You are on page 1of 60

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.

S Đinh Thị Hương Giang

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Du Lịch –
Đại học Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân
thành cảm ơn cô Th.s Đinh Thị Hương Giang. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Nếu không có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của cô thì bài chuyên đề này rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa,
tôi xin chân thành cảm ơn cô.

Bài chuyên đề được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng. Bước đầu đi
vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu trong du lịch, kiến thức tôi còn hạn
chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để
kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa và cô Đinh Thị Hương
Giang thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của
mình là tuyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Lĩnh

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 1 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Tìm hiểu hoạt động quảng cáo nhằm thu hút
khách du lịch nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà
Thành Travel, Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số
liệu được sử dụng trong chuyên đề là trung thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong chuyên đề này không sao chép của bất kỳ khóa luận, chuyên
đề nào và chưa được trình bày hay công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
trước đây. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tôi đã thực hiện nghiêm túc các
quy tắc làm chuyên đề, tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong chuyên đề đều
trích dẫn theo đúng quy định.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Lĩnh

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 2 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đối tượng điều tra..............................................................2
3.1.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................2
3.2. Đối tượng điều tra..............................................................................................................2
3.3.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................................................3
4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu :................................................................................3
4.3. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài:.....................................................................................................................4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................................5
A.Cơ sở lý luận...................................................................................................................................5
1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch..........................................................................................5
1.1.1. Du lịch..............................................................................................................................5
1.1.2. Khách du lịch...................................................................................................................5
1.2. Doanh nghiệp lữ hành............................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành.................................................................6
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành.........................................................7
1.2.2.1. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành......................................................................7
1.2.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành........................................................................7
1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành....................................................................................8
1.2.3.1. Đối với khách du lịch.................................................................................................8
1.2.3.2. Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch..............................................................8
1.2.3.3. Đối với ngành Du lịch................................................................................................9
1.2.3.4. Đối với doanh nghiệp khác.......................................................................................9
1.2.3.5. Đối với cư dân địa phương.......................................................................................9
1.2.4. Hệ thống sản phẩm trong các công ty lữ hành................................................................9
1.2.4.1. Các dịch vụ trung gian...............................................................................................9

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh iii K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

1.2.4.2. Các chương trình du lịch trọn gói...........................................................................10


1.2.4.3. Các hoạt đông kinh doanh lữ hành tổng hợp.........................................................10
1.3. Hệ thống thông tin du lịch....................................................................................................10
1.3.1. Khái niệm về hệ thống thông tin du lịch........................................................................10
1.3.2. Đặc điểm của hệ thống thông tin du lịch.......................................................................10
1.4. Quảng cáo chương trình du lịch...........................................................................................11
1.4.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo....................................................................................11
1.4.2. Bản chất và tầm quan trọng của quảng cáo...................................................................12
1.4.2.1. Bản chất của hoạt động quảng cáo.........................................................................12
1.4.2.2. Tầm quan trọng của quảng cáo..............................................................................12
1.4.3. Chức năng và đặc điểm của hoạt động quảng cáo........................................................13
1.4.3.1. Chức năng của quảng cáo.......................................................................................13
1.4.3.2. Đặc điểm của quảng cáo.........................................................................................13
1.4.4. Nội dung cơ bản của quảng cáo sản phẩm....................................................................14
1.4.4.1. Xác định thị trường mục tiêu..................................................................................14
1.4.4.2. Xác định mục tiêu quảng cáo..................................................................................14
1.4.4.3. Xác định ngân sách quảng cáo................................................................................14
1.4.4.4. Xây dựng thông điệp quảng cáo.............................................................................15
1.4.4.5. Lựa chọn phương tiện quảng cáo...........................................................................16
1.4.4.6. Đánh giá hiệu quả quảng cáo..................................................................................17
B.Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu....................................................................................18
1.5. Vài nét về hoạt động quảng cáo du lịch................................................................................18
1.5.1. Hoạt động quảng cáo của Việt Nam..............................................................................18
1.5.2. Hoạt động quảng cáo ở thành phố Đà Nẵng..................................................................19
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢNG CÁO THỊ TRƯỜNG KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐÀ THÀNH TRAVEL.....................................................21
2.1. Khái quát chung về công ty...................................................................................................21
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời, quá trình xây dựng và phát triển......................................................21
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty..................................................................................22
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty...............................................................................23
2.1.4. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................................................25
2.2. Các thị trường khách hàng mục tiêu của công ty giai đoạn hiện nay....................................26
2.3. Các hình thức quảng cáo được sử dụng trong công ty.........................................................27

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh iv K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2014-2015....................................27
2.4.1. Phân tích biến động doanh thu của công ty trong giai đoạn 2014-2015.......................27
2.4.2. Phân tích biến động số lượt khách của công ty qua 2 năm 2014-2015..........................29
2.5. Ngân sách đầu tư vào quảng cáo..........................................................................................30
2.6. Phân tích kết quả điều tra của khách hàng nội địa về hoạt đông quảng cáo của công ty
TNHH TM và DV Đà Thành Travel................................................................................................32
2.6.1. Sơ lược về quá trình điều tra.........................................................................................32
2.6.2. Kết quả điều tra.............................................................................................................32
2.6.2.1. Thông tin về đối tượng điều tra..............................................................................32
2.6.2.2. Hành vi tiêu dùng của du khách và các kênh thông tin ảnh hưởng đến hoạt động
quảng cáo của công ty Đà Thành Travel..............................................................................36
2.6.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo của
công ty TNHH TM và DV Đà Thành Travel............................................................................38
2.6.2.4. Đánh giá của du khách về mức độ cần thiết của các hoạt động quảng cáo của công
ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel...............................................................................39
2.6.2.5. Đánh giá của du khách về nội dung của các công cụ quảng cáo của công ty TNHH
TM và DV DL Đà Thành Travel.............................................................................................40
2.6.2.6. Đánh giá của du khách về hình ảnh, màu sắc của các công cụ quảng cáo..............41
2.6.2.7. Đánh giá của du khách về tầm quan trọng của của các thông tin trong hoạt động
quảng cáo............................................................................................................................43
Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO NHẰM THU HÚT
KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY ĐÀ THÀNH TRAVEL...........................................................................45
3.1. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của công ty trong việc xúc tiến quảng cáo
đến thị trường khách nội địa.......................................................................................................45
3.1.1. Những thuận lợi............................................................................................................45
3.1.2. Những khó khăn............................................................................................................45
3.1.3. Những cơ hội.................................................................................................................46
3.1.4. Những thách thức..........................................................................................................46
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng cáo các chương trình du lịch tại công ty Đà Thành
Travel...........................................................................................................................................47
PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
1. Kết luận...................................................................................................................................50
2. Kiến nghị..................................................................................................................................50
2.1. Đối với Sở Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch Đà Nẵng cùng các ban ngành liên quan...........50
2.2. Đối với công ty TNHH TM và DV Đà Thành Travel.............................................................51

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh v K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................53

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh vi K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1: Một số ưu nhược điểm một số phương tiện quảng cáo...........................16


Bảng 2. 1:Cơ sở vật chất..........................................................................................25
Bảng 2. 2:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm 2014-2015....28
Bảng 2. 3: Phân tích biến động số lượt khách của công ty 2 năm 2014-2015..........29
Bảng 2. 4: Chi phí cho các loại hình quảng cáo (2014-2015)..................................31
Bảng 2. 5:Bảng cơ cấu mẫu điều tra du khách.........................................................33
Bảng 2. 6: Số lần đến Đà Nẵng của du khách..........................................................36
Bảng 2. 7: Thời gian chuyến đi của du khách..........................................................36
Bảng 2. 8: Mục đích chuyến đi của du khách..........................................................37
Bảng 2. 9: Số lần sử dụng dịch vụ củ du khách.......................................................37
Bảng 2. 10: Kênh thông tin giúp du khách biết đến công ty Đà Thành Travel........38
Bảng 2. 11: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha.........................................38
Bảng 2. 12: Đánh giá của du khách về mức độ cần thiết.........................................39
Bảng 2. 13: Đánh giá của du khách về nội dung......................................................40
Bảng 2. 14: Đánh giá của du khách về hình ảnh, màu sắc của các công cụ quảng cáo
................................................................................................................................. 41
Bảng 2. 15: Đánh giá của du khách về tầm quan trọng của của các thông tin..........43

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ MINH HỌA


Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................................23
Biểu đồ 2. 1: Biều đồ về giới tính............................................................................34
Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ về độ tuổi..............................................................................34
Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về nghề nghiệp......................................................................35

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh vii K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2015, Đảng ta đã xác
định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia và có tính xã hội hóa cao. Phát
triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội
nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách trong và ngoài nước”. Do
vậy, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng vào quá
trình sản xuất, tăng thu nhập kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho người lao
động.
Thời kỳ mở cửa hội nhập với sự kiện “Con tàu Việt Nam ra biển lớn” đã
đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta, mở ra rất
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp cả nội địa và
liên doanh với nước ngoài. Cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải tìm
mọi cách để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và
đang trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Những năm gần đây hoạt động du lịch của
nước ta đã có những chuyển biến, phát triển không nhỏ. Trong những năm tới, du
lịch sẽ được ưu tiên phát triển hơn nữa và dần đưa nó trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Đất nước. Tuy nhiên, một quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp
du lịch thì không thể thiếu hệ thống các công ty lữ hành hùng mạnh tham gia hoạt
động kinh doanh. Có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh lữ hành là một đặc thù của
ngành du lịch.
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm điều hành du lịch Đà Thành Travel với
mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành cho Công ty và thoả mãn tối
đa nhu cầu du lịch cho du khách, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt
động quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch nội địa của Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel, Đà Nẵng’’ làm đề tài báo
cáo thực tập.

2. Mục đích nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 1 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.1. Mục tiêu chung


Tìm hiểu hoạt động quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch nội địa của Công
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel, Đà Nẵng. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động quảng cáo của công
ty Đà Thành Travel.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động quảng cáo và du lịch lữ hành.
- Đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo của Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel trong 2 năm 2014-2015 để tìm ra những
vấn đề còn tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động quảng cáo
của công ty.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đối tượng điều tra
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel kinh doanh
nhiều lĩnh vực như cho thuê xe du lịch, cho thuê bất động sản, đại lý vé máy bay,
tổ chức sự kiện, kinh doanh lữ hành... song do thời gian thực tập có hạn nên bài
báo cáo chỉ đề cập đến khía cạnh: “Tìm hiểu hoạt động quảng cáo nhằm thu hút
khách du lịch nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà
Thành Travel, Đà Nẵng”.
3.2. Đối tượng điều tra
Những du khách đã sử dụng dịch vụ lữ hành của công ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel, Đà Nẵng.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu : Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà
Thành Travel, Đà Nẵng từ năm 2014 tới năm 2015.
- Thời gian nghiên cứu: được thực hiện trong thời gian thực tập từ 01/02/2016
đến 01/05/2016.
+ Số liệu thứ cấp 2 năm 2014-2015
4. Phương pháp nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 2 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Để tiến hành nghiên cứu, phân tích chuyên đề tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: nguồn lấy từ bộ phận kế toán của công ty về tình hình hoạt
động quảng cáo của công ty du lịch Đà Thành Travel.
Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra mẫu trên những khách hàng đã sử dụng
dịch vụ của công ty thông qua bảng hỏi điều tra.
- Thói quen tìm kiếm thông tin của khách về dịch vụ du lịch.
- Kênh thông tin nào là quan trọng đối với việc quảng cáo của công ty.
- Kênh thông tin nào được khách hàng tin tưởng, lựa chọn và phù hợp với nhu
cầu của du khách.
- Những đánh giá của khách về hình thức và nội dung của quảng cáo của công
ty.
4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu : 
Phương pháp này nhằm đưa ra những nhận xét và kết luận thông qua việc
phân tích những thông tin vừa thu thập được.
- Sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của du khách đối
với các vấn đề định tính.
- Sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 để xử lý thông tin thu thập từ
bảng hỏi.
- Thống kê mô tả, kiểm định Anova.
4.3. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài tiến hành chọn mẫu theo các bước sau:
Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức của Linus Yamane:

N
n= 2
(1+ N∗e )

Trong đó: n: Quy mô mẫu


N: kích thước của tổng thể, N = 450 ( tổng số khách dự tính sẽ sử dụng dịch
vụ công ty Đà Thành Travel trong 3 tháng 2,3,4 năm 2016).

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 3 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

e: ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và
tổng thể là e = 10%. Lúc đó:
450
n= 2
=81.81
(1+450∗0.1 )

Như vậy, quy mô mẫu phù hợp là 100 mẫu.


Bước 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Cuộc điều tra được tiến hành theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, từ dòng khách du lịch sử dụng dịch vụ công ty,
người dân Đà Nẵng đi du lịch mà có sử dụng dịch vụ của công ty. Phỏng vấn tại
các điểm tham quan....
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài nghiên cứu chia làm ba chương.
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương II: Phân tích đánh giá công tác quảng cáo thị trường khách nội địa
tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel.
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quảng cáo nhằm
thu hút thị trường khách nội địa tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch
Đà Thành Travel.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 4 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


A.Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch
1.1.1. Du lịch
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp nên với mỗi góc độ khác nhau,
mỗi quốc gia khách nhau, mỗi địa phương, mỗi khu vực, người ta đưa ra một định
nghĩa riêng về du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới(UNWTO): “ Du lịch là toàn bộ hoạt động của
con người đến và ở lại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một
thời gian nhất định, với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác”.
Theo Luật du lịch Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005: “ Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng
thời gian nhất định”.
1.1.2. Khách du lịch
Theo điều 10 khoảng 2 luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du
lịch hoặc kết hợp đi du lịch, ngoại trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được chia làm 2 loại:
- Du khách quốc tế
Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới( UNWTO): “ Khách du lịch
quốc tế là những người thăm viếng một nước ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình trong thời gian 24 giờ nhưng không vượt quá một năm và không nhằm mục
đích kiếm tiền”.
Khoảng 3 Điều 3, Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “ Khách du lịch
quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam
du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tịa Việt Nam ra nước ngoài
du lịch”.
- Du khách nội địa
Tổ chức du lịch thế giới( UNWTO) đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội
địa như sau: “ Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể
quốc tịch thăm viếng một nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 5 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

24 giờ cho một mục đích nào đó ngoài việc hành nghề để kiếm tiền tại nơi được
thăm viếng”.
Theo khoảng 2 Điều 3, Luật du lịch Việt Nam: “ Khách du lịch nội địa là
công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong
phạm vi lãnh thỗ Việt Nam”.
1.2. Doanh nghiệp lữ hành
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành
Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán
độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp
đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du
lịch” (thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994).
Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2
loại: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán
các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để
trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán
hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành
nội địa.
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm
xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ
thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được
các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của
các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản
xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý làm trung gian bán các sản phẩm du lịch
để hưởng hoa hồng.
Doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp lữ
hành là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 6 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài
ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản
phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng
hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng”.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
1.2.2.1. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành
Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức
năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và
khai thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành
là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản
của hoạt động lữ hành, được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh
doanh du lịch. Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây
dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức
năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác thêm các dịch vụ khác đáp ứng nhu
cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển…
1.2.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt
động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các
chương trình du lịch trọn gói cho khách:
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung
cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng
lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó
rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh
du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết
các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... thành một
sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các
chương trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch,
đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 7 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của
khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.
1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành
1.2.3.1. Đối với khách du lịch
Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu
với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn,
được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong
lành. Đi du lịch, du khách còn được tiếp thu thêm những hiểu biết về văn hoá, xã
hội cũng như lịch sử của nơi đến. Chính doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng
thoả mãn những nhu cầu đó.
- Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được
thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp cho chuyến
du lịch của họ.
- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên
gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình phong phú hấp
dẫn tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.
- Một lợi thế khác là các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn
rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều
này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách.
Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho
khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và
thực sự tiêu dùng nó.
1.2.3.2. Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch
- Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt
khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển
bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành.
- Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuyếch
trương của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì mối quan hệ với

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 8 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

các doanh nghiệp lữ hành trên Thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu
đến với thị trường du lịch quốc tế.
1.2.3.3. Đối với ngành Du lịch
Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch.
Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu mỗi doanh
nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện phát triển tốt, mang lại lợi
ích cho ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
1.2.3.4. Đối với doanh nghiệp khác
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các
doanh nghiệp khác trên thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các
doanh nghiệp và các ngành khác phát triển. Doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra
của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
1.2.3.5. Đối với cư dân địa phương
Lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch mới đến với các địa
phương. Điều này sẽ giúp dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có
cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho
người dân ở đó.
1.2.4. Hệ thống sản phẩm trong các công ty lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự
đa dạng, phong phú của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào
tính chất va nội dung, có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hành thành 3
nhóm cơ bản:
1.2.4.1. Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong
hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiên các hoạt đông bán sản phẩm của các nhà
sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm
của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản
phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: đăng
kí đặt chỗ và bán vé phương tiện vận chuyển, chương trình du lịch, đăng kí khách

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 9 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

sạn, môi giới cho thuê xe, bán bảo hiểm...


1.2.4.2. Các chương trình du lịch trọn gói
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du
lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành
một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Khi tổ
chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với
khách du lịch cũng như nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động
trung gian.
1.2.4.3. Các hoạt đông kinh doanh lữ hành tổng hợp
Trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt
động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì
lẻ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có
liên quan đến du lịch: Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch, dịch vụ
vui chơi giải trí, các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.
Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch ngày càng phát triển, hệ thống sản phẩm
của các công ty lữ hành ngày càng phong phú, đa dạng.
1.3. Hệ thống thông tin du lịch
1.3.1. Khái niệm về hệ thống thông tin du lịch
Hệ thống thông tin du lịch là một hệ thống thông tin đặc biệt, bao gồm tất cả
các kênh thông tin được sử dụng trong kinh doanh và cộng đồng để khuếch trương
bản thân nó như một điểm thu hút du lịch. Những kênh thông tin này bao gồm:
thương mại, quảng cáo, tập gấp, khách trở lại tham quan nhiều lần, nhân viên, bạn
bè, người thân.
1.3.2. Đặc điểm của hệ thống thông tin du lịch
Ba đặc điểm mà tất cả các hệ thống thông tin du lịch hiệu quả đều có:
- Mỗi kênh trong hệ thống có chức năng riêng của nó. Du khách sử dụng các
kênh khác nhau để đạt được các thông tin khác nhau.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 10 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Tất cả các kênh thông tin sử dụng trong hệ thống đều liên quan với nhau.
Thậm chí các kênh của hệ thống phục vụ các chức năng khác nhau trong cung
cấp thông tin, chúng vẫn được gắn liền với nhau bởi thông điệp dự tính.
- Tất cả các kênh thông trong hệ thống là phụ thuộc lẫn nhau.
Nếu thiếu một hay nhiều đặc điểm này từ hệ thống thông tin du lịch thì thông
điệp sẽ mâu thuẫn, không đồng nhất và không hiệu quả.
1.3.3. Tác dụng của hệ thống thông tin du lịch
Một hệ thống thông tin du lịch được tổ chức tốt sẽ mang lại lợi ích cho cơ sở
kinh doanh địa phương cũng như khách du lịch, cộng đồng, dân cư địa phương
cũng như khách du lịch. Nó giúp đỡ những người định cư trong khu vực và khách
du lịch định vị các hoạt động giải trí, các điểm tham quan, các dịch vụ bán lẻ... Nó
góp phần xây dựng nền tự hào cộng đồng và thiết lập mối liên hệ mật thiết dài hạn
với du khách được thỏa mãn.Nó góp phần tránh sự lộn xộn và các vấn đề khác do
hậu quả của việc định hướng, điều hành và quản lí không tốt khách du lịch như vấn
đề giao thông hiện nay.
1.4. Quảng cáo chương trình du lịch
1.4.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo
Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm của “Quảng cáo”.
Về khái niệm quảng cáo, theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Quảng cáo là bất
kỳ loại hình của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng
hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”.
Theo Philip Kotler, “Quảng cáo bao gồm những hình thức truyền thông phi
cá nhân (nonpersonal), được hướng dẫn thông qua sự trợ giúp có trả tiền”.
Quảng cáo tham gia tích nhập vào kế hoạch Marketing và viện vận hành nó
phải được kết hợp hoàn hảo với những phương tiện thông tin khác nhau(xúc tiến
bán hàng, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng,marketing trực tiếp) và mặt khác,
những hoạt động marketing có quan hệ đến chính sách sản phẩm, chính sách giá,
chính sách phân phối.
Qua những cách hiểu trên ta có thể nói: “Quảng cáo là một nghệ thuật giới
thiệu hàng hóa hay dịch vụ nhằm tới những thị trường mục tiêu nhất định được

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 11 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

thực hiện thông qua những phương tiện truyền thông và phải trả tiền”.
1.4.2. Bản chất và tầm quan trọng của quảng cáo.
1.4.2.1. Bản chất của hoạt động quảng cáo.
Sự trình bày mang tính đại chúng ( Public presentation): Quảng cáo là cách
truyền đạt thông tin công khai về sản phẩm một cách chuẩn hóa và hợp pháp. Do
có nhiều người tiếp nhận quảng cáo nên người bán biết rằng nhờ nó người mua có
thể hiểu biết và chấp nhận sản phẩm.
Sự lan tỏa ( Pervasiveness): Quảng cáo là cách làm thông tin tràn ngập.
Quảng cáo giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần giúp người mua nhận và so
sánh thông điệp của các các hãng khác nhau để lựa chọn . Quy mô quảng cáo lớn
thể hiện một cách tích cực về tầm cỡ, danh tiếng và sự thành công của doanh
nghiệp.
Diễn đạt thông tin có tính khuếch đại ( Amplified expressiveness) : Quảng
cáo cung cấp cơ hội tạo kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và công ty qua sử
dụng khéo léo yếu tố hình ảnh , âm thanh, màu sắc … tuy nhiên, lạm dụng các yếu
tố này có thể làm loãng, rối thông điệp.
Tính vô cảm (Impersionality) : Quảng cáo không thúc ép mua như lực lượng
bán hàng. Khán thính giả không cảm thấy bị bắt buộc chú ý hay đáp ứng. Quảng
cáo chỉ là một hình thức độc thoại, không phải là đối thoại với khách hàng.
1.4.2.2. Tầm quan trọng của quảng cáo.
Quảng cáo là để thông báo, truyền đạt một thông điệp của dịch vụ hay sản
phẩm mới đến công chúng. Người tiêu dùng như dòng chảy của thông tin về một
sản phẩm hay dịch vụ từ người bán đến người mua. Tuy nhiên quảng cáo không
kết thúc với dòng chảy của thông tin một mình mà nó đi xa hơn để gây ảnh hưởng
và thuyết phục công chúng thực hiện một hành động mong muốn chẳng hạn như
đặt mua sản phẩm. Tuy nhiên, đơn giản thông tin cho một khách hàng rằng một
thương hiệu đang tồn tại là không đủ. Quảng cáo nhằm mục tiêu hướng đến đối
tượng tiềm năng theo cách như vậy thì nó tạo thành tác động tích cực đến khách
hàng và trong quá trình tạo nên việc nhận diện ra thương hiệu. Vì vậy, các nhà tiếp
thị thường nhắm mục tiêu chiến dịch quảng cáo ở các nhóm khách hàng.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 12 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

1.4.3. Chức năng và đặc điểm của hoạt động quảng cáo.
1.4.3.1. Chức năng của quảng cáo.
Quảng cáo không phải là mục tiêu sau cùng mà là phương tiện, công cụ giúp
doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể mà hoạt
động quảng cáo có những chức năng:
- Chức năng thông tin: Cung cấp các loại thông tin cần thiết về một sản phẩm
nào đó cho thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp nhằm tới. Những thông tin
mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng có thể là những đặc tính
vượt trội, cách sử dụng, bảo quản, những thay đổi về giá cả, cấu tạo hay thành
phần sản phẩm hoặc chế độ chăm sóc khách hàng.
- Chức năng thuyết phục: Thông qua hoạt động quảng cáo thuyết phục khách
hàng mua sản phẩm của mình. Thông qua hai cách thuyết phục là gián tiếp và
trực tiếp. Trực tiếp là chào mời khách hàng mùa ngay sản phẩm của mình.
Gián tiếp thông qua những hình ảnh gợi ý tò mò hướng tới, dành cho người
tiêu dùng hướng tới những lợi ích lớn hơn nếu họ mua.
- Chức năng gợi nhớ: Nhắc nhở người tiêu dùng nhớ về sản phẩm để họ không
được quên. Thông tin phải được cung cấp, phải được lặp lại nhiều lần mới có
thể làm cho người tiêu dùng không quên.
Một quảng cáo được coi là hiệu quả khi sử dụng đủ 3 chức năng trên.
1.4.3.2. Đặc điểm của quảng cáo.
- Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền.
- Bên trả chi phí quảng cáo là một tác nhân được xác định
- Nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm nhằm thuyết phục
hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng.
- Quảng cáo là một hoạt động truyền thông Marketing phi cá thể.
- Quảng cáo tiếp cận đến đại bộ phận khách hàng tiềm năng.
- Quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền thông
khác nhau.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 13 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

1.4.4. Nội dung cơ bản của quảng cáo sản phẩm.


1.4.4.1. Xác định thị trường mục tiêu.
Việc xác định thị trường mục tiêu là một trong những bước quan trong trong
hoạt động quảng cáo. Quyết định đến thị trường cũng như khách hàng mục tiêu mà
doanh nghiệp hướng đến.
Một thị trường mục tiêu phải đạt được 3 tiêu chuẩn sau:
- Đo lường được: Muốn lựa chọn một thị trường mục tiêu thì công ty phải có
khả năng đo lường được quy mô và những đặc tính của nó.
- Đáng kể: một đoạn thì trường mục tiêu cần đủ lớn để mang lại doanh số cũng
như tăng trưởng đủ để mang lại lợi nhuận dài hạn cho tổ chức.
- Có thể làm marketing được: một đoạn thị trường có thể làm marketing được
là đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và thõa mãn bằng
khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp.
1.4.4.2. Xác định mục tiêu quảng cáo.
Mục tiêu quảng cáo sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt động quảng cáo.
Những mục tiêu phải xuất phát từ những quyết định về thị trường mục tiêu, về việc
định vị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường và Marketing - mix cũng như
promotion – mix.
Mục tiêu của quảng cáo phải tùy thuộc vào những quyết định trước đó về thị
trường mục tiêu, về định vị, và về Marketing mix. Những chiến lược định vị và
Marketing mix xác định công việc quảng cáo phải làm trong toàn bộ chương trình
Marketing.
1.4.4.3. Xác định ngân sách quảng cáo.
Ngân sách quảng cáo thường được xác định dựa trên một trong bốn cách sau:
- Ngân sách tương xứng với đối thủ cạnh tranh: cách xác định ngân sách này
dựa trên lập luận là “Nếu sử dụng ngân sách thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì
doanh nghiệp có thể bị mất thị phần hoặc giảm doanh số bán hàng và lợi
nhuận”.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 14 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Xác định tỉ lệ nhất định: Ban lãnh đạo công ty đưa ra một nguồn ngân sách
nhất định sau khi cân nhắc kỹ về nguồn lực hiện tại, ngân sách quảng cáo các
năm trước và các mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong năm nay.
- Theo tỉ lệ phần trăm của doanh số: ngân sách được xác định bằng một tỉ lệ %
theo doanh số bán hàng.
- Dựa trên kỳ vọng: phương pháp hoạch định ngân sách này dựa trên kỳ vọng
của doanh nghiệp.
Dưới đây là một vài con số để doanh nghiệp tham khảo về tỉ lệ % của ngân
sách quảng cáo dựa trên quy mô doanh số và lĩnh vực kinh doanh. Số liệu được
khảo sát trên các doanh nghiệp tại Mỹ:
Doanh Số Ngân Sách

Dưới 5 triệu USD 7 – 8%

5 – 10 triệu USD 6 – 7%

10 – 100 triệu USD 5 – 6%

100 – 300 triệu USD 3 – 5%

Lớn hơn 300 triệu USD 3 – 4%

(Nguồn: DNA Branding – www.dna.com.vn)


Sau khi có một con số tổng thể về ngân doanh nghiệp cần phải cân nhắc về
lĩnh vực kinh doanh để điều chỉnh ngân sách một lần nữa. Ngoài ra, việc thăm dò
ngân sách của đối thủ cạnh tranh, xác định mức độ cạnh tranh và vị trí doanh
nghiệp trong ngành là cần thiết để có thể hoạch định ngân sách tốt hơn.
1.4.4.4. Xây dựng thông điệp quảng cáo.
Những thông điệp được đánh giá xuất phát từ 3 tiêu chuẩn:
- Hấp dẫn : Khả năng mà thông điệp thu hút được sự chú ý.
- Độc quyền: Thông điệp phải là duy nhất, có nghĩa là phân biệt với các đối thủ
cạnh tranh.
- Đáng tin cậy: Thông điệp phải mang đến sự trung thực mà nó thông tin.
Phải chắc chắn rằng khách hàng tiềm năng nhìn vào quảng cáo, sau đó họ
thấy hứng thú và đọc tiếp. Một quảng cáo hay sẽ tạo ra khát vọng và nhu cầu về

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 15 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

sản phẩm đồng thời kích thích hoạt động mua của khách hàng. Người làm quảng
cáo phải trải qua ba bước: Thiết kế thông điệp, tuyển chọn và đánh giá thông
điệp,thực hiện thông điệp.
1.4.4.5. Lựa chọn phương tiện quảng cáo.
Lựa chọn phương tiện quảng cáo phải biết khả năng của các loại phương tiện
truyền thông có thể đạt đến phạm vi, tần suất và cường độ tác động nào. Những
loại phương tiện chính, theo cường độ quảng cáo được xếp theo thứ tự là báo chí,
truyền hình, thư trực tiếp, truyền thanh, tạp chí và quảng cáo ngoài trời. Mỗi
phương tiện có một số ưu thế và hạn chế.
Bảng 1. 1: Một số ưu nhược điểm một số phương tiện quảng cáo.

Phương tiện Ưu điểm Nhược điểm


Báo Dễ sử dụng, linh hoạt, được Tuổi thọ ngắn và số lượng độc
chấp nhận rộng rãi và độ tin giả hạn chế.
cậy cao.
Tạp chí Độ lựa chọn cao về dân số Thời gian phát hành lâu, không
và địa lý, tin cậy, uy tín, đảm bảo vị trí tốt để quảng cáo,
được người đọc quan tâm. một số phát hành lãng phí.
Truyền hình Đối tượng khán giả rộng, Thời gian ngắn, chi phí cao và
truyền tải nhanh và độ chú ý khán giả ít được chọn lọc.
cao, thông điệp đa dạng.
Truyền thanh Đại chúng, chi phí thấp, linh Khả năng chú ý thấp, thông
hoạt về địa lý điệp lướt nhanh, tuổi thọ ngắn.
Quảng cáo Linh hoạt, tần suất lặp lại Không lựa chọn được công
ngoài trời cao, chi phí thấp, ít cạnh chúng.
tranh
Internet Linh hoạt về địa lý, linh Số lượng độc giả hạn chế.
hoạt, chi phí thấp

(Nguồn Giáo trình Marketing – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)


Ngoài các đặc điểm của các loại phương tiện truyền thông, người lựa chọn
phương tiện cần lưu ý đến một số yếu tố quan trọng khác nữa. Đó là:
- Thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng mục tiêu. Ví dụ,
truyền thanh và truyền hình là phương tiện dễ tiếp cận thanh thiếu niên.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 16 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Sản phẩm. Chẳng hạn, trang phục phụ nữ trình bày đẹp nhất là trên các tạp
chí. Mỗi phương tiện truyền thông có tiềm năng khác nhau trong việc trình
diễn, tạo hình ảnh, giải thích, đảm bảo chính xác và màu sắc.
- Thông điệp. Một thông điệp về một đợt bán hàng vào ngày mai tất cần đến
truyền thanh hay nhật báo. Một thông điệp quảng cáo chứa đựng nhiều dữ
kiện kỹ thuật cần phải có những tạp chí chuyên môn hoặc dùng thư trực tiếp.
- Chi phí. Quảng cáo trên truyền hình rất đắt, nhưng bằng báo chí thì rẻ hơn.
Điều phải tính là chi phí cho một ngàn lần tiếp xúc, chứ không phải tổng chi
phí. Vì có nhiều loại phương tiện truyền thông có đặc điểm cũng như mức độ ảnh
hưởng và chi phí khác nhau, nên người lập kế hoạch sử dụng phương tiện phải lựa
chọn dùng phương tiện cụ thể nào và quyết định phân bổ ngân sách cho mỗi loại
phương tiện đó bao nhiêu. Căn cứ để làm việc này là kết quả ước tính qui mô và
thành phần công chúng, cũng như chi phí sử dụng mỗi loại phương tiện truyền
thông.
1.4.4.6. Đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Đánh giá hiệu quả của quảng cáo là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn và
phức tạp. Đánh giá kết quả của một chương trình quảng cáo phải thực hiện bằng
văn bản và thể hiện bằng các nội dụng:
- Đánh giá kết quả tổng quát: Có đạt được mục tiêu đặt ra hay không hoặc đạt
được bao nhiêu %.
- Đánh giá mức độ thành công của từng loại quyết định.
- Đánh giá hiệu quả thương mại bằng cách so sánh doanh số trước và sau khi
thực hiện chương trình quảng cáo
- Đánh giá hiệu quả truyền thông bằng chỉ số CPT (Cost Per Thousand) là chi
phí tiếp cận 1000 khách hàng mục tiêu trên một phương tiện truyền thông.
- Những kiến nghị, những đề xuất cho việc phát triển các chương trình quảng
cáo tiếp theo.
Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín càng gây tiếng tăm cho
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
B.Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 17 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

1.5. Vài nét về hoạt động quảng cáo du lịch


1.5.1. Hoạt động quảng cáo của Việt Nam
Trong những năm gần đây, hình ảnh của du lịch Việt Nam đã được bạn bè
quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Năm 2010, du lịch Việt Nam đã đạt được thành
tích vượt bậc là đón hơn 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 28 triệu
lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch tăng cao(khoảng 96.000), đã vượt xa chỉ
tiêu so với kế hoạch đặt ra trong năm 2009. Có những hành động đáng ghi nhận đó
là nhờ ngành du lịch Việt Nam đã triển khai quyết kiệt các hoạt động quảng cáo ở
trong và ngoài nước với nhiều hình thức đã dạng. Du lịch Việt Nam đã tăng cường
quảng cáo với quy mô lớn, có chiều sâu với những sản phẩm du lịch có khả năng
cạnh tranh cao.
Nhằm thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế, từ năm 2008-2010
Tổng cục Du lịch đã phối hợp và tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn, thông qua đó
có thể quảng bá, tuyên truyền hình ảnh- con người Việt Nam đến gần du khách
hơn. Những sự kiện tiêu biểu như Festival Huế 2 năm 1 lần, cuộc thi bắn pháo hoa
quốc tế tại Đà Nẵng, Festival Biển Nha Trang, Festival Tây Sơn Bình Định....Đặc
biệt là sự kiện tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long –Hà Nội trong
năm du lịch quốc gia 2010 với chủ đề “ Thăng Long- Hà Nội- Ngàn năm hội tụ”.
Không những vậy, trong những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã thực sự
hội nhập với du lịch toàn thế giới. Bằng việc tham gia vào các hội chợ- triễn lãm
du lịch quốc tế như hội chợ quốc tế WTM diễn ra tại Vương Quốc Anh(2008), Hội
chợ du lịch quốc tế MIIT 2010, Hội chợ du lịch quốc tế Bắc Âu MATKA tại
Hensinki, Hội chợ thương mại du lịch Berlin- Đức (ITB-2010)....Và trong năm
2010, Việt Nam cũng tổ chức Hội chợ triễn lãm quốc tế du lịch ITE tại TP.HCM,
là sự kiện du lịch thương mại lớn nhất Việt Nam, Lào,Campuchia. Hội chỡ đã thu
hút được 236 đơn vị tham gia triễn lãm đến từ 16 quốc gia trên thế giới và khu vực.
Mặt khác, chúng ta đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài: Ngày Quốc gia tại EXPO
Thượng Hải, Tuần văn hóa Việt Nam tại Mexico, Đức, Bỉ, Campuchia. Lễ hội van
hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản, những ngày văn hóa tại Liên Bang Nga,

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 18 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Trung Quốc, Ấn Độ...Các chương trình Roadshow tại Úc, Trung Quốc, Đài Loan,
Thái Lan, Đức thu hút đông đảo sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Đặc biệt có nhiều
sợ kiện văn hóa lớn của thế giới chọn Việt Nam là điểm đến, điển hình là các cuộc
thi Hoa Hậu Hoan Vũ-2007, Hoa Hậu Quý bà đẹp và thành đạt thế giới 2009, Hoa
Hậu Trái Đất 2010, Đại hội thể thao Châu Á trong lần thứ 3 AIG 2010... Đây là
những sự kiện rất tốt để quảng cáo du lịch Việt Nam.
Nhằm thúc đẩy pháp triển ngành Du lịch trở thành một ngành công nghiệp
mũi nhọn trong tương lai., Chính phủ đã mạnh dạn đầu tư hàng triệu đôla cho các
chiến dịch quảng cáo du lịch Việt Nam trên các đài truyền hình, tạp chí lớn của thế
giới. Các đoạn phim quảng bá du lịch Việt Nam được phát sóng trên các kênh
truyền hình nỗi tiếng như CNN, BBC, TV5 Monde. Thực hiện các quảng cáo trên
các tạp chí du lịch Travel+ Leisure Southeast Asia, tạp chí S.E.A Backpacker và
tạp chí CNN Traveller. Năm 2010, ở Việt Nam lần đầu tiên khai trương kênh
truyền hình dành cho Du Lịch. Kênh truyền hình được xay dựng nhằm tuyên
truyền, quảng bá về du lịch Việt Nam. Việc mở kênh truyền hình du lịch sẽ là bước
đột phá không chỉ có ý nghĩa đối với ngành Du lịch mà mở rộng ra là tuyên tuyền
về đối nội và đối ngoại về hình ảnh đất nước, về con người và văn hóa dân tộc Việt
Nam.
Trên đây là một số hoạt đông quảng bá, tổ chức sự kiện du lịch đáng chú ý để
thu hút ngày càng nhiều khách nước ngoài cũng như tạo ý thích đi du lịch cho
người dân trong nước.
1.5.2. Hoạt động quảng cáo ở thành phố Đà Nẵng
Ngoài website của các doanh nghiệp dịch vụ và lữ hành, các chuyên trang về
du lịch của Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, các điểm
du lịch đã đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo cho du lịch Đà Nẵng và cập nhật
nhanh nhất về các hoạt động của ngành Du lịch thành phố. Đặc biệt, mới đây việc
Đà Nẵng lọt vào top 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á do độc giả Tạp chí Smart
Travel Asia bình chọn đã khiến lượng du khách truy cập thông tin du lịch về Đà
Nẵng tăng cao đáng kể.
Theo các hãng lữ hành, những hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trong

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 19 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

năm nay như cuộc thi thiết kế logo và slogan du lịch Đà Nẵng, bình chọn doanh
nghiệp du lịch tiêu biểu, cơ sở du lịch đạt chuẩn... được tuyên truyền rộng rãi qua
mạng đã tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng
dịch vụ, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, truy cập hầu
hết các trang web cho thấy, việc quảng cáo, tiếp thị du lịch trên Internet của Đà
Nẵng vẫn chưa đa dạng. Các website mới chỉ phục vụ chủ yếu cho doanh nghiệp
trong nước, chưa có nhiều trang tiếng Anh để phục vụ khách nước ngoài.
Để nâng tầm thương hiệu du lịch Đà Nẵng bằng việc mua bán sản phẩm tour
qua mạng, ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng cần có dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ
thông tin tốt cho khách hàng.
Để khai thác triệt để các tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch, thành phố Đà
Nẵng đã triển khai các biện pháp nhằm mở rộng hợp tác,xúc tiến du lịch, đã ký kết
văn bàn hợp tác phát triển du lịch với nhiều địa phương trong và ngoài nước trên
tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và Trung Quốc; tổ chức nhiều hình thức quảng
bá, giới thiều sản phẩm du lịch Thành phố Đà Nẵng qua các kênh truyền thông đại
chúng của Trung ương và địa phương, các hội chợ, tổ chức các chương trình quảng
bá du lịch Việt Nam- Đà Nẵng vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quảng cáo của mình, nhưng
nhìn chung ngành du lịch Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong tuyên truyền, giới
thiệu về danh lam thắng cảnh, văn hóa Đà Nẵng, cuốc thi bắn pháo hoa quốc tế,
quảng cáo các sản phẩm du lịch, giới thiệu các doanh nghiệp Đà Nẵng nhằm thúc
đẩy ngành du lịch của Đà Nẵng phát triển một cách mãnh mẽ hơn.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 20 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢNG CÁO THỊ
TRƯỜNG KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ ĐÀ THÀNH TRAVEL
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời, quá trình xây dựng và phát triển
Công ty TNHH TM và DV Du lịch Đà Thành Travel được thành lập vào
tháng 01/2009. Là một doanh nghiệp lữ hành trẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
được xây dựng từ ba cổ đông chính: Phan Long Thành, Phạm Phú Phong, Trương
Vũ Duật. Tuy nhiên, công ty đã sớm hòa nhập với đà phát triển của Cả nước nói
chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng từng bước đứng vững và có được những
thành công trong kinh doanh.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành
Travel.
- Địa chỉ: Lô 08 B2.3 Lê Văn Hiến – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện: Trung tâm điều hành du lịch DATHANH TRAVEL.
- Địa chỉ: Lô 10B4.4 Võ Nguyên Giáp- Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng.
- Điện thoại: (+ 84.511) 2 638 638
- Fax: (+84. 511) 3958 638
- Email: info@dathanhtravel.com
- Website: www. dathanhtravel.com
Với địa thế nằm ở khu du lịch phát triển bậc nhất thành phố Đà Nẵng, cửa
ngỏ đi tới các Di sản Văn hóa Thế giới, các điểm Du lịch sinh thái nổi tiếng…
Trong những ngày đầu mới thành lập Công ty đã gặp không ít khó khăn trong công
tác tổ chức, công tác quản lý, kinh doanh. Tuy nhiên, sự ra đời của công ty đúng
thời điểm ngành du lịch nước ta đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với
những chiến lược phát triển hợp lý, công tác quảng bá được đẩy mạnh, cùng với
đội ngũ nhân viên tâm huyết… Qua gần 7 năm chính thức đi vào hoạt động Công
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành Travel đã dần đứng vững
trong cơ chế thị trường và đang từng bước xây dựng một Đà Thành Travel ổn
định, uy tín, chất lượng trong hiện tại và tương lai.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 21 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty


 Chức năng

- Kinh doanh lữ hành: Công ty chuyên tổ chức các tour du lịch hàng ngày, tour
hành trình Di sản Miền Trung, các tour du lịch theo yêu cầu của du khách…
- Kinh doanh vận chuyển: Cho thuê xe du lịch, đại lý Open Bus…
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê: Cho thuê bất động sản, văn phòng
- Đại lý vé máy bay trong nước và quốc tế.
- Tổ chức sự kiện…
 Nhiệm vụ

- Công ty có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu
trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm dịch vụ do Công
ty cung cấp.
- Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác…
- Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký.
- Thực hiện nhiệm vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao
động.
- Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về kế toán, hoạch toán.
- Bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh quốc gia.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 22 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty


Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

P. P. P. P. P. P.
ĐIỀU THỊ VÉ MÁY HƯỚNG KẾ VẬN
HÀNH TRƯỜNG BAY DẪN TOÁN CHUY
ỂN

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Đây là mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty, cơ cấuTIN


này phù hợp với một
doanh nghiệp nhỏ bởi tính linh động và chi phí quản lý thấp. Tuy nhiên, Công ty là
một đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành du lịch nên nhà lãnh đạo không thể bao quát
hết mọi mặt hoạt động từ vận tải khách, hoạt động tài vụ đến hoạt động kinh doanh
(sản xuất và bán tour). Có thể nói mỗi bộ phận trong Công ty đóng một vai trò cực
kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 23 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các bộ phận của Công
ty:

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi mặt của Công ty, là người có thẩm quyền
cao nhất trong Công ty và đại diện cho công ty về mặt pháp lí. Trực tiếp điều
hành các phó giám đốc, phụ trách quyết định chiến lược kinh doanh cho Công
ty. Phụ trách công tác đối ngoại, quản lí nhân sự và uỷ quyền cho các phó
giám đốc khi cần thiết, là người phát ngôn chính của Công ty.
- Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực của mình phụ
trách, trực tiếp quản lí, lập kế hoạch trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Thay
mặt giám đốc đàm phán với các đối tác. Bên cạnh đó, có trách nhiệm tham
mưu cho giám đốc về việc sắp xếp nhân sự, tài chính phù hợp với chức năng
nhiệm vụ để các hoạt động có hiệu quả hơn.
- Phòng điều hành: Thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty. Trực
tiếp thực hiện các dịch vụ đặt phòng, bán vé, hướng dẫn khách... đảm bảo các
tour luôn được thực hiện đúng lịch trình và kế hoach. Trực tiếp quản lí bộ
phận hướng dẫn, vận chuyển.
- Phòng thị trường: Tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác thị trường khách,
quan hệ với các hãng lữ hành khác nhằm khai thác có hiệu quả nguồn khách.
Tổ chức quảng cáo các tour du lịch của công ty đến với khách hàng trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đề ra các biện pháp khai thác khách hàng
mục tiêu và khách hàng tiềm năng của công ty.
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm hạch toán kinh doanh cho toàn bộ các mặt
hoạt động của Công ty theo chế độ tài chính hiện hành. Lập kế hoạch về tài
chính, quản lý và kiểm soát các nguồn lực, tài sản, theo dõi ghi chép báo cáo
số liệu, chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương và trực tiếp quản lý quỹ tiền
mặt của Công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý hành chính
doanh nghiệp để hạn chế tối đa chi phí.
- Phòng hướng dẫn: Thực hiện hướng dẫn khách theo tour du lịch. Theo dõi
tiếp nhận các ý kiến của khách du lịch. Báo cáo với phòng điều hành, phòng

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 24 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

thị trường sau khi kết thức tour. Cộng tác với các cộng tác viên để hoạt động
kinh doanh lữ hành mang lại hiệu quả cao.
- Các bộ phận khác như tài chính, vé máy bay, vận chuyển: Đây là các bộ phận
kinh doanh các dịch vụ bổ sung tại công ty để đáp ứng yêu cầu của khách
như: đặt phòng khách sạn, làm visa, hộ chiếu, đặt vé máy bay, cho thuê xe du
lịch ...
2.1.4. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
 Nguồn vốn của Công ty

Vốn là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
Du lịch nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển, cạnh tranh nên vấn đề về vốn
kinh doanh của Công ty càng trở nên quan trọng và bức thiết. Hiện nay nguồn vốn
cố định Công ty có là 830.000.000 VND được sử dụng cho hoạt động kinh doanh
lữ hành và kinh doanh các dịch vụ khác.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Bảng 2. 1: Cơ sở vật chất

Stt Tên Đơn vị tính Số lượng


1 Xe vận chuyển Chiếc 11
2 Máy in Cái 2
3 Máy điều hòa Cái 4
4 Bàn ghế tiếp khách Bộ 2
5 Bàn ghế làm việc Bộ 10
6 Tủ lạnh Cái 2
7 Quạt Cái 6
8 Máy vi tính Máy 10
9 Máy Fax Máy 1
10 Điện thoại để bàn Máy 4
11 Tủ hồ sơ Cái 3

(Nguồn: Phòng kế toán – công ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel)

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 25 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Nhìn một cách tổng quan thì Văn phòng của Công ty đã được trang thiết bị
một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh lữ hành. Việc bố trí trang
thiết bị tại văn phòng của Công ty là hợp lý, thuận lợi cho việc đón giao dịch với
khách, đáp ứng những mong muốn, yêu cầu của khách du lịch khi đến với Công ty.
Văn phòng của Công ty lại nằm ngay sát bên Khách sạn Furama và một loạt các
Resort, Khách sạn lớn nhỏ ven biển Mỹ Khê điều này tạo không ít thuận lợi cho
việc quảng bá, xây dựng thương hiệu của Công ty cũng như tiếp xúc với khách
hàng.
2.2. Các thị trường khách hàng mục tiêu của công ty giai đoạn hiện nay
Công ty TNHH TM và DV Du lịch Đà Thành Travel chuyên thực hiện các
Tour du lịch ngắn ngày với khoảng cách không xa Đà Nẵng. Chính vì vậy mà khả
năng cung ứng sản phẩm của Công ty cho thị trường không phong phú và đa dạng
nên chưa thu hút được đông đảo khách du lịch. Thị trường khách hàng hiện tại của
Công ty chủ yếu là khách nội địa đến từ mọi miền Đất nước, phổ biến nhất vẫn là
du khách đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các Tỉnh Miền Trung… lượng khách
của Thành phố Đà Nẵng cũng có chiều hướng tăng lên trong thời gian gần đây.
Đây được xem là lượng khách hàng truyền thống của Công ty, trong tương lai
Công ty đang hướng đến khai thác thị trường khách tiềm năng đó là các Cơ quan,
Trường học, các Công ty… trên địa bàn Đà Nẵng và một số Tỉnh thành lân cận. Và
mục tiêu xa hơn nữa khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cho
phép các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, điều này
kéo theo rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để làm ăn, đi du lịch, tham
quan nghỉ ngơi đây là nguồn khách du lịch rất lớn. Mặt khác lượng khách hàng đến
từ các nước láng giềng như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng
có chiều hướng tăng, hứa hẹn mang đến cho Công ty một lượng khách hàng tiềm
năng ổn định trong thời gian sắp tới. Trong những năm tới Công ty TNHH TM và
DV Du lịch Quảng Đà Thành tập trung nghiên cứu kỹ thị trường để có thể nắm bắt
tốt các cơ hội để mở rộng kinh doanh thoả mãn tất cả mọi nhu cầu đi du lịch của cả
khách trong nước và khách quốc tế.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 26 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.3. Các hình thức quảng cáo được sử dụng trong công ty
 Công tác quảng cáo
Khi thiết kế một chương trình du lịch mới, Công ty tiến hành quảng cáo và
chào bán trên thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh kinh doanh,
Công ty cũng đã quan tâm đến công tác xúc tiến và chào bán, tuy nhiên mức độ
chưa cao, kinh phí và lực lượng lao động dành cho công tác quảng cáo còn thấp.
Các hình thức quảng cáo mà Công ty đã áp dụng:
- Quảng cáo thông qua các tờ rơi, tập gấp, bảng hiệu.
- Tiếp thị trực tiếp (qua điện thoại, fax).
- Quảng cáo trên các phương tiện Internet, website công ty.
- Quảng cáo thông qua các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch
khác(khách sạn, nhà hàng)…
- Báo, tạp chí.
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2014-2015
2.4.1. Phân tích biến động doanh thu của công ty trong giai đoạn 2014-2015
Công ty TNHH TM và DV Du lịch Đà Thành Travel ra đời trong một hoàn
cảnh không thuận lợi khi mà các Công ty lữ hành ở Đà Nẵng cũng như Hội An
đang phát triển và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng bằng sự nỗ lực vượt bậc của ban
giám đốc cùng toàn thể nhân viên nên Công ty đã đạt được những thành quả khả
quan:

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 27 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Bảng 2. 2:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm 2014-2015
(Đơn vị tính: VND)

Năm Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2015/2014

Chênh lệch %
Chỉ tiêu
1.Tổng doanh 1 760 000 000 2 473 500 713 500 000 40,54
thu 000
1.1. Doanh thu 1 086 000 000 1 656 000 570 000 000 52,49
kinh doanh lữ 000
hành
1.2. Doanh thu 426 000 000 701 000 000 275 000 000 64,55
kinh doanh vận
chuyển
1.3. Doanh thu 248 000 000 116 500 000 -131 500 000 - 53,02
kinh doanh các
dịch vụ khác
2. Tổng chi phí 1 496 000 000 1 855 125 359 125 000 24,01
000

- Tỉ suất phí 85% - 10%


(%) 75%
3. Tổng lợi 246 000 000 618 375 000 372 375 000 151,37
nhuận

13,98% 25% 11,02%


- Tỉ suất lợi
nhuận ( % )

(Nguồn: Phòng thị trường – công ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel)


Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh tổng hợp của Công ty
TNHH TM và DV Du lịch Đà Thành Travel trong hai năm vừa qua cho ta
thấy rằng kết quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt.
- Tổng doanh thu năm 2015 tăng so với năm 2014 là 713 500 000 VND tương
ứng với tỷ lệ là 40,53%. Trong đó:

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 28 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

+ Doanh thu kinh doanh lữ hành tăng 570 000 000 VND tương ứng với tỷ
lệ 52,49%.
+ Doanh thu kinh doanh vận chuyển tăng 275 000 000 VND tương ứng
với tỷ lệ là 64,55%.
+ Doanh thu kinh doanh các dịch vụ khác giảm 131 500 000 VND tương
ứng với tỷ lệ là -53,02%.
- Tổng chi phí năm 2014 so với năm 2015 tăng 24,01% tương ứng 359 125 000
VND nhưng tỷ xuất chi phí chung lại giảm 10% chứng tỏ tình hình chi phí
của Công ty rất tốt, một dấu hiệu của kinh doanh hiệu quả bền vững.
- Tổng lợi nhuận tăng lên trong năm là 372 375 000 VND tương ứng với
151,37%. Tỉ suất lợi nhuận năm 2015 so với năm 2014 tăng 11,02%. Điều
này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển hết sức
thuận lợi.
Có thể nói rằng, ban lãnh đạo Công ty TNHH TM và DV Du lịch Quảng Đà
Thành đã hết sức tập cố gắng nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm
làm cho doanh thu, lợi nhuận tăng… góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm
tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong những năm sắp đến.
2.4.2. Phân tích biến động số lượt khách của công ty qua 2 năm 2014-2015
Bảng 2. 3: Phân tích biến động số lượt khách của công ty 2 năm 2014-2015

Các chỉ tiêu Đơn vị Chênh lệch 2015/2014


Năm 2014 Năm 2015
tính Chênh lệch %

1. Tổng số lượt khách Lượt 1734 3558 1824 205,2

2. Số đoàn khách Đoàn 61 108 47 77,05

(Nguồn: Phòng thị trường – Công ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel)


Nhận xét: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Công
ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel trong hai năm 2014 và 2015 ta thấy
rằng tổng lượt khách của Công ty năm 2015 đã tăng 1824 lượt tương ứng với
205,2% so với năm 2014 và tổng số đoàn khách cũng tăng lên 47 đoàn tương ứng

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 29 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

với tỷ lệ 77,05%.
Năm 2015, Đà nẵng tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2 năm 1 lần. Bên
cạnh đó có sự ra đời của nhiều trung tâm vui chơi giải trí như Asian Park,
VinCom,...Mặc khác, Đà Nẵng nằm trong con đường di sản miền trung nên lượng
khách du lịch nội địa có nhiều biến động so với năm 2014. Đây là cơ hội để công
ty khai thác thị trường tìm năng này
2.5. Ngân sách đầu tư vào quảng cáo
Sau khi xác định mục tiêu quảng cáo, công ty sẽ phải tiến hành xay dựng
ngân sách quảng cáo cho từng chương trình du lịch của mình. Vai trò cảu quảng
cáo là đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm du lịch. Ngân sách quảng cáo nhiều hay ít
sẽ quyết định đến việc lựa chọn phương tiện quảng cáo hay phối hợp với các
phương tiện để hình thành một chiến dịch quảng cáo nhất quán. Phương pháp xác
định ngân sách phổ biến hiện nay là dựa vào tỉ lệ phần trăm theo doanh thu dự tính
của năm thực hiện. Tần suất quảng cáo, số lần lặp lại cần thiết để đưa thông điệp
đến người tieu dùng cũng góp phần quyết định đến ngân sách quảng cáo.
Căn cứ vào mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty, ngân sách
quảng cáo được thể hiện ở bảng chi phí hằng năm như sau:
Bảng 2. 4:
ĐVT: Triệu đồng

2014 2015 2015/2014


+/- %
249 292 43 17,26
(Nguồn: công ty TNHH Đà Thành Travel)
Chi phí quảng cáo công ty có tăng lên qua 2 năm gần nhất. Ngân sách dành
cho quảng cáo của công ty trong năm 2015 có tăng lên 43 triệu đồng so với năm
2014, tốc độ tăng 17,26%. Điều này có thể hiểu, do năm 2014-2015 lạm phát, chỉ
số giá tiêu dùng không ngừng biến động theo hướng tăng lên làm cho hoạt động
kinh doanh của công ty ảnh hưởng trầm trọng. Để vượt qua những khó khăn này,
ngoài nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty đã đẩy mạnh quảng cáo nhiều hơn để
lôi kéo sự chú ý cảu khách hàng như nâng cấp hệ thống website, tham gia các hội

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 30 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

chợ, roadshow,... do vậy chi phí quảng cáo có mức tăng vừa phải.Qua bảng số liệu
trên, ta thấy công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo- là nhân tố
thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Bảng 2. 5: Chi phí cho các loại hình quảng cáo (2014-2015)
ĐVT:Triệu đồng

Loại hình quảng cáo 2014 2015


Triệu đồng % Triệu đồng %
Hội chợ trong nước 40 16.06 48 16.44
Hội chợ quốc tế 90 36.14 103 35.27
Brochure,tập gấp 35 14.06 40 13.70
Băng rôn, bảng hiệu 6 2.11 9 3.08
Thư gởi trực tiếp 5 2.01 7 2.40
Truyền thanh, truyền 30 12.05 36 12.33
hình
Báo 20 8.03 22 7.40
Internet 10 4.02 12 4.24
Đĩa CD 13 5.22 15 5.14
Tổng cộng 249 100 292 100

(Nguồn: công ty TNHH Đà Thành Travel)


Các loại hình quảng cáo được công ty sử dụng khá đa dạng, từ hội chợ trong
nước cho đến quảng cáo trên báo chí, truyền hình, CD...Qua bảng số liệu trên, ngân
sách phân bổ cho từng loại hình quảng cáo luôn tăng theo tùng năm. Chiếm tỉ trọng
cao nhất trong tất cả các loại hình quảng cáo là chi phí dành cho hoạt động tham
gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, từ 35,27-37,5%, hội chợ trong nước từ 16,06-
16,67%. Đây là các kênh quảng cáo khá quan trọng của công ty nhằm thu hút
khách du lịch quốc tế, nội địa...
Trong thời gian vừa qua, thị trường nội địa là thị trường trọng điểm của công
ty(lượng khách Châu Âu giảm do kinh tế suy thoái) nên các loại quảng cáo thông

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 31 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

qua truyền hình địa phương, brochure, báo chí cũng được sử dụng khá nhiều. Đặc
biệt là truyền hình, từ 30 triệu đồng năm 2014 tăng lên 36 triệu đồng năm 2015.
Các phượng tiện quảng cáo còn lại như băng rôn, bảng hiệu, thư gởi trực tiếp,
CD, website-internet tuy có ngân sách thấp hơn, chi phí đầu tư vào ít hơn các loại
khác nhau, nhưng vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến khách hàng. Mặc khác, với dự báo
về sự phát triển của thương mại điện tử, công ty đã quan tâm hơn đến hình thức
quảng cáo, bán sản phẩm du lịch qua website- internet, chiếm 4,02-4,24% chi phí
qua 2 năm.
2.6. Phân tích kết quả điều tra của khách hàng nội địa về hoạt đông quảng cáo
của công ty TNHH TM và DV Đà Thành Travel
2.6.1. Sơ lược về quá trình điều tra
Cuộc điều tra đối với khách du lịch nội địa đã sử dụng các sản phẩm-dịch vụ
của công ty TNHH TM và DV Đà Thành Travel được tiến hành qua các bước và
với các đặc điểm sau:
- Số mẫu điều tra: 100 phiếu bằng tiếng việt.
- Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa đã sử dụng sản phẩm- dịch vụ của
công ty.
- Thời gian phỏng vấn: Tháng 2,3,4 năm 2016.
- Địa điểm phỏng vấn: Cuộc điều tra được tiến hành theo phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên, từ dòng khách du lịch sử dụng dịch vụ công ty, người dân
Đà Nẵng đi du lịch mà có sử dụng dịch vụ của công ty. Phỏng vấn tại các
điểm tham quan....
- Trong quá trình điều tra, phát ra 100 phiếu, thu về 95 phiếu hợp lệ.
2.6.2. Kết quả điều tra
2.6.2.1. Thông tin về đối tượng điều tra
Trong quá trình điều tra, đây là những thông tin cần thiết và bắt buộc phải có,
như: giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi. Với những thông tin này, chúng ta có thể hiểu
rõ hơn về đối tượng được nghiên cứu, đồng thời thuận lợi trong việc phân tích bảng
hỏi. Sau đây là kết quả thông tin về đối tượng điều tra:

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 32 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Bảng 2. 6: Bảng cơ cấu mẫu điều tra du khách

Tiêu thức phân loại Số lượng %

Nam 33 34.7

Giới tính Nữ 62 65.3

Tổng 95 100.0

< 19tuổi 7 7.4

19 - 30 tuổi 43 45.3

31 - 55 tuổi 22 23.2
Độ tuổi
56 - 60 tuổi 17 17.9

>60 tuổi 6 6.3

Tổng 95 100.0

Học sinh, sinh viên 2 2.1

Giáo sư, giáo viên 17 17.9

Nhân viên văn


Nghề 45 47.4
phòng
nghiệp
Kinh doanh 26 27.4

Hưu trí 5 5.3

Tổng 95 100.0

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 33 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

 Cơ cấu về giới tính

35%

Nam
Nữ
65%

Biểu đồ 2. 1: Biều đồ về giới tính


Về giới tính: Trong 95 khách được phỏng vấn, có 62 khách là nữ, chiếm tỉ lệ
65,3% và 33 khách là nam chiếm tỉ lệ 34,7%. Nhìn vào cơ cấu giới tính ta thấy nữ
giới có xu hướng đi du lịch ngày càng tăng. Kết quả này phản ánh trong xã hội hiện
đại ngày nay, vai trò và thu nhập của phụ nữ đã thay đổi, họ có nhiều thời gian rỗi
hơn để đi du lịch.
 Cơ cấu về độ tuổi

18% 6% 7%

<19
19-30
31-55
56-60
45%
>60
23%

Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ về độ tuổi


Về độ tuổi: Với kết quả điều tra có được, ta thấy độ tuổi từ 19-30 và 31-55
chiếm phần lớn khách sử dụng dịch vụ của công ty TNHH TM và DV Đà Thành
Travel. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là độ tuổi từ 31-55 với 45,3%, kế đến là độ
tuổi từ 19-30 chiếm tỉ lệ 23,2%. Điều nãy cũng dễ hiểu, bởi do đây là độ tuổi đã có

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 34 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

công việc ổn định, thu nhập cao nên nhu cầu đi du lịch của đối tượng nãy cũng
nhiều hơn so với các đối tượng còn lại. Ngược lại, độ tuổi >60 chiếm tỉ lệ thấp,
tương ứng với 6,3% do ở độ tuổi này thường gặp các vấn đề về sức khỏa và kinh
nghiệm, hiểu biết về cuộc sống đã được tích lũy nên ít có nhu cầu đi du lịch hơn.
Mặc khác, độ tuổi <19, là những đối tượng chưa tự chủ về kinh tế cũng như còn
phụ thuộc vào cha mẹ nên chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cuộc phỏng vấn là 7,4%. Độ
tuổi 56-60, họ là người muốn tận hưởng những điều kiện tốt có sự đòi hỏi lớn cũng
như việc đi hội nghị, hội thảo, công tác, đi theo tour do công ty tặng, thưởng
thường niên.
 Cơ cấu về nghề nghiệp

5% 2%
18%
27%
Học sinh, sinh viên
Giáo sư, giáo viên
Nhân viên văn phòng
Kinh doanh
Hưu trí
47%

Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về nghề nghiệp


Về nghề nghiệp: Chủ yếu là nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất với
47,4%, tiếp đến là những người kinh doanh với tỉ lệ 27,4 %, nghỉ hưu chiếm 5,3%,
học sinh, sinh viên chiếm 2,1%. Cũng dễ hiểu được vì sao doanh nhân và nhân
viên văn phòng lại chiếm tỉ lệ cao vì họ là những người có thu nhập tương đối cao,
áp lực công việc nhiều nên nhu cầu thư giãn, giải trí bằng việc đi du lịch cũng cao,
mặt khác họ cũng kết hợp đi hội nghị, hội thảo, tìm kiếm các mối quan hệ, đối tác,
thị trường, Học sinh, sinh viên, nghỉ hưu vì điều kiện tài chính có hạn và sức khỏe
nên chỉ chiếm tỉ lệ thấp. Mặc khác, Giáo sư, giáo viên cũng chiếm tỉ lệ tương đối là
17,9%.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 35 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.6.2.2. Hành vi tiêu dùng của du khách và các kênh thông tin ảnh hưởng đến hoạt
động quảng cáo của công ty Đà Thành Travel
2.6.2.2.1. Số lần đến Đà Nẵng của du khách
Bảng 2. 7: Số lần đến Đà Nẵng của du khách

Số lần đến Đà Nẵng Tần số Tỷ lệ (%)


1 20 21.1
2 65 68.4
3 6 6.3
>3 4 4.2
Tổng 95 100.0

Theo số liệu thống kê cho thấy số lần du khách đến Đà Nẵng lần 2 chiếm tỉ lệ
cao nhất với 68,4%. Tiếp đến là số du khách đến lần đầu tiên với 21,1%. Số khách
quay lại lần 3 và nhiều hơn 3 lần chiếm tỉ lệ thấy nhất với 6,3% và 4,2%. Qua đó
du lịch Đà Nẵng cần có nhiều biện pháp thúc đẩy, kích thích du khách đến với Đà
Nẵng nhiều hơn, trở thành điểm đến yêu thích trong lòng du khách.
2.6.2.2.2. Thời gian chuyến đi
Bảng 2. 8: Thời gian chuyến đi của du khách

Thời gian chuyến đi Tần số Tỷ lệ (%)


1 5 5.3
2 15 15.8
3 65 68.4
>3 10 10.5
Tổng 95 100.0

Ta thấy thời gian chuyến đi 3 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất với 68,4%. Tiếp đến
là 2 ngày và nhiều hơn 3 ngày đứng sấp xỉ nhau với 15,8% và 10,5%. Thấp nhât là
một ngày với tỉ lệ 5,3%. Đây là tỉ lệ đáng mừng của thành phố, cho nên cần có
những biện pháp cải tiến nhiều hơn để giữ chân khách lâu hơn nữa.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 36 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.6.2.2.3. Mục đích chuyến đi


Bảng 2. 9: Mục đích chuyến đi của du khách

Mục đích chuyến đi Tần số Tỷ lệ (%)

Nghỉ dưỡng 5 5.3

Thăm bạn bè, người thân 15 15.8

Công vụ 65 68.4

Nghiên cứu và học tập 10 10.5

Mục đích khác 0 0

Tổng 95 100.0

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy du khách đi du lịch công vụ chiếm tỉ lệ
cao nhất với tỉ lệ 68,4%. Thấp nhất là đi du lịch nghĩ dưỡng với tỉ lệ 5,3%. Điều
này cho thấy du lịch công vụ hiện nay đang phát triển rất mạnh, đây là cơ hội cho
các hãng kinh doanh du lịch lữ hành. Mặc khác mục đich đi thăm bạn bè, người
thân và nghiên cứu học tập chiếm tr lệ 15,8% và 10,5%.
2.6.2.2.4. Số lần sử dụng dịch vụ

Bảng 2. 10: Số lần sử dụng dịch vụ củ du khách

Số lần Tần số Tỷ lệ (%)

1 36 37.9

2 53 55.8

3 5 5.3

>3 1 1.1

Tổng 95 100.0

Ta thấy, số du khách sử dụng dịch vụ công ty lần 2 chiếm tỉ lệ cao nhất với
55,8%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là số khách sử dụng dịch vụ nhiều hơn 3 lần với tỉ lệ
1,1%. Mặt khác số du khách dử dụng dịch vụ lần đầu chiếm tỉ lệ 37,9% và sử dụng
lần 3 chiếm 5,3%. Đây là tín hiệu vui cho công ty, công ty nên có những biện pháp
để giữ chân du khách sử dụng dịch vụ công ty mình nhiều hơn.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 37 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.6.2.2.5. Kênh thông tin giúp du khách biết đến công ty Đà Thành Travel
Bảng 2. 11: Kênh thông tin giúp du khách biết đến công ty Đà Thành Travel

Kênh thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Fax, thư gửi trực tiếp 5 5.3

Website công ty, internet 45 47.4

Báo,tạp chí 20 21.1

Tờ rơi, băng rôn 7 7.4

Bạn bè, người thân 7 7.4

Khách sạn 11 11.6

Tổng 95 100.0

Nguồn tiếp cận khách chủ yếu là qua Website công ty, internet và Báo,tạp chí
chiếm tỉ lệ cao nhất với 47.4% và 21,1%. Kênh thông tin Fax,thư gởi trực tiếp
chiếm tỉ lện thấp nhất với 5,3%. Điều này dể hiểu bởi vì hiện nay công nghệ thông
tin và báo chí quyết định đến sự thành bại của đơn vị kinh doanh lữ hành. Mặt
khác, khách sạn cũng là kênh thông tin khá quan trọng chiếm tỉ lệ 11,6%. Tờ rơi,
băng rôn và Bạn bè, người thân cùng chiếm tỉ lệ 7,4%.
2.6.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo
của công ty TNHH TM và DV Đà Thành Travel
Bảng 2. 12: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số
Số biến quan
Tiêu chí Cronbach’s
sát
Alpha
Mức độ cần thiết 0.640 5
Nội dung quảng cáo 0.606 4
Hình ảnh, màu sắc 0.616 4
Tầm quan trọng 0.646 6

Qua phân tích Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lường về hoạt động

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 38 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

quảng cáo như trên ta có các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6 vì vậy bộ
thang đo đảm bảo tin cậy về mặt thống kê.
2.6.2.4. Đánh giá của du khách về mức độ cần thiết của các hoạt động quảng cáo
của công ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel
Sự đánh giá và phản hồi của du khách đối với các chương trình quảng cáo đã
thực hiện là một yếu tố quan trọng. Thông qua đó, công ty có thể điều chỉnh nội
dung- hình thức và cả ngân sách quảng cáo phù hợp, tạo tiền đề cho việc thu hút
được đông đảo và khơi dậy nhu cầu của khách hàng đối với các chương tình du
lịch của công ty.
Bảng 2. 13: Đánh giá của du khách về mức độ cần thiết

Các biến độc lập


Phương tiện quảng cáo Mean Nghề
Giới tính Độ tuổi
nghiệp
Fax,thư gửi trực tiếp 3.67 NS *** ***
Website công ty,
3.70 NS ** .***
internet
Báo,tạp chí 3.71 NS ** NS
Tờ rơi, băng rôn 3.78 NS ** **

Khách sạn 3.49 *** ** **

Chú thích: (1) Thang điểm Likert: 1=Rất không cần thiết; 5=Rất cần thiết
(2)Mức độ ý nghĩa: * :Sig<=0,1; ** :Sig<= 0,05; *** :
Sig<= 0,01
NS(Non-significant): không có ý nghĩa
Các phương tiện quảng cáo được công ty sử dụng khá thường xuyên đối với
thị trường nội địa là Fax,thư gửi trực tiếp, Website công ty, internet, Báo,tạp chí,
Tờ rơi, băng rôn, Khách sạn.. Trong đó, qua cuộc nghiên cứu thì phần đông khách
hàng đánh giá cần thiết các các phương tiện quảng cáo như Fax,thư gửi trực tiếp,
Website công ty, internet, Báo,tạp chí, Tờ rơi, băng rôn (3.67-3.78). Sự cần thiết
của hoạt động quảng cáo thông qua khách sạn chỉ được đánh giá ở mức bình
thường (3.49).

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 39 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Phân tích ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đánh giá của khách hàng về
sự cần thiết của các hoạt động quảng cáo, ta nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa các đối tượng khác nhau theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp:
Giới tính: Qua kết quả kiểm định thì tiêu chí “Khách sạn” Sig<=0,01có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê cao. Các tiêu chí còn lại thì không có sự khác biệt về
mặt thống kê Sig >0,1.
Độ tuổi: Tiêu chí “Website công ty, internet” “Báo, tạp chí” “Tờ rơi, băng
rôn” “Khách sạn” Sig <=0,05 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình.
Tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” Sig<=0,01có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao,
trong việc đánh giá cảm nhận thì có thể những người lớn tuổi có thể yêu cầu khắt
khe hơn trẻ.
Nghề nghiệp: Tiêu chí “Tờ rơi, băng rôn” “Khách sạn” Sig <=0,05 có sự
khác biệt có nghĩa thống kê trung bình và tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” “Website
công ty, internet” Sig<=0,01có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao. Tiêu chí
“Báo,tạp chí” không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Từ đó ta thấy những
người làm nghề khác nhau có thể có cái nhìn khác nhau về sự cần thiết của các
công cụ quảng cáo.
2.6.2.5. Đánh giá của du khách về nội dung của các công cụ quảng cáo của công
ty TNHH TM và DV DL Đà Thành Travel
Bảng 2. 14: Đánh giá của du khách về nội dung

Công cụ quảng cáo Mean Các biến độc lập


Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp
Fax,thư gửi trực tiếp 3.75 *** *** NS

Website công ty, 3.71 NS


*** NS
internet

Báo,tạp chí 3.84 *** NS NS

Tờ rơi, băng rôn 3.67 NS NS NS

Chú thích: (1) Thang điểm Likert: 1=Rất không tốt; 5=Rất tốt

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 40 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

(2)Mức độ ý nghĩa: * :Sig<=0,1; ** :Sig<= 0,05; *** :


Sig<= 0,01
NS(Non-significant): không có ý nghĩa
Các phương tiện quảng cáo được công ty sử dụng khá thường xuyên đối với
thị trường nội địa là Fax,thư gửi trực tiếp, Website công ty, internet, Báo,tạp chí,
Tờ rơi, băng rôn... Trong đó, qua cuộc nghiên cứu thì phần đông khách hàng đánh
giá các các phương tiện quảng cáo như Fax,thư gửi trực tiếp, Website công ty,
internet, Báo,tạp chí, Tờ rơi, băng rôn là tốt (3.67-3.84).
Phân tích ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đánh giá của khách hàng về
nội dung quảng cáo, ta nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các đối tượng
khác nhau theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp:
Giới tính: Tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” “Báo,tạp chí” Sig<= 0,01 có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê cao và tiêu chí “Website công ty, internet” “Tờ rơi,
băng rôn” không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Độ tuổi: Tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” “Website công ty, internet” Sig<=
0,01 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao và tiêu chí “Báo,tạp chí” “Tờ rơi,
băng rôn” không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Từ đó ta thấy ở các độ tuổi
khác nhau có sự nhìn nhận về nội dung quảng cáo khác nhau.
Nghề nghiệp: Các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.6.2.6. Đánh giá của du khách về hình ảnh, màu sắc của các công cụ quảng cáo
Bảng 2. 15: Đánh giá của du khách về hình ảnh, màu sắc của các công cụ
quảng cáo

Công cụ quảng cáo Mean Các biến độc lập


Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp
Fax,thư gửi trực tiếp 3.78 NS ** **

Website công ty, 3.74 *


NS ***
internet

Báo,tạp chí 3.83 * * NS

Tờ rơi, băng rôn 3.66 NS NS ***

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 41 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Chú thích: (1) Thang điểm Likert: 1=Rất không ấn tượng; 5=Rất ấn tượng
(2)Mức độ ý nghĩa: * :Sig<=0,1; ** :Sig<= 0,05; *** : Sig<=
0,01
NS(Non-significant): không có ý nghĩa
Qua cuộc phỏng vấn thì hầu hết du khách đánh giá ấn tượng với hình ảnh,
màu sắc của các công cụ quảng cáo của công ty(3.66-3.83). Chưa có công cụ
quảng cáo nào làm cho du khách cảm thấy rất ấn tượng.
Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy có sự khác biệt nhiều
giữa các nhóm du khách có giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau:
Giới tính: Tiêu chí “Website công ty, internet” “Báo,tạp chí” Sig<=0,1 có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp và các tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” “Tờ rơi,
băng rôn” không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Độ tuổi: Tiêu chí “Báo,tạp chí” Sig<=0,1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê thấp, tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” Sig<=0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê trung bình. Các tiêu chí còn lại “Website công ty, internet” “Tờ rơi, băng rôn”
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.Các du khách ở độ tuổi khác nhau có sự
đánh giá khác nhau về hình ảnh, màu sắc của các công cụ quảng cáo của công ty.
Nghề nghiệp: Tiêu chí “Fax,thư gửi trực tiếp” Sig<= 0,01 có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê trung bình và tiêu chí “Website công ty, internet” “Tờ rơi, băng
rôn” Sig<=0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình. Tiêu chí “Báo,tạp
chí” không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự khác nhau về nghề nghiệp có
sự đánh giá khá khác nhau về hình ảnh màu sắc của các công cụ quảng cáo.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 42 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

2.6.2.7. Đánh giá của du khách về tầm quan trọng của của các thông tin trong hoạt
động quảng cáo
Bảng 2. 16: Đánh giá của du khách về tầm quan trọng của của các thông tin

Các thông tin Mean Các biến độc lập


Giới tính Độ tuổi Nghề
nghiệp
Thương hiệu công ty 3.67 ** *** ***

Sản phẩm, dịch vụ 3.70 NS


** ***
công ty
Chất lượng dịch vụ 3.71 NS * NS
Thông tin khuyến 3.78 NS
** **
mãi
Slogan 3.49 *** * **
Giá 3.75 NS NS **

Chú thích: (1) Thang điểm Likert: 1=Rất không quan trọng; 5=Rất quan trọng
(2)Mức độ ý nghĩa: * :Sig<=0,1; ** :Sig<= 0,05; *** : Sig<=
0,01
NS(Non-significant): không có ý nghĩa
Qua cuộc phỏng vấn thì hầu hết du khách đánh giá các thông tin như Thương
hiệu công ty, Sản phẩm, dịch vụ công ty, Chất lượng dịch vụ, Thông tin khuyến
mãi, Giá là quan trọng trong việc lựa chọn một sản phẩm dịch vụ của công ty(3.67-
3.78). Bên cạnh đó thì một lượng nhỏ du khách đánh giá thông tin về Slogan là
bình thường(3.49).
Các tiêu thức phân loại theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp ta thấy cso sự
khác biệt có ý nghĩa khi đánh giá tầm quan trọng của các thông tin đến quyết định
tiêu dùng của khách:
Giới tính: Tiêu chí “Thương hiệu công ty” Sig<=0,05 có ý nghĩa thống kê
trung bình và tiêu chí “Slogan” Sig<= 0,01 có ý nghĩa thống kê cao. Các tiêu chí
còn lại như “Sản phẩm, dịch vụ công ty” “Sản phẩm, dịch vụ công ty” “Thông tin
khuyến mãi” “Giá” không có ý nghĩa thống kê.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 43 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Độ tuổi: Tiêu chí “Chất lượng dịch vụ” “Slogan” Sig<= 0,1 có ý nghĩa thống
kê cao và tiêu chí “Sản phẩm, dịch vụ công ty” “Thông tin khuyến mãi” Sig<=0,05
có ý nghĩa thống kê trung bình. Tiêu chí “Thương hiệu công ty” Sig<= 0,01 có ý
nghĩa thống kê cao. Cuối cùng, tiêu chí “Giá” không có ý nghĩa thông kế. Ta thấy,
ở các độ tuổi khác nhau thì du khách đánh giá về tầm quan trọng của thông tin khác
nhau.
Nghề nghiệp:Tiêu chí “Thông tin khuyến mãi” “Slogan” “Giá” Sig<=0,05 có
ý nghĩa thống kê trung bình và tiêu chí “Thương hiệu công ty” “Sản phẩm, dịch vụ
công ty” Sig<= 0,01 có ý nghĩa thống kê cao. Tiêu chí “Chất lượng dịch vụ” không
có ý nghĩa thống kê. Nghề nghiệp khác nhau sẽ giúp cho du khách có cái nhìn khác
nhau về tầm quan trọng của các thông tin trong hoạt động quảng cáo của công ty

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 44 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢNG CÁO NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY ĐÀ
THÀNH TRAVEL
3.1. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của công ty trong việc
xúc tiến quảng cáo đến thị trường khách nội địa
3.1.1. Những thuận lợi
- Công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền thành phố,
đông thời có sự phố hợp chặt chẽ của các ban ngành liên quan.
- Đội ngũ nhân viên được huấn luyện có trình độ nghiệp vụ cao, hiểu rõ thị
trường nội địa, năng động, nhiệt tình, sáng tạo.
- Các hội chợ, triển lãm du lịch trong nước luôn được công ty quan tâm tham
gia. Đây là cơ hội tốt để công ty TNHH Đà Thành Travel quảng bá hình ảnh
của mình và xúc tiến hỗn hợp tác kinh doanh với các nhà cung ứng sản phẩm,
đối tác cho thị trường du lịch.
- Nằm trên thành phố Đà Nẵng- Nơi có nhiều sự kiện diễn ra quanh năm, có
nhiều công trình kiến trúc độc đáo, nhiều khu du lịch là điều kiện thuận lợi
cho công ty hoạt động kinh doanh du lịch, thiết kế- quảng cáo các tour du lịch
lí thú cho du khách.
- Hệ thống cở sở hạ tầng, giao thông tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói
chung được nâng cấp hiện đã hơn, các tuyên điểm du lịch cũng được tu sửa,
xây dựng mới.
- Công ty nằm gần các resort lớn ven biển Đà Nẵng, và nằm trên con đường 5
sao của Đà Nẵng. Nhất là nằm trên con đường đi Hội An, Ngũ Hành Sơn, Cù
lao Chàm.
3.1.2. Những khó khăn
- Do vừa lập được 6 năm nên công ty chưa đủ mạnh để cạnh tranh với những
công ty đã khẳng định được trước đó.
- Công ty vẫn chưa chủ động được nguồn khách, phụ thuộc vào việc nhận
khách từ hai đầu đất nước và khách lẻ.
- Bộ phận marketing chưa đi sâu nghiên cứu thị trường tiềm năng, thiếu các
chiến lược marketing cụ thể cho thị trường nội địa.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 45 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Vào mùa cao điểm, đội ngũ hưỡng dẫn viên thường không đủ, gây ảnh hưởng
đến chất lượng chương trình tour.
- Giá cả một số mặt hang thiếu yếu như xăng dầu, điện ...tăng làm cho giá tour
công ty biến động theo => gây khó khăn cho tình hình kinh doanh và hoạt
động quảng bá.
- Khí hậu, thời tiết ở Đà Nẵng khắt nghiệt. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động
vao mùa khô, hầu như ngưng trệ vào mùa mưa. Sản phẩm du lịch vào mùa
mưa rất ít, dẫn đến doanh thu công ty bị ảnh hưởng rất lớn.
3.1.3. Những cơ hội
- Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế du lịch của mình trên toàn thế giới và
được bạn bè quốc tế công nhận là điểm đến an toàn, hấp dẫn.
- Nhà nước ta xác định ưu tiên phát triển du lịch, xem du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế. Đứng trước tình hình giá cả đang có
nhiều biến động, nhu cầu đi du lịch của khách quốc tế đang có xu hướng giảm
mạnh, Tổng cục Du lịch đã thực hiện các chương trình như giảm giá tour,
khuyến mãi để kích cầu du lịch nội địa.
- Các phương tiện quảng cáo cho du lịch ngày càng phát triển đa dạng với
nhiều loại hình khác nhau. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho công ty trong
việc truyền thông tin đến khách hàng và quảng cáo đạt hiệu quả.
- Đà Nẵng hiện nay đang được xây dựng để trở thành trung tâm du lịch của cả
nước với nhiều loại hình du lịch khác nhau, thành phố của lễ hội như cuộc thi
bắn pháo hoa quốc tế, triển lãm hoa Đào... là trung tâm văn hóa đặc sắc của
cả nước.Theo thông tin từ Viện nghiên cứu phát triển du lịch thì Đà Nẵng là
một trong ba địa phương đứng đầu danh sách về mức độ hấp dẫn du lịch của
cả nước.
3.1.4. Những thách thức
- Tình hình kinh tế của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng khủng
hoảng tài chính toàn cầu, người dân tiết kiệm chi tiêu.
- Sau khi gia nhập WTO năm 2006, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực
kinh doanh lữ hành không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 46 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

Hiện nay cả nước có khoảng 890 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế,
hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Sự cạnh tranh để thu hút khách
giữa các hãng lữ hành diễn ra gay gắt, nhất là có sự tham gia của các công ty
nước ngoài, vốn có thể mạnh về vốn, công nghệ, đặc biết là mạng lưới toàn
cầu và khả năng khai thác thị trường cao.
- Môi trường kinh doanh du lịch ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chất
lượng các điểm đến còn sơ khai, chưa thật sự tạo được sản phẩm du lịch
mạnh, thiếu các loại hình giải trí về đêm. Sự phối hợp liên kết giữa các đơn vị
tổ chức du lịch vụ đón khách thiều chặt chẽ nên chưa đạp ứng được nhu cầu
của khách, thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách nội địa còn
thấp.
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng cáo các chương trình du lịch tại
công ty Đà Thành Travel
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, đồng thời
hưởng ứng chương trình hành động của Ngành Du lịch Việt Nam sau khi gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới(WTO) và các sự kiện du lịch Đà Nẵng năm 2016,
2017 như bắn pháo hoa quốc tế, lễ hội hoa anh Đào, lễ hội thuyền buồm,..Cùng với
các thông tin từ quá trình điều tra từ khách hàng thì công ty TNHH Đà Thành
Travel nên xây dựng và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo tuyên truyền
như sau:
- Xác định mục tiêu quảng cáo: là những nội dung mà hoạt động quảng cáo cụ
thể phải đạt được. Khi một chương trình tour mới giới thiệu ra thị trường,
khách hàng chưa biết nhiều và tin tưởng, lúc này quảng cáo làm mục tiêu
thông tin và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm du lịch. Xác định được
mục tiêu quảng cáo sẽ giúp cho công ty lựa chòn được công cụ quảng cáo phù
hợp. Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ mục tiêu trong kinh doanh của
công ty và các mục tiêu Marketing. Đối với Đà Thành Travel, hoạt động
quảng cáo trong thời gian tới nên hướng đến mục tiêu tăng sự nhận biết của
khách hàng về các sản phẩm du lịch mới của công ty và tạo nên nhu cầu cho
họ.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 47 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Thông điệp quảng cáo: Thông điệp quảng cáo của công ty nên được thiết kế
ngắn gọn, dễ hiểu, có tính độc đáo và phải nhắm đến khách hàng mục tiêu của
sản phẩm du lịch. Thông điệp quảng cáo chương trình du lịch ngòai những
thông tin cần thiết về chuyến đi thì cần phải có những ý tưởng đủ mạnh để
xoáy sâu và duy trì trong suốt chiến dịch quảng cáo. Nội dung thông điệp của
công ty TNHH Đà Thành Travel cần chú ý đến các giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam và văn hóa Huế, phù hợp với tâm lý du khách nội địa.
- Công ty phải có sự đầu tư quảng cáo liên tục với những chiến dịch quảng cáo
dài hơi, giúp logo và khẩu hiệu công ty trở nên phổ biến rộng rãi.
- Cử nhiều nhân viên tham gia các hội chợ, roadshow nhằm tổ chức giới thiệu
các sản phẩm du lịch Đà Nẵng và Việt Nam trong, ngoài nước: Hội chợ quốc
tế WTM, ITB, hội chợ trong nước... tham gia hội nghị hội thảo tại Anh, Pháp,
Thái Lan, Trung Quốc.
- Thúc đẩy quảng cáo các chương trình du lịch như: “Tour Mỹ Sơn”, “ Con
đường di sản miền trung” “ Tour khám phá Bán đảo Sơn Trà”..., các chương
trình du lịch của Đà Nẵng bằng cách liên kết với các tờ báo uy tín trong cả
nước để quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước.
- Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị cho thị trường trong nước và tiếp thị
thị trường tiềm năng khác. Nghiên cứu chương trình và có kế hoạch triển khai
quảng bá thương hiệu trên các chương trình thông tin định kì, mở rộng phạm
vi thị trường khách hàng cho công ty.
- Kết hợp với Sở Văn Hóa- Thể thao và Du lịch sản xuất các video giới thiệu
hình ảnh đất nước –con người Việt Nam, phát hành ấn phẩm tài liệu thông
tin, tờ rơi vê các chương trình tour, sản phẩm du lịch đến với du khách.
- Công ty Đà Thành Travel cần phải đẩy mạnh hoạt động tiếp thị quảng cáo
thông qua mạng Internet. Đây là công cụ quảng cáo có chi phí thất, số người
biết đến sử dụng Internet ở nước ta tương đối lớn, mức độ giao tiếp giữa
khách hàng và công ty khá cao.Website của công ty thông tin cập nhập còn
chậm, thiếu các video giới thiệu, màu sắc chưa nổi bật. Hiện nay, một vài
công ty lữ hành như Viettravel, Fiditour, Saigontourist...đã triển khai bán tour

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 48 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

qua website của mình và đem về doanh thu khả quan. Vì vậy, trong thời gian
đến công ty TNHH Đà Thành Travel cần phải đầu tư nghiên cứu để tổ chức
thực hiện loại dình kinh doanh mới mẻ này. Mặt khác, công ty cũng nên đăng
kí quảng cáo trên các website có lưu lượng người truy cập cao như
24h.com.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn... Song song đó, hình thức quảng
cáo báo ,tạp chí du lịch, đĩa CD, tờ rơi, băng rôn công ty có thể sử dụng trong
từng thời điểm thích hợp, với các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Mở rộng việc kết nối với các địa phương trong nước để xây dựng các chương
trình tour phong phú hơn, phù hợp với xu hướng đi du lịch liên cùng của du
khách nội địa.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch. Quảng cáo bằng chất lượng
sản phẩm cũng là một hình thức quảng cáo hữu hiệu, giúp công ty có được
hiệu quả lâu dài và bền vững.
- Giới thiệu các tour chuyên đề khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương như
home-stay, tour cuộc sống làng quê, tour tín ngưỡng dân gian ...nhằm quảng
bá và giới thiệu cho du khách những nét văn hóa đặc sắc của người dân địa
phương.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 49 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đà Thành Travel nằm trên địa bàn
miền Trung, nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt và vốn có lợi thế hơn so với các
tỉnh khác. Thế nhưng, nhờ biết tận dụng những lợi thế sẵn có và biến thách thức
thành cơ hội nên trong thời gian qua công ty đã đạt được những thành công đáng
ghi nhận.
Sau khi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hoạt động quảng cáo nhằm thu hút khách
du lịch nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Đà Thành
Travel, Đà Nẵng”, tôi xin rút ra một số kết luận sau:
- Cùng với sự phát triển của xã hội, quảng cáo là một trong những nhu cầu và
phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại
của sản phẩm du lịch nói riêng của doanh nghiệp nói chung. Trong thời gian
qua, hoạt động quảng cáo của công ty TNHH Đà Thành Travel tương đối
hiệu quả, kích thích nhu cầu đi du lịch cho khách hàng nội địa, tăng thị phần
du lịch của công ty trên thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều đã làm được thì hoạt động quảng cáo của
công ty vẫn còn tồn tại một vài hạn chế. Đơn cử như hình thức của các loại hình
thức quảng cáo như fax, thư gởi trực tiếp...chỉ để lại ấn tượng không cao đối với
khách hàng. Hình ảnh, màu sắc, thông điệp quảng cáo chưa thu hút, nội dung còn
lặp lại và ít thay đổi. Đội ngũ đảm trách thực hiện nhiệm vụ quảng cáo chính của
công ty còn mỏng về số lượng, kinh nghiệm làm việc còn ít. Công tác nghiên cứu
thị trường được tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, đánh giá khách hàng còn
mang tính chủ quan.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch Đà Nẵng cùng các ban ngành
liên quan
- Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch, quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa các sự
kiện lễ hội ở địa phương đến khách du lịch cũng như khách du lịch quốc tế.
Có kế hoạch sớm quảng bá du lịch gắn với quảng bá văn hóa Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 50 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, dịch vụ du lịch, nhất là giao thông đến các khu
tuyến điểm du lịch.
- Hình thành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh lữ hành ở Đà
Nẵng, tạo tiền đề cho các công ty lữ hành tăng năng lực cạnh tranh trên thị
trường du lịch.
- Cung cấp thông tin, hình ảnh cho các cơ quan thông tấn bán chí một cách
thường xuyên nhằm tuyên truyền, quảng bá danh lam thắng cảnh, sản phẩm
du lịch của Đà Nẵng.
- Nâng cấp Website của Sở Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch Đà Nẵng. Xây dựng
giao diện tiện dụng cho du khách với nhiều thông tin và hình ảnh đặc sắc.
2.2. Đối với công ty TNHH TM và DV Đà Thành Travel
Để đứng vững trong môi trường du lịch ngày càng cạnh tranh hiện nay, đòi
hỏi công ty phải có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn, nhằm tiếp tục củng cố uy
tín- thương hiệu của mình đối với khách hàng. Trong đó quảng cáo là hoạt động
quan trọng để thu hút du khách. Trong đó, quảng cáo là hoạt động quan trọng để
thu hút du khách, vì vậy công ty cần:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp vơi khách hàng tiềm
năng, thị trường công ty hướng đến.
- Thông điêp quảng cáo nên ngắn gọn, dể nhớ, có thể gợi lên trong tâm trí của
mọi người bất cứ lúc nào. Mặt khác, phải tạo thông điệp nhiều màu sắc, mang
nét đặc trưng cho công ty.
- Đầu tư cải tiến trang web riêng của công ty, xem đây là công cụ để quảng bá
và kinh doanh chiến lược trong tương lai.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. Tổ chức các chương
trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của công
ty Đà Thành Travel. Thực hiện chính sách giá cả linh động, phù hợp với
nhiều đối tượng và mục đích kinh doanh cảu công ty.
- Băng rôn, bảng hiệu nên được treo ở những nơi tập trung dân cư, có lưu
lượng người qua lại cao thì dễ thu hút sự chú ý.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 51 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

- Bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho toàn nhân viên quảng cáo của công ty.
Ngoài ra, mỗi nhân viên cũng nên tự quảng bá thương hiêu của công ty cho
bạn bè, người thân trong gia đình mình, phát huy tính hiệu quả phương thức
quảng cáo truyền miệng.
- Công ty nên chủ động bám sát các sự kiện du lịch Đà Nẵng hoặc có thể tự tổ
chức hoạt động quảng cáo rầm rộ gắn liền với các sự kiện, để gây sự chú ý
đến báo đài và người dân.
- Đa dạng hóa các loại sản phẩm du lịch, thiết kế các chương trình tour mới lạ,
tạo nét riêng biệt của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 52 K46 TT&Marketing


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Thị Hương Giang

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tiến sĩ Bùi Thị Tám- Marketing Du lịch- NXB ĐH Huế 2009.


2. Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Cẩm- Giáo trình Quản trị lữ hành.
3. Philip Kotler- Quản trị Marketing.
4. Vũ Minh Đức- Tổng quan về Du lịch- NXB Giáo dục 1999.
5. Trần Đức Thanh- Nhập môn Khoa học Du lịch- NXB ĐH Quốc gia Hà
Nội- 2003.
6. Thạc sĩ Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang- Marketing Du lịch- NXB
TP.HCM.
7. Thạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng- Giáo trình Quản trị Marketing.
8.Giáo trình Marketing – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Tài liệu online:

1. Một số trang thông dụng như:

http://tailieu.vn/

http://books.google.com/

SVTH: Nguyễn Thanh Lĩnh 53 K46 TT&Marketing

You might also like