You are on page 1of 26

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

Mã học phần : KTVM-KDQT50.6-LT


Giảng viên giảng dạy : TS. Nguyễn Minh Trang
Nhóm nghiên cứu : Nhóm 8

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2024


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng
viên Nguyễn Minh Trang – người đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, hướng dẫn
chúng em trong quá trình học tập và hoàn thành bài luận này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo của Học viện Ngoại giao,
đặc biệt là các thầy, cô ngành Kinh doanh quốc tế, khoa Kinh tế quốc tế đã
truyền lửa, tận tình giảng dạy chúng em trong suốt học kỳ đầu tiên của chúng em
trong môi trường đại học.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, tập trung đầu tư tâm sức của mình vào trong
quá trình làm bài, nhưng vì vốn kiến thức còn ít ỏi và kinh nghiệm chưa đủ nhiều
nên khó có thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em kính mong nhận được ý kiến
đóng góp của cô để bài luận của chúng em được hoàn thiện và tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8

Mức độ đóng
STT Họ và tên Mã số sinh viên
góp

1 Nguyễn Hương Lan KDQT50C10271 20%

2 Tạ Phương Thảo KDQT50C10362 20%

3 Phạm Minh Thi KDQT50C10363 20%

4 Nguyễn Vũ Tiểu Phương Vy KDQT50C10392 20%

5 Trần Thu Trang KDQT50C10374 20%

2
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8 .......................................................... 2
MỤC LỤC ......................................................................................................... 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Tóm tắt bài luận ........................................................................................ 6
7. Kết cấu của bài luận .................................................................................. 7
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH ......................................................................... 7
1. Thực trạng ................................................................................................. 7
1.1. Giới thiệu về vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam ............................... 7
1.2. Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam ............................................. 7
1.3. Một số đặc trưng của dân số cao tuổi ............................................. 10
2. Nguyên nhân ........................................................................................... 12
3. Hệ quả ..................................................................................................... 14
3.1. Hệ quả tích cực ................................................................................ 14
3.2. Hệ quả tiêu cực ................................................................................ 16
4. Giải pháp ................................................................................................. 18
PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................... 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 24

3
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng già
hóa dân số ngày càng diễn biến nhanh. Đây có thể được coi là một trong những
xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 khi số người trên 65 tuổi và tuổi thọ trung bình
toàn cầu liên tục tăng trong những năm gần đây. Theo UNFPA (Quỹ dân số Liên
hợp quốc), dân số của một quốc gia sẽ bước vào giai đoạn “bắt đầu già” khi tỷ lệ
dân số cao tuổi chiếm 10% tổng số dân và giai đoạn “dân số già” khi tỷ lệ dân số
từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên. Việt Nam bắt đầu bước vào
giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011 khi có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là
10,1% và người từ 65 tuổi trở lên là 7,2% (Hà Thị Đoan Trang, 2021). Xu hướng
già hóa dân số tăng nhanh sẽ có những tác động mạnh mẽ không chỉ đối với cá
nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động sâu rộng đến cả nền kinh
tế của một quốc gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài “Già hóa dân số ở
Việt Nam” sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn sâu rộng và bao quát về thực trạng
dân số nước ta, từ đó đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2023, đối tượng
nghiên cứu của đề tài là vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam và những ảnh hưởng
của nó đến nền kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng già hóa dân số và các đặc điểm của người cao tuổi ở
Việt Nam thông qua thống kê của Tổng cục Thống kê. Phân tích đánh giá ảnh
hưởng của thực trạng này đến nền kinh tế Việt Nam và đưa ra các giải pháp
nhằm phát huy năng lực của người cao tuổi và tận dụng thời kỳ “dân số vàng” để
đưa ra các chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số trong nền kinh tế.

4
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

4. Câu hỏi nghiên cứu

Định hướng
Câu hỏi Định hướng trả lời thông tin số
liệu

Xu hướng già - Nắm rõ tình hình già hóa dân số tại Tìm hiểu và thu
hóa dân số ở Việt Việt Nam. thập thông tin
Nam hiện nay - Tìm hiểu thêm về các dự báo già hóa từ các nguồn
như thế nào? dân số trong tương lai. đáng tin cậy
như website của
Nguyên nhân dẫn - Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến già
Tổng cục
đến già hóa dân hóa dân số?
Thống kê Việt
số? - Các nguyên nhân cụ thể này là gì?
Nam, các trang
Già hóa dân số - Đưa ra được các ảnh hưởng tích cực và báo chính thống
tác động tốt hay tiêu cực của già hóa dân số đến nền kinh của nhà nước,
xấu đến nền kinh tế Việt Nam. …
tế? - Nêu rõ các tiêu chí dẫn đến sự tiêu cực
và tích cực đó.

Giải pháp cho - Làm rõ tầm quan trọng của các tác
vấn đề già hóa động của già hóa dân số.
dân số là gì? - Đưa ra các giải pháp phù hợp cho
những hệ quả tiêu cực của vấn đề này.

5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp
phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp các thông tin từ các tài liệu có liên quan
đến vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam và những ảnh hưởng kinh tế của già hóa
dân số.
Kế thừa các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến vấn đề già hóa
dân số. Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề già hóa dân số.

5
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

6. Tóm tắt bài luận


Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một tình trạng già
hóa dân số diễn ra nhanh chóng và đáng chú ý. Dữ liệu từ Tổng Cục Thống kê
Việt Nam cho thấy số người cao tuổi đang tăng lên đáng kể trong cấu trúc dân
số. Tuy nhiên, dù tỷ lệ người cao tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ người lao động, nhưng
con số này lại đang tăng nhanh, nên đã và đang gây ra một thách thức lớn đối với
nguồn nhân lực của đất nước.
Tình trạng già hóa dân số không chỉ ảnh hưởng đến dân số ở nông thôn mà
còn ở thành thị. Sự chênh lệch giữa nam và nữ trong phân bố dân số cao tuổi
cũng là một yếu tố cần được xem xét. Điều này đặt ra những thách thức đặc biệt
và yêu cầu sự thay đổi trong chính sách và cung cấp dịch vụ xã hội.
Vấn đề sức khỏe và nguồn nhân lực trở thành vấn đề quan trọng trong bối
cảnh già hóa dân số. Với kỳ vọng về tuổi thọ trung bình ngày càng tăng và xu
hướng làm việc của người cao tuổi, cần đảm bảo rằng các cơ sở y tế và chăm sóc
sức khỏe phát triển phù hợp để đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số này. Đồng
thời, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi có thể tiếp tục đóng góp và tham
gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội sẽ giúp tối đa hóa tiềm năng nguồn nhân
lực của họ.
Quản lý già hóa dân số không chỉ là vấn đề con số về tỷ lệ người cao tuổi,
mà còn liên quan đến việc xây dựng một xã hội bền vững và công bằng, nơi mà
người cao tuổi được đảm bảo quyền lợi và có vai trò tích cực trong cộng đồng.
Để đối phó với thách thức này, cần có sự đổi mới trong chính sách, đảm bảo an
sinh xã hội và hỗ trợ xã hội phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người cao
tuổi. Đồng thời, việc thúc đẩy sự tham gia và sự phối hợp giữa các bộ phận trong
xã hội sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho Việt Nam trong bối cảnh già hóa
dân số.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến già hóa dân số ở Việt Nam. Sự giảm tỷ lệ
sinh – tử được xem là một trong những nguyên nhân chính. Do mô hình chính
sách kiểm soát dân số, chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
và xu hướng sinh ít con hơn ở các gia đình hiện đã đã khiến cho hai tỷ lệ này

6
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

giảm xuống. Ngoài ra việc người trẻ di cư ra nước ngoài cũng là một trong
những lý do khiến cho già hóa dân số ở Việt Nam xảy ra.
Tổng quan, già hóa dân số là một thách thức đối với Việt Nam, nhưng cũng
mang đến cơ hội phát triển bền vững. Qua việc xây dựng các chính sách và biện
pháp hỗ trợ, cùng với sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng, Việt Nam có
thể tận dụng tiềm năng nguồn nhân lực của người cao tuổi và xây dựng một xã
hội thịnh vượng cho mọi thành viên.
7. Kết cấu của bài luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài
tiểu luận gồm 4 phần:
- Phần 1: Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam
- Phần 2: Nguyên nhân già hóa dân số ở Việt Nam
- Phần 3: Hệ quả của già hóa dân số đến nền kinh tế
- Phần 4: Biện pháp giải quyết các hệ quả tiêu cực của già hóa dân số
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
1. Thực trạng
1.1. Giới thiệu về vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam
Nếu như 20 năm trở về trước, Việt Nam vừa bước ra khỏi một giai đoạn dài
bùng nổ dân số (cuối những năm 50 TK XX - những năm cuối TK XX) thì giờ
đây, một vấn đề lớn hơn đang đặt ra nhiều thách thức khiến chúng ta phải đối
mặt - sự già hóa dân số. Già hóa dân số là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số
một vùng do tỷ suất sinh giảm đi và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng lên. Pháp luật
Việt Nam quy định người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Hiện nay, Việt
Nam đang nằm trong top những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế
giới. Nếu như 12 năm trước, cứ 11 người dân thì mới có 1 người cao tuổi, tức là
tỉ lệ 11:1, thì theo các chuyên gia dự báo đến năm 2030, tỉ lệ này là 6:1. Điều này
cho thấy việc chuẩn bị cho thời kỳ dân số già sắp tới là điều quan trọng cần tính
toán.
1.2. Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam
Số liệu tham khảo (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021)

7
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Hình 1: Tháp dân số Việt Nam năm 2009 và 2019 (Đơn vị tính: 1000 người)

Tháp dân số Việt Nam năm 2009 và 2019 thể hiện sự phân bố dân số theo
từng nhóm tuổi và giới tính ở Việt Nam. Có thể thấy, tháp dân số của Việt Nam
là tháp mở rộng, tỷ lệ người cao tuổi vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ người
trong độ tuổi lao động, nhưng tốc độ gia tăng lại khá cao.

Hình 2: Phân bố dân số cao tuổi theo các nhóm tuổi năm
2009 và 2019 (Đơn vị tính: người)

Tổng

80+

75 - 79

70 - 74

65 - 69

60 - 64

0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000

2019 2009

8
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Hình 2 thể hiện phân bố dân số cao tuổi theo từng nhóm tuổi từ sơ lão (60-
69), trung lão (70-79) đến đại lão (từ 80 tuổi trở lên). Từ năm 2009 đến 2019,
tổng số người cao tuổi tăng lên khoảng 3,96 triệu người. Số người trong độ tuổi
từ 60-64 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả hai năm và càng về các nhóm tuổi
có độ tuổi cao hơn thì tỷ lệ người cao tuổi càng giảm.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y Tế, năm 2021 số
người cao tuổi Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số, tức 8,16 triệu người cao tuổi.
Và con số này sẽ tăng lên 18,6 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người
vào năm 2069. Và ước tính đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số
già. Sau 20 năm (2036-2055), Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già.
Đến năm 2023, tuổi thọ trung bình của dân số cả nước đã đạt 73,7 tuổi,
tăng trưởng nhẹ so với năm 2022 (73,6 tuổi). Điều này là kết quả của những nỗ
lực không ngừng của hệ thống y tế trong việc cải thiện chất lượng điều trị và
chăm sóc sức khỏe, đồng thời hỗ trợ người dân duy trì lối sống lành mạnh.
Về phân bố dân số cao tuổi theo giới tính, nam giới có tuổi thọ trung bình là
71,1 tuổi, trong khi phụ nữ là 76,5 tuổi. Sự chênh lệch này có thể phản ánh một
số yếu tố như thói quen sống, công việc và các yếu tố gen. Tuy nhiên, với mức
tuổi thọ trên trung bình đối với cả hai giới đều tăng, nền y tế Việt Nam có thể tự
hào về những đóng góp tích cực của mình vào sự phát triển của xã hội. Với
những xu hướng này, Việt Nam sẽ cần đề xuất và thực hiện những chính sách
đổi mới để đối mặt với thách thức già hóa dân số ngày càng trở nên khó khăn.

9
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Hình 3: So sánh thời gian chuyển từ giai đoạn già


hóa dân số sang dân số già giữa Việt Nam và một số
quốc gia
(Đơn vị tính: Năm)

120
100
80
60
40
20
0
Pháp Thụy Australia Mỹ Canada Anh Việt Nam
Điển

Dựa vào hình 3 ta có thể thấy, nếu như các quốc gia phát triển khác mất gần
một thế kỷ hoặc hàng thập kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (7%) sang
dân số già (14%) như: Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Australia (73 năm),
Mỹ (69 năm), thì theo dự báo, Việt Nam sẽ chỉ mất không đến 20 năm để tỷ lệ
người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số - tốc độ thuộc hàng cao
nhất thế giới (Tạp chí Công Thương, 2023).

1.3. Một số đặc trưng của dân số cao tuổi

Hình 4: Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi


theo độ tuổi năm 2009 và 2019 (Đơn vị tính: %)
2009 2019
100

80

60

40

20

0
60 - 69 70 - 79 80+ Tổng 60 - 69 70 - 79 80+ Tổng

Đang có vợ, chồng Góa Khác (chưa kết hôn, ly thân, ly dị)

10
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Hình 4 thể hiện tình trạng hôn nhân của người cao tuổi theo độ tuổi. Theo
thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, phần lớn người cao tuổi đều đã có
vợ/chồng hoặc góa vợ/chồng trong khi các tình trạng hôn nhân khác (như chưa
kết hôn, ly thân, ly dị) chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong giai đoạn 2009-2019, tỷ
lệ người cao tuổi có vợ/chồng tăng lên (từ 60,9% lên gần 67,65%) trong khi tỷ lệ
người cao tuổi góa vợ/chồng giảm xuống (từ 36,62% xuống còn 28,19%). Ngoài
ra ta có thể thấy, trong 2 cuộc nghiên cứu, tỷ lệ góa vợ/chồng giảm ở tất cả các
nhóm tuổi, nhưng người cao tuổi trên 80 tuổi có tỷ lệ góa vợ/chồng cao gấp
khoảng 3-4 lần người cao tuổi ở nhóm tuổi 60-69.

Hình 5: Tỷ lệ người cao tuổi đang làm việc năm 2009


và 2019 (Đơn vị tính: %)

60 - 69
70 - 79
80+
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Tổng

0 10 20 30 40 50 60

2019 2009

Hình 5 mô tả tỷ lệ người cao tuổi đang làm các công việc có thu nhập.
Trong các nghiên cứu ở đây, người cao tuổi được coi là đang có việc làm là
những người cao tuổi có làm công việc gì đó từ 1 giờ trở lên trong vòng 1 tuần
để tạo thu nhập cho bản thân hoặc gia đình. Trong các năm 2009 và 2019, đất
nước ta có khoảng 35% người cao tuổi đang làm các công việc tạo ra thu nhập
và cả 2 cuộc điều tra đều cho thấy tỷ lệ người cao tuổi đang làm việc ở nông
thôn gấp đôi ở thành thị (41,56 % so với 21,78% và 41,36% so với 18,65%). Có
một sự khác biệt rõ ràng trong từng nhóm người cao tuổi có việc làm: tỷ lệ người
cao tuổi có việc làm là nam giới cao hơn nữ giới và càng cao tuổi thì tỷ lệ có
việc làm càng giảm đi đáng kể. Điều này có thể lý giải bằng nhiều nguyên do

11
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

như tuổi càng cao thì sức khỏe càng kém đi, dẫn đến việc không đủ điều kiện sức
khỏe để làm việc.
2. Nguyên nhân
Thông tin tham khảo (Hà Thị Đoan Trang, 2021)
Ngày nay, Việt Nam đang phải đối diện với một thách thức ngày một trầm
trọng - cơn sóng già hóa dân số. Mặc dù đất nước thấm đẫm lịch sử phong phú
và văn hóa đa dạng, nhưng bức tranh xã hội đang phải trải qua những chuyển
biến đáng kể khi quá trình già hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Như là một
chiếc đồng hồ đếm ngược không ngừng, hiện tượng này đặt ra những lo ngại sâu
sắc về hình ảnh của đất nước trong tương lai.
Già hoá dân số không chỉ đơn thuần là vấn đề của một thế hệ hay một nhóm
dân số, mà là một thách thức mà mọi tầng lớp trong xã hội đều phải đối mặt và
hành động chung. Việc phân tích nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ để
đối mặt với những thách thức, mà còn để nhìn nhận ra những cơ hội, xây dựng
một tương lai nơi mà người già không còn là gánh nặng mà thay vào đó sẽ trở
thành nguồn lực quý báu, đóng góp sâu sắc vào sự thịnh vượng của xã hội.
Tỉ lệ sinh giảm là một nguyên nhân quan trọng đằng sau hiện tượng già hóa
dân số ở Việt Nam. Trong quá khứ, tỉ lệ sinh cao đã làm cho dân số tăng nhanh,
thậm chí còn có thời kỳ “bùng nổ dân số”. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
tỉ lệ này đã giảm xuống, đặt ra những thách thức mới và sâu sắc cho cấu trúc dân
số.
Trong xã hội ngày nay, nhiều gia đình chọn giới hạn số lượng con cái của
mình thay vì theo mô hình truyền thống có nhiều đứa trẻ. Sự chuyển đổi này
xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan (chính sách của Nhà
nước) và yếu tố chủ quan (áp lực công việc của các bậc cha mẹ, chi phí nuôi dạy
con cái và thậm chí là quan niệm về chất lượng cuộc sống).
Trước hết, mô hình chính sách dân số kiểm soát mức sinh đã đóng vai trò
quan trọng trong việc định hình cấu trúc dân số ở Việt Nam, tạo ra những thay
đổi sâu sắc và có ảnh hưởng lớn đến độ tuổi của dân số Việt Nam. Chính sách
này được triển khai từ những năm 1980 nhằm giảm tốc độ tăng trưởng dân số.

12
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Chính sách dân số này không chỉ tập trung vào việc khuyến khích gia đình có ít
con hơn mà còn thực thi các biện pháp mạnh mẽ như tuyên truyền về kế hoạch
hoá gia đình và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kế hoạch hoá gia đình. Ngoài ra, việc
thiết lập các quy định hạn chế số lượng con cái cũng đóng vai trò quan trọng,
định hình quy mô gia đình theo hướng có ít con hơn.
Bên cạnh đó, các gia đình hiện đại đang chấp nhận một cách nhìn khác về
sinh sản, thường xem đó như là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư tâm
huyết và tài chính. Người dân ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng cuộc
sống mà còn chú trọng vào khả năng chăm sóc và giáo dục con cái.
Áp lực kinh tế - xã hội được cho là một trong những lý do dẫn đến việc
giảm tỉ lệ sinh. Khi chi phí nuôi dưỡng và giáo dục con cái ngày càng tăng, nhiều
gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo một cuộc sống tốt cho con cái. Những
khó khăn kinh tế có thể làm giảm ý định sinh con của một bộ phận các cặp vợ
chồng, dẫn đến sự giảm tỷ lệ sinh.
Một nguyên nhân khác của già hoá dân số là do tỷ lệ tử giảm. Nhờ sự phát
triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống (cụ thể là các chính sách hưởng lợi xã
hội và tăng mức độ an sinh xã hội như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tài chính cho
người già và các chính sách hưu trí), người dân Việt Nam đang có mức sống và
chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nhờ vậy mà tuổi thọ của người dân tăng lên, đồng
nghĩa với việc số lượng người cao tuổi trong tổng số dân ngày càng tăng lên, và
tỉ lệ tử giảm xuống. Điều này thể hiện thông qua sự gia tăng của tuổi thọ trung
bình, một chỉ số đáng chú ý cho sự tiến bộ trong y tế. Ví dụ, theo Báo cáo Sức
khỏe thế giới năm 2020 của WHO, Việt Nam đã chứng kiến một bước nhảy vọt
từ tuổi thọ trung bình khoảng 66 tuổi vào năm 1990 lên gần 75 tuổi vào năm
2020.
Bên cạnh đó, việc người lao động di cư từ Việt Nam ra nước ngoài là một
nguyên nhân khác dẫn đến già hoá dân số. Trước đây, người trẻ thường sống và
làm việc trong nước để thuận tiện cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với xu
thế toàn cầu hóa và sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với bạn bè quốc tế, môi
trường làm việc ở nước ngoài (đặc biệt là các quốc gia phát triển như: Hàn Quốc,

13
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Nhật Bản, Hoa Kỳ…) đã thu hút những người lao động, cụ thể là những lao động
trẻ, di cư từ Việt Nam sang nước ngoài.
Người trẻ chọn di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập ổn
định hơn với hy vọng có thể cải thiện cuộc sống của mình và gia đình. Các quốc
gia phát triển hơn cung cấp nhiều ngành nghề đa dạng và tiềm năng phát triển
kinh tế cao hơn so với trong nước. Sự di cư của người trẻ từ trong nước ra nước
ngoài đã làm giảm số lượng và tỷ lệ người trẻ trong nước, đồng nghĩa với việc tỷ
trọng người cao tuổi trong tổng số dân tăng lên, góp phần vào già hoá dân số ở
Việt Nam.
3. Hệ quả
3.1. Hệ quả tích cực
Già hóa dân số vừa là một tin tức khả quan, vừa là một thách thức lớn đối
với nền kinh tế Việt Nam. Về mặt tích cực, thứ nhất, già hóa dân số là dấu hiệu
của một đất nước đạt thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện sự
tiến bộ của con người trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi
thọ (Trương Công Đức, 2023). Bởi lẽ, chỉ khi một đất nước đã và đang trên đà
phát triển kinh tế, có đủ nguồn vốn để đầu tư cho đời sống của người dân, quan
tâm đến an sinh xã hội, chú trọng vào các phúc lợi cần thiết thì mới có thể nâng
cao chất lượng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân, giúp họ ngày càng
sống vui, sống khỏe và sống thọ hơn. Cụ thể là, theo văn bản số 14447/BTC-ĐT
của Bộ Tài chính, ước thanh toán đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/12/2023
là 579.848,8 tỷ đồng, đạt 73,5% kế hoạch (đạt 81,87% kế hoạch Thủ tướng
Chính phủ giao). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
là 72.686 tỷ đồng (đạt 56,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (Minh Nhật,
2024). Đây là một phần của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Thêm vào đó, xu hướng này cũng chứng tỏ sự tiến bộ rõ rệt về việc tìm tòi,
học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo của Việt Nam trong các lĩnh vực cần thiết của đời
sống kinh tế - xã hội (như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y tế, giáo dục…) để
góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của người dân.

14
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Chẳng hạn như, vào năm 2020, ngành y tế đã hoàn thành kết nối và khai trương
1.000 điểm theo Đề án Khám chữa bệnh từ xa năm 2020 - 2025. Hệ thống đã kết
nối hơn 1.200 cơ sở y tế, tổ chức gần 300 cuộc hội chẩn. Với việc ứng dụng
được công nghệ AI, hệ thống cũng hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, tránh
các sai sót (Trường Thịnh và Trần Long, 2021). Có thể nói, đây là một bước tiến
vượt bậc trong hệ thống y tế Việt Nam nói riêng, trong việc nâng cao chất lượng
đời sống của người dân nói chung, giúp những người bệnh có cơ hội quý giá để
được khám chữa tận tình, chuyên sâu, trách nhiệm, được chăm sóc sức khỏe và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thứ hai, già hóa dân số đem đến một nguồn lực quý giá, có kinh nghiệm,
kiến thức, kỹ năng và giá trị sống cho xã hội (Trương Công Đức, 2023). Đó là do
khi già hóa dân số xảy ra, số lượng người cao tuổi - những người đã làm việc lâu
năm, đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực chiến, kiến thức có tính ứng
dụng cao và kỹ năng xử lý công việc - tăng lên, có đóng góp to lớn đối với nền
kinh tế. Họ có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông
qua nhiều phương thức khác nhau, như trực tiếp tham gia lao động (tiếp tục làm
việc và đóng góp vào nền kinh tế); giáo dục (chia sẻ và truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm cho các thế hệ sau); nghiên cứu (tìm tòi, đào sâu, phát triển, sáng
tạo, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội); tình nguyện (tham gia các hoạt động
công ích, giúp đỡ cộng đồng và xã hội) và chăm sóc gia đình. Nếu có thể tận
dụng tốt nguồn lực này, đây sẽ trở thành một nhân tố lao động quyết định thúc
đẩy sự tiến bộ của Việt Nam trên chặng đường “sánh vai với các cường quốc
năm châu” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Thứ ba, già hóa dân số tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực đến thị trường tiêu
dùng (Trương Công Đức, 2023). Trước hết, xu hướng này cũng có thể có đóng
góp tích cực vào nền kinh tế. Khi số lượng người cao tuổi tăng lên, nhu cầu của
họ về những sản phẩm, dịch vụ chuyên dùng cho người cao tuổi cũng tăng lên,
từ đó làm tăng tiêu dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc
người cao tuổi. Chính sự gia tăng nhu cầu này đã góp phần không nhỏ vào doanh
thu của các doanh nghiệp có tệp khách hàng là người cao tuổi, thúc đẩy sự mở

15
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

rộng, phát triển của các doanh nghiệp này nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói
chung. Tiêu biểu phải kể đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), một
trong những doanh nghiệp có một bộ phận khách hàng là người cao tuổi, đã đạt
tổng doanh thu hợp nhất quý 2 năm 2023 đạt 15.213 tỷ đồng, tăng 1,7% so với
cùng kỳ 2022 (Vinamilk, 2023).
Bên cạnh đó, già hóa dân số cũng tạo ra nhu cầu và cơ hội cho các sản
phẩm và dịch vụ dành cho người cao tuổi. Người cao tuổi là một phần của thị
trường lao động, là một bộ phận cần có nhiều sản phẩm và dịch vụ chuyên dùng
để phục vụ cho đời sống cá nhân. Đây cũng là một nhóm đối tượng khách hàng
tiềm năng mà các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau rất lưu
tâm vì họ không chỉ có đủ nguồn lực tài chính, đủ thời gian nhàn rỗi mà còn có
nhu cầu tiêu dùng đa dạng để chi trả, trải nghiệm và sử dụng nhiều sản phẩm,
dịch vụ đặc biệt. Ví dụ như ngành dịch vụ spa cũng nhắm vào phân khúc khách
hàng này. Sản phẩm và dịch vụ của những doanh nghiệp này thường được thiết
kế để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của người cao tuổi, chẳng
hạn: chăm sóc da cơ bản và chuyên sâu để cải thiện tình trạng da; giảm các dấu
hiệu lão hóa và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da; chống lão hóa, nâng cơ, trẻ hóa
da bằng công nghệ hiện đại…
3.2. Hệ quả tiêu cực
Tuy nhiên, bên cạnh những hệ quả tích cực rõ ràng đó, già hóa dân số cũng
có tác động tiêu cực, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế
Việt Nam. Hậu quả cơ bản của xu hướng này là dẫn đến tình trạng thiếu hụt
nguồn lao động. Già hóa dân số ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc tuổi của dân số
Việt Nam, khiến tỷ trọng người cao tuổi tăng lên trong khi làm tỷ trọng người
dưới độ tuổi lao động (nguồn lao động bổ sung) và trong độ tuổi lao động (bộ
phận chủ yếu của nguồn lao động) giảm đi. Điều này có thể làm giảm năng suất
lao động, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so
với các quốc gia khác (Trương Công Đức, 2023). Việc tăng nhanh dân số già sẽ
dẫn đến giảm tăng trưởng vốn, kìm hãm tăng năng suất lao động, nhất là năng
suất các nhân tố tổng hợp (một chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do

16
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các nhân tố hữu
hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý
hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân…)
(Tổng cục Thống kê, 2016). Nếu quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tiếp tục
diễn ra nhanh chóng, mức tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ bị giảm đáng kể, cộng
thêm áp lực tài khóa lớn sẽ có thể dẫn đến tình trạng tăng mức bội chi ngân sách,
tăng mức nợ, tạo ra áp lực làm tăng lãi suất, giảm mức độ thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài - nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế -
và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam (Shimizu Akira, 2021).
Đặc biệt hơn, già hóa dân số diễn ra khiến cho lực lượng lao động trẻ ngày
càng ít đi. Đây là nhóm đối tượng rất trẻ trung, năng động, sáng tạo, dám nghĩ
dám làm, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế. Họ thường có khả năng học hỏi
và thích nghi với những cái mới nhanh hơn, đặc biệt là trong thời đại hiện nay
khi công nghệ đang “lên ngôi”, là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định năng suất lao động của một quốc gia. Chẳng hạn như trong ngành Công
nghệ thông tin, theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023 của TopDev, đến
năm 2025, Việt Nam sẽ cần đến 700.000 nhân lực. Tuy nhiên, số lượng lập trình
viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 530.000 người, tức là nước ta
đang thiếu khoảng 180.000 nhân lực trong ngành vô cùng triển vọng này
(TopDev).
Không dừng lại ở đó, già hóa dân số cũng đặt gánh nặng về chi tiêu xã hội
lên ngân sách nhà nước và các hộ gia đình (Trương Công Đức, 2023). Số lượng
người cao tuổi tăng lên cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng ngân sách cho lương
hưu và y tế cũng tăng lên. Nếu chính phủ không có những can thiệp kịp thời, rất
có khả năng nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc vỡ cân bằng của quỹ
hưu trí, khi mà số lượng người già thụ hưởng tiền trợ cấp tăng lên, nhưng số
lượng người trẻ đóng góp vào quỹ này lại giảm xuống. Vậy nên để duy trì quỹ
hưu trí, chính phủ bắt buộc phải tăng nguồn thu từ thuế và người dân phải đóng
thuế nhiều hơn. Nhưng điều này lại có thể gây ra khó khăn tài chính rất lớn cho

17
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

người lao động, trong khi nguồn thu nhập của họ không thay đổi quá nhiều mà
các khoản thuế phải đóng và số lượng người phụ thuộc vào họ lại tăng lên.
Việc già hóa dân số cũng tạo ra sức ép không nhỏ đối với hệ thống chăm
sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống y tế. Người cao tuổi thường có
nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, cần nhiều dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe hơn
(đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm khám sức khỏe định
kỳ, kiểm tra sức khỏe và các dịch vụ khác như chẩn đoán và điều trị bệnh). Vậy
nên khi nhóm đối tượng này gia tăng, số lượng bệnh nhân, những người cần
chăm sóc y tế và những ca bệnh nặng cần nhiều thời gian điều trị cũng tăng lên,
khiến hệ thống y tế có thể rơi vào tình trạng quá tải. Vì vậy, để đối mặt với các
thách thức mà già hóa dân số gây ra, chúng ta cần sự chung tay của cả nhà nước,
doanh nghiệp và các cá nhân.
4. Giải pháp
4.1. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đảm bảo nguồn an ninh thu nhập
cho người cao tuổi.
4.1.1. Đối với nhà nước
Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi,
như tư vấn việc làm, dạy nghề; người lao động cao tuổi cần được xếp lên đầu khi
trong các chính sách cho việc làm công hay cho vay vốn với lãi suất thấp hơn
nhằm khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp ở tuổi già (Tuệ Văn, 2022); khích lệ,
động viên ý chí, kinh nghiệm của người cao tuổi khi còn sức khỏe, thường xuyên
khen thưởng, tôn vinh người cao tuổi làm kinh tế giỏi; khuyến khích, áp dụng
các chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp sắp xếp, sử dụng lực lượng
lao động người cao tuổi một cách có khoa học (Thanh Khê, 2023).
Các cấp trung ương cần triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước về người cao tuổi, nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi; coi người cao tuổi là nguồn lực
cho phát triển và tạo điều kiện để người cao tuổi thực sự là lực lượng quan trọng
của đất nước, chứ không chỉ là “đối tượng hưởng trợ cấp xã hội” (PGS. TS.
Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Th, 2021); tuyên truyền về vị trí,

18
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
toàn diện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.1.2. Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần lên chiến lược duy trì lực lượng lao động cao tuổi có
tay nghề cao; khuyến khích người cao tuổi tiếp tục làm việc và cống hiến cho xã
hội, cùng lúc đó xây dựng cơ chế chăm sóc người cao tuổi tốt; thành lập các dự
án việc làm cho người đã về hưu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tận
dụng nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp (Ngân Anh, 2024).
4.1.3. Đối với nhóm người cao tuổi
Cần dám nghĩ, dám nói, dám làm, tích cực tham gia phong trào thi đua
“Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” ở đa dạng lĩnh vực, thể hiện ý chí, quyết tâm
cao và nắm bắt các cơ hội để làm kinh tế hiệu quả, tạo ra những sản phẩm có ích
cho xã hội, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của đất nước trong thời kì chuyển
đổi số, chuyển đổi xanh (Thanh Khê, 2023).
Bằng việc đưa người cao tuổi trở thành một nhóm lao động quan trọng và
có giá trị của xã hội, lực lượng lao động của đất nước vẫn được bảo đảm; gánh
nặng lên quỹ hưu trí sẽ được giảm nhẹ, kéo theo thuế người dân phải đóng cho
chi phí an sinh xã hội giảm, thu nhập các hộ gia đình tăng trong mối quan hệ
thuận chiều với chất lượng cuộc sống.

4.2. Thiết kế một khuôn khổ chính sách kinh tế toàn diện, thực hiện các
biện pháp kinh tế, tận dụng thời kỳ “dân số vàng” để giải quyết vấn đề già hóa
dân số trong toàn bộ nền kinh tế.

Già hóa dân số ảnh hưởng đến quỹ hưu trí và chi tiêu công, từ đó ảnh
hưởng đến an ninh tài chính của các quốc gia, vì vậy các chính sách liên quan
đến già hóa dân số cần tính đến sự cân bằng giữa thu và chi ngân sách công. Đặc
biệt, cần thúc đẩy các giải pháp cân bằng tài chính cho nhu cầu tiêu dùng của
người cao tuổi, kết hợp hỗ trợ của chính phủ, huy động khu vực kinh tế tư nhân
và tiết kiệm của người dân trong đang trong tuổi lao động. Đặc biệt, cần phải
tăng cường thúc đẩy phát triển thị trường tài chính, vì tài sản tiết kiệm đóng vai

19
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

trò quan trọng trong việc duy trì thu nhập của người cao tuổi ở các nước châu Á.
Ngoài ra, để duy trì việc làm và thu nhập trọn đời, cần chú ý phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao bằng cách chú trọng nâng cao đầu tư cho giáo dục từ khi
còn trẻ và kiến tạo nên một xã hội học tập trọn đời.

Trong chiến lược phát triển kinh tế từ giờ đến năm 2030 (tức năm cuối
cùng của giai đoạn “dân số vàng” tính từ năm 2010), Việt Nam cần chuẩn bị
nguồn lực cho chuyển đổi mô hình bằng cách sử dụng hiệu quả các yếu tố như
nguồn lực, công nghệ, kỹ năng quản lý, bên cạnh việc thúc đẩy cải thiện nhanh
chóng năng suất lao động; phát triển từ thâm dụng vốn và lao động sang mô hình
tăng trưởng chủ yếu dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới để đạt được sự
thịnh vượng. Đồng thời, ngoài yếu tố nhân khẩu học, tiết kiệm và độ mở thương
mại cũng là hai yếu tố tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu
người. Vì vậy, việc tăng tỷ lệ tiết kiệm nhằm tăng đầu tư và thúc đẩy mở rộng
quan hệ thương mại quốc tế trong giai đoạn này cần được coi là nhiệm vụ quan
trọng của chính quyền các cấp (Truyền thông UEH, 2023).

4.3. Xây dựng và tiếp tục phát huy các chính sách an sinh xã hội cho
người cao tuổi, các chính sách sinh đẻ đối với người dân để đối mặt với tình
hình già hóa dân số và chuyển đổi nhân khẩu học.

4.3.1. Đối với nhà nước

Việt Nam, với lợi thế thời gian để chủ động chuẩn bị và đối mặt với thách
thức của già hóa dân số, cần tích cực tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia
cùng tình trạng già hóa như Nhật Bản, Isreal trong việc tái cấu trúc hệ thống y tế,
chăm sóc lão khoa, xây dựng và quản trị cơ sở dưỡng lão, xây dựng các chế độ
chính sách an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng và phát huy vai trò
chăm sóc người cao tuổi (Phòng Dân số - Truyền thông và giáo dục sức khỏe -,
2023); học hỏi và áp dụng những mô hình xây dựng cơ chế chăm sóc người cao
tuổi như mô hình “ngôi nhà ấm áp” - sự chăm sóc của người thân, mô hình
“láng giềng thân thiện” - sự chăm sóc của cộng đồng.

20
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Cần tăng cường nghiên cứu khoa học và các chính sách liên quan đến dân
số, trong đó tập trung vào việc tăng tỷ lệ sinh và giải quyết vấn đề già hóa, ví dụ
các chính sách khuyến khích bảo đảm các điều kiện về kinh tế, điều kiện sống
cho các hộ gia đình như: chính sách miễn giảm thời gian và chế độ làm việc hợp
lý đối với lao động nữ mang thai, chăm sóc con nhỏ, gói khuyến khích tín dụng
mang thai và sinh sản dành cho các cặp vợ chồng chưa sinh con hoặc chưa sinh
hai con; yếu tố nhân khẩu học cũng cần được tính đến khi tuyển dụng, phân công
nhân sự vào các ngành nghề, công việc đặc thù (ThS Ngô Văn Huấn, 2023).

4.3.2. Đối với doanh nghiệp

Khai thác các ngành dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, điển hình như xây
dựng bổ sung thêm các viện dưỡng lão chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu ngày
càng khắt khe của người dân. Phát triển các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
ngay tại nhà chỉ bằng “một chạm” (qua các trang web, ứng dụng thông minh có
tích hợp theo dõi sức khỏe); thúc đẩy và đa dạng hóa các loại bảo hiểm nhân thọ
để giảm gánh nặng tuổi già.

4.3.3. Đối với cá nhân

Mỗi cá nhân cần cởi mở, cập nhật những thông tin mới về phát triển và cân
bằng dân số. Tích cực truyền thông, tuyên truyền bằng đa dạng hình thức để góp
phần phủ sóng nhận thức của cộng đồng, khu vực sống về quá trình chuyển đổi
nhân khẩu học chung và tầm quan trọng của việc tăng tỷ lệ sinh. Mỗi cặp vợ
chồng cần có ý thức lên kế hoạch và bàn luận về mục tiêu tương lai của gia đình,
đặt yêu cầu thiết đáp của xã hội chung lên cùng với nguyện vọng, mưu cầu riêng;
lập kế hoạch tài chính cụ thể, xem xét các yếu tố như chi phí nhà ở, giáo dục và
chăm sóc sức khỏe; tham gia vào các chương trình giáo dục và thảo luận để nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ sinh khỏe mạnh (ThS Ngô
Văn Huấn, 2023).

21
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trên đây là những phân tích chi tiết về bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với
thách thức già hóa dân số. Cụ thể, bài tiểu luận đã đi sâu vào phân tích thực trạng
già hóa dân số ở Việt Nam với xu hướng già hóa dân số, số lượng, tỉ lệ và tuổi
thọ trung bình của người cao tuổi trong cơ cấu dân số, việc phân bố dân số cao
tuổi theo giới tính; đặc điểm của dân số cao tuổi về tình trạng hôn nhân, việc
làm. Đồng thời, bài tiểu luận đã đưa ra những nguyên nhân khiến cho dân số
ngày một già hóa, bao gồm tỉ lệ sinh – tử giảm do mô hình chính sách kiểm soát
dân số, chính sách an sinh xã hội, sự thay đổi về quan niệm sinh sản của các cặp
vợ chồng và sự di cư ra nước ngoài của người trẻ. Đi kèm với đó chắc chắn là
những tác động, hệ quả về nhiều mặt. Những tác động tích cực có thể kể đến như
là dấu hiệu của một đất nước đạt thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội,
biểu hiện sự tiến bộ của con người trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và
kéo dài tuổi thọ; đem đến một nguồn lực quý giá, có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ
năng và giá trị sống cho xã hội và tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực đến thị trường
tiêu dùng. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động (dẫn đến giảm tăng
trưởng vốn, kìm hãm tăng năng suất lao động, nhất là năng suất các nhân tố tổng
hợp) và gánh nặng về chi tiêu xã hội lên ngân sách nhà nước và các hộ gia đình
(quỹ hưu trí, hệ thống bảo hiểm, hệ thống y tế) lại là những hệ quả tiêu cực điển
hình khi già hóa dân số xảy ra. Qua đó, chúng em đề xuất những giải pháp tiềm
năng dành cho Nhà nước, các doanh nghiệp và các cá nhân; tiêu biểu là tạo ra
nhiều cơ hội việc làm và đảm bảo nguồn an ninh thu nhập cho người cao tuổi;
thiết kế một khuôn khổ chính sách kinh tế toàn diện, thực hiện các biện pháp
kinh tế, tận dụng thời kỳ “dân số vàng” để giải quyết vấn đề già hóa dân số trong
toàn bộ nền kinh tế; xây dựng và tiếp tục phát huy các chính sách an sinh xã hội
cho người cao tuổi, các chính sách sinh đẻ đối với người dân để đối mặt với vấn
đề già hóa dân số. Nhìn chung, già hóa dân số đang trở thành vấn đề đáng lo ngại
không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vì vậy, để đối mặt với thách
thức này, chúng ta cần sự đồng lòng và hợp tác toàn cầu. Việt Nam nói riêng và
các nước trên thế giới nói chung cần phát triển các chiến lược thông minh và linh
22
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

hoạt, cũng như tạo ra môi trường thích hợp để tận dụng lợi ích và giải quyết
nhược điểm của sự già hóa dân số. Bởi chỉ qua sự nỗ lực chung, chúng ta mới có
thể xây dựng một tương lai vững mạnh và hòa bình cho thành viên trong xã hội.

Hết
--------------
Cảm ơn cô đã theo dõi!

23
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hà Thị Đoan Trang. (2021, 06 21). Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam và
những vấn đề đặt ra đối với chính sách tài chính. Retrieved from Cổng thông tin
điện tử Bộ Tài chính: https://s.net.vn/XHxv

Minh Nhật. (2024, 01 03). Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt 73,5% kế
hoạch. Retrieved from Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ:
https://s.net.vn/C1gE

Ngân Anh. (2024, 01 18). Già hóa dân số và những cơ hội cho doanh nghiệp.
Retrieved from Báo Nhân dân: https://s.net.vn/tgg7

PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Th. (2021, 06). Thách
thức của già hóa dân số đối với Việt Nam. Retrieved from Tạp chí Tuyên giáo:
https://s.net.vn/VBFv

Phòng Dân số - Truyền thông và giáo dục sức khỏe -. (2023, 11 13). Dân số Việt
Nam bước vào giai đoạn già năm 2036. Retrieved from Trung tâm Y tế quận
Bình Tân: https://s.net.vn/aDbm

Shimizu Akira. (2021, 09 24). Việt Nam: Thích ứng với Xã hội Già hóa.
Retrieved from The World Bank: https://s.net.vn/niut

Tạp chí Công Thương. (2023, 11 05). Cơ hội, thách thức của già hóa dân số và
giải pháp chính sách nhằm thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam. Retrieved
from Tạp chí Công Thương: https://s.net.vn/sZMZ

Thanh Khê. (2023, 11 17). Phát huy vai trò người cao tuổi làm kinh tế giỏi.
Retrieved from Báo Việt Nam hội nhập: https://s.net.vn/Laid

ThS Ngô Văn Huấn. (2023, 08 10). Tăng mức sinh ứng phó già hóa dân số.
Retrieved from Báo Người lao động: https://s.net.vn/PEU4

Tổng cục Thống kê. (2016, 12 19). HTCTTKQG – TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT
CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP). Retrieved from Tổng cục Thống kê:
https://s.net.vn/pEMM

24
Kinh tế vi mô – Nhóm 8 GVHD: TS. Nguyễn Minh Trang

Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2021, 07). Già hóa dân số và người cao tuổi ở
Việt Nam. Retrieved from https://s.net.vn/du49

TopDev. (n.d.). TopDev phát hành Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023:
Điểm sáng trong phục hồi kinh tế gắn liền với chương trình đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi số quốc gia. Retrieved from TopDev: https://s.net.vn/mbQS

Trương Công Đức. (2023, 27 11). Già hóa dân số ở Việt Nam: Nguyên nhân, hệ
quả và giải pháp. Retrieved from CPCS Tổng cục Dân số, Bộ Y tế - Trung tâm
tư vấn & cung ứng dịch vụ: https://s.net.vn/cCz0

Trường Thịnh và Trần Long. (2021, 02 27). 10 giải pháp công nghệ nổi bật
trong ngành y tế Việt Nam. Retrieved from Báo Dân trí: https://s.net.vn/xKFw

Truyền thông UEH. (2023, 11 13). Thách thức của già hóa dân số đối với phát
triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Retrieved
from Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: https://s.net.vn/vDKq

Tuệ Văn. (2022, 09 29). Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững. Retrieved
from Báo Điện tử Chính phủ: https://s.net.vn/2hAw

Vinamilk. (2023, 07 28). Bản tin kết quả kinh doanh giai đoạn 6 tháng năm
2023. Retrieved from Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - Bản tin
Q2/2023: https://s.net.vn/g6UQ

25

You might also like