You are on page 1of 25

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH


HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT NHƯ HIỆN


NAY, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ? LÝ
DO TẠI SAO?

Giảng viên hướng dẫn : Vương Thị Tuấn Oanh


Sinh viên thực hiện : Nhóm 12
Họ tên: Phạm Vũ Hải MSSV: 2181412817
Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Khuyên MSSV: 2181411232
Họ tên: Dương Thị Lệ Quyên MSSV: 2181412716
Họ tên: Hồ Gia Tuệ MSSV: 2181412765
Họ tên: Nguyễn Võ Nhật Anh MSSV: 2181405674
Họ tên: Lý Thảo Như MSSV: 2181411495
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo Ngân MSSV: 2181412664

Lớp: TMĐT – Lý thuyết – Chiều thứ 6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH


HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT NHƯ HIỆN


NAY, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ? LÝ
DO TẠI SAO?

Giảng viên hướng dẫn : Vương Thị Tuấn Oanh


Sinh viên thực hiện : Nhóm 12
Họ tên: Phạm Vũ Hải MSSV: 2181412817
Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Khuyên MSSV: 2181411232
Họ tên: Dương Thị Lệ Quyên MSSV: 2181412716
Họ tên: Hồ Gia Tuệ MSSV: 2181412765
Họ tên: Nguyễn Võ Nhật Anh MSSV: 2181405674
Họ tên: Lý Thảo Như MSSV: 2181411495
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo Ngân MSSV: 2181412664

Lớp: TMĐT – Lý thuyết – Chiều thứ 6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023


iii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý cô đã dành
thời gian và công sức để hướng dẫn và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện tiểu luận
này. Sự đồng hành và sự chỉ bảo của cô đã mang lại cho chúng em những trải nghiệm
quý báu và giúp chúng em hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu này một cách thành công.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự tận tâm và kiến thức chuyên môn của
cô. Quý cô không chỉ cung cấp cho chúng em những kiến thức chuyên ngành quan
trọng mà còn truyền đạt cho chúng em những kỹ năng nghiên cứu và phân tích cần
thiết. Nhờ sự hướng dẫn của cô, chúng em đã học được cách tiếp cận đề tài và xử lý
các vấn đề phức tạp một cách rõ ràng và logic.
Chúng em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn cùng lớp đã chia sẻ ý kiến, kiến
thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình thảo luận và trao đổi thông tin. Sự đóng
góp của các bạn đã giúp em có cái nhìn đa chiều và mở rộng hiểu biết về đề tài.
Chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, tin
tưởng và đồng hành cùng chúng em trong quá trình nghiên cứu và viết bài. Sự ủng hộ
và động viên từ phía họ đã truyền động lực và giúp chúng em vượt qua những khó
khăn trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn sự cống hiến và tận tâm của tất cả những
người đã đóng góp vào quá trình hoàn thành tiểu luận này. Sự hỗ trợ và động viên của
quý cô, bạn bè và gia đình đã là nguồn động lực lớn để chúng em vượt qua mọi thử
thách và hoàn thành tiểu luận một cách thành công.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
iv

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ hoàn
STT Họ Tên Nhóm Phụ trách công việc
thành công việc

- Phân công công việc, nhiệm vụ


- Theo dõi, đôn đốc quá trình làm
Phạm Vũ Hải
1 12 việc. 9/10
(Nhóm trưởng)
- Tìm nội dung 1.1 + 1.2 (476 từ)
- Thuyết trình 1.1 + 1.2
- Làm và chỉnh sửa PP, thuyết
2 Dương Thị Lệ Quyên 12 10/10
trình 3.1 + 3.2
- Tìm nội dung 2.3 + 2.4 (614 từ)
3 Hồ Gia Tuệ 12 9.5/10
- Thuyết trình 1.3

- Tìm nội dung 3.2 + 3.3 (1061 từ)


4 Nguyễn Võ Nhật Anh 12 9.5/10
- Thuyết trình 3.3

- Tìm nội dung 1.3 (656 từ)


5 Lý Thảo Như 12 9.5/10
- Thuyết trình 2.3 +2.4
- Tổng hợp nội dung thuyết trình
để làm word
6 Nguyễn Ngọc Thảo Ngân 12 10/10
- Kiểm tra, chỉnh sửa nội dung
- Thuyết trình 2.2
- Tìm nội dung 2.1 + 2.2 + 3.1
(746 từ)
7 Nguyễn Thị Thanh Khuyên 12 - Kiểm tra, chỉnh sửa nội dung 10/10
thuyết trình
- Thuyết trình 2.1
v

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ................................................2
1.1 Khái niệm.........................................................................................................................2
1.2 Lịch sử hình thành..........................................................................................................2
1.3 Các đối tượng và hình thức trong thương mại điện tử................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM.....................................................................................................................4
2.1 Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam...................................................................4
2.2 Đối với các doanh nghiệp trong nước...........................................................................9
2.3 Các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp ở Việt
Nam......................................................................................................................................10
2.4 Triển vọng tương lai cho các doanh nghiệp trong nước............................................11
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI............12
3.1 Hạn chế của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp hiện nay.............................12
3.2 Chủ trương, mục tiêu phát triển thương mại điện tử mà Việt Nam đã đề ra cho
doanh nghiệp.......................................................................................................................12
3.3 Các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đối với các
doanh nghiệp và quốc gia...................................................................................................15
KẾT LUẬN..............................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................18

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử (đa ngành hàng) phổ biến trên mạng xã hội
năm 2022.....................................................................................................................................6
Hình 2. Doanh thu thương mại điện tử B2C Việ t Nam 2017-2022 (tỷ USD)...........................8
Hình 3. Loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua sắm trực tuyến.............................................8
Hình 4. Các kênh mua sắm trực tuyến........................................................................................9
Hình 5. Sử dụng các nền tảng như Facebook Messenger, Zalo, Viber, WhatApps....................9
Hình 6. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm...................................10
Hình 8. Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Việt Nam (2021-2025).................................14
vi
1

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thời đại kỹ thuật số, khi công nghệ thông tin và internet
đã thay đổi toàn diện cách chúng ta giao tiếp, làm việc và không ít phần, cách chúng ta
kinh doanh. Trong bối cảnh này, thương mại điện tử đã trở thành một yếu tố quan
trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ trên
phạm vi quốc gia mà còn trên thị trường toàn cầu.
Đề tài "Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" đặt ra nhiều
câu hỏi quan trọng về sự ảnh hưởng và tiềm năng của thương mại điện tử đối với
doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Trong tiểu luận này, chúng
ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tình hình và xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam,
cũng như những thách thức và cơ hội mà nó mang lại cho các doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi số.
Chúng ta sẽ khám phá những lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Việt Nam, bao gồm khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn, tăng cường khả năng tiếp
cận khách hàng và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Chúng ta cũng sẽ xem xét các
thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tham gia vào thương mại điện tử, bao
gồm vấn đề an ninh thông tin, quản lý dữ liệu và cạnh tranh khốc liệt trên môi trường
trực tuyến.
Tiểu luận này cũng sẽ trình bày về những chính sách và cơ chế hỗ trợ từ phía chính
phủ và các tổ chức liên quan để khuyến khích sự phát triển của thương mại điện tử tại
Việt Nam. Chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả của các chính sách này và đề xuất những
biện pháp cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tham gia thương
mại điện tử.
Việc nghiên cứu về thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
không chỉ mang ý nghĩa lý thuyết mà còn góp phần quan trọng trong việc định hướng
và phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Hy vọng
rằng tiểu luận này sẽ đem đến những thông tin và nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm
quan trọng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam, từ đó góp phần
vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế số trong thời gian tới.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


1.1 Khái niệm

Thương mại điện tử, hay còn gọi là E-


Commerce, là sự mua bán sản phẩm hay dịch
vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và
các mạng máy tính.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO):

"Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận
một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá
thông qua mạng Internet".

1.2 Lịch sử hình thành

- Thập kỷ 1960-1970: Xuất hiện các thức điện tử đầu tiên trong
giai đoạn này, các hệ thống điện tử xuất hiện để xử lý các giao
dịch tài chính và thông tin bằng máy tính.
Ví dụ: Ngân hàng sử dụng các hệ thống xử lý tự động để quản
lý tài khoản và chuyển tiền, hoặc sự ra đời của nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đầu
tiên – CompuServe.

- Thập kỷ 1980: Hình thành hệ thống mạng và tiêu chuẩn sự


phát triển của mạng máy tính và tiêu chuẩn truyền thông
như TCP/IP tạo ra cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử.
Mạng Internet dần dần được công nhận và phổ biến, cho
phép các doanh nghiệp thiết lập trang web và giao tiếp với khách hàng.

- Thập kỷ 1990: Tim Berners-Lee phát triển World Wide Web


(WWW), mở cánh cửa cho việc truy cập thông tin và giao dịch
trực tuyến. Điều này đã tạo ra sự bùng nổ của thương mại điện tử,
3

với việc các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng trang web thương mại điện tử và chấp
nhận thanh toán trực tuyến.
Ví dụ:
1995: Sự ra đời của gã khổng lồ của ngành công
nghiệp thương mại điện tử – Amazon.

1999: Ông vua của ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc – Alibaba.

- Thập kỷ 2000: Thương mại điện tử trở nên phổ biến với sự phát triển của công nghệ
Internet và phát triển mạnh mẽ. Các trang web thương mại điện tử như Amazon và
eBay trở thành những ngôi sao trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các công ty bán lẻ hệ
thống truyền hình cũng bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến để mở rộng
phạm vi tiếp cận khách hàng.

Thập kỷ 2010: Sự phát triển của điện thoại di


động đã giúp người dùng có thể mua sắm trực tuyến một cách thuận tiện từ bất kỳ nơi
nào và vào bất kỳ thời điểm nào. Thông qua việc tích hợp các tính năng như thanh
toán trực tuyến, theo dõi đơn hàng và khuyến mãi cá nhân hóa, người tiêu dùng có thể
tận hưởng trải nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện ích hơn bao giờ hết.

1.3 Các đối tượng và hình thức trong thương mại điện tử

Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ
(G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay
4

Consumer). Dựa theo bản chất giao dịch thì thương mại điện tử có 6 hình thức theo
đối tượng tham gia: B2B, B2C, B2G, G2G, C2G, C2C.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam

Năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và
dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và
toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù vậy, thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng
trưởng ổn định. Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, thị trường
thương mại điện tử Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như năm 2017, thương
mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 6,2 tỷ USD, thì đến năm 2018, con số này đã
đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017). Sang năm 2019, thương mại điện
tử Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục
tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021 và đạt 16,4 tỷ USD năm 2022. Tỷ trọng doanh thu
thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước
sẽ vượt mốc 7% của năm 2021, đạt từ 7,2% - 7,8%.
Để thúc đẩy thị trường thương mại điện tử phát triển, ngày 30/10/2022, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
126/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Quản lý thuế. Với những nỗ lực này, theo Sách trắng thương mại điện tử Việt
Nam năm 2022, số lượng sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam mua trực tuyến đã
tăng hơn 50% so với năm 2021; số lượng nhà bán lẻ trực tuyến cũng tăng 57%, dẫn
đến tổng doanh số bán lẻ trực tuyến tăng gần 3 tỷ USD so với năm 2021, quy mô thị
trường thương mại điện tử ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD chiếm 7,5%
doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng
20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng
thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng có đến 75% người dùng Internet
tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị đạt 260 - 285 USD/người.
5

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 100 sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, 139
đơn vị sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong đó, có 41 sàn thương mại điện
tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà
cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá
nhân có quan hệ giao dịch. Thị trường này cũng đang có sự chạy đua và chi phối của 4
“đại gia” cung cấp sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki
và Sendo. Tổng doanh thu của 4 sàn thương mại điện tử này đang đạt mức 135 nghìn
tỷ đồng với tổng số 566 nghìn gian hàng đã phát sinh 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm đơn hàng.
Trong đó, Shopee chiếm tới 73% tổng doanh thu 4 sàn trong năm 2022 với khoảng
91.000 tỷ đồng trong khi ông lớn Lazada xếp thứ hai với khoảng 26.500 tỷ đồng,
tương đương 21% thị phần doanh thu. Đáng chú ý, 2 sàn thương mại điện của Việt
Nam là Tiki và Sendo chỉ chiếm lần lượt 5% và 1% thị phần, tương ứng doanh thu
5.700 tỷ đồng và gần 1.000 tỷ đồng.
6

Hình 1. Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử (đa ngành hàng) phổ biến trên mạng xã
hội năm 2022
(Nguồn: Reputa)

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng này là Tiktok Shop. Tuy chỉ vừa ra mắt vào cuối
tháng 4/2022, Tiktok Shop đã vượt cả “anh lớn” Tiki, vươn lên top 3 bảng xếp hạng
trong năm 2022 với Total Score đạt 13,56. Tuy nhiên, Total Score của Tiktok Shop và
Tiki không có sự chênh lệch quá lớn, khoảng 2,5%. Cũng theo báo cáo của Metric,
mức doanh thu trong 1 tháng của TikTok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh
thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki.

Đối với xếp hạng ngành giao thông vận tải, báo cáo của Reputa cho biết Grab là
thương hiệu dẫn đầu bảng xếp hạng năm 2022 với Total Score đạt 11,41 - gấp 2 lần vị
trí thứ 2 là Be.
7

Với 75% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có 74,8% người dùng Internet tham
gia mua sắm trực tuyến. Trong đó, các mặt hàng được mua sắm online nhiều nhất lần
lượt là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (69%), thiết bị đồ dùng gia đình (64%), đồ công
nghệ và điện tử (51%)… Phương tiện điện tử được sử dụng chủ yếu trong các giao
8

dịch này chính là thiết bị di động, 91% người dùng sử dụng thiết bị di động để mua
sắm, 48% sử dụng máy tính để bàn hay laptop đặt hàng trực tuyến. Thống kê cho thấy
có đến 78% người mua hàng trực tuyến là qua các website thương mại điện tử, 42%
qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… và 47% qua các ứng dụng mua
hàng trên điện thoại di động.

Hình 2. Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam 2017-
2022 (tỷ USD)

Hình 3. Loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua sắm trực
tuyến

Hình 4. Các kênh mua sắm trực tuyến


9

2.2 Đối với các doanh nghiệp trong nước

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên các sàn
thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành thương mại điện tử
Việt Nam năm 2022 và quý 1/2023. Kết quả khảo sát của Vecom cho thấy có tới 65%
doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội.
Ngoài ra, số lượng lao động trong doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ
như Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook, Messenger cũng liên tục tăng qua từng
năm. Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất,
vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như
sàn thương mại điện tử. Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tik Tok
Shop. Kinh doanh trên nền tảng này đang tạo sức hút rất lớn đối với đông đảo thương
nhân trên cả nước.

Hoạt động kinh doanh


trên các sàn thương mại
Hình 5. Sử dụng các nền tảng như Facebook Messenger,
Zalo, Viber, WhatApps
10

điện tử tiếp tục tăng trưởng ổn định. Kết quả khảo sát của Vecom cho thấy, năm 2022
có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Còn theo Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu Metric, tổng doanh số của bốn sàn
thương mại điện tử hàng đầu cùng với Tik Tok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng
6 tỷ USD). Shopee và Lazada là hai sàn thương mại điện tử lớn nhất, trong khi đó dù
mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tik Tok Shop đã trở thành nền tảng thương
mại điện tử bán lẻ lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Hình 6. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm
Tỷ lệ các website tích hợp các tính năng tương tác trực tuyến với khách hàng đã đạt tỷ
lệ 78%. Đáng chú ý, trong năm 2022 tỷ lệ website có phiên bản di động đã lên tới
22%.

2.3 Các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp ở
Việt Nam
Các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam
được phát triển và ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Dưới đây là một số
hoạt động thương mại điện tử phổ biến mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thực hiện:
- Xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến: Các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tạo
và quản lý cửa hàng trực tuyến để bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử như
Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và các nền tảng khác.
- Tiếp thị trực tuyến: Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam sử
dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm và thu hút khách
hàng. Đây có thể là quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội, email
marketing và nhiều hình thức khác.
11

- Giao dịch điện tử: Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện
giao dịch trực tuyến, bao gồm thanh toán trực tuyến và giao hàng tận nơi. Các hình
thức thanh toán thông dụng ở Việt Nam bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín
dụng/ ngân hàng, ví điện tử và COD (thanh toán khi giao hàng).
- Dịch vụ khách hàng trực tuyến: Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ khách hàng
trực tuyến thông qua các kênh như trò chuyện trực tiếp, email hoặc qua điện thoại.
Điều này giúp tăng tương tác và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng.
- Xây dựng chiến dịch truyền thông và quảng cáo trực tuyến: Các doanh nghiệp ở Việt
Nam có thể thực hiện các hoạt động quảng cáo trực tuyến như SEO (tối ưu hóa công
cụ tìm kiếm), quảng cáo trên mạng xã hội, blog và content marketing để tăng cường
nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

2.4 Triển vọng tương lai cho các doanh nghiệp trong nước

- Tiềm năng thị trường: Dân số Việt Nam đông đúc và ngày càng có nhiều người sử
dụng internet, tạo ra tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện
tử. Việc có một số lượng lớn người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng qua các nền tảng trực
tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi và động lực cho các doanh nghiệp tăng trưởng.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành so với các cửa hàng truyền thống.
Không cần thuê mặt bằng, mua hàng tồn kho lớn, hay thuê nhân viên nhiều, doanh
nghiệp có thể vận hành một cách hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.
- Sự phát triển của các nền tảng và ứng dụng thương mại điện tử. Ví dụ, sự phổ biến
của các ứng dụng mua sắm trực tuyến trên điện thoại di động đã tạo ra môi trường
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội
này và tạo ra các ứng dụng di động để giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ
của họ một cách dễ dàng và thuận tiện.
- Mở rộng thị trường và khách hàng: Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp tiếp
cận được khách hàng và thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có
thể mở rộng mô hình kinh doanh và phát triển với khả năng tiếp cận toàn cầu.
12

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ XU


HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI

3.1 Hạn chế của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp hiện nay

Một là, thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt
là vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.
Hai là, cơ sở hạ tầng số còn yếu; an ninh mạng chưa được bảo đảm; vấn đề mạng lưới
giao hàng hay kho bãi (logistics) cũng là những thách thức lớn đối với nhiều doanh
nghiệp hoạt động TMĐT
Ba là, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến.
Bốn là, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn khá phổ biến.

3.2 Chủ trương, mục tiêu phát triển thương mại điện tử mà Việt Nam đã đề ra
cho doanh nghiệp

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển thị trường thương mại điện tử đứng Top 3 ASEAN
năm 2025. Ngày 15/5/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-
TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn
2021 - 2025. Nêu rõ các mục tiêu cụ thể cần đề ra cho tới năm 2025 như sau:
a) Về quy mô thị trường thương mại điện tử
- 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực
tuyến đạt trung bình 600 USD/ người/ năm.
- Doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực
tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
b) Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử
- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh
toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%.
- Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá
thành sản phẩm trong thương mại điện tử.
13

- 70% các giao dịch mua hàng trên website/ ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn
điện tử.
- Xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.
c) Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa các vùng kinh tế
- Các địa phương ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị giao
dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc.
- 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực
hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
d) Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
- 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.
- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch
thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện
tử.
- 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động.
- 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai
hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
14

Hình 7. Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Việt Nam


(2021-2025)
e) Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử
- 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp
triển khai đào tạo về thương mại điện tử.
15

- 1.000.000 lượt doanh thương mại điện tử nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà
nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện
tử.

3.3 Các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đối với các
doanh nghiệp và quốc gia
Các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm:
Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại
điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0: Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành
mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến
khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh
mới trên nền tảng công nghệ số.
Hai là, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh
chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh
không lành mạnh trong thương mại điện tử.
Ba là, tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh
nghiệp nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng thương mại điện tử
của doanh nghiệp, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với
những hành vi tiêu cực trong thương mại điện tử.
Bốn là, phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán
trong thương mại và và dịch vụ công; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên
nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS...
Năm là, hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistics cho thương mại điện tử,
ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động logistics.
Sáu là, xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên
nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại bao gồm hóa đơn điện tử,
tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác.
Bảy là, tổ chức các sự kiện thương mại điện tử thường niên mang tính kích cầu cho
thị trường trong nước và mở rộng cho hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới,
tạo môi trường cho các tổ chức, doanh nghiệp trình diễn những công nghệ mới nhất và
các mô hình thương mại điện tử tiên tiến để người tiêu dùng trải nghiệm, xây dựng
thói quen, kỹ năng thương mại điện tử mới.
16

Tám là, tiếp tục chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, ứng dụng các công nghệ số nhằm cải tiến mô hình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; nghiên cứu, lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên để phát triển các ứng dụng
công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh.
Chín là, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và ngoài nước một
cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần có phương
án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm
đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới một cách bài bản hơn, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất Việt đa dạng hóa các kênh xuất khẩu tại các thị
trường nước ngoài.
Mười là, nâng cao bảo mật thông tin khách hàng khi mua hàng.
Mười một là, nâng cao hiệu suất hiệu năng đặt hàng, mua hàng trên các nền tảng
thương mại điện tử.
Mười hai là, tập trung đến vấn đề chất lượng thông tin, chất lượng giao dịch, chất
lượng sản phẩm/ dịch vụ, chất lượng các ứng dụng bán hàng.
Mười ba là, chú trọng đến vấn đề rủi ro trong giao dịch.
17

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh xu hướng thương mại điện tử ngày càng trở nên quan trọng, doanh
nghiệp Việt Nam cần thích ứng và đổi mới để không chỉ duy trì mà còn phát triển sự
hiện diện trực tuyến. Việc xây dựng và phát triển một trang web thương mại điện tử
chuyên nghiệp, kết hợp với chiến lược tiếp thị số hiệu quả, chăm sóc khách hàng xuất
sắc, và hệ thống thanh toán an toàn là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng.

Ngoài ra, việc quản lý tồn kho và vận chuyển thông minh cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tối ưu hóa chi phí và cung cấp trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy.
Thương mại điện tử không chỉ mang lại tiềm năng thị trường lớn mà còn giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường sự tiện ích cho khách hàng và duy trì sự cạnh
tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

Do đó, việc đầu tư và thích ứng với xu hướng thương mại điện tử là bước quan trọng
để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong thời đại số ngày nay. Sự
linh hoạt, sáng tạo và cam kết đối với chất lượng dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp không
chỉ thu hút mà còn giữ chân được khách hàng, tạo nên một sự thành công bền vững
trong thị trường đầy thách thức này.
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1.1] Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA
%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD
[1.2] Nguồn: https://tv-university.edu.vn/lich-su-hinh-thanh-cua-thuong-mai-dien-
tu/
https://secomm.vn/vi/chang-duong-lich-su-thuong-mai-dien-tu-toan-cau/
[2.1] Nguồn: https://kinhtevadubao.vn/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-
thuc-trang-va-giai-phap-27621.html
https://kinhtedothi.vn/thuong-mai-dien-tu-dau-tau-trong-phat-trien-kinh-te-so-viet-
nam.html
https://subiz.com.vn/blog/thuong-mai-dien-tu-viet-nam.html
https://kinhtevadubao.vn/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-thuc-trang-
va-giai-phap-27621.html
https://vneconomy.vn/chiem-gan-73-tong-doanh-so-4-san-shopee-dat-doanh-so-
91-nghin-ty-tai-viet-nam-nam-2022.htm
https://trungtamwto.vn/an-pham/21564-sach-trang-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-
2022
https://doanhnghiephoinhap.vn/qudefr5ty.html
[2.2] Nguồn: https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-dat-tren-20-ty-
usd.htm
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-thuong-
mai-dien-tu-o-viet-nam-109074.htm
[2.3] Nguồn: https://hcct.edu.vn/thuong-mai-dien-tu-4/
[2.4] Nguồn: https://dantri.com.vn/thi-truong/thuong-mai-dien-tu-mo-ra-co-hoi-
lon-cho-cac-doanh-nghiep-20170318081523904.htm
[3.1] Nguồn: https://socongthuong.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/socongthuonglibrary/
siteofsocongthuong/noidungtrangrss/tintucsukien/tinsukien/
kehoachtongthephattrientmdt20212025
19

https://vietnamnet.vn/viet-nam-dat-muc-tieu-phat-trien-thi-truong-tmdt-dung-top-3-
asean-nam-2025-i253314.html
https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-
nam.html

You might also like