You are on page 1of 41

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


KINH TẾ VĨ MÔ

CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG


KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2022

NHÓM 5
HÀ NỘI - 3/2023

i
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


KINH TẾ VĨ MÔ

CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG


KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2022
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Thị Lan

DANH SÁCH NHÓM:


TT Mã sinh viên Họ tên

1 25A4052347 Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Nhóm trưởng)

2 25A4050072 Nguyễn Lan Hương

3 25A4050934 Dương Thị Kim Oanh

4 25A4051672 Phạm Huyền Trang

5 25A4052340 Nguyễn Thị Hà

6 24A4051312 Nguyễn La Thu Trang

7 25A4052052 Nguyễn Thị Dung

8 23A4070026 Hòa Quang Cảnh

ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, xin cho phép chúng em gửi lời cảm tới tới Học viện Ngân Hàng đã đưa bộ môn
“Kinh tế vĩ mô” vào chương trình giảng dạy. Đồng thời, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến
Ths. Trần Thị Lan– là người đã đồng hành cùng chúng em trong bộ môn. Trên hành trình
này, cô đã mang đến cho chúng em một tầm nhìn mới về nền kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng hiện nay. Với sự chỉ bảo tận tình của thầy, chúng em đã được trang bị
một lượng kiến thức lớn để vận dụng một cách tối đa vào thực tiễn, và có thể vận dụng
vào bài tập lớn thành công. Chúng em tin chắc rằng, với vốn kiến thức này chắc chắn sẽ
trải cho chúng em một con đường thoáng đãng hơn, giúp chúng em chắc chân sải bước
trong tương lai.

Bộ môn “Kinh tế vĩ mô” là bộ môn rất quan trọng, cung cấp một lượng kiến thức rất thực
tế. Tuy nhiên, do bản thân chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm trong đề tài cũng như
vốn hiểu biết chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình làm đề tài sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em mong nhận được nhiều lời nhận xét, cũng như góp ý của quý
thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

iii
NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ Ký nhận
đóng góp

1 Nguyễn Thị Hồng Làm bìa, phần mở đầu và tổng kết bài 12,5
Hạnh tập lớn

(Nhóm trưởng) Thuyết trình

Tổng hợp, chỉnh sửa, góp ý toàn bài

2 Nguyễn Thị Lan Tìm hiểu và phân tích số liệu về tăng 12,5
Hương trưởng kinh tế và chính sách tài khóa

Lên Powerpoint

3 Phạm Huyền Trang Tìm hiểu tổng quan về tình hình tăng 12,5
trưởng của Việt Nam

Thuyết trình

4 Dương Thị Kim Tìm hiểu về những chính ách khuyến 12,5
Oanh nghị về chính sách tài khóa và điểm
mạnh điểm yếu của tăng trưởng

Làm powerpoint

5 Nguyễn Thị Hà Tìm hiểu tổng quan về chính sách tài 12,5
khóa của Việt Nam

Làm Powerpoint

6 Nguyễn Thị Dung Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về tăng trưởng 12,5


và chính sách tài khóa của Việt Nam

Thống kê, rút ngắn nội dung cho thuyết


trình

iv
7 Hòa Quang Cảnh Tìm hiểu nội dung những yếu tố tăng 12,5
trưởng của Việt Nam

Quay video và edit video

8 Nguyễn La Thu Tìm hiểu về đánh giá hiệu quả các 12,5
Trang chính sách tài khóa của Việt Nam

Thống kê, rút ngắn nội dung cho thuyết


trình

v
MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................

PHẦN 2: NỘI DUNG..................................................................................................


I . Cở sở lí thuyết của tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa ........................
1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa....................................
1.2. Vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa.........................
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa...........
II – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010-2022 ...................................................................................
2.1. Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-
2022 22
2.1.1. Giai đoạn 2010-2015...........................................................................................
2.1.2. Giai đoạn 2016-2020.........................................................................................11
2.1.3. Giai đoạn 2021-2022.........................................................................................13
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.........16
III – PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2010-2022....................................................................................................................21
3.1. Giai đoạn 2010.........................................................................................................18
3.2. Giai đoạn 2010-2011................................................................................................20
3.3. Giai đoạn 2011-2012................................................................................................21
3.4. Giai đoạn 2012-2013................................................................................................22
3.5. Giai đoạn 2013-2014................................................................................................23
3.6. Giai đoạn 2014-2015................................................................................................24

vi
3.7. Giai đoạn 2015-2016................................................................................................25
3.8. Giai đoạn 2016-2017................................................................................................25
3.9. Giai đoạn 2017-2018................................................................................................25
3.10. Giai đoạn 2018-2019................................................................................................26
3.11. Giai đoạn 2019-2020................................................................................................27
3.12. Giai đoạn 2020-2021................................................................................................27
3.13. Năm 2022.................................................................................................................29
IV –KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................30
3.1. Tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu của tăng trưởng kinh tế và chính sách
tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022...........................................................30
3.2. Đưa ra những khuyến nghị để cải thiện tình hình kinh tế và chính sách tài
khóa của Việt Nam trong tương lai...................................................................................31
TỔNG KẾT................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................33

vii
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình, sự tích lũy tài sản (như vốn, lao
động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng
tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể
chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình
độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Không phải tự nhiên mà tăng trưởng kinh tế lại tự nhiên trở thành mục đích chính của tất cả
các nước trên thế giới. Vì vậy, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết ý nghĩa của tăng
trưởng kinh tế là gì. Theo ý kiến từ các chuyên gia, sự tăng trưởng kinh tế mang nhiều ý
nghĩa lớn như: chỉ số tăng trưởng kinh tế cho thấy mức thu nhập của dân cư đang được cải
thiện, các yếu tố như phúc lợi, chất lượng cuộc sống của toàn xã hội đang ngày càng được
nâng cao. Sự tăng trưởng kinh tế cho thấy mức thu nhập của dân cư đang được cải thiện, các
yếu tố như phúc lợi, chất lượng cuộc sống của toàn xã hội đang ngày càng được nâng cao.
Sự tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trong vùng, giúp giải
quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến thất nghiệp.

Chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh
tế Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác động trực
tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng
trưởng bền vững. Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng góp không nhỏ đyợc
nhận định là “ điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn đối
mặt với nhiều rủi ro như căng thẳng thương mại với một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia
chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, từ đó
tác động đến chính sách tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế...
Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét, giải
ngân vốn đầu tư công chậm: tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp... tác
động không nhỏ đến việc thực hiện chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền
vững.

Như vậy, bài nghiên cứu dưới đây nhóm em sẽ giải thích rõ hơn như thế nào là tăng
trưởng kinh tế, tầm ảnh hưởng của nó lên một đất nước và tổng hợp các lí thuyết về chính

1
sách tài khóa kể từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn
2010- 2022. Bài nghiên cứu được thể hiện qua các nội dung chính:

I. Cơ sở lí thuyết của tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa. Phân tích số liệu.
II. Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2022.
III. Phân tích chính sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn 2010-2022.
IV. Tổng kết điểm mạnh điểm yếu của tăng trưởng và chính sách tài khóa. Đưa ra
khuyến nghị để cải thiện tình hình kinh tế.

2
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng nhóm chúng em, dưới sự hướng
dẫn của ThS. Trần Thị Lan. Mọi tham khảo từ các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan
trong nước và quốc tế đều được trích dẫn rõ ràng trong luận văn. Mọi sao chép không hợp
lệ, vi phạm quy chế hay gian lận chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi sự
kỷ luật của Khoa và Nhà trường.

3
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI KHÓA
1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa
a) Tăng trưởng kinh tế

Adam Smith đã nhận định: “Tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra theo bình quân đầu người
hoặc tăng sản phẩm lao động (tăng thu nhập ròng của xã hội). Vậy nên tăng trưởng là một
thuật ngữ trong kinh tế, được hiểu là sự gia tăng của một sản lượng thực tế trong một thời kì
nhất định. Với ý nghĩa đó khi gắn với các giai đoạn khác nhau, người ta có thể sử dụng số
liệu để phân tích và đánh giá một cách tổng quát về tốc độ tăng trưởng của quốc gia đó

Vậy dưới dạng tổng quát “Tăng trưởng kinh tế” là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia( GNP) hoặc quy mô sản phượng quốc gia tính bình
quân đầu người( PCI) trong một thời gian nhất định. Ngoài ra nó còn được định nghĩa là sự
gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm tài chính

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu
nhập ròng)

Do sự biến động của giá cả (lạm phát) nên người ta phân chia ra GDP danh nghĩa và
GDP thực tế, GNP danh nghĩa và GNP thực tế:

· GNP và GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của thời kì tính

· GNP và GDP thực tế là GNP và GDP tính theo giá cố định của năm được chọn làm
gốc

Vì vậy trong thực tế có tăng trưởng kinh tế danh nghĩa và tăng trưởng kinh tế thực tế

b) Chính sách tài khóa


Chính sách tài khóa chính là dùng chi tiêu của chính phủ, thu ngân để tác động lên nền
kinh tế. Đây là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô do chính phủ thực hiện

Chính phủ điều chỉnh thuế suất và chi tiêu để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô như: tạo
công ăn việc làm, bình ổn giá, tăng trưởng kinh tế…Ngoài ra chỉ có cấp Trung ương chính
phủ mới có quyền thực hiện chính sách tài khóa, chính quyền địa phương các cấp không có
quyền thực hiện chức năng này.
4
Phân loại: Chính sách tài khóa được chia làm hai loại, mỗi loại tác động theo hai hướng
ngược chiều đến nền kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa mở rộng: Còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt, chính sách này là
việc chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế, hoặc giảm nguồn
thu từ thuế kết hợp tăng chi tiêu chính phủ. Vì thế giúp tăng sản lượng nền kinh tế, tăng tổng
cầu, từ đó tăng số lượng việc làm cho nhân dân, kích thích kinh tế phát triển. Chính sách này
áp dụng khi kinh tế suy thoái, chậm pahts triển, tăng trưởng kém, tỉ lệ thất nghiệp tăng

Chính sách tài khóa thắt chặt: Là việc chính phủ giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu
từ thuế hay tăng nguồn thu từ thuế kết hợp giảm chi tiêu chính phủ. Từ đó giảm sản lượng,
giảm tổng cầu, giúp nền kinh tế không bị phát triển quá nóng.

1.2. Vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa

Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia: Nó thể hiện
bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do
đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Với tốc độ tăng
trường ngày càng cao thì đời sống người dân sẽ ngày càng được cải thiện và tiến bộ

Tăng trưởng kinh tế còn làm cho mức thu nhập của người dân tăng, phúc lợi xã hội và
chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỉ lệ suy dinh
dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như
giảm tỉ lệ mắc các bệnh hiểm nghèo, ung thư….

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỉ lệ có việc đồng
thời giảm tỉ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay và đặc biệt ở người trẻ tuổi. Khi một
nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử
dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp lại có xu
hướng giảm.

Tăng trưởng kinh tế còn là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc
gia

Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng song không phải sự tăng trưởng nào cũng
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn: Sự tăng trưởng kinh tế quá mức có thể
dẫn nền kinh tế tới “trạng thái quá nóng”, từ đó lạm phát sẽ xảy ra làm cho kinh tế - xã hội
thiếu bền vững

Còn sự tăng trưởng kinh tế quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội

Xác định mức tăng trưởng hợp lí sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng bền
vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương
đối dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội

Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:

5
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh
tế, thông qua chính sách chi tiêu, mua sắm và thuế. Với điều kiện bình thường, chính sách
tài khóa được sử dụng để tác động vào tăng trưởng, phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, tại
thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài
khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.

Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị
trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách
chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả. Ngoài ra còn giúp phân phối, tái phân
phối tổng sản phẩm quốc dân, tạo môi trường an toàn, ổn định đầu tư và tăng trưởng.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa

a) Tăng trưởng kinh tế


- Thứ nhất quan trọng nhất là yếu tố con người:
Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Tất nhiên con người có trí
tuệ, có sức khỏe, có kĩ năng và được tổ chức hợp lí
Con người là nhân tố tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì: tài năng, trí tuệ của con người
là vô tận, đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Còn vốn, tài nguyên thiên
nhiên là hữu hạn. Hơn thế con người sáng tạo ra kĩ thuật công nghệ và sử dụng nó để sản
xuất. Nếu không có con người các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng. Vì vậy phát
triển giáo dục - đào tạo, y tế là để phát huy nhân tố con người
- Thứ hai đó là vốn
Theo nghĩa rộng, vốn được hiểu là toán bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích lũy
lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất. Còn theo nghĩa hẹp vốn là
một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo nghĩa này, vốn tồn tại
dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốn tài chính:
Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu
Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán
- Thứ ba là khoa học công nghệ
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không đơn thuần là việc tăng
thêm lao động mà nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản
xuất cho phép cùng một lực lượng lao động nhưng doanh nghiệp này có thể tạo ra sản lượng
cao hơn do có máy móc, trang thiết bị hiện đại từ đó sản phẩm được tạo ra nhanh hơn, tốn ít
công sức hơn nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn
Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt,
lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững
- Thứ tư là yếu tố tài nguyên
Một trong các nhân tố đánh giá đầu là một quốc gia giàu mạnh, có tiềm lực kinh tế lớn
đó là tài nguyên. Một quốc gia có phạm vi lãnh thổ rộng và nguồn lực về tài nguyên phong
phú thì quốc gia đó có thể tận dụng ngày chính nguồn tài nguyên này để dùng cho dây
chuyền sản xuất, không phải nhập khẩu từ các quốc gia khác qua đó tiết kiệm chi phí mua
nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất từ giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp; đồng
thời gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho quốc gia đó

6
- Cuối cùng đó là chính sách quản lí của nhà nước

Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo
điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được những khuyết tật của
những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử (như gây ô nhiễm môi trường, phân hóa
giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực), đồng thời sử dụng
và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích
lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăng trưởng kinh
tế có hiệu quả.

7
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2022
2.1. Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2022

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2010-2022


(%)
9
8.02
8 7.31
6.81 7.02
6.78 6.68
7
6.21
5.89 5.98
Tốc độ tăng trưởng (%)

6 5.42
5.03
5

4
2.91
3 2.58

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2010-2021
 Giai đoạn năm 2010-2015
- Năm 2010:
Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2001-2010. Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2010 ước tính tăng 6,42% so
với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV
tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn
mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Tăng trưởng GDP của Việt Nam thời
kì này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng thấp hơn so với
Trung Quốc và Ấn Độ.
Đóng góp vào mức GDP 6,42% tăng chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm
2010 thì, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm;
công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng
7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.

8
- Giai đoạn 2011-2015:

Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề
nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong
hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,42% năm 2010 xuống
còn 6,41% trong năm 2011 và 5,55% trong năm 2012. Từ năm 2013, với nỗ lực điều hành
chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự
phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức
tăng trưởng đột phá trong năm 2015, đạt 6,99%.

Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng
trưởng cả giai đoạn 2011-2016 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006-2010). Hơn thế
nữa tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm so với một số nước trong khu vực trong giai
đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2011-2013), cụ thể tốc độ tăng trưởng của các
nước như Myanmar, Campuchia, Philipin, Lào đã liên tục ở mức cao hơn so với cùng kỳ.

Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình toàn nền kinh tế ước đạt
5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt
được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch nhưng đặt trong bối cảnh nền
kinh tế phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện
nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt.

Một số điểm nhấn trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2011-2015, bình quân tốc độ tăng năng suất lao động là 4,35%/năm.
Năng suất động tăng một phần do tăng trang bị vốn trên lao động và một phần do tăng
TFP.

Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam 2010-2015
90 10.0
80 79.35 9.0
74.66
70 68.65 8.0
62.68 7.0
60 55.21 54.31
51.11 6.0
50 46.67 48.72 6.49
43.99 43.99 45.53 5.0
40 4.91 4.0
30 4.39
3.59 3.49 3.0
20 2.0
2.51
10 1.0
0 0.0
2010 2011 2012 2013 2014 2015

NSLĐ (triệu đồng/người theo giá thực tế)


NSLĐ (triệu đồng/người theo giá so sánh 2010)
Nguồn: General Statistics Office of Vietnam
Tốc độ tăng NSLĐ (%)

9
Hình 2: Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam từ năm 2010-2015
Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm
2011 lên 2.171 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã
góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.
Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng
và tài khóa. Chỉ số CPI giảm từ 18.13% năm 2011 xuống 1,84% năm 2014 và 0,6% năm
2015-thấp nhất trong vòng 14 năm qua.
Về kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm chế
biến, chế tạo tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 15%/năm, tỉ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011
xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao. Dự trữ ngoại hối
năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn chung trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, xu hướng tăng mạnh các lĩnh vực
Công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể theo
Tổng cục Thống kê, năm 2015 GDP (giá so sánh 2010) toàn quốc đạt 2.875.856 tỷ đồng,
tăng gấp 1,25 lần so với năm 2011. Cụ thể, từng lĩnh vực như sau: (1) Lĩnh vực nông, lâm
và thủy sản đạt 473.671 tỷ đồng, tăng gấp 1,13 lần so với năm 2011, chiếm 16,47% tổng
GDP toàn quốc; (2) Lĩnh vực Công nghiệp-xây dựng đạt 1.152.553 tỷ đồng, tăng gấp 1,29
lần so với năm 2011, chiếm 40,08% tổng GDP toàn quốc; (3) Lĩnh vực Dịch vụ đạt
1.249.632 tỷ đồng, tăng gấp 1,26 lần so với năm 2011, chiếm 43,45% tổng GDP toàn quốc.

 Giai đoạn 2016-2020:


Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
-Bối cảnh: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã trải qua nhiều khó
khăn trước những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Nổi bật nhất trong số đó là sự
kiện nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý
(Brexit) và chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng
11/2016.
Khởi đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2016-2020, tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 đạt 6,21%, tuy thấp hơn tốc độ tăng của năm
2015 (6,68%) do ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long nhưng cao hơn các năm giai đoạn 2012-2014. Trong 3 năm tiếp theo
nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu
Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội hàng năm .

10
Bình quân giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78/năm, cao hơn 0,78 điểm
phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91% của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, tốc
độ tăng GDP chỉ đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020 nhưng
trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp thì đây được coi là thành công lớn của Việt
Nam. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%, không đạt mục tiêu đề ra
trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020
Theo khu vực kinh tế, bình quân giai đoạn 2016-2020, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng bình quân 2,54%/năm , khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,45%/năm và
khu vực dịch vụ tăng 6,2%/năm. Đóng góp vào mức tăng bình quân chung mỗi năm giai
đoạn 2016-2020 của toàn nền kinh tế chủ yếu do các ngành công nghiệp, xây dựng, thương
mại, ngân hàng.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016-2020
phân theo khu vực kinh tế (%)
10 8.85 8.9
9 8
7.57
8
7 6.38 6.34 6.46
6.08
6
5 3.98
3.76
4 2.9 2.68
3 2.01
1.36 1.7
2
1
0
2016 2017 2018 2019 2020

GDP Nông, lâm nghiệp và thủy sản


Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Hình 3: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016-2020 phân theo khu
vực kinh tế
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế:
Năng suất các nhân tố tổng hợp: Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch sang chiều sâu,
thể hiện ở mức đóng góp các nhân tố tổng hợp (TPF) vào tăng trưởng kinh tế ngày một lớn.
Trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TPF vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân
45,72% cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 20122-2015.
Năng suất lao động: có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều các năm. Tính theo
giá so sánh năm 2010, bình quân giai đoạn 2016-2020 NSLĐ tăng 5,79%/năm, cao hơn tốc
độ tăng 4,27% giai đoạn 2011-2015 và cao hơn mục tiêu tăng trưởng bình quân 5%/năm
11
trong giai đoạn 2016-2020. GDP bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người của Việt
Nam đạt 2.750 USD (theo giá so sánh hiện hành), gấp khỏang 1,3 lần so với năm 2015.

Kim ngạch, xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 1,7 lần,
từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019 và năm 2020 mặc dù ảnh
hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khoảng 527 tỉ USD, tương đương trên 190%
GDP. Trong giai đoạn 2016 - 2020, cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt,
chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững
hơn.
Có thể giai đoạn 2016-2020, có mức tăng trưởng khá, bước chuyển dịch sang chiều
sâu, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, lạm phát kiểm soát, mặc dù tốc độ tăng bình quân
giai đoạn 2016-2020 không đạt mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế Việt Nam xếp vào hàng
cao so với khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy mô hình tăng trưởng chưa rõ nét, tăng trưởng
kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố vốn lao động.

 Giai đoạn 2021-2022


Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch
Covid đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam đã cán
đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, (quý I tăng 4.48%, quý II tăng 6.61%, quý III
giảm 6.17%, quý IV tăng 5.52%). Nguyên nhân quý 3 giảm là do dịch COVID-19 bùng
phát trở lại vào cuối tháng 4/2021, đặc biệt là trong quý III/2021, nhiều địa phương kinh tế
trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

12
Nếu năm 2020, mặc dù kinh tế toàn cầu bị suy giảm, nhưng Việt Nam lại là nước có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thì năm 2021, trong khi thế giới có sự cải thiện lớn
về tăng trưởng, Việt Nam vẫn chưa có sự cải thiện tình trạng suy giảm , ảnh hưởng của dịch
Covid-19 đã dẫn đến hậu quả tỷ lệ thất nghiệp (3,2%) và tỷ lệ thiếu việc làm (3,1%) cao hơn
năm 2020 (các con số tương ứng là 2,48% và 2,51%).
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) năm 2021 giảm so với
năm 2002 giảm đi khoảng 0,7 điểm phần trăm. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế của năm
2021 cũng giảm đi so với năm 2019 là 1,2%.

Tốc độ tăng trưởng NSLD giai đoạn 2016-2021


7
6.42
6 6.09
6
5.29 5.4
5 4.71

0
2016 2017 2018 2019 2020 2021

Tăng trưởng NSLĐ (%)

Tuy nhiên, với sự năng động, vượt khó của tư duy đột phá, hành động khẩn trương,
kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi ngoạn mục với GDP năm 2022 tăng mạnh mẽ 8,02%,
lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD, vượt khá nhiều mục tiêu kế hoạch
(Quốc hội giao 6%-6,5%), đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Cụ thể, GDP
quý 1 tăng 5,05%, quý 2 tăng 7,83%; quý 3 tăng 13,71%; quý 4 tăng 5,92%.
Điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế hai năm 2021-2022
Một điều đáng chú ý trong tăng trưởng kinh tế năm 2021 là xuất nhập khẩu xác lập kỷ
lục mới, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
ước đạt 668,5 tỷ USD. Một điều đáng nói trong những dấu hiệu tích cực của hoạt động xuất
- nhập khẩu là nó không chỉ tăng trưởng nhanh ở khu vực FDI, mà còn cả ở khu vực trong
nước.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3
triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020).

13
Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động
được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn
mức 25,3% của năm 2020).

Trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, cụ thể
trên một số phương diện sau:
Phân theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp
5,11% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng tăng 7,78%,
đóng góp 38,24%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của
toàn nền kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng 9,99% (đóng góp 56,65%), cao nhất trong giai đoạn
2011-2022, con số này chứng minh nó đã được phục hồi mạnh mẽ,
Về GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021 . Năng suất lao động
của toàn nền kinh tế năm 2022 đạt 8.083 USD một lao động, tăng 622 USD so với năm trước.
Về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng khá và có mức thặng dư tích cực.
Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD,
lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản cán mức 10 tỷ USD.
Về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng
13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong 5 năm
qua. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 3.219,8 nghìn tỷ
đồng, tăng 11,2% so với năm trước.

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này

Tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế của Việt Nam

Bức tranh kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã trải qua một giai
đoạn đầy biến động với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID- 19 (từ cuối năm 2019
năm 2022). Tháng 12/2020, sự ra đời của vắc-xin phòng ngừa dịch COVID-19 đã giúp thế
giới kiểm soát phần nào đại dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế. Nền kinh tế thế giới và
kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể.

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới dự báo, tốc độ
tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 là 4% và của Việt Nam dự kiến đạt 6,8%. Đối với nền
kinh tế Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã có nhiều tác động (Trong giới hạn khuôn khổ của
bài báo, không thể liệt kê được hết các tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế
Việt Nam, chỉ điểm qua một số tác động lớn), bao gồm:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đang
trong giai đoạn phục hồi.
14
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi
đại dịch COVID-19, nhưng với những chính sách hỗ trợ hợp lý và kịp thời từ Chính phủ, tốc
độ tăng trưởng kinh tế đã sớm phục hồi trong năm 2021 và đang quay trở lại đà tăng trưởng
của thời điểm trước khi đại dịch xảy ra (Hình 1).

Trong bức tranh tăng trưởng, có thể thấy, tăng trưởng của ngành công nghiệp có ảnh
hưởng lớn đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Dưới tác động của đại dịch COVID-
19, đặc biệt là sự “đứt gãy” chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bị
ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp giảm xuống dưới
2% trong quý II/2020; và sự sụt giảm trong ngành công nghiệp thời điểm này đã làm cho tốc
độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế giảm xuống dưới mức tiềm năng khá xa. Chính vì
vậy, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp mà các cơ quan bộ,
ngành và địa phương tích cực triển khai trên cơ sở cụ thể hóa những định hướng lớn của
Đảng và Nhà nước thực sự đúng hướng. Doanh nghiệp công nghiệp nhanh chóng khôi phục
sản xuất, kinh doanh và quay trở về quỹ đạo tăng trưởng bình thường sẽ làm cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế được phục hồi nhanh hơn.

Thứ hai, thị trường lao động Việt Nam, có khoảng 9,1 triệu người lao động từ 15 tuổi trở
lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.

Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I/2021 của
Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước có 9,1 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19 (Ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch bệnh COVID-19
bao gồm: Mất việc, tạm nghỉ, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm, nghỉ
giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm thu nhập). Trong đó, lao động nam chiếm 51,0% và số
15
người trong độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm gần 67%. Trong tổng số 9,1 triệu người bị ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 có: (i) 540 nghìn người bị mất việc làm; (ii) 2,8
triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; (iii) 3,1 triệu người bị cắt giảm
giờ làm hoặc buộc phải nghĩ giãn việc, nghỉ luân phiên; (iv) 6,5 triệu lao động bị giảm thu
nhập.

Như vậy, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam khá nặng nề khi
số lượng lao động bị ảnh hưởng tiêu cực chiếm khoảng 16,5% lực lượng lao động của cả
nước. Điều đó cũng hàm ý sự gia tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra cho nền
kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và đặt áp lực cho các chính sách an sinh xã hội của Nhà
nước trong điều kiện nguồn thu sẽ còn bị ảnh hưởng dự kiến đến hết năm 2021.

Thứ ba, doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp sản xuất.

Báo cáo Kết quả khảo sát tác động của dịch COVID- 19 đến doanh nghiệp và người lao
động của VCCI cho thấy, khi làn sóng COVID-19 thứ 2 và thứ 3 liên tiếp ập đến đã làm cho
những nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi từ ảnh hưởng của làn sóng COVID-
19 thứ nhất trở nên ảm đạm hơn.

Cụ thể, kết quả khảo sát các tác động của dịch COVID-19 tới doanh nghiệp bao gồm: (i)
57,4% doanh nghiệp cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm cho thị trường trong nước bị
thu hẹp; (ii) 54,5% doanh nghiệp cho rằng, dịch bệnh đã làm cho khả năng giao tiếp để tìm
kiếm khách hàng giảm xuống; (iii) 45,5% doanh nghiệp cho rằng, thị trường nước ngoài bị
thu hẹp; (iv) 31,6% doanh nghiệp khẳng định gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp để
chăm sóc khách hàng hiện tại; (v) 30,9% doanh nghiệp cho rằng, họ bị thiếu vốn/dòng tiền
trong kinh doanh; (vi) 26,2% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, họ gặp nhiều khó khăn
trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào; (vii) 24,3% doanh nghiệp bị tác động tiêu cực
tới năng lực sản xuất do các biện pháp hạn chế hoạt động di chuyển của người lao động;
(viii) 12,5% doanh nghiệp trả lời đại dịch COVID-19 đã làm cho họ thiếu hụt lực lượng lao
động phù hợp. Các tác động trên cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế được
thể hiện ở Bảng 1.

16
Thứ tư, đại dịch COVID-19 có tác động mạnh đến hoạt động của khu vực doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời
hạn và số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng mạnh trong
những tháng đầu năm 2021. Đây là kết quả tác động từ đợt bùng phát thứ 2 và thứ 3 của đại
dịch COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có
thời hạn và doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể trong tháng 1/2021 đạt
mức kỷ lục kể từ tháng 1/2019 với số lượng lần lượt là 25.752 và 18.055 doanh nghiệp
(Hình 3).

Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm phục hồi nền kinh tế

Ngay từ thời kỳ đầu của đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19. Tiếp đó,
Chính phủ ban hành thêm nhiều văn bản quan trọng như: (i) Nghị định số 41/2020/NĐ-CP
ngày 08/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; (ii) Nghị quyết số
42/2020/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại
dịch COVID-19; (iii) Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg...

Theo báo cáo của VCCI và Ngân hàng Thế giới, để thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương Việt Nam đã nhanh chóng triển khai
thành những chính sách cụ thể. Theo đó, có khoảng 95 văn bản về các biện pháp tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tập trung vào những nhóm chính sau:

 Chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, với
quy mô 180 nghìn tỷ đồng;

17
 Chính sách tiền tệ với trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín
dụng có quy mô lên đến 250 nghìn tỷ đồng;
 Chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội với quy mô 62 nghìn tỷ đồng;
 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động với quy mô 16
nghìn tỷ đồng;
 Chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc làm thông qua việc thực hiện các
chính sách của Nghị quyết số 42/NQ-CP và qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp
với tổng kinh phí xấp xỉ 33 nghìn tỷ đồng;

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đã hỗ trợ 245 chủ sử dụng lao động vay vốn để
trả lương ngừng việc cho khoảng 11,2 nghìn người lao động với tổng kinh phí là 41,82 tỷ
đồng.

18
III. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2010-2022
1) Năm 2010:

*Tình hình

-Trong nước:

+ Dự báo nợ ngân sách của Việt Nam sẽ tăng đỉnh điểm năm 2010.

+ Đầu năm 2010 lạm phát có thể quay trở lại,CPI tăng khoảng 3,35% so với năm 2009,
thâm hụt cán cân thương mại chưa được giải quyết, nhập siêu cao.

- Thế giới: Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008-
2009.

* Chi tiêu chính phủ

- Trọng tâm ngắn hạn của chính sách tài khóa là giữ vững mức động viên vào ngân sách
nhà nước(NSNN) khoảng 1/4 GDP không giảm nhưng cũng không được tăng để không tăng
thêm gánh nặng huy động vào NSNN, bên cạnh đó giảm tối thiểu và tiến tới xóa bỏ sự phân
biệt thành phần kinh tế trong thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN, giảm mức độ thâm hụt
NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN.

- Đổi mới chính sách tài khóa theo hướng công khai, loại bỏ yếu tố “xin- cho” để đảm bảo
công bằng trong phân bổ ngân sách. Cùng với thắt chặt hợp lý, nên tăng hiệu quả của hci
ngân sách, nhất là chi cho đầu tư công nhằm giảm sức ép đối với CPI và giảm rủi ro khi có
những biến động từ bên ngoài . Hạn chế khởi công những dự án lớn, mà thay vào đó tập
trung vốn cho hoàn thành các dự án có thể đưa vào sử dụng trong năm 2010 và 2011.

* Thuế

- Giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Tiếp tục giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2010 đối với thu
nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất,
chế biến nông, lâm , thủy, hải sản, sản xuất một số vật tư nguyên liệu thiết yếu là đầu vào
của sản xuất nông nghiệp( giống, phân bón, thức ăn chăn nuô, thuốc phòng dịch) và dịch vụ
trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Không áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực khác.

+ Tiếp tục thực hiện biện pháp giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 tháng
đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2010 của các loại hình doanh nghiệp
phải nộp năm 2010 của các loại hình doanh nghiệp đã được giãn nộp trong năm 2009.

- Thuế giá trị gia tăng


19
Năm 2010 tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho 16 nhóm hàng hóa như
than, hóa chất, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, ô tô các loại, khuôn đúc các loại, vật liệu
nổ, ván ép nhân tạo, sản phẩm bê tông công nghiệp, lôpa và bộ săm lốp, ống thủy tinh trung
tính, vận tải, kinh doanh khách sạn, du lịch, in, giấy các loại.

*Nhận xét

- Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại : Năm 2010, xuất nhập khẩu của Việt Nam có nhịp
độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế cảu những nước vốn là thị trường xuất
khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU,...vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2010 ước đạt 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009.

- Cán cân thanh toán: đã có sự cải thiện đáng kể, nếu như năm 2009 thanh toán thâm hụt 8,8
tỷ USD thì đến năm 2010 thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD.

- Nợ công: Đến năm 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính khoảng 42,2% GDP và
tổng nợ công đã vượt mức 50%.

Như vậy, Chính sách tài chính - ngân sách nhà nước năm 2010 đã được thực hiện theo
hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng hơn so với năm 2009 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát ở mức cao. Với chính sách tài khóa đã giúp ổn
định hơn tình hình đất nước.

2) Năm 2010 - 2011 (Kiềm chế lạm phát)

*Tình hình trong nước: Năm 2010, tỷ lệ lạm phát 11,75% cao hơn nhiều so với chi tiêu
chính phủ quyết định tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt.

* Chi tiêu chính phủ

- Không cấp kinh phí cho việc chưa cấp bách.

- Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán trừ trường hợp chi tiêu xã hội.

- Giảm bôi chi ngân sách, giảm sát việc vay, trả nợ nước ngoài của daonh nghiệp.

- Rà soát nợ chính phủ, bảo đảm dư nợ chính phủ, dư nợ công ở mức an toan, trừ việc cấp
bách.

- Giảm ngắn thời gian thu hồi vốn, trái phiếu

- Hỗ trợ giảm nghèo, cho sinh viên vay vốn đúng đối tượng

* Thuế

- Xem xét miễn giảm thuế, gia hạn nhập thuế nguyên liệu đầu vào.

20
- Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, xử lý đúng hạn thuế,
hạn chế phát sinh nợ thuế mới.

- Tăng thuế xuất khẩu vàng lên 10%

- Tám nhóm hàng chịu thuế môi trường: nhóm hàng hóa xăng dầu, than đá, dung dịch
HCFC, túi ni lông, thuốc trừ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng, các loại thuốc trừ
mối hạn chế sử dụng.

* Nhận xét:

- Tích cực:

+ Kim ngạch hàng hóa xuất càng tăng 34% so với cùng kì năm 2010.

+ Nhập siêu dưới 10% ( chỉ tiêu là 16%) so với 20% năm 2010.

+ Tỉ giá, cán cân thanh toán tương đối ổn định sau 2 năm thâm hụt thì năm nay thặng
dư.

+ Về tài khóa: bội chi ngân sách năm 2011 ước tính 4,9%, giảm 0,4% so với kế
hoạch.

- Tiêu cực:

+ Lạm phát tăng cao: theo IFM dự báo lạm phát của Việt Nam là 19% nhưng thực tế
có thể cao hơn.

+ Số việc làm tạo ra 1,55 triệu, không đạt mức 1,6 triệu đạt ra.

3) Năm 2011-2012 (Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp)

* Tình hình trong nước: Báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2011, tổng thu ngân sách Nhà
nước (NSNN) đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, ước tăng khoảng 13,4% so với dự toán và tăng
20,6% so với thực hiện năm 2010; tổng chi NSNN đạt 796.000 tỷ đồng; bội chi NSNN đạt
111,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,9% GDP, thấp hơn mục tiêu 5,3% GDP mà Quốc hội đề ra.
Mặc dù vượt thu so với dự toán nhưng tình trạng thất thu còn nhiều, chi đầu tư phát triển
còn dàn trải… Năm 2012, ngành tài chính phấn đấu tăng thu NSNN từ 5 đến 8 % so với chỉ
tiêu Quốc hội giao, giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% GDP.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, để đạt được các mục tiêu trên, với vai
trò là công cụ mạnh, chính sách tài khóa năm 2012 sẽ thực hiện theo xu hướng thắt chặt và
hiệu quả bằng cách tích cực tăng thu và dành nguồn tăng thu bố trí chi NSNN theo nguyên
tắc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn.

* Chi tiêu chính phủ

- Cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi, trên tinh thần đó giảm nợ công.
21
- Tăng chi cho nông nghiệp nông thôn, an sinh xã hội, cải cách tiền lương.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm toán giá cả một số các một hàng chiến lược tại doanh nghiệp,
nhất là đối với Tập đoàn Điện lực, xăng dầu và một số đơn vị khác.

- Đẩy mạnh phát triển đa dạng hoá thị trường trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ
nợ có kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên.

- Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo định hướng
của Nghị quyết 02/NQ-CP bằng các giải pháp: Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế GTGT đối với số thuế phải nộp quý I/2013 cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; Hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp
trong năm 2012 đối với túi nylon làm bao bì đóng gói sẵn sản phẩm theo Nghị định số
69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ; Không ban hành chính sách thực hiện việc
thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện…

* Thuế

- Chính sách thuế, phí và chế độ thu đã được điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ ổn định kinh
tế vĩ mô, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và kiềm chế nhập siêu.

- Bộ tài chinh tiếp tục rà soát, điều chỉnh và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn thực
hiện các chính sách thuế, phí và chế độ thu cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan nhằm
giảm thiểu tối đa thời gian kê khai, nộp thuế cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh
nghiệp kê khai qua mạng.

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, chống buôn lậu và gian lận thương
mại.

- Sửa đổi và bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân; triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi
trường, Luật Thuế sử dụn đất phi nông nghiệp...

* Nhận xét

Tuy việc thu ngân sách tương đối khó khăn nhưng việc điều chỉnh chính sách tài khóa từ
đầu năm 2012 tương đối phù hợp với tình hình thực tế. Các biện pháp miễn, giảm, gia hạn
thuế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dần phát huy tác dụng và việc ứng trước vốn trái
phiếu chính phủ năm 2013 đã thúc đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án đầu tư trọng yếu,
giúp tạo cơ sở thực hiện chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội được thuận lợi hơn.
Đồng thời việc tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế đã
hiệu quả tương đối. Quy mô thu NSNN có xu hướng giảm từ tháng 4/2012 do có chính sách
miễn, giảm,gia hạn thuế nhưng có dấu hiệu tăng trở lại vào tháng 9/2012 cho thấy sự phục
hồi kinh tế và hiệu quả của chính sách hỗ trợ doanh nghiêp.

22
4) Năm 2012 - 2013

Năm 2013 được dự báo là năm nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Theo đó, chính
sách tài khóa cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ thu, chi NSNN, đến thâm hụt
NSNN, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá đến NSNN nói riêng và ổn định
kinh tế vĩ mô nói chung. Tỷ lệ thu và chi NSNN theo dự toán năm 2013 đều giảm nhẹ
khoảng 1% GDP so với thực hiện năm 2012 nên thâm hụt NSNN vẫn duy trì tương đương
giai đoạn 2011-2012. Theo đó, quan điểm chủ đạo của chính sách tài khóa năm 2013 là ổn
định, chứ không chủ trương nới lỏng (tăng chi NSNN) hay/và giảm gánh nặng thu NSNN
(giảm thu NSNN) nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cũng không chủ trương thắt chặt tài khóa
(giảm chi NSNN hay/và tăng thu NSNN) nhằm giảm thâm hụt NSNN, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
*Chi chính phủ

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dự án nông nghiệp, nông thôn với những chính
sách hỗ trợ như miễn, giảm tiền sử dụng đất; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng....

Nếu thu NSNN năm 2013 không dễ đạt dự toán thì chi NSNN lại có thể bám khá sát dự
toán. Năm 2012, theo Bộ Tài chính, trong khi thu NSNN đạt đúng dự toán thì chi NSNN lại
thấp hơn dự toán gần 1% - trường hợp hy hữu chưa từng xảy ra từ trước đến nay. Đã không
xảy ra mối lo ngại về chuyện chi NSNN vượt dự toán có thể lặp lại trong năm 2012, do đây
là truyền thống và khả năng tăng chi NSNN để kích cầu những tháng cuối năm 2012. Thực
tế mấy năm gần đây cho thấy, chi NSNN luôn vượt xa dự toán nên thâm hụt NSNN dường
như đã trở thành bệnh kinh niên bất chấp mọi nỗ lực tăng thu NSNN.

* Thuế

Gia hạn, miễn giảm thuế có tác động hạn chế

- Thu NSNN nói riêng, chính sách tài khóa năm 2013 nói chung còn chịu tác động mạnh của
các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện bổ
sung năm 2013. Kết quả, đã gia hạn 11.124 tỷ đồng tiền thuế GTGT quý II.2012 cho gần
190 ngàn doanh nghiệp. Gia hạn 3.327 tỷ đồng nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cho 77.295
doanh nghiệp.
- Giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 cho 3.609 doanh nghiệp, với số tiền 445,2 tỷ đồng.
Miễn và hoàn thuế môn bài năm 2012 cho 44.897 hộ đánh bắt hải sản và hộ làm muối, với
số tiền 12,4 tỷ đồng.
- Giãn thời gian nộp thuế cho các doanh nghiệp, miễn giảm 30% thuế TNDN, các loại thuế
khoán, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, bổ sung chi tiêu công…
*Nhận xét

Đặc điểm nổi bật của chính sách tài khóa năm 2013 là khó khăn trong thực hiện dự toán
thu NSNN do tác động của kinh tế trì trệ. Đến lượt mình, thu NSNN khó khăn có thể làm
gia tăng quy mô thâm hụt NSNN, tăng nợ công, tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời
hạn chế khả năng tăng chi NSNN để kích thích kinh tế, tăng đầu tư công và xử lý nợ xấu

23
cũng như miễn giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chính sách quản lý giá và phí tác
động tới lạm phát nhưng không hỗ trợ nhiều cho tăng thu NSNN do sức tiêu thụ bị hạn chế.

5) Năm 2013-2014

Theo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
đã được Quốc hội yêu cầu thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm.Theo đó,
tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc.

*Chi chính phủ

- Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng dự toán được
duyệt.

- Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công, cắt giảm tối đa kinh
phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi
công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác.

- Không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); hạn chế tối đa chi
chuyển nguồn. Từng bước xử lý dứt điểm các khoản mà ngân sách còn nợ.

- Nghiên cứu, có giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong
việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân
sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ,
bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và theo đúng quy định.

* Thuế

- Tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước
theo Nghị Quyết của Quốc hội.

- Tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, bao gồm cả nguồn thu từ xử phạt vi
phạm hành chính; triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, chống
chuyển giá, thực hiện kịp thời và kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng; đẩy
mạnh việc xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra,
chất chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách; ban hành các
chính sách miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN cho các đối tượng an sinh xã hội.

- Phối hợp với Bộ Tư pháp chấn chỉnh việc bán đấu giá tài sản của Nhà nước, bao gồm cả
việc đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định.

- Rà soát các chính sách thu ngân sách, điều chỉnh chính sách thuế bảo đảm phù hợp với lộ
trình giảm thuế theo các cam kết quốc tế.

*Nhận xét
24
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014 ước đạt 858.053 tỷ đồng, bằng 109,6%
dự toán. Trong đó, thu nội địa bằng 107,5% dự toán, thu từ dầu thô bằng 117,5% dự toán,
thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 112,9% dự toán. Hầu hết các địa
phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao. Có thể thấy, kết quả thu NSNN năm 2014
như trên là khá tích cực bởi bên cạnh các yếu tố thuận lợi là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát
được kiểm soát, lãi suất huy động và cho vay giảm, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự
trữ ngoại tệ tăng cao, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng... Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn
chậm hơn so với dự kiến; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
còn thấp, tổng cầu tăng chậm, thị trường bất động sản phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp (DN) còn khó khăn...

6) Năm 2014-2015

Cuối năm 2014, đầu năm 2015, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn so với dự báo, lạm
phát tăng chậm và ở mức thấp, giá dầu trên thị trường thế giới biến động giảm ... Trong
nước, với những kết quả, hạn chế trong quản lý, điều hành NSNN và thực hiện chính sách
tài khóa năm 2014, căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ tài chính NSNN năm 2015 là: “Huy động,
phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, từng bước cơ cấu
lại NSNN, đảm bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh trong tình hình mới” thì nhiệm vụ của
chính sách tài khóa năm 2015 tăng thu, giảm chi NSNN- chính sách tài khóa thắt chặt.

*Chi chính phủ

- Cơ cấu lại các khoản chi trên cơ sở rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các
chương trình mục tiêu quốc gia... để cắt giảm, lồng ghép chính sách, chương trình, áp dụng
phù hợp cho giai đoạn 2016-2020.

- Chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN trong trường hợp thực sự cần thiết và có
nguồn kinh phí đảm bảo; triệt để tiết kiệm chi NSNN.

- Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN; từng bước tinh giảm biên chế bộ máy;
giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài.

- Phân bổ, sử dụng vốn đầu tư đảm bảo tập trung, có hiệu quả, ưu tiên vốn cho đầu tư kết
cấu hạ tầng trọng điểm.

- Đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư (PPP) và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn
NSNN.

* Thuế

- Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi tăng
trưởng, tạo nguồn thu vững chắc, ổn định cho NSNN.

25
- Hạn chế tối đa ban hành thêm các chính sách mới làm giảm thu NSNN, trừ trường hợp cắt
giảm thuế để thực hiện cam kết quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại,
chuyển giá.

- Tập trung xử lý nợ đọng thuế.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan.

6. Năm 2015-2016

Năm 2016 - năm đầu tiên cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng
thương mại toàn cầu giảm mạnh...Thu NSNN năm 2015 tăng hơn 7% so với dự toán. Với
ngân sách trung ương, thu cơ bản đạt dự toán và không phải sử dụng 10.000 tỷ đồng từ
nguồn cổ phần hóa để bù đắp hụt thu mà Quốc hội đã cho phép tại Nghị quyết số
99/2015/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 là
tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm.

*Chi tiêu chính phủ

- Về cơ bản, tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa tiết kiệm 2015

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
tài chính; triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh,
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; tăng cường công tác
quản lý giá, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

- Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy đổi mới khu vực sự nghiệp công
lập; thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

*Thuế

- Đổi mới Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp theo yêu cầu hội nhập.

- Bổ sung quy định về loại thuế suất, bổ sung nhiều trường hợp miễn thuế.

- Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi tăng
trưởng, tạo nguồn thu vững chắc, ổn định cho NSNN.

- Hạn chế tối đa ban hành thêm các chính sách mới làm giảm thu NSNN, trừ trường hợp cắt
giảm thuế để thực hiện cam kết quốc tế.

26
- Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại,
chuyển giá.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan..

*Nhận xét

Thu ngân sách vượt dự toán trong bối cảnh giá dầu giảm sâu. Tổng thu cân đối NSNN
năm 2015 ước đạt 108,7% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kì năm 2014. Kết quả thu
NSNN năm 2015 khá tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Với chính
sách tài khóa chủ động tích cực của Chính phủ đã kịp thời ứng phó với tình hình. Bên cạnh
đó, chi NSNN đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và thực hiện nhiệm vụ đột xuất,
cấp bách phát sinh. Năm 2015, ngành tài chính đã thực hiện cấp 108 nghìn tấn gạo dự trữ
quốc gia cứu đói, cứu trợ cho nhân dân và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.

7) Năm 2016-2017

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt

- NSNN: Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi ngân sách; chủ động rà soát, sắp xếp các
nhiệm vụ chi; giảm tối đa và công khai các khoản chi hội nghị, hội thảo; hạn chế mua sắm ô
tô công và trang thiết bị đắt tiền; mở rộng khoán xe ô tô công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết
kiệm…

Chi NSNN trong nửa đầu năm 2017 đạt 582,96 nghìn tỷ đồng, bằng 41,9% dự toán, tăng
8,3% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 91,4 nghìn tỷ đồng, bằng
25,6% dự toán. Riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 25,3% dự toán, tăng 7,2% so với cùng
kỳ 2016. Chi dự trữ quốc gia đạt khoảng 10% dự toán; chi trả nợ lãi ước đạt 53,5% dự toán,
tăng 12,7% so với cùng kỳ 2016; chi thường xuyên ước đạt 48,8% dự toán, tăng 8,4% so với
cùng kỳ 2016. Công tác kiểm soát chi được tăng cường, đảm bảo chi NSNN đúng mục đích,
đối tượng, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy định.

- Thuế: Thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu mạnh.

- Kết quả: năm 2017 tốc độ tăng chi NSNN đã được kiểm soát, thấp hơn tốc độ tăng thu,
nhiều khoản chi đã phát huy hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội cho phép.

Tổng số thu cân đối NSNN là 1.212 nghìn tỷ đồng; tổng số chi cân đối NSNN là 1.390
nghìn tỷ đồng; bội chi NSNN là 178,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,5% GDP.

8) Năm 2017-2018

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt

 NSNN: Năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức điều hành dự toán chi NSNN tích
cực, chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm; hạn chế mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt
tiền, hạn chế chi ứng trước và chuyển nguồn dự toán sang năm sau. Đồng thời Bộ Tài
chính triển khai huy động vốn theo kế hoạch; tập trung phát hành Trái phiếu Chính

27
phủ kỳ hạn dài; phấn đấu đến cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP; nợ
Chính phủ khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của Quốc gia khoảng 47,6%.
 Thuế: Ngành thuế sẽ tiếp tục báo cáo Bộ Tài chính, kiến nghị Quốc hội xem xét, ban
hành nghị quyết xóa nợ đối với một số khoản nợ khó đòi, nợ dây dưa nhiều năm trên
cơ sở phân loại rõ ràng các khoản nợ để làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
Cùng với nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp
thuế; tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy trình quy chế. Đặc biệt, cơ quan thuế các cấp
sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ
cán bộ công chức trong thực thi công vụ.
 Kết quả: Cùng với kinh tế tăng trưởng cao hơn kế hoạch, kết hợp với các giải pháp đã
thực hiện, đến hết 31/12/2018, thu cân đối NSNN ước đạt 1.422,7 nghìn tỷ đồng,
vượt 103,5 nghìn tỷ đồng (+7,8%) so dự toán (trong đó, thu ngân sách trung ương
vượt 4,3%, thu ngân sách địa phương vượt 12,5% so dự toán), tăng 64,3 nghìn tỷ
đồng so báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên đạt 25,7%GDP, riêng thuế và phí đạt
21,1% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP).

9) Năm 2018- 2019

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt

 NSNN: đến ngày 31/12/2018, số thu cân đối NSNN ước đạt khoảng 1.421,9 nghìn tỷ
đồng, vượt 7,8% so với dự toán, tăng 63,5 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội,
tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 25,7% GDP, riêng thuế và phí là 21,1% GDP. Bội chi
NSNN năm 2018 được điều hành trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định (3,6%
GDP thực hiện, dự toán là 3,7% GDP). Tổng mức vay của NSNN ước thực hiện thấp
hơn dự toán Quốc hội, góp phần tích cực giảm nợ công.
 Kết quả: Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, cao gấp 2,5 lần mức tăng trưởng
của lạm phát (ở mức 2,79%). GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai
đoạn 2015-2019 cũng tăng trưởng khá, dự báo đến năm 2020 đạt từ 3.200 – 3.500
USD/người

10) Năm 2019-2020

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng

 NSNN: Với các giải pháp chính sách thu NSNN, tổng số tiền thuế và thu ngân sách
đã gia hạn, miễn, giảm cho người dân và doanh nghiệp theo các chính sách đã ban
hành thực hiện trong năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng (trong đó, số tiền thuế, phí,
lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn thời hạn nộp thuế khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số
được miễn, giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng). Tổng giá trị hỗ trợ trong năm 2021
khoảng 144 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn
khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền chậm nộp thuế, tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 24,6 nghìn tỷ đồng. Các giải pháp hỗ
trợ có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn
lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất. Nhờ đó, việc điều chỉnh chính sách thu
NSNN để hỗ trợ nền kinh tế đã góp phần đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam năm
2020 đạt 2,91% và là một trong số ít quốc gia có tăng trưởng kinh tế dương và cao
nhất thế giới. Trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi
28
lĩnh vực của nền kinh tế nhưng GDP vẫn đạt tăng trưởng dương 2,58%. Bên cạnh
việc áp dụng các giải pháp chính sách thu NSNN, công tác quản lý thuế, chống thất
thu NSNN được đẩy mạnh, pháp luật về quản lý thuế được hoàn thiện hơn, công tác
thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách cũng được tăng cường. Đồng thời, nhằm tạo
thuận lợi và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, công tác cải
cách hành chính cũng được đẩy mạnh thông qua việc rà soát, hoàn thiện các quy định
về cải cách hành chính theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều
kiện kinh doanh, đẩy mạnh triển khai cơ chế một cửa, sắp xếp và tổ chức lại bộ máy
các cơ quan, đơn vị, cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo
thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất - kinh doanh. Cơ
quan hải quan cũng triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu, nhờ đó tổng kim ngạch xuất
- nhập khẩu cả năm đạt khoảng 668,5 tỷ USD, xuất siêu khoảng 4 tỷ USD.
 Thuế: Về miễn thuế: Năm 2020, Chính phủ đã áp dụng miễn thuế nhập khẩu, lệ phí
môn bài và thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sang năm 2021, áp dụng miễn thuế thu
nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và các loại thuế khác trong các
quý III và IV/2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn cấp
huyện chịu tác động của dịch Covid-19, miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm
2020, 2021 đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ năm 2020.Về giảm thuế:
Năm 2020 thực hiện giảm một số loại thuế, phí với mức giảm 10 - 70% như giảm
30% số thuế TNDN phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu chịu thuế năm 2020 không quá 200 tỷ
đồng; nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN cho người nộp thuế và người phụ
thuộc nhằm kích thích cả sản xuất và tiêu dùng trong nước4; giảm 30% thuế bảo vệ
môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô
sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm
mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành
nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô; giảm 15% tiền thuê đất
cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị tác động của dịch Covid-19... Năm 2021, tiếp
tục giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay; giảm một số khoản phí, lệ phí; thực hiện
tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản
chi tài trợ, hỗ trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động phòng, chống dịch; giảm
30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với người nộp thuế TNDN có tổng
doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với
doanh thu năm 2019; giảm thuế GTGT từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021
đối với một số hàng hóa, dịch vụ như vận tải. Về gia hạn thời hạn nộp thuế: Năm
2020 thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền
thuê đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh5; thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất
hoặc lắp ráp trong nước. Năm 2021, các giải pháp gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT,
thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất tiếp tục được thực hiện nhằm giúp doanh
nghiệp có thêm nguồn lực trong một thời gian nhất định để phát triển sản xuất - kinh
doanh.
 Kết quả: tổng thu NSNN năm 2020 đạt 98% so dự toán; tỷ lệ động viên vào NSNN
đạt 24% GDP; riêng thuế, phí đạt 19,1% GDP. Sang năm 2021, tổng thu NSNN đạt
116,4% dự toán, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thu ngân sách cả cấp
trung ương và địa phương đều đạt và vượt dự toán (thu ngân sách trung ương -
NSTW đạt khoảng 106,7% dự toán; thu ngân sách địa phương - NSĐP đạt khoảng
29
128,2% dự toán). Tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP ước thực hiện (vượt
mục tiêu kế hoạch đề ra là 15,5%GDP).

11) Năm 2021-2022

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng

 NSNN: Hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh; tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh
tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; tín dụng
đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ
học tập trực tuyến; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; tín dụng ưu đãi đối với
cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học dân lập, tư thục.
 Thuế: Năm 2022 tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất, kịp
thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh
theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số
11/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của Chính phủ với tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn
khoảng 233,5 nghìn tỷ đồng.
 Kết quả: Chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời
với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo
nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Thu NSNN năm 2022 ước đạt 1.784,8
nghìn tỷ đồng, vượt 26,4% so với dự toán và tăng 8,1% so với năm trước; tỷ lệ động
viên vào NSNN xấp xỉ 18% GDP (vượt mục tiêu 15,2% GDP). Ngoài ra còn đạt
được các thành tựu sau:
 Chi NSNN quản lý chặt chẽ, tiết kiệm
 Cân đối ngân sách được đảm bảo
 Giá cả và thị trường được điều hành linh hoạt
 Các thị trường tài chính tiếp tục được củng cố

30
IV. KHUYẾN NGHỊ
IV.1. Tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu của tăng trưởng kinh tế và chính
sách tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022
Trong giai đoạn 2010-2022, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về tăng
trưởng kinh tế và chính sách tài khóa. Từ một nền kinh tế có thu nhập thấp, Việt Nam đã trở
thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á, đồng
thời cũng đạt được nhiều thành công trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa
nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng có những điểm yếu cần được khắc phục, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến tài khóa và môi trường. Về tài khóa, tình trạng nợ công của Việt Nam vẫn còn cao,
trong khi đó nguồn thu ngân sách vẫn chưa được phát triển đồng đều, điều này gây khó khăn
trong việc bảo đảm chi tiêu cho các chính sách quan trọng của đất nước. Về môi trường, các
vấn đề về ô nhiễm và thải ra môi trường vẫn còn nghiêm trọng và cần được khắc phục.
Trong giai đoạn 2010-2022, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong tăng
trưởng kinh tế và chính sách tài khóa. Dưới đây là tổng kết về các chỉ tiêu chính của nền
kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này:
 Tăng trưởng kinh tế:
Trong giai đoạn 2010-2022, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
hàng năm ở mức 6,5-7%, đóng góp vào việc nâng cao đời sống và thu nhập của người dân.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
như chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
 Lạm phát:
Lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 duy trì ở mức thấp, trung bình ở mức
3-4%. Chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ và ngân hàng nhà nước đã đạt được
hiệu quả, giúp duy trì sự ổn định của giá cả và nền kinh tế.
 Thâm hụt ngân sách:
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được sự cải thiện đáng kể về thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách giảm dần từ mức 5,2% GDP vào năm 2010 xuống còn 3,4% GDP vào
năm 2022, nhờ vào chính sách tài khóa hiệu quả và tăng thu ngân sách từ các nguồn thuế và
phí.
 Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài:
Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
trong giai đoạn này. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên gần 300 tỷ USD
vào năm 2022, tăng gấp đôi so với năm 2010. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng
đáng kể, với nhiều dự án lớn được triển khai trên khắp đất nước.
 Tăng trưởng bền vững:
Việt Nam đã đạt được một tăng trưởng kinh tế bền vững trong giai đoạn này, nhờ vào
chính sách tài khóa và kinh tế được định hướng hướng đến phát triển bền vững. Chính phủ
đã đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ có tính cạnh tranh cao, đồng thời
tăng cường phát triển các ngành kinh tế mới như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, y
tế và giáo dục. Điều này giúp tăng cường khả năng chống chịu với những biến động và rủi
ro kinh tế trong tương lai.
 Chính sách tài khóa:

31
Chính sách tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn này đã được thực hiện với những cải
tiến đáng kể. Chính sách tài khóa được tập trung vào việc tăng thu ngân sách, kiểm soát chi
phí và cải thiện nợ công. Chính sách này đã giúp tăng cường sự ổn định tài chính của Việt
Nam và nâng cao năng lực chi trả của chính phủ.
Tổng kết lại, trong giai đoạn 2010-2022, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong tăng trưởng kinh tế và chính sách tài khóa. Tuy nhiên, Việt Nam còn phải đối mặt với
nhiều thách thức và rủi ro kinh tế trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế
và chính trị toàn cầu vẫn còn khá phức tạp. Do đó, chính phủ Việt Nam cần tiếp tục đưa ra
các chính sách và biện pháp phù hợp để duy trì và tăng cường sự ổn định và phát triển bền
vững của nền kinh tế trong tương lai.

IV.2. Đưa ra những khuyến nghị để cải thiện tình hình kinh tế và chính sách tài
khóa của Việt Nam trong tương lai

Dưới đây là một số khuyến nghị để cải thiện tình hình kinh tế và chính sách tài khóa của
Việt Nam trong tương lai:
 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính, giảm bớt các rào cản thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
 Tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao như công nghệ
thông tin, năng lượng tái tạo, y tế và giáo dục.
 Tăng cường đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản
phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc
tế.
 Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế và tài khóa, tăng thu ngân sách và kiểm soát chi phí
ngân sách để cải thiện tình hình tài khóa và giảm độ nợ công.
 Đẩy mạnh cải cách giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực lao động, đáp ứng
yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
 Tăng cường quản lý rủi ro và phòng ngừa khủng hoảng tài chính bằng cách tăng
cường giám sát và giám định các tổ chức tài chính, cũng như xây dựng các chính sách bảo
vệ tài chính quốc gia.
 Đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp, cảng biển và sân bay,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và đầu tư.
 Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất
khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường quốc tế vẫn còn khá khó khăn.
Tóm lại, việc cải thiện tình hình kinh tế và chính sách tài khóa của Việt Nam trong tương
lai yêu cầu sự đổi mới và cải tiến liên tục của các chính sách và biện pháp kinh tế. Việt Nam
cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng,
tăng cường đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh
tranh, tăng cường quản lý rủi ro và phòng ngừa khủng hoảng tài chính, tăng cường hợp tác
quốc tế, và đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát ngân sách để cải thiện tình hình tài
khóa. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực lao động, cải
thiện chất lượng nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và tăng sức cạnh
tranh của đất nước trên thị trường quốc tế. Các khuyến nghị trên sẽ giúp Việt Nam tiếp tục
phát triển kinh tế và cải thiện tình hình tài khóa trong tương lai.

32
TỔNG KẾT
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tiên
quyết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho dân cư. Nắm rõ vai trò quan trọng này, Việt Nam đã biết áp dụng nhiều biện pháp
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, nước ta ngày nay đã có chỗ đứng nhất định trên thị
trường thế giới. Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận, từ một
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Mặc
dù 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid
19, nhưng cũng thể hiện được sức chống chịu đáng kể.

Bài tiểu luận trên đây là thành quả sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu cũng như tiếp thu
những kiến thức giảng dạy của giảng viên bộ môn về sự tăng trưởng và chính sách tài khóa
của Việt Nam. Trong khuôn khổ thu hẹp của bài tiểu luận, chúng em mong muốn người đọc
phần nào khái quát được sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như áp dụng chính sách tài
khóa từ năm 2010- 2022. Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót bởi kinh nghiệm của chúng em
còn hạn chế. Nhóm 5 chúng em rất mong có thể được thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2023

Nhóm 5-lớp K25KDQTD-khoa Kinh doanh quốc tế

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

https://timtailieu.vn/tai-lieu/chinh-sach-tai-khoa-cua-viet-nam-giai-doan-2009-2011-39215/

https://kinhtedothi.vn/tai-khoa-nam-2012-tiep-tuc-chinh-sach-that-chat.html

https://tapchitaichinh.vn/chinh-sach-tai-khoa-nhin-lai-nam-2012-va-dinh-huong-2013.html

https://tapchitaichinh.vn/thanh-tuu-cua-chinh-sach-tai-khoa-nam-2014-va-dinh-huong-nam-2015.html

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nam-2016-tiep-tuc-thuc-hien-chinh-sach-tai-khoa-chat-che-tiet-
kiem-85649.html

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-ve-chinh-sach-tai-khoa-o-viet-nam-giai-doan-2011-
2016-28346.htm

https://tapchitaichinh.vn/luat-thue-xuat-khau-thue-nhap-khau-nam-2016-nhung-doi-moi-quan-trong-
theo-yeu-cau-hoi-nhap.html

34

You might also like