You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH TẾ
*****

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ


KINH DOANH

Mã lớp HP : 24D1STA50800553

Khóa : K49

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thành Cả

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4, 2024

1
1. HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT Tên Sinh Viên MSSV Công Việc Mức Độ
Tham
Gia
1 Trần Tấn Huy 31231020991 Nhóm trưởng 100%
Tạo google form + Chỉnh sửa và kiểm tra lại
bảng số liệu +
2 Nguyễn Trung 31231022454 Tạo google form+ 100%
Kiên
3 Trần Thị An 31231027674 100%

4 Nguyễn Trần 31231021875 100%


Đăng Khoa
5 Vương Ngọc 31231021586 100%
Phượng
6 Nguyễn Thái 31231024288 100%
Tiến Vinh

2. LỜI TỰA
Chúng ta đang sống trong một thời đại công nghệ hiện đại hóa, mọi thứ đều đang dần phát triển từ đó
giúp cho con người được tiếp cận với nhiều thông tin đa chiều va phức tạp. Vì vậy để chắt lọc và xử lý các thông
tín đó thì chúng ta cần phải có phương thức đúng đắn. Và không xa lạ, phương pháp đó chính là thông kê, một
kỹ năng vô cùng cần thiết và có ích cho chúng ta. Đến với bộ môn này, ngay khi bắt đầu đến với những tiết học
đầu tiên của Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh dưới sự hướng dẫn và giảng dạy một cách sâu sắc
của giảng viên Nguyễn Thành Cả, nhóm chúng em đã nhận thấy được đây là một bộ môn thực sự quan trọng
trong thực tế.
Với nhu cầu đi làm thêm ngày càng cao sao những chuỗi ngày kinh tế khó khăn, đặc biệt là với sinh viên
hiện nay, nhóm của chúng em đã hỏi ý kiến và thống nhất chọn chủ đề “ Khảo sát về tình trạng đi làm thêm
của sinh viên UEH hiện nay” và sẽ mang đề tài này đến khảo sát các anh chị, các bạn trong Đại học Kinh tế
TPHCM của mình.
Đề tài được triển khai và thực hiện từ ngày 27/03/2024 đến ngày 01/04/2024 bằng khảo sát online qua
Google Form. Với 100 người tham gia khảo sát là các sinh viên của UEH các khóa trước và hiện nay. Qua 1
tuần khảo sát thì nhóm của chúng em đã có đủ dữ liệu cần thiết để tiến hành tính toán, thống kê cần thiết.
Bài báo cáo này sẽ gồm các bảng dữ liệu, biểu đồ và kèm theo đó là những phân tích, chứng minh và kết
luận khách quan về đề tài.
Để hoàn thành được bài dự án “ Khảo sát tình trạng đi làm thêm của sinh viên UEH hiện nay”, nhóm của
chúng em đã cố gắng rất nhiều, song với đó là sự hỗ trợ, chỉ dẫn tận tình của các thầy cô, anh chị, bạn bè.Chúng
em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Thầy Nguyễn Thành Cả - Giảng viên bộ môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh.
- Các anh/chị, các bạn sinh viên của trường Đại học Kinh tế TPHCM đã dành ra một chút thời gian quý
báu của mình để làm bài khảo sát này.
Xin chân thành cảm ơn!
2
3. MỤC LỤC:
Phần nội dung:
1/ Tóm tắt dự án: .....................................................................................................................
2/ Giới thiệu dự án: .................................................................................................................
2.1/ Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................
2.2/ Vấn đề nghiên cứu: ....................................................................................................
2.3/ Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................................
2.4/ Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................
2.5/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:................................................................................
3/ Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................................
4/ Trình bày và phân tích dữ liệu:..........................................................................................
5/ Hạn chế của dự án:..............................................................................................................
5.1/ Hạn chế:.......................................................................................................................
5.2/ Giải pháp:....................................................................................................................
6/ Kết luận và khuyến nghị:....................................................................................................
6.1/ Kết luận:......................................................................................................................
6.2/ Khuyến nghị:...............................................................................................................

4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tphcm, ngày tháng năm 2024


GV hướng dẫn

PHẦN NỘI DUNG


1/ Tóm tắt dự án:
3
Nếu như 20 năm về trước chỉ cần có bằng đại học trong tay thì tỉ lệ ta xin được việc làm là rất cao. Nhưng ở thời điểm
hiện tại mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, vấn đề việc làm hiện nay luôn là vấn đề rất nóng và cực kì được quan tâm trên các
phương tiện truyền thông, cơ quan nhà nước và kể cả các doanh nghiệp lớn nhỏ. Khi còn là sinh viên trên ghế ra trường
vấn đề này vẫn là nỗi lo rất lớn đối với các bạn ấy nên từ khi bước chân vào năm nhất đại học, các bạn sinh viên đã nổ lực
không ngừng nghĩ tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm để mong rằng bản thân sẽ có được một công việc ổn địn
sau khi tốt nghiệp.
Hiểu rõ vấn đề trên, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến dành cho sinh viên các
Khoa trực thuộc Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH) thông qua công cụ Google Form (Biểu Mẫu) dựa trên
hình thức trả lời những câu hỏi trắc nghiệm. Nhóm chúng tôi đã thu thập được 100 mẫu trả lời hợp lệ về tình trạng đi làm
thêm của sinh viên và thống kê để xem có ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề xin việc làm sau khi ra trường.
Chúng em đã đề cập đến các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc đi làm thêm. Từ đó sẽ đánh giá được mức độ hài
lòng của sinh viên đối với môi trường việc làm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
2/ Giới thiệu dự án:
2.1/ Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại mà dân số không ngừng gia tăng thì tỉ lệ cạnh tranh việc làm thật sự rất gay gắt, xã hội ngày càng phát
triển nên rất nhiều công việc mới được ra đời nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ giải quyết được vấn đề việc làm toàn
bộ người dân. Những áp lực này càng to lớn hơn, đè nặng hơn trên đôi vai của những sinh viên, hiểu được điều đó nên
mọi sinh viên đều cố gắng nổ lực ra sức học tập để đạt được những ước nguyện cao cả của bản thân trong tương lai.
Xét về năng lực hành vi thì sinh viên được xem là nhân tố quan trọng nhất đối với thị trường lao động. Họ là những
người trẻ với đầy khát vọng to lớn, suy nghĩ táo bạo dám nghĩ dám làm, tương lai đất nước nằm trong tay họ. Việc đi làm
thêm được họ chọn là một trong những cách để bồi đắp thêm kiến thức cho sau này.
Thời điểm hiện tại, rất nhiều cách để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm để có lợi cho công việc sau này và một
trong những cách được nhiều bạn sinh viên lựa chọn nhất đó là học ở thực tế hay nói cách khác là đi làm thêm. Cụm từ
“đi làm thêm” đã không còn lạ lẫm gì đối với môi trường học tập ở trên đại học vì nếu như ngày xưa đi làm thêm hầu hết
là để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống thì hiện nay đi làm thêm là xu thế để các bạn có thêm những kiến thức bổ ích
ngoài trường học. Ở xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc rèn dũa kỹ năng mềm cũng như mở rộng tư duy thực
tiễn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên sau này.
Để hiểu rõ và có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề trên nên nhóm đã chọn chủ đề “ Khảo sát tình trạng đi làm thêm
của sinh viên UEH hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
2.2/ Vấn đề nghiên cứu:
Như đã nói ở trên thì việc đi làm thêm đã trở thành “thói quen” của nhiều bạn sinh viên, kể cả những bạn sinh viên
năm nhất. Việc có bạn có thời gian dành cho công việc làm thêm là vì Đại học UEH đã áp dụng chương trình đào tạo theo
quy chế tín chỉ nên các bạn sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn cũng như sắp xếp các lịch học một các hợp lí để
thuận lợi cho việc học và làm. “Tự học” cũng là một phương pháp hữu ích mà nhà trường luôn muốn sinh viên hướng tới
vì ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên rất cần trang bị cho bản thân những kiến thức mang tính thực tiễn.
Như chúng ta đều biết rằng, mỗi vấn đề luôn có hai mặt của nó và việc đi làm thêm cũng không là ngoại lệ, chắc
chắn dù ít hay nhiều nó vẫn sẽ ảnh hưởng đến kết quả trên lớp vì nó đã chiếm mất một khoảng thời gian để
chúng ta học tập. Hiểu rõ được ảnh hưởng tiêu cực trên, nhóm chúng em đã cố gắng thực hiện chủ đề này để cùng nhau
thảo luận những thông tin liên quan về việc đi làm thêm cũng như đồng thời có những kiến nghị và giải pháp để hổ trợ các
bạn sinh viên trong việc sắp xếp thời gian giữa việc học và làm một cách hợp lí nhất để tối ưu kết quả học tập của bản
thân.
2.3/ Câu hỏi nghiên cứu:
 Chúng em thực hiện dự án để trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Thời gian đi làm thêm trong một tuần của sinh viên?
- Thu nhập hàng tháng từ việc đi làm thêm là bao nhiêu?
- Công việc nào mà sinh viên làm nhiều nhất?
- Sinh viên có hài lòng với công việc làm thêm của mình không?
4
- Sinh viên có hài lòng với kết quả học tập của bản thân khi đi làm thêm hay không?
- Tác động tích cực của việc đi làm thêm đối với sinh viên UEH?
- Tác động tiêu cực của việc đi làm thêm đối với sinh viên UEH?
- Tại sao sinh viên không lựa chọn đi làm thêm ?
- Trong tương lai có dự định đi làm thêm hay không và mức lương mong muốn?
- Những giải pháp nào dành cho sinh viên để cân bằng giữa thời gian học và làm?
2.4/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Thông tin về thực trạng đi làm thêm của sinh viên hiện nay.
- Thống kê mức độ hài lòng của sinh viên UEH về các nhân tố liên quan đến việc đi làm thêm.
- Dựa trên các số liệu đã thu thập được từ đó đưa ra các giải pháp cũng nhưng ý kiến cho sinh viên về vấn đề đi làm
thêm.
2.5/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Sinh viên đang theo học tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH).
- Cuộc khảo sát chính thức thực hiện từ ngày 27 tháng 3 và kết thúc vào ngày 01 tháng 4 năm 2024.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế và chọn lọc câu hỏi trên Google Form.
- Sau khi hoàn thành biểu mẫu, gửi vào các nhóm học tập cũng như chia sẻ với các sinh viên khoa khác trực
thuộc UEH với số lượng thu thập được là 100 bạn sinh viên đang học tập tại trường.
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả trong dự án.
- Dựa vào các câu trả lời của các bạn để thu thập số liệu và dữ liệu sau đó dùng phần mềm Microsoft Excel để
nhập, phân tích và xử lí các số liệu đã thu thập được.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Word để ghi nhận các kết quả được phân tích và thực hiện báo cáo của dự án.

4/ Trình bày và phân tích dữ liệu:


4.1/ Giới tính của bạn?
Bảng 1: Bảng tần số giới tính người tham gia khảo sát.

Bảng thống kê giới tính của sinh viên


Giới tính Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Nam 52 0,520 52%
Nữ 48 0,480 48%
Tổng 100 1,000 100%

Hình 1: Biểu đồ giới tính người tham gia khảo sát.

5
*) Nhận xét:
Nhóm đã thực hiện khảo sát đối với sinh viên trường UEH và đã chọn ra 100 mẫu. Trong đó có 48% chiếm tỉ lệ là nữ còn
52% chiếm tỉ lệ là nam, và điều đó chứng tỏ tỉ lệ nam có sự chênh lệch lớn hơn nữ.
_ Giả sử độ tin cậy là 95%, khoảng ước lượng của tỉ lệ tổng thể số người tham gia khảo sát là nam là:
+ Tỉ lệ mẫu: 0,52
+ Độ tin cậy: 95% => α =0.05 => zα/2 = 1,96
+ Tỉ lệ tổng thể người tham gia khảo sát nam là: 0,52± = 0,52 ± 0,09
 Ý nghĩa: Với độ tin cậy là 95% tỉ lệ người tham gia khỏa sát là nam nằm khoảng từ 43% đến 61%

4.2/ Bạn là sinh viên khóa mấy?


Bảng 2: Bảng tần số thể hiện khóa học của sinh viên.
Bảng thống kê khóa sinh viên UEH
Khóa Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
K49 75 0,750 75%
K48 11 0,110 11%
K46 5 0,050 5%
K47 9 0,090 9%
Tổng 100 1,000 100%

Hình 2: Biểu đồ khóa học của sinh viên.

6
*) Nhận xét:
Theo số liệu thu được, đa số sinh viên tham gia khảo sát là K49 với tỉ lệ 75% và thấp nhất là K46 với tỉ lệ 5% .
4.3/ Bạn có đi làm thêm không?
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên UEH đi làm thêm.

Bảng thống kê đi làm thêm của sinh viên UEH

Đi làm thêm Tần số Tần suất Tần suất tích lũy


Có 58 0,580 58%

Không 42 0,420 42%


Tổng 100 1,000 100%

Hình 3: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên UEH đi làm thêm.

*) Nhận xét:
Theo kết quả thu được, tỉ lệ sinh viên có đi làm là 58% và không đi làm là 42% và sự chênh lệch không quá lớn.
7
4.4/ Mỗi tháng bạn chi tiêu bao nhiêu?
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện chi tiêu trung bình 1 tháng của sinh viên.

Bảng thống kê chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH
Chi tiêu mỗi tháng Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Dưới 2.000.000 10 0,172 17,20%
Từ 2.000.000 đến dưới 3.000.000 20 0,345 34,50%
Từ 3.000.000 đến dưới 4.000.000 13 0,224 22,40%
Từ 4.000.000 đến dưới 5.000.000 11 0,190 19,00%
Từ 5.000.000 trở lên 4 0,069 6,90%
Tổng 58 1,000 100%

Hình 4: Biểu đồ thể hiện chi tiêu trung bình 1 tháng của sinh viên.

*) Nhận xét:
Theo số liệu thu được, đa số sinh viên chi tiêu trung bình mỗi tháng từ 2triệu VNĐ đến dưới 3 triệu VNĐ với tỉ
lệ 34,50% và tỉ lệ ít nhất là 6,90% cho mức chi tiêu từ 5 triệu VNĐ trở lên.
4.5/ Bạn từng làm công việc gì?
Bảng 5: Bảng tần số thống kê các công việc mà sinh viên của UEH tham gia khảo sát từng làm.
Bảng thống kê công việc làm của sinh viên UEH
Công việc Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Nhân viên phục vụ 28 0,483 48,30%
Bồi bàn nhà hàng 13 0,224 22,40%
Gia sư 25 0,431 43,10%
Tiếp tân 6 0,103 10,30%
Khác 12 0,207 20,70%
Tổng 58 1,000 100%
Hình 5: Biểu đồ thể hiện các công việc mà sinh viên UEH tham gia khảo sát từng làm.

8
*) Nhận xét:
Theo số liệu thu được, trong 100 số sinh viên tham gia khảo sát về công việc đã từng làm thì nhân viên phục vụ chiếm tỷ
lệ cao nhất 48,3%, cao thứ nhì là gia sư với tỷ lệ 43,10%, bồi bàn nhà hàng là 22,40%, thấp nhất là tiếp tân với 10,30% và
gồm những việc khác chiếm 20,70% ( trong đó có bán hàng online, làm youtube,…).
4.6/ Thời gian bạn đi làm trong một tuần?
Bảng 6: Bảng tần số khảo sát thời gian đi làm trong một tuần của sinh viên UEH.
Bảng thống kê thời gian đi làm trong 1 tuần của sinh viên UEH
Thời gian Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Từ 5 đến 10 tiếng 24 0,414 41,40%
Từ 15 tiếng trở lên 13 0,224 22,40%
Dưới 5 tiếng 13 0,224 22,40%
Từ 10 đến 15 tiếng 8 0,138 13,80%
Tổng 58 1,000 100%
Hình 6 : Biểu đồ thể hiện thời gian đi làm trong một tuần của sinh viên UEH.

*) Nhận xét:
Thông qua số liệu thu được, số sinh viên đi làm từ 5 đến 10 tiếng / 1 tuần chiếm tỉ lệ cao nhất là 41,40%, số sinh viên đi
làm thêm dưới 5 tiếng và từ 15 tiếng trở lên có tỉ lệ bằng nhau là 22,40%. Và thấp nhất là từ 10 đến 15 tiếng vớ tỉ lệ 13,80%.
9
Điều này cũng tương đối đúng bởi lẽ đa số sinh viên tham gia khảo sát là K49 ( năm nhất)
nên sẽ vừa cần thời gian để thích nghi với việc học tập, và môi trường xung quanh song vào đó là những khoảng rảnh rỗi sẽ
kiếm thêm tran trải chi tiêu trong sinh hoạt.
4.7/ Lương một tháng của bạn?
Bảng 7: Bảng tần số thống kê lương trung bình một tháng của sinh viên UEH.

Bảng thống kê lương 1 tháng của sinh viên UEH


Tiền lương 1 tháng Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Dưới 2.000.000 15 0,259 25,90%
Từ 2.000.000 đến dưới 3.000.000 17 0,293 29,30%
Từ 3.000.000 đến dưới 4.000.000 11 0,190 19,00%
Từ 4.000.000 đến dưới 5.000.000 14 0,241 24,10%
Từ 5.000.000 trở lên 1 0,017 1,70%
Tổng 58 1,000 100%

Hình 7: Biểu đồ thể hiện lương trung bình một tháng của sinh viên UEH.

*) Nhận xét:
Theo số liệu thu được, trung bình lương 1 tháng của sinh UEH với tỷ lệ cao nhất 29,30% là từ 2 triệu VNĐ đến
dưới 3 triệu VNĐ.
Đứng thứ hai là rơi vào khoảng từ 2 triệu VNĐ đến dưới 3 triệu VNĐ với tỉ lệ 31,40% và thấp nhất là từ 5 triệu VNĐ trở lê
chiếm 2,90%.
4.8/ Bạn có hài lòng với thu nhập đó không?
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện mức độ quan tâm / hài lòng về thu nhập hiện tại của sinh viên
Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của bạn về thu nhập
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Rất không hài lòng 2 0,034 3,45%
Không hài lòng 3 0,052 5,17%
Bình thường 28 0,483 48,28%
Hài lòng 20 0,345 34,48%

10
Rất hài lòng 5 0,086 8,62%
Tổng 58 1,000 100%
Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về thu nhập hiện tại của sinh viên.

*) Nhận xét:
Theo số liệu thống kê, sinh viên đánh giá mức độ hài lòng về thu nhập khi đi làm thêm chiếm tỉ lệ tương đối khá cao, tới
34.5% trong tổng số tham gia khảo sát. Kế đến tổng số đánh giá bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất: 48,3% trong tổng số. Tuy
nhiên số phiếu đánh giá rất hài lòng, không hài lòng và rất không hài lòng không chiếm tỷ lệ tương đối ít, lần lượt là: 8.6%;
5.2% và 3.4%
4.9/ Bạn có hài lòng với điều kiện đi làm hiện tại?
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về thu nhập hiện tại của sinh viên
Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của bạn về điều kiện đi làm hiện tại
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Rất không hài lòng 1 0,017 1,72%
Không hài lòng 3 0,052 5,17%
Bình thường 21 0,362 36,21%
Hài lòng 22 0,379 37,93%
Rất hài lòng 11 0,190 18,97%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Hình 9: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về điều kiện đi làm hiện tại của sinh viên.

11
*) Nhận xét:
Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy sinh viên UEH cụ thể là 22 trong 58 bạn, chiếm 37.93%, đánh giả “hài lòng”. Tiếp
theo sau đó, các sinh viên chọn “bình thường” chiếm tỷ lệ khá cao: 36,21% (21 bạn trong tổng 58 bạn). Tỷ lệ các sin
viên chọn “không hài lòng” chiếm tương đối là: 11 trong tổng số 58 người (với tỷ lệ 18.97%). Tỷ lệ ít
nhất thuộc về lựa chọn “không hài lòng” và “ rất không hài lòng” với lần lượt là: 3 và 1 người chọn
→ Qua đó, cho ta thấy với mức độ “bình thường” và “hài lòng” chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm tới 74.14% trong tổng
số tham gia khảo sát; điều này cho thấy hầu hết các sinh viên đều cảm thấy ổn trở lên ??? với môi trường làm việc
hiện tại
4.10/ Bạn có hài lòng với kết quả học tập của mình khi đi làm thêm không?
Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về kết quả học tập khi đi làm thêm

Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của bạn về kết quả học tập của mình khi làm thêm
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Rất không hài lòng 1 0,017 1,72%
Không hài lòng 3 0,052 5,17%
Bình thường 21 0,362 36,21%
Hài lòng 22 0,379 37,93%
Rất hài lòng 11 0,190 18,97%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Hình 10: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về kết quả học tập của mình khi làm thêm của sinh viên.

12
*) Nhận xét:

Theo số liệu thống kê, sinh viến đánh giá về mức độ “hài lòng” là cao nhất chiếm tới 48.28% trong tổng số. Và khôn
có sinh viên nào đánh giá “ rất không hài lòng”. Mức độ đánh giá “hài lòng” cũng đáng lưu ý khi chiếm tỷ
lệ khá cao là 32.76%
→ Qua đó cho thấy phần đông sinh viên cảm thấy ổn và hài lòng với điểm số của mình khi đi làm thêm
4.11/ Bạn có đồng tình với việc đi làm sẽ cải thiện kỹ năng mềm của mình
Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về cải thiện kỹ năng mềm khi đi làm thêm.

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bạn về việc đi làm sẽ cải thiện kỹ năng mềm của mình
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 1 0,017 1,72%
Không đồng ý 0 0,000 0%
Trung lập 14 0,241 24,14%
Đồng ý 24 0,414 41,38%
Hoàn toàn đồng ý 19 0,328 32,76%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Hình 11: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình về cải thiện kỹ năng mềm khi đi làm thêm

*) Nhận xét:
Theo số liệu thống kê, sinh viên đánh giá mức độ “đồng ý” về việc cải thiện kỹ năng mềm khi đi làm thêm chiếm
13
tỉ lệ cao nhất, tới 41.38% trong tổng số tham gia khảo sát. Kế đến tổng số đánh giá “hoàn toàn đồng ý” và “trung lập
chiếm tới 56.9% trong tổng số. Chứng tỏ đa số sinh viên cảm thấy đồng ý về việc đi làm thêm sẽ cải thiện
được kỹ năng mềm ?. Tổng số bình chọn “ hoàn toàn không đồng ý” cực kì thấp là 1 người (1.72%).

- Qua đó thể hiện công việc làm thêm cũng phần nào phù hợp với năng lực và kỳ vọng của sinh viên đề họ giúp họ c
thiện các kỹ năng mềm. Tuy nhiên vẫn còn sinh viên cho rằng đi làm thêm sẽ không cải thiện được kỹ năng
mềm.
4.12/ Những tích cực của việc đi làm thêm đối với đời sống cá nhân của sinh viên UEH.
Bảng 12: Các bảng tần số thể hiện các lợi ích trong cuộc sống của mỗi sinh viên UEH khi đi làm thêm.

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bàn về việc đi làm thêm giúp tạo thêm nguồn thu nhập
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 1 0,017 1,72%
Không đồng ý 1 0,017 1,72%
Trung lập 4 0,069 6,90%
Đồng ý 26 0,448 44,83%
Hoàn toàn đồng ý 26 0,448 44,83%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bạn về việc đi làm thêm
giúp xây dựng được tính tự chủ, phân phối thời gian hợp lí
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 0 0,000 0%
Không đồng ý 0 0,000 0%
Trung lập 9 0,155 15,52%
Đồng ý 30 0,517 51,72%
Hoàn toàn đồng ý 19 0,328 32,76%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bạn về việc đi làm thêm giúp học hỏi kinh nghiệm thực tế
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 0 0,000 0%
Không đồng ý 0 0,000 0%
Trung lập 7 0,121 12,07%
Đồng ý 25 0,431 43,10%
Hoàn toàn đồng ý 26 0,448 44,83%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bạn về việc đi làm thêm giúp xây dựng mối quan hệ
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
14
Hoàn toàn không đồng ý 1 0,017 1,72%
Không đồng ý 2 0,034 3.45%
Trung lập 8 0,138 13.79%
Đồng ý 32 0,552 55.17%
Hoàn toàn đồng ý 15 0,259 25.86%
Tổng cộng 58 1,000 100%

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bạn về việc đi làm thêm giúp tạo CV ấn tượng
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không đồng ý 0 0 0%
Không đồng ý 1 0.02 1.72%
Trung lập 15 0.26 25.86%
Đồng ý 29 0.5 50%
Hoàn toàn đồng ý 13 0.22 22.41%
Tổng cộng 58 1 100%
Hinh 12: Biểu đồ thể hiện thể hiện các lợi ích trong cuộc sống của mỗi sinh viên UEH khi đi làm thêm.

*) Nhận xét:
- Theo số liệu thu được tỉ lệ sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý với yếu tố “ tạo thêm nguồn thu nhập” chiếm
44,83% và chỉ có 1,72% sinh viên chọn hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý ( 1 trong tổng số 58 người chọn
có đi làm). Qua đó, cho thấy rằng đây là một yếu tố mang lại lợi ích rất lớn cho sinh viên UEH khi đi làm thêm.

- Tiếp đến tỉ lệ sinh viên đồng ý với yếu tố “ giúp xây dựng mối quan hệ” là 55,17% cao nhất trong tất cả, trong
khi các yêu tố như “ giúp xây dựng được tính tự chủ, phân phối thời gian hợp lí”, “ học hỏi kinh nghiệm
15
thực tế”, “ tạo CV ấn tượng” lần lượt là 51,72%, 43,10%, 50%.
- Ngoài ra, tỉ lệ sinh viên đánh giá trung lập của “ tạo CV ấn tượng” lại chiếm cao nhất trong 5 yếu tố (25,86%).
Điều đó cho thấy rằng, đây là yếu tố không được sinh viên quan tâm và chú trọng nhiều.
Qua đó, thể hiện rằng đi làm thêm mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên.

Đi làm thêm mang lại lợi ích gì cho Trung bình mẫu Phương sai Độ lệch chuẩn
cuộc sống cá nhân?

Tạo thêm nguồn thu nhập 3,396551724 0,655469679 0,809610819


Xây dựng được tính tự chủ, phân phối 4,068965517 0,453032105 0,673076596
thời gian hợp lí
Học hỏi kinh nghiệm thực tế 4,327586207 0,461652794 0,679450362

Xây dựng mối quan hệ 4 0,689655172 0,830454799


Tạo CV ấn tượng 3,913793103 0,630499405 0,794039927

Kiểm định: Ước lượng khoảng cho trung bình tổng thể cho lợi ích “tạo thêm nguồn thu nhập” chưa biết với độ
tin cậy 95% với:
- Trung bình mẫu = 3,396551724; n = 58 => bậc tự do của phân phối t = 57

- Độ tin cậy = 95% => α = 0.05

57 s 0 , 809610819
- Ước lượng khoảng = x ± t 0.025 × =¿ 3,397 ± 2,660 × =(3,114; 3,679)
√n √ 58
Ý nghĩa: Với độ tin cậy 95%, mức độ đồng ý với lợi ích “tạo thêm nguồn thu nhập” khoảng (3,114 ; 3,679)

4.13/ Những tiêu cực khi đi làm thêm đối với đời sống cá nhân của sinh viên UEH.
Bảng 13: Bảng tần số thể hiện các tiêu cực trong cuộc sống cá nhân của sinh viên UEH khi đi làm thêm.

Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của bạn về tiêu cực bị bạn bè rủ rê vào những việc xấu
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không đồng ý 5 0,089 8,90%
Không đồng ý 11 0,196 19,60%
Trung lập 20 0,357 35,70%
Đồng ý 11 0,196 19,60%
Hoàn toàn đồng ý 9 0,161 16,10%
Tổng 56 1 100%

Bảng thống kê thể hiện mức độ đồng tình của bạn về tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không đồng ý 3 0,054 5,40%
Không đồng ý 2 0,036 3,60%
Trung lập 16 0,286 28,60%
16
Đồng ý 20 0,357 35,70%
Hoàn toàn đồng ý 15 0,268 26,80%
Tổng 56 1 100%

Bảng thống kê thể hiện mức độ đồng tình của bạn về tiêu cực ảnh hưởng đến học tập
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không đồng ý 2 0,034 3,45%
Không đồng ý 5 0,086 8,60%
Trung lập 18 0,310 31,10%
Đồng ý 20 0,345 34,45%
Hoàn toàn đồng ý 13 0,224 22,40%
Tổng 58 1,000 100%

Bảng thống kê thể hiện mức độ đồng tình của bạn về bị ngược đãi, bóc lột sức lao động
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Hoàn toàn không đồng ý 7 0,123 12,30%
Không đồng ý 8 0.14 14%
Trung lập 22 0,386 38,60%
Đồng ý 8 0.14 14%
Hoàn toàn đồng ý 12 0,211 21,10%
Tổng 57 1 100%

Bảng thống kê thể hiện mức độ đồng tình của bạn về tiêu cực ít dành thời gian cho gia đình và bạn bè
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suát phần trăm
Hoàn toàn không đồng ý 4 0,071 7,10%
Không đồng ý 3 0,054 5,40%
Trung lập 11 0,196 19,60%
Đồng ý 21 0,375 37,50%
Hoàn toàn đồng ý 17 0,304 30,40%
Tổng 56 1 100%

Hình 13: Biểu đồ thể hiện các tiêu cực của sinh viên UEH khi đi làm thêm:

17
*) Nhận xét:
- Theo số liệu thu được, tiêu cực “ ít dành thời gian cho gia đình và bạn bè” chiếm tỉ lệ đồng ý cao nhất 37,50%
so với các ảnh hưởng khác. Điều đó chứng tỏ rằng đây là yếu tố mà sinh viên lo nhất khi đi làm thêm.
- Tiếp đến, số sinh viên trung lập chiếm tỷ lệ cao nhất 38,60% là yếu tố “ bóc lột, ngược đãi sức lao động”. Thể
hiện rằng tiêu cực này được sinh viên bỏ qua và không mấy quan tâm.

Những kỹ năng mềm được cải thiện Trung bình mẫu Phương sai Độ lệch chuẩn
sau khi đi làm thêm?

Quản lý thời gian 4,068965517 0.512485137 0.715880672


Giao tiếp 4,155172414 0.648335315 0.805192719
Làm việc nhóm 3,879310345 0.623365042 0.789534699
Xử lý tình huống 4,189655172 0.60196195 0.775862069
Nâng cao tính kỷ luật 4,224137931 0.622175981 0.788781326
Kiểm định: Ước lượng khoảng cho trung bình tổng thể cho mặt tiêu cực “Ít dành thời gian cho gia đình và bạn
bè” chưa biết với độ tin cậy 95% với:

- Trung bình mẫu = 3,810344828; n = 58 ???=> bậc tự do của phân phối t = 57

- Độ tin cậy = 95% => α = 0.05

57 s 1,136493345
- Ước lượng khoảng = x ± t 0.025 × =¿ 3,8103 ± 2,660 × =(3,4134 ; 4,207)
√n √ 58
Ý nghĩa: Với độ tin cậy 95%, mức độ đồng ý với mặt tiêu cực “Ít dành thời gian cho gia đình và bạn bè” khoảng
(3,4134 ; 4,207)
5/ Hạn chế của dự án:
5.1/ Hạn chế:
Trong quá trình thực hiện khảo sát, nhóm của chúng em còn gặp phải một số khó khăn như sau:
 Những yếu tố làm ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu khảo sát:
 Do số lượng sinh viên tham gia khảo sát còn nhỏ và đối tượng khảo sát chỉ gồm những sinh viên
UEH nên dẫn đến việc chưa phản ánh được bảo quát hết toàn bộ sinh viên trên toàn nước.
 Số lượng người tham gia khảo sát phân bố chủ yếu vào nhóm k49 chiếm 75%.

18
 Làm tròn số: Việc tính toán trong quá trình xử lý dữ liệu, xuất hiện nhiều số thập phân nên khi làm tròn số
có thể sẽ dẫn đến sai số.
 Lĩnh vực chuyên môn còn thấp, kinh nghiệm, kiến thức và khả năng sử dụng các phần mềm còn hạn chế
5.2/ Giải pháp:
 Mở rộng phạm vi khảo sát, phân bổ nhóm đối tượng khảo sát một cách đồng đều nhất có thể.
 Xác định rõ mục tiêu của khảo sát để có thể đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu giúp người làm khảo sát hiểu sai.
 Kiểm tra lại khảo sát trước khi phân phối cho mọi người, lượt bỏ những câu hỏi lan man để không làm tốn
thời gian của người làm khảo sát
 Kiểm tra mặt logic của các dữ liệu
6/ Kết luận và kiến nghị:
6.1/ Kết luận:
Sau khi thực hiện khảo sát trên 100 sinh viên của Đại học Kinh tế TP.HCM về dự án “Khảo sát tình trạng đi làm thêm của
sinh viên UEH hiện nay”. Nhóm chúng em đưa ra một số kết luận như sau:
- Hiện nay nhu cầu tìm kiếm việc làm và đi làm thêm ở sinh viên tương đối nhiều, qua khảo sát cho thấy có 58 trên tổng
số 100 bạn đang đi làm thêm khi còn là sinh viên . Phần lớn sinh viên đồng tình rằng việc đi làm thêm đã giúp cải thiện
những kỹ năng mềm của bản thân như kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian hiệu quả, kỹ năng xử lý tình huống và nâng
cao tính kỉ luật. Những kỹ năng này giúp sinh viên được tiếp xúc và cọ sát với môi trường bên ngoài giảng đường khi nhà
trường còn hạn chế. Việc đi làm thêm cũng đem lại nhiều lợi ích khi tạo được nguồn thu nhập trang trải cuộc sống, sinh
viên xây dựng được tính tự chủ về kinh tế, được học hỏi nhiều kinh nghiệm và tạo được ấn tượng tốt với CV xin việc và
có thêm nhiều mối quan hệ.
- Bên cạnh những lợi ích và cải thiện những kỹ năng mềm thì cũng có không ít những khó khăn, những tiêu cực mà sinh
viên phải đối mặt. Việc đi làm thêm có thể bị bóc lột sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập…
- Khảo sát còn cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên UEH khi đi làm thêm về thu nhập, về điều kiện đi làm hiện tại và
về kết quả học tập là tương đối khá cao.
6.2/ Kiến nghị:
Sau khi thực hiện khảo sát về đi làm thêm của sinh viên UEH đã cho thấy rằng tầm quan trọng và những lợi ích mang lại
nhưng lại còn một số hạn chế.Vì thế những bạn sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sắp xếp thời gian hiệu quả: cần cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi để không gây ảnh hưởng đến sức
khỏe.
- Học tập: khi đi làm thêm giúp sinh viên cải thiện được những kỹ năng, được nhiều lợi ích, có được thu nhập tuy nhiên
những việc này đều chỉ là hỗ trợ cho học tập. Thế nên các bạn sinh viên nên chú tâm và không để ảnh hưởng đến kết quả
học tập.

19

You might also like