You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: Khoa Công nghệ thông tin

————————————

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG
(Học kỳ 3, năm học 2022-2023)

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

GVHD : Th.S Bùi Vĩnh Nghi


SVTH1 : Trần Như Khánh 2280601478
SVTH2 : Trần Khánh Duyên 2280600511
SVTH3 : Lê Trọng Tín 2280603254
SVTH4 : Nguyễn Duy Phúc 2280602441
SVTH5 : Nguyễn Đăng Khôi 2280619062
SVTH6 : Huỳnh Văn Toản 2280603314
SVTH7 : Lưu Trọng Hiếu 2280600949
SVTH8 : Nguyến Minh Hân 2280600874
SVTH9 : Đỗ Thị Thu Huyền 2280618482

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

1
1
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN

1. Tiêu chí chấm điểm


─ Tiêu chí 1 (TC1): Tham gia các buổi họp nhóm (chiếm 15%).
+ Tham gia đầy đủ sẽ đạt 15%.
+ Tham gia nhưng có buổi vắng sẽ đạt 10%.
+ Không tham gia buổi nào sẽ đạt 0%.
─ Tiêu chí 2 (TC2): Luôn đặt câu hỏi và đóng góp tích cực trong các cuộc
thảo luận nhóm (chiếm 10%).
+ Thường xuyên đặt câu hỏi, đóng góp tích cực trong các cuộc thảo
luận nhóm sẽ đạt 10%.
+ Thỉnh thoảng đặt câu hỏi, đóng góp trong các cuộc thảo luận nhóm sẽ
đạt 5%.
+ Không đặt câu hỏi, đóng góp trong các cuộc thảo luận nhóm sẽ đạt
0%.
─ Tiêu chí 3 (TC3): Hoàn thành phần công việc của nhóm giao đúng thời
hạn (chiếm 20%).
+ Luôn luôn hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn sẽ đạt 20%.
+ Hoàn thành công việc được giao đầy đủ nhưng có vài công việc nộp
trễ so với thời hạn sẽ đạt 15%.
+ Hoàn thành công việc được giao đầy đủ nhưng luôn nộp trễ so với
thời hạn hoặc không hoàn thành đủ công việc được giao sẽ đạt 10%.
+ Không hoàn thành bất kỳ công việc được giao nào sẽ đạt 0%.
─ Tiêu chí 4 (TC4): Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng
(chiếm 20%).
+ Luôn hoàn thành công việc của nhóm giao một cách đầy đủ, chỉnh
chu, có đầu tư sẽ đạt 20%.
+ Hoàn thành công việc của nhóm giao một cách đầy đủ, có đầu tư
nhưng chưa chỉnh chu sẽ đạt 15%.

1
+ Hoàn thành công việc được giao một cách đầy đủ nhưng chưa chỉnh
chu và đầu tư sẽ đạt 10%.
+ Không hoàn thành công việc được giao đầy đủ sẽ đạt 0%.
─ Tiêu chí 5 (TC5): Có đóng góp ý tưởng mới, hay, sáng tạo cho nhóm
(chiếm 15%).
+ Thường xuyên đóng góp ý tưởng mới, hay, sáng tạo cho nhóm sẽ đạt
15%.
+ Thỉnh thoảng có đóng góp ý tưởng mới, hay, sáng tạo cho nhóm sẽ
đạt 10%.
+ Không bao giờ đóng góp ý tưởng cho nhóm sẽ đạt 0%.
─ Tiêu chí 6 (TC6): Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm (chiếm 20%).
+ Luôn thể hiện thái độ hợp tác và hỗ trợ các thành viên trong nhóm sẽ
đạt 20%.
+ Luôn thể hiện thái độ hợp tác và ít hỗ trợ các thành viên trong nhóm
sẽ đạt 15%.
+ Ít thể hiện thái độ hợp tác và hỗ trợ các thành viên trong nhóm sẽ đạt
10%.
+ Không hợp tác, hỗ trợ các thành viên trong nhóm sẽ đạt 0%.
2. Bảng đánh giá tỷ lệ phần trăm đóng gía

2
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................2
II. NỘI DUNG ......................................................................................................... 3
II.1. LÝ LUẬN CHUNG .................................................................................3
II.2. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................. 4
II.3. NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG ................................................... 7
II.3.1. Nguyên nhân ................................................................................. 7
II.3.1.1. Thiếu ý thức về tầm quan trọng của làm việc nhóm .........7
II.3.1.2. Kỹ năng làm việc nhóm chưa phát triển ........................... 7
II.3.1.3. Thiếu quy trình làm việc nhóm rõ ràng và mục tiêu chung8
II.3.2. Yếu tố ảnh hưởng của làm việc nhóm không hiệu quả ................8
II.3.2.1. Tâm lý làm việc của các thành viên trong nhóm .............. 8
II.3.2.2. Việc xác định mục tiêu nhóm chưa rõ ràng ..................... 8
II.3.2.3. Quy chế làm việc nhóm không chặt chẽ, sự phối hợp giữa
các thành viên còn lòng lẻo ............................................................. 9
II.4. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ................... 9
II.4.1. Mục tiểu giải pháp hướng đến ......................................................9
II.4.1.1. Kiến thức ............................................................................9
II.4.1.2. Kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm .................................9
II.4.1.3. Thái độ ............................................................................. 10
II.4.2. Giải pháp .....................................................................................10
II.4.2.1. Từ bản thân ...................................................................... 10
II.4.2.2. Từ môi trường học tập .....................................................11
II.4.2.3. Từ cộng đồng sinh viên ................................................... 11
II.5. ỨNG DỤNG CỦA KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ........................... 12
II.5.1. Tăng năng suất làm việc ............................................................. 12
II.5.2. Thúc đẩy tư duy sáng tạo ............................................................12
II.5.3. Cải thiện kỹ năng, kiến thức cá nhân ......................................... 12
II.5.3. Tạo mối quan hệ ......................................................................... 12

2
III. Kết luận ............................................................................................................14

3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng cho sinh
viên trong quá trình học tập và chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Đề tài “Kỹ
năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh” nhấn mạnh về ý nghĩa và lợi ích của kỹ năng này, cùng với thách thức mà
sinh viên cần đối mặt như xung đột quan điểm và thiếu trách nhiệm.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm ba bước chính: thiết kế nghiên cứu, thu
thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Trong bước thiết kế nghiên cứu, nhóm tập trung
vào khảo sát mức độ phát triển và yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm
của sinh viên Hutech, với phạm vi nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi
khảo sát để thu thập dữ liệu về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Hutech
thông qua Google Form. Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu bằng cách tiến hành
khảo sát và ghi nhận câu trả lời từ đối tượng nghiên cứu. Bước cuối cùng là phân
tích dữ liệu bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê và trình bày kết quả
dưới bảng và chỉ số thống kê. Kết quả phân tích dữ liệu được sử dụng để đưa ra
các kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Hutech và cải
thiện chất lượng học tập, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đề tài “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nghiên cứu và đánh giá mức độ phát triển, ưu
điểm và nhược điểm của kỹ năng làm việc nhóm, cũng như yếu tố ảnh hưởng
trong quá trình học tập và thực hành tại trường. Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một
số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng này, góp phần cải thiện chất
lượng học tập và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn và lý
luận, bổ sung kiến thức về quản lý giáo dục và phát triển nhân lực, và được thực
hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm tổng quan lý thuyết,
khảo sát thực tế và phân tích dữ liệu.

2
II. NỘI DUNG

II.1. LÝ LUẬN CHUNG

Hiểu một cách đơn giản, làm việc nhóm là việc các thành viên cùng nhau
hợp tác và cộng tác trong một nhóm để đạt được mục tiêu chung. Khi làm việc
nhóm, họ kết hợp và tận dụng tối đa các điểm mạnh cá nhân để cùng nhau tăng
cường hiệu suất và thành công của cả nhóm.
Làm việc nhóm không chỉ góp phần nâng cao hiệu suất làm việc, mà còn
thúc đẩy sự học hỏi và trao đổi kiến thức giữa các thành viên. Trong quá trình
tương tác, nhóm có thể giải quyết các vấn đề phức tạp một cách sáng tạo hơn
thông qua việc kết hợp các ý kiến và góc nhìn đa dạng từ các thành viên khác
nhau. Làm việc nhóm tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và
kiến thức giữa các cá nhân, giúp cải thiện hiểu biết và sáng tạo trong quá trình
làm việc.
Có nhiều lợi ích khi làm việc nhóm, bao gồm:
─ Tăng hiệu quả công việc: Khi mọi người cùng nhau hợp tác, họ có thể
chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm của mình, từ đó giúp công việc được
hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
─ Tăng tính sáng tạo: Khi mọi người cùng nhau làm việc, họ có thể trao
đổi ý tưởng và kinh nghiệm của mình, từ đó giúp tạo ra những ý tưởng
mới và sáng tạo hơn.
─ Tăng khả năng giải quyết vấn đề: Khi mọi người cùng nhau làm việc, họ
có thể cùng nhau thảo luận và tìm ra giải pháp cho các vấn đề khó khăn.
─ Tăng động lực làm việc: Khi mọi người cùng nhau làm việc, họ có thể
cảm thấy có động lực hơn để hoàn thành công việc.
─ Tăng sự gắn kết: Khi mọi người cùng nhau làm việc, họ có thể hiểu
nhau hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

3
II.2. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kỹ năng làm việc nhóm là một yếu tố không thể thiếu với các bạn sinh viên.
Hiện nay, hầu như các bạn sinh viên vẫn chưa hoàn toàn nắm bắt được kỹ năng
này.
Sau khi nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, nhóm quyết
định tìm hiểu sâu hơn vấn đề này thông qua việc tiến hành khảo sát các bạn sinh
viên Hutech bằng hình thức khảo sát online Google From , trong một khoảng thời
gian ngắn có 60 bạn sinh viên tham cuộc khảo sát. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Hutech

Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát


Nhận thức hiệu quả Rất cao: Cao: 58,3% Bình thường: Thấp:
của sinh viên trong 15% 18,3% 8,3%
việc làm nhóm
Độ ưa thích làm nhóm Có: 53,3% Không hứng Hoàn toàn
của sinh viên thú: 30% không thích:
16,7%
Tần suất làm việc Thường Chỉ làm khi Ít hoặc không:
nhóm của các bạn sinh xuyên: 35% cần: 31,7% 16,6%
viên
Mức độ nêu lên ý kiến Thường Trung bình: Rất ít hoặc
của sinh viên xuyên: 35% 46,7% không: 18,3%
Mục tiêu của sinh viên Điểm số: Kiến thức: Kỹ năng:
khi làm việc nhóm 46,7% 30% 23,3%
Tần suất xuất hiện mâu Thường Thỉnh thoảng: Không có:
thuẫn trong nhóm xuyên: 20% 56,7% 23,3%
Mở đầu của cuộc khảo sát cho thấy rằng sinh viên có những nhận thức khác
nhau : 58.3% cho rằng việc làm việc nhóm có hiệu quả cao, 18.3% cho rằng việc

4
làm việc nhóm có hiệu quả bình thường, 15% cho rằng việc làm việc nhóm có
hiệu quả rất cao, 8.3% cho rằng việc làm việc nhóm có hiệu quả thấp. Việc làm
việc nhóm có thể mang lại hiệu quả tích cực và đáng kể cho sinh viên, nhưng
cũng có thể gặp phải một số thách thức và khó khăn. Để đạt được hiệu quả cao
khi làm việc nhóm, cần tạo môi trường thuận lợi và đồng hành với tinh thần hợp
tác, trao đổi ý kiến, và cùng nhau giải quyết các vấn đề. Sinh viên đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc làm nhóm, để làm rõ hơn nhóm tiến hành khảo sát
độ ưa thích làm việc nhóm của các bạn sinh viên.

Bước đầu câu trả lời rất đa dạng sau khi nhóm đã tổng hợp lại thì có 53.3%
sinh viên bày tỏ rằng họ có hứng thú với việc làm việc theo nhóm, 30% sinh viên
không hứng thú với việc làm việc nhóm và 16.7% người hoàn toàn không thích
làm việc nhóm. Làm việc theo nhóm có thể gặp phải thách thức trong việc đảm
bảo sự hài lòng và hiệu quả làm việc của tất cả các thành viên. Để đạt được sự
hợp tác tốt và hiệu quả, người quản lý dự án hoặc nhà quản lý cần chú ý đến sự
đa dạng và khác biệt trong nhóm, cung cấp cơ hội cho người tham gia thể hiện
quan điểm và ý kiến của họ và cân nhắc các phương pháp làm việc phù hợp với
từng cá nhân trong nhóm. Tiếp đến nhóm tiến hành khảo sát mức độ làm việc
của sinh viên khi tham gia làm nhóm.

Qua tổng hợp có 51.7% sinh viên thường xuyên làm việc theo nhóm, 31.7%
sinh viên chỉ làm việc theo nhóm khi cần thiết, 16.7% sinh viên ít hoặc không
làm việc theo nhóm. Phần lớn sinh viên đều có sự thiện chí và sẵn lòng làm việc
theo nhóm, điều này có thể là điểm mạnh trong các dự án hoặc công việc yêu cầu
tinh thần hợp tác và cộng tác. Tuy nhiên, cần xem xét và đáp ứng các yêu cầu và
tính cách riêng biệt của mỗi sinh viên để đảm bảo hiệu quả và hài lòng trong quá
trình làm việc nhóm. Cần tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực để sinh viên
tham gia có thể tận dụng tối đa lợi ích của việc làm việc theo nhóm và cống hiến
hết khả năng của mình cho dự án hoặc công việc chung. Sinh rất hay làm việc
nhóm vì thế nhóm tiếp tục tiến hành khảo sát tần suất đóng góp ý kiến của sinh
viên.

5
Đóng góp ý kiến là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình làm việc
nhóm nhưng chỉ có 46.7% sinh viên đóng góp ở mức độ trung bình khi làm việc
nhóm, 35% sinh viên thường xuyên đóng góp làm việc nhóm, 18.3% sinh viên
rất ít hoặc hầu như không đóng góp ý vào làm việc nhóm. Việc làm việc nhóm
không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả sinh viên. Một số sinh viên có thể tận
dụng tối đa sự hợp tác và cống hiến của nhóm, trong khi một số sinh viên có thể
cần thời gian để thích nghi hoặc cần phải tìm cách làm việc hiệu quả trong môi
trường làm việc độc lập. Quan trọng là tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để mỗi
sinh viên có thể đóng góp hết khả năng của mình và đạt được thành công trong
công việc, bất kể làm việc theo nhóm hay độc lập. Vì nhận thấy sinh viên vẫn
còn chưa tích cực đưa ra ý kiến của bản thân nhóm triển khai tìm hiểu mục tiêu
của sinh viên khi tham gia làm việc nhóm.

Mỗi sinh viên điều có những mục tiêu hướng tới cho riêng mình có 46.7%
sinh viên đề cao mục tiêu đạt điểm số, 30% sinh viên tập trung vào mục tiêu học
hỏi kiến thức, 23.3% sinh viên hướng đến mục tiêu phát triển kỹ năng. Một số
sinh viên chú trọng vào việc đạt được thành tích cá nhân và điểm số cao, trong
khi một số khác coi đó là cơ hội để học hỏi kiến thức mới và phát triển kỹ năng
quan trọng. Việc nhóm nhỏ này có thể cung cấp môi trường hỗ trợ để các sinh
viên đạt được những mục tiêu của mình và học hỏi từ nhau để trở thành những
chuyên gia đa năng và tự tin trong công việc tương lai. Mục tiêu đã làm rõ cuối
cùng nhóm tiến hành tìm hiểu tần suất xuất hiện mâu thuẫn trong nhóm.

Mâu thuẫn do nhiều nguyên nhân nhiều khía cạnh khác nhau có 56.7% sinh
viên nhận thấy mâu thuẫn xuất hiện thỉnh thoảng, 23.3% sinh viên cho biết
không có mâu thuẫn, 20% sinh viên gặp mâu thuẫn thường xuyên trong nhóm
làm việc. Mâu thuẫn là một yếu tố thường xảy ra trong nhóm làm việc. Điều
quan trọng là nhóm cần nhận biết và giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và
hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận và giải quyết các vấn đề một
cách cởi mở và công bằng. Sự hiểu biết và tôn trọng ý kiến của nhau sẽ giúp tạo

6
ra môi trường làm việc tích cực và khả năng đạt được mục tiêu chung của nhóm
một cách tốt nhất.

Kết luận: Qua khảo sát thực trạng, nhóm em nhận thấy rằng “Kỹ năng làm việc
nhóm của sinh viên Hutech” vẫn đang còn nhiều bất cập thiếu sót vì vậy phải giải quyết
vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả cao trong việc làm việc nhóm, tạo điều kiện thuận
lợi và hỗ trợ sinh viên làm việc nhóm tích cực và hiệu quả.

II.3. NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG

II.3.1. Nguyên nhân

II.3.1.1. Thiếu ý thức về tầm quan trọng của làm việc nhóm

Một số sinh viên có thể không thực sự nhận thức về lợi ích và tầm quan
trọng của làm việc nhóm. Họ có tâm lý coi việc học tập là một công việc cá nhân
và không nhận ra rằng sự hợp tác với nhóm có thể giúp tăng cường kiến thức, kỹ
năng mềm và trí tuệ tập thể. Sự thiếu ý thức này khiến họ không đặt sự chú trọng
vào việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Có lẽ lý do cho sự thiếu ý thức này
nó liên quan đến tâm lý của cá nhân mỗi người họ cho rằng mình có thể tự hoàn
thành công việc nhóm này một mình không cần ai hỡ trợ, và nếu nhiều người mà
làm chung một vấn đề sẽ chở nên rắc rối không đồng thuận họ không muốn tranh
cãi với ai họ chỉ muốn hoàn thành công việc theo cách họ muốn.

II.3.1.2. Kỹ năng làm việc nhóm chưa phát triển

Một số sinh viên có thể không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng cần thiết để
làm việc trong môi trường nhóm. Các kỹ năng này bao gồm khả năng lắng nghe,
giao tiếp hiệu quả, giải quyết xung đột, phối hợp và đóng góp tích cực vào công
việc nhóm. Thiếu những kỹ năng này khiến việc làm việc nhóm trở nên khó khăn
và không hiệu quả.

7
II.3.1.3. Thiếu quy trình làm việc nhóm rõ ràng và mục tiêu chung

Khi các nhóm sinh viên không có quy trình làm việc nhóm rõ ràng và mục
tiêu chung, về mặt tâm lý họ luôn cho rằng ý tưởng và mục tiêu của họ là tốt nhất.
Vì vậy nếu một nhóm mà ai cũng có tâm lý như vậy thì công việc nhóm có thể
trở nên mơ hồ và không hiệu quả. Thiếu sự tổ chức và hướng dẫn trong quá trình
làm việc nhóm khiến các thành viên dễ bị lạc lối và không biết đóng góp như thế
nào vào công việc chung.

II.3.2. Yếu tố ảnh hưởng của làm việc nhóm không hiệu quả

Mặc dù làm việc nhóm là một trong những hoạt động quan trọng và phổ
biến, tuy nhiên không phải nhóm nào cũng hoạt động suôn sẻ và mang lại hiệu
quả như mong muốn. Sau khi nghiên cứu, khảo sát thực trạng để làm rõ vấn đề,
dưới đây là những ảnh hưởng làm việc nhóm không hiệu quả:

II.3.2.1. Tâm lý làm việc của các thành viên trong nhóm

Nhóm sẽ tập hợp nhiều thành viên với trình độ và năng lực khác nhau. Một
cá nhân với cái tôi quá cao, không lắng nghe ý kiến của thành viên khác, họ dễ bị
chi phối bởi ngoại cảnh, hoài nghi về ý kiến của chính mình và người khác.
Thiếu dứt khoát trong sự lựa chọn và quyết định, ảnh hường rất nhiều đến kết
quả chung của nhóm.

II.3.2.2. Việc xác định mục tiêu nhóm chưa rõ ràng

Theo doanh nhân người Mỹ, “Tinh thần làm việc nhóm tốt nhất đến từ
những người làm việc một cách độc lập, chủ động hướng tới mục tiêu chung”.
Một dự án thành công khi có sự góp sức của tất cả các thành viên, tình trạng làm
việc nhóm rời rạc, việc ai nấy làm sẽ đem lại kết quả không tốt cho dự án. Mỗi
thành viên cần xác định và đặt mục tiêu nhóm lên đầu, gắn với mục đích cá nhân.

8
II.3.2.3. Quy chế làm việc nhóm không chặt chẽ, sự phối hợp giữa các thành viên
còn lòng lẻo

Điều này cũng là rào cản khiến các bạn sinh viên hoạt động nhóm không
hiệu quả. Khi nhóm trưởng quản lý không chặt chẽ dễ xuất hiện tình trạng lộn
xộn trong quá trình làm việc. Sự tương tác giữa các thành viên là chìa khóa để
gắn kết và nâng cao hiệu quả làm việc. Việc chia sẻ và cập nhật thông tin đến các
thành viên không chính xác, mỗi người một ý, không có ý kiến chung.

II.4. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

II.4.1. Mục tiểu giải pháp hướng đến

Làm việc nhóm là hoạt động không thể thiếu của sinh viên. Nhưng không phải
làm việc nhóm là lựa chọn tốt dành cho các bạn.Các bạn thường nể nang các mối
quan hệ,thụ động không đưa ra ý kiến,đùn đẩy trách nhiệm,..Với thái độ học tập
như vậy, nên nhóm tiến hành tìm kiếm các giải pháp hiện có để phân tích ưu
nhược điểm của nó.

II.4.1.1. Kiến thức

─ Xác định phân tích ý nghĩa, phương pháp và kỹ thuật làm việc nhóm.
─ Trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc xây dựng mối quan.
─ Hệ công việc: quản lý mâu thuẫn, kết nối các thành viên …

II.4.1.2. Kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm

─ Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản để làm việc nhóm, giải quyết xung đột và trao
đổi thông tin giữa các thành viên nhóm.
─ Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với nhóm, trước tiên bằng việc
nhận thức được chính mình.
─ Xây dựng tiêu chí để nhóm làm việc hiệu quả.

9
II.4.1.3. Thái độ

─ Thái độ hợp tác, trách nhiệm, tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm.
─ Cởi mở, hòa đồng với mọi người trong nhóm.

II.4.2. Giải pháp

II.4.2.1. Từ bản thân

─ Tự nhận biết và đánh giá kỹ năng: Sinh viên nên tự nhận biết và đánh giá khả
năng làm việc nhóm của mình. Điều này bao gồm nhận thức về điểm mạnh
và điểm yếu trong việc hợp tác, giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn. Bằng cách
hiểu rõ bản thân, sinh viên có thể tự xác định những khía cạnh cần phát triển
và cải thiện.
─ Học hỏi và tham gia các hoạt động nhóm: Sinh viên nên chủ động tham gia
vào các hoạt động nhóm, dự án, hay câu lạc bộ mà trường học cung cấp. Việc
này giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tạo cơ hội học hỏi từ
những sinh viên khác và trải nghiệm thực tế trong công việc nhóm.
─ Tự cập nhật kiến thức và kỹ năng mới: Để nắm vững kỹ năng làm việc nhóm,
sinh viên cần cập nhật kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến công việc
nhóm. Điều này bao gồm cách giao tiếp hiệu quả, phản hồi xây dựng và quản
lý thời gian.
─ Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân nếu làm nhóm trưởng: Kỹ
năng lãnh đạo vô cùng quan trọng, để dẫn dắt một đội nhóm làm việc hiệu
quả cần có người lãnh đạo giỏi biết nhìn xa trông rộng. Ngoài ra còn có kỹ
năng giải quyết xung đột, tổ chức, phân bổ công việc, lắng nghe, giao tiếp,
đàm phán…. Nhóm trưởng phải hiểu phong cách làm việc của các thành viên
trong nhóm để có phân chia công việc hiệu quả nhất.

10
II.4.2.2. Từ môi trường học tập

Trong môi trường học tập ngày nay, nhu cầu sử dụng kỹ năng làm việc
nhóm ngày càng tăng cao, từ việc tham gia các dự án nhóm trong học tập cho đến
làm việc trong môi trường chuyên nghiệp sau này:
─ Xây dựng môi trường học tập tích cực: Trường học nên tạo ra môi trường
học tập tích cực, khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động nhóm,
dự án tập trung và thảo luận nhóm. Các khóa học về kỹ năng làm việc nhóm
cũng nên được cung cấp để giúp sinh viên nắm vững cách hợp tác và tương
tác trong nhóm.
─ Tạo cơ hội, khuyến khích các hoạt động học tập nhóm: Trường học nên thúc
đẩy việc tổ chức các hoạt động học tập nhóm, như buổi thảo luận, nhóm học
tập, hoặc các dự án nhóm. Điều này giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ
năng làm việc nhóm, học hỏi từ những người khác và xây dựng mối quan hệ
hợp tác.

II.4.2.3. Từ cộng đồng sinh viên

─ Thành lập câu lạc bộ tư vấn, hỗ trợ sinh viên về kỹ năng làm việc nhóm: Tại
đây, sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu những
giải pháp để cải thiện kỹ năng của mình. Tham gia các câu lạc bộ giúp sinh
viên cảm thấy tự tin, có thêm mối quan hệ mới, tìm được những người bạn
cùng chí hướng trong công việc. Có thái độ hợp tác,đoàn kết giúp đỡ và biết
chia sẻ khi các bạn cần hỗ trợ.
─ Tổ chức buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên các khóa: Các cộng
đồng sinh viên nên tạo ra môi trường hỗ trợ và gắn kết giữa các thành viên.
Điều này có thể thực hiện qua việc tổ chức các buổi gặp gỡ, hoạt động giao
lưu, hoặc các sự kiện hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho sinh viên. Môi trường
này giúp sinh viên cảm thấy được yêu thương, chia sẻ và có sự đồng hành
trong quá trình cải thiện kỹ năng làm việc nhóm.

11
II.5. ỨNG DỤNG CỦA KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

II.5.1. Tăng năng suất làm việc

Một trong những ứng dụng chính của làm việc nhóm chính là tăng năng suất
công việc. Khi làm việc nhóm, các công việc sẽ được chia thành các nhiệm vụ
nhỏ và mỗi cá nhân sẽ phụ trách phần việc phù hợp với năng lực của mình. Do
đó, mỗi thành viên trong nhóm sẽ chỉ tập trung làm một phần việc nhất định giúp
chất lượng và hiệu suất làm việc tăng cao hơn.

II.5.2. Thúc đẩy tư duy sáng tạo

Làm việc cùng nhau sẽ giúp nhóm có khả năng đưa ra nhiều giải pháp sáng
tạo và hiệu quả hơn. Chuyên môn, kỹ năng và kiến thức nền của các thành viên
hợp lại với nhau đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra ý tưởng mới cũng như
giải quyết vấn đề.

II.5.3. Cải thiện kỹ năng, kiến thức cá nhân

Làm việc nhóm còn có một ứng dụng vô cùng hữu hiệu để bạn có thể học
hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Mỗi cá nhân trong nhóm đều sở hữu cho mình
những kho tàng kiến thức riêng. Và trong quá trình lắng nghe mọi người trình
bày, phát biểu, đưa ra ý kiến, bạn sẽ có thêm cho mình những bài học vô cùng bổ
ích. Thói quen và phong cách làm việc theo nhóm của bạn đôi khi sẽ đối lập với
đồng đội và khiến mọi người khó hợp tác với nhau. Để hòa hợp hơn, bạn cần học
cách chấp nhận quan điểm sống của mọi người và hoàn thành công việc theo mục
tiêu chung. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giải quyết các vấn đề và
tránh được xung đột không mong muốn.

II.5.3. Tạo mối quan hệ

Một trong những ứng dụng của làm việc nhóm là giúp thiết lập và phát triển
các mối quan hệ ở nơi làm việc. Khi làm việc trong nhóm, bạn phải phát triển kỹ
năng giao tiếp bằng cách nói chuyện và tương tác nhiều với đồng nghiệp. Điều

12
này sẽ giúp mọi người giao tiếp tự do, cởi mở hơn và khuyến khích cùng nhau
làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, khi là thành viên của một nhóm, các thành viên
sẽ phải luôn tin tưởng, gắn kết với nhau để có thể tạo ra một môi trường làm việc
thoải mái.

13
III. KẾT LUẬN

14

You might also like