoa Kỳ đã đƣa ra báo cáo
"Cơ hội và thách thức trong Cho vay Thị trƣờng Trực tuyến", đƣa ra các phát hiện
của họ từ yêu cầu thông tin năm 2015 và đƣa ra các khuyến nghị cho chính phủ liên
bang và các bên cho vay về lĩnh vực tƣ nhân để khuyến khích tăng trƣởng an toàn
và đổi mới có trách nhiệm.27

Vào tháng 5 năm 2016, Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC) đã công bố “Sách
trắng” về đổi mới công nghệ tài chính ("White Paper"), đƣa ra một khuôn khổ sơ bộ
28
cho "sự đổi mới có trách nhiệm". Báo cáo Sách trắng trình bày tám nguyên tắc
mà OCC sẽ làm khi đánh giá sản phẩm, dịch vụ và quy trình sáng tạo đòi hỏi sự
chấp thuận của cơ quan quản lý và xác định các rủi ro tiềm ẩn có liên quan.29 Báo
cáo cũng tìm kiếm thông tin phản hồi về những thách thức mà các ngân hàng phải
đối mặt với việc cho vay thị trƣờng và OCC có thể hỗ trợ đổi mới, bao gồm việc
ban hành hƣớng dẫn cho các ngân hàng và phi ngân hàng và bằng cách thiết lập các
kênh chính thức để liên lạc với các bên liên quan.

2.2.4.2. Các quy định của SEC.

Ngoài các quy định về tín dụng tiêu dùng, hoạt động cung cấp các dịch vụ liên
quan đến quá trình CVNH có thể phải tuân theo quy định của SEC liên quan đến
các tổ chức đồng góp vốn.

Vào ngày 30 tháng 10 năm 2015, SEC đã thông qua các quy tắc cuối cùng liên
quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gọi tắt là Quy tắc đồng góp vốn
(Regulation Crowdfunding), có hiệu lực vào ngày 16 tháng 5 năm 2016. Dƣới đây
là tóm tắt một số nguyên tắc cơ bản của Quy tắc đồng góp vốn .30 Các quy tắc tham
khảo dƣới đây là những điều đƣợc quy định trong Quy tắc đồng góp vốn.

 Hạn mức vốn huy động.

Nhất quán với các hạn mức pháp định, Quy tắc 100 (a) của Quy tắc đồng góp
vốn quy định rằng nhà phát hành chứng khoán có thể bán tới 1 triệu đô la với bất kỳ
kỳ hạn 12 tháng nào cho các NĐT trong một đợt chào bán đƣợc thực hiện theo việc
miễn giảm thuế. Khi tính toán số vốn của các cổ đông, số tiền mà ngƣời tiền nhiệm
54

hoặc pháp nhân đƣợc kiểm soát chung với ngƣời phát hành bán sẽ đƣợc cộng dồn
với số tiền mà ngƣời phát hành bán.

 Giới hạn đầu tƣ cá nhân.

SEC đã sửa đổi giới hạn đầu tƣ của NĐT từ những quy tắc mang tính đề xuất
từ trƣớc đó. Các quy tắc cuối cùng làm rõ ràng rằng giới hạn đầu tƣ của các NĐT cá
nhân là một giới hạn tổng hợp, áp dụng cho tất cả các khoản đầu tƣ của cá nhân
trong một kỳ kế toán năm. Một NĐT sẽ đƣợc giới hạn trong việc đầu tƣ nhƣ sau: (1)
Số tiền lớn hơn: 2.000 đô la Mỹ hoặc 5% của thu nhập hoặc lợi tức ròng ít hơn
trong năm nếu thu nhập hàng năm hoặc tài sản ròng dƣới 100.000 USD; hoặc là (2)
10% của thu nhập ít hơn hoặc ít hơn thu nhập hàng năm của NĐT, không vƣợt quá
100.000 đô la, nếu cả thu nhập hàng năm và tài sản ròng là 100.000 đô la trở lên.

Nhà phát hành có thể dựa vào việc tính toán giới hạn của ngƣời môi giới; với
điều kiện là ngƣời phát hành không xác định đƣợc rằng NĐT đã vƣợt quá giới hạn
đầu tƣ hay chƣa.

 Chào bán trái phếu thông qua một trung gian.

Ngƣời phát hành chỉ có thể tham gia vào một đợt chào bán thông qua một đại
lý môi giới đã đăng ký, và một công ty phát hành trái phiếu chỉ có thể sử dụng một
bên trung gian cho một đợt chào bán trái phiếu nhất định. Việc chào bán phải đƣợc
thực hiện trực tuyến thông qua nền tảng trung gian để các nhà đầu tƣ (đám đông) có
quyền truy cập thông tin, và có một diễn đàn để trao đổi thông tin giữa những bên
tham gia vào việc chào bán trái phiếu. Một "nền tảng" đƣợc định nghĩa là một
chƣơng trình hoặc ứng dụng có thể truy cập qua Internet hoặc các phƣơng tiện
truyền thông điện tử tƣơng tự khác; qua đó một nhà môi giới đã đăng ký hoạt động
nhƣ một trung gian trong một giao dịch liên quan đến việc chào bán hoặc bán chứng
khoán dựa vào Mục 4 (a) (6) của Đạo luật Chứng khoán ("Mục 4 (a) (6)").

 Các nhà phát hành đủ điều kiện.

Theo quy chế, các tổ chức phát hành sau không thể tham gia vào các giao dịch
theo Mục 4 (a) (6): (1) Các tổ chức phát hành không vận hành theo luật pháp của
55

một tiểu bang hoặc lãnh thổ của Hoa Kỳ; (2) Các công ty phát hành không tuân thủ
các yêu cầu về báo cáo của Đạo luật Giao dịch; (3) Các công ty đầu tƣ không đƣợc
định nghĩa trong Đạo luật Công ty Đầu tƣ; hoặc các công ty bị loại khỏi định nghĩa
"công ty đầu tƣ" theo Mục 3 (b) hoặc 3 (c) của Đạo luật Công ty Đầu tƣ; và (4) Bất
kỳ tổ chức phát hành nào mà SEC, theo quy tắc hoặc quy định, xác định là thích
hợp.

 Yêu cầu công bố.

Một tổ chức phát hành lựa chọn tham gia vào đợt chào bán sẽ phải tuân thủ
các yêu cầu công bố thông tin, bao gồm: thông tin ban đầu về việc chào bán trong
Mẫu C, sửa đổi Mẫu C để báo cáo thay đổi tài liệu (Mẫu CA), cập nhật định kỳ về
việc chào bán trên Mẫu CU và các hồ sơ nộp hàng năm liên tục cho đến khi nghĩa
vụ nộp hồ sơ chấm dứt. Việc nộp đơn hàng năm phải đƣợc thực hiện trên Mẫu C-
AR và thông báo chấm dứt trên Mẫu C-TR.

Nhận xét:

Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy rằng hoạt động CVNH tại Mỹ có một số
đặc điểm đặc trƣng của hoạt động CVNH nhƣ: Chế độ tự động đóng vai trò quan
trọng trong quá trình đầu tƣ.

CVNH tại Mỹ đƣợc phân loại theo tiêu chí Mục đích vay vốn thành ba loại:
CVNH TD, CVNH TM và CNVH BĐS.

Cơ sở pháp lý khá đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với thực trạng hoạt động
CVNH tại Mỹ.

2.3. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện nay là quốc gia có hoạt động CVNH phát triển nhất trên thế
giới.

2.3.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng.


Quy mô: Tổng sản lƣợng sản lƣợng CVNH tại Trung Quốc năm 2016 đạt
201,76 tỷ usd, tăng lên đến 107% so với năm 2015. Tuy nhiên, nếu so sánh mức
56

tăng trƣởng quy mô toàn ngành với giai đoạn 2014-2015, ta thấy tốc độ tăng trƣởng
đã giảm gần một nửa.
Tỷ trọng: Tại Trung Quốc, mô hình CVNH lớn nhất là CVNH TD với quy mô
136,54 tỷ đô la Mỹ, tƣơng đƣơng với khoảng 68% tổng quy mô CVNH ở Trung
Quốc. Vị trí thứ hai thuộc về CVNH TM với tổng số 58,18 tỷ USD, chiếm khoảng
29% thị trƣờng Trung Quốc. CVNH BĐS năm 2016 đạt 7.04 tỷ USD, chỉ chiếm 3%
thị trƣờng.
Tốc độ tăng trƣởng: Trong ba mô hình CVNH tại Trung Quốc có xu hƣớng tỷ
lệ thuận với tỷ trọng trong giai đoạn 2015-2016. Cụ thể, mô hình CVNH TD có
mức độ phát triển lớn nhất với mức tăng là 160%, đứng thứ hai là mô hình CVNH
TM với mức tăng trƣởng 47% và CVNH BĐS tăng 28% giai đoạn 2015-2016.
Các lĩnh vực đầu tƣ chủ đạo: Nguồn vốn CVNH TD đƣợc đầu tƣ nhiều nhất
cho bốn lĩnh vực: Bán lẻ và bán buôn, tiếp theo là Sản xuất & kỹ thuật, Tài chính,
và cuối cùng là Kinh doanh & dịch vụ. Trong khi đó, lĩnh vực Sản xuất & kỹ thuật,
Bán lẻ & bán buôn và Bất động sản đƣợc báo cáo là ba các ngành công nghiệp phổ
biến nhất đƣợc tài trợ bởi CVNH TM.
Bảng 2.9: Quy mô và tỷ trọng ngành Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc
giai đoạn 2014-2016.
Đơn vị tính: Tỷ đô la Mỹ.
2014 2015 2016
Mô hình
Tỷ Tỷ Tỷ
CVNH Quy mô Quy mô Quy mô
trọng trọng trọng
Tiêu dùng 14.3 59% 52.44 54% 136.54 68%
Thƣơng mại 8.04 33% 39.63 41% 58.18 29%
Bđs 1.84 8% 5.51 6% 7.04 3%
Tổng 24.18 100% 97.58 100% 201.76 100%

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2

Nhƣ vậy, các lĩnh vực đƣợc tài trợ nhiều nhất từ nguồn vốn CVNH đó là: Bán lẻ
& bán buôn; Sản xuất & kỹ thuật; Tài chính; Kinh doanh & dịch vụ; Bất động sản.
57

2.3.2. Đặc điểm.


2.3.2.1. Đầu tư của các tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bảng 2.10: Tỷ trọng vốn cho vay tổ chức ở Trung Quốc năm 2016.
Đơn vị tính: %

Tỷ lệ đầu tƣ
STT Mô hình
Tƣ nhân Tổ chức
1 CVNH TM 95 5
2 CVNH TD 94 6
3 CVNH BĐS 85 15

Nguồn: Báo cáoTài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2

Hoạt động đầu tƣ của các tổ chức ở Trung Quốc trong lĩnh vực CVNH vẫn
còn rất hạn chế. Các khoản CVNH ở Trung Quốc vẫn phần lớn đƣợc tài trợ bởi các
NĐT bán lẻ, không giống với ngành cho vay thị trƣờng ở Hoa Kỳ hay Anh, nơi mà
nguồn vốn CVNH bị chi phối một phần bởi nguồn tài chính của các tổ chức trong
thị trƣờng cho vay ở đó.
Tại Trung Quốc, số vốn đến từ tổ chức chỉ chiếm nhiều nhất là 15% trong các
mô hình. Điều này cho thấy nguồn vốn của tất cả các mô hình CVNH này hiện đang
đƣợc điều khiển bởi các cá nhân, các NĐT cá nhân ở Trung Quốc.
2.3.2.2. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư.
Ở Trung Quốc, điểm tín dụng của ngƣời đi vay tại các công ty CVNH không
đƣợc cung cấp bởi các tổ chức chấm điểm tín dụng, mà chủ yếu đƣợc tính toán từ
thông tin do ngƣời đi vay đƣa ra. Đối với Ppdai.com ở Trung Quốc, thông tin có sẵn
đƣợc giới hạn trong độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân của ngƣời
đi vay và các thông tin tài chính đƣợc cung cấp bởi các ngân hàng và các tổ chức tài
chính khác. Hệ thống xếp hạng tín dụng trong My089.net [红岭 创投] thậm chí
phức tạp hơn. My089.net liên kết hệ thống thông tin và báo cáo tín dụng với
taobao.com [淘宝网], sàn giao dịch điện tử lớn nhất ở Trung Quốc và tƣơng đƣơng
với Amazon.com ở Mỹ. Xếp hạng tín dụng của ngƣời xin vay vốn tiềm năng đƣợc
58

tính toán dựa trên xếp hạng tín dụng của họ tại taobao.com.
Do đó, nhiều công ty CNNH Trung Quốc tạo ra các mạng xã hội nội bộ để cung cấp
thêm thông tin cho các bên tham gia giao dịch qua nền tảng CVNH. Lấy ví dụ từ sàn giao
dịch Ppdai.com. Ppdai.com cung cấp hai loại mạng xã hội: mạng lƣới tình bạn và
diễn đàn thảo luận. Mạng lƣới tình bạn đƣợc tổ chức khá giống với Prosper.com,
nhƣng diễn đàn thảo luận lại giống nhƣ một bảng thông tin trực tuyến, nơi mà bất
kỳ thành viên nào cũng có thể đăng bình luận và trả lời ý kiến của các thành viên
khác. Nền tảng cho vay của My089.net [红岭 创投] của Trung quốc chỉ tổ chức các
diễn đàn thảo luận trên nền tảng CVNH.
2.3.3.3. Các đặc điểm về nhân khẩu.
Giới tính là một thông tin nhân khẩu đƣợc quan tâm khi phân tích hoạt động
CVNH tại Trung Quốc. Nhìn chung trong năm 2016, tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt
động vay và cho vay trên thị trƣờng Trung Quốc chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn; và phụ
nữ có xu hƣớng tham gia vào lĩnh vực đầu tƣ nhiều hơn là tham gia vay vốn, ngƣợc
lại với xu hƣớng ở thị trƣờng Anh. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cho vay dao động từ
38-42%, trong đó tỷ lệ và cao nhất là lĩnh vực CVNH TM với tỷ lệ 42%. Tỷ lệ phụ
nữ tham gia vay vốn dao động trong khoảng từ 24-32%, trong dó tỷ lệ phụ nữ vay
vốn nhiều nhất là trong mô hình CVNH BĐS với 32%.
2.3.3.4. Nhận thức của các công ty CVNH về hệ thống quy định và rủi ro.
 Nhận thức của các công ty CVNH về hệ thống pháp luật.
Tại Trung Quốc, các công ty CVNH đƣợc khảo sát về sự nhận thức của họ về
hệ thống quy định hiện hành và đề xuất ở cấp quốc gia và địa phƣơng.
59

Biểu đồ 2.7: Nhận thức về các quy định hiện hành cấp quốc gia ở Trung
Quốc năm 2016.
Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.

Nhìn chung, hệ thống quy định cấp địa phƣơng đƣợc đánh giá là phù hợp hơn
so với hệ thống quy định cấp quốc gia, điều này có thể là do hệ thống quy định của
địa phƣơng có mức độ chuyên biệt và phù hợp với thực tế của từng địa phƣơng cao
hơn hệ thống quy định cấp vĩ mô nhƣ cấp quốc gia.

Biểu đồ 2.8: Nhận thức của ngành về các quy định đề xuất cấp quốc gia ở
Trung Quốc năm 2016.

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.

Tuy nhiên, cho dù hệ thống quy định cấp quốc gia của Trung Quốc vẫn đang
nhận đƣợc nhiều phản hồi trái chiều, nhƣng lƣợng phản hồi tích cực đến từ tất cả
các mô hình CVNH đều chiếm hơn 50%. Do các hệ thống quy định đƣợc đƣa ra
60

trƣớc giữa năm 2016, các phản ánh trái chiều về hệ thống pháp luật cho thấy hệ
thống các quy định hiện hành chƣa đƣợc thực thi thực sự có hiệu quả.

 Nhận thức của các công ty CVNH đối với các rủi ro ở Trung Quốc.

Biểu đồ 2.9: Nhận thức rủi ro về CVNH TD ở Trung Quốc năm 2016.

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.

Dữ liệu dƣới đây đề cập đến tỷ lệ các công ty CVNH đƣợc điều tra xem các
loại rủi ro là rủi ro trung bình, cao hoặc rất cao. Tại Trung Quốc, 73% các công ty
CVNH TD cho rằng các cuộc tấn công mạng là mối đe dọa lớn nhất, trong khi 76%
các công ty CVNH TM cho rằng gian lận là rủi ro nghiêm trọng nhất.

Biểu đồ 2.10: Nhận thức rủi ro về CVNH TM ở Trung Quốc năm 2016.

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.
61

2.3.3.5. Chỉ số cải tiến mô hình kinh doanh và sản phẩm ở Trung Quốc tương
đối cao.

Nhìn chung, CVNH tại Trung Quốc có chỉ số cải tiến mô hình kinh doanh và
sản phẩm tƣơng đối lớn. Về khía cạnh đổi mới mô hình kinh doanh, trung bình có
đến 74% các công ty có cải tiến trong mô hình kinh doanh, trong đó lớn nhất là mô
hình CVNH TM với mức độ đổi mới là 86%.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ đổi mới mô hình kinh doanh ở Trung Quốc năm 2016.

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.

Tỷ lệ đổi mới sản phẩm nhỏ hơn một chút so với sự đổi mới mô hình kinh
doanh. Trung bình có 71% các nền tảng đổi mới sản phẩm, và chỉ có 18% số sàn
khảo sát ở Trung Quốc đã không thay đổi sản phẩm của họ trong năm 2016.

Nhƣ vậy, khoảng 75% các nền tảng có sự cải tiến cả về mô hình kinh doanh và
sản phẩm. Con số này phản ánh một trong những ƣu điểm của hình thứ CVNH, đó
là khả năng cải tiến và thay đổi dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cả các
NĐT và ngƣời đi vay.
62

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ đổi mới sản phẩm ở Trung Quốc năm 2016.

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.

2.3.4. Phân loại.

2.3.4.1. Phân loại theo mục đích vay vốn.

Nếu phân loại theo mục đích vay vốn, CVNH tại Trung Quốc cũng đƣợc chia
làm ba loại: là CVNH TM, CVNH TD và CVNH BĐS; trong đó CVNH TD cũng là
mô hình CVNH phổ biến nhất, chiếm 68% tổng sản lƣợng năm 2016.

2.3.4.2. Phân loại theo phương thức giao dịch.

Ngoài cách phân loại theo mục đích vay vốn, có một phƣơng pháp phân loại
khác khá đặc biệt có thể áp dụng đối với việc phân loại CVNH tại Trung Quốc, đó
là phân loại theo phƣơng thức giao dịch giữa bên vay và bên cho vay. Thông
thƣờng, các công ty CVNH trong các thị trƣờng phát triển có xu hƣớng phụ thuộc
vào các hợp đồng tín dụng trực tuyến (online) cũng nhƣ quá trình chấm điểm tín
dụng do bên thứ ba độc lập cung cấp kết hợp với một số yếu tố khác. Ngƣợc lại, các
nhà cung cấp CVNH ở Trung Quốc có xu hƣớng phụ thuộc nhiều vào các quy trình
ngoại tuyến (offline).

Nguyên nhân của sự khác biệt này chủ yếu là thiếu hụt thông tin tín dụng toàn
diện do lãnh thổ Trung Quốc quá rộng lớn. Các công ty CVNH có xu hƣớng phụ
thuộc vào các công ty đánh giá tín dụng ngoại tuyến. Các nhà cung cấp dịch vụ
đánh giá tín dụng ở Trung Quốc cũng có xu hƣớng sử dụng các quy trình ngoại
tuyến và tƣ vấn với các NĐT cá nhân. Nếu phân loại theo tiêu chí này, các mô hình
63

CVNH tại Trung Quốc đƣợc chia làm hai loại là: CVNH trực tiếp và CVNH gián
tiếp.

Bảng 2.11: Phân loại Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc theo phƣơng
thức giao dịch.
STT Yếu tố CVNH trực tiếp CVNH gián tiếp
Chủ yếu là Chủ yếu là Trực tuyến và
1 Phân loại
trực tuyến ngoại tuyến ngoại tuyến
Nền tảng
2 Paipaidai CreditEase Diangrong Lufax
tiêu biểu

Nguồn:
http://www.accaglobal.com/content/dam/ACCA_Global/Technical/manage/ea-
china-p2p-lending.pdf

 CVNH trực tiếp.

CVNH trực tiếp là loại hình CVNH có hợp đồng tài chính trực tiếp giữa bên
cho vay và bên đi vay. RenRenDai, Paipaidai, Jimubox và Dianrong là một số công
ty CVNH trực tiếp ở Trung Quốc.

+ Chủ yếu là trực tuyến (online) - ppdai.com (拍拍 贷).

Paipaidai - công ty CVNH trực tiếp đầu tiên ở Trung Quốc bắt đầu hoạt động
vào năm 2017. Mô hình hoạt động của Paipaidai có nhiều sự tƣơng đồng với các
công ty CVNH ở Anh và Mỹ, chuyên cung cấp các khoản vay nhỏ và siêu nhỏ trực
tuyến. Paipaidai đã có mức tăng trƣởng 200% trong năm năm 2010-2015, và vào
giữa năm 2014, tổng khối lƣợng giao dịch của nó đạt hơn 1,4 tỷ Nhân dân tệ. Trong
giai doạn 2014-2015, tổng số thành viên đăng ký là xấp xỉ 1,2 triệu ngƣời. Hơn một
nửa số hội viên dƣới 30 tuổi và trên 80% là nam giới.

Trong một cuộc phỏng vấn, hai nhà đồng sáng lập Zhang Jun và Hu Honghui
Paipaidai đã mô tả quy trình cho vay: Ngƣời vay nộp hồ sơ xin vay vốn trực tuyến
cho Paipaidai, bao gồm thông tin cá nhân của ngƣời vay tiền (gồm thẻ căn cƣớc, địa
chỉ và số điện thoại). Sau đó, Paipaidai sẽ tiến hành kiểm tra thông tin của ngƣời
64

vay, thực hiện một cuộc phỏng vấn video trực tuyến với ngƣời đi vay để chấm điểm
tín dụng ngƣời đi vay. Yêu cầu cho vay của ngƣời vay sau đó đƣợc đăng lên trang
web của Paipaidai trong một bảng danh sách. Các NĐT có thể lên trang web và xem
danh sách khách hàng vay trực tuyến, từ đó chọn ra các khoản đầu tƣ phù hợp với
danh mục của họ.

+ Chủ yếu là ngoại tuyến (offline) - CreditEase.cn (宜 信)

CreditEase là một công ty hoạt động trong lĩnh vực CVNH theo phƣơng thức
chủ yếu là ngoại tuyến. CreditEase bắt đầu cho vay vào năm 2006 với việc cung cấp
các khoản vay cho sinh viên. CreditEase kết hợp với các đại lý (bên thứ ba độc lập)
để tìm kiếm ngƣời cho vay và đi vay, do đó họ có chi nhánh ngoại tuyến ở nhiều
thành phố lớn. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015, Chen Huan, cán bộ quản lý
chiến lƣợc của CreditEase cho biết tại CreditEase, tỷ lệ NĐT trực tuyến thấp là do
sự khó khăn trong việc xác thực thông tin tín dụng của ngƣời đi vay.

Do đó, việc xác minh khả năng thanh toán và chấp nhận hồ sơ vay vốn của
ngƣời vay tại CreditEase chủ yếu do các chi nhánh ngoại tuyến thực hiện với quy
trình tƣơng tự nhƣ của một ngân hàng truyền thống vay. Mỗi NĐT sẽ nhận đƣợc
một danh sách những ngƣời vay phù hợp để lựa chọn; và NĐT có thể yêu cầu một
danh sách mới nếu họ không hài lòng với danh dách đang có. CreditEase cung cấp
cả các khoản vay tín chấp và thế chấp.

Tất cả các hợp đồng đƣợc ký kết giữa bên vay và bên cho vay và CreditEase
hoạt động nhƣ một nhà môi giới. Mức lãi suất cho vay của NĐT bằng mức lãi suất
mà ngƣời đi vay phải chịu năm 2015 là 12%/ năm bất kể mức độ rủi ro, cộng thêm
khoản phí dịch vụ phụ thuộc vào các loại sản phẩm cho vay và mức rủi ro ƣớc tính.
Tổng lãi suất và các loại phí mà ngƣời đi vay phải trả từ 12% đến 24%. Khoản phí
dịch vụ của ngƣời đi vay đƣợc dùng để trích lập quỹ dự phòng; đƣợc sử dụng để bồi
thƣờng cho NĐT theo nguyên tắc trong trƣờng hợp có nợ xấu.

Số tiền đầu tƣ trung bình năm 2015 khoảng 500.000 nhân dân Tệ và quy mô
vay trung bình khoảng 50.000 nhân dân Tệ. Với loại hình cho vay thế chấp, số tiền
cho vay có thể dao động từ 300.000 – 4.000.000 nhân dân Tệ. Các khoản vay tín
65

chấp có thể có độ lớn từ 50.000 đến 100.000.000 nhân dân Tệ. Thời hạn vay là tối
đa là hai năm.

+ Trực tuyến và ngoại tuyến.

Dianrong.com (点 融 网) là một công ty CVNH hoạt động theo phƣơng thức


kết hợp cả trực tuyến và ngoại tuyến, nhƣng chủ yếu là trực tuyến. Công ty bắt đầu
hoạt động vào tháng 3 năm 2013 dƣới sự sáng lập bởi Soul Htite của Lending Club
ở Mỹ. Ban đầu, Dianrong xây dựng công ty cho vay trực tiếp cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ nhƣng sau đó chuyển sang cho vay cá nhân. Hơn một nửa các khoản vay
thƣơng mại của Dianrong là cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015, Pan Jing, giám đốc truyền thông của
Diangrong cho biết, ý tƣởng ban đầu của các nhà sáng lập Dianrong là xây dựng mô
hình giống của Lending Club, nhƣng sau đó họ nhận ra sự không khả thi vì sự khác
biệt lớn về tính sẵn có của thông tin tín dụng và các đặc tính của NĐT giữa Trung
Quốc và Mỹ. Do đó, Dianrong đã phát triển một sản phẩm đầu tƣ nhóm.

Các NĐT trong cùng một nhóm sẽ cùng chọn ra một chiến lƣợc đầu tƣ, trong
đó quy trình ký kết hợp đồng và việc đa dạng hóa đầu tƣ đƣợc xử lý bởi nền tảng
CVNH. Khi trong nhóm có thêm các NĐT mới gia nhập và có thêm vốn, hệ thống
sẽ tự động cập nhật các thông số mới cho phù hợp.

Dianrong nhấn mạnh sự quan trọng của các quy trình ngoại tuyến xuất phát từ
lí do thiếu thông tin tín dụng đáng tin cậy từ ngƣời vay ở Trung Quốc. Do đó,
Dianrong tìm cách thiết lập một mối quan hệ ngoại tuyến với ngƣời đi vay. Công ty
có 11 văn phòng trải rộng khắp Trung Quốc, các văn phòng có đội ngũ nhân viên tƣ
vấn và thu hút khách hàng vay vốn. Các khoản vay cá nhân tại Dianrong năm 2015
có độ lớn từ 50.000 Nhân dân tệ đến 150.000 Nhân dân tệ, còn các khoản cho vay
DNNVV là 1000-2000 Nhân dân tệ. Lãi suất dao động từ 8% đến 20%. Kỳ hạn vay
từ 1 tháng đến ba năm. Dianrong cũng thiết lập một số quan hệ đối tác với các ngân
hàng trong nƣớc, nhƣ Ngân hàng Tô Châu trong việc xây dựng công ty CVNH.

 CVNH gián tiếp.


66

Với mô hình CVNH gián tiếp, các công ty CVNH chủ động phân bổ các
khoản vay từ các NĐT đến bên đi vay, có thể kèm theo quá trình chuyển giao tài
sản chứ không có hợp đồng CVNH giữa bên đi vay và bên cho vay.

Một đại diện cho hình thức CVNH gián tiếp là Lufax, đƣợc thành lập vào năm
2011 với tƣ cách là công ty con của nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm lớn nhất Trung
Quốc-bảo hiểm PingAn. Cùng với việc CVNH, Lufax điều hành một doanh nghiệp
kinh doanh thứ cấp lớn và kêu gọi vốn cho doanh nghiệp thông qua chứng khoán
hóa.

2.3.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung
Quốc.

Mặc dù nhiều vấn đề tiêu cực của hoạt động CVNH tại Trung Quốc đã xuất
hiện từ năm 2014, ngành CVNH vẫn tiếp tục phát triển nhanh bởi chính sách thả
lỏng của Trung Quốc trong giai đoạn này. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong
việc quản lý ngành CVNH tại Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đƣa ra hệ
thống quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Từ chính sách chỉ đạo đầu tiên về tài
chính trực tuyến (PBOC 2015a) do Chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 07
năm 2015, đã có nhiều quy định liên quan đến ngành CVNH đƣợc đƣa vào thực
hiện. Những thay đổi về quản lý ở Trung Quốc trong năm đã đẩy mạnh quá trình
hợp nhất ngành bằng cách nâng cao các yêu cầu hoạt động trên các nền tảng.

Nhìn chung, hoạt động CVNH tại Trung Quốc phải tuân thủ các quy định
dành cho ngành Tài chính trực tuyến và Tài chính thay thế.

Tháng 07 năm 2015, sau khi cho phép sự phát triển nhanh chóng của tài chính
trực tuyến và CVNH trong một số năm, chính phủ Trung Quốc đã đƣa chính sách
chỉ đạo đầu tiên về tài chính trực tuyến (PBOC 2015a). Chính sách chỉ đạo này là
bộ quy định tổng quát nhằm khuyến khích sự phát triển của các công ty dịch vụ tài
chính trên mạng Internet, đồng thời khuyến khích sự đổi mới và hỗ trợ sự phát triển
liên tục của tài chính Internet với các chính sách điều tiết lỏng lẻo vừa phải. Tiếp
nối đó, năm 2017, “Biện pháp tạm thời về Quản lý các Hoạt động Kinh doanh của
các Tổ chức trung gian cho vay trực tuyến”31 đƣợc ban hành bởi Cơ quan Quản lý
67

Ngân hàng, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Cục Quản lý
Không gian ảo. Biện pháp tạm thời này giới hạn phạm vi hoạt động của các tổ chức
trung gian cho vay trực tuyến, bao gồm cả việc cấm họ cho vay trực tiếp32.

Tài chính thay thế đề cập đến các kênh, quy trình và công cụ tài chính xuất
hiện bên ngoài hệ thống tài chính truyền thống nhƣ các ngân hàng và thị trƣờng
vốn33. Hiện tại đã có ba mục trong Luật hình sự có liên quan đến việc cho vay vốn;
và do đó có ảnh hƣởng đến các loại hình Tài chính thay thế khác nhau: Điều 176 về
thu hút tiền gửi của công chúng, Điều 192 về gian lận trong vay vốn, Điều 179 về
phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ của công ty hoặc doanh nghiệp mà không
đƣợc phép. Các tài liệu pháp lý đƣợc sử dụng cho các hoạt động tài chính thay thế
bao gồm các điều khoản trong các nguyên tắc chung của Luật Dân sự và Luật Hợp
đồng, các quy định và quy tắc cụ thể cho ngành dịch vụ tài chính, các quy định liên
quan đến các giao dịch tài chính thay thế do các nhà quản lý ngành hoặc các chính
quyền địa phƣơng ban hành. Các quy định đối với các khoản vay nhỏ cũng có liên
quan đến tài chính thay thế, đặc biệt đối với các NĐT CVNH.

Những thay đổi quan trọng nhất trong các quy định cho các công ty CVNH đã
đƣợc Ngân hàng Nhân dân và Cơ quan Quản lý Ngân hàng ban hành vào ngày 22
tháng 2 năm 2017 và ngày 23 tháng 8 năm 2017. Tác động của hệ thống quản lý
mới có thể sẽ đƣợc phản ánh trong suốt năm 2017. Tính đến năm 2016, nhiều nền
tảng tài chính thay thế đã ngừng hoạt động và tốc độ tăng trƣởng của ngành đã đƣợc
giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2016 (138%) so với 2014-2015 (321%).

Một số những quy định chính của các chính sách dành cho ngành CVNH đang
đƣợc áp dụng hiện nay ở Trung Quốc đó là:

 Quy định về giới hạn khối lƣợng giao dịch: Sau khi công bố Chính sách chỉ
đạo vào tháng 7 năm 2015, chính phủ cũng đƣa ra các quy định mới về thanh toán
phi ngân hàng, đặt ra các giới hạn chặt chẽ về khối lƣợng giao dịch của bên thứ ba
đối với các tài khoản cá nhân không liên kết với các tài khoản ngân hàng chính chủ
tại các tổ chức ngân hàng đủ điều kiện (PBOC 2015b). Chính sách quy định: số dƣ
vay nợ của một cá nhân tại một nền tảng cho vay trực tuyến không đƣợc vƣợt quá
68

200.000 Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 30.000 USD); và tổng số dƣ nợ trên tất cả các
nền đƣợc cấp phép34 không vƣợt quá 1 triệu Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 150.000
USD). Số dƣ nợ của một công ty (pháp nhân) không vƣợt quá 1 triệu NDT và tổng
cộng là 5 triệu Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 750,000 USD)35.
 Các công ty tài chính trực tuyến cần thiết lập hệ thống lƣu ký của bên thứ ba
tại một tổ chức ngân hàng thƣơng mại: Một công ty cho vay trực tuyến phải lƣu trữ
các khoản tiền giao dịch của ngƣời vay hoặc ngƣời cho vay trong một tài khoản
riêng tại các ngân hàng đủ điều kiện36. Yêu cầu mới này sẽ củng cố sự an toàn của
mô hình CVNH, bởi các nhà cung cấp dịch vụ có thể đảm bảo an toàn cho các
khoản tiền giao dịch của khách hàng. Đi cùng với quy định về tài khoản lƣu ký,
chính sách chỉ đạo cũng đã chỉ định Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc
(CBRC) làm cơ quan giám sát hoạt động CVNH tại nƣớc này.
 Quy định về cung cấp thông tin: Chính sách chỉ đạo cũng quy định rằng các
nhà cung cấp dịch vụ CVNH phải cung cấp dữ liệu cho Trung tâm Đăng ký Tín
dụng Quốc gia (CRC) của Ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc. Trƣớc đây, các tổ
chức tài chính không đủ tiêu chuẩn nhƣ các công ty CVNH không có quyền truy
cập chính thức vào CRC quốc gia hoặc đƣợc yêu cầu cung cấp dữ liệu tín dụng của
họ. Chính sách mới đã khắc phục hạn chế này bằng cách đƣa ra các quy định yêu
cầu các công ty CVNH cũng cấp dữ liệu cho CRC trong những năm gần đây. Bên
cạnh đó, Hƣớng dẫn thông tin minh bạch (Information Transparency Guidelines)
đƣợc phát hành trong năm 2016 còn quy định rằng: các công ty CVNH phải cung
cấp trong vòng năm ngày làm việc đầu tiên của mỗi tháng các thông tin liên quan
đến giao dịch mà họ đã môi giới trong tháng trƣớc. Thông tin đƣợc báo cáo bao
gồm: thông tin về công ty CVNH; chi tiết về giấy phép kinh doanh; chi tiết về quỹ
dự trữ và chi tiết quản lý rủi ro; chi tiết về các khoản vay phát hành; tỷ lệ trả nợ
đúng hạn; tỷ lệ nợ xấu; các loại phí; số dƣ nợ xấu trên 90 ngày; chi tiết về những
ngƣời cho vay và ngƣời đi vay; đánh giá rủi ro tín dụng của ngƣời đi vay; tỷ lệ nợ
quá hạn thanh toán của mƣời ngƣời vay có số vốn vay lớn nhất; tình hình nợ xấu
của bên đi vay và bên liên quan.
Nhận xét:
69

Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy rằng hoạt động CVNH tại Trung Quốc có
một số đặc điểm đặc trƣng của hoạt động CVNH nhƣ: Cơ chế tính điểm tín dụng đa
dạng, trong đó mạng xã hội nội bộ của các công ty CVNH tại Trung Quốc là cơ ở
quan trọng góp phần đánh giá khả năng thanh toán của ngƣời đi vay. Bên cạnh đó,
CVNH tại Trung Quốc là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên
tham gia; điều này một phần là do khả năng đổi mới mô hình kinh doanh và sản
phẩm kịp thời. Ngoài ra, các công ty CVNH tại Trung Quốc đánh giá hệ thống pháp
lý cấp địa phƣơng phù hợp hơn so với cấp quốc gia. Tấn công mạng và gian lận
đƣợc coi là hai rủi ro nghiệm trọng nhất vào năm 2016.

CVNH tại Trung Quốc đƣợc phân loại theo hai tiêu chí. Nếu dựa trên tiêu chí
mục đích vay vốn nhƣ tại Anh hoặc Mỹ, CVNH đƣợc chia thành ba loại: CVNH
TD, CVNH TM và CNVH BĐS. Theo phƣơng thức giao dịch: CVNH đƣợc chia
thành hai loại: CVNH trực tiếp và CVNH gián tiếp.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động CVNH tại Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi
sau khi quốc gia này thực hiện chế độ quản lý lỏng lẻo dẫn đến việc xuất hiện nhiều
công ty CVNH hoạt động không hiệu quả và gian lận.

2.4. Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH tại Anh,
Mỹ và Trung Quốc.
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được.
Thành tựu lớn nhất về kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ
và Trung Quốc đó là đem đến một hình thức tín dụng mới có nhiều ƣu điểm, đem
lại sự thuận tiện cho các bên tham gia. Năm thành tựu nổi bật đó là:
2.4.1.1. Hoạt động CVNH giúp giảm chi phí và thời gian tiếp cận khoản vay.
Thành tựu đầu tiên tại Anh, Mỹ và Trung Quốc là xây dựng đƣợc mô hình
CVNH giúp giảm chi phí tìm kiếm. Đây là kết quả của các thuật toán tính điểm tín
dụng độc quyền mà các nền tảng cho vay sử dụng. Chi phí này cho phép các nhà
đầu tƣ cung cấp các khoản vay nhỏ hơn và / hoặc ngắn hạn hơn cho các công ty có
ít thông tin hơn. Các công ty nhƣ vậy có thể bao gồm những công ty nhỏ hơn, mới
thành lập, lịch sử tín dụng ít thông tin hay ít uy tín, thiếu tài sản thế chấp, hoặc có
thể đang gặp khó khăn về tài chính cấp bách. Bên cạnh đó, nhiều NĐT nhỏ, ít kinh
70

nghiệm cũng có thể tham gia vào thị trƣờng để kiếm lời với lƣợng vốn ít, và đƣợc
hỗ trợ nhiều trong việc đầu tƣ. Các số liệu phân tích mô hình CVNH tại Anh cho
thấy, các NĐT giành rất ít thời gian, thậm chí không dành thời gian để phân tích so
sánh các cơ hội đầu tƣ, vì họ tin tƣởng và phụ thuộc nhiều vào cơ chế tự động của các
nền tảng.
Bên vay cũng đƣợc hƣởng lợi từ việc giảm chi phí tìm kiếm vì các nhà cho
vay thị trƣờng cung cấp các hình thức trực tuyến đơn giản và xử lý yêu cầu vay vốn
nhanh chóng. Ví dụ: Lending Club quảng cáo rằng những ngƣời nộp đơn tiềm năng
có thể nhận đƣợc báo giá trong vài phút, và rằng quá trình phê duyệt và cấp vốn
thƣờng mất 7 ngày; Kabbage cũng có thời gian phê duyệt và cấp vốn tƣơng tự cho
các khoản vay kinh doanh nhỏ. Thông thƣờng, việc tìm kiếm tín dụng thƣờng tốn
nhiều thời gian; các doanh nghiệp nhỏ trong một cuộc khảo sát đã dành trung bình
26 giờ để tìm kiếm và áp dụng tín dụng, liên hệ với ba tổ chức tài chính và nộp ba
bộ hồ sơ xin vay vốn trong quý cuối năm 201337. Việc giảm bớt thủ tục, thời gian và
chi phí tìm kiếm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ngƣời vay là doanh
nghiệp nhỏ so với các đối tác lớn hơn, những ngƣời không phải đối mặt với nhiều
trở ngại trong việc vay mƣợn, chẳng hạn nhƣ lịch sử tín dụng hạn chế.

2.4.1.2. Cung cấp tín dụng cho một số đối tượng gặp khó khăn trong tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng.

Thành tựu thứ hai trong quá trình phát triển hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ và
Trung Quốc đó là xây dựng đƣợc hình thức tín dụng có khả năng cung cấp vốn cho
một số đối tƣợng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu, các ngân hàng và các
nhà cho vay truyền thống có những quy định và yêu cầu khắt khe hơn trong việc
cung cấp tín dụng cho khách hàng vay. Một số cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ
không đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt mà các ngân hàng đặt ra trong việc cho
vay, có thể thông qua hoạt động CVNH có thể tìm kiếm những NĐT sẵn sàng chấp
nhận rủi ro cho vay. Lí do chính là vì các công ty CVNH thƣờng cung cấp các
khoản văn ngắn hạn và nhỏ hơn các khoản cho vay của các ngân hàng. CVNH có
thể là một sản phẩm cho vay doanh nghiệp nhỏ hữu hiệu, nhất là đối với các nhà
71

doanh nghiệp tìm kiếm số vốn nhỏ, với số lƣợng vốn không đƣợc đáp ứng bởi các
tổ chức cho vay truyền thống (ví dụ nhƣ vay ngân hàng, thẻ tín dụng và vốn sẵn có).

Số liệu từ phần phân tích tại Anh cũng cho thấy các doanh nghiệp tham gia
vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, có quy mô dƣới 15 nhân viên. Theo dữ
liệu từ công ty CVNH hàng đầu ở Mỹ - Lending Club, phần lớn các khách hàng vay
doanh nghiệp dƣờng nhƣ quan tâm đến các khoản vay tƣơng đối ngắn hạn với số
tiền tƣơng đối nhỏ. Từ lúc thành lập đến năm 2015, chỉ có 2% số ngƣời vay doanh
nghiệp nhỏ đủ điều kiện vay nhận đƣợc số tiền nhỏ hơn số vốn mà họ mong muốn.
Điều này phần nào cho thấy hoạt động CVNH có khả năng đáp ứng nguồn vốn cho
các khoản vay nhỏ.

Bảng 2.12: Thời hạn vay và số tiền của các khoản cho vay doanh nghiệp
nhỏ tại Lending Club giai đoạn 2007-2015.
STT Yếu tố 36 tháng 60 tháng
1 Tỷ lệ cho vay 73.3% 26.7%
2 Số tiền cho vay trung bình 13399$ 20047$
3 Lãi suất bình quân 14.9% 19%

Nguồn: Thông tin công khai trên trang web LendingClub, tính toán bởi SBA
Advocacy.

2.4.1.3. Hoạt động CVNH đem đên sự chủ động cho các bên tham gia.

Một thành tựu khác mà Anh, Mỹ và Trung Quốc đạt đƣợc trong quá trình phát
triển hoạt động CVNH đó là thúc đẩy sự liên kết trực tiếp giữa ngƣời vay và ngƣời
cho vay cá nhân, giúp ngƣời cho vay và ngƣời đi vay nắm quyền chủ động trong
quá trình giao dịch, trong khi các tổ chức tài chính truyền thống nhƣ ngân hàng
thƣờng tận dụng sức mạnh thị trƣờng và vì lợi nhuận mà không quan tâm đầy đủ
đến lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, lợi thế này đang có nguy cơ bị giảm thiểu
bởi sự tăng lên của các NĐT tổ chức trên nền tảng CVNH.

Sự chủ động của các bên tham gia đƣợc thể hiện qua việc các NĐT và ngƣời
đi vay có thể chủ động đƣa ra các tiêu chí về khoản vay mà họ mong muốn nhƣ lãi
72

suất; kỳ hạn vay; điểm tín dụng yêu cầu tối thiểu; so sánh các đối tác để lựa chọn
đối tƣợng cho vay và đi vay phù hợp với các tiêu chí của họ. Chế độ tự động của
các nền tảng CVNH đóng vai trõ cốt lõi trong việc tăng cƣờng sự chủ động cho các
bên tham gia, thông qua việc cung cấp hệ thống thông tin và phân tích khổng lồ.

2.4.1.4. Có khả năng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và tốc độ dịch vụ
kịp thời cho các bên tham gia.

Thành tựu cuối cùng là thành tựu về phát triển công nghệ. Các ngân hàng dành
rất nhiều tiền cho công nghệ, nhƣng phần lớn là theo hƣớng duy trì các hệ thống
hiện tại chứ không phải là đổi mới. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu và tƣ
vấn Celent vào tháng 1 năm 2012, các ngân hàng đã lên kế hoạch chi tiêu 77,6%
ngân sách công nghệ năm 2012 cho việc duy trì. Các ngân hàng - đặc biệt là các
ngân hàng bán lẻ - có khuynh hƣớng có các hệ thống kế thừa lớn, rất khó thay thế
bởi vì cơ sở hạ tầng đã đƣợc xây dựng gần nhƣ hoàn chỉnh. Trong phần phân tích
mô hình CVNH của Trung Quốc, một trong những dặc điểm nổi bật đó là tỷ lệ thay
đổi, cải tiến mô hình kinh doanh và sản phẩm cao.

Các công ty mới thành lập – các công ty CVNH có thể sử dụng lợi thế của các
công nghệ mới – bằng cách thiết kế và triển khai các hệ thống hoạt động đƣợc cài
đặt công nghệ Web 2.0 mới nhất mà không bị cản trở bởi việc phải duy trì những hệ
thống cũ hơn. Điều cho phép các công ty CVNH cung cấp dịch vụ chất lƣợng tốt
hơn cho ngƣời đi vay vay (bằng cách tạo ra quá trình đơn xin vay đơn giản, khả
năng giúp ngƣời đi vay đƣa ra đƣợc quyết định nhanh chóng và hiệu quả, cùng với
một cổng thông tin minh bạch và linh hoạt để giám sát các khoản nợ đã trả và nơ
chƣa trả) cũng nhƣ bên cho vay (hệ thống công nghệ hiện đại giúp ngƣời cho vay
quản lý quá tình cho vay, tình trạng đầu tƣ hiện tại của họ và tình trạng thu hồi vốn
và lợi nhuận).

Ngoài ra, công nghệ hiện đại cho phép các công ty CVNH cung cấp các
phƣơng pháp tiếp cận mới mà các mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống chƣa
cung cấp. Ví dụ nhƣ ở Anh, mức đầu tƣ tối thiểu tại FirstCircle là 100 bảng, với sự
73

góp vốn của hơn100 ngƣời cho vay với mức đầu tƣ tối đa là 1% cho mỗi ngƣời.
Đây còn gọi là phƣơng pháp đa dạng hóa đầu tƣ của nền tảng.

Nhìn chung, tất cả các công ty CVNH sử dụng các phƣơng pháp đa dạng hóa
tƣơng tự nhau, và thƣờng sử dụng công nghệ để tạo ra hai phƣơng thức cho vay
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời cho vay và ngƣời đi vay.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Tuy quá trình phát triển hoạt động CVNH tại các quốc gia Anh. Mỹ và Trung
Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, nhƣng bên cảnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn
chế.

2.4.2.1. Hệ thống phòng ngữa rủi ro cho các NĐT còn nhiều hạn chế.

Nhƣợc điểm lớn nhất của hoạt động CVNH đó là hệ thống phòng ngừa rủi roc
ho các NĐT còn nhiều hạn chế. Nhƣ một vấn đề chung, các NĐT thƣờng phải đối
mặt với nhiều rủi ro hơn những ngƣời đi vay. Nhƣ những hình thức cho vay khác,
CVNH đem đến những rủi ro cơ bản cho các cá NĐT nhƣ: rủi ro lãi suất, rủi ro
thanh khoản và rủi ro pháp lý. Và vì hầu hết các khoản cho vay là không có bảo
đảm, vì vậy ngƣời cho vay là ngƣời chịu mọi rủi ro trong trƣờng hợp bên đi vay
không có khả năng thanh toán.

Các công ty CVNH không cam kết bồi thƣờng cho NĐT nếu ngƣời đi vay
không thanh toán các khoản vay. Hơn nữa, các công ty CVNH thu lợi nhuận (các
khoản phí) ngay khi các khoản vay đƣợc giải ngân, họ không chia sẻ những rủi ro
tiềm ẩn với các NĐT. Các NĐT chỉ nhận các khoản thanh toán từ các công ty
CVNH nếu ngƣời vay thanh toán các khoản vay.38

Nguyên nhân: Điều này bắt nguồn từ bản chất của hình thức CVNH: do
CVNH là hình thức đầu tƣ trực tiếp của những ngƣời cho vay, các công ty CVNH
chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan tạo thuận lợi cho quá trình đầu tƣ nhƣ: giúp NĐT
đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ, đánh giá khả năng thanh toán của các NĐT, cung cấp
nền tảng trực tuyến,… nên các công ty CVNH không chịu trách nhiệm bồi thƣờng
khi việc đầu tƣ có rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế, các dịch vụ do công ty CVNH cung
74

cấp cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình quyết định cho vay của các NĐT, nên
đây là vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Có 5 rủi ro của lĩnh vực CVNH cần lƣu ý là:

 Đã có nhiều thông tin liên quan đến nợ xấu của hoạt động CVNH tại Anh,
Mỹ và Trung Quốc. Nhiều công ty CVNH nhƣ Zopa và RateSetter có tạo lập quỹ
dự phòng để cung cấp cho ngƣời cho vay khoản bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên,
việc tạo lập quỹ dự phòng phần lớn tập trung vào những món nợ dự kiến mặc định
và cho đến nay chƣa đƣa ra nhiều định lƣợng về các yếu tố quan trọng của độ biến
thiên của nợ xấu hoặc của việc thu hồi nợ. 39 Đối với sự biến động của nợ xấu, sự đa
dạng hóa bằng cách chia một khoản vay cho nhiều ngƣời cho vay đã cung cấp cho
ngƣời cho vay sự phòng vệ đáng kể trƣớc nguy cơ v nợ và tổn thất dự kiến. Thế
nhƣng vẫn còn một yếu tố chƣa đƣợc phòng vệ, ngay cả khi áp dụng hình thức đa
dạng hóa, là sự biến đổi của nguy cơ v nợ và tổn thất theo chu kỳ kinh doanh –
điều khiến những thiệt hại có thể tăng vọt trong một cuộc suy thoái kinh tế lớn và
làm cạn kiệt, hay thậm chí là quá khả năng chi trả của nguồn quỹ dự phòng. Ngành
công nghiệp vẫn còn cần nhiều nỗ lực để định lƣợng những rủi ro trong trƣờng hợp
kinh doanh giảm sút, suy thoái và thông báo kịp thời những rủi ro này các NĐT.
 Những hạn chế trong việc tăng tính minh bạch và tối ƣu hóa quy trình thu hồi
nợ xấu. Trong khi các ngân hàng có các bộ phận chuyên biệt để thực hiện nhiệm vụ
thu hồi và xử lý nợ xấu, các công ty CVNH chƣa có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ ngƣời
cho vay trong việc giảm thiểu các khoản nợ xấu sau khi v nợ. Hầu hết các công ty
CVNH khẳng định rằng họ có hệ tiêu chuẩn đánh giá tín dụng nghiêm ngặt và hiệu
quả, những ngƣời đi vay là các đối tác uy tín có tỷ lệ v nợ dự kiến là rất thấp nên
đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đạt đƣợc tiềm năng phát triển
trong tƣơng lai của ngành, với đòi hỏi phải mở rộng cho vay đối với những ngƣời
vay có nguy cơ v nợ cao hơn, đặc biệt hoạt động CVNH thƣờng xuyên cung cấp
tín dụng cho khách hàng vay bị ngân hàng từ chối cho vay, nên đây vẫn là một vấn
đề chủ chốt cần đƣợc giải quyết trong tƣơng lai.
 Những rủi ro đến từ sự phá sản hoặc giải thể của chính các công ty CVNH.
Giống nhƣ bất kỳ doanh nghiệp nào, các công ty CVNH phải đối mặt với nguy cơ
75

phá sản sau những tổn thất về tài chính lớn hay sai sót trong hoạt động quản lý. Một
số công ty CVNH lớn nhất, bao gồm Zopa, Lending Club và Prosper đang có xu
hƣớng lỗ trong kinh doanh. Phần lớn những tổn thất này có thể đƣợc quy cho nhu
cầu phát triển hệ thống và tiếp thị các dịch vụ cho khách hàng mới. Tuy nhiên, đối
với các công ty CVNH nhỏ hơn, khi thị trƣờng bão hòa, các công ty CVNH không
đủ sức cạnh tranh sẽ phải đóng cửa hoặc phá sản. Điều này đem lại sự lo sợ cho các
NĐT, vì rất có thể họ đang tham gia đầu tƣ trên các công ty CVNH sẽ đóng cửa
hoặc phá sản trong tƣơng lai.
 Các NĐT cũng phải đối mặt với khả năng lợi nhuận đầu tƣ vào hoạt động
CVNH có thể giảm sút, do việc rút vốn của chính các NĐT tổ chức do đánh giá của
họ về việc đầu tƣ vào lĩnh vực CVNH. Một yếu tố thu hút sự đầu tƣ của các NĐT tổ
chức là khả năng điều chỉnh lại rủi ro của họ bằng cách bán các khoản vay cho các
NĐT khác, từ đó làm giảm bớt rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, việc bán khoản vay
cho các NĐT khác không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đƣợc. Sự sụt giảm lợi
nhuận dự kiến từ hoạt động CVNH – đƣợc gây ra bởi nhiều yếu tố nhƣ sự tăng tỷ lệ
v nợ - hoặc chỉ đơn giản là các NĐT muốn điều chỉnh danh mục đầu tƣ và chuyển
sang các tài sản an toàn hơn do một số cú sốc kinh tế không liên quan đến việc
CVNH; có thể khiến các NĐT rút vốn, từ đó dẫn đến sự tăng lãi suất và giảm lợi
nhuận. Theo thời gian, sự bất ổn định sẽ giảm, khi các NĐT trở nên quen thuộc với
loại tài sản mới này và ít ngƣời tham gia thị trƣờng trở nên sẵn sàng cam kết ổn
định giá trong những giai đoạn biến động giá cả. Nhƣng đến thời điểm thị trƣờng
bão hòa, các NĐT nên có thể sẽ phải đối mặt với giai đoạn bất ổn về giá cả tƣơng
đối lớn.
 Rủi ro gắn liền với nguy cơ hiện hữu nhƣ gian lận, tội phạm mạng.

Một phƣơng tiện hiệu quả để giải quyết tất cả những rủi ro này là tiêu chuẩn
hóa ngành. Hiệp hội Tài chính CVNH của Anh-P2PFA đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch và tiêu chuẩn hóa hệ thống dữ liệu.40 Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Các công ty CVNH cần nâng cao sự minh bạch về hoạt động tài chính và hoạt
động vận hành. Nhiều công ty CVNH chỉ cung cấp báo cáo về chi phí và thu nhập
76

của mô hình kinh doanh. Kể cả các công ty lớn nhƣ Zopa hay Funding Cirle cũng
không công khai thông tin để tính toán đƣợc chi phí biến đổi nhƣ thông tin về hồ sơ
khách hàng; để từ đó phân biệt các chi phí này với các chi phí cơ bản nhƣ chi phí
vận hành.

Đối với việc giám sát hoạt động, hoạt động CVNH của Hoa Kỳ có một lợi thế
đáng kể so với ở Anh và Trung Quốc, điển hình là việc các thủ tục liên quan dịch vụ
cho vay (nhƣ thu tiền) thƣờng đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia vận hành đƣợc
thuê từ bên thứ ba. Điều này cung cấp làm tăng sự uy tín và minh bạch cho các công
ty CVNH. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ phổ biến ở Hoa Kỳ, trong khi ở nhiều quốc
gia khác, hoạt động giám sát và thực hiện các quy trình chấm điểm tín dụng chủ yếu
do công ty tự thực hiện. Điều này có thể làm tăng rủi ro đến từ sự thiếu kinh nghiệm
trong việc thực hiện quy trình, hay các rủi ro liên quan đến sự minh bạch của các
công ty CVNH.

Bảng 2.13: Sự công khai thông tin về lợi nhuận và nợ xấu tại một số công
ty CVNH của tổ chức P2PFA năm 2017.
STT Nền tảng Công khai thông tin Công khai thông tin
về lợi nhuận về nợ xấu
1 Crowdstacker v v
2 Fungding cirle v v
3 Zopa v
4 Landbay v
5 Lending works v
7 Folk2Folk
8 MarketInvoice
9 Thincats

Nguồn: https://p2pfa.org.uk/, tác giả thu thập và tổng hợp.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các công ty CVNH
chƣa có các công cụ đo lƣờng rủi ro hợp lý. Trong một báo cáo của các thành viên
Hiệp hội CVNH P2PFA tại Anh, tuy việc báo cáo về các rủi ro hiện tại và dự kiến
77

là thông tin bắt buộc, nhƣng một số nền tảng không đƣa ra đƣợc các số liệu về vấn
đề này. Điều này phần nào cho thấy Kiểm soát rủi ro là một trong những yếu tố cần
đƣợc quan tâm.

2.4.2.2. Hiện chưa có hệ thống pháp luật cho mô hình Cho vay ngang hàng trên
phạm vi quốc tế.

Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay hệ thống quy định và pháp luật cho hình
thức CVNH đang chủ yếu ở quy mô Quốc gia và địa phƣơng. Ở cấp độ khu vực và
quốc tế chƣa có một hệ thống quy tắc và quy định cần thiết cho hoạt động CVNH.
Điều này có thể làm ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ đa quốc gia trong lĩnh vực CVNH,
vì có thể dẫn dến việc chồng chéo mâu thuẫn giữa luật pháp của các các quốc gia.

Nguyên nhân: Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do CVNH là ngành
tài chính mới xuất hiện trên thế giới. Vì vậy, ngay cả các quốc gia có nền công
nghiệp CVNH phát triển cũng đang trong quá trình hoàn thiện Hệ thống luật pháp
cho lĩnh vực CVNH. Do đó, việc xây dựng một hệ thống quy tắc mang tầm quốc tế
cho hoạt động này cần nhiều thời gian, cũng nhƣ có sự phối hợp giữa các quốc gia.
78

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG
HÀNG TẠI VIỆT NAM.

3.1. Thực trạng hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

Lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào khoảng năm 2005, nhƣng đến tận năm
2015, những sàn giao dịch đầu tiên cung cấp dịch vụ CVNH tại Việt Nam mới xuất
hiện. Nhƣ vậy, tính đến nay hoạt động CVNH mới tồn tại tại Việt Nam trong
khoảng 04 năm, vì vậy đây là ngành tài chính vô cùng non trẻ so với hoạt động
ngân hàng truyền thống tại Việt Nam cũng nhƣ ngành CVNH trên thế giới.

3.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng.

3.1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng ngành Tài chính thay thế của một số nƣớc Châu Á
Thái Bình Dƣơng năm 2016.

Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.

Hiện tại, chƣa có một con số chính xác về quy mô, tốc độ tăng trƣởng và cơ
cấu của mô hình CVNH tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có một cái nhìn khái quát về
quy mô của CVNH tại Việt Nam, có thể dựa vào các số liệu về lĩnh vực tài chính
thay thế – lĩnh vực mà trong đó mô hình CVNH thƣờng chiếm tỷ lệ lớn trên thế
giới. Năm 2016, quy mô của thị trƣờng tài chính thay thế tại Việt Nam chỉ đạt 0,1
triệu USD. Nếu so sánh với các quốc gia các trong khu vực châu Á Thái Bình
Dƣơng, quy mô ngành tài chính thay thế của Việt Nam chỉ lớn hơn một chút so với
thị trƣờng Pakistan, trong khi kém đến 600 lần quy mô của thị trƣờng Philippines-
79

thị trƣờng đứng trên Việt Nam một bậc trong bảng xếp hang quy mô tại Châu Á –
Thái Bình Dƣơng.

Những con số trên cũng cho thấy rằng, lĩnh vực CVNH tại Việt Nam năm
2016 có quy mô chƣa đến 0,1 triệu USD; và điều này cũng phù hợp với tuổi đời non
trẻ của mô hình CVNH tại Việt Nam.

3.1.1.2. Cơ cấu.

Theo tìm hiểu của tác giả, tính đến hết tháng 02 năm 2018, tại thị trƣờng Việt
Nam mới có sự xuất hiện của hình thức CVNH tiêu dùng và hình thức CVNH
thƣơng mại. Cụ thể, có 6 công ty CVNH đang hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam,
trong đó nếu xét về số lƣợng, tỷ lệ số công ty CVNH hoạt động trong lĩnh vực tiêu
dùng lớn hơn lĩnh vực thƣơng mại.

Bảng 3.1: Mô hình CVNH tại các công ty Việt Nam.


STT Tên nền tảng CVNH tiêu dùng CVNH thƣơng mại
1 Tima v
2 Lendbiz v
3 Money bank v
4 SHA v
5 Trust circle v
6 Loanvi v

Nguồn: Thông tin trên các trang web, tác giả tự tổng hợp.

3.1.2. Đặc điểm.

Bảng dƣới đây cung cấp các đặc điểm sản phẩm chính của một số công ty
CVNH đƣợc niêm yết trên trang web.
80

Bảng 3.2: Một số đặc điểm của một số công ty Cho vay ngang hàng tại Việt
Nam.
Yếu
STT Tima Lendbiz Moneybank SHA Trustcirle
tố
1 Trụ
sở Hà Nội Hà Nội Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh
chính
2 Kênh 1.Trang web: 1.trang web: 1.Trang web: 1.Trang web: 1.Trang web:
giao http://tima.vn https://lendbiz.vn https://moneyba http://tietkiem http://www.trustci
dịch, Cung cấp thông nk.vn online.vn/ rcle.com/
quảng tin về các sản 2.Ứng dụng: 2.Nhóm/ trang
SHA - Vay rẻ
bá phẩm vay, quy Facebook
nhất
tình thủ tục giấy https://www.faceb
tờ vay, thông tin ook.com/tietkiem
cá nhân xin vay nhom/
vốn, cách sử dụng https://www.faceb
các kênh hỗ trợ: ook.com/groups/C
app, fanpage. ongdongTietKiem
+ Thông tin hỗ Nhom/?fref=ment
trợ: ions
NĐT: 3.Ứng dụng Tiết
http://tima.vn/sup kiệm nhóm trên
port/3 điện thoại.
Ngƣời đi vay:
http://tima.vn/Ho
me/Support/
2.Facebook
fanpage:
https://www.faceb
ook.com/tima.vn/
3. Ứng dụng
TIMA trên điện
thoại: theo dõi
thông tin khoản
vay và tình trạng
giải ngân.
3 Đặc + Có vốn đầu tƣ + Trang web: cấu + Trang web + Cung cấp tín + Có vốn đầu tƣ
điểm Singapore hình tiếng Việt và cấu hình tiếng dụng tiêu dùng từ Unitus Impact -
chính + Phạm vi hỗ trợ: tiếng Anh Việt và Tiếng nhanh chóng quỹ đầu tƣ mạo
81

toàn quốc + Phạm vi hỗ trợ: Anh và hiệu quả. hiểm có trụ sở tại
+ Cung cấp các Hà nội và các + Phạm vi hỗ San Francisco,
sản phẩm vay tiêu thành phố lớn trợ: hỗ trợ vay Mỹ
dùng. + Cung cấp sản 63 tỉnh thành + Hiện tại mới chỉ
phẩm CVNH (trừ các huyện có sản phẩm Tiết
thƣơng mại cho đảo) kiệm nhóm, chƣa
các danh nghiệp + Có hệ thống triển khai sản
vừa và nhỏ. chấm điểm tín phẩm cho vay.
dụng. + Tổng số ngƣời
+ Cung cấp các gửi tiết kiệm
khoản vay nhỏ nhóm: hơn
24/24 276.000 thành
+ Thanh toán dễ viên.
dàng tại 200
cửa hàng và
5000 đối tác
của ngân hàng
trên toàn quốc.
4 Đặc Các dịch vụ của + Thu nhập tối đa: Lợi ích đầu tƣ: - + Số tiền đầu tƣ:
điểm sản giao dịch: 16%/ năm (lãi + Nhận lợi tức 100.000/2 tuần –
đầu tƣ + Tổng đài tƣ vấn. suất tùy thuộc vào cao hơn. 10 triệu/ ngày.
+ Thu nhận hồ sơ từng doanh + Nhận tiền lời
+ Thẩm định. nghiệp đầu tƣ). siêu tốc
+ Ký hợp đồng Thu nhập của + Dễ dàng sử
(mất phí). NĐT là thu nhập dụng, không
+ Chấm điểm tín chƣa trả thuế. cần kiến thức
dụng ngƣời đi vay Lendbiz không chuyên sâu
(Credit Scoring). thực hiện khấu trừ
thuế cho NĐT.
+ Vốn đầu tƣ tối
thiểu: 500.000
VND
+ Kỳ hạn đầu tƣ:
3-12 tháng.
+ Có thể rút vốn
đầu tƣ trƣớc hạn
theo 2 cách40
5 Quy Gồm 4 bƣớc: Gồm 5 bƣớc: Gồm 3 bƣớc: - -
tình 1.Đăng ký tài 1. Mở tài khoản 1. Chọn kế
82

đầu tƣ khoản: Gồm tên, trực tiếp và đƣợc hoạch đầu tƣ.
số điện thoại, tình. nhân viên Lendbiz 2. Chọn ngƣời
Thành phố cho hƣớng dẫn các thủ vay.
vay (trên trang tục mở tài khoản. 3. Nhận tiền lời.
web) hoặc qua 2.Lựa chọn danh
app. mục đầu tƣ và số
2. Nhận đơn xin tiền đầu tƣ vào
vay: nhận ngay các doanh nghiệp
đơn xin vay sau mờ gọi vốn
khi khách hàng 3. Chuyển tiền
vay tạo hồ sơ trên đầu tƣ
trang web. 4. Nhận tiền gốc
3. Tƣ vấn và lãi hàng tháng
Ngƣời cho vay qua tài khoản.
chọn đơn vay phù 5. Tái đầu tƣ.
hợp trên app và
liên lạc, tƣ vấn
trực tiếp cho
khách hàng về gói
vay, điều kiện
vay, lãi suất và
phí (nếu có)
4. Giải ngân qua
chuyển khoản
ngân hàng hoặc
khách hàng nhận
tiền mặt.
6 Đặc - Điều kiện vay Điều kiện vay Điều kiện vay
điểm vốn: vốn: vốn:
vay + Là công ty cổ + Tuổi: Từ 21- + Tuổi: 19-39
vốn phần, TNHH, 70
DNTN hoặc hợp + Thu nhập: Chƣơng trình vay
tác xã trên 2 triệu vốn triển khai
+ Doanh nghiệp trong thời gian
hoạt động tại địa tới: Vay nhóm
bàn thành phố Hà
nội và các thành
phố lớn của Việt
Nam
83

+ Thời gian hoạt


động phải từ một
năm trở lên.
+ Có lợi nhận
dƣơng trong năm
gần nhất

- - Giấy tờ: Chứng Giấy tờ: 2 -


minh nhân dân/ trong 4 loại
Thẻ căn cƣớc giấy tờ: Chứng
minh nhân
dân, bằng lái
xe, hộ khẩu,
hộ chiếu
+ Hạn mức vay: 5 + Hạn mức vay: + Hạn mức vay: + Hạn mức -
triệu-1 tỷ 100 triệu – 1 tỷ 1 triệu-10 triệu vay: 1 triệu-20
+ Kỳ hạn vay: 90 đồng + Kỳ hạn vay: triệu
ngày – 60 tháng + Kỳ hạn vay: 1- 7-30 ngày + Lãi suất: 8-
12 tháng + Lãi suất: 16%/năm
+ Không yêu cầu 1.1%/ngày
thế chấp tài sản
+ Đƣợc phép trả
nợ trƣớc hạn nếu
đã vay hơn 2/3
thời gian vay vốn.
+ Đƣợc phê duyệt
trong vòng 24 giờ
làm việc.
7 Quy Gồm 5 bƣớc: Gồm 6 bƣớc: Gồm 3 bƣớc: Gồm 5 bƣớc:
trình 1.Đăng ký vay: 5 1. Chủ doanh 1.Chọn số tiền 1.Tải ứng
vay phút thông qua nghiệp đăng ký vay và kỳ hạn dụng và đăng
vốn: trang web của huy động vốn trên (Trên màn hình ký tài khoản
Tima trang web của sẽ hiện ra số 2.Truy cập
-
2.Kết nối: NĐT sẽ Lenbiz tiền cần trả, phần Tổng hợp
nhận đƣợc hồ sơ 2. Nhân viên ngày trả) tài khoản và
vay vốn ngay lập Lendbiz sẽ hƣớng Điền số điện Hoàn thiện hồ
tức thông qua sàn dẫn doanh nghiệp thoại liên lạc. sơ cá nhân
giao dịch nộp hồ sơ và tiến Điền thông tin 3. Kiểm tra hồ
84

3. Xét duyệt: hành các thủ tục vào đơn đăng sơ. Hồ sơ sẽ
Nhận kết quả sau thẩm định cần ký. Không cần đƣợc chuyển
khi gửi hồ sơ. Quá thiết. thế chấp, không sang bƣớc tiếp
trình duyệt hồ sơ 3. Tiến hàng thẩm cần thủ tục giấy theo nếu đầy
đăn ký qua điện định và thống tờ. đủ, hoặc ngƣời
thoại. nhất các điều 2. Chờ xét vay sẽ phải bổ
4. Ký hợp đồng khoản huy động duyệt hồ sơ sung theo
vay: Ký hợp đồng vốn. Hồ sơ vay nhanh chóng. hƣớng dẫn nếu
vay tại địa điểm vốn đƣợc đăng lên 3. Nhận tiền tại thiếu thông tin.
khách hàng chỉ sàn đề các NĐT ngân hàng 4.Xác thực
định. góp vốn. thông qua nhân thân. Nền
5.Nhận tiền vay: 4. Nhận vốn góp chuyển tiền. tảng sẽ liên lạc
Giải ngân trong từ các NĐT. Khi với các thông
ngày số tiền đăng ký tin đƣợc cung
Nhận tiền thông lớn hơn 70% số cấp trên hồ sơ.
qua hình thức tiền cần huy động, Trong trƣờng
chuyển khoản vào chủ doanh nghiệp hợp thông tin
tài khoản, hoặc tại sẽ đƣợc thông báo sai sót, hồ sơ
cửa hàng Viettel và chính thức vay vốn sẽ bị
post trên toàn đƣợc chấp nhận hủy.
quốc khoản huy động 5.Nhận tiền
này. vay thông qua
5. Lendbiz sẽ tiền tài khoản ngân
hành chuẩn bị các hàng.
thủ tục pháp lý
cho các bên tham
gia vào thỏa
thuận.
6. Tiền đƣợc
chuyển trực tiếp
vào tài khản ngân
hàng mà Lendbiz
chỉ định đồng thời
Lendbiz sẽ thiết
lập tài khoản
chuyên thu của
Chủ doanh nghiệp
để trả nợ tiền gốc
và tiền lãi hàng
85

tháng cho NĐT.

8 Phí - NĐT: -NĐT:


giao Dữ liệu khách Không mất phí
dịch hàng: miễn phí giao dịch.
Đối với đơn vay
chất lƣợng cao và
các dịch vụ gia
tăng: phí dịch vụ
- - -
tùy thuộc vào nhu
cầu khách hàng
nhƣ: Tổng đài tƣ
vấn, thu thập hồ
sơ, thẩm định, ký
hợp đồng, chấm
điểm tín dụng.
Ngƣời đi vay: Phí Ngƣời đi vay: Ngƣời đi vay:
do NĐT và ngƣời Phí thanh toán Phí phạt trễ
đi vay thƣơng trễ hạn thanh toán
lƣợng. Phí gia hạn
khoản vay
9 Quy - - 1. Nhận tin - -
trình nhắn yêu cầu
thanh thanh toán
toán khoản vay. Đến
bất cứ ngân
hàng nào để
giao dịch
2. Xuất trình tin
nhắn cho nhân
viên ngân hàng
để đƣợc thực
hiện thanh toán
3.Thực hiện
thanh toán
4. Nhận tin
nhắn thanh toán
86

thành công
10 Bảo Sàn chỉ cung cấp Bảo mật khoản - - Bảo mật ví điện tử
mật thông tin cơ bản vay tuyệt đối Bảo mật tài khoản
thông khi đƣợc sự đồng Bảo mật quốc tể
tin ý của khách hàng http://www.trustci
nhƣ tên, số điện rcle.com/privacy-
thoại, địa chỉ cho policy/
đối tác chấp nhận
khoản vay và
ngƣợc lại, để hai
bên kết nối cho
vay.
11 Các CVNH tiêu dùng. CVNH thƣơng CVNH tiêu Vay tiền qua Tiết kiệm nhóm.
sản mại- doanh dùng. điện thoai
phẩm, nghiệp vừa và (thông qua ứng
dịch nhỏ. dụng).
vụ
cung
cấp

Nguồn: Trang web của các công ty, tác giả thu thập và tổng hợp.

Qua bảng số liệu cùng với việc tham khảo các thông tin trên trang web của các
nền tảng, tác giả đƣa ra một số các đặc điểm của hoạt động CVNH tại Việt Nam:

Thứ nhất, CVNH tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ đầu tƣ và cho vay tiết
kiệm thời gian, thuận tiện, thủ tục đơn giản.

Trƣớc hết, các công ty CVNH ở Việt Nam hiện đang cung cấp các dịch vụ liên
quan đến cho vay với quy trình vay đơn giản và thuận tiện. Từ các thông tin về quy
trình vay vốn và đầu tƣ đƣợc giới thiệu trên trang web của các công ty CVNH, có
thể thấy hầu hết các bƣớc trong quá trình giao dịch và thanh toán thực hiện thông
qua mạng Internet mà không cần gặp mặt đối tác hoặc các nhân viên của công ty
CVNH. Điều này giúp các bên tham gia giao dịch tiết kiệm đƣợc thời gian và chi
phí đi lại, đồng thời có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, không bị giới hạn
bởi không gian và thời gian. Ví dụ, Money bank hỗ trợ vay tại 36 tỉnh thành, chỉ trừ
các huyện đảo. Bên cạnh đó, khách hàng vay có thể thực hiện thanh toán dễ dàng tại
200 cửa hàng và 5000 đối tác của ngân hàng trên toàn quốc, trong khi trụ sở chính
87

đặt tại Hồ Chí Minh. Hay nhƣ TIMA, tuy chỉ có một cửa hàng giao dịch tại Hà Nội,
nhƣng có thể hỗ trợ các sản phẩm vay tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, các công ty CVNH cung cấp các khoản vay với số tiền nhỏ và
thời gian ngắn, cũng nhƣ tạo điều kiện cho các NĐT tham gia với số vốn nhỏ. Đây
là yếu tố giúp các cá nhân gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng có thể
vay vốn một cách thuận lợi hơn. Tại TIMA, khách hàng có thể vay vốn với các hạn
mức vô cùng linh hoạt, từ 05 triệu đến 1 tỷ với kỳ hạn vay từ 90 ngày-60 tháng. Hay
tại Moneybank, khách hàng còn có thể vay với số tiền rất nhỏ, chỉ từ 1 triệu-20
triệu. Với mô hình CVNH TM, tại Lendbiz cung cấp các khoản vay từ 100 triệu-1
tỷ đồng với kỳ hạn vay từ 1-12 tháng. Nếu so sánh với hạn mức và kỳ hạn vay tối
thiểu của một số ngân hàng thƣơng mại, có thể thấy các khoản vay nhỏ và thời gian
ngắn sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu vay của khách hàng một cách đa dạng hơn. Về phía
các nhà đầu tƣ, tại Lendbiz, khách hàng có thể tham gia đầu tƣ với số vốn đầu tƣ tối
thiểu chỉ là 500.000 VNĐ.

Hơn thế nữa, quy trình, điều kiện và các giấy tờ liên quan đến việc đầu tƣ và
vay vốn cũng vô cùng đơn giản. Về quy trình cho vay, các khách hàng của TIMA
có thể nhận vốn sau khi thực hiện 5 bƣớc rất đơn giản và thực hiện hoàn toàn trực
tuyến. Tại Moneybank, quy trình vay vốn còn đơn giản hơn thế khi chỉ gồm 3 bƣớc.
Quy trình đầu tƣ cũng chỉ bao gồm từ 3- 5 bƣớc. Về quy trình thanh toán khoản
vay, tuy không có nhiều thông tin công bố trên các nền tảng, nhƣng khi xem xét tại
Moneybank, có thể thấy quá trình thanh toán cũng đƣợc thực hiện đơn giản thông
qua điện thoại và sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng.

Về các loại giấy tờ yêu cầu, tất cả các sàn giao dịch đều chỉ yêu cầu tối đa là
hai loại giấy tờ để hoàn thành thủ tục vay vốn, cùng những điều kiện vay vốn hết
sức cơ bản. Ví dụ, nhƣ tại Moneybank, để đủ điều kiện vay vốn, khách hàng chỉ cần
trong độ tuổi từ 21-70, có thu nhập trên 2 triệu đồng và cung cấp chứng minh nhân
dân cho công ty. Chính các điều kiện và thủ tục cho vay dễ dàng này, đã giúp rút
ngắn thời gian phê duyệt khoản vay của các công ty CVNH.
88

Cuối cùng, các công ty CVNH cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giúp đơn giản hóa
quá trình đầu tƣ và vay vốn của khách hàng. Về phía ngƣời vay, hầu hết quá trình
vay vốn của khách hàng đều có hƣớng dẫn chi tiết và dễ hiểu thông qua các trang
web của công ty CVNH. Do đó, quá trình vay vốn từ việc tham khảo lãi suất, tổng
số tiền phải trả dựa trên số tiền và thời hạn vay mà ngƣời vay mong muốn; cho đến
quá trình thanh toán khoản vay đều đƣợc đơn giản hóa. Về phía NĐT, các NĐT tại
TIMA hay Moneybank có thể xem các hồ sơ đăng ký vay vốn ngay tại trang web
(nền tảng) CVNH, bên cạnh đó còn đƣợc có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhƣ
ƣớc tính số tiền lãi tự động dựa trên số tiền và thời hạn đầu tƣ, dịch vụ thu hộ tiền
gốc và lãi. Ngoài ra, TIMA còn cung cấp cho các NĐT nhiều tiện ích bổ sung khác
nhƣ: Tổng đài tƣ vấn, thẩm định hồ sơ giao dịch, ký hợp đồng, chấm điểm tín dụng
ngƣời đi vay. Các dịch vụ hỗ trợ hiện đại này có là một trong những yếu tố chính
giúp các nhà đầu tƣ không có kinh nghiệm vẫn có thể đầu tƣ vào CVNH một cách
hiệu quả.

Thứ hai, các công ty CVNH có ý thức vận dụng các lợi thế của mạng Internet
và công nghệ tài chính (Fintech) trong việc phát triển và quảng bá sản phẩm dịch vụ.

Sự vận dụng và phát huy các lợi thế của Internet và công nghệ tài chính
(Fintech) của các công ty CVNH tại Việt Nam đƣợc thể hiện thông qua hai biểu
hiện, đó là quy trình hoạt động cũng nhƣ các kênh quảng sản phẩm của các công ty
CVNH gắn liền với hai yếu tố nói trên.Trƣớc tiên, hầu nhƣ tất cả quá trình giao
dịch, từ đăng ký tài khoản tham gia nền tảng CVNH, đến việc nộp hồ sơ vay vốn,
thẩm định, lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng, giải ngân và thanh toán khoản vay
đều đƣợc thực hiện trực tuyến thông qua mạnh Internet. Đặc biệt, tính năng tập hợp
và lƣu trữ hồ sơ vay vốn, đồng thời tổng hợp hồ sơ trên nền tảng CVNH là một
trong những thành tựu của công nghệ big data- một sản phẩm của công nghệ tài
chính. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các kênh quảng bá và giao dịch của các công
ty CVNH hiện nay tại Việt Nam chủ yếu cũng là các kênh trực tuyến nhƣ trang
web, hay nhóm/trang trên mạng xã hội Facebook; kết hợp với các ứng dụng (app)
đƣợc thiết kế riêng. Điều này cho thấy, công nghệ và mạng Internet là những yếu tố
thiết yếu trong việc vận hành của mô hình CVNH.
89

Thứ ba, nhiều công ty CVNH có mang yếu tố quốc tế.

Trong số các công ty CVNH tại Việt Nam, Tima và Trust circle là hai công ty
có tiền thân là các công ty khởi nghiệp (start-up) có nguồn vốn từ các quỹ đầu tƣ
của nƣớc ngoài. Cụ thể, Tima nhận đƣợc nhận vốn từ một NĐT Singapore, trong
khi Trust circle có vốn đầu tƣ từ Unitus Impact - quỹ đầu tƣ mạo hiểm có trụ sở tại
San Francisco, Mỹ. Điều này phần nào cho thấy đƣợc tiềm năng phát triển của mô
hình này tại Việt Nam, khi tạo đƣợc sự chú ý của các NĐT nƣớc ngoài. Bên cạnh
đó, hai nền tảng Lendbiz và Moneybank có giao diện trang web đa ngôn ngữ: tiếng
Việt và tiếng Anh. Điều này có thể góp phần tăng khả năng đƣợc nhận diện bởi các
cá nhân, các khách hàng và các NĐT nƣớc ngoài; đồng thời cũng mang đến cho các
khách hàng một cảm giác của sự đầu tƣ, chuyên nghiệp.

Thứ tư, chất lƣợng thông tin cung cấp cho khách hàng của các công ty CVNH
chƣa có sự đồng đều.

Sự không đồng đều trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng thể hiện ở
số lƣợng và chất lƣợng thông tin mà các nền tảng đang cung cấp. Trang web của
Tima và Lendbiz cung cấp các thông tin khá đầy đủ, chi tiết và có phần tƣơng đồng
với các nền tảng CVNH quốc tế, nhƣ công khai thông tin các dự án/ hồ sơ vay vốn,
các thông tin về các loại dịch vụ cung cấp, điều kiện và hồ sơ thủ tục liên quan đến
quá trình giao dịch. Trong khi đó, các trang web còn lại cung cấp với thông tin chƣa
đầy đủ, điều này có thể làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng vay vốn và đầu tƣ của các
bên.

Thứ năm, một số nền tảng hoạt động không tuân thủ đúng bản chất của mô
hình CVNH.

Về bản chất, CVNH là hoạt động vay và cho vay trực tiếp, do đó hai chủ thể
quan trọng trong mô hình này là bên vay (NĐT) và bên cho vay, đồng thời các
thông tin của bên vay và cho vay cũng cần đƣợc công khai đến đối tác giao dịch.
Hiện nay, tuy trên trang web của SHA và Trust Cirle có giới thiệu là hoạt động
trong lĩnh vực CVNH, nhƣng trên thực tế hai nền tảng này không hoạt động đúng
bản chất của mô hình CVNH, khi SHA chỉ cung cấp dịch vụ cho vay, còn Trust
90

cirle chỉ cung cấp dịch vụ tiết kiệm (đầu tƣ). Vấn đề này có thể xuất phát từ hai
nguyên nhân: một là do sự thiếu hiểu biết của ngƣời thiết lập nền tảng, hoặc do
ngƣời thiết lập nền tảng cố tình cung cấp các dịch vụ không đạt chuẩn mô hình
CVNH. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, rất cần thiết phải có các hệ thống quy định
cùng các tài liệu tham khảo, để nâng cao nhận thức hiểu biết của các bên tham gia
mô hình CVNH, tránh sai sót và gian lận trong quá trình hoạt động.

3.1.3. Cơ sở điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

Tính đến hết năm 2017, Việt Nam vẫn chƣa ban hành bất cứ một Văn bản
pháp luật nào quy định riêng cho ngành CVNH. Hiện tại, các mô hình CVNH ở
Việt Nam chƣa đƣợc chính thức cấp phép, nên các công ty CVNH đang hoạt động
dƣới hình thức là các công ty tƣ vấn tài chính/ đầu tƣ. Nhƣ vậy, các công ty CVNH
tại Việt Nam hiện nay phải tuân thủ các quy định trong Luật doanh nghiệp và các
quy định liên quan.

Một số quy định trong Luật doanh nghiệp mà các công ty CVNH phải tuân thủ
đó là:

 Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tƣ và bảo đảm duy trì đủ điều kiện
đầu tƣ kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
 Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,
đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
 Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
 Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu
chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
 Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của khách hàng và ngƣời tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các công ty CVNH đƣợc coi thuộc nhóm công ty
fintech. Trƣớc sự xuất hiện của nhiều hình thức tài chính mới sử dụng công nghệ tài
chính (fintech), trong đó có hình thức CVNH, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có
91

sự những hành động thể hiện sự quan tâm đến hình thức tài chính mới này. Cụ thể,
ngày 16/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã ban hành
Quyết định số 328/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ
tài chính, với mục đích chính là tham mƣu đề xuất với Thống đốc các giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trƣơng,
định hƣớng của Chính phủ; Tổ chức thảo luận và trình Thống đốc quyết định những
nội dung quan trọng liên quan đến Fintech nhƣ chiến lƣợc và kế hoạch phát triển
lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm rất nhiều thời gian để
Việt Nam đƣa ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính công nghệ cao,
trong đó có hoạt động CVNH.

3.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt động Cho vay ngang
hàng trên thế giới.

3.2.1. Hệ thống pháp lý cần được xây dựng phù hợp với sự phát triển của
hoạt động Cho vay ngang hàng.

Một điểm chung của hệ thống quản lý CVNH tại Anh và Mỹ là khẳ năng thay
đổi phù hợp, hoàn thiện nhanh chóng với những thay đổi của mô hình của quốc gia.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc phát triển mô
hình CVNH theo hƣớng hiệu quả và toàn diện. Tại Anh và Mỹ, việc quản lý hoạt
động CVNH đƣợc sự quan tâm của nhiều tổ chức, dẫn đến khả năng xây dựng hệ
thống quản lý có thể đƣợc hoàn thiện và đồng bộ với tốc độ nhanh hơn. Tuy hệ
thống quản lý hiện nay của Anh và Mỹ vẫn còn cần hoàn thiện, nhƣng không thể
phủ nhận rằng hệ thống luật pháp đƣợc xây dựng kịp thời và phù hợp với tình hình
của quốc gia góp phần không nhỏ trong việc định hƣớng hoạt động CVNH.

Một bài học có thể rút ra về hậu quả của việc áp dụng cơ chế thả lỏng quá mức
trong quản lý mô hình CVNH đến từ Trung Quốc. Trung Quốc là thị trƣờng CVNH
lớn nhất và có tốc dộ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới. Một trong số lí do dẫn đến sự
phát triển bùng nổ của Trung Quốc, đặc biệt trƣớc năm 2015 là do cơ chế thả lỏng
của chính phủ Trung Quốc. Sau khi cho phép sự phát triển nhanh chóng của tài
92

chính Internet và CVNH, hậu quả mà thị trƣờng Trung Quốc ghi nhận đó là ty lệ
lớn của các công ty ngang hàng cung cấp các dịch vụ chất lƣợng kém, cùng các bê
bối khác nhƣ tiết lộ thông tin khách hàng, cung cấp sai thông tin kiểm định…Điều
này cho thấy, việc quản lý lỏng lẻo có thể dẫn đến dự hỗn loạn của thị trƣờng và
thiệt hại to lớn cho những ngƣời tham gia vào hình thức CVNH trên phạm vi rộng.

3.2.2. Thành lập Tổ chức Cho vay ngang hàng là việc làm cần thiết để
phát triển hoạt độngCho vay ngang hàng.

Một trong số những tổ chức có quy mô và nổi tiếng nhất trong lĩnh vực CVNH
là tổ chức P2PFA của Ahh. P2PFA đƣợc thành lập vào năm 2011 với tƣ cách là cơ
quan đại diện và tự điều chỉnh CVNH tại Vƣơng quốc Anh. P2PFA có vai trò thúc
đẩy và hệ thống hóa hoạt động của ngành CVNH tại Anh về hành vi kinh doanh
(chủ yếu thông qua các nguyên tắc hoạt động của P2PFA) và làm việc với các nhà
hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý để đảm bảo một chế độ điều tiết có
hiệu quả. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và
quản lý các tổ chức CVNH tại Anh.

Tuy việc thành lập các tổ chức CVNH có ý nghĩa quan trọng đối với cả các
nền tảng, các cơ quản quản lý và các bên tham gia hoạt động CVNH, nhƣng hiện tại
chƣa có tổ chức CVNH mang tầm Quốc tế.

3.2.3. Có thể phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng theo hướng hợp
tác cùng hệ thống ngân hàng truyền thống.

Xu hƣớng liên kết, hợp tác cùng các ngân hàng truyền thống tại Mỹ đã đem
đến một quan điểm mới cho định hƣớng phát triển của ngành CVNH. Quan điểm
này ủng hộ, đề cao sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các nền tảng CVNH và các
tổ chức tài chính truyền thống, chứ không nhất thiết phải là quan hệ cạnh tranh đối
đầu. Nếu biêt vận dụng một cách hiệu quả, đây cũng là một trong những hƣớng đi
hợp lý cho các tổ chức CVNH.
93

3.2.4. Cần thực hiện các báo cáo, nghiên cứu mang tầm khu vực và quốc
tế giúp nâng cao nhận thức và góp phần phát triển của Cho vay ngang hàng.

Kể từ khi mô hình CVNH xuất hiện vào năm 2005, đã có nhiều nghiên cứu,
báo cáo về cơ chế, đặc điểm cũng nhƣ sự phát triển của loại hình tài chính mới này.
Một vài Nghiên cứu và báo cáo tiêu biểu trong số đó là: “Peer-to-Peer Lending: A
Financing Alternative for Small Businesses” đƣợc phát hàng bởi bộ phận nghiên
cứu của Văn phòng vận động hành chính của Hoa Kỳ;”The economics of peer-to-
peer lending” do Hiệp hội Tài chính Peer-to-Peer (P2PFA) yêu cầu Oxera nghiên
cứu”,” 2017 the americas alternative finance industry report” do Đại học Cambrigde
của Anh thực hiện,… Những báo cáo này đã góp phần quan trọng trong việc cung
cấp các thông tin tổng quan cũng nhƣ chi tiết về cơ chế hoạt động, tình hình phát
triển và hệ thống pháp luật hiện hành của mô hình CVNH. Điều này góp phần
không nhỏ cho việc đƣa ra các chính sách và quy định của các cấp quản lý, nâng
cao sự hiểu biết và đƣa ra quyết định đầu tƣ cho các bên cho vay. Vì vậy, việc xây
dựng các báo cáo mang tính chất định kỳ liên quan đến hoạt động CVNH là hoạt
động có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của hoạt động CVNH.

3.2.5. Cần thực hiện công tác dự báo và công khai các yếu tố rủi ro liên
quan đến hoạt động Cho vay ngang hàng một cách kịp thời và chính xác.

Qua các số liệu báo cáo và phân tích ở trên, có thể thấy một trong những mối
quan tâm hàng đầu của NĐT cũng nhƣ các tổ chức quản lý là đo lƣờng, công khai
các yếu tố rủi ro riêng của các nền tảng, cũng nhƣ rủi ro chung của ngành chƣa
đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, triệt để và có hệ thống. Trong khi đó, quản trị rủi
ro là một trong những vấn đề thiết yếu của bất cứ ngành tài chính nào. Điều này yêu
cầu các cơ quan, các nhà quản lý và bản thân các nền tảng phải tập trung, chú trọng
vào công tác hoàn thiện và công khai các chỉ số rủi ro cần thiết.
94

3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào
việc phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

3.3.1. Thuận lợi.

Trong quá trình học hỏi và vận dụng kinh nghiệm phát triển CVNH của các
quốc gia trên thế giới và vận dụng vào việc phát triển mô hình đang có những điểm
thuận lợi nhƣ sau:

Thứ nhất, CVNH đang có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển tại thị trƣờng
Việt Nam. Trƣớc hết, CVNH có những lợi thế đáp ứng cung ứng vốn cho các đối
tƣợng không tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng- giải quyết đƣợc một trong những
vấn đề tài chính nổi bật tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNNVV) chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp
khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động (năm
2017). Bên cạnh việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế, rõ ràng cộng đồng doanh
nghiệp này đang đóng góp cho sự ổn định công ăn việc làm, góp phần khắc phục rủi
ro cho nền kinh tế, đƣa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Dù DNNVV có
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhƣng có một thực tế là không một doanh
nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín
dụng của ngân hàng là nguồn vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ xây
dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phƣơng thức kinh doanh. Từ đó
góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc
liên tục.

Lợi ích từ vốn tín dụng ngân hàng là điều rõ ràng, không phải bàn cãi, tuy
nhiên, không phải DNNVV nào cũng có thể tiếp cận với nguồn vốn vay. Theo
thống kê của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 11 tháng của năm
2016, chỉ có 30% DNVVN tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng và số vốn họ đƣợc vay chỉ
chiếm 3% tổng vốn của các ngân hàng cho vay trong nền kinh tế. Con số này đã nói
lên phần nào thực trạng bất cập trong việc tiếp cận vốn của DNVVN. Một trong
những nguyên nhân chính của tình trạng này do điều kiện cho vay của hệ thống
ngân hàng ngày càg khắt khe, thời hạn quyết định cho vay kéo dài, nhất là sau thời
95

gian khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Vì vậy, phát triển hình thức CVNH có
thể là một giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề huy động vốn vay của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.

Không chỉ là một trong những loại hình tài chính có thể đáp ứng nhu cầu vay
vốn của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, CVNH còn là hình thức cung cấp tài
chính nhanh chóng và tiện lợi cho các khách hàng vay cá nhân cũng nhƣ các tổ
chức. Điều này đã đƣợc phân tích chi tiết trong phần 3.1.2. Hiện tại, các công ty
CVNH đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng – thị trƣờng đang
phát triển mạnh và có xu hƣớng tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Theo Báo cáo
“Tình hình kinh tế - tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018” do Ủy ban giám
sát tài chính quốc gia công bố tháng 12 năm 2017, khu vực tín dụng tiêu dùng tăng
cao, khoảng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), chiếm 18% trong tổng tín dụng (năm
2016 là 12,3%). Trong năm 2018, tín dụng tiêu dùng có thể tiếp tục tăng trƣởng cao
và là một trong những mảng hoạt động chiến lƣợc, nhiều tiềm năng của các
TCTD41. Bên cạnh đó, xét về triển vọng năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trƣởng
ổn định, mức tăng trƣởng tƣơng đƣơng với 3 năm gần đây, vào khoảng 18% -19%.
Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hƣớng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn
và tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trƣởng
cao và là mảng hoạt động chiến lƣợc của nhiều ngân hàng trong năm tới. Trong khi
đó, hệ thống ngân hàng thƣơng mại-một trong những bộ phận lớn trong lĩnh vực
cho vay tiêu dùng lại liên quan đến nhiều sự việc nghiêm trọng làm giảm lòng tin
của những ngƣời gửi tiền. Theo báo Vnexpress, năm 2013, nhân viên Đỗ Anh Tú tại
Chi nhánh Seabank Hà Nội đã trao cho khách thẻ tiết kiệm ghi nhận số tiền gửi 10
tỷ đồng nhƣng chỉ hạch toán vào hệ thống số tiền gửi của khách là 10 triệu đồng.
Trong đại án Huyền Nhƣ, một vụ án đã quá nổi tiếng với giới ngân hàng, Huỳnh
Thị Huyền Nhƣ đã lợi dụng chức vụ đƣợc ngân hàng giao để dùng các thủ đoạn
chuyển tiền không có chứng từ của khách hàng, tất toán tiền gửi không có chữ ký
chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.42 Gần đây hơn, vụ việc một khách hàng mất số tiền
gửi lên đến 245 tỷ đồng tại Ngân hàng Eximbank vào đầu năm 2018 cũng khiến hệ
thống ngân hàng này giảm sút uy tín.
96

Điều này cho thấy, với những tiềm năng cạnh tranh sẵn có trong thị trƣờng
cho vay tiêu dùng, cùng với xu hƣớng phát triển có lợi của ngành tín dụng sẽ là
những thuận lợi cho việc phát triển mô hình CVNH tại Việt Nam trong thời gian
tới.

Thứ hai, ngành CVNH tại Việt Nam là ngành mới và có quy mô chƣa lớn, vì
vậy quá trình học hỏi sẽ dễ dàng hơn so với thời điểm khi thị trƣờng đã phát triển
theo hƣớng sai lệch với quy chuẩn chung. Bên cạnh đó, một số công ty CVNH tại
Việt Nam có mô hình khá hoàn chỉnh giống với các công ty CVNH trên thế giới là
tiền đề, là mô hình mẫu để các công ty mới bƣớc vào thị trƣờng CVNH có thể dễ
dàng học tập. Cụ thể, một số đặc điểm của mô hình CVNH tại Việt Nam có nhiều
nét tƣơng đồng với các mô hình CVNH trên thế giới đó là: quy mô khoản vay
thƣờng ngắn và nhỏ hơn khoản vay của ngân hàng truyền thống, quy trình giao dịch
có sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Internet và công nghệ tài chính, các nhà đầu tƣ
và ngƣời đi vay chủ động hơn trong quá trình giao dịch, điển hình là trong việc đƣa
ra quy mô khoản vay, thời hạn vay và các điều kiện vay/ cho vay mong muốn. Điều
này cho thấy khả năng học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức CVNH tại Việt Nam.
Hiện nay, Tima, Lendbiz và Moneybank đƣợc đánh giá là có mô hình hoạt động
tƣơng đối giống với các công ty CVNH quốc tế. Hơn thế nữa, việc một số tổ chức
nƣớc ngoài tham gia tài trợ cho các công ty CVNH tại Việt Nam, không chỉ giúp
các công ty này có nguồn kinh phí hoạt động, mà còn là cơ hội tốt để học hỏi những
kinh nghiệm trong quản lý, cũng nhƣ có thể học tập thêm các mô hình có sẵn ở
nƣớc bạn.

3.3.2. Khó khăn.

Quá trình học hỏi kinh nghiệm phát triển CVNH tại một số nƣớc trên thế giới
và áp dụng tại Việt Nam còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Khoảng từ đầu năm
2015, mô hình CVNH bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của một số
công ty cho vay trực tuyến. Mô hình này đang phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc phát
triển, nhƣng có nhiều nguy cơ khi cho phát triển tại Việt Nam, CVNH sẽ có nhiều
biến tƣớng gây thiệt hại cho ngƣời tham gia nếu nhƣ không có sự hiểu biết của
ngƣời đi vay và cho vay, sự chuyên nghiệp và đạo đức của các công ty CVNH, cũng
97

nhƣ hệ thống luật pháp quản lý chặt chẽ hoạt động này. Hiện tại, tại Việt Nam chƣa
có bất cứ quy định cụ thể nào về dịch vụ CVNH. Trên thực tế, việc một số công ty
tự giới thiệu là hoạt động theo mô hình CVNH nhƣng lại không hoạt động theo
đúng mô hình chuẩn và phù hợp với bản chất của ngành này, cho thấy những dấu
hiệu thiếu chuyên nghiệp và hiểu biết trong quá trình kinh doanh của các công ty
muốn hoạt động trong lĩnh vực CVNH.

Bên cạnh đó, do Việt Nam chƣa có nhiều thông tin về lĩnh vực CVNH dƣới
hình thức nghiên cứu, báo cáo mang tính chất phân tích cụ thể và đầy đủ, dẫn đến
các nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay ngang hàng không có đủ kiến thức và thông tin
chuẩn xác và chính thống, có thể dẫn đến hiểu nhầm CVNH với các hình thức tín
dụng đen hoặc đầu tƣ/ vay tiền tại các nền tảng không hoạt động đúng theo mô hình
CVNH chuẩn.Theo tổng kết của tác giả, hiện nay đang có hai nghiên cứu về hoạt
động tài chính công nghệ (Fintech) nói chung và CVNH nói riêng. Thứ nhất là bài
viết “Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất
đối với Việt Nam”, của ThS. Nghiêm Thanh Sơn, tại trang web của Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam ngày 05/05/2017. Hai là bài viết “FINTECH: Hệ sinh thái ở các
nƣớc và vận dụng tại Việt Nam”, của các tác giả: Ts. Hà Văn Dƣơng, Hà Phạm
Diễm Trang và Nguyễn Hoàn Mỹ Lệ, tại trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam ngày 09/02/2018. Tuy nhiên, các bài viết này lấy lĩnh vực Công nghệ tài chính
làm trọng tâm, chứ chƣa có nhiều các thông tin về CVNH.

3.4. Giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

Để có thể phát triển hoạt động CVNH theo hƣớng hiện đại, toàn diện và hiệu
quả, cần có các biện pháp cụ thể cho các bên liên quan đến hoạt động CVNH nhƣ
công ty CVNH, các NDDT và ngƣời đi vay thông qua các nền tảng CVNH, đồng
thời có các kiến nghị hợp lý và kịp thời đến các Cơ quan quản lý liên quan.

3.4.1. Đẩy mạnh việc ứng dụng các lợi thế của mạng internet, công nghệ tài
chính fintech và dữ liệu lớn big data.

 Căn cứ đề xuất giải pháp:


98

Hiện tại ở Việt Nam, một số công ty CVNH đã có sự chú trọng tận dụng các
lợi thế của mạng Internet, công nghệ tài chính (Fintech) và công nghê dữ liệu lớn
(big data). Các lợi thế của Internet đƣợc các công ty CVNH triển khai tốt nhất, với
mô hình giao dịch thông qua các phƣơng tiện Internet nhƣ trang web, mạng xã hội
facebook, ứng dụng trên điện thoại. Công nghệ dữ liệu lớn (Big data) cũng đƣợc sử
dụng trong việc lƣu trữ và cung cấp số lƣợng lớn dữ liệu cho khách hàng, đặc biệt là
các NĐT trong quá trình lựa chọn khoản cho vay tại một số công ty CVNH nhƣ
Tima hay Lendbiz. Tuy nhiên, việc triển khai này chƣa có sự đồng bộ và thống nhất
tại các công ty. Đặc biệt, việc triển khai hình thức mạng xã hội nội bộ-hình thức
đem lại sự kết nối và thông tin cho các bên tham gia giao dịch vẫn còn hạn chế. Do
đó, các công ty cần nâng cao việc áp dụng các lợi thế của internet, công nghệ tài
chính và big data để cung cấp các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn.

 Nội dung cụ thể:

Trƣớc hết, đối với việc cung cấp hệ thống dữ liệu lớn, các công ty cần nghiên
cứu và đầu tƣ hợp lý để có thể tổng hợp và lƣu trữ nguồn dữ liệu này, do dữ liệu
lớn thƣờng bao gồm tập hợp dữ liệu với kích thƣớc vƣợt xa khả năng của các công
cụ phần mềm thông thƣờng để thu thập, hiển thị, quản lý và xử lý dữ liệu trong một
thời gian có thể chấp nhận đƣợc. Dữ liệu lớn yêu cầu một tập các kỹ thuật và công
nghệ đƣợc tích hợp theo hình thức mới để khai phá từ tập dữ liệu đa dạng, phức tạp,
và có quy mô lớn.

Về vấn đề tập hợp dữ liệu, khi có khách hàng có nhu cầu vay vốn, các công ty
CVNH cần có các biện pháp để thu thập đầy đủ và chính xác các thông tin của
khách hàng để xây dựng lên tập dữ liệu. Do quá trình hoàn thiện hồ sơ vay vốn
thƣờng diễn ra thông qua mạng internet, nên các công ty cần có các yêu cầu cụ thể
đối với các thông tin chi tiết cần thu thập. Ví dụ nhƣ, thay vì chỉ yêu cầu khách
hàng điền thông tin “nghề nghiệp”, các công ty CVNH cần ghi rõ yêu cầu nhƣ
“nghề nghiệp, địa chỉ công ty, chức vụ”. Thông tin càng cụ thể và chi tiết càng có
giá trị trong việc tổng hợp phân tích đánh giá khách hàng sau này.
99

Bên cạnh đó, việc xây dựng các Mạng xã hội nội bộ cho bên đầu tƣ và bên vay
cũng có thể dễ dàng triển khai, vì hiện nay việc xây dựng một trang web hoặc một
nhóm/ trang trên mạng xã hội facebook rất thuận tiện và dễ dàng. Đối với mạng lƣới
tình bạn hay các nhóm, các công ty CVNH có thể lập các nhóm/ trang trang mạng
xã hội nhƣ facebook; còn đối với diễn đàn thảo luận có thể xây dựng với hình thức
nhóm trên mạng xã hội hoặc một diễn đàn trên chính nền tảng (trang web) của các
công ty CVNH. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực của các hoạt động trong các
trang/ nhóm này, ngƣời tham gia cần sử dụng đúng tài khoản sử dụng để đăng nhập
vào trang web (nền tảng) CVNH và đƣợc đánh giá là đủ điều kiện tham gia giao
dịch sau quá trình kiểm tra tín dụng.

Hơn nữa, các công ty CVNH có thể thiết kế thêm phần đánh giá đối tác (chấm
điểm), cụ thể là các bên tham gia giao dịch – ngƣời đi vay và cho vay, bởi các thông
tin này có thể là nguồn tham chiếu cho các lần giao dịch tiếp theo của họ. Để đảm
bảo tính chính xác cho phần đánh giá đối tác này, bên cạnh phần chấm điểm (ví dụ:
1/5 hoặc 2/5 điểm), cần có các phần chấm điểm thành phần nhƣ: sự đúng hẹn trong
giao dịch, thái độ hợp tác trong giao dịch.

 Chủ thể thực hiện: Các công ty CVNH

 Điều kiện thực hiện giải pháp:

+ Khả năng nhận thức đúng đắn của các cấp quản lý các công ty CVNH về
việc đẩy mạnh việc ứng dụng các lợi thế của mạng internet, công nghệ tài chính
fintech và dữ liệu lớn big data.

+ Có đủ nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất để thực hiện các nhiệm vụ
liên quan.

 Kết quả dự kiến:

+ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm đối tác giao dịch.

+ Tăng số lƣợng ngƣời tiếp cận với dịch vụ của các công ty CVNH thông qua
các kênh quảng bá.
100

+ Cung cấp thêm nguồn thông tin để đánh giá đối tác giao dịch thông qua
mạng xã hội nội bộ và phần đánh giá đối tác.

3.4.2. Thành lập Tổ chức các doanh nghiệp trong ngành Cho vay ngang hàng
để cùng nhau học hỏi, phát triển hệ thống lành mạnh.

 Căn cứ đề xuất giải pháp:

Tổ chức CVNH của Anh (P2PFA) đã chứng tỏ đƣợc vai trò tích cực trong
việc quản lý và thúc đẩy các hoạt động của mô hình CVNH phát triển theo hƣớng
hiện đại, minh bạch và minh bạch tại Anh. Do đó, Việt Nam có thể học hỏi và xây
dựng một tổ chức về CVNH, với vai trò kết nối các nhà cung cấp dịch vụ CVNH,
trƣớc hết là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành học hỏi kinh nghiệm và
cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, việc thành lập hiệp hội cũng là cơ sở tiêu chuẩn
hóa ngành CVNH, đồng thời cũng là một hình thức quảng bá cho hoạt động này tại
Việt Nam.

 Nội dung cụ thể:

Để có thể thành lập tổ chức các doanh nghiệp trong ngành CVNH, trƣớc hết
cần tổ chức các hoạt động gặp g và giao lƣu giữa các công ty trong ngành CVNH.
Việc này sẽ tạo điều kiện để các công ty CVNH cùng học hỏi, giúp đ nhau cùng
phát triển, thậm chí là hợp tác cùng nhau; đồng thời cũng là tiền đề để thành lập Tổ
chức CVNH Việt Nam.

Tác giả đề xuất giải pháp thành lập Tổ chức CVNH Việt Nam dựa trên kinh
nghiệm phát triển Hiệp hội CVNH tại Anh P2PFA. Cụ thể nhƣ sau:

+ Tổ chức CVNH Việt Nam cần có ban quản trị, có điều kiện tham gia và các
bộ quy tắc cần thiết nhằm tiêu chuẩn hóa ngành CVNH tại Việt Nam. Bên cạnh đó,
cần triển khai các kênh truyền thông cho Tổ chức CVNH Việt Nam nhằm quảng bá
hoạt động CVNH tại Việt Nam.

+ Các điều kiện tham gia Tổ chức CVNH tại Việt Nam đó là:
101

+> Phải chứng minh khả năng quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động hiệu
quả; đạt đƣợc các tiêu chuẩn cao về tính minh bạch, bao gồm cung cấp thông tin rõ
ràng, cân bằng và công bằng cho tất cả khách hàng.
+> Các công ty phải cam kết thực hiện đầy đủ Nguyên tắc Hoạt động và Bộ
Quy tắc của Tổ chức CVNH Việt Nam.
+> Các công ty phải chứng minh đƣợc việc sở hữu một mô hình kinh doanh
lành mạnh và có trách nhiệm.
+ Nguyên tắc hoạt động:
Các nguyên tắc hoạt động đƣa ra các tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh mà các
Thành viên của Tổ chức CVNH Việt Nam phải tuân thủ, đƣợc xác định và sửa đổi
bổ sung nếu có sự chấp thuận của 2/3 của Ban Quản trị (các thành viên đại diện của
các công ty CVNH tham gia tổ chức và Ban quản trị) theo thời gian và đƣợc đăng
trên trang web của Tổ chức CVNH Việt Nam.
+ Bộ nguyên tắc hoạt động gồm các nguyên tắc cao cấp và các nguyên tắc
hoạt động cụ thể. Trong đó, tác giả đề xuất một số nguyên tắc cao cấp là:
+> Vận hành kinh doanh với năng lực chuyên môn và nghiệp vụ;
+> Điều hành kinh doanh với tính nhất quán;
+> Giao dịch với khách hàng một cách trung thực và công bằng;
+> Minh bạch về hoạt động của công ty CVNH;
+> Thúc đẩy và duy trì các tiêu chuẩn cao về thực tiễn kinh doanh;
+> Cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị cho ngƣời tiêu
dùng.
+ Bên cạnh đó là các nguyên tắc hoạt động cụ thể về:
+>Tính chính xác và minh bạch: Các thành viên của Tổ chức phải tuân thủ sự
chính xác và minh bạch trong hoạt động quảng cáo và các thông tin liên quan đến
đầu tƣ. Thêm vào đó, các công ty CVNH phải công bố đầy đủ các thông tin về tình
hình nợ xấu; chi tiết các khoản nợ; kết quả kinh doanh của 03 năm gần nhất; các
thông tin cung cấp cho ngƣời vay và ngƣời đi vay. Không chỉ vậy, các công ty
CVNH cũng phải công bố các thông tin khác nhƣ thông tin chi tiết về thủ tục khiếu
nại, đội ngũ quản lý, văn bản chứng minh sự hợp pháp, địa điểm trụ sở chính và
102

ngày ra mắt công ty, các biện pháp xử lý khi công ty CVNH phá sản và bất kỳ thay
đổi nào trong hoạt động kinh doanh ảnh hƣởng đến khách hàng trên trang web của
công ty CVNH.
+> Quản lý rủi ro của các công ty CVNH: Các công ty CVNH phải thể hiện sự
tuân thủ và áp dụng những quy định có tác dụng bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Cụ thể, các
công ty CVNH phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, chống rửa tiền và hoạt
động gian lận. Đặc biệt, đối với tiền gửi của khách hàng, các công ty CVNH phải
giữ các khoản tiền trong một tài khoản ngân hàng tách biệt và tài khoản này phải
đƣợc công ty kiểm toán độc lập kiểm toán hàng năm.
+> Quản trị và kiểm soát: Nguyên tắc này yêu cầu các công ty CVNH thành
viên phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đã đƣợc thiết lập theo một
cách phù hợp; các điều kiện về cho vay và xử lý khiếu nại.
+> Việc cung cấp dữ liệu cho Tổ chức: Nguyên tắc này yêu cầu các công ty
CVNH cung cấp các số liệu đƣợc quy định về hoạt động cho vay hàng quý cho Bộ
phận tiếp nhận thông tin của Tổ chức CVNH Việt Nam vào ngày 10 của tháng sau
khi kết thúc quý.
+ Việc triển khai các kênh truyền thông cho Tổ chức CVNH Việt Nam:
Để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho Tổ chức CVNH Việt Nam, cần tạo
dựng bộ nhận diện thƣơng hiệu ấn tƣợng và phù hợp bao gồm: logo, giao diện trang
web và câu khẩu hiệu (slogan) và đƣợc thực hiện bởi một công ty quảng cáo thuê
ngoài. Bên cạnh đó, có thể phát triển các kênh quảng bá khác nhƣ nhóm và trang
trên mạng xã hội Facebook; thực hiện các clip quảng cáo (viral clip) trên
Youtube,…Các thông tin, bài viết trên các kênh truyền thông này cần chính xác, thu
hút và mang tính cập nhật.
 Chủ thể thực hiện: Các công ty CVNH
 Điều kiện thực hiện giải pháp:
+ Nhận thức của các công ty CVNH về việc thành lập một Tổ chức CVNH
Việt Nam.
+ Tinh thần xây dựng, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, tuân thủ các nguyên tắc
hoạt động của các thành viên tham gia Tổ chức CVNH Việt Nam.
103

+ Có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và thực hiện các hoạt động truyền
thông cho Tổ chức CVNH Việt Nam. Các thành viên của Tổ chức cần đóng góp
mức phí hội viên theo định kỳ, cũng nhƣ đóng góp các khoản phí cần thiết và phù
hợp với từng hoạt động/ chiến dịch truyền thông.
 Kết quả dự kiến:
+ Tiêu chuẩn hoạt động của hoạt động CVNH tại Việt Nam đƣợc nâng cao
theo hƣớng chuyên nghiệp, hiệu quả.
+ Hoạt động CVNH đƣợc quảng bá rộng rãi tại Việt Nam.
3.4.3. Đâỷ mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, kết hợp với hệ
thống ngân hàng.
 Căn cứ đề xuất giải pháp:
Có một thực tế hiện nay, đó là các công ty CVNH có tiền thân là các công ty
khởi nghiệp (start up), và có một số công ty đã kêu gọi đƣợc nguồn đầu tƣ của các
tổ chức nƣớc ngoài. Việc gọi vốn từ các tổ chức nƣớc ngoài không chỉ đóng vai trò
trong việc cung cấp nguồn vốn hoạt động cho các công ty CVNH, mà còn là cơ hội
để các công ty đƣợc học hỏi kinh nghiệm quản lý và công nghệ từ các NĐT nƣớc
ngoài. Do đó, việc đầu tƣ và gọi vốn từ các công ty nƣớc ngoài có thể là một biện
pháp hữu hiệu cho sự phát triển của hoạt động CVNH tại Việt Nam
Bên cạnh đó, thị trƣờng CVNH non trẻ của Việt Nam có thể phát huy đƣợc hết
tiềm năng nếu có thể kết hợp đôi bên cùng có lợi với các tổ chức ngân hàng truyền
thống. Trên thực tế, một số mô hình liên quan đến công nghệ tài chính Fintech nhƣ
các sản phẩm ví điện tử Momo, Mobivi cũng đã kết hợp với các ngân hàng. Do đó,
các công ty CVNH tại Việt Nam có thể kết hợp với hệ thống các ngân hàng thƣơng
mại để đem lại hình thức giao dịch thuận tiện cho các bên tham gia.
 Nội dung cụ thể:
+ Để có thể kêu gọi vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các công ty
CVNH cần chứng minh đƣợc mô hình kinh doanh có tính khả thi và có khả năng
sinh lợi tốt với các dẫn chứng và số liệu cụ thể về thị trƣờng mục tiêu, thị phần,
doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Điều này đòi hỏi các công ty CVNH chú trọng đến
việc tính toán và phân tích các số liệu về hoạt động kinh doanh, từ đó có các kế
104

hoạch cụ thể để đạt đƣợc tiêu chuẩn đầu tƣ cần thiết. Bên cạnh đó, các công ty
CVNH cần chủ động trong việc tiếp cận với các Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp
thông qua các phƣơng thức liên hệ trực tiếp, tham gia các cuộc thi kêu gọi vốn, hay
thông qua các công ty trung gian có vai trò kết nối các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp
cần rót vốn. Để có thể thuyết phục đƣợc các Nhà đầu tƣ rót vốn cho công ty CVNH,
ngoài một mô hình hoạt động hiệu quả, còn đòi hỏi ngƣời đại diện công ty CVNH
có khả năng thuyết trình và thuyết phục, đàm phán tốt. Do đó, ngƣời đại diện của
công ty CVNH cần tìm hiểu kỹ các thông tin của Nhà đầu tƣ rót vốn, từ đó thƣơng
thuyết để đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ của họ đồng thời vẫn đảm bảo đƣợc quyền
lợi của công ty CVNH của mình.
+ Về việc hợp tác với các ngân hàng, các công ty CVNH tại Việt Nam có thể
lựa chọn phƣơng án hợp tác coi Ngân hàng nhƣ Nhà đầu tƣ, giúp các công ty
CVNH có thêm nguồn vốn đầu tƣ, và các Ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục
đầu tƣ của mình.
 Chủ thể thực hiện: Các công ty CVNH.
 Điều kiện thực hiện giải pháp:
+ Các công ty CVNH phải hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ với tính cạnh tranh
cao; quy trình hoạt động mang tính chuyên nghiệp; đạt đƣợc yêu cầu của các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ các ngân hàng đối tác.
+ Các cơ quan Quản lý thực hiện xúc tiến các hoạt động đầu tƣ, kết nối để tạo
điều kiện cho hoạt động CVNH trong hoạt động kêu gọi vốn.
 Kết quả dự kiến: Các công ty CVNH có thêm nguồn vốn để hoạt động, đồng
thời nhận đƣợc sự tƣ vấn và trợ giúp bởi các cố vấn từ các quỹ đầu tƣ.
3.4.4. Thực hiện các nghiên cứu về hoạt động CVNH để nâng cao hiểu biết,
niềm tin đối với các khách hàng, là động lực để các công ty CVNH phát triển.
 Căn cứ đề xuất giải pháp:
Việc một số các công ty tự nhận đang hoạt động trong lĩnh vực CVNH, nhƣng
lại có mô hình hoạt động không đúng với bản chất của hình thức này có thể là hệ
quả của việc các NĐT không có các tài liệu chính thống nhăm tìm hiểu một cách
thuận lợi các đặc điểm của hình thức CVNH. Hiện nay, Việt Nam chƣa có bất cứ
105

một khảo sát/ nghiên cứu chuyên sâu nào về CVNH, điều này là rào cản lớn cho
những đối tƣợng cần thông tin về mô hình này, nhƣ các NĐT, ngƣời đi vay, nhà vận
hành công ty CVNH và cả các cơ quan quản lý. Do đó, việc thực hiện các nghiên
cứu liên quan đến hình thức tài chính mới là việc làm cấp thiết để tạo điều kiện cho
việc giao dịch, xây dựng nền tảng và quản lý của các bên liên quan.
Gần đây, trên Tạp chí ngân hàng số 7, có bài phân tích của Ông Nghiêm Văn
Sơn - Phó Trƣởng Ban Chỉ đạo lĩnh vực Fintech NHNN, Phó Vụ trƣởng Vụ Thanh
toán, NHNN với tiêu đề “Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc
tế và một số đề xuất đối với Việt Nam”43. Đây là một trong số ít tài liệu phân tích về
lĩnh vực công nghệ tài chính nói chung và CVNH nói riêng tại Việt Nam. Do đó, rất
cần các Cơ quan quản lý nhƣ Ban chỉ đạo lĩnh vực Fintech tiến hành các nghiên
cứu, phân tích mang tính chất định kỳ để có sự phân tích, so sánh cụ thể chi tiết, từ
đó xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
 Nội dung cụ thể:
Để thực hiện biện pháp này, trƣớc hết cần tập hợp đƣợc các thông tin và số
liệu cần thiết từ các công ty CVNH. Sau khi tham khảo các báo cáo, nghiên cứu
quốc tế, một hệ thống các yếu tố cần đƣợc đƣa ra để các công ty CVNH tiến hành
đo lƣờng và ghi chép lại, ví dụ nhƣ dƣ nợ cho vay hàng tháng, tỷ trọng cho vay, số
nhà đầu tƣ, số ngƣời đi vay, quy mô vốn vay trung bình,… Điều này có thể đƣợc
thực hiện bởi chính các công ty CVNH hoặc do các cơ quan quản lý có liên quan
nhƣ Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính. Tiếp đên là công việc tiến hành
nghiên cứu. Để các nghiên cứu mang tính công khai và minh bạch, các nghiên cứu
này cần đƣợc thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu độc lập hoặc các cơ quan quản
lý có liên quan. Các báo cáo, nghiên cứu nên mang tính chất tổng hợp và định kỳ để
cung cấp các thông tin thiết yếu và đầy đủ về hoạt động CVNH tại Việt Nam.
 Chủ thể thực hiện: Các công ty CVNH, Cơ quản quản lý có liên quan.
 Điều kiện thực hiện giải pháp:
+ Các công ty CVNH cần có ý thức việc tổng hợp và cung cấp các số liệu một
các kịp thời, chính xác.
106

+ Cần có bên thứ ba độc lập hoặc các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện
nghiên cứu.
 Kết quả dự kiến: Có các báo cáo, nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động
CVNH tại Việt Nam.
3.5. Kiến nghị.
Nhƣ đã phân tích ở trên, hiện tại ở Việt Nam chƣa có bất cứ một văn bản pháp
lý nào dành cho hoạt động CVNH. Việc này cần đòi hỏi thời gian nghiên cứu và tìm
hiểu chuyên sâu về đặc điểm và xu hƣớng phát triển của mô hình CVNH tại Việt
Nam, không thể diễn ra trong thời gian ngắn. Hiện tại các công ty CVNH tại Việt
Nam đƣợc xếp vào nhóm các “công ty công nghệ tài chính-công ty Fintech”, lĩnh
vực đang thu hút đƣợc sự quan tâm của các cấp quản lý, với bằng chứng là việc
thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính. Do đó, trong tƣơng lai, hoàn
toàn có thể xây dựng đƣợc hệ thống quy định pháp luật dành riêng cho Lĩnh vực
công nghệ tài chính. Để có thể đẩy nhanh sự hoàn thiện khung pháp lý của Việt
Nam dành cho hoạt động CVNH, cần có sự kết hợp với các Cơ quan có liên quan
nhƣ Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Tƣ pháp. Bên cạnh đó, các công
ty CVNH nói riêng và các doanh nghiệp Fintech nói chung cung ứng các sản phẩm,
dịch vụ, giải pháp dựa trên môi trƣờng mạnh, nên đối với các hoạt động cung ứng
dịch vụ xuyên biên giới đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý của cả Bộ Thông tin
truyền thông, Bộ Công Thƣơng.
107

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) -
kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” có thể
rút ra đƣợc một số kết luận sau đây:

 Về bản chất, CVNH là quan hệ vay và cho vay trực tiếp giữa bên cho vay
(NĐT) và bên đi vay, và quá trình cho vay đƣợc thực hiện trực tuyến hoặc ngoại
tuyến thông qua các nền tảng CVNH. Các công ty CVNH thƣờng không phải là
NĐT trực tiếp cho vay tiền, mà họ tạo ra không gian kết nối các bên tham gia, đồng
thời cung cấp các dịch vụ đơn giản hóa quá trình vay và cho vay.
 Đặc điểm tiêu biểu của hoạt động CVNH là sự nhanh chóng và thuận tiện
cho các bên tham gia. Tính nhanh chóng và thuận tiện của CVNH đƣợc thể hiện chủ
yếu ở các mặt: quá trình tham gia giao dịch chủ yếu thông qua mạng internet; không
bị hạn chế bởi thời gian và không gian; thời gian và thủ tục đầu tƣ cũng nhƣ đi vay
ngắn; đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ và vay vốn đa dạng. Đặc điểm này của CVNH
chủ yếu là do hình thức CVNH là hình thức tín dụng tận dụng đƣợc các ƣu điểm
của Internet và công nghệ tài chính (fintech).
 Việc xây dựng nền tảng pháp lý điều chỉnh cho hoạt động CVNH hiện chƣa
hoàn chỉnh. Ngay cả tại các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc, hệ thống
quy định và pháp luật cho CVNH vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và sửa đổi.
 Tại Việt Nam, hoạt động CVNH mới chỉ có quy mô rất nhỏ so với thế giới,
với khá ít các công ty cung cấp dịch vụ CVNH. Tuy mới xuất hiện bắt đầu từ cuối
năm 2015, nhƣng các công ty CVNH tại Việt Nam đã có khả năng vận dụng tốt các
lợi thế của mạng Internet và công nghệ tài chính, cũng nhƣ các lợi thế của mô hình
CVNH nhƣ thuận tiện và nhanh chóng để phát triển và thu hút các bên tham gia
giao dịch, phát triển theo đúng mô hình CVNH trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh
đó cũng xuất hiện một số công ty hoạt động sai lệch so với bản chất của hình thức
CVNH. Điều này sẽ có thể ảnh hƣởng không nhỏ đến uy tín các công ty CVNH
đang hoạt động theo đúng quy chuẩn mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển của cả
ngành CVNH tại Việt Nam nói chung. Do đó, rất cần có những biện pháp phù hợp
108

và hiệu quả để phát triển hoạt động CVNH tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm học
tập từ các nƣớc nhƣ Anh, Mỹ và Trung Quốc.

 Năm bài học kinh nghiệm tiêu biểu đƣợc rút ra từ quá trình phát triển hoạt
động CVNH tại ba quốc gia Anh, Mỹ và Trung Quốc đó là: Hệ thống pháp lý cần
đƣợc xây dựng phù hợp với sự phát triển của hoạt động Cho vay ngang hàng; Thành
lập Tổ chức Cho vay ngang hàng là việc làm cần thiết để phát triển hoạt động Cho
vay ngang hàng; Có thể phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng theo hƣớng hợp
tác cùng hệ thống ngân hàng truyền thống; Cần thực hiện các báo cáo, nghiên cứu
mang tầm khu vực và quốc tế giúp nâng cao nhận thức và góp phần phát triển của
Cho vay ngang hàng; Cần thực hiện công tác dự báo và công khai các yếu tố rủi ro
liên quan đến hoạt động Cho vay ngang hàng một cách kịp thời và chính xác.

 Từ những bài học kinh nghiệm, kết hợp với những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình vận dụng kinh nghiệm tại Anh, Mỹ và Trung Quốc để phát triển mô
hình CVNH tại Việt Nam, một số giải pháp đƣợc đề xuất nhằm phát triển hoạt động
CVNH tại Việt Nam là: Đẩy mạnh việc ứng dụng các lợi thế của mạng internet,
công nghệ tài chính fintech và dữ liệu lớn big data; Thành lập tổ chức các doanh
nghiệp trong ngành CVNH; Đẩỷ mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tƣ từ nƣớc ngoài,
kết hợp với hệ thống ngân hàng. Trong đó, việc Xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp
và Thực hiện các nghiên cứu về ngành là hai biện pháp cấp thiết và cần đƣợc triển
khai đồng bộ.
Nếu các giải pháp này đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, sẽ góp
phần không nhỏ cho việc phát triển hoạt động CVNH-một hình thức tài chính mới
có nhiều ƣu điểm và lợi thế phát triển, góp phần làm đa dạng hóa thị trƣờng tài
chính tại Việt Nam nói chung và cung cấp loại hình tài chính thay thế hiệu quả cho
một số đối tƣợng nhƣ: các DNVVN hay các đối tƣợng cần nguồn vốn nhỏ trong
thời gian ngắn nói riêng.
GHI CHÚ
1
Dữ liệu lớn (Tiếng Anh: Big data) là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập
hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không
xử lý đƣợc. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức nhƣ phân tích, thu thập, giám sát dữ
liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lƣu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tƣ.
Thuật ngữ này thƣờng chỉ đơn giản đề cập đến việc việc sử dụng các phân tích dự
báo, phân tích hành vi ngƣời dùng, hoặc một số phƣơng pháp phân tích dữ liệu tiên
tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thƣớc của bộ dữ liệu.

https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%AF_li%E1%BB%87u_l%E1%BB%
9Bn
2
Trong kinh tế học, “thị trƣờng hai mặt”, còn đƣợc gọi là các mạng lƣới hai
mặt, là nền tảng kinh tế trong đó có hai nhóm ngƣời sử dụng riêng biệt, cung cấp
cho nhau các lợi ích. Thị trƣờng hai mặt tạo ra giá trị chủ yếu bằng cách cho phép
tạo ra các tƣơng tác trực tiếp giữa hai loại khách hàng đƣợc liên kết với nhau; đƣợc
gọi là nền tảng đa chiều. https://en.wikipedia.org/wiki/Two-sided_market
3
Zopa, nền tảng CVNH đầu tiên trên thế giới, đã đƣợc khởi tạo vào năm 2005.
4
Các nền tảng CVNH vẫn chịu trách nhiệm trong quá trình thu hồi nợ, thông
qua việcbồi thƣờng cho NĐT một khoản phí phục vụ cho vay nếu các khoản nợ
không thu hồi đƣợc. Điều này tƣơng đƣơng với việc mất phí phục vụ quản lý tài sản
hàng năm (tính theo phần trăm tài sản đang đƣợc quản lý) nếu các khoản đầu tƣ bị
quản lý kém.
5
Một sự phân biệt có thể đƣợc thực hiện giữa đấu giá không đồng nhất và đấu
giá đồng nhất. Với đấu giá không đồng nhất, các bên đấu thầu, nếu thành công, nhận
đƣợc những gì họ đặt giá thầu, ngay cả khi những ngƣời khác đặt giá thầu khác
nhau. Với một cuộc đấu giá đồng nhất, tất cả các nhà thầu nhận đƣợc giá tốt nhất
(trong trƣờng hợp này, mức lãi suất cao nhất) đƣợc chấp nhận.
6
Ngoài ra, hầu hết các nhà đầu tƣ cũng sử dụng các phƣơng tiện này để chuyển
các khoản thanh toán từ ngƣời đi vay vào các khoản đầu tƣ (cho vay) mới. Dịch vụ
này giúp nhà đầu tƣ duy trì danh mục vốn vay đa dạng theo thời gian.
7
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Thành lập 1934) thƣờng gọi là
SEC là một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ, có nhiệm vụ cơ bản cƣ ng chế thị
hành luật chứng khoán liên bang và quản lí thị trƣờng chứng khoán hoặc ngành công
nghiệp chứng khoán. http://www.saga.vn/thuat-ngu/us-securities-and-exchange-
commission-sec-uy-ban-chung-khoan-va-san-giao-dich-my~3705
8
Nhƣ đƣợc mô tả trong FCA vào tháng 02, năm 2015,"A review of the
regulatory regime for crowdfunding and the promotion of non-readily realisable
securities by other media". https://www.fca.org.uk/publication/thematic-
reviews/crowdfunding-review.pdf
9
https://www.handbook.fca.org.uk/handbook/SYSC.pdf
10
https://www.handbook.fca.org.uk/handbook/CONC.pdf
11
Chính phủ Vƣơng quốc Anh đã giới thiệu Chƣơng trình trợ cấp ISA Tài
chính Sáng tạo vào ngày 6 tháng 4 năm 2016. IFISA cho phép các cá nhân sử dụng
một phần (hoặc tất cả) khoản trợ cấp đầu tƣ ISA hàng năm của họ để cho vay tiền.
https://innovativefinanceisa.org.uk/the-isa/
12
https://www.americanbanker.com/opinion/line-between-banks-and-
marketplace-lenders-thinner-than-you-think
13
Tái cấp tài chính (refinance): Refinancing là hành vi trả hết một khoản nợ vay
bằng tiền có đƣợc từ một khoản vay mới, thƣờng cùng quy mô độ lớn tài chính, và
sử dụng cùng một tài sản (bất động sản) để thế chấp. http://www.saga.vn/thuat-
ngu/refinancing-tai-cap-tai-chinh~2751
14
Khoản vay bắc cầu bằng bất động sản: Tiền vay ngắn hạn tài trợ chi phí
ngƣời mua nhà khi bán căn nhà này và mua căn nhà khác. Tiền vay cung cấp vốn để
mua nhà mới, trƣớc khi hoàn tất các thủ tục cho việc bán căn nhà cũ.
http://www.saga.vn/thuat-ngu/bridge-loan-khoan-cho-vay-bac-cau~32294
15
15 U.S.C. §§ 1601 và tiếp theo; xem thêm 12 C.F.R. Phần 1026.
16
15 U.S.C. §§ 1691 và tiếp theo; xem thêm 12 C.F.R. Phần 1005.
17
15 U.S.C. §§ 1681 và tiếp theo.
18
15 U.S.C. §§ 6801 và tiếp theo; xem thêm 12 C.F.R. Phần 1016.
19
15 U.S.C. §§ 1693 và tiếp theo; xem thêm 12 C.F.R. Phần 1010
20
12 U.S.C. §§ 1951-1959.
21
15 U.S.C. §§ 1692 et seq.
22
Một nhà cung cấp nền tảng cũng có thể đƣợc coi là "nhà cung cấp dịch vụ"
thuộc thẩm quyền của CFPB nếu cung cấp dịch vụ vật chất cho "ngƣời đƣợc bảo
hiểm" liên quan đến việc cung cấp hoặc cung cấp một sản phẩm tài chính hoặc dịch
vụ tiêu dùng các điều khoản đƣợc định nghĩa trong Đạo luật Dodd-Frank năm 2010
("Đạo luật Dodd-Frank"), Pub. Law No. 111-203, 124 Stat. 1955, §§ 1001 et seq.
23
15 U.S.C. § 45.
24
”Cấp cho nguyên đơn ra phán quyết tóm tắt và kết luận rằng đối tác không
phải ngân hàng, chứ không phải đối tác ngân hàng, là "ngƣời cho vay thật sự"”. E.g.,
Consumer Financial Protection Bureau v. CashCall, Inc., et al., CV 15-7522-JFW
(C.D. Cal., August 31, 2016).
25
Id. * 7.
26
Madden v. Midland Funding, LLC, 786 F.3d 246 (2nd Cir. 2015), cert
denied, No. 15-610 (hereinafter, Madden). (ngày 27 tháng 6 năm 2016).
27
OCC định nghĩa "đổi mới có trách nhiệm" nhƣ việc sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ và các quy trình tài chính mới hoặc cải tiến để đáp ứng nhu cầu đang phát
triển của ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và cộng đồng theo cách nhất quán với quản
lý rủi ro hợp lý và phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh tổng thể.
28
Tám nguyên tắc nhƣ sau: (1) hỗ trợ đổi mới có trách nhiệm; (2) thúc đẩy một
nền văn hoá nội bộ tiếp nhận sự đổi mới; (3) tận dụng kinh nghiệm nội bộ và chuyên
môn; (4) khuyến khích đổi mới có trách nhiệm cung cấp việc tiếp cận công bằng đến
các dịch vụ tài chính và đối xử công bằng với ngƣời tiêu dùng; (5) hoạt động an toàn
và âm thanh hơn nữa; (6) Khuyến khích các ngân hàng thuộc mọi quy mô tích hợp
đổi mới có trách nhiệm vào kế hoạch chiến lƣợc của họ; (7) thúc đẩy đối thoại đang
diễn ra thông qua tiếp cận chính thức; và (8) cộng tác với các cơ quan quản lý khác.
https://media2.mofo.com/documents/160406occfintechframework.pdf.
29
Xem Các nhận xét của Thomas J. Curry, Kiểm soát viên của tiền tệ, trƣớc
Hội nghị Thƣợng đỉnh Chính sách Cho vay Thị trƣờng 2016 (13 tháng 9 năm 2016),
có tại: http://www.occ.gov/news-issuances/speeches/2016/ pub-speech-2016-
111.pdf.
30
https: // media2.mofo.com/documents/151102seccrowdfunding.pdf.
31
Các biện pháp tạm thời để quản lý các hoạt động kinh doanh của các thông
tin cho vay trực tuyến Các tổ chức trung gian. 网络 借贷 信息 中介 机构 业务 活
动 管理 暂行办法] (CHND Trung Hoa, 24 Tháng Tám, 2016).
32
Xem id. Điều 2.
33
https://en.wikipedia.org/wiki/Alternative_finance.
34
Xem id. Điều 17.
35
Xem id. Điều 17.
36
Xem Id. Điều 28.
37
https://www.sba.gov/sites/default/files/advocacy/Issue-Brief-10-P2P-
Lending_0.pdf
38
Các kỳ phiếu đƣợc phát hành bởi các nền CVNH cũng nhƣ các khoản vay
không đƣợc đảm bảo bởi bất kỳ tài sản thế chấp; bất kỳ cơ quan chính phủ hoặc bên
thứ ba nào khác.
39
Đây là các khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng.
40
Cách 1: Không sử dụng tiền lãi và gốc để tái đầu tƣ.

Cách 2: Bán lại các khoản đầu tƣ này cho NĐT khác. Lendbiz sẽ hỗ trợ chào
bán khoản đầu tƣ và tìm kiếm NĐT có nhu cầu. Nếu không tìm đƣợc các NĐT khác,
NĐT phải năm giữ khoản đầu tƣ đến khi đáo hạn.
40
Xem Hiệp hội Tài chính Peer-to-Peer (2015b và 2016a).
41
http://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bccp2017m12_final.pdf
42
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/loi-tai-anh-tai-a-
trong-nhung-vu-tien-gui-ngan-hang-boc-hoi-3463240.html
43
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?
centerWidth=80%25&dDocName=SBV288013&leftWidth=20%25&rightWidth=0
%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=14pqs24p09_93&_afrLoop=220243263391000#%40%3F_afrLoop%3D22024
3263391000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV288013%26lef
tWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sho
wHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dw1oa4mtxw_78
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

STT Tác giả Tên bài báo/ Đề tài Tên tạp chí/ Hội thảo

1 Trần Thu Phƣơng Kinh nghiệm phát triển Kỷ yếu Hội thảo

TS Trần Thị Lƣơng Bình hình thức cho vay ngang “Phát triển tài chính
hàng (P2P lending) tại tại Việt Nam sau đổi
Vƣơng Quốc Anh và bài mới”, Hà Nội, tháng
học rút ra cho Việt Nam 06 /2018.

2 Trần Thu Phƣơng Kinh nghiệm phát triển Tạp chí Tài chính,
hình thức cho vay ngang ISSN 2615-8973,
hàng tại Trung Quốc và tháng 06/2018.
kinh nghiệm cho Việt
Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Phan Thị Cúc, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê,
năm 2018, trang 63.
2. Hà Văn Dƣơng, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàn Mỹ Lệ,
FINTECH: Hệ sinh thái ở các nƣớc và vận dụng tại Việt Nam, 2018, tại địa chỉ
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWi
dth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV327374&rig
htWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=255702821374000#%40%3F_afr
Loop%3D255702821374000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSB
V327374%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter
%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Ds4yuco6ml_135, truy
cập ngày 29/03/2018.
3. Trần Minh Hải, Lỗi 'tại anh, tại ả' trong những vụ tiền gửi ngân hàng
bốc hơi, năm 2016, tại địa chỉ https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-
hang/loi-tai-anh-tai-a-trong-nhung-vu-tien-gui-ngan-hang-boc-hoi-3463240.html,
truy cập ngày 01/02/2018.
4. Hồng Dung, Đón đầu xu thế, hoàn thiện khung pháp lý cho Fintech,
2017, tại địa chỉ http://interactive.tinnhanhchungkhoan.vn/2017/magazine/don-dau-
xu-the-hoan-thien-khung-phap-ly-cho-fintech/index.html, truy cập ngày 20/02/2018.
5. Lendbiz, tại địa chỉ https://lendbiz.vn/, truy cập ngày 28/02/18.
6. MoneyBank, tại địa chỉ https://moneybank.vn/vn, truy cập ngày
28/02/18.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Hội nghị Ban Chỉ đạo Fintech NHNN
lần thứ nhất, năm 2017, tại địa chỉ
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWid
th=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV292033&right
Width=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=252703828228000#%40%3F_afrLo
op%3D252703828228000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV
292033%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%
3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Ds4yuco6ml_51, truy cập
ngày 15/03/2018.
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc thành lập Ban
Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính, năm 2017, tại địa chỉ
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWid
th=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV285936&right
Width=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=253112396660000#%40%3F_afrLo
op%3D253112396660000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV
285936%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%
3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Ds4yuco6ml_93, truy cập
ngày 15/03/2018.
9. [School_PPNCKH] Hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học,
năm 2016, tại địa chỉ https://cachhoc.net/2013/12/03/school-ppnckh-he-thong-cac-
phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/ , truy cập ngày 01/02/2018.
10. Quốc Hội, Luật Doanh nghiệp, 2014, tại địa chỉ
http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid
=30314, truy cập ngày 20/03/2018.
11. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Báo cáo Tình hình kinh tế - tài
chính năm 2017 và triển vọng năm 2018, năm 2017, tại địa chỉ
http://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bccp2017m12_final.pdf, truy cập ngày
01/02/2018.
12. Nghiêm Thanh Sơn, Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh
nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam, năm 2017, tại địa chỉ
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?center
Width=80%25&dDocName=SBV288013&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&s
howFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=14pqs24p09_93&_afrLoop=220243263391000#%40%3F_afrLoop%3D22024
3263391000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV288013%26lef
tWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sho
wHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dw1oa4mtxw_78, truy cập ngày
01/02/2018.
13. Tạp chí tài chính, Chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc
vốn ngân hàng, năm 2016, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-
doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/chi-co-30-doanh-nghiep-nho-va-vua-tiep-can-duoc-
von-ngan-hang-98279.html, truy cập ngày 01/02/2018.
14. Xuân Thân, Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận tín dụng, năm
2017, tại địa chỉ https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep-nho-va-vua-van-kho-tiep-can-
tin-dung-679273.vov, truy cập ngày 01/02/2018.
15. Saga, Bridge loan / khoản cho vay bắc cầu, tại địa chỉ
http://www.saga.vn/thuat-ngu/bridge-loan-khoan-cho-vay-bac-cau~32294, truy cập
ngày 20/02/2018.
16. Saga, Refinancing / tái cấp tài chính, tại địa chỉ
http://www.saga.vn/thuat-ngu/refinancing-tai-cap-tai-chinh~2751, truy cập ngày
20/02/2018.
17. Saga, U.s. Securities and exchange commission / sec / Ủy ban chứng
khoán và sàn giao dịch Mỹ, tại địa chỉ http://www.saga.vn/thuat-ngu/us-securities-
and-exchange-commission-sec-uy-ban-chung-khoan-va-san-giao-dich-my~3705,
truy cập ngày 20/02/2018.
18. SHA, tại địa chỉ Tietkiemonline.vn, truy cập ngày truy cập ngày
28/02/18.
19. TIMA, tại địa chỉ http://tima.vn/, truy cập ngày truy cập ngày
28/02/18.
20. Đỗ Anh Tuấn, Vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa thời hội
nhập, năm 2016, tại địa chỉ http://doanhnghiepvn.vn/vai-tro-vi-tri-cua-doanh-
nghiep-nho-va-vua-thoi-hoi-nhap-d66705.html, truy cập ngày 01/02/2018.
21. http://www.trustcircle.com/
22. Wikipedia, Dữ liệu lớn, tại địa chỉ
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%AF_li%E1%BB%87u_l%E1%BB%9Bn,
truy cập ngày 20/02/2018.
TIẾNG ANH

23. Aryea Aranoff, BankThink Line Between Banks and Marketplace


Lenders Thinner than You Think, 2016, available at
https://www.americanbanker.com/opinion/line-between-banks-and-marketplace-
lenders-thinner-than-you-think, accessed on 28/08/2018.
24. Prableen Bajpai, The Rise Of Peer-To-Peer (P2P) Lending, 2016,
available at https://www.nasdaq.com/article/the-rise-of-peertopeer-p2p-lending-
cm685513, accessed on 28/01/2018.
25. Dongyu Chen and Chaodong Han, A Comparative Study of online P2P
Lending in the USA and China, available at
http://www.icommercecentral.com/open-access/a-comparative-study-of-online-pp-
lending-in-the-usa-and-china.php?aid=38093, accessed on 28/01/2018.
26. Luke Deer et al., The rise of peer-to-peer lending in China: An
overview and survey case study, The Association of Chartered Certified
Accountants , 2015, available at
http://www.accaglobal.com/content/dam/ACCA_Global/Technical/manage/ea-
china-p2p-lending.pdf, accessed on 28/01/2018.
27. Financial Conduct Authority, A review of the regulatory regime for
crowdfunding and the promotion of non-readily realisable securities by other media,
2015, available at https://www.fca.org.uk/publication/thematic-
reviews/crowdfunding-review.pdf, accessed on 28/08/2018.
28. Financial Conduct Authority, FCA Handbook, available at
https://www.handbook.fca.org.uk/handbook, accessed on 28/08/2018.

29. Financial Conduct Authority, The Innovative Finance ISA, available at


https://innovativefinanceisa.org.uk/the-isa/, accessed on 28/08/2018.

30. Kieran Garvey et al., The 2nd Asia Pacific region alternative finance
industry report, The Cambridge Centre for Alternative Finance, 2017, available at
https://www.jbs.cam.ac.uk/fileadmin/user_upload/research/centres/alternative-
finance/downloads/2017-09-cultivating-growth.pdf, accessed on 05/03/2018.
31. KPMG International, 2016 FINTECH100 Leading Global Fintech
Innovators, 2016, available at
https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/xx/pdf/2016/10/fintech100-
2016.pdf, accessed on 23/03/2018.
32. Legal information Institute, 12 CFR - Banks and Banking, available at
https://www.law.cornell.edu/cfr/text/12, accessed on 28/08/2018.
33. Legal information Institute, U.S. Code: Title 15 - COMMERCE AND
TRADE, available at https://www.law.cornell.edu/uscode/text/15, accessed on
28/08/2018.
34. Ryan Lichtenwald, The History of Peer to Peer Lending, 2014,
available at http://peersociallending.com/news/history-peer-peer-lending/, accessed
on 28/01/2018.
35. Jeremy Mandell, Practice Pointers on: P2P Lending Basics: How It
Works, Current Regulations and Considerations, Morrison & Foerster, available at
https://media2.mofo.com/documents/150129p2plendingbasics.pdf, accessed on
28/01/2018.
36. Adam McGowan, System and method for online peer-to-peer banking,
2013, available at
https://patentimages.storage.googleapis.com/1a/86/64/b5fd79c6b69b3a/US2013002
4359A1.pdf, accessed on 28/01/2018.
37. Alistair Milne and Paul Parboteeah, The Business Models and
Economics of Peer-to-Peer Lending, European Credit Research Institute, 2016,
available at
https://www.ceps.eu/system/files/ECRI%20RR17%20P2P%20Lending.pdf,
accessed on 28/01/2018.
38. Morrison & Foerster, Following the Wisdom of the Crowd? A Look at
the SEC’s Final Crowdfunding Rules, 2015, available at
https://media2.mofo.com/documents/151102seccrowdfunding.pdf, accessed on
28/08/2018.
39. OXERA, The economics of peer-to-peer lending, 2016, available at
https://www.oxera.com/getmedia/9c0f3f09-80d9-4a82-9e3f-3f3fefe450b2/The-
economics-of-P2P-lending_30Sep_.pdf.aspx?ext=.pdf, accessed on 28/01/2018.
40. Peer-to-Peer Finance Association (P2PFA), Associates, available at
https://p2pfa.org.uk/associates/, accessed on 23/03/2018.
41. Peer-to-Peer Finance Association (P2PFA), Members, available at
https://p2pfa.org.uk/platforms/, accessed on 23/03/2018.

42. Peer-to-Peer Finance Association (P2PFA), Membership Criteria, available


at https://p2pfa.org.uk/membership-criteria/, accessed on 23/03/2018.

43. Peer-to-Peer Finance Association (P2PFA), Peer-to-Peer Finance


Association Operating Principles, 2015, available at http://p2pfa.info/wp-
content/uploads/2015/09/Operating-Principals-vfinal.pdf, accessed on 15/03/2018.
44. Thomson Reuters, Banking misconduct bill, available at
http://graphics.thomsonreuters.com/15/bankfines/index.html, accessed on
15/03/2018.
45. Miriam Segal, Peer-to-Peer Lending: A Financing Alternative for
Small Businesses, Office of Adocacy, 2015, available at
https://www.sba.gov/sites/default/files/advocacy/Issue-Brief-10-P2P-Lending_0.pdf,
accessed on 28/01/2018.
46. United States Court of Appeals, 2015, available at
https://casetext.com/case/madden-v-midland-funding-llc , accessed on 28/08/2018.
47. United States District Court -Central District of California, Cosumer
Financilal Protection Bureau, 2016, available at
https://www.mayerbrown.com/files/uploads/Documents/PDFs/2016/August/CFPB-
v-CashCall-LRes.pdf, accessed on 28/08/2018.
48. Wikipedia, Alternative finance, available at
https://en.wikipedia.org/wiki/Alternative_finance, accessed on 28/08/2018.
49. Wiseclerk, Classifying p2p lending services, 2008, available at
https://www.p2p-banking.com/services/prosper-classifying-p2p-lending-
services/#more-174, accessed on 28/01/2018.

50. Bryan Zhanget al., Entrenching innovation The 4th UK Alternative


Finance Industry Report, The Cambridge Centre for Alternative Finance, 2017,
available at
https://www.jbs.cam.ac.uk/fileadmin/user_upload/research/centres/alternative-
finance/downloads/2017-12-ccaf-entrenching-innov.pdf, accessed on 05/03/2018.
51. Tania Ziegler E.J. et al., 2017 the Americas alternative finance
industry report, The Cambridge Centre for Alternative Finance, 2017, available at
https://www.jbs.cam.ac.uk/fileadmin/user_upload/research/centres/alternative-
finance/downloads/2017-05-americas-alternative-finance-industry-report.pdf,
accessed on 05/03/2018
i

PHỤ LỤC
Bảng I: Các loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp bởi công ty CVNH TIMA
STT Tên dịch vụ Hạn mức vay Thời hạn vay Kỳ thanh toán Yêu cầu hồ sơ

1 Vay cầm cố 5-100 triệu 90 ngày 10, 15 hoặc Thông tin tài
tài sản 30 ngày do sản cầm cố
khách hàng
tùy chọn
2 Vay tín chấp 5-50 triệu 90 ngày 10, 15 hoặc Bảng
theo lƣơng 30 ngày do lƣơng/sao kê
khách hàng lƣơng ngân
tùy chọn hàng/ hợp đồng
lao động

3 Vay theo sổ 5-50 triệu 90 ngày 10, 15 hoặc Sổ hộ khẩu bản


hộ khẩu 30 ngày do gốc
khách hàng
tùy chọn
4 Vay theo 5-50 triệu 36 tháng - Hóa đơn điện
hóa đơn điện nƣớc từ
nƣớc 300.000 đồng
trở lên của 3
tháng gần nhất.

5 Vay trả góp 5-50 triệu Tối đa 100 - CMND/hộ


theo ngày ngày chiếu/ sổ hộ
khẩu

6 Vay theo 5-50 triệu 90 ngày - Đăng ký xe


đăng ký xe máy. Giấy tờ
ii

máy mua bán


chuyển nhƣợng
xe
7 Vay theo 50-500 triệu Tối đa 90 10, 15 hoặc Đăng ký ô tô
đăng ký ô tô ngày 30 ngày do chính chủ, giấy
khách hàng đăng kiểm
tùy chọn (không thế
chấp)
8 Vay mua ô 100 triệu-1 tỷ Tối đa 60 - Phiếu đặt cọc/
tô trả góp tháng hợp đồng mua
bán xe
9 Vay mua 100 triệu-1 tỷ Tối đa 60 - Giấy tờ hợp
nhà trả góp tháng đồng mua bán
nhà
Nguồn Tima.com, tác giả thu thập và tổng hợp.
iii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2018

BẢN GIẢI TRÌNH SỬA CHỮA/BỔ SUNG LUẬN VĂN


THEO BIÊN BẢN BUỔI BẢO VỆ HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên HVCH: TRẦN THU PHƢƠNG

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201

Đề tài: Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệm phát triển
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trần Thị Lƣơng Bình
Căn cứ kết luận sau phiên họp ngày 11/06/2018 của Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ
(đƣợc thành lập theo Quyết định số … ngày … của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Ngoại
thƣơng), HVCH đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo các nội dung nhƣ sau:

1. (Yêu cầu:
- Lời mở đầu: Viết lại phần “Tính cấp thiết”,”Mục đích nghiên cứu”.
- Chƣơng 1:
+ Mục 1.1 bổ sung thêm phần “Điều kiện phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng”.
+ Mục 1.1.8. “Quy trình Cho vay ngang hàng” tách riêng thành mục 1.2
+ Mục 1. 2 “Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng” gộp vào mục
1.3.“Các nhân tố tác động tới hoạt động Cho vay ngang hàng”)
HVCH đã chỉnh sửa như sau:
- Lời mở đầu: Viết lại phần “Tính cấp thiết”,”Mục đích nghiên cứu”.
- Chƣơng 1:
+ Mục 1.1 bổ sung thêm phần “Điều kiện phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng”.
+ Chỉnh sửa lại kết cấu các mục 1.1.8; 1.2; 1.3. theo yêu cầu.
+ Bổ sung thêm các nhân tố tác động tới hoạt động Cho vay ngang hàng.
2. ( Yêu cầu:
- Chƣơng 2: Sửa tên thành “Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại
một số nƣớc trên thế giới)
HVCH đã chỉnh sửa như sau:
- Sửa tên Chƣơng 2 theo yêu cầu.
3. (Yêu cầu:
- Chƣơng 3:
iv

+ Kết cấu lại thành 4 phần:


3.1. Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
3.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt động cho vay ngang hàng trên
thế giới.
3.3. Giải pháp.
3.4. Kiến nghị.
+ Phần giải pháp: Viết sâu hơn.)
HVCH đã chỉnh sửa như sau:
- Chƣơng 3:
+ Kết cấu lại thành 5 phần:
3.1. Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
3.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt động cho vay ngang hàng trên
thế giới.
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc
phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
3.4. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
3.5. Kiến nghị.
+ Phần giải pháp: Bổ sung, mỗi giải pháp trình bày lại theo kết cấu: Căn cứ đề xuất
giải pháp, Nội dung cụ thể, Chủ thể thực hiện, Điều kiện thực hiện giải pháp, Kết
quả dự kiến.
4. (Yêu cầu:
- Chỉnh sửa lại Danh mục tài liệu tham khảo.
- Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật.)
HVCH đã chỉnh sửa như sau:
- Chỉnh sửa lại Danh mục tài liệu tham khảo và Lỗi kỹ thuật nhƣ yêu cầu.
Lưu ý: Nêu đầy đủ các kết luận của Hội đồng về những thiếu sót trong nội dung và hình
thức luận văn mà HVCH cần bổ sung/sửa chữa; giải trình các phần HVCH đã bổ sung/sửa
chữa; hoặc lý giải những phần HVCH muốn bảo lưu ý kiến ban đầu.

Chủ tịch HĐ Thƣ ký HĐ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Học viên cao học
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like