You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


~~~~~*~~~~~

BÀI TẬP LỚN


MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề bài:
Mỗi nhóm doanh nghiệp hãy trình bày một ý tưởng về việc thành lập một doanh
nghiệp mới hoặc đưa ra một sản phầm dịch vụ mới

 Nhóm : 3

 Lớp : 64A Digital Marketing CLC

 Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Thanh Hoa

HÀ NỘI 2023
Mục lục
Giới thiệu công ty “Tổ”……………………………………………………………………………………………………………………………4

1. Giới thiệu.............................................................................................................................................4
2. Lịch sử.................................................................................................................................................4
3. Sứ mệnh...............................................................................................................................................5
4. Slogan..................................................................................................................................................5
5. Sản phẩm.............................................................................................................................................5
Sản phẩm....................................................................................................................................................6
1. Về sản phẩm: Bộ bài gia đình “Cả nhà ơi”......................................................................................6
2. Đặc tính sản phẩm...........................................................................................................................8
3. Tiêu chí sản phẩm............................................................................................................................9
4. Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................................................10
5. Giải pháp giá trị.............................................................................................................................11
Khách hàng..............................................................................................................................................12
1. Phân khúc khách hàng.......................................................................................................................12
2. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................................................13
3. Tài chính............................................................................................................................................16
Kế hoạch và dự định.............................................................................................................................18
I. Kế hoạch marketing và bán hàng...........................................................................................................18
1. Kế hoạch Marketing và Bán hàng cho sản phẩm game thẻ bài gắn kết gia đình.................................18
2. Kế hoạch triển khai chi tiết theo từng giai đoạn.................................................................................22
II. Kế hoạch tài chính................................................................................................................................26
1. Kế hoạch doanh thu.........................................................................................................................26
2. Mức độ ổn định khả năng thanh toán.............................................................................................28
3. Quỹ phòng trừ rủi ro..........................................................................................................................29
4. Chia vốn...........................................................................................................................................29
5. Thời gian hoàn vốn..........................................................................................................................31
III. Định hướng phát triển..........................................................................................................................31
IV. Hiệu quả kinh doanh............................................................................................................................34
1. Doanh lợi của doanh thu........................................................................................................................34
2. Chiến lược chăm sóc khách hàng..........................................................................................................35
3. Mức độ hao phí nguồn lực…………………………………………………………………………………………………………………36
4. Hiệu quả kinh doanh tiềm năng…………………………………………………………………………………………………………37

2
`
STT Họ và tên Mã sinh Phân công công việc Đánh
viên giá cá
nhân
1 Phan Đức 11222503 Tổng hợp nội dung, phụ trách làm 9/10
Hoàng powerpoint, hiệu quả kinh doanh
(leader)
2 Nguyễn 11222109 Phụ trách mảng giới thiệu về công ty, 9/10
Thúy Hằng cơ sở hạ tầng
(sub-leader)
3 Nguyễn 11223228 Phụ trách làm định hướng phát triển 9/10
Ngọc Lâm và chỉnh sửa bản word
4 Nguyễn 11221392 Phụ trách mảng khách hàng 9/10
Trung Đức
5 Nguyễn 11222020 Phụ trách mảng tài chính 9/10
Minh Hải
6 Nguyễn 11222268 Phụ trách mảng sản phẩm 9/10
Đức Hiển
7 Phạm Thanh 11222109 Phụ trách hoàn thành kế hoạch tài 9/10
Hương chính
8 Phạm Quốc 11221342 Phụ trách kế hoạch marketing và bán 9/10
Đồng hàng
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

3
GIỚI THIỆU CÔNG TY: TỔ

1. Giới thiệu

“Tổ” là một start-up trẻ chuyên nghiên cứu, phát triển những sản phẩm nhằm
xây dựng, gắn kết và nâng cao các mối quan hệ xung quanh bạn, đặc biệt trong số
đó là mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình.
Tổ theo nghĩa đen nghĩa là nhà cho chim. Tổ phải được những chú chim ngày
đêm dụng công xây dựng nên từ tất cả những thứ chúng có thể xây. Mặc dù tổ
được làm từ nhiều thứ và là những thứ không hoàn hảo, nhưng cuối cùng những
chú chim sẽ cùng nhau xoay sở để tạo nên một "ngôi nhà" hoàn hảo cho chúng.
Giống như thông điệp của doanh nghiệp, "Tổ" có thể gắn kết những thành viên
trong gia đình lại với nhau, dù họ là những mảnh ghép không hoàn hảo, nhưng với
sự gắn kết, cùng với một mái nhà chung, mọi thứ rồi sẽ hoàn hảo

2. Lịch sử

Ý tưởng “Cả nhà ơi” được khởi nguồn từ đầu năm 2023 và dự kiến mở bán
chính thức tại thị trường trong nước vào tháng 11 năm 2023.
Lấy niềm cảm hứng từ tình cảm và những vấn đề khoảng cách còn tồn động
trong các gia đình Việt Nam, chúng mình- những sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết và
đam mê của trường Đại học Kinh tế Quốc dân  đã quyết định cùng nhau xây dựng
“Cả nhà ơi” 
Với mục tiêu sử dụng công nghệ số và truyền thông tích hợp đầy tiềm năng,
“Cả nhà ơi” sẽ có cơ hội mạnh mẽ kết nối với khoảng 100 nhà máy và các đại lý
bán lẻ, các hệ thống kinh doanh trên toàn quốc. 
Để mở rộng và phát triển hơn nữa, “Cả nhà ơi” sẽ và đang tìm kiếm những
nhân tài trẻ để cùng nhau tạo nên một “Cả nhà ơi” thật hoàn thiện và độc nhất. 
4
3. Sứ mệnh

Với tinh thần sáng tạo trẻ cũng như niềm đam mê tái tạo những phút giây
gắn kết cho nhân loại, “Cả nhà ơi” mang trong mình một sứ mệnh kết nối con
người, đặc biệt là mối quan hệ gia đình đầy thiêng liêng.
Ngoài ra, “Cả nhà ơi” luôn ý thức được rằng uy tín là nền tảng sức mạnh cho
doanh nghiệp, vậy nên sự nỗ lực bảo vệ các giá trị được công nhận bởi khách hàng
và thị trường luôn là điều tiên quyết. “Cả nhà ơi” sẽ duy trì, phát huy và mang theo
sứ mệnh lan toả truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong hiện tại
và tương lai. 

4. Slogan

Slogan của công ty là “Home is the finest nest”, đúng với triết lý hoạt động
của “Cả nhà ơi”, chúng mình tin rằng có thể giúp bạn xóa đi những khoảng cách cả
về mặt địa lý cũng như khoảng cách giữa các thế hệ, để mỗi thành viên trong gia
đình bạn có thể thấu hiểu và sẻ chia với nhau nhiều hơn.

5. Sản phẩm

Dựa trên kết quả từ những nỗ lực nghiên cứu và khảo sát thị trường, công ty
cho ra mắt sản phẩm bộ câu hỏi “Cả nhà ơi”. Đây là một mô hình giải trí dành cho
các thành viên trong gia đình. Mô hình này là một bộ bài bao gồm những câu hỏi
nhằm gắn kết tâm hồn cho tất cả mọi người. Mỗi câu chuyện thú vị đều bắt đầu
bằng một câu hỏi đơn giản. Điều tuyệt vời ở đây là cùng một câu hỏi, với những
người khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, bạn sẽ được nghe những câu
chuyện khác nhau. "Cả nhà ơi" là bộ sưu tập những câu hỏi bạn có thể chia sẻ cho
những thành viên trong gia đình mình để ngắm nhìn lại những chặng đường đã
qua, hay đơn giản là những câu hỏi có thể gắn kết và thấu hiểu nhau hơn. “Ngồi
xuống đây chơi, hỏi nhau một chút, để mình hiểu nhau hơn.”

5
MÔ HÌNH KINH DOANH

Sản phẩm

1. Về sản phẩm: Bộ bài gia đình “Cả nhà ơi” 

Bộ câu hỏi “Cả nhà ơi” được lấy cảm hứng từ nghiên cứu tâm lý học về “quy
trình tạo dựng sự gần gũi” cũng chính là 36 câu hỏi giúp kết nối tình cảm mà hiện
nay mọi người thường gọi của giáo sư Arthur Aron - a prominent social
psychologist và người cộng sự kiêm bạn đời, Elaine Aron. Các câu hỏi được chứng
minh có khả năng gắn kết hai người xa lạ, tất cả những gì bạn cần là ngồi đối diện
người mình muốn xây dựng mối quan hệ. 

Tuy nhiên, với mong muốn xây dựng cũng như gắn kết mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, nhóm sẽ Việt hóa cũng như phát triển sản phẩm thành
một bộ câu hỏi hoàn chỉnh sao cho phù hợp để các thành viên trong gia đình có thể
đều sử dụng được.

Mỗi câu chuyện thú vị đều bắt đầu bằng một câu hỏi. Điều tuyệt vời là cùng
một câu hỏi, với những người khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, bạn sẽ
được nghe những câu chuyện khác nhau. Với mong muốn xóa nhòa đi khoảng cách
thế hệ giữa các thành viên trong gia đình, Bộ câu hỏi "..." là bộ sưu tập những câu
hỏi bạn có thể chia sẻ cho những thành viên trong gia đình mình để ngắm nhìn lại
những chặng đường đã qua, hay đơn giản là những câu hỏi có thể gắn kết và thấu
hiểu nhau hơn. Ngồi xuống đây chơi, hỏi nhau một chút, để mình thấu hiểu nhau
hơn.

6
Demo câu hỏi: 
Vòng 1: 
1. Bạn có mơ ước được thực hiện điều gì từ lâu rồi không? Tại sao bạn vẫn
chưa thực hiện việc đó?
2. Kể về một kỉ niệm với bố/con của bạn
3. Kể về một kỉ niệm với mẹ/con của bạn
4. Một trận đòn nhớ đời của bạn
Vòng 2: 
1. Hãy nói ra điều mà bạn luôn muốn nói với một thành viên trong gia đình
của bạn mà bạn chưa có cơ hội để nói ra 
2. Bạn cho rằng điều gì là rào cản giữa các thành viên trong gia đình mình?
3. …

7
2. Đặc tính sản phẩm
 Số lượng thẻ bài: 36 thẻ
 Kích thước hộp: 6.5x9.5x3 cm

8
 Kích thước thẻ bài: 6x9 cm
 Màu sắc: In màu toàn bộ
3. Tiêu chí sản phẩm
- Tính năng hoạt động:
Mỗi thành viên trong gia đình đều có những vướng mắc, những điều khó nói,
khó sẻ chia và cần một phương pháp hiệu quả để chữa lành, gắn kết. Vì vậy, 36 câu
hỏi trong “Cả nhà ơi” được tạo ra với tính năng không chỉ để giải trí mà còn giải
quyết các vấn đề vô hình còn tồn đọng trong gia đình, tạo sự gắn bó bền chặt và
xóa bỏ khoảng cách thế hệ. 
- Tiêu chí về đặc tính
Đặc tính dễ sử dụng cho mọi lứa tuổi giúp tất cả các thành viên trong gia đình
đều có thể ngồi lại và chia sẻ những cảm xúc, những câu chuyện cùng nhau
Thiết kế đơn giản, là những tone màu nhẹ nhàng phù hợp với từng thế hệ trong
gia đình. 
- Tiêu chí về độ tin cậy
Sản phẩm “Cả nhà ơi” được lấy cảm hứng từ giáo sư Arthur Aron và Elaine
Aron trong nghiên cứu tâm lý học  về “quy trình tạo dựng sự gần gũi”, bởi vậy các
câu hỏi đều dựa trên khoa học và được chứng minh là có thể gắn kết khi ngồi lại
với nhau. Qua đó, độ tin cậy được thể hiện qua tính hiệu quả dựa trên cơ sở khoa
học.
Sản phẩm được sử dụng bằng giấy bìa cứng được cán bóng, có thể duy trì chất
lượng theo thời gian dài. 
- Tiêu chí về an toàn
Sản phẩm không sử dụng hóa chất độc hại, chất cấm gây tổn thất về mặt thể xác
cho khách hàng.

9
Sản phẩm mang tính giải trí xen lẫn giáo dục, vì vậy, không sử dụng những
hình ảnh dễ gây hiểu nhầm, hình ảnh sai lệch đạo đức. Sản phẩm ưu tiên sử dụng
hình ảnh dễ nhìn, nhẹ nhàng mang đến cho khách hàng sự thoải mái về tinh thần.
- Độ bền và thẩm mỹ
Sản phẩm được đóng gói cẩn thận, các thẻ bài đi kèm với hộp đựng được cán
bóng toàn bộ giúp khách hàng dễ dàng bảo quản, tăng tuổi thọ cho sản phẩm
Giao diện trẻ trung nhưng vẫn mang tính nhẹ nhàng, form chữ vừa vặn, dễ đọc,
dễ nhìn phù hợp với mọi độ tuổi trong gia đình.
4. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều game bài ăn hỏi. Tuy nhiên,
hầu hết trong số họ là về đối tác và bạn bè. Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến
từ các thương hiệu Việt: Chuyện trò, guudvibe, Seesaw Vietnam. Ngoài ra, trên thị
trường còn có một số game bài không thương hiệu của nước ngoài, tuy nhiên
những sản phẩm đó sẽ không phù hợp với các gia đình Việt Nam do sự khác biệt
về ngôn ngữ và văn hóa.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các loại board game chơi theo nhóm như ma
sói, mèo nổ, v.v.

ST Tên sản Thông tin Mô tả sản phẩm


T phẩm

1 Chuyện trò Cung cấp bộ bài câu hỏi với Chất liệu: Thẻ giấy và hộp
chủ đề về gia đình, tình yêu và nhựa cao cấp
bạn bè. Số lượng : 128 thẻ câu hỏi
Được phân phối bởi Shopee (3k Giá: 395,000 VND
followers) Demo câu hỏi: Một lần bị
phạt khi còn nhỏ? Món ăn

10
tuổi thơ yêu thích?

2 guudvibe Cung cấp bộ bài câu hỏi với Chất liệu: Giấy Polished
chủ đề về gia đình, người yêu 300 Briston (thẻ bài) |
và bạn bè. Irgovy 250 (hộp)
Được phân phối bởi Shopee Số lượng: 50 thẻ câu hỏi
(10,4k followers), Lazada (229 Giá: 168,000 VND
followers) Demo câu hỏi: 3 câu hỏi
nhạy cảm về thế hệ các con
mà người lớn không nên
hỏi?

3 Seesaw Cung cấp bộ bài câu hỏi với Số lượng: 49 thẻ câu hỏi 
Vietnam chủ đề về gia đình, tình yêu và Giá: 360,000 VND
bạn bè. Demo câu hỏi : Mô tả
Được phân phối bởi Shopee khuôn mặt của những người
(355 followers), Lazada và bên cạnh?
trang web chính thức của sản
phẩm

5. Giải pháp giá trị


- Sự khác biệt, độc đáo trong bộ bài 36 câu hỏi
“Cả nhà ơi” khai thác khía cạnh gia đình, một thị trường không mới nhưng chưa
được khai thác sâu. Tất cả đều hướng đến sự khám phá bản thân với cấp độ tăng
dần, từ đó khuyến khích cả hai cởi mở với nhau hơn. Các câu hỏi được chia thành
ba phần và đều là những câu hỏi mở với nội dung đa dạng về chủ đề gia đình

11
nhưng cũng rất thực tế, nhằm khai thác chiều sâu tâm hồn và người trả lời phải suy
nghĩ, ngẫm lại chính mình. Câu trả lời họ đưa ra chính xác là những gì họ thực sự
muốn cha mẹ hoặc con cái họ hiểu. Từ đó, “Cả nhà ơi” sẽ tập trung củng cố những
yếu tố quan trọng tạo nên một mối quan hệ thân thiết: quan tâm, thấu hiểu và gần
gũi.
Chẳng hạn, ở vòng 1, câu hỏi được đặt ra là "Nếu được thay đổi cách nuôi dạy
từ nhỏ, bạn sẽ thay đổi như thế nào?". Câu hỏi này sẽ giúp cha mẹ nhìn lại những
mặt được và chưa được trong việc nuôi dạy con cái, từ đó hiểu được những điều
sâu kín bên trong mà họ chưa từng biết đến của con cái, xóa bỏ khoảng cách giữa
hai cha con. cách đã tồn tại trong một thời gian dài giữa các thành viên trong gia
đình.
- Giá trị có thể định lượng (giá cả cạnh tranh) 
Có thể thấy, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều mẫu bảng hỏi theo các chủ
đề khác nhau với mức giá từ 100.000đ đến 400.000đ. Bộ câu hỏi “Cả nhà ơi” với
36 câu hỏi mang tính nhân văn, giáo dục về chủ đề gia đình đã phá bỏ khoảng cách
giữa các thành viên với mức giá đề xuất 140.000đ - 200.000đ phù hợp với khả
năng của các em. trả giá với những người trẻ tuổi.

Khách hàng

1. Phân khúc khách hàng


- Tất cả mọi người từ 13-70 tuổi
- Thu nhập: 1-5 triệu mỗi tháng
- Quan hệ khách hàng:
Tìm hiểu nhu cầu,sở thích và hành vi của khách hàng để tư vấn và cung cấp sản
phẩm
Quản ký kênh thông tin như website,fanpage,group để cập nhật thông tin,quảng
cáo và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng
12
Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm,
định hướng chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm mới
- Pain:
Có thiên hướng sống tình cảm, ý thức rõ ràng về trách nhiệm với gia đình.
Có một nền giáo dục tốt và có văn hóa.
Dễ gặp phải generation gap với thành viên trong gia đình, khó giao tiếp, nói
chuyện và chia sẻ với bố mẹ
Quan tâm đến chuyện gia đình, nhạy cảm, tế nhị, nhẹ nhàng và tỉ mỉ trong các
mối quan hệ.
- Gain:
Tạo dựng các mối quan hệ lâu bền, đặc biệt có mong muốn tạo ra giá trị bền
vững cho mối quan hệ gia đình.
Thuận lợi trong học tập, thành công trong công việc, được gia đình, xã hội công
nhận
Sống một cuộc sống rực rỡ, có ý nghĩa
- Hành vi tiêu dùng:
Có xu hướng sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến thay vì mua hàng trực tiếp
Đa dạng phương thức thanh toán
Dễ bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, trend
- Kênh phân phối:
Bán trực tiếp qua các cửa hàng board game chuyện nghiệp hoặc cafe board
game
Bán online qua các trang thương mại điện tử: Shopee,Lazada,Tiki,Tiktokshop,..
2. Cơ sở hạ tầng 
- Nguồn lực chính:
Về nguồn nhân lực: Tập trung vào team phát triển sản phẩm , team marketing
sản phẩm , team phân phối sản phẩm . 

13
Team phát triển sản phẩm là nhóm luôn. Nhóm có những thành viên có kinh
nghiệm đã kinh doanh, thiết kế, design, tổ chức sự kiện, ... sẽ khiến dự án ít phải sử
dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí.
Nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt và giá cả hợp lí.
- Mạng lưới đối tác 

Đặc điểm của boardgame là đa phần đều sản xuất từ nguyên liệu thân thiện, đơn
giản (đa số từ giấy, gỗ, nhựa).

Thực tế tại Việt Nam, chưa có một công ty chính thức nào chuyên cung cấp
BoardGame mà chỉ có 1 vài shop nhỏ tự nhập và kinh doanh. Ở Sài Gòn, Rich
Cafe là 1 dạng như Dice Cafe ở Hà Nội nhưng ý thức được việc chăm sóc khách
hàng và đó chính là cơ sở để phát triển trào lưu board game ở SG.
Với việc BoardGame đã xuất hiện và qua 1 thời gian mới thoái trào cơ sở cơ
bản để chúng tôi có cơ hội phát triển board game thành 1 trào lưu mới tại hà nội và
tương lai là toàn Việt Nam.

- Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi đã chọn những nhà cung cấp sau
đây:

Các nhà cung về Board game: 


Blue Eagle Toys Co. Ltd
Zhyjiang Chinu Packing & Printing Co. Lt
Thị trường café boardgame tại thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn những thành
phố lớn khác.  
Gotham Board Game & Cafe sẽ làm bạn choáng ngợp với hệ thống cơ sở vật
chất siêu khủng. Bước vào quán bạn sẽ cảm giác giống như bước vào một thế giới
khác vậy, quán trang trí khá thu hút và toát lên vẻ huyền bí cực kỳ hấp dẫn. Hiện
nay tại Gotham Board Game & Cafe đang có đến hơn 100 loại game khác nhau,
quán còn đầu tư nhiều loại bàn ghế để chơi game.

14
Café Cashflow: khởi nguồn từ những bạn học viên của khóa học AYP (Awake
Yours Power) với ý tưởng kinh doanh một quán cafe dành cho các bạn trẻ thích,
đam mê kinh doanh. Quán với hoạt động chính là Cashflow game và lồng ghép
những khóa học tài chính về việc quản lý tiền, sử dụng tiền, … Sau một thời gian
hoạt động thì hiện nay Cashflow là quán café đi đầu trong các quán cafe
boardgame với số lượng boardgame phong phú (hơn 60 đầu game), nhân viên
và cộng tác viên am hiểm game, có các không gian phù hợp cho từn nhóm chơi.
Thường xuyên tổ chức khóa học lồng vào game Cashflow. Điểm yếu là chi phí khá
cao, chi phí ở đây là giá nước uống, thức ăn, phí thuê game, phí thuê nhân viên
lead game, …
Quán Café Cashflow đang có tư tưởng và vị thế độc quyền ở thị trường
- Hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh thuê board game để chơi, hợp tác với các quán cafe. Và vì có sẵn
địa điểm và mặt bằng nên đây cũng sẽ là nơi trưng bày những bộ boardgame để
khách có thể tham khảo và mua về sử dụng.
Kinh doanh trên các web, kênh, sàn thương mại điện tử shopee, lazada, tiktok ,
facebook , trong đó có sử dụng KOL 
Mỗi lần mua hàng đưa mã tracking code vào tất cả link mua hàng để đo lường
life-time value của khách hàng
Kinh doanh trên kênh youtube, youtube kids, làm 1 kênh riêng xây dựng những
content của bộ bài hấp dẫn ng xem , buid subscriber là tệp khách hàng từ 10 tuổi
đến 16 tuổi  , lồng những nội dung và bán ( sở dĩ tách youtube riêng vì tệp khách
hàng tiềm năng là trẻ con lứa từ 13 tuổi đến 17 tuổi rất thích xem youtube kids ) ,
chạy những chương trình kết hợp những video fun của KOL là trẻ con trên
youtube 

3. Tài chính
- Nguồn thu: từ các kênh shopee,lazada, tiktok..,
15
- Có thể thu được lợi nhuận từ:
Bán sản phẩm: Đây là nguồn thu chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ thu
được lợi nhuận từ việc bán board games cho khách hàng. Lợi nhuận này phụ thuộc
vào mức giá bán của sản phẩm và số lượng sản phẩm được bán ra.
Dịch vụ cho thuê sản phẩm: Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ cho thuê sản
phẩm và không gian chơi cho khách hàng. Nếu dịch vụ này được sử dụng đủ nhiều
để trả lại chi phí cho việc thuê không gian và các sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thu
được lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ này.
Dịch vụ tư vấn và thiết kế: Doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và
thiết kế để giúp khách hàng tạo ra các sản phẩm riêng của họ. Nguồn thu từ dịch vụ
này phụ thuộc vào mức phí tư vấn và thiết kế.
Bản quyền và giấy phép: Nếu doanh nghiệp có những sản phẩm mang tính độc
quyền, họ có thể nhận được nguồn thu từ việc bán bản quyền và giấy phép sử dụng
sản phẩm này cho các đối tác khác.
- Các khoản có khả năng gây giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp:
Chi phí sản xuất: Doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí cho việc sản xuất sản phẩm,
bao gồm các chi phí cho vật liệu, thiết bị, nhân công, vận chuyển, và các chi phí
khác. Những chi phí này có thể giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý và vận hành: Doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí cho việc quản lý
và vận hành doanh nghiệp, bao gồm chi phí thuê không gian, chi phí nhân viên, chi
phí tiếp thị và quảng cáo, chi phí phát triển sản phẩm, và các chi phí khác. Những
chi phí này cũng có thể giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
Chi phí thuế và phí pháp lý: Doanh nghiệp sẽ phải trả các khoản thuế và phí
pháp lý, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, phí đăng ký
doanh nghiệp, và các khoản phí khác. Những khoản chi phí này cũng có thể giảm
trừ doanh thu của doanh nghiệp.

16
Chi phí hàng tồn kho: Doanh nghiệp có thể phải trả chi phí hàng tồn kho để lưu
trữ các sản phẩm chưa bán được. Những chi phí này có thể giảm trừ doanh thu của
doanh nghiệp.
Chi phí hoàn trả sản phẩm: Nếu khách hàng yêu cầu hoàn trả sản phẩm vì lý do
nào đó, doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí hoàn trả sản phẩm và phí vận chuyển liên
quan. Những chi phí này cũng có thể giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
- Cơ cấu chi phí (Giả sử một bộ bài trung bình bán với giá 90000đ):
Giá vốn bán hàng (COGS): là chi phí để sản xuất hoặc mua bộ bài, bao gồm các
chi phí như nguyên liệu, công cụ, thiết bị, và lao động để sản xuất bộ bài. Với mức
giá bán 198.000đ, giả sử giá vốn của mỗi bộ bài là 30.000đ, tức là doanh nghiệp có
mức lợi nhuận gộp (gross profit) là 168.000đ.
Chi phí marketing: là chi phí để quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng, bao
gồm các chi phí như quảng cáo, PR, khuyến mãi, và các chi phí liên quan đến việc
tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Đây là một khoản chi phí rất quan trọng để đưa
sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng, giúp tăng doanh số và lợi nhuận.
Với mức giá bán 198.000đ, doanh nghiệp có thể dành khoảng 15.000đ cho chi phí
marketing cho mỗi bộ bài. 
Chi phí nhân sự: là chi phí để trả lương cho nhân viên, bao gồm các chi phí như
lương, phúc lợi, bảo hiểm, và các khoản chi phí khác liên quan đến việc tuyển
dụng và giữ chân nhân viên. Với doanh nghiệp kinh doanh board game, có thể có
một số nhân viên phát triển sản phẩm, thiết kế, bán hàng, vận chuyển, và quản lý.
Với mức giá bán 198.000đ, doanh nghiệp có thể dành khoảng 10.000đ cho chi phí
nhân sự cho mỗi bộ bài. (cái này cũng thế trừ khi tính phí hoa hồng cho nhân
viên…)
Chi phí mặt bằng: là chi phí để thuê hoặc mua một không gian để sản xuất và
kinh doanh bộ bài, bao gồm các chi phí như thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi
phí vệ sinh và bảo trì. Nếu doanh nghiệp thuê một không gian để sản xuất và kinh

17
doanh bộ bài, chi phí mặt bằng có thể chiếm một khoản chi phí đáng kể. Với mức
giá bán 198.000đ, doanh nghiệp có thể dành khoảng 20.000đ cho chi phí mặt bằng
mỗi bộ bài
Chi phí khấu hao: là chi phí để phân bổ chi phí ban đầu của các tài sản cố định
như máy móc, thiết bị và công cụ sản xuất, để tránh tạo ra một khoản chi phí lớn
trong năm đầu tiên. Với doanh nghiệp kinh doanh board game, có thể có các tài sản
cố định như máy in, máy cắt, và các thiết bị sản xuất khác. Với mức giá bán
150.000đ, doanh nghiệp có thể dành khoảng 30.000đ cho chi phí khấu hao cho mỗi
bộ bài.
Với cơ cấu chi phí trên, tổng chi phí cho mỗi bộ bài là 75.000đ. Vậy, lợi nhuận
trên mỗi bộ bài là 93.000đ (198.000đ - 30.000đ - 75.000đ).
Tuy nhiên, để đưa sản phẩm đến với khách hàng, doanh nghiệp có thể phải đối
mặt với một số chi phí khác như chi phí vận chuyển và lưu kho. Nếu các chi phí
này quá cao, nó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

KẾ HOẠCH VÀ DỰ ĐỊNH

I. Kế hoạch marketing và bán hàng

1. Kế hoạch Marketing và Bán hàng cho sản phẩm game thẻ bài gắn kết gia đình

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường 

Trong giai đoạn nghiên cứu thị trường, chúng ta sẽ tiến hành các công việc sau:

Phân tích đối thủ: Tìm hiểu các sản phẩm tương tự trên thị trường và những đối
thủ cạnh tranh của chúng ta.

18
Phân tích khách hàng: Tìm hiểu độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích của khách
hàng mục tiêu để xác định phân khúc khách hàng và làm rõ yêu cầu của khách
hàng đối với sản phẩm.
Xác định kênh phân phối: Xác định các kênh phân phối phù hợp với sản phẩm
của chúng ta, chẳng hạn như cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm, trang web bán
hàng trực tuyến và cửa hàng game.

Giai đoạn 2: Tiếp cận khách hàng

Sau khi xác định được phân khúc khách hàng và kênh phân phối, chúng ta sẽ
tiến hành các công việc sau:

Quảng cáo: Sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến để giới thiệu
sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Chúng ta có thể sử dụng các quảng cáo trên
Facebook, Google Ads, Tik Tok, Instagram, tạp chí, báo và truyền hình.
Sự kiện: Tổ chức các sự kiện để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
Sự kiện có thể là cuộc thi game bài hoặc các buổi triển lãm liên quan đến game bài
như E3, Gaming Expo, SPIEL, GameCon...
Tìm kiếm SEO: Tối ưu hóa website của chúng ta để tăng cường sự xuất hiện
trong kết quả tìm kiếm trên Google, giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm của chúng
ta dễ dàng hơn.

Giai đoạn 3: Biên đạo nội dung

Sau khi đã tiếp cận được khách hàng, chúng ta cần phải biên đạo ra nội dung để
thu hút và giữ chân khách hàng. Các công việc cần làm trong giai đoạn này gồm:

Xây dựng trang web: Thiết kế trang web với giao diện thân thiện và dễ sử dụng
cho người dùng, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của chúng ta.

19
Tạo nội dung: Sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tạo ra nội dung hấp dẫn
về sản phẩm của chúng ta, ví dụ như video giới thiệu sản phẩm, bài viết blog về
cách chơi và chiến thuật trong game.
Cập nhật nội dung thường xuyên: Cập nhật nội dung trên trang web và các kênh
truyền thông xã hội của chúng ta thường xuyên để giữ khách hàng quan tâm và
đắm mình trong sản phẩm.

Giai đoạn 4: Dịch vụ hậu mãi

Cuối cùng, chúng ta cần làm việc để duy trì sự hài lòng của khách hàng sau khi
đã mua sản phẩm của chúng ta. Các công việc cần làm trong giai đoạn này gồm:

Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp và hiệu
quả, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh khi sử dụng sản phẩm của
chúng ta.
Cập nhật sản phẩm: Tiếp tục cập nhật và phát triển sản phẩm của chúng ta để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng và giữ được sự cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách
hàng bằng cách liên lạc thường xuyên, cung cấp thông tin mới nhất và giải đáp các
thắc mắc của khách hàng , xây dựng cộng đồng khách hàng cũ với những ưu đãi và
tin tức độc quyền , xa hơn có thể phát triển thành cộng đồng tập hợp các tín đồ
board game , card game

Các chiến lược quảng cáo và tiếp cận khách hàng phù hợp với từng phân khúc
khách hàng có thể được trình bày như sau:

Phân khúc khách hàng từ 13 đến 17 tuổi: Đối với phân khúc này, chúng ta sẽ
tập trung vào các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và TikTok để
giới thiệu sản phẩm và thu hút sự chú ý của các bạn trẻ. Chúng ta có thể sử dụng

20
hình ảnh và video đẹp mắt, âm nhạc sôi động và các nội dung liên quan đến game
để thu hút được sự quan tâm của phân khúc này.
Phân khúc khách hàng từ 18 đến 45 tuổi: Với phân khúc này, chúng ta sẽ tập
trung vào quảng cáo trực tuyến trên Google và các trang web tin tức, tạp chí và
blog liên quan đến game và gia đình. Chúng ta có thể sử dụng các từ khóa liên
quan đến game bài gắn kết gia đình để đưa ra quảng cáo hiệu quả.
Phân khúc khách hàng từ 46 đến 70 tuổi: Đối với phân khúc này, chúng ta sẽ
tập trung vào các trang web bán hàng trực tuyến và các cửa hàng bán lẻ truyền
thống để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Chúng ta có thể sử dụng các
chiến lược giảm giá và khuyến mại để thu hút sự quan tâm của khách hàng trong
phân khúc này.
Các kênh phân phối phù hợp cho sản phẩm game thẻ bài gắn kết gia đình có thể
được trình bày chi tiết như sau:
Cửa hàng bán lẻ: Chúng ta có thể xác định các cửa hàng bán lẻ địa phương phù
hợp để đưa sản phẩm của mình vào. Những cửa hàng này nên nằm trong các khu
vực tập trung số lượng người tiêu dùng đông đúc, nhất là các khu vực dân cư hoặc
trung tâm thương mại. Sau khi đã xác định được danh sách các cửa hàng này,
chúng ta có thể liên hệ và hợp tác với chủ cửa hàng để đưa sản phẩm vào cửa hàng
của họ.
Trung tâm mua sắm: Tương tự như cửa hàng bán lẻ, chúng ta cũng có thể liên
hệ với các trung tâm mua sắm để đưa sản phẩm vào các gian hàng của trung tâm.
Điều này giúp sản phẩm của chúng ta được đưa đến gần hơn với người tiêu dùng
và thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Trang web bán hàng trực tuyến: Với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng
phổ biến hiện nay, việc đưa sản phẩm vào các trang web bán hàng trực tuyến như
Shopee, Tiki, Lazada, Sendo... cũng là một trong những kênh phân phối tiềm năng

21
cho sản phẩm của chúng ta. Chúng ta có thể đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm
lên các trang web này để thuận tiện cho khách hàng trong việc mua sắm.
Cửa hàng game: Đây là nơi tập trung của những người yêu thích game, đặc biệt
là game thẻ bài gắn kết gia đình. Chúng ta có thể liên hệ với các cửa hàng game
như Board Game VN, Thế giới Board Game... để giới thiệu sản phẩm của mình
đến với người chơi game. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tổ chức các buổi triển lãm
game hoặc các sự kiện liên quan đến game để giới thiệu sản phẩm của mình đến
với công chúng.
1. Kế hoạch triển khai chi tiết theo từng giai đoạn 
Giai đoạn 1: Tạo sự kỳ vọng (Tháng 1 - Tháng 2)
- Mục tiêu
Giới thiệu sản phẩm mới của chúng ta vào thời điểm đầu năm và tạo sự mong
chờ đối với khách hàng.
Tạo sự quan tâm và tò mò đối với sản phẩm của chúng ta.
Tăng lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm của chúng ta.
- Chiến lược
Sử dụng các teaser video và hình ảnh về sản phẩm để giới thiệu đến khách hàng
một cách bí ẩn và kích thích sự tò mò của họ.
Tạo ra các trò chơi mini và cuộc thi online liên quan đến sản phẩm để thu hút
một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter để
giới thiệu sản phẩm của chúng tôi và tạo sự chia sẻ thông tin đến cộng đồng mạng.
- Hoạt động
Tạo teaser video và hình ảnh sản phẩm trong tháng 1 để giới thiệu sản phẩm của
chúng tôi một cách bí ẩn và kích thích sự tò mò của khách hàng.
Tổ chức các trò chơi mini và cuộc thi online liên quan đến sản phẩm trong
tháng 2 để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.

22
Chạy các quảng cáo trên các kênh truyền thông xã hội vào tháng 2 để giới thiệu
sản phẩm của chúng tôi và tạo sự chia sẻ thông tin đến cộng đồng mạng.
Giai đoạn 2: Tạo niềm tin (Tháng 3 - Tháng 4)
- Mục tiêu
Xây dựng lòng tin cho khách hàng về sản phẩm của chúng ta.
Tăng cường nhận diện thương hiệu của chúng ta.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Chiến lược
Tạo ra các video giới thiệu sản phẩm có nội dung liên quan đến gia đình và gắn
kết.
Sử dụng influencer marketing để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
Tổ chức các sự kiện trực tuyến và phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền
thông xã hội nhằm tăng tính tương tác của khách hàng.
- Hoạt động
Tạo ra các video giới thiệu sản phẩm với nội dung liên quan đến gia đình và gắn
kết trong tháng 3 để tạo lòng tin cho khách hàng.
Sử dụng influencer marketing vào tháng 4 để giới thiệu sản phẩm đến khách
hàng thông qua các người nổi tiếng và có uy tín.
Tổ chức các sự kiện trực tuyến và phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền
thông xã hội vào tháng 4 để tăng tính tương tác của khách hàng.
Giai đoạn 3: Tiếp cận khách hàng (Tháng 5 - Tháng 6 )
- Mục tiêu
Tạo sự tương tác và trải nghiệm sản phẩm của chúng ta cho khách hàng.
Tăng cường nhận diện thương hiệu của chúng ta.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng.
- Chiến lược

23
Tổ chức các hoạt động trực tuyến như livestream và hướng dẫn chơi game để
giới thiệu sản phẩm của chúng ta và tạo sự tương tác với khách hàng.
Tạo ra các phiên bản thử nghiệm miễn phí của sản phẩm để khách hàng có thể
trải nghiệm trước khi mua sản phẩm chính thức.
Sử dụng các khu vực quảng cáo trực tuyến như Google Adwords, Facebook
Ads, YouTube Ads để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hoạt động
Tổ chức các hoạt động trực tuyến như livestream hay tổ chức pop-up tại các
trường đại học lớn, các trường học , siêu thị , điểm có đông dân cư qua lại... và
hướng dẫn chơi game trong tháng 5 và 6 để giới thiệu sản phẩm của chúng ta và
tạo sự tương tác với khách hàng.
Tạo ra các phiên bản thử nghiệm miễn phí của sản phẩm vào tháng 5 để khách
hàng có thể trải nghiệm trước khi mua sản phẩm chính thức.
Sử dụng các khu vực quảng cáo trực tuyến như Google Adwords, Facebook
Ads, Tik Tok Ads, YouTube Ads để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ
chuyển đổi trong tháng 6.
Giai đoạn 4: Khuyến mãi (Tháng 7 - Tháng 8)
- Mục tiêu
Tạo sự kích thích mua sắm và bán hàng cho sản phẩm của chúng ta.
Tạo sự quan tâm và tò mò đối với sản phẩm của chúng ta.
Tăng số lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm của chúng ta.
- Chiến lược
Tạo ra các gói khuyến mãi hấp dẫn như combo sản phẩm, giảm giá hoặc tặng
quà khi mua sản phẩm của chúng ta.
Sử dụng email marketing và tin nhắn SMS để giới thiệu các gói khuyến mãi đến
khách hàng đã từng mua sản phẩm của chúng tôi hoặc đăng ký nhận thông tin từ
chúng ta.

24
Tạo các quảng cáo trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram
và TikTok để giới thiệu các gói khuyến mãi của chúng ta đến với khách hàng mới.
- Hoạt động
Tạo ra các gói khuyến mãi hấp dẫn vào tháng 7 và tháng 8 để kích thích mua
sắm và bán hàng cho sản phẩm của chúng ta.
Sử dụng email marketing và tin nhắn SMS để giới thiệu các gói khuyến mãi đến
khách hàng đã từng mua sản phẩm của chúng ta hoặc đăng ký nhận thông tin từ
chúng ta.
Chạy các quảng cáo trên các kênh truyền thông xã hội trong tháng 8 để giới
thiệu các gói khuyến mãi của chúng ta đến với khách hàng mới.
Giai đoạn 5: Tăng cường tính tương tác (Tháng 9 - Tháng 12)
- Mục tiêu
Tăng tính tương tác và sự thân thiện với khách hàng.
Tạo mối quan hệ lâu dài và tăng số lượng khách hàng trung thành với sản phẩm
của chúng ta.
Tăng cường nhận diện thương hiệu của chúng ta.
- Chiến lược
Tổ chức các cuộc thi và sự kiện trên các kênh truyền thông xã hội như
Facebook, Instagram và YouTube để tạo sự tương tác và thân thiện với khách
hàng.
Tạo ra các nội dung liên quan đến gia đình và gắn kết để tạo mối quan hệ lâu
dài với khách hàng.
Sử dụng email marketing và tin nhắn SMS để giới thiệu các hoạt động và sự
kiện của chúng ta đến khách hàng đã từng mua sản phẩm của chúng ta hoặc đăng
ký nhận thông tin từ chúng ta.
- Hoạt động

25
Tổ chức các cuộc thi và sự kiện trên các kênh truyền thông xã hội như
Facebook, Tik Tok, Instagram và YouTube trong tháng 9 - tháng 12 để tạo sự
tương tác và thân thiện với khách hàng.
Tạo ra các nội dung liên quan đến gia đình và gắn kết trong suốt giai đoạn này
để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Sử dụng email marketing và tin nhắn SMS để giới thiệu các hoạt động và sự
kiện của chúng tôi đến khách hàng đã từng mua sản phẩm của chúng tôi hoặc đăng
ký nhận thông tin từ chúng ta.
Kế hoạch này tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm, tạo lòng tin, tạo niềm tin,
khuyến mãi, tăng cường tính tương tác để thu hút khách hàng tiềm năng và tạo mối
quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại. Các hoạt động được thực hiện trên nhiều
kênh truyền thông xã hội khác nhau để tăng tính tương tác và nhận diện thương
hiệu của chúng tôi.

II. Kế hoạch tài chính

1. Kế hoạch doanh thu

Bán trung bình cho 1 người, 1 đơn hàng/ ngày là 198.000VNĐ

Một ngày khoảng 30 đơn hàng


Doanh thu 1 ngày là 30*198.000=5.940.000 VNĐ
Doanh thu 1 tháng=5.940.000*30=178.200.000 VNĐ => 1 kỳ là
4*178.200k=712.800k
Doanh thu 1 năm là: 178.200.000*12=2.138.400.000 VNĐ

Kế hoạch doanh thu là kế hoạch có tác động trực tiếp và là kế hoạch xương
sống cho toàn bộ kế hoạch tài chính.

26
Để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tài chính, công ty phải lập được kế hoạch
doanh thu cho các điều kiện khác nhau, thường là được chia thành 3 khả năng:
- Khả quan
- Trung bình
- Bi quan
Thứ nhất là dự báo nhu cầu về sản phẩm bộ bài mà công ty cung cấp cho thị
trường.
Thứ hai là giá bán của sản phẩm bộ bài mà công ty dự kiến bán cho khách hàng.

=> Đây là hai căn cứ cực kỳ quan trọng của việc lập kế hoạch doanh thu.

Nhận thức được nhu cầu của khách hàng và mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp cùng ngành , công ty đã lập ra bản kế hoạch doanh thu như sau:

Kỳ 1, Chi phí sản xuất cao hơn doanh thu và không có lợi nhuận vì phải đầu tư
cho thiết bị, dây chuyền sản xuất, chi phí marketing quảng bá => Bi quan. Vậy
nên khấu hao giảm 10% doanh thu(71.280) = 641.520k
Kỳ 2, Doanh thu đã cao hơn kỳ 1 tuy nhiên lợi nhuận vẫn không cao do chưa
quảng bá được tên tuổi ra thị trường nhiều => Bi quan
Kỳ 3, Doanh thu tăng đột biến tại kỳ này do quảng bá hợp lý đến thị trường và
hợp tác được với nhiều kênh phân phối cho nên lợi nhuận tăng cao => Trung bình
Vậy nên doanh thu tăng khoảng 10% (71.280) = 784.080k
Năm 2, Sau 1 năm kinh doanh trên thị trường, thương hiệu đã tiếp cận
được phần lớn người tiêu dùng trong nước và một số doanh nghiệp nước ngoài,
từ đó doanh thu khởi sắc, chi phí sản xuất so với năm trước đã giảm do tạo được
quan hệ với các nguồn nguyên, nhiên liệu, chi phí quảng bá cũng giảm đáng kể
do đó lợi nhuận tăng cao => Lạc quan
Vậy nên doanh thu tăng khoảng 20% (142.560) =855.360k

27
2. Mức độ ổn định khả năng thanh toán

Tổng tài sản

- Tài sản cố định:


Công cụ và máy móc
Dựa trên bảng dự đoán số lượng hàng bán ra và 100% năng lực sản xuất,
doanh nghiệp sẽ cần những công cụ và thiết bị sau:
Đơn vị: Nghìn đồng
 

  Số lượng cần thiết    


Chi tiết Đơn giá Tổng giá trị

Máy in 10 40.000 40.000

Trang thiết bị văn phòng


Doanh nghiệp cần có các trang thiết bị văn phòng sau:`
Đơn vị: Nghìn đồng
 

  Số lượng cần thiết    


Chi tiết Đơn giá Tổng giá trị

10 bộ 8.000 80.000
Máy vi tính

Máy điều hòa 10 10.000 100.000


 

1 1.000 1.000
Thiết bị khác 

28
Tổng kết tài sản cố định và khấu hao:
 

Chi tiết Giá trị (đồng) Khấu hao hằng năm

Công cụ và thiết bị 40.000.000 30%

Trang thiết bị văn 181.000.000 30%


phòng

221.000.000 66.300.000
Tổng

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả
- Trong trường hợp doanh nghiệp không có nợ phải trả:
Htq >2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu
quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó
có bước tăng trưởng vượt bậc.

3. Quỹ phòng trừ rủi ro

Doanh nghiệp dự định trích 30% từ doanh thu( tức là 53.460k/tháng) cho
các trường hợp kinh doanh xấu,kém, trung bình hoặc rủi ro xảy ra.

4. Chia vốn

- Vốn lưu động hàng tháng


Nguyên vật liệu và bao bì

29
  Số lượng cần   Tổng chi phí
Chi tiết thiết hàng tháng Đơn hàng tháng
giá

Các loại bao bì 10kg 40.000 400.000


nhỏ đến lớn

Các loại hộp 6 bì 100.000 600.000

Hóa đơn 3 quyển 20.000 60.000

Tổng     1.060.000

 
Các chi phí hoạt động khác (Không bao gồm khấu hao và lãi suất tiền vay)
 

  Chi phí hàng tháng



tả

Lương chủ doanh nghiệp 10.000.000

Lương công nhân 15.000.000

Tiền đất, thiết bị 300.000.000

Marketing 13.500.000 ( do 15k/ bộ bài)

Điện 1.000.000

30
Điện thoại 300.000

Sửa chữa và bảo trì 500.000

Bảo hiểm 1.000.000

Đăng ký kinh doanh 500.000

Các khoản khác 1.000.000

Tổng 342.800.000

5. Thời gian hoàn vốn

Tổng vốn ban đầu: 900.000.000


Mục tiêu và thời gian hoàn vốn:
Chúng tôi sẽ bám sát vào kế hoạch marketing để phát triển và tạo ra trào lưu
chơi board game trong giới trẻ cũng như đưa thương hiệu bộ bài ra thị trường.
Trong 3 tháng đầu khi tạo dựng thương hiệu sẽ đạt doanh thu ròng là
168*30=5040k
5040*30=151.200.000 trong 1 tháng
Thu hồi vốn trong 6 tháng ( tối đa)

III. Định hướng phát triển

Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp: “Tổ” tập trung hướng
đến một sứ mệnh kết nối giữa những con người, đặc là những con người trong một
gia đình, có quan hệ máu mủ thân thiết. Trong thời đại hiện tại, việc kết nối những

31
con người với nhau đều qua những thiết bị thông minh, và những phương thức gắn
kết trực tiếp bị hạn chế đi rất nhiều. Vậy nên, mục tiêu của “Tổ” là trở thành một
trong những doanh nghiệp tiên phong ở VIệt Nam về những sản phẩm trong ngành
boardgame và cụ thể là boardgame dành cho gia đình.
Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp:
Tập trung hướng đến việc xây dựng hình tượng của doanh nghiệp. Duy trì và
phát triển vị trí doanh nghiệp tiên phong về boardgame gia đình.
Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm ra hầu hết các chuyên ngành trong lĩnh
vực công nghiệp trên toàn quốc
Xây dựng uy tín, phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp
khác.
Tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh công tác truyền thông và
marketing để tạo lòng tin, tạo niềm tin, tăng cường tính tương tác để thu hút khách
hàng tiềm năng và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại.
Chiến lược phát triển:
Về sản phẩm: Phát triển tập trung 1 sản phẩm chính. Nghiên cứu phát triển các
sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà doanh nghiệp có tiềm năng và lợi thế.
Về thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu
và các sản phẩm của doanh trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối
với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Phát huy mọi nguồn
lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Về chiến lược marketing: 
- Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu về những doanh nghiệp khác có sự cạnh
tranh, tìm hiểu về hành vi, về insight khách hàng. Xác định các kênh phân
phối phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tiếp cận khách hàng: tiến hành những chiến dịch marketing: sử dụng những
kênh quảng cáo để giới thiệu sản phẩm; tổ chức những sự kiện, các cuộc thi

32
hay các buổi triển lãm; tìm kiếm SEO để tối ưu hóa trải nghiệm của khách
hàng.
- Tạo nội dung: lập những trang web và những trang fanpage ở Facebook,
Instagram…, đăng những bài đăng hỗ trợ về truyền thông và cập nhật
thường xuyên để giữ chân khách hàng quan tâm.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng
Về đầu tư: đầu tư các thiết bị chuyên ngành như máy in hay máy tính chuyên
dùng cho thiết kế. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết
bị hiện đại đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
phát triển của Công ty.
Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu
quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc;
lập kế hoạch doanh thu cho các điều kiện khác nhau.

33
IV. Hiệu quả kinh doanh

1. Doanh lợi của doanh thu

Doanh lợi (hay còn gọi là lợi nhuận) là khoản tiền thu được sau khi trừ đi tất cả các
chi phí hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả chi phí vốn và chi phí hoạt động
khác. Doanh lợi thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý và
sử dụng tài nguyên để tạo ra giá trị.

Doanh lợi quan trọng vì nó là chỉ số đo lường khả năng của doanh nghiệp
tạo ra giá trị và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Doanh nghiệp cần phải
đảm bảo rằng doanh lợi của họ đủ lớn để trả lương cho nhân viên, trả lãi cho các
khoản vay, đầu tư vào các dự án phát triển mới và tạo ra giá trị cho cổ đông. Nó thể
hiện mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ chính của
doanh nghiệp. Nếu doanh lợi của doanh nghiệp là dương, tức là doanh thu vượt
qua chi phí hàng hoá bán ra, doanh nghiệp sẽ có khả năng sinh lãi và tạo ra giá trị
cho cổ đông.

Doanh lợi còn là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả
của chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất
vốn, khả năng đầu tư và sức bền tài chính của doanh nghiệp. Việc duy trì doanh lợi
ở mức cao sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được sự phát triển bền vững và tăng
trưởng trong tương lai. Do đó, doanh lợi là một chỉ số quan trọng và không thể bỏ
qua trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Công thức tính doanh lợi (lãi gộp) là:

Doanh lợi = Doanh thu - Chi phí hàng hoá bán ra

Sản phẩm bán ra 198.000 VND / sản phẩm

34
Doanh thu 712.800.000 VND/ kỳ, Chi phí hàng hóa bán ra là 270.000.000
VND/ kỳ

Doanh lợi của công ty “ TỔ “: 442.800.000 VND/ k

2. Chiến lược chăm sóc khách hàng

- Khách hàng tiềm năng

Là những người có độ tuổi từ 15-30 tuổi, trẻ trung năng động thích những hoạt
động có thể chơi theo nhóm, thích những điều mới lạ, thích những thứ làm mọi
người bonding, tương tác với nhau. Vậy nên để nguồn khách hàng này ấn tượng về
sản phẩm: “Cả Nhà Ơi” thì ta sẽ hướng đến việc truyền thông thương hiệu doanh
nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như là Facebook, Tiktok, các post quảng cáo,

Bộ phận chăm sóc khách hàng tiếp cận và tương tác thường xuyên với nguồn
khách hàng này lúc rảnh rỗi nhằm tăng độ tin cậy, thể hiện sự trân trọng và biết ơn.
- Khách hàng thân thiết
Đây là nguồn khách hàng cần phải chú trọng vì đã đem lại nguồn thu lớn cho
doanh nghiệp vì nhờ có họ mà doanh thu của doanh nghiệp được tăng lên đáng kể.
Họ luôn ưu tiên và chọn sản phẩm của ta là số 1 trong lòng họ vậy nên ta cần phải
thể hiện sự biết ơn sâu sắc đến với họ.
Áp dụng chính sách tích điểm bằng các chương trình tích điểm để tạo dựng mối
quan hệ thân thiết với nguồn khách hàng này. Khi khách hàng mua 1 sản phẩm ta
sẽ tặng họ 1 điểm số tương ứng với giá trị của sản phẩm đó và cuối cùng họ sẽ
nhận được voucher giảm giá hay quà tặng giá trị nào khác.
Tặng quà trong những dịp đặc biệt: Vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, sinh
nhật,… Doanh nghiệp sẽ gửi đến khách hàng những món quà nho nhỏ, voucher
giảm giá hay chỉ cần bằng một vài lời nhắn ngọt ngào, điều này vừa kích được nhu
cầu mua sắm giá rẻ của khách hàng vừa giúp gắn kết họ với ta hơn.
35
Phần quà giới thiệu bạn bè: Người Việt Nam thường có thói quen chia sẻ về địa
điểm mà họ cảm thấy hài lòng khi mua hàng hay trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ với
bạn bè của mình. Dựa vào điều này thì doanh nghiệp sẽ hướng tới chính sách ưu
đãi đối với khách hàng giới thiệu bạn bè, từ đó mà gia tăng được lượng khách hàng
tiềm năng mới kèm theo doanh thu
Bộ phận chăm sóc khách hàng phải thường xuyên thông báo về các khuyến
mãi, chương trình tích điểm, thông báo tới họ vào những dịp đặc biệt này nhằm thu
hút sự quan tâm đến sản phẩm của mình. Theo đó là thống kê danh sách khách
hàng mua hàng lần đầu tại doanh nghiệp, kết nối với họ để lấy ý kiến về trải
nghiệm lần đầu về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.
- Khách hàng cũ
Đây là những người đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn,
đã có sự đánh giá và trải nghiệm riêng dành cho sản phẩm. Thông thường, rất
nhiều khách hàng có thói quen sử dụng lại các sản phẩm cũ và trung thành với nó
nếu như chất lượng đủ tốt. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên duy trì được mối
quan hệ đối với khách hàng cũ để níu chân họ trở thành nhóm khách hàng thân
thiết.
Nếu không thể giữ chân được nhóm đối tượng khách hàng này, bộ phận chăm
sóc khách hàng sẽ lấy ý kiến để từ đó đưa ra phân tích để tìm ra lý do mà khách
hàng không muốn sử dụng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó cải thiện
những điểm còn thiếu trong sản phẩm, dịch vụ của mình. 

3. Mức độ hao phí nguồn lực

Doanh nghiệp sẽ dựa trên những tiêu chí như sau để đánh giá mức độ hao
phí nguồn lực:

Phí vận chuyển hàng hóa

36
Sản phẩm lỗi, có sai sót trong việc sản xuất

Thuê máy móc thiết bị, xưởng sản xuất ra sản phẩm

Hao phí trong tồn kho

Với phí vận chuyển hàng hóa thì công ty ước tính số tiền sẽ được chi ở
khoảng 5%-6% doanh thu tháng vì trong quá trình giao hàng sẽ có những tình
trạng bùng hay hoàn hàng, không nhận đơn. Do đó dẫn đến mức hao phí nguồn
nhân lực và số tiền phải bỏ ra sẽ không thể cố định khi chi trả cho bên vận chuyển.

Sản phẩm lỗi của công ty có tỉ lệ là 10% trong tháng đầu và càng về sau sẽ
giảm dần xuống còn nhiều nhất là 4%. Với việc sản phẩm bị lỗi sẽ kéo theo nhiều
vấn đề phát sinh như phí vận chuyển, phí bảo đảm chất lượng, phí sửa chữa lỗi và
đặc biệt là mất đi sự uy tín đối với khách hàng. Vậy nên công ty dành ra 10%
doanh thu tháng đầu để sửa những vấn đề này và cũng dần dần sẽ ít đi theo tỉ lệ
tiền trích ra của từng tháng tiếp theo.

Thuế máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp chỉ cần sáng tạo và là người bán ra vậy nên việc chi trả cho bên sản xuất
giao động từ 20%-25% doanh thu theo kì.

Vì đây là sản phẩm có kích thước khá nhỏ và dễ cất nên việc hàng tồn kho
cũng không phải là vấn đề quá lớn đối với doanh nghiệp vậy nên phí tồn kho chỉ ở
dưới mức 2% doanh thu tháng.

4. Hiệu quả kinh doanh tiềm năng

Hiệu quả kinh doanh tiềm năng là khả năng của một doanh nghiệp để tăng
trưởng và đạt được lợi nhuận cao trong tương lai dựa trên các tiềm năng phát triển
của thị trường, công nghệ và ngành nghề. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải có

37
một chiến lược kinh doanh rõ ràng và thích ứng được với các thay đổi trong môi
trường kinh doanh.

Môi trường cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều game
bài ăn hỏi. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ là về đối tác và bạn bè. Một số đối thủ
cạnh tranh trực tiếp đến từ các thương hiệu Việt: Chuyện trò, guudvibe, Seesaw
Vietnam. Ngoài ra, trên thị trường còn có một số game bài không thương hiệu của
nước ngoài, tuy nhiên những sản phẩm đó sẽ không phù hợp với các gia đình Việt
Nam do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các
loại board game chơi theo nhóm như ma sói, mèo nổ, v.v. Đây là thị trường tiềm
năng của công ty sản phẩm này tập trung vào việc gắn kết gia đình, phù hợp với
nhu cầu của đông đảo khách hàng. Gia đình là một khối người tiêu dùng rất lớn, và
việc cung cấp cho họ một sản phẩm giải trí và gắn kết gia đình như bộ bài có thể
thu hút được sự quan tâm và mua sắm từ một số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Thị trường không chỉ ở trong nước mà có thể vươn xa ra nước ngoài: Khi
đạt đến một sự nổi bật hay phổ biến rộng rải trên toàn nước Việt Nam thì lúc đó
công ty sẽ tập trung mở rộng thêm nhiều sản phẩm tương tự với sản phẩm ban đầu
nhưng thay đổi ngôn ngữ vì nhu cầu gắn kết gia đình là việc thiết yếu của mỗi con
người. Ngoài ra, đây là một sản phẩm có giá thành thấp và có thể được sản xuất và
phân phối với chi phí thấp so với thu nhập của người nước ngoài. Từ đó mà ,công
ty cũng có thể tìm kiếm các kênh phân phối hiệu quả để tiếp cận với đối tượng
khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.

Với sự phát triển của kinh tế và tăng trưởng của nhu cầu giải trí trong gia
đình, sản phẩm bộ bài gia đình có thể trở thành một thị trường tiềm năng và mang
lại lợi nhuận đáng kể cho công ty trong tương lai không xa.

38

You might also like