You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Môn học: Quản trị đa văn hoá

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VĂN HOÁ PHÁP


CHO NHÂN VIÊN

Giảng viên: Th.S Huỳnh Đăng Khoa

Môn: Quản trị đa văn hoá

Lớp: K58A

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2021

Giảng viên hướng dẫn

(ký tên)
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Phần Nhiệm vụ Thành viên đảm nhận

Lời mở đầu + Lời kết Phí Thị Thanh Vân

I. Giới thiệu doanh nghiệp và bối cảnh Trần Thùy Trang

II. Giới thiệu văn hóa Pháp Nguyễn Thị Kim Ngọc

III. Chương trình đào tạo


Phí Thị Thanh Vân
3.1. Sàng lọc ứng viên

Phí Thị Thanh Vân


Nội 3.2. Mô hình HOFSTEDE
Trần Minh Phát
dung
Nguyễn Như Phương
3.3. Chương trình đào tạo ngôn ngữ
Nguyễn Ngọc Tiến Đạt

3.4. Quy tắc ứng xử trong đời sống thường Nguyễn Thị Kim Ngọc
ngày Trần Minh Phát

3.5. Chương trình văn hóa ứng xử trong công Trần Thùy Trang
việc Nguyễn Ngọc Nhựt

IV. Đánh giá hiệu quả chính sách đào tạo văn hóa Nguyễn Thị Kim Ngọc

Bảng tổng quan khóa học Nguyễn Ngọc Tiến Đạt

Setup Outline và phân chia nhiệm vụ Nguyễn Thị Kim Ngọc

Trần Thùy Trang


Paperwork + Trình bày bản word Nguyễn Như Phương
Kỹ
Phí Thị Thanh Vân
thuật
Nguyễn Ngọc Nhựt
Bản trình bày thuyết trình Trần Minh Phát
Nguyễn Ngọc Tiến Đạt

Thuyết
Chuẩn bị nội dung trình bày và Concept Tất cả
trình
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Đánh giá chung:


• Các thành viên làm việc nghiêm túc;
• Nộp đúng thời hạn các công việc được phân công;
• Tham gia đầy đủ các buổi họp online của nhóm để thảo luận, bàn bạc chung;
• Có thái độ hòa đồng, hợp tác, thân thiện.

Form đánh giá:

STT Họ và tên thành viên MSSV Độ hoàn thành công việc

1 Nguyễn Thị Kim Ngọc 1912215322

2 Nguyễn Ngọc Tiến Đạt 1912215069

3 Nguyễn Ngọc Nhựt 1912215382

4 Nguyễn Như Phương 1912215406

5 Trần Minh Phát 1912215390

6 Trần Thùy Trang 1912215550

7 Phí Thị Thanh Vân 1912215598


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
I . GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH .................................................................... 2
II. VĂN HÓA NƯỚC PHÁP .......................................................................................................... 3
2.1. Đặc điểm văn hoá Pháp ........................................................................................................ 3
2.2. Tính cách đặc trưng của người Pháp .................................................................................... 5
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .................................................................................................. 7
3.1. Kế hoạch sàng lọc ứng viên:................................................................................................. 7
3.1.1. Mục tiêu sàng lọc: ......................................................................................................... 7
3.1.2. Thời gian: ...................................................................................................................... 7
3.1.3. Mô tả công việc ............................................................................................................. 7
3.1.4. Các tiêu chí tuyển chọn chung ....................................................................................... 8
3.1.5. Các vòng tuyển chọn ..................................................................................................... 8
Vòng 1: Vòng nộp hồ sơ: .................................................................................................... 8
Vòng 2: Vòng phỏng vấn: ................................................................................................... 9
3.1.6. Hoạt động gắn kết sau tuyển chọn: .............................................................................. 10
3.2. Phân tích về mô hình Hofstede: .......................................................................................... 10
3.2.1. Khoảng cách quyền lực: .............................................................................................. 10
3.2.2. Mức độ né tránh rủi ro: ................................................................................................ 11
3.2.3. Tính cá nhân - tập thể: ................................................................................................. 11
3.2.4. Nam tính - Nữ tính....................................................................................................... 11
3.2.5. Định hướng dài hạn - ngắn hạn ................................................................................... 12
3.2.6. Sự đam mê - tự kiềm chế ............................................................................................. 12
3.3. Chương trình đào tạo ngôn ngữ .......................................................................................... 12
3.3.1 Đào tạo tiếng Pháp ....................................................................................................... 12
3.3.2. Đào tạo ngôn ngữ giao tiếp: ........................................................................................ 15
3.4. Quy tắc ứng xử trong đời sống thường ngày ...................................................................... 16
3.4.1. Mục tiêu: ...................................................................................................................... 16
3.4.2. Thời gian: .................................................................................................................... 16
3.4.3. Phương pháp đào tạo: .................................................................................................. 16
3.4.4. Nội dung từng buổi học sẽ xoay quanh các chủ đề sau: .............................................. 17
3.5. Chương trình đào tạo văn hóa ứng xử trong công việc với người Pháp: ........................... 19
3.5.1. Mục tiêu của chương trình:.......................................................................................... 19
3.5.2. Cơ sở xây dựng chương trình: ..................................................................................... 19
3.5.3. Nội dung và kế hoạch, phương pháp đào tạo: ............................................................. 20
3.5.3.1. Phương pháp làm quen và gây ấn tượng tốt với đồng nghiệp, hệ thống phân cấp
và vai trò của thứ bậc nơi làm việc tại Pháp: ..................................................................... 21
3.5.3.2. Tác phong và các chuẩn mực khi làm việc, văn hóa làm việc của đối tác: .......... 22
3.5.3.3. Phương pháp làm việc hiệu quả dưới áp lực và rèn luyện tư duy phản biện:....... 23
3.5.3.4. Kỹ thuật ra quyết định nhóm: ............................................................................... 24
3.5.3.5. Phương pháp xử lý mâu thuẫn: ............................................................................. 24
3.5.3.6. Phương pháp động viên: ....................................................................................... 25
3.5.4. Phương pháp đánh giá: ................................................................................................ 25
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VĂN HÓA: ....................................... 25
4.1. Tại Việt Nam: ..................................................................................................................... 25
4.2. Tại quốc gia Pháp: .............................................................................................................. 25
4.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình Donald Kirkpatrick: ........................................... 26
LỜI KẾT ........................................................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 30
|1

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sở hữu một nền văn hóa riêng, không nước nào giống
với nước nào, vì thế phong cách ăn mặc của các quốc gia cũng khác nhau. Tuy rằng ảnh
hưởng của toàn cầu hóa, hiện đại hóa hay du nhập văn hóa cũng khiến phong cách thời
trang đã thay đổi nhiều nhưng trang phục mỗi nền văn hóa, đất nước khác nhau vẫn có
những nét đặc thù riêng và đặc biệt là trong các bộ trang phục truyền thống của từng quốc
gia.

Các nền văn hóa khác nhau mang giá trị khác nhau. Càng tìm hiểu về văn hóa, chúng ta
càng hiểu biết nhiều hơn về tương lai của thời trang toàn cầu. Điều quan trọng là phải biết
ảnh hưởng của văn hóa đối với ngành công nghiệp thời trang.

Trong môi trường đầy biến động như hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng cao, vì
vậy yêu cầu đối với ngành thời trang cũng ngày càng lớn. Để tạo ra một sản phẩm trong
ngành thời trang phải trải qua nhiều bước. Từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu chọn nguyên
liệu, vật liệu đầu vào, thuê thợ may cho đến bán hàng đều cần đến một đội ngũ nhất định.
Đồng thời, sự giao thoa giữa các quốc gia, các nền văn hóa đã dẫn đến nhiều sự kết hợp về
mặt thời trang đa quốc gia để tạo ra các xu hướng mới trên thế giới. Để có thể hoàn thành
xuất sắc các công việc liên quan đến khâu thiết kế thời trang tại nước ngoài cần có sự đào
tạo và rèn luyện bài bản để đảm bảo nhân viên có đầy đủ các yếu tố đa văn hóa.
|2

I . GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH

Flora là thương hiệu thời trang cao cấp của Việt Nam, công ty với 22 năm hoạt động và tạo
nên danh tiếng “người tiên phong” của ngành thời trang Việt, hiện đã mở rộng kinh doanh
sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và đang dự định tiến xa hơn
nữa vào thị trường thời trang thế giới.

Tuần lễ thời trang Paris 2022 – Paris Fashion Week 2022 (for Spring-Summer) với show
"De Saigon à Paris" (Từ Sài Gòn đến Paris) nằm trong chuỗi sự kiện đặc biệt (Fashion
Week Special Show), đem đến cơ hội hợp tác giữa thương hiệu thời trang Flora và Dior
(nhà mốt lừng danh của Pháp) để tạo nên bộ sưu tập thời trang cao cấp (haute couture) hơi
hướng kết hợp hình ảnh Việt Nam và Pháp cho mùa Xuân-Hè năm 2022 sẽ diễn ra tại Pháp
vào tháng 11. Đây là bước tiến mới, đánh cột mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của
công ty bởi tầm ảnh hưởng to lớn của Tuần lễ thời trang trong giới, là cơ hội giúp nhãn
hàng Flora có thể tiến gần đến thị trường thời trang toàn cầu, khẳng định đẳng cấp thương
hiệu.

Về Tuần lễ thời trang (Fashion Week): là một sự kiện của ngành công nghiệp thời trang,
kéo dài từ 5-7 ngày và là cơ hội để các nhà tạo mẫu, nhãn hiệu thời trang nổi tiếng cho ra
mắt những bộ sưu tập mới, tạo ra xu hướng thời trang mới nhất. Những tuần lễ thời trang
nổi bật nhất diễn ra ở những kinh đô thời trang của thế giới bao gồm: New York, Luân Đôn,
Milano và Paris. Tại đó, Tuần lễ thời trang diễn ra hai lần/ năm. Từ tháng 1 đến tháng 4,
các nhà tạo mẫu cho ra mắt những bộ sưu tập thu đông, và từ tháng 9 đến tháng 11 là những
bộ sưu tập xuân hè. Tuần lễ thời trang dành cho mùa nào trong năm sẽ được tổ chức nhiều
tháng trước khi bước vào mùa đó nhằm giúp cho báo chí và khách hàng có thể dự đoán
được các thiết kế thời trang cho mùa tiếp theo. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng cho
phép các nhà phân phối sắp xếp việc mua hàng hoặc hợp tác với các nhà thiết kế trong kế
hoạch tiếp thị sản phẩm của họ.

Nắm bắt cơ hội “ngàn năm có một” ấy, công ty đã cử ra 02 nhà thiết kế xuất sắc nhất cùng
với 10 cộng sự phù hợp để sang Pháp thực hiện dự án đặc biệt này vào tháng 8/2022. Vì
đây là lần đầu hoạt động sang thị trường Châu Âu nên công ty cần chương trình đào tạo đa
|3

văn hóa cho nhân viên để trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết, giúp đội nhân lực
của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chuyến công tác này.

II. VĂN HÓA NƯỚC PHÁP

Nói đến Pháp là nói đến một đất nước với văn hóa vĩ đại, truyền thống lâu đời, được định
hình bởi địa lý, các sự kiện lịch sử sâu sắc thể hiện qua rất nhiều khía cạnh từ nghệ thuật
đến con người như các công trình kiến trúc tinh tế, các viện bảo tàng, nhà hát, nhà thờ (đặc
biệt nổi tiếng thế giới nhà thờ Notre Dame), những cây cầu, những tòa tháp hay đơn giản
những con phố,… hay những thói quen lịch sự, trang trọng của người Pháp như văn hóa ăn
mặc, trang trí, giao tiếp…

Người Pháp cho rằng khí chất thanh lịch mà họ có được là nhờ Vua Louis XIV, “Vị vua
mặt trời” thống trị đất nước từ năm 1643. Louis có gu thẩm mỹ đặc biệt xa hoa, được thể
hiện trong công trình ngoạn mục Palace of Versailles cũng như trong cách trưng diện của
ông - “Ảnh hưởng thực sự của ngành công nghiệp thời trang cả về thương mại lẫn sáng tạo
đều đến từ Paris và đó đích thực là nơi nó thuộc về.”

2.1. Đặc điểm văn hoá Pháp


a . Ngôn ngữ Pháp

Tiếng Pháp có nguồn gốc từ tiếng Latin, qua quá trình phát triển ngôn ngữ Latin gốc ban
đầu kết hợp với tiếng Hy Lạp và các ngôn ngữ địa phương đã từng bước hình thành nên
tiếng Pháp bây giờ. Tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ rất phổ biến trên thế giới và
là một trong sáu ngôn ngữ chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận.

Đây cũng là ngôn ngữ chính thức của Vatican và NATO. Tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc tế
được sử dụng trong các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, kịch, nghệ thuật thị giác, nghệ
thuật nhảy múa và kiến trúc.

b. Tôn giáo

Hầu hết các công dân Pháp đều tham gia tôn giáo Cơ đốc giáo (chủ yếu là Công giáo 83%-
88%). Trong lịch sử, Công giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa
Pháp và là quốc giáo cho đến năm 1789. Phần lớn dân số còn lại ngày nay xác định là người
|4

theo thuyết bất khả tri hoặc vô thần. Tuy nhiên, cũng có những nhóm cư dân Hồi giáo, Do
Thái và Phật giáo đáng kể ở Pháp hiện đại.

c. Giá trị

Phương châm của Pháp: “Liberty, Equality, and Fraternity” - Phản ánh các giá trị của xã
hội Pháp. Bình đẳng và thống nhất là quan trọng đối với người Pháp, được thể hiện qua các
chính sách của nhà nước như luật lao động, …

d. Ẩm thực

Văn hóa ẩm thực của Pháp rất phong phú bởi ẩm thực mỗi vùng miền lại mang một nét
riêng hòa trộn với nét đặc trưng truyền thống tạo nên sự tuyệt vời của hương vị. Ẩm thực
Pháp hấp dẫn tựa như một môn nghệ thuật: cầu kì, tỉ mỉ từ cách trình bày, cách nấu cho đến
cách thưởng thức. Tất cả toát lên một sự đẳng cấp và sang trọng mà hiếm nền ẩm thực nào
trên thế giới có được, vì thế mà Pháp nổi tiếng với những bàn tiệc sang xa hoa.

e. Lễ hội và sự kiện văn hóa

- Lễ hội Carnival Nice: Đây được biết đến là một trong những lễ hội văn hóa quan trọng
nhất của vùng Côte d’Azur. Lễ hội Carnival Nice diễn ra theo 3 sự kiện chính gồm: Lễ hội
hóa trang Corso, trận chiến muôn hoa và diễu hành ánh sáng.

- Lễ hội Chanh: Lễ hội Chanh cũng là một trong những lễ hội lớn của Pháp. Lễ hội này
được tổ chức vào khoảng giữa tháng 2 hàng năm, tại Menton. Tại đây, những ngôi nhà, con
vật,… khổng lồ được tạo nên bằng những trái chanh vô cùng sinh động, và bắt mắt.

- Lễ hội Rome: Lễ hội Rome được tổ chức lần đầu từ năm 1952 và được tổ chức đều đặn
mỗi năm tại Nîmes. Nîmes được mệnh danh là thành Rome của Pháp bởi thành phố này có
những công trình kiến trúc mang đậm phong cách La Mã.

f. Thời trang Pháp

Paris thường được coi là kinh đô thời trang của thế giới, bắt đầu từ triều đại của Louis XIV.
Với những thương hiệu nổi tiếng như Dior, Chanel, Louis Vuitton, Hermès, Balenciaga,
hay Saint Laurent… Pháp dần nổi tiếng với những mặt hàng xa xỉ trên khắp châu Âu. Các
|5

nhãn hàng ấy đều mang trong mình âm hưởng, màu sắc, linh hồn của nước Pháp lãng mạn,
thanh lịch và đầy kiêu kì. Dưới bàn tay tài hoa của các nhà thiết kế lừng danh, thời trang
Pháp luôn đi đầu trong việc tạo dựng nên những kiến tạo thời trang mang đậm tính nghệ
thuật và có giá trị dài lâu, đồng thời góp phần làm thay đổi dòng lưu chuyển của thời trang
theo từng giai đoạn, cũng như gây ảnh hưởng lớn đến xu hướng thời trang toàn cầu.

g. Văn học - Nghệ thuật

Nghệ thuật được đánh giá cao trong truyền thống của Pháp. Văn học, hội họa và điện ảnh
Pháp đều có ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới. Những tác phẩm như Les Misérables hay
những nghệ sĩ như Monet là một trong những tác phẩm bất hủ của nhân loại.

h. Kiến trúc Pháp

Pháp là một trong những cái nôi vừa góp phần bảo lưu, gìn giữ các phong cách kiến trúc cổ
điển, lại vừa góp phần sáng tạo ra những phong cách kiến trúc mới hết sức độc đáo và ấn
tượng. Kiến trúc Pháp kế thừa những nét đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã, cái nôi
chung của kiến trúc châu Âu. Chính vì thế mà có thể nói rằng kiến trúc Pháp được thừa
hưởng những tinh hoa, dấu ấn và hơi thở của thời đại thổi hồn vào những công trình và
phong cách rất riêng.

2.2. Tính cách đặc trưng của người Pháp


Người Pháp có phong cách giao tiếp rất lịch sự, khôn ngoan, khéo léo và văn minh. Người
Pháp luôn có biệt tài làm vừa lòng người khác. Do vậy văn hóa Pháp được gọi là văn hóa
ngoại giao.

a. Người Pháp thẳng thắn và đam mê

Giao tiếp với người Pháp họ khá cởi mở, dễ tiếp xúc nhưng cũng rất thẳng thắn trong mọi
vấn đề, thích sự trung thực. Đồng thời, họ hay nói về đam mê về tương lai và những việc
nên làm. Họ luôn mạnh mẽ và kiên trì theo đuổi ước mơ của mình tới cùng.

b. Người Pháp rất tự hào về đất nước của họ và xem việc họ phụng sự cho đất nước là một
công việc cao cả.
|6

Để có được một nước Pháp như ngày hôm nay, người Pháp đã không ngừng đấu tranh cho
sự hòa nhập chứ không hòa tan. Dù đi đâu, họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân
tộc. Họ sẵn sàng đứng lên khi đất nước gặp khó khăn, họ xem các công việc bảo vệ xây
dựng đất nước là một công việc rất cao cả và thiêng liêng.

c. Người Pháp rất coi trọng tính cộng đồng và quyền bình đẳng.

Không những lòng tự hào dân tộc của người Pháp cao mà họ còn rất coi trọng tính cộng
đồng và quyền bình đẳng. Tuy nhiên, so với những nước phương Tây thì quyền dân chủ ở
Pháp bị hạn chế hơn. Những người nhập cư phải hòa nhập vào nền văn hóa của nước này,
không được hình thành nên những nhóm tôn giáo khác biệt. Tại Pháp, tôn giáo là một trong
những vấn đề nhạy cảm. Pháp luật nước này ngăn cấm việc thu thập số liệu, thông tin liên
quan đến chủng tộc, tôn giáo,…

d. Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa
trên sự hiểu biết, trình độ học vấn.

Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh giá cao. Nếu họ không thấy tính logic trong
một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ. Họ có khuynh hướng coi trọng lý thuyết hơn là
thực tiễn.

Cuộc sống và hạnh phúc gia đình với người Pháp quan trọng hơn công việc, chính vì vậy
mà những kỳ nghỉ ở nước này thường được kéo dài từ 5 đến 8 tuần. Cũng vì để có nhiều
thời gian dành cho gia đình hơn, đa số người Pháp nghỉ hưu rất sớm khi bước sang độ tuổi.

e. Người Pháp rất thích tranh luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng.

Kết quả của một cuộc tranh luận đối với họ luôn luôn có người thắng, kẻ thua và không có
bất kỳ trường hợp nào là ngoại lệ. Thay đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ
không phải là việc làm dễ. Với họ, sự đồng thuận không dễ gì đạt được.
|7

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Kế hoạch sàng lọc ứng viên:


3.1.1. Mục tiêu sàng lọc:
Trong sự kết hợp lần này giữa Flora và Dior, cùng với 2 nhà thiết kế, công ty sẽ tuyển chọn
10 cộng sự sang Pháp để hỗ trợ cho dự án thiết kế này. Vì vậy cần tuyển chọn và sàng lọc
các nhà thiết kế và cộng sự phù hợp để thích nghi, làm việc với môi trường mới.

3.1.2. Thời gian:


Kéo dài khoảng 1 tháng cho việc tuyển chọn.

3.1.3. Mô tả công việc


Nhà thiết kế:

- Phụ trách chính thiết kế các bản thảo sản phẩm trong chuyến hợp tác cùng với nhà thiết
kế tại Pháp.

- Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng hiện nay ở Pháp và lồng ghép các đặc điểm văn hóa Việt.

- Quản lý quá trình thiết kế từ khâu lên ý tưởng đến kiểu dáng cho sản phẩm cuối cùng.
Kèm theo đó là tạo các mô hình thu nhỏ của sản phẩm để dễ dàng kiểm tra và chỉnh sửa.

- Phối hợp với các thành viên cộng sự để cho ra các sản phẩm hoàn thiện nhất.

Cộng sự:

- Phụ trách hỗ trợ chính 2 nhà thiết kế trong chuyến hợp tác lần này.

- Đảm nhiệm nhiệm vụ may, thêu các họa tiết, các chi tiết phụ cho bản thiết kế.

- Đảm bảo hoàn thành thời gian thiết kế đúng hạn, thường xuyên theo dõi và báo cáo tiến
độ công việc.

- Phụ trách hỗ trợ trong khâu làm việc với các đối tác tại Pháp.

- Các công việc khác: chụp ảnh, vấn đề đi lại, hội họp,...cùng các công việc hành chính, tài
chính khác.
|8

3.1.4. Các tiêu chí tuyển chọn chung


- Khả năng thích ứng với thay đổi văn hóa: Tìm kiếm các cộng sự có khả năng hòa nhập và
thích nghi nhanh, kỹ năng xử lí giải quyết tình huống linh hoạt.

- Sức khỏe thể chất và tinh thần: Có sức khỏe ổn định, tinh thần vững vàng, bình tĩnh trước
các tình huống.

- Kinh nghiệm: Ưu tiên cho những người đã có kinh nghiệm sinh sống/làm việc tại nước
ngoài.

- Khả năng ngoại ngữ: Tối thiểu có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, ưu tiên những
người biết tiếng Pháp và có khả năng giao tiếp tốt với người địa phương.

- Tình trạng hôn nhân: ưu tiên các đối tượng chưa kết hôn.

3.1.5. Các vòng tuyển chọn


Gồm 2 vòng chính:

Vòng 1: Vòng nộp hồ sơ:


Đối với vị trí Nhà thiết kế:

- Số lượng: 2 người.

- Tuổi tác: 25 - 45 tuổi.

- Tốt nghiệp trường cao đẳng, Đại học các chuyên ngành về May mặc, Thiết kế thời trang
và các ngành liên quan.

- Sử dụng thành thạo phần mềm chuyên ngành: Corel, AI, Photoshop và các phần mềm văn
phòng.

- Khả năng về nghệ thuật và sáng tạo vượt trội.

- Kỹ năng Đa văn hóa tốt, đã từng làm việc trong môi trường nước ngoài.

- Có kinh nghiệm là nhà thiết kế cho ít nhất 3 Show thời trang.

- Giấy khám sức khỏe đáp ứng đủ điều kiện bình thường có hiệu lực trong 3 tháng gần nhất.

- Chứng nhận đã tiêm đầy đủ 2 mũi Vaccine Covid.


|9

- Bằng IELTS 6.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương. Chứng chỉ tiếng Pháp (nếu có).

Đối với vị trí cộng sự:

- Số lượng: 10 người.

- Tuổi tác: 25 - 45 tuổi.

- Tốt nghiệp trường cao đẳng, Đại học các chuyên ngành về May mặc, Thiết kế thời trang
và các ngành liên quan.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản.

- Kỹ năng Đa văn hóa tốt.

- Giấy khám sức khỏe đáp ứng đủ điều kiện bình thường có hiệu lực trong 3 tháng gần nhất.

- Chứng nhận đã tiêm đầy đủ 2 mũi Vaccine Covid.

- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong các vị trí liên quan đến hỗ trợ, tổ chức sự kiện, đặc
biệt là các show thời trang.

- Bằng IELTS 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương. Chứng chỉ tiếng Pháp (nếu có).

Vòng 2: Vòng phỏng vấn:


Đối với vị trí Nhà thiết kế:

Vòng 2.1: Nhà thiết kế cần thiết kế 1 bộ sưu tập thời trang kết hợp phong cách Việt và
Pháp trong thời gian 2 tuần.

Sau 2 tuần, các ứng viên lần lượt trình bày về điểm đặc biệt trong bộ trang phục của mình.

Vòng 2.2: Phỏng vấn cá nhân:

Ứng viên sẽ tiến hành phỏng vấn với Ban lãnh đạo của Flora với các nội dung:

- Về định hướng công việc và ý tưởng cho lần kết hợp sắp tới của ứng viên

- Các đặc điểm công việc và mức độ cam kết hoàn thành nhiệm vụ của ứng viên.
| 10

- Kiểm tra mức độ xử lý tình huống và khả năng giao tiếp của ứng viên thông qua một số
tình huống nhỏ.

- Chế độ lương thưởng, đãi ngộ, phúc lợi.

Đối với vị trí cộng sự: Phỏng vấn cá nhân

Ứng viên sẽ tiến hành phỏng vấn với Ban lãnh đạo của Flora với các nội dung:

- Nguyện vọng của ứng viên.

- Ưu khuyết điểm của công việc

- Cam kết mức độ hoàn thành công việc

- Đưa ra một số tình huống đa văn hóa nhỏ để ứng viên giải quyết

- Chế độ lương thưởng, phúc lợi mong muốn.

3.1.6. Hoạt động gắn kết sau tuyển chọn:


Tổ chức các buổi hội họp, các buổi bonding để các ứng viên có cơ hội giới thiệu bản thân
cũng như làm quen với các cộng sự của mình, tạo môi trường làm việc cởi mở, thoải mái.

Thời gian: 1 tuần sau khi có kết quả tuyển chọn.

Hình thức:

- Buổi Coffee Chat (vào ban ngày): để các thành viên tiện giới thiệu bản thân, mong muốn
trong chuyến đi và trao đổi sơ lược về vị trí, vai trò các thành viên.

- Buổi Party (vào buổi tối): tạo bầu không khí náo nhiệt để mọi người dễ dàng cởi mở và
tâm sự nhiều câu chuyện cuộc sống hơn, từ đó xây dựng các mối quan hệ thân thiết và thúc
đẩy quá trình làm việc dễ dàng hơn.

3.2. Phân tích về mô hình Hofstede:


3.2.1. Khoảng cách quyền lực:
Là mức độ khác nhau giữa các nhóm về việc chấp nhận và tôn trọng quyền lực. Pháp có chỉ
số bất bình đẳng ở mức cao, điều đó cho thấy một mức độ bất bình đẳng xã hội được xác
lập bởi nhiều nhà lãnh đạo. Pháp có lịch sử lâu dài của sự tập trung quyền lực, mặc dù xã
| 11

hội dân chủ vẫn là một phần quan trọng của chính phủ Pháp nhưng các tầng lớp xã hội ngày
nay vẫn còn giữ lại rất nhiều tàn dư của thời phong kiến. Nước Pháp có một tầng lớp tư sản
rất đông đảo, họ thực sự là những người kiểm soát đất nước. Trong kinh doanh, sự tập trung
quyền lực thể hiện ở việc quyền lực tổng hợp được nắm trong tay của một cá nhân. Người
lãnh đạo là người quyết định tất cả, nhân viên trong những nền văn hóa có khoảng cách lớn
về quyền lực không được giao những nhiệm vụ quan trọng, họ chỉ chờ đợi nhận được những
điều chỉ dẫn rõ ràng từ ban quản lý.

3.2.2. Mức độ né tránh rủi ro:


Người Pháp cảm thấy bất an về những tình huống chưa rõ ràng hay chưa biết. Giống như
những nước có tâm lý tránh bất định cao người Pháp thường thích có nhiều luật lệ, nghi
thức, không thích phiêu lưu, mạo hiểm. Họ cũng rất chú trọng lễ nghi và phép lịch sự, tuân
thủ pháp luật nghiêm ngặt. Họ có nhiều quy tắc ở nơi làm việc và đúng giờ là việc rất tự
nhiên ở Pháp. Trong trường hợp được mời tới các buổi họp hoặc tiệc, trong giấy mời thường
ghi rõ “ trang phục nghi lễ” có nghĩa là nam nên mặc com lê tối màu đặc biệt là vào mùa
đông, phụ nữ nên mặc trang phục thanh lịch và đơn giản. Trong trường học, các nhà quản
trị đều được giáo dục rất bài bản nhưng ít kỹ năng thực hành hơn.

3.2.3. Tính cá nhân - tập thể:


Chủ nghĩa cá nhân là khuynh hướng con người chú trọng đến bản thân họ và những điều
trực tiếp liên quan đến họ. Hướng này đối nghịch với chủ nghĩa tập thể, là khuynh hướng
con người dựa vào tập thể để làm việc và trung thành với nhau. Pháp là nước điển hình về
chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, học sinh tại Pháp đã có
tính cạnh tranh cao. Trong công ty, các cá nhân thường tự chịu trách nhiệm về quyết định
của mình và thành tích cá nhân rất được coi trọng. Họ yêu cuộc sống và thích những thứ
tinh tế trong cuộc đời, rất tự hào về những sản phẩm Pháp và phong cách Pháp.

3.2.4. Nam tính - Nữ tính


Pháp có một nền văn hóa hơi nữ tính. Họ coi trọng chất lượng cuộc sống và mục đích sống.
Nam và nữ đều có vai trò xã hội như nhau. Điều này có thể được chỉ ra bởi hệ thống phúc
lợi nổi tiếng của Pháp, một tuần làm việc 35 giờ, mỗi năm có năm tuần nghỉ lễ và tập trung
vào chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, văn hóa Pháp xét về kiểu mẫu thì Pháp có một đặc
| 12

điểm độc đáo khác mà không có ở bất kỳ quốc gia nào khác, đó là tầng lớp thượng lưu
thường thể hiện nữ tính trong khi tầng lớp lao động lại xem trọng nam tính. Theo đặc điểm
đó, chúng ta có thể hiểu rằng tầng lớp lao động sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh hơn để đạt
được một mục tiêu, đặt thiện cảm hơn đối với thành tích và có tư tưởng sống để làm việc.
Ngược lại, tầng lớp cao sẽ có xu hướng thông cảm hơn với những người bất hạnh và có
quan điểm sống, đơn giản là họ sống không chỉ để làm việc mà còn để tận hưởng và có một
cuộc sống chất lượng hơn.

3.2.5. Định hướng dài hạn - ngắn hạn


Với số điểm 63, Pháp đạt điểm khá cao ở khía cạnh này và cho thấy khuynh hướng thực
dụng. Trong các xã hội Pháp, người ta tin rằng chân lý phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh,
bối cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng thích ứng truyền thống dễ dàng với các điều
kiện thay đổi, có xu hướng tiết kiệm và đầu tư mạnh mẽ, tiết kiệm và kiên trì trong việc đạt
được kết quả.

3.2.6. Sự đam mê - tự kiềm chế


Người Pháp sống trong môi trường có văn hóa tự do cá nhân cao sẽ luôn chủ động làm
những gì mình thích, đôi khi việc đó vượt quá tầm kiểm soát của bản thân. Bên cạnh đó,
văn hóa tự do cũng cho mỗi cá nhân tự do toàn quyền trong các quyết định mà không phải
chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc và mối quan hệ. Họ có xu hướng hưởng
thụ thành quả một mình (ăn uống, du lịch, mua sắm...) hơn là đi chung với một tập thể hoặc
gia đình. Họ hay nói về đam mê về tương lai và những việc nên làm. Họ luôn mạnh mẽ và
kiên trì theo đuổi ước mơ của mình tới cùng.

3.3. Chương trình đào tạo ngôn ngữ


3.3.1 Đào tạo tiếng Pháp

Để có một chương trình đào tạo hiệu quả thì công ty đã thiết kế các bước đào tạo như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu


| 13

Giao tiếp và trao đổi với đồng nghiệp người Pháp trong quá trình làm việc về chuyên ngành
mà không cần sử dụng tới người phiên dịch hoặc không thể diễn đạt được những thông tin
trong quá trình làm việc.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo

Vì thời gian đào tạo có hạn cho nên mặc dù với 4 kỹ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết thì
Công ty chú trọng vào đào tạo và nâng cao kỹ năng nghe và nói là chính. Sau quá trình đào
tạo, đảm bảo 100% nhân viên của công ty đi qua Pháp có thể giao tiếp cơ bản với người
Pháp, có vốn kiến thức ngữ pháp và từ vựng chuyên ngành để phục vụ cho việc trao đổi
công việc được thuận lợi hơn. Ngoài ra về khả năng đọc, mục tiêu có thể đọc và hiểu những
nội dung, ký hiệu chuyên ngành.

Bước 3: Lựa chọn giáo trình, chương trình, khóa học và sắp xếp thời gian đào tạo

- Quá trình đào tạo 6 tháng tại Việt Nam, bắt đầu từ 02/2022, kết thúc vào 31/07/2022:

Thời gian 2 tháng 2 tháng 2 thán


(01/02 - 31/03) (01/04 - 31/05) (01/06 - 31/07)

Giai đoạn On boarding Learn to grow Be In (être dans)


(Intégration) (Apprendre à
grandir)

Nội dung - Tìm hiểu các kiến - Tiếp tục giáo trình đào - Học vào các kiến thức
đào tạo thức căn bản của tạo tiếng Pháp căn bản chuyên ngành của tiếng
tiếng Pháp bao gồm nhưng tập trung nhiều Pháp trong lĩnh vực thời
từ vựng và ngữ pháp hơn vào phát âm và giao trang bao gồm từ vựng,
trong giao tiếp cơ tiếp. kí hiệu,…
bản.
| 14

Tài liệu - 10 chủ đề giao tiếp - 4000 từ vựng cơ - Từ vựng chuyên


đào tạo cơ bản; bản; ngành thời trang;
- 4000 từ vựng cơ - Bài tập luyện nghe - Tài liệu bằng tiếng
bản; tiếng Pháp cơ bản. Pháp chuyên ngành thời
- Ngữ pháp tiếng trang.
Pháp cơ bản.

Thời gian - 3 buổi/ tuần, mỗi - 3 buổi/tuần, mỗi - 2 buổi/tuần, mỗi


và đội ngũ buổi 1h30’ (Tương buổi 1h30’. (Tương buổi 2h (Tương đương
đào tạo đương 36h học); đương 36h học) 32h học);
- Được giảng dạy bởi - Được giảng dạy bởi - Giảng viên người
giảng viên người Việt giảng viên người Việt Pháp đứng lớp.
Nam có IELTS 7.5 và Nam có IELTS 7.5 và
chứng chỉ tiếng pháp chứng chỉ tiếng pháp
DALF cấp độ C1. DALF cấp độ C1.

Phương - Sử dụng bộ tài liệu - Áp dụng phương -Áp dụng phương


pháp đào từ vựng tiếng Pháp pháp Shadowing. pháp Shadowing;
tạo mượn phát âm Việt - Được phát 1 cuốn sổ
Nam; tay lưu kí. Trong mỗi
- Flashcard để học từ tuần, học viên sẽ ghi
vựng. chép lại những gì mình
học được, ghi nhận sự
tiến bộ, sự thiếu tiến
bộ nào;
- Mỗi tuần sẽ sưu tầm
1 bài báo hay về thời
trang, tổng hợp và
trình bày trước lớp;
- Sử dụng các kí hiệu
| 15

trong thiết kế

Điều kiện - Sau khóa học sẽ thực - Sau khoá học sẽ thực - Thực hiện 1 bài test
đánh giá hiện 1 bài test các kỹ hiện 1 bài test bao gồm tổng quát. Bao gồm kỹ
năng bao gồm nghe, nghe và nói giao tiếp năng Nghe, nói, đọc;
ngữ pháp và từ vựng các chủ đề cơ bản;
- Yêu cầu đạt 60/100
đã được học. Yêu cầu - Yêu cầu học viên đạt
điểm;
học viên cần đạt 60/100 điểm.
- Ở giai đoạn này, giao
50/100 điểm.
tiếp 100% bằng tiếng
Pháp trong các buổi
học.

3.3.2. Đào tạo ngôn ngữ giao tiếp:

Về phần ngôn ngữ giao tiếp, tôi xin được trình bày phương pháp đào tạo của khóa học này:
Phương pháp “Shadowing” - Đây là phương pháp bám theo ngôn ngữ:

➢ Bước 1: Bắt đầu với phương pháp này, học viên sẽ bắt đầu tìm hiểu những tài liệu, kiến
thức về ứng xử, các tình huống thông thường trong văn hóa nước Pháp. Mỗi người sẽ có
một ghi chú riêng tự phân tích, nếu ra quan điểm cá nhân và so sánh với những hiểu biết
của bản thân, các nguồn có thể tham khảo như sách, phim, nhạc, các cuộc hội thoại ngắn,
kết bạn người Pháp,.... Vừa để tạo tính chủ động trong việc học cũng như để người học hiểu
rõ hơn về ngôn ngữ mình đang học.

➢ Bước 2: Nghe và nắm bắt tình huống, ngữ điệu trong từng ngữ cảnh. Người học nghe
thông qua các đoạn phim, hội thoại để cảm nhận ngữ điệu, cách phát âm, dừng nghỉ trong
câu nói của người Pháp. Và cố gắng đọc vị, nắm bắt để đoán tính huống, nội dung cuộc trò
chuyện. Ở bước này giúp người học hiểu được hơn về mục đích và tình huống giao tiếp
thông thường.

➢ Bước 3: Nghe - nhìn - nói theo: bước này giúp người học bắt chước theo giọng điệu,
cách phát âm, ngữ cảnh cuộc trò chuyện thông thường một cách tự nhiên nhất.
| 16

➢ Bước 4: Nghe - tưởng tượng - nói: người học sẽ tập giao tiếp cơ bản với những học viên
khác, tự tưởng tượng ra các tình huống để tự nói rồi ghi âm, tập nói với giảng viên. Từ đó
so sánh, nhận xét bản ghi âm và lưu ý phía giảng viên.

➢ Networking night: Tổ chức meeting, bonding 2 buổi vào giữa khóa và cuối khóa. Nhằm
gắn kết giữa các đồng nghiệp để hiểu nhau hơn, tiện cho công việc sắp tới, cũng như tạo
môi trường giao tiếp bằng tiếng Pháp, luyện tập phản xạ giao tiếp cho học viên, trao đổi với
nhau những kiến thức và khó khăn mình gặp phải trong thời gian học ngoại ngữ vừa qua để
rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

Học viên sẽ phải nộp bản báo cáo về các tình huống, ngữ cảnh học được, những văn hóa
giao tiếp, ứng xử trong các cuộc hội thoại của người Pháp mà mình rút ra được vào cuối
kỳ. Cùng với đó là một buổi kiểm tra về giao tiếp với các giảng viên và đồng nghiệp khác.
Nhằm kiểm tra khả năng phản xạ giao tiếp, phát âm, biểu cảm, ký hiệu và ngôn ngữ hình
thể.

3.4. Quy tắc ứng xử trong đời sống thường ngày


3.4.1. Mục tiêu:

Giúp người học làm quen với những khác biệt về văn hóa, hạn chế những khó xử không
cần thiết khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

3.4.2. Thời gian:

Đào tạo trong vòng 1 tháng (2h/buổi/tuần). Trong 2 tiếng học: 1 tiếng đầu học lý thuyết, 1
tiếng sau sẽ thực hành (game, case, đóng vai,..)

3.4.3. Phương pháp đào tạo:

- The Intellectual notebook: Trước mỗi buổi học mỗi người sẽ tự thu thập 3 tình huống liên
quan đến chủ đề buổi học hôm đó và thuật lại cho cả lớp thông qua một vở kịch hay thuyết
trình.
| 17

- Tình huống giả định: Giảng viên không ngừng tạo ra các tình huống “sai - đúng” trong
buổi học. Ví dụ: ăn sai, nói sai, chào sai,... rồi sau đó sửa lại cho đúng.

3.4.4. Nội dung từng buổi học sẽ xoay quanh các chủ đề sau:
Buổi Nội dung
1 - Bisous: Nụ hôn thân mật của người Pháp:
Nụ hôn má chính là nét đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn
vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà.
Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau,
thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3
cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó
thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.
- Cách chào hỏi và giao tiếp của người Pháp:
Hôn má của bạn bè và người thân, nói câu “bonne journée” (chúc một ngày tốt
lành), bắt tay mọi người là những cử chỉ mà người Pháp dành cho nhau trong
giao tiếp hàng ngày. Văn hóa chào hỏi của Pháp cũng là thứ khiến người ngoại
quốc yêu thích. Nếu ngồi ở một quán cà phê nào đó trên đường phố vào buổi
sáng, bạn sẽ thấy mọi người dân Pháp hôn má, nói “bonne journée”, bắt tay
nhau trong mọi hoàn cảnh.
2 - Cách ăn uống:
Đối với người Pháp, nếu ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy
tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa. Khăn
ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp
lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi
nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những
câu chuyện thường ngày, không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức
ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng.
Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu
là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ tung
khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện
| 18

rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò chuyện trên bàn
ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.
Thường khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn bạn có thể đến cùng với 1 chai
rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người Pháp mang
rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ
đánh giá cao việc làm đó của bạn.
- Khi giao tiếp bằng điện thoại:
Thường thì người ta không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi vừa
cúp máy. Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới
gọi đột xuất. Người nào gọi trước nên dập máy trước, đó là thông lệ. Người
Pháp có thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn
gọn và lịch thiệp.
3 - Nhận và tặng quà:
Ở Pháp, quà tặng sẽ được mở ngay khi nhận từ người tặng. Mỉm cười, cảm ơn,
hôn Bisous ngay cả khi bạn không thích món quà đó là phép lịch sự tối thiểu.
Tuy vậy với những trường hợp thân thiết hay với người yêu, bạn có thể thể hiện
sự chưa hài lòng một cách nhẹ nhàng để đối phương hiểu và không mắc phải
những sai lầm tương tự.
- Trả tiền:
Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người
nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền boa (tiền tip) - nhưng không vượt quá
10%. Ai mời bữa tiệc thì người đó trả tiền.
4 - Lời cảm ơn và xin lỗi
Người Pháp luôn nói lời cảm ơn một cách rõ ràng và chân thành. Nó đi liền với
từ “không” khi từ chối để giảm đi sự hụt hẫng cho người kia. Người lớn luôn
dạy con cái cách nói lời cảm ơn để chúng hiểu ý nghĩa và rèn thói quen dùng
nó.
Lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ thực sự
tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ. Tuy nhiên với những lỗi
| 19

lớn, họ dành thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào
biện minh.
- Bạn nên mặc gì ở kinh đô thời trang:
Nên: Người Pháp rất chuộng những gam màu trung tính (kaki xanh lá, xanh hải
quân, trắng, đen, ghi, đỏ mận, be,…) bởi chúng mang đến sự nền nã và sang
trọng và rất dễ kết hợp. Vào mùa hè, họ thích Pháp mặc áo hoa và họa tiết, tuy
nhiên, nên tránh quá nhiều màu. Người Pháp luôn đánh giá cao sự nền nã và
thanh lịch. Bên cạnh đó hãy nhớ rằng người Pháp không chỉ nhìn vẻ ngoài của
bạn. Họ còn cảm nhận cả nội tâm để biết được bạn đẹp đến mức nào.
Không nên: Đồ ngủ và đồ thể thao là những quần áo chuyên dụng nên bạn
không nên mặc chúng trong bất cứ hoàn cảnh nào khác. Nếu cần đến sự thoải
mái, áo phông, quần jean sẽ là những trang phục phù hợp hơn, bởi chúng tạo
nên vẻ lịch sự cần thiết. Với người Pháp, thời trang là sự tôn trọng chính mình
và những người xung quanh.

3.5. Chương trình đào tạo văn hóa ứng xử trong công việc với người Pháp:
3.5.1. Mục tiêu của chương trình:

Giúp người học có nhận thức tổng quan về những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình
làm việc và biết cách xử lý phù hợp với văn hóa của địa phương, cũng như văn hóa của tổ
chức (đối tác).

3.5.2. Cơ sở xây dựng chương trình:

Dựa trên mô hình 5Cs - 5 hành vi làm việc nhóm hiệu quả (5Cs of Effective Team Member
Behavior) kết hợp mô hình Các giai đoạn phát triển nhóm (Stages of Team Development),
chúng tôi xây dựng chuỗi các bài học tương ứng với từng giai đoạn và với từng yếu tố trong
mô hình 5Cs, đảm bảo người học có thể tiếp cận được bao quát các khía cạnh nhằm đạt
được mục tiêu đề ra.
| 20

3.5.3. Nội dung và kế hoạch, phương pháp đào tạo:

STT Bài học Thời Phương pháp đào tạo


lượng

1 Phương pháp làm quen và gây ấn tượng 1 buổi Học lý thuyết trên lớp và
tốt với đồng nghiệp, vai trò của thứ bậc giúp người học hiểu và ghi
nơi làm việc nhớ ngay tại lớp.
Giải case study thông qua
2 Tác phong và các chuẩn mực khi làm 2 buổi
phương pháp đào tạo
việc, văn hóa làm việc của đối tác
nghiên cứu tình huống.
3 Thực hành với giáo viên người bản địa, 1 buổi
mô phỏng cách làm quen và tác phong khi
làm việc tại Pháp.

4 Phương pháp làm việc hiệu quả dưới áp 1 buổi


lực và rèn luyện tư duy phản biện

5 Phong cách làm việc nhóm: truyền thông 2 buổi


và kỹ thuật ra quyết định nhóm

6 Thực hành với giáo viên người bản địa, 1 buổi


mô phỏng các tình huống khi đưa ra ý
tưởng và tranh luận thuyết phục tại Pháp.

7 Phương pháp xử lý mâu thuẫn nhóm 1 buổi

8 Phương pháp động viên đồng nghiệp 1 buổi

9 Kiểm tra đánh giá 1 buổi

Tổng: 11 buổi

* 2 tiếng/ buổi.
| 21

3.5.3.1. Phương pháp làm quen và gây ấn tượng tốt với đồng nghiệp, hệ thống phân cấp
và vai trò của thứ bậc nơi làm việc tại Pháp:

Mối quan hệ là một trong những yếu tố quan trọng trong văn hoá doanh nghiệp Pháp, giúp
xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Trong bài học này, chúng tôi sẽ giúp người học hiểu biết
cơ bản về văn hóa giao thiệp khi bắt đầu làm việc, hướng dẫn những cách gây ấn tượng tốt
và những điều nên tránh, đồng thời, giới thiệu hệ thống phân cấp và tầm ảnh hưởng của hệ
thống này đến văn hóa của người Pháp.

Ví dụ:

- Văn hóa chào hỏi: Nói “Bonjour” và một cái bắt tay nhẹ, tránh quá mạnh sẽ gây nên ấn
tượng xấu và người đối diện sẽ rời đi. Khi đã thân quen, cách chào hỏi phổ biến nơi làm
việc giữa đồng nghiệp khác giới là hôn má - “la bise” (cheek-kissing), tuy nhiên nam giới
tránh chủ động trước mà nên để nữ giới bắt đầu. Người Pháp rất xem trọng việc chào hỏi
buổi sáng này, dù việc có bận đến đâu thì cũng không nên đi thẳng đến chỗ làm mà bỏ qua
nghi lễ (chào hỏi tất cả mọi người trong văn phòng) này nếu không muốn bị xem là thô lỗ,
khó ưa.

- Văn hóa ăn trưa: người Pháp coi trọng việc dùng bữa trưa cùng các đồng nghiệp hay các
đối tác kinh doanh. Vì thế ăn trưa một mình được xem là điều tối kỵ, nó sẽ khiến các đồng
nghiệp nghĩ bạn là một người khó gần và kỳ quặc.

- Văn hóa nghỉ giữa giờ: thông thường người Pháp có các buổi giải lao ngắn dành cho hoạt
động hút thuốc (ở khu vực hút thuốc), uống cafe (pause café), … Nên tận dụng khoảng thời
gian này để làm quen, thân thiết hơn với đồng nghiệp, điều này giúp xây dựng sự tin tưởng
nhanh hơn.

- Phân cấp và thứ bậc: người Pháp rất coi trọng thứ bậc, việc góp ý hay nhận xét thẳng
thừng một người có vị trí cao hơn mình sẽ khiến họ khó chịu ra mặt và đánh mất sự ủng hộ
của các đồng nghiệp; Danh thiếp (business card) nên được in bằng cả tiếng Anh và Pháp,
ghi rõ chức danh và bằng cấp.
| 22

3.5.3.2. Tác phong và các chuẩn mực khi làm việc, văn hóa làm việc của đối tác:
a) Tác phong khi làm việc:

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa về tác phong khi làm việc khác nhau, vì thế mà trong lúc
làm việc có những yêu cầu khác nhau về trang phục, giày dép, kiểu tóc. Là một vương quốc
của thời trang, người Pháp đặc biệt chú trọng đến cách ăn mặc và ngoại hình của mình, do
đó, họ thường ưu tiên những trang phục, trang sức, các phụ kiện thanh lịch, chất lượng cao,
đi giày cao gót đối với nữ và đi giày da đối với nam; cần tránh ăn mặc gợi cảm, rườm rà
hoặc “dị biệt”. Nếu không biết lựa chọn như thế nào, hãy mặc trang trọng như vest, ...

b) Các chuẩn mực nơi làm việc:

Người Pháp bắt đầu làm việc vào lúc 8:30/9h đến 12, 12:30 và nghỉ trưa, sau đó bắt đầu
làm việc tiếp từ 14h/14h30 đến 18h, trung bình làm việc khoảng 35 tiếng/ tuần và lịch trình
được đặt sẵn (không được linh hoạt). Trong giờ làm việc, họ có các chuẩn mực làm việc
theo quy định của công ty và những chuẩn mực ngầm định mà người học cần phải nắm rõ.

Ví dụ:

- Văn hóa tan làm (sau giờ làm): việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc rất được chú
trọng, nên người Pháp rất hiếm khi cảm thấy phải ngồi thêm giờ trên bàn làm việc để gây
ấn tượng với sếp. Hầu hết người Pháp sẽ về nhà với gia đình hơn là ra ngoài gặp gỡ các
đồng nghiệp.

- Văn hóa đúng giờ: nên đúng giờ và nếu trễ thì không được quá 10 phút.

- Các chuẩn mực ngầm định khác: Pháp là một môi trường làm việc rất nghiêm khắc, đồng
nghiệp rất khắt khe với thái độ làm việc. Những việc làm như nghe nhạc, đi làm muộn, tán
gẫu trong giờ làm việc là không thể chấp nhận và bị phê bình rất nặng. Ngoài ra, cần tránh
trao đổi những vấn đề khác ngoài công việc với sếp nếu không sẽ bị xem là nịnh bợ, thiếu
trung thực.

c) Văn hóa doanh nghiệp của đối tác:

Vì là một chuyến công tác hợp tác giữa hai doanh nghiệp mà chúng ta sẽ cùng làm việc tại
văn phòng của đối tác (Pháp) nên ứng viên cần hiểu biết về phong cách làm việc của cá
| 23

nhân làm việc trong doanh nghiệp ấy. Để giúp làm được điều đó, chúng tôi sẽ đưa ra các
giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp của đối tác mà công ty tìm hiểu được theo mô hình của
Schein qua 3 lớp “biểu hiện - giá trị - ngầm định”.

3.5.3.3. Phương pháp làm việc hiệu quả dưới áp lực và rèn luyện tư duy phản biện:

Làm việc dưới áp lực và tư duy phản biện là hai kỹ năng thiết yếu trong mọi lĩnh vực, đặc
biệt là trong ngành thiết kế thời trang, khi mà các ý tưởng, bản thảo, chi tiết may, ... phải
được trao đổi thảo luận liên tục. Dưới văn hóa Pháp, việc truyền đạt ý tưởng gặp phải khó
khăn bởi các phong cách truyền thông của họ. Vì thế, bài học này sẽ cung cấp khái quát
phương pháp giúp người học giải tỏa áp lực, xử lý khủng hoảng khi làm việc căng thẳng,
đồng thời đưa ra những biện pháp giúp rèn luyện tư duy phản biện nhằm chuẩn bị diễn
thuyết bản thảo, ý tưởng tốt hơn, cải thiện hiệu quả làm việc, chuẩn bị sẵn sàng kỹ năng
cần thiết cho bài học tiếp theo.

a) Phong cách làm việc nhóm:


Để làm việc hiệu quả, học viên cần nắm rõ lối tư duy của người Pháp và cách thức trao đổi
ý kiến trong cuộc họp. Vì thế trong bài học này, chúng tôi giảng dạy về kỹ thuật truyền
thông nhóm (cách diễn thuyết, đưa ra ý kiến trong nhóm, tranh luận) và kỹ thuật ra quyết
định nhóm phù hợp với văn hóa người Pháp.

b) Truyền thông nhóm:

Giảng dạy phong cách giao tiếp, cách thức truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ cơ thể, hình thức trang trọng và không trang trọng, giao tiếp bằng mắt, lựa chọn kênh
truyền thông và các lưu ý khi truyền thông nhóm.

Ví dụ:

- Người Pháp thường đặt rất nhiều câu hỏi và ngắt lời ai đó trước khi kết thúc cuộc tranh
luận của họ và được xem như một thói quen phổ biến thể hiện sự quan tâm đến người nói
cũng như vấn đề đang trình bày. Việc giữ im lặng trong cuộc họp được xem như là không
đóng góp ý kiến và có thái độ không tốt.
| 24

- Người Pháp rất quan tâm đến chi tiết và tính logic. Họ đánh giá cao những ý tưởng mới
nếu ý tưởng đó đủ thuyết phục.

- Không thảo luận các vấn đề cá nhân trong khi đàm phán, họp.

- Nên cố gắng sử dụng tiếng Pháp nhiều nhất có thể để thể hiện sự nỗ lực thích nghi với
môi trường làm việc và văn hóa Pháp.

3.5.3.4. Kỹ thuật ra quyết định nhóm:


Giảng dạy cách thức ra quyết định nhóm phù hợp với đặc tính văn hóa của địa phương và
nơi làm việc.

Ví dụ:

- Tốc độ ra quyết định trong quy tắc kinh doanh của người Pháp khá chậm. Các quyết định
thường không được đưa ra trong cuộc họp đầu tiên, bởi vì người Pháp thích thảo luận chi
tiết mọi thứ với cấp trên và với tâm thế “Chất lượng hơn số lượng”.

- Nhất trí trong công việc: khi có một ý tưởng mới hoặc thực hiện một dự án mới, cần có
sự đồng ý và thông qua của tất cả các đồng nghiệp trong buổi họp.

3.5.3.5. Phương pháp xử lý mâu thuẫn:

Theo nghiên cứu của CPP Human Capital Report 2008, những nguyên nhân dẫn đến mâu
thuẫn khi làm việc nhóm ở Pháp thường là do: thiếu trung thực, xung đột cái tôi/ đỗ lỗi,
khối lượng công việc nặng, bị lợi dụng/ phải làm nhiệm vụ không liên quan nhưng được
xem là đương nhiên, nhà quản lý cầu toàn, … Trung bình trong 1 tuần làm việc cùng nhau,
sẽ có 1.8 giờ dành cho “mâu thuẫn”, đây là con số trung bình so với các nước trong khu
vực (Đức và Ireland là 3.3 giờ, Netherlands là 0.9 giờ, Đan Mạch và Anh là 1.8 giờ) cho
thấy người Pháp có xu hướng né tránh xung đột, hoặc xử lý mâu thuẫn theo hướng: không
tham gia buổi họp, bạo lực (nhưng rất ít).

Từ những thực tế trên, chúng tôi đưa ra phương pháp giải quyết tình huống theo hướng cảm
xúc (EQ), như phương pháp né tránh, hợp tác, thỏa hiệp.
| 25

Ví dụ: PRAGUE (Pause → Relax-Assess your position → Gather viewpoints from others
→ Use your EQ → End of conflict), ...

3.5.3.6. Phương pháp động viên:

Làm việc trong lĩnh vực thiết kế thời trang đòi hỏi nguồn cảm hứng bất tận, đối mặt với
tình huống mà bản thân hoặc đồng nghiệp gặp trục trặc với ý tưởng, đây là lúc chúng ta cần
động viên, truyền cảm hứng cho đồng nghiệp. Tuy nhiên, suy xét trên góc độ văn hóa, mỗi
quốc gia có cách suy nghĩ và cảm nhận khác nhau trong cách thức động viên, vì thế trong
buổi học này, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp giúp người học hiểu biết cách ứng
xử phù hợp với địa phương trong việc động viên, khích lệ đồng nghiệp.

3.5.4. Phương pháp đánh giá:


Thông qua 02 hình thức gồm kiểm tra trắc nghiệm (thang đo 0-10) và giải quyết tình huống
để đánh giá mức độ hiểu, ghi nhớ và ứng dụng nội dung đào tạo. Hình thức đánh giá sẽ linh
hoạt theo mỗi buổi kết thúc một nội dung đào tạo. Kết thúc chương trình đào tạo sẽ có bài
kiểm tra tổng hợp 02 hình thức (trắc nghiệm kết hợp tự luận giải quyết tình huống, thang
đo từ 0-10) nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học sau toàn bộ quá trình đào
tạo.

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VĂN HÓA:

4.1. Tại Việt Nam:


- Đánh giá định kỳ: Kết hợp thực hành ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình tổ chức đánh
giá. Người đào tạo đánh giá kết quả học tập của học viên theo định kỳ 2 tuần/lần.

- Bài thi cuối khóa 1: Đề kiểm tra có thể ở nhiều dạng hình thức khác nhau: trắc nghiệm &
tự luận (lý thuyết), ứng xử trong tình huống giả lập (thực hành).

4.2. Tại quốc gia Pháp:


- Đánh giá định kỳ: Kết hợp thực hành ngôn ngữ và văn hóa thông qua tình huống mô
phỏng hoặc xảy ra thực tế trong quá trình làm việc tại Pháp có phát sinh. Dựa trên kết quả
đánh giá định kỳ hàng tuần của Người đào tạo.

- Bài thi cuối khóa 2: Hình thức và tiêu chuẩn chấm do người đào tạo đề ra, đã được trình
| 26

lên quản lý dự án của Floral xem xét và phê duyệt.

- Consultant: Dựa trên đánh giá của Consultant trong quá trình hợp tác tại nước Pháp.

4.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình Donald Kirkpatrick:
Donald Kirkpatrick là người đầu tiên đưa ra bốn cấp độ đánh giá định lượng hiệu quả đào
tạo. Mô hình đánh giá đã tồn tại hơn 50 năm nhưng hiện vẫn được sử dụng rộng rãi. Các
cấp độ bao gồm: Phản hồi, Học tập, Hành vi, và Ảnh hưởng đến tổ chức.

Để đảm bảo ứng viên được trải nghiệm và đào tạo tốt nhất, Floral đã thiết kế 4 cấp độ đánh
giá theo mô hình của Donald Kirkpatrick để đánh giá chính sách hỗ trợ của công ty trong
quá trình đào tạo:

a. Cấp độ 1: Phản hồi

Mục đích: Đo lường cảm quan của nhân viên về các chính sách của công ty trong toàn bộ
quá trình công tác tại Pháp. Và hiệu quả mức độ hữu dụng của Cố vấn đại diện của công ty
trong việc hỗ trợ các ứng viên trong quá trình công tác tại Pháp và Đề xuất cải thiện (nếu
có).

Hình thức thực hiện sẽ thông qua phiếu đánh giá. Các câu hỏi trong phiếu thường sẽ đề cập
về thông tin liên quan đến khóa học, như: Học viên có thích chương trình đào tạo này hay
không? Chương trình này có mang lại hiệu quả tích cực không? Khả năng áp dụng kiến
thức vào quá trình làm việc thực tế?

Từ đó Floral nhìn nhận điểm mạnh để phát huy hoặc tìm ra điểm yếu để khắc phục. Kết quả
phiếu đánh giá phải dựa trên nguyên tắc trung thực và chính xác nhất. Dựa vào đó để điều
chỉnh và phát triển chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả cho người học.

Dưới đây là phiếu khảo sát mẫu:

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NHÂN VIÊN VỀ KHÓA ĐÀO TẠO

NHẬN XÉT KHÓA HỌC (đánh dấu X vào ô vuông được lựa chọn):

1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Tương đối đồng ý; 4 = Đồng ý; 5 =
Hoàn toàn đồng ý
| 27

STT Mục tiêu và nội dung chương trình 1 2 3 4 5

1 Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng

2 Nội dung chương trình đào tạo phản ánh các mục
tiêu của chương trình

3 Các buổi học trong chương trình đào tạo có sự gắn


kết với nhau

4 Chương trình đào tạo có sự phân bổ tỷ lệ lý thuyết


và thực hành hợp lý

5 Chương trình đào tạo bao gồm những buổi học


cung cấp kiến thức văn hóa cơ bản và kỹ năng
nghề nghiệp

Hoạt động giảng dạy trong khóa học

6 Đại đa số người đào tạo khóa học có kiến thức


chuyên môn cao

7 Đại đa số người đào tạo có phương pháp giảng dạy


phù hợp

8 Đại đa số người đào tạo lắng nghe quan điểm của


học viên và sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình

9 Đại đa số người đào tạo giúp học viên biết liên hệ


giữa các vấn đề trong lý thuyết với thực tiễn

Tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập

10 Khung cảnh giảng dạy (phòng ốc, trang thiết bị,


ăn uống…) đáp ứng đủ nhu cầu của học viên

11 Chất lượng tài liệu tham khảo


| 28

Cảm nhận về kết quả đạt được từ khóa học

12 Khóa học cung cấp cho học viên những kiến thức
cần thiết về văn hóa Pháp

13 Khóa học giúp anh/chị nâng cao trình độ, khả năng
sử dụng ngoại ngữ

14 Học viên hài lòng về chất lượng đào tạo của khóa
học

15 Học viên tự tin mình đã hiểu biết về chương trình


đào tạo

b. Cấp độ 2: Học tập

Mức độ tiếp thu thực tế của học viên là yếu tố quan trọng mang tới hiệu quả công việc sau
này. Tiến hành đo lường kiến thức, kỹ năng và thái độ người học. Có thể tổ chức kiểm tra
bằng hình thức viết, thuyết trình hoặc thực hành.

Kết quả đào tạo sẽ được thể hiện trực tiếp thông qua kết quả làm kiểm tra của học viên từ
đó so sánh kết quả các bài kiểm tra trước và sau khóa học.

c. Cấp độ 3: Hành vi

Quá trình làm việc trực tiếp tại Pháp, đây là thời điểm thích hợp để ứng dụng những gì học
được vào công việc. Lúc này Floral sẽ tiếp tục tạo khảo sát, và những câu hỏi trong phiếu
khảo sát có nội dung hướng đến việc đánh giá sự thay đổi hành vi của nhân viên sau khóa
học.

d. Cấp độ 4: Ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Phân tích kết quả cuối cùng của chương trình đào tạo. Thông tin dữ liệu đo lường sẽ phụ
thuộc chính vào đánh giá cuối cùng của đối tác Pháp về tác phong và quy trình, thái độ làm
việc của nhân viên Việt Nam hoặc đánh giá của quản lý đại diện Việt Nam trong Show
Paris Fashion Week 2022.
| 29

LỜI KẾT

Ngành công nghiệp thời trang đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, mỗi năm
các nhà mốt đưa ra nhiều bộ sưu tập mới, hấp dẫn, giúp cho ngành thời trang ngày càng
phát triển. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành không thể không nói
đến vai trò của xu hướng thời trang. Và để tạo ra những xu hướng thời trang độc đáo, mới
mẻ không thể không kể đến sự giao thoa giữa các ý tưởng đến từ nhiều nguồn văn hóa khác
nhau, sự hợp tác giữa các nhà thiết kế trên thế giới.

Để có quá trình làm việc và cho ra kết quả thành công trong dự án đa quốc gia, đa văn hóa
cần phải trải qua một quá trình rèn luyện và đào tạo khắt khe để nhân viên có đầy đủ các kĩ
năng của một nhân viên đa văn hóa toàn cầu và nhanh chóng thích nghi với các điều kiện
làm việc mới.

Chính vì vậy, thông qua lộ trình đào tạo nhân viên được chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm nâng
cao kiến thức từ ngôn ngữ, văn hóa đời sống đến các văn hóa văn phòng, Flora tin rằng đây
sẽ là tiền đề cho sự hợp tác thành công trong Show thời trang sắp tới nói riêng và mối quan
hệ lâu dài giữa Flora và Dior nói chung.
| 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wikipedia. 2006. Người Pháp. [ONLINE] Available at:


https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ph%C3%A1p.
[Accessed 17 November 2021].
2. Du lịch Việt Nam. 2020. Tất tần tật những đặc trưng văn hóa nước Pháp hấp dẫn du
khách. [ONLINE] Available at: https://www.ipvietnam.gov.vn/sach-tap-chi-va-tai-
lieu-tham-khao/-/asset_publisher/5hGA1SMJFnhf/content/luat-kieu-dang-cong-
nghiep-trong-linh-vuc-thoi-trang-chau-au. [Accessed 18 November 2021].
3. Communicaid. 2013. WORKING EFFECTIVELY WITH THE FRENCH.
[ONLINE] Available at: https://www.communicaid.com/cross-cultural-
training/working-effectively-with-the-french/. [Accessed 18 November 2021].
4. Not Even French. 2018. 10 Tips For Working With French Colleagues | The
French workplace. [ONLINE] Available at:
https://www.youtube.com/watch?v=Pxyuby8ULu8. [Accessed 18 November
2021].
5. The Local Fr. 2017. The mistakes to avoid when working in France. [ONLINE]
Available at: https://www.thelocal.fr/20170404/ten-mistakes-to-avoid-when-
working-in-france/. [Accessed 18 November 2021].
6. SlideShare. 2013. How to manage conflicts in France. [ONLINE] Available at:
https://www.slideshare.net/simondaspe/how-to-manage-conflicts-in-france.
[Accessed 18 November 2021].
7. The Myers Briggs. 2008. WORKPLACE CONFLICT AND HOW BUSINESSES
CAN HARNESS IT TO THRIVE. [ONLINE] Available at:
https://www.themyersbriggs.com/-
/media/f39a8b7fb4fe4daface552d9f485c825.ashx. [Accessed 18 November 2021].
8. Amber Online Education. 2019. Tổng hợp các phương pháp đào tạo nội bộ hiệu quả
cho doanh nghiệp. [ONLINE] Available at: https://amber.edu.vn/phuong-phap-dao-
tao-noi-bo/. [Accessed 18 November 2021].
| 31

9. Ofrench. 2018. Quy tắc trang phục kinh doanh ở Pháp là gì. [ONLINE] Available
at: https://ofrench.com/vi/ph%C3%A1p-kinh-doanh/trang-ph%E1%BB%A5c-
kinh-doanh/. [Accessed 18 November 2021].
10. Vietnam France Exchange. 2019. Source : https://vfegroup.vn/van-hoa-lam-viec-
cua-nguoi-phap/ - WP Extra. [ONLINE] Available at: https://vfegroup.vn/van-hoa-
lam-viec-cua-nguoi-phap/. [Accessed 18 November 2021].
11. Todaytranslations. 2018. Doing Business in France. [ONLINE] Available at:
https://www.todaytranslations.com/consultancy-services/business-culture-and-
etiquette/doing-business-in-france/. [Accessed 18 November 2021].
12. Style-republik. 2021. Những điều thú vị về Tuần lễ thời trang Paris: Từ cột mốc lịch
sử đến luật chơi của Haute Couture. [ONLINE] Available at: https://style-
republik.com/tuan-le-thoi-trang-paris-va-nhung-dieu-ban-can-biet/. [Accessed 18
November 2021].
13. Elle. 2017. ELLE X IVY MODA – TRÀO LƯU THỜI TRANG COLLAB ĐÃ TỚI
VIỆT NAM. [ONLINE] Available at: https://www.elle.vn/tin-thoi-trang/elle-x-ivy-
moda-trao-luu-thoi-trang-collab-da-toi-viet-nam. [Accessed 18 November 2021].
14. IP Viet Nam. 2020. Luật kiểu dáng công nghiệp trong lĩnh vực thời trang Châu âu.
[ONLINE] Available at: https://www.ipvietnam.gov.vn/sach-tap-chi-va-tai-lieu-
tham-khao/-/asset_publisher/5hGA1SMJFnhf/content/luat-kieu-dang-cong-nghiep-
trong-linh-vuc-thoi-trang-chau-au. [Accessed 18 November 2021].

You might also like