You are on page 1of 45

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh


MSSV: 2263102038 Lớp: 22CDK18-MA1

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diễm Kiều Trinh


Giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị An
MSSV: 2263102038 Lớp: 22CDK18-MA1

TP. Hồ Chí Minh, 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh MSSV: 2263102038


1. Thời gian thực hành nghề nghiệp
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Bộ phận thực hành nghề nghiệp
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Nhận xét về sinh viên trong thời gian thực tập nghề nghiệp ở đơn vị
Thực hiện nội qui, qui chế tại doanh nghiệp..........................................................
................................................................................................................................
Thái độ đối với công việc, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm...........................
................................................................................................................................
Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm......................................................................
................................................................................................................................
Kiến thức ngành, chuyên ngành.............................................................................
................................................................................................................................
Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10:..........................................................
................................................................................................................................

Ngày....... tháng........ năm.........


Đơn vị thực tập
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH
NGHỀ NGHIỆP 1 CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh Lớp: 22CDK18-MA1
-Tên đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị An
2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo

Tiêu chí/Điểm tối đa Nhận xét Điểm


Cơ sở lý thuyết của đề tài
(2 điểm)

Phương pháp nghiên cứu


(1 điểm)

Phân tích tổng quan


doanh nghiệp và thị
trường, đánh giá hoạt
động marketing được
thực hiện
(4,0 điểm)
Đề xuất giải pháp
(2 điểm)
Hình thức trình bày
Tối đa 1 điểm)
Tổng điểm
Điểm làm tròn:……………..(Viết bằng chữ:……………………)
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
1. Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh Lớp: 22CDK18-MA1
-Tên đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị An
2. Bảng nhật ký Thực hành nghề nghiệp 1

Stt Tên công việc Mô tả nội dung cụ thể Thời gian thực Người phụ trách
của công việc hiện
VD: Lên ý Sưu tầm các nghiên cứu 01 tuần (từ ngày…
tưởng về đề trước có liên quan đến ngày)
tài nghiên cứu Sưu tầm các tài liệu hướng
1
Nghiên cứu lý dẫn (giáo trình, tài liệu
thuyết liên tham khảo)
quan
… -
.
Hoàn chỉnh và - In báo cáo chính thức 01 tuần
10 nộp báo cáo - Nộp bản cứng và các (từ ngày…đến ngày..)
file mềm theo quy định
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, tập thể các thầy
cô giảng viên Trường Đại học Tài chính – Marketing nói chung và thầy cô giảng viên
Khoa Marketing nói riêng đã truyền đạt kiến thức hữu ích cho chuyên ngành của em trong
suốt thời gian vừa qua, giúp em có cái nhìn tổng quan và chi tiết về ngành học của mình.
Cảm ơn các Thày/Cô đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài “Báo cáo thực
hành nghề nghiệp 1” lần này.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị
An đã hướng dẫn những kiến thức cần thiết và chỉ bảo em một cách tận tình về các lỗi sai
và những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình viết báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo, các phòng ban của công ty TNHH STAGE ASIA đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.Cuối cùng em xin cảm
ơn các Anh/Chị thuộc phòng Kinh doanh của công ty đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu
thực tế để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập nghề nghiệp lần này. Qua lần thực hiện báo
cáo thực tập nghề nghiệp này, em đã nhận ra nhiều điều bổ ích và cần thiết để giúp ích
cho công việc sau này của bản thân.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách diễn
đạt, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và ban lãnh
đạo, các anh chị trong công ty để bản báo cáo thực tập nghề nghiệp có thể đạt được kết
quả tốt hơn
Em xin kích chúc Thầy/Cô luôn mạnh khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết để giúp đỡ
cho nhiều thế hệ sinh viên sau này lĩnh hội được những kiến thức vô giá từ những bài
giảng trên giảng đường đến những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023


SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam bài báo cáo: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em dưới sự hướng dẫn
tận tình của ThS.Huỳnh Trị An.
Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung
thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.
Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


Người cam đoan
Nguyễn Diễm Kiều Trinh
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT BÁO CÁO BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................6
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................7
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN....................................................................................8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................9
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................10
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................11
TÓM TẮT BÁO CÁO BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH.......................................12
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..................................................................15
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................15
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................15
1.3 Mục tiêu bài báo cáo:...........................................................................................15
1.4 Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................15
1.5 Bố cục bài báo cáo:..............................................................................................16
2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING................................................17
2.1 Khái niệm về Marketing và Marketing - Mix......................................................17
2.1.1 Khái niệm về Marketing................................................................................17
2.1.2 Khái niệm Marketing – Mix:.........................................................................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................18
3. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO SẢN
PHẨM MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA............................................19
3.1 Tổng quan về Công ty :........................................................................................19
3.2 Phân tích thị trường và định hướng phát triển của Công ty TNHH STAGE ASIA:
21
3.3 Tổ chức công tác Marketing tại Công ty TNHH STAGE ASIA:.........................23
3.4 Thực trạng về chiến lược Marketing – Mix cho mỹ phẩm của Công ty TNHH
STAGE ASIA:...............................................................................................................24
3.4.1 Chiến lược sản phẩm:....................................................................................24
3.4.2 Chiến lược giá:..............................................................................................28
3.4.3 Chiến lược phân phối:...................................................................................31
3.4.4 Chiến lược chiêu thị:.....................................................................................31
4. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA...........33
4.1 Nâng cao hiệu quả làm việc của Bộ phận Marketing...........................................33
4.2 Giải pháp..............................................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................35
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài


Hiện nay, nghành mỹ phẩm và làm đẹp có thị trường rất lớn và tiềm năng phát triển cao
ở nước ta. Mức sống của người dân cũng dần được nâng cao, họ ngày càng quan tâm
nhiều hơn về sắc đẹp lẫn hình ảnh bên ngoài và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để được thỏa
mãn điều đó. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cuộc đua chiếm lấy “phần
nhiều của chiếc bánh” giữa các công ty mỹ phẩm trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Để
khách hàng nhận biết được sự có mặt của công ty và chọn mua những sản phẩm của mình
thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, mỗi công ty đều phải có một chiến lược xây
dựng Marketing – Mix hiệu quả. Chiến lược đó phải dung hòa được lợi ích mong đợi của
công ty với nhu cầu ở thị trường khách hàng mà mình nhắm tới.
Trong hơn 6 năm hoạt động ở thị trường Việt Nam, tính tới tháng 12/2023, Công ty
TNHH STAGE ASIA từ một công ty mới xuất hiện trên thị trường với hình thức kinh
doanh chỉ bán mỹ phẩm nội địa Nhật bằng hình thức online thông qua website đã mở rộng
được 23 đại lý bán hàng ở các tỉnh thành như TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng và Tiền
Giang. Trong đó, trên địa bàn TPHCM có 13 đại lý. Đây là một sự nỗ lực và cố gắng rất
lớn mà không phải công ty mỹ phẩm chuyên về hàng nội địa Nhật nào cũng có thể phát
triển nhanh đến như vậy được. Em xin mời quý Thầy/Cô cùng tìm hiểu với em vì sao
Công ty TNHH STAGE ASIA trong thời gian qua lại có thể phát triển như vậy qua bài
báo cáo dưới đây.
Để phát triển được một hệ thống thương hiệu bán lẻ, doanh nghiệp nào cũng cần có
chiến lược Marketing - Mix phù hợp. Với STAGE ASIA, chiến lược Marketing - Mix
được thể hiện qua 7 tiêu chí bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa
điểm), Promotion (Quảng bá) và ba yếu tố bổ sung giúp đáp ứng những thách thức về dịch
vụ Marketing là People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ
tầng, vật chất hỗ trợ Marketing). Vậy nên em xin chọn đề tài: “Phân tích thực trạng chiến
lược Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH STAGE ASIA và đề
xuất giải pháp.” để làm báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 của mình.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


 Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH STAGE ASIA chuyên kinh doanh sản
phẩm làm đẹp (mỹ phẩm nhập khẩu từ Nhật) và một số đối thủ cạnh tranh của
Công ty TNHH STAGE ASIA
 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm làm đẹp của Công ty TNHH
STAGE ASIA
- Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ~/12/2023 - ~ /1/2023
1.3 Mục tiêu bài báo cáo:
 Phân tích thực trạng chiến lược Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm nhập
khẩu từ Nhật của Công ty STAGE ASIA
 Đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing - Mix của Công ty STAGE ASIA
 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix của Công ty

1.4 Phương pháp nghiên cứu:


• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thông tin thứ cấp: Thông qua nghiên cứu nhằm thu thập thông tin thứ cấp
cho đề tài nghiên cứu qua nguồn:
✓ Mạng: Mạng Internet:
- https://tmarketing.vn/
- https://chuyengiamarketing.com/
- https://cleverads.vn/
- https://beautyreview.com/
- https://cbon.com.vn/
✓ Báo chí: Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Đầu Tư, Báo VnExpress

✓ Thông tin nội bộ: Thông tin được thu thập trên trang web chính của Công ty TNHH
STAGE ASIA: https://bijin-media.com/
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát
khách hàng của Công ty tại các cửa hàng đại lý ở TP.HCM. Những thông tin sơ cấp cần
thu thập:
• Định vị thương hiệu mỹ phẩm nội địa Nhật của Công ty STAGE ASIA
• Thị phần thương hiệu mỹ phẩm nội địa Nhật của Công ty STAGE ASIA
• Nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng về các sản phẩm mỹ phẩm nội địa Nhật
• Chiến lược Marketing-Mix của mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam:
- Chiến lược sản phẩm cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
- Chiến lược giá cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
- Chiến lược phân phối cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
- Chiến lược chiêu thị cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
• Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp toán học. Từ các thông tin thu thập được,
tiến hành phân tích và tổng hợp nội dung
1.5 Bố cục báo cáo:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Phần này trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên
cứu cũng như bố cục của bài báo cáo.
Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing – Mix
Trình bày cơ sở lí luận về chiến lược Markeitng - Mix (4P) và các vấn đề liên quan.
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm
mỹ phẩm của Công ty TNHH STAGE ASIA
Trình bày cơ sở thị trường liên quan đến hoạt động marketing của Công ty: thị trường mỹ
phẩm làm đẹp.
Trình bày định hướng phát triển, tổ chức công tác Marketing tại Công ty TNHH STAGE
ASIA
Trình bày thực trạng triển khai Chiến lược Markeitng - Mix cho sản làm đẹp (mỹ phẩm
nhập khẩu Nhật) của Công ty TNHH STAGE ASIA, chiến lược 4P
Phân tích ma trận SWOT
Chương 4: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược
Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH STAGE ASIA
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kiến nghị về tổ chức Bộ phận Marketing
Kiến nghị một số biện pháp liên quan đến chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm mỹ
phẩm Nhật
Tóm tắt chương 1
Thông qua chương 1, em xin được đưa ra lý do và tính cấp thiết của đề tài báo cáo thực
tập nghề nghiệp này. Đồng thời giúp người đọc hình dung tổng quan về đề tài thông qua
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp thực hiện
và bố cục của đề tài. Những phân tích và lập luận sẽ được làm rõ hơn thông qua phần nội
dung của đề tài bao gồm 5 chương dựa trên những cơ sở lý thuyết về chiến lược
Marketing – Mix.

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING

2.1 Khái niệm về Marketing và Marketing - Mix

2.1.1 Khái niệm về Marketing


Marketing là khái niệm được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau. Có nhiều người
vẫn nghĩ Marketing là quảng cáo hay Marketing là tiếp thị, chào hàng và là hoạt động kích
thích tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, theo họ “Marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp
mà người bán sử dụng để cốt làm sao bán được hàng và thu được tiền cho họ”. Thậm chí
nhiều người đồng nhất Marketing với nghề đi chào hàng, giới thiệu dùng thử hàng.
Thực tế, theo quan điểm hiện đại, Marketing có thể được hiểu là:
“ Marketing là toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm hướng các luồng hàng hóa và
dịch vụ mà người cung ứng đưa ra về phía người tiêu dùng và người sử dụng.’’(Hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ - năm 1960)
Khái niệm này chịu ảnh hưởng của tư tưởng Marketing truyền thống, nhấn mạnh khâu
phân phối , lưu thông hàng hóa. Tức là nổ lực nhằm bán cái đã sản xuất ra, chưa thể hiện
được tư tưởng làm sao có thể sản xuất ra một sản phẩm có thể bán được.
“Một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối
các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục
tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội” (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ - năm 1985).
Khái niệm này được đánh giá là khái niệm hoàn hảo về Marketing với các ưu điểm :
Nêu rõ sản phẩm được trao đổi không giới hạn là hàng hóa hữu hình mà còn cả ý
tưởng dịch và dịch vụ; trình bày rõ Marketing không chỉ áp dụng cho các hoạt động
kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận; xác định rõ chức năng của Marketing không chỉ
là bán hàng hay phân phối. Khái niệm này tiếp cận theo quan điểm chức năng
Marketing,khi nói đến Marketing là nói đến 4P, đây cũng là cách tiếp cận của một số
giáo trình về Marketing tại Việt Nam vì nó mang ưu điểm là đơn giản và hướng dẫn
thực hiện cao. Cách tiếp cận lại phù hợp với quy trình quản trị Marketing mà Philip Korler
đưa ra.
Ngoài ra Marketing còn có thể được hiểu là:
“Quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát
hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và
đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo công ty thi được lợi
nhuận như dự kiến” (Viện Marketing Anh Quốc)
“Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước
muốn thông qua sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Philip Kotler).
“Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường, hay nói cách khác là lấy
thị trường làm định hướng” (I. Ansoff – Chuyên gia nghiên cứu Marketing của Liên Hợp
Quốc).
Qua các quan niệm trên chúng ta có thể thấy, Marketing là hoạt động của nó xuất phát
và gắn liền với nhu cầu, nhu cầu của cá nhân, tổ chức, của thị trường, từ đó doanh nghiệp
quyết định bán sản phẩm, nhưng không phải là bán cái doanh nghiệp có mà bán sự thỏa
mãn cho nhu cầu hay bán cái mà thị trường cần. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần
phải thực hiện quá trình nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhu cầu, và không ngừng tự đổi
mới mình để có sự phản ứng linh hoạt với biến động thị trường.
Thông thường người ta cho rằng, Marketing chỉ áp dụng hoạt động kinh doanh, song
thực tế, Marketing được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Marketing cũng
không chỉ còn là công việc của người bán mà người mua cũng làm Marketing để có được
nhà cung cấp tốt nhất. Hoạt động Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong
hầu hết các lĩnh vực.
Như vậy, Marketing hiểu là tổng hòa nhiều hoạt động, với mục đích rõ ràng và là hoạt
động quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo này, tiếp cận
Marketing dưới góc độ của người bán, khái niệm Marketing được xây dựng trên cơ sở mô
hình 4P hay chiến lược Marketing hỗn hợp.
2.1.2 Khái niệm Marketing – Mix
Marketing hỗn hợp (Marketing - Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh
nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ này
lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ
Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại
theo 4P năm 1960, đến nay đã được sử dụng rộng rãi.
Marketing hỗn hợp của E. Jerome McCarthy đề cập đến bốn chữ Ps quen thuộc bao
gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng cáo). Các yếu
tố khác nhau của hỗn hợp tiếp thị hoạt động kết hợp và liên kết với nhau. Phương thức
tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm kết hợp trọng tâm của khách hàng vào cách tiếp
cận của họ.

2.2 Các thành phần của chiến lược Marketing – Mix:

2.2.1 Chiến lược sản phẩm (Product):


• Khái niệm sản phẩm :
Sản phẩm theo quan điểm Marketing, “Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố thỏa
mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự
chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng” . Sản phẩm không chỉ là những vật thể hữu hình
mà cả vô hình, nó bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần. Trong việc triển khai sản phẩm
người lập kế hoạch cần suy nghĩ sản phẩm ở 3 mức độ:
Hình 2.1: Các mức độ cấu thành của sản phẩm
(Nguồn: Website https://dinmarketing.com/, năm 2023)
Như vậy, khi triển khai sản phẩm, các nhà Marketing trước hết phải xác định những
nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thoả mãn. Sau đó phải thiết kế được
những sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng chúng để tạo ra một phức hợp những lợi ích
thoả mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất.
2.2.1.1 Các quyết định về sản phẩm
 Quyết định nhãn hiệu sản phẩm:
Người tiêu dùng cảm nhận về nhãn hiệu hàng hoá như một phần thực chất của sản
phẩm. Việc lựa chọn nhãn hiệu có thể làm tăng giá trị cho sản phẩm. Bao gồm: tên hiệu,
dấu hiệu và nhãn hiệu. Công ty phải quyết định có nên đặt tên nhãn hiệu không:

Hình 2.2: Quyết định tên nhãn hiệu cho sản phẩm
(Nguồn: Website https://brandinfo.biz/, năm 2023)
Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm liên quan trực tiếp đến ý đồ định vị sản phẩm và xây
dựng hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn nhãn hiệu
phải hết sức cẩn thận. Nhãn hiệu phải cho biết về lợi ích và chất lượng sản phẩm, sự khác
biệt của sản phẩm và phải dễ đọc, dễ nhận ra và, dễ nhớ. Nhãn hiệu cũng phải độc đáo.
 Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm:
Bao gói là yếu tố tiếp xúc trực tiếp đầu tiên của khách hàng và sản phẩm, nó được hầu
hết giới Marketing đều cho là một yếu tố trong chiến lược sản phẩm. Bao gói bao gồm:
lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc và bao bì vận chuyển, nhãn
hiệu và các thông tin mô tả trên bao gói. Bao bì là một công cụ marketing quan trọng, bao
bì thu hút khách hàng, mô tả được ích dụng của sản phẩm, tạo niềm tin và ấn tượng tốt
đẹp về sản phẩm. Người tiêu dùng sẵn sàng mua sự tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức đáng tin
cậy và uy tín của một bao bì tốt.
Bao bì giúp cho khách hàng nhận ngay ra công ty hoặc sản phẩm nào đó. Việc triển
khai một bao bì hữu hiệu cho một sản phẩm mới đòi hỏi nhiều quyết định. Bao bì phải
nhất quán đối với việc quảng cáo, định giá, phân phối và các chiến lược marketing khác.
Bên cạnh đó, dịch vụ khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược sản
phẩm. Lựa chọn nội dung ra sao, chất lượng như thế nào, chi phí bao nhiêu và hình thức
cung cấp nào cho dịch vụ, công ty phải căn cứ vào nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh
và khả năng của công ty mình.
 Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm:
Gồm các quyết định liên quan đến việc lựa chọn chủng loại sản phẩm, danh mục sản
phẩm, bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm.
Tùy thuộc vào khả năng của mình và mục tiêu mà công ty theo đuổi mà doanh nghiệp đưa
ra những lựa chọn về chủng loại và danh mục sản phẩm phù hợp.
 Quyết định sản phẩm mới:
Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, công ty không thể
tồn tại và phát triển chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Sản phẩm mới không chỉ là
những sản phẩm mới hoàn toàn, mà có thể là sản phẩm được cải tiến từ sản phẩm hiện có
hoặc nhãn hiệu mới cho sản phẩm, định vị lại sản phẩm… Quyết định sản phẩm mới
thường trải qua 8 giai đoạn: tìm ra những ý tưởng mới, chọn lọc và đánh giá ý tưởng, soạn
thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới, hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm
mới, phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ, thiết kế và sản xuất thử sản phẩm mới, thử
nghiệm trên thị trường, triển khai sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường. Thiết kế, sản
xuất một sản phẩm mới là việc làm cần thiết, song không đơn giản đối, doanh nghiệp có
thể thất bại do nhiều nguyên nhân. Do đó việc tuân thủ và tiến hành hiệu quả, chính xác
các giai đoạn của quá trình thiết kế và marketing cho sản phẩm mới là rất cần thiết
 Chiến lược trong mỗi chu kỳ sống của sản phẩm:
Sự biến động của thị trường làm cho khả năng thích ứng của sản phẩm cũng thay đổi.
Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp
trong từng giai đoạn nhằm đat được hiệu quả tối đa.
Bảng 2.1: Chiến lược Marketing – Mix trong từng giai đoạn sản phẩm
INTRODUCTION - GROWTNH - MATURITY - DECLINE -
Giới thiệu Tăng trưởng Trưởng thành Suy thoái
Mục Tiêu Tạo nhận thức nhu Tối đa hóa thị Củng cố bảo vệ Cắt giảm chi
Marketing cầu, nhận biết thương phần thị phần và tối phí, khai thác
hiệu và kiến thức sản đa hóa lợi triệt để từ
phẩm, khuyến khích nhuận thương hiệu
dùng thử
CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING TƯƠNG ỨNG TỪNG GIAI ĐOẠN
SẢN PHẨM Sản phẩm cơ Mở rộng sản Cải tiến và đa Loại bỏ bớt các
bản phẩm, gia tăng dạng hóa mẫu mã, sản phẩm yếu
dịch vụ khách nhãn hiệu kém
hàng
GIÁ Giá thẩm Xem xét điều Giá cạnh tranh với Giảm giá
thấu hoặc giá chỉnh giá do chi các đối thủ
hớt váng phí giảm
PHÂN PHỐI Xây dựng hệ Mở rộng và tăng Tối đa cường độ Chọn lọc và loại
thống phân cường hệ thống hoạt động và số bỏ bớt những
phối và chọn phân phối lượng trung gian kênh không còn
lọc điểm trong hệ thống hiệu quả
phân phối phân phối
CHIÊU THỊ -Truyền - Truyền thông - Truyền thông - Cắt giảm tối đa
thông để tạo xây dựng nhận nhấn mạnh sự các chi phí
sự nhận biết thức về thương khác biệt giữa các truyền thông -
sản phẩm hiệu - Tăng nhu thương hiệu, duy Tập trung
mới -Đẩy cầu sử dụng sản trì khách hàng khuyến mãi giảm
mạnh khuyến phẩm qua các trung thành - giá để tận thu sản
mãi, khuyến chương trình Khuyến mãi lôi phẩm
khích tiêu khuyến mãi kéo khách hàng
dùng thử của đối thủ.
(Nguồn: Giáo trình marketing căn bản – Trường Đại học Tài chính Marketing)

2.2.2 Chiến lược giá (Price):


2.2.2.1 Khái niệm về giá và vai trò:
Xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh
nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu
quả cao. Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Sự hình thành và vận động
của nó rất phức tạp. Việc quản trị chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn
đề tổng hợp và đồng bộ
Giá được định nghĩa “là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng chấp nhận bỏ
ra để có được một sản phẩm với chất lượng nhất định ở một nơi nhất định và một khung
cảnh nhất định”
Giá có vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp, đối với quyết
định của người tiêu dùng và đối với nền kinh tế vĩ mô. Là yếu tố duy nhất mang lại thu
nhập cho doanh nghiệp trong khi các yếu tố khác sinh ra chi phí, là công cụ cạnh tranh
hữu hiệu,...Người tiêu dùng sử dụng giá như một căn cứ tin cậy trong việc đưa ra quyết
định mua hàng. Ngoài ra, giá ảnh hưởng đến sự phân phối các yếu tố sản xuất, thu nhập
người lao động, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước,…

2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá


Xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá, giúp nhà
quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn trong lựa chọn giá bán cho sản phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bao gồm:

Hình 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
(Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản – Trường Đại học kinh tế quốc dân)
Các nhân tố bên ngoài Đặc điểm của thị trường và cầu
Bản chất và cơ cấu cạnh tranh
Các nhân tố khác

2.2.2.3 Chiến lược chiêu thị (Promotion):


Các chương trình khuyến mãi ưu đãi để thu hút khách hàng

2.3 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp
 Mạng: Mạng Internet: https://pompom-baby.com/, Facebook, TikTok,…
 Thông tin nội bộ: Thông tin được thu thập trên trang web chính của Công Ty Cổ
Phần EPLC Việt Nam (https://pompom-baby.com/)
3. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN EPLC VIỆT NAM.

3.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần EPLC Việt Nam:


Lịch sử hình thành Công Ty Cổ Phần EPLC Việt Nam:
Công Ty Cổ Phần EPLC Việt Nam, tiền thân là Công Ty TNHH EPLC Việt Nam được
thành lập 19/03/2020
Tháng 3/2020 Tháng 12/2022: Phát triển thương hiệu sản phẩm “Gel giặt xả Pom
Pom” qua các kênh truyền thống và hiện đại.
Năm 2021: Đoạt giải thưởng top 100 thương hiệu nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương
Tháng 12/2022  Đến nay: Tập trung phát triển độ nhận diện thương hiệu trên các nền
tảng sàn thương mại điện tử.
“EPLC Việt Nam là doanh nghiệp được liên doanh giữa Thái Lan và Việt Nam, sản
phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ sản xuất tiên tiến đến từ Thái Lan và được giải
tiến phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, phát triển để cho
ra đời sản phẩm uy tín, chất lượng cao.
Cam kết tập trung nguồn lực cùng xây dựng và phát triển sản phẩm chất lượng cao theo
tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng những công nghệ bậc nhất thế giới.” (EPLC, 2020)
Cơ cấu tổ chức bộ phận marketing
 Team leader: Tổng hợp đưa ra các hình thức quảng bá thương hiệu, sản phẩm, các
chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
 Trade marketing: Tổ chức các hoạt động, chiến lược ngành hàng và thương hiệu tại
điểm bán để khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp và thúc đẩy họ mua
hang (coi trên mạng)
 Design marketing: Sáng tạo hình ảnh cho mục đích quảng cáo, branding và các
hoạt động truyền thông khác
 Trade Tiktok: Tạo ra các hiệu ứng bắt trend quảng bá sản phẩm trên nền tảng
 Sale marketing: Tiếp nhận kế hoạch marketing từ cấp trên triển khai, theo dõi mọi
hoạt động và báo cáo trong quá trình thực hiện và sau hoàn thành.
Danh mục sản phẩm:
Hiện nay thương hiệu Pom Pom gồm 10 sản phẩm đang bán trên thị trường Việt Nam:
Bảng 3.1 Danh mục sản phẩm của thương hiệu Pom Pom

POM POM BABY DETERGENT & SOFTENER FOR NEWBORN & ACTIVE

Trọng lượng
STT Tên sản phẩm Dung tích Quy cách
(kg)
Gel Giặt Xả Pom Pom Newborn(0-12 8 Túi/
1 600ml 0.6
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Active(12 – 36 8 Túi/
2 600ml 0.6
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Newborn(0-12 4 Túi/
3 1200ml 1.2
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Active(12 – 36 4 Túi/
4 1200ml 1.2
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Newborn(0-12 4 Chai/
5 1600ml 1.8
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Active(12 – 36 4 Chai/
6 1600ml 1.8
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Newborn(0-12 240Gói/
7 20ml 0.02
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Active(12 – 36 240Gói/
8 20ml 0.02
tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Newborn dành 3 Túi/
9 2700ml 2.7
cho bé sơ sinh (0-12 tháng) Thùng
Gel Giặt Xả Pom Pom Active dành cho 3 Túi/
10 2700ml 2.7
Bé năng động(12 – 36 tháng) Thùng
Nguồn: Nội bộ công ty (2022)

Kết quả hoạt động kinh doanh:


Tình hình kinh doanh của thương hiệu Pom Pom từ năm 2022 đến nay:
- Pom Pom là một thương hiệu mới trong nhóm gel giặt và phát triển chậm do ảnh
hưởng Covid-19 (giai đoạn 2019 – 2021). Vì thế năm 2022, Pom Pom chỉ đang trên đà
phát triển độ nhận diện thương hiệu và đến tháng 1/2023 Pom Pom đã có bước ngoặc mới
để tiếp cận thị trường Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử điển hình là kênh TikTok.
- Từ 06/2023, Pom Pom với doanh số 44.344.015VNĐ, đến tháng 09/2023 doanh
thu tăng lên 162.186.088VNĐ (chiếm 3.66%). Kết quả này cho thấy công ty đang có sự
phát triển tích cực trong kinh doanh cũng như phát triển vượt trội độ nhận diện thương
hiệu.
- Ngoài ra, do nhu cầu tiêu dùng về sức khỏe của các bé nhỏ thay đổi trong thời gian
dịch bệnh, Công ty Cổ Phần EPLC Việt Nam đã lên thay đổi chiến lược kinh doanh, đang
và sẽ phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hình 3.1 Doanh thu kênh TikTok thương hiệu Pom Pom của tháng 6/2023 và tháng
9/2023
Nguồn: Nội bộ Tiktok(2023)

3.2 Khái quát về ngành chất tẩy rửa:


Đợt dịch Covid-19 vừa qua đã làm cho hầu hết tất cả các ngành đều bị tạm ngừng và
gián đoạn, không kể đến thị trường chất tẩy rửa. Nhưng với ý thức vệ sinh cá nhân môi
trường trong sạch tăng lên hiện tại đã kích thích nhu cầu tăng cao dẫn đến các sản phẩm
chất tẩy rửa thúc đẩy mạnh sự tăng trưởng.
Triển vọng ngành:
Dựa vào phân tích dữ liệu của Vietcombank về sản phẩm giặt rửa tăng trưởng ổn định
sau hậu Covid-19 như sau:
“ Nhu cầu bột giặt – chất tẩy rửa Việt Nam được kì vọng sẽ tăng trưởng kép với tốc độ
4.27% trong giai đoạn 2023-2026 trong đó tiêu thụ bình quân đầu người ước tính đạt 16.9
kg/người/năm vào 2035 (theo Bộ Công Thương).
Sau COVID 19, nhóm sản phẩm chất tẩy rửa được ngày càng được ưu chuộng do mức
độ quan tâm sức khỏe tăng cao. Trong dài hạn, xu hướng dịch chuyển từ chất giặt rửa
dạng bột sang lỏng, chất giặt rửa sinh học và cao cấp hơn sẽ là động lực chính thúc đẩy thị
trường.” (VCBS, 2022)

Hình 3.2 Sản lượng tiêu thụ bột giặt trong nước
Nguồn: Vietcombank Securities (2022)
3.3 Khái quát về thị trường mục tiêu:

WHO?  Là các bậc phụ huynh gia đình và các chị em phụ nữ sắp làm mẹ
và đang có con nhỏ, có học thức, thu nhập ổn định, sống tại thành phố
Hồ Chí Minh.
 Là những người có nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm và dịch
vụ
 Thường xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu
Pom Pom như một cách đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ về các
nguồn gốc từ gel giặt xả.
WHAT? Pom Pom cung cấp cho thị trường mục tiêu của mình các sản phẩm bao
gồm:
 Với thành phần dịu nhẹ, 5 KHÔNG an toàn cho làn da của bé, thân
thiện với môi trường và không gây kích ứng với bệnh chàm và
phát ban da khác
 Loại bỏ tất cả các “CHẤT BẨN CỨNG ĐẦU", “ VI KHUẨN VÀ
MÙI HÔI, CHẤT NÔN” trên quần áo của các em bé
WHEN? Pom Pom đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở đa phần mọi thời điểm
trong ngày. Khách hàng sử dùng gel giặt xả vào:
 Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều: Mùi thơm TƯƠI MÁT lâu dài
sau khi giặt giúp mẹ tận hưởng thời gian THƯ GIÃN bên con
WHERE Sản phẩm Pom Pom được bán trên toàn thị cầu ở Việt Nam qua các
? chuỗi cửa hàng chuyên về Mom và Babycare, siêu thị,v.v…tại các vị trí
đắc địa, thuận tiện cho khách hàng đến mua sắm và sử dụng dịch vụ.
WHY? Khách hàng đến với thương hiệu Pom Pom vì:
 Pom Pom là một thương hiệu gel giặt xả hướng đến với các trẻ nhỏ
theo độ tuổi khác nhau.
 Các sản phẩm của Pom Pom hoàn toàn an toàn cho làn da nhạy
cảm của bé mang lại cảm giác sạch sẽ và mềm mại
HOW? Để tiếp cận thị trường mục tiêu, Pom Pom sử dụng các kênh truyền
thông, bao gồm: Quan hệ công chúng, Hội thảo tiền sản (liên kết với
các Bệnh viện phụ sản lớn trong nước như Từ Dũ,…)
3.4 Thực trạng về chiến lược Marketing – Mix của Công Ty Cổ Phần
EPLC Việt Nam:

3.4.1 Chiến lược sản phẩm:


Đặc tính nổi bật của sản phẩm:
Đa phần các chất tẩy rửa hiện nay trên thị trường như bột giặt sẽ làm vải trở nên khô
cứng sau khi giặt và lúc đó người tiêu dùng phải mua kèm nước xả riêng để bổ trợ thêm
tính năng mềm vải cho bột giặt. Khi tiếp xúc thường xuyên với các chất tẩy rửa bằng hình
thức giặt tay sẽ dẫn đến bàn tay bị viêm da kích ứng, tuỳ mức độ nhẹ đến nặng hoặc
nghiêm trọng là ung thư da. Chính vì điều đó đối với sức khỏe của bé nói riêng và gia
đình nói chung thì Công ty Cổ Phần EPLC Việt Nam đã đánh giá giá trị điểm đặc biệt với
người tiêu dung và cho ra mắt thương hiệu Pom Pom để nâng niu làn da và sức khỏe, đặc
biệt là an toàn với da tay khi tiếp xúc trực tiếp. Sản phẩm Pom Pom với sự kết hợp giặt và
xả 2 trong 1 và đồng thời đây cũng là thương hiệu gel giặt xả chia theo độ tuổi bé đầu tiên
tại VN gồm hai dòng như sau:
1. Pom Pom Newborn (0-12 tháng): dành riêng cho bé mới lọt lòng, an toàn lành tính
với thành phần từ gốc thực vật (bắp, cọ, dừa, củ cải đường). Giúp giặt sạch sâu các vết
nôn trớn ọc sữa, diệt vi khuẩn hiệu quả, đặc biệt là vi khuẩn E-coli. Pom Pom newborn
còn giúp khử những mùi hôi tanh của sữa mẹ, tè khai của bé. Điểm nổi trội này chính là
hương phấn rôm dịu nhẹ nên vô cùng thích hợp với các bé mới sinh vì hệ hô hấp của các
bé khá non nớt không chịu được những mùi quá nồng như những loại sản phẩm thông
thường khác.
2. Pom Pom Active (12-36 tháng): dành cho bé trên 1t và có thể sử dụng được cho cả
gia đình. Em này hương tươi mát, thư giãn và có khả năng giặt sạch mấy vết bẩn cứng đầu
như vết bùn đất, vết son, vết thức ăn, vết bút mực,... Ngoài ra Pom Pom Active tích hợp
khả năng kháng khuẩn vượt trội hỗ trợ mẹ trong việc giặt vết dâu đỏ, vết ố vàng hiệu quả.
Kèm theo đó sản phẩm giúp dưỡng vải, bền màu áo tươi mới.
Gel giặt xả Pom Pom là sản phẩm tiện ích vì đây là mặt hàng mua thường xuyên nhưng
khách hàng sẽ luôn có sự so sánh và cân nhắc với các hãng khác vì liên quan đến sức khỏe
của trẻ nhỏ đồng thời trên thị trường Việt Nam đang ít các dòng chuyên biệt dành cho bé
như Pom Pom đang hướng tới.
Kết cấu: Chất gel sệt và không màu
Công năng:
Tạo bọt nhiều giặt sạch sâu, mùi thơm nhẹ
Được thiết kế riêng để dễ dàng rửa bằng tay và bằng máy trong mọi điều kiện và đặc
biệt là công thức giúp dịu nhẹ an toàn trên da mẹ khi giặt bằng tay, mẹ sẽ rất tận hưởng
khoảng thời gian “giặt bằng tay” và có thêm thời gian an tâm bên con nếu “giặt bằng
máy”
Công dụng:
Bảo vệ da của mẹ và bé với thành phần dịu nhẹ
Pom Pom Newborn (0-12 tháng): Loại bỏ tất cả VI KHUẨN VÀ MÙI HÔI, CHẤT
NÔN từ lúc trẻ bị nôn, chất bẩn từ ọc sữa, hay là vết bẩn lúc trẻ tự đi vệ sinh trên quần áo
trẻ em
Pom Pom Active (12-36 tháng): Loại bỏ tất cả các “CHẤT BẨN CỨNG ĐẦU" trên
quần áo của các em bé ở độ tuổi “Năng Động - Chập Chững", đây cũng là giai đoạn mà
trẻ hiếu động và tương tác với nhiều vết bẩn cứng đầu nhất
Có Polyacrylate để giúp ngăn đất và bụi bẩn đọng lại trên vải, giúp bé yêu thoải mái
vui chơi cả ngày, tương tác với mọi vật để lớn khôn
Nhãn hiệu sản phẩm:
Tên gọi thương hiệu: Pom Pom và biểu tượng nhãn Pom Pom.
Về phương diện pháp lý : Nhãn hiệu Pom Pom đã được đăng ký độc quyền bởi chính
Công ty cổ phần EPLC Việt Nam.
Về mẫu mã: Pom Pom có mẫu mã đa dạng đẹp, bắt mắt. Thêm vào là sự tao nhã và
sang trọng toát ra từ thiết kế sang trọng trên nền xanh nước biển nổi bật.

Nhãn hiệu Mẫu mã

Pom Pom Newborn túi Pom Pom Newborn túi nắp


Refill vặn

Pom Pom Active túi


Pom Pom Active túi nắp vặn
Refill
Chức năng của nhãn hiệu vừa để khách hàng phân biệt được với các sản phẩm cùng
loại của đối thủ cạnh tranh. Nó có giá trị nâng cao uy tín chất lượng và khả năng
marketing của sản phẩm.
Hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn của nhãn hiệu đến sản phẩm, thương
hiệu và uy tín của doanh nghiệp, ngay từ khi chính thức có mặt trên thị trường, Pom Pom
đã không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
Thiết kết bao bì sản phẩm:
Pom Pom có mẫu mã đẹp, bắt mắt. Thêm sự tao nhã và sang trọng toát ra từ thiết kế
sang trọng trên nền màu chủ đạo xanh nước biển cảm giác tươi mát, nhân vật dễ thương
tạo sự vui tươi năng động.

Thiết kế Newborn (0-12 tháng) Thiết kế Active (12-36 tháng)

Hình 3.3 Thiết kế bao bì cho 2 loại


Nguồn: Nội bộ công ty (2023)

Hiện nay, Công ty Cổ Phần EPLC Việt Nam đã ra mắt gel giặt xả trên thị trường gồm
ba quy cách đóng gói: Túi, chai và gói.
Sản phẩm tiện lợi tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng:
Hạn chế chai nhựa thải ra môi trường khi có dạng túi để khách hàng có thể “làm đầy”
vào chai. Túi kết hợp nắp vặn và quai cầm tiện dụng.
Chai có quai cầm chắc chắn và lõi rót gel giặt xả tiện lợi.
Gói tiện lợi thích hợp giặt tay cho các chuyến đi xa của bé và gia đình.
Túi Chai Gói

Hình 3.4 Quy cách đóng gói


Nguồn: Nội bộ công ty (2023)

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng:


Ngoài việc xây dựng chất lượng, mẫu mã, thiết kế cho sản phẩm. Pom Pom còn rất chủ
trọng trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng
tối đa nhất
Tư vấn tiêu dùng:
Tại các quầy của Pom Pom ở các trung tâm thương mại hay các siêu thị lớn, khách
hàng được tự do tham quan và lựa chọn sản phẩm với sự tư vấn của đội ngũ nhân viên
dược đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Ngoài ra, khách hàng trải nghiệm sản
phẩm miễn phí 0đ được đăng kí tại kệ hàng hoặc đăng ký nhận mẫu thử tại trang chủ của
Pom Pom. Với các khách hàng không có nhiều thời gian để tới tận các siêu thị, trung tâm
thương mại, thì có thể trực tiếp mua sắm tại trang chủ của Pom Pom (https://pompom-
baby.com/), với dịch vụ chuyển phát nhanh trên toàn quốc. Pom Pom có thể đáp ứng được
mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dụng.

Hình 3.5 Banner trải nghiệm sản phẩm miễn phí 0đ


Nguồn: Website Pom Pom (2023)
Bảo quản và bảo hành sản phẩm:
Các sản phẩm của Pom Pom luôn được in những thông tin quan trọng như hướng dẫn
sử dụng, ngày sản xuất,... bằng tiếng Việt giúp cho người mua sắm nắm rõ thông tin sản
phẩm. Với sản phẩm có lỗi, Pom Pom sẽ đảm bảo đổi sản phẩm mới cho người tiêu dùng,
sau khi xác minh đó là lỗi do nhà sản xuất.
Phía sau các sản phẩm luôn có các hướng dẫn bảo quản sản phẩm của thương hiệu Pom
Pom, nếu khách hàng không nắm rõ thông tin có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên bán
hàng để giải đáp thắc mắc về cách bảo quản sản phẩm.
Đây là điểm mạnh của Pom Pom các sản phẩm của Pom Pom đang dần dần hướng đến
lợi ích của người tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm:
1. Chất lượng: Tốt (vì là gel giặt xả an toàn cho bé và mềm mại da tay nên không có
nhiều chất tẩy, cần thời gian ngâm từ 15p đối với vết bẩn mới và 1-2 tiếng với vết bẩn
bám quá lâu).
2. Mùi hương: Tốt (dịu nhẹ, không xộc vào mũi)
3. Độ lưu hương: Trung bình (sản phẩm lưu hương được lâu khi giặt và sấy trong máy,
nếu phơi ngoài trời thì hương sẽ thành mùi nắng ở những ngày nắng to)
4. Thời gian tẩy sạch gel trên da: Tốt (chất gel không dính lâu trên tay gây nhớt nháp,
tẩy rửa nhanh chóng với nước).
Ưu điểm:
Tích hợp hai tính năng giặt và xả trong cùng 1 sản phẩm. Giặt trong 1 bước duy nhất,
áo quần bé sạch thơm, mềm mới mà không phải qua thêm 1 bước xả vải.
Tích hợp tính năng, rút ngắn công đoạn giặt giũ, tiết kiệm thời gian. Thay vì mất 30p
cho công việc giặt giũ, đau gối mỏi cổ, giờ đây chỉ với 15p mọi việc đã giải quyết xong
Năm KHÔNG: Không Hóa Chất, Không Chất Tẩy, Không Phốt Pho, Không Huỳnh
Quang, Không Chất Tạo Màu vô cùng an toàn và lành tính cho mẹ, bé và gia đình.
Đa dạng mẫu mã tiện ích cho mọi hoàn cảnh hoạt động cho gia đình,
Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình luôn giải đáp thắc mắc và phương án giải quyết vấn đề của
người tiêu dùng.
Nhược điểm:
Chưa có sản phẩm mới khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao

3.4.2 Chiến lược giá:


Nguyên tắc định giá:
Với mục tiêu dẫn đầu về chất lượng Pom Pom đã đề ra một mức giá tương đối cao so
với mặt bằng chung. Tuy nhiên cơ sở để định giá sản phẩm là dựa vào chi phí và sự cảm
nhận của người tiêu dùng về sản phẩm.
 Đối với giá bán lẻ:
Việc định giá bán lẻ được căn cứ theo chi phí thực tế của sản phẩm. Sau khi tính toán
tất cả các chi phí: Nguyên vật liệu, bao bì, chi phí sản xuất, lương (15%), chi phí bảo
hiểm, marketing,v.v… cộng thêm vào chi phí một mức lời theo tỉ lệ lợi nhuận định trước.
Mức lời này bao gồm: mức chiết khấu cho nhà phân phối, mức phần trăm lợi nhuận mong
muốn của đại lí bán lẻ và mức lời mong muốn của công ty.
Giá bán của gel giặt xả: Pom Pom Newborn (0-12 tháng) và Pom Pom Active (12-36
tháng)::

Bảng 3.2 Bảng giá bán 2 dòng sản phẩm của thương hiệu Pom Pom
Đơn vị tính: VNĐ
Quy cách Trọng lượng (kg) Giá niêm yết
Túi 2.7 333.000
Túi 1.2 165.000
Túi 0.6 105.000
Chai 1.6 237.000
Bịch 0.02 4.000
Nguồn: Website Pom Pom (2023)

Bảng 3.3 Bảng so sánh giá gel giặt xả của Pom Pom và nước giặt xả của D-nee
Đơn vị tính: VNĐ
Thương Trọng lượng
Công Ty Quy cách Giá niêm yết
hiệu (kg)
Công ty TNHH Dịch vụ D-nee Chai 3 245.000
Thương mại và Xuất nhập
khẩu Đại Thịnh
Công ty cổ phần EPLC Việt Pom Pom Chai 1.6 237.000
Nam
Nguồn: Website Pom Pom và shopee D-nee(2023)

 Đối với giá bán sỉ:

Giá bán sỉ = giá vốn +( giá vốn x % mức chiết khấu thương mại)+ chi phí vận
chuyển
Trong đó:
Mức chiết khấu thương mại của thương hiệu Pom Pom:
- Dành cho các nhà phân phối và đại lý từ 12% - 27% dựa trên giá bán sỉ quy định.
- Đối với các chuỗi cửa hàng Mẹ và Bé, chuỗi siêu thị là 41% dựa trên giá bán sỉ
quy định.
Chi phí vận chuyển:
Hồ Chí Minh kho ở Bình Tân, Long An và Hà Nội kho ở Thanh Trì, Long Biên sẽ
được vận chuyển bằng xe nên mức chi phí phân phối đến các nhà phân phối, đại lí bán lẻ
thường sẽ được thương thảo trước như: Chia đôi giữa công ty với các nhà phân phối, đại lí
bán lẻ hoặc công ty sẽ chi trả 100% phí vận chuyển, v.v…
Một số vấn đề về giá của Pom Pom:
Giá bán của Pom Pom trong tình hình hiện tại:
Chiến lược chung của thương hiệu Pom Pom hiện nay áp dụng chiến lược chiết khấu
thương mại cho hệ thống các nhà phân phối lớn và chuỗi siêu thị hoặc hệ thống cửa hàng
Mẹ và Bé. Cụ thể như sau:
Chiết khấu tiền mặt: là sự giảm giá cho người mua nếu thanh toán sớm và đúng hạn.
VD: Việc thanh toán công nợ trong 30 ngày, nhưng người mua có được lợi 1% trên giá
nếu thanh toán hóa đơn sớm và đúng hạn.
Chiết khấu số lượng: hình thức người bán hỗ trợ cho người mua khi mua số lượng lớn
hoặc theo hình thức số lượng người bán đưa ra nhằm khích lệ mua nhiều nhờ đó giảm
được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi nhuận của công ty.
Chính sách định giá của công ty đảm bảo rằng các quyết định về định giá được phối
hợp với các quyết định của công ty về thị trường mục tiêu, hình ảnh và các yếu tố
Marketing hỗn hợp khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, do tình hình kinh tế khó khăn, sự trượt giá làm cho giá cả
nguyên vật liệu đầu vào tăng và vât giá leo thang khiến thương hiệu Pom Pom nói riêng
và những thương hiệu của các công ty khác nói chung phải vật lộn, duy trì. Tuy nhiên thời
điểm hiện tại, Pom Pom đang chú trọng vào việc mở rộng thị trường nhiều hơn và chấp
nhận lợi nhuận thu về sẽ thấp hơn.
Với mục tiêu là phát triển độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội,
phương tiện truyền thông và sàn thương mại điện tử phân khúc giặt xả, Công ty Cổ Phần
EPLC Việt Nam đã liên tục tìm kiếm và phát triển thị phần của mình tại thị trường giặt xả
Việt Nam với nhãn hiệu Gel giặt xả Pom Pom được phân chia phù hợp theo từng độ tuổi.
Từ những nỗ lực ấy, Pom Pom đã đem lại cho mình những thành công đáng kể, đặc biệt là
trên sàn thương mại điện tử Tiktok đã có sự bùng nổ từ tháng 6/2023 cho đến thời điểm
hiện tại.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA thương hiệu POm POm sàn
thương mại điện tử kÊNH TIKTOK
(tRIỆU đồng)

162,186,088
146,271,692
135,101,501
117,956,896 121,884,187

44,344,015

6 7 8 9 10 11

Doanh Thu

Biểu đồ 3.1 Kết quả kinh doanh của thương hiệu Pom Pom tại kênh Tiktok
Nguồn: Nội bộ công ty (2023)

Ưu điểm:
Đối với giá bán sỉ: Ưu đãi cao cho các đối tác
Giá cả đi đôi với chất lượng sản phẩm.
Đa dạng về giá thành sản phẩm
Nhược điểm:
Do nguyên liệu đầu chất lượng nên giá thành cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh
tranh

3.4.3 Chiến lược phân phối:


Các kênh phân phối hiện nay:
Hiện nay Pom Pom có kênh phân phối chính là kênh phân phối gián tiếp.
Kênh phân phối gián tiếp: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các bên trung
gian và các kênh phân phối khác. Kênh phân phối gián tiếp bao gồm 2 dạng là kênh
truyền thống và kênh hiện đại:
Hình 3.6 Sơ đồ phân phối của thương hiệu Pom Pom
Nguồn: Nội bộ công ty (2023)

Kênh phân phối truyền thống:


Thông qua bên trung gian chính là các tiệm tạp hóa, đại lý,..hoạt động theo phương
pháp truyền thống có sự trao đổi thông tin giữa người bán và người mua tập trung chủ yếu
ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị dễ dàng tiếp cận đến khách hàng.

Hình 3.7 Các tiệp tạp hóa, đại lý gel giặt xả Pom Pom
Nguồn: Nội bộ công ty (2023)

Kênh phân phối hiện đại:


Thông qua bên trung gian là các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng mẹ và bé,
và sàn thương mạng điện tử...đây là loại hình mới phát triển những năm gần đây và nhận
được nhiều sự quan tâm của khách hàng hoạt động theo phương pháp hiện đại người mua
tự phục vụ và tự chon sản phẩm theo nhu cầu bản thân nhưng loại hình này chỉ tập trung
nơi đô thị, thành phố lớn nên không tiếp cận được người tiêu dùng ở các tỉnh nhỏ lẻ. Cung
cấp nhiều loại sản phẩm với giá cả tương đương nhau và chất lượng dịch vụ ở các siêu thị
này là tương đương. Đặc điểm nổi bật của kênh phân phối hiện đại này so với kênh phân
phối truyền thống là một số siêu thị tặng khách hàng thẻ tích điểm để họ tích điểm và
nhận mã giảm giá khi mua sắm.
Pom Pom đang được trưng bày ở các mô hình sau:
Sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiktok.
Siêu thị lớn: Aeon Mall, ACE Home Center, Winmart.
Siêu thị mini: Bách Hóa Xanh.
Chuỗi cửa hàng Mom và Babycare: Bibo Mart, Kid Plaza, Soc & Brother, Con Cưng
(dự kiến triển khai 06/2024)
Cửa hàng tiện lợi: GS25
Website: https://pompom-baby.com/
Ưu điểm:
Pom Pom hiện nay trải dài miền Nam, Bắc, Trung các tỉnh thành ở Việt Nam. Từ các
siêu thị lớn, bé, các chuỗi cửa hàng mẹ và bé, tiện lợi.
Nhược điểm:
Pom Pom chưa xây dựng hệ thống cửa hàng Pom Pom Mart là chuỗi cửa hàng phân
phối hiện đại, chuyên cung cấp trực tiếp các sản phẩm từ thương hiệu Pom Pom.
Chưa giành được ưu thế trong hệ thống phân phối như các công ty đối thủ cạnh tranh
có uy tín lâu năm trong nước.

3.4.4 Chiến lược chiêu thị:


Hiện nay, để tiếp cận mạnh và lan tỏa độ nhận diện thương hiệu hoạt động xúc tiến
thương mại đa dạng, bao gồm:
Quan hệ công chúng:
Kết hợp cùng dự án Kids Plaza đang hoạt động sôi nổi vào tháng 10/2023 vừa qua với
các chương trình: Event Mẹ và Bé, Festival Mẹ bầu và em bé (Miền Nam và Miền Bắc)
đã thu hút rất nhiều các mẹ bầu và hộ gia đình. Liên tiếp sự thành công này, Pom Pom tiếp
tục triển khai dự án ở chuỗi cửa hàng Bibo Mart với hướng đi sức khỏe liên kết với bệnh
viện sản: Hội thảo tiền sản, tọa đàm với các bác sĩ phụ sản.
Hình 3.8 Event Mẹ và bé
Nguồn: Nội bộ công ty (2023)

Bán hàng trực tiếp: Có đội ngũ nhân viên kinh doanh bán hàng hỗ trợ thông tin và
trực tiếp gặp gỡ khách hàng để giới thiệu sản phẩm
Xúc tiến về chương trình khuyến mãi:
Để tạo điều kiện cho phát triển và thành công hơn, việc hỗ trợ của Quý Nhà Cung Cấp
(siêu thị, nhà phân phối, chuỗi cửa hàng Mẹ và Bé,…) đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đây cũng là cơ hội để Quý Nhà Cung Cấp quảng bá hình ảnh, thương hiệu, khẳng định vị
thế của mình trong lòng người tiêu dùng và tăng doanh số lâu dài. Vì vậy, Công ty mời
tham gia các chương trình hợp tác với những nội dung sau:
Các chương trình kích thích tiêu dùng:
Chương trình khuyến mại: giảm giá 30 đến 49%, sản phẩm tặng kèm: Mua 1 tặng 1,
Giờ vàng giá sốc, ỗ trợ chương trình bốc thăm trúng thưởng…
Ngoài ra là các chương trình khuyến mãi theo tháng và quý
Xúc tiến quảng cáo:
Quảng cáo tại các điểm bán: dán các chương trình khuyến mãi hay thông báo trực tiếp
về các chương trình khuyến mãi tại các điểm bán hàng như siêu thị, các cửa hàng tiện ích,
hàng tạp hóa làm quảng cáo sản phẩm tới khách hang.
Quảng cáo qua quà tặng đính kèm: tặng kèm các món như gấu bông, sổ tay,.... có in
hình sản phẩm gel nước giặt xả Pom Pom và thông điệp của sản phẩm khi mua hàng để
truyền tải thông điệp nhân văn và thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm bên cạnh việc
thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mại.
Công ty còn tham gia liên kết với KOL/KOC trên nền tảng Tiktok để quảng bá sản
phẩm vào những nội dung về sức khỏe, ấn tượng để phát triển nội dung quảng bá sản
phẩm theo phong cách giản dị, dễ nhớ, có chất riêng.
Ưu điểm:
Đa dạng về các chương trình quảng cảo, khuyến mãi
Có số lượng lớn khách hàng tham gia các chương trình khuyến mãi
Thường xuyên hoạt động xã hội mang lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng
4. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MARKETING

4.1 Định hướng phát triển của Công ty

4.2 Giải pháp


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://brandinfo.biz/marketing/chien-luoc-san-pham-va-dich-vu/144-238-
263.html
- https://dinmarketing.com/3-cap-do-cua-san-pham-trong-marketing/
- https://glints.com/vn/blog/7p-trong-marketing/
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Marketing

PHỤ LỤC
1. Quy định về kinh doanh mỹ phẩm theo luật pháp Việt Nam:
Căn cứ Theo Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định
về Quản lý mỹ phẩm:
- Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những
bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân,
môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính
là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo
vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
- Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn
má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc
(gel vuốt tóc, gôm xịt tóc, …), nước hoa. Mỹ phẩm là sản phẩm chỉ dùng ngoài da
(để bôi).
- Phân loại sản phẩm mỹ phẩm:
Cũng theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm được phân thành 21 nhóm như sau:
(1) Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân,…)
(2) Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm là bong da nguồn gốc hóa học)
(3) Chất phủ màu (long, nhão, bột)
(4) Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh ..
(5) Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,
(6) Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,..
(7) Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel ,..)
(8) Sản phẩm tẩy lông
(9) Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
(10) Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
(11) Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng ..)
(12) Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
(13) Sản phẩm dùng cho môi
(14) Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
(15) Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, chân
(16) Sản phẩm dùng để vệ dinh cơ quan dinh dục ngoài
(17) Sản phẩm chống nắng
(18) Sản phầm làm sạm da mà không cần tắm nắng
(19) Sản phẩm làm trắng da
(20) Sản phẩm chống nhăn da
(21) Các dạng khác
Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải
sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi
hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược
lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc
với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong,
…) thì không được phân loại là mỹ phẩm.

You might also like