You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


--------

NHỮNG NÉT MỚI TRONG VĂN HÓA


CỦA TẬP ĐOÀN MICROSOFT

MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


Giảng Viên: Thầy Phan Đình Quyền

Nhóm 5 – Lớp 221VH0106 (Sáng Thứ 5)

Danh sách nhóm 5

Họ và tên MSSV
1. Trần Nguyễn Như Ý K214070489
2. Phan Anh Đào K214070454
3. Trần Yến Nhi K214070467
4. Phạm Ngọc Tân K214070471
5. Lê Trọng Thái K214071786
DANH SÁCH VÀ BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM

TỰ ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ CỦA


STT MSSV HỌ TÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM GIẢNG VIÊN

1 K214070489 Trần Nguyễn Như Ý 10 10


2 K214070454 Phan Anh Đào 10 10
3 K214070467 Trần Yến Nhi 10 10
4 K214070471 Phạm Ngọc Tân 10 10
5 K214071786 Lê Trọng Thái 10 10
GHI CHÚ
Rất tốt: 10 – Tốt: 9 – Bình thường: 8 – Không đóng góp: 0
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................2
1. Giới thiệu về tập đoàn Microsoft .............................................................................3
1.1 Giới thiệu chung về Microsoft ...............................................................................3
1.2 Phạm vi hoạt động ..................................................................................................4
2. Văn hóa tập đoàn Microsoft .....................................................................................5
2.1. Artifacts - Các cấu trúc hữu hình ..........................................................................5
2.1.1 Sản phẩm..........................................................................................................5
2.1.2. Logo của Microsoft.........................................................................................8
2.1.3 Microsoft và những câu chuyện kể ..................................................................9
2.2 Espoused Values - các giá trị được đồng thuận ...................................................10
2.2.1 Sứ mệnh - Mission .........................................................................................10
2.2.2 Tầm nhìn - Vision ..........................................................................................12
2.2.3 Giá trị cốt lõi - Core Values ...........................................................................13
2.2.4 Strategy - Chiến lược kinh doanh ..................................................................15
2.2.5 Philosophy - Triết lý của doanh nghiệp .........................................................16
2.3 Basic Underlying Assumptions - Quan niệm ẩn cơ bản ......................................22
2.3.1 Dimension 2: Uncertainty avoidance - Tính cẩn trọng..................................22
2.3.2 Dimension 4: Assumptions about human relationship - Quan niệm ẩn về bản
chất của mối quan hệ giữa người với người ...........................................................23
3. Văn hóa lãnh đạo của tập đoàn Microsoft ............................................................ 28
3.1 Văn hóa lãnh đạo của Bill Gates ..........................................................................28
3.2 Văn hóa lãnh đạo của Satya Nadella ....................................................................31
4. Bài học kinh nghiệm ................................................................................................ 34
4.1 Những nét mới trong văn hóa Microsoft.............................................................. 34
4.2 Doanh nghiệp khác học được gì từ văn hóa doanh nghiệp của Microsoft...........42
KẾT LUẬN ..................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tạo điều kiện
cho chúng em học tập, nghiên cứu môn “Văn hóa doanh nghiệp” trong suốt học kỳ vừa
qua. Và đặc biệt, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy
Phan Đình Quyền đã tận tình trong việc giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu
cũng như quan tâm, giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong thời gian
tham gia lớp học của thầy, chúng em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập nghiêm túc, hiệu quả. Đây sẽ là hành trang tri thức quý giá để chúng em vững
bước trên con đường học tập và phát triển sau này.
Nhóm chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức được dạy để hoàn thành
bài tiểu luận với đề tài “Phân tích những nét mới trong văn hóa của Tập đoàn
Microsoft”. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm
thực tế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý, sửa đổi bổ sung của thầy để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện
hơn.
Lời cuối cùng, chúng em kính chúc thầy những điều tốt đẹp nhất.

Nhóm sinh viên thực hiện tiểu luận


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022.

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày, “văn hoá” là một trong những cụm từ thông dụng nhất,
luôn tồn tại sẵn trong tiềm thức của mỗi người. Vì vậy theo logic, văn hoá phải là một
khái niệm hết sức đơn giản, hiển nhiên. Thực tế hoàn toàn ngược lại, văn hoá là một
khái niệm hết sức phức tạp, hàm chứa nhiều nội dung, khía cạnh và cách biểu hiện rộng
hẹp khác nhau.
Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên
hoạt động theo một tôn chỉ mục đích và lợi ích chung tương đối độc lập so với doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp tất yếu sẽ được hình thành
và phát triển như một yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp đó trong quá trình kinh doanh.
Chỉ từ những năm 90 của thế kỷ trước, người ta mới bắt đầu chú ý và đi sâu nghiên cứu
những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát
triển của doanh nghiệp.
Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thu thông
tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại
được. trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì một trong các nguồn lực của doanh
nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên rất nhiều lần
các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. vẽ một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết
các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát
huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiệp diễn ra một
cách trôi chảy, quá trình kinh doanh thuận lợi, khi xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp.
Tập đoàn Microsoft là một tập đoàn có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, rất
chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày
đầu thành lập. Có thể nói, tập đoàn Microsoft đã xây dựng và tạo lập được nền văn hóa
mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực công nghệ xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp.

2
1.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN
MICROSOFT
1.1 Giới thiệu chung về Microsoft

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond,
Washington, chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên
diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi
Bill Gate và Paul Allen vào ngày 04/04/1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là
hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là “một trong những công
ty có giá trị nhất trên thế giới”.
Được thành lập đề phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800,
Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-
DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị
trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 nhà tỷ phú và 12000 nhà triệu phú trong công
ty. Kể từ thập kỷ 90, công ty bắt đầu đa dạng hóa hoạt động và tiến hành mua lại nhiều
công ty khác. Trong năm 2011, Microsoft mua thành công Skype với giá lớn nhất từ
trước đến nay là 8.5 tỷ USD.

3
Trong năm 2012, Microsoft chiếm ưu thể trên cả hai thị trường hệ điều hành PC và
bộ phần mềm văn phòng (đứng thứ hai với Microsoft Office). Công ty sản xuất trên quy
mô lớn những phần mềm cho máy tính để bàn và máy chủ. hoạt động trong lĩnh vực tìm
kiếm trực tuyến (với Bing), tham gia ngành công nghiệp video game (với máy chơi game
Xbox 360), thị trường dịch vụ kỹ thuật SỐ (với MSN), và điện thoại di động (với hệ
điều hành Windows Phone). Trong tháng 6 năm 2012, Microsoft tuyên bố họ sẽ trở
thành nhà cung cấp PC cho thị trường với sự kiện cho ra đời máy tính bảng Microsoft
Surface.
1.2 Phạm vi hoạt động

Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 102 quốc
gia (2007) và được phân loại thành 6 khu vực:
(1) Bắc Mỹ.
(2) Châu Mỹ Latinh.
(3) Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi.
(4) Nhật Bản.
(5) Châu Á Thái Bình Dương.
(6) Trung Quốc
4
2.VĂN HÓA TẬP ĐOÀN MICROSOFT

2.1. Artifacts - Các cấu trúc hữu hình


Ở cấp độ này văn hóa của Microsoft có thể nhìn thấy trong lần đầu tiên tiếp xúc. Và
dưới đây là những yếu tố mà người ta nhìn thấy điều đó.
2.1.1 Sản phẩm:
Microsoft có những sản phẩm tạo nên tên tuổi của mình với sự thống trị gần như
là tuyệt đối của bộ đôi mang tên Windows và Office
• Hệ điều hành Windows
Đây là sản phẩm trụ cột của Microsoft.

Hệ điều hành Windows cập nhật và phát triển theo các thời kỳ với các dòng
khác nhau. Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows được chính thức ra đời
năm 1985 với tên gọi Windows 1.0. Và Windows XP là sự giao thoa tốt nhất giữa
các phiên bản Windows trước đó. Từ đây, Windows đã thay đổi một cách chóng
mặt, chính thức là một nền tảng độc lập, xóa bỏ rào cản hoạt động dựa dẫm trên
một hệ điều hành khác và khắc phục các hạn chế đã từng xuất hiện trên Windows
trước đó.

5
Sau này Windows đã trải qua nhiều phiên bản mới và đã gặt hái rất nhiều
thành công trong đó phải kể đến Windows 7, Windows 8 và 8.1, Windows 10.
Mới đây nhất Microsoft đã cho ra mắt toàn thế giới phiên bản mới nhất của
Windows: Windows 11.
• Microsoft Office
Chúng ta không còn quá xa lạ với các ứng dụng Microsoft Office. Sau thời
gian dài không ngừng cải tiến thì Office 365 ra đời. Đây là một phiên bản Office
hoàn hảo với sự kết hợp giữa bộ công cụ văn phòng truyền thống Office và các
ứng dụng trên mây giúp Office 365 trở thành một nền tảng ứng dụng văn phòng
mẫu mực cho thời đại số hiện nay.

6
Dành cho hệ thống máy chủ

Microsoft đưa ra bộ phần mềm dành cho máy chủ là Microsoft Servers, HDH máy
chủ Windows Server 2008, Windows Server 2012 và các sản phẩm như: SQL Server,
Exchange Server, BiZTalk Server, Systems Management Server, Small Business
Server.
Công cụ phát triển

Microsoft Visual Studio - bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, giúp đơn giản
hóa các chức năng tạo, sửa lỗi và triển khai phần mềm cho Windows, Microsoft Office
và trang Web.

7
Dịch vụ trực tuyến

Bao gồm MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail,
Windows Live Messenger,...
Thông qua các sản phẩm của mình, Microsoft đã thể hiện giá trị của doanh nghiệp
mang lại cho cộng đồng.
2.1.2. Logo của Microsoft
Doanh nghiệp nào cũng có cho mình những nét riêng để nhận diện. Và Microsoft
cũng không ngoại lệ. Bằng những nét riêng ấy họ đã truyền tải văn hóa của doanh nghiệp
họ đến với mọi người.
Logo là một trong những cách mà các doanh nghiệp tạo ra nét riêng của mình. Do đó
Microsoft cũng có logo cho riêng họ.
Thông qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì logo của Microsoft cũng đã
thay đổi theo thời gian. Dưới đây logo quen thuộc của Microsoft, ấn tượng trong mắt
của mọi người.

8
Microsoft logo sử dụng 4 ô vuông với 4 màu sắc tựa như ô cửa sổ đa sắc màu. Theo
như lý giải của tập đoàn thì 4 ô vuông trong logo đại diện cho sự đa dạng trong danh
mục được đầu tư của tập đoàn. Nó đại diện cho bốn sản phẩm chính của Microsoft:
Windows (xanh lam), Office (đỏ), Xbox (xanh lục) và Bing (vàng). Ngoài 4 màu đại
diện cho 4 ô vuông nêu bật sự đa dạng của tập đoàn, 4 màu sắc còn mang nhiều thông
điệp khác.
Bên cạnh việc truyền tải thương hiệu thì logo mới này của họ còn mang đến một sự
hiện đại, tạo ấn tượng về sự đơn giản và dễ nhận biết. Biểu tượng này của Microsoft tạo
ra sự đột phá trong thiết kế logo và nâng cao độ nhận diện của thương hiệu.
2.1.3 Microsoft và những câu chuyện kể
Trước giờ, sự tồn tại của doanh nghiệp chỉ xoay quanh hai chữ “sản phẩm”, nên họ
chỉ tìm mọi cách để bán được “sản phẩm”. Mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ với những doanh
nghiệp vận hành và quản trị tốt. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng được như
vậy. Đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay, mxh ngày càng phát triển thì cách mà các
doanh nghiệp kể cho mọi người nghe câu chuyện của họ sẽ giúp họ nâng cao độ nhận
diện, từ đó thu hút được nhân viên và khách hàng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng
công khai thừa nhận rằng nghệ thuật kể chuyện từ lâu đã ngấm sâu vào trong văn hóa
của họ, ngay cả khi điều này chỉ là một kế hoạch marketing nhằm bắt kịp xu hướng thị
trường.
“Chúng tôi tự kể câu chuyện của mình để câu chuyện sống mãi.” đó là câu nói mà
Joan Didion đã viết vào năm 1979 nhưng điều này vẫn luôn đúng. Cho tới tận ngày nay
rõ ràng cách mà các doanh nghiệp kể cho chúng ta nghe câu chuyện của họ đã làm cho
chúng ta ấn tượng với doanh nghiệp đó. Và Microsoft đã làm rất tốt điều ấy. Từ cách
mà người lãnh đạo của họ, Bill Gates kể về quá trình đi đến sự thành công của ông hay
những mẫu chuyện về văn hóa của công ty họ. Họ thành công khi nắm bắt tâm lý của
mọi người để kể những câu chuyện khán giả muốn nghe từ đó nâng cao độ nhận diện
thương hiệu.
Khách hàng cũng ngày càng muốn biết nhiều hơn về doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều
công ty, không chỉ riêng Microsoft đã dựa vào tâm lý này của khách hàng để mang đến
những câu chuyện đầy thẳng thắn. Steve Clayton, trên cương vị Giám đốc kể chuyện,
ông từng chia sẻ: Khi ra mắt Window 10, thay vì theo cách truyền thống là họ ăn mừng
thật hoành tráng thì họ lại lựa chọn một cách riêng để đánh dấu sự kiện này. Họ đã mang
9
nền tảng công nghệ mới của họ đến một ngôi làng ở Kenya để chia sẻ nó với một vài
doanh nghiệp địa phương, những người đầu tiên mang wifi về cho làng. Ngày hôm ấy,
họ ăn mừng vì những lợi ích mà công nghệ mang lại cho hơn 30.000 người dân tại nơi
đây chứ không phải vì chuyện ra mắt sản phẩm mới.

Thông qua câu chuyện kể trên Microsoft đã truyền đạt thành công văn hóa của doanh
nghiệp mình đến với cộng đồng. Đôi khi, chúng ta rất dễ đắm chìm vào cảm giác hân
hoan sau một chiến dịch hay sản phẩm thành công, nhưng niềm vui sướng sẽ còn tăng
lên gấp bội nếu chúng ta thực sự nghe và chứng kiến được tác động mà những sản phẩm
này mang lại cho cộng đồng.
Đó là sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện trong kinh doanh. “Có thể nói, thách thức
lớn nhất chính là phải luôn đáp ứng các tiêu chí khắt khe của một câu chuyện hay”,
Clayton chia sẻ. Hình thức kể chuyện trong Microsoft giờ đây đã phát triển đến mức đội
ngũ của Clayton vẫn đều đặn tổ chức hội nghị kể chuyện hằng năm. Yếu tố kỷ luật và
nghệ thuật kể chuyện đã trở thành một phần không thể thiếu với cách vận hành của
Microsoft.
Tuy nhiên thì trong 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp thì cấp độ này dễ thay đổi
và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự.
2.2 Espoused Values - các giá trị được đồng thuận
2.2.1 Sứ mệnh – Mission

10
“To empower every person and every organization on the planet to achieve
more.” - “Trao quyền để mọi cá nhân và mọi tổ chức trên hành tinh đạt được nhiều
thành tựu hơn.”

Đây là sứ mệnh chính thức mới do CEO của Microsoft Satya Nadella trong một bức
thư điện tử gửi tới toàn thể nhân viên đã đưa ra tuyên bố sứ mệnh kinh doanh mới của
tập đoàn này với thông điệp giúp thế giới đạt được nhiều thành tựu hơn. Dưới thời
Nadella, Microsoft đã sửa đổi tuyên bố sứ mệnh của mình, đó là "trao quyền để mọi cá
nhân và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều thành tựu hơn", thay vì "một PC
trên mọi bàn làm việc và trong mọi gia đình, chạy phần mềm Microsoft" như trong triều
đại Bill Gates. Ông nói rằng đó là một nhiệm vụ lâu dài, thay vì một mục tiêu tạm thời.
Mục tiêu chính của ông là biến văn hóa doanh nghiệp của Microsoft trở nên coi trọng
việc học hỏi và phát triển liên tục.
Sứ mệnh trên của Nadella được xây dựng trên một vài khẩu hiệu marketing ở
Microsoft mà ông đưa ra kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 2 năm 2014. Ví dụ, “cá
nhân hơn máy tính” - đó là cách Microsoft chấp nhận cho tất cả mọi người kết nối các
thiết bị với nhau qua Internet. Giải pháp này là một trong những chiến lược cốt lõi mà
Nadella tin rằng nó sẽ giúp “gã khổng lồ” phần mềm trở thành nhân vật chính trong thế
giới “điện thoại di động đầu tiên, điện toán đám mây đầu tiên”. Trên hết, Microsoft sẽ
“tái sáng tạo các dịch vụ năng suất trong thế giới số, có khả năng chạy trên mọi thiết
bị”, và điều đó sẽ hấp dẫn khách hàng trong cả công việc và đời sống hàng ngày. Những
trải nghiệm này sẽ được hỗ trợ bởi nền tảng điện toán đám mây của công ty, và được
thể hiện tốt nhất với nền tảng thiết bị Windows.
Để đạt được điều này, Nadella cho biết công ty cần “một nền văn hóa trong phát
triển tư duy”. Trong lá thư của mình, ông nêu ra 3 lĩnh vực mà Microsoft nên tập trung
11
vào “khách hàng trên hết”, “đa dạng và hòa nhập”, và làm việc cộng tác trên tinh thần
“One Microsoft”. Đồng thời trong lá thư nhắc lại nhiều thay đổi đang được thực hiện,
trong đó có trọng tâm vào thiết bị di động và đám mây. Thông điệp cũng giải quyết sự
tiến hóa trong văn hóa của Microsoft khi công ty đang cố gắng trở nên nhạy bén và linh
hoạt hơn.
Đánh giá về tuyên bố sứ mệnh của Microsoft: Tuyên bố sứ mệnh của Microsoft
trình bày phạm vi toàn cầu và ý tưởng chung về đề xuất giá trị của công ty. Tuy nhiên,
sứ mệnh đưa ra lại chưa xác định rõ ràng doanh nghiệp về bản chất của nó và những gì
nó sẽ làm với tư cách là một nhà cung cấp công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến.
Tuyên bố sứ mệnh tốt nhất nên cho thấy một ý tưởng chung về bản chất của doanh
nghiệp, hoạt động cũng như mục đích và mục tiêu của nó. Ví dụ: tuyên bố sứ mệnh có
thể chỉ rõ rằng công ty cung cấp công nghệ thông tin để trao quyền cho mọi người và tổ
chức. Ngoài ra, Microsoft có thể tuyên bố đổi mới nhanh chóng như một chiến lược để
phát triển các sản phẩm mà khách hàng cần.
2.2.2 Tầm nhìn - Vision
“To help people and businesses throughout the world realize their full
potential.” - “Giúp cho những cá nhân và doanh nghiệp trên thế giới nhận ra được năng
lực của họ.”

12
Thông qua tuyên bố tầm nhìn chúng ta có thể nhận thấy cách Microsoft nỗ lực hết
mình để khơi dậy những thay đổi tích cực trong khách hàng của mình. Chúng ta có thể
xác định các yếu tố sau từ tuyên bố tầm nhìn này:
• Value proposition - Đề xuất giá trị: To help realize their full potential.
• Target market - Thị trường mục tiêu: People and businesses throughout the
world.
Các yếu tố của tầm nhìn có liên quan trực tiếp đến các yếu tố của tuyên bố sứ mệnh
của công ty, cho thấy Microsoft tập trung vào đề xuất giá trị và thị trường mục tiêu của
mình. Ví dụ, tuyên bố tầm nhìn chỉ rõ rằng đề xuất giá trị của công ty là các sản phẩm
công nghệ thông tin của Microsoft có thể giúp khách hàng phát huy hết tiềm năng của
họ. Điều này có nghĩa là người dùng cá nhân và các tổ chức sẽ là trọng tâm trong chiến
lược phát triển sản phẩm của tập đoàn công nghệ này.
Tuyên bố tầm nhìn doanh nghiệp của Microsoft cũng chỉ rõ thị trường mục tiêu. Khi
tuyên bố "con người và các doanh nghiệp trên toàn thế giới", cho thấy công ty đã xác
định thị trường mục tiêu của mình bao gồm mọi cá nhân và tổ chức kinh doanh trên thế
giới.
Đánh giá về tầm nhìn của Microsoft: Tuyên bố tầm nhìn của Microsoft cho thấy
thị trường mục tiêu và giá trị sản phẩm đem đến cho khách hàng. Tuy nhiên, tầm nhìn
của công ty thiếu chi tiết để hướng dẫn sự phát triển chiến lược của tổ chức. Tuyên bố
tầm nhìn lý tưởng sẽ mô tả một tình huống mong muốn trong tương lai của Microsoft.
Do đó, có một khuyến nghị đưa ra là sửa đổi tuyên bố tầm nhìn hiện tại của công ty bằng
cách thêm thông tin về tương lai doanh nghiệp đang hướng tới và cách đạt được tương
lai này. Ví dụ: tuyên bố tầm nhìn doanh nghiệp của Microsoft có thể trình bày thông tin
về vị trí dẫn đầu thị trường mong muốn, cũng như các kế hoạch chiến lược chung để đạt
được vị trí như vậy cho doanh nghiệp.
2.2.3 Giá trị cốt lõi - Core Values
Respect: We recognize that the thoughts, feelings, and backgrounds of others are as
important as our own.
(Tôn trọng: Chúng tôi nhận ra rằng suy nghĩ, cảm xúc và lý lịch của người khác
cũng quan trọng như suy nghĩ của chúng tôi.)

13
Integrity: We are honest, ethical, and trustworthy.
(Liêm chính: Chúng tôi trung thực, đạo đức và đáng tin cậy.)

Accountability: We accept full responsibility for our decisions, actions, and results.
(Trách nhiệm giải trình: Chúng tôi chấp nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về các
quyết định, hành động và kết quả của mình.)

14
2.2.4 Strategy - Chiến lược kinh doanh

Proactive and Reactive Product Strategy of Microsoft - Chiến lược sản phẩm
chủ động và phản ứng của Microsoft.
Đổi mới là cốt lõi của mọi công ty công nghệ. Tuy nhiên, Microsoft thể hiện sự đổi
mới thông qua cách tiếp cận chủ động và phản ứng với chiến lược sản phẩm. Tương tự
như chiến lược kinh doanh của Apple, Microsoft tiếp cận nghiên cứu và phát triển bằng
cách lấy thông tin chuyên sâu hoặc tín hiệu từ các sản phẩm hiện có và xu hướng mới
nổi trên thị trường để phát triển và giới thiệu các sản phẩm mới dễ sử dụng hơn và sáng
tạo hơn. Microsoft định vị Windows không chỉ cho người dùng doanh nghiệp mà còn
cho mục đích sử dụng trong gia đình hoặc cá nhân. Microsoft đảm bảo rằng phần mềm
có thể truy cập được vào thị trường thông qua các giao dịch cấp phép của nó.
Market Diversification and Market Segmentation - Đa dạng hóa thị trường và
phân khúc thị trường.
15
Một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của Microsoft là duy trì và
mở rộng hơn nữa một phạm vi thị trường rộng lớn. Công ty thực hiện điều này thông
qua nhiều sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến xu hướng thị trường hiện tại và tương
lai. Tất nhiên, doanh nghiệp này đã trở nên nổi tiếng với các sản phẩm Windows hàng
đầu và Microsoft Office, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển các sản
phẩm mới nhằm phục vụ cho các phân khúc khác nhau của thị trường. Ví dụ: tương tự
như Google Tìm kiếm của Google, công ty có Bing. Công ty cũng cạnh tranh với các
nền tảng hội nghị truyền hình trực tuyến như Zoom và Google Meet thông qua ứng dụng
Microsoft Teams.
Maintaining a Multi-Stream Revenue Strategy - Duy trì chiến lược doanh thu đa
luồng.
Liên quan đến đa dạng hóa và phân khúc thị trường, Microsoft có doanh thu thông
qua các nguồn khác nhau. Ví dụ: Phí cấp phép sử dụng bản quyền (Microsoft 365). Các
sản phẩm như Windows, Office và Xbox là những động lực thu nhập chính theo mô
hình doanh thu cụ thể này. Ngoài ra công ty cũng kiếm được từ các sản phẩm này thông
qua bán lẻ. Doanh thu quảng cáo cũng là một nguồn thu nhập khác. Thông qua Bing,
công cụ tìm kiếm chính thức của công ty, tạo ra doanh thu tương tự như Google Tìm
kiếm.
2.2.5 Philosophy - Triết lý của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh
Điểm nổi bật đầu tiên trong văn hóa doanh nghiệp của Microsoft chính là triết lý kinh
doanh của công ty. Triết lý này có thể được chia làm 5 yếu tố chính:
1. Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài
2. Hướng đến các thành quả
3. Tinh thần tập thể và động lực cá nhân
4. Thái độ trân trọng đối với sản phẩm và khách hàng
5. Thông tin phản hồi thường xuyên đến khách hàng
Để thực hiện triết lý này, công ty luôn chú trọng vào yếu tố con người. Cũng một
đoàn quân khi ra trận, yếu tố thành bại ở đây chủ yếu là con người với trí thông minh và
lòng quả cảm của họ. Chính sách tuyển dụng người tài bao giờ cũng được đặt lên
hàng đầu tại Microsoft.

16
Vậy thông minh nhất được hiểu như thế nào? Ðiều đó tùy thuộc vào công việc mà
họ sẽ làm, là người quản lý sản phẩm hay lập trình, là luật sư hay kế toán... của công ty.
Phải hiểu là chọn những người khôn ngoan nhất cho công việc của họ và từ khóa là khôn
ngoan chứ không phải là biết nhiều.
Người thông minh thì có khả năng khởi động sớm bộ não để suy nghĩ. Họ có vai trò
quan trọng chủ chốt, bởi vì những người này có thể nắm bắt được lỗi lầm sớm nhất và
sẽ bắt kịp với cách làm việc hiệu quả hơn trong công việc, do vậy tiết kiệm thời gian
trong hoạt động của chính mình và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho công ty.
Tại Microsoft phải thật thông minh mới có thể thành công được. Những con người
thông minh chỉ luôn mong được làm việc với những người thông minh. Một trong những
điều thú vị là làm việc tại Microsoft cho dù là người thông minh đến mức nào thì họ vẫn
luôn phải cố gắng hàng ngày tương xứng với công việc của mình.
Ðể tuyển được các nhân tài cho hãng, cựu giám đốc nhân sự David Pritchard đặt
nhiệm vụ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để tuyển và đào tạo ra các siêu nhân.
Việc lựa chọn người được tiến hành dưới nhiều hình thức. Hàng chục nhân viên làm
việc theo kiểu săn đầu người chuyên theo dõi các chuyên gia giỏi nhất của các hãng nổi
trội trong công việc mà bản lĩnh và tài năng đã được thừa nhận. Các nhân viên của
Microsoft tiếp xúc công khai hoặc bí mật với họ; lôi kéo, mua chuộc bằng các ưu thế
vật chất và tinh thần của Microsoft, vì biết rằng riêng cái tên Microsoft đã có sức lôi kéo
rất lớn đối với đa số các chuyên gia tin học ở Mỹ cũng như ở nước ngoài. Những nhân
tài này còn có thể tiềm ẩn trong số các sinh viên của các trường đại học, thông qua bảng
điểm và khả năng sáng tạo qua các kỳ thi hay các hội chợ lớn. Nhưng việc lựa chọn

17
không chỉ bó hẹp trong ngành chuyên môn tin học. Là một công ty hàng đầu, năng động,
Microsoft còn nhắm cả vào đội ngũ các chuyên gia tài chính, marketing, tổ chức mạng
lưới thương mại.... Ðiều bắt buộc đó là những người cực kỳ giỏi vì Pritchard đã từng
nói: “Khi tuyển nhầm những người có khả năng trung bình thì đó là chuẩn bị cho ngày
tàn của Microsoft!”.
Sau khi lọc lựa hàng nghìn hồ sơ để chọn một, nhờ có hệ thống xử lý thông tin tin
học đánh giá một cách tổng hợp, các ứng cử viên phải qua một đợt phỏng vấn. Một
nhóm 4-5 người của bộ phận nhân sự sẽ tiến hành phỏng vấn đối với những người dự
tuyển. Mỗi người phỏng vấn một giờ và từng người phỏng vấn lần lượt. Tất nhiên câu
hỏi rất khó, có thể làm nản lòng những người tự tin nhất. Song các giám khảo không
cho câu trả lời đúng hay sai là quan trọng. Cái họ quan tâm là năng lực tư duy để xác
định cách ứng xử thông minh và nhanh nhạy của mỗi ứng cử viên trước mỗi tình huống
khó cần giải quyết. Ðối với cuộc phỏng vấn kỹ thuật có những câu hỏi về lập trình, câu
hỏi nọ nối tiếp câu hỏi kia, trong lúc đó các ứng cử viên này phải viết ra một chương
trình ngắn để trả lời. Ðối với vị trí của người quản lý phần mềm thì thí sinh này được
trao cho các tình huống và cách họ sẽ giải quyết các tình huống đó như thế nào. Nếu
những câu trả lời chung chung thì ứng cử viên sẽ được đẩy vào các tình huống đặc biệt
và chứng tỏ ứng cử viên không biết rõ chủ đề.
Ðược nhận vào Microsoft, có thể ai đó đã tự hào là một nhân tài rồi đấy. Nhưng
chưa phải là đã yên vị, còn phải biết cố gắng liên tục để giữ ghế. Công ty sẽ tổ chức các
cuộc đánh giá hiệu quả làm việc. Những cuộc đánh giá như vậy sẽ cho thấy một người
có làm tụt hậu công ty không. Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăng
tiến nghề nghiệp, mức lương, số cổ phiếu được phân phối.
Tóm lại, để làm việc được ở Microsoft bạn phải là một người thông minh, luôn biết
cống hiến hết sức lực và tài năng của mình cho công việc của hãng, và bù vào đó bạn
cũng được đền đáp một cách xứng đáng.
“Bộ quy tắc duy trì lòng tin” - Tiêu chuẩn ứng xử trong kinh doanh của
Microsoft
Theo Satya Nadella, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Microsoft nhận định
rằng “Tiêu chuẩn ứng xử trong kinh doanh ("Bộ quy tắc duy trì lòng tin") của chúng ta
nhấn mạnh vai trò của từng người trong việc xây dựng niềm tin và đề xuất hướng tiếp
cận khi ra quyết định. Khi áp dụng những nguyên tắc này trong công việc hàng ngày,
18
chúng ta có thể vững tin tiến về phía trước với khả năng ra quyết định đúng đắn, giúp
xây dựng niềm tin và trao quyền cho khách hàng, đối tác để cùng nhau đạt được nhiều
thành tựu hơn nữa.”

Các tiêu chuẩn về ứng xử trong kinh doanh cùng Chương trình tuân thủ và đạo đức
của Microsoft được xác nhận và có sự hỗ trợ toàn lực từ Hội đồng quản trị của Microsoft.
Hội đồng quản trị và ban quản lý chịu trách nhiệm giám sát Chương trình tuân thủ và
đạo đức cùng việc tuân thủ các Tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn này áp dụng cho
Microsoft, Hội đồng quản trị và tất cả nhân viên, giám đốc, giám đốc điều hành của
Microsoft.
Cách sử dụng bộ quy tắc duy trì lòng tin để đưa ra quyết định đúng đắn
Việc đưa ra quyết định đúng đắn và lựa chọn có đạo đức giúp xây dựng lòng tin
giữa mỗi chúng ta với những người chúng ta tương tác. Khi phải đối mặt với một quyết
định hoặc tình huống khó khăn, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1 - Tạm dừng: Tình huống có khiến bạn khó chịu không? Trực giác có đang
mách bảo bạn rằng có gì đó không đúng lắm không? Hãy tạm dừng lại và suy xét cách
tiếp cận tình huống.
Bước 2 - Suy nghĩ: Cách tiếp cận của bạn có phù hợp với văn hóa của Microsoft
và các giá trị trong Bộ quy tắc duy trì lòng tin không? Cách tiếp cận đó có xây dựng hay
duy trì niềm tin không? Tuyệt đối không được hy sinh danh tiếng lâu dài và lòng tin để
đổi lấy lợi ích ngắn hạn.
Bước 3 - Hỏi: Đặt câu hỏi và xin giúp đỡ. Nói chuyện với bộ phận CELA, Tài
chính hoặc Nhân sự. Xin giúp đỡ từ người quản lý của bạn hoặc một người quản lý

19
khác. Những tài nguyên này luôn sẵn sàng giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy
gửi email về buscond@microsoft.com để được giúp đỡ.
Cách báo cáo mối quan ngại
Việc nêu lên một mối quan ngại cần phải dễ dàng nhất có thể. Chính vì vậy chúng
tôi có nhiều cách khác nhau để bạn báo cáo khi có điều gì đó không ổn.
Hãy chọn bất kỳ cách thức báo cáo nào bạn thấy thoải mái nhất. Dù bạn chọn cách
nào, tính bảo mật của bạn sẽ đều được bảo vệ.
Lên tiếng khi có điều gì đó không ổn
Để góp phần xây dựng văn hóa tin cậy, chúng ta cần học cách lên tiếng khi có điều
gì đó không ổn để từ đó có thể giải quyết vấn đề.
Chúng tôi nghiêm cấm hành vi trả đũa
Cần có can đảm để lên tiếng khi có điều gì đó không ổn. Chúng tôi hiểu rằng bạn có
thể không thoải mái hoặc thấy lo lắng. Chính vì vậy chúng tôi nghiêm cấm hành vi trả
đũa.
Chính sách của chúng ta quy định bất kỳ ai trả đũa một nhân viên vì người đó đã
tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong số này sẽ phải chịu hình thức kỷ luật, với mức
tối đa là chấm dứt hợp đồng lao động.
Vai trò của người quản lý
“Là một nhà lãnh đạo, bạn có trách nhiệm đặc biệt trong việc tạo dựng văn hóa và
môi trường làm việc cho đội ngũ của mình.”
Lòng tin với khách hàng của chúng ta
Khi đưa ra quyết định, hãy tự hỏi: điều này sẽ xây dựng hay làm tổn hại lòng tin với
khách hàng của chúng ta?
Khả năng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các cá nhân và tổ chức ở bất cứ đâu
chính là con đường dẫn đến thành công của chúng ta.
Khách hàng phải là trung tâm của mọi việc chúng ta làm. Hãy tìm cách thu hút khách
hàng của chúng ta, ủng hộ và trao quyền để họ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
• Tôn trọng quyền riêng tư
• Không thực hiện các khoản thanh toán không chính đáng
• Cạnh tranh công bằng
Lòng tin với chính phủ & cộng đồng

20
Khi đưa ra quyết định, hãy tự hỏi: điều này có thúc đẩy lòng tin với các chính phủ
và cộng đồng không?
Việc đạt được sứ mệnh của chúng ta phụ thuộc vào việc các chính phủ và cộng đồng
biết rằng chúng ta sẽ tuân thủ luật pháp và phong tục của các quốc gia mà chúng ta hoạt
động và tôn trọng nhân quyền trên toàn cầu.
• Tôn trọng luật phát trên toàn thế giới
• Thiết kế các sản phẩm và dịch vụ dành cho tất cả mọi người
• Tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền
Tin tưởng lẫn nhau
Khi đưa ra quyết định, hãy tự hỏi: điều này có cải tiến cách chúng ta làm việc cùng
nhau như tinh thần One Microsoft không?
Những đóng góp lớn nhất đến từ các đội ngũ tin tưởng lẫn nhau—những người có
thể cởi mở, trung thực và góp ý mang tính xây dựng cho nhau.
Cần có sự tham gia của tất cả chúng ta thì mới có thể nuôi dưỡng một bầu không
khí tôn trọng, hòa nhập và hợp tác lẫn nhau.
• Thúc đẩy tính đa dạng và hội nhập
• Tránh xung đột lợi ích
• Góp phần xây dựng nơi làm việc an toàn và hiệu quả
Lòng tin với nhà đầu tư của chúng ta & công chúng
Khi đưa ra quyết định, hãy tự hỏi: điều này củng cố hay làm tổn hại đến danh tiếng
của Microsoft với các nhà đầu tư và công chúng?
Các nhà đầu tư của chúng ta phải có niềm tin rằng chúng ta sẽ tạo ra giá trị cho họ
một cách có trách nhiệm và chu đáo.
Giành được sự tin tưởng của họ bằng cách bảo vệ tài sản và thông tin của mình,
trình bày chính xác định hướng của công ty, đồng thời truyền thông trung thực với họ
và với công chúng.
• Không giao dịch nội gián
• Lưu giữ chính xác hồ sơ và hợp đồng
• Truyền thông chính xác tới công chúng
• Bảo vệ tài nguyên của Microsoft
• Bảo vệ thông tin bí mật và quyền sở hữu trí tuệ
Lòng tin với các bên đại diện của chúng ta
21
Khi đưa ra quyết định, hãy tự hỏi: điều này có củng cố mối quan hệ làm việc lâu dài
của chúng ta với các đại diện và khách hàng không?
Chúng ta luôn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao và kỳ vọng rằng các bên đại diện,
tức đối tác, nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn và những công ty khác làm việc thay mặt
chúng ta, cũng đáp ứng các tiêu chuẩn mà chúng ta đặt ra cho chính mình.
Chúng ta sẽ giành được sự tin tưởng từ các bên đại diện khi mang lại cho họ giá trị
và không yêu cầu họ làm bất cứ điều gì mà chính chúng ta sẽ không làm.
• Xử lý quà tặng, hoạt động tiếp đãi và việc đưa đón một cách có trách nhiệm
• Chọn nhà cung cấp dựa trên sự liêm chính
• Sử dụng các bên đại diện đáng tin cậy
2.3 Basic Underlying Assumptions - Quan niệm ẩn cơ bản
2.3.1 Dimension 2: Uncertainty avoidance - Tính cẩn trọng
Tập đoàn Microsoft có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, do đó các khía cạnh văn hóa của nó
sẽ được phân tích thông qua mô hình này để hiểu các giá trị và chuẩn mực văn hóa của
tập đoàn Microsoft. Hoa Kỳ là quốc gia có tính cẩn trọng ở mức độ thấp.

Do đó, văn hóa của Microsoft thể hiện sự cởi mở đối với những ý tưởng và ý kiến
mới. Nhân viên không bị căng thẳng khi đối mặt với những tình huống không chắc chắn,
thay vào đó, họ coi đó là một thách thức và cơ hội để làm việc tốt hơn.
Hơn nữa, họ có nhiều khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo và quy trình mới cho
hoạt động kinh doanh. Những đề xuất sáng tạo và đổi mới này được tổ chức hoan
nghênh.
Ví dụ: dưới sự lãnh đạo của vị CEO gốc Ấn thay vì chỉ chia sẻ tầm nhìn hay kế
hoạch trong nội bộ lãnh đạo chủ chốt, Nadella thường xuyên gửi email giải thích ý tưởng

22
đến toàn bộ nhân viên và khuyến khích họ đưa ra phản hồi cũng như đảm bảo toàn bộ
công ty nhận thức rõ ràng về kế hoạch mới.
2.3.2 Dimension 4: Assumptions about human relationship - Quan niệm ẩn
về bản chất của mối quan hệ giữa người với người
Power Distance - Khoảng cách quyền lực
Tập đoàn Microsoft có trụ sở chính tại Hoa Kỳ; do đó các khía cạnh văn hóa của nó
sẽ được phân tích thông qua mô hình này để hiểu các giá trị và chuẩn mực văn hóa của
tập đoàn Microsoft. Hoa Kỳ có mức P.D (khoảng cách quyền lực) thấp, có nghĩa là nó
tập trung vào equality (quyền bình đẳng) trong xã hội.

Do đó, có thể khẳng định rằng Microsoft có ít sự khác biệt hơn về quyền lực và thẩm
quyền giữa cấp dưới và cấp trên.
Hơn nữa, cấu trúc của tổ chức sẽ có tính dân chủ hơn là chuyên quyền, và nhân viên
được khuyến khích trình bày suy nghĩ và ý tưởng của họ. Nhân viên ít sợ hãi hơn đối
với sếp của họ và có một môi trường làm việc thuận lợi để tạo thêm được nhiều ý tưởng
và hợp tác. Cấp dưới và cấp trên coi nhau là thành viên bình đẳng của tổ chức và tin
rằng họ có quyền bình đẳng như nhau.
Tinh thần của toàn công ty là một ưu thế cạnh tranh cực kỳ lớn của Microsoft. Ví
dụ: Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy
nhất là giải trí, và ở đó đã diễn ra nhiều trò chơi như những cuộc đấu gươm giữa những

23
người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn. Mọi người đều cùng cười vui với nhau,
mọi người đều có điều gì đó để nói về những ngày sắp tới, tham dự vào những sự kiện
chung là một phần chủ chốt để xây dựng nên tinh thần của toàn công ty bên trong tổ
chức.
Individualism - Chủ nghĩa trọng cá nhân
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đạt điểm cao nhất trên thang điểm chủ nghĩa
cá nhân. Các cá nhân có xu hướng quan tâm đến bản thân và không dựa vào đại gia đình
của họ hoặc chính quyền để được hỗ trợ.
Nhân viên trong Microsoft cũng hiển thị các đặc điểm tương tự; Họ được kỳ vọng
là những con người tự chủ và chủ động. Họ coi trọng sự độc lập và thể hiện bản thân
của mình, đồng thời thể hiện động lực gia tăng thành tích, đồng thời tập trung nhiều hơn
vào mục tiêu cá nhân của họ hơn là mục tiêu của tổ chức.

Hơn nữa, nhân viên của Microsoft có đạo đức làm việc mạnh mẽ và có xu hướng
làm nổi bật thành tích cá nhân và có mục tiêu cá nhân mạnh mẽ. Chủ nghĩa cá nhân đã
được khuyến khích trong xã hội Mỹ thông qua cấu trúc dân chủ, luật pháp và quyền
được trao cho xã hội.
Do đó, tập đoàn Microsoft cũng được coi là nghiêng về Individualism (chủ nghĩa
trọng cá nhân) hơn là Collectivism (chủ nghĩa trọng tập thể).

24
Masculinity - Dương tính
Microsoft cũng thể hiện các giá trị dương tính trong văn hóa tổ chức của mình. Nhân
viên trong tổ chức có tính cạnh tranh cao, mỗi người trong số họ có động lực để vượt
trội hơn các đối tác của họ. Những cá nhân này được thúc đẩy bởi thành công, và không
ngại thể hiện thành công của họ.
Ví dụ: Câu chuyện “Làm việc là đam mê” ở Microsoft. Bill Gates từng thổ lộ trên
BBC: “Tôi thuộc hết biển số xe của nhân viên và thường xuyên nhìn ra bãi đỗ xe để theo
dõi thời gian làm việc của mọi người.”. Về sau thì Microsoft đã trở nên quá lớn để Bill
Gates có thể theo dõi biển số, nhưng thói quen của vị tỷ phú công nghệ này đã tạo ra
một văn hóa "Tham công tiếc việc" tại Microsoft nói riêng và đồng thời kinh điển cho
cả Hoa Kỳ nói chung.
Khi Giám đốc điều hành Bob Herbold gia nhập Microsoft sau khi từ chức tại tập
đoàn P&G. Herbold biết rằng ông phải cố gắng hòa nhập văn hóa năng động và hiện đại
tại đây. Vì thế ông quyết định chọn cho mình một bộ trang phục thật thoải mái và có
mặt sớm hơn thường lệ. Herbold gặp thư ký mới của mình tại Microsoft vào lúc 7h30
sáng, và ngay lập tức hỏi về văn hóa làm việc và thời gian đi làm của nhân sự tại đây.
"Thưa ông, thời gian đi làm ở đây rất linh hoạt, một số người bắt đầu vào lúc 8h, một số
thì khoảng 10h đến 10h30, một số khác thậm chí có thể trễ hơn." Herbold tỏ ra khá bất
ngờ về thời gian biểu có phần "lỏng lẻo" kia, vì mọi nhân viên P&G đều phải có mặt tại
văn phòng vào đúng 8h30 mỗi ngày. Cô thư ký nhanh chóng trấn an sếp của mình:
"Vâng, có lẽ là sếp chưa hiểu rồi. Tất cả mọi nhân viên tại Microsoft đều rất đam mê
công việc của mình, những người đi làm trễ thường là do họ ở lại công ty đến tận … 5h
sáng, sau đó nhanh chóng về nhà tắm rửa, nghỉ ngơi và ngay lập tức trở vào văn phòng."
Đó là một mẩu chuyện được rất nhiều người biết đến minh chứng cho văn hóa "đặc
trưng" của Microsoft: Hoàn thành công việc là niềm đam mê của nhân viên.

25
Họ tập trung vào việc cải thiện các tiêu chuẩn xã hội của họ và xem trọng monetary
rewards (tiền thưởng) hơn là non-monetary rewards (những phần thưởng phi tiền tệ). Có
một câu chuyện thú vị về phần thưởng cho nhân viên ở Microsoft, đó chính là phần
thưởng cổ phiếu. Có một thực tế là hơn 5000 nhân viên Microsoft đã trở thành các triệu
phú thông qua hoạt động cổ phiếu ưu đãi (stock-option) - một điều chưa từng có ở bất
kỳ một công ty nào trên thế giới.
Những giá trị này được tổ chức đánh giá cao và khen thưởng, và được coi là những
thuộc tính quan trọng cần được biểu hiện bởi tất cả nhân viên. Do đó, văn hóa của tổ
chức Microsoft là cạnh tranh và điều này cũng thúc đẩy thành công cho tổ chức.
Nhưng cũng có những nét mới về văn hóa làm việc ở Microsoft dưới sự dẫn dắt
của CEO hiện tại là ông Nadella, văn hóa làm việc tại Microsoft thay đổi theo hướng
nhấn mạnh sự hợp tác và kết quả chung đem lại, đây là một thay đổi rất lớn khi văn hóa

26
chung của Hoa Kỳ thường ưu ái và khen thưởng những cá nhân có thành tích nổi bật.
Điều này có nghĩa là dưới thời của CEO Nadella thì Microsoft từ một nơi được biết đến
là trọng tính cá nhân, nhân viên vì mục tiêu cá nhân hơn là mục tiêu tập thể thì ông
Nadella muốn thay đổi điều đó, khuyến khích tư duy cá nhân nhưng tạo sự gắn kết giữa
các thành viên Microsoft. Do đo ở Microsoft hiện tại thì đã có những yếu tố của
Collectivism (chủ nghĩa trọng tập thể) và tính trọng cạnh tranh trong xã hội dương tính
cũng giảm đi.

"Văn hóa hiện tại khuyến khích nhân viên luôn hỗ trợ và đem lại kết quả tập thể,
điều này góp phần giảm tính cạnh tranh và giúp mọi người có tâm lý làm việc thoải
mái hơn."
Điều này có thể lý giải từ nguồn gốc Châu Á của CEO Nadella vì ông là người gốc
Ấn Độ và văn hóa Châu Á được biết đến là nghiêng về Collectivism (chủ nghĩa trọng
tập thể) hơn là Individualism (chủ nghĩa trọng cá nhân).

27
3.VĂN HÓA LÃNH ĐẠO CỦA TẬP
ĐOÀN MICROSOFT

3.1 Văn hóa lãnh đạo của Bill Gates


Sơ lược về Bill Gates:

Bill Gates là ông trùm kinh doanh và lập trình viên máy tính người Mỹ. Ông là
người đồng sáng lập Microsoft, công ty phần mềm PC lớn nhất thế giới.
Bill Gates nổi tiếng bởi tài quản lý và khả năng khuyến khích nhân viên phát huy
khả năng sáng tạo bằng việc lắng nghe, trân trọng ý kiến đóng góp của họ. Bill Gates
luôn đề cao tinh thần học hỏi từ nhân viên. Đặc biệt ông còn luôn cân nhắc, suy nghĩ
các ý kiến từ nhân viên để phát triển công ty theo hướng có lợi.
Văn hóa lãnh đạo của Bill Gates:
• Đặc biệt quan tâm đến chính sách đãi ngộ nhân viên:

28
Một trong những phong cách lãnh đạo của Bill Gates là coi trọng đãi ngộ của
nhân viên. Ông ấy cung cấp cho nhân viên các ưu đãi về cổ phiếu, sự phát triển nghề
nghiệp và các chương trình chăm sóc sức khỏe để giúp họ có động lực làm việc.
Bill Gates hiểu giá trị của việc đầu tư vào đội ngũ nhân lực nòng cốt. Thực tế
cũng cho thấy ông đã làm giàu cho nhân viên nhiều hơn các CEO khác.
Nhờ có chiến lược khen thưởng phù hợp, Bill Gates đã trấn an nhân viên tập
trung vào công việc và giúp duy trì lòng trung thành với công ty.
• Trân trọng ý kiến nhân viên:

Bill Gates không chỉ là một nhà quản lý giỏi mà còn là người biết cách khơi dậy
óc sáng tạo của nhân viên. Ông cách lắng nghe và đánh giá cao những đóng góp của họ
cho sản phẩm.
Đây cũng là phong cách lãnh đạo của Bill Gates mà các nhà lãnh đạo trẻ cần lưu
tâm. Bởi lẽ, Bill Gates đánh giá cao việc dành thời gian học hỏi từ cấp dưới của mình.
Ông sẵn sàng ghi nhận các đóng góp từ nhân viên, không ngừng đầu tư, suy nghĩ
và cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng
mới đều có thể đề xuất và lãnh đạo phải dành thời gian để phản hồi các đề xuất đó.
Nhờ cách làm này, Bill Gates đã thực sự tìm thấy những ý tưởng tuyệt vời đến
từ email của hàng trăm nhân viên Microsoft trên khắp thế giới. Về phía nhân viên, mọi
người cũng sẽ tích cực tham gia đóng góp cho công ty khi họ cảm nhận được sự tôn
trọng và cầu thị.
• Tuyển dụng những người phù hợp và tài năng:

29
Trong bộ phận nhân sự của Microsoft, Bill Gates luôn truyền tải một thông điệp:
Thay vì chờ đợi, chúng tôi tìm kiếm những ứng viên tốt nhất và đưa ra những công việc
hấp dẫn. Chính sách tuyển dụng khác biệt cũng một phần làm nên phong cách lãnh đạo
của Bill Gates.
Ông tập trung tuyển chọn những ứng cử viên “thông minh nhất”. Họ phải là những
người có tư duy logic, nhận thức được sai lầm và sửa chữa ngay để đạt được hiệu quả
tốt hơn.
• Luôn mang đến cho nhân viên cảm giác văn phòng thân thuộc như nhà:

Nhân viên nòng cốt của Microsoft đều là những người đã gắn bó với Bill Gates ngay
từ những ngày đầu thành lập. Họ có sự trung thành và niềm tin yêu, quyết tâm phát triển
Microsoft.

30
Chính phong cách lãnh đạo của Bill Gates khi luôn đối xử trân trọng với nhân viên
đã giúp công ty tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Microsoft nuôi dưỡng tinh thần đồng đội cao.
Tại đây, mọi người cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung.
Cụ thể, mỗi nhân viên hoặc phòng ban khi được giao văn phòng riêng có thể tùy
chỉnh thiết kế để phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Ngoài ra, công ty thường tổ chức
các cuộc họp và hoạt động thú vị nhằm thúc đẩy tinh thần chung.
• Công ty phải luôn liên kết từ nhóm nhỏ:
Microsoft là một tập hợp của các công ty con riêng lẻ phụ trách các nhiệm vụ
chuyên môn. Trong nội bộ, nó luôn được chia thành các đơn vị khác nhau để duy trì môi
trường kinh doanh ổn định.
Tuy nhiên, một công ty không thể thiếu tính liên kết. Sự kết nối và hợp tác nhịp
nhàng của các nhóm nhỏ này sẽ giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh tốt hơn và khai
thác tài nguyên tối đa.
• Nhìn xa trông rộng:
Bill Gates đã đặt mục tiêu tạo ra một “gã khổng lồ” từ công ty nhỏ này ngay từ
ngày đầu thành lập. Điều quan trọng nhất tạo nên thành công của ông là tầm nhìn chiến
lược về vai trò của công nghệ và truyền thông trong tương lai.
Nhờ sự hiểu biết của mình, Bill Gates đã đề ra phương hướng, quyết định chiến
lược cho công ty. Từ đó, ông giúp Microsoft trở nên nổi tiếng và vươn ra toàn thế giới.
3.2 Văn hóa lãnh đạo của Satya Nadella
Sơ lược về Satya Nadella:

Satya Narayana Nadella là một giám đốc điều hành kinh doanh người Mỹ gốc
Ấn Độ. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành của Microsoft, kế
31
nhiệm cho Steve Ballmer vào năm 2014 với tư cách là giám đốc điều hành và John W.
Thompson vào năm 2021 với tư cách là chủ tịch. Trước khi trở thành tổng giám đốc
điều hành, ông là phó chủ tịch điều hành nhóm doanh nghiệp và đám mây của Microsoft,
chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành các nền tảng điện toán của công ty.
Nghệ thuật lãnh đạo của Satya Nadella
• Nhà lãnh đạo có tầm nhìn rõ ràng:
Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên theo tầm nhìn của ông là thay đổi sứ
mệnh lâu đời và có phần "cổ lỗ sĩ" của Microsoft từ "một chiếc máy tính trên mỗi bàn
làm việc của mọi nhà" thành "mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức
mạnh để đạt được nhiều hơn nữa".
Những điểm nhấn trong công cuộc cải tổ bộ máy, thay đổi sứ mệnh và văn hoá
doanh nghiệp dưới thời Nadella có thể kể đến như cho phép hệ điều hành đối thủ Linux
chạy trên dịch vụ đám mây Windows Azure, ra mắt Microsoft Office cho iPad của
Apple, ra mắt ứng dụng cho iPhone và smartphone chạy hệ điều hành Android.
Hơn nữa, điểm khác biệt trong nghệ thuật lãnh đạo của vị CEO gốc Ấn còn nằm
ở việc thay vì chỉ chia sẻ tầm nhìn hay kế hoạch trong nội bộ lãnh đạo chủ chốt, Nadella
thường xuyên gửi email giải thích ý tưởng đến toàn bộ nhân viên và khuyến khích họ
đưa ra phản hồi cũng như đảm bảo toàn bộ công ty nhận thức rõ ràng về kế hoạch mới.
Nhận xét về phương pháp lãnh đạo của Nadella, tạp chí CEO World bình luận:
"Khi nhà lãnh đạo có tầm nhìn đúng đắn, chiến lược rõ ràng và giúp tất cả nhân viên
hiểu rõ và ủng hộ, người đó sẽ đưa công ty tiến về phía trước".
• Người đứng đầu truyền lửa:
Tầm nhìn rõ ràng và hoạch định chiến lược bài bản là cần thiết, nhưng chưa đủ
để mang lại thành công cho Microsoft. Do đó, Nadella đã khởi xướng các cải tổ sâu rộng
trong nội bộ để truyền lửa và chỉnh đốn tinh thần cho toàn bộ nhân viên, đặc biệt là các
lãnh đạo cấp cao. Hơn ai hết, Nadella hiểu rằng, việc bám víu một tư duy đã lỗi thời và
cứng nhắc có thể là "liều thuốc độc", khiến doanh nghiệp mãi mất đi tính sáng tạo, dậm
chân tại chỗ để rồi tụt lại phía sau.
Đi cùng sự thay đổi văn hoá, đội ngũ Microsoft được khuyến khích tập trung vào
các dự án mà họ cảm thấy hứng thú và nghĩ về Microsoft không phải như một công ty
đã 42 tuổi, mà như một công ty vừa khởi nghiệp. Đồng thời, nhân viên cũng được khuyến
khích tư duy theo hướng mới và phá bỏ sự già cỗi. Với một công ty như Microsoft, việc
32
vật lộn để lấy lại tinh thần "khởi nghiệp" như những ngày đầu đặt nền móng cho hệ điều
hành Windows là vô cùng cần thiết.
Một trong những cách được vị CEO sử dụng để vực dậy tinh thần khởi nghiệp ở
Microsoft là tuyên bố rằng, Microsoft sẽ trở thành một công ty "học tất cả mọi thứ" thay
vì một công ty "biết tất cả mọi thứ" như trước. Đồng nghĩa, mỗi ngày trôi qua với toàn
bộ nhân viên Microsoft sẽ là mỗi ngày học hỏi, khám phá và thử nghiệm cái mới. Với
Nadella, điều này có nghĩa là phải luôn tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:
• Chúng ta đang tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh mới thành
công như thế nào?
• Chúng ta đang thích nghi với những thay đổi và đột phá mới hiệu quả như thế
nào?
• Văn hóa của công ty chúng ta có đang trân trọng sự mạo hiểm, tinh thần học hỏi
và thất bại không ngoan hay không?
• Doanh nhân dám chấp nhận rủi ro:
Nét tính cách này trong nghệ thuật lãnh đạo của Nadella thể hiện rõ thông qua
các quyết định táo bạo khi thâu tóm các công ty khác. Đáng chú ý, những thương vụ này
thường tạo ra hướng đi quan trọng mới cho tập đoàn. Ví dụ, quyết định mua lại LinkedIn
tưởng chừng vội vàng đã giúp Microsoft khai thác thêm mảng truyền thông xã hội, hay
GitHub cho phép công ty tăng cường đội ngũ kỹ sư công nghệ.
Với tư cách CEO, Nadella luôn khuyến khích tất cả nhân viên Microsoft suy nghĩ
theo hướng "học là có thể làm được", dám trải nghiệm ý tưởng mới và bày tỏ tiếng nói
cá nhân. Hơn hết, điều làm nên khác biệt giữa ông và các vị giám đốc khác là Nadella
chấp nhận sai lầm của nhân viên, xem nó như cơ hội để cấp dưới học hỏi, phát triển và
nhìn nhận chính mình.

33
4.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1 Những nét mới trong văn hóa Microsoft
Buộc phải thay đổi
Microsoft thành lập từ năm 1975 với sứ mệnh “Mỗi gia đình sẽ có một máy tính cá
nhân”. Theo đuổi sứ mệnh đó, Microsoft đã có một hành trình phát triển đầy ngoạn ngục,
gặt hái được nhiều thành công trong suốt 47 năm. Tính đến cuối tháng 10/2021,
Microsoft vượt qua Apple trở thành tập đoàn có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên, không có thành công nào là dễ dàng. Tại diễn đàn lãnh đạo nữ doanh nhân trẻ
TP.HCM 2022, Giám đốc Vận hành Microsoft Việt Nam - Phan Tú Quyên chia sẻ: “ Đã
có những giai đoạn chúng tôi nhận thấy rằng, có những quan điểm, định hướng và hành
vi từng giúp cho Microsoft thành công, đạt được những thành tựu để vươn lên đứng đầu
thế giới. Giờ đây lại đang làm cho công ty chững lại, không thể vươn xa và phát triển
được nữa.” Nhận định đó không chỉ được nhìn nhận bởi các thành viên của Microsoft
mà ngay cả truyền thông và cổ đông của Microsoft đều cảm nhận thấy “sự dậm chân tại
chỗ” của Microsoft. Có lẽ bởi những sự thành công quá ngoạn ngục, dẫn đầu thế giới
dẫn đến sự bão hòa trong sáng tạo và phát triển của Microsoft. “ Nếu bạn dừng lại nghĩa
là bạn đang thụt lùi” - câu nói này mô tả rõ mối nguy hại mà Microsoft mắc phải. Khi
các đối thủ cạnh tranh không ngừng vươn xa lên thì Microsoft vẫn đứng yên tại chỗ.
Các cổ đông và khách hàng liên tục gây sức ép cho Microsoft, họ nghi ngờ khả năng
sáng tạo và năng lực đổi mới của Microsoft. Họ đổ lỗi cho “văn hóa cạnh tranh” mà
Microsoft xây dựng trong nội bộ của mình trong nhiều năm qua đã trở nên lỗi thời. Lúc
này Microsoft chịu sức ép rất lớn đến từ cổ đông và khách hàng, buộc các lãnh đạo cấp
cao phải đưa ra quyết định thay đổi văn hóa lâu đời của Microsoft để phù hợp với thời
đại và thúc đẩy sự phát triển.
Nhân tố mới được chọn để dẫn dắt sự thay đổi
Năm 2014, thời điểm Microsoft tiến hành chuyển giao quyền lực. Satya Nadella
tiếp quản vị trí CEO thay thế cho Steve Ballmer. Sau khi Nadella tiếp quản nhiều người
cho rằng ông phải đối mặt với những khủng hoảng của đế chế công nghệ khổng lồ này,
hàng loạt những bài toán hóc búa của Microsoft xuất hiện khi các sản phẩm máy tính

34
bảng và điện thoại thông minh bị sụt giảm doanh số nghiêm trọng, đồng thời ngành công
nghiệp PC cũng gặp không ít sóng gió.
Trước khi Satya Nadella trở thành CEO thứ 3 của Microsoft, tập đoàn bị đánh giá
là đang đi lệch hướng, mất dần vị thế dẫn dắt thị trường. Ngành công nghệ đã chuyển từ
máy tính để bàn sang điện thoại thông minh – từ Windows của Microsoft sang IPhone
của Apple và Android của Google. Thị phần điện thoại của Windows giảm xuống dưới
4%. Giá cổ phiếu của Microsoft đã chững lại, mặc dù thực tế là doanh thu đã tăng gấp
ba lần và lợi nhuận đã tăng gấp đôi trong thời kỳ Ballmer nắm quyền từ năm 2000 đến
năm 2014.
Tuy nhiên khi Nadella ngồi lên “chiếc ghế quyền lực” này, Microsoft được tái tạo
hoàn toàn, giá trị vốn hóa từ mức 300 tỷ USD lên ngưỡng 1000 tỷ USD – con số mà rất
nhiều tập đoàn lớn mơ ước. Microsoft quay lại “chặng đường đua” trở thành một trong
các “big tech” quyền lực nhất.

Gã khổng lồ tái sinh Microsoft


Satya Nadella được xem là người sinh ra Microsoft một lần nữa vì sự thay đổi mà
Nadella mang tới cho Microsoft là sự thay đổi cả về sản phẩm, dịch vụ, đồng thời là sự
tái cấu trúc,... Tất cả sự thay đổi đó được bắt đầu từ việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
Ngay khi lên nắm quyền vào tháng 2/2014, một trong những hành động đầu tiên của
CEO Nadella là yêu cầu tất cả các giám đốc điều hành cấp cao đọc cuốn sách "Giao tiếp
bất bạo động" (Nonviolent Communication) của Marshall Rosenberg.

35
Tác phẩm này đề cao sự hiệu quả trong giao tiếp thông qua lòng trắc ẩn, sự
đồng cảm và thấu hiểu hơn là sự cạnh tranh hay phán xét người khác.
Nadella ngay từ đầu đã tuyên bố rằng mình muốn thay đổi văn hóa làm việc của
công ty phần mềm thuộc hàng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Điều này đi ngược lại phong
cách của những nhà điều hành cũ. Trong khi nhà sáng lập Bill Gates nổi tiếng về việc
khắt khe và giám sát nhân viên hay Steve Ballmer tán thành chiến thuật kinh doanh cứng
rắn khiến đối thủ sợ hãi, khách hàng ghét bỏ thì Nadella lại rất mềm mỏng.
Tờ Fortune nhận định việc chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ cũng như tình thương
của người cha với đứa con khuyết tật suốt nhiều năm đã đem đến cho Nadella một phong
thái hoàn toàn khác. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, ông không thể ngừng chia sẻ rằng
con trai ông đã dạy ông nhiều điều như thế nào đặc biệt là về sự đồng cảm. Vị CEO này
nổi tiếng bình tĩnh ngay cả trong những tình huống tranh cãi nảy lửa nhất và luôn biết
dùng sự tích cực để động viên.
Điều đầu tiên Nadella làm là thay đổi sứ mệnh đã gắn bó với Microsoft suốt khoảng
thời gian qua. Ông đặt ra câu hỏi “Tại sao chúng tôi tồn tại và chúng tôi tồn tại để là
gì?” Khác với sứ mệnh lúc ban đầu là “Mỗi gia đình sẽ có một máy tính cá nhân”,
Nadella đặt ra sứ mệnh mới “Trao quyền cho mỗi cá nhân và tổ chức trên khắp hành
tinh này, để giúp họ đạt được nhiều thành tựu hơn”. Chính sự khác biệt ngay từ sứ mệnh
dẫn tới hướng phát triển của Microsoft trở nên phù hợp hơn với khách hàng.
36
Thay đổi bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo
Microsoft truyền tải thông điệp, đưa các chỉ dẫn đơn giản, rõ ràng về tầm quan trọng,
ý nghĩa khi trở thành một nhà lãnh đạo. “Tại Microsoft, chúng tôi tin rằng tất cả mọi
người đều là một nhà lãnh đạo”. Khi đổi mới văn hóa đội ngũ lãnh đạo là vô cùng quan
trọng, Microsoft đưa ra ba nguyên tắc: “Tạo sự rõ ràng - Lan tỏa năng lượng - Thúc
đẩy sự thành công”.
• Tạo sự rõ ràng: Tổng hợp sự phức tạp, đảm bảo sự hiểu biết được chia sẻ và xác
định quá trình hành động.
• Lan tỏa năng lượng: Truyền cảm hứng cho sự lạc quan, sáng tạo và phát triển,
tạo ra môi trường nơi mọi người làm việc hết sức mình, xây dựng các tổ chức
ngày mai vững mạnh hơn hôm nay.
• Thúc đẩy sự thành công: Thúc đẩy sự đổi mới mà mọi người yêu thích, không
giới hạn trong việc tìm kiếm giải pháp. Kiên trì theo đuổi kết quả phù hợp.

Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đội nhóm của mình
Tất nhiên nhiệm vụ của lãnh đạo không chỉ gói gọn trong 3 yếu tố này, nhưng chúng
là chìa khóa mở ra con đường đúng đắn - Joe Whittingham - Phó Chủ tịch Phụ trách
Nhân sự và Đào tạo tại Microsoft nhấn mạnh.
Để đạt được sự đồng bộ trong toàn bộ bộ máy quản lý, Microsoft buộc các lãnh đạo,
quản lý phải tham gia chương trình đào tạo để trở thành hình mẫu, người dẫn đường và
người chăm sóc cho đội nhóm của họ.

37
Với đội ngũ lãnh đạo của Microsoft, thành công lớn nhất đến từ những người đã hỗ
trợ đưa họ lên vị trí này.
Thay đổi cách quản lý
Trước kia Microsoft đề cao tính cạnh tranh và có một hệ thống đánh giá hiệu suất
nghiêm ngặt, các nhà quản lý sẽ đánh giá thành viên trong nhóm trên thang điểm 5.
Nhưng sau đó Microsoft nhận ra rằng làm như vậy khiến nhân viên bị ám ảnh bởi thứ
hạng, trở nên ganh đua và ít sự gắn kết, sau khi thay đổi họ nhận thấy rằng nhân viên
của họ trở nên gắn bó hơn, làm việc hiệu quả và có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Tập
trung vào năng suất và chất lượng công việc thay vì chạy đua thành tích.
Ngoài ra Microsoft còn thiết kế lại toàn bộ quy trình đánh giá, xây dựng chương
trình mới mang tên Talents Talks - tập trung vào các cuộc trò chuyện mang tính xây
dựng hơn là một hệ thống đánh giá.

Microsoft đã thay thế hệ thống đánh giá “gò bó” bằng chương trình Talent Talks tập
trung trò chuyện để phát triển nhân tài.
38
Vậy nhân viên nói thế nào về cách tiếp cận mới này? Từ 85 - 90 % nhân viên nói họ
thích phương thức này. Nguyên do là với hệ thống mới này, “cách đánh giá phần thưởng
của chúng tôi sẽ rất rõ ràng”. Các đánh giá mới này không còn bị phụ thuộc vào ánh
nhìn của người quản lý mà trở nên đa dạng, công bằng và rõ ràng hơn.
Đề cao tính cá nhân trong “Môi Trường Tập Thể”
Từ khi Satya Nadella trở thành CEO của Microsoft, ông khuyến khích tập trung vào
các yếu tố con người. Microsoft cho rằng một trong những nguyên tắc cơ bản khi làm
việc là con người. Ngay cả trong sứ mệnh của Microsoft “Trao quyền cho mỗi cá nhân
và tổ chức trên khắp hành tinh này, để giúp họ đạt được nhiều thành tựu hơn”. cũng đề
cao yếu tố con người. Chính vì nguyên tắc này ông đổi mới văn hóa để tạo nên một môi
trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình, khai thác sáng tạo để tạo ra giá trị cho
cộng đồng. Microsoft được biết đến là một tập đoàn trọng tính cá nhân, nhân viên thay
vì theo đuổi mục tiêu của công ty thì lại có mục tiêu riêng của bản thân, hay chạy đua
theo thành tích cá nhân. Nadella muốn thay đổi điều đó, khuyến khích tư duy cá nhân
nhưng tạo sự gắn kết giữa các thành viên Microsoft.
Để đẩy mạnh yếu tố cá nhân, Microsoft triển khai hoạt động hackathon toàn cầu
nhằm thúc đẩy sáng kiến của tập thể nhân viên. Nổi trội nhất là sự kiện “Một tuần” vào
tháng 7 khi hàng nghìn cuộc thi hackathon đồng loạt tổ chức ở khắp các công ty tại nhiều
khu vực khác nhau trên thế giới. “Các thành viên của những đội nhóm trong tổ chức
càng đa dạng, thì các giải pháp được đưa ra sẽ càng thiết thực, hiệu quả” - ông Joe tâm
sự.

39
Với gần 20 nghìn người tham gia, hàng nghìn dự án hỗ trợ cộng đồng ra đời là dấu ấn
đặc biệt từ hoạt động này
Doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng thế giới đã nhấn mạnh tư duy phát triển chính
là chìa khóa của đổi mới văn hóa và tạo nền móng cho một nét văn hoá chung vững
mạnh, mang tầm vóc vĩ đại. Chính vì vậy họ đề cao sự đóng góp và không chê trách
những sai phạm.
“Một trong những quy luật cơ bản nhất của vũ trụ chính là không có điều gì hoàn
hảo. Sự hoàn hảo đơn giản là không tồn tại. Nếu không có sai sót nào thì cả tôi và bạn
đều không có mặt trên đời này.” - Stephen Hawking.
Theo ông Stephen Hawking, nhiều người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo. Nhưng thực
chất chẳng có sự hoàn hảo nào hết. Trong cuộc đời ai cũng sẽ phạm sai lầm, đừng để
những sai sót định nghĩa con người bạn, hãy biến nó thành động lực để bước tiếp.
Microsoft tìm cách để nhân viên của mình mạnh dạn đóng góp và nêu lên ý kiến
cá nhân. Khi một nhóm thất bại trong việc tạo ra chatbot, Microsoft hoàn toàn có thể
khiển trách, phạt họ nhưng điều này sẽ không đem lại các kết quả, hành vi tích cực của
nhân viên. Thay vào đó, Microsoft đã hỏi nhân viên rằng họ đã học được điều gì từ sai
lầm này và liệu có thể chia sẻ lại với mọi người không?

40
Microsoft đề cao tư duy phát triển cá nhân nhưng hướng tới One Microsoft - xây
dựng sự đoàn kết trong nội bộ, giúp cho nhân viên lắng nghe nhau, chấp nhận nhau và
học hỏi lẫn nhau. Điều đó làm cho sản phẩm và dịch vụ của Microsoft tốt hơn mỗi ngày.
Tôn trọng sự đa dạng và sự hòa hợp
Hiện nay, Microsoft có hơn 160.000 nhân viên ở 190 quốc gia trên thế giới. Ban
lãnh đạo đã làm mọi cách để đội ngũ nhân viên của mình biết cách lắng nghe lẫn nhau,
chấp nhận sự khác biệt từ màu da, quốc tích, văn hóa, tính cách, sở thích… để rồi hợp
tác và làm việc hiệu quả với nhau. Họ thậm chí còn thuê rất nhiều chuyên gia tư vấn uy
tín để tìm ra “hành vi” mà đội ngũ nhân viên Microsoft cần phải thay đổi cho phù hợp
với mục tiêu mà tập đoàn đã đề ra. Microsoft tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của
nhân viên và biến nó thành điểm mạnh để phát triển theo sứ mệnh của mình. Hướng tới
sự hòa hợp gắn kết của toàn cộng đồng.

Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở của Microsoft

41
Thay đổi tư duy
Tư duy phát triển là một nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới văn hóa của
Microsoft. Vị CEO của công ty – Satya Nadella đã châm ngòi cho sự thay đổi đó bằng
việc đưa ra trọng tâm mới là phải liên tục học hỏi. Tức là chuyển hướng từ một tổ chức
“biết tất cả” sang tổ chức “học hỏi tất cả”. Kiến thức là vô tận và nó thay đổi từng ngày,
ngày càng có nhiều kiến thức hơn trong nhân loại, việc học hỏi là luôn cần thiết và chưa
bao giờ thừa thãi. Văn hóa cũng vậy, văn hóa thay đổi theo thời gian, quan niệm, sự phát
triển của xã hội,... Chính vì vậy, kể cả là kiến thức hay văn hóa thì đều nên được cập
nhật và đổi mới mỗi ngày. Đón nhận điểm mới sáng tạo và bài trừ tư tưởng lỗi thời, sai
lệch với thời đại để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

4.2 Doanh nghiệp khác học được gì từ văn hóa doanh nghiệp của Microsoft
Trong suốt chặng đường phát triển của Microsoft không thể tránh khỏi khó khăn,
thử thách, nhưng cách ông lớn công nghệ này đối mặt và vượt qua nó đáng để các doanh
nghiệp đi sau học hỏi.

Lấy tư duy tăng trưởng làm cốt


Nadella là một trong năm CEO duy nhất nắm quyền lãnh đạo Microsoft kể từ những
ngày đầu thành lập, đã đổi mới văn hóa công ty, vốn được tiếp tục và biến đổi từ thời

42
Gates – Ballmer. Đó là một nền văn hóa tập trung vào sự cởi mở, đưa ra những quyết
định táo bạo, làm điều tốt và tạo ra sự khác biệt.
Văn hóa công ty Microsoft thực sự lấy tư duy tăng trưởng làm cốt lõi, với tầm nhìn
trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều thành tựu
hơn.
Khách hàng là trên hết
Khách hàng là trọng tâm và tập trung bên ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối
với Microsoft. Điều này đã được thực hiện với sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ của
nhân viên, thông qua giao tiếp chặt chẽ, đào tạo và thay đổi những người cần thiết, đặc
biệt là trong các tổ chức bán hàng, những người có vai trò quan trọng trong tổ chức.
Phản hồi của khách hàng đã được lắng nghe sớm và thường xuyên trong suốt vòng đời
và các nhóm khách hàng được đưa vào kế hoạch sản phẩm, do đó đã giúp thúc đẩy một
nền văn hóa hòa nhập hơn.
Xây dựng sự gắn kết
Microsoft xây dựng One Microsoft để loại bỏ các lỗ hổng và thay vào đó cho phép
nhân viên kết nối hơn, chia sẻ thông tin, xây dựng sự đổi mới thông qua các ý tưởng đa
phân khúc.
“Trao quyền cho nhân viên làm việc một cách tự giác và linh hoạt giúp tăng động
lực và sự sáng tạo, đồng thời tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người liên quan, đặc biệt là
khách hàng và đối tác của chúng tôi.” Markus Koehler, Giám đốc Nhân sự Microsoft
Đức cho biết.
Chính vì vậy các doanh nghiệp nên tạo ra môi trường cởi mở, thoải mái để kích
thích sự sáng tạo, chia sẻ và gắn kết từ các thành viên trong công ty mình.
Tiên phong dẫn đầu
Lãnh đạo phải là người đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của công ty,
phải là những người có tầm nhìn xa, dẫn dắt là làm gương cho toàn bộ đội ngũ nhân
viên.
Tạo sự rõ ràng - Lan tỏa năng lượng - Mang lại sự thành công
3 yếu tố này là 3 yếu tố chính mà Microsoft mong muốn các nhà lãnh đạo của mình
nắm chắc, và dẫn dắt đội nhóm của mình phát triển
Thay đổi để tiến lên
Thay đổi khi cần, thay đổi để thích ứng với thời đại, và phù hợp với khách hàng.
43
KẾT LUẬN

Như vậy văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị chuẩn mực chung được mọi
người tuân theo hướng mọi người vào mục tiêu chung về sự phát triển doanh
nghiệp. Tạo nên những giá trị niềm tin của mọi thành viên trong tập thể đối với đường
lối và tương lai phát triển của doanh nghiệp tạo nên lòng tin của khách hàng đối tác đối
với chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, tạo nên vị thế trên thương trường khiến
cho đối thủ cạnh tranh phải kính nể.
Microsoft là một trong số ít các công ty có nền văn hóa riêng đặc sắc mà không thể
trộn lẫn. Văn hóa của Microsoft hình thành cùng với sự ra đời của công ty này. Đó là sự
chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hóa doanh nghiệp Microsoft
đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên
cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi nhân viên.
Hơn nữa, Microsoft luôn tạo bầu không khí làm việc chuyên nghiệp tích cực từ ban
lãnh đạo cấp cao đến cấp trung, cấp cơ sở và toàn thể nhân viên đều có ý thức tình cảm,
cảm thái độ, hành vi, tác phong ứng xử hàng ngày, nề nếp sinh hoạt, nghi thức giao tiếp
luôn theo chuẩn mực và những quy tắc đặt ra. Nhân viên luôn chấp hành mệnh lệnh tự
giác, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Từ những sự thay đổi về văn hóa doanh nghiệp, Microsoft ngày càng phát triển và
thành công vượt bậc.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Microsoft’s Mission Statement & Vision Statement (An Analysis) -
Panmore Institute,
https://panmore.com/microsoft-corporation-vision-statement-mission-
statement-analysis
2. Giới thiệu về Microsoft | Sứ mệnh và Tầm nhìn | Microsoft
https://www.microsoft.com/vi-vn/about
3. Standards of Business Conduct (SBC) | Microsoft Legal
https://www.microsoft.com/en-us/legal/compliance/sbc
4. Business Strategy of Microsoft - Profolus
https://www.profolus.com/topics/business-strategy-of-microsoft/
5. Chương 7: III. Phong cách quản lý độc đáo Bill Gates, Bí Quyết Thành
Công Của Microsoft Là Gì?, Tác giả Bùi Minh Quang (kilopad.com)
https://kilopad.com/Kinh-te-kinh-doanh-c15/bi-quyet-thanh-cong-cua-
microsoft-la-gi-b2863/chuong-7-iii-phong-cach-quan-ly-doc-dao-bill-gates
6. Hofstede Cultural Model of Microsoft Corp (essaypandas.com)
https://www.essaypandas.com/case/Microsoft-Corp-1693-Hofstede-Cultural-
Model
7. Tìm hiểm văn hóa doanh nghiệp của Microsoft - Investo
https://www.investo.vn/chung-khoan/tim-hiem-van-hoa-doanh-nghiep-cua-
microsoft/
8. Tư duy phát triển trong tổ chức: chìa khóa để đổi mới văn hóa
https://bluec.vn/tu-duy-phat-trien-trong-to-chuc-chia-khoa-de-doi-moi-van-
hoa.html
9. Bí quyết giúp Microsoft xây dựng văn hóa làm việc thành công
https://hrinsider-v2.vietnamworks.com/bi-quyet-giup-microsoft-xay-dung-
van-hoa-lam-viec-thanh-cong.html
10. Khám phá quá trình đại trùng tu văn hóa doanh nghiệp Microsoft
https://gapowork.com/blog/kham-pha-qua-trinh-dai-tu-van-hoa-doanh-
nghiep-cua-microsoft

45

You might also like