You are on page 1of 4

4 vụ án ông Đinh La Thăng liên quan bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn

tỉ đồng.

1. Vụ án 1

Theo dự kiến, ngày mai (14.12), TAND TP.Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La
Thăng và 19 đồng phạm gây thiệt hại hơn hơn 725 tỉ đồng, xảy ra tại dự án cao tốc Trung Lương -
TPHCM.

Sai phạm của ông Đinh La Thăng xảy ra khi đương chức Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) giai
đoạn từ tháng 8.2011 - 2.2016.

Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, ứng
ngân sách nhà nước hơn 9.800 tỉ đồng để triển khai, nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà
nước.

Với vai trò bộ trưởng, là người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao
tốc TPHCM - Trung Lương tại Bộ GTVT, ông Thăng đã ký văn bản đề nghị tìm kiếm đối tác để bán
quyền thu phí

Cáo trạng xác định, ông Thăng nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và
chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn. Tuy nhiên, ông
Thăng đã làm trái với quy định của Nhà nước.

Đến cuối tháng 12.2013, Công ty Yên Khánh do Đinh Ngọc Hệ thành lập được công bố trúng thầu
mua quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương 5 năm (từ 1.1.2014 - 1.1.2019) với giá hơn 2.004 tỉ
đồng.

Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm
chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỉ đồng của nhà nước.

2. Vụ án 2

Vụ án thứ hai ông Đinh La Thăng sắp bị đưa ra xét xử liên quan đến sai phạm khi ông này giữ chức
Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam - PVN.

Ở vụ án này, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc chỉ đạo cho nhà thầu của Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ
tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí - PVC) không có năng lực thực hiện dự án dự án
Ethanol Phú Thọ, dẫn đến thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.

Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 10 bị can khác bị cáo buộc các tội danh "Vi phạm quy định
về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB).

Mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, nhưng từ trước khi PVB triển
khai lựa chọn nhà thầu, với vai trò Chủ tịch HĐQT PVN, bị can Đinh La Thăng đã chủ trì nhiều cuộc
họp để định hướng việc giao thầu cho PVC theo như đề nghị của bị can Trịnh Xuân Thanh.

Cáo trạng xác định dự án Ethanol Phú Thọ gây thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.

3. Vụ án 3
Trước hai vụ án trên, tháng 6.2018, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án 18 năm tù đối với ông
Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN). Sai phạm của ông Thăng được xác định trong vụ án PVN
mất 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Oceanbank. Ông này còn bị buộc phải bồi thường 600 tỉ đồng.

Ông Thăng bị cáo buộc ký kết thỏa thuận để PVN góp vốn vào Ocean Bank trái thẩm quyền, không
đúng chức năng. Thỏa thuận này là tiền đề để ra các Nghị quyết góp vốn sau này. Hậu quả, PVN đã bị
thất thoát số tiền lớn.

18 năm tù trên được tòa tổng hợp với 13 năm của bản án phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên
với ông Thăng hồi giữa tháng 5.2018 về “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVN và PVC. Theo đó, ông này phải chấp hành 30 năm tù (mức án
có thời hạn cao nhất) cho cả hai bản án.

4. Vụ án 4

Theo bản án phúc thẩm ngày 14.5.2018, bị cáo Thăng chỉ căn cứ vào báo cáo của PVC và PVPower để
phê duyệt cho PVC làm tổng thầu Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Thực tế, PVC chưa có kinh nghiệm quản lý, điều hành dự án lớn này. Việc chỉ định này trái với chỉ
đạo của Chính phủ. Bị cáo Thăng cố ý làm trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

CHẠY ÁN
Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Phạm Quang Tiến (57 tuổi, cựu công an)
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trần Thị Diệu Trang (52 tuổi) về tội môi giới hối lộ. Các bị can
Nguyễn Vũ Thanh Thủy (48 tuổi) và Nguyễn Long (41 tuổi, cùng ngụ quận Bình Tân) bị truy tố về tội
đưa hối lộ.

Theo cáo trạng, ngày 15-11-2018, Nguyễn Duy (31 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) gọi điện
thoại cho mẹ nuôi là bà Trần Thị Diệu Trang và cho biết Duy đang bị Công an quận Tân Phú truy bắt
vì có liên quan đến một vụ trộm cắp tài sản.

Duy nhờ bà Trang tìm giúp người lo lót để Duy không bị công an bắt. Bà Trang đồng ý và gọi
điện thoại cho Phạm Quang Tiến (bạn của em gái bà Trang) nhờ giúp đỡ. Tiến lúc này là cán bộ
Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.HCM.

Sau khi nghe bà Trang trình bày, Tiến đồng ý và "báo giá" 300 triệu đồng. Bà Trang lập tức
gọi điện thoại kêu Duy đưa 320 triệu đồng để lo lót "chạy án". Cùng ngày, Duy gọi điện thoại kể lại sự
việc cho chị ruột là Nguyễn Vũ Thanh Thủy và nhờ Thủy báo lại với gia đình để lo sẵn tiền.

Thủy cùng Nguyễn Long (em trai của Thủy) đã trực tiếp đến khách sạn của bà Trang để đưa
tiền. Trong quá trình giao nhận tiền, chị N.T.T.D. (em dâu của Thủy) dùng điện thoại ghi âm, ghi hình
lại để làm bằng chứng.

Sau khi nhận đủ 320 triệu đồng, bà Trang cùng Long và T.T.D.L (em gái bà Trang) đến một
quán cà phê gần sân vận động Thống Nhất (phường 6, quận 10) để gặp Tiến. Tại đây, qua sự giới
thiệu của bà Trang, Long trực tiếp đưa gói tiền cho Tiến.

Dù đã đưa tiền "chạy án" nhưng Nguyễn Duy vẫn bị công an truy bắt nên Thủy, Long nghi bị
bà Trang lừa đảo, do đó đã nộp đơn tố cáo.

Quá trình điều tra, Tiến khai do bà Trang năn nỉ giúp đỡ nên Tiến gọi điện thoại cho người
tên H., (trước đây công tác tại Viện KSND quận 10, nay công tác tại Viện KSND TP.HCM) nhờ giúp, H.
đồng ý nên Tiến báo lại với bà Trang.

Ngày 19-11-2018, sau khi nhận 320 triệu đồng từ bà Trang, Tiến không kiểm đếm lại mà
mang về giao lại cho ông H. tại một vườn hoa ở quận 1, nhờ giúp đỡ. Để chứng minh cho việc mình
giao toàn bộ số tiền cho ông H., tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Tân, Tiến có gọi
điện thoại cho H. trao đổi về những nội dung liên quan số tiền này, đồng thời ghi âm toàn bộ cuộc
gọi và giao nộp cho công an.

Trong khi đó ông H. khai: Trong thời gian làm kiểm sát viên tại Viện KSND quận 10 có quen
biết với Tiến (trước đây Tiến là cán bộ Công an quận 10). Khoảng năm 2013 đến nay ông H. được
điều động đến công tác tại Viện KSND TP.HCM. Quá trình quen biết, 2 người có liên hệ nhau vì các
công việc cá nhân nhưng chưa bao giờ nhận tiền từ Tiến để giúp đỡ ai.

Ngày 12-3-2020, Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an có kết luận giám định về mẫu tiếng
nói của H. chất lượng kém (tiếng nói nhỏ, nội dung lời nói không đúng trọng tâm mẫu cần giám định)
không đủ điều kiện để giám định.

Cáo trạng của Viện KSND TP.HCM kết luận đối với ông H.: Mặc dù quá trình điều tra bị can
Tiến khai và cung cấp đoạn ghi âm chứng minh Tiến giao toàn bộ số tiền cho H.. Tuy nhiên, trong
đoạn ghi âm Tiến không nói rõ nguồn gốc số tiền, mục đích đưa tiền và thực tế số tiền đã đưa cho H.
là bao nhiêu, trong khi ngoài Tiến ra không ai biết hoặc từng liên hệ với H..
Tiến cũng không cung cấp được chứng cứ, tài liệu nào để chứng minh nên cơ quan điều tra
không có căn cứ xác định H. nhận tiền để "chạy án" như lời khai của Tiến. Do đó không có cơ sở xem
xét xử lý đối với H..

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian qua còn một mặt
hạn chế cần phải nhìn nhận đó là:

Thứ nhất, nhận thức của một số cấp ủy về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tác dụng của công tác
kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ, nhất là thực hiện nhiệm vụ giám sát còn lúng túng, chưa thấy rõ mối
quan hệ tác động qua lại giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, từ phân công cho đến quy
trình, thủ tục, chưa phân biệt rạch ròi giữa giám sát và kiểm tra. Còn tình trạng cấp ủy một số nơi
phó thác nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cho ủy ban kiểm tra cấp mình và cấp dưới, chưa thấy đó là
việc của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát.

Thứ hai, tâm lý ngại đụng chạm ,thiếu bản lĩnh khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nên
chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao. Một số cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát
chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản , có chăng chỉ qua các đợt tập huấn ngắn hạn, không
nắm vững nghiệp vụ nên khi tiến hành còn rất nhiều lúng túng , chất lượng một cuộc kiểm tra, giám
sát không cao.

Thứ ba, ủy ban kiểm tra và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ở một số nơi chưa
đủ mạnh, thiếu chủ động, tham mưu, đề xuất phương án xử lý tốt những vụ việc bức xúc xảy ra địa
bàn, đơn vị mình, vẫn còn làm theo thời vụ, chiến dịch hoặc khi có dư luận mới tiến hành kiểm tra,
thiếu tính chủ động thường xuyên.

Thứ tư, công tác sơ, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát ở một số cấp ủy và ủy ban kiểm
tra các cấp còn bị xem nhẹ, chưa được quan tâm đúng mức, có nơi làm sơ sài, chiếu lệ để báo cáo,
Nhiều quy định, hướng dẫn của Đảng, của cấp ủy chưa được tổ chức học tập quán triệt nghiêm túc,
đầy đủ đến chi bộ, đảng bộ dẫn đến nhiều cán bộ trong ngành còn yếu về nghiệp vụ kiểm tra, giám
sát.

Thứ năm, cán bộ được phân công làm công tác kiểm tra, giám sát chưa dành nhiều thời gian
nghiên cứu các hướng dẫn, quy định,quy trình của nghiệp vụ mà phần lớn dành thời gian cho công
việc chuyên môn, nhất là các tổ chức đảng ở các ban, ngành cấp huyện, tỉnh.

You might also like