You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH

BÁO CÁO GIỮA KỲ:


MÔN ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
NHỮNG LƯU Ý VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
KHI ĐÀM PHÁN KINH DOANH VỚI THỤY SĨ

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S TRƯƠNG CÔNG HẬU


LỚP HỌC PHẦN: DHKQ16DTT
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 422000310904
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 1
NIÊN KHÓA: HK1 (2023-2024)

TP. HỒ CHÍ MINH, 10.2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH

DANH SÁCH NHÓM:

STT Họ và tên MSSV GHI CHÚ


1 Tăng Thị Thanh Ngân 20035181 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Minh Thư 20035961
3 Đặng Quốc Trường 20026951
4 Mai Thanh Toàn 21041971
5 Nguyễn Thanh Quốc Hoàng 20044571
6 Phạn Nguyễn Đình Châu 20099341
7 Võ Lâm Gia Huy 20098211
8 Phạm Thị Mỹ Ngọc 20036961
9 Nguyễn Ngô Hà Vi 20077511
10 Thái Việt Dũng 20116921
11 Thái Anh Khôi 20122611
12 Trần Thị Mỹ Huyền 20057831
13 Nguyễn Quang Huy 20047881
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã hỗ trợ và đóng
góp cho việc hoàn thiện bài tiểu luận này về đề tài "Những lưu ý và bài học kinh nghiệm
khi đàm phán kinh doanh Thụy Sĩ
Đầu tiên chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Trương Công
Hậu đã hướng dẫn người đã cung cấp các kiến thức quan trọng những thông tin cần thiết
và sự chỉ dẫn tận tâm suốt quá trình nghiên cứu và viết bài. Các góp ý và nhận xét của
giảng viên đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đề tài và cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá
trình đàm phán kinh doanh Thụy Sĩ.
Tiếp theo chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bạn bè và những người cố vấn mà
chúng tôi đã có cơ hội thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán kinh
doanh. Sự trao đổi ý kiến và góp ý của họ đã mở rộng hiểu biết của chúng tôi và tạo điều
kiện để xây dựng một bài tiểu luận chất lượng cao.
Cuối cùng, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến các chuyên gia và
nhà nghiên cứu về Thụy Sĩ và đàm phán kinh doanh những người đã chia sẻ những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu thông qua các tài liệu và tư vấn. Thông qua việc nghiên cứu
và tham khảo tài liệu của họ chúng tôi đã có thể tạo nên một bài tiểu luận đáng giá về đề
tài này.
Kết luận việc hoàn thành bài tiểu luận này không thể thiếu sự đóng góp trợ giúp và
khuyến khích của tất cả những người đã gắn bó với chúng tôi. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và viết bài
này. Sự đóng góp và hỗ trợ của các bạn đã làm cho bài tiểu luận trở nên thú vị và cung
cấp thông tin hữu ích về đàm phán kinh doanh giữa Thụy Sĩ.

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM

STT Họ và tên Công việc (Tham khảo) Đánh giá


1 Nguyễn Thanh Quốc Chương I (mục 1.1- 1.2, kịch bản) 100%
Hoàng
2 Thái Việt Dũng Chương I (mục 1.3-1.4) 100%
3 Tăng Thị Thanh Ngân Chương II ( mục 3.7+ edit video, 100%
kịch bản)
4 Nguyễn Ngô Hà Vi Chương II (Mục 2.2-2.2.1-2.2.2) 90%
5 Mai Thanh Toàn Chương II (mục 2.2-2.2.3 đến 100%
2.3.5)
6 Phạn Nguyễn Đình Châu Chương IIII (mục 3.4) 100%
7 Đặng Quốc Trường Chương III ( mục 3.2) 100%
8 Trần Thị Mỹ Huyền Chương III (mục 3.6) 100%
9 Phạm Thị Mỹ Ngọc Chương III (mục 3.3, kịch bản) 100%
10 Nguyễn Quang Huy Chương III (mục 3.1) 100%
11 Võ Lâm Gia Huy Tóm tắt báo cáo + kết luận 100%
12 Thái Anh Khôi Lời nói đầu + Lời cảm ơn, kịch 100%
bản
13 Nguyễn Minh Thư Làm powerpoint và tổng hợp 100%
Word, kịch bản

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

3
TÓM TẮT BÁO CÁO
CHƯƠNG 3: NHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC KHI ĐÀM
PHÁN VỚI ĐỐI TÁC THỤY SĨ

Đối với chương này bài tiểu luận sẽ làm rõ những lưu ý dành cho doanh doanh
nghiệp qua 5 giai đoạn trong đàm phán và chi tiết từng giai đoạn:

Thứ nhất ở giai đoạn trước khi bắt đầu đàm phán kinh doanh với đối tác Thụy Sỹ.
Chuẩn bị kỹ lưỡng là quan trọng trước khi đàm phán, thu thập thông tin chi tiết về doanh
nghiệp, hiểu về văn hóa và luật pháp Thụy Sỹ là bước quan trọng. Xác định không gian,
thời gian, và sự chuẩn bị kỹ thuật. Đội ngũ cần kiến thức vững về thương mại quốc tế,
ngôn ngữ và văn hóa Thụy Sỹ. Trang phục chuyên nghiệp và sự hiểu biết về thị trường là
yếu tố quan trọng. Để thành công, doanh nghiệp cần sự chuẩn bị đầy đủ về thông tin, đội
ngũ, và trang phục chuyên nghiệp.

Thứ hai ở giai đoạn tiếp xúc. Giai đoạn tiếp xúc trong đàm phán với đối tác Thụy Sĩ
đặt ra nhiều điểm lưu ý quan trọng, giúp xây dựng mối quan hệ tích cực và đạt được kết
quả kinh doanh mong muốn. Một số điểm cần chú ý ở giai đoạn này như các vấn đề về
văn hóa, các sản phẩm- dịch vụ, chăm sóc mối quan hệ….

Tiếp đến là giai đoạn rong quá trình đàm phán kinh doanh với đối tác Thụy Sĩ, việc
chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng có thể định hình thành công của mối quan hệ và kết
quả kinh doanh. Sau giai đoạn tiếp xúc thì giai đoạn trong đàm phán là cơ hội để xây
dựng ấn tượng tích cực và tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác.

Thứ tư là giai đoạn sau đàm phán với đối tác Thụy Sĩ, việc ghi chép và đánh giá
đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hiểu biết và đảm bảo tính chính xác của thỏa
thuận. Xác nhận bằng văn bản là bước quan trọng để thể hiện sự chuyên nghiệp và đảm
bảo hiểu lầm. Thực hiện cam kết và đánh giá hậu quả là quan trọng để duy trì mối quan
hệ tích cực. Đối với người Thụy Sĩ, tính kỉ luật và tuân thủ là yếu tố quan trọng. Giữ liên
lạc và cập nhật thông tin giúp duy trì sự minh bạch và tạo cơ hội học hỏi từ đối tác.

Giai đoạn rút kinh nghiệm là bước cuối cùng, yêu cầu tổng hợp và kết luận các
điểm quan trọng từ cả quá trình đàm phán và hợp tác. Việc này giúp học hỏi và chuẩn bị
tốt hơn cho các đàm phán sau, đồng thời củng cố mối quan hệ với đối tác Thụy Sĩ.

4
5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM.......................................................................................2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...............................................................................3

TÓM TẮT BÁO CÁO................................................................................................4

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................8

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................10

1.1. Khái niệm.......................................................................................................10

1.1.1. Đàm phán là gì?......................................................................................10

1.1.2. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là gì?.............................................10

1.2. Bản chất của quá trình đàm phán...................................................................10

1.3. Các nguyên tắc cơ bản...................................................................................11

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đàm phán trong kinh doanh quốc tế.............12

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN THỤY SĨ..............................14

2.1. Giới thiệu về Thụy Sĩ.....................................................................................14

2.1.1. Vị trí địa lí...............................................................................................14

2.1.2 Chính trị...................................................................................................14

2.1.3. Kinh tế.....................................................................................................15

2.1.4. Văn hoá và con người.............................................................................16

2.2. Đặc điểm văn hoá đàm phán của Thụy Sĩ......................................................16

2.2.1. Trước đàm phán......................................................................................16

2.2.2. Giai đoạn tiếp xúc...................................................................................17

2.2.3. Trong đàm phán......................................................................................18

2.2.4. Sau đàm phán..........................................................................................19

2.2.5. Giai đoạn rút kinh nghiệm.....................................................................19

6
CHƯƠNG 3: NHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI ĐÀM PHÁN VỚI
THỤY SĨ............................................................................................................................21

3.1. Trước đàm phán.............................................................................................21

3.1.1. Chuẩn bị tài liệu, thông tin về đối tác.....................................................21

3.1.2. Chuẩn bị về không gian, thời gian..........................................................21

3.1.3. Chuẩn bị về đội ngũ tham gia đàm phán.................................................22

3.1.4. Chuẩn bị về trang phục...........................................................................23

3.2 Giai đoạn tiếp xúc..........................................................................................24

3.2.1. Tạo không khí buổi tiếp xúc...................................................................24

3.2.1. Tạo niềm tin cho đối tác..........................................................................24

3.3. Trong đàm phán.............................................................................................25

3.2.1. Bắt đầu đàm phán....................................................................................25

3.2.2. Trong đàm phán......................................................................................26

3.2.3. Kết thúc đàm phán..................................................................................27

3.4. Sau đàm phán.................................................................................................27

3.5. Giai đoạn rút kinh nghiệm.............................................................................31

3.6. Một số lưu ý khác...........................................................................................32

3.7. Kịch bản đàm phán........................................................................................32

KẾT LUẬN...............................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................42

7
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay việc tham gia vào đàm phán kinh doanh với
các quốc gia khác nhau đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh
quốc tế. Thụy Sĩ một quốc gia nằm ở trung tâm châu Âu nổi tiếng với nền kinh tế vững
chắc và tiêu chuẩn cao về chất lượng và độ tin cậy. Vì vậy việc tham gia vào đàm phán
kinh doanh với Thụy Sĩ đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mỉ và hiểu biết sâu sắc về văn hóa thực tiễn
kinh doanh và quy định pháp lý của quốc gia này.
Điều quan trọng nhất khi tham gia vào đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ là ý thức
rõ vai trò và giá trị của văn hóa trong quá trình này. Thụy Sĩ có một văn hóa đặc trưng và
kỷ luật và những người Thụy Sĩ thường đánh giá cao tính chính xác đáng tin cậy và hiệu
quả trong kinh doanh. Do đó biết và thấy được giá trị mà văn hóa Thụy Sĩ mang lại sẽ
giúp chúng ta xây dựng được một cầu nối tốt và thiết lập quan hệ đàm phán thành công.
Bên cạnh đó việc hiểu rõ thực tiễn kinh doanh và quy định pháp lý của Thụy Sĩ
cũng rất quan trọng. Thụy Sĩ có một hệ thống pháp luật hữu hiệu và mạnh mẽ nên hiểu rõ
các quy định pháp lý và quyền lợi của các bên sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu đàm
phán và tránh các tranh chấp sau này.
Trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ tập trung vào những lưu ý và bài học kinh
nghiệm quan trọng khi tham gia vào đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ. Qua việc phân
tích các trường hợp nghiên cứu và tìm hiểu các trường hợp thực tế, chúng tôi hy vọng sẽ
cung cấp cho mọi người một cái nhìn sâu sắc về cách thức tiếp cận và thành công trong
việc đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ.
Chúng tôi khuyến nghị mọi người tiếp tục đọc bài tiểu luận này để hiểu rõ hơn sự
quan trọng và tầm ảnh hưởng của việc đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ, cũng như để
thu thập những lưu ý và bài học kinh nghiệm giúp bạn đạt được sự thành công trong quá
trình này.
1.1. Lý do chọn đề tài
Đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ là một chủ đề đầy thách thức và hứa hẹn, đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay của tình hình thương mại quốc tế phức tạp và đa dạng. Việc
tìm hiểu và nghiên cứu về cách làm kinh doanh với quốc gia này không chỉ đưa ra các cơ
hội thị trường mà còn cung cấp những bài học quý báu về cách tiếp cận thị trường quốc
tế, xử lý vấn đề đa dạng văn hóa và pháp lý, và tận dụng các lợi thế tài chính và hạ tầng.
Một trong những lý do quan trọng nhất khi đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ là vị
trí chiến lược của nước này ở trung tâm châu Âu. Thụy Sĩ nằm giữa các nước lớn như
Đức, Pháp, Ý, và Áo, tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận các thị trường châu Âu khác.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do EU-Thụy Sĩ,
cho phép tiếp cận vào thị trường EU một cách thuận tiện hơn.
8
Thụy Sĩ nổi tiếng với hệ thống ngân hàng và tài chính mạnh mẽ của mình. Sự ổn
định và tính chuyên nghiệp của ngành tài chính Thụy Sĩ đã thu hút nhiều doanh nhân và
công ty quốc tế. Nghiên cứu về cách làm kinh doanh trong lĩnh vực này có thể giúp bạn
hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc hợp tác với các tổ chức tài chính Thụy
Sĩ.
Là một quốc gia đa ngôn ngữ với bốn ngôn ngữ chính: Đức, Pháp, Ý và Romansh.
Việc hiểu văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia này có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ
làm ăn và giao tiếp hiệu quả với đối tác Thụy Sĩ. Cách tiếp cận với khách hàng và đối tác
trong môi trường đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa luôn đòi hỏi sự tôn trọng và nhạy bén.
Thụy Sĩ đã xây dựng một môi trường kinh doanh thân thiện với các doanh nghiệp
quốc tế. Sự ổn định chính trị, một hệ thống thuế công bằng, và một môi trường pháp lý
đáng tin cậy làm cho việc đầu tư và làm kinh doanh tại Thụy Sĩ trở nên hấp dẫn. Việc
nghiên cứu về cách thực hiện kinh doanh trong môi trường này có thể giúp ta tận dụng
các lợi thế này.
Thụy Sĩ đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại tự do với các quốc gia và khu vực
trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này làm cho việc nhập khẩu và xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn. Tìm hiểu về các thỏa thuận này và cách chúng
có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn là một phần quan trọng của việc đàm
phán kinh doanh với Thụy Sĩ.
Ngoài ra, Thụy Sĩ còn là một trong những quốc gia có sự đầu tư mạnh mẽ vào
nghiên cứu và phát triển. Nền hạ tầng nghiên cứu tại Thụy Sĩ rất phát triển với nhiều viện
nghiên cứu và trường đại học hàng đầu. Học hỏi từ những tiến bộ công nghệ và sáng tạo
tại Thụy Sĩ có thể cung cấp cơ hội phát triển sản phẩm và dịch vụ mới cho doanh nghiệp
của bạn. Chính vì vậy, đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ không chỉ mang lại cơ hội thị
trường mà còn đem lại nhiều lợi ích khác như tiếp cận các thị trường châu Âu, tận dụng
lợi thế tài chính và hạ tầng, xử lý đa dạng văn hóa và pháp lý, và học hỏi từ môi trường
kinh doanh thân thiện với doanh nghiệp. Điều này làm cho đề tài đàm phán kinh doanh
với Thụy Sĩ trở thành một chủ đề thú vị và đầy tiềm năng trong nghiên cứu và thực tiễn
kinh doanh quốc tế.

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm

1.1.1. Đàm phán là gì?

Đàm phán là một quá trình tương tác phức tạp mà mọi người tham gia hàng ngày để
đạt được thỏa thuận hoặc giải quyết xung đột trong các tình huống khác nhau của cuộc
9
sống. Quá trình này bao gồm sự tương tác giữa hai hoặc nhiều bên với các mục tiêu, quan
điểm hoặc lợi ích khác nhau để đạt được thỏa thuận hoặc hiểu biết chung. Đàm phán
không chỉ là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn đóng vai trò
quan trọng trong kinh doanh, chính trị, ngoại giao và nhiều lĩnh vực khác.

1.1.2. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là gì?

Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là một quá trình tương tác phức tạp giữa các tổ
chức, công ty hoặc quốc gia khác nhau nhằm đạt được sự hiểu biết hoặc thỏa thuận chung
về các vấn đề liên quan đến kinh doanh và thương mại quốc tế. Quá trình này bao gồm
việc đàm phán các yếu tố như giá cả, điều kiện thương mại, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên và các điều khoản hợp đồng liên quan đến giao dịch quốc tế.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Nó
đóng vai trò quyết định trong việc thiết lập và duy trì quan hệ thương mại, định hình các
điều kiện thương mại toàn cầu và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và
công ty.
1.2. Bản chất của quá trình đàm phán
Quá trình đàm phán là một khía cạnh quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống và
công việc của chúng ta. Từ việc thương lượng mức lương trong cuộc phỏng vấn việc làm
cho đến đàm phán về giá cả trong giao dịch mua bán, quá trình đàm phán chứa đựng
nhiều khía cạnh phức tạp, tâm lý, và kỹ năng quan trọng. Mục tiêu của quá trình đàm
phán thường là đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. Điều này có
thể liên quan đến việc đạt được lợi ích kinh tế, tối ưu hóa tài sản, xây dựng mối quan hệ,
hoặc giải quyết một mâu thuẫn. Mọi bên tham gia đàm phán đều có những lợi ích riêng,
và điều quan trọng là hiểu rõ lợi ích của mỗi bên để có thể xây dựng các đề xuất và thỏa
thuận hợp lý. Quyền lực cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán.
Quyền lực có thể bắt nguồn từ tình huống tài chính, thông tin, thời gian, hoặc khả năng
ảnh hưởng. Khả năng tạo ấn tượng và thuyết phục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy quan điểm của bạn và đạt được mục tiêu trong quá trình đàm phán. Tương tác giữa
các bên là quá trình trao đổi thông tin và quan điểm để đạt được thỏa thuận hoặc giải
quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng trong đàm phán, bao gồm việc lắng
nghe, trình bày ý kiến, và thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến của đối tác. Đánh giá các
tùy chọn và tác động của chúng có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định đúng
đắn trong quá trình đàm phán. Tâm lý của từng người tham gia đàm phán có thể ảnh
hưởng đến quyết định và hành động của họ. Tâm lý này có thể bao gồm lòng kiêng nể, tự
tin, hoặc cảm xúc như sợ hãi và tức giận. Quá trình đàm phán cũng có thể ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa các bên. Quyết định và hành động trong đàm phán có thể tạo ra sự tin
tưởng hoặc gây ra mất lòng tin. Đàm phán thường đòi hỏi một chiến lược rõ ràng để đạt
10
được mục tiêu. Điều này bao gồm việc xác định lợi thế, tiếp cận và đánh lừa đối tác một
cách thông minh. Kỹ thuật đàm phán bao gồm việc sử dụng các phương pháp như thương
lượng, thấu hiểu đối tác, đặt câu hỏi, và sử dụng kỹ thuật thuyết phục để đạt được mục
tiêu của bạn. Sau khi các bên đạt được thỏa thuận, cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về
điều khoản và cam kết từ phía mỗi bên. Quá trình thực thi thỏa thuận sau đàm phán đòi
hỏi sự theo dõi và đảm bảo rằng các điều khoản được tuân thủ. Quá trình đàm phán là
một phần quan trọng trong cuộc sống và kinh doanh. Nó đòi hỏi sự hiểu biết, sức mạnh,
kỹ năng giao tiếp, tâm lý, chiến lược và kỹ thuật đàm phán để đạt được mục tiêu và xây
dựng mối quan hệ tốt. Bản chất của quá trình đàm phán không chỉ là trao đổi thông tin,
đề xuất mà còn có nhiều yếu tố phức tạp và quan trọng.
1.3. Các nguyên tắc cơ bản
Các nguyên tắc cơ bản của đàm phán là những quy tắc giúp các bên tham gia đàm
phán có thể đạt được kết quả tốt nhất cho mình và duy trì mối quan hệ tốt với nhau.
Trong quá trình đàm phán, có một số yếu tố quan trọng mà các bên tham gia cần đề cao ,
chúng ta sẽ khám phá hai yếu tố quan đó là nguyên tắc "Tự nguyện" và nguyên tắc "Thời
gian". Hai nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường
đàm phán hiệu quả và công bằng.
- Nguyên tắc "Tự nguyện": Đàm phán là một hoạt động tự nguyện, nghĩa là các bên
phải có mong muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được điều đó thông
qua đàm phán. Các bên không bị ép buộc hay bị ảnh hưởng bởi sức ép bên ngoài. Các
bên cũng phải tôn trọng quyền tự do của nhau trong việc chấp nhận hay từ chối thỏa
thuận. Ví dụ, trong quá trình đàm phán một hợp đồng lao động, nguyên tắc tự nguyện
đảm bảo rằng cả nhân viên và nhà tuyển dụng được tham gia đàm phán theo ý muốn của
mình, không bị áp đặt điều kiện vô lý hoặc bất công.
- Nguyên tắc "Thời gian": là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết
quả đàm phán. Các bên cần phải xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đàm phán, cũng
như thời gian dành cho từng giai đoạn của đàm phán. Các bên cũng cần phải lựa chọn
thời điểm thích hợp để đưa ra đề nghị, đề xuất, thương lượng hay nhượng bộ. Thời gian
cũng có thể được sử dụng làm một chiến lược đàm phán, ví dụ như tạo ra cảm giác gấp
gáp, thiết lập thời hạn, hoãn lại quyết định. Ví dụ, khi đàm phán một hợp đồng thương
mại, các bên thường đặt một khung thời gian cụ thể nhằm đảm bảo rằng quá trình đàm
phán diễn ra một cách hiệu quả và không gây lãng phí thời gian. Điều này đồng ý với cả
hai bên và giúp tạo ra kế hoạch và tiến trình rõ ràng.
Nguyên tắc "Tự nguyện" và "Thời gian" đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định phạm vi và tiến trình của quá trình đàm phán. Việc tuân thủ những yếu tố này sẽ tạo
ra một môi trường công bằng, cởi mở và hiệu quả cho tất cả các bên tham gia.

11
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đàm phán trong kinh doanh quốc tế
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết về
những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phánCác yếu tố này bao gồm: các yếu tố cơ
sở, bầu không khí đàm phán, yếu tố văn hóa và yếu tố chiến lược đàm phán.
Các yếu tố cơ sở: Trước khi bước vào quá trình đàm phán, có một số yếu tố cơ sở
quan trọng cần được xem xét. Điều này bao gồm mục đích của đàm phán, môi trường
kinh doanh, sự ảnh hưởng của bên thứ ba và những người tham gia đàm phán. Mục đích
đàm phán xác định mục tiêu cuối cùng của quá trình, trong khi môi trường kinh doanh và
sự ảnh hưởng từ các bên thứ ba có thể tạo ra áp lực và tác động đáng kể lên quá trình đàm
phán. Một ví dụ về yếu tố cơ sở là mục đích của đàm phán. Ví dụ, trong quá trình đàm
phán về hợp tác kinh doanh giữa hai công ty, mục tiêu có thể là đạt được thỏa thuận về
chia sẻ công nghệ để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Bầu không khí đàm phán: Bên cạnh các yếu tố cơ sở, bầu không khí đàm phán cũng
chịu ảnh hưởng quan trọng đến quá trình đàm phán. Bầu không khí đàm phán có thể biểu
hiện thông qua các yếu tố như xung đột hoặc hợp tác giữa các bên, ưu thế hoặc lệ thuộc
về lợi ích, cũng như những kỳ vọng và mong đợi từ mỗi bên. Điều này có thể ảnh hưởng
đến cách mà các bên sẽ tiếp cận và thương thảo. Ví dụ về bầu không khí đàm phán là sự
xung đột hoặc hợp tác giữa các bên. Ví dụ, trong quá trình đàm phán về đặt hàng, bên
mua có thể muốn giảm giá, trong khi bên bán có ý định duy trì giá cao hơn. Trong bầu
không khí đàm phán này, mức độ xung đột có thể làm tăng áp lực và kéo dài quá trình
đàm phán. Tuy nhiên, bầu không khí đàm phán cũng có thể là sự hợp tác. Ví dụ, trong
quá trình đàm phán về khối lượng đặt hàng lớn, bên mua và bên bán có thể thảo luận và
đạt được thỏa thuận về mức giá ưu đãi và các điều khoản hợp đồng phù hợp.
Các yếu tố văn hóa: Văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán
kinh doanh quốc tế. Một số yếu tố văn hóa cần được xem xét bao gồm quan niệm về thời
gian, sự ưu tiên đối với cá nhân hay tập thể, cách giao tiếp và quan hệ cá nhân. Hiểu và
kích thích các yếu tố văn hóa này có thể giúp tạo ra một môi trường đàm phán hiệu quả
và tránh sự mâu thuẫn văn hóa. Ví dụ về yếu tố văn hóa là quan niệm về thời gian. Ví dụ,
trong quá trình đàm phán với một công ty đến từ một quốc gia có quan niệm về thời gian
nghiêm ngặt, việc đảm bảo tuân thủ đúng thời gian hẹn sẽ rất quan trọng để tạo dựng mối
quan hệ tốt và đạt được sự tin cậy. Một ví dụ khác về yếu tố văn hóa liên quan đến cách
giao tiếp. Trong quá trình đàm phán với đối tác từ một quốc gia có văn hóa trọng tâm vào
sự trang nhã và lịch sự, lựa chọn từ ngữ và cách giao tiếp lịch sự sẽ rất quan trọng để duy
trì quan hệ tốt.
Các yếu tố chiến lược đàm phán: Cuối cùng, các yếu tố chiến lược đàm phán cũng
có tác động quan trọng đến quá trình đàm phán. Các yếu tố này bao gồm cách trình bày
và công bố thông tin, chiến lược đàm phán, quyết định trong quá trình thương thảo và có
12
sự tham gia của một tác nhân đàm phán. Việc sử dụng các chiến lược đàm phán phù hợp
và có một tác nhân đàm phán đủ tin cậy có thể tạo ra kết quả thuận lợi. Ví dụ, trong quá
trình đàm phán để mua bán một công ty, bên mua có thể sử dụng chiến lược bắt đầu với
mức giá thấp nhưng điều chỉnh và nâng lên dần theo các vấn đề kỹ thuật và tài chính
được kiểm tra. Chiến lược này có thể giúp bên mua khám phá các điểm yếu trong doanh
nghiệp và đạt được một giá hợp lý.
Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế.
Bằng cách hiểu và quản lý các yếu tố này một cách thông minh, các bên có thể xây dựng
một môi trường đàm phán hiệu quả và đạt được kết quả mà tất cả đều hài lòng.

13
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN THỤY SĨ
2.1. Giới thiệu về Thụy Sĩ

2.1.1. Vị trí địa lí

Thụy Sĩ có phía tây giáp Pháp, phía bắc giáp Đức, phía đông giáp Áo và
Liechtenstein, phía nam giáp Ý.
Thụy Sĩ có ba vùng địa lý riêng biệt: dãy Alps, cao nguyên Trung tâm và Jura. Đất
nước này tự hào có nhiều cảnh quan và môi trường sống khác nhau, là một nơi rất hấp
dẫn để sinh sống và kinh doanh. Thụy Sĩ cũng là nơi có 12 Di sản Thế giới được
UNESCO công nhận
Dãy núi Alps trải dài theo chiều rộng của đất nước bao phủ 60% diện tích bề mặt
của Thụy Sĩ nhưng chỉ có 11% dân số sống ở đó.
Jura của Thụy Sĩ trải dài từ sông Rhone đến sông Rhine. Đầu phía tây tạo thành
biên giới tự nhiên với Pháp. Phần lớn khu vực dân cư thưa thớt này được bao phủ bởi
rừng và đất nông nghiệp.
Cao nguyên Trung tâm, hay ‘Mittelland’ có mật độ dân số cao nhất và tập trung
nhiều các trung tâm công nghiệp
Với hàng ngàn hồ và sông, Thụy Sĩ là một hồ chứa khổng lồ, khoảng 6% trữ lượng
nước ngọt của lục địa. Đây là lý do tại sao nó được gọi là “tháp nước của châu Âu”.

2.1.2 Chính trị

a. Đối nội
Thụy Sĩ là đất nước dân chủ, công dân có thể có tiếng nói trực tiếp đối với các quyết
định ở tất cả các cấp chính trị.
Thụy Sĩ được quản lý theo hệ thống liên bang ở ba cấp: Liên bang, các bang và các
xã. Trong ba cấp, xã là cấp gần dân nhất và được trao càng nhiều quyền hạn càng tốt.
Quyền hạn được giao từ trên xuống cho các bang và Liên minh chỉ khi điều này là cần
thiết.
Bảy ủy viên hội đồng liên bang, 26 chính quyền tiểu bang, 2.172 hội đồng cấp xã và
5,5 triệu cử tri định hình vận mệnh của Thụy Sĩ.

14
Bảy ủy viên hội đồng liên bang điều hành đất nước bình đẳng và phù hợp với
nguyên tắc tập thể. Họ đại diện cho các đảng chính trị lớn của Thụy Sĩ.
Ba công cụ hình thành nền tảng của dân chủ trực tiếp ở Thụy Sĩ: Sáng kiến phổ
biến, trưng cầu dân ý không bắt buộc và trưng cầu dân ý bắt buộc.
b. Đối ngoại
Thụy Sĩ duy trì quan hệ chặt chẽ với Liên minh châu Âu, đặc biệt là các nước láng
giềng. Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực. Mục tiêu của chính sách này là
tăng cường quan hệ với các quốc gia láng giềng và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời
cải thiện sự ổn định ở châu Âu và thế giới rộng lớn hơn.
Thành phố Geneva là nơi tổ chức nhiều tổ chức quốc tế và phi chính phủ, đồng thời
là nơi đặt trụ sở châu Âu của Liên hợp quốc. Thụy Sĩ cũng là thành viên của một chuỗi
các tổ chức quốc tế và đã đóng một vai trò tích cực trong Liên hợp quốc kể từ khi gia
nhập vào năm 2002.

2.1.3. Kinh tế

Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới, một phần lớn
là nhờ vào lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công ở Thụy
Sĩ thấp và mức thuế được ấn định bởi các bang. Mức thuế doanh nghiệp cạnh tranh do
các bang ấn định khiến Thụy Sĩ trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với các công ty và
nhiều tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột
của nền kinh tế định hướng xuất khẩu.
 Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đầu tư cao nhất cho nghiên cứu và phát
triển trên thế giới.
 Thị trường lao động ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp của Thụy Sĩ mang lại
GDP bình quân đầu người cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyệt vời và hệ
thống an sinh xã hội cho cộng đồng.
 Nền kinh tế Thụy Sĩ theo định hướng dịch vụ, nhưng cũng có một khu vực
công nghiệp tập trung vào xuất khẩu mạnh mẽ. Đồng hồ Thụy Sĩ, là một sản
phẩm của lĩnh vực này, được cả thế giới biết đến với chất lượng cao.
 Dẫn đầu toàn cầu về quản lý tài sản, các ngân hàng, nhà cung cấp bảo hiểm
và quỹ hưu trí của Thụy Sĩ tạo ra khoảng 10% giá trị gia tăng của đất nước.

15
2.1.4. Văn hoá và con người

Nhờ vị trí giao nhau giữa ba nền văn hóa lớn của châu Âu (Đức, Pháp và Ý), Thụy
Sĩ có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú và đa dạng. Đây là mảnh đất màu mỡ cho
các kiến trúc sư, nơi sản sinh ra một số tên tuổi nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này, như Le
Corbusier, Mario Botta và Herzog & de Meuron.
Các thiết kế mang tính biểu tượng của Thụy Sĩ như dao bỏ túi, kiểu chữ Helvetica
và đồng hồ Swatch đều có một điểm chung: sự kết hợp giữa chức năng và sự sang trọng
tinh tế.
Ngày nay, Thụy Sĩ có 11 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm vùng
Jungfrau-Aletsch (sông băng Aletsch), dấu tích của những ngôi nhà cọc thời tiền sử, cũng
như hai tuyến đường sắt vô cùng đẹp mắt ở bang Graubünden.
Có 1.142 bảo tàng ở Thụy Sĩ thu hút khoảng 20 triệu du khách mỗi năm.
Thư viện Đại học Basel là thư viện lớn nhất của Thụy Sĩ, với tổng tài sản là 8,4
triệu.
Với 55 rạp chiếu phim, thành phố Bern có mật độ rạp chiếu phim cao nhất Thụy Sĩ.
Có tổng cộng 272 rạp chiếu phim ở Thụy Sĩ.
Chi tiêu công cho văn hóa đạt 337 CHF / người / năm.
Zurich, Geneva và Basel là những trung tâm văn hóa lớn của Thụy Sĩ, đóng góp
khoảng 40% vào tổng kinh phí nghệ thuật công cộng.
Quỹ xổ số bang hỗ trợ nghệ thuật và văn hóa Thụy Sĩ hàng năm với trị giá 159
triệu CHF.
*Văn hóa đúng giờ được tuân thủ một cách triệt để:
Tại Thụy Sĩ, đúng giờ và tôn trọng thời gian là cách họ thể hiện sự tôn trọng người
khác. Đó cũng là lý do mà họ làm nên những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ tinh xảo đến độ
chính xác gần như tuyệt đối được săn lùng trên toàn thế giới.
Đất nước gắn liền với những “kỷ lục” : Thụy Sĩ là cỗ máy sản sinh giải Nobel.
Quốc gia châu Âu này có 28 người đoạt giải Nobel trong tổng dân số khoảng 8 triệu
người
2.2. Đặc điểm văn hoá đàm phán của Thụy Sĩ

2.2.1. Trước đàm phán

16
Trước mỗi cuộc đàm phán, Thụy Sĩ thường tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn
đề đàm phán. Điều này bao gồm tìm hiểu về quan điểm, lợi ích và mục tiêu của các bên
liên quan. Thụy Sĩ thường xây dựng chiến lược đàm phán rõ ràng và tổ chức, bao gồm
xác định mục tiêu cụ thể, định rõ vị trí và biện minh lý do của mình.
Thụy Sĩ thường thành lập một đội ngũ đàm phán chuyên nghiệp và có kỹ thuật, bao
gồm các chuyên gia và nhà đàm phán có kinh nghiệm, để đảm bảo khả năng đàm phán
hiệu quả. Cố gắng xây dựng mối quan hệ tích cực và đáng tin cậy với các bên liên quan,
để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán.
Thụy Sĩ coi trọng việc lắng nghe và hiểu quan điểm, mục tiêu và lợi ích của đối tác
trước khi đàm phán. Điều này giúp xác định các điểm chung và khía cạnh có thể đàm
phán được.
Xác định các lợi ích và mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được trong cuộc đàm phán,
đồng thời cân nhắc các lựa chọn và sự hy sinh có thể phát sinh. Xem xét các vấn đề đạo
đức và pháp luật liên quan đến cuộc đàm phán, đảm bảo tuân thủ quy tắc và luật pháp
quốc tế.

2.2.2. Giai đoạn tiếp xúc

Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức, các bên thường tham gia vào tiền
đàm phán để chuẩn bị, đặt mục tiêu, và thiết lập kế hoạch đàm phán. Điều này bao gồm
xác định lợi ích và mục tiêu của mỗi bên.
Sau đó bắt đầu đàm phán đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc đàm phán chính thức
 Giới thiệu và mục tiêu: Mỗi bên giới thiệu đại diện, tuyên bố mục tiêu và lợi
ích mà họ muốn đạt được từ cuộc đàm phán.
 Xác định quy tắc: Thỏa thuận về quy tắc và nguyên tắc cơ bản để tiến hành
đàm phán, bao gồm thời gian, nơi gặp gỡ, và quy định về bảo mật thông tin.
Sau khi mỗi bên đã trình bày quan điểm và mục tiêu của mình, giai đoạn này tập
trung vào tìm hiểu sâu hơn về quan điểm, yêu cầu, và giới hạn của đối tác. Tìm hiểu ý
kiến:

 Các bên tìm hiểu ý kiến và quan điểm của đối tác về vấn đề, đồng thời đặt
câu hỏi và lắng nghe một cách chân thành.

17
 Thẩm định tình huống: Xem xét sâu hơn về tình huống, môi trường và ngữ
cảnh để đồng ý được về các khía cạnh quan trọng của vấn đề.
Đây là giai đoạn chính của cuộc đàm phán
 Đề xuất và đàm phán: Các bên đề xuất giải pháp và đàm phán về các điều
khoản cụ thể của thỏa thuận, tìm cách tối ưu hóa lợi ích cho cả hai bên.
 Điều chỉnh và đối thoại: Tiến hành thảo luận, thay đổi, và điều chỉnh các điều
khoản để đạt được sự đồng thuận.
Giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán, khi các bên xác định lại thỏa thuận đã đạt
được, xác nhận ý kiến và cam kết của mỗi bên, và chuẩn bị tài liệu cần thiết để đưa ra
thỏa thuận chính thức.
Sau khi thỏa thuận đã được xác nhận và duyệt, các bên tiến hành ký kết và công bố
thỏa thuận cuối cùng. Điều này có thể bao gồm việc ký kết các tài liệu chính thức và
tuyên bố chung.

2.2.3. Trong đàm phán

Nếu cần đàm phán với người Thụy Sĩ, ta nên biết rằng cạnh tranh không phải là đặc
điểm chính trong đời sống kinh doanh của người Thụy Sĩ. Vì vậy, người Thụy Sĩ không
ưa thích việc thương lượng và ghét việc mặc cả. Họ không đánh giá cao các kỹ thuật bán
hàng quá quyết liệt.
a) Quan điểm “Giá cả là trên hết”
Thông thường, người Thụy Sĩ có xu hướng coi giá cả là giá trị cá nhân của họ chứ
không phải là thứ có thể được thảo luận một cách tự do. Các doanh nhân ở đây không dễ
dàng nhượng bộ. Khi bán hàng, họ tập trung vào việc thuyết phục chúng ta rằng sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ xứng đáng với số tiền mà họ đang yêu cầu. Họ rất giỏi trong
việc khiến chúng ta tin rằng “Bạn nhận được những gì bạn trả tiền”.
b) Tông giọng khi đàm phán
Đối với người Thụy Sĩ, việc nói chậm và rõ ràng sẽ thể hiện rằng người nói có
quyền lực trong cuộc đàm phán, trong khi cư xử ồn ào hoặc hào nhoáng được hiểu là
thiếu kiểm soát bản thân.
Chính vì vậy, những nhà kinh doanh Thụy Sĩ thường bắt đầu cuộc đàm phán bằng
giọng điệu nhẹ nhàng và dịu dàng. Đồng thời, việc ngắt lời người khác được người Thụy
Sĩ xem là thái độ không lịch sự. Ngoài ra, sử dụng những từ ngữ hay câu nói hài hước và
đùa cợt khi thương lượng có thể được hiểu là chế nhạo đối với người Thụy Sĩ.

18
c) Thời gian đàm phán
Các cuộc đàm phán với người Thụy Sĩ có thể kéo dài lâu hơn mà không nhất thiết
phải truyền đạt phương án tiêu cực từ cả hai bên. Tuy nhiên, mặc dù giai đoạn thương
lượng có thể kéo dài, thì nội dung liên quan đến giá cả hiếm khi thay đổi nhiều hơn 10-
15% giữa các đề nghị ban đầu và thỏa thuận cuối cùng.
d) Nội dung đàm phán
Người Thụy Sĩ là những người rất kín đáo và không thích chia sẻ thông tin cá nhân
cho đến khi một mối quan hệ đã được củng cố chắc chắn, họ rất chân thành và nghiêm
túc.
Khi bắt đầu ngồi vào cuộc đàm phán thì người Thụy Sĩ nói tiếng Đức thường có xu
hướng thích đi thẳng vào vấn đề kinh doanh. Còn người Thụy Sĩ nói tiếng Pháp và tiếng
Ý thì dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và thích thú với các đề tài nhỏ như vẻ đẹp
của đất nước, bóng đá và trượt tuyết.
Nhìn chung, người Thụy Sĩ rất chú ý và hiếm khi quên. Ngoài ra, họ cho rằng “Bạn
chỉ nên đưa ra ý kiến của mình khi được hỏi” nên thông thường họ sẽ bắt đầu đặt ra các
câu hỏi về vấn đề đang đàm phán một khi chúng ta hoàn thành phần trình bày các phương
án của mình.

2.2.4. Sau đàm phán

Trong văn hóa kinh doanh của Thụy Sĩ, khi kết thúc một cuộc họp hay cuộc đàm
phán, ta phải cảm ơn các đối tác kinh doanh vì sự chào đón nồng nhiệt và đối xử hào
phóng.
Ngoài ra, việc ghi lại và trao đổi bản tóm tắt cuộc đàm phán là một trong những thứ
cần làm khi đàm phán hoặc họp mặt ở Thụy Sĩ. Đây là một cách hiệu quả để xác nhận
những thông tin và cam kết mà cả hai hay nhiều bên cùng thảo luận.
Hợp đồng bằng văn bản Thụy Sĩ thường rất dài nhưng lại rất quan trọng vì những
điều khoản hay phương án đã thương lượng cần được nêu trên hợp đồng mới có hiệu lực.
Một hợp đồng thường liệt kê các điều khoản chi tiết về các thỏa thuận chính cũng như về
nhiều trường hợp có thể xảy ra. Các khía cạnh pháp lý có thể được xem xét lặp đi lặp lại.
Việc ký kết hợp đồng quan trọng không chỉ từ góc độ pháp lý mà còn là một sự xác nhận
mạnh mẽ về cam kết của đối tác Thụy Sĩ.
Đối với người Thụy Sĩ, hầu hết mọi hợp đồng đều đáng tin cậy và các điều khoản
đã thỏa thuận được coi là ràng buộc. Yêu cầu thay đổi chi tiết hợp đồng sau khi ký kết có
thể được coi là sự thiếu tín nhiệm và sẽ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ.

2.2.5. Giai đoạn rút kinh nghiệm

19
a) Xây dựng niềm tin
Xây dựng các mối quan hệ lâu dài và tin cậy là điều quan trọng đối với hầu hết
người dân ở đất nước Thụy Sĩ vì các doanh nhân Thụy Sĩ cho rằng kỳ vọng đối với đối
tác có thể là để hiểu nhau hơn khi cùng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, đó thường không
phải là điều kiện tiên quyết cần thiết cho các đối tác họ mới gặp lần đầu.
Một khi sự tin tưởng cần thiết đã được thiết lập thì người Thụy Sĩ sẽ có cảm giác
trung thành đối với chúng ta với tư cách là một đối tác kinh doanh đáng được kính trọng,
điều này có thể giúp ích rất nhiều nếu xảy ra tình huống khó khăn trong tương lai.
Song, hầu hết các doanh nhân Thụy Sĩ thường mong muốn đối tác của họ đưa ra
cam kết lâu dài trong việc hợp tác.
b) Lập hợp đồng
Người Thụy Sĩ muốn mọi thứ được viết thành văn bản sau khi đàm phán bao gồm
tất cả các chi tiết của thỏa thuận và chữ ký của các bên liên quan. Người Thụy Sĩ thích
bảo đảm mọi thứ một cách hợp pháp, nhưng họ sẽ coi việc đưa luật sư đến cuộc đàm
phán là thiếu niềm tin vào họ.
Sau khi thông tin chi tiết được viết ra trên hợp đồng, người Thụy Sĩ sẽ không sẵn
sàng nhượng bộ hay thực hiện bất kỳ động thái nào liên quan đến việc thay đổi những gì
đã ký kết trong thỏa thuận. Mọi cuộc trao đổi tiếp theo phải được thực hiện bằng văn bản
hoặc bằng email vì Người Thụy Sĩ thích làm trên giấy tờ hơn.

20
CHƯƠNG 3: NHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI ĐÀM PHÁN VỚI
THỤY SĨ
3.1. Trước đàm phán

3.1.1. Chuẩn bị tài liệu, thông tin về đối tác

Thông tin về doanh nghiệp: Bao gồm những thông tin chi tiết về công ty, ngành
nghề hoạt động của doanh nghiệp Thụy Sỹ, bao gồm hoạt động lịch sử và thành tựu
doanh nghiệp
Văn hóa: Thụy Sỹ có một văn hóa đa dạng và phản ánh qua phạm vi rộng của các
phong tục truyền thống. Văn hóa của Thụy Sỹ có sự kết hợp giữa văn hóa Pháp, Đức và
Ý, và sử dụng ba ngôn ngữ chính là tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Ý
Báo cáo tài chính: Bao gồm báo cáo tài chính gần đây nhất của công ty, các báo cáo
lợi nhuận và lỗ bình quân tài chính của doanh nghiệp Thụy sỹ.
Kế doạnh kinh doanh: Bao gồm kế hoạch kinh doanh chi tiết về mục tiêu chiến lược
và các hoạt động dự kiến trong tương lai.
Sản phẩm hoặc dịch vụ: Đưa ra mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp bao gồm ưu điểm cạnh tranh và giá trị đặc biệt
Thị trường Thụy Sỹ: Cung cấp thông tin về các quy định về các chính sách và quyền
lợi kinh doanh, áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường Thuy Sỹ.
Tiếp thị và kế hoạch tiếp thị: Đưa ra các chiến lược tiếp thị và kế hoạch quảng cáo
để phát triển thị trường và thu hút khách hàng.
Băng sáng chế nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ: Nếu doanh nghiệp có bất kỳ bằng
sáng chế nhãn hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ nào đó cần được ghi lại và bảo vệ.
Hợp đồng thỏa thuận: Chuẩn bị các hợp đồng va thỏa thuận liên quan đến kinh
doanh như hợp đồng, mua bán hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng tối tác.
Hiểu luật pháp ở Thụy Sỹ: Nắm bắt và và hiểu các quy định pháp luật liên quan của
Thụy Sỹ bao gồm Luật Doanh Nghiệp luật lao đồng thế và quy định nhập khẩu – Xuất
khẩu. Thụy Sỹ có một môi trường kinh doanh tự do và thuận lợi. Doanh nghiệp có quyền
tự do thành lập, hoạt động và quản lý theo quy định của pháp luật.
Thủ tục kinh doanh – Định cư kinh doanh tại Thụy Sỹ - Các tài liệu liên quan đến di
cư giấy phép kinh doanh và quyền lợi người lao động

3.1.2. Chuẩn bị về không gian, thời gian

Khi đàm phán kinh doanh với Thụy Sỹ các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định
không gian và thời gian của cuộc đàm phán. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:

21
Không gian đàm phán:
Người Thụy Sỹ quan trọng không gian trong công việc bằng cách tuân thủ các quy
tắc về không gian làm việc và tôn trọng không gian cá nhân của đồng nghiệp. Họ thường
tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng và có tổ chức. Người Thụy Sỹ thường
đặt sự tĩnh lặng và sự tập trung cao trong công việc, tránh gây ồn ào và làm phiền người
khác. Họ cũng đánh giá cao không gian cá nhân và tôn trọng quyền riêng tư của nhau.
Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.
Có thể tổ chức đàm phán trực tiếp tại Thụy Sỹ hoặc ở Việt Nam.
Có thể sử dụng các công nghệ truyền thông như hội thảo video trực tuyến hoặc cuộc
gọi video để đàm phán từ xa.
Thời gian đàm phán:
Cần xác định thời gian phù hợp cho hai bên tham gia đàm phán. Điều này có thể
bao gồm việc xem xét múi giờ khác nhau giữa hai quốc gia.
Cùng nhau thỏa thuận về độ dài và mức độ linh hoạt của các phiên đàm phán.
Người Thụy Sĩ rất quan trọng thời gian và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về đúng
giờ. Họ coi việc đến đúng giờ là một dấu hiệu của sự tôn trọng và đảm bảo hiệu suất làm
việc hiệu quả. Người Thụy Sĩ thường rất chính xác và đáng tin cậy trong việc tuân thủ
lịch trình và thực hiện các cam kết theo đúng thời hạn. Điều này phản ánh tư duy và văn
hóa làm việc chính xác và hiệu quả của người Thụy Sỹ.
Ngoài ra trước khi đàm phán doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng bằng
cách:
Nắm vững thông tin về thị trường văn hóa kinh doanh và quy định liên quan tới
kinh doanh với Thụy Sỹ.
Đánh giá và nắm rõ mục tiêu của mình trong cuộc đàm phán.
Chuẩn bị về kỹ năng đàm phán và các mặt hàng dịch vụ hoặc gói sản phẩm được
cung cấp.
Khi đàm phán quan trọng để duy trì một tinh thần tích cực và tôn trọng lẫn nhau.
Cần lắng nghe và hiểu quan điểm của đối tác đồng thời cố gắng tìm kiếm những lợi ích
đôi bên và tạo ra sự đồng thuận để đạt được kết quả tốt nhất cho các bên tham gia.

3.1.3. Chuẩn bị về đội ngũ tham gia đàm phán

Để chuẩn bị cho việc đàm phán kinh doanh với Thụy Sỹ doanh nghiệp Việt Nam
cần xem xét và chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ tham gia đàm phán. Dưới đây là một số yếu
tố quan trọng trong việc lựa chọn và chuẩn bị đội ngũ này:
Kiến thức và kinh nghiệm về thương mại quốc tế: Đội ngũ phải có kiến thức chuyên
sâu về kinh doanh pháp lý và thương mại quốc tế. Họ cần hiểu rõ về quy tắc và quy định
về kinh doanh và giao dịch với Thụy Sỹ.
22
Ngôn ngữ và văn hóa: Đội ngũ phải có kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Thụy Sỹ
để có thể giao tiếp hiệu quả và hiểu được những yêu cầu và mong muốn của đối tác Thụy
Sỹ.
Kỹ năng đàm phán: Đội ngũ cần có kỹ năng đàm phán mạnh mẽ và linh hoạt. Họ
phải có khả năng thuyết phục và thương lượng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
trong quá trình đàm phán.
Kiến thức về ngành công nghiệp: Đội ngũ cần hiểu rõ về ngành công nghiệp mà
doanh nghiệp hoạt động những bước phát triển mới nhất và cạnh tranh trên thị trường.
Điều này giúp đảm bảo rằng đội ngũ đàm phán có thể đưa ra những đề xuất và giải pháp
phù hợp với thị trường Thụy Sỹ.
Kỹ năng giao tiếp và quan hệ công việc: Đội ngũ cần có khả năng giao tiếp tốt và
xây dựng quan hệ công việc lâu dài với các đối tác Thụy Sỹ. Điều này giúp tạo sự tin
tưởng và tích cực trong quá trình đàm phán.
Sự tổ chức và sẵn sàng chuẩn bị: Đội ngũ cần tổ chức công việc một cách tỉ mỉ và
sẵn sàng chuẩn bị tài liệu thông tin và tài chính cần thiết cho quá trình đàm phán.

3.1.4. Chuẩn bị về trang phục

Khi đàm phán kinh doanh với Thụy Sĩ doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị trang
phục một cách chuyên nghiệp tôn trọng và phù hợp với văn hóa giao tiếp của Thụy Sĩ.
Dưới đây là vài gợi ý về trang phục:
Trang phục công sở: Doanh nhân nên mặc áo sơ mi áo vest hoặc áo vest kết hợp với
quần tây. Đây là trang phục truyền thống cho các cuộc họp kinh doanh và giao tiếp
chuyên nghiệp.
Màu sắc và phong cách: Trang phục nên có màu sắc tối như đen xanh navy xám
hoặc đơn giản và trang nhã. Tránh sử dụng những màu sắc quá nổi bật rực rỡ hoặc trang
phục quá phô trương đậm chất cá nhân.
Phụ kiện: Đồng hồ dây nịt giày dép và túi xách nên được chọn kỹ càng để tạo điểm
nhấn cho trang phục. Cần chú ý đến chất lượng và thương hiệu của phụ kiện vì Thụy Sĩ
nổi tiếng với sản xuất các sản phẩm cao cấp như đồng hồ và túi xách.
Trang phục nữ: Nữ doanh nhân có thể chọn váy áo dài đến gối hoặc quần âu kết
hợp với áo kiểu. Tránh mặc quần short váy quá ngắn hoặc trang phục quá sexy.
Tóm lại, nên dành thời gian tìm hiểu văn hóa phong tục và tập quán kinh doanh của
Thụy Sĩ để có kiến thức sâu hơn về cách giao tiếp và làm việc. Quan trọng hơn hết trang
phục là một trong những yếu tố khá quan trọng trong quá trình đàm phán kinh doanh sự
chuyên nghiệp kiến thức chuyên môn và đạo đức kinh doanh là những yếu tố quan trọng
hơn để xây dựng mối quan hệ kinh doanh thành công.

23
3.2 Giai đoạn tiếp xúc

3.2.1. Tạo không khí buổi tiếp xúc

 Chào hỏi
“Lời chào cao hơn mâm cỗ” là lời răn dạy tiền nhân để lại, không chỉ thể hiện phép
lịch sự, mà còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam. Người
Thụy Sĩ cũng thế, họ rất quan trọng việc chào hỏi lẫn nhau, dù quen biết hay không. Hãy
cố gắng mở lời chào khi gặp mặt đối tác để thể hiện phép lịch sự và thiện chí của mình. Ở
Thụy Sĩ văn hóa dân tộc giao thoa, đa dạ về ngôn ngữ nhưng chủ yếu là người dân ở đây
sử dụng tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Ý là chủ yếu. Vì vậy trước khi đàm phán chúng ta
cần phải tìm hiểu trước xem đối tác của mình sử dụng ngôn ngữ nào.
Một số câu từ thông dụng ở Thụy Sĩ: Xin chào – Hallo, Xin chào – Bonjour, Cảm ơn
– Merci, Cảm ơn – Danke,.....
 Lưu ý khi chào hỏi:
Người Thụy Sĩ được coi là rất lịch sự và nhã nhặn, nhưng không gò bó. Tuy vậy, ta
vẫn cần chú trọng hạn chế tối đa động chạm trực tiếp với nhau. Cho nên, ngoài cái bắt tay
làm quen thì nên hết sức tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ. Lưu ý rằng chỉ
được xưng hô bằng tên gọi khi thật thân thiết với nhau. Khi gặp nhau nên mở lời chào
kèm theo họ của người đó. Ví dụ theo tiếng Anh “Good morning/ Good afternoon, Mr.
Carr (họ)”.
Chống tay ngang hông bị coi là mang tính thách thức, khoanh tay trước ngực được
hiểu là biểu hiện của sự cự tuyệt. Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là hành động
lố bịch hoặc cố ý đe dọa. Nên giữ khoảng cách khoảng 1.5m với đối tác. Nếu sơ ý có một
sự va chạm nhẹ người đàm phán nên mở lời xin lỗi ngay.

3.2.2. Tạo niềm tin cho đối tác

 Chia sẻ thông tin


Các nhà đàm phán Thụy Sĩ có thể chia sẻ một số thông tin vì đây được coi là một
cách để xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, mong đợi đối tác tiết lộ mọi điều bạn muốn biết
trong quá trình đàm phán sẽ là điều ngây thơ. Trong khi hỏi về thông tin của đối tác
người Thụy Sĩ nên tránh các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ gia đình, tôn giáo, tín
ngưỡng hoặc ước mơ hay mục tiêu cá nhân. Thay vào đó đặt ra các câu hỏi liên quan đến
sở thích (du lịch, thể thao,...) hay hỏi về thời tiết hôm nay cũng là một câu hỏi khá thú vị,
đặc biệt là câu hỏi về chính trị, người Thụy Sĩ khá cởi mở trong việc chia sẻ về tình hình
chính trị của nước họ.

3.2.1. Tạo niềm tin cho đối tác


24
 Chia sẻ thông tin
Các nhà đàm phán Thụy Sĩ có thể chia sẻ một số thông tin vì đây được coi là một
cách để xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, mong đợi đối tác tiết lộ mọi điều bạn muốn biết
trong quá trình đàm phán sẽ là điều ngây thơ. Trong khi hỏi về thông tin của đối tác
người Thụy Sĩ nên tránh các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ gia đình, tôn giáo, tín
ngưỡng hoặc ước mơ hay mục tiêu cá nhân. Thay vào đó đặt ra các câu hỏi liên quan đến
sở thích (du lịch, thể thao,...) hay hỏi về thời tiết hôm nay cũng là một câu hỏi khá thú vị,
đặc biệt là câu hỏi về chính trị, người Thụy Sĩ khá cởi mở trong việc chia sẻ về tình hình
chính trị của nước họ.
3.2.3. Thể hiện thiện chí của chúng ta
 Trao đổi danh thiếp
Người đàm phán của Việt Nam nên nhớ mang theo đầy đủ danh thiếp khi trao danh
thiếp cho đối tác Thụy Sĩ. Khi trao danh thiếp nên trao bằng hai tay lịch sự . Khi nhận
danh thiếp, doanh nhân Việt Nam nên xem qua, nắm vững những thông tin quan trọng
như tên,chức vụ rồi mới cất danh thiếp đi.
Trên danh thiếp, cấp hạng của người đàm phán trong hệ thống cấp bậc của tập đoàn
cần phải được đề cập đến. Do vậy, khi thiết kế danh thiếp, nên cân nhắc in danh hiệu/cấp
bậc bằng một font chữ khác so với phần nội dung còn lại.
Về ngôn ngữ, ngoài danh thiếp bằng tiếng Anh được chấp nhận rộng rãi với mọi
quốc gia, người đàm phán sẽ được khuyên nên có danh thiếp tiếng Đức hoặc tiếng Pháp
khi làm việc tại Thuỵ Sĩ.
 Tặng quà
Doanh nhân Việt Nam nên tặng quà đối tác Thụy Sĩ sẽ dễ chiếm được tình cảm của
họ. Tuy nhiên cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng những nguyên tắc trong tặng quà của người
Thụy Sĩ. Họ thường thích được tặng hoa quả đặc biệt là các loại quả mọng nhiều nước và
nhiều vitamin. Ngoài ra, ở Thụy Sĩ khó trồng được cacao nhưng người Thụy Sĩ rất thích
chocolate và các món tráng miệng từ chocolate.Vì vậy doanh nghiệp có thể chuẩn bị
trước một giỏ hoa quả tươi và một hộp chocolate làm từ cacao Việt Nam được bày trí đẹp
mắt, lịch sự để tặng đối tác.
3.3. Trong đàm phán

3.2.1. Bắt đầu đàm phán

Người Thụy Sĩ được coi là rất lịch sự, không gò bó nhưng vẫn chú trọng hạn chế tối
đa động chạm trực tiếp với nhau. Cho nên , ngoài cái bắt tay làm quen thì nên hết sức
tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ . Lưu ý rằng chỉ được xưng hô bằng tên

25
gọi khi thật thân thiết với nhau. Khi gặp nhau nên mở lời chào kèm theo họ của người đó.
Ví dụ theo tiếng Anh “Good morning/ afternoon, Mr. Carr (họ)”
Chống tay ngang hông bị coi là mang tính thách thức, khoanh tay trước ngực được
hiểu là biểu hiện của sự cự tuyệt. Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là hành động
lố bịch hoặc cố ý đe dọa. Nên giữ khoảng cách 3 bước với đối tác. Nếu sơ ý có một sự va
chạm nhẹ người đàm phán nên mở lời xin lỗi ngay.
 Danh thiếp:
Người đàm phán của Việt Nam nên nhớ mang theo đầy đủ danh thiếp khi trao danh
thiếp cho đối tác Thụy Sĩ. Khi trao danh thiếp nên trao bằng hai tay lịch sự. Khi nhận
danh thiếp, doanh nhân Việt Nam nên xem qua, nắm vững những thông tin quan trọng
như tên, chức vụ rồi mới cất danh thiếp đi.
Trên danh thiếp, cấp hạng của người đàm phán trong hệ thống cấp bậc của tập đoàn
cần phải được đề cập đến. Do vậy, khi thiết kế danh thiếp, nên cân nhắc in danh hiệu/cấp
bậc bằng một font chữ khác so với phần nội dung còn lại.
Về ngôn ngữ, ngoài danh thiếp bằng tiếng Anh được chấp nhận rộng rãi bởi mọi
quốc gia, người đàm phán sẽ được khuyên nên có danh thiếp tiếng Đức hoặc tiếng Pháp
khi làm việc tại Thuỵ Sĩ.
 Tặng quà:
Doanh nhân Việt Nam nên tặng quà đối tác Thụy Sĩ sẽ dễ chiếm được tình cảm của
họ. Tuy nhiên cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng những nguyên tắc trong tặng quà của người
Thụy Sĩ. Họ thường thích được tặng hoa quả đặc biệt là các loại quả mọng nhiều nước và
nhiều vitamin. Ngoài ra, ở Thụy Sĩ khó trồng được cacao nhưng người Thụy Sĩ rất thích
chocolate và các món tráng miệng từ chocolate. Vì vậy doanh nghiệp có thể chuẩn bị
trước một giỏ hoa quả tươi và một hộp chocolate làm từ cacao Việt Nam được bày trí đẹp
mắt, lịch sự để tặng đối tác.

3.2.2. Trong đàm phán

 Thái độ trong đàm phán:


Nhà đàm phán Việt Nam cần phải cung cấp những thông tin chính xác để tạo đối
phương có cảm giác tin tưởng, cũng như thiện chí hợp tác của mình, từ đó đối phương ít
sử dụng chiêu trò hơn, để giảm sự căng thẳng cho đôi bên. Nhà đàm phán Việt cần học
cách tìm kiếm những dấu hiệu thể hiện rằng đối tác Thụy Sĩ không hiểu mình để có được
những cách đàm phán phù hợp tránh sự hiểu nhầm không đáng có ảnh hưởng tới kinh
doanh.
Người Thụy Sỹ rất trịnh trọng và nghiêm túc trong kinh doanh. Người Thụy Sỹ sẽ
đi thẳng vào vấn đề kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần đi thẳng vào vấn đề

26
cần đàm phán một cách trực tiếp, tránh dài dòng lan man hỏi thăm dò. Người Thụy Sỹ
coi trọng sự thẳng thắn và trực tiếp nói lên suy nghĩ của họ. Trả lời mập mờ được coi là
sự nghi ngờ thay vì lịch sự. Họ đàm phán dựa trên các giá trị cảm nhận được của hợp
đồng mà thấy không cần phải phát triển một mối quan hệ cá nhân tốt hơn (mặc dù điều
này có thể phát triển trong quá trình thảo luận). Việc đàm phán có thể kết thúc trong một
vài phút.
Người đàm phán cũng nên tránh việc ngắt lời đối tác đang nói vì nó sẽ được xem là
thô lỗ và những cử chỉ bằng tay cũng không được tán thành.
 Cách đề nghị:
Doanh nhân Việt Nam nên chủ động bắt đầu sự mặc cả vì điều này đem lại nhiều cơ
hội đàm phán. Tuy nhiên, nếu doanh nhân Việt Nam theo đuổi cách đàm phán cứng nhắc
và không linh hoạt sẽ bị đối tác Thụy Sĩ coi là không có thiện chí
 Tác phong:
Cần lưu ý rằng ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong các cuộc họp tại Thuỵ Sĩ. Vì
vậy người đàm phán phải cực lưu ý để không có những hành động không đúng trong
cuộc đàm phán.

3.2.3. Kết thúc đàm phán

 Ra quyết định:
Khi người Thụy Sĩ phải ra quyết định, nên để cho họ có thời gian để đạt được sự
thỏa thuận. Phía Việt Nam không nên buộc đối tác quyết định quá nhanh chóng. tuy
nhiên doanh nhân Việt cũng nên khôn khéo tác động vào người chủ trì cuộc đàm phán
của bên đối tác vì người này là người ra quyết định cuối cùng trong cuộc đàm phán
 Về ký hợp đồng:
Khi soạn hợp đồng, nên chú ý soạn thảo thật chi tiết, rõ ràng, trong đó nêu đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
 Về cử chỉ:
Nên bắt tay cảm ơn khi kết thúc đàm phán để thể hiên sự tôn trọng và thành ý của
doanh nghiệp.
3.4. Sau đàm phán
Ghi chép và đánh giá:
Ghi chép lại các điểm quan trọng từ cuộc đàm phán và đánh giá kết quả là một bước
quan trọng để củng cố hiểu biết về những thỏa thuận đã được đạt được và những điểm mà
cần tiếp tục thảo luận. Trong môi trường đàm phán kinh doanh với đối tác Thụy Sĩ, sự
trang trọng và nghiêm túc luôn được đánh giá cao. Đại diện người Thụy Sĩ thường tiếp
cận vấn đề kinh doanh một cách trực tiếp và nhanh chóng.

27
Do đó, việc ghi chép lại những điểm đã thảo luận là vô cùng quan trọng. Hành động
này không chỉ giúp xác định rõ những vấn đề chính và mục tiêu mà cả hai bên đều quan
tâm, mà còn tạo ra một bản ghi chính thức về nội dung của cuộc đàm phán.
Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá rõ những điểm quan trọng và mục
tiêu mà đối tác Thụy Sĩ đang hướng đến. Đồng thời, việc thăm dò và hiểu rõ hơn về
những vấn đề nền tảng, cũng như những quan tâm ẩn sau những yêu cầu mà họ đặt ra
trong quá trình đàm phán là quan trọng để xây dựng một mối quan hệ kinh doanh có tính
chất chiến lược và bền vững.

Xác nhận bằng văn bản:


Người Thụy Sĩ luôn thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng mọi thứ cần thiết cho
bất kỳ buổi gặp nào. Điều này bao gồm việc mang theo tài liệu về bạn và công ty của
bạn, thông tin chi tiết về giá cả, cũng như khả năng trả lời chi tiết các câu hỏi về sản
phẩm và dịch vụ của bạn.
Bởi vì đối tác Thụy Sĩ luôn chú ý đến chi tiết và thực hiện sự cẩn trọng, sau quá
trình đàm phán, để thể hiện sự chuyên nghiệp, việc gửi một email xác nhận (tiếng Anh
hoặc tiếng Thụy Sĩ là lựa chọn tốt) hoặc một bản ghi văn bản khác để xác nhận những
điểm chính đã thảo luận và đạt được là quan trọng.
Điều này không chỉ giúp tránh hiểu lầm mà còn tạo ra một tài liệu chính thức, thể
hiện sự rõ ràng và cam kết của cả hai bên đối tác. Đây cũng là cơ hội để tái xác nhận cam
kết và mối quan hệ tích cực giữa hai bên.

Thực hiện cam kết:


Qua tìm hiểu về văn hoá kinh doanh cũng như giao tiếp đàm phán, có thể thấy rằng
người Thụy Sỹ rất chú ý đến vấn đề tài chính. Tính tiết kiệm này không chỉ là một phần
của tinh thần, mà còn ảnh hưởng đến tính cách của họ, khiến họ trở nên chín chắn và
tuân thủ luật lệ.
Đặc biệt, người Thụy Sỹ nổi tiếng với tính tuân thủ luật lệ. Một ví dụ minh họa cho
điều này là thậm chí khi ở ngoài đường lúc 3 giờ sáng, họ vẫn chờ đèn xanh trước khi bắt
đầu băng qua đường. Sự tuân thủ này là một phản ánh của sự kỷ luật và tôn trọng đối với
quy tắc.
Từ những đặc điểm tính cách này, khi tham gia vào đàm phán kinh doanh, đặc biệt
là khi đạt được các cam kết liên quan đến giá cả và nguyên tắc trong hợp đồng, quan
trọng nhất là đảm bảo rằng cả bạn và đối tác đều hiểu rõ và cam kết tuân thủ và thực hiện
chúng. Một cam kết không tuân thủ có thể dẫn đến sự không hài lòng và ảnh hưởng xấu
đến mối quan hệ kinh doanh.

28
Xem xét hợp đồng:
Khi xem xét hợp đồng sau đàm phán với người Thụy Sĩ, bạn cần chú ý đến các điều
sau để đảm bảo sự hiểu rõ và tuân thủ:
 Ngôn Ngữ Pháp Lý
 Cam Kết Giá Cả
 Điều Kiện Giao Hàng và Thời Gian
 Bảo Mật Thông Tin
 Trách Nhiệm Pháp Lý
 Cam Kết Tuân Thủ
 Điều Kiện Chấm Dứt Hợp Đồng
 Xác Nhận Schriftlich (Bằng Văn Bản)
 Giải Quyết Tranh Chấp
 Luật Pháp Áp Dụng và Thẩm Quyền
Khi xem xét hợp đồng, hãy đảm bảo rằng nó phản ánh đúng những điều đã thảo
luận và thống nhất trong quá trình đàm phán với đối tác Thụy Sĩ. Nếu có bất kỳ điều gì
mà bạn còn thắc mắc hoặc cần sửa đổi, hãy thảo luận thêm với đối tác để đạt được sự
đồng thuận.
Theo dõi tiến độ:
Thiết lập một hệ thống theo dõi tiến độ để đảm bảo rằng cả hai bên đều tuân thủ
những cam kết đã đưa ra. Điều này có thể bao gồm việc lên lịch họp định kỳ để cập nhật
và giải quyết vấn đề.
 Lên Lịch Theo Dõi Định Kỳ:
Lên lịch các cuộc họp định kỳ để theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng. Các cuộc
họp này có thể được thiết lập hàng tuần, hàng tháng hoặc theo chu kỳ cụ thể tùy thuộc
vào độ quan trọng của hợp đồng.
 Cập Nhật Trạng Thái:
Các đối tác Thụy Sĩ luôn tỏ ra rất cầu toàn và cẩn thận, vì thế việc cung cấp các bản
cập nhật trạng thái định kỳ về tiến độ công việc đã và đang được thực hiện là hết sức
quan trọng. Điều này có thể bao gồm việc chia sẻ bảng điều khiển hoặc báo cáo tiến độ.
 Giải Quyết Vấn Đề Ngay Lập Tức:
Do đặc tính là nước có nền kinh tế nhỏ nhưng mở cửa, nên hầu hết các sản phẩm
nội địa của Thụy Sĩ luôn cạnh tranh khá gay gắt với các nước lân cận. Nhà sản xuất luôn
phải động não để làm ra sản phẩm tốt, có yếu tố cạnh tranh, bắt mắt cao ngay trong thị
trường nội địa. Người Thụy Sĩ có thói quen "khó tính", nên không có lý do gì khiến họ
trở nên dễ tính với sản phẩm nhập khẩu cả.

29
Nếu có vấn đề nảy sinh, hãy giải quyết nó ngay lập tức thay vì để nó trở nên lớn
hơn. Điều này có thể bao gồm cuộc họp bổ sung hoặc điều chỉnh hợp đồng nếu cần thiết.
Tránh dùng tập quán thương mại địa phương để giải quyết vấn đề
 Ghi Chép Các Thay Đổi:
Ghi chép mọi thay đổi, điều chỉnh hoặc thỏa thuận mới. Điều này giúp tạo ra một
lịch sử rõ ràng về tiến trình và giải quyết vấn đề.
 Đánh Giá Hiệu Suất:
Đánh giá hiệu suất dựa trên các chỉ số hiệu suất quan trọng đã được thiết lập từ
trước. Điều này giúp đảm bảo rằng mục tiêu và kỳ vọng đều đang được đáp ứng
Tạo mối quan hệ tiếp theo:
Một điều rất quan trọng là người Thụy Sĩ rất chú trọng đến thương hiệu. Họ sẵn
sàng chi thêm 10% hoặc thậm chí 30% giá tiền cho sản phẩm mình yêu thích nếu sản
phẩm có thương hiệu đáng tin cậy. Nếu cuộc đàm phán diễn ra tốt, hãy xem xét việc phát
triển mối quan hệ kinh doanh tiếp theo. Việc này có thể bao gồm việc đề xuất các dự án
tương lai hoặc mở rộng phạm vi hợp tác.
Phản hồi:
Thu thập phản hồi từ đối tác Thụy Sĩ về cách bạn đã thể hiện trong cuộc đàm phán
và cách bạn có thể cải thiện trong tương lai. việc thu thập phản hồi là một bước quan
trọng để đánh giá hiệu suất và định hình lại chiến lược kinh doanh. Việc này không chỉ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình hợp tác mà
còn tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ vững chắc và bền vững.
Trong quá trình thu thập phản hồi từ đối tác Thụy Sĩ, chúng ta có thể tập trung vào
những điểm sau:
 Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
 Tương tác và giao tiếp với đối tác Thụy Sĩ: chú ý đến các thói quen trong đàm
phán kinh doanh của người Thụy Sĩ như việc chào hỏi khi gặp mặt, ngôn ngữ, văn hóa
giao tiếp địa phương…
 Thời gian và tiến độ công việc qua lần hợp tác vừa rồi; người Thụy Sĩ rất coi
trọng sự đúng giờ, đó là điều vô cùng cần thiết trong cả lĩnh vực kinh doanh và xã hội
 Yêu cầu, mong đợi từ bên đối tác
 Mối quan hệ tương lai và sự hài lòng của đối tác
 Gợi ý và đề xuất
Đánh giá hậu quả:
Đánh giá hậu quả sau cuộc đàm phán trở nên hết sức quan trọng khi hợp tác với
người Thụy Sĩ. Sự kỉ luật và nghiêm túc trong kinh doanh là đặc điểm mà người Thụy Sĩ
luôn hướng đến. Để đạt được thành công như ngày nay, tinh thần tự lực và kỷ luật cao

30
luôn đi kèm với con người Thụy Sĩ. Vì vậy, sau khi đàm phán và đạt thoả thuận với họ,
việc đánh giá hậu quả là chìa khóa quan trọng để duy trì mối quan hệ hợp tác.
Việc đánh giá hậu quả sau cuộc đàm phán trở nên vô cùng quan trọng khi hợp tác
với người Thụy Sĩ, vì họ không chỉ là những đối tác kinh doanh, mà còn là những người
đánh giá cao sự chuyên nghiệp và đạo đức trong làm việc. Nếu bạn vi phạm hợp đồng
hoặc không duy trì sự kỷ luật trong quá trình hợp tác, người Thụy Sĩ có thể không chấp
nhận và thậm chí chấm dứt hợp tác ngay lập tức.
Người Thụy Sĩ không khoan nhượng đối với sự vi phạm cam kết và mong muốn đối
tác của họ là những người làm việc với tinh thần tự lực và kỷ luật cao. Vì vậy, việc duy
trì một tinh thần chuyên nghiệp và tuân thủ hợp đồng sau cuộc đàm phán là chìa khóa để
giữ vững mối quan hệ hợp tác với người Thụy Sĩ.
Giữ liên lạc:
Việc kí kết hợp đồng với đối tác thụy Sĩ đòi hỏi một nỗ lực không ngừng, và nếu
chúng ta đã đạt được sự hợp tác với họ, thì việc xây dựng mối quan hệ vững chắc là quan
trọng vô cùng, vì họ thực sự là đối tác có tiềm năng cho chúng ta.
Để duy trì mối quan hệ chặt chẽ, chúng ta cần giữ liên lạc tích cực với người Thụy
Sĩ. Theo dõi và cập nhật tiến độ là quan trọng để đảm bảo rằng chúng ta luôn nắm bắt
thông tin quan trọng, giúp duy trì sự minh bạch và tránh hiểu lầm. Gửi thông tin liên quan
đến ngành nghề hoặc những thông tin mà đối tác có thể quan tâm là một cách thể hiện sự
quan tâm và chăm sóc đối với mối quan hệ.
Việc giữ liên lạc không chỉ giúp chúng ta thảo luận về các bước tiếp theo và lên kế
hoạch triển khai các cam kết từ cuộc đàm phán một cách hiệu quả nhất, mà còn tạo cơ hội
học hỏi từ những kinh nghiệm mà người Thụy Sĩ đã tích lũy và xây dựng thành 1 đất
nước có nhiều thành tựu và sự phát triển vượt bậc qua nhiều năm
3.5. Giai đoạn rút kinh nghiệm
Các kinh nghiệm rút ra được sau khi thực hành đàm phán:
 Trước khi đàm phán cần phải nắm bắt, hiểu rõ thông tin của đối tác, giúp đạt
hiệu quả hơn khi đàm phán.
 Vận dụng việc thuyết phục một cách nhẹ nhàng, mạch lạc và tỉnh táo trong
quá trình đàm phán giá.
 Để hợp tác lâu dài thì cần phải biết nhân nhượng về giá, hạ giá một cách hợp
lý và tùy vào trường hợp để đối phương có thiện cảm trong lần hợp tác đầu
tiên.
 Cần phải cẩn trọng và kiêng dè trước đối tác, không nên quá chủ quan.

31
 Phải biết cách thuyết phục nhưng không để lộ ra điểm yếu của công ty và
không để rơi vào thế bị động.
 Không nên đặt cái tôi cá nhân quá cao mà phải đặt lợi ích và mục tiêu chung
mà đã đề ra trước đó.
3.6. Một số lưu ý khác
- Trao đổi danh thiếp : Đưa danh thiếp của bạn cho người lễ tân khi đến cuộc hẹn.
Trao đổi danh thiếp với người liên hệ khi gặp lần đầu. Danh thiếp nên bao gồm
đầy đủ thông tin về chức danh và chuyên môn của bạn.
- Bắt tay khi đến và rời cuộc họp. Người Thụy Sỹ rất dè dặt bởi vậy đừng cảm
thấy bị xúc phạm khi bạn cười mà không được đáp lại ở lần gặp đầu tiên.
- Người Thụy Sỹ rất trịnh trọng và nghiêm túc trong kinh doanh. Người Thụy Sỹ
sẽ đi thẳng vào vấn đề kinh doanh.
- Người Thụy Sỹ coi trọng sự thẳng thắn và trực tiếp nói lên suy nghĩ của họ. Trả
lời mập mờ được coi là sự nghi ngờ thay vì lịch sự.
- Ngắt lời người khác nói được xem là thô lỗ và những cử chỉ bằng tay cũng
không được tán thành.
3.7. Kịch bản đàm phán
Tóm tắt tình huống đàm phán:
Bên xuất khẩu (công ty Vina T&T) gửi thư chào hàng cho công ty Nhập
khẩu( Sunwah Group) hàng hóa là sầu riêng Ri6. Công ty Sunwah dự định đặt 18 tấn với
giá được báo là 3,4$/kg cùng với mẫu sản phẩm. Sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hai bên quyết định gặp mặt để trao đổi thêm, cũng như đưa ra các điều kiện mà hai bên
mong muốn và ký kết hợp đồng.
Địa điểm : Quán cà phê dưới sảnh tòa nhà trụ sở chính của công ty Vina T&T
Thời gian là: 10:00 giờ sáng, ngày 08/10/2023
Link Video Giữa kỳ:

32
Kịch bản tình huống đàm phán với đối tác Thụy Sĩ

Bên Công Ty Xuất Khẩu ( công ty Bên Công Ty Nhập Khẩu ( công
Vina T&T) ty Sunwah)
Tóm tắt
STT Nội Dung Phụ Nội Dung Phụ
Trách Trách
Đón đối tác từ ngoài Bên Chào bên xuất khẩu Bên Đón tiếp và
cổng, chào bằng cách xuất thân thiện và đi vào nhập chào hỏi
bắt khẩu tòa nhà khẩu khách hàng
1 Tay
Ngoài ra: có thể chào
bằng Good morning/
good afternoon.

33
Giới thiệu sơ lượt về các Thư ký Giới thiệu sơ lượt về Thư ký Giới thiệu về
thành viên trong đoàn bên các thành viên trong bên các thành
2 đàm phám xuất đoàn đàm phám nhập viên trong
khẩu khẩu đoàn đàm
phán
Trao đổi danh thiếp Giám Trao đổi danh thiếp Giám Trao đổi
3 đốc đốc danh thiếp
xuất nhập
khẩu khẩu
Tặng quà cho khách Giám Nhận quà từ dối tác Giám Tặng quà gặp
4 hàng đốc Nói cảm ơn, và bày tỏ đốc mặt cho
Một giỏ hoa quả và một xuất sự hài lòng và lòng nhập khách hàng
hộp chocolate khẩu biết ơn khẩu
Thư ký: Đứng lên chào Thư ký nhận tài liệu Giới thiệu và
và nói gửi – nhận
Thư Hello everyone, On Thư Ký các tài liệu
On our side, there are 3 Ký our side there are 3 Bên liên quan
representatives of Vina Bên representatives of the Nhập
5 T&T company, I would Xuất company Sunwah. At Khẩu
like to introduce here as khẩu today's meeting, there
A - company director, were the company
this is Ms. Tina - sales director - Ms. D, the
manager, and I am C - sales manager - Ms. E
Director's Secretary. and I, F, Assistant
Thư lý Bên A gửi tài liệu Director.
giấy tờ cho bên B:
Tài liệu bao gồm giấy
phép kinh doanh, các bộ
chứng từ trước đây đã
thực hiện
Please let me send some
documents today

giám đốc xuất khẩu: giám Giám đốc nhập khẩu: Giám Giám đốc
The price we offer is đốc We are very pleased đốc xuất khẩu hỏi
reasonable. Because, we xuất to cooperate with nhập về cơ sở định
not only fully meet the khẩu your company. khẩu giá và các ưu
standards set by Through previous đãi về giá
Switzerland including discussions, our sau đó
inspection, supervision company has received giám đốc
and issuance of growing a detailed price list. nhập khẩu đề
6 area codes, meeting However, we still cập đến kinh
regulations on plant have some issues that nghiệm xuất
quarantine and food need to be discussed. khẩu, chất
safety as well as Hopefully the lượng sản
regulations on plant negotiations will be phẩm và đề
quarantine and food successful and the nghị đối tác

34
safety. handling and two sides can sign a xem các tài
packaging under the contract. liệu mà bên
supervision of both According to the xuất khẩu
parties. For detailed contract, Vina T&T chuẩn bị
information, everyone will provide 18 tons
can refer to the of durian and ship it
documents we have by sea. The price is
prepared. Besides, with 3.4 USD/kg with T/T
the advantage of being payment method,
able to supply the largest FOB 2020 conditions.
durian demand, most As far as I know, this
notably China with is the first time your
nearly 1,000 tons, you side has exported
can completely trust the durian to Switzerland.
durian quality as well as What basis does your
our ability to respond. side use to set such a
We always want to bring price? And can you
durian products to consider giving us a
Switzerland with good price offer?
quality and the most
suitable price.

Trưởng
We relied on calculation As you all know, Phòng kinh
The quality of durian Switzerland doanh đề
products is similar to the consumers are very Trưởng nghị mua 18
durian that Thailand Giám concerned about phòng tấn sầu riêng
provides you... on the đốc health issues, kinh với giá 3.2$/
Switzerland market, xuất especially product doanh kg
however our price is khẩu origin and brand. We nhập
cheaper than theirs. In have tried your khẩu
addition, we highly products Giám đốc
appreciate the They are awesome cho rằng giá
7 Switzerland market and But this is the first của họ đưa ra
our efforts to bring Ri6 time collaborating on là hợp lí và rẻ
Durian to the market at a durian products. We hơn so với thị
price most suitable for recommend a price of trường cũng
both parties. 3.2 USD when như các đối
buying 18 tons of thủ cạnh
durian. tranh

We understand the Trường


problems the company phòng xuất
may encounter. But your khẩu: giá
company also knows luôn đi đôi
that producing a batch of Trưởng với chất
durians qualified to phòng lượng cũng
export to Switzerland is kinh như bên xuất
35
not simple. We commit doanh khẩu sẽ hỗ
that a large quantity of xuất trợ rủi ro.
exported goods meet khẩu Ngoài ra đề
standards and support xuất khách
risk handling if the hàng mua
goods are damaged nhiều hơn thì
during transportation. giá sẽ rẻ hơn(
If you agree to buy more 30 tấn->
than 30 tons, the price 2.9$. kg)
will be preferential
The price we can offer
for this quantity is 2.9
USD. Please review and
consider this price.

Giám đốc
We have seen bên xuất
With that price, it's information about khẩu muốn
really difficult for us. product quality as mua 30 tấn
We can guarantee that well as preservation và đề nghị
Vina T&T is a reputable technology of our Giám giảm giá từ
and experienced Trưởng company and feel đốc 2,9$/ kg
enterprise. Although the phòng extremely impressed. nhập xuống còn
price we offer is kinh For the first order, we khẩu 2,7$/ kg
competitive, our durians doanh only plan to buy 18
are first-class durians, xuất tons for the first time. Trưởng
8 we cannot supply first- khẩu However, after phòng xuất
class durians at that discussion we agreed khẩu không
price. that the quality of đồng ý giảm
But we will have a 2% your durian is và đưa ra
discount of 2.9 USD for excellent, so we chiết khấu
the first durian order. agreed to buy 30 tons 2%
We guarantee that the for the first order, but
quality of this shipment we wanted to buy it at
will not disappoint you a price of 2.7 USD
We look forward to /kg, I hope this is the
long-term cooperation final price.
with your company
Sau khi bàn
Our purchasing bạc
department is always bàn bạc một lúc Giám đốc
working hard. We have Giám But can the goods get Giám nhập khẩu
contacted in advance đốc on the ship in the next đốc mong muốn
and fortunately we xuất 10 days? Actually, we nhập hàng được
9 expect that in the khẩu are in need of a batch khẩu giao sau 10

36
coming days our supply of Ri6 durians to ngày từ ngày
will harvest a large supply to domestic ký hợp đồng
amount of durian. Switzerland
and we can complete it customers Giám đốc
within 10 days. nhập khẩu:
You don't need to worry đồng ý
about that problem
Ok, we appreciate Trưởng Trưởng
your company's phòng phòng nhập
capabilities. You guys kinh khẩu đồng ý
are very professional, doanh mua với mức
Okay, we agree with nhập giá và chiếc
the above price khẩu khấu trên
Giám đốc
Regarding payment OK Anyway,I believe xuất khẩu đề
terms, for this shipment Trưởng this project will be nghị bên
9 we request to pay TT phòng done well by your Trưởng nhập khẩu
30% after signing the kinh company. We trust phòng thanh toán
contract and 70% after doanh your company and xuất 30% sau khi
B/L is issued. After xuất agree to the payment khẩu ký hợp đồng
receiving the remaining khẩu terms as discussed. và 70% sẽ
70%, we will send a set thanh toán
of documents for your sau khi bên
company to receive the mua nhận
goods. Can we update được bảng
shipment information Scan B/L
directly via zalo?
Trưởng
phòng xuất
khẩu: đồng ý
với điều kiện
thanh toán

Giám đốc xuất khẩu Giám This batch is fresh Trưởng Giám đốc
Yes. Also the party you đốc durian. This is your phòng xuất khẩu hỏi
need xuất first time kinh xem còn
What do we consider khẩu implementing a doanh muốn bàn
next? durian export project. nhập bạc về điều
10 We are very khẩu gì không?
concerned, especially Trưởng
in packaging, phòng kinh
preservation and doanh nhập
transportation. khẩu: hỏi về
chất lượng
hàng hóa lúc
vận chuyển

37
Giám đốc
We have researched the Okay, after the xuất khẩu
issues you just negotiation process, khẳng định
mentioned regarding Giám we saw your Giám chưa từng có
packaging, storage, etc. đốc company's goodwill, đốc sự cố trong
and have never had any xuất professional working nhập lúc vận
problems with domestic khẩu attitude as well as khẩu chuyển đối
shipments. However, to product quality, so we với các lô
ensure the quality of agreed with the price hàng trước.
durian before the goods you proposed. Tuy nhiên, để
are shipped, we propose đảm bảo bên
that both sides establish xuất khẩu đề
11 a committee to inspect xuất thành
the quality and lập ban kiểm
packaging of the định chất
product. If upon arrival lượng
in Switzerland, the
quality is affected due to Giám đốc
packaging errors, then nhập khẩu
both parties are đồng ý
responsible for not
checking the goods
carefully.
Trường
Many thankss . So we phòng xuất
would like to conclude khẩu, chốt lại
once again, this time the Trưởng Giám các điều
durian export contract phòng Thank you for your đốc khoản vừa
will cost 2.9 USD/kg kinh cooperation and nhập chốt. Hợp
and a 2% discount on doanh welcoming us khẩu đồng sẽ được
the invoice. Sunwah xuất lặp và ký kết
12 group orders 30 tons of khẩu sau hai ngày
Ri6 grade 1 durian, tới. Ngoài ra,
delivery within 10 days, gửi lời cảm
Sunwah will pay us 30% ơn sâu sắc
of the total order value đến đối tác
in advance with T/T
payment method and
70% immediately after Giám đốc

38
B/L, and shipping cũng gửi lời
conditions are FOB cảm ơn và
2020, the two parties bày tỏ sự hài
will establish a quality lòng.
inspection board. We
hope that the two sides
will have the
opportunity for long-
term and most beneficial
cooperation. We hope
that durian products will
be a big step forward in
the Switzerland market.
In the next 2 days, we
will send a detailed
contract regarding the
above agreements to
your company.
The official agreement is Giám đốc
approved, the contract That's great, we're xuất khẩu
will be sent to you Giám planning on going to Giám Nhấn mạnh
within two days. đốc lunch too, you guys đốc rằng hợp
Wishing both sides xuất are so thoughtful. nhập đồng sẽ được
successful cooperation! khẩu Let's go have lunch khẩu ký sau hai
13 Thank you for coming too, I hope we won't ngày tới
here, we have prepared continue to discuss Bày tỏ mong
lunch for you guys it is business muốn được
right on the roof of the hợp tác lâu
building. My secretary dài, và mới
has researched it and it đối tác đi ăn
will definitely suit your trưa
preferences
Giám đốc
nhập khẩu
đồng ý với ý
kiến trên và
bày tỏ muốn
ăn trưa vui vẻ
và không
muốn bàn
thêm về công
việc

Thank you Sunwah Thư

39
members for taking your Ký Thư ký bên
valuable time to be xuất khẩu
present today. It is our cảm ơn lần
14 pleasure to welcome nữa và dẫn
you. Please go this way đường cho
to the restaurant to dine đối tác đến
nhà hàng

Sau bữa ăn bắt tay khách hàng nói lời cảm ơn chân thành và tiễn khách hàng lên ô tô

STT Nội dung Tóm tắt nội dung đàm phán Phụ trách

40
KẾT LUẬN
Trong bài tiểu luận này, chúng ta đã tìm hiểu về những lưu ý và bài học cần thiết
khi tham gia vào quá trình đàm phán kinh doanh với người Thụy Sĩ. Đây không chỉ là
một thách thức mà còn là cơ hội quý báu mà chúng ta có thể khai thác để xây dựng mối
quan hệ và tối ưu hoá quá trình đàm phán trong kinh doanh bền vững và hiệu quả hơn.

Thụy Sĩ, với tinh thần thận trọng, giá trị cá nhân cao, và sự chú ý đến chi tiết, đã đặt
ra những yêu cầu đặc biệt cao trong quá trình đàm phán kinh doanh. Điều này đòi hỏi sự
kiên nhẫn, linh hoạt, và tôn trọng văn hóa, là những chìa khóa quan trọng để vượt qua
những thách thức và đảm bảo sự hài lòng từ cả hai bên. Việc hiểu và tôn trọng giá trị cốt
lõi, quan điểm kinh doanh, và phong cách đàm phán của người Thụy Sĩ không chỉ là nền
tảng mà còn là bước quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh mang lại
giá trị lâu dài.

Những bài học và lưu ý thu được từ quá trình đàm phán không chỉ giúp mở rộng
kiến thức về thị trường Thụy Sĩ mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho những mối
quan hệ kinh doanh thuận lợi và bền vững khác. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu
ngày nay, năng lực đàm phán và hiểu biết văn hóa là chìa khóa để mở cánh cửa cho
những cơ hội mới, tạo ra sự linh hoạt cần thiết để thích ứng và xây dựng nhiều đối tác
kinh doanh chiến lược. Nhìn nhận và xử lý đúng văn hóa kinh doanh của người Thụy Sĩ
là quan trọng để tạo ra những mối quan hệ không chỉ làm phong phú chiến lược kinh
doanh mà còn đảm bảo sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh đa văn
hóa.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Katz, L. (2006), Negotiating International Business: The Negotiator's Reference
Guide to 50 Countries Around the World. Charleston, South Carolina: BookSurge
Publishing

42

You might also like