You are on page 1of 18

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH CÔNG
CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VAY VỐN
CHO SINH VIÊN
A. GVHD : Trần Huyền Trang
B. SVTH: 1. 7133106008 – Nguyễn Xuân Bách
2. 7133106012 – Vũ Ngọc Dịu
3. 7133106015 – Trần Tùng Dương
4. 7133106037 – Nguyễn Thị Thanh Huyền
5. 7133106032 – Nhâm Quốc Hưng
6. 7133106041 – Phạm Kao Kiên
7. 7133106063 – Đỗ Minh Quân
8. 7133106064 – Vương Thanh Tâm
9. 7133106071 – Cao Anh Thư
10. 7133106079 – Tạ Thị Vân
C. Lớp: Kinh tế đối ngoại 13

HÀ NỘI – 2023

1
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

Nội dung Giảng viên Điểm kết luận


STT Điểm
nhận xét nhận xét của giảng viên

1 Thể thức văn bản

Bố cục, kết cấu đề


2
tài

3 Nội dung

Phương pháp trình


4
bày

5 Tài liệu tham khảo

6 Tổng

Họ và tên giảng viên:

Chữ kí giảng viên:

1
MỤC LỤC

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN......................................................................................1


MỤC LỤC..................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………....3
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………………...3
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................4
IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................4
V. Những đóng góp mới của đề tài..........................................................................................................4
VI. Kết cấu của đề tài..............................................................................................................................4
NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………….. 5
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH VAY VỐN SINH VIÊN………………………5

1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên…………….…………………………………….5
1.2. Các căn cứ hoạch định chính sách vay vốn sinh viên ……………………………………………5
1.3. Quy trình vay vốn cho sinh viên …………………………………………………………………..7
II. NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH................................................7
2.1. Nội dung chính sách..........................................................................................................................7
2.1.1. Đối tượng được hỗ trợ vay vốn sinh viên.....................................................................................7
2.1.2. Điều kiện để được hỗ trợ vay vốn sinh viên.................................................................................8
2.1.3. Mức tiền và lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên..............................................................................8
2.1.4. Phương thức và thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên…………………………………………….9
2.2. Thực trạng chính sách……………………………………………………………………………10
2.2.1. Hiệu quả của chính sách………………………………………………………………………..10
2.2.2. Hạn chế của chính sách ………………………………….….………..………………………...11
III. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHI PHÍ SINH HOẠT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY….………………...12
3.1. Học phí đại học tăng………………………………………………………………………………12
3.2. Sinh hoạt phí tăng…………………………………………………………………………………13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………......15
KẾT LUẬN………………………………………………...……………………………………………..16
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...…………………..17

2
MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, hầu hết các trường đại học đều có xu hướng tăng học phí do
các chính sách về tự chủ tài chính, điều này khiến nhiều thí sinh do dự, lựa chọn hướng đi
khác thay vì bước chân vào cánh cổng đại học vì không muốn trở thành gánh nặng cho gia
đình. Ngoài vấn đề học phí tăng cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại các thành phố lớn như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh cũng là một trở ngại ngăn cản học sinh sinh viên lựa chọn tiếp tục học
đại học. Việc học đại học dần trở thành một ngành dịch vụ xa xỉ với những học sinh sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh thành nhỏ lẻ.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên nghèo có cơ hội học tập tại các trường đại
học, tiếp cận với những kiến thức hỗ trợ cho tương lai của bản thân, trong những năm qua
nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ sinh viên vay vốn ưu đãi. Khoản vay vốn cho sinh viên sẽ
phần nào giúp các bạn và gia đình trút bỏ gánh nặng về tài chính. Đồng thời, khoản tiền vay
vốn này cũng sẽ giúp các bạn vững tin hơn trên con đường học vấn của bản thân. Đó là lí do
mà nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên”

II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


1.1. Mục đích của đề tài
Tiểu luận tập trung phân tích và làm sáng tỏ chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên. Đồng
thời, bình luận và đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện chính sách này, để từ đó có cơ sở xây
dựng và hoàn thiện chính sách.
1.2. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, tìm hiểu và phân tích khái niệm, đặc điểm của chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh
viên, từ đó làm rõ các vấn đề pháp lý và các nguyên tắc thực hiện chính sách.
Thứ hai, tiểu luận sẽ nêu và phân tích các nội dung cơ bản của chính sách, đồng thời phân
tích thực trạng thực thi chính sách trên thực tế và đưa ra các ưu nhược điểm của chính sách.
Thứ ba, làm rõ các khúc mắc của học sinh, sinh viên, phụ huynh về thủ tục, quá trình thực
hiện chính sách hỗ trợ vay vốn.

3
Cuối cùng, kiến nghị một vài giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ vay vốn
cho sinh viên.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào các điều kiện, quá trình và mức vay vốn, lãi
suất của chính sách này.

IV. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích khái quát hóa. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu dựa
trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội.

V. Những đóng góp mới của đề tài


Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về chính sách hỗ trợ vay vốn cho
sinh viên. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên” tương đối
là mới. Đề tài sẽ hệ thống hóa, làm sáng tỏ thêm về nội dung, nguyên tắc, quá trình của chính
sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên, qua đó góp phần làm sáng tỏ những thắc mắc của sinh
viên cũng như phụ huynh về chính sách này.

VI. Kết cấu của đề tài


Với những mục tiêu trên đây, tiểu luận được chia thành 3 phần như sau:
- Một số vấn đề cơ bản về chính sách vay vốn sinh viên
- Nội dung và thực trạng áp dụng của chính sách
- Các vấn đề của chi phí sinh hoạt của sinh viên hiện nay

4
NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH VAY VỐN SINH VIÊN


1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên
Chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên là chính sách được đặt ra để hỗ trợ cho những sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, giúp những sinh viên đó về mặt tài chính để chi trả
cho việc học tập và sinh hoạt trong quá trình tham gia học tập tại trường đại học, cao đẳng
như: tiền học phí, chi phí mua trang thiết bị học tập, chi phí ăn ở vậy sinh hoạt…

Đây là chính sách mang tính nhân đạo và theo hình thức đầu tư. Việc cho sinh viên vay vốn
là để đầu tư nguồn nhân lực tốt để phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Nhà nước luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất và đảm bảo cho các sinh viên được đi học theo
nguyện vọng để tìm kiếm nhân tài với mức vay phù hợp nhưng lại suất thấp.
1.2. Các căn cứ hoạch định chính sách vay vốn sinh viên
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 11/TTr-BTC ngày 13 tháng 01 năm
2022 và văn bản số 1920/BTC-TCNH ngày 28 tháng 02 năm 2022;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối
với học sinh, sinh viên.

5
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27
tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như
sau:
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 2:
“2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
a) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
b) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
c) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.”
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 5:
“1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.”
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 9:
“Kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định, đối tượng được
vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên. Đối tượng được vay vốn có thể trả nợ
trước hạn mà không chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.”
4. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 13:
“Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định theo quy định của
pháp luật.”
Điều 2. Bãi bỏ các quy định
1. Điều 10 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
2. Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về
việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2022.
2. Đối với các hợp đồng vay vốn tín dụng đã ký hợp đồng trước ngày Quyết định này có hiệu
lực: Ngân hàng Chính sách xã hội, khách hàng và các bên liên quan tiếp tục được thực hiện
theo các cam kết, các quyền hạn và trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Mức vay vốn tối

6
đa tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này được áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể
từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1.3. Quy trình vay vốn cho sinh viên
Giấy xác nhận vay vốn sinh viên là mẫu giấy xác nhận dành cho sinh viên có nhu cầu vay
vốn để giảm nhẹ gánh nặng, khó khăn về tài chính. Để xin được Giấy xác nhận vay vốn, sinh
viên cần nắm trình tự, thủ tục vay vốn mới nhất.
Trình tự, thủ tục vay vốn sinh viên gồm các giấy tờ sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn sinh viên.
- Giấy trúng tuyển đại học đối với sinh viên năm nhất.
- Giấy xác nhận của nhà trường đối với sinh viên năm thứ hai trở lên.
Bước 2: Sinh viên vay vốn ngân hàng điền đầy đủ thông tin cá nhân vào giấy đề nghị vay
vốn theo mẫu.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra thông tin được cung cấp. Đây là
cơ sở quan trọng để đơn vị phê duyệt khoản vay cho người có yêu cầu.
Bước 4: Ngân hàng tập hợp các loại chứng từ trong hồ sơ sinh viên vay vốn ngân hàng để
trình lên UBND.
Tại đây, UBND sẽ kiểm tra và xác nhận lại nhu cầu vay vốn của người làm đơn
Bước 5: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ mang giấy xác nhận của UBND trình cho Ngân hàng
chính sách xã hội để xem xét việc cấp vốn.
II. NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH
2.1. Nội dung chính sách
2.1.1. Đối tượng được hỗ trợ vay vốn sinh viên
Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-
TTg, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng,

7
trung cấp chuyên nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam là đối tượng được hỗ trợ vay vốn sinh viên. Cụ thể như sau:
Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có
khả năng lao động.
Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
 Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
 Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
 Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Sinh viên có gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch
bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư
trú.
2.1.2. Điều kiện để được hỗ trợ vay vốn sinh viên
Sinh viên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-
TTg để được hỗ trợ vay vốn sinh viên, cụ thể như sau:
- Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có
đủ các tiêu chuẩn quy định tại mục 1.
- Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào
học của nhà trường.
- Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo
học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút,
trộm cắp, buôn lậu.
2.1.3. Mức tiền và lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên
2.1.3.1. Mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên tối đa
là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên
Khi đó, ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên căn cứ
vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức
tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên trên.

8
Trong chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân
hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ vay vốn sinh viên.
(Theo khoản 2, 3 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg)
2.1.3.2. Lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên
Mức lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên được quy định tại Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-
TTg và khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/2011/QĐ-TTg như sau:
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với sinh viên là 0,65%/tháng
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay
2.1.3.3. Thời hạn trả nợ
Sinh viên phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập
nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học.
– Đối với chương trình học không quá 01 năm: Thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn
phát tiền vay (thời hạn phát tiền vay tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày kết thúc khóa học)
– Đối với chương trình học khác: Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
2.1.4. Phương thức và thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên
2.1.4.1. Phương thức hỗ trợ vay vốn sinh viên
Cụ thể tại Điều 3 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, việc cho vay đối với sinh viên được thực
hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Khi đó, đại diện hộ gia đình là người
trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn
lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi
nhà trường đóng trụ sở.
2.1.4.2. Thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên
Các thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên bao gồm:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên
cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.
Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

9
Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho
đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được nhà
trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được
tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến
ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng
không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:
Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa
bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền
vay.
Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều học sinh, sinh viên cùng một lúc, nhưng thời
hạn ra trường của từng học sinh, sinh viên khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định
theo học sinh, sinh viên có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.
(Khoản 3 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007)
2.2. Thực trạng chính sách
2.2.1. Hiệu quả của chính sách
Sau nhiều năm thực hiện, chính sách vay vốn sinh viên đã và đang mang lại những hiệu quả
đáng kể. Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên đã cho hơn 3 triệu người vay vốn.
Đến nay đang có hơn 1,9 triệu hộ gia đình vay vốn cho trên 2,3 triệu học sinh, sinh viên đi
học. Tổng vay vốn cuối năm 2012 đạt hơn 43,3 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân là hơn
7,220 tỷ đồng/năm. Dự nợ đến cuối tháng 12/2012 là hơn 35.800 tỷ đồng, trong đó nợ quá
hạn là 167 tỷ, chiếm 0,4%. Ngân hàng chính sách xã hội cho biết chương trình đã được triển
khai sâu rộng đến các địa phương trên toàn quốc, phương thức cho vay dân chủ, công khai
nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hết tác dụng. Chính sách cũng thể hiện tính nhân
văn sâu sắc trong việc giải quyết vấn đề bỏ học và những khó khăn xoay quanh vấn đề vật
chất phục vụ học tập của học sinh, sinh viên có ý nghĩa cả về kinh tế , chính trị và xã hội, hợp

10
lòng dân, đạt được sự dồng thuận của các cấp, các ngành, cả cộng đồng. Điều đó khẳng định
chủ trương của đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh và sinh viên là
đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.
Sau hơn nhiều năm triển khai, chương trình cho vay học sinh, sinh viên đã giúp phần lớn các
hộ gia đình chính sách nhận thức đúng ý nghĩa và những tác động tích cực từ chương trình
cho vay học sinh, sinh viên tới xóa đói giảm nghèo bền vững. Từ đó, phần lớn các hộ gia
đình thuộc đối tượng được vay vốn đã làm thủ tục vay vốn từ chương trình với niềm tin khi
có kiến thức, trình độ họ sẽ có thêm nhiều cơ hội để thoát nghèo bền vững
Nâng cao ý thực học tập của học sinh, sinh viên: giúp những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn tự tin hơn trong cuộc sống và học tập để ngày mại lập nghiệp.

Số liệu Học sinh - Sinh viên vay vốn hàng năm

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH Việt Nam)

2.2.2. Hạn chế của chính sách


Sự phối hợp của các cấp ủy chính quyền và Ngân hàng Chính sách còn thiếu chặt chẽ ở 1 số
địa phương. Vì vậy, nhiều địa phương còn chưa chú trọng đến việc quản lý, sử dụng vốn vay
đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là về trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn.
Ngoài ra, tình trạng ỷ lại vào tín dụng chính sách của một số bộ phận người dân ở 1 số địa
phương có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, nhằm

11
nâng cao ý thức của người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm -
vay vốn, phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể và sự tham gia cụ thể, hiệu quả, sự
phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành liên quan.
Hiện nay, quy định không bắt buộc học sinh, sinh viên phải báo cáo kết quả vay vốn cho nhà
trường, công tác phối hợp giữa các ngân hàng chính sách xã hội với các trường chưa đồng bộ
nên trường chưa có đầy đủ thông tin 2 chiều về việc triển khai chương trình. Bộ phận quản lí
gặp khó khăn trong việc theo dõi và nắm bắt số liệu .
Chính sách đang còn giới hạn đối tượng vay, mức vay khá thấp, lãi suất cao, thời hạn vay
ngắn, thủ tục và phương thức vay còn phức tạp, có nhiều rủi ro (việc thu hồi vốn cho vay,
tránh tình trạng vỡ quỹ).
III. CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG
3.1. Học phí đại học tăng
Học phí tăng bởi các đại học phải xây dựng khung mới, theo Nghị định 81/2021 của Chính
phủ.
Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các Đại học tự chủ được phép thu tối đa gấp từ
2 – 2,5 lần trường chưa tự chủ. Có điều, dù sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-
19, phần lớn các trường đều tăng học phí kịch trần.
Cụ thể, theo khung quy định, học phí tất cả khối ngành năm 2022-2023 đều tăng so với năm
trước, dao động từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm. Trong đó, khối Y dược, ngành sức
khỏe khác tăng mạnh nhất với 4,2-10,2 triệu đồng/năm.
Với trường công lập tự chủ, tùy mức độ (tự chủ đảm bảo chi thường xuyên hoặc tự đảm bảo
chi thường xuyên, chi đầu tư), học phí tối đa bằng 2-2,5 lần mức trần trên, tương ứng với
khối ngành và từng năm học

12
Nhiều thí sinh đạt được số điểm đầu vào cao tại các trường nhưng do năng lực kinh tế gia
đình còn có hạn, không thể đáp ứng chi phí học tập nên họ phải gác lại ước mơ. Câu hỏi đặt
ra sau mỗi mùa nhập học:“ Có nên học Đại học khi nhà không đủ điều kiện?”
3.2. Sinh hoạt phí tăng
 Giá trọ tăng
Vào mỗi mùa nhập học, nhu cầu tìm trọ hoặc chung cư mini của các sinh viên tăng cao dẫn
đến hiện tượng đẩy giá thuê lên quá cao so với khả năng chi trả của sinh viên. Khảo sát thực
tế tại Hà Nội cho thấy, giá thuê phòng ở các khu vực trung tâm, gần các trường đại học như
Dịch Vọng, Quan Hoa, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy), Nguyễn Trãi
(quận Thanh Xuân), Chùa Láng, Pháo Đài Láng, Láng Hạ (quận Đống Đa)… đều tăng cao.
Trung bình người thuê phải mất từ 3-5 triệu đồng/tháng cho một phòng khép kín có diện tích
từ 20-25m2. Thậm chí có những phòng có giá từ 5-8 triệu đồng/tháng nếu có đủ tiện ích, điều
hòa nóng lạnh.
13
Gia đình làm nông nghiệp, công nhân có mức thu nhập thấp, nhiều bạn sinh viên chỉ có khả
năng sống ở các khu trọ bình dân. Song, cũng rất khó để tìm được phòng trọ phù hợp với khả
năng chi trả.
 Điện nước tăng giá
Nhiều khu trọ tăng giá điện lên thành 4.000 đồng/ kWh, thậm chí là tăng ở con số 4.500 đồng
nhằm trục lợi bất chính. Tổng tiền điện mỗi tháng có thể lên đến tiền triệu, tương đương với
mức sử dụng của 1 hộ gia đình. Đây là một vấn đề khó khăn gây áp lực lên khả năng tài
chính không chỉ của các bạn sinh viên mà còn là của nhiều hộ gia đình tại các thành phố lớn.
 Ngoài ra còn các khoản chi phí khác như ăn uống, di chuyển, các khoản chi phí nhỏ lẻ
phát sinh trong cuộc sống thường ngày.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/nghi-dinh-78-2002-nd-cp-tin-dung-
nguoi-ngheo-doi-tuong-chinh-sach-khac-50057.aspx
2.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/nghi-dinh-07-2021-nd-cp-quy-dinh-
chuan-ngheo-da-chieu-giai-doan-2021-2025-463908.aspx
3.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/quyet-dinh-157-2007-qd-ttg-tin-
dung-hoc-sinh-sinh-vien-56252.aspx
4.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-chinh-nha-nuoc/quyet-dinh-1656-qd-ttg-2019-dieu-
chinh-muc-cho-vay-doi-voi-hoc-sinh-sinh-vien-428923.aspx
5. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Huong-dan-2162A-NHCS-TD-cho-
vay-hoc-sinh-sinh-vien-huong-dan-quyet-dinh-157-2007-QD-TTg-56527.aspx
6. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-134-2013-ND-CP-xu-
phat-vi-pham-hanh-chinh-dien-luc-an-toan-dap-thuy-dien-210105.aspx?anchor=dieu_12
7. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-134-2013-ND-CP-xu-
phat-vi-pham-hanh-chinh-dien-luc-an-toan-dap-thuy-dien-210105.aspx?anchor=dieu_12

15
KẾT LUẬN

Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn cố gắng lắng nghe ý kiến của học sinh, sinh viên và phụ
huynh nhằm đưa ra những chính sách phù hợp giúp hỗ trợ con đường học vấn của các bạn
trong tương lai, tiêu biểu là chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên. Chính sách này đã, đang
và sẽ là một chìa khóa giúp các bạn tạm gác lại gánh nặng tài chính và mở ra cánh cửa đại
học, nâng bước các bạn tiến tới ước mơ của bản thân. Song, dù đã đi vào hoạt động được một
thời gian, chính sách này vẫn tồn tại nhiều bất cập trong khâu thực thi và quản lý, gây nên
một số hậu quả không đáng có và khiến các bạn học sinh, sinh viên đắn đo, chần chừ về
quyết định tham gia chính sách này. Nhưng hơn hết, sự ra đời của chính sách này là một
bước ngoặt lớn thể hiện sự quyết tâm giúp đỡ tất cả mọi người có cơ hội được học tập ở mức
độ cao nhất của Đảng, Nhà nước và xã hội chúng ta. Hy vọng trong tương lai, chính sách này
có thể được thay đổi và phát triển để phù hợp hơn với bối cảnh xã hội và mở rộng con đường
tri thức giúp học sinh, sinh viên có hành trang vững chắc để xây dựng cuộc đời, ước mơ và
sự nghiệp của bản thân sau này.

16
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô Trần Huyền Trang - Học viện Chính sách và
Phát triển đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận. Những kiến thức và
kinh nghiệm mà cô truyền đạt đã giúp chúng em có được một bài tiểu luận hoàn thiện và chất
lượng. Những lời khuyên, định hướng và sự hỗ trợ của cô đã giúp chúng em có được những ý
tưởng mới, cách tiếp cận khác biệt, từ đó giúp chúng em viết bài tốt hơn.
Chúng em cảm thấy rất may mắn khi có được sự giúp đỡ tận tình của cô. Những bài giảng,
tài liệu và phương pháp mà cô truyền đạt không chỉ giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận,
mà còn giúp em có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài
tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận
xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô vì đã hỗ trợ chúng em trong quá
trình viết bài tiểu luận. Sự giúp đỡ của cô là kim chỉ đường dẫn lối chúng em và nhiều sinh
viên khác trên con đường học tập và phát triển. Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô
nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

17

You might also like