You are on page 1of 8

Cựu giám đốc CDC Hà Nội: Quên trả 'quà'

Việt Á tặng vì bận


HÀ NỘICựu giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt khai thấy bất thường
khi cấp dưới đưa 500 triệu đồng "quà" của Việt Á sau đấu thầu kit test,
nhưng bận chống dịch nên quên trả.
Chiều 5/3, ông Việt, 51 tuổi, cựu giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội và cựu
trưởng phòng Tài chính Lê Minh Tuyến, 50 tuổi, bị TAND Hà Nội xét xử về tội Vi phạm quy
địnhvề đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, sau hai lần hoãn vì lý do sức khỏe của ông Việt.
Advertisement
ADVERTISEMENT

Ông Việt bị cáo buộc "móc nối, thông đồng" với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á nâng
giá mua kit test Covid-19. CDC Hà Nội sau đó nhận "lại quả" 1,3 tỷ đồng, trong đó ông Việt
là 500 triệu đồng.

Tại toà, nêu lại bối cảnh phạm tội, ông Việt nói tháng 6/2020, khi đang làm phó giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội, ông được điều động phụ trách CDC Hà Nội tháng 6/2020, trong bối
cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Người tiền nhiệm là ông Nguyễn Nhật Cảm bị bắt trong
vụ bê bối liên quan "thổi giá" thiết bị xét nghiệm, sau đó nhận hình phạt 10 năm tù.
Trong giai đoạn ông Cảm làm giám đốc, CDC Hà Nội được xác định đã tiếp nhận 61.100 kit
xét nghiệm Covid-19 từ Việt Á nhưng chưa thanh toán.

Ông khai suốt quá trình đấu thầu kit test, không gặp gỡ riêng với Tổng giám đốc Việt Á Phan
Quốc Việt mà chỉ hai lần gặp ở trung tâm, khi Việt Á tới gửi công văn đòi tiền chứ "CDC
không mời họ đến làm việc". Tại các buổi gặp gỡ này, theo ông, đại diện Việt Á chỉ muốn
thanh toán nốt tiền và bày tỏ nếu có gói thầu tiếp theo thì mong muốn được tham gia.
Ông Trương Quang Việt tại tòa, chiều 5/3. Ảnh: Danh Lam

Tại cuộc họp công khai sau đó, cựu giám


đốc CDC khai có nhiều người dự gồm lãnh
đạo, trưởng, phó các phòng ban, trên dưới
10 người nên "mọi việc rất rõ ràng". Do sự
việc đã quá lâu, ông cho hay không nhớ
từng câu chữ mình chỉ đạo, Chứng khoán
nghẽn lệnh
Các công ty chứng khoán thông báo hệ thống gặp gián đoạn, nhà đầu tư
không thể đặt, sửa hay hủy lệnh từ đầu phiên chiều 6/3.
Thị trường bất ngờ lao dốc cuối giờ sáng, Duy Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đặt lệnh bán bớt một
phần danh mục sau giờ nghỉ trưa, nhưng thao tác liên tục bị từ chối.

Advertisement
Playvolume00:00/01:00vnexpressTruvidfullScreen

Lo mạng có vấn đề, Duy Anh đổi từ wifi công ty sang dùng 4G của điện thoại, song tình
trạng vẫn không khá hơn. Anh liên hệ với môi giới quản lý tài khoản, tới cuộc thứ ba người
này mới bắt máy và thông báo "hệ thống giao dịch gặp vấn đề".

"Hiện tại kết nối đang gặp khó khăn, nhiều công ty chứng khoán cùng bị, mong anh thông
cảm", môi giới của Duy Anh nói, và cho biết bộ phận kỹ thuật đang cố gắng khắc phục.

Tương tự, đầu phiên giao dịch chiều nay anh Lê (Nam Từ Liêm, Hà Nội) không thể đặt lệnh
mua vào khi thị trường đang giảm điểm tại Công ty chứng khoán Pinetree - nơi anh mở tài
khoản. Công ty này sau đó gửi thông báo tới khách hàng về sự cố gián đoạn kết nối với Sở
Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

Trong thông báo gửi nhà đầu tư vào 13h46, Công ty chứng khoán FPT (FPTS) cho biết hệ
thống kết nối với HoSE bị gián đoạn, khách hàng không đặt được lệnh, hủy hay sửa lệnh. "Bộ
phận kỹ thuật của FPTS đang phối hợp với HoSE để khắc phục tình trạng trên", thông báo
cho hay.

Ngoài FPTS, Pinetree, nhiều công ty chứng khoán khác cũng gửi thông báo qua phần mềm
hoặc nhân viên môi giới thông báo cho nhà đầu tư về tình trạng nghẽn lệnh này. Họ khuyến
nghị nhà đầu tư không đặt, hủy hay sửa lệnh cho tới khi có thông báo cập nhật.

Tình trạng khó đặt lệnh kéo dài từ đầu phiên chiều tới phiên ATC hôm nay, nhưng cải thiện
dần theo thời gian giao dịch. Đến 14h, giao dịch nối lại cầm chừng ở một số đơn vị, tình trạng
khó đặt lệnh vẫn diễn ra diện rộng.

Khoảng 14h30, một số công ty chứng khoán đã nối lại hoạt động giao dịch, nhà đầu tư cho
biết có thể đặt lệnh bình thường.
Đại diện HoSE chưa bình luận về nguyên nhân sự việc và cho biết sẽ thông tin khi có kết quả
kiểm tra sớm nhất.

Thông báo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) gửi nhà đầu tư lúc 13h46 ngày 6/3. Ảnh: Minh
Sơn

Trước đó, cuối năm 2020, tình trạng nghẽn lệnh từng xảy ra. Hệ thống giao dịch của HoSE
khi đó thường xuyên diễn ra tình trạng đơ, nghẽn do hạ tầng không đủ đáp ứng xử lý hàng
triệu lệnh mỗi ngày, đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Nhiều thời điểm, nhà đầu tư không
nắm được quan hệ cung cầu giao dịch hoặc không thể mua, bán chứng khoán, khiến thanh
khoản thị trường bị ảnh hưởng. Thanh khoản của HoSE khi đó khoảng 15.000 - 16.000 tỷ
đồng.

Bộ Tài chính sau đó yêu cầu Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE có giải pháp để
nâng cấp hệ thống, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. Tình trạng này được giải quyết khi HoSE
cùng đối tác nâng cấp hệ thống, giúp xử lý số lượng giao dịch lên đến 3-5 triệu lệnh một
ngày, gấp nhiều lần mức 900.000 trước đó.
Tuần trước, HoSE cho biết từ ngày 4/3 đến ngày 8/3 sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống công
nghệ thông tin mới KRX.

Sở này yêu cầu các công ty chứng khoán chuẩn bị hệ thống để chuyển đổi theo lịch trình,
thực hiện kiểm tra hệ thống và cutover test (kiểm tra việc chuyển đổi) ngày 7/3. Đến 11-15/3,
các công ty chứng khoán sẽ thử nghiệm việc nhập lệnh giao dịch, đảm bảo hoạt động như
một ngày giao dịch bình thường.

Kết thúc phiên sáng nay, lực bán trên thị trường bất ngờ tăng vọt trong khoảng 30 phút trước
giờ nghỉ, đẩy thanh khoản lên mức cao nhất ba tháng.

Tổng giá trị khớp lệnh HoSE và HNX buổi sáng tăng 57% so với phiên hôm qua, đạt hơn
16.800 tỷ đồng. Trong đó, riêng thanh khoản HoSE tăng 55%, lên gần 15.600 tỷ đồng.

Đến 14h10, VN-Index giảm hơn 10 điểm với thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 21.000 tỷ đồng,
tốc độ tăng thanh khoản chậm lại đáng kể từ đầu phiên chiều.

song "nói đại ý" là kit của Việt Á được các chuyên môn đánh giá đạt yêu cầu, trước đây
CDC đã sử dụng và phù hợp, "cố gắng mua được sản phẩm như vậy".

Về các tiêu chuẩn khoa xét nghiệm đưa ra cho kit test, ông Việt nói chuyên ngành của mình
là tim mạch nên không có kiến thức về chống dịch. Các vấn đề liên quan thầu, ông đều phải
dựa vào các khoa chuyên môn để thực hiện.

Trước lời khai này, chủ tọa Vũ Quang Huy truy vấn "trước đó bị cáo vừa khai chỉ đạo cuộc
họp là ‘cố gắng mua sản phẩm như của Việt Á’? Là người đứng đầu, phải nhận thức thông số
kỹ thuật đảm bảo khách quan chứ?". Ông Việt đáp, ban đầu không nhận ra, khi đóng hai gói
thầu mới biết như thế là có lợi cho Việt Á.

Về việc nhận tiền "cảm ơn" của Việt Á, ông Việt khai ngay khi Tổng giám đốc Việt Á Phan
Quốc Việt nói có quà cho CDC, ông đã giao cho bị cáo Tuyến tiếp nhận. Việc này nói giữa
cuộc họp, có nhiều người biết. Khi ông Tuyến mang tiền lên phòng, ông Việt nói sắp đi họp
nên "rất vội, từ chối nhiều lần" nhưng cuối cùng vẫn nhận. Đi họp về, nhận thấy số lượng tiền
"nhiều bất thường", ông định trả lại nhưng "chống dịch gấp rút, công việc ào ào" nên quên,
mãi về sau mới biết là quà của Việt Á.
HĐXX dẫn lời khai của ông Việt tại cơ quan điều tra rằng ngay khi đưa tiền, ông Tuyến nói
rõ của Việt Á. Ông Việt sau đó còn hỏi lại "với người khác thì thế nào?" và được cấp dưới trả
lời "xong xuôi cả rồi", đồng thời đưa tờ giấy ghi các con số, ông Việt có xem qua.

Toàn bộ số tiền 500 triệu đồng nhận, ông Việt đã được vợ khắc phục.

Khai báo sau đó, bị cáo Tuyến khẳng định sau khi cầm tiền của Việt Á đã chia cho nhiều cán
bộ khác trong CDC chứ không hưởng riêng 800 triệu đồng. Song tại cơ quan điều tra, các cá
nhân này đều phủ nhận.

Ông Tuyến hôm nay vẫn nói: "Có thế nào khai vậy. Họ phủ nhận, bị cáo cũng không có cách
nào khác". Các cá nhân trên được tòa triệu tập song đều có đơn xin vắng nên không thể đối
chất trực tiếp.

Ông Việt và Tuyến đều được đánh giá có nhiều tình tiết giảm nhẹ, được VKS đề nghị phạt án
tù treo, trong đó ông Việt 30-36 tháng, ông Tuyến 24-30 tháng.

Do ông Tuyến còn thiếu 80 triệu đồng trong nghĩa vụ khắc phục hậu quả và có nguyện vọng
nộp trong sáng mai, tòa nghị án kéo dài để "tạo điều kiện" cho bị cáo này nộp nốt tiền.

Tòa thông báo sẽ tuyên án chiều mai, lúc 14h30.

VKS cáo buộc, ngay khi nhận nhiệm vụ tại CDC Hà Nội, ông Việt và ông Tuyến đã mời
Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt và phó tổng giám đốc Vũ Đình Hiệp đến họp, thống
nhất việc thanh toán cho 61.000 kit xét nghiệm và "làm thế nào để đảm bảo Việt Á trúng thầu
bán kít xét nghiệm cho CDC Hà Nội để Việt Á đỡ thiệt".
Hai tháng sau, được cấp dưới báo cáo nhu cầu bổ sung hơn 45.000 kit test trong khi còn nợ
Việt Á rất nhiều tiền, ông Việt chỉ đạo bà Đỗ Thị Thu (Phó khoa Dược, vật tư y tế) xây dựng
tính năng kỹ thuật của kit xét nghiệm khi đưa ra đấu thầu như thế nào để đảm bảo Việt Á
trúng thấu, "có lợi nhuận, bù vào số tiền CDC Hà Nội chưa thanh toán", cáo trạng nêu.

Về phía Việt Á, lãnh đạo Việt và Hiệp cũng chủ động phối hợp CDC Hà Nội để cùng làm hồ
sơ sao cho Việt Á trúng thầu. Hiệp cung cấp cho bà Thu bảng chào giá, nói về những tính
năng bắt buộc phải đưa vào hồ sơ mời thầu, nhằm đảm bảo Việt Á trúng thầu.
Ngày 6/8/2020, bà Thu có phiếu đề xuất mua hóa chất, sinh phẩm, vật tư phục vụ chống dịch
vào 5 tháng cuối năm 2020. Trong đó có 38.300 kit, đơn giá 470.000 đồng/kit, tổng giá trị 18
tỷ đồng.

Phiếu đề xuất được ông Việt phê duyệt và được CDC triển khai thành hai gói thầu.

Gói thứ nhất, số lượng 10.000 kit xét nghiệm, tổng 4,7 tỷ đồng, được thực hiện theo phương
pháp chỉ định thầu rút gọn. Nhà chức trách xác định chưa đủ căn cứ kết luận CDC Hà Nội có
sai phạm.
Gói thầu thứ hai, tổng giá trị 13,1 tỷ đồng, được thực hiện theo phương pháp đấu thầu rộng
rãi. Dựa trên các thông số trước đó đã trao đổi với Việt Á, ông Việt tiếp tục chỉ đạo bà Thu
cung cấp thông tin về kit Việt Á cho cơ quan thẩm định giá để ban hành chứng thư thẩm định
với thông số kỹ thuật đặc thù, chỉ có sản phẩm do Công ty Việt Á sản xuất mới có.
Sau khi CDC Hà Nội đăng hồ sơ mời thầu, đến thời điểm đóng thầu, chỉ có Công ty Việt Á
nộp hồ sơ, do đó trở thành nhà cung cấp cho CDC Hà Nội với giá trị hợp đồng 13 tỷ đồng.

Bị cáo Lê Minh Tuyến tại tòa, chiều 5/4. Ảnh: Danh Lam
Bộ Công an, VKSND Tối cao phối hợp Viện Khoa học hình sự và các đơn vị thuộc Bộ Y tế
tiến hành thực nghiệm điều tra, xác định giá kit xét nghiệm của Việt Á (đã bao gồm 5% lợi
nhuận) tối đa là 143.000 đồng/kit. Do đó, thiệt hại của vụ án là số tiền chênh mà CDC Hà Nội
đã trả cho Việt Á trong gói thầu thứ hai, tức hơn 9 tỷ đồng.

Nhà chức trách cáo buộc, sau khi đấu thầu thành công hai gói cung cấp vật tư, CDC Hà Nội
được Việt Á "cảm ơn" hơn một tỷ đồng. Trưởng phòng Tài chính Lê Minh Tuyến nhận hơn
1,3 tỷ đồng từ phó tổng giám đốc Việt Á Vũ Đình Hiệp, ngay sau đó mang lên phòng làm
việc của ông Trương Quang Việt, đưa 500 triệu đồng. Ông Tuyến hưởng lợi 830 triệu đồng
và đưa cho bà Thu 30 triệu đồng.

VKS đánh giá, bà Thu không biết tiền này là của Việt Á, chỉ làm việc theo chỉ đạo của cấp
trên, không nhằm động cơ vụ lợi. Bà Thu thành khẩn và nộp lại 30 triệu đồng, do đó không bị
xử lý hình sự mà bị đề nghị xem xét kỷ luật.

Liên quan vụ án, Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt và cấp phó Vũ Đình Hiệp trước đó
đã hầu tòa hai lần, trong vụ án liên quan Học viện Quân y hồi cuối tháng 12/2023 và vụ án
liên quan cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, tháng 1 vừa qua.
Ngoài sai phạm tại CDC Hà Nội, cơ quan điều tra cáo buộc Việt Á đã thông thầu tại 20 địa
phương khác để được cung cấp kit xét nghiệm Covid-19 với giá cao, gây thiệt hại cho nhà
nước hơn 400 tỷ đồng.

You might also like