You are on page 1of 76

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh


MSSV: 2263102038 Lớp: 22CDK18-MA1

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diễm Kiều Trinh


Giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị An
MSSV: 2263102038 Lớp: 22CDK18-MA1

TP. Hồ Chí Minh, 2023


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

i
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH
NGHỀ NGHIỆP 1 CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh Lớp: 22CDK18-MA1
-Tên đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị An
2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo

Tiêu chí/Điểm tối đa Nhận xét Điểm


Cơ sở lý thuyết của đề tài
(2 điểm)

Phương pháp nghiên cứu


(1 điểm)

Phân tích tổng quan


doanh nghiệp và thị
trường, đánh giá hoạt
động marketing được
thực hiện
(4,0 điểm)
Đề xuất giải pháp
(2 điểm)
Hình thức trình bày
Tối đa 1 điểm)
Tổng điểm
Điểm làm tròn:……………..(Viết bằng chữ:……………………)
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Giảng viên hướng dẫn

ii
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
1. Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Diễm Kiều Trinh Lớp: 22CDK18-MA1
-Tên đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị An
2. Bảng nhật ký Thực hành nghề nghiệp 1

Stt Tên công việc Mô tả nội dung cụ thể Thời gian thực Người phụ trách
của công việc hiện
Lên ý tưởng Sưu tầm các nghiên cứu
về đề tài trước có liên quan 01 tuần (từ ngày
nghiên cứu Sưu tầm các tài liệu hướng 27/11/2023 đến Nguyễn Diễm Kiều
1 dẫn (giáo trình, tài liệu ngày 04/12/2023) Trinh
Nghiên cứu lý tham khảo)
thuyết liên
quan
Tìm công ty - Chọn ra đề tài nghiên
làm thực hành cứu chính thức nộp cho Nguyễn Diễm Kiều
nghề nghiệp GVHD Trinh
và nộp đề tài - Xây dựng đề cương chi 2 tuần (từ ngày
2 nghiên cứu tiết các chương và lập nhật 05/12/2023 đến
chính thức ký thực hành nghề nghiệp 1 ngày 19/12/2023)
Xây dựng đề dựa trên các tài liệu tham
cương chi tiết khảo và hướng dẫn của
GVHD
Tập hợp thông - Tập hợp các thông tin,
tin, viết bản cơ sở lý thuyết (giáo trình, 1 tuần (từ ngày Nguyễn Diễm Kiều
thảo hoàn tài liệu tham khảo, tài liệu 20/12/2023 đến Trinh
3 chỉnh Chương nội bộ công ty) ngày 27/12/2023)
1 - Hoàn thành Chương 1
và nộp cho GVHD sửa,
góp ý và hoàn thiện
Hoàn thiện - Nộp lại cho GVHD xem
Chương 1 lại Chương 1 hoàn thiện 1 tuần (từ ngày Nguyễn Diễm Kiều
Tiếp tục viết - Tập hợp thông tin cần 28/12/2023 đến Trinh
4 bản thảo hoàn thiết soạn thảo Chương 2 ngày 04/01/2024)
chỉnh Chương để nộp GVHD góp ý, chỉnh
2 sửa

iii
Hoàn thiện - Nộp lại cho GVHD xem
Chương 2 lại Chương 2 hoàn thiện 1 tuần (từ ngày Nguyễn Diễm Kiều
Tiếp tục viết - Tập hợp thông tin cần 05/01/2024 đến Trinh
5 bản thảo hoàn thiết soạn thảo Chương 3 ngày 12/01/2024)
chỉnh Chương để nộp GVHD góp ý, chỉnh
3 sửa
Hoàn thiện - Nộp lại cho GVHD xem
Chương 3 lại Chương 3 hoàn thiện 1 tuần (từ ngày Nguyễn Diễm Kiều
Tiếp tục viết - Tập hợp thông tin cần 13/01/2024 đến Trinh
6 bản thảo hoàn thiết soạn thảo Chương 4 ngày 20/01/2024)
chỉnh Chương để nộp GVHD góp ý, chỉnh
4 sửa
Hoàn thiện - Nộp lại cho GVHD xem
Chương 4 lại Chương 4 hoàn thiện 1 tuần (từ ngày Nguyễn Diễm Kiều
Tiếp tục viết - Tập hợp thông tin cần 21/01/2024 đến Trinh
7 bản thảo hoàn thiết soạn thảo Chương 5 ngày 28/01/2024)
chỉnh Chương để nộp GVHD góp ý, chỉnh
5 sửa
Hoàn chỉnh và - Nộp GVHD xem lại lần
nộp báo cáo cuối báo cáo hoàn thiện 5 01 tuần Nguyễn Diễm Kiều
chương và chỉnh sửa, bổ (từ ngày Trinh
8 sung 29/01/2024 đến
- In báo cáo chính thức ngày 04/02/2024)
- Nộp bản cứng và các
file mềm theo quy định
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2024
SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Diễm Kiều Trinh

iv
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, tập thể các thầy
cô giảng viên Trường Đại học Tài chính – Marketing nói chung và thầy cô giảng viên Khoa
Marketing nói riêng đã truyền đạt kiến thức hữu ích cho chuyên ngành của em trong suốt
thời gian vừa qua, giúp em có cái nhìn tổng quan và chi tiết về ngành học của mình. Cảm
ơn các Thày/Cô đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài “Báo cáo thực hành
nghề nghiệp 1” lần này.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Trị
An đã hướng dẫn những kiến thức cần thiết và chỉ bảo em một cách tận tình về các lỗi sai
và những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình viết báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo, các phòng ban của công ty TNHH STAGE ASIA đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.Cuối cùng em xin cảm
ơn các Anh/Chị thuộc phòng Kinh doanh của công ty đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu
thực tế để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập nghề nghiệp lần này. Qua lần thực hiện báo
cáo thực tập nghề nghiệp này, em đã nhận ra nhiều điều bổ ích và cần thiết để giúp ích cho
công việc sau này của bản thân.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách diễn
đạt, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và ban lãnh
đạo, các anh chị trong công ty để bản báo cáo thực tập nghề nghiệp có thể đạt được kết quả
tốt hơn
Em xin kích chúc Thầy/Cô luôn mạnh khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết để giúp đỡ cho
nhiều thế hệ sinh viên sau này lĩnh hội được những kiến thức vô giá từ những bài giảng trên
giảng đường đến những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2024


SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Diễm Kiều Trinh

v
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam bài báo cáo: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
– MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em dưới sự hướng dẫn tận tình của
ThS.Huỳnh Trị An.
Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực
và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác.
Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024


Người cam đoan
Nguyễn Diễm Kiều Trinh

vi
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ

Công ty TNHH STAGE ASIA Công ty trách nhiệm hữu hạn STAGE
ASIA

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

ĐH Đại học

viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chiến lược Marketing – Mix trong từng giai đoạn sản phẩm
Bảng 2.2 Phân biệt chiến lược giá và phương pháp định giá
Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOT của Công ty
Bảng 3.2: Các cửa hàng, đại lý của Công ty TNHH STAGE ASIA ở Tp.HCM

ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các mức độ cấu thành của sản phẩm
Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
Hình 2.3: Bốn mô hình phân phối sản phẩm
Hình 3.1: Tần suất sử dụng mỹ phẩm theo độ tuổi
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức phòng Marketing Công ty TNHH STAGE ASIA
Hình 3.3: Logo của Công ty TNHH STAGE ASIA
Hình 3.4: Các sản phẩm của STAGE ASIA

x
TÓM TẮT
Thông qua việc thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP" để hỗ trợ mọi người có cái nhìn bao quát quan hơn về ngành hàng mỹ
phẩm nhập khẩu tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Cụ thể hơn là nghiên cứu các quá trình
thực hiện các chiến lược Marketing – Mix đối với mỹ phẩm của của Công ty trách nhiệm
hữu hạn STAGE ASIA. Mọi người sẽ được cung cấp các thông tin đa chiều và cụ thể về
chiến lược Marketing – Mix và quá trình thực hiện các chiến lược trên mà STAGE ASIA
đã áp dụng trên sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu Nhật Bản. Đề tài được thực hiện bằng các
phương pháp nghiên cứu, phân tích các thông tin dữ liệu có sẵn trên website công ty, trên
sách, báo chí, Internet, … Qua đó, nhìn nhận được những ưu khuyết điểm của từng chiến
lược mà công ty đã hoạch định xuyên suốt những năm qua. Từ những số liệu, hình ảnh phân
tích trong đề tài, ta có thể thấy rõ công ty trách nhiệm hữu hạn STAGE ASIA là môt trong
những doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu lớn, thành công thu hút được sự chú
ý và gây dựng được lòng tin nơi khách hàng nhờ các chiến lược Marketing - Mix đúng đắn
và theo kịp xu hướng xã hội, từng bước chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm nhập khẩu tại Việt
Nam
Thông qua đó, đưa ra các nhận định và đề xuất thêm những cái mới cho các hoạt động
“Marketing – Mix ” của Công ty STAGE ASIA ở thị trường Việt Nam khi thị trường mỹ
phẩm đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết với những đối thủ tiềm năng mới xuất hiện
và áp lực từ các thương hiệu lớn lâu năm đang dần chiếm mất thị phần.
Từ khóa: Chiến lược Marketing – Mix mỹ phẩm nhâp khẩu, phân tích marketing – mix
của Công ty TNHH STAGE ASIA.
Mục tiêu: Giúp cải tiến, đổi mới chiến lược Marketing - Mix của Công ty STAGE ASIA
để doanh nghiệp tăng độ nhận diện đối với công chúng và gia tăng thị phần.

xi
ABSTRACT
Through the implementation of the theme “TRUE MARKETING STRUCTURE
ANALYSIS – AMERICAN PRODUCT MIX OF STAGE ASIA CO., LTD. AND
RESULTS” to support people with a more comprehensive view of the imported cosmetics
industry in the Vietnamese cosmetic market. More specifically to study the processes of
implementation of the Marketing – Mix strategy for cosmetics of the Limited Liability
Company STAGE ASIA. People will be provided with multidimensional and specific
information about the Marketing – Mix strategy and the implementation process of the
above strategies that STAGE ASIA has applied on Japanese imported cosmetic products.
The study was conducted using research methods, analysing the data available on the
company's website, in books, newspapers, the Internet, etc. Through which, we can see the
advantages of each strategy that the company has planned over the years. From the data,
image analysis in the topic, we can see clearly the limited liability company STAGE ASIA
is one of the major enterprises in the business of imported cosmetics, successfully attracting
attention and build confidence in customers thanks to the right Marketing - Mix strategies
and keep up with social trends, step by step dominating the imported market in Vietnam.
Through this, making new suggestions and proposals for STAGE ASIA’s “Marketing –
Mix” activities in the Vietnamese market as the cosmetics market is becoming more
competitive than ever with emerging potential competitors and pressure from long-standing
big brands is gradually losing market share.
Keywords: Marketing strategy – cosmetic mix, marketing analysis – mix by STAGE
ASIA Ltd.
Objective: To help improve and innovate the Marketing Mix strategy of STAGE ASIA
to increase business awareness to the public and increase market share.

xii
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................ i
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................. ii
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. vi
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN ................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... x
TÓM TẮT….. ................................................................................................... xi
ABSTRACT......... ............................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .......................................... 1
1.3 MỤC TIÊU BÀI BÁO CÁO ..................................................................... 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
1.5 BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO ......................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING -
MIX…………. .................................................................................................. .4
2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX ........................... 4
2.1.1 Khái niệm về Marketing ..................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm Marketing – Mix ............................................................... 5
2.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX ........... 5
2.2.1 Chiến lược sản phẩm (Product) ........................................................... 5
2.2.2 Chiến lược giá (Price) ....................................................................... 10
2.2.3 Chiến lược phân phối (Place) ............................................................ 14
2.2.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion) ...................................................... 16

xiii
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA ........................................ 20
3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM ........... 20
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH STAGE ASIA .......................... 21
3.2.1 Giới thiệu về Công ty ....................................................................... 21
3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 21
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing tại Công ty TNHH STAGE ASIA
.................................................................................................................. 22
3.2.4 Ý nghĩa logo và triết lý kinh doanh ................................................ 23
3.2.5 Định hướng phát triển của Công ty TNHH STAGE ASIA ............. 23
3.3 PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA.............. 25
3.4 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA ........................................................ 26
3.4.1 Chiến lược sản phẩm ........................................................................ 26
3.4.2 Chiến lược giá .................................................................................. 27
3.4.3 Chiến lược phân phối........................................................................ 28
3.4.4 Chiến lược chiêu thị......................................................................... 29
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE
ASIA………………......................................................................................... 32
4.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN MARKETING 32
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƯỢC MARKEING – MIX CHO MỸ
PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA............................................ 32
4.2.1 Chiến lược sản phẩm: ....................................................................... 32
4.2.2 Chiến lược giá: ................................................................................. 32
4.2.3 Chiến lược phân phối:....................................................................... 33
4.2.4 Chiến lược chiêu thị: ........................................................................ 33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 34
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 34
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 34

xiv
5.2.1 Kiến nghị đối với công ty ................................................................. 34
5.2.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khác ......................................... 34
5.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước .............................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. a
PHỤ LỤC........................................................................................................... b
1. Quy định về kinh doanh mỹ phẩm theo luật pháp Việt Nam ....................... b
2. Các cơ sở lý thuyết về chiến lược Marketing - Mix ..................................... c
3. Thực trạng về chiến lược Marketing - Mix của Công ty TNHH STAGE
ASIA .............................................................................................................. h
4. Các hình ảnh minh hoạ sản phẩm của STAGE ASIA .................................. k
5. Chi tiết chương trình hội viên BIJIN ............................................................ l
6.Thuế khi nhập khẩu Mỹ phẩm từ Nhật Bản năm 2023 ................................. n

xv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Hiện nay, ngành mỹ phẩm, làm đẹp có thị trường rất rộng lớn và tiềm năng phát triển
mạnh mẽ ở nước ta. Thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng nên họ ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến sắc đẹp, ngoại hình. Họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có được sự hài
lòng này. Và đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến cuộc đua chinh phục thị trường
mỹ phẩm giữa các hãng ngày càng trở nên khốc liệt. Để khách hàng biết đến thương hiệu
công ty và lựa chọn mua sản phẩm của công ty thay vì của đối thủ cạnh tranh, mỗi công ty
phải có chiến lược phát triển Marketing – Mix riêng biệt. Chiến lược tiếp thị phải cân bằng
lợi nhuận dự kiến của công ty với nhu cầu của thị trường khách hàng.
Trong hơn 5 năm kinh doanh tại thị trường Việt Nam, tháng 12/2023, Công ty TNHH
STAGE ASIA, một công ty mới xuất hiện trên thị trường với mô hình kinh doanh chỉ bán
trực tuyến mỹ phẩm quốc dân Nhật Bản. mở rộng 23 cửa hàng tại các tỉnh thành như
TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang. Trong đó có 13 cửa hàng tại TP.HCM. Đây
là một nỗ lực rất lớn mà không phải công ty mỹ phẩm chuyên sản xuất nội địa Nhật Bản
nào cũng có thể mở rộng quy mô nhanh chóng như vậy. Xin mời các bạn cùng tôi khám phá
lý do tại sao Công ty TNHH STAGE ASIA. gần đây đã có thể phát triển theo cách này nhờ
vào báo cáo dưới đây.
Để phát triển được một hệ thống thương hiệu bán lẻ, doanh nghiệp nào cũng cần có chiến
lược Marketing - Mix phù hợp. Với STAGE ASIA, chiến lược Marketing - Mix được thể
hiện qua 4 tiêu chí bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Phân phối, Chiêu thị. Vậy nên em xin chọn
đề tài: “Phân tích thực trạng chiến lược Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm của Công
ty TNHH STAGE ASIA và đề xuất giải pháp.” để làm báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 của
mình.

1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


 Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH STAGE ASIA chuyên kinh doanh sản phẩm
làm đẹp (mỹ phẩm nhập khẩu từ Nhật)
 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm làm đẹp của Công ty TNHH
STAGE ASIA
- Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 27/11/2023 - 28/011/2024
1.3 MỤC TIÊU BÀI BÁO CÁO
 Phân tích thực trạng chiến lược Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
từ Nhật Bản của Công ty STAGE ASIA
 Đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing – Mix hiện tại của Công ty STAGE
ASIA
 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix của
Công ty TNHH STAGE ASIA

1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thông tin thứ cấp: Thông qua nghiên cứu từ các nguồn khác nhau nhằm thu thập thông tin
thứ cấp cho đề tài nghiên cứu thông qua:
 Sách:
- Gíao trình Quản trị sản phẩm – NXB Đại học Tài Chính Marketing 2020
- Ebook Quản trị Marketing – Philip Kotler/Kevin Keller – NXB Lao động xã hội
 Mạng: Mạng Internet:
- https://tmarketing.vn/
- https://chuyengiamarketing.com/
- https://cleverads.vn/
- https://beautyreview.com/
- https://cbon.com.vn/
 Báo chí: Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Đầu Tư, Báo VnExpress
 Thông tin nội bộ: Thông tin được thu thập trên trang web chính của Công ty TNHH
STAGE ASIA: https://bijin-media.com/
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn, quan sát
nhân viên, khách hàng của Công ty tại các cửa hàng đại lý ở TP.HCM. Những thông tin sơ
cấp cần thu thập:
 Định vị thương hiệu mỹ phẩm nội địa Nhật của Công ty STAGE ASIA
 Thị phần thương hiệu mỹ phẩm nội địa Nhật của Công ty STAGE ASIA
 Nhu cầu hiện tại và trong tương lai của khách hàng về các sản phẩm mỹ phẩm nội
địa Nhật Bản
 Chiến lược Marketing-Mix của mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam:
- Chiến lược sản phẩm cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
- Chiến lược giá cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
- Chiến lược phân phối cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
- Chiến lược chiêu thị cho mỹ phẩm nội địa Nhật tại thị trường Việt Nam
 Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp phân
tích số liệu tổng hợp, phương pháp phân tích toán học. Từ những thông tin thu thập
được, phân tích, tổng hợp nội dung
1.5 BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO
Nội dung chính của bài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Nội dung chương này trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu cũng như bố cục của bài báo cáo.
Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing – Mix
- Trình bày cơ sở lí luận về chiến lược Marketing - Mix (4P) và các vấn đề liên quan.

2
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm
của Công ty TNHH STAGE ASIA
- Trình bày cơ sở thị trường liên quan đến hoạt động marketing của Công ty TNHH
STAGE ASIA: thị trường mỹ phẩm làm đẹp.
- Trình bày định hướng phát triển, tổ chức các kế hoạch Marketing - Mix tại Công ty
TNHH STAGE ASIA
- Trình bày thực trạng triển khai Chiến lược Marketing - Mix cho sản làm đẹp (mỹ phẩm
nhập khẩu Nhật) của Công ty TNHH STAGE ASIA, chiến lược 4P
- Phân tích ma trận SWOT
Chương 4: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược
Marketing – Mix cho sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH STAGE ASIA
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
 Kiến nghị về tổ chức Bộ phận Marketing
 Kiến nghị một số biện pháp liên quan đến chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm
mỹ phẩm Nhật
Tóm tắt chương 1
Qua chương 1, em xin đưa ra lý do và tính cấp thiết của đề tài báo cáo thực tập nghề nghiệp
này. Đồng thời, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về đề tài thông qua mục tiêu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như cách thức thực hiện và trình bày đề tài. Việc phân tích,
lập luận sẽ được làm rõ thông qua nội dung chuyên đề gồm 5 chương dựa trên cơ sở lý luận
của chiến lược Marketing - Mix.

3
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING –
MIX

2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX

2.1.1 Khái niệm về Marketing


Marketing là thuật ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có nhiều người lại hiểu
Marketing là quảng cáo hay Marketing là tiếp thị, quảng cáo chính là hình thức thúc đẩy
tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy, theo họ “Marketing là hệ thống các phương pháp được người bán
áp dụng nhằm bán hàng và kiếm lợi nhuận”. Thậm chí, nhiều người còn đồng nhất
marketing với công việc tiếp thị và giới thiệu dùng thử sản phẩm.
Thực tế, theo quan niệm hiện đại, Marketing còn được hiểu là:
“ Marketing là toàn bộ quá trình kinh doanh nhằm hướng các luồng hàng hoá và dịch
vụ do người cung cấp tạo ra về phía người mua và người sử dụng.’’(Hiệp hội Marketing
Hoa Kỳ - năm 1960)
Khái niệm này chịu ảnh hưởng của tư tưởng Marketing truyền thống, chú trọng khâu sản
xuất, tiêu thụ hàng hoá. Tức là nổ lực để bán hàng hoá đã sản xuất ra, không biểu hiện rõ tư
tưởng làm sao có thể sản xuất ra một sản phẩm có thể bán được.
“Là quá trình lập kế hoạch và quản lý việc định giá, khuyến mãi và phân phối sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cá
nhân, tổ chức và cộng đồng” (Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ - 1985).
Khái niệm Marketing được coi là một khái niệm hoàn chỉnh về Marketing với những ưu
điểm sau
Nêu rõ sản phẩm được trao đổi không phải là sản phẩm vật chất mà còn bao gồm sản
phẩm, dịch vụ; thể hiện rõ ràng marketing được sử dụng vào hoạt động kinh tế nhằm mục
đích lợi nhuận; Hãy làm rõ rằng chức năng của tiếp thị là bán hàng hoặc phân phối. Khái
niệm này được tiếp cận từ góc độ của chức năng Marketing. Cách tiếp cận này phù hợp với
quy trình quản lý tiếp thị do Philip Korler đề xuất. Ngoài ra, marketing còn có thể được hiểu
là:
Quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc nhận biết nhu cầu
thực tế của người tiêu dùng đối với một mặt hàng cụ thể đến sản xuất và phân phối mặt
hàng đó đến người tiêu dùng cuối cùng đến việc đảm bảo doanh nghiệp đạt được lợi nhuận
dự kiến.(Viện Marketing Anh -2021)
Ngoài ra Marketing còn có thể được hiểu là:
“Quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc nhận thấy nhu
cầu thực tế của người tiêu dùng đối với một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và phân phối
mặt hàng đó đến người tiêu dùng cuối cùng để đảm bảo công ty thu về lợi nhuận như dự
tính "(Viện Marketing Anh Quốc)

4
" Tiếp thị là quá trình các cá nhân và tổ chức kết hợp với nhau để thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của mình thông qua việc tiếp thị và chia sẻ hàng hóa, dịch vụ giữa các bên”
(Philip Kotler).
“Marketing là khoa học quản lý mọi hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu dùng,
nó dựa trên nhu cầu luôn biến động của thị trường, hay nói cách khác lấy thị trường làm
chỉ đạo” (I. Ansoff – Chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên hợp quốc).
Từ góc nhìn trên, chúng ta nhận ra marketing không phải là hoạt động kinh doanh do
một công ty bán sản phẩm mà là một hoạt động hỗ trợ kinh doanh chính tạo ra và ảnh hưởng
lên nhu cầu của từng cá thể, đơn vị và thị trường nơi công ty đang kinh doanh. Mua cái gì
thích hợp với nhu cầu của bạn và nhu cầu của thị trường. Để thành thạo marketing, bạn phải
bỏ công nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu và cập nhật thường xuyên mới có thể kịp
thời phản ứng trước những biến động của thị trường..
Thông thường người ta cho rằng, Marketing đơn thuần là hoạt động kinh doanh, tuy
nhiên ngày nay, Marketing đã ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Marketing cũng
không chỉ đơn thuần là công việc của người bán mà người mua cũng thực hiện Marketing
để có được sản phẩm vừa ý nhất. Hoạt động Marketing đã trở thành hoạt động không thể
thiếu của hầu hết các doanh nghiệp..
Như vậy, Marketing hiểu là tổng hợp nhiều hoạt động, với mục đích chung và là hoạt
động quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tình huống này, tiếp cận
Marketing dưới góc độ của người bán, khái niệm Marketing được xây dựng trên cơ sở mô
hình 4P hay chiến lược Marketing hỗn hợp.

2.1.2 Khái niệm Marketing – Mix


Marketing hỗn hợp (Marketing – Mix) là tập hợp các chiến lược marketing được doanh
nghiệp sử dụng để tập trung tiếp thị đến thị trường mục tiêu. Thuật ngữ này được sử dụng
lần đầu tiên vào năm 1953 khi Neil Borden, chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ, đưa công
thức này đi xa hơn và đặt ra thuật ngữ Marketing - Mix. Một nhà tiếp thị thành công (E.
Jerome McCarthy) đã đề xuất cách phân loại 4P vào năm 1960 và hiện nay cách phân loại
này được sử dụng rộng rãi..
Marketing hỗn hợp của E. Jerome McCarthy đề cập đến bốn chữ P quen thuộc là: Product
(Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng cáo). Các yếu tố khác nhau
của chiến lược tiếp thị hoạt động kết hợp và liên kết với nhau. Phương thức tiếp thị lấy
người tiêu dùng làm trung tâm kết hợp nhu cầu của họ với phương pháp tiếp thị của họ.

2.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX

2.2.1 Chiến lược sản phẩm (Product)


• Khái niệm sản phẩm
Khái niệm sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể cung cấp ra thị trường để thu hút sự chú ý,
mua sắm, sử dụng hoặc tiêu dùng. Nó có thể là một vật thể hữu hình, chẳng hạn như ô tô,
5
hoặc nó có thể là dịch vụ vô hình, chẳng hạn như cắt tóc. Các sản phẩm cũng có thể là các
ý tưởng, chẳng hạn như một chiến dịch chính trị hoặc một khẩu hiệu quảng cáo.
 Có ba cấp độ sản phẩm:
 Sản phẩm cốt lõi là lợi ích cơ bản mà sản phẩm cung cấp. Ví dụ: sản phẩm cốt lõi của
một chiếc ô tô là phương tiện di chuyển.
 Sản phẩm thực tế là sản phẩm cốt lõi cộng với tất cả các tính năng và đặc điểm bổ
sung mà nhà cung cấp đưa ra. Ví dụ: sản phẩm thực tế của một chiếc ô tô bao gồm
động cơ, truyền động, bánh xe, ghế ngồi và các tính năng khác.
 Sản phẩm gia tăng là những lợi ích và dịch vụ bổ sung mà nhà cung cấp cung cấp
cùng với sản phẩm thực tế. Ví dụ: sản phẩm gia tăng của một chiếc ô tô có thể bao
gồm bảo hành, bảo dưỡng và dịch vụ cứu hộ bên đường.
Các nhà tiếp thị sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau để tiếp cận khách hàng tiềm
năng của họ. Các loại sản phẩm chính bao gồm:
 Hàng hóa tiêu dùng là những sản phẩm được người tiêu dùng mua để sử dụng cá
nhân hoặc gia đình. Hàng hóa tiêu dùng được chia thành ba loại phụ:
- Hàng hóa tiện lợi là những sản phẩm mà người tiêu dùng thường mua thường
xuyên với nỗ lực tối thiểu để so sánh. Ví dụ: kẹo cao su, sữa và báo là hàng hóa
tiện lợi.
- Hàng hóa mua sắm là những sản phẩm mà người tiêu dùng thường so sánh về giá
cả, chất lượng và kiểu dáng trước khi mua. Ví dụ: quần áo, đồ nội thất và thiết bị
điện tử là hàng hóa mua sắm.
- Hàng hóa đặc biệt là những sản phẩm có đặc điểm hoặc thương hiệu độc đáo đến
mức người tiêu dùng sẵn sàng mua chúng bất kể giá cả. Ví dụ: ô tô hạng sang, đồ
trang sức cao cấp và nhà thiết kế là những mặt hàng đặc biệt.
 Hàng hóa công nghiệp là những sản phẩm được mua bởi các doanh nghiệp để sử
dụng trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh của họ. Hàng hóa công nghiệp được
chia thành ba loại phụ:
- Nguyên vật liệu là những sản phẩm được sử dụng để tạo ra các sản phẩm khác.
Ví dụ: quặng kim loại, gỗ và nhựa là nguyên vật liệu.
- Thiết bị và phụ kiện là những sản phẩm được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình sản xuất. Ví dụ: máy móc, công cụ và văn phòng phẩm là thiết bị
và phụ kiện.
- Cung cấp hoạt động là những sản phẩm được sử dụng để vận hành một doanh
nghiệp. Ví dụ: điện, khí đốt và văn phòng phẩm là các vật dụng hoạt động.
 Dịch vụ là các hoạt động hoặc lợi ích mà một bên cung cấp cho bên khác. Ví dụ: cắt
tóc, dọn dẹp nhà cửa và sửa chữa ô tô là các dịch vụ.:

6
Hình 2.1: Các mức độ cấu thành của sản phẩm
Nguồn: Website https://dinmarketing.com/ (2023)

Vì vậy, khi phát triển sản phẩm, trước tiên người làm tiếp thị phải xác định những nhu
cầu chính của khách hàng mà sản phẩm sẽ đáp ứng. Tiếp theo, bạn cần xác định các sản
phẩm phù hợp và tìm cách phát triển sản phẩm để đưa ra tập hợp lợi ích thỏa mãn nhu cầu,
mong muốn của khách hàng một cách tối ưu nhất có thể.

2.2.1.1 Các quyết định về sản phẩm


 Quyết định nhãn hiệu sản phẩm
Người tiêu dùng cảm nhận được nhãn hiệu hàng hoá thể hiện một phần thực chất của sản
phẩm. Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá làm gia tăng giá trị cho sản phẩm. Bao gồm: tên
riêng, dấu hiệu và nhãn hiệu. Công ty phải quyết định có nên đặt tên nhãn hiệu không
Quyết định lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm liên quan chặt chẽ với việc định vị sản phẩm
và tạo dựng uy tín sản phẩm, thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, việc chọn lựa nhãn hiệu
phải hết sức thận trọng. Nhãn hiệu phải cho biết được đặc tính và chất lượng sản phẩm, tính
khác biệt của sản phẩm và phải dễ hiểu, dễ nhìn thấy trực quan, dễ ghi nhớ. Nhãn hiệu cũng
phải khác biệt.
 Quyết định về bao bì và dịch vụ sản phẩm
Bao gói là yếu tố tiếp xúc trực tiếp đầu tiên của khách hàng đối với sản phẩm, được giới
Marketing quan tâm như là một yếu tố cấu thành thương hiệu sản phẩm. Bao bì bao gồm:
lớp thứ nhất là bộ phận chứa đựng trực tiếp sản phẩm, lớp bảo vệ của lớp tiếp xúc và bao
bì, nhãn mác và mô tả trên bao bì. Bao bì là công cụ marketing quan trọng, nó thu hút
khách hàng, mô tả công dụng của sản phẩm, tạo dựng niềm tin và tạo ấn tượng tốt về sản
phẩm. Người tiêu dùng sẵn sàng mua sự tiện lợi, thiết kế đẹp, độ tin cậy và uy tín của bao
bì tốt.

7
Bao bì giúp khách hàng nhận biết ngay một công ty, sản phẩm. Việc thiết kế bao bì
hiệu quả cho một sản phẩm mới đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Bao bì phải nhất quán trong quảng
cáo, định giá, tiếp thị và các hoạt động tiếp thị khác. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi cũng là yếu
tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm. Lựa chọn sản phẩm như thế nào, mẫu mã thế nào,
giá bao nhiêu và hình thức phân phối như thế nào là phù hợp.
 Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm
 Khái niệm:
- Chủng loại sản phẩm: Là nhóm sản phẩm có chung đặc điểm, chức năng và nhu
cầu sử dụng.
- Danh mục sản phẩm: Là tập hợp tất cả các chủng loại và mặt hàng mà doanh
nghiệp cung cấp cho thị trường.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định:
- Nhu cầu thị trường: Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu và mong muốn của
khách hàng để xác định các chủng loại sản phẩm phù hợp.
- Năng lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đánh giá năng lực tài chính, nhân
lực, công nghệ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất và kinh
doanh.
- Cạnh tranh: Doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra quyết định
về chủng loại và danh mục sản phẩm phù hợp.
 Quy trình quyết định:
- Xác định mục tiêu marketing: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể cho
danh mục sản phẩm, ví dụ như tăng doanh thu, mở rộng thị trường, hay nâng cao
vị thế thương hiệu.
- Phân tích thị trường: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu
cầu, xu hướng, và đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá năng lực doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đánh giá năng lực tài chính,
nhân lực, công nghệ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất và kinh
doanh.
- Phát triển ý tưởng sản phẩm: Doanh nghiệp cần sáng tạo và phát triển ý tưởng
cho các sản phẩm mới.
- Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm: Doanh nghiệp cần thử nghiệm sản phẩm mới
trên thị trường để đánh giá hiệu quả và tiềm năng của sản phẩm.
- Chính thức đưa sản phẩm ra thị trường: Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược
marketing phù hợp để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
 Các chiến lược quản lý danh mục sản phẩm:
- Chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm: Doanh nghiệp phát triển thêm các sản
phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và thâm nhập vào thị
trường mới.
- Chiến lược thu hẹp danh mục sản phẩm: Doanh nghiệp loại bỏ các sản phẩm
không hiệu quả hoặc không phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển chiều sâu danh mục sản phẩm: Doanh nghiệp cải tiến các
sản phẩm hiện có để tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm.
 Quyết định sản phẩm mới

8
Do những thay đổi đột ngột về thị trường, công nghệ và cạnh tranh, doanh nghiệp không
thể tồn tại và phát triển chỉ dựa trên các sản phẩm hiện có. Sản phẩm mới có thể là sản
phẩm mới hoàn toàn, cũng có thể là sản phẩm được cải tiến so với sản phẩm hiện có hoặc
làm mới hoàn toàn sản phẩm, định vị lại sản phẩm... Quyết định về sản phẩm mới thường
trải qua 8 giai đoạn: tìm ý tưởng mới, lựa chọn và đánh giá ý tưởng, phát triển và đánh giá
sản phẩm mới. lên ý tưởng sản phẩm, hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm mới,
đánh giá năng lực sản xuất và bán hàng, nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới,
thử nghiệm trên thị trường, triển khai sản xuất hàng loạt và đưa ra thị trường. Thiết kế và
tiếp thị một sản phẩm mới là cần thiết nhưng không hề đơn giản: doanh nghiệp có thể thất
bại vì nhiều lý do. Vì vậy, việc tôn trọng và thực hiện đầy đủ, chính xác từng giai đoạn của
quá trình thiết kế và tiếp thị sản phẩm mới là vô cùng cần thiết..

Bảng 2.1: Chiến lược Marketing – Mix trong từng giai đoạn sản phẩm
INTRODUCTION GROWTNH - MATURITY - DECLINE -
- Giới thiệu Tăng trưởng Trưởng thành Suy thoái
Tạo nhận thức về Tối đa hóa thị Củng cố bảo vệ thị Cắt giảm chi
nhu cầu, nhận thức phần phần và tối đa hóa phí sản xuất,
về thương hiệu và lợi nhuận khai thác triệt
Mục Tiêu hiểu biết thị trường, để giá trị
Marketing khuyến khích sử thương hiệu
dụng lâu dài

CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING THEO TỪNG GIAI ĐOẠN


Sản phẩm cơ bản Mở rộng thị Cải tiến và đa dạng Loại bỏ bớt
trường, gia hóa mẫu mã, nhãn các sản phẩm
tăng số lượng hiệu yếu kém
SẢN PHẨM khách hàng

Giá thẩm thấu hoặc Xem xét điều Giá cạnh tranh với Giảm giá
giá hớt váng chỉnh giá do các đối thủ
GIÁ
chi phí giảm

Xây dựng kênh phân Mở rộng và Tối đa tần suất Chọn lọc và
phối và lựa chọn tăng cường hệ phân phối và số đào thải dần
điểm phân phối thống phân lượng trung gian kênh không
PHÂN PHỐI phối trong mạng lưới còn phù hợp
phân phối

9
- Truyền thông để - Truyền thông - Truyền thông - Cắt giảm tối
tạo nhiều sự nhận xây dựng nhận nhấn mạnh điểm đa các chi phí
biết sản phẩm mới thức về thương khác biệt giữa các quảng cáo
hiệu thương hiệu, giữ
-Đẩy mạnh chương - Tăng cường
chân khách hàng
CHIÊU THỊ trình khuyến mãi, - Tăng khả khuyến mãi
trung thành
khuyến khích tiêu năng mua sắm giảm giá
dùng thử hàng hoá - Ưu đãi thu hút nhằm tận thu
thông qua các khách hàng của khách hàng
hoạt động thương hiệu.
khuyến mãi

Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Marketing căn bản – Trường Đại học Tài chính Marketing (2021)

2.2.2 Chiến lược giá (Price)

2.2.2.1 Khái niệm về giá và vai trò


Xây dựng và quản lý chiến lược giá phù hợp là điều kiện tiên quyết để các công ty thâm
nhập và chiếm lĩnh thành công thị phần và kinh doanh có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, giá cả
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Sự thay đổi và biến động về giá là vô cùng quan trọng. Quản
lý chiến lược giá phù hợp đòi hỏi phải quản lý nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ
Giá được định nghĩa “là số tiền cụ thể mà khách hàng sẵn sàng trả để có được sản phẩm
có chất lượng mong muốn ở một địa điểm và khung cảnh cụ thể”.
Giá đóng vai trò quyết định trong hoạt động thương mại của các công ty, trong các quyết
định của người tiêu dùng và trong toàn bộ nền kinh tế vĩ mô. Nó là yếu tố duy nhất mang
lại doanh thu cho doanh nghiệp trong số các yếu tố tạo ra doanh thu, nó có phải là phương
tiện cạnh tranh hiệu quả hay không. Người tiêu dùng lấy giá làm cơ sở tin cậy để đưa ra
quyết định. Ngoài ra, giá cả còn ảnh hưởng đến sự phân bổ các yếu tố việc làm, thu nhập
của người lao động và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, …

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá


Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu, diễn biến giá cả, từ đó giúp nhà quản lý
đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn giá bán hàng hóa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bao gồm:

10
Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
Nguồn: Website https://quanlydoanhnghiep.edu.vn/ (2023)

2.2.2.2 Các phương pháp định giá


Có rất nhiều phương pháp để doanh nghiệp có thể tính được giá thành hợp lý cho sản
phẩm nhằm thu được lợi nhuận cao nhất trong quá trình kinh doanh. Sau đây là một vài
phương pháp định giá phổ biến hiện nay:
 Định giá dựa trên chi phí
Đây là phương pháp định giá sản phẩm phổ biến trong thực tế hiện nay, dựa trên việc
tính giá thành sản xuất và phân bổ từng chi phí cho sản phẩm, sau đó tính giá bán. Trong
đó, chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc
thiết bị và các chi phí liên quan.
Cách tính của phương pháp này khá đơn giản, giá bán sản phẩm sẽ là tổng số chi phí sản
xuất nhân với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng.
Ví dụ: Tổng chi phí sản xuất là 100 đơn vị, tỷ lệ lợi nhuận mong muốn là 30%. Từ đó ta
có giá bán = 130 đơn vị
Tuy nhiên, phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất cũng có một vài nhược điểm
chẳng hạn như chưa phản ánh đúng nhu cầu thị trường và đánh giá chất lượng thật của sản
phẩm. Trong trường hợp chi phí sản xuất quá cao và giá cả cạnh tranh suy giảm thì phương
pháp định giá sẽ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Định giá dựa trên giá cả cạnh tranh
Là phương pháp định giá sản phẩm dựa trên giá bán của sản phẩm tương đương hiện có
trên thị trường, từ đó đưa ra mức giá phù hợp để so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Để áp
dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải nghiên cứu giá của từng sản phẩm tương tự, so
sánh với các tiêu chí so sánh về giá trị, công dụng, tính năng của sản phẩm rồi đưa ra đánh
giá..

11
 Định giá dựa theo giá trị của sản phẩm
Là phương pháp định giá một sản phẩm dựa trên giá bán của sản phẩm tương tự hiện có
trên thị trường, từ đó đưa ra mức giá phù hợp để có thể cạnh tranh với đối thủ. Để sử dụng
phương pháp này, doanh nghiệp phải biết giá của từng sản phẩm tương tự, so sánh với các
yếu tố xung quanh về tính năng, giá trị, tiện ích, chức năng của sản phẩm rồi đưa ra mức
giá vừa phù hợp.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho sản phẩm và tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm là thông tin doanh nghiệp tạo
ra phải rất cụ thể về giá trị của sản phẩm. Nếu thông tin này không chính xác sẽ cản trở
việc định giá cũng như cạnh tranh trên thị trường.
 Định giá dựa trên mục tiêu
Đó là một phương pháp định giá dựa trên mức giá mà công ty muốn đạt được bằng cách
tìm cách giảm chi phí xuống mức tạo ra doanh thu dựa trên mức giá đã đặt. Phương pháp
này được sử dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất có quy mô lớn. Điều này đòi hỏi
phải hết sức thận trọng trong quá trình tính toán giá thành sản xuất, tiết giảm chi phí để đạt
được mức giá mong muốn. Nếu công ty cắt giảm chi phí quá nhiều, chất lượng sản phẩm
có thể bị ảnh hưởng, có thể ảnh hưởng đến uy tín của công ty
 Định giá theo giai đoạn
Phương pháp định giá sản phẩm này thường đặt giá cao cho sản phẩm ban đầu trên thị
trường và sau đó hạ xuống cho đến khi nó trở nên phổ biến hơn. Phương pháp này phù hợp
với sản phẩm mới hoặc sản phẩm có thiết kế đặc biệt, gây ấn tượng mạnh trên thị trường.
Sử dụng phương pháp định giá này có thể mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận trong thời gian
đầu sản phẩm của bạn. Tuy nhiên nó cũng gặp phải một số nhược điểm như sau:
- Khách hàng cảm thấy giá thấp dẫn đến mất lòng tin và giảm khả năng mua hàng
trong tương lai.
- Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng chính sách giá thấp để cạnh tranh với doanh
nghiệp, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó.
- Sản phẩm có khả năng bị loại khỏi thị trường sớm hơn nếu doanh nghiệp giảm giá
quá sớm hoặc quá nhanh. Khách hàng cảm nhận giá cao dẫn đến không hài lòng và
giảm khả năng mua hàng trong tương lai.
2.2.2.3 Các chiến lược giá
Trên cơ sở định giá, phải xây dựng cho doanh nghiệp những phương án định giá phù hợp
để có thể thích nghi nhanh chóng với diễn biến thị trường.
 Đối với sản phẩm mới
Doanh nghiệp có thể định giá hớt váng hay định giá thả nổi.
 Đối với danh mục sản phẩm:
Việc định giá cho từng sản phẩm tương đối phức tạp, doanh nghiệp sẽ cần phân tích mối
tương quan giữa chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và cả chiến lược, định hướng
phát triển dài hạn để lựa chọn mức định giá phù hợp:
 Định giá nhóm sản phẩm:

12
Đây là cách ấn định giá của các sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về đặc tính, hình
dáng, mẫu mã. Khi định giá cho từng nhóm sản phẩm cần tính đến chênh lệch giá, đánh giá
của khách hàng về đặc tính của từng sản phẩm và giá của các sản phẩm cạnh tranh., . ..
 Định giá các sản phẩm tuỳ chọn đính kèm:
Nhiều sản phẩm được chào hàng với sản phẩm đính kèm. Việc định giá này có thể sử
dụng như một lợi thế cạnh tranh cho công ty.
 Định giá cho sản phẩm bổ trợ, bổ sung:
Sản phẩm bổ sung là sản phẩm được sử dụng cùng với sản phẩm chính. Nếu không có
sản phẩm chính thì không thể sử dụng sản phẩm này. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh
của công ty và mối quan hệ giữa sản phẩm phụ và sản phẩm chính, công ty có thể xác định
giá thành của sản phẩm bổ trợ, bổ sung...
 Định giá cho sản phẩm phụ, thứ phẩm:
Sản phẩm phụ và sản phẩm phụ là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến sản phẩm
chính. Sản phẩm phụ có thể có hoặc không có giá trị thương mại. Nghiên cứu thị trường và
quyết định giá từng sản phẩm phụ trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm, nhằm giảm giá bán
sản phẩm chính..
 Định giá sản phẩm trọn gói:
Thay vì bán một sản phẩm riêng lẻ, doanh nghiệp có thể bán một bộ sản phẩm, dịch vụ
bổ sung và có liên quan. Giá của gói sản phẩm phải thấp hơn giá bán riêng lẻ của từng sản
phẩm, từ đó lôi kéo khách hàng mua sản phẩm.
 Chiến lược điều chỉnh giá:
Ngoài biện pháp định giá ban đầu đối với sản phẩm mới, hoặc danh mục sản phẩm,
doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán của sản phẩm tuỳ theo diễn biến thị trường. Doanh
nghiệp có thể sử dụng phương pháp định giá khuyến mãi, chiết khấu, định giá khuyến mãi,
chiết khấu hay định giá tâm lý, . .. để điều chỉnh giá bán. Doanh nghiệp có thể chủ động
quyết định giá bán hoặc điều chỉnh theo sự thay đổi của thị trường

Bảng 2.2 Phân biệt chiến lược giá và phương pháp định giá

Phân biệt Chiến lược giá Phương pháp định giá

Là phương thức thực hiện, điều chỉnh Là quá trình cân đối dự báo
giá thành hàng hoá/dịch vụ phù hợp giá cả của hàng hoá/dịch vụ
Khái niệm với đặc điểm của doanh nghiệp, nhu sao cho phù hợp với mục tiêu
cầu khách hàng mong muốn đạt được

Cách thức Xác định giá cả dựa trên mục tiêu Xác định giá dựa trên yếu tố
marketing nội tại và ngoại vi

13
Mục tiêu Tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, tăng Đưa ra mức chi phí hợp lý cho
khả năng thanh toán cho doanh nghiệp khách hàng, ít chịu ảnh hưởng
hoặc tối ưu hoá chiến dịch Marketing. từ những yếu tố bên ngoài

Tính chất Liên quan đến sự cạnh tranh và giá trị Liên quan đến cung cầu, chi
của thương hiệu phí và lợi nhuận

Thời gian Có thể kéo dài trong một khoảng thời Xác định trong thời gian ngắn
gian nhất định, thấy được lợi ích từ nhất nếu có thể
chính sách của doanh nghiệp

Tác động Từ những yếu tố bên ngoài như giá Từ những yếu tố bên trong
thành nguyên vật liệu, thị trường mục bao gồm doanh thu, lợi nhuận,
tiêu, thời điểm ra mắt giá trị thương hiệu

Nguồn: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chien-luoc-gia-la-gi, (2023)

2.2.3 Chiến lược phân phối (Place)

2.2.3.1 Khái niệm


Chiến lược phân phối, hay còn gọi là "Place" trong mô hình Marketing Mix 4P, đóng vai
trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mục tiêu. Việc lựa chọn
kênh phân phối phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Kênh phân phối:
- Kênh phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng
mà không qua trung gian, ví dụ như bán hàng online, bán hàng qua kênh truyền hình,...
- Kênh phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua
các kênh trung gian, ví dụ như nhà bán lẻ, đại lý,....
Hình thức phân phối trực tiếp chủ yếu phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Đối với các
doanh nghiệp lớn hơn, hình thức phân phối trực tiếp trở nên tốn kém, không hiệu quả và chi
phí sẽ vô cùng lớn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và lớn sẽ chủ yếu áp dụng hình thức phân
phối trực tiếp thông qua các kênh trung gian.
Các kênh trung gian có thể là các đại lý, nhà phân phối, người bán hoặc cũng có thể là
người tiêu dùng. Họ sẽ là các bên tham gia vào việc đưa sản phẩm tới được tay người tiêu
dùng cuối cùng. Khi lựa chọn phân phối sản phẩm thông qua các kênh trung gian, doanh
nghiệp cần lưu ý các đặc điểm sau::
 Kế hoạch Marketing cần được xem xét thật kỹ trước khi triển khai, vì người trung
gian sẽ là đơn vị có khả năng phân phối.

14
 Chi phí và lợi nhuận sẽ bị tác động dựa trên việc chọn lựa sai phương thức phân phối
sản phẩm.
 Chiến lược phân phối sản phẩm không rõ ràng, dễ dàng xâm hập vào thị phần.
 Tuỳ thuộc vào mức độ tin tưởng của trung gian, mối quan hệ giữa người mua và
trung gian sẽ chịu tác động tích cực hoặc bất lợiSản phẩm có thể sẽ cần đi qua nhiều
kênh trung gian trước khi tới được tay người tiêu dùng (kênh cấp 2, cấp 3)
 Trung gian giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh trên thương trường.
 Trung gian có thể sẽ làm giảm thông tin phản hồi từ khách hàng..

2.2.3.2 Bốn mô hình phân phối sản phẩm


Sau khi đã xác định xong kênh phân phối, tại bước tiếp theo, các doanh nghiệp cần xác
định sản phẩm của họ nên sử dụng chiến lược nào trong 3 loại hình sau đây:

Hình 2.3: Bốn mô hình phân phối sản phẩm


Nguồn: https://amis.misa.vn/40748/chien-luoc-phan-phoi/, (2023)
 Phân phối sản phẩm chuyên sâu:
Các doanh nghiệp áp dụng mô hình này với mục đích chiếm lĩnh thị trường càng sâu
càng tốt. Khi đó, doanh nghiệp sẽ muốn duy trì và mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị trường,
thông thường sẽ bằng việc xây dựng nhiều cửa hàng bán lẻ, quan hệ hợp tác với nhiều công
ty phân phối,...
 Phân phối sản phẩm chọn lọc:

Áp dụng chiến lược phân phối sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá trị sản
phẩm hướng tới một thị trường cụ thể. Trải nghiệm người tiêu dùng của các doanh nghiệp
áp dụng chiến lược kênh phân phối sản phẩm này sẽ được nâng cao, đồng hành cùng với uy
tín của thương hiệu trên thị trường..

15
 Phân phối độc quyền:
Số lượng cửa hàng của các công ty sử dụng hình thức kinh doanh này sẽ rất hạn chế, sản
phẩm sẽ chỉ có mặt ở một vài cửa hàng nhất định. Tuy nhiên, hình thức này được ứng dụng
vào các sản phẩm phổ thông với số lượng được hạn chế có chủ ý trên thị trường. Phương
pháp này giúp giữ uy tín của thương hiệu và sự uy tín và tính độc quyền.
 Chiến lược phân phối đại trà:

Chiến lược phân phối rộng rãi là cách cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho
một số lượng lớn khách hàng. Điều này bao gồm các lựa chọn về phương pháp, địa điểm
và quy mô phân phối sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Chiến lược phân phối đại trà cũng được áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu,
bao gồm thực phẩm, thuốc thú y, quần áo, đồ gia dụng, v.v. Chiến lược phân phối đại chúng
thành công đòi hỏi phải tối ưu hóa các nguồn lực như hệ thống phân phối, vận chuyển, lưu
trữ, quản lý hàng tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng.
Mục tiêu của chiến lược phân phối đại trà là tối đa hóa khả năng tiếp cận sản phẩm tới
thị trường mục tiêu, tăng sự hài lòng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình phân phối. Kênh
phân phối sản phẩm phụ thuộc vào loại sản phẩm công ty bán. Doanh nghiệp nên thận trọng
để lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của mình..

2.2.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion)

2.2.4.1 Khái niệm


Một trong những hoạt động không thể thiếu trong chiến lược marketing hỗn hợp đó
là chiêu thị. Đó là "các hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền tải thông điệp, thuyết
phục, khuyến khích và thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm, cũng như hiểu rõ hơn về
hoạt động của doanh nghiệp". Chiến lược chiêu thị sử dụng nhiều hoạt động khác nhau,
việc kết hợp giữa các hoạt động tạo nên hỗn hợp chiêu thị hay xúc tiến hỗn hợp, truyền
thông marketing.

Chiêu thị giúp truyền tải thông tin giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra khách
hàng, nó kích thích sự mong muốn mua hàng của khách hàng một cách tự nhiên, đồng
tời thúc đẩy hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu cũng
như ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp..

2.2.4.2 Quy trình tiến hành hoạt động chiêu thị

 Xác định người nhận tin

Người nhận thông tin chính là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, họ là khách

16
hàng mới hay khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng nhận thông
tin phù hợp với đặc điểm của họ, điều này có liên quan rất lớn đến việc chọn lựa hình
thức, nội dung, thông điệp, phương thức truyền đạt, .

 Xác định phản ứng của người nhận tin


Tạo ra hành vi mua hàng của người nhận tin là mục tiêu của hoạt động truyền thông. Vì
vậy, cần phải xác định trạng thái hiện tại của người nhận tin, hoạt động truyền thông đưa
họ vào trạng thái nào, nhằm đưa ra hoạt động truyền thông thích hợp để đưa ra hành vi mua
hàng của họ. Các trạng thái của người nhận tin tồn tại ở 3 mức độ: nhận thức, cảm thụ và
hành vi mua. Người truyền thông sẽ lựa chọn chiến lược thích hợp với mức độ trạng thái
phổ biến để có lợi nhất cho công ty
 Lựa chọn phương tiện truyền thông
Kênh truyền thông có thể là kênh trực tiếp hoặc kênh không trực tiếp, tuỳ theo đối tượng
khách hàng, đặc tính của từng kênh, công ty đưa ra lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.
 Lựa chọn và thiết kế thông điệp
Người truyền thông muốn truyền tải mọi thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ cho
khách hàng của họ, mà phải lựa chọn những điểm nổi bật cho chiến dịch truyền thông trên
cơ sở khách hàng mục tiêu của họ là ai. Việc lựa chọn và thiết kế thông điệp vô cùng quan
trọng, phải thể hiện đầy đủ về nội dung, bố cục và hình thức của thông điệp. Nội dung thông
điệp phải thể hiện được ý đồ của người truyền thông và hướng tới những chủ đề phù hợp
với đối tượng nhận tin. Cấu trúc thông điệp cần phải logic và phù hợp để gia tăng sự chú ý
và sức thuyết phục của thông điệp. Để tăng cường sự chú ý, thông điệp phải có sự sống
động, hấp dẫn, có kích thước và vị trí hợp lý,…
 Chọn lọc những thuộc tính của nguồn tin
Hiệu quả của truyền thông không chỉ phụ thuộc vào người tung tin, phương tiện hay
thông điệp truyền thông mà còn phụ thuộc vào năng lực của nguồn phát tin. Nguồn tin có
độ tin cậy cao sẽ tăng cường tính thuyết phục. Một nguồn tin thuyết phục phải hội tụ đủ 3
yếu tố: tính chuyên môn, tính đáng tin cậy và tính thuyết phục.
 Thu nhận thông tin phản hồi
Người làm marketing phải tiến hành nghiên cứu hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Thu thập thông tin phản hồi một cách đầy đủ, chính xác mới có thể đánh giá đúng mức hiệu
quả của hoạt động truyền thông. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp nhằm hướng tới mục
tiêu của hoạt động truyền thông và nâng cao hiệu quả của nó.

2.2.4.3 Các hoạt động hỗn hợp chiêu thị


Hỗn hợp chiêu thị là một phần quan trọng trong Marketing - Mix, bao gồm các hoạt
động nhằm thông báo, thuyết phục, khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm và quảng bá,
giao tế, bảo vệ thị phần. Các hoạt động chính trong hỗn hợp chiêu thị bao gồm:
 Quảng cáo (Advertising)
 Quảng cáo truyền hình

 Quảng cáo báo chí

17
 Quảng cáo trực tuyến
 Quảng cáo ngoài trời
 Quảng cáo trên mạng xã hội
 Khuyến mại (Sales Promotion)
 Giảm giá
 Tặng quà
 Mua 1 tặng 1
 Hoàn tiền
 Tích điểm đổi quà
 Quan hệ công chúng (Public Relations)
 Tổ chức sự kiện
 Gửi thông cáo báo chí
 Tài trợ cho các hoạt động xã hội
 Hợp tác với người nổi tiếng
 Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
 Tư vấn trực tiếp cho khách hàng
 Giới thiệu sản phẩm
 Giải đáp thắc mắc của khách hàng
 Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
 Gửi email marketing
 Gửi tin nhắn SMS
 Gửi thư trực tiếp
 Ngoài ra, còn có một số hoạt động hỗ trợ khác như:
 Xúc tiến bán hàng (Sales Promotion)

 Marketing nội dung (Content Marketing)


 Marketing tìm kiếm (Search Engine Marketing)
 Marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing)
 Việc lựa chọn các hoạt động hỗn hợp chiêu thị phù hợp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như:
 Loại sản phẩm/dịch vụ

 Thị trường mục tiêu


 Mục tiêu marketing

18
 Ngân sách
Để đạt hiệu quả cao nhất, các hoạt động trong hỗn hợp chiêu thị cần được phối hợp một
cách chặt chẽ và đồng bộ.
Kết luận chương 2
Dựa trên việc nghiên cứu và tìm hiểu các cơ sở lý luận về Marketing nhằm giúp hiểu biết
hơn về các vấn đề cơ bản của Marketing, tầm quan trọng của Marketing trong các doanh
nghiệp hiện nay, qua đó nhận thức thêm rằng Marketing là một thành phần vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc hình thành và phát triển của hoạt động
Marketing cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu.. Để hiểu rõ hơn về việc áp dụng lí thuyết
vào thực tế của Công ty cũng như đề xuất của cá nhân trong thời gian sắp tới em xin mời
Thầy/Cô cùng theo dõi các chương sau.

19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX
CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA

3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM


Năm 2022, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD (theo Mintel - 2022).
Theo báo cáo của Statista, tốc độ tăng trưởng cửa hàng mỹ phẩm trên toàn quốc tăng 40%,
từ 87 cửa hàng năm 2021 lên 124 cửa hàng vào năm 2022. Phần lớn cửa hàng tập trung ở
hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP.HCM. Thành phố. Đây là thị trường được các
chuyên gia đánh giá có nhiều triển vọng và tăng trưởng tốt. Theo VIRAC, thị trường mỹ
phẩm và chăm sóc cá nhân Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2023
với các yếu tố sau:
 Thu nhập người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 có xu hướng trở lại mức bình thường.
Chi tiêu cho mỹ phẩm dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới. Đây sẽ là tín hiệu vui cho
ngành mỹ phẩm Việt Nam
 Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã tạo nên làn sóng tiêu dùng mỹ phẩm
mới tại Việt Nam
Theo một khảo sát khác:
93% phụ nữ ở độ tuổi 25-32 sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên.
Họ mua mỹ phẩm chủ yếu thông qua ba kênh: cửa hàng có thương hiệu, chuỗi cửa hàng
chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp và các trang thương mại điện tử.
Số tiền trung bình phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm là 436.000 đồng/tháng...

Hình 3.1: Tần suất sử dụng mỹ phẩm theo độ tuổi


Nguồn: https://cleverads.vn/ (2023)

heo thống kê, chi phí trung bình một tháng sử dụng sản phẩm làm đẹp của từng độ tuổi:

20
- 25 -32 tuổi: 700.000 VNĐ
- 33-39 tuổi: 610.000 VNĐ
- 40 tuổi trở đi: 590.000 VNĐ
Như vậy, độ tuổi từ 25-32 là nhóm khách hàng tiềm năng nhất vì tần suất dùng sản phẩm
và chi tiêu dành cho chăm sóc sắc đẹp luôn đứng ở vị trí cao nhất.

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH STAGE ASIA


3.2.1 Giới thiệu về Công ty
 Tại Việt Nam:
- Tên công ty: Công Ty TNHH Sân Khấu Châu Á
- Văn phòng: 17 Phó Đức Chính, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- TEL: +84-28-3526-5024
- Người đại diện: ベトナム法⼈CEO 出⼝允博 Deguchi Nobuhiro
- Website: https://bijin-media.com/
 Tại Nhật Bản:
- Tên công ty: Stage Asia LLC.
- Văn phòng: 東京都千代田区三崎町2-4-1 TUG-Iビル 3F
- TEL: +81-3-3263-0219
- Người đại diện: ⽇本法⼈代表取締役井上英樹 Inoue Hideki
3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH STAGE ASIA là Công ty mỹ phẩm được thành lập vào tháng 12/2017 ,
Công ty phát triển rất nhanh . Trong hơn 2 năm tính tới tháng 11/ 2019 , STAGE ASIA đã
mở rộng được 4 điểm bán trên địa bàn TPHCM. Đây là một sự nỗ lực và cố gắng rất lớn
mà không phải chuỗi bán lẻ nào cũng có thể phát triển nhanh đến như vậy được. Tiếp đến
mới đây tính đến thời điểm này , ngày 24/5/2023, STAGE ASIA mở thêm được 5 điểm bán
mới tại Tỉnh Lâm Đồng, 3 điểm bán mới ở Đồng Nai, đánh dấu tiếp một bước phát triển
mới trong chiến lược bao phủ khắp Việt Nam của Công ty TNHH STAGE ASIA. Không
chỉ là một thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm lớn, Công ty TNHH STAGE ASIA còn cung
cấp các loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khoẻ và các sản phẩm máy hỗ trợ làm đẹp
khác.

Với sứ mệnh chăm sóc sắc đẹp sức khoẻ toàn diện cho người Việt Nam, STAGE ASIA
đã tạo ra những trải nghiệm mua sắm đảm bảo với các sản phẩm chính hãng và nhập khẩu
100% từ Nhật Bản. Không gian thiết kế hiện đại, sản phẩm được sắp xếp khoa học với các
thương hiệu nội địa Nhật như KITAO,BLINDMAKE, ATTENIR, SHISEIDO, ORBIS,
ALBION, PEONIN, DUPLAIR, QUALITY 1ST, FOM, AKAHA, SAKURAeve, C’BON,
MALISBIO, INUPEX, WHITE RUSH, HYAKKASO, WINNOW, HIJIRIKO,... nhằm
mang đến những trải nghiệm đa dạng cho các tín đồ chuộng các dòng mỹ phẩm làm đẹp nội
địa Nhật. Trong tương lai, Công ty đang nghiên cứu kinh doanh thêm các sản phẩm mỹ
phẩm làm đẹp nhập khẩu từ các quốc gia khác.

21
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing tại Công ty TNHH STAGE ASIA
Hình thức tổ chức marketing của Công ty TNHH STAGE ASIA là tổ chức theo chức
năng, theo đó những người thuộc các nhóm chức năng marketing, người có nhiệm vụ điều
phối toàn bộ hoạt động của công ty. Các nhân sự Marketing có thể làm việc trong lĩnh vực
quản lý hành chính Marketing, quảng cáo và khuyến mãi, tiếp thị, nghiên cứu Marketing,
phân phối sản phẩm vật chất.

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức phòng Marketing Công ty TNHH STAGE ASIA
Nguồn: Công ty TNHH STAGE ASIA (2023)

Ngay từ khi thành lập, Công ty đã xác định vai trò quan trọng của hoạt động Marketing
đối với hoạt động kinh doanh của mình. Bộ phận Marketing và bộ phận kinh doanh được
bố trí trong một phòng, nhằm hỗ trợ và thông tin cho nhau một cách tốt nhất. Hiện nay, bộ
phận Marketing có 11 thành viên, 1 trưởng phòng kinh doanh – Marketing và 10 nhân viên
với các hoạt động chủ yếu sau:
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, thông tin sản phẩm,... Phương pháp chủ yếu để thực
hiện công việc này là tiếp xúc trực tiếp với các nhà cung cấp mỹ phẩm chính hãng và khách
hàng tại đại lý. Bên cạnh đó, tìm hiểu thông tin qua internet, điện thoại,…
- Tìm hiểu sản phẩm cạnh tranh bằng thăm dò thông tin, tham quan các showroom
bán hàng.
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp: dựa trên kết quả nghiên cứu
thị trường, bộ phận Marketing xuất các chiến lược Marketing cho từng giai đoạn.
- Phối hợp với các bộ phận khác vì mục tiêu chung của Công ty.

22
Bộ phận Marketing trong công ty không chỉ có những am hiểu chuyên môn mà được
Công ty hỗ trợ đào tạo về kiến thức công việc cần thiết như: thiết kế sản phẩm, cataloge,
prosure, kiến thức về quy trình kỹ thuật trong sản xuất,... Tuy nhiên, công việc trong bộ
phận Marketing chưa được bố trí một cách hợp lý, một nhân viên Marketing vừa làm công
tác nghiên cứu thị trường, vừa phụ trách thiết kế sản phẩm, tư vấn sản phẩm cho khách hàng
hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh, do đó hiệu quả công việc của bộ phận được đánh giá chưa
cao.
3.2.4 Ý nghĩa logo và triết lý kinh doanh
- Logo : BIJIN Trong tiếng Việt từ ngày mang ý nghĩa là “mỹ nhân”. Được dùng
để miêu tả những người phụ nữ đẹp. Xinh đẹp, dễ thương trong tiếng Nhật
- Triết lý kinh doanh : Mang mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của Nhật Bản
đến với Việt Nam.

Hình 3.3: Logo của Công ty TNHH STAGE ASIA


Nguồn: https://bijin-media.com/ (2024)

3.2.5 Định hướng phát triển của Công ty TNHH STAGE ASIA
- Nhiệm vụ chính của Công ty TNHH STAGE ASIA là cung cấp các dòng mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng và dụng cụ hỗ trợ làm đẹp cho khách hàng
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật hiện hành về thuế, tài chính và
xuất nhập khẩu sản phẩm.
- Mục tiêu quan trọng nhất của Công ty đó chính là luôn hoàn thành, duy trì và
nâng cao chất lượng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp toàn diện đến tay khách hàng
- Trở thành nhà cung cấp các dòng sản phẩm nhập khẩu Nhật Bản từ bình dân đến
cao cấp
- Mở thêm các chi nhánh cửa hàng mới ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng, …

23
Chiến lược Marketing - Mix cho ngành mỹ phẩm và làm đẹp tại Việt Nam của Công
ty TNHH STAGE ASIA
 Phân tích thị trường:
 Xu hướng thị trường: Nhu cầu về các sản phẩm làm đẹp ngày càng cao, đặc biệt là
các sản phẩm thiên nhiên, organic, an toàn cho da.
 Đối thủ cạnh tranh: Xác định các đối thủ cạnh tranh chính, phân tích điểm
mạnh, điểm yếu của họ.
 Khách hàng mục tiêu: Xác định rõ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai, độ
tuổi, thu nhập, sở thích, nhu cầu làm đẹp của họ.
 Xác định sản phẩm:
 Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, an toàn cho da, hiệu quả
sử dụng cao.
 Đa dạng sản phẩm: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với các sản phẩm
dành cho từng loại da, từng vấn đề da khác nhau.
 Bao bì sản phẩm: Thiết kế bao bì đẹp mắt, sang trọng, thu hút sự chú ý của khách
hàng.
 Giá cả:
 Cạnh tranh: Cung cấp mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường.
 Chiết khấu và khuyến mãi: Thường xuyên áp dụng các chương trình chiết
khấu, khuyến mãi để thu hút khách hàng.
 Phân phối:
 Kênh phân phối: Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, bán hàng online trên
website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
 Hệ thống phân phối: Xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, đảm bảo sản phẩm
đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
 Xúc tiến thương mại:
 Quảng cáo: Quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền thông như TV, báo chí, mạng
xã hội.
 Tiếp thị influencer: Hợp tác với các influencer trong lĩnh vực làm đẹp để quảng bá
sản phẩm.
 Tổ chức các chương trình khuyến mãi: Tặng quà, voucher, miễn phí vận chuyển.
 Chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chu
đáo.
6. Xây dựng thương hiệu:
 Tạo dựng hình ảnh thương hiệu: Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chuyên
nghiệp, thân thiện.
 Giá trị cốt lõi: Truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu đến khách hàng.
 Câu chuyện thương hiệu: Kể cho khách hàng nghe câu chuyện về thương hiệu, về
nguồn gốc sản phẩm.
7. Đánh giá hiệu quả:
 Theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến lược Marketing: Theo dõi doanh số bán
hàng, lượt truy cập website, lượt tương tác trên mạng xã hội.

24
 Điều chỉnh chiến lược: Điều chỉnh chiến lược Marketing khi cần thiết để đạt hiệu
quả cao nhất

3.3 PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA

Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOT của Công ty


Tiêu chí Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Sản phẩm đa dạng từ - Số lượng cửa hàng trực
bình dân đến cao cấp tiếp còn hạn chế
- Phù hợp với cơ địa da - Đa phần sản phẩm được
người Châu Á bán qua các kênh phân
- Mỗi sản phẩm đều được phối và điểm bán nên
kiểm định và có tem, khó kiểm soát chất lượng
nhãn, bill đầy đủ và giá bán
- Tạo được niềm tin đối - Chưa thật sự đa dạng về
với của khách hàng và các dòng sản phẩm
có vị trí nhất định trong - Các chiến lược
tâm trí khách hàng Marketing chưa hiệu quả
- Giá sản phẩm có tính
cạnh tranh cao
Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO
- Hiện nay, mỹ - Thâm nhập vào thị - Phát triển cửa hàng trực
phẩm được mọi trường qua thương mại tiếp tại các thành phố có
người rất quan điện tử và mở rộng sang nhiều tiềm năng
tâm. việc mở cửa hàng kinh
- Nhu cầu sử dụng doanh.
mỹ phẩm của các - Giá cả là điểm mạnh
khách hàng khá trong việc cạnh tranh
lớn. với các đối thủ khác.
- Thu nhập của - Nguồn hàng, sản phẩm
khách hàng có đủ ổn định
khả năng để chi trả
cho nhu cầu về mỹ
phẩm
Thách thức (T) Chiến lược ST Chiến lược WT
- Có nhiều đối thủ - Quảng cáo cửa hàng - Có một đội ngũ nhân
cạnh tranh. dưới nhiều hình thức, viên thân thiện và hiểu rõ
- Hàng giả. giúp khách hàng làm về sản phẩm nhằm giải
- Sự hiểu biết về quen và tiếp cận với thích sản phẩm cho
chất lượng sản nhiều sản phẩm. khách hàng và có hiệu
phẩm của khách quả tạo nên lợi thế cạnh
hàng còn ít tranh cho Công ty

25
3.4 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA
Để phát triển được một hệ thống thương hiệu bán lẻ, doanh nghiệp nào cũng cần có chiến
lược Marketing phù hợp. Với STAGE ASIA, chiến lược Marketing - Mix được thể hiện qua
4 tiêu chí: sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị. Công ty hiện kinh doanh ngành hàng mỹ
phẩm nhập khẩu 100% từ Nhật Bản với đa dạng phân khúc khách hàng.
3.4.1 Chiến lược sản phẩm
STAGE ASIA cung cấp các sản phẩm chính hãng và nhập khẩu 100% từ Nhật Bản. Số
lượng sản phẩm lớn với sự đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về
chăm sóc – làm đẹp của khách hàng.
Các thương hiệu được STAGE ASIA phân phối chính hãng: KITAO, BLINDMAKE,
ATTENIR, SHISEIDO, ORBIS, ALBION, PEONIN, DUPLAIR, QUALITY 1ST, FOM,
AKAHA, SAKURAeve, C’BON, MALISBIO, INUPEX, WHITE RUSH, HYAKKASO,
WINNOW, HIJIRIKO, ... nhằm mang đến những trải nghiệm đa dạng cho các tín đồ chuộng
các dòng mỹ phẩm làm đẹp nội địa Nhật.
Ngoài các mặt hàng mỹ phẩm luôn đa dạng, STAGE ASIA còn có các loại thực phẩm
chức năng và dụng cụ hỗ trợ làm đẹp nhập khẩu từ Nhật.
Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng thì STAGE ASIA đã phân chia các sản phẩm và lựa
chọn theo danh mục rõ ràng như sau:
 Sức khỏe - Làm đẹp:
Trang điểm (Son, tẩy trang, trang điểm mắt và mặt, dụng cụ trang điểm)
- Chăm sóc da mặt (Xịt khoáng, nước hoa hồng, lotion, serum, tinh chất dưỡng da, bộ
sản phẩm chăm sóc da, kem chống nắng cho mặt, phụ kiện chăm sóc da, sữa rửa mặt,
mặt nạ tẩy tế bào chết)
- Chăm sóc cơ thể (Kem chống nắng, sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng ẩm, nước rửa tay,
sản phẩm tẩy lông, tẩy tế bào chết toàn thân, chăm sóc răng miệng, làm trắng toàn thân,
dung dịch làm sạch, khử mùi cơ thể, ngăn ngừa và giảm rạn da)
- Chăm sóc mắt (Giảm đốm nâu - bọng mắt, chống lão hóa vùng mắt)
- Chăm sóc em bé (kem chống nắng, sữa tắm, dưỡng da)
- Chăm sóc tóc (dầu gội, dầu xả - xả, nhuộm - duỗi - uốn tóc)

26
Hình 3.4: Các sản phẩm của STAGE ASIA
Nguồn: https://bijin-media.com/ (2024)

 Thực phẩm chức năng


Hàng hóa luôn được cập nhật những sản phẩm mới nhất từ các thương hiệu uy tín để
phục vụ đa dạng hoá phân khúc khách hàng khác nhau
STAGE ASIA thu hút khách hàng bởi vì do đầu tiên là các cửa hàng STAGE ASIA kinh
doanh trên 1.000 loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của hơn 50 thương hiệu của những
hãng uy tín như SHISEIDO, ALBION, DUPLAIR, QUALITY 1ST, SAKURAeve,
C’BON, INUPEX, HYAKKASO, WINNOW, HIJIRIKO... Thứ hai là STAGE với kinh
nghiệm 7 năm kinh doanh tại Nhật, làm việc trực tiếp với nhà sản xuất nên có được những
sản phẩm chất lượng cao mà giá hợp lý. Bên cạnh đó, nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng
đang ngày càng tăng.
3.4.2 Chiến lược giá
STAGE ASIA sử dụng chính sách giá: Giá của doanh nghiệp đứng đầu thị trường. Đối
tượng khách hàng chính mà STAGE ASIA hướng tới là những người có thu nhập trung
bình – chủ yếu là sinh viên, nhân viên văn phòng và các bà nội trợ. Chiến lược giá do đó

27
cũng hướng tới nhóm khách hàng này bằng cách bán với giá thấp trên thị trường. Nếu so
sánh giá bán của các loại mỹ phẩm cùng loại thì STAGE ASIA thường có giá thấp hơn so
với các đối thủ cạnh tranh. Vì đã kinh doanh mỹ phẩm tại Nhật Bản hơn 7 năm nên STAGE
ASIA có lợi thế về giá tốt hơn nhiều so với các đối thủ.
Thương trường là chiến trường, được thành lập chưa lâu, chiến lược giá này giúp STAGE
ASIA trụ vững trên chiến trường mang tên “Hệ thống bán lẻ mỹ phẩm nội địa Nhật” đang
rất cạnh tranh hiện nay. STAGE ASIA được nhiều người biết đến với phương châm bán
hàng thật 100% với nhãn mác, đầy đủ chứng từ và đúng giá.
Bên cạnh những tiêu chí Marketing nêu trên, để có được thành công như ngày hôm nay
còn phải kể đến các yếu tố khác như đội ngũ nhân viên, và cách xử lý tốt.
Ngoài ra STAGE luôn có các chương trình tri ân khách hàng để khác được mua sản phẩm
với giá ưu đãi nhất.
Bên cạnh ưu đãi trực tiếp tại cửa hàng, STAGE ASIA còn ưu đãi về mặt online, khách
hàng sẽ được miễn phí ship với hóa đơn trên 300k. Đây cũng coi như là một trong những
ưu đãi mà khách hàng đánh giá cao hiện nay.
Tại STAGE ASIA, giá trị mà khách hàng nhận được là “Giá trị là sự thỏa mãn nhu cầu
và mong muốn của khách hàng với mức giá thấp nhất có thể để có thể mua, sở hữu và sử
dụng các sản phẩm mỹ phẩm”.
Vì vậy, ở góc độ khách hàng, khi mua sản phẩm mỹ phẩm từ STAGE ASIA, họ quan
tâm đến mức giá mình sẽ trả tương ứng với giá trị mà họ nhận được. Công ty băn khoăn
liệu có lãi với giá bán như vậy hay không. Quan điểm chiến lược Marketing – Mix tập
trung vào sự hài lòng của khách hàng, làm sao để mức giá được khách hàng chấp nhận mà
vẫn có lãi, thậm chí lợi nhuận càng cao càng tốt. Giá trị của một sản phẩm tại STAGE
ASIA chính là sự đánh giá của khách hàng về khả năng đáp ứng nhu cầu làm đẹp của mình.
STAGE ASIA cho khách hàng thấy rằng giá trị là những gì khách hàng cảm nhận về sản
phẩm của công ty. Hãy thể hiện sự hài lòng của bạn khi khách hàng sử dụng một sản phẩm
nào đó của công ty.
3.4.3 Chiến lược phân phối
Công ty TNHH STAGE ASIA đã lựa chọn kênh phân phối trực tiếp thông qua việc bán
trực mỹ phẩm trực tiếp tại điểm bán hoặc qua cách kênh online.
Các điểm bán và đại lý được lựa chọn bán sản phẩm ở các vị trí thuận lợi, dân cư đông
đúc, những khu dân cư tập trung lượng khách hàng tiềm năng mà công ty hướng tới đánh
dấu bước phát triển trong chiến lược bao phủ thành phố của doanh nghiệp. Không chỉ là
một thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm lớn, STAGE ASIA còn cung cấp các dịch vụ tư vấn
chăm sóc sắc đẹp chuyên sâu với công nghệ hiện đại.
Mặt bằng ở các cửa hàng, điểm bán của công ty tương đối rộng rãi, đảm bảo trải nghiệm
của khách hàng đến cửa hàng.
Bên cạnh các cửa hàng lớn, công ty còn xây dựng hệ thống cửa hàng online tại website
https://bijin-media.com/. Với website bán hàng đồng bộ về thông tin sản phẩm cũng như dễ
28
dàng trong thao tác tìm kiếm, xem thông tin, bình luận của các khách hàng cũ về đa dạng
mỹ phẩm, STAGE ASIA còn có dịch vụ giao hàng dưới 120 phút cho khách hàng trong khu
vực nội thành Hồ Chí Minh.

Bảng 3.2: Các cửa hàng, đại lý của Công ty TNHH STAGE ASIA ở Tp.HCM

Quận Tên cửa hàng, đại lý Địa chỉ

1 CH Hachi Hachi CMT8 81 Cách Mạng Tháng 8

7 CH Hachi Hachi PMH 1030 Nguyễn Văn Linh

YENSPA 41 đường số 79, P. Tân Qui

Huong ngo 110,Đường số 4

3 CH Hachi Hachi Pasteur 224A Pasteur

HASISI 664/21 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3

9 CH Hachi Đỗ Xuân Hợp 537A Đỗ Xuân Hợp

Minh Quan shop 250 Man Thiện, Phường Tăng Nhơn PhúA

12 CH Hachi Quang Trung 145C Đường Nguyễn Ảnh Thủ, Phường


Hiệp Thành

Gò Vấp CH Hachi Quang Trung 22-24 Quang Trung

Phú Nhuận Salon Tóc Đẹp 119 Lê Văn Lương, Phước Kiển

Nguồn: Công ty TNHH STAGE ASIA, lưu hành nội bộ (2023)

3.4.4 Chiến lược chiêu thị


Các chương trình giảm giá thường xuyên được tìm kiếm và đưa ra nhằm khuyến khích
khách hàng mua hàng. Các chương trình này nhằm mục đích giúp sản phẩm bán được nhanh
hơn, tránh tình trạng tồn kho hoặc hàng sắp hết hạn sử dụng. Trong những ngày khai trương
chi nhánh, cửa hàng mới của công ty, nhiều khách hàng đã phải dậy sớm xếp hàng chờ đến
ngày khai trương chính thức để tìm kiếm quà tặng, sản phẩm với giá thấp nhất, ưu đãi.
STAGE ASIA luôn sẵn sàng tận tâm cung cấp cho khách hàng những thông tin về mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm, dụng cụ hỗ trợ làm đẹp. Giúp họ tìm được

29
sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của mình đồng thời tiết kiệm thời gian và công
sức cho khách hàng khi mua sắm.
Đội ngũ nhân viên ở đây còn nhiệt tình cung cấp kiến thức, lợi ích kinh tế và tạo nhận
thức về mỹ phẩm cho khách hàng. Từ đó, không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm hay tiêu
dùng sản phẩm nhiều hơn mà còn giúp người tiêu dùng thông minh hơn và đưa ra quyết
định đúng đắn khi mua các sản phẩm mỹ phẩm từ STAGE ASIA.
Trong điều kiện cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng không ngừng thay đổi, hoạt động khuyến
mãi trở nên cần thiết và khó khăn hơn. Việc quảng bá hiệu quả của công ty sẽ làm thay
đổi cơ cấu tiêu dùng và tạo điều kiện cần thiết để mở ra những nhu cầu mới cho khách hàng.
Điều này sẽ làm thay đổi vị trí và hình dạng đường cầu của khách hàng theo hướng có lợi
cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Marketing giúp STAGE ASIA củng cố, xây dựng và
phổ biến hình ảnh các sản phẩm mỹ phẩm và của STAGE ASIA nói riêng. Trên cơ sở xử
lý thông tin khách hàng, công ty còn thực hiện các hoạt động nhằm đẩy nhanh và tăng
doanh số bán sản phẩm, từ đó giúp củng cố và tạo uy tín cho sự phát triển của công ty trên
thị trường.
 Chương trình Hội viên BIJIN

Hình 3.5: Chương trình hội viên Bijin


Nguồn: https://bijin-media.com/ (2023)

Chi tiết Chương trình Hội viên BIJIN mời quý khách hàng tham khảo dưới đây!
Khuyến mãi Đại dịch Covid - 19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, vì thế hầu
hết mọi người đều hạn chế chi tiêu của mình. Cho nên việc giảm giá và khuyến mãi sẽ khiến
khách hàng quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu và khách hàng có xu hướng mua nhiều
sản phẩm hơn vào thời điểm giảm giá.
Tuy nhiên, các khuyến mãi cũng nên diễn ra hợp lí, các chương trình khuyến mãi của
công ty diễn ra khá nhiều bao gồm lớn, nhỏ. Nên hạn chế các chương trình khuyến mãi ngắn
hạn và kém hấp dẫn, nên tập trung vào một vài chương trình khuyến mãi hấp dẫn và thu hút

30
hơn, bởi khuyến mãi quá thường xuyên cũng tác động đến tâm lý của khách hàng và nghi
ngờ uy tính của thương hiệu.Nên có hệ thống mua hàng tích điểm, mỗi khi khách hàng khi
mua hàng, họ sẽ nhận được một số điểm dựa trên tổng hóa đơn của họ. Nhân viên có thể
lưu lại số điện thoạicủa khách hàng để tích điểm và nếu công ty tạo ứng dụng mua sắm trên
di động và cho phép khách hàng tích điểm mỗi khi mua sắm trên ứng dụng hoặc mua sắm
tại showroom thì sẽ giữ chân được khách hàng và họ sẽ quay lại vào những lần tiếp theo để
được tích nhiều điểm và đổi điểm thành quà tặng hoặc phiếu mua hàng
Tóm tắt chương 3
Chương 3 giới thiệu Công ty TNHH STAGE ASIA về quá trình hình thành và phát triển,
thị trường mục tiêu, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như phân tích sơ lược về thị
trường mỹ phẩm trong ngoài nước và cụ thể là khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó tập
trung chủ yếu tìm hiểu về chiến lược Marketing – Mix của Công ty TNHH STAGE ASIA
trong vấn đề xây dựng chiến lược Marketing. Cụ thể là chiến lược Markerting - Mix được
phân tích ở đây là chiến lược 4P. Thông qua đó cũng nhận biết được những ưu điểm và
phần thiếu sót của công ty trong việc hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix. Chương tiếp
theo là Chương trình bày về những giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện chiến lược
Marketing – Mix trong tương lai.

31
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX CHO MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE
ASIA

4.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN MARKETING
Hiện nay, ngoài công việc chuyên môn, nhân viên Marketing còn hỗ trợ bộ phận kinh
doanh trong tư vấn sản phẩm cho khách hàng, thiết kế sản phẩm, công việc chưa được phân
chia một cách rõ ràng, do đó, công việc đầu tiên phải tổ chức lại bộ phận marketing, phân
chia công việc một cách rõ ràng và bổ sung nhân lực cho bộ phận này.
Ngoài ra, Công ty cần có chính sách đãi ngộ phù hợp để nhân viên có được sự chủ động,
tự do sáng tạo hơn trong công việc. Một vấn đề khác đó là, những quyết định cuối cùng đều
do Giám đốc lựa chọn, đôi khi không khuyến khích được sự đóng góp ý kiến của nhân viên
trong bộ phận Marketing, không phát huy được sự sáng tạo của họ. Do đó, Giám đốc cần
tạo môi trường làm việc khuyến khích nhân viên làm việc một cách hiệu quả

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƯỢC MARKEING – MIX CHO MỸ


PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH STAGE ASIA

4.2.1 Chiến lược sản phẩm:


 Quyết định sản phẩm rất quan trọng, là cơ sở ban đầu cho các quyết định Marketing
khác. Công ty có thể tiếp tục phát huy thế mạnh về chất lượng sản phẩm, song cần
có những điều chỉnh hợp lý:
 Phân loại các dòng sản phẩm phải có sự khác biệt rõ ràng hơn, mỗi dòng sản phẩm
phải hướng đến khách hàng mục tiêu cụ thể.
 Đối với dịch vụ trước và sau bán hàng: Cần chủ động hơn nữa trong việc tư vấn
thông tin sản phẩm cho khách hàng cũng như hỗ trợ sau bán hàng, cần tạo sự liên
lạc thường xuyên với khách hàng, đây không chỉ tạo cho khách hàng cảm nhận được
quan tâm mà là cơ hội công ty tìm hiểu nhu cầu và phát triển sản phẩm của mình
4.2.2 Chiến lược giá:
 Chiến lược giá là chiến lược được đánh giá là thành công nhất của Công ty, giá của
các sản phẩm cũng đảm bảo bù đắp chi phí, đảm bảo có lợi nhuận và giúp công ty
có ưu thế cạnh tranh. Công ty cũng cần duy trì và phát huy mục tiêu chất lượng đi
kèm với giá sản phẩm.
 Đối với chiến lược giá, Công ty có thể đa dạng hơn sản phẩm bán lẻ, có thể giá cao
hơn bán trọn gói, song tạo ra sự đa dạng cho khách hàng có thể lựa chọn. Các chương
trình khuyến mãi mới chỉ áp dụng cho khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp có thể mở
rộng đối với khách hàng doanh nghiệp.

32
4.2.3 Chiến lược phân phối:
Hiện nay, Công ty đã sử dụng khá nhiều kênh phân phối khác nhau, tuy nhiên chưa có
kênh nào đạt hiệu quả tối đa. Điều này là do, Công ty chưa có sự đánh giá hiệu quả của các
kênh phân phối, để lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Do đó, Công ty cần:
 Thực hiện việc đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối, để có sự điều chỉnh hợp
lý, tận dụng tối đa hiệu quả mà các kênh phân phối mang lại. Lựa chọn kênh phân
phối chiến lược và nâng cao hiệu quả của các kênh phân phối bổ sung.
4.2.4 Chiến lược chiêu thị:
 Thực hiện nhiều hoạt động trong chiến lược chiêu thị, Công ty cũng đạt được những
hiệu quả nhất định. Song, để tăng cường và phát huy vai trò của các hoạt động này
hơn nữa, Công ty cũng cần hoàn thiện và đổi mới các hoạt động này:
 Đối với quảng cáo trực tuyến: Việc thế kế website phải chuyên nghiệp, giúp thu hút
khách hàng: giao diện đẹp, bắt mắt, thông tin phải đầy đủ, có khả năng tương tác
trực tiếp với khách hàng. Việc thực hiện quảng bá có thể mở rộng ra các website rao
vặt, thương mại điện tử khác. Đào tạo kỹ năng bán hàng qua điện thoại cho nhân
viên cũng là yếu tố tạo nên hiệu quả của hoạt động quảng cáo này.
 Các chương trình khuyến mãi cần tạo được điểm nhấn để thu hút khách hàng, mỗi
chương trình quảng cáo chỉ triển khai một hoạt động cụ thể, đó có thể là tặng phẩm
hay giảm giá, việc thực hiện đồng thời nhiều hoạt động cùng lúc gây sao nhãng đối
với khách hàng.
 Khuyến mãi thường mang lại kết quả tức thời, xong việc thực hiện các chương trình
khuyến mãi cần phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn và có sự
thay đổi phù hợp với từng giai đoạn thị trường, chứ không phải là đối phó bị động.
 Khuyến mãi không chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng mới mà phải tạo được
mối quan hệ với khách hàng đã có, do đó cần thiết lập các chương trình cho khác
hàng thân thiết.
 Nên có các ngày để tri ân khách hàng, thể hiện sự trân trọng khi khách hàng đã đồng
hành cùng với thương hiệu, chẳng hạn như ngày hội thành viên, ngày sinh nhật của
khách hàng thì họ sẽ nhận được các ưu đãi
 Có thể tổ chức các quầy tư vấn nhỏ để tư vấn trực tiếp cho các sản phầm bên nhãn
hiệu tại các trường đại học hay các khu vực trung tâm để thu hút được sự chú ý. Giải
đáp các thắc mắc và công dụng, tặng kèm sản phẩm dùng thử để khách hàng có cơ
hội trãi nghiệm về sản phẩm.

33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN


Hiện nay, nền kinh tế sau đại dịch Covid – 19 đang dần được phục hồi và trên đà
tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường mỹ phẩm là một thị trường có sự cạnh tranh vô cùng gay
gắt, không những ở các mặt hàng ngoại nhập mà còn thị phần mỹ phẩm nội địa đang dần
được cải thiện nhờ có sự tin tưởng của người dân. Thị trường sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
ngày càng có nhiều cạnh tranh do Việt Nam ta là một nước có thị phần ngành hàng mỹ
phẩm rất tiềm năng. Công ty TNHH STAGE ASIA đã thành công ở thị trường Nhật Bản và
có một vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam nhưng chưa thật sự rộng rãi.
Qua những phân tích chiến lược Marketing - Mix ta đã thấy được những điểm nổi
bật của Công ty TNHH STAGE ASIA cũng như những điều còn hạn chế trong chiến lược
Marketing cho doanh nghiệp. Từ đó, lên kế hoạch và nghiên cứu đưa ra những chiến lược
phù hợp hơn cũng như những kiến nghị để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Các hoạt động Marketing được nghiên cứu, phân tích và lên kế hoạch kỹ càng. Mặc
dù vẫn còn những mặt hạn chế nhưng trước mắt cũng gặt hái được những thành công nhất
định mang đến những trải nghiệm thú vị và đặc biệt có được sự tin tưởng của khách hàng.
Công ty đã vận dụng hiệu quả các chiến lược Marketing - Mix để xây dựng và phát triển
thương hiệu của công ty. Là một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hỗ trợ làm đẹp.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Kiến nghị đối với công ty


Với thị trường cạnh tranh hiện nay, công ty cần đề ra nhiều chính sách mới để gia
tăng lợi ích cho khách hàng. Giá cả chiết khấu và lợi ích cần điều chỉnh theo từng bậc hạng
khách hàng khác nhau. Tích hợp thêm công nghệ thông tin vào quy trình tư vấn cũng nhằm
tạo điều kiện thoải mái và thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm..
Nghiên cứu trau dồi thêm về các cơ sở dữ liệu khách hàng. Từ đó nghiên cứu và đưa
ra các liệu trình chăm sóc da cho khách hàng cá nhân. Từ đó, ngày càng mở rộng được thị
phần.

5.2.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khác


Về việc mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp hơn nữa như các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ hay sản phẩm tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các workshop, hội
thảo với mức giá rẻ hơn hơn và thuận lợi hơn cho việc trang trí, quảng cáo thương hiệu một
cách tỉ mỉ và chỉn chu hơn
Công ty cũng nên tạo điều kiện cho đội ngũ marketing có thể sáng tạo các chương
trình mới hơn, cũng như mức kinh phí tổ chức cao hơn để nhân viên có thể tự do sáng tạo
mà không suy nghĩ quá nhiều về khoản kinh phí đã được phê duyệt. Đề cử một số nhân viên

34
ưu tú đi học hỏi giao lưu ở nước ngoài để mang làn gió mới, kinh nghiệm mới về phát triển
công ty.

5.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước


Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dưới tác động đại dịch Covid-19, sau đại dịch
công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì kinh tế chưa thật sự hồi
phục. Chính vì vậy, xin kiến nghị với chính phủ hỗ trợ thêm với các doanh nghiệp không
phải kinh doanh nhu yếu phẩm.
Thiết lập các chính sách đơn giản hoá và giảm thiểu rủi ro pháp lý đối với các doanh
nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu
Đơn giản hoá thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá mỹ phẩm

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Sách và giáo trình
- Philip Kotler (2009) Marketing căn bản, NXB Lao Động - Xã Hội, Nhà sách Cá
Chép.
- Ngô Thị Thu và tập thể tác giả (2011), Giáo trình Marketing căn bản, Trường Đại
học Tài Chính – Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngô Thị Thu và tập thể tác giả (2017), Giáo trình Quản trị Marketing, Trường
Đại học Tài Chính – Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Th.S Đinh Tiên Minh và tập thể tác giả (2012), Giáo trình Marketing căn bản,
NXB Lao Động, Trường Đại học Kỹ Thuật và Công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Văn bản, tài liệu của doanh nghiệp thực tập
- Phòng Marketing, Công ty TNHH STAGE ASIA (2023), kế hoạch, ý tưởng dự
kiến, lưu hành nội bộ
- Phòng Marketing, Công ty TNHH STAGE ASIA (2023), danh mục sản phẩm,
lưu hành nội bộ
- Phòng nhân sự, Công ty TNHH STAGE ASIA (2023), sơ đồ phòng ban, lưu hành
nội bộ
 Tài liệu từ nguồn Internet
- Trịnh Thu Hương (2023), Tổng quan thị trường mỹ phẩm Việt Nam – tiềm năng
& thách thức, Misa Amis. https://amis.misa.vn/85271/thi-truong-my-pham-viet-nam/
- Nhóm nghiên cứu (2022), Các hãng mỹ phầm Nhật tốt nhất tại Việt Nam?, Tokyo
Life. https://tokyolife.vn/blog/hatomugi/cac-hang-my-pham-nhat-ban-tai-viet-nam
- Nhóm nghiên cứu (2023), Chiến lược marketing mỹ phẩm giúp nâng tầm vị thế
doanh nghiệp, Gosell. https://www.gosell.vn/blog/chien-luoc-marketing-my-pham/
- Nhóm phóng viên (2023), Thị phần mỹ phẩm Việt trị giá tỷ USD, VnEconomy.
https://vneconomy.vn/thi-phan-my-pham-viet-tri-gia-ty-usd.htm
- Lê Hoàng (2023), Việt Nam quản lý mỹ phẩm nhập khẩu như thế nào khi đứng
đầu ASEAN về “nhập siêu”?, VOV. https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-quan-ly-my-pham-
nhap-khau-nhu-the-nao-khi-dung-dau-asean-ve-nhap-sieu-post1027430.vov
- Nhóm phóng viên VnExpress (2023), Kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu – thị
trường tỷ đô, maybanhang.net. https://maybanhang.net/2017/03/kinh-doanh-pham-
nhap-khau-thi-truong-ty/
- Vivian (2022), Thuế nhập khẩu mỹ phẩm từ Nhật Bản, hphoancau.
https://hptoancau.com/thue-nhap-khau-my-pham-tu-nhat-ban/
- Geyser, W. (2021). What is Influencer Marketing: An in Depth Look at
Marketing’s Next Big Thing. https://influencermarketinghub.com/what-is-
influencer-marketing/

a
PHỤ LỤC

1. Quy định về kinh doanh mỹ phẩm theo luật pháp Việt Nam
Căn cứ Theo Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định
về Quản lý mỹ phẩm:
- Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những
bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân,
môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính
là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo
vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
- Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má
hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel
vuốt tóc, gôm xịt tóc, …), nước hoa. Mỹ phẩm là sản phẩm chỉ dùng ngoài da (để
bôi).
- Phân loại sản phẩm mỹ phẩm:
Cũng theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm được phân thành 21 nhóm như sau:
(1) Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân,…)
(2) Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm là bong da nguồn gốc hóa học)
(3) Chất phủ màu (long, nhão, bột)
(4) Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh ..
(5) Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,
(6) Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,..
(7) Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel ,..)
(8) Sản phẩm tẩy lông
(9) Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
(10) Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
(11) Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng ..)
(12) Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
(13) Sản phẩm dùng cho môi
(14) Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
(15) Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, chân
(16) Sản phẩm dùng để vệ dinh cơ quan dinh dục ngoài
(17) Sản phẩm chống nắng
(18) Sản phầm làm sạm da mà không cần tắm nắng

b
(19) Sản phẩm làm trắng da
(20) Sản phẩm chống nhăn da
(21) Các dạng khác
Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải
sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi
hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược
lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc
với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong,
…) thì không được phân loại là mỹ phẩm.

2. Các cơ sở lý thuyết về chiến lược Marketing - Mix


 Quyết định nhãn hiệu sản phẩm

Hình minh hoạ quyết định tên nhãn hiệu cho sản phẩm
Nguồn: Website https://brandinfo.biz/ (2023)

 Chu kỳ sống của sản phẩm


 Khái niệm Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ dùng để mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ
kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường.
Chu kỳ sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng
loại, thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm.
Sự tồn tại chu kỳ sống của sản phẩm là hiển nhiên, hy vọng về sự tồn tại lâu dài với
doanh số cao đối với một sản phẩm, chủng loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm là chính
đáng. Nhưng hy vọng đó chỉ đạt được khi doanh nghiệp biết được sự diễn biến của chu kỳ
sống, đặc điểm của nó, đồng thời có những điều chỉnh chiến lược Marketing thích hợp

c
 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Đối với từng sản phẩm, nhóm chủng loại hoặc nhãn hiệu sản phẩm có thể có số lượng và
độ dài từng giai đoạn khác nhau. Nhưng dạng khái quát về mặt lý thuyết thì chu kỳ sống
sản phẩm có bốn giai đoạn. Đó là: giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường; giai đoạn phát
triển; giai đoạn chín muồi và giai đoạn suy thoái.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường (giai đoạn giới thiệu)
Đây là giai đoạn mở đầu của việc đưa sản phẩm ra bán chính thức trên thị trường.
Bởi vậy nó đòi hỏi phải có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Mặc dù vậy
mức tiêu thụ trong giai đoạn này thường tăng chậm chạp vì các lý do sau:
- Doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất;
- Doanh nghiệp còn phải gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật
- Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả
- Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây;
- Khả năng mua sắm còn hạn chế
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít, mặc dù giá bán
thường được quy định cao. Hướng chiến lược của hoạt động Marketing trong giai đoạn
này là:
- Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua nhất.
- Động viên khuyến khích các trung gian Marketing
- Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán
- Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, trên thị trường xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi nhuận trong giai đoạn này tăng. Để khai thác và kéo dài
tối đa cơ hội này, doanh nghiệp có thể thực hiện các tư tưởng chiến lược sau:
- Giữ nguyên mức giá hoặc giảm chút để thu hút khách hàng
- Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ
- Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cho nó tính chất mới, sản xuất những mẫu mã mới
- Xâm nhập vào những phần thị trường mới
- Sử dụng kênh phân phối mới
- Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích thích khách hàng.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn bão hòa (chín muồi)

d
Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào
giai đoạn chín muồi. Về thời gian, giai đoạn này thường dài hơn các giai đoạn trước và
đặt ra những nhiệm vụ phức tạp trong lĩnh vực quản trị Marketing
Sản phẩm tiêu thụ chậm cũng có nghĩa là chúng tràn đầy trên các kênh lưu thông, điều
đó hàm chứa một cuộc cạnh tranh gay gắt. Để cạnh tranh, các đối thủ dùng nhiều thuật ngữ
khác nhau như: Bán hạ giá, bán theo giá thấp hơn giá niêm yết chính thức, tâng quảng cáo,
kích thích các trung gian thương mại, tăng cường chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu,
thiết kế, thử nghiệm nhằm tạo ra các mẫu mã hàng mới... tình hình đó dẫn đến sự giảm sút
của lợi nhuận. Để sản phẩm tiếp tục tồn tại trên thị trường, các nhà quản trị Marketing có
thể có các phương án lựa chọn sau:
- Cải biến thị trường, tức là tìm thị trường mới cho sản phẩm
- Cải biến sản phẩm, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của sản phẩm
- Cải biến các công cụ Marketing Mix
- Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi mức tiêu thụ các sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm
giảm sút. Việc giảm sút có thể diễn ra nhanh chóng, chậm chạp, thậm chí đến số không.
Cũng có sản phẩm mức tiêu thụ chúng giảm xuống thấp rồi dừng lại ở đó trong nhiều năm.
Mức tiêu thụ giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thành tựu về công nghệ làm
xuất hiện sản phẩm mới thay thế, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh gay gắt
từ các đối thủ trong và ngoài nước.
Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số doanh nghiệp có thể rút
khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ bỏ phần thị
trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả nhất, cắt giảm chi phí khuyến khích và hạ
giá nhiều hơn. Nhưng việc giữ lại những sản phẩm đã suy thoái có thể gây nhiều khó khăn
cho doanh nghiệp, thậm chí làm giảm uy tín cho toàn doanh nghiệp vì những sản phẩm đó.
Vì vậy, để hạn chế bớt ảnh hưởng xấu của hiện tượng này doanh nghiệp cần quan tâm các
khía cạnh sau:
- Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái
- Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ hay thải
loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Việc lưu giữ mặt hàng đôi khi
cũng đem lại mối lợi lớn cho doanh nghiệp, nếu như các đối thủ cạnh tranh rút lui khỏi việc
kinh doanh mặt hàng đó nhiều.

e
Hình ảnh minh hoạ lý thuyết về chiến lược định giá dựa trên chi phí
Nguồn: https://bizfly.vn/techblog/dinh-gia-san-pham.html, (2023)

Hình minh hoạ cấu trúc kênh phân phối


Nguồn: https://gobranding.com.vn/ (2023)

f
Bảng: So sánh các chiến lược phân phối
Phân phối độc quyền Phân phối chọn lọc Phân phối rộng rãi
Số lượng Một trung gian tại mỗi Số lượng trung gian Số lượng trung gian
trung gian khu vực thị trường hạn chế (Số lượng không hạn chế
trung gian ít hơn số
người sẵn sàng bán).
Số lượng Sử dụng một địa điểm Sử dụng hạn chế địa Các nhiều các điểm
điểm tiêu trong khu vực để bán điểm tiêu thị trong bán hàng trong khu
thụ hoặc lắp đặt sản phẩm khu vực đã định trước vực càng tốt vì khách
hàng cần nhiều điểm
bán hàng thuận tiện.
Yêu cầu Nhà trung gian cần có Nhà sản xuất sẽ loại Nhà sản xuất sẽ mất
của nhà kiến thức và năng động. bỏ những trung gian quyền kiểm soát về
sản xuất Nhà trung gian không phân phối có tình sự sắp xếp, trưng bày,
đối với bán sản phẩm của đối hình tài chính không dịch vụ lèm theo và
trung gian thủ cạnh tranh tốt hoặc lượng đặt giá cả sản phẩm.
hàng quá ít.
Ưu điểm Nâng cao ấn tượng sản Không tốn tiền chi Tạo cơ hội tăng thị
phẩm và có lãi cao hơn phí để bao quát toàn phần và tăng doanh
bộ địa điểm tiêu thụ. thu cho doanh
nghiệp.
Áp dụng Sản phẩm kỹ thuật cao Hàng có giá trị cao Hàng tiêu dùng hàng
(xe hơi, thép,…), hàng (hàng kim khí điện ngày ( gạo, dầu, xà
máy, thời trang,…) bông,…)
xa xỉ phẩm (kim cương,

 Lợi ích của việc xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả

Hình minh hoạ chiến lược phân phối hiệu quả


Nguồn: https://amis.misa.vn/, (2023)

g
Xây dựng thành công chiến lược phân phối sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được
các lợi thế sau:
 Tiết kiệm chi phí:
Các doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định chi phí như giảm bớt các kênh trung
gian kém hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu kho,… Ngoài ra, các kênh trung gian
chất lượng cũng sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp sản xuất.
 Tăng hiệu quả các chiến dịch Marketing:
Các doanh nghiệp có thể liên kết lẫn nhau và thực hiện chiến dịch quảng cáo chung một
cách dễ dàng, đặc biệt với sự có mặt của kênh trung gian. Việc này sẽ dễ dàng thu hút khách
hàng hơn, chi phí quảng cáo sẽ được chia đều.
 Mở rộng thị trường:
Sử dụng chiến lược phân phối hiệu quả giúp các doanh nghiệp nắm được bản đồ lưu
thông hàng hóa. Thông qua các kênh trung gian, sản phẩm sẽ nhanh chóng tới được tay
người tiêu dùng hơn, mạng lưới phân phối nhanh chóng được mở rộng, phạm vi tiếp cận
của doanh nghiệp cũng lớn dần theo.
 Tăng cường khả năng kiểm soát:
Doanh nghiệp nắm rõ mọi khâu trong quy trình phân phối để hàng hóa tới được tay người
tiêu dùng.
 Dễ dàng tiếp nhận phản hồi:
Không chỉ từ phía khách hàng, thông tin về lượng hàng bán được, số lượng hàng nhập
mỗi chuyến, thời gian giữa mỗi lần đặt hàng,… từ phía các đại lý cũng là một cách để doanh
nghiệp nắm được sản phẩm của họ đang ở vị trí nào trên thị trường, từ đó đưa ra các thay
đổi hợp lý, phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
 Tăng cường tốc độ phát triển:
Bằng chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả, các doanh nghiệp nhanh chóng chạm tay
được đến thị phần mới. Các kênh trung gian cũng hỗ trợ tiếp cận thêm nhưng khách hàng
mà doanh nghiệp không thể chạm tới, giúp tệp khách hàng ngày càng mở rộng, gia tăng quá
trình phát triển của doanh nghiệp.
 Đẩy mạnh giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệpđịnh hình được giá trị sản phẩm và hình ảnh thương hiệu trong thị
trường thông qua các quyết định giới hạn hoặc tăng cường mặt hàng đưa ra.

3. Thực trạng về chiến lược Marketing - Mix của Công ty TNHH STAGE
ASIA
Phụ nữ Việt Nam giống như những quốc gia khác rất yêu thích mỹ phẩm. Dịch vụ nghiên
cứu thị trường Q&Me đã tiến hành khảo sát về mỹ phẩm ở phụ nữ độ tuổi từ 20 - 29.

h
Có 13% phụ nữ ở độ tuổi 20 – 29 trang điểm hằng ngày. Và không có quá nhiều sự khác
biệt giữa người đi làm và sinh viên

Hình ảnh khảo sát câu hỏi: Bạn có thường xuyên trang điểm?
Nguồn: https://qandme.net/ (2023)

Khi nhắc đến giá cả, 70% phụ nữ chi tiêu ít hơn 15$ đô la mỹ. Và số tiền này nhỏ hơn
khi so sánh với các nước như Mỹ hoặc Nhật Bản.

i
Hình ảnh khảo sát câu hỏi: Bạn chi tiêu cho mỹ phẩm bao nhiêu tiền mỗi tháng?
Nguồn: https://qandme.net/ (2023)

Hình ảnh khảo sát câu hỏi: Mỹ phẩm từ quốc gia nào bạn thích mua nhất?
Nguồn: https://qandme.net/ (2023)

j
4.Các hình ảnh minh hoạ sản phẩm của STAGE ASIA

Nguồn: https://bijin-media.com/ (2024)

k
5. Chi tiết chương trình hội viên BIJIN
1. Cách thức trở thành hội viên của STAGE ASIA (BIJIN)
- Mọi khách hàng phát sinh đơn hàng với sản phẩm chăm sóc da tại nhà đều có thể đăng
ký trở thành hội viên của BIJIN
- Khi đăng ký hội viên của BIJIN khách hàng sẽ được cấp thẻ hội viên, tích lũy điểm và
hưởng các ưu đãi từ chính sách cho hội viên
2. Ưu đãi cho hội viên
Hội viên chính thức của BIJIN sẽ được hưởng những dịch vụ hậu mãi, cụ thể là những
dịch vụ khuyến mãi như sau:
Được tư vấn và soi da miễn phí bằng máy soi phân tích da hiện đại
Hưởng các dịch vụ chăm sóc da mặt miễn phí
Được tặng quà vào ngày sinh nhật và các dịp lễ tết
Được hưởng các chương trình khuyến mãi đặc biệt chỉ áp dụng cho hội viên
Được tham gia vào group kín làm đẹp, giải đáp thắc mắc cùng bác sĩ và nhận thông tin
khuyến mại, quà tặng mẫu thử mỹ phẩm
Mỗi hội viên khi mời được 01 bạn bè trở thành hội viên BIJIN sẽ được cộng ngay 03 BP,
người được mời được cộng ngay 01 BP tích lũy
-* Chỉ khách hàng đăng kí hội viện được áp dụng quyền lợi hội viên, không chấp nhận
trường hợp chuyển nhượng.
-* Không cần đóng hội phí năm
3. Quy đổi điểm BP
Điểm tích lũy mua hàng : Beauty up Point ( BP)
- Điểm BP được tích lũy đối với những đơn hàng mua sản phẩm chăm sóc tại nhà
- Khách hàng sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc da mặt bằng điểm BP tích lũy.
Thời gian hiệu lực của điểm BP là một năm kể từ ngày quy đổi, sau một năm điểm BP sẽ
hết hạn không còn hiệu lực. (điểm BP thăng hạng vẫn được giữ)
- Kỳ hạn của mỗi loại thẻ hội viên (trừ thẻ Diamond) có thời hạn là 04 năm
Lưu ý:
-* Không thể chuyển nhượng điểm BP (chỉ áp dụng chính chủ)
-* Dựa theo đặc tính dịch vụ, một tuần khách hàng chỉ có thể sử dụng tối đa một lần dịch
vụ chăm sóc da mặt
-* Miễn phí toàn bộ dịch vụ chăm sóc da mặt khi quy đổi từ điểm BP

l
-* Mỗi lần mua hàng với tổng giá trị 1.000.000đ (không tính thuế, giá sau khuyến mãi)
sẽ tương đương với 01 BP
4. Cấp hội viên
 0 - 30 BP: Member
03 BP tương ứng với 01 buổi chăm sóc da mặt miễn phí trị giá 399.000 tại salon
Tặng 01 buổi chăm sóc da mặt vào tháng sinh nhật
 31 - 65 BP: Silver
Tặng 01 sản phẩm Beauty Enzyme trị giá 700.000đ khi thăng hạng thành viên
03 BP tương ứng với một buổi chăm sóc da mặt miễn phí trị giá 399.000 tại salon / 05
BP tương ứng với voucher giảm giá 25% cho mọi sản phẩm (giảm tối đa 5.000.000đ)
Tặng 01 buổi chăm sóc da mặt vào tháng sinh nhật
 66 - 110 BP: Gold
Tặng 01 sản phẩm Beauty Enzyme trị giá 700.000đ khi thăng hạng thành viên
02 BP tương ứng với một buổi chăm sóc da mặt miễn phí trị giá 399.000 tại salon/ 05
BP tương ứng với voucher giảm giá 25% cho mọi sản phẩm C’BON (giảm tối đa
7.000.000đ)
Tặng 01 buổi massage body trị giá 499.000đ vào tháng sinh nhật và voucher giảm giá
30% cho 01 sản phẩm bất kỳ tại C’BON
Chương trình khuyến mại đặc biệt chỉ áp dụng cho hội viên Gold và Diamond mỗi tháng
 111+ BP: Diamond
Tặng hoa tri ân và 01 kem tẩy trang Facialist trị giá 1.480.000đ khi thăng hạng thành
viên
02 BP tương ứng với một buổi chăm sóc da mặt miễn phí trị giá 399.000 tại salon/ 05
BP tương ứng với voucher giảm giá 25% cho mọi sản phẩm BIJIN (giảm tối đa
10.000.000đ)
Tặng 01 buổi massage body trị giá 499.000đ và được tổ chức sinh nhật trong tháng tại
C'Bon
Chương trình khuyến mại đặc biệt chỉ áp dụng cho hội viên Gold và Diamond mỗi tháng
Tham gia teambuilding, workshop trải nghiệm cùng BIJIN hoàn toàn miễn phí tại resort
cao cấp
5. Rời hội
- Với những hội viên liên tục trong 12 tháng không mua sản phẩm của BIJIN hoặc không
đến spa chăm sóc da thì sẽ bị mất tư cách hội viên

m
- Ngoài ra, với những hội viên mong muốn rời hội đều có thể làm thủ tục rời hội dù vẫn
trong kỳ hạn hội viên
Với những hội viên mong muốn rời hội, xin vui lòng liên lạc tới số điện thoại hotline của
BIJIN. Hoặc đến các spa để được tư vấn và giải quyết
Khi nhận được liên hệ từ khách hàng, bên BIJIN sẽ nhanh chóng xác nhận mong muốn
rời hội và thông tin cần thiết
Thời gian hoàn thành thủ tục rời hội sẽ kéo dài 07 ngày, trong thời gian đó phía công ty
sẽ gửi tới quý khách hàng những thông tin, hướng dẫn liên quan tới thủ tục, vì vậy mong
quý khách thông cảm.
Những thành viên đã rời hội và những thành viên bị mất tư cách hội viên sẽ không được
hưởng quyền lợi từ điểm BP nữa.

6.Thuế khi nhập khẩu Mỹ phẩm từ Nhật Bản năm 2023


HP Toàn Cầu – Cung cấp dịch vụ vận chuyển, dịch vụ khai báo hải quan và giấy phép
xuất/nhập khẩu! – Liên hệ tư vấn: 088.611.5726 hoặc 098.487.0199

Việt Nam và Nhật Bản dành đối xử tối huệ quốc về thương mại MFN cho nhau, đồng
thời có hiệp định thương mại tự do VJEPA, AJCEP, CPTTP và RCEP, do đó:

Mỹ phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam

+ Nếu đáp ứng điều kiện của hiệp định thương mại tự do, người nhập khẩu có thể lựa
chọn áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc thuế nhập khẩu ưu đãi

+ Nếu không đáp ứng điều kiện theo hiệp định, thì áp dụng Thuế nhập khẩu ưu đãi

n
Khi nhập khẩu Mỹ phẩm từ Nhật Bản, nhà nhập khẩu cần nộp các loại thuế sau:

 Thuế giá trị gia tăng – hay còn gọi là VAT


 Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA VJEPA, AJCEP, CPTTP và RCEP hoặc
thuế nhập khẩu ưu đãi

Các loại thuế cần nộp khi nhập khẩu Mỹ phẩm từ Nhật Bản

Thuế nhập
Ví dụ chủng loại/tên Thuế
Mã hàng Mô tả hàng hóa khẩu ưu đãi
gọi khác VAT (%)
(%)

Nước hoa và nước


3303.00.00
thơm.
Mỹ phẩm hoặc các
chế phẩm để trang
điểm và các chế phẩm
dưỡng da (trừ dược
phẩm), kể cả các chế
33.04
phẩm chống nắng
hoặc bắt nắng; các
chế phẩm dùng cho
móng tay hoặc móng
chân.
– Chế phẩm trang điểm Son môi, son
3304.10.00 10 20
môi dưỡng…

Bột nhũ mặt, phấn


– Chế phẩm trang điểm
3304.20.00 trăng điểm mắt, phấn 10 22
mắt
kẻ mắt….

nước sơn móng tay,


– Chế phẩm dùng cho
Tinh dầu dưỡng
3304.30.00 móng tay và móng 10 22
móng, Dung dịch tẩy
chân
móng tay , ….

– Loại khác:

o
Phấn phủ trang điểm,
Phấn trang điểm ,
– – Phấn, đã hoặc chưa
3304.91.00 Phấn thơm , phấn lót 10 22
nén
trang điểm, Phấn má
….

3304.99 – – Loại khác:

Gel trị mụn, Kem


chống mụn, Kem
dành cho da mụn ,
– – – Kem ngăn ngừa
3304.99.20 Kem dưỡng da trị 10 10
mụn trứng cá
mụn trứng cá , Kem
trị mụn, Kem trị mụn
trứng cá ….

Kem dưỡng da ban


đêm , kem dưỡng da
ban ngày , kem dưỡng
– – – Kem và dung da chân , kem dưỡng
3304.99.30 dịch (lotion) bôi mặt da chống nắng , kem 10 18
hoặc bôi da khác dưỡng da làm săn
chắc cơ thể , kem
dưỡng da tay , Nước
hoa hồng….

Bộ sản phẩm dưỡng


3304.99.90 – – – Loại khác da, nhũ tương, mặt 10/5 18
nạ, serum….

p
– Các sản phẩm và chế
phẩm hữu cơ hoạt động
bề mặt dùng để làm
sạch da, dạng lỏng Sữa rửa mặt, gel rửa
3401.30.00 10 27
hoặc dạng kem và đã mặt…
được đóng gói để bán
lẻ, có hoặc không chứa
xà phòng

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA

Mô tả Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (%) VJEPA


Ví dụ
Mã hàng hàng chủng
hóa loại/tên
gọi khác

30/12/2022 01/4/2023 01/4/2024 01/4/2025 1/4/2026 1/4/2027


– – – – – –
31/3/2023 31/3/2024 31/3/2025 31/3/2026 31/3/2027 31/3/2028

Nước
hoa và
3303.00.00 0 0 0 0 0 0
nước
thơm.

Mỹ
phẩm
hoặc
các chế
33.04
phẩm
để
trang
điểm và
q
các chế
phẩm
dưỡng
da (trừ
dược
phẩm),
kể cả
các chế
phẩm
chống
nắng
hoặc
bắt
nắng;
các chế
phẩm
dùng
cho
móng
tay
hoặc
móng
chân.
– Chế
phẩm Son môi,
3304.10.00 trang son 0 0 0 0 0 0
điểm dưỡng…
môi
– Chế Bột nhũ
phẩm mặt, phấn
3304.20.00 trang trăng điểm 0 0 0 0 0 0
điểm mắt, phấn
mắt kẻ mắt….
– Chế nước sơn
phẩm móng tay,
dùng Tinh dầu
cho dưỡng
3304.30.00 0 0 0 0 0 0
móng móng,
tay và Dung dịch
móng tẩy móng
chân tay , ….
– Loại
khác:
–– Phấn phủ
Phấn, đã trang điểm,
3304.91.00 hoặc Phấn trang 0 0 0 0 0 0
chưa điểm ,
nén Phấn thơm

r
, phấn lót
trang điểm,
Phấn má
….
– – Loại
3304.99
khác:
Gel trị
mụn, Kem
chống
mụn, Kem
dành cho
–––
da mụn ,
Kem
Kem
ngăn
3304.99.20 dưỡng da 0 0 0 0 0 0
ngừa
trị mụn
mụn
trứng cá ,
trứng cá
Kem trị
mụn, Kem
trị mụn
trứng cá
….
Kem
dưỡng da
ban đêm ,
kem dưỡng
da ban
ngày , kem
–––
dưỡng da
Kem và
chân , kem
dung
dưỡng da
dịch
3304.99.30 chống nắng 0 0 0 0 0 0
(lotion)
, kem
bôi mặt
dưỡng da
hoặc bôi
làm săn
da khác
chắc cơ thể
, kem
dưỡng da
tay , Nước
hoa
hồng….
Bộ sản
phẩm
–––
dưỡng da,
3304.99.90 Loại 0 0 0 0 0 0
nhũ tương,
khác
mặt nạ,
serum….

s
– Các
sản
phẩm và
chế
phẩm
hữu cơ
hoạt
động bề
mặt
dùng để
làm
sạch da, Sữa rửa
3401.30.00 dạng mặt, gel 0 0 0 0 0 0
lỏng rửa mặt…
hoặc
dạng
kem và
đã được
đóng
gói để
bán lẻ,
có hoặc
không
chứa xà
phòng

t
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AJCEP

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (%) AJCEP


Mô tả Ví dụ
Mã hàng hàng chủng
hóa loại/tên
gọi khác

30/12/2022 01/4/2023 01/4/2024 01/4/2025 1/4/2026 1/4/2027


– – – – – –
31/3/2023 31/3/2024 31/3/2025 31/3/2026 31/3/2027 31/3/2028
Nước
hoa và
3303.00.00 2 0 0 0 0 0
nước
thơm.
Mỹ
phẩm
hoặc các
chế
phẩm
để trang
điểm và
các chế
phẩm
dưỡng
da (trừ
dược
phẩm),
33.04
kể cả
các chế
phẩm
chống
nắng
hoặc bắt
nắng;
các chế
phẩm
dùng
cho
móng
tay hoặc

u
móng
chân.
– Chế
phẩm Son môi,
3304.10.00 trang son 3 0 0 0 0 0
điểm dưỡng…
môi
Bột nhũ
mặt,
– Chế
phấn
phẩm
trăng
3304.20.00 trang 3 0 0 0 0 0
điểm
điểm
mắt,
mắt
phấn kẻ
mắt….
nước sơn
– Chế móng
phẩm tay, Tinh
dùng dầu
cho dưỡng
3304.30.00 2 0 0 0 0 0
móng móng,
tay và Dung
móng dịch tẩy
chân móng tay
, ….
– Loại
khác:
Phấn phủ
trang
điểm,
Phấn
trang
––
điểm ,
Phấn, đã
3304.91.00 Phấn 3 0 0 0 0 0
hoặc
thơm ,
chưa nén
phấn lót
trang
điểm,
Phấn má
….
– – Loại
3304.99
khác:

v
Gel trị
mụn,
Kem
chống
mụn,
Kem
––– dành cho
Kem da mụn ,
ngăn Kem
3304.99.20 1 0 0 0 0 0
ngừa dưỡng da
mụn trị mụn
trứng cá trứng cá ,
Kem trị
mụn,
Kem trị
mụn
trứng cá
….
Kem
dưỡng da
ban đêm ,
kem
dưỡng da
ban ngày
, kem
dưỡng da
–––
chân ,
Kem và
kem
dung
dưỡng da
dịch
3304.99.30 chống 2 0 0 0 0 0
(lotion)
nắng ,
bôi mặt
kem
hoặc bôi
dưỡng da
da khác
làm săn
chắc cơ
thể , kem
dưỡng da
tay ,
Nước
hoa
hồng….
Bộ sản
phẩm
––– dưỡng
3304.99.90 Loại da, nhũ 2 0 0 0 0 0
khác tương,
mặt nạ,
serum….

w
– Các
sản
phẩm và
chế
phẩm
hữu cơ
hoạt
động bề
mặt
dùng để
làm sạch Sữa rửa
da, dạng mặt, gel
3401.30.00 3 0 0 0 0 0
lỏng rửa
hoặc mặt…
dạng
kem và
đã được
đóng gói
để bán
lẻ, có
hoặc
không
chứa xà
phòng

Ngoài ra, các nước ASEAN cũng cùng nhau ký một số hiệp định thương mại với một số
nước và vùng lãnh thổ với tư cách chung cả khối hoặc riêng từng quốc gia, ví dụ ACFTA:
ASEAN – Trung Quốc; AKFTA: ASEAN – Hàn Quốc; AJCEP: ASEAN – Nhật Bản;
AIFTA: ASEAN – Ấn Độ; AANZFTA: ASEAN – Úc – New Zealand; AHFTA: ASEAN
– Hồng Công; RCEP; CPTTP (các nước ASEAN tham gia CPTTP gồm: Việt Nam,
Malaysia, Singpaore, Brunei)

Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-
nê-xi-a, Lào, Ma-lay-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan.

You might also like