You are on page 1of 8

Những cuộc gặp 'mở đường' cho bà Trương

Mỹ Lan đưa hối lộ 5,2 triệu USD


TP HCMVõ Tấn Hoàng Văn bị cáo buộc khi là CEO SCB đã tìm cách tiếp
cận Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra thuộc Ngân hàng
Nhà nước, để bà Trương Mỹ Lan hối lộ 5,2 triệu USD.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn (51 tuổi, cựu tổng giám đốc SCB), bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát) và 84 bị cáo bị TAND TP HCM xét xử về hàng loạt tội danh, ngày 5/3.

Advertisement

Bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo ra tòa, ngày 5/3. Video: Trung tâm báo chí TP HCM

Trong các bị cáo có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà
nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước.

Ngoài ra, 5 bị cáo là cựu lãnh đạo SCB và các chi nhánh, hiện đã bỏ trốn, bị xét xử vắng mặt.

Ông Văn bị cáo buộc giúp sức tích cực cho bà Lan rút hàng trăm nghìn tỷ đồng trái luật khỏi
SCB, bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, Tham ô tài sản. Riêng
hành vi trực tiếp mang 5,2 triệu USD đi hối lộ bà Đỗ Thị Nhàn (Cục trưởng Cục II - Cơ quan
Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước) để "bịt sai phạm", bị cáo được
miễn trách nhiệm hình sự.
>> 86 bị cáo trong vụ án

Cựu tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn tại tòa ngày 5/3. Ảnh: Hoàng Hùng

Theo cáo trạng dài 160 trang được VKS công bố tại tòa, ông Văn được Nguyễn Thị Thu
Sương (Chủ tịch HĐQT SCB, đang bỏ trốn) tuyển vào làm việc tại ngân hàng từ tháng
7/2013. Mỗi khi cần tiền, bà Trương Mỹ Lan gọi điện thoại trao đổi với Văn về việc rút từ
SCB thông qua khoản vay đã có chủ trương trước đó, chỉ đạo giải ngân để bà này sử dụng.

Từ 2013 đến 2017, ông Văn đã ký hợp thức


hồ sơ cho 290 khoản vay, gây thiệt hại cho
SCB số tiền hơn 60.000 tỷ đồng. Từ 2018
đến 2020 (trước khi nghỉ việc), Văn đã ký
hợp thức hóa hồ sơ cho 348 khoản vay, giúp
bà Lan chiếm đoạt Chứng khoán nghẽn
lệnh
Các công ty chứng khoán thông báo hệ thống gặp gián đoạn, nhà đầu tư
không thể đặt, sửa hay hủy lệnh từ đầu phiên chiều 6/3.

Thị trường bất ngờ lao dốc cuối giờ sáng, Duy Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đặt lệnh bán bớt một
phần danh mục sau giờ nghỉ trưa, nhưng thao tác liên tục bị từ chối.

Advertisement
Playvolume00:00/01:00vnexpressTruvidfullScreen

Lo mạng có vấn đề, Duy Anh đổi từ wifi công ty sang dùng 4G của điện thoại, song tình
trạng vẫn không khá hơn. Anh liên hệ với môi giới quản lý tài khoản, tới cuộc thứ ba người
này mới bắt máy và thông báo "hệ thống giao dịch gặp vấn đề".

"Hiện tại kết nối đang gặp khó khăn, nhiều công ty chứng khoán cùng bị, mong anh thông
cảm", môi giới của Duy Anh nói, và cho biết bộ phận kỹ thuật đang cố gắng khắc phục.

Tương tự, đầu phiên giao dịch chiều nay anh Lê (Nam Từ Liêm, Hà Nội) không thể đặt lệnh
mua vào khi thị trường đang giảm điểm tại Công ty chứng khoán Pinetree - nơi anh mở tài
khoản. Công ty này sau đó gửi thông báo tới khách hàng về sự cố gián đoạn kết nối với Sở
Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

Trong thông báo gửi nhà đầu tư vào 13h46, Công ty chứng khoán FPT (FPTS) cho biết hệ
thống kết nối với HoSE bị gián đoạn, khách hàng không đặt được lệnh, hủy hay sửa lệnh. "Bộ
phận kỹ thuật của FPTS đang phối hợp với HoSE để khắc phục tình trạng trên", thông báo
cho hay.

Ngoài FPTS, Pinetree, nhiều công ty chứng khoán khác cũng gửi thông báo qua phần mềm
hoặc nhân viên môi giới thông báo cho nhà đầu tư về tình trạng nghẽn lệnh này. Họ khuyến
nghị nhà đầu tư không đặt, hủy hay sửa lệnh cho tới khi có thông báo cập nhật.
Tình trạng khó đặt lệnh kéo dài từ đầu phiên chiều tới phiên ATC hôm nay, nhưng cải thiện
dần theo thời gian giao dịch. Đến 14h, giao dịch nối lại cầm chừng ở một số đơn vị, tình trạng
khó đặt lệnh vẫn diễn ra diện rộng.

Khoảng 14h30, một số công ty chứng khoán đã nối lại hoạt động giao dịch, nhà đầu tư cho
biết có thể đặt lệnh bình thường.

Đại diện HoSE chưa bình luận về nguyên nhân sự việc và cho biết sẽ thông tin khi có kết quả
kiểm tra sớm nhất.

Thông báo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) gửi nhà đầu tư lúc 13h46 ngày 6/3. Ảnh: Minh
Sơn

Trước đó, cuối năm 2020, tình trạng nghẽn lệnh từng xảy ra. Hệ thống giao dịch của HoSE
khi đó thường xuyên diễn ra tình trạng đơ, nghẽn do hạ tầng không đủ đáp ứng xử lý hàng
triệu lệnh mỗi ngày, đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Nhiều thời điểm, nhà đầu tư không
nắm được quan hệ cung cầu giao dịch hoặc không thể mua, bán chứng khoán, khiến thanh
khoản thị trường bị ảnh hưởng. Thanh khoản của HoSE khi đó khoảng 15.000 - 16.000 tỷ
đồng.
Bộ Tài chính sau đó yêu cầu Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE có giải pháp để
nâng cấp hệ thống, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. Tình trạng này được giải quyết khi HoSE
cùng đối tác nâng cấp hệ thống, giúp xử lý số lượng giao dịch lên đến 3-5 triệu lệnh một
ngày, gấp nhiều lần mức 900.000 trước đó.

Tuần trước, HoSE cho biết từ ngày 4/3 đến ngày 8/3 sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống công
nghệ thông tin mới KRX.

Sở này yêu cầu các công ty chứng khoán chuẩn bị hệ thống để chuyển đổi theo lịch trình,
thực hiện kiểm tra hệ thống và cutover test (kiểm tra việc chuyển đổi) ngày 7/3. Đến 11-15/3,
các công ty chứng khoán sẽ thử nghiệm việc nhập lệnh giao dịch, đảm bảo hoạt động như
một ngày giao dịch bình thường.

Kết thúc phiên sáng nay, lực bán trên thị trường bất ngờ tăng vọt trong khoảng 30 phút trước
giờ nghỉ, đẩy thanh khoản lên mức cao nhất ba tháng.

Tổng giá trị khớp lệnh HoSE và HNX buổi sáng tăng 57% so với phiên hôm qua, đạt hơn
16.800 tỷ đồng. Trong đó, riêng thanh khoản HoSE tăng 55%, lên gần 15.600 tỷ đồng.

Đến 14h10, VN-Index giảm hơn 10 điểm với thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 21.000 tỷ đồng,
tốc độ tăng thanh khoản chậm lại đáng kể từ đầu phiên chiều.

192.000 tỷ đồng và gây thiệt hại 101.000 tỷ đồng lãi phát sinh.

Võ Tấn Hoàng Văn biết tiền sau khi giải ngân các khoản vay đứng tên những cá nhân, công
ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là để trả nợ cũ tại SCB, trả khoản vay ở ngân hàng khác,
mua dự án mới, sử dụng vào các mục đích khác (việc sử dụng tiền đều không đúng với
phương án vay vốn) nhưng vẫn ký duyệt cho vay.

Ngoài ra, để tránh sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Văn ký tờ trình đề xuất để
Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB giai đoạn 2013-2020, đang bị truy nã) ký quyết định
thành lập các đơn vị mới, chuyên thực hiện các hồ sơ vay của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa, ngày 5/3. Ảnh: Thanh Tùng

Những cuộc gặp 'mở đường'


VKS xác định, tháng 7/2017, Võ Tấn Hoàng Văn và Đinh Văn Thành biết bà Đỗ Thị Nhàn
làm Trưởng đoàn sẽ thanh tra SCB nên báo cho bà Lan biết.

Quá trình thanh tra, Văn và Thành đã tìm cách kết nối với Cục trưởng Nhàn, thiết kế cuộc
gặp cho Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước và lần hai tại khách sạn
Daewoo, Hà Nội.

Tại các cuộc gặp, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nhờ bà Nhàn cố gắng sớm kết luận, "tìm cách làm
mờ" sai phạm của SCB để ngân hàng hoạt động ổn định và các đối tác nước ngoài đầu tư vào
(lúc này bà Lan được cho là đang thỏa thuận bán cổ phần SCB cho các nhà đầu tư Nhật,
Singapore).

Theo lời khai của Văn, bà Nhàn đã trao đổi về các vi phạm trong hồ sơ cấp tín dụng cho các
dự án tại SCB, phương án tái cơ cấu và cho vay nhóm khách hàng tại số 4 Nguyễn Thị Minh
Khai. Bà Nhàn nói "SCB phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và muốn gặp bà Lan để yêu
cầu làm rõ".
Văn đã báo cáo lại với bà Lan, sau đó sắp xếp để gặp Cục trưởng Nhàn tại tòa nhà Sherwood
127 Pasteur vào cuối tháng 10/2017. Bà Nhàn thông báo cho bà Lan về việc đoàn thanh tra
phát hiện ra thực trạng tài chính của SCB, những sai phạm nghiêm trọng liên quan hồ sơ tín
dụng.

Sau cuộc gặp, Văn nghe bà Lan nói lại "bà Nhàn yêu cầu phải bán bớt tài sản để trả nợ cho
SCB tại các phương án, dự án tái cơ cấu có sai phạm và chủ động tất toán", "dọn sạch dư nợ
nhóm 71 khách hàng tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai" thì đoàn thanh tra sẽ không xem xét vi
phạm các khoản vay, chỉ xử lý hành chính.

Bà Lan sau đó giao nhiệm vụ cho Văn dẫn đoàn SCB ra Hà Nội gặp bà Nhàn để giải trình và
bàn cách tháo gỡ những vi phạm của SCB. Sau cuộc gặp gỡ, bà Nhàn báo lại với Văn về việc
đồng ý giúp.

Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn. Ảnh: Thanh Tùng

5 triệu USD hối lộ đựng trong 3 thùng xốp


Thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan, Văn cùng lái xe riêng của mình nhiều lần dùng ôtô chở
tiền đến hối lộ bà Nhàn, tổng cộng 5,2 triệu USD, tại phòng làm việc trong trụ sở Ngân hàng
Nhà nước và nhà riêng. Trong đó có ba lần đưa 5 triệu USD được chất đầy 3 thùng xốp đựng
hoa quả do Văn chở đến. Sau mỗi lần đưa tiền cho Nhàn, Văn đều thông báo cho bà Lan biết.

Cụ thể, ngày 22/3/2018, Văn đưa cho bà Nhàn 200.000 USD tại phòng làm việc. Đầu tháng
10/2018, Văn cùng Nguyễn Năm Tuấn lái xe đến nhà riêng của Nhàn tại Trung Hòa, Cầu
Giấy, Hà Nội, đưa 2 triệu USD. Mấy ngày sau, Văn tiếp tục đến nhà bà Nhàn đưa 2 triệu
USD. Cuối năm 2018, Văn cùng Tuấn tiếp tục đến nhà Nhàn đưa thêm một triệu USD.

Về nguồn tiền đưa hối lộ, cựu tổng giám đốc SCB khai do bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo
Nguyễn Phương Hồng lấy nguồn riêng, được chuyển từ SCB Sài Gòn ra SCB Cầu Giấy để
rút ra, đổi thành USD và đưa cho Văn và tài xế.

Ngoài việc đưa tiền hối lộ cho bà Nhàn, Võ Tấn Hoàng Văn còn khai nhận là người trực tiếp
đưa tổng cộng 390.000 USD cho Nguyễn Văn Hưng (khi đó là Phó chánh thanh tra Cơ quan
TTGSNH) vào các dịp lễ Tết và các lần ra Hà Nội công tác năm 2018. Văn còn trực tiếp và
chỉ đạo nhân viên dưới quyền tại SCB đưa tiền, quà bồi dưỡng cho thành viên đoàn thanh tra
từ vài chục triệu đến vài nghìn USD.

You might also like