You are on page 1of 30

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG



BÀI TẬP LỚN


MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN

Giáo viên hướng dẫn : Lê Cẩm Tú

Danh sách nhóm 6 : Nguyễn Thị Thùy Duyên

Phùng Thị Hồng Gấm

Nguyễn Thị Thu Huyền

Trần Thị Khánh Huyền

Dương Thị Vân


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn cô Lê Cẩm Tú - giáo viên hướng dẫn học phần
Năn lực số ứng dụng lớp K25QTKDA, đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt
học kỳ vừa qua. Chúng em không chỉ được học những kiến thức về môn học mà còn
được tiếp thu những phương pháp học tập, các kỹ năng quan trọng giúp chúng em
hoàn thành bài tập lớn một cách tốt nhất.
Do chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm nên bản báo cáo sẽ không tránh được
những thiếu xót, kính mong cô nhận xét, góp ý để bản báo cáo chúng em được hoàn
thiện và đầy đủ hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 6 chúng em xin giới thiệu với cô và mọi người đề tài “Hệ thống giáo dục
trực tuyến". Chúng em quyết định chọn đề tài này vì nó thiết thực và bổ ích không chỉ
với các bạn sinh viên mà còn với tất cả ai đang có nhu cầu và mong muốn hiểu biết
thêm về lĩnh vực này. Chúng em hy vọng rằng mọi người có thể hiểu và tiếp cận sâu
hơn với nền giáo dục trực tuyến hiện đại, hiệu quả.
Những nội dung trình bày trong quyển báo cáo này là kết quả mà chúng em tích lũy
được sau quá trình rèn luyện và học tập hướng dẫn của giảng viên Lê Cẩm Tú. Hơn
nữa, chúng em cũng đã rất tích cực tìm tòi và đọc thêm những nguồn tài liệu tham
khảo bên ngoài. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em không tránh khỏi các thiếu
sót nhưng nhóm 6 mong rằng cô và mọi người sẽ góp ý và chia sẻ quan điểm để chúng
em có thể học hỏi thêm và rút kinh nghiệm.
Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong quyển báo cáo tiểu
luận môn Năng lực số ứng dụng không phải là bản sao chép từ bất kì tiểu luận nào có
trước. Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước Ban giám
hiệu nhà trường và giảng viên hướng dẫn.
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM

Phần
trăm
STT Họ và tên Mã sinh viên Công việc
đóng
góp

- Phân chia công việc


- Làm nội dung phần đặt vấn đề,
Nguyễn Thị chương 1
1 25A4030348 21%
Thùy Duyên - Tổng hợp, chỉnh sửa file word
- Làm powerpoint nội dung đảm
nhiệm

- Làm nội dung chương 2


- Chỉnh sửa file word
Phùng Thị Hồng
2 25A4030603 - Tổng hợp tài liệu tham khảo 21%
Gấm
- Làm powerpoint nội dung đảm
nhiệm

- Làm nội dung chương 5


Nguyễn Thị Thu - Làm bìa, viết lời cảm ơn
3 25A4030884 20%
Huyền - Làm powerpoint nội dung đảm
nhiệm

- Làm nội dung chương 4


Trần Thị Khánh - Tổng hợp slide powerpoint
4 25A4030886 20%
Huyền - Làm powerpoint nội dung đảm
nhiệm

- Làm nội dung chương 3


- Viết lời cam đoan
5 Dương Thị Vân 25A4032008 - In sản phẩm bài tập lớn 18%
- Làm powerpoint nội dung đảm
nhiệm
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................6


LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................7
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM....................................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN.................................................3
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN..........................................7
2.1. Các hình thức học tập trực tuyến......................................................................................7
2.2. Các hình thức quản lý trực tuyến.......................................................................................8
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG LMS.....................................................................10
3.1. Trong giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên của các trường học......................................10
3.2. Trong doanh nghiệp.............................................................................................................12
CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC VÀ TƯƠNG LAI CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN..................14
4.1. Những thách thức của hệ thống giáo dục trực tuyến..........................................................14
4.2. Tương lai của hệ thống giáo dục trực tuyến....................................................................16
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP...........................................................................................19
5.1. Kết luận............................................................................................................................19
5.2. Giải pháp..........................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................23
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xã hội ngày nay với sự phát triển vượt trội và không ngừng của khoa học
công nghệ cụ thể là thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của internet cùng với xu
hướng chuyển đổi số trong giáo dục của quốc gia đã làm thay đổi phương thức học
tập, giảng dạy và quản lý giáo dục. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi phải
có sự thay đổi thực sự trong hệ thống giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục là
chuyển đổi cách dạy, cách học, cách quản trị và quản lý giáo dục dựa trên công nghệ
số nhằm hướng tới một hệ thống giáo dục chất lượng tốt, chi phí thấp và dễ dàng tiếp
cận với mọi người. Bên cạnh việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức trên sách vở như truyền
thống, chúng ta còn phải đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ công nghệ để việc học tập là
quá trình nghiên cứu, khám phá và kiến tạo, qua đó người học cũng như người dạy
đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại và chuẩn bị hành trang cho tương lai. Một
trong những bước tiến của nền giáo dục hiện đại đó chính là hệ thống giáo dục trực
tuyến (e-learning) mang lại lợi ích nhất định cho các cá nhân, tập thể và cho toàn xã
hội.
Trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc học tập bằng cách đi
tới lớp nghe thầy cô giáo giảng trực tiếp như truyền thống dường như bị “đóng băng”
và việc giáo dục, học tập buộc phải chuyển đổi sang hình thức trực tuyến. Các học
sinh, sinh viên cũng như các thầy cô giáo đã được tiếp cận với các cách học tập và
kiểm tra trực tuyến.
Trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại thực trạng trẻ em không có cơ hội được đi
học hoặc bỏ học do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Một trong những
nguyên nhân đó là do các em có điều kiện kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện để chi
trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến việc học tập như sách vở, đồ dùng học
tập, chi phí xây dựng trường học cũng như cơ sở vật chất của trường học…Đó chính
là vấn đề lớn của giáo dục truyền thống. Nếu áp dụng rộng rãi và triệt để hệ thống
giáo dục trực tuyến thì chính phủ sẽ có thể hướng tới việc đáp ứng toàn diện quyền
được học tập, nghiên cứu của trẻ em?
Ngày nay, hệ thống giáo dục trực tuyến trở thành xu thế phát triển ở các hình thức
đào tạo trực tuyến dựa trên công nghệ bao gồm việc sử dụng Internet và các công
nghệ quan trọng khác để cung cấp tài liệu học tập, giảng dạy cho người học và điều
chỉnh các khóa học trong một tổ chức nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ
dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cũng đặt ra yêu cầu trong quản lý đào tạo

1
đại học cũng phải có những thay đổi thích ứng về hình thức đào tạo và phương pháp
giảng dạy mới trên nền tảng số.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu về chủ đề “Hệ
thống giáo dục trực tuyến”.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN

1.1. Khái quát chung về hệ thống giáo dục trực tuyến (e-learning)
Trên các dữ liệu và thông tin mạng xã hội có rất nhiều định nghĩa khác nhau về e-
learning nhưng nhìn chung electronic learning hay còn gọi là hệ thống giáo dục trực
tuyến là một hệ thống học tập, giảng dạy và quản lý giáo dục với đầy đủ các công
nghệ lưu trữ, mã hóa và truyền tải dữ liệu. Đây là cách thức học tập bởi sự kết nối
Internet với một máy chủ ở nơi khác đã có sẵn các nội dung học tập dạng số và các
ứng dụng cần thiết để có thể tương tác với các học viên từ xa. Trong đó người dạy có
thể truyền tải các file hình ảnh, âm thanh hoặc tài liệu tương tác qua đường truyền
băng thông rộng hoặc kết nối không dây như WiFi, WiMAX hay mạng LAN, còn
người học có thể tương tác với người dạy cũng như có thể tự lựa chọn cho mình
những phương thức, công cụ học tập sao cho đạt hiệu quả cao nhất (1).
Theo thống kê của Cyber Univercities năm 2018, có hơn 80% trường đại học ở Mỹ
và 90% trường đại học ở Singapore sử dụng phương thức đào tạo E-learning, nó tiếp
tục tiến xa hơn trong tương lai và ước tính tổng doanh thu sẽ đạt được trong lĩnh vực
này là 325 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025 (2). Điều đó cho thấy hệ thống giáo
dục trực tuyến là một xu hướng tất yếu của giáo dục trong tương lai và là kết quả tất
yếu của quá trình phát triển công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 vì nó
là một phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện có khả năng kết nối, chia sẻ kiến thức
rất hiệu quả.
Theo Ken Research, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát
triển nhanh nhất toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 44,3%. Thị trường
này có thể tăng trưởng với tốc độ khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023 (3). Hệ
thống giáo dục thông minh này đã giải quyết được những vấn đề đặt ra cho nền giáo
dục bởi phương pháp học tập này vừa tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh giao tiếp,
tương tác, trao đổi tài liệu, giáo án với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp, thông
qua các ứng dụng như google meet, zoom, classroom,… hoặc thông qua các website
học trực tuyến như hocmai.vn, edumall,…vừa giúp người quản lí đào tạo hay người
dạy có thể quản lí chương trình giảng dạy và theo dõi quá trình đào tạo của người học
trong từng khóa học trở nên hiện đại và thuận tiện hơn thông qua hệ thống quản lý
giáo dục như LMS, Easy Edy, Smart Viettel,…vừa tạo điều kiện cho tất cả mọi người
có thể học mọi lúc, mọi nơi, tùy theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tùy theo khả
năng và có thể chọn các nội dung học phù hợp với định hướng của cá nhân.

3
1.2. Hiện trạng của e-learning tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là bắt kịp nhanh xu hướng thế giới bởi ở thời điểm năm
2010, khi e-learning bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa ra nhiều quốc gia
trên thế giới thì ngay sau đó những doanh nghiệp trong nước cũng có những bước đi
khai phá đầu tiên, cho ra mắt một loạt các trang web học trực tuyến như Violet.vn,
Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn, Mathplay… Hiện tại, e-learning dần trở
thành một mô hình học tập thu hút lượng lớn người sử dụng, đặc biệt là tại các thành
phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh với độ phủ đối tượng khá rộng, từ học sinh, sinh
viên tới người đi làm (4).
Các nhóm dịch vụ đa dạng được cung cấp bởi hệ thống giáo dục trực tuyến là khóa
học ngoại ngữ, các chương trình ôn thi đại học, bài giảng kiến thức phổ thông và khóa
học kỹ năng. Nội dung các bài giảng e-learning khá phong phú, được thiết kế tích hợp
dưới nhiều hình thức khác nhau như video, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh minh họa...
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều trường đại học cũng từng bước áp dụng mô hình e-
learning bên cạnh phương pháp giáo dục truyền thống trong chương trình giáo dục. Ví
dụ như trường Học viện Ngân Hàng, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Bách Khoa
(thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh), Đại học Mở TP Hồ Chí Minh… Đặc biệt, tại
Việt Nam còn có sự xuất hiện của trường đại học chuyên đào tạo trực tuyến là
FUNiX, một thành viên của hệ thống FPT Education (4).

1.3. Phân loại hệ thống e-learning


1.3.1. Học trực tuyến đồng bộ
Với hình thức học tập này tất cả mọi người sẽ tham gia các hoạt động học tập vào
cùng một thời gian và ở bất kỳ nơi đâu. Ví dụ như việc học sinh, sinh viên của các
trường học ở nước ta cùng nghe các thầy cô giảng trên các nền tảng giáo dục như
zoom, google meet hoặc hội nghị truyền hình… (5).
Đây được xem là một trong những hình thức phổ biến nhất của hệ thống E-learning
trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ và nhu cầu đào tạo từ xa của người dùng
ngày càng tăng. Phương pháp này giúp quá trình tương tác giữa học viên và người
hướng dẫn trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn (5).
1.3.2. Học trực tuyến không đồng bộ

4
Hình thức học tập này không yêu cầu các học viên theo dõi bài giảng cùng thời
điểm. Nghĩa là quá trình học tập của người dùng hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện ở
bất kỳ thời điểm và không gian nào. Một số công nghệ hiện đại được sử dụng cho hình
thức học tập này là các app hoặc các web học tập, podscast, e-book, blog, bài giảng
trên Youtube…

1.4. Vai trò của e-learning


1.4.1. Đảm bảo việc đào tạo, giáo dục và học tập được diễn ra khi có những
nguyên nhân tác động vào việc học trực tiếp
Ví dụ như là khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động vào việc học trực tiếp,
nếu như không có hệ thống giáo dục trực tuyến thì có thể nền giáo dục sẽ bị suy thoái.
Nhưng nhờ có các ứng dụng và các web học tập như zoom, google meet,
onluyen.vn… đã giúp cho việc giảng dạy, học tập cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập được diễn ra.
1.4.2. Tạo không gian học tập chủ động, tiết kiệm thời gian
Người học có thể học ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chỉ cần một thiết bị công
nghệ (điện thoại, máy tính, laptop…) với sự kết nối internet là có thể tiếp cận và tích
lũy được những tri thức trên nền tảng số. Người học có thể tham gia những khóa học
online về bất cứ chủ đề nào mà ta muốn học tập từ các trang web của các tổ chức giáo
dục hoặc từ các ứng dụng trên điện thoại, cũng có thể là từ những bài giảng được ghi
lại bằng hình ảnh, âm thanh được đăng trên các nền tảng youtube, podcast…
1.4.3. Tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh
Học trực tuyến thông qua các trang web, phần mềm hoặc ứng dụng trên thiết bị di
động đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới. Phương pháp giảng dạy này không đòi
hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học mà còn hỗ trợ tương tác thông
qua các hệ thống như micro, camera, chat box… và còn được hỗ trợ bởi công nghệ
thực tế ảo, công nghệ giả lập…mang đến cho người học những trải nghiệm mới lạ, thú
vị, đồng thời khơi dậy hứng thú, giảm căng thẳng thông qua các môn học được phục
vụ. Ví dụ: khi dạy môn ngoại ngữ cho học sinh, phần mềm có thể mô phỏng hình dáng
khuôn miệng giúp người học phát âm chuẩn (6).
1.4.4. Nâng cao chất lượng đào tạo
Áp dụng công nghệ vào công tác đào tạo giúp đa dạng hóa việc kiểm tra, đánh giá
chất lượng đào tạo. Quản lý trực tuyến tạo hệ thống bài thi được giám sát chặt chẽ đối

5
tượng kiểm tra góp phần hạn chế sự gian lận trong thi cử. Với kho tài liệu ôn luyện
phong phú phục vụ 24/7, người học có thể tự luyện tập hoàn thiện kiến thức và tự tin
học thật, thi thật. Đối với những môn học mang tính chất lý luận, hệ thống các bài thi
trực tuyến hướng tới kiểm tra sự hiểu biết liên hệ thực tế giúp môn học trở nên đỡ khô
khan và hứng thú người học hơn (6).
1.4.5. Lưu trữ, chia sẻ, trao đổi tài liệu nhanh chóng, an toàn
Thay vì chúng ta phải lưu trữ một đống tài liệu giấy tờ khó kiểm soát, giờ đây
chúng ta có thể lưu trữ, chia sẻ tài liệu qua các ứng dụng như Google Drive, One
Drive, Dropbox, Box…
1.4.6. Tối ưu hóa chi phí giảng dạy
Giáo dục trực tuyến giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi
phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và có thể
đăng ký nhiều khoá học mà họ cần (7). Điều này sẽ tạo điều kiện để tăng cơ hội đi học
cho các em học sinh nghèo không có cơ hội được đi học hoặc bỏ học do có điều kiện
kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện để chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan
đến việc học tập trực tiếp. Bởi việc học tập trực tuyến sẽ tốn ít chi phí hơn việc học
trực tiếp như truyền thống.
1.4.7. Thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân
Các khóa học sẵn có và tài liệu học tập mở phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tìm kiếm, khai thác hiệu quả điều này gián tiếp thúc đẩy các cá nhân tích cực
trang bị cho mình kiến thức mới, lấp đầy khoảng trống và truyền cảm hứng tìm tòi,
khám phá.

6
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC
TUYẾN
Ngày nay, hệ thống giáo dục trực tuyến hay còn gọi là e-learning không còn là một
chủ đề quá xa lạ với mọi người. Sự phát triển của công nghệ kéo theo đó là sự phát
triển của e-learning bao gồm việc học tập và quản lý giáo dục trực tuyến. Hiện tại,
chúng ta không chỉ áp dụng hệ thống này vào việc học tập, nâng cao nhận thức và giá
trị của bản thân mà đây còn là công cụ hữu ích để những cơ sở đào tạo, trường học có
thể quản lý học sinh, sinh viên quy củ, hiệu quả hơn.
2.1. Các hình thức học tập trực tuyến
2.1.1. Học tập trực tuyến trên điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một công nghệ đặc biệt được đặt trong các tổ chức giáo dục
giúp việc đào tạo trở nên dẽ dàng hơn. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia: “Điện toán đám mây hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo là mô hình điện
toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet”. Đây cũng là
hệ thống bao gồm nhiều loại phương tiện truyền thông như văn bản, hình ảnh và hình
ảnh động, âm thanh, video… Khi sử dụng điện toán đám mây vào giảng dạy, giáo
viên và học sinh, sinh viên có thể thuận tiện hơn trong việc lưu trữ các dữ liệu vào các
đám mây. Hơn nữa, điện toán đám mây trong học tập còn cho phép người học có thể
trao đổi trực tuyến qua chế độ phát biểu, giơ tay, chế độ tắt tiếng và chia sẻ màn hình,
viết trực tiếp trên bảng chia sẻ…
Hình thức học tập và giảng dạy qua nền tảng này hiện đang đi đầu trong xu hướng
giáo dục trực tuyến. Học tập trên công nghệ điện toán đám mây cho phép người sử
dụng soạn thảo tài liệu và giảng dạy bất kỳ đâu. Không chỉ vậy, nền tảng này còn giúp
người học làm bài thi online thuận tiện, mở rộng nền tảng tài liệu cho cộng đồng, tiết
kiệm chi phí,…
Một số nền tảng học tập dựa trên điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay là
Zoom Cloud Meeting, Google Classroom, Google Meet…
2.1.2. Học tập qua các nền tảng mạng xã hội trực tuyến   
Trong thời đại hiện nay, không khó để mỗi người trong chúng ta sử dụng một chiếc
điện thoại thông minh kết nối Internet mà có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí ta
còn có thể lựa chọn phương pháp học phù hợp với mọi túi tiền và thỏa mãn sở thích,
đam mê theo nhiều cách riêng. Các hệ thống học tập nghe nhìn trực tuyến qua các nền
tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến là: Youtube, Spotify,…

7
Youtube - nền tảng chia video trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Chúng ta không chỉ
dừng lại ở việc dùng nó để xem những video giải trí mà ta còn có thể sử dụng
Youtube vào việc xem các video bài giảng, học ngoại ngữ, xem những video phát
triển bản thân như làm sao quản lý thời gian, làm sao để đọc sách hiệu quả… Hoặc
thậm chí là học yoga, học thiền, học thủ công qua nền tảng này.
Một hệ thống học tập trực tuyến với chức năng nghe mà vô cùng phổ biến khác là
Spotify – hệ thống dịch vụ chia sẻ âm thanh cho phép ta nghe nhạc và còn có thể nghe
các Podcast để học, nghe tiếng anh, phát triển tư duy. Spotify là hệ thống hữu ích cho
học tập mà có thể phù hợp với mọi người, kể cả những người khiếm thị.
Hai nền tảng mạng xã hội này vừa có những video chất lượng, đa dạng và phong
phú lại vừa tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, góp phần mở rộng nền tảng tài liệu
học tập, chia sẻ động lực học tập,… Ngoài ra người dùng cũng có thể dựa trên lượt
nghe, xem và lượt đánh giá để lựa chọn cho mình bài học phù hợp với thời gian và sở
thích cá nhân.
2.1.3. Học tập qua hệ thống tài liệu trực tuyến
Nếu người học có nhu cầu đọc hơn là xem và nghe thì tài liệu trực tuyến là một nền
tảng học tập hoàn hảo. Chúng ta có thể xem và tham khảo rất nhiều tài liệu miễn phí
và có phí trực tuyến. Thậm chí để không bỏ phí những tài liệu hữu ích mà bản thân tự
tay soạn và sưu tầm, chúng ta hoàn toàn có thể bán chúng trên các nền tảng tài liệu
online. 
Một phương pháp tìm tài liệu trực tuyến, chất lượng và hiệu quả mà mọi người học
không thể bỏ qua là chức năng tìm kiếm tài liệu học thuật qua Google Scholar hay
ScienceDirect, Studocu… 
Hơn nữa, trước kia, việc đọc sách của chúng ta chỉ được thực hiện khi ta đến hiệu
sách và tự tay lựa chọn cho mình một cuốn sách phù hợp với bản thân nhưng ngày nay
ta hoàn toàn có thể tìm những cuốn sách hay trên các trang đọc sách trực tuyến miễn
phí hoặc đọc những review để có lựa chọn sách phù hợp hơn cho mình.
 
2.2. Các hình thức quản lý trực tuyến
Khi hệ thống học tập trực tuyến với các nền tảng học xuất hiện ngày càng nhiều đòi
hỏi phải có một chương trình đứng ra quản lý toàn bộ hệ thống ấy. Đó chính là lý do
mà hệ thống quản lý học tập ra đời – LMS (Learning Management System). Hệ thống
quản lí học tập là hệ thống dựa trên hệ thống máy chủ hoặc dựa trên nền tảng điện

8
toán đám mây giúp các nhà đào tạo quản trị thuận tiện hơn, giảm thời gian đào tạo,
người học thì có thể hoàn toàn truy cập từ xa 24/7, cập nhật tin tức nhanh, học tập
hiệu quả. LMS đồng thời cũng giúp tăng tương tác hai bên bằng việc cung cấp tài liệu,
dữ liệu, thông báo, phản hồi. 
Hiện nay có rất nhiều trường đại học cũng như các quốc gia sử dụng hệ thống LMS
để quản lý học tập dễ dàng, quy củ hơn. Hệ thống LMS gồm có ba loại hình quản lý
đào tạo tiêu biểu (Dobre, 2015): LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây, LMS độc
quyền, LMS mã nguồn mở.
2.2.1.LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Based LMSs) 
Đây là hệ thống quản lý học tập tích hợp các tính năng của điện toán đám mây.
LMS nền tảng này có ưu điểm: truy cập trực tiếp Internet mà không yêu cầu người sử
dụng cài đặt, tiết kiệm chi phí bởi hệ thống này không cần bảo trì, không yêu cầu gì về
sơ sở hạ tầng (như đồng bộ mạng, máy tính,…)
Một số LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây nổi bật: Litmos LMS,
DigitalChalk, TalentLMS,…
2.2.2.LMS độc quyền (Proprietary LMSs) 
Đúng như tên gọi của nó, LMS độc quyền mang bản quyền của nhà sản xuất mà khi
sử dụng cơ sở đào tạo sẽ được yêu cầu đồng bộ sử dụng phòng máy tính hay mạng và
liên quan đến cả nền tảng hệ thống máy chủ của cơ sở,…
Tuy nhiên ở thời đại mà có đa dạng các nền tảng LMS khác nhau thì LMS độc
quyền cũng liên tục phải cạnh tranh với các LMS khác. Ngày nay LMS độc quyền
cũng dần tìm kiếm cơ hội bên ngoài những cơ sở đào tạo đại học.
Một số LMS độc quyền tiêu biểu: Blackboard, Angels LMS, Design2Learn,…
2.2.3.LMS mã nguồn mở (Open-source LMSs)
LMS mã nguồn mở là nền tảng quản lý học tập trực tuyến được cung cấp sẵn bộ mã
nguồn mà không bị tính phí bản quyền. Bởi lẽ đây là phí mà nhà phát triển sẵn sàng
đóng góp cho công chúng vì lợi ích công cộng. Đây cũng có thể coi là một giải pháp
kinh tế tài chính cho các cơ sở đào tọa tương tự như LMS dựa trên nền tảng điện toán
đám mây.
LMS Canvas hay LMS Moodle, LMS Chamilo,… là một số LMS mã nguồn mở tốt
không chỉ dành cho các cơ sở đào tạo giáo dục mà còn phục vụ được cả các doanh
nghiệp quản lý

9
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG LMS
Hoạt động giáo dục và đào tạo ngày càng được tối ưu hóa nhờ sự phát triển vượt
bậc của khoa học và công nghệ. LMS đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho hoạt động kinh doanh, giáo dục. LMS là gì? Sự khác biệt và vai trò của LMS là gì
trong các biện pháp đào tạo và giáo dục nâng cao? Khi nói đến các công cụ quản lý
học tập tốt, LMS có lợi thế tuyệt đối ở đâu?
LMS (Hệ thống quản lý học tập) là một hệ thống quản lý học tập trực tuyến. Ngoài
ra, LMS được hiểu dễ hơn là phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến. Hệ thống LMS
sẽ giúp phân tích, điều phối và quản lý việc truyền tải nội dung giáo dục, giúp việc
dạy và học trở nên dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm hơn (15). Thay vì lựa chọn phương
pháp đào tạo truyền thống còn nhiều hạn chế, còn nhiều bất cập, ứng dụng phần mềm
quản lý giáo dục trở thành giải pháp lý tưởng, sự lựa chọn hoàn hảo. Ứng dụng quản
lý và đào tạo trực tuyến gia tăng thêm giá trị cho các đơn vị. Với một phần mềm LMS
chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp hay trung tâm đào tạo khi ứng
dụng (14).
3.1. Trong giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên của các trường học
Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng rộng rãi các tài liệu kỹ thuật số và
nhu cầu thay đổi của người học hiện đại, việc học trực tiếp trong lớp học truyền thống
ngày càng trở nên kém hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, nhiều trường đã áp
dụng hệ thống e-learning LMS (Learning Management System) vào việc học tập của
học sinh, tạo điều kiện cho sinh viên, giáo viên tiếp cận với mô hình giáo dục khác
nhau, mang đến cách học cá nhân hóa, hiện đại hóa, thu hút học sinh cùng tham gia.
Báo cáo Educase của các tác giả (Pomerantz, Brown & Brooks, 2017) cho thấy các
cơ sở đào tạo đều đồng ý rằng LMS là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đào
tạo. công cụ nâng cao nhận thức hữu ích để tăng cường ý thức học tập sinh viên.
Theo báo cáo thường niên năm 2020 của Edutechnica, xu hướng lựa chọn hệ thống
quản lý học tập của các trường đại học trên thế giới phụ thuộc vào một số yếu tố, bao
gồm: Giao diện người dùng tương tác với người dùng trực quan; Tính ổn định và khả
năng tương thích với các nền tảng trình duyệt hiện đại; Hệ thống an ninh bảo mật;
Tích hợp Lưu trữ được tích hợp vào nền tảng điện toán đám mây.

10
 Từ xu hướng đã thảo luận ở trên về việc sử dụng hệ thống LMS trong các trường
đại học trên thế giới, có thể đưa ra các tính năng và xu hướng phát triển chính của thế
hệ LMS tiếp theo như sau:
3.1.1. LMS với khả năng tương tác và tích hợp
Khả năng tương tác của LMS với các hệ thống quản lý khác ngày càng trở nên
quan trọng. Người dùng cũng có thể nhanh chóng và dễ dàng tích hợp và thêm các
công cụ vào LMS. Ngoài ra, LMS có thể tổng hợp, tích hợp và phân tích dữ liệu học
tập của sinh viên.
3.1.2. LMS với khả năng phân tích học tập tự động và nâng cao
Một trong những tính năng nổi bật của LMS là chức năng phân tích học tiên tiến và
tích hợp. Khả năng phân tích học tập trong tương lai có thể được so sánh với hệ thống
phân tích học tập độc quyền hiện tại sử dụng dữ liệu do LMS thu thập. Bên ngoài LMS
và dữ liệu này có thể được xem trong LMS.
Phạm vi dữ liệu dành cho phân tích học thuật được mở rộng để bao gồm các dữ liệu
như điểm trung bình và nhân khẩu học, hoạt động của học sinh và sản phẩm của học
sinh. Dữ liệu này được tích hợp để phân tích dữ liệu. Ngoài ra, khả năng phân tích học
máy là một tính năng mới khác của thế hệ LMS tiếp theo. Tính năng bao gồm: một tính
năng học tập thích ứng với điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh, đồng thời cung
cấp phản hồi liên tục về tiến độ học tập của học sinh thông qua bảng điều khiển được
cá nhân hóa và các tính năng thông minh. Báo cáo về các khóa học được đề xuất quan
tâm (Dahlstrom, Brooks, & Bichsel, 2014)
3.1.3. LMS với khả năng cá nhân hóa
Nhiều sinh viên muốn có nhiều trải nghiệm LMS được cá nhân hóa hơn so với
LMS hiện tại chưa được cung cấp. Ví dụ, học sinh có thể thiết lập lộ trình học tập của
riêng mình để đạt được mục tiêu. Điều này liên quan chặt chẽ đến tính năng học tập
thích nghi trong đó hệ thống tự động giúp sinh viên hoàn thành việc học của mình
bằng cách theo dõi và hỗ trợ cụ thể cho các nhu cầu của từng người học (Brown,
Dehoney, & Millichap, 2015).
3.1.4. LMS với tính năng làm việc nhóm
Thế hệ LMS tiếp theo được thiết kế để hỗ trợ sinh viên làm việc theo nhóm ở nhiều
cấp độ. Điều này không hạn chế sự tham gia của các sinh viên trong các khóa học.
Ngoài ra, sự hợp tác có thể ở cấp liên lớp hoặc cao hơn. Ví dụ: Các trang mạng xã hội
cho phép sinh viên hoặc giảng viên làm việc bên ngoài khóa học.

11
3.1.5. LMS với đánh giá năng lực người học
LMS với tích hợp IoT sẽ có khả năng đánh giá theo thời gian thực và đánh giá tự
động. Hệ thống LMS tích hợp IoT cho phép giáo viên lưu trữ các quy tắc đánh giá và
chấm điểm cho từng thử nghiệm hoặc hoạt động. LMS theo dõi hiệu suất của sinh
viên thông qua các mô-đun IoT và tự động chấm điểm khi họ hoàn thành thử nghiệm
hoặc hoạt động. Trong những trường hợp khác, người hướng dẫn sẽ yêu cầu sinh viên
tự đánh giá bản thân hoặc bạn bè của họ bằng cách sử dụng quy tắc chấm điểm và
chấm điểm đã được thiết lập. Kết quả của thí nghiệm hay hoạt động không chỉ dùng
để đánh giá học sinh mà các chỉ số cảm biến còn được dùng để phân tích hiệu suất
nhằm đánh giá hiệu quả.
Qua việc phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của hệ thống quản lý học tập
LMS càng cho thấy rõ hơn vai trò quan trọng của LMS trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục của các trường đại học. Nó mở ra một cơ hội lớn cho tất cả các trường bằng
cách giúp trường đưa ra các kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp và cải thiện quá
trình giảng dạy và nghiên cứu để đạt được kết quả tốt hơn (10). Với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ, học trực tuyến đang trở thành xu hướng mới của giáo dục
thời đại 4.0. Nhiều trường đại học tại Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng giải pháp e-
learning LMS, điển hình như Viện Đại học Mở Hà Nội, Học viện Ngân Hàng, Kinh tế
Quốc dân. ..

3.2. Trong doanh nghiệp    


"Doanh nghiệp của bạn có cần hệ thống quản lý đào tạo không?" Nhiều doanh nhân
tự hỏi mình câu hỏi này. May mắn thay, có những dấu hiệu mà bạn có thể nhận ra nó.
LMS đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống đào tạo của tất cả các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn liệu LMS có
thực sự cần thiết hay không? Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn những dữ liệu để trả
lời câu hỏi: Tổ chức của bạn có cần hệ thống quản lý đào tạo không?
Nếu chương trình đào tạo của bạn vẫn chủ yếu bao gồm các khóa học trực tuyến
kết hợp với các khóa học online, đã đến lúc các doanh nghiệp cần một LMS tối ưu.
Ứng dụng LMS dành cho doanh nghiệp xây dựng cho bạn hệ thống đào tạo với
chương trình phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Nội dung đào tạo sẽ là yếu tố nâng
cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên. Việc học tập nhờ đó cũng hiệu quả hơn. Nếu
nhân viên của bạn không hào hứng với việc đào tạo, hiệu quả của việc đào tạo sẽ
không được đảm bảo. Thay vào đó, nền tảng đào tạo trực tuyến được áp dụng. Việc

12
sử dụng công nghệ với nhiều tùy chọn trình bày bài giảng sẽ truyền cảm hứng và sự
gắn kết cho nhân viên của bạn. Những cơ hội mới lạ, hấp dẫn như bài tập nhỏ, trò
chơi thú vị cũng góp phần kích thích cảm hứng học tập. Ngoài ra, khả năng học mọi
lúc, mọi nơi giúp nhân viên của bạn không cảm thấy nhàm chán khi học. Sự kết hợp
của các yếu tố trong LMS sẽ làm tăng sự nhiệt tình học tập của nhân viên (16).
Không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn ngân sách lớn dùng cho hoạt động
đào tạo. Nếu tổ chức đào tạo trực tiếp thì sẽ có rất nhiều chi phí cần chi ra như thuê
địa điểm, phí di chuyển, mời giảng viên, in ấn tài liệu, mua sắm thiết bị cần thiết.
Việc tổ chức đào tạo theo hình thức e-learning trên hệ thống LMS có thể tiết kiệm
được tất cả các chi phí này. Qua đó, có thể giảm bớt chi phí đầu tư cho đào tạo mà
vẫn được hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Hệ thống LMS cho phép các công ty lưu trữ một số lượng lớn các bài học và tệp
đính kèm được tạo để đào tạo nội bộ trong nhiều năm. Nếu có thay đổi về việc cập
nhật lại kiến thức mới hay bổ sung bài học thì cũng dễ dàng chỉnh sửa. Điều này  giúp
các công ty tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức tạo bài học mới. Khi học trực
tuyến trên LMS, mỗi nhân viên có thể điều chỉnh tốc độ học theo ý muốn của mình.
Nếu tổ chức đào tạo trực tiếp thì sẽ có trường hợp nhân viên cảm thấy rằng tốc độ
học tập quá nhanh hay quá chậm so với họ. bởi vì họ bị ảnh hưởng bởi các sinh viên
khác. Ví dụ: Giống như những người trong bộ phận tiếp thị, một số người cảm
thấy khoảng 5 bài học mỗi buổi là bình thường, nhưng một số người cảm thấy học 1
bài là đủ rồi. Do đó, học trực tuyến cho phép nhân viên chủ động học với số lượng
bài học mà họ thấy phù hợp. Ngoài ra, việc học trực tuyến trên hệ thống LMS giúp
đảm bảo việc học diễn ra liên tục, không bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan.
Điều này sẽ giúp nhân viên tránh được tình trạng giờ sau quên giờ trước. Lần sau khi
quên bài học trước, họ có thể dễ dàng học lại tất cả (14).
Sau đây là Top 5 hệ thống LMS tốt nhất cho doanh nghiệp
1. TalentLMS
2. Moodle
3. iSpring Learn
4. Canvas
5. Acabiz

13
CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC VÀ TƯƠNG LAI CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC
TRỰC TUYẾN

 Hiện nay, hệ thống giáo dục trực tuyến đang là một trong những mô hình học tập
tiến tiến và có tiềm năng lớn trong các nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
tồn tại rất nhiều rào cản đối với mô hình học tập này. 

4.1. Những thách thức của hệ thống giáo dục trực tuyến
4.1.1.Thách thức đến từ ban lãnh đạo
 Vấn đề đầu tiên khi chúng ta bắt đầu áp dụng mô hình học tập trực tuyến đó phải
kể đến nhận thức và sự thông hiểu về mô hình này từ vị trí của những người lãnh đạo
cao nhất trong tổ chức. Những người đứng đầu trong việc tổ chức và áp dụng nếu như
thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức và chưa có được trải nghiệm thật sự sâu sắc về mô hình
này thì sẽ rất khó để đưa ra những chính sách, hoạch định thực tế, sát sườn nhất. Có
thể người lãnh đạo cũng xuất từ vị trí một người thầy truyền thống nên khi áp dụng
một hình thức giáo dục mới vẫn chưa thể xác định được đích đến và quá trình thực
hiện hiệu quả nhất. Chính vì vậy, thách thức đến từ ban lãnh đạo là một trong những
khó khăn đầu tiên phải vượt qua khi tiến hành dạy và học tập trực tuyến.
4.1.2.Thách thức đến từ giảng viên
Việc dạy online đôi khi sẽ là một thách thức lớn đối với một số giảng viên. Bởi vì
họ đã quá quen thuộc với mô hình học tập cũ nên khi chuyển đổi sẽ gặp rất nhiều vấn
đề. Khó khăn gặp phải đầu tiên đó chính là phải quay các bài giảng  trước ống kính,
bởi vì thiếu kỹ năng điều khiển và sử dụng các thiết bị công nghệ mới. Ngoài ra, các
giảng viên còn gặp vấn đề trong việc xây dựng các tài liệu học tập trên nền tảng điện
tử như là các bài quiz, bài tập, các hình thức game tương tác,...Việc thiết kế và tạo ra
một giáo án đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh vào các bài giảng cũng là một trong
những rào cản lớn. Theo nghiên cứu của thác giả Lữ Thị Mai Oanh và Nguyễn Thị
Như Thuý,có tới 88,5% sinh viên cho rằng đúng một phần và hoàn toàn đúng với việc
sinh viên và giảng viên khó tương tác, trao đổi và 73,3% sinh viên cho rằng thầy cô
giáo dạy không thu hút, sinh động như dạy trực tiếp trên lớp truyền thống.

14
4.1.3. Thách thức đến từ học viên
E-learning hầu như không phải là câu chuyện của riêng hệ thống mà còn phụ thuộc
vào yếu tố con người. Bên cạnh thách thức của người dạy, thì người được dạy cũng
gặp phải rất nhiều rào cản. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Thuý Hiền, Trần
Hữu Tuấn…về các yếu tố rào cản trong việc học online của sinh viên khoa Du lịch -
Đại học Huế đã chỉ ra vấn đề không gian có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của
sinh viên. Cụ thể, có đến 64% sinh viên cho rằng không có không gian riêng tư để học
tập trực tuyến và thường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn 79,1%; 71% sinh viên nhấn mạnh
thường bị người nhà làm phiền và cảm thấy gò bó, không được đi lại chiếm tỉ lệ
73,7%.Bên cạnh vấn đề không gian thì môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn.
Hiện tại, có rất nhiều trẻ em ở vùng miền núi vẫn chưa thể đến trường hoặc là để đi
học được thì quãng đường đi rất xa và gồng ghềnh. Cụ thể, như trường hợp của Lý
Thị Nhật tại Hà Giang: “Khởi hành từ lúc 7 giờ sáng, tôi cùng 5 thầy giáo trong
Trường THCS thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang) theo con đường đi học
thường ngày của học sinh tại 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu bằng xe máy. Từ
thị trấn Yên Minh, chúng tôi bám theo con đường đất ven suối hơn một tiếng đồng hồ,
với những con dốc trơn trượt, nhiều đoạn đường lầy lội để đến với thôn Nà Sâu”.
Bên cạnh đó, phương tiện được sử dụng để học cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Cụ thể, theo khảo sát tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy 57,8% sinh viên sử dụng điện thoại, laptop trong quá trình học tập trực
tuyến; 12,9% sinh viên sử dụng cả ba phương tiện điện thoại, máy tính bàn, laptop;
16% chỉ sử dụng laptop; 9,8% chỉ sử dụng điện thoại và 3,6% chỉ sử dụng máy tính
bàn. Việc sử dụng một thiết bị trong học tập trực tuyến rất bất cập vì trong quá trình
sử dụng sinh viên đôi khi sẽ gặp các vấn đề về kỹ thuật máy tính, điện thoại.Đặc biệt,
đối với những sinh viên sử dụng một phương tiện duy nhất là điện thoại thì sẽ rất khó
để thực hiện đồng thời các chức năng khác để hỗ trợ trong việc học tập. Ngoài ra, sinh
viên cũng có thể sẽ gặp các vấn đề không may khác như mất mạng, mất điện hay là
không đăng nhập được vào những thiết bị học tập trực tuyến.     

4.1.4. Thách thức đến từ các phương pháp giảng dạy mới
Giáo dục Việt Nam để đào tạo ra nguồn lực có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn
4.0, các trường đại học tích cực thay đổi tư duy vào quá trình dạy học. Việc dạy học
không chỉ đóng khung trong giảng đường, lớp học mà còn phải mở rộng liên kết với
môi trường bên ngoài, vận dụng internet để kết nối thế giới, tìm kiếm và giải quyết

15
thông tin. Phương pháp dạy mới có sự thay đổi mạnh mẽ, sử dụng các công cụ
internet, giáo dục trực tuyến, điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp
tài liệu cho người học và thu thập lại kết quả của người học trong quá trình dạy học
một cách linh hoạt và liên tục. Các phương pháp dạy mới luôn biến đổi liên tục nên
khi áp dụng trên các hệ thống trực tuyến đôi khi sẽ gặp khó khăn và là một trong
những thách thức lớn đối với cả sinh viên và giảng viên.
4.1.5. Thách thức đến từ việc áp dụng các chính sách và quy định về E-learning
a. Báo cáo của SEAMEO 2010
      Năm 2010, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục của các quốc gia Đông Nam Á (Southeast
Asian Ministers of Education Organization - SEAMEO) công bố báo cáo có tiêu đề
“Thực trạng tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục tại các quốc
gia Đông Nam Á”. Báo cáo dựa trên một nghiên cứu việc tích hợp công nghệ thông
tin và truyền thông (ICT) trong giáo dục tại 11 quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO,
2010). Kết quả cho thấy Việt Nam có các tiêu chí về chính sách khá tốt. Tuy nhiên
trong các tiêu chí về kết quả trên từng phương diện thì kết quả thực hiện của Việt Nam
được đánh giá là khá thấp, đặc biệt trong phương pháp giảng dạy, đánh giá và kiểm
tra.
b. Báo cáo UNESCO 2013
Báo cáo của UNESCO 2013 (Leighton, 2013) có tiêu đề “ICT trong giáo dục –
Chính sách, cơ sở hạ tầng và ODA tại một số quốc gia ASEAN”. Báo cáo được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan của 8 quốc gia gồm Việt Nam,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Myanma. Đánh giá về
việc xây dựng, triển khai và thực hiện các chính sách ứng dụng ICT trong giáo dục tại
Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2013, báo cáo ghi nhận Việt Nam có tầm nhìn khá sớm
và có kế hoạch triển khai tuy nhiên kết quả chưa đồng bộ. Báo cáo cũng ghi nhận sự
nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các khó khăn khi triển khai chính sách trong
bối cảnh hệ thống GDĐH không tập trung.

4.2. Tương lai của hệ thống giáo dục trực tuyến


4.2.1. Ưu thế của E-learning đối với giáo dục đào tạo
Để đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo, mô hình trực tuyến E-learning đã ra
đời và được áp dụng một cách mạnh mẽ. E-learning hiện là sự phân phát nội dung học
sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh,
mạng internet, intranet,...trong đó nội dung học có thể được thu từ các website, đĩa

16
CD, audio, podcast,..thông qua máy tính hoặc điện thoại, ipad; người dạy và người
học tương tác với nhau qua các phần mềm như email, diễn đàn( forum), hội thảo,
meeting,...
     Mô hình hệ thống e-learning:
                                             

Nguồn: VVOB,2010
Với những ưu thế vượt trội, e-learning đã hoàn toàn thành công chứng minh chỗ
đứng của mình. Các hình thức đào tạo như đào tạo dựa trên công nghệ, đào tạo dựa
trên máy tính, đào tạo dựa trên web,..đã thuyết thuyết phục được các doanh nghiệp, cơ
quan nhà nước, tổ chức giáo dục và trung tâm đào tạo sử dụng nhiều nhất. Các
phương pháp học e-learning có hiệu quả cao hơn các phương pháp học truyền thống
do tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện, tạo điều kiện học tập tốt hơn đối với
người học. Cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời
gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra
cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại
những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng học
hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là
không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
4.2.2. Tiềm năng phát triển đào tạo theo mô hình e-learning tại Việt Nam
Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được
hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những
năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định áp dụng mô hình e-learning vào
tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng

17
cho kỷ nguyên thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp
triển khai e-learning và thi trực tuyến. Chẳng hạn như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài
giảng điện tử e-Learning” năm học 2009-2010; hay cuộc thi giải toán qua mạng tại
website: Violympic.vn; hay cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng xã hội Go –
ioe.go.vn…
Theo khảo sát của Nhóm nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me trong thời gian từ
10-18/3/2016 trên 500 sinh viên các trường đại học tại Việt Nam cho biết, các trường
đại học đều xây dựng cổng thông tin điện tử để chuyển tải thông tin hoạt động và đều
có sử dụng máy tính, máy chiếu trong quá trình giảng dạy. Hầu hết sinh viên đại học
đều sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone, laptop hoặc cả hai phương tiện này.
Trong đó, có khoảng 40% sinh viên có liên hệ với giáo viên qua mạng xã hội, nhất là
qua facebook. Việc sử dụng sách điện tử với tỷ lệ tăng hơn trước cũng giúp sinh viên
giảm thiểu cả về thời gian lẫn chi phí trong quá trình học tập…Từ đây, chúng ta có thể
nhận thấy rằng tiềm năng  phát triển đào tạo theo mô hình E-learning tại Việt Nam là
rất lớn và có thể sẽ có những bước ngoặt lớn trong tương lai.

18
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận
Như vậy, e-learning là hệ thống giáo dục trực tuyến mang lại lợi ích nhất định cho
cá nhân, tập thể hay toàn xã hội, là một trong những bước tiến lớn của nền giáo dục
hiện đại. E-learning xuất hiện không chỉ giải quyết các vấn đề đặt ra cho nền giáo dục
như: khoảng cách, thời gian, chi phí,…mà còn là một công cụ lưu trữ, chia sẻ, trao đổi
tài liệu một cách nhanh cóng, an toàn cho người sử dụng.
Việc triển khai hệ thống giáo dục trực tuyến qua mạng đã mở ra tương lai phát triển
đối với hệ thống giáo dục đào tạo ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. So
với phương pháp đào tạo và học tập truyền thống thì giáo dục trực tuyến đạt hiệu quả
cao hơn vì có thể truyền đạt bất cứ bài giảng hay kiến thức theo nhiều cách thuận tiện.
Đối với việc đào tạo giáo dục nói chung, e-learning không chỉ giúp giảm chi phí học
tập mà còn làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học, nội dung môn học được
cập nhật, phối hợp một cách rõ ràng, nhanh chóng. Không chỉ vậy, đây còn là hệ
thống hỗ trợ quản lý giáo dục, bài giảng, giúp phân phối tài liệu học tập tới đông đảo
học viên. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao khả năng quản lý sinh viên, giúp
sinh viên chủ động, tự giác hơn trong học tập. E-learning đang được sử dụng rộng rãi
và sẽ phát triển nhanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội thì e-learning còn có rất nhiều thách
thức lớn. Với mô hình học tập tiềm năng này, những thách thức không chỉ đến từ các
giảng viên hay học viên mà còn có thể đến từ các phương pháp giảng dạy mới. Các
phương pháp giảng dạy mới luôn thay đổi nên đôi khi gặp khó khăn trong quá trình áp
dụng hệ thống trực tuyến, là thuật thức đối với cả học viên và giảng viên.
Với sự tiện ích mà e-learning mang lại, đây được coi là một hệ thống giáo dục trực
tuyến đem lại nhiều giá trị cho người dùng đặc biệt là trong môi trường lớp học. Trên
thế giới, các trường đại học lớn như Havard, Stanford, … đang triển khai e-learning
vào trong chương trình học của họ. Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục trực tuyến đang
ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các trường phổ thông và
đại học. Cô Đỗ Thi Thúy đã áp dụng phương pháp giảng dạy e - learning vào môn học
lịch sử cho đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS Hồng Dương, Hà Nội. Với mục
đích tạo cho học sinh một kênh học tập hiệu quả, qua đó bước đầu giúp học sinh học
tập môn lịch sử dễ dàng hơn, thú vị hơn, hiệu quả hơn. Điều này cho thấy việc áp
dụng hệ thống giáo dục trực tuyến đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.

19
Nhìn chung, e-learning đã và đang trở thành yếu tố được quan tâm nhất trong bất
kỳ cơ sở giáo dục hay tổ chức nào. Ngoài ra, e-learning còn được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, giáo
dục trực tuyến sẽ ngày càng hoàn thiện hơn để hỗ trợ tối đa nhu cầu của người dùng.
Hiện nay, Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đang có những bước đi rất vững
chắc trong việc tiếp cận e-learning và tất nhiên trong thời gian tới, các công cụ giáo
dục trực tuyến sẽ trở thành một yếu tố thiết yếu. Công cụ cơ bản nhất của mọi cơ sở
giáo dục, thúc đẩy nhiệm vụ nâng cao tri thức, nâng cao trí tuệ con người của cả nhân
loại. 
Tại Việt Nam, nhiều trường đại học đã triển khai hoạt động giáo dục trực tuyến
bằng hệ thống bài giảng e-learning. Giai đoạn 2013-2018, tốc độ tăng trưởng e-
learning của Việt Nam đứng trong top 4 thế giới. Hiện có 16 cơ sở giáo dục đại học tại
Việt Nam cung cấp các khóa học trực tuyến toàn phần, kết hợp hoặc một phần các
môn học. Không chỉ tại Việt Nam mà ở các nước phát triển cũng đã áp dụng mô hình
học tập này từ cuối thế kỷ 20. Chiến lược phát triển e-learning của Vương quốc Anh
không chỉ tập trung vào đổi mới toàn diện giáo dục trong kỷ nguyên số mà còn dành
sự quan tâm đáng kể cho giáo dục đại học. Trong những năm gần đây, Vương quốc
Anh ít tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung nhiều hơn vào đổi mới phương
pháp dạy và học trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Các
chính sách nhấn mạnh mục tiêu lấy người học làm trung tâm và cho phép các trường
chủ động định hình chiến lược và phát triển e-learning của họ. Hay theo một nghiên
cứu mới đây, thị trường e-learning của hoa kỳ là thị trường lớn nhất thế giới với riêng
doanh thu của mảng e-learning đạt hơn 20 tỷ USD so với tổng thị trường thế giới là
46 tỷ USD.
Như vậy, ta có thể thấy e-learning là mô hình học tập tiềm năng và có hướng đi
phát triển vượt trội đem lại nhiều giá trị tích cực cho giảng viên, học viên. E-learing
đang là xu hướng chung cho giáo dục thế giới. Việc triển khai e-learning trong giáo
dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nên
giáo dục thế giới. E-learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường
học tập ảo. Mô hình học tập này đang dần khẳng định tại thị trường Việt Nam.

5.2. Giải pháp


5.2.1. Đối với ban quản lý

20
Ban lãnh đao, quản lý trường học cần làm rõ mô hình học tập trực tuyến, lập kế
hoạch trong đó xác định cụ thể mục tiêu và lộ trình cụ thể cho sinh viên.
Xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy in)
đường truyền internet có hệ thống kết nối mạnh mẽ, tận dụng tối đa các phương tiện
để hỗ trợ giáo viên khi dạy học trực tuyến.
Tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ nhân lực (giảng viên, sinh viên) hướng
dẫnvcác kỹ năng cơ bảnđể dễ dàng sử dụng hệ thống trực tuyến. Từ đó, sử dụng hết
công năng của hệ thống giúp sinh viên đạt kết quả tốt nhất trong quá trình học tập.
5.2.2. Đối với giảng viên
Có chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm hiện đại, năng lực công nghệ để
sử dụng phối hợp các thiết bị thông minh trong giảng dạy và hỗ trợ học học tập tốt
nhất.
Người dạy phải xây dựng các chiến lược giảng dạy và hỗ trợ học tập phù hợp với
từng đối tượng người học để sinh viên có thể được học theo tốc độ và nhu cầu phù
hợp với các hình thức học tập mở rộng.
5.2.3. Đối với sinh viên
Luôn mang trong mình sự cầu tiến, ham học hỏi, luôn sẵn sàng tìm hiểu những
phương pháp học tập đổi mới để bắt kịp xu thế chuyển đổi số. Sinh viên cần trang bị
cho mình những phương pháp học để duy trì sự hứng thú, sự tập trung trong quá trình
học trực tuyến. Hơn nữa, sinh viên nên tìm hiểu kiên thức để biết cách cân bằng sức
khỏe tinh thần và thể chất trong bối cảnh mô hình học tập e-learning đang trở nên phổ
biến.
Đồng thời, phân tích một cách sâu hơn về hệ thống học trực tuyến nhằm đảm bảo
chất lượng dạy và học, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực để nâng cao
hơn nữa chất lượng dạy và học của đội ngũ nhân lực.
Bên cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và sinh viên là rất quan
trọng. Mục đích của sự kết hợp này nhằm dễ trao đổi kế hoạch, lịch học, lịch thi hay
thời khóa biểu đã được cập nhật lên hệ thống. Sinh viên có thể nắm bắt một cách dễ
dàng những thông tin trên hệ thống mà không cần thông qua giảng viên trên lớp. Còn
về phía nhà trường, mô hình học tập này giúp cho nhà trường quản lý sinh viên, học
viên dễ dàng, chuẩn xác.  
Đào tạo trực tuyến đang là xu hướng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn trên
thế giới, hướng tới xã hội hóa học tập, giúp giải quyết nhiều bài toán khó khi người

21
học có thể học mọi lúc, mọi nơi. Điều này không có ở các phương pháp giáo dục
truyền thống.
Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức đào tạo này đòi hỏi sự phối hợp tốt, nhiều
giải pháp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các trường đại học, đội ngũ giảng viên
cũng như ý thức tự giác, trách nhiệm của người được đào tạo.

 
 
 

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Hiếu, H.Q. (2019) [Bản Tin Elearning - SỐ 1] Elearning LÀ gì ?, Cefacom


cho doanh nghiệp 4.0. Available at: https://cefacom.vn/2019/07/23/ban-tin-elearning-
so-1-elearning-la-gi/?
(2) Trần, N.H. (2022) E-learning – Xu Hướng tất Yếu Của Cách Mạng công
NGHIỆP 4.0, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin TP.Hồ Chí Minh. Trường Cao
Đẳng Công Nghệ Thông Tin TP.Hồ Chí Minh. Available at: https://itc.edu.vn/e-
learning-xu-huong-tat-yeu-cua-cach-mang-cong-nghiep-40
(3) Giáo Dục Trực Tuyến Việt Nam: Bứt Phá Sau Cột mốc 15 năm (2022) Báo
Thanh Niên. Available at: https://thanhnien.vn/giao-duc-truc-tuyen-viet-nam-but-pha-
sau-cot-moc-15-nam-post1439140.html
(4) Linh Ngoc (2020) Giáo Dục Trực Tuyến ở Việt Nam - thị Trường Tiềm Năng,
Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Khoa học và Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh. Available at: https://doimoisangtao.vn/news/gio-dc-trc-
tuyn-vit-nam
(5) Mai Truc (2021) E-learning là gì? Hệ Thống e-learning Bao Gồm Những
Thành Phần Nào?, TINO GROUP JSC. Available at: https://tino.org/vi/e-learning-la-
gi/
(6) Chuyển đổi SỐ Trường đại học như một công CỤ ĐỂ phát TRIỂN Nguồn
Nhân Lực (2022) Cục Chuyển đổi số quốc gia. Available at:
https://aita.gov.vn/chuyen-doi-so-truong-dai-hoc-nhu-mot-cong-cu-de-phat-trien-
nguon-nhan-luc-
(7) Giáo Dục Trực tuyến (2022) Wikipedia. Wikimedia Foundation. Available
at:https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_tr%E1%BB
%B1c_tuy%E1%BA%BFn
(8) Bài Tập Lớn Môn Năng Lực SỐ và ứng dụng Nhóm 9 - học viện Ngân Hàng
Bài Tập Lớn Môn Năng Lực SỐ ỨNG Studocu. Available at:
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/nang-luc-so/bai-tap-lon-
mon-nang-luc-so-va-ung-dung-nhom-9/33562885
(9) NGUYỄN VIỆT DŨNG vietdung.cdsptn@gmail.com Trường Cao đẳng Sư
phạm Thái Nguyên and Dũng, N.V. (2021) Google apps for education - BỘ công CỤ
"Đám mây" hữu ích dành cho giáo dục, Tạp chí khoa học giáo dục việt nam.

23
Available at: http://vjes.vnies.edu.vn/vi/google-apps-education-bo-cong-cu-dam-may-
huu-ich-danh-cho-giao-duc
(10) Trần QUốc Trung, Hệ thống quản lí học tập trực Tuyến Trong Giáo Dục đại
học. Available at: http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/noidung_sdb_01_2021-
66-72.pdf
(11) Chương, N. (2019) Giáo dục thông minh trên nền tảng công nghệ "đám
mây" , vnexpress.net. VnExpress. Available at: https://vnexpress.net/giao-duc-thong-
minh-tren-nen-tang-cong-nghe-dam-may-3737593.html
(12) Nguyen, P. (2022) Hệ Thống LMS LÀ GÌ? 5 Lợi ích nổi Bật Khi Doanh
Nghiệp áp dụng LMS vào đào tạo Nội BỘ, MGE. Available at:
https://mge.vn/learn/he-thong-lms-la-gi-5-loi-ich-noi-bat-khi-doanh-nghiep-ap-dung-
lms-vao-dao-tao-noi-bo/
(13) Dobre, I, (2015), Learning management systems for higher education - An
overview of available options for higher education organizations. Procedia-Social and
Behavioral Sciences, 180, 313–320. Available At:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042815014536
(14) Hệ Thống LMS LÀ GÌ? 5 Lợi ích Khi Dùng LMS trong đào tạo Doanh
Nghiệp. Available at: https://gitiho.com/blog/he-thong-lms-la-gi-5-loi-ich-khi-dung-
lms-trong-dao-tao-doanh-nghiep-8252.html
(15) Linhnd (2022) Khác Biệt và Vai trò CỦA LMS Trong Hoạt động đào tạo,
Giáo Dục, OES. Available at: https://oes.vn/khac-biet-va-vai-tro-cua-lms-trong-hoat-
dong-dao-tao-giao-duc/
(16) Acabiz - Doanh Nghiệp Của Bạn CÓ Cần Một hệ Thống Quản LÝ đào tạo
(LMS)? Available at: https://acabiz.vn/blog/doanh-nghiep-cua-ban-co-can-mot-he-
thong-quan-ly-dao-tao-lms
(17) SEAMEO. Available at:
https://www.seameo.org/SEAMEOWeb2/images/stories/Publications/Project_Reports
/SEAMEO_ICT-Integration-Education2010.pdf
(18) NGÔ THỊ LAN ANH - HOÀNG MINH ĐỨC (2020) Đào tạo trực tuyến
Trong Các Trường đại Học ở Việt Nam Hiện Nay, Tạp chí Công Thương. Available
at: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dao-tao-truc-tuyen-trong-cac-truong-dai-
hoc-o-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-75924.htm

24
(19) Nguyễn Thị Thu Hà (2018) Phát triển Giáo Dục đào Tạo Trực Tuyến ở Việt
Nam Trong Thời KỲ Hội nhập, Tạp chí Tài chính. Available at:
https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-giao-duc-dao-tao-truc-tuyen-o-viet-nam-trong-
thoi-ky-hoi-nhap.html
(20) Nguyễn Lê Thảo Trâm Tong Quan ve elearning_nhom14, Share and Discover
Knowledge on SlideShare. Available at:
https://www.slideshare.net/nguyenlethaotram/tong-quan-veelearning.
(21) Nuke Viet Edu Gate (24/09/2021), chính sách phát triển bài giảng E- learning
tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Truy cập từ: https://gate.edu.vn/Tin-tuc-
Edu-Gate/Chinh-sach-phat-trien-bai-giang-E-learning-tai-Viet-Nam-va-cac-quoc-
gia-tren-the-gioi-126.html
(22) Lucidplot (07/04/2020), E- learning là gì? Tổng quan về giáo dục trực tuyến.
Truy cập từ: https://lucidplot.com/e-learning-la-gi/
(23) Sángkiếnkinhnghiệm.org (2009), Ứng dụng E- learning trong trường phổ
thông. Truy cập từ: https://sangkienkinhnghiem.org/sang-kien-kinh-nghiem-nghien-
cuu-ung-dung-e-learning-trong-truong-pho-thong-623/
(24) TaiLieu.vn(07/06/2016), Nghiên cứu ứng dụng E-learning – giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Truy cập từ:
https://tailieu.vn/doc/nghien-cuu-ung-dung-e-learning-giai-phap-nang-cao-chat-
luong-dao-tao-cac-nganh-kinh-te-va-quan-tri-1862254.html
(25) Báo Cáo Tóm Tắt Kết QUẢ thực hiện NHIỆM VỤ Của ĐỀ tài. Available at:
http://chuongtrinhkhgd.moet.gov.vn/content/dauthaudautucong/Lists/DuAn/
Attachments/104/043-Bao%20cao%20tom%20tat.pdf
(26) Lu Thi Mai Oanh - Nguyen Thi Nhu Thuy Document viewer. Available at:
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=51%2F99%2F56%2F&doc=519956717507724441078658985370659066
92&bitsid=cd599dec-65fd-4b7c-9ba0-e3a2a13c7ab3&uid=
(27) Hồ Thị Yến Ly, Đô Thị Bích Hẩng Phương Pháp DẠY và học thời đại cách
mạng cồng Nghệ 4. Available at:
http://lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19086/1/Yen-Ly-Bich-Hong.pdf

25

You might also like