You are on page 1of 61

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
 

BÀI TẬP GIỮA KỲ


MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH
CỦA HÀN QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Biên Thùy


Sinh viên thực hiện: Nhóm Hàn Quốc
Thành viên trong nhóm:
1.Trương Hồng Nhung (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Hồng Vân
3. Nguyễn Kim Bảo Ngân
4. Nguyễn Hoàng Trúc
5. Huỳnh Thị Bích Trân
6. Huỳnh Hiền Hậu
7. Phạm Đức Tài (bảo lưu)
Khóa: 2021
Lớp: 12DHQTKD08

TP. Hồ Chí Minh, 10 tháng 03 năm 2024


TRANG DANH SÁCH NHÓM HÀN QUỐC
Mã lớp học phần: 010110210912

Đánh
giá mức
STT Họ và tên Mã số sinh độ hoàn Ký tên xác
viên thành nhận
(%)
1.Nhóm trưởng Trương Hồng Nhung 2013211144 100% Nhung
2. Nguyễn Thị Hồng Vân 2013210153 100% Vân
3. Nguyễn Kim Bảo Ngân 2013211011 100% Ngân
4. Nguyễn Hoàng Trúc 2013213463 100% Trúc
5. Huỳnh Thị Bích Trân 2013211306 100% Trân
6. Huỳnh Hiền Hậu 2013200589 100% Hậu
7. Phạm Đức Tài Bảo lưu Tài

ii
TRANG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM

STT Họ & tên Nội dung công việc thực hiện

1. Trương Hồng Nhung (NT) Câu 3

2. Nguyễn Thị Hồng Vân Câu 4

3. Nguyễn Kim Bảo Ngân Câu 5

4. Nguyễn Hoàng Trúc Câu 1, 2

5. Huỳnh Thị Bích Trân Câu 5

6. Huỳnh Hiền Hậu Câu 4

7. Phạm Đức Tài Bảo lưu

iii
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài tập giữa kỳ: “Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Hàn
Quốc” do nhóm Hàn Quốc nghiên cứu và thực hiện.
Dựa trên các thông tin, dữ liệu thu thập từ các tài liệu tham khảo trên các trang
mạng có liên quan, nhóm em đã xử lý và kiểm tra dựa trên các yêu cầu và quy định
hiện hành.
Bài tập giữa kỳ của chúng em xin cam kết là thành quả của nhóm, không thực hiện
các hành vi sao chép, gian lận.
Các tài liệu được sử dụng trong bài tập giữa kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2024
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nhung
Trương Hồng Nhung

iv
LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô
Lê Thị Biên Thùy – người đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình trong thời gian học tập
và trong quá trình làm bài. Cô đã cung cấp đầy đủ những thông tin, cũng như hướng
dẫn chi tiết nhất về môn “Quản trị kinh doanh quốc tế”, những tài liệu liên quan và
cách thức tìm hiểu về bài tập giữa kỳ.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng bài tập giữa kỳ này sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, hạn chế. Chúng tôi kính mong cô, những người quan tâm đến bài tập giữa kỳ
của nhóm và các bạn đang theo học môn “Quản trị kinh doanh quốc tế” tiếp tục có
những ý kiến đóng góp giúp đỡ để bài tập của nhóm được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

v
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

vi
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................9
1. Giới thiệu sơ lược về đất nước.....................................................................................11
2. Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật.........................................................12
2.1 Môi trường kinh tế................................................................................................12
2.1.1 Chính sách Chính Phủ...................................................................................13
2.1.2 Thị trường quốc tế.........................................................................................13
2.1.3 Chính sách tiền tệ..........................................................................................14
2.1.4 Thị trường lao động.......................................................................................16
2.1.5 Cơ sở hạ tầng.................................................................................................17
2.1.6 Khoa học, công nghệ và sự đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST)..................25
2.1.7 Văn hóa doanh nghiệp...................................................................................27
2.2 Chính trị, pháp luật Hàn Quốc..............................................................................29
2.2.1 Chính trị.........................................................................................................29
2.2.2 Hệ thống pháp luật.........................................................................................33
3. Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo của Hàn Quốc.....................................37
3.1 Văn hóa..................................................................................................................37
3.1.1 Hanbok (한복)...............................................................................................37
3.1.2 Kimchi (김치) và Bulgogi (불고기)..............................................................38
3.1.3 Hangeul - Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc........................................................39
3.1.4 Văn hóa múa mặt nạ Talchum.......................................................................39
3.1.5 Di sản in.........................................................................................................40
3.1.6 Các nghi lễ trưởng thành (관혼상제)............................................................41
......................................................................................................................................42
3.1.7 Văn hóa thêu thùa Jasu...................................................................................42
3.1.8 Văn hóa gói bọc Bojagi..................................................................................43
......................................................................................................................................44
3.1.9 Nghệ thuật gấp giấy thủ công.........................................................................44
3.1.10 Jongmyo Jeryeak - Nhạc tế lễ Jongmyo.........................................................44
3.1.11 Sesi (세시).....................................................................................................45
3.2 Tôn giáo.................................................................................................................46
3.2.1 Phật giáo:........................................................................................................48
3.2.2 Shaman giáo...................................................................................................49
3.2.3 Thiên Chúa Giáo............................................................................................50

vii
3.2.4 Tin Lành.........................................................................................................51
3.2.5 Hồi Giáo.........................................................................................................52
3.2.6 Nho giáo.........................................................................................................52
3.2.7 Khổng Giáo....................................................................................................53
4. Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công.........................................................53
5. Những bài học kinh nghiệm.........................................................................................55
TỔNG KẾT..........................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................57

viii
MỞ ĐẦU

Trong thời đại của sự toàn cầu hóa, việc hiểu và thích nghi với văn hóa kinh
doanh của các quốc gia trở thành một yếu tố quyết định trong sự thành công của các
doanh nghiệp quốc tế. Thế nên trong bối cảnh hiện nay, việc tìm hiểu văn hóa kinh
doanh của Hàn Quốc, một quốc gia nổi tiếng với sự phát triển kinh tế và văn hóa
độc đáo, không chỉ giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc một
cách hiệu quả mà còn tạo điều kiện cho sự hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các
quốc gia.

Hàn Quốc, với vẻ đẹp của nền văn hóa truyền thống pha trộn với sự hiện đại
đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và công nghiệp, là
một điểm đến đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nhân quốc tế. Tuy nhiên, để
thành công trong việc thâm nhập và hoạt động trên thị trường này, việc hiểu rõ văn
hóa kinh doanh của Hàn Quốc là không thể thiếu.

Văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc mang đậm bản sắc của nền văn hóa Á
Đông, nơi sự tôn trọng văn hóa và truyền thống có ảnh hưởng sâu sắc vào mọi khía
cạnh của cuộc sống, cũng như trong môi trường kinh doanh. Trong môi trường này,
các yếu tố như lòng trung thành, tôn trọng, và việc xây dựng mối quan hệ cá nhân
tạo nên sự tương tác và tín nhiệm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các
giao dịch kinh doanh cũng như trong quan hệ lao động.

Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ và sự lan truyền của văn hóa giải
trí Hàn Quốc trên toàn cầu, cách tiếp cận và làm việc với đối tác Hàn Quốc cũng
đang trở nên đa dạng và phong phú hơn. Hiểu biết sâu sắc về văn hóa kinh doanh sẽ
góp phần giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và giải quyết các thách thức một
cách hiệu quả, đồng thời xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài và bền
vững.

ix
Như vậy, việc nắm vững văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc không chỉ là
chìa khóa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh mà còn là một cơ
hội để mở rộng kiến thức và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia tạo ra mối liên kết
văn hóa giữa các quốc gia, từ đó thúc đẩy sự phát triển cũng như tạo ra một môi
trường kinh doanh toàn cầu bền vững hơn.

x
1. Giới thiệu sơ lược về đất nước

Hàn Quốc (Korea – Tiếng Hàn là: Daehan Minguk). Tên gọi đầy đủ theo
tiếng Hàn là Đại Hàn Dân Quốc. Ngoài ra, Hàn Quốc còn được gọi là Nam Triều
Tiên, Nam Hàn hoặc cộng hòa Triều tiên. Là một quốc gia theo thể chế Cộng hòa và
nằm ở bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á.

Trước năm 1945 bán đảo Triều Tiên là một quốc gia duy nhất gọi là Triều
Tiên. Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, thì Triều Tiên bị chia ra thành 2 quốc gia
khác nhau, là Bắc Triều Tiên (ở phía bắc) và Nam Triều Tiên (ở phía nam). Bắc
Triều Tiên thì theo Liên Xô (Liên Bang Nga) và Trung Quốc, còn Nam Triều Tiên
(Hàn Quốc) thì theo Hoa Kỳ và lấy vĩ tuyến 38 làm biên giới giữa hai nước. (xem
chi tiết vị trí đất nước Hàn Quốc ở bản đồ số phía dưới).

Hàn Quốc, mảnh đất với 99.392 km², tuy chỉ xếp thứ 108 về diện tích trên
thế giới, lại sở hữu địa hình vô cùng đặc biệt. Nơi đây được chia thành hai vùng rõ
rệt: Vùng đồng bằng ven biển phì nhiêu ở phía Nam và Tây, ôm trọn bờ biển uốn
lượn, đối lập với vùng núi hùng vĩ chiếm đến 70% diện tích phía Đông. Nổi bật
trong số đó là bãi bồi ven biển Seomangeum, sừng sững như một kỳ quan, xếp thứ
hai trên thế giới. Vẻ đẹp độc đáo của Hàn Quốc được tạo nên bởi sự hòa quyện
giữa địa hình núi non trùng điệp, những thung lũng thơ mộng và bờ biển thơ
mộng, cùng với bãi bồi Seomangeum tráng lệ, tạo nên nguồn cảm hứng bất tận
cho những danh lam thắng cảnh và phong cảnh thiên nhiên say đắm lòng người.

Hàn Quốc, với 16 đơn vị hành chính cấp tỉnh, tự hào là quốc gia có mức
sống cao, thuộc nhóm đầu trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), Hàn Quốc sở hữu nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 12 toàn cầu
tính đến năm 2023. Nổi tiếng là "con hổ châu Á", Hàn Quốc ghi dấu ấn với tốc độ

xi
phát triển phi thường, đi đầu trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, ô
tô, đóng tàu, máy móc, hóa dầu…

Là quốc gia năng động và hội nhập sâu rộng, Hàn Quốc là thành viên tích
cực của nhiều tổ chức quốc tế uy tín, bao gồm: Liên Hợp Quốc (LHQ); Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO); Tổ chức Hợp tác; Phát triển Kinh tế (OECD) và
Nhóm các nền kinh tế lớn G20.

Với những thành tựu ấn tượng trong mọi lĩnh vực, Hàn Quốc ngày càng
khẳng định vị thế quốc gia hùng mạnh, đóng vai trò quan trọng trên bản đồ kinh tế
và chính trị thế giới.

Các tỉnh, thành phố của Hàn Quốc

Hàn Quốc sở hữu hệ thống phân cấp hành chính rõ ràng, bao gồm: 1 thủ đô:
Seoul, đóng vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục của cả nước; 9
tỉnh, trong đó 1 tỉnh tự trị và 6 thành phố lớn thuộc trung ương:
Miền Bắc: Gyeonggi (Kyonggi), Gangwon.
Miền Trung: Chungbuk, Chungnam, Gyeongbuk.
Miền Nam: Jeonbuk, Gyeongnam, Jeonnam.
Tỉnh tự trị: Jeju (đảo Jeju).
6 thành phố lớn: Busan, Daegu, Incheon, Gwangju, Daejeon và Ulsan.

Hình 1. Bản đồ các tỉnh, thành phố của đất nước Hàn Quốc.

xii
2. Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật.
2.1 Môi trường kinh tế
Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường phát triển cao, được xếp hạng thứ 10
trên thế giới về GDP danh nghĩa vào năm 2023. Nền kinh tế Hàn Quốc được biết
đến với tốc độ tăng trưởng cao, sự đổi mới và năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, vào năm 2022, Hàn Quốc đã tụt xuống vị trí thứ 12 do ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19 và sự bất ổn kinh tế toàn cầu.

Dù vậy, Hàn Quốc vẫn là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Á và là
một cường quốc xuất khẩu. Nền kinh tế Hàn Quốc được thúc đẩy bởi các ngành
công nghiệp như điện tử, ô tô, đóng tàu và thép.
Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy đổi
mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu.

2.1.1 Chính sách Chính Phủ

Chính phủ Hàn Quốc đã công bố các chính sách kinh tế năm 2022 nhằm phục
hồi nền kinh tế và đạt mức tăng trưởng 3,1% trong năm tới. Mục tiêu của Chính
phủ là vượt qua nguy cơ và đưa nền kinh tế trở lại bình thường sau đại dịch. Để
đạt được mục tiêu này, chính sách sẽ tập trung vào thúc đẩy nhu cầu nội địa thông
qua các biện pháp khuyến khích tiêu dùng và đầu tư.
Kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay và 3,1% trong năm tới, với
việc tập trung vào tăng cường hợp tác với các thành phần kinh tế và mở rộng tăng
trưởng. Đồng thời, Chính phủ sẽ rót 33.100 tỷ won cho các biện pháp hỗ trợ và
đầu tư nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa và phát triển công nghệ mới. Chính phủ sẽ
tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới như chíp bán dẫn và năng
lượng hydro, nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và giữ lạm phát dưới mức
2,2%. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về các rủi ro như tình hình đại dịch, sự gián đoạn
chuỗi cung ứng, cũng như các yếu tố rủi ro đến từ căng thẳng quốc tế và lạm phát
có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính phủ cần có những chiến lược cẩn thận để
ứng phó với tình hình biến động và đảm bảo ổn định kinh tế.

xiii
2.1.2 Thị trường quốc tế

Thị trường quốc tế ảnh hưởng lớn cho sự thành công của ngành xuất nhập khẩu
của Hàn Quốc, là một quốc gia nổi tiếng với ngành công nghiệp xuất khẩu phát
triển. Tuy nhiên, sự biến động trong thị trường quốc tế, như các cuộc chiến thương
mại hay các đợt khủng hoảng tài chính, có thể gây ra những sóng gió cho nền kinh
tế của Hàn Quốc.
Theo thông báo của Bộ Công nghiệp Hàn Quốc ngày 31/12, xuất khẩu của
nước này trong năm 2022 tăng 6,1% so với năm trước, đạt mức kỷ lục 683,9 tỷ
USD, theo Korea Herald trích dẫn từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng
Hàn Quốc.
Sự gia tăng này chủ yếu nhờ vào nhu cầu cao của thế giới đối với linh kiện bán
dẫn và sản phẩm dầu mỏ của Hàn Quốc, cùng với doanh số bán xe điện và pin thứ
cấp đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Với thành tích này, Hàn Quốc leo lên vị trí
thứ 6 trong danh sách những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhập
khẩu của Hàn Quốc cũng tăng vọt 18,9% so với năm trước, dẫn đến thâm hụt
thương mại 47,2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008. Dự báo cho năm 2023 là
xuất khẩu sẽ giảm 4,5% do suy thoái kinh tế toàn cầu và giá chip sụt giảm, đòi hỏi
chính phủ Hàn Quốc phải có chiến lược mở rộng tài trợ thương mại để đối phó với
tình hình kinh tế sắp tới.
Dự báo cho năm 2023 là xuất khẩu sẽ giảm 4,5% do suy thoái kinh tế toàn cầu
và giảm giá chip. Điều này đặt ra một cảnh báo cho chính phủ Hàn Quốc về việc
duy trì tăng trưởng kinh tế. Do đó, chính phủ Hàn Quốc cam kết nỗ lực để thúc
đẩy xuất khẩu thông qua chiến lược mở rộng tài trợ thương mại và mở rộng thị
trường.
* Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc bao gồm:
Thiết bị điện tử: Chip bán dẫn, điện thoại thông minh, màn hình hiển thị…
Ô tô: Hyundai, Kia, Genesis…
Đóng tàu: Tàu container, tàu chở dầu…
Thép: Posco, Hyundai Steel…

2.1.3 Chính sách tiền tệ

xiv
Chính sách tiền tệ là một yếu tố quan trọng trong việc định hình hình ảnh kinh
tế của một quốc gia, và Hàn Quốc không phải là ngoại lệ. Trong những năm gần
đây, giai đoạn từ năm 2020 đến 2023, chính sách tiền tệ của Hàn Quốc đã đối mặt
với nhiều thách thức và cơ hội, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế và người dân.
a) Tác Động của Đại Dịch COVID-19:

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những biến động mạnh mẽ trong nền kinh tế
toàn cầu, và Hàn Quốc không tránh khỏi tác động của nó. Để ứng phó với tình
hình khẩn cấp này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã triển khai các biện pháp
linh hoạt, bao gồm giảm lãi suất cơ bản, mua trái phiếu chính phủ, và cung cấp
dòng vốn cho ngân hàng thương mại. Những biện pháp này nhằm mục đích hỗ trợ
nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, kích thích tiêu dùng và đầu tư, cũng như
giữ vững ổn định tài chính.
b) Chính Sách Tiền Tệ và Tăng Trưởng Kinh Tế:

Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã tập trung vào việc duy trì mức lãi
suất thấp và cung cấp dòng vốn cho các ngân hàng thương mại để kích thích tăng
trưởng kinh tế. Chính sách này đã hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, thúc đẩy
sản xuất và xuất khẩu, cũng như khuyến khích tiêu dùng nội địa.
Vào tháng 8/2021, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc (BoK) đã tăng lãi suất
cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,75%, từ mức 0,5%, mức thấp kỷ lục được
đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái do đại dịch Covid-19. Đây
cũng là lần tăng lãi suất cơ bản đầu tiên của BoK kể từ tháng 11/2018.
Ngày 12/10/2021, BoK đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,75%
mặc dù vẫn để ngỏ khả năng về một đợt tăng lãi suất khác trong tháng 11 tới.
Ngày 14/12/2023, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) thông báo duy trì
chính sách hiện tại để ổn định lạm phát, đồng thời theo dõi tình trạng tăng nợ hộ gia
đình. BoK tiếp tục mục tiêu ổn định lạm phát ở 2% và kiểm tra tăng trưởng và ổn
định tài chính. Chính sách hạn chế sẽ được duy trì để ổn định mức giá, và BoK sẽ
xem xét tăng lãi suất khi cần thiết, dựa trên tốc độ giảm lạm phát, rủi ro kinh tế và
các biến động tài chính ở các nền kinh tế khác.

xv
Lạm phát tại Hàn Quốc tăng chậm hơn trong tháng trước, nhưng vẫn cao hơn
3%, chủ yếu do giá năng lượng và nông sản tăng cao. Giá tiêu dùng tăng 3,3% trong
tháng 11/2023, giảm so với 3,8% trong tháng trước. BoK duy trì lãi suất chủ chốt ở
mức 3,5% và tăng dự báo lạm phát năm 2024 lên 2,6%. Phục hồi kinh tế sẽ được
thúc đẩy bởi hoạt động xuất khẩu chip, mặc dù chi tiêu tư nhân cải thiện chậm hơn.
Thống đốc Lee Ju-yeol cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ phù
hợp và xác định thời điểm tăng lãi suất theo cách có thể giảm bớt sự mất cân bằng
tài chính mà một phần có nguyên nhân từ vấn đề nợ hộ gia đình tăng cao.
c) Ảnh Hưởng của Biến Động Thị Trường Quốc Tế:

Những năm gần đây, nền kinh tế Hàn Quốc đang gặp phải nhiều thách thức từ
tình hình kinh tế toàn cầu và biến động chính trị. Dự báo của Hiệp hội Thương
mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho thấy xuất khẩu của đất nước này dự kiến giảm
7,8% vào năm 2023, đặc biệt do ngành công nghiệp chip trải qua thời kỳ khó khăn
và xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cũng chỉ ra rằng, xuất
khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10/2023 đã có bước phục hồi tích cực với tăng
trưởng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, giúp duy trì tình trạng xuất siêu trong 5
tháng liên tiếp.
Mặc dù vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cho năm 2024 đã giảm
xuống còn 2,2% do sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc và ngành sản xuất trì trệ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Koo Ja-yeol của KITA tin rằng nền kinh tế sẽ đạt bước ngoặt
quan trọng vào năm 2024, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu chip và pin thứ cấp.
Cơ hội từ xu hướng tăng toàn cầu cho các sản phẩm như chất bán dẫn và vật
liệu cho xe điện cũng được nhìn nhận là tiềm năng quan trọng cho phục hồi mạnh
mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc. KITA dự báo xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ tăng
7,9% vào năm 2024, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm sự phụ thuộc
vào ngành sản xuất để bảo vệ nền kinh tế khỏi những biến động từ bên ngoài.

2.1.4 Thị trường lao động

a) Tình hình chung

xvi
Thị trường lao động Hàn Quốc đã trải qua nhiều biến động sau đại dịch Covid-
19. Ban đầu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đặc biệt là trong dịch vụ và du lịch. Tuy
nhiên, sau khi các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng và nền kinh tế bắt đầu
phục hồi, thị trường lao động đã cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,5% vào tháng
5 năm 2020 xuống 2,7% vào tháng 11 năm 2023, thấp hơn mức trung bình của
OECD. Số liệu công bố ngày 27/8 của cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) cho
thấy, trong số 8,42 triệu người trong độ tuổi 15 - 29 có 4,52 triệu người đã tốt
nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc đại học. Tuy nhiên, 1,26 triệu
người trong số những người đã tốt nghiệp hiện không có việc làm. Số người có việc
làm tăng 530.000 người trong năm 2023 so với năm 2022, chủ yếu nhờ phục hồi
của dịch vụ và du lịch.

Trong những năm sau đại dịch, Hàn Quốc chứng kiến sự gia tăng của tự động
hóa trong sản xuất và dịch vụ. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao ngày càng tăng,
nhưng ngành công nghiệp thiếu hụt lao động có trình độ, gây ra tình trạng mất việc
cho lao động trình độ thấp. Công việc phi chính thức như bán thời gian và hợp đồng
cũng đang tăng, gây ra không ổn định cho lao động. Hàn Quốc đang đối mặt với
thách thức của sự già hóa dân số nhanh chóng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động
trong tương lai và cạnh tranh việc làm gia tăng. Chính phủ cần thực hiện chính sách
để giải quyết những thách thức này và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị
trường lao động.
b) Thị trường lao động Hàn Quốc ảnh hưởng tới lao động Việt Nam

Hàn Quốc là một thị trường lao động quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt
sau đại dịch COVID-19. Ngay khi tình hình dịch bắt đầu ổn định, hai nước đã hợp
tác tích cực trong việc nhập cảnh lao động. Theo Bộ Lao động và Việc làm, năm
2023, Hàn Quốc dự kiến tuyển dụng khoảng 110.000 lao động nhập cư, tập trung
vào cả ngành sản xuất và nông nghiệp.
Thực tế thiếu hụt lao động ở Hàn Quốc là kết quả của nhiều nguyên nhân, bao
gồm già hóa dân số và sự từ chối làm việc trong các ngành lao động chân tay và
nông nghiệp từ phía lao động bản địa. Trong bối cảnh này, chính phủ Hàn Quốc
đã triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút lao động nước ngoài.

xvii
Hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng được thể hiện qua việc cải thiện
Chế độ cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài (Chương trình EPS), với mục
tiêu tăng chỉ tiêu lên gấp năm lần so với năm trước. Hiện có gần 49.000 lao động
Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, với thu nhập trung bình từ 1.500 - 2.000
USD/tháng.
Cả hai bên cũng đang tăng cường các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh
vực lao động và việc làm. Trong năm 2023, Hàn Quốc dự kiến tuyển chọn hơn
15.000 lao động Việt Nam vào các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp
và ngư nghiệp. Điều này đồng thời mang lại cơ hội lớn cho người lao động Việt
Nam.

2.1.5 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc được xếp hạng là một trong những cơ sở hạ tầng
tốt nhất trên thế giới. Ngân hàng Thế giới xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 14 về Chỉ
số Hiệu suất Hậu cần (LPI) năm 2018.
*Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông thông minh của Hàn Quốc bắt nguồn từ việc áp dụng
công nghệ cao vào quản lý và vận hành giao thông, với việc ra đời của hệ thống ITS
(Intelligent Transportation Systems) vào năm 2011.
Cụ thể, năm 2011, Hàn Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt cáp quang Internet
tốc độ cao trên 3500km đường cao tốc, tạo ra mạng lưới giao thông thông minh
quốc gia (ITS). Điều này đã làm thay đổi đáng kể cảnh quan giao thông của Hàn
Quốc, từ đó giúp nâng cấp hệ thống giao thông lên một tầm cao mới.
Sự phát triển của hệ thống này đã thúc đẩy bộ mặt giao thông Hàn Quốc lên
một tầm cao mới, đặt nước này vào hàng những quốc gia tiên tiến và hiện đại nhất
thế giới, đặc biệt là trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ cao.
Một trong những thành tựu nổi bật của hệ thống giao thông Hàn Quốc là hệ
thống Vận hành và Thông tin giao thông Seoul (TOPIS). Hệ thống này đã tính toán
và xây dựng một cách hợp lý, giúp việc lưu thông trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là
với phương tiện giao thông công cộng.

xviii
Với việc sử dụng thẻ giao thông thông minh như thẻ T-Money, di chuyển
bằng giao thông công cộng ở Hàn Quốc đã trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Thẻ T-
Money đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến cho vé xe buýt và tàu điện,
giúp tiết kiệm thời gian mua vé và chi phí.

Thẻ T-Money được sử dụng thay cho vé xe buýt và tàu điện

Hệ thống các loại phương tiện giao thông ở Hàn Quốc rất đa dạng, từ giao
thông công cộng đến các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy và xe đạp. Trong
đó, tàu điện ngầm là một trong những phương tiện công cộng phổ biến nhất, với hệ
thống ga được sắp xếp hợp lý và bản đồ rõ ràng. Thêm nữa, tốc độ nhanh hơn, giờ
giấc chuẩn xác hơn và tiết kiệm chi phí hơn là ưu điểm đánh bại các lựa chọn khác
như xe buýt hay taxi. Vì vậy, di chuyển bằng tàu điện ngầm luôn được ưa chuộng
trong hầu hết các hoạt động cần di chuyển, không chỉ phổ biến với người dân mà
còn được đông đảo du khách lựa chọn khi đến với Hàn Quốc.

xix
Tàu điện ngầm là phương tiện phổ biến nhất tại Hàn

Hệ thống giao thông thông minh của Hàn Quốc đã đem lại sự thuận tiện và
tiết kiệm chi phí cho người dân và du khách khi di chuyển, đồng thời cũng góp phần
làm cho bộ mặt giao thông của đất nước này trở nên hiện đại và tiên tiến.
*Hệ thống năng lượng và môi trường
 Hệ thống năng lượng:

Hàn Quốc, một quốc gia với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đang phải đối mặt
với thách thức lớn về an ninh năng lượng do phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng
lượng. Với tỷ lệ nhập khẩu năng lượng lên đến 95%, Hàn Quốc hiện tại chủ yếu dựa
vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Tuy
nhiên, nhưng nhu cầu năng lượng của đất nước này tiếp tục tăng lên do sự phát triển
kinh tế và gia tăng dân số.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu giảm lượng
khí thải nhà kính 40% vào năm 2030 và cam kết trở thành quốc gia trung hòa
carbon vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc đã áp dụng nhiều giải
pháp như đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng bằng cách tăng cường sử dụng
năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng hạt nhân.
Ngoài ra, việc phát triển các nguồn năng lượng mới như hydro và năng lượng địa
nhiệt cũng được đẩy mạnh.
Đồng thời, Hàn Quốc cũng tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng thông qua đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tăng cường nhận
thức của người dân về sử dụng năng lượng hiệu quả. Hợp tác quốc tế cũng là một
phần quan trọng của chiến lược của Hàn Quốc, thông qua việc tham gia vào các dự
án năng lượng quốc tế và hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu
và phát triển năng lượng.
Giải pháp năng lượng mặt trời nổi đã được triển khai ở Hàn Quốc nhằm đạt mục
tiêu trung hòa carbon. Một ví dụ điển hình là nhà máy điện mặt trời nổi trên đập
chứa nước Hapcheon, có quy mô lớn với 17 hệ thống tấm quang năng và sản xuất

xx
lượng điện đáng kể. Đây không chỉ là một trong những nhà máy lớn nhất trên thế
giới mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển năng lượng tái tạo ở
Hàn Quốc, một quốc gia trước đây chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch.
Các dự án điện mặt trời nổi thường được ưu tiên vì khả năng kết nối dễ dàng với
lưới điện và giảm thiểu tác động đến môi trường. Mặt khác, sự kết hợp giữa tấm
quang năng và nước giúp tăng hiệu quả sản xuất điện và giảm được các vấn đề như
tảo nở hoa. Những dự án này không chỉ mang lại lợi ích về năng lượng mà còn tạo
ra cơ hội đầu tư và việc làm cho cộng đồng địa phương. Đồng thời, những nỗ lực
này cũng phản ánh xu hướng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ ở
Hàn Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Á, nơi đất đai hạn chế
và nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, việc triển khai các dự án như vậy vẫn gặp nhiều thách thức do chi phí
cao hơn so với các dự án điện mặt trời trên mặt đất. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích,
nhưng các hệ thống điện mặt trời nổi tốn kém hơn vì cần sử dụng các linh kiện có
độ bền cao và cơ sở hạ tầng phức tạp hơn.
Trong bối cảnh năng lượng mặt trời là nguồn cung năng lượng tái tạo hàng đầu
của Hàn Quốc, việc triển khai các dự án như nhà máy điện mặt trời nổi đóng vai trò
quan trọng trong việc đạt mục tiêu trung hòa carbon và bảo vệ môi trường.

Nhà máy điện mặt trời nổi ở đập Hapcheon của Hàn Quốc có 17 hệ thống tấm
quang năng, với mỗi hệ thống bao gồm 92.000 tấm quang năng kết theo hình bông
hoa mận khổng lồ. Ảnh: Bloomberg

xxi
Mặc dù Hàn Quốc có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo nhưng vẫn
còn nhiều thách thức cần vượt qua như chi phí phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn
cao và vấn đề biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sản xuất năng lượng. Tuy nhiên,
với hệ thống điện lưới phát triển và hiện đại, cùng với những nỗ lực đa chiều từ
Chính phủ và các tổ chức liên quan, Hàn Quốc đang từng bước chuyển đổi hệ thống
năng lượng của mình để hướng tới một tương lai bền vững và xanh hơn.

 Môi trường:

Hàn Quốc, một quốc gia với nền công nghiệp phát triển, đã phải đối mặt với
nhiều thách thức môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, nước và đất.
Tuy nhiên, những nỗ lực của chính phủ và cộng đồng đã giúp quốc gia này tiến bộ
đáng kể trong việc bảo vệ môi trường và đạt được những thành tựu đáng kể.
Về vấn đề ô nhiễm không khí, bụi mịn là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này,
đặc biệt là do hoạt động công nghiệp và giao thông. Tình trạng này đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân. Ô nhiễm nước,
phần lớn là do xả thải từ các nguồn công nghiệp và sinh hoạt, cũng gây ra những
vấn đề nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nguồn nước sinh hoạt. Ô nhiễm đất, từ sự
sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và rác thải công nghiệp, cũng ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng và sức khỏe con người.
Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm
giảm thiểu những vấn đề môi trường trên. Đầu tiên, việc thắt chặt quy định về môi
trường và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm đã
được thực hiện. Thứ hai, việc đầu tư vào công nghệ môi trường tiên tiến đã giúp
giảm thiểu tác động của các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đến môi trường.
Cuối cùng, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề môi trường đã tạo ra
sự chuyển biến tích cực trong hành động và thái độ của người dân đối với môi
trường.
Những nỗ lực này đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ. Chất lượng không
khí và nước đã được cải thiện đáng kể, đồng thời Hàn Quốc cũng đã trở thành một
trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ môi trường. Mặc dù có những
thách thức còn đối diện như biến đổi khí hậu và vấn đề rác thải, nhưng với cam kết

xxii
của chính phủ và cộng đồng, Hàn Quốc đang hướng tới một tương lai xanh và bền
vững.
Trong tương lai, Hàn Quốc tiếp tục cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững bằng cách tập trung vào các giải pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, tăng
cường hiệu suất sử dụng năng lượng, và giảm thiểu rác thải. Mục tiêu trở thành
quốc gia trung hòa carbon vào năm 2050 cũng là một cam kết quan trọng của Hàn
Quốc đối với môi trường và tương lai của hành tinh chúng ta. Hệ thống môi trường
tại Hàn Quốc đang chứng tỏ sự tiến bộ đáng kể, và sự hợp tác từ mọi người là chìa
khóa để xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau.
*Hạ tầng công nghệ thông tin (ICT)
Hạ tầng ICT tại Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một trong những tiên tiến
nhất trên thế giới, là kết quả của sự đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ICT trong nhiều
thập kỷ qua. Đặc điểm nổi bật của hạ tầng này bao gồm mạng internet tốc độ cao,
phủ sóng rộng rãi, và tỷ lệ thâm nhập internet cao. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên
triển khai mạng internet tốc độ cao trên toàn quốc vào năm 2005 và hiện có mạng
internet cáp quang tốc độ gigabit phủ sóng rộng rãi. Tỷ lệ thâm nhập internet ở đây
cũng là một trong những cao nhất trên thế giới, với hơn 90% dân số có quyền truy
cập internet. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tiên triển khai mạng 4G LTE
vào năm 2011 và hiện đang triển khai mạng 5G trên toàn quốc. Sự phát triển của
ICT tại Hàn Quốc được hỗ trợ bởi các yếu tố như chính sách của chính phủ, sự
mạnh mẽ của ngành công nghiệp ICT, và hệ thống giáo dục chất lượng cao.
Với các kết nối Internet di động trực tiếp tốc độ cao trên một loạt các thiết bị
số, người dân Hàn Quốc tự hào được kết nối nhất trên hành tinh. Các thanh toán số
được chấp nhận ở hầu hết các cửa hàng. Không chỉ giới trẻ ở đô thị sử dụng các
công nghệ số mà trên thực tế cả đất nước Hàn Quốc đã sử dụng công nghệ mới
trong cuộc sống thường ngày của mình.

xxiii
Đường hầm với màn hình OLED tại Tháp Nam San, Seoul

Hàn Quốc không chỉ đứng đầu thế giới về ICT mà còn là một điểm đến lý
tưởng để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Sự chuyển đổi kinh tế
của Hàn Quốc từ một nền kinh tế nghèo nhất thế giới đến một trong những nền kinh
tế phát triển hàng đầu trong khu vực được thúc đẩy bởi sự cam kết của chính phủ
đối với việc phát triển công nghệ số. Hàn Quốc không chỉ tập trung vào việc cải
thiện hạ tầng công nghệ mà còn xây dựng các thành phố thông minh, áp dụng các
công nghệ IoT và phát triển mạng 5G. Các bài học từ sự phát triển của ICT tại Hàn
Quốc có thể được áp dụng rộng rãi cho các quốc gia khác, giúp họ tăng trưởng kinh
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, và thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong thời
đại công nghệ số.
*Hạ tầng nhà ở
Trong vòng 5 năm qua, thị trường nhà ở tại Hàn Quốc đã chứng kiến sự tăng
cao về giá nhà, đặc biệt là ở Seoul và các thành phố lớn. Nguyên nhân chính của
hiện tượng này là do nhu cầu nhà ở tăng lên do dân số tăng và tỷ lệ sở hữu nhà thấp.
Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiềm chế tình trạng tăng giá
nhà như tăng thuế đối với nhà đầu tư và cung cấp nhà ở giá rẻ cho người dân thu
nhập thấp.

xxiv
Căn hộ chung cư cao tầng là loại hình nhà ở phổ biến nhất, chiếm hơn 80%
tổng số nhà ở tại Hàn Quốc, trong khi đó diện tích trung bình của nhà ở tại đây
tương đối nhỏ so với các nước phát triển khác. Mặc dù vấn đề giá cả vẫn còn là
thách thức lớn, chất lượng nhà ở tại Hàn Quốc được đánh giá cao, với hầu hết các
căn hộ được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại. Công nghệ mới như nhà thông minh
và nhà in 3D cũng đang được áp dụng trong lĩnh vực nhà ở, với sự hỗ trợ từ chính
phủ để nâng cao chất lượng và giảm chi phí xây dựng.
Hàn Quốc đã công bố kế hoạch cung ứng 2,7 triệu ngôi nhà mới trong 5 năm
tới, thông qua việc nới lỏng các quy định về tái phát triển và tái thiết, cũng như cho
phép khu vực tư nhân tham gia các dự án phát triển đô thị. Chính phủ sẽ cung cấp
1,58 triệu ngôi nhà ở Seoul và các khu vực đô thị, cùng với 1,12 triệu ngôi nhà ở
các tỉnh khác. Trong số này, có 520.000 ngôi nhà trong các dự án tái phát triển và
tái thiết, 880.000 ngôi nhà công cộng ở các khu vực đô thị và 1,3 triệu ngôi nhà
trong các dự án phát triển của khu vực tư nhân. Kế hoạch này đánh dấu một bước
tiến quan trọng trong nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc để giải quyết vấn đề nhà ở và
cải thiện điều kiện sống của người dân.
*Hệ thống tiện ích
Hạ tầng tiện ích tại Hàn Quốc là một trong những ví dụ điển hình cho sự hiện
đại, tiện lợi và an toàn trên toàn thế giới. Với các hệ thống điện, nước, gas, internet
và viễn thông hoạt động ổn định, nước này đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt và làm
việc của người dân một cách hiệu quả.
Hệ thống điện tại Hàn Quốc được đầu tư mạnh mẽ và hiện đại, đảm bảo cho
việc cung cấp điện liên tục cho cả người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ mất điện ở đây
rất thấp, điều này giúp đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định. Đồng thời, việc đẩy
mạnh sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió cũng
đang được thúc đẩy để giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và bảo vệ môi
trường.
Hệ thống cấp nước sạch tại Hàn Quốc được quản lý chặt chẽ, đảm bảo chất
lượng nước an toàn cho người sử dụng. Nước máy ở đây thậm chí có thể uống trực
tiếp mà không cần đun sôi, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Hệ thống xử lý
nước thải hiện đại cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

xxv
Hệ thống gas được sử dụng rộng rãi cho nấu nướng và sưởi ấm, với hệ thống
an toàn được đảm bảo để hạn chế rủi ro cháy nổ. Hàn Quốc cũng đang hướng tới sử
dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Với mạng internet tốc độ cao và viễn thông hiện đại, người dân tại Hàn Quốc có thể
dễ dàng truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ trực tuyến một cách thuận tiện. Ngoài
ra, hệ thống giao thông công cộng, y tế và giáo dục cũng được phát triển mạnh mẽ,
đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của người dân luôn trong điều kiện an toàn và
thuận lợi.
Tổng thể, hạ tầng tiện ích hiện đại và an toàn tại Hàn Quốc không chỉ nâng cao chất
lượng cuộc sống mà còn đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ của đất nước này.
Đối với những ai quan tâm đến việc sinh sống hoặc làm việc tại Hàn Quốc, việc
nắm bắt thông tin và tìm hiểu kỹ lưỡng về hạ tầng tiện ích tại khu vực mong muốn
là rất quan trọng.

2.1.6 Khoa học, công nghệ và sự đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST)

Quá trình chuyển đổi của Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế
giới vào thập niên 1950 sang vị thế của một cường quốc công nghiệp diễn ra với
tốc độ nhanh chưa từng có. Để có được những thành quả như vậy, Hàn Quốc đã
triển khai các chính sách đổi mới sáng tạo phù hợp, đặc biệt là chính sách tài khóa
và tiền tệ, chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng cũng như định hướng mở
rộng ra nước ngoài để tăng tỷ trọng thương mại thế giới. Trong vòng ba năm trở
lại đây, GDP của Hàn Quốc tăng 3%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ
6% so với mức trung bình của OECD năm 1970 lên 89% vào năm 2017.
Trong thời gian gần đây, chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo (KHCN&ĐM) ở Hàn Quốc đã trải qua những thay đổi đáng kể, tập trung vào
các lĩnh vực như nghiên cứu công, KHCN&ĐM trong doanh nghiệp, chuyển giao
và thương mại hóa công nghệ, cùng các cụm và chuyên môn hóa thông minh.
Trong việc quản trị chính sách KHCN&ĐM, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành
một cuộc cải tổ bộ máy và thực hiện những thay đổi lớn trong tổ chức và điều phối
chính sách. Năm 2013, Bộ Khoa học, Công nghệ và Quy hoạch tương lai (MSIP)
được thành lập để hỗ trợ việc thực hiện Sáng kiến kinh tế sáng tạo. Đồng thời, Bộ

xxvi
Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng đã ghép các chức năng thương mại theo
danh mục NC&PT, ngành công nghiệp và chính sách năng lượng. Hội đồng
KH&CN Quốc gia được thành lập để hoạch định chính sách KHCN&ĐM.
Trong lĩnh vực chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, nghiên cứu công
thường được thực hiện tại các viện nghiên cứu công liên kết chặt chẽ với ngành
công nghiệp. Hàn Quốc đặt mục tiêu xây dựng hệ thống hợp tác mới giữa các viện
nghiên cứu công, trường đại học và ngành công nghiệp để tăng cường ứng dụng
các kết quả nghiên cứu vào mục đích công nghiệp và xã hội. Để đạt được mục tiêu
này, MSIP đã phát triển các chương trình hỗ trợ và xây dựng các trung tâm
NC&PT chung giữa ngành công nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu công.
Ngoài ra, Hàn Quốc đã đặt mục tiêu tăng cường sử dụng chung hạ tầng KHCN
để mở rộng tiếp cận với tri thức và thông tin KHCN. Viện nghiên cứu công phải
dành 15% tổng ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp và 3% cho cơ sở chung của
doanh nghiệp và viện nghiên cứu.
Về cụm và chuyên môn hóa thông minh, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các
đặc khu trung tâm nghiên cứu và phát triển như Daedeuk, Gwangju, Daegu và
Busan để thúc đẩy các cơ sở công nghiệp địa phương. Quỹ đầu tư mạo hiểm cho
các đặc khu NC&PT cũng được khởi động để tăng cường đầu tư tư nhân cho vùng.
Cuối cùng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Hàn Quốc đã phát triển Kế hoạch toàn
diện hợp tác toàn cầu về KHCN&ĐM, kèm theo các biện pháp khuyến khích sự
luân chuyển quốc tế lao động trình độ cao. Đồng thời, chính phủ cũng đã đầu tư
vào giáo dục để phát hiện và nuôi dưỡng tài năng khoa học, cùng với việc khuyến
khích sự tham gia vào giáo dục bậc cao và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
của trường đại học.
Chính sách đổi mới khoa học - công nghệ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon
Suk-yeol nhằm đưa Hàn Quốc từ một quốc gia đuổi kịp về công nghệ thành một
trong 5 quốc gia hàng đầu về công nghệ cao và một trong 7 cường quốc không
gian vào năm 2035. Giáo sư Yeungja Bae, chuyên gia khoa học chính trị và quan
hệ quốc tế tại Đại học Konkuk, đã đánh giá về chủ trương này.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cạnh tranh giành quyền
bá chủ công nghệ Mỹ - Trung và dịch bệnh COVID-19, chính phủ mới của Hàn

xxvii
Quốc đối mặt nhiều thách thức. Trong quá khứ, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng
nhiều chính sách khác nhau để tăng cường đổi mới khoa học - công nghệ. Tuy
nhiên, chính phủ mới cần thiết lập các chính sách phù hợp với bối cảnh đang thay
đổi nhanh chóng.
Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc đã củng cố tăng trưởng kinh tế và đổi mới công
nghệ trong môi trường thương mại tự do toàn cầu do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, xung
đột Mỹ - Trung về công nghệ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến dòng hàng hóa và
vốn. Với việc công nghệ trở thành yếu tố quyết định trong địa chính trị, chính phủ
Hàn Quốc phải cân nhắc yếu tố này trong chính sách đổi mới khoa học - công
nghệ.
An ninh kinh tế ngày càng phụ thuộc vào sự ổn định của chuỗi cung ứng và
kiểm soát xuất khẩu. Các quốc gia khác đang tăng cường hành động để đối phó
với các biện pháp kinh tế và an ninh của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc và Nga.
Để đối phó với thách thức hiện nay, cần tăng cường quy mô đầu tư đổi mới
khoa học - công nghệ. Việc đổi mới công nghệ không chỉ tập trung vào các thể chế
và chính sách trong nước mà còn phải xem xét môi trường kinh tế - chính trị toàn
cầu và các mối quan hệ quốc tế.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đang trở nên quan trọng
hơn, đặc biệt trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và
dịch bệnh. Ngoại giao khoa học - công nghệ cần được phối hợp và tăng cường
trong các mối quan hệ quốc tế.
Chính phủ Hàn Quốc cần đưa ra các chính sách toàn diện và hợp tác giữa các
bộ ngành để giải quyết các thách thức từ cả nội địa và quốc tế. Sự hợp tác giữa các
bộ ngành là điều cần thiết để đối phó với các vấn đề đa chiều và phức tạp hiện
nay.

2.1.7 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc là một phần không thể tách rời của cách tổ
chức và hoạt động kinh doanh trong quốc gia này. Đặc trưng bởi sự kết hợp giữa
các giá trị truyền thống và yếu tố hiện đại, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đóng

xxviii
vai trò quan trọng trong việc định hình cách thức quản lý, tương tác giữa nhân
viên và quyết định kinh doanh.
Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc là tinh
thần hợp tác và làm việc nhóm. Các tổ chức thường tạo điều kiện và khuyến khích
sự hợp tác và gắn kết trong nhóm làm việc, thúc đẩy sự đồng lòng và hiệu quả
công việc. Điều đó có nghĩa là mục tiêu chung của tập thể được ưu tiên hơn thành
tích cá nhân và các nhân viên hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu
chung. Sự tôn trọng và tuân thủ theo quy trình cũng được coi là yếu tố quan trọng,
đảm bảo tính thống nhất và ổn định trong hoạt động kinh doanh. Sự tôn trọng
được biểu hiện qua việc nên phải tôn trọng cấp trên, tinh thần trách nhiệm và lòng
trung thành được đề cao, cấp dưới tuân theo mệnh lệnh và thể hiện sự kính trọng
với cấp trên; cấp trên được tôn trọng và có quyền ra quyết định, còn cấp dưới tuân
theo mệnh lệnh và thể hiện sự kính trọng với cấp trên.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc cũng chú trọng đến sự sáng tạo
và đổi mới. Mặc dù tuân thủ các quy trình và quy định, các doanh nghiệp vẫn
khuyến khích nhân viên thúc đẩy sự sáng tạo và đóng góp ý tưởng mới, giúp nâng
cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Không chỉ là nơi làm việc, mà văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc cũng thường
thể hiện sự chăm sóc đến các mối quan hệ cá nhân và gia đình của nhân viên. Các
hoạt động ngoại khóa và sự kiện xã hội thường được tổ chức để tạo ra môi trường
làm việc thoải mái và gắn kết.
Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc được hình thành bởi sự giao thoa giữa các
giá trị truyền thống Nho giáo, chủ nghĩa tập thể và sự phát triển kinh tế hiện đại.
Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa này bao gồm cả việc làm việc chăm chỉ. Nghĩa
là, người Hàn Quốc nổi tiếng với tinh thần làm việc chăm chỉ. Nhân viên thường
làm việc nhiều giờ và có ít ngày nghỉ phép. Làm việc chăm chỉ được coi là đức
tính tốt và biểu hiện sự cống hiến cho công ty. Ngoài ra, một trong những điểm
nổi bật của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc là uống rượu.
Uống rượu là một phần quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc. Doanh nghiệp
thường tổ chức các buổi tiếp khách và giao lưu sau giờ làm việc. Uống rượu được
coi là cách xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự tôn trọng.

xxix
Thấy rằng, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách
thức hoạt động của các công ty, từ việc ra quyết định đến giao tiếp và hợp tác. Nó
cũng tác động đến cách thức các nhân viên tương tác với nhau và với khách hàng.
Bên cạnh đó, văn hóa này có một số ưu điểm như viêc tạo sự gắn kết và tinh
thần đoàn kết trong tập thể, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và cống hiến cho công
ty hay góp phần vào sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc…Tuy nhiên,
văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có một số hạn chế như: Áp lực làm việc cao
có thể dẫn đến stress và ảnh hưởng sức khỏe, hay hệ thống cấp bậc có thể hạn chế
sự sáng tạo và tự chủ của nhân viên....
2.2 Chính trị, pháp luật Hàn Quốc

2.2.1 Chính trị

*Bộ máy nhà nước


Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước Hàn Quốc hiện nay được thể hiện như
sau: bao gồm có: Tổng thống, cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, cơ quan tư
pháp, các cơ quan cưỡng chế và hành chính khác từ trung ương đến địa phương.
Bộ máy này hoạt động dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập. Theo nguyên tắc
này, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền độc lập là: quyền lập
pháp (do Quốc hội nắm giữ), quyền hành pháp (do Chính phủ đảm nhiệm), và
quyền tư pháp (do tòa án thực hiện). Mặc dù ba cơ quan này độc lập, nhưng hoạt
động chịu sự chi phối, giám sát và cân nhắc lẫn nhau, nhằm ngăn chặn sự tập
trung quyền lực vào một cơ quan nào đó (vì rất dễ dẫn đến sự độc đoán chuyên
quyền).

Mô hình bộ máy nhà nước Hàn Quốc trên nguyên tắc tam quyền phân lập

xxx
Tổng thống - người đứng đầu nhà nước
Tổng thống Hàn Quốc được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm và không thể tái
cử (theo điều 67 của Hiến pháp hiện hành). Quy định này nhằm đảm bảo không có
bất kỳ cá nhân nào chiếm quyền lực trong một thời gian dài. Tổng thống vẫn có
quyền hành rất lớn nên ngày nay Hiến pháp của Hàn Quốc đã hạn chế khá nhiều
quyền lực của Tổng thống nhằm mục đích tránh nguy cơ phục hồi chế độ độc tài.
Từ ngày 10/05/2022, Yoon Suk-yeol là tổng thống Hàn Quốc sau cuộc bầu cử
ngày 09/03/2022. Trước khi trở thành Tổng thống, ông đã có một sự nghiệp dày
dặn trong lĩnh vực chính trị và công vụ. Ông từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong
cả chính phủ và Quốc hội Hàn Quốc. Yoon Suk-yeol được biết đến với tư duy cải
cách và cam kết xây dựng một Hàn Quốc mạnh mẽ, thịnh vượng và công bằng
hơn.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

Quốc hội - cơ quan lập hiến


Về chức năng, Quốc hội Hàn Quốc là một tổ chức đơn viện, bao gồm 299
đại biểu (245 đại biểu được bầu trực tiếp bởi cử tri và 54 ghế còn lại được phân
theo tỷ lệ cho các đảng giành được từ 5 ghế trở lên). Quốc hội có trách nhiệm lập
pháp (soạn thảo và thông qua các đạo luật). Các dự thảo luật được Quốc hội thông
qua sẽ được chuyển lên Tổng thống xem xét, ký ban hành. Trong vòng 15 ngày dù
cho Tổng thống có ký ban hành hay không, dự thảo vẫn được thông qua tại Quốc

xxxi
hội và trở thành đạo luật chính thức. Ngoài chức năng lập pháp, Quốc hội còn có
các chức năng khác bao gồm quyết định ngân sách quốc gia, các vấn đề chính sách
đối ngoại, tuyên bố chiến tranh, cử lực lượng quân sự ra nước ngoài, thanh tra
hoặc kiểm soát những vấn đề đặc biệt về nội và sự buộc tội (Tổng thống, Thủ
tướng...).
Chính phủ – cơ quan hành pháp
Nội các của Chính phủ Hàn Quốc bao gồm từ 15 đến 30 thành viên do
Tổng thống, người được bầu trực tiếp có trách nhiệm quyết định toàn bộ những
chính sách quan trọng của Chính phủ, làm chủ tịch. Thủ tướng hiện nay là Han
Duck-Soo được bổ nhiệm bởi Tổng thống Hàn Quốc với sự phê chuẩn của Quốc
hội và đương nhiệm từ 21/5/2022.

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-Soo

Cơ quan tư pháp – Viện kiểm sát và Tòa án


Cơ quan tư pháp có chức năng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của công dân,
duy trì quyền lực nhà nước nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, đồng thời
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát và hệ thống Tòa án mà đáng chú ý
nhất là tòa án Hiến pháp vốn được lập ra với mục đích bảo vệ Hiến pháp. Tòa án
Hiến pháp có quyền giải thể các đảng chính trị; xem xét đưa ra phán quyết đối với
những tranh chấp về thẩm quyền xét xử và những khiếu nại về Hiến pháp. Đặc

xxxii
biệt tòa án Hiến pháp có quyền buộc tội và phế truất Tổng thống. Như vậy, cơ
quan tư pháp đã chi phối cơ quan lập pháp và hành pháp.
Hệ thống chính quyền địa phương
Hệ thống chính quyền địa phương Hàn Quốc gồm: Hội đồng địa phương,
Hội đồng lập pháp, Ủy và ban bầu cử các cơ quan bổ trợ khác. Ủy ban bầu cử
được lập ra để tổ chức bầu cử các cấp địa phương, nhưng hai hội đồng kia có chức
năng không đơn giản như vậy.
*Hệ thống chính trị
Hàn Quốc hiện tại hoạt động trong một hệ thống chính trị cộng hòa dân chủ
đại nghị với Tổng thống đứng đầu làm nguyên thủ quốc gia và một hệ thống hai
đảng. Tổng thống, người được bầu trực tiếp bởi người dân với nhiệm kỳ 5 năm, là
người đứng đầu nhà nước và có quyền chỉ huy tối cao của quân đội, cùng với
quyền veto đối với luật pháp, quyền bổ nhiệm các quan chức chính phủ và ban
hành sắc lệnh. Thủ tướng, do Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
đứng đầu nội các và có trách nhiệm điều hành chính phủ.
Quốc hội, với 299 đại biểu, được bầu với nhiệm kỳ 4 năm, có quyền lập
pháp, giám sát chính phủ và thông qua ngân sách nhà nước. Hàn Quốc cũng có
một hệ thống tư pháp độc lập, với Tòa án Tối cao là cơ quan cao nhất, các thẩm
phán được bổ nhiệm bởi cả Tổng thống và Quốc hội.
Đảng chính trị tại Hàn Quốc đa dạng, với Đảng Quyền lực Quốc dân (NFP)
và Đảng Dân chủ (DP) là hai đảng chính. NFP, đảng bảo thủ, ủng hộ thị trường tự
do và quan hệ mật thiết với Mỹ, trong khi DP, đảng trung tả, ủng hộ phúc lợi xã
hội và cải cách kinh tế.
Ngoài các cơ quan chính phủ, Hàn Quốc còn có các tổ chức khác tham gia
vào quá trình ra quyết định chính trị, như Hội đồng Nhà nước, Ủy ban bầu cử quốc
gia và các tổ chức phi chính phủ (NGO), đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Hệ thống chính trị của Hàn Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức
như quan hệ với Triều Tiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại, bất bình đẳng thu nhập,
tỷ lệ sinh thấp và gia tăng dân số già. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng trong khu

xxxiii
vực Đông Bắc Á, hệ thống chính trị của Hàn Quốc vẫn có ảnh hưởng lớn đến các
quốc gia xung quanh.
*Đảng:
Đảng là tổ chức chính trị đại diện cho lợi ích của một nhóm người ở cấp
quốc gia, được tạo ra để đấu tranh, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Trên thế
giới, có hai hệ thống đảng chính trị chính: đa đảng và độc đảng. Hàn Quốc hiện
nay áp dụng hệ thống đa đảng.
Các đảng chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cử gay gắt để giành quyền lực
nhà nước, và để thắng cử, cần phải có số phiếu bầu lớn nhất từ phía nhân dân. Do
đó, các đảng phái chính trị đang mở rộng hoạt động của mình đến cả các cấp địa
phương để thu hút sự ủng hộ từ cử tri. Tuy nhiên, chỉ có các đảng mạnh về thực
lực kinh tế mới có đủ khả năng thu hút và tuyển mộ nhiều cử tri. Một điểm chung
trong hệ thống đảng chính trị ở các nước tự do là cuối cùng chỉ có đảng của giai
cấp tư sản mới chiến thắng. Điều này thể hiện nguyên tắc nhất quán chính trị -
quyền lực cuối cùng luôn nằm trong tay giai cấp tư sản.

2.2.2 Hệ thống pháp luật

Trước năm 1987, hệ thống pháp luật Hàn Quốc bao gồm nhiều đạo luật như
Hiến pháp thành văn (1948), Bộ luật dân sự (1958), Bộ luật thương mại (1962),
Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Từ sau năm
1987, khi thiết kế hệ thống pháp luật Hàn Quốc hiện đại, quan điểm chung là
"pháp quyền" là yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế. Pháp luật xác định giới
hạn quyền lực nhà nước, đảm bảo tư pháp độc lập và bảo vệ quyền con người.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi minh bạch, trách nhiệm của cơ quan công quyền và
chịu trách nhiệm của nhà nước. Pháp quyền giúp ổn định chính trị, kinh tế và xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư lập kế hoạch và
đầu tư dài hạn.
Hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự xã hội,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thúc đẩy sự phát triển của đất
nước.
*Các văn bản quy phạm pháp luật

xxxiv
Pháp luật Hàn Quốc phản ánh một hệ thống pháp luật tuân theo truyền
thống dân luật, với sự tập trung vào các văn bản pháp luật được ban hành bởi
Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hàn Quốc được phân thành năm cấp bậc, phản ánh sự chia sẻ quyền lực và hiệu
lực pháp lý:
Hiến pháp là văn bản có uy tín pháp lý cao nhất, quy định các nguyên tắc
cơ bản về tổ chức nhà nước và quyền lợi của công dân. Được ban hành năm 1948,
Hiến pháp đã trải qua nhiều sửa đổi để phản ánh những thay đổi trong xã hội và
chính trị.
Luật là các văn bản do Quốc hội thông qua, quy định các quy tắc chung
trong một lĩnh vực cụ thể. Luật có uy lực pháp lý cao hơn so với các văn bản pháp
luật khác.
Nghị định là các văn bản cụ thể hóa các quy định của luật, được Chính phủ
ban hành. Mặc dù có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật, nhưng nghị định giúp điều
chỉnh và thực thi các quy định pháp luật một cách cụ thể.
Quy định của cơ quan hành chính nhà nước là các văn bản ban hành bởi
các cơ quan hành chính nhà nước, giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn
của chính mình. Chúng có hiệu lực pháp lý thấp hơn nghị định.
Án lệ là các phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc, có sức ảnh hưởng
đối với các tòa án cấp dưới khi xử lý các vụ án tương tự. Án lệ đóng vai trò quan
trọng trong việc thi hành pháp luật và tạo ra tiêu chuẩn pháp lý trong xã hội. Thực
tiễn xét xử của Hàn Quốc, án lệ có nghĩa là “phán quyết của Tòa án tối cao”. Một
phán quyết của Tòa án cấp dưới sẽ không được công nhận với tư cách là “án lệ”
cho dù phán quyết đó đã được nêu trên “Công báo phán quyết của các Tòa án các
cấp sơ thẩm và phúc thẩm”.
*Các ngành luật:
Các ngành luật là những bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật, điều chỉnh
những quan hệ xã hội có tính chất đồng nhất.
Hệ thống pháp luật Hàn Quốc bao gồm nhiều lĩnh vực pháp luật quan trọng,
mỗi lĩnh vực đều có vai trò riêng trong việc điều chỉnh và bảo vệ các quyền và lợi
ích của công dân. Luật Hiến pháp đóng vai trò cao nhất, quy định về tổ chức nhà

xxxv
nước và quyền lợi của công dân. Luật Hiến pháp được Quốc hội thông qua và có
thể được sửa đổi bởi Quốc hội hoặc thông qua trưng cầu ý dân. Luật Hiến pháp có
hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản quy phạm pháp luật khác phải phù hợp với
Hiến pháp.
Các lĩnh vực pháp luật khác như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành
chính, Luật Kinh tế, Luật Lao động, Luật Tố tụng Dân sự và Luật Tố tụng Hình sự
cũng đều quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và kinh tế, đảm bảo
sự công bằng, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Và các luật khác đều được Quốc
hội thông qua và cũng như có thể được sửa đổi bởi Quốc hội.
Ngoài ra, còn có các ngành luật khác như Luật Đất đai, Luật Môi trường,
Luật Giáo dục, Luật Y tế và Luật Văn hóa, mỗi lĩnh vực đều có quy định riêng
nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả và phát triển bền vững trong các lĩnh vực này.
Điều này thể hiện sự đa dạng và phong phú trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc,
giúp đất nước này tiến bộ và phát triển mạnh mẽ theo thời gian.
*Các nguyên tắc pháp lý:
Các nguyên tắc pháp lý cơ bản là nền tảng quan trọng của hệ thống pháp
luật, đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và thực thi luật pháp một cách
công bằng và hiệu quả. Trong đó, các nguyên tắc pháp lý cơ bản được thể hiện
như sau:
Nguyên tắc hợp hiến là nguyên tắc cơ bản nhất, đảm bảo mọi luật pháp phải
tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ tính thống nhất của hệ thống pháp luật và quyền lợi
của công dân.
Nguyên tắc công bằng đòi hỏi mọi người đều phải được đối xử bình đẳng
trước pháp luật, đảm bảo tính công bằng và đồng đều trong quan hệ xã hội.
Nguyên tắc nhân đạo đảm bảo pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cơ bản của
con người, không được phép xâm phạm đến phẩm giá con người, giúp xây dựng
một xã hội văn minh và tiến bộ.
Nguyên tắc khách quan yêu cầu pháp luật phản ánh đúng thực tế xã hội,
không thiên vị và phải được xây dựng một cách khách quan để đảm bảo tính chính
xác và công bằng.

xxxvi
Nguyên tắc hợp lý đảm bảo pháp luật phải phù hợp với logic, dễ hiểu và
thực hiện, giúp tạo điều kiện cho việc thi hành pháp luật một cách hiệu quả và
công bằng.
Những nguyên tắc này không chỉ là cơ sở cho việc xây dựng và thi hành pháp luật
mà còn là điểm đánh giá cho tính công bằng và hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Đồng thời, các nguyên tắc pháp lý còn phản ánh cam kết của xã hội trong việc tôn
trọng và bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, góp phần vào sự phát triển bền vững
của xã hội.
*Các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật:
Trong hệ thống chính trị và pháp luật của Hàn Quốc, Quốc hội đóng vai trò
cực kỳ quan trọng. Là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội có trách
nhiệm lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Những quyết định và luật lệ được Quốc hội thông qua đóng vai trò then chốt trong
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc
sống của người dân. Các đại biểu của Quốc hội được bầu cử trực tiếp bởi người
dân thông qua các cuộc bầu cử Quốc hội, đảm bảo tính dân chủ và minh bạch
trong quá trình ra quyết định.
Chính phủ, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có trách nhiệm thi
hành Hiến pháp và pháp luật, quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực. Được bầu ra bởi
Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng và các Bộ trưởng, họ đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách hợp lý
và có trách nhiệm.
Toà án và Viện kiểm sát đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi quyền
tư pháp. Toà án, bao gồm Tòa án Tối cao và các cấp tòa án dưới, có nhiệm vụ xét
xử các vụ án dân sự, hình sự và hành chính, đảm bảo rằng công lý được thực thi
một cách công bằng và minh bạch. Viện kiểm sát, qua việc truy tố tội phạm và bảo
vệ lợi ích công cộng, cũng đóng góp vào việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và
bảo vệ quyền của người dân.
Bên cạnh các cơ quan nhà nước trên, còn có Cảnh sát, Thanh tra và Luật sư,
mỗi cơ quan nhà nước thực thi pháp luật có nhiệm vụ cụ thể, nhằm đảm bảo rằng

xxxvii
pháp luật được thực thi một cách công bằng và hiệu quả, góp phần vào sự phát
triển và ổn định của đất nước.
* Hệ thống tư pháp:
Hệ thống tư pháp Hàn Quốc là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện
quyền tư pháp, bao gồm: toà án, viện kiểm sát, luật sư.
Hệ thống tư pháp Hàn Quốc được coi là một trong những mô hình tư pháp
hiệu quả và đáng tin cậy trên thế giới, được đánh giá cao về tính độc lập, minh
bạch và hiệu quả. Với trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực, toà án Hàn Quốc
thực hiện tốt chức năng xét xử, đảm bảo mỗi vụ án được giải quyết một cách công
bằng và nhanh chóng. Viện kiểm sát Hàn Quốc cũng có vai trò quan trọng trong
việc truy tố tội phạm, được ủy quyền nhiều quyền hạn để bảo vệ pháp luật và xử
lý các hành vi phạm tội. Đồng thời, luật sư Hàn Quốc được đào tạo chuyên nghiệp
và có nhiều kinh nghiệm trong việc hành nghề, đảm bảo sự đại diện hiệu quả cho
các bên trong các vụ án. Từ những điểm này, hệ thống tư pháp Hàn Quốc đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Đặc biệt, hệ thống tư pháp của Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo đảm công bằng và công lý cho người dân. Tòa án Tối cao, là cơ quan cao
nhất của hệ thống tư pháp, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề pháp lý quan
trọng và có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và tự do của công dân.
Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống tư pháp Hàn Quốc là
cách thẩm phán được bổ nhiệm. Thẩm phán của Tòa án Tối cao được bổ nhiệm
bởi cả Tổng thống và Quốc hội, làm cho quá trình này trở nên đa phương và minh
bạch hơn. Sự kết hợp giữa quyền lực thực thi pháp luật của Tổng thống và quyền
lập pháp của Quốc hội đảm bảo rằng các thẩm phán được bổ nhiệm dựa trên năng
lực, chuyên môn và phẩm chất đạo đức, không phụ thuộc vào bất kỳ lợi ích hay áp
lực nào từ bên nào khác.
Việc bổ nhiệm các thẩm phán bởi cả Tổng thống và Quốc hội cũng tạo ra
một hệ thống kiểm soát và cân bằng, đảm bảo rằng quyền lực không được tập
trung quá mức vào bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào. Điều này giúp tăng cường tính

xxxviii
độc lập và công bằng của hệ thống tư pháp, đồng thời tăng cường niềm tin của
công dân vào công lý và pháp luật.

3. Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo của Hàn Quốc
3.1 Văn hóa

Nhờ những thuận lợi về mặt vị trí địa lý đặc thù, Hàn Quốc tiếp nhận đồng thời
cả văn hóa lục địa và văn hóa biển, từ đó hình thành nên nền văn hóa đa dạng và
độc đáo của riêng quốc gia. Văn hóa Hàn Quốc phát triển rực rỡ trong nhiều lĩnh
vực như văn học, hội họa, âm nhạc và múa, kiến trúc, trang phục, tôn giáo, ẩm thực
Hàn Quốc, v.v.

Đồng thời, sự kết hợp thú vị giữa truyền thống và hiện đại cũng là một yếu tố
quan trọng giúp văn hóa Hàn Quốc luôn được giữ gìn và phát triển trong đời sống
sinh hoạt của người dân.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của làn sóng Hallyu (Hàn lưu), văn hóa Hàn
Quốc thu hút sự quan tâm và mong muốn tìm hiểu từ rất nhiều người đến từ các
quốc gia khác nhau trên thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật mang đậm màu sắc văn
hóa Hàn Quốc được người nước ngoài đón nhận và yêu mến.

3.1.1 Hanbok (한복)

Áo Hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài kiểu Trung Quốc và một áo vét
kiểu Bolero. Áo nam giới gồm có một áo khoác ngắn Jeogori ( 저 고 리 ) và
quần baji (바지).

Cả hai bộ Hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự
gọi là Durumagi(두루마기). Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào
các dịp lễ tết (Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán) hoặc các lễ kỷ niệm như ngày cưới
hoặc tang lễ.

xxxix
3.1.2 Kimchi (김치) và Bulgogi (불고기)

Bulgogi có nghĩa là thịt nướng – đây là món ăn phổ biến của người Hàn
Quốc. Bulgogi có thể được làm từ bất kỳ loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt heo hay
được dùng nhất.

Còn Kimchi là món rau cải thảo muối có vị cay. Kimchi có thể được làm từ
nhiều loại rau củ khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải.
Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn
gia vị vào cải thảo và củ cải.

Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chi
còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người Hàn Quốc thường nói rằng ăn
Kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ.

Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Bulgogi cũng như Kimchi.

xl
3.1.3 Hangeul - Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc

Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi hoàng đế Sejong, thời
Joseon. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và
nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ cái hangeul có thể tạo thành
hàng nghìn chữ và thể hiện bất kỳ âm điệu nào.

3.1.4 Văn hóa múa mặt nạ Talchum

Hàn Quốc cũng nổi tiếng với văn hóa mặt nạ. Tại quốc gia này, mặt nạ thường
dược gọi là tal (탈) trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và
lông.

Các loại mặt nạ thường phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt
người Hàn, nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và
con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng.

Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong
thời Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong
xã hội với người dân thường. Các diễn viên và khán giả cùng hòa nhập vào các điệu
múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.

xli
3.1.5 Di sản in

Nghệ thuật in trên


phiến gỗ (목판인쇄) bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu
tiên của thế giới được người Hàn Quốc phát triển trước phát minh của Gutengerg
(người Đức) hơn 200 năm. Thường dân triều đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ
kinh Phật Koreana từ thế kỷ 13 và được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn
tại lâu đời nhất.
Bộ kinh Phật
Koreana
(Tripitaka
Koreana/팔만 대 장
경 ) đã được xếp
hạng di sản văn
hóa thế giới của
UNESCO năm
1995.

xlii
3.1.6 Các nghi lễ trưởng thành (관혼상제)

Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đời và
đánh dấu những thay đổi cơ bản thường được gọi chung là Gwanhonsangje (관혼상
제), nghĩa là Quan-Hôn-Tang-Tế, bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ và
tế lễ tổ tiên.

Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc
dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc
Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài
vào tóc đồ trang sức được gọi là Binyeo (비녀).

xliii
3.1.7 Văn hóa thêu thùa Jasu

Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp.
Thêu cung được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, như gối, bao đựng
kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải đánh răng…

Thời xưa, thường dân Hàn Quốc không được mặc vài có hình thêu thùa, trừ các
bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục
đích trang trí đơn thuần, các đồ thêu trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho
Phật giáo.

3.1.8 Văn hóa gói bọc Bojagi

xliv
Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc và
họa tiết trang trí khác nhau. Người Hàn Quốc thường dùng Bojagi để bọc, gói các
đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng, mặc dù không phổ biến như trước đây.
Trong cuộc sống thường nhật, Bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các
nghi lễ.

Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh
Bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải
thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho Bojagi thêm duyên dáng.
Khi không sử dụng, có thể gấp Bojagi giống như một chiếc khăn tay nhỏ.

3.1.9 Nghệ thuật


gấp giấy thủ công

Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp giấy thủ công và
cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp nên những chiếc hộp,
chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới, bình và gạt tàn.

Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều được sơn bóng trên bề mặt nhằm làm tăng
tính thẩm mỹ và độ bền, đồng thời làm cho chúng có khả năng chống thấm. Loại
sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp làm từ nước quả hồng xanh, hồ gạo, và dầu
tía tô.

xlv
3.1.10 Jongmyo Jeryeak - Nhạc tế lễ Jongmyo

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc
Jeonju Yi - hoàng tộc thời Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền
Jongmyo ở trung tâm thủ đô Seoul.

Hiện nay, nghi lễ này được tổ chức khá ngắn gọn và đơn giản so với trước đây,
nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các
loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

xlvi
3.1.11 Sesi (세시)

Tập quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa
trong năm và ngày Tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày Tết Nguyên Đán, người Hàn
Quốc cất bài vị tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món ăn và đồ
uống truyền thống. Sau nghi lễ này, có lễ Sebae ( 세 배 ) – nghi lễ quỳ lạy những
người cao tuổi trong gia đình.

Vào đêm ngày 15 tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên trong năm (còn gọi
là Daeboreum ( 대 보 름 ), một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sống.
Ngày nay, ở nhiều nơi trên đất nước Hàn Quốc đã bỏ tập tục này, nhưng việc chuẩn
bị và thưởng thức những món ăn truyền thống với những loại rau đa dạng theo mùa
thì vẫn phổ biến.

Ngày 15 tháng Tám âm lịch là ngày Chuseok (추석) – ngày lễ tạ ơn cho vụ


mùa bội thu. Trong ngày này mọi người thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong
những món ăn đặc biệt được chuẩn bị cho ngày này là Songpyeon (송변) – một loại
bánh có hình trăng khuyết và được làm từ bột nếp, vừng, đậu xanh, hạt dẻ và các
loại ngũ cốc khác.

xlvii
3.2 Tôn giáo

Tại Hàn Quốc tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt động liên quan được tự do
phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều có mặt tại nơi đây
như Phật giáo, Thiên Chúa giáo (Kitô giáo, Cơ Đốc giáo), Nho giáo, Hồi giáo…
Không có tôn giáo nào được đặt lên trên so với những tôn giáo khác, các tôn
giáo này bình đẳng với nhau, cùng chung sống hòa bình, chi phối lẫn nhau, trau dồi
cho nhau và tồn tại song song, hài hòa với những tín ngưỡng dân gian.

Có một nhận định về tôn giáo ở Hàn Quốc, đại ý như sau: “Tôn giáo đầu tiên
ở Hàn Quốc là Shaman giáo, tôn giáo uyên thâm nhất là Phật giáo, tôn giáo phổ
biến nhất là Nho giáo, và tôn giáo ra đời muộn nhất là Thiên chúa giáo, nhưng đây
lại là dòng tôn giáo sôi nổi nhất”.
Thuở nguyên sơ, người Hàn Quốc tin vào các linh hồn tồn tại trong tự nhiên
như hồn núi, hồn sông, hồn của thiên đàng và sao sáng, hồn của mặt trời và mặt
trăng. Do vậy, họ thường xuyên tổ chức các lễ hội theo từng mùa để phục vụ cho
hoạt động nông nghiệp.
Khi xã hội có tổ chức ra đời, tạo hóa không phải là thứ duy nhất được tôn
thờ, người ta còn tin vào sự tồn tại của các vị thần cai quản các nơi và sự tồn tại của
linh hồn con người.

Tất cả các nghi lễ thờ cúng thần linh quan trọng đều do pháp sư chủ tọa. Các
vị pháp sư được kính trọng như thể họ là thần tiên. Loại tín ngưỡng này được gọi là
Shaman giáo.

Khi một nhóm người đặc biệt được các thần linh đến thăm thì pháp sư đóng
vai trò là người trung gian. Họ xoa dịu những linh hồn giận dữ và hàn gắn nỗi đau
bằng việc xua đuổi linh hồn quỷ dữ. Họ cũng là những nhà tiên tri có thể đoán trước
thời vận của từng cá nhân tín đồ cũng như của toàn thể cộng đồng.

Nguồn tư liệu về lịch sử Hàn Quốc cổ cho thấy một số pháp sư phụng sự là
cố vấn hoàng gia, giải thích ý nghĩa của các sự kiện tự nhiên bất thường nào đó và

xlviii
nói cho triều thần biết những việc cần làm để tránh thiên tai.

Trong suốt các giai đoạn lịch sử đất nước Hàn Quốc và cho tới ngày nay,
pháp sư đóng vai trò như người hàn gắn, nhà tiên tri, trung gian tâm linh.

Vào thời kì Tam Quốc gồm có Cao Câu Ly, Bách Tế, và Tân La, các pháp sư
chính thức của triều đình bị mất địa vị, trở thành các thầy phù thủy và thầy bói dạo.
Khoảng thời gian này cũng chính là lúc Phật giáo và Nho giáo du nhập vào Hàn
Quốc (thế kỷ IV, V).

Trải qua các thời kỳ Tam Quốc, Shilla thống nhất và Koryo, đến khoảng cuối
thế kỷ XII, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính và Nho giáo phát triển thành hệ tư
tưởng chính trị.
Ở thời đại Chosun (1392 – 1910), Nho giáo phát triển cực thịnh còn Phật giáo bị
kìm hãm. Cuối thời đại Chosun, Thiên chúa giáo được truyền vào Hàn Quốc.

Hiện nay, tôn giáo tại Hàn Quốc có sự phân bố như sau: 49% theo đạo Phật,
49% theo Kitô giáo (trong đó có 39% theo Tin lành và 10% theo Thiên chúa giáo),
1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

3.2.1 Phật giáo:

Trong các đạo giáo ở Hàn Quốc, Phật giáo là tôn giáo đầu tiên du nhập vào
đây và có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hàn Quốc.
Năm 372, Nhà sư Sundo, tới từ thời Tiên Tần ở Trung Quốc đã truyền bá Đạo Phật
vào triều đại Goguryeo. Năm 384, nhà sư Malananda đến từ bang Đông Tấn Trung
Quốc đã đưa đạo Phật vào Baekje. Khoảng giữa thế kỷ XV, nhà sư Ado từ vương
quốc Goguryeo đã truyền bá đạo Phật vào vương quốc Silla.
Thời bấy giờ, đạo Phật là chỗ dựa tinh thần phù hợp với cơ cấu thống trị nên
được cả 3 giai cấp thống trị của 3 vương quốc ủng hộ và Đức Phật cũng là biểu
tượng thờ cúng duy nhất. Nhiều chùa và miếu thờ được dựng lên, nhiều khu thánh

xlix
địa thờ cúng có các tượng Đức Phật và Bồ tát bằng vàng, số lượng tín đồ Phật giáo
không ngừng tăng nhanh.
Phật giáo đã mang lại một sự chuyển biến lớn trong đời sống tôn giáo của
người dân Hàn Quốc cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của văn hoá. Các tăng sỹ
không chỉ đơn thuần đem đến một đức tin mới mà còn mang lại nền văn hoá tiên
tiến.
Tăng sỹ là chuyên gia về kiến trúc, chữ viết, thủ công, y dược và thậm chí về
những vấn đề chính trị, ngoại giao.

Ngày nay, đến Hàn Quốc, hiếm thấy một người dân Hàn nào không đi lễ
Phật, không bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bầu không khí thanh bình của đạo Phật.
Những ngôi đền thờ Phật nổi tiếng, hầu hết nằm trên những vùng núi tuyệt đẹp, thu
hút rất nhiều khách du lịch đến thăm viếng trong năm, và ngày Phật Đản ở Hàn
Quốc được coi là ngày Quốc lễ –ngày tổ chức lễ hội trên toàn thể đất nước.

3.2.2 Shaman giáo

Shaman giáo tại Hàn Quốc, có nguồn gốc từ Shaman giáo Xiberi, phát triển
dưới ảnh hưởng của các tôn giáo khác như Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo.
Shaman giáo là tôn giáo nguyên thuỷ chưa có tính hệ thống nhưng lại thấm sâu vào

l
đời sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc qua các câu chuyện dân gian và phong
tục tập quán.

Khi có sự du nhập của đạo Khổng và đạo Phật ở Hàn Quốc, Shaman giáo
dần mất đi chỗ đứng trong sự nghiệp chính trị xã hội. Tuy đạo Khổng và đạo Phật
trở thành công cụ cai trị nhân dân nhưng đạo Shaman vẫn còn tác động lâu dài.

Đạo Shaman bao gồm nghi lễ thờ cúng hàng ngàn những linh hồn mà người
ta tin là đã hoà vào trong thế giới tự nhiên, như đá, cây cỏ, núi non, suối và bầu trời.
Nghi lễ shaman, giàu chất phù thuỷ, tà ma, mang những nét độc đáo của nghệ thuật
sân khấu trong âm nhạc và vũ điệu.

Shaman giáo luôn là tôn giáo của những người dân lao động, luôn gần gũi
với tinh thần cũng như cuộc sống thường ngày của họ. Cũng chính nhờ vào đức tin
của những người dân thường này mà tính ảnh hưởng của Shaman giáo chưa bao giờ
bị mất đi, vẫn hưng thịnh tại Hàn Quốc và là tôn giáo chủ đạo của người Hàn Quốc,
một phương diện quan trọng trong nền văn hoá của dân xứ kim chi.

li
3.2.3 Thiên Chúa Giáo

Đạo Thiên chúa được truyền bá vào Hàn Quốc vào thế kỷ XVII, khi chư hầu
đi cống nạp Trung Quốc hàng năm đem về các bản chép lại tài liệu truyền giáo của
Matteo Ricci viết bằng chữ Hán.
Các tài liệu này không chỉ đề cập đến các đạo lý của Thiên Chúa giáo mà còn cung
cấp những phương diện tri thức của phương tây như lịch tính theo mặt trời (dương
lịch) và nhiều vấn đề khác mà các học giả nghiên cứu của Silhak – trường phái học
thuật thực hành – triều đại Joseon quan tâm.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), số lượng các tổ chức
cứu tế và các phái đoàn truyền giáo đạo Thiên Chúa không ngừng tăng lên. Giáo hội
Công giáo Hàn Quốc ngày càng phát triển và hệ thống phẩm trật được thiết lập
chính thức vào năm 1962.Hiện nay, Thiên chúa giáo là một trong những tôn giáo
lớn tại Hàn Quốc.

3.2.4 Tin Lành

Đạo tin lành ở Hàn Quốc chủ yếu do người truyền giáo nước ngoài, nổi trội
là người Bắc Mĩ, truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 và lan rộng khắp cả nước.
Các nhà truyền giáo đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội Hàn
Quốc. Họ xây dựng nhiều trường học và bệnh viện hiện đại, đưa vào Hàn Quốc một
loạt các hoạt động văn hoá hiện đại như âm nhạc, thể thao, tạp chí phương Tây. Vì

lii
vậy, đạo Tin lành đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và truyền bá văn
hoá hiện đại phương Tây vào Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Đạo Tin lành đã có đóng góp to lớn trong việc truyền bá chữ
viết cho nhân dân Hàn Quốc thông qua bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Hàn và tầm
quan trọng của chữ viết khi nghiên cứu kinh thánh.
Ở Hàn Quốc, Đạo Tin lành phát triển vô cùng mạnh mẽ và Giáo hội Tin lành
Hàn Quốc được xem như là giáo hội Tin lành sôi nổi nhất trên thế giới, và gửi
người truyền giáo tới mọi lục địa.

3.2.5 Hồi Giáo


Đầu thế kỷ 20, khi Hàn Quốc còn ở dưới ách cai trị của thực dân Nhật,
những người dân Hàn bị cưỡng chế di trú sang Mãn Châu (Trung Quốc) và một bộ
phận nhỏ trong số họ trở thành hững người Hàn Quốc đầu tiên gia nhập Hồi giáo.
Tuy nhiên, cho đến khi quân đội Thổ Nhĩ Kì đến Hàn Quốc tham gia vào
chiến tranh Hàn Quốc (1950 – 1953) với tư cách là một bộ phận của Bộ Tư Lệnh
Liên hợp quốc, các hoạt động truyền bá Hồi giáo mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Tháng 09/ 1955, Lễ nhập đạo cho các tín đồ Hàn Quốc theo đạo Hồi được tổ
chức và theo sau là lễ suy cử một vị Imam người Hàn Quốc đầu tiên. Năm 1967,
Hội Hồi giáo Hàn Quốc được mở rộng và tổ chức lại thành Liên đoàn Hồi giáo Hàn
Quốc và một thánh đường Hồi giáo trung tâm được đặt ở Seoul năm 1976.

liii
Sau đó, thánh đường tại các thành phố lớn như Busan, Daegu, Cheonju,
Gwangju, Ansan, Anyang… lần lượt ra đời.

3.2.6 Nho giáo

Do Khổng Tử sáng lập vào thế kỷ thứ 6 TCN. Có mặt ở Hàn Quốc những
năm đầu của triều đại Joseon (1392-1910). Những người theo đạo Nho Giáo tin
rằng linh hồn của tổ tiên có ảnh hưởng đến những hậu duệ của họ sau này. Vì thế họ
luôn cố gắng tìm một ví trí đẹp để thờ tổ tiên.

Ngày nay, những nghi lễ của Nho Giáo đã mai một dần. Thay vào đó là các
nghi lễ ma chay. Vì đô thị, nhà máy mọc lên ngày càng nhiền nên người Hàn Quốc
hiện đại chọn hoả táng.

3.2.7 Khổng Giáo

Người ta không biết chính xác thời điểm đạo Khổng du nhập vào Hàn Quốc.
Người ta chỉ có thể phỏng đoán Khổng giáo du nhập vào Hàn Quốc cùng với ảnh
hưởng văn hoá Trung Quốc.

Sự phát triển công cuộc Khổng giáo hoá trong xã hội Hàn Quốc đã đạt đến
đỉnh điểm vào triều đại Yi của Vương triều Joseon (1392-1910). Một triều đại được
xây dựng rõ ràng trên hệ tư tưởng Khổng giáo. Ảnh hưởng tới mọi khía cạnh đời
sống từ gia đình đến nhà nước.

Khi Khổng giáo du nhập vào Hàn Quốc. Bên cạnh việc đem lại mặt tích cực
đem lại như: lòng hiếu thảo, kính trọng bề trên, quan điểm đạo đức và lòng hăng hái
học tập đều xuất phát từ đạo Khổng. Thì cũng có một số mặt hạn chế như: chủ
nghĩa tuân thủ xã hội, chủ nghĩa độc tài, sự phân biệt đối xử về giới và tuổi tác.

Bên cạnh đó, một số những mặt tiêu cực khác cũng là sự kế thừa đạo Khổng
như chủ nghĩa tuân thủ xã hội, chủ nghĩa độc tài, sự phân biệt đối xử về giới và tuổi
tác.

liv
4. Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công

* Am hiểu về văn hóa kinh doanh: Nền kinh tế Hàn Quốc có nhiều đặc điểm
riêng biệt như việc duy trì mối quan hệ, sự tuân thủ và tôn trọng… bạn cần nắm
vững văn hóa kinh doanh để hiểu và tương tác hiệu quả với đối tác và khách hàng
địa phương.

* Xây dựng mối quan hệ: Mối quan hệ cá nhân rất quan trọng trong kinh
doanh Hàn Quốc. Dành thời gian để xây dựng mối quan hệ với đối tác và khách
hàng thông qua gặp gỡ trực tiếp và các sự kiện xã hội.
* Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Hàn Quốc là một trong những quốc gia có
tiêu chuẩn chất lượng cao. Người tiêu dùng ở Hàn Quốc rất chú trọng đến chất
lượng của sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu
chuẩn an toàn và chất lượng.
* Tính sáng tạo và đổi mới: Thị trường ở Hàn Quốc rất cạnh tranh và người
tiêu dùng luôn tìm kiếm những sản phẩm mới lạ và độc đáo. Vì vậy, việc đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý và lòng
tin của khách hàng.
* Hiểu về pháp luật và quy định kinh doanh: Nắm rõ các quy định pháp lý
và thuế ở Hàn Quốc để tránh rủi ro pháp lý và tài chính.
* Marketing và quảng cáo: Đầu tư vào chiến lược tiếp thị và quảng bá là rất
quan trọng để nổi bật trên thị trường đầy cạnh tranh của Hàn Quốc. Sử dụng các

lv
kênh tiếp thị truyền thống cũng như kênh truyền thông xã hội để tiếp cận đến đối
tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
* Điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Đôi khi, bạn cần điều chỉnh chiến lược
kinh doanh của mình để phản ánh nhu cầu và xu hướng của thị trường Hàn Quốc.
* Nắm vững văn hóa và phong cách kinh doanh địa phương: Hiểu về văn
hóa và phong cách kinh doanh địa phương là rất quan trọng để kinh doanh thành
công ở Hàn Quốc. Hãy tôn trọng các truyền thống, phong tục, quy tắc và giá trị văn
hóa của đất nước này khi kinh doanh và giao tiếp với đối tác cũng như khách hàng.

5. Những bài học kinh nghiệm

Tôn trọng tuổi tác và vị trí xã hội: Trong văn hóa Hàn Quốc, tôn trọng tuổi
tác và vị trí xã hội rất quan trọng. Người trẻ tuổi thường phải tôn trọng và tuân thủ
theo ý kiến và quyết định của người lớn tuổi hoặc cấp trên. Điều này phản ánh trong
cách giao tiếp và quyết định trong môi trường kinh doanh.
Quan hệ cá nhân và mối quan hệ xã hội: Mối quan hệ cá nhân rất quan trọng
trong văn hóa kinh doanh Hàn Quốc. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ đúng
cách có thể giúp bạn đạt được sự thành công trong kinh doanh ở Hàn Quốc.
Cẩn thận với văn bản và giao tiếp: Giao tiếp chính xác và tránh hiểu lầm là
một phần quan trọng của văn hóa kinh doanh Hàn Quốc. Việc sử dụng ngôn từ lịch
sự và tránh làm phiền người khác trong giao tiếp là rất quan trọng.
Thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tin cậy và trung thực: Trong văn hóa kinh
doanh Hàn Quốc, mối quan hệ dựa trên tin cậy và trung thực được coi là quan trọng.
Điều này cũng áp dụng trong việc ký kết hợp đồng và thực hiện các cam kết.
Cảm thông và hiểu biết về văn hóa địa phương: Hiểu biết và tôn trọng văn
hóa địa phương của Hàn Quốc là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc biết về các
nguyên tắc và giá trị của văn hóa Hàn Quốc, cũng như các phong tục và thói quen
giao tiếp

lvi
TỔNG KẾT
Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc là một bước quan trọng và
không thể bỏ qua trong chiến lược thâm nhập và phát triển trên thị trường này. Với
những nét đặc trưng như hệ thống cấp bậc, tinh thần tập thể, lòng trung thành và
quy tắc ứng xử, văn hóa kinh doanh Hàn Quốc tạo ra một môi trường kinh doanh
độc đáo, phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Việc hiểu rõ văn hóa kinh doanh Hàn Quốc mang lại nhiều lợi ích rõ ràng.
Đó là yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hiệu quả của các chiến lược kinh
doanh, giúp giảm thiểu những hiểu lầm và rủi ro tiềm ẩn, cũng như tạo ra sự khác
biệt và thu hút đối tác và khách hàng tiềm năng.
Việc thấu hiểu văn hóa kinh doanh Hàn Quốc mang lại nhiều lợi ích to lớn rõ
ràng. Đó là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh
doanh, giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường cạnh
tranh. Thêm vào đó, hiểu biết sâu sắc về văn hóa kinh doanh không chỉ giúp mở
rộng tầm nhìn và tiếp cận thị trường, mà còn xây dựng mối quan hệ đối tác bền
vững và cơ hội hợp tác lâu dài. Đồng thời, việc này cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc mở ra cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh trong tương lai cũng như
phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thích nghi với môi trường mới.
Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp cần tập trung tìm hiểu kỹ lưỡng
vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, tôn trọng và tuân thủ các quy tắc về văn
hóa kinh doanh Hàn Quốc. Điều này bao gồm việc nghiên cứu thông tin, tham khảo
ý kiến chuyên gia và thực hành sự tôn trọng và tuân thủ quy tắc và giá trị văn hóa
của đất nước này. Đồng thời, kiên nhẫn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm
phán, linh hoạt trong việc xây dựng mới quan hệ và khả năng thích là những yếu tố
quan trọng để tạo ra mối quan hệ hợp tác và phát triển lâu dài.

lvii
Tóm lại, việc hiểu biết và thấu hiểu văn hóa kinh doanh Hàn Quốc không chỉ
là một nhiệm vụ mà là một chiến lược quan trọng để đảm bảo chìa khóa của sự
thành công và bền vững trong thị trường kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp cần
chú trọng vào việc đầu tư và phát triển năng lực trong lĩnh vực này để thúc đẩy hợp
tác và phát triển bền vững trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c#cite_note-9
2. https://korea.net.vn/gioi-thieu-ve-dat-nuoc-han-quoc.html
3. World Bank Documents: Greening Digital in Korea:
https://documents1.worldbank.org/curated/en/152001645712665901/pdf/
Greening-Digital-in-Korea-Korea-Case-Study-for-Greening-the-ICT-
Sector.pdf
4. Sách giáo khoa Địa lý 10 - Việt Nam: https://chantroisangtao.vn/he-tai-
nguyen/dia-li-10-sach-doc-gop-y-bo-sach-giao-khoa-chan-troi-sang-tao/
5. Ngân hàng thế giới:
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=KR
6. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD):
https://data.oecd.org/gdp/gross-domestic-product-gdp.htm
7. https://mekongasean.vn/xuat-khau-nam-2022-cua-han-quoc-cao-nhat-moi-
thoi-dai-post16103.html
8. Hàn Quốc công bố phương hướng chính sách kinh tế năm 2022:
https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?
lang=v&menu_cate=business&id=&board_seq=416213&page=
9. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM213024
10. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM255991

lviii
11. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM223425
12. https://hanoimoi.vn/kinh-te-han-quoc-co-tin-hieu-khoi-sac-nho-xuat-khau-
649849.html
13. Vietnamplus: https://www.vietnamplus.vn/ngan-hang-trung-uong-han-quoc-
than-trong-duy-tri-chinh-sach-that-chat-tien-te-post915714.vnp
14. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-
tuc/gioi-tre-han-quoc-can-trung-binh-10-thang-de-tim-duoc-viec-lam-sau-
khi-tot-nghiep-645169.html
15. https://congly.vn/ty-le-sinh-o-han-quoc-giam-xuong-muc-thap-nhat-moi-
thoi-dai-419124.html
16. https://www.vietnamplus.vn/han-quoc-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-nhieu-
tiem-nang-cua-viet-nam-post844314.vnp
17. https://vneconomy.vn/han-quoc-tang-gap-5-lan-chi-tieu-tiep-nhan-lao-dong-
viet-nam-sang-lam-viec.htm
18. https://vneconomy.vn/du-kien-dua-hon-15-000-lao-dong-sang-han-quoc-
theo-chuong-trinh-eps-trong-nam-2024.htm
19. https://duhocsunny.edu.vn/giao-thong-han-quoc/
#Gioi_thieu_ve_he_thong_giao_thong_o_Han_Quoc_2021
20. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_H
%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c
21. https://www.academia.edu/23164643/
Korean_Politics_Political_System_He_thong_chinh_tri_Han_Quoc_Tam_qu
yen_phan_lap
22. https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-ve-phap-luat-ve-dan-su-lao-dong-va-dat-
dai-o-han-quoc.aspx
23. https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/
TAND096370
24. https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/
TAND096369

lix
25. https://employers.glints.com/vi-vn/blog/van-hoa-doanh-nghiep-han-quoc/
#II_Dac_trung_trong_van_hoa_doanh_nghiep_Han_Quoc
26. https://congdankhuyenhoc.vn/chinh-sach-doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-cua-
han-quoc-tu-ruot-duoi-thanh-dan-dau-179220729100814666.htm
27. https://www.vista.gov.vn/vi/news/chien-luoc-chinh-sach-kh-cn-dmst/nhung-
diem-moi-trong-chinh-sach-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-cua-han-quoc-
2078.html
28. https://iasvn.org/tin-tuc/Chinh-sach-doi-moi-sang-tao-cua-Han-Quoc-
11446.html
29. https://thesaigontimes.vn/he-thong-dien-mat-troi-noi-hua-hen-giup-han-
quoc-thoat-khoi-nhiet-dien-than/
30. http://ciem.org.vn/Content/files/VNEP/kinh%20te%20xanh%20-%20han
%20quoc%20%20.pdf
31. https://www.inas.gov.vn/638-moi-truong-va-quan-ly-moi-truong-cua-han-
quoc.html
32. https://tietkiemnangluong.com.vn/tin-tuc/pho-bien-kien-thuc/t14155/tiet-
kiem-nang-luong-o-han-quoc-thu-vi-va-thiet-thuc.html
33. https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/infrastructure-
sector-in-south-korea
34. https://bnews.vn/han-quoc-se-cung-ung-2-7-trieu-ngoi-nha-o-moi-ra-thi-
truong/255023.html#google_vignette
35. https://ictvietnam.vn/han-quoc-da-tro-thanh-quoc-gia-di-dau-the-gioi-ve-ict-
nhu-the-nao-43395.html
36. https://www.developmentaid.org/organizations/view/114949/korea-
infrastructure-safety-and-technology-corporation-kistec
37. https://development.asia/expert/korea-research-institute-human-settlements-
krihs
38. 20 đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc (gialinh.edu.vn)
39. Văn hóa Hàn Quốc và những nét ĐẶC TRƯNG điển hình
(thanhgiang.com.vn)
40. Sơ lược lịch sử phát triển của các tôn giáo Hàn Quốc (duhocsunny.edu.vn)

lx
41. Tôn giáo ở Hàn Quốc (hoctienghan.com)
42. Tôn giáo Hàn Quốc | DayhoctiengHan.edu.vn
43. Tôn giáo ở Hàn Quốc - Các tôn giáo phổ biến của người Hàn Quốc -
Languagelink
44. Giới thiệu về Hàn Quốc: văn hóa, giáo dục, ẩm thực, du lịch
(monday.edu.vn)

lxi

You might also like