You are on page 1of 19

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o-----

TÊN ĐỀ TÀI 10: Phân tích bầu không khí tâm lý trong tập thể, xây
dụng và vận dụng bầu không khí tâm lý trong kinh doanh, sản xuất
của doanh nghiệp

Nhóm:10 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Xuân Hưởng

Trưởng nhóm: Trương Thị Thùy Dương - 2013202078

Thành viên:
Phan Minh Trí - 2013202513 Nguyễn Văn Phúc - 2013202356

Lê Thanh Ngân - 2013201202 Đặng Thị Kiều Trâm - 2013205223

Trương Thị Mỹ Ngân - 2013202277 Nguyễn Văn Huỳnh Phát - 2013202344

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ....)

Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như sau:

Họ tên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá hoàn thành


Trương Thị Thùy Dương(NT) 2013202078 Chương 2: Biện pháp xây dựng Hoàn thành tốt
BKKTL tích cực trong tập thể.+Phân
công,gửi bài.
Phan Minh Trí 2013202513 Chương 2: Biện pháp xây dựng dư Hoàn thành tốt
luận lành mạnh, tích cực trong tập
thể.+Tổng hợp nội dung chương 2.
Lê Thanh Ngân 2013201202 Chương 1: Phân biệt dư luận và tin Hoàn thành tốt
đồn; Nguyên nhân hình thành.+Tổng
hợp nội dung chương 1.
Trương Thị Mỹ Ngân 2013202277 Chương 2: Biện pháp xây dựng Hoàn thành tốt
BKKTL tích cực trong tập thể.+Phân
công,gửi bài.
Nguyễn Văn Phúc 2013202356 Phần mở đầu+Làm word. Hoàn thành tốt

Đặng Thị Kiều Trâm 2013205223 Chương 3: Phần kết luận+Tổng hợp Hoàn thành tốt
tài liệu tham khảo.
Nguyễn Văn Huỳnh Phát 2013202344 Chương 1: Các yếu tố tác động đến Hoàn thành tốt
BKKTL; Khái niệm dư luận tập thể.
+Mục lục,trang bìa,danh sách nhóm.

Phụ lục

BKKTL Bầu không khí tâm lý

ii
Mục lục

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................2
1.1.Khái Niệm BKKTL......................................................................................................2
1.2.Các yếu tố cấu thành BKKTL....................................................................................3
1.2.1. Bầu không khí tâm lý xã hội................................................................................3
1.2.2. Dư luận xã hội.......................................................................................................3
1.2.3. Tin đồn...................................................................................................................3
1.2.4. Sự lây lan tâm lý...................................................................................................4
1.2.5. Áp lực nhóm..........................................................................................................4
1.2.6. Mâu thuẫn.............................................................................................................4
1.3. Các yếu tố tác động đến BKKTL..............................................................................4
1.4. Phân biệt dư luận và tin đồn. Nguyên nhân hình thành.........................................6
1.4.1. Dư luận:.................................................................................................................6
1.4.2. Tin đồn:.................................................................................................................7
1.4.3. Nguyên nhân hình thành:....................................................................................8
CHƯƠNG II: VẬN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀO THỰC TIỄN........................................9
2.1. Biện pháp xây dựng BKKTL tích cực trong tập thể...............................................9
2.2.Biện pháp xây dựng dư luận lành mạnh, tích cực trong tập thể...........................10
2.2.1.Thông qua uy tín của người lãnh đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội..........................10
2.2.2.Thông qua sinh hoạt, hội họp của các tổ chức..................................................11
2.2.3.Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.......................................11
2.2.4.Thông qua các phong tục, tập quán..................................................................12
2.2.5.Thông qua tính tổ chức truyền thống và xã hội...............................................12
CHƯƠNG III: PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................14
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện nay thì “yếu tố con
người” đã trở thành một điều kiện thiết yếu để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội
mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ra trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nước nhà. Đặc biệt, chúng ta đang phấn đầu trở thành nước công nghiệp vào năm 2021.
Đất nước ta đang trong xu thế hội nhập, giao lưu giữa bạn bè thế giới thì vai trò của con
người ngày càng quan trọng. Bối cảnh trên đã đặt ra cho những nhà quản lý - kinh doanh
cần đổi mới quản lý sản xuất, kinh doanh, tối ưu hoá quả trình sản xuất, tạo ra động lực
tích cực của lao động của con người lao động và nắm bắt được thị trường tiềm năng. Các
nhà quản lý - kinh doanh chỉ có thể trở thành những người thành công nhất, khi mà họ
nắm bắt được tâm lý con người trong môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Tâm
lý học quản trị kinh doanh sẽ giúp người học có được những tri thức tâm lý học cần thiết,
cách nhìn tổng quát và tìm được câu trả lời cho mình “ làm thế nào để kinh doanh thành
đạt ?”. Tâm lý học nói chung và ứng dụng tâm lý trong du lịch nói riêng chỉ cho những
nhà kinh doanh kiến thức tổng quan nhất về tâm lý người nói chung và tâm lý người tiêu
dùng nói riêng, trong đó có người tiêu dùng là khách du lịch. Chỉ ra được những đặc tính
cơ bản nhất của người mua...Thấy rõ động cơ, cảm giác hay thái độ của họ,…Để các nhà
kinh có chiến lược quảng bá hay phát triển phù hợp hơn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu quy luật này, nhóm 10 chúng em
quyết định chọn đề tài “Xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể, xây dụng và vận
dụng bầu không khí tâm lý trong kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp”

iv
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Khái Niệm BKKTL
Bầu không khí tâm lý (Psychological atmosphere) là toàn bộ các trạng thái tâm lý tương
đối ổn định đặc trưng cho một tập thể, nó ảnh hưởng rất mạnh đến các quan hệ tâm lý và
hiệu quả hoạt động của tập thể đó.
Bầu không khí tâm lý ( BKKTL) là nói tới không gian trong đó trong đó chứa đựng tâm
lý chung của tập thể. Bầu không khí tâm lý gồm ba mặt sau:
Mặt tâm lý: đó là hiện tượng tinh thần của con người được thể hiện trong hoạt động
và giao tiếp (như nhận thức, tình cảm, ý chí …)
Mặt xã hội: bầu không khí tâm lý chỉ được xuất hiện qua mối quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm xã hội.
Mặt tâm lý xã hội: BKKTL nói lên trạng thái tâm lý chung của các thành viên trong nhóm
như trạng thái vui vẻ, phấn khởi lạc quan, phẫn nộ, căng thẳng.
Bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó có tác dụng
quy định toàn bộ cuộc sống, hành vi, quan hệ xã hội của mọi người trong nhóm, nó góp
phần quy định sự nảy sinh tính tích cực thực hiện những nhiệm vụ của từng thành viên
trong nhóm xã hội. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng tình cảm và hành vi của mỗi con
người trong nhóm xã hội đó, nó đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc trong
các lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và nghệ thuật. Từ những kết quả nghiên cứu ta thấy rằng:
hiệu quả của công việc trong tập thể, nhân cách của người quản lý lãnh đạo và bầu không
khí tâm lý của nhóm luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vì vậy, việc hình thành BKKTL tốt đẹp trong tập thể không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà
còn là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các thành viên trong tập thể, trong
đó vai trò hàng đầu thuộc về phong cách của người lãnh đạo
BKKTL Tập Thể.
Bầu không khí tâm lí trong tập thể là hệ thống các trạng thái tâm lí tương đối ổn định, đặc
trưng cho một tập thể nào đó. 
Bầu không khí trong tập thể thể hiện sự phối hợp tâm lí xã hội, sự tương tác giữa các
thành viên, và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lí trong quan hệ liên nhân cách của họ,
bầu không khí tâm lí xã hội tồn tại khách quan trong tập thể. BKKTL được hình thành từ
các mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người, nhưng nó không phải là
tổng thể các phẩm chất cá nhân của từng thành viên. Thực tế đã chứng minh ở những cá
nhân tốt có thể nảy sinh những quan hệ xấu với nhau và ngược lại ở những người có thiếu
sót chưa hẳn đã có quan hệ xấu với nhau. Trong tập thể, nếu quan hệ giữa các thành viên
diễn ra một cách thoải mái, mọi người đều có cảm giác mình không bị giới hạn bởi một
điều gì, mọi hoạt động của con người được diễn ra một cách tự do, kỷ luật không làm mọi
người nơm nớp lo sợ khi thực hiện nhiệm vụ thì tập thể luôn có bầu không khí tâm lý tích
cực.
Việc hình thành BKKTL tốt đẹp trong tập thể không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà còn là
nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các thành viên trong tập thể, trong đó vai
trò hàng đầu thuộc về phong cách của người lãnh đạo được giao. Ngược lại, nếu sống
trong bầu không khí ảm đạm, mất tự do, dân chủ, mọi người lạnh nhạt với nhau, căng
thẳng, xung đột… sẽ dẫn tới rối loạn nhịp độ tốc độ lao động làm cho sản phẩm kém giá
trị về chất lượng, không khí uể oải, buồn chán, thờ ơ bao trùm…Trong tình huống đó thì
người lãnh ñạo cần phải tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra BKKTL tiêu cực đó để giải
quyết tận gốc. Tránh lối giải quyết chủ quan duy ý chí, vội vàng qui chụp, đàn áp…Bởi vì
cách giải quyết đó chỉ làm cho bầu không khí tâm lý thêm căng thẳng chứ không giải
quyết được vấn đề.
1.2.Các yếu tố cấu thành BKKTL
Gồm có 6 yếu tố cấu thành nên BKKTL:
1.2.1. Bầu không khí tâm lý xã hội
Bầu không khí tâm lý xã hội là trạng thái tâm lý xã hội là trạng thái tâm lý chung của
nhóm, phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong một thời điểm.

vi
1.2.2. Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là những đánh giá, thái độ của tất cả thành viên trong nhóm đối với một sự
việc, chẳng hạn như việc thay đổi chính sách thưởng, phạt của một công ty, một thông tin
ban hành của chính phủ, ...
1.2.3. Tin đồn
Tin đồn là trạng thái cảm xúc, đánh giá của nhóm người trước một vấn đề chưa được
kiểm chứng, nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của họ.
1.2.4. Sự lây lan tâm lý
Sự lây lan tâm lý là cơ sở tạo nên bầu không khí tâm lý, và ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất của người lao động.
1.2.5. Áp lực nhóm
Ý kiến của cá nhân thường bị chi phối bởi ý kiến của số đông, hiện tượng này được gọi là
áp lực nhóm.
1.2.6. Mâu thuẫn
Mâu thuẫn hay xung đột là hiện tượng tâm lý phổ biến trong hoạt động nhóm. Mâu thuẫn
là sự bất đồng hay tranh chấp giữa hai bên cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm hoặc
nhóm với nhóm.
Thông qua các ý trên giúp ta dễ dàng nhận biết bkktl được cấu thành từ nhiều yếu tố khác
nhau như: Trạng thái tâm lí, thái độ, cảm xúc, sự lây lan tâm lý, ý kiến cá nhân, mâu
thuẫn hay xung đột của một nhóm. Đồng thời cũng góp phần hình thành nên nhiều hiện
tượng tâm lý xã hội hơn.
1.3. Các yếu tố tác động đến BKKTL
Các hiện tượng tâm lý được hình thành trong đời sống hằng ngày của tập thể, ảnh hưởng
trực tiếp tới năng suất, hiệu quả làm việc của tập thể. Ví dụ : tình trạng mâu thuẫn kết bè
kết phái trong tập thể sản xuất kinh doanh làm cho bầu không khí tâm lý không lành
mạnh, mâu thuẫn nảy sinh gây gắt, năng suất lao động sản xuất kinh doanh không cao, tập
thể không thể tiến xa. Không những thế BKKTL còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Thứ nhất, tác động từ phía môi trường xã hội vĩ mô: chính sách, chiến lược phát triển,
quan hệ đối nội, đối ngoại ,chính quyền địa phương, các đối tác trong và ngoài nước và sự
tham gia của tập thể trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước. Họ
thường bày tò trạng thái thoả mãn hay không thoã mãn nhu cầu và mong muốn.
Thứ hai, tác động từ phía môi trường xã hội vi mô: môi trường vi mô sẽ ảnh hưởng đến
công việc lẫn cả bầu không khí trong tập thể. Tất cả các kế hoạch, các chiến lược phát
triển, là nơi thực hiện lên các ý tưởng, suy nghĩ và thực thi các dự án.
Thứ ba, tính chất chung của mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể: BKKTL được
hình thành từ các mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người, nhưng nó
không phải là tổng thể các phẩm chất cá nhân của từng thành viên. Thể hiện sự thoả mãn
hay không thoả mãn đối với sự hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Nếu cá
nhân chịu bỏ cái tôi của mình xuống, làm việc trên tinh thần vui vẻ hợp tác, có trách
nhiệm, trung thực, tôn trọng mọi người. Sẽ giúp ít rất nhiều trong công việc và hên hết
được mọi người tôn trọng giúp đỡ những lúc khó khăn tạo nên bầu không khí lành mạnh.
Thứ tư, điều kiện sống và làm việc của các thành viên trong tập thể: điều kiện lao động là
nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới bầu không khí tâm lý của tập thể. Cần lưu ý các điều kiện
làm việc sau đây: tiếng ồn, trang trí, vệ sinh, mức độ ô nhiễm của môi trường làm việc…
trong quá trình làm việc, người lao động thường nhận thức, đánh giá các điều kiện làm
việc, nếu các điều kiện đó thoã mãn được nhu cầu của họ sẽ tạo ra tâm trạng thoải mái và
bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể. Thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, tai nạn
lao động thường xuyên xảy ra cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người lao động họ sẽ
suy nghĩ mình có nên tiếp tục làm công việc này không làm cho bầu không trở nên tồi tệ.
Thứ năm, tính khoa học, hợp lý, công bằng trong việc tổ chức, phân công lao động:
Người lao động thường là chủ trong gia đình và họ phải lo toan rất nhiều việc, nếu đảm
bảo được cuộc sống tiền lương hằng tháng, hoặc những khoản trợ cấp ưu đãi dành cho
những người giỏi trong công việc tạo cho họ động lực thì họ yên tâm sản xuất. Phân công
việc cho người lao động là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới bầu không
khí của tập thể sản xuất kinh doanh. Nếu sắp xếp nhân lực không phù hợp với công việc,

viii
không đánh giá đúng trình độ và năng lực của người lao động, độc đoán, chuyên quyền,
năng lực chuyên môn yếu kếm thì gây ra sự mất đoàn kết và hiệu quả kinh doanh không
cao nhưng họ làm việc trong môi trường yêu thích đúng chuyên môn làm cho bầu không
khí thoái mái nâng cao hiệu quả làm việc, nâng năng suất lao động.
Thứ sáu, sự tương đồng tâm lý: là sự phối hợp tối ưu những phẩm chất nhân cách của mọi
người trong hoạt động tập thể. Sự tương đồng tâm lý sẽ thuận lợi cho việc nâng cao năng
suất lao động và thỏa mãn sự hài lòng của các cá nhân.
*Khái niệm Dư luận tập thể:
Dư luận tập thể là những nhận xét, phán đoán của tập thể đem trao đổi với nhau trước một
sự kiện, hiện tượng nào đó.Nó cũng là hiện tượng tâm lí xã hội biểu thị thái độ phán xét,
đánh giá của quần chúng về các vấn đề mà họ quan tâm.
Ví dụ: Những tin đồn nhảm về vaccine khiến cơ thể con người xuất hiện từ tính,vaccine
có thể khiến phụ nữ vô sinh,vaccine có thể gây biến đổi gen, vaccine gắn chip để theo dõi
con người trong tập thể đang làm việc tại một công ty AAA. Một là làm chạm tiến độ làm
việc phát triển của công ty do chia tiêm vaccine không đủ điều kiện làm việc, hai là làm
cho các thành viên bối rối không biết có phải là sự thật tạo cho họ cảm giác lo lắng, sợ hãi
và bầu không khí trở nên tồi tệ.
1.4. Phân biệt dư luận và tin đồn. Nguyên nhân hình thành
1.4.1. Dư luận:
Dư luận là việc mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ, cảm xúc riêng với mức độ, sắc thái
khác nhau. Khi tất cả các thành viên trong một nhóm đều có đánh giá, nhận xét và biểu thị
thái độ cho cùng một vấn đề thì đó là dự luận.
Ví dụ: Vào năm 2010, trước dư luận xã hội về việc công ty bột ngọt Vedan xả nước thải
ra sông Thị Vải đã khiến cơ quan chức năng vào cuộc, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hoạt động kinh doanh của thương hiệu nổi tiếng này. Dư luận bắt đầu từ những người dân
sống quanh khu vực sông bị tác động trực tiếp bởi sự ô nhiễm không khí và nguồn nước,
sau đó lan ra toàn xã hội thông qua phương tiện truyền thông báo chí, mạng xã hội.
Dư luận là công cụ tác động tâm lý hữu hiệu trong hầu hết mọi trường hợp thường phản
ánh thực trạng chung của nhóm, qua đó nhà quản lý biết được tình hình hoạt động của
nhóm về thuận lợi, khó khăn cũng như xu thế phát triển. Dư luận được xem là một kênh
thông tin để nhà quản lý xem xét suy nghĩ, tình cảm chung của người lao động trước một
vấn đề cụ thể và điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời.
Dư luận hình thành qua một quá trình tiếp nhận thông tin, tham gia bàn luận đánh giá và
cuối cùng thống nhất hình thành nên thái độ chung của số đông. Dư luận xã hội được
phân loại thành hai dạng: dư luận chính thức và dư luận không chính thức.
Dư luận chính thức: là dư luận trước một sự việc chính thức, được công nhận, được đồng
tình ủng hộ và lan truyền bằng con đường chính thức.
Dư luận không chính thức: thường được hình thành và lan truyền một cách tự phát với
những thông tin chưa được kiểm chứng, không được sự ủng hộ của lãnh đạo.

Đặc điểm của dư luận:


- Có tính công chúng
- Liên hệ chặt chẽ với quyền lợi xã hội của cá nhân và nhóm xã hội
- Dễ dàng thay đổi
Chức năng của dư luận:
- Điều chỉnh các mối quan hệ trong tập thể.
- Kích thích, động viên các quá trình tâm lý xã hội tích cực trong tập thể.
- Chức năng giám sát hoạt động của chủ thể quản lý.
- Chức năng tư vấn.
- Chức năng giáo dục.
1.4.2. Tin đồn:
Tin đồn là trạng thái cảm xúc, đánh giá của nhóm người trước một vấn đề chưa được
kiểm chứng nhưng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của họ, được lan truyền từ người
này qua người khác. Đây là sản phẩm tâm lý xã hội, nó phụ thuộc nhiều vào trạng thái
tâm lý của cá nhân người tiếp nhận và đưa tin.

x
Ví dụ: Năm 2012, tin đồn trong sữa Vinamilk có đỉa xuất phát từ tỉnh Nghệ An lập tức lan
nhanh qua con đường truyền miệng và Internet. Cũng trong năm 2012, tin đồn có sinh vật
lạ trong sữa TH – True Milk tiếp tục rộ lên. Đây là những thương hiệu sữa Việt Nam vốn
đã kém lợi thế so với những dòng sản phẩm từ nước ngoài do tâm lý chuộng hàng ngoại
của người Việt, đặc biệt đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Những tin đồn này gây
hoang mang, lo lắng cho các gia đình sử dụng sản phẩm của những nhãn hàng trên và
gián tiếp đẩy giá các sản phẩm ngoại nhập lên cao hơn so với giá trị thực.
Tin đồn đôi khi nằm ngoài sự kiểm soát và gây bất lợi cho việc kinh doanh, nhưng trong
thực tế nhiều hình thức kinh doanh vẫn sử dụng hiện tượng tin đồn để có lợi. Tuy nhiên,
không phải tin đồn nào cũng gây bất ổn cho hoạt động kinh doanh, có thể thấy rất nhiều
thương hiệu nổi lên và đạt được doanh thu cao nhờ vào yếu tố tin đồn.
Ví dụ: Iphone 14 vẫn đang là một sản phẩm chưa ra mắt của hãng Apple nổi tiếng. Nhưng
những tin đồn về chức năng của dòng sản phẩm smartphone này đã lan rộng toàn thế giới
và gây tâm lý mong chờ, muốn sở hữu của người tiêu dùng toàn cầu. Chưa biết nó có thật
sự trở thành sản phẩm công nghệ bậc nhất như người ta mong đợi hay không nhưng có
thể khẳng định xu hướng tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ đối với chiếc điện
thoại này.
1.4.3. Nguyên nhân hình thành:
Giữa dư luận xã hội và tin đồn có sự giống nhau tương đối, chúng đều là những kết cấu
tinh thần, tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã hội nhất định. Trong cấu trúc đều có cả
thành phần trí tuệ lẫn cảm xúc và ý chí. Từ một sự việc, sự kiện ban đầu có liên quan đến
lợi ích, cảm xúc của một số người được tổ chức lại theo những quy luật tâm lý – xã hội
nhất định. Các yếu tố như nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp chi phối rất
mạnh mẽ trong quá trình hình thành dư luận xã hội và tin đồn. Chúng đều lan truyền
nhanh và dễ biến dạng, trên thực tế một số tin đồn chuyển thành dư luận xã hội.
Dư luận xã hội và tin đồn có những khác nhau căn bản dựa theo các tiêu chí: về nguồn
gốc, về cơ chế hình thành, về hình thức lan truyền và về bản chất.
- Về nguồn gốc:
Tin đồn xuất phát từ sự kiện có thật bị làm méo mó đi, thật một phần hoặc hoàn toàn do
chủ thể truyền tin bịa đặt, tưởng tượng ra, mức độ sự thật rất ít.
Dư luận xã hội xuất phát từ những sự kiện có thật và có mức độ chính xác nhiều hơn.
- Về cơ chế hình thành:
Tin đồn có thể bị nhào nặn, bóp méo bởi khuynh hướng cá nhân của người truyền tin. Nó
thường mang đậm màu sắc chủ quan của đối tượng truyền tin.
Dư luận xã hội được hình thành thông qua quá trình giao tiếp, trao đổi, tranh luận giữa
các cá nhân trong cộng đồng. Quan điểm cá nhân là một ý kiến nhỏ trong ý kiến chung.
- Về hình thức lan truyền:
Tin đồn thường được lan truyền theo con đường không chính thức, bí mật, ngầm ẩn.
Dư luân xã hội lan truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, chữ viết, bí mật,
công khai và không chính thức.
- Về bản chất:
Tin đồn chỉ là thông tin đơn thuần về sự việc, hiện tượng theo lối mô tả, kể lại, chứa đựng
nhiều thiên kiến.
Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá biểu thị thái độ đồng tình hay phản đối của cộng
đồng đối với sự kiện, hiện tượng.
CHƯƠNG II: VẬN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀO THỰC TIỄN
2.1. Biện pháp xây dựng BKKTL tích cực trong tập thể.
-Dân chủ hóa hoạt động của tập thể lao động Ở sư phạm nhà trường:
Người lãnh đạo tài ba là người tìm mọi cơ hội cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường
được tự do dân chủ. Tự do dân chủ là nhu cầu cần thiết, thúc đẩy các thành viên nhiệt tình
công tác, vì vậy nhà trường đã chú trọng đến việc dân chủ hoá trong trường học. Cuối
năm học cần tổ chức cho giáo viên tự đăng kí nguyện vọng công việc, nguyện vọng dạy
lớp nào?
-Thực hiện công khai trong hoạt động của người lãnh đạo:
Trong việc tạo dựng một chính phủ con người quản lý con người, khó khăn lớn nằm ở chỗ
trước hết phải bảo đảm chính phủ kiểm soát được những người phải quản lý và tiếp theo

xii
bảo đảm chính phủ phải kiểm soát được chính bản thân mình” (Madison James, 1788).
Công khai, Minh bạch và Trách nhiệm giải trình được coi là một trong những công cụ để
kiểm soát quyền lực của nhà nước, theo đó Nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực
công phải công khai, minh bạch và giải trình về hoạt động của mình với toàn thể xã hội và
công chúng.
-Duy trì quan hệ bình đẳng được thể hiện trong phân công lao động, đánh giá kết quả hoạt
động, khen thưởng, kỷ luật:
Mỗi nước thành viên, bằng những biện pháp thích hợp với các phương pháp hiện hành
trong việc ấn định mức trả công, phải khuyến khích, và trong chừng mực phù hợp với các
phương pháp ấy, bảo đảm việc áp dụng cho mọi người lao động nguyên tắc trả công bình
đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau.Xóa
bỏ phân biệt đối xử về giới.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực, động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân,
tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh; khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích
bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.Bên cạnh việc khen thưởng thì đi đôi với kỷ luật những trường hợp sai phạm.
-Duy trì pháp chế trong hoạt động quản lý:
Hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải phù hợp với mục đích, nội dung và yêu cầu
của văn bản quy phạm pháp luật. Nếu vi phạm sẽ dẫn đến hoạt động tuỳ tiện, không thống
nhất, chủ quan duy ý chí của các chủ thể có thẩm quyền…
Các cơ quan Nhà nước chỉ được hoạt động trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui
định, không được tiến hành các hoạt động vượt quá hay thu hẹp giới hạn thẩm quyền của
mình.
Khi thực hiện hoạt động quản lý nhà nước, cơ quan Nhà nước thường ban hành các văn
bản quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước để quyết định những vấn đề thuộc
phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó:
+ Các văn bản này phải có nội dung hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Chỉ hết hiệu lực khi bị thay thế, hủy bỏ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà
nước phải dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc pháp luật hóa Các hoạt động được thực hiện bởi cơ quan chuyên hay không
chuyên trách nhằm duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật, như hoạt động thanh tra, kiểm tra,
kiểm sát…
+ Là cơ sở để chủ thể thực hiện quyền chủ động khi tham gia đảm bảo pháp chế xã hội
chủ nghĩa và kỷ luật Nhà nước.
+ Là cơ sở buộc các đối tượng có hành vi xâm phạm pháp chế mà kỷ luật nhà nước không
được cản trở hay trốn tránh trách nhiệm khi bị áp dụng các biện pháp trách nhiệm mà Nhà
nước đã qui định.
2.2.Biện pháp xây dựng dư luận lành mạnh, tích cực trong tập thể.
2.2.1.Thông qua uy tín của người lãnh đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội
Cùng một nội dung phát ngôn nhưng nếu đó là phát ngôn của một giáo sư, một nhà khoa
học hay một chính khách (có uy tín) thì người ta tin hơn là phát ngôn của một sinh viên
hay của một nhân viên bình thường. Trong một cơ quan, một tập thể, một nhóm xã hội, họ
chính là người lãnh đạo, quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín.Trong các tôn giáo, họ là
các chức sắc tôn giáo (cha cố, nhà tu hành). Trong các dân tộc thiểu số miền núi họ là già
làng, trưởng bản, còn ở nông thôn họ có thể là các trưởng họ tộc, người cao tuổi... Những
người thủ lĩnh này có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xã hội diễn ra tại cơ
quan, đơn vị hoặc trong nhóm xã hội, trong tập thể.Đặc biệt, khi định hướng dư luận xã
hội về những vấn đề quan trọng, nhạy cảm cần cử những người có địa vị cao, có uy tín
lớn phát ngôn để công chúng nhanh chóng có sự chấp nhận.
2.2.2.Thông qua sinh hoạt, hội họp của các tổ chức
Cuộc họp của các tổ chức bao gồm (tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề
nghiệp...) là một kênh truyền thông, một phương tiện tác động tư tưởng cho nên, chúng
cũng là một kênh, một phương tiện có thể sử dụng để định hướng dư luận xã hội. Định

xiv
hướng dư luận xã hội qua kênh này có ưu thế nổi trội là nhanh chóng và trực tiếp đến từng
nhóm đối tượng sinh hoạt trong cùng một tổ chức. Để định hướng dư luận xã hội kịp thời,
trực tiếp, trong sinh hoạt, hội họp của các tổ chức cần thực hiện tốt quá trình mang tính
hai chiều sau: Thứ nhất, truyền đạt, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, những thông
tin chính thức, chính thống, những thông tin đã được chọn lọc kỹ càng; Thứ hai, đấu
tranh, phản bác những quan điểm, tư tưởng, ý kiến lệch lạc, tin đồn nhảm, luận điểm phản
tuyên truyền, sai trái, xuyên tạc,…
2.2.3.Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng
Với các chức năng và ưu thế của mình, các phương tiện truyền thông đại chúng, chủ yếu
là báo chí, tham gia định hướng dư luận xã hội với các phương thức sau:
- Tham gia quảng bá sự kiện, hiện tượng để đông đảo tầng lớp xã hội được biết và bày tỏ
thái độ.
- Cung cấp thông tin đa dạng, nhiều chiều, sâu sắc giúp quá trình đánh giá của công chúng
đối với sự kiện, hiện tượng khách quan hơn.
- Tham gia vào quá trình hình thành quan điểm, cách đánh giá đối với sự kiện hiện tượng
thông qua quá trình bình luận.
- Phân tích, làm sáng tỏ mối liên hệ của sự kiện, hiện tượng với lợi ích của cộng đồng,
quốc gia hay nhóm xã hội.
- Khơi nguồn, tạo lập dư luận xã hội. Tuy nhiên, khi tham gia tạo lập dư luận xã hội, các
phương tiện truyền thông phải lựa chọn thông tin, phải đứng trên lợi ích giai cấp, dân tộc,
quốc gia để lựa chọn chứ không được đứng trên lợi ích cá nhân.
- Góp phần tạo nên ở công chúng cách đánh giá vừa khách quan, vừa dân chủ, tạo nên
tính tự giác cho quá trình tiếp nhận thông tin và hình thành dư luận xã hội tích cực.
Theo quy luật uy tín như đã nêu trên, khi sử dụng báo chí để định hướng dư luận xã hội,
phải mời được những nhà báo, những tờ báo có uy tín tham gia, những người lãnh đạo,
quản lý, những thủ lĩnh dư luận phát ngôn trên báo chí.
2.2.4.Thông qua các phong tục, tập quán
Phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú. 54 anh em dân tộc trải
dài trên khắp mọi miền đất nước hình chữ S, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa, những
phong tục khác nhau. Từ xa xưa, mỗi con người Việt Nam đều gắn bó tha thiết với xóm
làng, quê hương trên cơ sở đồng lòng, nhất trí với nhau. Chính vì vậy, phong tục tập quán
của Việt Nam đa dạng là thế nhưng chưa bao giờ mất đi những nghi thức cho đến tận bây
giờ. Nhờ những phong tục tập quán và những nét văn hóa đặc trưng mà dư luận xã hội
biết và quan tâm đến, dư luận xã hội đã lang truyền trong tập thể chúng ta và khách mọi
nơi.
2.2.5.Thông qua tính tổ chức truyền thống và xã hội
Dư luận xã hội truyền thống là một cộng đồng trong đó mọi thứ được chi phối bởi các giá
trị. Việc bảo tồn nhiều truyền thống trong một bất động sản như vậy được chú ý nhiều
hơn so với sự phát triển của chính quan hệ đối tác. Một đặc điểm đặc trưng của xã hội
truyền thống là sự hiện diện của một hệ thống phân cấp cứng nhắc và sự tồn tại của một
sự phân chia rõ ràng thành các giai cấp.
Công chúng truyền thống là nông nghiệp. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế rằng
công việc trên trái đất là một phần của các giá trị lâu đời là đặc trưng của loại hệ thống xã
hội này. Ở dạng nguyên bản, đẳng cấp truyền thống được bảo tồn ở một số bang của Châu
Phi, Châu Á và Đông.

CHƯƠNG III: PHẦN KẾT LUẬN


Trong hoạt động lao động sản xuất, việc con người liên kết với nhau thành những nhóm,
tập thể để cùng nhau tiến hành những hoạt động lao động chung cũng là một yếu tố khách
quan. Nó có tác dụng thúc đẩy toàn bộ cuộc sống, hành vi, quan hệ xã hội của mọi người

xvi
trong nhóm nó góp phần qui định sự nảy sinh tính tích cực thực hiện những nhiệm vụ của
từng thành viên trong nhóm xã hội. Ở một tập thể lao động thì bầu không khí tâm lý trong
tập thể đó có một ý nghĩa quan trọng vì nó quyết định sự phát triển, cố kết hay xung đột
của các thành viên trong tập thể. Cũng như trong hoạt động lao động sản xuất thì bầu
không khí tâm lý chính là nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa người lao động đối với công việc thì việc người lao
động được phân công, sắp xếp làm những công việc sao cho phù hợp với khả năng, năng
lực và hứng thú của mình đồng thời người lao động nên được đánh giá đúng công sức,
năng lực mà họ đã bỏ ra sẽ là nhân tố quan trọng để tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực,
thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại
nếu ở một tập thể mà bâu không khí tẻ nhạt, căng thẳng thì sẽ tạo ra cảm xúc và tâm trạng
tiêu cực, khó chịu cho từng thành viên. Nếu vậy thì sẽ hình thành ra các nhóm không
chính thức và đối nghich với tập thể và có thể tạo ra những thành quả không tốt, không
như mong đợi. Qua phân tích trên chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của bầu không khí
tâm lý đối với kết quả lao động của từng người lao động nói riêng và toàn tập thể lao
động nói chung.
Tóm lại, bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Và cũng
chính bởi tính chất và mối quan hệ chặt chẽ của bầu không khí tâm lý đối với tâm trạng
của cả tập thể nói chung và của từng cá nhân nói riêng, do đó, bầu không khí tâm lý có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động chung của tập thể, hay nói cách khác, nó ảnh
hưởng một cách gián tiếp tới năng suất lao động của tập thể. Việc hình thành một bầu
không khí tâm lý tốt đẹp không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà con là một nhiệm vụ vô cùng
phức tạp vì nó đòi hỏi sự cố gắng của các thành viên trong tập thể. Nhận thức được đầy
đủ và sâu sắc nghĩa của bầu không khí tâm lý sẽ là một lợi thế đối với bất kỳ nhà quản lý
nào mong muốn nâng cao được thành tích lao động của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

https://123docz.net/document/401819-xay-dung-bau-khong-khi-tam-ly.htm

[2]

https://lytuong.net/bau-khong-khi-tam-ly-la-gi/

https://iae.ufm.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/iae/Ky%20nang%20mem/De
%20cuong/9.Tam%20ly.pdf

ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh, ThS. Lê Nữ Diễm Hương (biên soạn). (2019). Tâm lý học
ứng dụng trong kinh doanh . Bậc đại học, cao đẳng chương trình Chất lượng cao, Đặc biệt
và Quốc tế.

[3]

https://www.slideshare.net/tocxanh08/giao-trinh-tamlyquantri6786

[4]

https://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/phan-biet-du-luan-xa-hoi-va-tin-don.aspx

http://maynenkhikhongdau.net/rumor-la-gi-tin-don-la-gi

Nguyễn Võ Huệ Anh, Lê Nữ Diễm Hương ( Biên soạn). (2019). Tâm lý học ứng dụng
trong kinh doanh, Bậc đại học, cao đẳng, Trường Đại học Tài chính – Marketing
Tp.HCM.

[5]

http://skkn.vn/skkn-mot-so-bien-phap-xay-dung-bau-khong-khi-trong-tap-the-su-pham-
than-thien-1554/

xviii
http://skkn.vn/skkn-mot-so-bien-phap-xay-dung-bau-khong-khi-trong-tap-the-su-pham-
than-thien-1554/

https://luatduonggia.vn/cac-yeu-cau-doi-voi-viec-dam-bao-phap-che-trong-quan-ly-hanh-
chinh-nha-nuoc/

[6]

https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/mot-so-phuong-phap-dinh-huong-du-luan-xa-hoi-
116577

https://www.vntrip.vn/cam-nang/cac-le-hoi-phong-tuc-tap-quan-dac-trung-cac-dan-toc-
viet-nam-108374

https://status-lady.ru/vi/tradicionnoe-obshchestvo-tipy-obshchestva

[7]

https://ytuongviet.org.vn/tin-tong-hop/bau-khong-khi-tam-ly-xa-hoi-va-vai-tro-cua-no-
trong-tap-the-san-xuat-149.html

You might also like