You are on page 1of 17

Phương pháp ALGORITHM đạo đức

Định nghĩa: Algorithm đạo đức là tập hợp những câu hỏi logicđược sử dụng để
xác minh nhân tố hình thành hành vi và sựkhác nhanh giữa các hành vi trong
cùng hoàn cảnh. Algorithm đạo đức là hệ thống bước đi với những quy tắc, trật
tựnhất định dẫn tới những quan điểm và giải pháp có giá trị vềđạo đức.
Algorithm đạo đức chỉ ra những quan điểm và giảipháp có giá trị về mặt đạo
đức, là một công cụ cần thiết giúpcác nhà quản trị nhận diện được các giải pháp
đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh
Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơncác quyết định đã
gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình
huống nan giải về đạo đức cóthể xảy ra
- Các nhân tố cơ bản của Algorithm đạo đức:
Câu hỏi Logic Nhân tố cơ bản
Một ai đó, khi hành động => ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN
Là vì một lý do nào đó => TÁC NHÂN
Bị thôi thúc bởi sức mạnh nào đó => ĐỘNG CƠ
Để nhằm đạt được điều gì đó => MỤC ĐÍCH
Sẽ thực hiện theo cách thức nào đó => PHƯƠNG TIỆN
Và gây tác động như thế nào => HỆ QUẢ
- Vận dụng Algorithm đạo đức vào phân tích hành vi đạo đức:Các khía cạnh
đạo đức của việc quản trị được đánh giá thông qua biện pháp quản trị. Tác
phong cư xử dẫn đến động cơ thúc đẩy. Mọi hành động đều gây ra hệ quả (tích
cực hoặc tiêu cực)Giá trị đạo đức tùy thuộc quan điểm của đối tượng quan tâm
Chuỗi thao tác logic của algorithm đạo đức
Động cơ : Tại sao , lí do gì?
Mục tiêu : cần phải làm gì?
Biện Pháp : làm như thế nào?
Hệ quả : dẫn đến những gì?
+ Động cơ : Động cơ: là nguồn sức mạnh nội tại của con người, thôi thúc và
hướng hành vi con người tới việc đạt được mục tiêu nhất định. Động cơ là
nguồn động lực thúc đẩy con người hành động
Các lý thuyết động cơ:
•Thuyết cấp bậc nhu cầu Maslow
•Thuyết hai nhân tố Herzberg
•Thuyết kỳ vọng Vroom
•Thuyết động cơ thúc đẩy theo nhu cầu của McClelland•Thuyết động cơ thúc
đẩy trong quản lý của Patton•Thuyết động cơ thúc đẩy theo hy vọng của Porter
& Lawler
Mục tiêu: Là trạng thái hay kết quả một cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được
và luôn hướng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt được chúng. Mục đích được
coi là xác đáng nếu thỏa mãn yêu cầu:•Tính động cơ•Tính kế hoạch•Tính tiêu
chuẩn•Tính kiểm tra+ Biện pháp: Là những cách thức cụ thể để thực hiện
phươngpháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi những biệnpháp
quản lý rất đa dạng và linh hoạt. Các biện pháp quản lý cóliên quan chặt chẽ với
nhau tạo thành một hệ thống các biệnpháp+ Hệ quả: Là những thay đổi mang
tính lan truyền, nhân quảtiếp nối sau một hành động hoặc một hệ thống, làm
thay bản điều kiện môi trường, hoàn cảnh hoặc làm chúng chuyển
sang một trạng thái khác trạng thái ban đầu
Phương pháp phân tích vấn đề , giải pháp
Phân tích vấn đề Phân tích giải pháp
1 Xác minh vấn đề 4 Xây dựng giải pháp
2 Xác minh bản chất vấn đề 5 Đánh giá giải pháp
3 Xác định mục tiêu 6 Lập phương án triển
khai
Dặt ra những câu hỏi về:
Hiện tượng – Nguyên nhân – Bản chất
Mối quan hệ giữa chúng
Địa chỉ có thể can thiệp và năng lực can thiệp của đối tượng chủ quan

Hệ thống các mục tiêu


Mục tiêu : tổng quát đến giai đoạn
Kế hoạch : cách thức hành động tới ngắn hạn
Nhiệm vụ ; chức năng đến tác nghiệp
II Phân tích công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo ALGORITHM
2.1 Giới thiệu về công ty Việt Á
Lịch sử hình thành
Công ty được thành lập vào năm 2007 với số vốn ban đầu là 80 triệu đồng từ 3
thành viên. Ông Phan Quốc Việt (sinh năm 1980) là người sáng lập kiêm Tổng
giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Cuối năm 2017, Việt Á Corp
tăng vốn điều lệ từ 200 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng, mặc dù trước năm 2017, công
ty này chỉ thu nhập vài chục tỉ đồng và thường báo lỗ. Trải qua 6 lần tăng vốn
điều lệ, tỉ lệ góp vốn của 3 cổ đông sáng lập vào Công ty Việt Á không biến
động, vẫn nắm giữ khoảng 20%. Cho đến nay (tháng 5 2023) sau hơn 1 năm
rưỡi điều tra, người dân vẫn chưa được biết ai là cổ đông của 80% cổ phần còn
lại (ước khoảng 800 tỷ đồng).

Trước đại dịch COVID-19, công ty được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit
thử bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay - chân - miệng, HPV… Việt Á tự
giới thiệu là công ty có kinh nghiệm 10 năm về lĩnh vực sinh học phân tử.

Ngày 4 tháng 3 năm 2020, bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2
do Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên
cứu với ngân sách gần 19 tỷ đồng, sản xuất trở thành sản phẩm xét nghiệm
SARS-CoV-2 đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng
tạm thời. Bộ kit giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia phát triển
được kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào thời điểm đó. Nhưng có 1 chi tiết
là giám đốc Việt Á đã mang bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mua của
Trung Quốc đến Học viện Quân y, cho nhóm đang nghiên cứu, vậy thực chất
đây là bộ kit tự nghiên cứu hay học lỏm từ bộ kít của Trung Quốc còn là dấu
hỏi. Vì với nhà xưởng vài chục met vuông, lại không có thiết bị sản xuất, mà chỉ
có vài cái tủ cấp đông như báo chí đã nêu, thì Viết Á sản xuất hàng triệu bộ kit
hay Việt Á nhập lậu kit từ nước ngoài đã in sẵn nhãn mác là do Việt Á sản xuất
cũng là 1 câu hỏi chưa được làm rõ.
Trong giai đoạn thiếu hụt kit xét nghiệm toàn cầu, sản phẩm trên đã được dùng
cho lên đến 80% xét nghiệm tại Việt Nam.
Đến tháng 12 năm 2021, công ty đã cung ứng kit cho 62 tỉnh, thành phố với
doanh thu gần 4.000 tỷ đồng (khoảng 180 triệu USD)
2.2 Thành tích:
Ngày 10 tháng 3 năm 2021, công ty được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
tặng Huân chương Lao động hạng Ba theo đề nghị của UBND TP.HCM, do
Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng sinh
phẩm xét nghiệm RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2, phục vụ hiệu quả cho
công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Ngày 23 tháng 6 năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết
định để hủy bỏ Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với
Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang nhìn nhận, việc
tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Việt Á là câu chuyện buồn.

2.3 Vụ việc :
Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản
trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật. Tháng 4/2020, Công ty Việt
Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm Kit xét nghiệm
Covid. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng Kit xét nghiệm Covid cho Trung
tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả
nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

Kết quả điều tra bước đầu, Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ
chốt Công ty Việt Á khai nhận: Quá trình kinh doanh và tiêu thụ Kit xét nghiệm
Covid do Công ty Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid
của các địa phương trên cả nước, sản phẩm Kit test Covid thuộc danh mục được
áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung
ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các Bệnh viện, CDC các tỉnh,
thành phố sử dụng. Sau đó, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ
sơ Chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ
thống (Công ty liên danh, Công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận
khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho
Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá
thành sản xuất. Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu
thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc
hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan
Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua
hàng với số tiền rất lớn.

Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các
đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật
liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000
đồng/Kít; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các
tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Đến nay, bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm
trong việc Công ty Việt Á bán Kit xét nghiệm Covid cho CDC Hải Dương
thông qua 05 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền
% ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương số tiền
gần 30 tỷ đồng.

Hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan tại
CDC Hải Dương, Công ty Việt Á là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch
trong hoạt động đấu thầu, vi phạm các điều cấm quy định tại Luật Đấu thầu, có
dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy
định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015.
2.4 Đối tượng liên quan:
2 bị can phạm tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và
"Đưa hối lộ": Phan Quốc Việt (đưa hối lộ (làm tròn số) 106,6 tỉ đồng, gây thiệt
hại tài sản nhà nước 432 tỉ đồng); Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty
Việt Á (đưa hối lộ 32,1 tỉ đồng, gây thiệt hại tài sản nhà nước 325 tỉ đồng)

- 6 bị can đã phạm tội "Nhận hối lộ": Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế
(nhận hối lộ 2,25 triệu USD); Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải
Dương (nhận hối lộ 27 tỉ đồng); Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH-
CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH-CN (nhận hối lộ 350.000 USD); Nguyễn
Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trinh y tế, Bộ Y tế (nhận
hối lộ 300.000 USD); Nguyễn Huỳnh - cựu Phó Trưởng Phòng Quản lý giá
thuốc thuộc Cục Quản lý Dược, cựu Thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế (nhận hối lộ 4 tỉ
đồng); Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế
(nhận hối lộ 100.000 USD).
- 2 bị can đã phạm tội "Đưa hối lộ": Phan Tôn Noel Thảo, cựu Kế toán trưởng
Công ty Việt Á (đưa hối lộ 34 tỉ đồng); Hồ Thị Thanh Thảo, cựu Thủ quỹ Công
ty Việt Á (đưa hối lộ 34 tỉ đồng).

- 2 bị can phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước
gây thất thoát, lãng phí": Chu Ngọc Anh (gây thiệt hại tài sản Nhà nước 18,98 tỉ
đồng; Phạm Công Tạc (gây thiệt hại tài sản nhà nước 18,98 tỉ đồng.

- 21 bị can đã phạm tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng": Trần Thị Hồng, cựu nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á (gây thiệt hại
tài sản nhà nước 319,3 tỉ đồng); Trần Tiến Lực, cựu nhân viên phụ trách vùng
Công ty Việt Á (gây thiệt hại 121,9 tỉ đồng; Ngụy Thị Hậu, cựu Phó trưởng
phòng Phòng Tài chính Kế toán CDC Bắc Giang (gây thiệt hại 105,6 tỉ đồng);
Phan Huy Văn, cựu Giám đốc Công ty Phan Anh (gây thiệt hại 104,9 tỉ đồng);
Phan Thị Khánh Vân, lao động tự do (gây thiệt hại 104,9 tỉ đồng); Lâm Văn
Tuấn, cựu Giám đốc CDC Bắc Giang (gây thiệt hại 98 tỉ đồng); Lê Trung
Nguyên, cựu nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á (gây thiệt hại 88 tỉ đồng);
Nguyễn Mạnh Cường, cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương (gây thiệt hại 73,8
tỉ đồng); Nguyễn Thị Trang, cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài
chính, Sở Tài chính Hải Dương (gây thiệt hại 73,8 tỉ đồng); Tiêu Quốc Cường -
cựu Kế toán trưởng, Phó trưởng Phòng Tài chính Kế toán, Sở Y tế Bình Dương
(gây thiệt hại 55,7 tỉ đồng); Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC Bình
Dương (gây thiệt hại 55,7 tỉ đồng); Trần Thanh Phong, cựu Phó trưởng Phòng
Tài chính Kế toán CDC Bình Dương (gây thiệt hại 55, 7 tỉ đồng); Lê Thị Hồng
Xuyên, cựu nhân viên CDC Bình Dương (gây thiệt hại 55,7 tỉ đồng); Nguyễn
Trường Giang, cựu Tổng Giám đốc Công ty VNDAT (gây thiệt hại 29,6 tỉ
đồng); Nguyễn Thị Thủy, cựu Giám đốc dự án Công ty VNDAT (gây thiệt hại
29,6 tỉ đồng); Nguyễn Văn Định, cựu Giám đốc CDC Nghệ An (gây thiệt hại
17,3 tỉ đồng); Nguyễn Thị Hồng Thắm, cựu Kể toán trưởng CDC Nghệ An (gây
thiệt hại 17,3 tỉ đồng); Hồ Công Hiếu, cựu Thẩm định viên Công ty Thẩm định
giả Miền Nam - Chi nhánh Nghệ An (gây thiệt hại 17,3 tỉ đồng); Vũ Văn
Doanh, cựu Giám đốc Công ty Thẩm định giá TVC (gây thiệt hại 14,8 tỉ đồng);
Tạ Ngọc Chức, cựu Tổng Giám đốc Công ty Thẩm định Toàn Cầu (gây thiệt hại
4 tỉ đồng); Ninh Văn Sinh, cựu Phó Giám đốc Công ty Thẩm định giá Trung Tín
(gây thiệt hại 2,5 tỉ đồng).
- 2 bị can phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ":
Phạm Mạnh Cường, cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương (gây thiệt hại 73,8 tỉ
đồng); Nguyễn Văn Trịnh, cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ

- 2 bị can phạm tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn
để trục lợi": Nguyễn Bạch Thủy Linh, cựu Giám đốc Công ty TNHH MTV
SNB Holdings (trục lợi 6 tỉ đồng; Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu Chuyên viên
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (trục lợi 2 tỉ đồng).

- Riêng bị can Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Cơ quan
CSĐT Bộ Công an đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét phê chuẩn
quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can số 11/QĐ-CSKT-P9 ngày 11-7;
truy tố theo quy định của pháp luật.
2.5 Xác định bản chất vấn đề
Theo ông Tô Ân Xô, Phan Quốc Việt thừa nhận qua việc nâng khống giá, "lót
tay", Công ty Việt Á đã "thu lợi trên 500 tỷ đồng".
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang phối hợp với các cơ quan liên quan
mở rộng điều tra. Bộ Công an tiếp tục thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để ngăn chặn, loại bỏ "biến
thể Việt Á trong tương lai".
Cơ quan điều tra đã phong tỏa, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Việt và
các bị can thuộc Công ty Việt Á, bao gồm: hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20
bất động sản. Riêng Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến bị kê biên 8
bất động sản. Một số người có liên quan tự nguyện giao nộp hơn 4,8 tỷ đồng.
Liên quan vụ án, hơn 20 ngày qua, cơ quan điều tra đã khởi tố 19 bị can. Ngày
17/12/2021, Phan Quốc Việt cùng 3 thuộc cấp và ông Tuyến là những bị can
đầu tiên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau đó, ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế),
Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế),
Trịnh Thanh Hùng (Vụ phó Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật,
Bộ Khoa học và Công nghệ) bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Văn Định (Giám đốc CDC Nghệ An), Nguyễn Thành Danh (Giám
đốc CDC Bình Dương) cùng một số người bị khởi tố với cáo buộc Vi phạm quy
định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo dõi vụ Việt Á, chúng ta thấy rõ, việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm
giá rất cao cho 62 CDC trong cả nước, trước hết nhằm mục đích thu nhiều lợi
nhuận cho chính Công ty Việt Á (lấy tiền từ ngân sách Nhà nước rất nhiều).
Tiếp theo đó, Công ty Việt Á lại chia nhiều % tiền từ việc bán kit test (tiền đều
lấy từ ngân sách Nhà nước) cho các cán bộ biến chất ở các CDC khắp cả nước.
Cách làm đó của Công ty Việt Á tạo ra động lực để việc móc ngoặc này được
xảy ra phổ biến, rộng khắp trong thời kỳ đại dịch đang cực kỳ ác liệt và căng
thẳng, số ca tử vong hơn 30 nghìn người.
Những hành vi của Công ty Việt Á gây thiệt hại rất nhiều sức người, sức của,
trong khi cả nước dốc toàn lực để đối phó với đại dịch. Không chỉ gây ra thiệt
hại to lớn về ngân sách quốc gia, họ còn làm hư hỏng nhiều cán bộ, công chức
trong bộ máy Nhà nước.
Ngày hôm qua, ngay sau khi Bộ Công an thông tin về con số 800 tỷ đồng “hoa
hồng” trong vụ kit xét nghiệm Việt Á, một số tờ báo lớn lại tiếp tục dùng thuật
ngữ "thổi giá", "nâng khống giá bán" làm sai lệch thông tin của vụ án và làm
cho bạn đọc hiểu không đúng bản chất của vấn đề.
Nhà báo Nhật Minh trên trang facebook cá nhân đã phân tích rất chính xác, với
vụ Việt Á, dùng thuật ngữ "nâng khống giá bán" là không chính xác. Vì Công ty
Việt Á là bên sản xuất, họ được quyền đưa ra giá bán, miễn sao giá bán đó
không vượt quá khung quy định của Bộ Y tế. Còn "thổi giá" là hành vi mua đi,
bán lại một món hàng hóa, qua nhiều tay trung gian, dẫn đến giá bán cuối cùng
cao hơn giá thật ban đầu được đưa ra của người sở hữu. Rõ nét nhất là trong
buôn bán bất động sản, việc này luật pháp không cấm, miễn là nộp thuế thu
nhập đầy đủ.
Còn ở vụ Việt Á là hành vi gửi giá. Đó là việc bắt tay giữa người mua và người
bán. Người mua gửi % vào giá bán của bên bán, sau khi bên mua thanh toán cho
bên bán, bên bán sẽ gửi trả lại cho bên mua số tiền % đã gửi.
Như vậy, theo thông tin mà Bộ công an đưa ra, bản chất của vụ Việt Á là một
vụ gửi giá thông qua cách gọi là % "hoa hồng". Đây chính là sự tham nhũng của
bên mua. Bên mua chi trả bằng tiền ngân sách nên về nguyên tắc, "hoa hồng"
được bên bán chi trả, bên mua cũng phải nộp vào ngân quỹ và có hạch toán kế
toán. Hành vi này cũng được xem là sự tiếp tay cho tham nhũng của bên bán,
nếu Cơ quan điều tra chứng minh được trước đó có thỏa thuận gửi giá giữa hai
bên. Gửi giá thực chất là móc ngoặc nhằm thu lợi riêng, hành vi này kín đáo và
nguy hiểm hơn cả hành vi đưa, nhận hối lộ.
Không chỉ dừng lại ở hành vi gửi giá, nếu Cơ quan điều tra mở rộng điều tra, rất
có thể còn chứng minh được là Công ty Việt Á đã không tự sản xuất ra kít xét
nghiệm mà mua hàng lậu, hàng trôi nổi từ đâu đó rồi đóng nhãn Việt Á để mua
đi, bán lại thì những người liên quan ở Công ty Việt Á còn mắc thêm tội lừa
đảo.
Dư luận rất nghi ngờ Công ty Việt Á khi họ chỉ có một căn phòng 10 mét
vuông, với tủ lạnh chỉ để thịt thì làm sao sản xuất kit test có chất lượng chuẩn
ISO quốc tế và số lượng kit cực lớn như thế? Rồi căn cứ vào doanh thu, chi phí,
lợi nhuận sẽ biết là họ có tự sản xuất hay không?
Hiện tại, các thông tin này chưa được minh bạch nên người dân bức xúc và nghi
ngờ là điều không tránh khỏi... Còn nhiều vấn đề xung quanh và bên trong Công
ty Việt Á cần phải được làm rõ để vạch trần bản chất của vụ án này.
Vụ án Việt Á chắc chắn còn là một vụ án tham nhũng chính sách, lợi dụng tình
hình dịch bệnh không phải tổ chức đấu thầu, để chỉ định giá và chỉ định thầu.
Những người trong đường dây liên kết để trục lợi này đều có sự sắp xếp mang
tính kịch bản rất tinh vi nhằm hợp thức hoá quy trình xét duyệt và đấu thầu mua
sắm thiết bị, sinh phẩm y tế chống dịch, cũng như đánh tráo khái niệm (giữa gửi
giá với "thổi giá", "nâng khống giá bán") khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Mục đích nhằm che dấu việc tham nhũng có tổ chức liên kết giữa bên mua và
bán.
Người dân cả nước đã thiệt hại, mất mát rất nhiều qua đại dịch, giờ qua vụ Việt
Á lại phải chứng kiến một loạt các quan chức, cán bộ, nhân viên nghành Y tế
“dính chàm”, trục lợi trên chính nỗi đau người dân. Ai ai cũng thấy căm phẫn và
nhức nhối.
=>Càng căm phẫn, càng nhức nhối, người dân cả nước càng đặt nhiều hi vọng
và niềm tin vào Cơ quan điều tra Bộ Công an, các cơ quan chức năng, dưới sự
chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sẽ
cương quyết không để lọt người, lọt tội, sẽ nhanh chóng vạch trần bản chất của
vụ việc ở Việt Á, sẽ sớm đưa tất cả các kẻ chủ mưu và đồng lõa trong vụ án này
ra xét xử và chịu sự trừng trị của pháp luật.

2.6 Động cơ :
Ngày 18 tháng 12 năm 2021, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc công ty cổ
phần Công nghệ Việt Á đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test
COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán
kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất. Cùng bị tạm giam là Phạm Duy
Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải
Dương). Cả hai cùng 5 bị can khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây
thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng. trước đó vào tháng 4 năm
2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit
test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn
châu Âu. Tuy nhiên thực tế WHO không chấp nhận loại kit này. Trên trang
thông tin chính thức Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh, bộ xét nghiệm của
Việt Á không có tên trong danh sách đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên
thị trường Anh.Cũng trong thời gian trên, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ
quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét
nghiệm COVID-19 của Việt Á và gởi văn bản thông báo giá là 470.000 đồng/kit
tới các địa phương theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y
tế, mặc dù giá kit test chưa được Hội đồng thẩm định thông qua. Để thu lợi
nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng
của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào
đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa
thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh,
thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm. Phan Quốc Việt đã chi tiền phần
trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, số tiền
gần 30 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và các
bị can tại CDC Hải Dương, Công ty Việt Á là vi phạm nguyên tắc công bằng,
minh bạch trong hoạt động đấu thầu, có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
. Tiếp sức của truyền thông:Sản phẩm của Việt Á đã được sự tiếp sức, tâng bốc
của một số cơ quan truyền thông, cơ quan nhà nước trước khi sự việc được
phanh phui
Vụ việc này khiến nhân dân mất niềm tin vào nhà nước , quân đội , gây thiệt hại
nghiêm trọngj tới kinh tế nhà nước và vi phạm nặng nề về đạo đức kinh doanh
2.7 Mục tiêu:
Công ty : thu về lợi nhuận , ông Việt ngay từ đầu khi tham gia cùng nghiên cứu
với Học viện Quân y đã có "mục đích biến kit xét nghiệm từ sản phẩm nghiên
cứu thuộc sở hữu nhà nước thành sở hữu riêng".Tính đến trước khi vụ án bị phát
giác, Việt Á được nhà nước thanh toán gần 6 triệu kit test, tổng hơn 2.250 tỷ
đồng. Bởi thế hơn 1.235 tỷ đồng chênh lệch giữa giá bán và giá sản xuất bị cơ
quan điều tra xác định là "hưởng lợi bất chính". Để được can thiệp giúp đỡ cấp
phép, hiệp thương giá, bán sản phẩm, Việt đã đưa hối lộ tổng 106,6 tỷ đồng.
2.8 Biện pháp
BẤT THƯỜNG GIÁ BÁN KIT TEST VIỆT Á
Năm 2021, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp
trên cả nước, C03, Bộ CA đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa,
đấu tranh tội phạm trong và sau dịch bệnh Covid-19; kết hợp với việc tiếp tục tổ
chức điều tra cơ bản theo các lĩnh vực xuyên suốt, tập trung nắm tình hình đối
với lĩnh vực y tế, hoạt động đấu thầu phát hiện các sự việc, hiện tượng nổi lên
nghi vấn có dấu hiệu tội phạm và vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, tháng 9-
2021, C03 đã nắm được thông tin về việc giá thành mua, bán kit test xét nghiệm
Covid-19 trên thị trường cao bất thường.
Lập hơn 30 công ty để mua đi, bán lại
Để làm rõ vấn đề này, C03 đã giao lãnh đạo Phòng Phòng ngừa, đấu tranh
chống tội phạm buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ (Phòng 3/C03) chỉ đạo trinh
sát đánh giá thông tin và phân tích giá thành kit test Covid-19. Qua đó xác định,
giá kit test nhanh dao động từ 90.000-150.000 đồng/bộ, trong khi giá thị trường
là 250.000-500.000 đồng/bộ; kit test PCR từ 250.000-350.000 đồng/bộ (giá thị
trường từ 750.000-870.000 đồng/bộ).
Tiếp tục đi sâu xác minh, thu thập thông tin, C03 đã phát hiện, thu thập được
thông tin về Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) nhập khẩu rất
nhiều nguyên vật liệu và trúng thầu, ký kết các hợp đồng mua bán, cung cấp vật
tư y tế, kit test với Sở Y tế, Bệnh viện, CDC các tỉnh thành và một số công ty
khác với giá thành cao hơn thực tế nhiều lần. Tại thời điểm xác minh, kit test
Covid-19 do Việt Á và các công ty liên quan cung cấp đang chiếm trên 70% thị
phần phục vụ xét nghiệm trên cả nước.
Việc cấp số đăng ký lưu hành do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký đối với bộ
kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á là trái thẩm quyền và vi phạm, vì
đây là tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ KHCN là đại diện chủ sở hữu,
Bộ KHCN chưa bàn giao cho Công ty Việt Á
Qua các thông tin, tài liệu ban đầu do trinh sát thu thập được xác định, Công ty
Việt Á do Phan Quốc Việt cùng Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Việt) và Đồng Sỹ Huy
thành lập ngày 28-2-2007, địa chỉ tại số 134/3D Đào Duy Anh, Phường 9, Quận
Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh; vốn điều lệ 200 tỷ đồng (đến năm 2017 đăng ký
tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng). Công ty đăng ký hoạt động trong các lĩnh
vực: sinh học phân tử, xét nghiệm y sinh, trang thiết bị y tế và do Phan Quốc
Việt làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật.
Ngoài Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt còn đứng ra thành lập hơn 30 công ty và
giữ vai trò chỉ đạo, điều phối, quản lý hoạt động của các công ty này. Từ năm
2020, Công ty Việt Á đã trực tiếp hoặc gián tiếp trúng các gói thầu cung cấp vật
tư y tế, cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của
62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu trên 4.000 tỷ đồng.
Hầu hết các gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19
đều được tổ chức theo hình thức chỉ định thầu rút gọn. Quá trình tham gia đấu
thầu, Phan Quốc Việt đã chỉ đạo sử dụng pháp nhân các công ty trong hệ thống
lập Báo giá cung cấp các cơ sở y tế công để Việt Á được chỉ định thầu với giá
do chính Việt Á xây dựng.
Lòng vòng mua bán để "thổi giá” kit test covid-19
Trên cơ sở các thông tin, tình hình nắm được, lãnh đạo C03 đã chỉ đạo trinh sát
rà soát và lập hồ sơ đưa 16 đối tượng có liên quan tới các hoạt động nghi vấn
phạm tội của Công ty Việt Á vào diện sưu tra, trong đó có các đối tượng chính
gồm: Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Việt Á; 3 Phó
tổng giám đốc Công ty Việt Á gồm Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Phan Quốc Việt),
Đồng Sỹ Huy; Vũ Đình Hiệp và Phan Tôn Noel Thảo - trợ lý tài chính Công ty
Việt Á, điều hành, chỉ đạo bộ phận kế toán công ty; Hồ Thị Thanh Thảo - trực
tiếp quản lý các số tài khoản của hệ thống Công ty Việt Á...
Trong thời gian này, trinh sát cũng phát hiện, các đối tượng tiếp tục có nhiều
hoạt động có biểu hiện rất phức tạp, nghi vấn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
liên quan tới việc "thổi giá” kit test Covid-19.

Phan Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt
Á
Xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lại diễn ra trong thời điểm dịch
bệnh căng thẳng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, C03 đã báo cáo lãnh đạo
Bộ cho phối hợp ngay với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an để triển khai
các biện pháp trinh sát liên hoàn.
Kết quả điều tra xác định, ngày 4-3-2020, Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành
cho bộ test Covid-19 của Công ty Việt Á. Ngày 27-3-2020, Bộ Tài chính đã
thông báo giá test Covid trên là 470.000 đồng/test, trên cơ sở hồ sơ của Công ty
Việt Á gửi Bộ Y tế. Trong đó, riêng chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1 test
Covid-19 là 356.815,17 đồng.
Tuy nhiên, căn cứ tài liệu điện tử thu được trên máy tính của Phan Tôn Noel
Thảo, trợ lý Tài chính Công ty Việt Á (năm 2020 là Kế toán trưởng) thì chi phí
nguyên vật liệu sản xuất 1 bộ test Covid-19 chỉ là 211.829 đồng.
Như vậy, chỉ tính riêng chi phí nguyên vật liệu sản xuất 1 bộ test Covid-19,
Công ty Việt Á đã nâng khống giá, hưởng lợi trái phép 144.986,17 đồng. Quá
trình xác minh, trinh sát cũng xác định, từ tháng 01 đến tháng 6-2020, chi phí
mua vào hàng hóa, dịch vụ của Công ty Việt Á là 78,74 tỷ đồng, phí mua
nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất test Covid-19 là 28,433 tỷ đồng.
Trong khi đó, Việt Á lại khai thuế GTGT lên tới hơn 116 tỷ đồng. Như vậy,
Công ty Việt Á đã có hành vi nâng khống giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào để
làm căn cứ tính giá thành bộ test Covid-19, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, Công ty Việt Á đã nâng khống số tiền gần
37,3 tỷ đồng.
Để nâng khống chi phí nguyên vật liệu đầu vào, Phan Quốc Việt đã chỉ đạo sử
dụng các công ty con trong hệ thống xuất hóa đơn cho Công ty Việt Á nhằm tạo
dòng tiền ảo, trong đó điểm đầu của các vòng quay nâng khống là Cửa hàng Âu
Lạc do Hồ Thị Thanh Thảo (em vợ Việt) đại diện. Sau đó, các đối tượng xuất
hóa đơn mua bán nguyên vật liệu lòng vòng qua các công ty con...
Tài liệu thu được cho thấy, doanh thu của Cửa hàng Âu Lạc năm 2020 là gần
120,4 tỷ đồng, trong đó phần lớn là các loại chứng từ nội bộ, không báo cáo
thuế có ký hiệu "BGĐ".
Để che giấu đầu vào của Cửa hàng Âu Lạc, các đối tượng lập chứng từ nhập
kho nội bộ, trực tiếp Hồ Thị Thanh Thảo nộp tiền mặt, hoặc sử dụng CMND
của các đối tượng Nguyễn Văn Nhân, Cao Viết Tình nộp tiền mặt vào tài khoản
của Cửa hàng Âu Lạc (do Thảo đứng tên chủ tài khoản), sau đó Thảo dùng tài
khoản này để chuyển cho các đối tượng trong công ty Việt Á với danh nghĩa
"Thanh toán tiền mua hàng", "Nhờ thanh toán tiền mua hàng".
Số tiền này sau đó các cá nhân sẽ chuyển qua một số tài khoản khác (do cá nhân
đó lập hoặc quản lý) rồi chuyển lại cho Thảo.
Những cú bắt tay tiền tỷ

Lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 phục vụ phòng, chống dịch
bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ đối với các địa phương, sản phẩm kit test nâng
khống của Việt Á thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn
nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước
cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành sử dụng.

Sau đó, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ
chỉ định thầu bằng cách sử dụng các công ty con trong hệ thống hoặc các công
ty có mối quan hệ với Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á lập hồ sơ chào hàng
sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng thanh
quyết toán theo giá cao hơn nhiều so với giá sản xuất.

Ví dụ như với CDC Hải Dương, ngày 01-10-2021, Công ty Việt Á (do Vũ Đình
Hiệp, Phó tổng giám đốc, đại diện) và CDC Hải Dương (do Phạm Duy Tuyến,
Giám đốc, đại diện) ký hợp đồng với tổng trị giá sau thuế là 17,8 tỷ đồng. Ngày
5-11-2021, CDC Hải Dương đã thanh toán toàn bộ số tiền trên vào tài khoản
của Công ty Việt Á. Trong năm 2021, Việt Á còn ký với CDC Hải Dương 4 hợp
đồng cung cấp trang thiết bị phòng, chống Covid-19 với tổng trị giá hơn 134 tỷ
đồng.

Cơ quan điều tra cũng thu thập được tin nhắn của các đối tượng thể hiện nội
dung Phan Quốc Việt chỉ đạo chuyển khoản tiền chiết khấu cho "anh Tuyến
CDC Hải Dương số tiền 5 tỷ đồng". Để tránh bị phát hiện, khi chuyển tiền, các
đối tượng ghi nội dung: "Nhờ TT giúp tiền hàng".

Công ty Việt Á còn thông đồng cùng Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh
Hóa (Themco) nâng khống giá bán test Covid-19 cho Sở Y tế, CDC Thanh Hóa
lên nhiều lần để hưởng lợi trái phép. Trinh sát phát hiện Công ty Việt Á chuyển
trả tiền chênh lệch cho Themco tới gần 10 tỷ đồng, cũng với danh nghĩa "thanh
toán tiền hàng".

Trinh sát còn làm rõ, Công ty Việt Á có dấu hiệu liên kết với Công ty TNHH
phát triển công nghệ ứng dụng Việt Nam (VN DAT) nâng khống giá bán các
sản phẩm phòng, chống dịch Covid-19 cho CDC các tỉnh, thành phố trên toàn
quốc, trong đó có CDC Bình Dương.

Chỉ trong năm 2021, thông qua 2 hợp đồng ký kết với CDC Bình Dương, Công
ty Việt Á hưởng lợi tổng số tiền phí xuất hóa đơn là hơn 2,3 tỷ đồng. Công ty
VN DAT đã chiếm đoạt thông qua việc Công ty Việt Á chuyển trả tiền ngoài
với số tiền hơn 9,3 tỷ đồng.

2.9 Hệ quả:
Trong số hơn 1.200 tỉ đồng được xác định là thiệt hại ở đại án Việt Á, cơ quan
chức năng cho rằng, Nhà nước thất thoát hơn 402 tỉ đồng, bởi còn nhiều tỉnh,
thành chưa "thống kê" hết.
Theo cơ quan công tố, trong các năm 2020 và 2021, Công ty Việt Á đã sản xuất
là hơn 8,7 triệu kit test. Trong tổng số này, Việt Á đã ký hợp đồng bán cho các
đơn vị, cơ sở y tế là hơn 8,3 triệu kit test (đã được thanh toán hơn 4,5 triệu kit
test).
Quá trình điều tra, cơ quan công tố xác định, trong hai năm trên, tổng số tiền
Công ty Việt Á đã chi để mua 11 loại hoá chất là hơn 386 tỉ đồng (số giá trị hoá
chất tồn kho là hơn 21,6 tỉ đồng).
"Như vậy, giá thành sản xuất một test xét nghiệm của Việt Á là hơn 143.000
đồng, gồm chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận 5% thuế", cáo trạng nêu.
Tuy nhiên, giá thành của mỗi kit test trên đã bị Phan Quốc Việt - Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á - nâng khống lên nhiều lần.
Cơ quan công tố xác định, hậu quả thiệt hại của vụ án là hơn 1.200 tỉ đồng.
Trong số này, Nhà nước thiệt hại hơn 402 tỉ đồng tại 19 tỉnh, thành phố.
Cụ thể: tại CDC các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương tiêu
thụ gần 680.000 kit test, số tiền bị thiệt hại là hơn 222 tỉ đồng.
Tại 15 tỉnh, thành phố tiêu thụ gần 560.000 kit test, Nhà nước bị thiệt hại gần
180 tỉ đồng.
Tại tỉnh Hải Dương, sau khi được ông Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh uỷ -
đồng ý giúp Việt Á cung cấp kit test, trong năm 2021, CDC Hải Dương đã hợp
thức thủ tục đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn để doanh nghiệp này
trúng thầu. CDC Hải Dương đã ký 4 hợp đồng mua sinh phẩm, vật tư xét
nghiệm, thanh toán gần 152 tỉ đồng.
Riêng hơn 226.000 kit test, CDC Hải Dương đã thanh toán là hơn 106 tỉ đồng
(giá Việt Á nâng khống lên 470.000 đồng/kit test), gây thiệt hại ngân sách Nhà
nước là gần 74 tỉ đồng.
Ở tỉnh Bắc Giang, Việt Á đầu tiên ký hợp đồng trực tiếp với CDC địa phương
này. Sau đó, Việt Á uỷ quyền cho Công ty Phan Anh do Phan Huy Văn làm
giám đốc bán kit test cho CDC Bắc Giang.
Cáo trạng xác định, CDC Bắc Giang đã mua tại 11 hợp đồng là gần 315.000 kit
test, quyết toán hơn 150 tỉ đồng, tiền Nhà nước thiệt hại hơn 105 tỉ đồng.
CDC Nghệ An ký 6 hợp đồng với tổng giá trị hơn 35 tỉ đồng, trong đó đã thanh
toán cho Việt Á 5 hợp đồng, số tiền gần 29 tỉ đồng. Tiền nhà nước thiệt hại là
hơn 16,5 tỉ đồng.
Trong khi đó, tại tỉnh Bình Dương, CDC địa phương này đã ký 5 hợp đồng,
thanh toán 79.000 kit test, gây thiệt hại hơn 26 tỉ đồng; test tách chiết thiệt hại
hơn 29,6 tỉ đồng. Tổng số tiền Nhà nước thiệt hại từ mua kit test và test tách
chiết là hơn 55,7 tỉ đồng.
Hành vi thông thầu của nhóm Việt Á với cán bộ nhà nước đã gây thiệt hại ở các
địa phương khác gồm: Đồng Tháp 79 tỉ đồng, Hà Nội 14 tỉ đồng, Nam Định
14,5 tỉ đồng, Cà Mau 12,2 tỉ đồng, Vĩnh Long 12 tỉ đồng...
Ngoài ra, cáo trạng nêu, tại kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng
hình sự Bộ Y tế, không đủ thông tin để thực hiện việc định giá các hoá chất, vật
tư, sinh phẩm khác phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của CDC các
tỉnh. Vì vậy, chưa có đủ cơ sở xác định thiệt hại trong việc mua bán thiết bị, vật
tư sinh phẩm y tế khác
Để thực hiện xuyên suốt các sai phạm trên, Phan Quốc Việt đã trực tiếp hoặc
chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ 106 tỉ đồng. Trong đó, đưa cho ông Trịnh Thanh
Hùng 8 tỉ đồng và các bị can ở Bộ Y tế 64 tỉ đồng

You might also like