You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

----------------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Đề tài:

KẾ TOÁN TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC


Nhóm:11 Lớp học phần:2250EACC1411

Người hướng dẫn:GiảngviênTRẦN THỊ THÙY

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN NHIỆM VỤ

16 Kiều Hoàng Dương 21D270109 Thuyết trình

59 Nguyễn Thị Nga 21D270127 Tìm tài liệu

81 Nguyễn Thị Quỳnh 21D150149 Làm Powerpoint

85 Nguyễn Thị Phương Thảo 21D150151 Tìm tài liệu

87 Phạm Thị Thoa 21D150152 Làm Word

93 Hoàng Ngọc Khánh Toàn 21D150155 Làm Powerpoint

94 Nguyễn Thị Thanh Toàn 21D150156 Tìm tài liệu

95 Mai Thu Trang 21D150157 Tìm tài liệu

99 Phạm Huyền Trang 21D150278 Làm Word

102 Nguyễn Thị Tú 21D150013 Tìm tài liệu

105 Vũ Thị Hải Yến 21D150161 Thuyết trình

2
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 11

(lần 1)

Địa điểm: Zalo Nhóm 11 - Kế toán tài chính 1


Thời gian:11h00 Ngày 19/10/2022
Thành phần tham gia: Các thành viên nhóm 11
Vắng mặt: 0
Nội dung họp:Nhóm trưởng gửi fileđề cương, cả nhóm thảo luận triển khai đề tài

Cuộc họp kết thúc vào cùng ngày.

Nhóm trưởng Thư kí

Nguyễn Thị Tú Phạm Thị Thoa

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 11

(lần 2)

Địa điểm: Zalo Nhóm 11 - Kế toán tài chính 1


Thời gian:21h00 Ngày 24/10/2022
Thành phần tham gia: Các thành viên nhóm 11
Vắng mặt: 0
Nội dung họp:Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
Phân chia cụ thể như sau:

STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ

16 Kiều Hoàng Dương Thuyết trình

59 Nguyễn Thị Nga Tìm tài liệu

81 Nguyễn Thị Quỳnh Làm Powerpoint

85 Nguyễn Thị Phương Thảo Tìm tài liệu

87 Phạm Thị Thoa Làm Word

93 Hoàng Ngọc Khánh Toàn Làm Powerpoint

94 Nguyễn Thị Thanh Toàn Tìm tài liệu

3
95 Mai Thu Trang Tìm tài liệu

99 Phạm Huyền Trang Làm Word

102 Nguyễn Thị Tú Tìm tài liệu

105 Vũ Thị Hải Yến Thuyết trình

Cuộc họp kết thúc vào cùng ngày.


Nhóm trưởng Thư kí

(Đã kí) (Đã kí)

Nguyễn Thị Tú Phạm Thị Thoa

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 11

(lần 3)

Địa điểm: Zalo Nhóm 11 - Kế toán tài chính 1


Thời gian:2/11/2022
Thành phần tham gia: Các thành viên nhóm 11
Vắng mặt: 0
Nội dung họp:Sau khi gửi file Word thảo luận các thành viên trong nhóm xem, đánh giá
và đóng góp ý kiến và triển khai làm Powerpoint và thuyết trình.

Cuộc họp kết thúc vào cùng ngày.

Nhóm trưởng Thư kí

(Đã kí) (Đã kí)

Nguyễn Thị Tú Phạm Thị Thoa

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................7
4
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................9

I. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP.........................9

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI SẢN NGẮN HẠN......................10

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA
DOANH NGHIỆP.............................................................................................10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM............................................13

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM.


13

1. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................13

2. Lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ, mục tiêu công ty.........................13

3. Cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................14

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng TEEL
trong giai đoạn 2018-2020.............................................................................15

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM...............................17

1. Cơ cấu Tài sản của công ty cổ phần xây dựng TEEL Việt Nam......17

2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty
Cổ phần xây dựng TEEL Việt Nam.............................................................19

2.1. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn............................19

2.2. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động...................................21

2.3. Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.....................................24

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại TEELGROUP......26

5
3.1. Kết quả đạt được...................................................................................26

3.2. Hạn chế.................................................................................................27

3.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................28

a. Nguyên nhân khách quan.........................................................................28

b. Nguyên nhân chủ quan.............................................................................28

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL
VIỆT NAM.........................................................................................................31

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG..........................31

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
TEEL VIỆT NAM.............................................................................................31

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL
VIỆT NAM.........................................................................................................32

1. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền...........................................................32

2. Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu........................................33

3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho........................34

4. Đẩy mạnh doanh thu từ nhiều hạng mục công trình.........................35

5. Nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nhân lực và thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ phúc lợi với người lao động.....................................................................35

IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................36

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................37

6
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày 11/1/2007 là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập khi
Việt Nam trở thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Hơn 10
năm qua, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức kinh tế, Việt Nam
đã ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trên trường quốc tế: tốc độ tăng trưởng kinh
tế liên tục tăng qua các năm (năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt
7,02% – là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN trong năm 2019),
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện (năm 2019, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 516 tỷ USD, thặng dư thương mại năm 2019 đạt
khoảng 9,94 tỷ USD); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI liên tục đổ vào nền kinh
tế Việt Nam (năm 2019, tổng vốn đăng ký đạt trên 38 tỷ USD – thuộc Top 3 nước có đầu
tư nước ngoài lớn nhất khu vực ASEAN),…
Đây vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh, mở rộng thị
trường sang các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, nhưng cũng là thách
thức không nhỏ cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp nước ngoài được thâm nhập
vào thị trường Việt Nam. Do đó, để tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong nước không ngừng học hỏi, năng động, sáng tạo,
nắm bắt thông tin nhanh nhạy, phát huy tốt những lợi thế của mình…
Để thực hiện được mục tiêu trên, vấn đề tiên quyết các doanh nghiệp cần phải giải quyết
đó là quản lý tốt các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là tài sản ngắn hạn – là những
khoản mục có khả năng chuyển đổi dễ dàng, có tính thanh khoản cao và là một trong
những nhân tố quyết định đến việc một doanh nghiệp có tồn tại được trên thương trường
hay không? Vậy, làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các tài sản ngắn hạn? Làm
thế nào để mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra được nhiều đông
doanh thu và lợi nhuận? Đây chính là vấn đề mà các doanh nghiệp đang cố gắng giải
quyết.
Thực tế cho thấy, hiện nay không ít doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó
khăn trong công tác quản lý tài sản ngắn hạn: thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.Trong khi đó,
để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, đòi
hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của
công ty, cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của Nhà nước trong việc quản
lý tài sản ngắn hạn.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn đề tài: “Sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây dựng TEEL Việt
Nam” làm đề tài thảo luận.

7
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP


Tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị
các tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời
điểm báo cáo, như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản
thuế phải thu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và tài sản ngắn hạn khác tại thời
điểm báo cáo. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 153 + Mã số 154 + Mã số
155.
 Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong
khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường
kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư
Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”.
 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn
được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ”.
 Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 153)
Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm
báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước” căn cứ
vào số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế
toán chi tiết TK 333.
 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 154)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc
thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giao
dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ” là số dư Nợ của Tài khoản 171 – “Giao dịch mua
bán lại trái phiếu Chính phủ”.
 Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 155)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, như: Kim khí quý, đá quý (không
được phân loại là hàng tồn kho), các khoản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá để bán kiếm lời
không được phân loại làbất động sản đầu tư, như tranh, ảnh, vật phẩm khác có giá trị. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 2288 – “Đầu tư khác”.
8
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI SẢN NGẮN HẠN
 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là:
 Tài sản ngắn hạn luôn vận động, thay đổi từ hình thái này sang hình thái khác
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tài sản ngắn hạn luôn được đảm bảo được khả năng thanh toán, sinh lời tranh lãng
phí của tài sản sau quá trình luân chuyển.
 Tài sản ngắn hạn được phân bố tại tất cả các công đoạn của hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp.
 Tài sản ngắn hạn sẽ có giá trị cao hơn sau các lần luân chuyển, tài sản ngắn hạn sẽ
được thu hồi khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tài sản ngắn hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc hoạt động
của các doanh nghiệp được thể hiện như sau:
 Sử dụng tài sản ngắn hạn một các khoa học có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp
có thể vận hành một cách trơn tru, mang lại nguồn lợi nhuận lớn, giúp cho doanh nghiệp
phát triển đi lên.
 Có tài sản cũng đồng nghĩa với việc có nguồn lực để sản xuất kinh doanh, không
có tài sản thì hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng sẽ không thể diễn ra.
 Việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp là điều cần thiết để giúp cho
việc vận hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
 Việc các doanh nghiệp phát triển dựa trên nguồn tài sản ngắn hạn cũng góp phần
vào sự phát triền kinh tế, xã hội của đất nước.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA
DOANH NGHIỆP
 Các nhân tố chủ quan
 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được xem là một trong
những nhân tố chủ quan quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư như thế nào là nhân tố cơ bản
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, do khi lựa chọn khả
thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khả năng doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất
ra tiêu thụ mạnh, từ đó làm tăng vòngquay tài sản ngắn hạn và ngược lại nếu sự lựa chọn
là không chính xác tài sản ngắn hạn sẽ bị ứ đọng và không tạo ra hiệu quả.
 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của nhân viên
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm được phân bổ trên
khắp các giai đoạn luân chuyển từ khi mua sắm vật tư dự trữ đến giai đoạn sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Do đó, một khi công tác quản lý không chặt chẽ sẽ làm thất thoát tài
sản ngắn hạn và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; song song với đó thì
9
tay nghề của nhân viên cũng được coi là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản
do một khi tay nghề của nhân viên không tốt thì công đoạn sản xuất cũng như tiêu thụ sản
phẩm sẽ bị ảnh hưởng xấu, từ đó mà ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp.
 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng. Do đómỗi doanh
nghiệp sẽ xác định được nhu cầu tài sản ngắn hạn riêng. Từ đó,việc xác định nhu cầu tài
sản ngắn hạn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm cho qúa
trình sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng
như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
 Hệ thống thông tin quản lý
Mỗi doanh nghiệp có một hệ thống thông tin quản lý riêng biệt. Hệ thống thông tin
quản lý là hệ thông cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao
gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những
thông tin cần thiết kịp thời chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ
chức. Hệ thống thông tin quản lý mà không tốt thì công tác quản lý của doanh nghiệp
cũng không tốt, từ đó mà việc đưa ra quyết định đến lựa chọn đầu tư, việc quản lý tài sản
cũng không tốt, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
 Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Cũng giống như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quytrình sản xuất
sản phẩm của doanh nghiệp là sự kết nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh từ khâu lập kế hoạch, dự toán - khâu sản xuất -khâu bán hàng - dịch vụ sau bán
hàng. Quy trình sản xuất của doanh nghiệp chặt chẽ hay lỏng lẻo ảnh hưởng cả quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến hiệu quả quản lý tài sản nói chung và tài sản
ngắn hạn nói riêng.
 Các nhân tố khách quan
 Môi trường kinh tế
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi lạm phát,
chiến tranh. Nền kinh tế lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm sút, dẫn tới
sự gia tăng giá của các loại vật tư. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có biện pháp quản lý
kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm giá trị tài sản ngắn hạn giảm sút dần theo tốc độ
trượt giá của đồng tiền.
 Chính sách vĩ mô của nhà nước
Chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thốngpháp luật,
thuế làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của doanh nghiệp và tất yếu tài sản ngắn hạn
cũng bị ảnh hưởng.
 Thị trường

10
Sự ổn định của nền kinh tế qua các thời kỳ. Nền kinh tế đất nước pháttriển ở những
mức độ khác nhau sẽ tác động đến tình hình kinh doanh thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp
khó khăn; Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự ổn định về chính trị; Khó khăn do thiên
nhiên gây ra như hoả hoạn, lũ lụt, thiên tai,…

11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM.
1. Quá trình hình thành và phát triển
TEEL Việt Nam là công ty cổ phần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số 0105034824 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 13
thàng 12 năm 2010, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 15 vào ngày
15 tháng 12 năm 2020.
Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL, VIỆT
NAM.
Tên công ty viết tắt: TEELGROUP.
Tên công ty bằng tiếng anh: TEEL VIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY.
Công ty được thành lập bởi các kỹ sư xây dựng trí tuệ, năng động và đầy nhiệt
huyết với mục tiêu tạo dựng nên sự uy tín với những công trình có giá trị và bền vững
trong tương lai vào năm 2010. TEELGROUP là Công ty tư nhân với hơn 60 cán bộ nhân
viên với trình độ kỹ sư, thạc sỹ,.. và đầy đủ các chuyên ngành như giao thông, xây dựng,
kỹ thuật,..đảm bảo đủ các yêu cầu kiến thức chuyên môn. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của
công ty như xây dựng công trình đường bộ, kinh doanh bất động sản( đầu tư xây dựng đô
thị),..
Năm 2010, khi mới bắt đầu hoạt động, TEEL đã trải qua rất nhiều khó khăn trong
thời gian đầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng dưới sự lãnh đạo của giám đốc Đinh
Văn Minh và các nhân viên, trải qua chục năm xây dựng và phát triển, TEELGROUP đã
luôn đồng hành và có mặt tại các công trình. Các dự bán tiêu biểu như: Thi công xây dựng
hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án xây dựng khu nhà ở Bắc Sơn- Sông Hồng, Thái Nguyên, hay
sự án xây hệ thống thoát nước thải cụm công nghiệp Minh Khai, Như Quỳnh,..đã đóng
góp những công lao to lớn vào sự phát triển chung của toàn đất nước trên con đường hội
nhập quốc tế. Và có thể nói, từ quá trình hình thành và phát triển, TEEL Việt Nam đã có
nhiều dự án đem lại doanh thu, lợi nhuận và ngày càng đứng vững trên thị trường.
2. Lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ, mục tiêu công ty.
Ngành nghề của công ty trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
STT Tên ngành Mã ngành

1 Xây dựng nhà để ở 4101

2 Xây dựng công trình đường bộ 4212

3 Xây dựng công trình điện 4221

12
4 Xây dựng công trình cấp nước, thoát nước 4222

5 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4223

6 Xây dựng công trình có ích khác 4229

Chi tiết: Xây dựng hệ thóng công trình hạ tầng kỹ thuật

7 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, 6810
chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản

8 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật có liên quan 7110

Chi tiết: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Mặc dù đăng ký rất nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng hoạt động mang lại doanh
thu chủ yếu là xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh đầu tư bất
động sản, thi công các dự án theo hợp đồng.
Sau hơn 10 năm hoạt động, TEELGROUP đã chiếm được lòng tin và các dự án
lớn, uy tín và chất lượng. Kể từ khi hoạt động cho đến nay, công ty đã thực hiện được các
nhiệm vụ và mục tiêu như:
+ Thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế của ngành
+ Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
+ Gíup đỡ, tạo việc làm ổn định cùng với chế độ đãi ngộ cho nhân viên
+ Thu được lợi nhuận, hoàn thành nhiều dự án lớn
+ Kế toán ghi chép, đầy đủ thông tin chứng từ hóa đơn và toàn bộ hoạt động kinh
doanh của TEEL
+ Mục tiêu mở rộng, phát triển quy mô kinh doanh, thu hút nhiều dự án đầu tư.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Mô hình tổ chức công ty

13
Chỉ tiêu

1.Doanh
Í
À
Ò
P
C

M
A
ỊB
thu thuần

2.Giarm
trừ doanh
thu

3.Doanh
thu thuần

4.Gía
vốn hàng
bán

5.Lợi
nhuận
R

U
Q
G

Đ

L
Ơ
S

T
Á
IN
H
-
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng TEEL trong
giai đoạn 2018-2020
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018-2020

Năm
2018

293,186

293,186

277,645

15,541
Năm
2019

217,153

217,153

205,164

11,989
Năm
2020

69,156

69,156

65,973

3,184
(76,033)

(76,033)

(72,481)

(3,552)
Đvt :triệu đồng

Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019

Triệu
đồng
%

-25.93%

-25.93%

-26.11%

-22.86%
Triệu
đồng

(147,997)

(147,997)

(139,192)

(8,805)
%

-68.15%

-68.15%

-67.84%

-73.44%

14
góp

6.Doanh 105 35 3 (70) -66.28% (32) -91.47%


thu
HĐTC

7.Chi phí 1,612 1,714 - 102 6.33% (1,714) -100%


tài chính

Trong 1,612 1,714 - 102 6.33% (1,714) -100%


đó: Chi
phí lãi
vay

8.Chi phí - - - - - - -
bán hàng

9.Chi phí 5,543 5,328 2,479 (1,215) -18.57% (2,849) -53.47%


quản lý
doanh
nghiệp

10.Lợi 7,491 4,982 708 (2,509) -33.49% (4,274) -85.79%


nhuận
thuần

11.Thu 200 523 2,976 322 161,5% 2,453 469.02%


nhập
khác

12.Chi 187 522 2,965 -334 179.14% 2,443 468.01%


phí khác

13.Lợi 13.00 1.00 11.00 (12) -92.31% 10 100%


nhuận
khác

14.LNTT 7,503 4,983 719 (2,521) -33.59% (4,264) -85.57%

15.Chi 1,501 997 58 (504) -33.59% (938) -94.14%


phí thuế
TNDN

16.LNST 6,003 3,986 661 (2,017) -33.59% (3,325) -83.43%


TNDN

15
Nếu nhìn khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy rằng
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động không hề nhỏ và cho rằng
công ty hoạt động không tốt. Tuy nhiên, do ngành nghề kinh doanh là xây dựng, việc ghi
nhận doanh thu theo chế độ kế toán khác với loại hình kinh doanh sản xuất hay thương
mại, quá trình xây dựng trong thời gian dài, các công trình chưa được nghiệm thu, chưa
hoàn thành, do ảnh hưởng chút ít từ dịch bệnh Covid 19 nên dự án kinh doanh ít hơn các
năm trước, tiến độ thực hiện các hạng mục cũng bị ảnh hưởng, và do bởi quy mô của hợp
đồng dự án( lớn, vừa, nhỏ) mà công ty thu về lợi nhuận rất cao hay vừa.

Nếu nhìn theo từng năm riêng biệt, thì công ty vẫn đem về cho mình lợi nhuận
tốt. Năm 2020 có ít dự án hơn, nhưng các dự án nhận lại là các dự án lớn ( xây nhà, khu
đồ thị) cần thời gian thi công dài, doanh thu được ghi nhận với phần công việc đã hoàn
thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập. Cụ thể như
dự án do công ty đang thực hiện đầu tư như khu đô thị số 1, phường Chiềng Sinh, Sơn La
có trị giá 258 tỷ, đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án và có thời gian thực
hiện dự án 2019 tới 2022. Hứa hẹn sẽ đem lại doanh thu lớn hơn trong 2021 và 2022 khi
các dự án thực hiện hoàn thành nhiều hạng mục xây dựng hơn. Tuy nhiên lợi nhuận thu
về thấp hơn nhiều so với doanh thu đạt được, nên TEEL cần xem xét, đưa ra các biện
pháp sử dụng chi phí thấp hơn.

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM
1. Cơ cấu Tài sản của công ty cổ phần xây dựng TEEL Việt Nam
TEELGROUP có hoạt động kinh doanh chính là nhận thầu thi công xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật, đầu tư dự án, thu tiền về và ghi nhận doanh thu khi các hạng mục
công trình được hoàn thành theo hóa đơn, dẫn đến việc công nợ với các chủ thầu và khách
hàng cá nhân rất lớn nếu chưa đủ điều kiện nghiệm thu. Bên cạnh đó, các công trình thi
công dở dang còn nhiều khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không hề nhỏ.
Đây chính là những lý do mà công ty luôn duy trì mức TSNH trên 80% để đảm bảo cho
quá trình thực hiện xây dựng được diễn ra liên tục.

16
100%

90%

80%

70%

60%

50% Column1
Tài sản dài hạn
40%

30%

20%

10%

0%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ tài sản của TEEL Việt Nam

Nhìn biểu đồ ta thấy, TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của doanh
nghiệp. Có sự chênh lệch vậy là do tính chất ngành nghề của công ty xây dựng và tài sản
cố định của công ty thường là đi thuê tài chính hoặc thuê hoạt động nên việc mua sắm,
đầu tư cho tài sản cố định thường ít hơn.

Tình hình tài sản của TEELGROUP

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ đồng

TỔNG TÀI SẢN 318,771 100% 227,627 100% 212,634 100%

I.TÀI SẢN NGẮN 282,954 88.76% 193,945 85.20% 176,241 82.88%


HẠN

II.TÀI SẢN DÀI 35,817 11.24% 33,682 14.80% 36,393 17.12%


HẠN

(Nguồn: BCTC và BCĐKT của CTCP xây dựng TEEL Việt Nam)

Dựa vào bảng trên, thấy tổng tài sản có sự biến động rõ rệt. Năm 2019 tổng tài sản
giảm 28,59% so với năm 2018. Năm 2020 giảm 6,59a5 so với 2019. Quy mô tài sản giảm

17
cho thấy công ty đang thu hẹp hoạt động kinh doanh cũng như thu hẹp quy mô kinh
doanh, cụ thể là 2020 do dự án ít hơn, khiến quy mô kinh doanh nhỏ hơn.

TSDH chỉ gồm tài sản cố định, chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản ngắn hạn.
Trong giai đoạn 2018- 2020, TSDH đều chiếm dưới 50% tổng tài sản. Năm 2018, tài sản
dài hạn chiếm 11,24%; năm 2019 chiếm 14,8%; năm 2020 chiếm 17,12% tổng tài sản.
Còn tỷ trọng TSNH luôn ở mức trên 80% tổng tài sản của công ty. Điều này cho thấy,
công ty rất chú trọng đầu tư cho TSNH nhiều hơn TSDH, TSNH có thời gian luân chuyển
nhanh hơn.

2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ
phần xây dựng TEEL Việt Nam.
Bảng tóm tắt các số liệu tài chính trong ba năm 2018- 2020

Đvt: triệu đồng

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng tài sản 318,771 227,627 212,634

TSNH 282,954 193,945 176,241

Tổng nợ phải trả 21,387 49,216 46,570

Nợ ngắn hạn 11,995 39,937 44,268

Doanh thu 293,186 217,153 69,156

Lợi nhuận trước thuế 7,503 4,983 719

Lợi nhuận sau thuế 6,003 3,986 661

2.1. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn
Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá được tiềm lực tài chính của công ty thông qua khả
năng thanh toán dựa trên các chỉ tiêu “hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán
nhanh và hệ số thanh toán tức thời”
Bảng: Khả năng thanh toán ngắn hạn của TEELGROUP 2018- 2020
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bình quân
ngành

I.TÀI SẢN NGẮN HẠN 282,954 193,945 176,241 -

1.Tiền và TĐT 5,523 1,243 3,232 -

18
2.KPT ngắn hạn 233,455 158,359 128,966 -

3.Hàng tồn kho 32,368 23,455 14,505 -

4.TSNH khác 11,608 10,889 29,537 -

II.NỢ NGẮN HẠN 11,995 39,937 44,268 -

a.Hệ số thanh toán nợ ngắn 23.59 4.86 3.98 1,97


hạn

b.Hệ số thanh toán nhanh 19.92 4.00 2.99 1.52

c.Hệ số thanh toán tức thời 0.46 0.03 0.07 0.17

Hệ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết có bao nhiêu đồng TSNH có khả năng chuyển đổi thành tiền
để trả nợ cho mỗi đồng nợ ngắn hạn khi đến hạn. KNNTT nợ ngắn hạn của công ty cả ba
năm từ 2018- 2020 đều lớn hơn 1, chứng tỏ TEEL có đủ KNTT được các khoản nợ. Năm
2018, hệ số này ở một con số rất lớn 23,59 lần. Trong năm nay, TEELGROUP đã hoàn
thành xong nhiều dự án từ những năm 2016, 2017 có nguồn tiền trả các khoản nợ khiến
cho nợ ngắn hạn của những năm 2018 thấp đi. Sang năm 2019, hệ số thanh toán nợ ngắn
hạn giảm xuống chỉ còn 4,86 lần mà nguyên nhân là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn và sự
giảm đi của TSNH. Đến năm 2020, hệ số này tiếp tực giảm chỉ còn 3,98 lần. Tốc độ tăng
của nợ ngắn hạn ngày càng cao hơn so với tốc độ giảm của TSNH

Trong cả 3 năm, hệ số này đều lớn hơn so với trung bình ngành, điều này cho thấy
TEELGROUP có KNTT ngắn hạn tốt hơn so với các doanh nghiệp trong ngành, luôn đảm
bảo được KNTT của công ty. Là một công ty hoạt động mảng xây dựng cần nhiều TSNH,
song công ty cũng cần phảu có những biện pháp quản lý chặt chẽ việc dự trữ TSNH một
cách sao cho hợp lý, giảm ứ đọng và chi phí dự trữ, tránh gây lãng phí nguyên vật liệu
trong quá trình sử dụng.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hàng tồn kho có khả năng chuyển đổi thành tiền kém nhất trong các TSNH do vậy
hệ số này đánh giá một cách cụ thể về KNTT của doanh nghiệp không tính HTK

Hệ số KNTT nhanh của công ty cũng có xu hướng giảm trong 3 năm từ 2018-
2020. Năm 2018, hệ số này là 19,92 lần; năm 2019 giảm xuống chỉ còn 4 lần và năm
2020 là 2,99 lần. Có sự giảm đi như vậy là bởi nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều hơn so
với tốc độ tăng của tiền và sự giảm đi của các KPI và HTK. So sánh với chỉ số ngành, hệ
19
số KNTT của công ty cả 3 năm đều lớn hơn, điều này vẫn thể hiện rằng khả năng thanh
toán nhanh qua mỗi năm tuy có giảm nhưng so với các công ty cùng lĩnh vực,
TEELGROUP vẫn đảm bảo được KNTT tốt.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Đây là hệ số đánh giá hiệu quả quản lý tiền mặt cũng như khả năng ngay lập tức thanh
toán các khoản nợ đến hạn trả của công ty. Năm 2018, hệ số khả năng thanh toán tức thời
của công ty là 0,46 lần, sang năm 2019 con số này giảm còn 0,03 lần. Tại năm 2019, công
ty trả dần những khoản vay nợ khiến cho tiền và tương đương tiền giảm mạnh, giảm
nhiều lần so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Sang năm 2020, hệ số này có tăng lên
nhưng không đáng kể. Ở năm này, công ty dự trữ nhiều tiền hơn do có nhiều chi phí cần
tiền mặt phát sinh (mua sắm CCDC cho văn phòng mới), nhiều khoản công nợ với nhà
cung cấp đến hạn trả hơn. Tuy nhiên, hệ số này trong năm 2019 và năm 2020 so với trung
bình ngành là thấp hơn (0,17 lần) cho thấy KNTT ngay của TEEL so với các công ty
trong ngành là kém hơn và có thể dẫn tới việc mất niềm tin với các đối tác, chủ nợ và nhà
cung cấp, các đối thủ cạnh tranh dễ dàng có được các khách hàng tiềm năng.

Bằng những phân tích trên, ta thấy hệ số KNTT nợ ngắn hajnvaf hệ số KNTT nhanh của
công ty ở ngưỡng an toàn. Mặc dù, cả hai hệ số này đều giảm dần trong ba năm gần đây
(2018-2020) nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
tăng giảm không đồng đều, năm 2020 thấp hơn so với trung bình ngành, báo động TEEL
cần có những giải pháp kịp thời để đảm bảo khả năng chi trả các chi phí giao dịch phát
sinh hằng ngày và những khoản nợ phải trả để đảm bảo sự uy tín với nhà cung cấp, các
nhà cho vay.

2.2. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Không chỉ riêng TEELGROUP mà hầu hết các công ty Xây dựng, việc sử dụng tốt
TSNH là khi công ty bắt đầu nhận dự án rồi đi vào thực hiện luôn mong muốn sẽ tiết
kiệm và bỏ rả chi phí ở mức thấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Để đánh giá tổng
quan hơn về điều này, chúng ta sẽ phân tích những chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt
động TSNH của TEEL.

*Hiệu suất sử dụng TSNH


Bảng : Năng lực sử dụng của TSNH năm 2018- 2020

Đvt: triệu đồng


Chỉ tiêu Năm Năm Năm Trung
2018 2019 2020 bình ngành

20
Doanh thu 293,186 217,153 69,156
thuần

TSNH bình 278,526 238,450 185,093


quân

Hiệu suất sử 1.05 0.91 0.37 1,37


dụng TSNH

.Mức đảm 0.95 1.10 2.68


nhiệm TSNH

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của TEEL thấp dần trong giai đoạn
năm 2018- 2020. Năm 2018 hệ số này là 1,05 lần tức là cứ sử dụng bình quân 1 đồng
TSNH tạo ra được 1,05 lần tức là sử dụng bình quân 1 đồng TSNH tạo ra được 1,05 đồng
DTT. Đến năm 2019 hiệu suất sử dụng TSNH giảm còn 0,91 lần. Như vậy, tại năm 2019
để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty cần nhiều TSNH hơn so với năm 2018, thể hiện sức
sản xuất của TSNH năm 2019 kém hơn so với năm trước. Sang đến 2020, chỉ số này lại
tiếp tục giảm, cần nhiều TSNH để tạo ra 1 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do tốc độ
giảm của DTT lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của TSNH. Các công trình, dự án mới
nhận, mới bắt đầu thi công chưa xong nhiều hạng mục, khiến doanh thu giảm mạnh. Song
bên cạnh đó, doanh thu bị ảnh hưởng khi mà TEELGROUP chưa chú trọng quan tâm đến
các chính sách thu hút khách hàng, các nhà đầu tư làm cho số dự án nhận được bị giảm
trong nưm vừa qua.
Hệ số hiệu suất sử dụng TSNH của trung bình ngành Xây dựng là 1,37 lần, chỉ số
này của TEEL trong cả ba năm đều nhỏ hơn. Chứng tỏ, việc sử dụng TSNH đang kém
hơn các công ty hoạt động cùng ngành, phản ánh lượng HTK, khoản phải thu, tiền tồn
quỹ vẫn nhiều. Chính vì vậy, TEEL nên cơ cấu lại năng lực sản xuất TSNH để đảm bảo
cho quá trình hoạt động tốt hơn trong tương lai, làm cho doanh thu vừa tăng mà hiệu suất
sử dụng TSNH cũng được gia tăng.
*Mức đảm nhiệm TSNH
Chỉ tiêu này, phản ánh để đạt mỗi đồng DTT cần sử dụng bao nhiêu đồng TSNH.
Khi hệ số trên thấp đi thì hiệu quả kinh tế sẽ càng cao. Nhìn bảng trên, ta thấy mức đảm
nhiệm TSNH của TEELGROUP tăng dần do DTT giảm mạnh hơn tốc độ giảm của TSNH
như đã phân tích ở phía trên. Năm 2019, để đạt được 1 đồng doanh thu thuần phải sử
dụng 1.10 đồng TSNH cao hơn 15,79% so với năm 2018. Tại 2020, phải mất 2,68 đồng
TSNH mới tạo ra 1 đồng DTT. Hệ số tăng cho thấy hiệu quả kinh tế là chưa cao, muốn
tạo ra doanh thu công ty cần sử dụng nhiều tài sản ngắn hạn. Có lẽ đây là vấn đề mà
TEELGROUP chưa quan tâm nhiều tới.
*Vòng quay KPI và kỳ thu tiền bình quân
Bảng : Vòng quay khoản phảu thu và kỹ thu tiền bình quân
21
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Năm 2019 Năm
2018 2020

Doanh thu thuần 293,185 217,153 69,156

Các KPI bình quân 227,768 195,907 143,663

Vòng quay KPI (vòng) 1.29 1.11 0.48

Kỳ thu tiền bình quân 279.67 324.78 747,86


(ngày)

Khoản phải thu của công ty xây dựng TEEL Việt Nam luôn chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng TSNH của công ty. Vòng quay KPT phản ánh tốc độ chuyển đổu các KPI
thành tiền mặt, kỳ thu tiền trung bình cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi công ty
xuất hàng cho đến khi công ty tiền về hay nói dễ hiểu là phản ánh số ngày công ty thu hồi
được nợ.
Nhìn vào bảng ta thấy trong ba năm qua, vòng quay KPT giảm dần, khiến cho kỳ
thu tiền bình quân tăng. Năm 2019, vòng quay KPT giảm nhẹ 0,18 vòng tương ứng kỳ thu
tiền trung bình tăng 45,11 ngày do doanh thu giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của
khoản phải thu. Khi này cho thấy phần nào vốn của công ty đang bị chiếm dụng, vốn chưa
được luân chuyển, khả năng thanh khoản của TEEL sẽ kém đi. Năm 2020, vòng quay
KPT tiếp tục giảm còn 0,48 vòng và kỳ thu tiền bình quân tăng lên 747,86 ngày gấp 2,3
lần. Đây là một dấu hiệu không tốt, lại càng chứng tỏ chu kỳ vốn của công ty lớn, vốn
không được luân chuyển nhanh, vốn bị khách hàng chiếm dụng cao dù thấy rằng các KPT
đang giảm đi trong giai đoạn qua. TEELGROUP không trích lập khoản dự phòng phải thu
khó đòi để bù đắp tổn thất tài sản, sẽ gây ra nhiều khó khăn khi thu hồi các KPT đã đến
hạn thu tiền nhưng khách hàng không trả làm nhiều hoạt động trì trệ do không đủ kinh
phí. Kỳ thu tiền trung bình tăng rất cao, do doanh thu thuần giảm mạnh. Hơn nữa so với
vòng quay KPT của trung bình ngành là 5,34 vòng thì vòng quay khoản phải thu của
TEELGROUP tương đối thấp. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc không đảm bảo được tiến độ
hoạt động các dự án, vốn bị chiếm dụng quá lâu. TEEL cần có các chính sách thu hồi,
quản lý các KPT tốt hơn.
*Vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.7: Vòng quay HTK và số ngày 1 vòng quay HTK
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm
2018 2019 2020

GVHB 277,645 205,164 65,972

22
HTK bình quân 27,190 27,911 18,980

Vòng quay HTK (vòng) 10.21 7.35 3.48

Số ngày 1 vòng quay HTK 35.25 48.98 103.57


(ngày)

Cụ thể qua bảng trên, vòng quay HTK trong 3 năm 2018- 2020 giảm dần đồng thời
số ngày 1 vòng quay HTK tăng lên. Năm 2018, vòng quay HTK là 10,21 vòng; số ngày 1
vòng quay HTK là 35,25 ngày. Năm 2019, vòng quay HTK giảm chỉ còn 7,35 vòng. Song
tại năm này, số ngày 1 vòng quay HTK tăng lên thành 48,98 ngày hơn so với tốc độ giảm
của HTK hay nói cách khác công ty sử dụng ít nguyên liệu trong hàng tồn kho khiến cho
tốc độ luân chuyển HTK thấp đi.
Đến năm 2020, vòng quay HTK giảm nhiều hơn 3,87 vòng. Vòng quay HTK tiếp
tục giảm đi cho thấy tốc độ luân chuyển vốn càng bị thấp đi dù hàng tồn kho qua từng
năm có giảm nhưng tốc độ giảm của GVHB lại cao hơn nhiều, đây là một dấu hiệu chưa
tốt. Năm 2020, số ngày 1 vòng quay HTK tăng mạnh 103,57 ngày gấp 2,11 lần năm 2019
bởi từ năm 2018 đến 2020 vòng quay HTK của TEELGROUP giảm theo từng năm, dẫm
đến số ngày luân chuyển tăng lên. Các dự án của TEEL thường được xây dựng trong 1
thời gian dài, các chi phí kinh doanh dở dang chưa được hoàn thành khiến cho vòng quay
HTK thấp đi. Công ty cần có các chính sách, giải pháp quản lý HTK cụ thể để hạn chế
được các chi phí lưu giữ HTK làm cho lợi nhuận gia tăng hơn
2.3. Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Có thể nói, các chỉ tiêu về sinh lời là cơ sở rất quan trọng để đánh giá kết quả
HĐKD của công ty trong một chu kỳ kinh doanh nhất định, đây là chỉ số để cho các nhà
quản lý có thể đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Hệ số sinh lời TSNH phản
ánh khả năng sinh lời của TSNH trong kỳ công ty kinh doanh
Bảng : tỷ suất sinh lời TSNH

23
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền %

TSNH 278,526 238,450 186,093 (40,076) -14.39% (53,357) -22.38%


bình
quân

LNST 6,003 3,986 661 (2,017) -33.60% (3,325) -83.42%

Tỷ suất 2.16% 1.67% 0.36%


sinh lời
TSNH

Bảng 2.2: Tỷ suất sinh lời TSNH

NĂM 2020 0.36%

NĂM 2019 1.67%

NĂM 2018 2.16%

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Kết hợp bảng và biểu đồ, ta thấy tỷ suất sinh lời giảm dần qua từng năm. Năm
2018, tỷ suất sinh lời TSNH là 2,16% nghĩa là cứ 100 đồng TSNH sẽ đem lại 2,16 đồng
lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, con số này lại giảm 0,49% chứng tỏ việc sử dụng 100
đồng TSNH đem lại lợi nhuận sau thuế ít hơn năm 2018. Nguyên nhân do cả lợi nhuận
sau thuế và TSNH đều giảm nhưng tốc độ giảm của LNST mạnh hơn so với sự giảm đi
của TSNH. Cụ thể năm 2019, lợi nhuận sau thuế giảm 35,59% trong khi TSNH hỉ giảm
14,39% so với 2018.

24
Đến năm 2020, tỷ suất sinh lời TSNH giảm chỉ còn 0,36% giảm 1,31% so với năm
2019. Tại năm này, các dự án mới nhận thì công chưa nhiều hạng mục, nhiều công trình
từ 2018, 2019 chưa được nghiệm thu khiến LNST giảm mạnh 83,42% do sự giảm dần của
các khoản phải thu, tiền, tương đương tiền. Điều này khiến cho hiệu quả sinh lời năm
2020 chỉ có 0,36% tức là 100 đồng đầu tư TSNH chỉ đem lại 0,36 đồng LNST. Đây là
một con số rất nhỏ
Từ đây, có thể nhận định rằng, khả năng sinh lời TSNH của CTCP xây dựng TEEL
Việt Nam khá thấp, thậm chí còn giảm qua từng năm. Do tính chất ngành nghề, nên
TSNH của các doanh nghiệp xây dựng thường rất nhiều, chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy
nhiên, TEELGROUP bỏ ra nhiều TSNH để thu về lợi nhuận sau thuế. Dù doanh thu có
giảm, vẫn đem lại lợi nhuận thu về nhưng cần sử dụng quá nhiều TSNH, khả năng sinh
lời TSNH không cao, công ty cần xem xét lại và đưa ra các giải pháp quản lý TSNH một
cách tốt hơn.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại TEELGROUP
3.1. Kết quả đạt được
Doanh thu, lợi nhuận, chi phí

Tạo dựng được sự uy tín, lòng tin với các đối tác, công ty nhân thầu phụ cho
nhiều công trình, dự án. Công ty đã bàn giao hoàn thành các công trình dài hạn từ
2016, khiến doanh thu 2018 rất cao. Tuy nhiên từ cuối 2019, đặc biệt đầu năm 2020
ảnh hưởng bởi dịch covid 19, hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm
ngưng hoạt động nhưng TEEL vẫn thu hút được nhiều dự án lớn như:

- Gói thầu số 06: “Thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật” – giai đoạn
01 thuộc Dự án Khu dân cư số 02, làn 2, QL31, thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang (giá trị 73 tỷ)
- Các dự án do Công ty đang thực hiện đầu tư:
 Dự án Khu đô thị số 1, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh
Sơn La: 259 tỷ. Thời gian thực hiện dự án 2019 tới 2022.
 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở đô thị tại xã Tràng An, huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam: 138 tỷ. Thời gian thực hiện 2020-2022
Các dự án này chưa ghi nhận doanh thu, đây là một tín hiệu dự báo doanh
thu của công ty sẽ tăng mạnh.

Tỷ trọng duy trì tiền gửi ngân hàng của công ty khá tốt, phù hợp với việc cắt giảm
chi trả bằng tiền mặt như hiện nay để tiết kiệm chi phí bảo quản, cất giữ tiền mặt.

Giá vốn hàng bán: Việc GVHB thấp hơn qua các năm có thể do số lượng công trình
ít đi thì chi phí mua máy móc, thiết bị vật tư xây dựng cũng giảm, hau do chính

25
sách quản lý các khoản chi của công ty đã phát huy tác dụng. Và việc GVHB giảm
song song với doanh thu thuần giảm, đây cũng là một dấu hiệu tốt

Khoản phải thu và HTK: có xu hướng giảm dần, năm 2020 khoản phải thu giảm
18,56% so với 2019, HTK giảm 38,16%, thể hiện việc quản lý các KPT và HTK
khá tốt, thắt chặt chính sách thanh toán với các khoản nợ của khách hàng hơn.

Khả năng thanh toán: TEELGROUP có các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và thanh
toán nhanh có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cao hơn so với trung bình ngành cho
thấy công ty có khả năng chi trả nợ tốt. Đây là cơ sở tạo dựng niềm tin, thân thiết
với các bên cho nợ. Bên cạnh đó, giúp TEEL có thể thuận lợi trong việc muốn vay
thêm vốn kinh doanh, hạn mức tín dụng sẽ cao hơn.

Yếu tố khác:

Công ty không ngừng xây dựng hình ảnh theo quan điểm “xây dựng mối quan hệ
thân thiết với khách hàng:, được tham dự nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư lớn. Ngoài
những thành tựu về chuyên ngành, TEEL còn đóng góp nhiều công sức cho các
hoạt động xã hội (tình nguyện, ủng hộ nhiều nhà tình thương…)

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, góp phần tăng doanh thu vào ngân sách nhà
nước, thường và luôn tạo điều kiện công ăn việc làm cho tập thể nhân viên của
công ty.

3.2. Hạn chế


Lương tiền mặt dự trữ biến động mất cân đối (giảm từ 1840 triệu đồng xuống
543,25 triệu năm 2019 và năm 2020 lại tăng lên 1780 triệuđồng). Điều này đã
khiến cho khả năng thanh toán tức thời của công ty ngày càng giảm. TEELGROUP
chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt hợp lý, quản lý và sử dụng ngân sách thiếu
hợp lý cũng một phần gây ra thiếu hiệu quả sử dụng TSNH, lượng tiền mặt dự trữ
biến động tăng giảm không đồng đều khiến cho thanh toán ngay bị ảnh hưởng lớn.

Hiệu suất sử dụng TSNH giảm dần đồng thời mức đảm nhiệm TSNH tăng
lên trong giai đoạn 2018 – 2020. Công ty cần nhiều TSNH để có một đồng doanh
thu, hiệu quả kinh tế chưa cao khiến cho hiệu quả sử dụng TSNH của công ty là
chưa được tốt.

26
Vòng quay KPT giảm dần qua các năm, kỳ thu tiền bình quân tăng mạnh,
cho thấy chu kỳ vốn của công ty không được luân chuyển nhanh, vốn vẫn bị khách
hàng chiếm dụng cao dù KPT có xu thế giảm dần.

Vòng quay HTK giảm mạnh đồng thời số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
tăng mạnh. Điều này khiến cho chi phí lưu trữ HTK tăng lên khi tốc độ luận chuyển
hàng tồn kho kém dần đi.

Tỷ suất sinh lời TSNH của TEEL còn thấp. phải bỏ ra nhiều TSNH để thu về
lợi nhuận sau thuế

3.3. Nguyên nhân của hạn chế


a. Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng bởi thị trường và tình hình kinh tế

Cuối 2019 tới đầu 2020 dịch bệnh Covid 19 bùng nổ làm chao đảo mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhiều công ty phải buộc tạm dừng hoạt động, cắt giảm nhân
viên. Nền kinh tế gặp nhiều biến động tác động tiêu cực đến ngành xây dựng nói
chung và CTCP xây dựng TEEL nói riêng. Nó khiến cho các dự án công ty giảm
đi, các hạng mục thi công chậm lại, các công trình chưa được nghiệm thu dẫn tới
DTT của TEELGROUP giảm mạnh

Khi đất nước ngày càng hội nhập và phát triển, trên thị trường xuất hiện rất nhiều
các đối thủ cạnh tranh, việc tìm kiếm các nhà thần, ký hợp đồng các dự án ngày
càng khó khăn.

Chi phí đầu vào tăng: hàng loạt các chi phí nguyên vật liệu, các chi phí sản xuất
chung như tiền điện, nước, chi phí vận tải, xăng dầu,… mấy năm gần đây giá tăng
lên làm cho chi phí công ty cũng tăng dần lên.

Ảnh hưởng từ nhà nước: cùng với đó là việc Nhà nước không ngừng sửa đổi các
nghị định, công văn về Luật xây dựng, các thông tư nghị định,… khiến cho TEEL
gặp nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết.

b. Nguyên nhân chủ quan


Công tác quản lý tiền còn nhiều bất cập

Tỷ trọng vốn bằng tiền tăng giảm không đồng đều. Chủ yếu là do vốn bị khách
hàng chiếm dụng trong thời gian dài, song công ty phải trả các khoản nợ ngắn hạn

27
đúng hạn khiến tiền dự trữ giảm rồi lại tăng. Mặt khác, công ty chưa có sự phối hợp
từ các phòng ban kế toán và hành chính để cân bằng, xác định mức dự trữ hợp lý
cho mỗi kỳ kinh doanh.

Bên cạnh đó, TEEL không có khoản đầu tư ngắn hạn nào, tạo ra một khoản vốn
nhàn rỗi, gây lãng phí làm cho quản lý vốn chưa thật sự hiệu quả, giảm tính thanh
khoản.

Công tác quản trị KPT chưa tốt, không trích lập dự phòng các KPT khó đòi:

Việc khoản phải thu của công ty giảm cho thấy công tác quản lý KPT tốt dần lên, vì
thu nợ giảm dầm, công ty thắt chặt tín dụng với khách hàng, yêu cầu khách hàng trả
nợ đúng thời hạn. Nhưng lại chưa triệt để khi mà vòng quay KPT giảm, kỳ thu tiền
trung bình tăng làm tốc độ luân chuyển vốn chậm. Từ đó, làm giảm khả năng hoạt
động của tài sản ngắn hạn.

Công ty không trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi: khoản phải thu
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tỷ trọng tổng tài sản ngắn hạn. Sẽ có những khoản nợ
mà khách hàng trả chậm ngoài thời gian hai bên thỏa thuận, hay có một vài khách
hàng không còn khả năng chi trả do phá sản hay bỏ trốn, vì vậy nhằm đáp ứng các
yêu cầu về mặt pháp lý cũng như dự tính bù đắp tổn thất tài sản TEEL, nên trích lập
dự phòng các KPT

Chưa có giải pháp, phương án thiết lập dự trữ hàng tồn kho hợp lý

Nhìn chung, khoản mục HTK của TEELGROUP cũng giảm theo từng năm. Nhưng
khi xét về khả năng hoạt động TSNH, vòng quay HTK giảm mạnh làm cho tốc độ
luân chuyển HTK của TEEL giảm.

Công tác quản lý chi phí, kinh doanh bán hàng chưa phù hợp và chưa có hiệu quả
cao với sự thay đổi của thị trường

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như chi phí mua nguyên liệu, vật liệu
chính, phụ,… cuối kỳ được tập hợp tính vào HTK khiến cho chi phí lưu kho
tăng, làm giảm đi lợi nhuận ròng.
- Chi phí phát sinh điều phối nhân công đi làm tại các tỉnh xa, thuê nhaanc ông
sử dụng máy móc phát sinh nhiều loại chi phí không có hóa đơn để xác minh
khiến cho TEEL mất nhiều khoản phí hơn

28
- Việc khảo sát nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả các chính sách thu
hút nhà đầu tư, chủ thầu để tăng thêm lượng đối tác, đem về cho công ty
nhiều dự án chưa được TEEL quan tâm triệt để.
Lực lượng lao động

Yếu tố con người luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của công
ty. Lực lượng lao động của công ty luôn được quan tâm trong việc đào tạo và tuyển
dụng, tuy nhiên trong điều kiện công ty ngày càng phát triển nên việc đào tạo, nân
cao trình độ công nhân viên cũng gặp không ít khó khăn, đòi hỏi trình độ ngày một
cao lên kèm đó là áp lực cũng tăng lên, yêu cầu người lao động phải yêu nghề và
kiên trì
3.4.

29
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG
Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, tất cả các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế,… tứng năm trôi qua
đều có những định hướng phát triển giúp cho doanh nghiệp mình ngày càng hội nhập hơn
với nền kinh tế. Ngành xây dựng cũng vậy, mỗi năm đều có những định hướng mới, giúp
cho ngành xây dụng ngày một nâng tầm cao mới trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể:
Tại Hội nghị “ Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm (2016-2020), định
hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 5 năm (2021-2025) và năm 2021 Thứ
trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã đưa ra định hướng: “Phát triển ngành xây dựng đạt trình
độ tiên tiến. Tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp
xây lắp, đáp ứng yêu cầu trong nước và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát triển mạnh
công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao”.
Bên cạnh đó, phát triển ngành xây dựng theo hướng hiện đại, nhanh nhưng phải
bền vững, đpa sứng các yêu cầu và phải phù hợp với chiến lược và nền kinh tế hiện thời.
Đồng thời phải đủ năng lực thiết kế và thi công các công trình với mọi quy mô, mở rộng
kinh doanh xây dựng trong nước và lan rộng ra cả nức ngoài.
Định hướng ngành không ngừng hoàn thiện hệ thống thể chế, gắn kết phát triển
ngành xây dựng với cung cố an ninh quốc phòng. Xây dựng hệ thống bộ máy giám sát
công trình tinh gọn, đảm bảo sự thống nhất.
Và cuối cùng, trong định hướng phát triển của ngành xây dựng đó là tập trung đào
tạo, phát triển nhân lực để luôn đáp ứng với yêu cầu và sự phát triển không ngừng của
ngành.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
TEEL VIỆT NAM
Trải qua hơn chục năm hoạt động trên thương trường lĩnh vực xây dựng tại Việt
Nam, TEELGROUP luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực tạo nên uy tín và sự tin tưởng từ
khách hàng. Trong những năm gần đây, nhất là cuối năm 2019, đầu năm 2020, khi nền
kinh tế bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid đã làm cho công ty bị ảnh hưởng cũng không hề
nhỏ. Những phương hướng và mục tiêu của công tytrong tương lai là tiếp tục xây dựng và
phát triển công ty giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh.
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với thế mạnh của công ty, xây dựng cơ sở hạ tầng
và kinh doanh đầu tư bất động sản với quan điểm “hết lòng phục vụ và luôn uy tín”. Tiếp
tục đầu tư, mở rộng uy mô sản xuất kinh doanh, giữ vững các mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng, chủ thầu thân thiết. Không ngừng nỗ lực tìm kiếm các công trình, dự án mới
tiềm năng làm tăng lợi nhuận cho công ty.
30
Công ty cũng đưa ra định hướng, đổi mới hình ảnh, xây dựng công ty ngày một
nhanh nhưng phải bền vững, có tốc độ tăng trưởng ổn định, cạnh tranh lành mạnh với các
công ty trong ngành và liên kết với các công ty khác ngoài lĩnh vực của công ty để hội
nhập, tăng khả năng cạnh tranh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, TEELGROUP luôn xác định nguồn tài
chính tự chủ dồi dào giúp cho công ty mạnh dạn đầu tư vào các dự án lớn. Cộng với đó là
đầu tư nâng cao thiết bị phương tiện, máy móc thi công để đáp ứng được tốt các công
trình yêu cầu kỹ thuật cao.
Yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong một công ty, nó thể hiện
cho thấy công ty có hoạt động tốt hay không. Do vậy TEELGROUP luôn không ngừng
đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên công ty để đpá ứng được các tiêu
chuẩn, hạng mục công trình.
Với những định hướng trên, chúng ta có thể tin rằng Công ty Cổ phần xây dựng
TEEL Việt Nam sxe ngày một phát triển và đứng vững trên thị trường ngành xây dựng
Việt Nam. Công ty sẽ có những bước đi, bước tiến mới và ngày càng khẳng định được
năng lực, thế mạnh của mình.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TEEL
VIỆT NAM
1. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền
Qua phân tích về thực trạng sử dụng TSNH của TEELGROUP ở chương 2, ta thấy
công tác quản lý tiền mất cân đối. Tiền gửi ngân hàng thường giữ tỷ trọng lớn trong
khoản mục này, tuy nhiên ta thấy năm 2020 mức dự trữ tiền mặt tăng lên đáng kể cao hơn
tỷ trọng tiền gửi ngân hàng gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của TEEL. Bên cạnh
đó, công ty không có bất kỳ khoản ĐTTC nào bởi nó có tính thanh khoản cao, sẽ giúp cho
công ty gia tăng lợi nhuận, nếu tiền mặt không đủ thanh toán có thể bán đi. Chính vì thế,
công ty cần có giải pháp cụ thể để điềuchỉnh, cơ cấu lại tỷ trọng và dự trữ, phân bổ hợp lý
để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn hơn.
Trước hết, hàng tháng hay hàng quý TEEL cần xác định tỷ lệ mức dự trữ tiền hay
tiền gửi ngân hàng sao cho phù hợp, đảm bảo được mục tiêu của công ty.
Cụ thể:
 Phần thu: Kế toán cần liệt kê, tổng hợp tất cả các khoản có thể thu được trong
tháng hay quý của công ty từ việc thu do khách hàng trả nợ, hạch toán thu về các hạng
mục đã hoàn thành, thu nội bộ và các khoản phải thu khác.
 Phần chi: Chi tiền trả nhà cung cấp, trả lương, tiền điện nước, internet, mua sắm
công cụ dụng cụ, tài sản cố định… Công ty cần xác định, theo dõi hàng tháng cần chi
những khoản nào, tổng chi cho những chi phí đó là bao nhiêu. Tất cả các khoản chi đều
phải lập và có số hóa đơn để tránh thất thoát và tránh rủi ro nếu bị cơ quan thuế kiểm tra.
31
 Từ việc liệt kê, tổng hợp, bù trừ chenh lệch mức thu chi ngân quỹ, dựa trên mức bù
trừ này, xem xét được cơ cấu tiền trong công ty đang như thế nào, thừa hay thiếu. Nếu
phần thu lớn phần chi, thì nên dự trữ một mức hợp lý để đáp ứng được nhu cầu kinh
doanh trong tháng. Hiện TEELGROUP không có khoản ĐTTC ngắn hạn, nếu có nguồn
vốn dư thừa, TEEL nên tham gia đầu tư để tăng tính thanh khoản và vừa nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn hơn. Ngược lại, nếu tiền chi ra nhiều hơn thu về, nên bù đắp bằng đẩy
mạnh thu hồi vốn chiếm dụng từ khách hàng bằng các khoản phải thu, đề xuất cho khách
hàng các chính sách thanh toán, khuyến khích khách hàng trả nợ trước kỳ hạn để nhận ưu
đãi.
2. Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu
Dựa trên cơ sở phân tích chi tiết các khoản phải thu, KPT của TEEL ảnh hưởng
nhiều đến hiệu quả sử dụng TSNH của công ty. Dấu hiệu tốt khi từ năm 2018 đến năm
2020, KPT của công ty giảm dần, công nợ với khách hàng giảm đi hàng năm. Tuy nhiên
chỉ khi xét về tính hiệu quả khi sử dụng TSNH thì qua mỗi năm vòng quay KPT lại giảm
đi, kỳ thu tiền trung bình tăng. Phần nào công ty cũng quan tâm đến công tác quản lý
khoản phải thu những chưa triệt để từ đó làm giảm dần khả năng hoạt động của TSNH.
Để khắc phục, TEEL cần xây dựng cho mình một chính sách quản lý KPT từ khi bắt đầu
dự án đến khi nó kết thúc.
Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn tín dụng để đánh giá được KNTT của từng chủ thầu
dựa trên các tiêu chí về vốn, nợ xấu, tài sản… làm cơ sở để lập các chính sách thanh toán
đối với từng trường hợp. Với các chủ thầu, nhà đầu tư đã có uy tín và làm việc lâu năm,
công ty có thể cho họ hưởng chính sách trả chịu, trả chậm. Với những khách hàng có độ
tin cậy ít hơn có thể cho họ hưởng chiết khấu thương mại, chiết khẩu thanh toán để
khuyển khích họ trả tiền trước thời hạn trả nợ đồng thời sẽ thu hút thêm khách hàng làm
cho doanh thu tăng nhiều hơn, từ đó hiệu suất sử dụng TSNH sẽ tăng lên hay mức đảm
nhiệm TSNH sẽ giảm dần, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Với những khách hàng có độ tin
cậy thấp, lập chi tiết hợp đồng công việc, ghi rõ thời gian thanh toán và thêm khoản bồi
thường nếu không trả đúng hợp đồng.
Bên cạnh những hình thức thanh toán chậm, TEEL có thể cho một số khách hàng
đáng tin cậy trả góp theo tiến độ hoàn thành khối lượng công việc làm tăng thời gian cho
khách, đồng thời kích thích việc tăng doanh số, thu hút nhà đầu tư làm doanh thu cũng
tăng lên. Tuy nhiên, đối với giải pháp này công ty cần tính toán hợp lý chi tiết các hạng
mục thi công để đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho hai bên.
Trong thời gian thi công, xây dựng dự án, TEEL phải theo dõi thường xuyên sát sao các
công trình, thường xuyên ghi chép đánh giá các khoản nợ, sắp xếp các KPT theo thời
gian, từng khách hàng cụ thể để theo dõi và thu hồi vốn kịp thời. Hiện nay, khi công nghệ
ngày một phát triển, sự xuất hiện các phần mềm kế toán, có thể công việc này trở nên dễ

32
dàng hơn nhưng yêu cầu, kế toán của công ty cần có sự ghi chép, theo dõi các KPT này
một cách chính xác.
Tuy nhiên, chính sách thu hồi nợ, khoản phải thu cũng chỉ là các biện pháp hỗ trợ
nếu TEEL không nâng cao năng suất hoàn thành đúng thời gian các hạng mục công trình
với chất lượng tốt thì cũng không cải thiện được tình trạng, làm cho các khoản mục này
không được nghiệm thu, làm cho doanh thu thuần của công ty giảm nhiều hơn, khiến cho
hiệu quả sử dụng TSNH giảm đi. Chính vì vậy, chính sách thu hồi nợ cần phải hợp lý,
đảm bảo được lợi ích thu về lớn hơn chi phí bỏ ra để thu hồi nợ.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Cũng như các KPT, HTK có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng không nhiều.
KNTT nhanh của công ty giảm dần từ 2018-2020, có xu hướng thấp hơn so với trung bình
ngành. Bên cạnh đó, vòng quay HTK cũng giảm. Điều này báo động cho thấy, lượng
HTK giảm đi nhưng chưa thực sự hiệu quả vẫn có dấu hiệu ứ đọng. Tại TEELGROUP,
HTK bao gồm: công cụ, dụng cụ và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Lượng CCDC
chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua mỗi năm cho thấy công tác quản lý khoản mục này
khá tốt. Tuy nhiên khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang lại tăng giảm không đồng
đều. Khoản này gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.... Việc các khoản chi phí này biến
đổi không đều, gây ảnh hưởng lớn tới mục HTK nói chung và sau đó là ảnh hưởng đến
TSNH của công ty. Để giúp cho việc quản lý HTK có thể tốt hơn, có những biện pháp
như:
 Đối với nguyên vật liệu trực tiếp:
 Sử dụng phương pháp hợp lý để ghi nhận tập hợp chi phí như những chi phí
nguyên vật liệu chính liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí như các hạng
mục công trình thì chi phí được tập hợp theo phương pháp trực tiếp hay chi phí nguyên
vật liệu được sử dụng cho nhiều đối tượng chi phí thì sẽ dùng phương pháp phân bổ, phân
bổ hợp lý theo định mức tiêu hao.
 Tính toán chi phí này vào chi phí sản xuất trong kỳ một cách chính xác. Nhiều loại
nguyên vật liệu thực tế mua về dùng trực tiếp luôn nhưng thừa phải nhập kho trở lại, một
biện pháp không thể thiếu đó là Thủ kho kết hợp Kế toán kho của công ty luôn theo dõi
và kiểm kê thường xuyên, định kỳ.
 Vận dụng một cách hiệu quả từ sự trợ giúp của phần mềm. Hiện nay, công ty đang
sử dụng phần mềm kế toán Misa để theo dõi đơn hàng tồn kho. Việc này giúp công ty
quản lý dễ hơn các mặt hàng tồn kho, bất cứ lúc nào cũng kiểm tra được lượng tồn kho
nhanh và chính xác.
 Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung
 Thực hiện quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh như điều phối nhân viên đi thực
hiện dự án ở xa. Điều chỉnh hợp lý chi phí thuê người sử dụng các thiết bị thi công
33
 Chi phí sản xuất chung: Các chi phí này rất đa dạng, phát sinh nhiều khoản, có
nhiều khoản không thể kiểm soát được. Vì vậy, công ty cần có chính scahs quản lý chi phí
tốt hơn, cắt giảm những chi phí không cần thiết đồng thời có các quy chế cụ thể cho từng
loại, so sánh và đánh giá theo từng thời kỳ để tìm ra được những biến động thất thường.
Từ đó tiết kiệm được chi phí, gia tăng lợi nhuận làm hiệu suất sinh lời TSNH tăng, hiệu
quả sử dụng TSNH cao hơn.
4. Đẩy mạnh doanh thu từ nhiều hạng mục công trình
Việc TSNH sử dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào doanh thu của
công ty. Như ta thấy, doanh thu của công ty giảm mạnh trong năm 2020. Giải pháp “đẩy
mạnh doanh thu từ nhiều hạng mục công trình” là việc khuyến khích TEEL tham gia đấu
thầu nhiều hơn, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục để nghiệm thu ghi nhận vào
doanh thu, hoàn thành các công việc với chất lượng tốt nhất để thu hút thêm nhiều nhà
thầu.
Công ty có thể mở rộng hạng mục công trình. Hiện tại công ty hoạt động chủ yếu
là xây dựng hạ tầng và đầu tư kinh doanh bất động sản, để đẩy mạnh hơn nữa về doanh
thu, công ty nên thử sức mở rộng quy mô nhận thầu phụ cho các công trình như xây dựng
lắp đặt, thủy điện, nhiệt điện…
5. Nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nhân lực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
phúc lợi với người lao động
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc thành công hay thất bại
của công ty. Và việc sử dụng TSNH có hiệu quả hay không cũng do con người sử dụng
nó như thế nào.
 Ban quản lý
 Đối với việc quản lý TSNH, công ty cầ lập 1 đội ngũ quản lý hiệu quả để lập ra kế
hoạch sử dụng TSNH hợp lý.
 Đối với đội ngũ quản lý chung của công ty, cần luôn không ngừng đào tạo và nâng
cao trình độ đào tạo của mình. Ở TEEL ban quản lý nên đưa ra các dự án cho các đội sản
xuất, cùng với đó là sự hướng dẫn của các giám đốc dự án, thi đua cùng nhau để hoàn
thành công việc, thu về lợi nhuận, giảm thiểu được chi phí đồng thời tối đa được hiệu quả
sử dụng của TSNH nhằm phát huy một cách hiệu quả nhất
 Ban lãnh đạo phải luôn quan tâm, chú ý, tập trung cập nhật và tuân thủ mọi quy
định từ Nhà nước để quản ý tốt nhân viên cấp dưới.
 Nhân viên lao động
 Hiện nay, trong năm 2021, công ty đang bị thiếu nguồn nhân lực giám sát các công
trình, công ty nên chú trọng tuyển dụng những người thực sự có khả năng làm việc đồng
thời thu hút ứng tuyển viên bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi như mức lương, trợ cấp,…

34
 Đào tạo kỹ năng thực hành cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật giúp họ tham gia trực
tiếp vào quá trình thực hiện các dự án làm cho họ vừa có kỹ năng kỹ thuật vừa có kỹ năng
thực hành.
 Tạo điều kiện vật chất, thời gian, tinh thần cho nhân viên lao động bằng cách xem
xét tăng lương cho nhân viên, thăng chức cho những nhân viên luôn cố gắng hét mình
giúp công ty phát triển.
IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
 Đối với Nhà nước
 Nhà nươc cần ban hành, sửa đổi, bổ sung, luật pháp trong kinh doanh để giúp các
doanh nghiệp chủ động trong việc quản lý, sử dụng có hieuj quả TSNH.
 Xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành để công ty có tham số so
sánh, đối chiếu với các công ty khác cùng ngành. Các chỉ tiêu này sxe là nhân tố quan
trọng giúp cho các nhà quản trị tài chính hoạch định được tài chính trong tương lai, giúp
cho nhà đầu tư hay đối tác nước ngoài có cơ sở đánh giá được khả năng hoạt động và hiệu
quả sử dụng tài sản của công ty.
 Nhà nước cần hoàn chỉnh các chính sách thuế đnag áp dụng hiện nay, giảm các
loại thuế suất, thuế VAT để thúc đẩy công ty mạnh dạn đấu thầu các dự án mới.
 Đối với các Ngân hàng thương mại
Năm 2020 là năm của dịch Covid bùng phát lan rộng và tác động nghiêm trọng tới
các mặt trong đời sống, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,… Các ngân hàng thương mại nên
đưa ra các văn bản chỉ đạo mang tính đột phá như cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm
lãi vay cho các doanh nghiệp, công ty cần vay vốn. Các tổ chức tín dụng nên đẩy nhanh
các giải pháp hỗ trợ khách hàng, giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất tối
đa, giảm phí các dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử.

35
PHẦN KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề sử
dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói
chung và công ty cổ phần xây dựng TEEL Việt Nam nói riêng.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý
tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài
sản ngắn hạn nói riêng không phải là vấn đề giải quyết trong ngày một ngày hai mà nó là
mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố
gắng, tích cực vươn lên nhưng gặp phải không ít khó khăn do tình hình kinh tế đang suy
sụp. Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn của công ty trong điều kiện kinh tế đang khủng hoảng có ý nghĩa vô cùng to lớn với
công ty, giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình và có thể cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế.
Qua quá trình tìm hiểu công ty cổ phần xây dựng TEEL Việt Nam, chúng em đã
thấy và biết được những ưu, nhược điểm của công ty trong quá trình sử dụng vốn tài sản
ngắn hạn tại công ty. Với kiến thức đã học tại trường, cùng với sự đoàn kết, tích cực trong
làm việc nhóm, chúng em đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn tại công ty nhằm giúp công ty phát triển vững mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn chưa chuyên sâu và thiếu
kinh nghiệm thực tế nên chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong
nhận được sự quan tâm và góp ý của cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện
hơn. Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô.

36

You might also like