You are on page 1of 124

I TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA SƢ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER TRONG


DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
(Thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong,
thành phố Buôn Ma Thuột)

Sinh viên : Mai Thị Ngọc Mai


Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học

Khóa học : 2011  2015

Đắk Lắk, 05/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƢ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER TRONG


DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

(Thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong,


thành phố Buôn Ma Thuột)

Sinh viên : Mai Thị Ngọc Mai


Chuyên ngành : Giáo dục Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn


CN. Lê Thị Thúy An

Đắk Lắk, 05/2015


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân
tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, lãnh đạo Khoa Sư phạm cùng quý
thầy cô giáo ở bộ môn Giáo dục Tiểu học trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Thúy An người đã nhiệt
tình, tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin cảm ơn thầy giáo, cô giáo và toàn thể học sinh thân yêu của trường Tiểu học
Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và thực nghiệm tại
trường.
Cuối cùng tôi xin gửi những tình cảm sâu sắc tới bạn bè, các bạn sinh viên lớp Giáo
dục Tiểu học K11 và những người thân trong gia đình đã luôn sát cánh cỗ vũ, động
viên để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành khóa luận của mình.
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong quý thầy cô góp ý kiến để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk , tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ngọc Mai

i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................................3
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 5
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................6
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................6
1.1.1. Xu thế phát triển các ứng dụng thông tin trong giáo dục ..................................6
1.1.2. Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 8
1.1.3. Phần mềm Lecture Maker ...............................................................................10
1.1.4. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................ 17
1.1.5. Tâm lí học sinh tiểu học với việc tiếp cận công nghệ thông tin .....................24
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................25
1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .....................................................................25
1.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Macker trong dạy học phân môn
Lịch sử lớp 4 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong ...................................................26
CHƢƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER TRONG
DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 .............................................................. 34
2.1. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong kiểm tra – đánh giá ............................ 34
2.1.1. Kiểm tra bài cũ ................................................................................................ 35
2.1.2. Đánh giá kiến thức của HS trong giờ học .......................................................39
2.2. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy bài mới ........................................40
2.3. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong củng cố kiến thức ............................. 44
2.4. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong hoạt động ngoại khóa trong dạy học
phân môn Lịch sử ..........................................................................................................55

ii
CHƢƠNG 3: THỤC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 59
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 59
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ......................................................................59
3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................ 59
3.4. Đối tượng, cơ sở thực nghiệm ................................................................................59
3.5. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................... 59
3.5.1. Thực nghiệm lần 1 .......................................................................................... 61
3.5.2. Thực nghiệm lần 2 .......................................................................................... 62
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................65
1. Kết luận.....................................................................................................................65
2. Một số đề xuất kiến nghị ........................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 68
PHỤ LỤC

iii
CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

Viết tắt Viết đầy đủ

BGĐT Bài giảng điện tử

CNTT Công nghệ thông tin

ĐC Đối chứng

GAĐT Giáo án điện tử

GV Giáo viên

HS Học sinh

PPDH Phương pháp dạy học

TN Thực nghiệm

Tr Trang

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nội dung chương trình phân môn Lịch sử lớp 4 ........................................... 20
Bảng 1.2: Bảng phân chia các bài học thành các dạng bài cơ bản ................................ 23
Bảng 1.3: Kết quả việc tham gia và hưởng ứng với tiết học có sử dụng bài giảng điện
tử trong dạy học phân môn lịch sử của HS lớp 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong ..... 26
Bảng 1.4: Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn
Lịch sử ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong ................................................................... 31
Bảng 3.1: Kết quả điều tra đầu vào ............................................................................... 60
Bảng 3.2: Kết quả điều tra đầu ra lần 1 ......................................................................... 61
Bảng 3.3: Kết quả điều tra đầu ra lần 2 ......................................................................... 63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu vào .............................. 60
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu ra lần 1 ........................ 62
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu ra lần 2 ........................ 63

v
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang xâm nhập hầu hết vào các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong giáo dục, CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục góp phần nâng cao
hiệu quả chất lượng giáo dục.
Việc đưa CNTT với tư cách là phương tiện dạy học (PTDH) hiện đại đang trở
thành trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc tế và đó đang là xu thế của nền giáo dục thế
giới. Do đó việc đưa những thành tựu nổi bậc của CNTT vào giáo dục nhằm đổi mới
PPDH ở trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng là một trong những chủ
trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT). Chỉ thị số 55/2008/CT-Bộ Giáo
dục về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2008- 2012 đã khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới quá trình
đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục đòi hỏi ứng dụng những tiến bộ khoa
học công nghệ. Vì vậy một trong những xu hướng hiện nay ở nước ta và trên thế giới
là ứng dụng và phát triển CNTT vào dạy học. Để đáp ứng nhu cầu trên, Đảng và nhà
nước ta đã và đang ưu tiên, đầu tư thích đáng cho ngành giáo dục, coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu ở
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học, đặc biệt là những môn có sử
dụng nhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm bài tốt hơn.
Chính vì thế, chúng tôi chọn ứng dụng công nghệ thông tin vào phân môn lịch sử ở
tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng.
Đúng vậy, lịch sử là một trong những môn học cần thiết và quan trọng cho mỗi
cấp học. Việc dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu nói chung và ở lớp 4 nói riêng
có vai trò rất quan trọng vì nó cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về lịch sử
thế giới và lịch sử dân tộc. Đồng thời cũng tạo nền móng cho việc học lịch sử ở các
cấp học lớn hơn sau này. Học lịch sử giúp hình thành kĩ năng cơ bản như thu thập
thông tin, tìm kiếm tài liệu, đặc câu hỏi, trình bày kiến thức đã học… cũng như bồi
dưỡng và phát triển ở các các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về

1
những truyền thống vẻ vang của ông cha ta để lại. Học lịch sử giúp các em nhìn nhận
lại một quá khứ đầy hào hùng của dân tộc trong suốt thời kì dựng nước và giữ nước.
Cùng với những thành quả mà thế hệ đi trước để lại, từ đó chắt lọc những bài học kinh
nghiệm quý giá, biết áp dụng vào cuộc sống hiện tại để làm giàu thêm truyền thống
dân tộc mình.
Tuy nhiên đứng trước tầm quan trọng đó thì một thực tiễn đang diễn ra là việc
dạy học phân môn lịch sử vẫn chưa đạt được nhiệm vụ đặt ra. Sở dĩ có tình trạng này
là do:
- Giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của các phương pháp trong dạy học
các môn học nói chung cũng như phân môn lịch sử nói riêng.
- Do sự tồn tại quan niệm không đúng về phân môn lịch sử “đây là một môn phụ”
nên không được chú ý giảng dạy đúng với chất lượng của phân môn.
- Do việc “học lệch”, và tư tưởng “thực dụng”, “học gì thi nấy” của học sinh nhằm
đạt kết quả môn học chứ không nhằm trang bị hiểu biết cho bản thân trong học tập.
- Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng trực quan trong việc đổi mới phương pháp và
nâng cao chất lượng bộ môn.
Chính vì những lý do trên khiến cho việc dạy – học Lịch sử ở trường Tiểu học trở
nên nặng nề, khô cứng, và nhàm chán. Vì vậy hiệu quả bài học không cao, học sinh
không hứng thú nên chưa đảm bảo chất lượng phân môn. Đồng thời xuất phát từ đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này các em chưa có nhiều kinh
nghiệm sống và tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế. Việc ứng dụng CNTT vào trong
dạy học trong phân môn lịch sử hiện nay là cần thiết và hợp với xu thế của thời đại.
Trong những năm vừa qua, hưởng ứng cuộc vận động của BGD&ĐT về việc đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Đã có rất nhiều phần mềm dạy học được khai
thác và sử dụng rộng rãi như: Phần mềm Powerpoint, phần mềm toán học, phần mềm
E – Learning… Hoặc một số phần mềm hỗ trợ học tập như: phần mềm “Bút chì thông
minh”, phần mềm “Đậu lém phưu lưu kí… Những phầm mềm đó đã đem lại những kết
quả khả thi. Hôm nay, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục căn bản và
toàn diện “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giáo dục” chúng
tôi muốn giới thiệu và ứng dụng một phần mềm mới vào việc xây dựng bài giảng đó là
Lecture Maker nhằm tạo không khí học tập thoài mái mà giờ học lại đạt hiểu quả cao
cho học sinh.

2
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, và từ những lí do trên chúng tôi quyết định
chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn lịch sử
lớp 4”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học
phân môn lịch sử lớp 4 gớp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh. Đồng thời tạo không khí học tập thoài mái mà giờ học lại đạt hiểu quả cao cho
học sinh.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện của Giáo dục Việt Nam hiện nay thì
đổi mới PPDH là yêu cầu có tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo
dục. Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới PPDH đó là ứng dụng
CNTT trong giảng dạy nhằm mục đích đạt được những kết quả trong việc phát triển
nhân cách HS về các mặt: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất… Không những thế, đó
cũng chính là bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, phân môn Lịch sử
ở tiểu học nói riêng và Lịch sử nói chung đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các
nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm nó được thể hiện qua những bài nghiên cứu, những
sáng kiến kinh nghiệm, những tham luận, những hội thảo về vấn đề có liên quan đến
việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường học.
Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ trước, ở các nước như: Anh, Pháp, Mĩ,
Cannada, Nealand,… việc ứng dụng CNTT trong GD&ĐT đã được triển trai và rộng
khắp trong các cấp học từ phổ thông đến đại học.
Trong khu vực ASEAN, việc sử dụng các phần mềm dạy học nói chung, phần
mềm có chức năng nghe, nhìn (Audiovisual), trình diễn (Presentation) nói riêng nhằm
đáp ứng nhu cầu dạy học cũng được thực hiện từ khá sớm như Singapore, Thái Lan,
Malaysia…
Ở nước ta, việc đưa CNTT vào công tác giảng dạy chỉ được thực sự đúng mức
vào những khoảng thời gian gần đây. Tuy nhiên được tập trung vào các trường ở thành
phố và ở một số môn học như Toán, Tự nhiên xã hội, Vật lý, Hóa học… Riêng đối với
môn Lích sử, hầu hết chưa có một phần mềm chuyên dụng nào theo sát nội dung sách
giáo khoa nhằm phục vụ dạy học trên lớp, trong kiểm tra đánh giá hay các hoạt động
ngoại khóa lịch sử ở trường. Nếu có cũng chỉ là một số phần mềm được xây dựng dưới

3
dạng các trò chơi lịch sử, tài liệu tham khảo, hoặc các đĩa CD, VCD phim tư liệu lịch
sử. Ở một số trường giáo viên giảng dạy phân môn Lịch sử cũng đã thiết kế một số bài
giảng điện tử để phuc vụ trong việc giảng dạy. Xong việc này còn mang tính tự phát và
chưa nhiều nên vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả.
Nhận thức được điều đó, những năm gần đây, một số cuốn sách, bài báo, tạp chí,
tài liệu tham khảo về PPDH nói chung, PPDH khoa học nói riêng đã đề cập đến việc
ứng dụng CNTT, như: “Khai thác và sử dụng mạng Internet để dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông” của Đoàn Thị Kiều Oanh, luận văn thạc sĩ (Hà Nội,
2003); “Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy học môn toán lớp 5” của tác giả
Phạm Thị Lệ (Krông Pắc, 3/2010); “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu,
quản lí, dạy và học tuổi trẻ các trường ĐHSP toàn quốc” (Hà Nội, 4/2005) ; “Bài giảng
điện tử với Lecture Maker” sáng kiến kinh nghiệm của tác giả Nguyễn Thị Hồng
(2011); “Tích hợp một số phần mềm hỗ trợ soạn giáo án điện tử” (Hà Nam, 2010)…
Nhìn chung các bài viết, các tài liệu nói trên đã trình bày một cách khái quát những
nhận thức, lí luận chung về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT, phần mềm
Lecture Maker trong soạn bài giảng kết hợp với một số phần mềm khác. Song vẫn
chưa xây dựng độc lộc trong một môn học hay một phân môn riêng biệt. Do đó vẫn
chưa chưa đi sâu và khai thác triệt để những ưu điểm của phần mềm này mang lại
trong một môn học hay một phân môn để từ đó làm cho giờ học thêm sinh động và hấp
dẫn, thu hút học sinh đặc biệt là trong môn Lịch sử. Đây là một vấn đề chưa được
nghiên cứu, vì thế dựa trên những cơ sở đó chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề này.
3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận của việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân
môn Lịch sử lớp 4.
- Quy trình, kĩ thuật để thiết kế và ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy
học phân môn Lịch sử lớp 4.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Nội dung: Chương trình SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Không gian nghiên cứu:Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Buôn
Ma Thuột.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014 – 2015.

4
3.3. Nội dung nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi làm rõ những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc ứng dụng CNTT và việc ứng dụng
phần mềm Lecture Maker trong dạy học ở Tiểu học nói chung và phân môn Lịch sử
lớp 4 nói riêng.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình trong sách giáo khoa phân môn Lịch sử lớp 4.
- Thiết kế một số bài giảng ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học
phân môn Lịch sử lớp 4.
-Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học
ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, các phần mềm… có liên quan nhằm phân tích,
tổng hợp rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
của khoa học giáo dục:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Trao đổi với giáo viên, học sinh, lập phiếu
điều tra phát phiếu điều tra tại trường TH Lê Hồng Phong để khảo sát thực trạng ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn lịch sử.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
+ Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định phương án, đề xuất.
+ Soạn 2 bài dạy phân môn Lịch sử lớp 4 bằng giáo án điện tử (GAĐT).
+ Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
+ Tiến hành thực nghiệm.
+ Xử lí kết quả thực nghiệm. Việc đánh giá dựa trên cơ sở so sánh kết quả của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Phương pháp thống kê toán học:
+ Xử lí các số liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra.
+ Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.

5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Xu thế phát triển các ứng dụng thông tin trong giáo dục
Công nghệ thông tin như một làn gió mới, thổi vào nền văn minh thế giới trên tất
cả các lĩnh vực. Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay
đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới
một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Theo tài liệu Hội Nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỉ XXI: “Tầm nhìn và
hành động” (Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã đưa ra
một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục:
Mô hình Trung tâm Vai trò của Công nghệ
ngƣời học
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân
Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng

Chương trình hoạt động: “Asia and the Parcific Programme of Educationnal
Innovation for Development (APEID)” của UNESCO chuẩn bị cho giai đoạn 2002-
2007 nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng ICT (Information and Communication
Technologies – Công nghệ thông tin và truyền thông) để đối mới giáo dục
(Information and Communication Technologies for Educational Innovations). Như vậy
việc sử dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học
đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn thế giới.
Ở Việt Nam để cùng hòa nhập với một xu hướng mới trên thế giới. Nền giáo
dục Việt Nam đang dần chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin,
mà trong mô hình thông tin này, vai trò của người thầy là tổ chức các hoạt động học
tập của học sinh bằng các phần mềm hỗ trợ dạy học bộ môn thông qua máy tính cá
nhân (PC). Trong điều kiện thực tế của nhà trường tiểu học Việt Nam hiện nay, việc sử
dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cá nhân cùng các thiết bị
ghép nối như ổ đĩa CD, loa, máy chiếu Projector,...,

6
Đồng thời, các cấp chỉ đạo cũng đã khẩn trương chỉ đạo và thực hiện các chỉ thị
về ứng dụng CNTT trong giáo dục. Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về việc “đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá” ban hành
ngày 7/10/2000 khẳng định: “Đối với Giáo dục và Đào tạo, CNTT có tác động mạnh
mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học”. Bộ Giáo dục đã
quyết định lấy chủ đề năm học 2008- 2009 là năm học ứng dụng CNTT.” Chỉ thị
47/2008/CT – Bộ GD & ĐT về năm học 2008 -2009 cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh một
cách hợp lí việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và học
từng cấp. Về mặt lí luận thực hiện chỉ thị số 55/2008/CT- Bộ GD & ĐT ngày
30/9/2008 của bộ trưởng bộ GD & ĐT để tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008 – 2012; Công văn số 4960/ Bộ GD & ĐT –
CNTT ngày 27/7/2011 của Bộ GD & ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT
năm học 2011 – 2012. Trong đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và GV có ít nhất
một địa chỉ E mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó
tên -cơ-sở-giáo-dục có thể là moet, tên Sở, tên Phòng.
Yêu cầu của bộ giáo dục và đào tạo là các cơ sở GD & ĐT tiếp tục tham mưu
với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc thành lập đơn vị chuyên trách quản lí
CNTT trực thuộc Sở. Các Sở GD & ĐT giao bộ phận chuyên trách về CNTT xây dựng
kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2011 – 2015.
Các Sở GD & ĐT, các trung tâm Giáo dục Thường xuyên hướng dẫn, phổ biến
cho các bộ quản lí cơ sở giáo dục. GV, HS khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống
website của Bộ GD & ĐT, tại địa chỉ: www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn.
Hệ thống thư viện trực tuyến Violet có thể hỗ trợ các đơn vị giáo dục như các
trường học, phòng GD & ĐT Sở GD & Đt,… Tạo được trang web thư viện cho riêng
mình hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp đơn vị có website từ trước thì có thể sử
dụng trang web riêng như một chức năng thư viện cho trang web hiện có. Còn nếu đơn
vị chưa có website thì có thể sử dụng trang riêng này như một website chính thức của
đơn vị. Việc ứng dụng CNTT trong bài giảng và học tập không chỉ được hiểu theo
nghĩa đơn giản là dung máy tính vào các công việc như biên soạn và trình chiếu bài
giảng điện tử ( BGĐT) trên lớp mà là một gải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến
đào tạo, liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn thảo, chia sẻ kinh nghiệm và tài
nguyên học tập.

7
Có nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong bào giảng được GV thực hiện thành
công và mang lại hiệu quả như: Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng
cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử, sử
dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi, bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của
HS,...
Tuy nhiên, CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy
học tích cực. Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác dụng đến quá
trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tích cực
của HS thì điều kiện đầu tiên là việc khai thác CNTT phải đảm bảo yêu cầu và tính đặc
trưng của PPDH tích cực mà GV sử dụng.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan
1.1.2.1. Phương tiện dạy học
“Phương tiện dạy học (PTDH) là tập hợp những đối tượng vật chất được người
dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức
của người học, thông qua đó mà thực hiện nhiệm vụ dạy học” [ 4 –tập 1;tr.7].
Nhờ các phương tiện kĩ thuật, một lượng thông tin lớn của bài học có thể được
hình ảnh hóa, mô hình hóa, trực quan hóa, phóng to, thu nhỏ, làm cho nhanh hơn hay
chậm lại,… đem lại cho người học một không gian học tập hiệu quả.
Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, giúp
người học nhận thức được thế giới xung quanh với những ưu thế
- Việc sử dụng những phương tiện dạy học giúp người học có thông tin đầy đủ
và sâu sắc hơn về đối tượng.
- Phương tiện dạy học giúp làm thõa mãn và làm phát triển hứng thú của
người học.
- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức với người học bằng tính trực quan.
- Tăng cường hoạt động học tập của người học.
- Tăng cường hoạt động độc lập của người học.
- Tăng tính tích cực, tự lực trong tiết học của HS.
1.1.2.2. Phần mềm dạy học
a. Khái niệm phần mềm
Phần mềm (Software) khái quát ngắn gọn là một công cụ do các lập trình viên
viết ra với mục đích thực hiện một công việc nhất định nào đó như: Nghe nhạc, xem

8
phim, xử lý ảnh, chơi Game, học tập...Và như chúng ta biết nhu cầu công việc trong
thực tiễn là vô cùng lớn, yêu cầu của người dùng khác nhau, cộng với khả năng tư duy
– thực hiện của các lập trình viên cũng khác nhau nên vô khối các loại phần mềm được
viết ra, chất lượng giữa chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
b. Khái niệm phần mềm dạy học:
Phần mềm dạy học (PMDH) là phương tiện chứa chương trình đề ra câu lệnh
cho máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học theo các mục
tiêu đã định. PMDH là loại phương tiện tổng hợp nghe nhìn tân tiến. Nó có thể hiển thị
các thông tin bằng kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh, kênh kí hiệu với lượng thông
tin chọn lọc phong phú có chất lượng cao, giúp việc học tập của học sinh diễn ra
phong phú, sinh động và có hiệu quả. Ưu điểm của PMDH là dễ sử dụng, dễ bảo quản,
dễ nhân bản hơn so với các phương tiện trực quan truyền thống như sách, tranh ảnh, sơ
đồ,... Nội dung PMDH được ghi vào các đĩa mềm hay đĩa CD- ROM (Read- only-
mermory compact disk) gọn nhẹ tiện lợi so với các phương tiện trực quan truyền thống
nhưng lại mang lại được một lượng thông tin tương đương.
Và GV có điều kiện dạy học phân hóa, cá thể hóa nhằm nâng cao tính tích cực
chủ động và sáng tạo của mỗi HS, tạo điều kiện thuận lời cho việc giảng dạy của GV
và việc tìm hiểu, tự học phù hợp với năng lực, sở thích của từng học sinh.
Như vậy PMDH là một loại hình phương tiện dạy học nhưng ở cấp độ cao hơn
so với các phương tiện dạy học trực quan khác. Do đó PMDH là phương tiện quan
trọng góp phần thực hiện được những đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới nội
dung. PMDH nhằm hình thành cho HS năng lực làm việc, học tập một cách độc lập
thích ứng với xã hội mới hiện đại.
1.1.2.3. Giáo án điện tử
Giáo án điện tử (GAĐT) là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động của
GV trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được số hóa và được mình họa
bằng các dữ liệu của đa phương tiện (Multimedia) một cách trực quan, có cấu trúc
chặc chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của người học.
GAĐT là tập hợp các bài giảng điện tử được người dạy thiết kế để người học có
thể giao tiếp trực tiếp với thiết bị ( ở đây là máy tính ) và hoạt động dựa trên những gì
đã được người dạy lập trình trước và người dạy này không cần phải giao trực tiếp với
người học nữa. Qua đó người học có thể rút ra kiên thức cho bản thân mình. Một

9
GAĐT hay phải đảm bảo một số yếu tố như: sức hút đối với người dung, dung lượng
kiến thức phù hợp với người học hay chưa, kiến thức mở rộng có đáp ứng được khả
năng học tập của người học hay không…
1.1.2.4. Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử (BGĐT) là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ
kế hoạch hoạt động đều được chương trình hóa, do GV điều khiển thông qua môi
trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là sự
tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy –
học truyền thống thì BGĐT là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương
pháp, phương tiện và hình thức dạy - học có sự hỗ trợ của CNTT.
Đặc trưng cơ bản nhất của GAĐT là toàn bộ kiến thức đã học, mọi hoạt động
điều khiển của GV đề được Multimedia hóa.
1.1.3. Phần mềm Lecture Maker
1.1.3.1. Giới thiệu phần mềm Lecture Maker
Lecture Maker là phần mề soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, là sản
phẩm của công ti Daulsoft Hàn Quốc (www.Daulsoft.com) Với Lecture Maker ai cũng
tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ vậy bạn còn
tận dụng lại các bài giảng đã làm trên những định dạng khác như: PowerPoint, PDF,
Flash, Audio, Video... để đưa vào nội dung bài giảng của mình.
Bài giảng được tạo ra từ phần mềm Lecture Macker tương thích với chuẩn
SCROM để làm bài giảng E – Learning cho các hệ thống học tập trực tuyến.
Phần mềm Lecture Maker là một trong các phần mềm nằm trong danh mục các
sản phảm phần mềm được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử dụng để tạo các
bài giảng điện tử. Điểm khác biệt so với Powerpoint là Lecture Maker là phầm mềm
chuyên dụng trong việc soạn các bài giảng chứ không như PowerPoint là phần mềm
tạo các bản trình diễn nói chung. Lecture Maker vì thế có thể hỗ trợ các công cụ
chuyên biệt trong lĩnh vực dạy học như : soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ
đồ thị, tạo bảng, text box, và các ký tự đặc biệt; có thể dễ dàng tạo các bài kiểm tra trắc
nghiệm; có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào bài giảng của mình như:
hình ảnh, video, âm thanh, flash…

10
1.1.3.2. Ưu điểm và hạn chế của phần mềm Lecture Maker
a. Ưu điểm của phần mềm Lecture Maker
- Lecture Maker là phần mềm dễ dung, giao diện thân thiện và có cấu trúc gần
giống chương trình PowerPoint của Microshoft Offic phiên bản 2007. Nếu GV đã sử
dụng Power Point thì cũng có thể tạo được bài giảng điện tử nhanh chóng và dễ dàng
với Lecture Macker.
- Với Lecture Maker ta có thể chèn được nhiều định dạng file Power Point,
PDF, Flash, Audio, Video…, có thể thu âm thanh và video trực tiếp. Vì vậy GV có
thể tận dụng các bài giảng đã được soạn thảo từ những phần mềm khác vào bài
giảng của mình.
- Tương tự trong Power Point việc xây dựng Slide Master trong Lecture Maker
sẽ giúp GV sắp xếp, tổ chức bài giảng theo một cấu trúc thống nhất, hợp lí hơn.
- Lecture Maker có sẵn các bộ dụng cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài
giảng điện tử như: Soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng,
texbox và các kí tự đặc biệt, đặc biệt là soạn các câu hỏi trắc nghiệm…
- Các bài giảng điện tử được soạn từ phần mềm Lecture Maker xuất ra nhiều
định dạng exe, web, đóng gói theo chuẩn quốc tế SCROM,… Hoặc có thể kết xuất ra
file chạy trên bất cứ máy nào có hệ điều hành Windows.
- Đồng bộ hóa trong Lecture Maker là khả năng đồng thời thể hiện việc trình
chiếu hình ảnh trong các slide với việc thể hiện các file video một cách logic theo kịch
bản. Điều đó không thực hiện được trong PowerPoint.
b. Hạn chế của phần mềm Lecture Maker
Phần mềm Lecture Maker bên cạnh những ưu điểm nổi bậc thì còn tồn tại
những hạn chế như:
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm chưa phong phú (có hai loại: câu hỏi đa lựa chọn và
câu hỏi ngắn ).
- Yêu cầu khi cài đặt hệ thống máy tính: CPU tối thiểu là Pentium 500 MHz;
RAM tối thiểu 512 Mb (tốt nhất là I Gb); HDD tối thiểu 50 Mb; hệ điều hành :
Windows 2000/XP; trên máy có cài đặt sẵn các phần mềm : Windows Media Encoder
phiên bản 9 hoặc cao hơn, Windows Media Player phiên bản 9 hoặc cao hơn,
Microsoft PowerPoint, card âm thanh và video.

11
- Phân mềm Lecture Maker chưa được sử dụng rỗng rãi ở các trường như phần
mềm soạn bài giảng đện tử PowerPoint dó đó cách sử dụng cũng như đẻ tạo một bài
giảng còn gặp nhiều khó khăn.
1.1.3.3. Giao diện của phần mềm Lecture Maker
Sau khi khởi động phần mềm, trong giao diện ta thấy Lecture Maker có giao diện
tương tự như Microsoft Powerpoint 2007.

4
2 3

- Vùng 1: chứa các menu và các nút lệnh của chương trình.
- Vùng 2: chứa danh sách các slide trong bài giảng.
- Vùng 3: vùng thao tác của slide đang được chọn (gồm các đối tượng: văn bản, hình
ảnh, phim...)
- Vùng 4: danh sách các đối tượng có trong slide đang được chọn.
Menu của phần mềm Lecture Maker
a. Menu Lecture Maker - Click chuột trái vào sẽ xuất hiên các lệnh:

 New: tạo mới tập tin trình chiếu


 Open: mở tập tin đã có
 Close: đóng tập tin đang mở
 Save: lưu tập tin (.lme)
 Save as: Lưu tập tin với định dạng khác
 Print: in
 Information: kiểm tra phiên bản Lecture
Maker

12
b. Menu Home: chỉnh sửa nội dung, định dạng cho các đối tượng

- Clipboard
 Paste: dán
 Cut: cắt
 Copy: sao chép
- Slide
 New Slide: thêm slide mới.
 Copy Slide: sao chép slide đã chọn.
 Duplicate Slide: nhân đôi một slide.
 Delete Slide: xoá một slide.
- Font:chọn kiểu chữ, kích cỡ chữ, tăng, giảm kích cỡ chữ lên xuống 1-2 đơn vị, định
dạng chữ : đậm, nghiêng, gạch chân, outline, màu sắc.
- Paragraph:căn lề trái, phải, giữa …
- Draw: vẽ khung văn bản, đường thẳng, mũi tên, đường cong tùy ư, hnh t n, hnh
vuông, hnh đa giác, màu hình, màu viền …
- Edit
 Order: thứ tự
+Align: canh thẳng trái, phải, giữa, trên dưới , …
+ Group: nhóm nhiều hình thành một hình
+ Hide/show: ẩn, hiện
 Select: chọn một hay nhiều đối tượng.
 Undo Edit: hủy bỏ thao tác đã làm.
 Redo Edit: lập lại thao tác đã hủy bỏ trước đó.

13
c. Menu Insert : thêm vào các đối tượng khác

- Object
 Image: ảnh, hỗ trợ các định dạng bmp, gif, jpeg, png, wmf, emf.
 Video: các định dạng avi, ssf, wmv, mpg, mp4.
 Sound: âm thanh wav, wma, mp3, mid.
 Flash: dạng shockware swf.
 Button: nút lệnh.
+ General button: nút lệnh thông thường do người dùng tạo ra.
+ Navigation button: nút lệnh mẫu do chương trình tạo ra.
 Import Document: chèn các tài liệu có sẵn: như PowerPoint, PDF, Website
 Other Object: hộp thoại thông báo, đoạn mã Java Script
- Recording
 Record Lecture: trực tiếp ghi lại bài giảng
 Record Video: ghi hình trực tiếp, máy tính cần có webcam và chương trình
Windows Media Encoder đã được cài đặt
 Record Sound: trực tiếp ghi âm thanh
- Editor
 Equation:chèn ký hiệu và công thức toán học tương tự như Equation của bộ Office
nhưng đơn giản hơn
 Diagram : công cụ vẽ đơn giản, tương tự như Drawing trong PowerPoint nhưng đơn
giản hơn
 Graph: vẽ và chèn đồ thị
 Image Editor : vẽ và sửa hình đơn giản, tương tự như Paintbrush

- Text

14
 Text box: văn bản trong hộp soạn thảo, khi trình chiếu cho phép nhập vào văn bản
 Expression Text box: văn bản tĩnh
 Table: hiển thị bảng biểu tương đối đơn giản
 Special character : các ký tự đặc biệt tương tự như Symbol trong PowerPoint

- Quiz

 Multiple chioce: câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn


 Short answer quiz: câu hỏi trả lời ngắn

d. Menu Control: điều khiển các đối tượng

- Object Control: xác lập điều khiển cho đối tượng đã được định danh trước đó, ví dụ
như khi có video được đặt tên là video1 thì có thể dùng Video Control để chỉ định phát
video bắt đầu từ thời điểm nào,…
- Slide Control: cho phép di chuyển đến một slide bất kỳ trong bài giảng
- Change Format: chuyển sang dạng wmv hoặc wma
- Slide Transition Effect: tạo hiệu ứng xuất hiện cho slide, bao gồm (hướng, tốc độ,
khoảng trống)
e. Menu Design: lựa chọn khuôn mẫu và định dạng

- Slide setup: điều chỉnh về kích thước của slide, đặt tên slide, hình nền …
- Design: một số hình nền mẫu cho slide
- Layout: một số layout (bố trí) mẫu cho bài giảng
-Template: một số mẫu được liệt kê theo dưới dạng giới thiệu tiêu đề (Vd Aqua0,..)và
các mẫu khác cho nội dung bài giảng (vd Aqua1, Aqua2,…)

15
f. Menu View

- Run Slide
 Run all Slide: trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slide đầu tiên
 Run current Slide: trình chiếu bài giảng từ Slide hiện hành
 Run full screen: trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slide đầu tiên ở chế độ toàn màn
hình
 Run Web: trình chiếu bài giảng dưới dạng trang web.
- View Slide
 View Default Slide: xem bài giảng ở chế độ chuẩn (mặc định)
 View Multi Slide: xem nhiều slide cùng một lúc
 Zoom Slide: phóng to/thu nhỏ kích cỡ slide (%)
- Slide Master: giống như Slide Master trong PowerPoint, những thuộc tính được thiết
lập cho đối tượng (kích thước, màu chữ,…) trong Slide Master sẽ có tác động lên toàn
bộ slide
 View Slide Master: mở chế độ thiết lập thuộc tính cho Slide Master
 Close Slide Master: đóng chế độ thiết lập thuộc tính cho Slide Master, trở về chế độ
soạn thảo slide
- View HTML Tag: xem bài giảng ở dạng ngôn ngữ thiết kế Web HTML
- Show/Hide: ẩn/hiện các mục như: thước, thanh trạng thái …
- Window: cách bố trí các cửa sổ
g. Menu Format

16
-Image: chỉnh tranh, phim trong bài giảng
 Bright: độ sáng
 Contrast : tương phản
 Transparent Color: màu trong suốt
 Change Color: thay đổi màu sắc
 Rotate: xoay hình
 Flip: lật hình
 Change size: thay đổi kích thước hình ảnh
 Crop: cắt hình
 Reset: huỷ bỏ mọi thiết lập
- Animation: canh chỉnh và tạo hiệu ứng cho đối tượng trong slide
* Nếu trên thanh Ribon không hiển thị đầy đủ các nút lệnh liên quan đến đối
tượng trong slide thì hãy double click vào đối tượng.
1.1.4. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.4.1. Chương trình lịch sử lớp 4
a. Mục tiêu của phân môn Lịch sử lớp 4
Dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu sau:
 Mục tiêu về kiến thức:
Cung cấp cho HS các kiến thức cơ bản và thiết thực về các sự kiện, hiện tượng , nhân
vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam
từ buổi đầu lịch sử đến nửa đầu thế kỉ XIX.
 Mục tiêu về kĩ năng:
Bước đầu rèn luyện và hình thành cho HS các kĩ năng:
- Thu thập, tìm kiếm tài liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
- Nhận biết đúng các sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử.
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, lược đồ,…
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
 Mục tiêu về thái độ:
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:
- Ham học hỏi, tìm hiểu lịch sử dân tộc.
- Yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.

17
- Tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa…
b. Đặc điểm về sách giáo khoa phân môn Lịch sử lớp 4
Từ năm học 1995 – 1996, phân môn Lịch sử (nay là phân môn Lịch sử và Địa lí) đã
được đưa vào giảng dạy ở lớp 4 và lớp 5 ở tất cả các trường tiểu học theo chương trình
sách giáo khoa (SGK) với môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3, môn khao học lớp 4, 5.
Phân môn Lịch sử có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục HS ở lứa
tuổi Tiểu học là phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ,… sách giáo khoa có những
đặc điểm sau:
 Về cấu trúc:
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 ( Phần lịch sử ) được trình bày với 2 phần
nội dung chính: Phần mở đầu và phần Lịch sử.
Trong phần Lịch sử có các thời kì được trình bày nối tiếp nhau bằng chữ xanh có kèm
theo thời gian cuả các thời kì và các bài học có nội dung của thời kì Lịch sử đó.
Cấu trúc một bài học có 3 phần chính:
- Phần cung cấp thông tin hặc yêu cầu hoạt động học tập ( quan sát, thực hành…)
- Phần câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạt động:
+ Câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạt động ở giữa bài: Nhằm gợi ý cho GV tổ chức các
hoạt động cho HS để khai thác thông tin, rèn luyện kĩ năng hoặc yêu cầu HS phải động
não suy nghĩ, làm việc với đồ dung học tập và liên hệ thực tế để tìm kiến thức mới.
+ Câu hỏi ở cuối bài: Giúp GV kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bài học và củng cố
kiến thức cho HS mỗi bài học.
- Phần tóm tắt trọng tâm bài học được in đậm ( trên phần câu hỏi cuối bài) . Nhằm
giúp HS tổng hợp, đúc kết, nội dung chính của bài.
 Nội dung
Ở lớp 4, phân môn Lịch sử được dạy 1tiết/ tuần, 32 tiết/ năm. Nội dung chương
trình trình bày những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự
phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của ông cha ta tù buổi đầu dựng nước đến nhà Nguyễn.
- Phần mở đầu: Gồm 3 bài có nội dung chung cho cả 2 phần Lịch sử và Địa lí, chủ yếu
giới thiệu về ý nghĩa của việc học tập Lịch sử, Địa lí, sơ lược khái niệm về sơ đồ, bản
đồ và cách sử dụng bản đồ.
- Phần lịch sử: Có 29 bài

18
Giai đoạn Bài học
Buổi đầu dựng nước và Bài 1: Nước Văn Lang
giữ nước (Khoảng 700 Bài 2: Nước Âu Lạc
năm TCN đến năm 179
TCN)

Hơn một nghìn năm đấu Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại
tranh giành lại độc lập phong kiến Phương Bắc
(Từ năm 179 TCN đến Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
năm 938 ) Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh
đạo (năm 938)
Bài 6: Ôn tập
Buổi đầu độc lập Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
(Từ năm 938 đến 1009) Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
lần thứ 1 (Năm 981)
Nước Đại Việt thời Lý Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
(Từ năm 1009 đến năm Bài 10: Chùa Thời Lý
1226) Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược
Nước Đại Việt thời Trần Bài 12: Nhà Trần thành Lập
(Từ 1226 đến 1400) Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê
Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
Bài 15: Nước ta cuối thời Trần
Nước Đại Việt buổi đầu Bài 16: Chiến Thắng Chi Lăng
thời Hậu Lê Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức việc tổ chức
(thế kỉ XV) quản lí đất nước
Bài 18: Trường học thời Hậu Lê
Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Bài 20: Ôn tập

19
Nước Đại Việt thế kỉ XVI Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
đến thế kỉ XVIII Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Bài 23: Thành Thị ở thế kỉ XVI – XVII
Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
(1786)
Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Bài 26: Những chính sách về văn hóa và kinh tế của
Quang Trung
Buổi đầu thời Nguyễn Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
(Từ năm 1802 đến năm Bài 28: Kinh thành Huế
1858) Bài 29: Tổng kết

Bảng 1.1: Nội dung chương trình phân môn Lịch sử lớp 4
Như vậy, qua việc tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Lịch sử lớp 4, chúng
ta thấy rằng nội dung chương trình xây dựng đối với lớp 4 là phàn Lịch sử Việt Nam
từ buổi đầu dựng nước cho đến khi nhân dân ta đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm
lược. Nội dung này được xây dựng trong các bài học cụ thể, mỗi bài học là một đơn vị
kiến thức và được trình bày trong sách giáo khoa cùng với phân môn Địa lí. Tuy nhiên
vì thời gian Lịch sử quá dài, các sự kiện lịch sử quá nhiều nên các nhà biến soạn sách
không thể đưa hết vào các bài học cụ thể, mà chỉ có thể lựa chọn những sự kiện tiêu
biểu mang tính chất đại diện cho mỗi gia đoạn nhất định.
Trong SGK môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 mà cụ thể là phân môn Lịch sử bao gồm 3
dạng bài chính đó là:
- Dạng bài cung cấp kiến thức mới
- Dạng bài ôn tập chương
- Dạng bài tổng kết
Sau đây là bảng phân chia các bài học thành các dạng bài cơ bản:

20
DẠNG BÀI BÀI HỌC CỤ THỂ VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý
HỌC
Dạng Các bài Bài 1:Nước Văn Lang, - Phải mô tả được tình hình
bài có nội Bài 2: Nước Âu Lạc đất nước ta như thế nào? Tình
cung dung về Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ cảnh đất nước, quan lại, chính
cấp tình hình của các triều đại phong kiến quyền cuộc sống nhân dân ra
kiến kinh tế - phương Bắc sao?
thức chính trị; Bài 9: Nhà Lý dời đô ra - Trong tình cảnh đó: Chính
mới văn hóa Thăng Long quyền, nhân dân hay nhân vật
– xã hội Bài 10: Chùa thời Lý lịch sử đã làm gì? Kết quả ra
Bài 12: Nhà Trần Thành Lập sao?
Bài 13: Nhà Trần và việc đắp - Nêu những kết quả đạt được.
đê.
Bài 15: Nước ta cuối thời
Trần.
Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ
chức quản lí đất nước..
Bài 18: Trường học thời Hậu
Lê.
Bài 23: Thành Thị ở thế kỉ
XVI – XVII.
Bài 26: Những chính sách về
kinh tế và văn hóa của Vua
Quang Trung.
Bài 27: Nhà Nguyễn thành
lập. Bài 28: Kinh Thành Huế.

21
Các bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ - Cần khai thác tốt hình ảnh,
có nội quân tiểu sử của nhân vật lịch sử.
dung về - HS biết nhan vật Lịch sử là
nhân vật người như thế nào (ngày
lịch sử tháng năm sinh, quê quán.
Đời sống nội tâm, tư tưởng,
có đặc điểm gì nổi bật…?)
- Qua đó GV tiến hành giáo
dục tư tưởng thái độ, lòng biết
ơn, khâm phục, kính trọng…
đối với nhân vật lịch sử.
Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà -Nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn
Trưng. đến cuộc khởi nghĩa, kháng
chiến hay chiến dịch đó.
Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng
Dạng bài - Diễn biến.
do Ngô Quyền lãnh đạo.
về các - Kết quả, ý nghĩa.
cuộc Bài 8: Cuộc kháng chiến
khởi chống quân Tồng xâm lược
nghĩa; lần thứ 1 (năm 981)
chiến
Bài 11: Cuộc kháng chiến
dịch,
chống quân Tống xâm lược
chiến
lần thứ 2 (1075- 1077)
tranh
Bài 14: Cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.

Bài 21: Trịnh Nguyễn phân


tranh.

Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn


tiến ra Thăng Long (1786)

Bài 25: Quang Trung đại phá

22
quân Thanh.

Dạng bài ôn tập Bài 6: Ôn tập -Hệ thống hóa và củng cố lại
Bài 20: Ôn tập những kiến thức đã học.
- Vẽ sơ đồ.
- Lập bảng niên biểu thống kê.
- Tìm dẫn chứng minh họa.
- Nêu ý nghãi lịch sử của
những sự kiên tiêu biểu.
Dạng bài tổng kết Bài 29: Tổng kết -Tổng kết và hệ thống hóa
toàn bộ kiến thức đã học.

Bảng 1.2: Bảng phân chia các bài học thành các dạng bài cơ bản
 Hình thức
Nội dung kiến thức lịch sử trong chương trình được trình bày theo đơn vị bài học.
Để phù hợp với tâm lí HS tiểu học, cũng như các môn học và phân môn khác nội dung
được trình bày với hình thức là: Kênh hình và kênh chữ.
- Kênh hình: Đa dạng về thể loại, đóng vai trò quan trọng. Ngoài bản đồ, lược đồ
còn có các tranh ảnh hoặc hình ảnh mang tính liên kết, giúp học sinh hình dung được
nét chính về văn hóa, kinh tế, chính trị hay diễn biến các cuộc khởi nghĩa… Cũng như
HS có thể thông qua kênh hình để nhận biết các nhân vật lịch sử.
Kênh hình là cầu nối giữa kênh chữ và bản đồ trong việc cung cấp thông tin cho
nội dung bài học. Ngoài việc minh họa cho kênh chữ, kiến thức của bài thì kênh hình
còn là nguồn cung cấp tri thức bài học cho HS. Ngaoif ra kênh hình còn rèn luyện cho
HS một số kĩ năng như: chỉ bản đồ, lược đồ, xem - hiểu lược, đồ bản đồ…
- Kênh chữ: Đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp thông tin, thể hiện nội
dung bài học, hệ thống câu hỏi, chú giải…
1.1.4.2. Khả ứng dụng CNTT thông tin trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, việc ứng dụng CNTT vào dạy
học là một nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

23
Người ta xem quá trình dạy và học thực chất là quá trình thực hiện phát và thu
thông tin. Muốn truyền đạt được lượng thông tin lớn cần tận dụng các phương tiện
truyền thống có thể đưa thông tin vào các “cửa” khác nhau.
Đổi mới PPDH theo nghĩa của CNTT là “ phương pháp tăng giá trị thông tin,
trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn Lịch sử đã mang lại nhiều tác động
tích cực cho cả người dạy và người học.
Trước đây nếu một bải giảng phân môn Lịch sử sử dụng các phương tiện truyền
thống cần kèm theo các biểu đồ, lược đồ… với lượng thông tin không cao và ít cập
nhâp. Nhưng khi ứng dụng CNTT để soạn các bài GAĐT, BGĐT cho phân môn này,
nội dung bài học trở nên phong phú hấp dẫn hơn. Cũng như, có thể lồng ghép thêm các
video, clip vào trong bải giảng. Với việc sử dụng phần mềm Lecture Macker trong
soạn các bài giảng điện tử thì các công việc này trở nên dễ dàng và tiện lợi cho GV.
Với phần mềm này GV có thể linh hoạt tích hợp các bài giảng có nội dung liên quan ở
phần mềm Power Point đã có sẵn, chèn âm thanh … đặc biệt chuẩn bị được hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm phong phú, đẹp mắt phù hợp với nội dung bài và muc đích sử
dụng của người dạy. Điều này có tác động tích cục đến quá trình tiếp thu bài của HS.
Đồng thời khi ứng dụng CNTT vào bài giảng cũng giúp đáng kể thời gian diễn giải
của GV, do đó GV sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức
của HS.
Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn Lịch sử là hết sức cần
thiết. Bởi đặc thù của môn học là cung cấp cho HS tiểu học những kiến thức ban đầu,
sơ lược về sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử… Mà nếu ứng dụng CNTT vào giảng
dạy ta có thể nâng cao được hiệu quả học tập, khả năng sáng tạo của HS.
Hiện nay. ở nước ta để hưởng ứng và theo kịp xu thế của thế giới đang thực hiện
đổi mới PPDH theo hướng tăng cường vận dụng các PPDH tiên tiến và phương tiện
dạy học hiện đại thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học là góp phần tích cực để thực
hiện đổi mới PPDH.
1.1.5. Tâm lí học sinh tiểu học với việc tiếp cận công nghệ thông tin
Ở xã hội hiện đại, các cuộc cách mạng đã mang lại nhiều thành tựu rực rỡ. Trong
đó cuộc cách mạng CNTT đã mang lại những chuyển biến tích cực trọng mọi lĩnh vực
từ kinh tế, văn hóa… đến giáo dục. Nhân loại đang bước sang nên văn minh thông tin,

24
các thiết bị, máy móc dần dần thay thế hoạt động của con người và giúp đỡ con người
rất nhiều. Sự phát thâm nhập, phát triển của khoa học kĩ thuật đã kích thích như cầu
tìm hiểu, khám phá nguyên nhân và bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó lí giải bằng
những bằng chứng tư duy khoa học không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ. Đặc biệt hơn
là lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động, tò mò, thích khám phá cái mới.
HS tiểu học năng động, có tư duy phát triển dễ dàng cho việc tiếp cận những điều
mới mẻ và tiến bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong đó có sự phát
triển của CNTT đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của các em. Đa phần HS rất đón nhận
ứng dụng CNTT vào trong các giờ học. Các em rất tò mò, hứng thú và tập trung. Trên
thực tế hiện nay, đã có rất nhiều em biết sử dụng máy vi tính thậm chí biết sử dụng
trước khi đến trường hoặc ở trường chưa được học. Các em sớm có điều kiện tiếp cận
thông tin là do chơi game, thư điện tử, thông qua một số phần mềm dạy học mà bố mẹ
đã mua cho các em như: “quả táo thông minh”, “bút chì thông minh”, các phần mềm
trò chơi… Có thể nói rằng các em tiếp cận CNTT nhanh hơn người lớn, tuy nhiên
chưa có sự hướng dẫn đúng đắn. Hơn nữa, khả năng tự học ở các em là chưa cao do đó
các phần mềm dạy học, đặc biệt là phần mềm tự học thật sự là một cần thiết, nó phù
hợp với xu thế của thế giới và năng lực, khả năng của các em. Để sử dụng các phần
mềm học tập một cách có hiệu quả, bố mẹ, người thân trong gia đình cần có những
định hướng tốt cho các em khi các em mới bắt đầu biết tiếp cận CNTT.
Qua thực hiện cho thấy, khi học tập trên máy tính hoặc trong giờ học, giáo viên
có sử dụng các phương tiện CNTT hỗ trợ thì các em rất hứng thú, hào hứng vì sự mới
lạ hấp dẫn của hình ảnh sinh động. Điều này sẽ tác động và các em sẽ tự giác đi tìm
kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV. Đây là một tác động tích cực nó sẽ giúp các em
năng động, tích cực, chủ động trong học tập, công việc và cả cuộc sống sau này.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chọn trường Tiểu học Lê Hồng Phong
trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột để tiến hành khảo sát và thực nghiệm.
Về cơ sở vật chất trường có đầy đủ phòng học, có các phòng chức năng như:
Phòng thư viện, thiết bị, phòng tin học… Trường được trang bị 5 máy chiếu đa năng, 7
laptop.

25
Trường nằm ở phường trung tâm của thành phố Buôn Ma Thuột. Là trường được
công nhận Trường chuẩn quốc gia, có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua do
Hội đồng đội và ngành giáo dục tổ chức. Là trường được Đảng ủy và các cấp chính
quyền quan tâm, HS có nhận thức khá cao cùng với lực lượng giáo viên giảng dạy
nhiều năm nên nhiều năm liền đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đạt được thì trường Tiểu học Lê Hồng
Phong còn gặp một số khó khăn như: Phòng học còn thiếu, cơ sở vật chất, Phuong tiện
dạy học chưa đầy đủ nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng của HS.
1.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Macker trong dạy học phân
môn Lịch sử lớp 4 tại trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong
Do thực tế đổi mới PPDH cũng như sự phù hợp với tâm sinh lí HS tiểu học là
hiếu động, tò mò, thích khám phá mà việc sử dụng BGĐT đã được chú trọng và đưa
vào sử dụng trong quá trình dạy học.
1.2.2.1. Mức độ nhận thức, quan tâm, thái độ của HS khi học bằng BGĐT
Để tìm hiểu mức độ nhận thức, quan tâm, thái độ của HS khi học bằng BGĐT
trong phân môn Lịch sử lớp 4, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của các em HS
khối 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Do điều kiện hạn chế chúng tôi chỉ tiến hành
điều tra bằng bảng hỏi ở 6 lớp tương đương với 180 em. Ngoài ra để tìm hiểu tình hình
chúng tôi còn tiến hành trao đổi, trò chuyện trực tiếp với các em HS.
Tổng số phiếu phát ra 180 phiếu thu về 180 phiếu. Kết quả thu được như sau:
Câu hỏi điều tra Phƣơng án trả lời Số ý Tỉ lệ
kiến %
1. Em có thích thầy  Thích 169 94
(cô) sử dụng bài
giảng điện tử
 Bình thường 11 6
(BGĐT) trong dạy
học phân môn Lịch
sử không?  Không thích 0 0

2. Trong quá trình  Thường xuyên 23 12.5


giảng dạy, GV có

26
thường xuyên giảng  Thỉnh thoảng 126 70
dạy bằng BGĐT
không?
 Chưa bao giờ 31 17.5

3. Khi dạy bằng  Làm việc cá nhân 11 6.3


GAĐT thầy (cô) yêu
cầu các em làm gì?  Thảo luận theo nhóm đôi 68 37.5

 Thảo luận theo tổ 58 32.5

 Chơi trò chơi 43 23.7

 ý kiến khác 0 0

4. Khi học phân  Tranh ảnh 96 53.1


môn Lịch sử bằng
 Sơ đồ 14 7.5
BGĐT em được
quan sát:  Lược đồ 48 26.9
 Video 22 12.5
 Ý kiến khác 0 0

5. Khi GV tổ chức  Rất nhiệt tình 163 90.6


giảng dạy phân môn  Nhiệt tình 6 3.1
Lịch sử bằng
BGĐT, các em tham  Bình thường 10 5.6
gia:
 Không quan tâm 1 0.7

6. Việc thầy (cô)  Nắm và nhớ bài tốt hơn 22 12.5


dạy học bằng
GAĐT giúp các em:  Tự học, rèn luyện được nhiều kĩ năng : 14 7.5
Quan sát, giao tiếp, hoạt động nhóm…
 Không có hiệu quả gì 0 0

 Ý kiến 1 và 2 144 80

Bảng 1.3: Kết quả việc tham gia và hưởng ứng với tiết học có sử dụng bài giảng
điện tử trong dạy học phân môn lịch sử của HS lớp 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong

27
Như vậy, có tới 94% HS thích được thầy cô sử dụng GAĐT trong dạy học phân
môn Lịch sử, 6% cảm thấy bình thường khi tiết học có sử dụng BGĐT và 0% không
thích. Như vậy đa số HS đều thích thú khi được học với BGĐT. Bởi với BGĐT các
nội dung trong SGK trở nên cụ thể hóa hơn, sinh động hơn với nhiều hình ảnh, phim
ngắn,… đẹp mắt phù hợp với tâm sinh lí của HS.
Bên cạnh đó kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng, khi các em được học với BGĐT
các em được quan sát nhiều lược đồ, tranh ảnh lịch sử và được tham gia vào các hoạt
động học tập nhiều hơn. Nên việc các em nắm và nhớ bài tốt hơn, cũng như giúp các
em tự học, tự rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, giao tiếp, chỉ lược đồ, hoạt động
nhóm… cao hơn (80% HS đồng ý với ý kiến cho rằng việc thầy (cô) dạy học bằng
GAĐT giúp các em nắm, nhớ bài và tự học, rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết của môn
học).
Như vậy, qua khảo sát chúng tôi thấy rằng HS tiểu học đặc biệt rất thích và hứng
thú với các tiết dạy có sử dụng các trang thiết bị hiện đại cũng như được học với bài
giảng điện tử. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tăng hiệu quả học tập và thu hút
sự chú ý của HS.
1.2.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn
Lịch sử tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Để tìm hiểu thực trạng về việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học
phân môn Lịch sử lớp 4, chúng tôi tiến hành thăm dò một số ý kiến của GV trong nhà
trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hầu hết GV đều có trình độ cao đẳng trở lên với
kinh nghiệm công tác trên 10 năm. Đa số GV được khảo sát đều là GV đứng lớp, trực
tiếp giảng dạy do đó đảm bảo được tính khách quan cho cuộc điều tra. Ngoài ra chúng
tôi còn tiến hành trao đổi trực tiếp với GV và còn dự giờ một số tiết dạy có ứng dụng
phần mềm Lecture Maker.
Qua thực tế ở trường tiểu học trong đợt thực tập, vì không có điều kiện nên đề tài
chỉ khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến của 6 GV khối 4 ở trường Tiểu học Lê
Hồng Phong trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột về việc ứng phần mềm Lecture
Macker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4. Tổng số phiếu phát ra 6 phiếu thu về 6
phiếu. Kết quả thu được như sau:

28
Câu hỏi Câu trả lời Só lƣợng Tỉ lệ
GV lựa (%)
chọn
1. Thầy (cô) đã có máy tính  Đã có 5 83.3
chưa?  Chưa có, nhưng sẽ mua 1 16.7
2. Trường thầy ( cô ) công  Đã có 6 100
tác đã có máy tính, máy
 Chưa có 0 0
chiếu, màn chiếu chưa?
3. Thầy (cô) có thường sử  Thường xuyên 2 33.3
BGĐT vào các tiết học  Thỉnh thoảng, chỉ làm khi 3 50
không? có thời gian rảnh
 Ít khi 1 16.7
4. Theo thầy (cô) việc áp  Rất cần thiết 5 83.3
dụng bài giảng điện tử vào  Cần thiết 1 16.7
phân môn Lịch sử là:  Không cần thiết 0 0
5. Thầy (cô) thường sử dụng  Power point 1 16.7
phần mềm nào để làm bài  Microsoft LCDS 0 0
giảng điện tử?  Công cụ soạn thảo bài 1 16.7
giảng trực tuyến Violet
 Lecture Maker 4 66.7
 Phần mềm khác 0 0
6. Thầy (cô) có biết đến  Có 6 100
phần mềm Lecture Maker
 Không 0 0
không?
7. Thầy (cô) đã sử dụng  Thường xuyên 1 16.7
phần mềm Lecture Maker để  Thình thoảng 4 66.7
soạn BGĐT trong dạy học
 Ít khi 1 16.7
chưa?
 Chưa bao giờ 0 0
8. Thầy (cô) đã được đào tạo  Có 6 100

29
về phương pháp dạy và  Chưa 0 0
phương pháp soạn giáo án
có sử dụng CNTT hay chưa?
9. Theo thầy (cô) ưu điểm  Khả năng chèn âm thanh, 0 0
của BGĐT có ứng dụng video, tranh ảnh, lời giảng
phần mềm Lecture Maker của GV vào BGĐT giúp HS
trong dạy học phân môn hiểu bài và tạo khả năng tự
Lịch sử là: học cho HS
 Tạo hứng thú, phát huy 0 0
tính tích cực, chủ động và
tăng cường hoạt động của
HS.

 Tận dụng được bài trình 0 0


chiếu từ Power point, PDF,
Flash, Audio, Video…, có thể
thu âm thanh và video trực
tiếp
 Xây dựng câu hỏi trắc 0 0
nghiệm nhanh và dễ dàng
 Tất cả ý trên 6 100
10. Theo thầy (cô) để khi  Nguồi tư liệu 0 0
ứng dụng phần mềm
 Phương pháp giảng dạy 1 16.7
Lecture Maker trong dạy
học phân môn lịch sử có  Công việc biên soạn 0 0
hiệu quả, thì nhân tố quan
 Tất cả các ý trên 5 83.3
trọng nhất là:
11. Theo thầy (cô) khó khăn  Chưa thành thaọ khi sử 2 33.3
lớn nhât khi thiết kế bài dụng phần mềm (Trong kĩ
giảng với phần mềm Lecture thuật thiết kế, sử dụng các
Maker trong dạy học là: tính năng, xây dựng câu hỏi
tương tác, trình chiếu slide…)

30
 Thiếu phương tiện ( Máy 1 16.7
tính, máy chiếu, màn
chiếu…)
 Mất nhiều thời gian cho 3 50
việc soạn bài
 Ý kiến khác 0 0
12. Theo thầy ( cô) với việc  Quan sát được nhiều tranh 2 33.3
ứng dụng phần mềm Lecture ảnh
Maker vào dạy học HS có  Hiểu và nhớ bài lâu hơn 2 33.3
thể:  Tự học mọi lúc mọi nơi 1 16.7
 Ý kiến khác 1 16.7

13. Khi ứng dụng phần mềm  Rất hứng thú 3 50


Lecture Maker vào dạy học  Hứng thú 3 50
thầy (cô) thấy thái độ của
 Bình thường 0 0
HS với bài học là:
 Không thích 0 0
14. Thầy (cô) có tin tưởng  Có 2 33.3
vào lợi ích mà BGĐT mang  Không 0 0
lại hay không?  Ý kiến khác 4 66.7

Bảng 1.4: Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn
Lịch sử ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Như vậy, tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong đa số các thầy (cô) đã có hướng
tiếp cận ứng dụng CNTT trong giảng dạy và hiểu được công dụng vai trò và lợi ích từ
BGĐT. Các GV biết nhiều đến các phần mềm soạn giáo án như: Power point, công cụ
soạn thảo bài giảng trực tuyến Violet, Lecture Maker… Riêng đối với phần mềm
Lecture Maker, hầu hết các GV trong trường đều đã được tập huấn về cách sử dụng và
làm việc với phần mềm Lecture Maker. Hầu hết các GV đều cho rằng việc ứng dụng
CNTT vào dạy học nói chung và vào dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 nói riêng cụ thể
bằng phần mềm Lecture Maker là cần thiết.
Mặc dù các GV được trang bị kiến thức về soạn, giảng GAĐT bằng CNTT
nhưng việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học chỉ mang tính chất thỉnh

31
thoảng (Thường xuyên sử dụng BGĐT là 33.3%, thỉnh thoảng chỉ làm khi có thời gian
rảnh là 50% và ít khi sử dụng chiếm 16.7%). Thậm chí có GV biết đến nhưng không
bao giờ sử dụng. Thực trạng trên là do: Trang thiết bị chưa đầy đủ (máy tính, máy
chiếu, màn chiếu…) gây khó khăn cho việc sử dụng phần mềm Lecture Maker vào
ứng dụng trong giờ học phân môn Lịch sử lớp 4. Nhiều GV chưa thành thạo trong các
thao tác kĩ thuật với phần mềm. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học đòi
hỏi khâu chuẩn bị công phu, tốn thời gian nên nhiều GV còn e ngại. Đồng thời việc
thiết kế còn yêu cầu đảm bảo tính chính xác, thống nhất và vừa sức trong bài học nên
một số GV chưa thực hiện. Một số GV do hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa nhận thức
được sự cần thiết của phần mềm Lecture Maker. Một số GV ngại thay đổi, ngại học
hỏi chưa đánh giá đúng lợi thế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nên chưa có
máy tính (số lượng GV chưa có máy tính chiếm 16.7%).
Đồng thời kết quả điều tra cho thấy, đa số các GV đồng ý rằng khi học tập với
bài giảng được thiết kế từ phần mềm Lecture Maker học sinh quan sát được nhiều
tranh ảnh (33.3%), hiểu và nhớ bài lâu hơn (33.3%), tự học mọi lúc mọi nơi (16.7%).
Cũng như mức độ hứng thú và rất hứng thú trong học tập là 50% và 50%.
Việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học trong dạy học còn phụ
thuộc vào đặc điểm HS của từng trường, lớp. Đối với HS ít được tiếp cận với CNTT
chỉ quen theo cách dạy truyền thống hoặc chỉ biết đến phần mềm Power point mà chưa
nhận thức được các tính năng của một số phần mềm khác tiêu biểu như Lecture
Maker. Mặt khác, GV tiểu học phải dạy nhiều môn, phải lên lớp cả ngày nên việc dành
thời gian để tìm hiểu thiết kế bài giảng với phần mềm Lecture Maker còn hạn chế và
gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, phần lớn các GV đã nhận biết được ưu và nhược điểm của BGĐT và vai
trò của nó trong dạy học. Tuy nhiên việc sử dụng BGĐT trong dạy học phân môn Lịch
sử ở Tiểu học lại ít được sử dụng. Sở dĩ có điều này là do nhiều nguyên nhân chi phối
như: Cơ sở vật chất, GV lớn tuổi ngại tiếp cận công nghệ, trang thiết bị hỗ trợ cho việc
ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường còn nhiều hạn chế. Hầu hết các trường đã
trang bị máy tính và máy chiếu nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu sử dụng.
Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đòi hỏi GV phải có trình độ trong lĩnh
vực tin học điều nay không phải GV nào cũng dễ dàng có được. Mặt khác, vai trò phát
triển tư duy cho HS Tiểu học khi sử dụng BGĐT ít được chú trọng tới ma mới chú

32
trọng tới tính trực quan của hình ảnh khi đưa vào BGĐT. Từ các lí do trên dẫn tới việc
sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học phân môn Lịch sử hiện nay vẫn chưa
thường xuyên, chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.

33
CHƢƠNG 2
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER TRONG
DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
2.1. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong kiểm tra – đánh giá
Theo thông tư số 30/2014/TT – BGDĐT được ban hành ngày 28 tháng 8 năm
2014 về ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học của Bộ giáo dục và Đào tạo. Có
đưa ra mục đích của việc đánh giá:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy
học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học,
giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ
và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp
đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh
để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn
luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh
cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh)
tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát
triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các
hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi
mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Như vậy, muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, SGK phổ thông từ năm
2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều
nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm
tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận không thể
tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy
học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ
thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không,
người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó
điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các
phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá
34
trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá
trình dạy và học.Tập trung bồi dưỡng GV các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh
giá mới, từng bước thay đổi thói quen của GV, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm
tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tránh khuôn vào những kiểu bài toán,
dạng bài văn “mẫu”, tức chỉ tập trung vào một số kiểu nhất định (mẫu) nhằm đáp ứng
các kỳ thi. Nếu đổi mới kiểm tra đánh giá theo triết lý đã đề cập ở trên sẽ không xảy ra
hiện tượng luyện thi tràn lan, vì nó tập trung vào người học, tập trung vào những kiến
thức, kỹ năng giúp học sinh hình thành năng lực và diễn ra trong suốt quá trình học,
hơn là tập trung luyện kiến thức, kỹ năng phục vụ mục đích thi đậu. Phải khuyến khích
GV áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra
viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo
luận / tranh luận thông qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…
Trong chương trình lịch sử lớp 4, để đánh giá kết quả học tập của HS theo hương
tiếp cực năng lực HS, người GV nên áp dụng các hình thức đánh giá một cách đa dạng
cũng như các cách thức kiểm tra.
Trong các bài học, để kiểm tra kiến thức HS nắm có tốt không để có thể tiếp tục
những bài tiếp theo, người giáo viên nên kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới. Đồng
thời trong quá trình học kiến thức mới, nếu cần nhắc lại những kiến thức liên quan đến
bài cũ, người GV cũng nên kiểm tra kiến thức của HS thay vì người GV sẽ nhắc lại
trước lớp thì người HS sẽ nhớ bài lâu hơn.
2.1.1. Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu của kiểm tra bài cũ là ôn tập, và khắc sâu kiến thức đã học cho HS.
Đồng thời đánh giá kết quả học tập của HS đã đạt được ở tiết học trước. Từ đó có
hướng thay đổi phương pháp và cách thức dạy học phù họp với HS.
Với phần mềm Lecture Maker là một phần mềm soạn GAĐT. Như phần mềm
trình chiếu Power Point người GV dễ dàng tạo hoạt động kiểm tra bài cũ thu hút sự
chú ý của HS bằng câu hỏi với những hình ảnh minh họa.
Ví dụ bài 21: Trịnh Nguyễn phân tranh (Lịch sử và địa lí lớp 4)
Sử dụng các tính năng như chèn Texbox, tranh ảnh cùng các hiệu ứng trong phần
mềm Lecture Macker người GV có thể có một câu hỏi kiểm tra bài cũ như sau:

35
Ngoài ra, trong phần mềm Lecture Maker có hỗ trợ các câu hởi tương tác. Gồm 2
dạng là câu hỏi ngắn và câu hỏi nhiều lựa chọn.
Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu hỏi ngắn

Với 2 dạng câu hỏi này, tùy theo mục địch sử dụng mà người GV sẽ lựa chọn sao
cho phù hợp.

Từ menu Insert, trong ô


Quiz, chọn Multiple
Choice Quiz, trên slide
xuất hiện các hộp text
box để ta nhập câu hỏi và
các phương án trả lời như
hình.

36
Hoặc chọn Short Answer Quiz, trên slide xuất hiện hộp Text box như hình:

Short Answer Quiz

Để xác định các thuộc tính cho câu hỏi này, chọn và nháy chuột phải lên đối tượng này
bên cửa sổ Object list, rồi chọn Object Properties như dưới hình (Để xác định các
thuộc tính cho câu hỏi này, chọn và nháy chuột phải lên đối tượng này bên cửa sổ
Object list, rồi chọn Object Properties):

Bỏ qua Không phân


khoảng trông biệt chữ hoa Bỏ qua dấu câu

37
Nếu muốn phàn kiểm tra bài cũ trở nên sinh động thu hút HS hơn thì GV có thể xây
dựng phần kiểm tra bài cũ có lồng ghép trò chơi. Ví dụ ở đây là bài Chiến thắng Bạch
Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo người GV có thể thiết kế trò chơi “Ô cửa bí mật”. Các
câu hỏi kiểm được ẩn dưới 1 tấm hình. Câu hỏi sẽ kèm theo các đáp án A, B, C hay D
cho HS lựa chọn.
Ví dụ: Trong bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938), kiểm
tra bài cũ “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)”.

38
2.1.2. Đánh giá kiến thức của HS trong giờ học
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt
động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như
sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm
vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở
của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và
năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù
hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
- Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương,
khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;
- Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
Như vậy đánh giá kiến thức của HS trong giờ học không chỉ giúp HS biết mình đã hiểu
bài hay chưa, có nắm được kiến thức của bài hay không mà còn giúp GV nhận định và
đánh giá được mức độ tiếp thu của HS ngay trong tiết dạy.
Ví dụ:
Bài 20 Lịch sử lớp 4 là một bài ôn tập. Nội dung của bài là củng cố toàn bộ kiến
thức đã học toàn bộ ở những bài trước đó ( Từ năm 938 – 1009). Với bài này chúng tôi
thiết kế nội dung theo trình tự các câu hỏi trong SGK trang 53. Với câu hỏi: Từ buổi
đầu độc lâp đến thời Hậu Lê trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện
lịch sử nào? Em hãy hoàn thành vào phiếu học tập có nội dung như bảng sau:

GV: Phát phiếu học tập cho


HS có nội dung như trên màn
chiếu. HS thảo luận nhóm đôi
và điền vào phiếu học tập. Sau
đó đại diện trình bày.

HS dưới lớp và GV lắng nghe


sau đó nhận xét.

39
GV: Trình bày
đáp án đã chuẩn
bị , GV đánh giá
mức độ tiếp thu,
tổng hợp và ghi
nhớ kiến thức cũ
đã học của HS.

2.2. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy bài mới
Để ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy bài mới chúng tôi tiến hành thiết kế
giáo án điện tử bằng phần mềm Lecture Maker để dạy bài mới. Để soạn một giáo án
điện tử chúng tôi lần lượt tiến hành các bước sau:
Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp
Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường họp sau đây:
- Một là mong muốn của GV tổ chức hoạt động dạy học tích cực bằng cách liên
kết các hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng sự vận dụng hình ảnh và ngôn từ
cô đọng trên các Slide để kích thích khơi gợi sự liên tưởng và tưởng tượng của HS (sự
liên tưởng và tưởng tượng có thể gợi ra nhiều cách suy nghĩ và hoạt động học tập).
- Hai là nội dung bài học đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có
thể khai thác thành một số tình huống có vấn đề. Khi cần giúp HS hình thành và rền
luyện kĩ năng nào đó thông qua việc hoàn thành một số lượng bài tập nào đó.
- Ba là nguồn tư liệu phong phú liên quan đến nội dung bài học sẵn có ( có thể
truy cập từ Internet, hay các nguồn tài nguyên khác như: Băng đĩa ghi âm, tranh ảnh,
phim, clip)… và điều quan trọng hơn là ý tưởng của người biên soạn giáo án.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học theo hướng đổi mới, mục tiêu bài học phải chỉ rõ, học xong bài
học HS đạt được điều gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục
tiêu giảng dạy. Tức là chỉ ra được sản phẩm HS đạt được sau bài học.

40
Với nội dung bài mới, mục tiêu cần đặc ra đối với HS là tiếp thu được kiến thức
mới ngay tại lớp. Đồng thời rèn luyện thêm một số kĩ năng như: đọc lược đồ, bản đồ,
trình bày kiến thức bằng ngôn ngữ nói, trình bày kiến thức bằng ngôn ngữ kết hợp với
thao tác chỉ lược đồ…
Bước 3: Xây dựng kịch bản cho bài dạy
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, ở giai đoạn này có 3 nội dung chủ yếu mà
người soạn nhất định phải thực hiện được:
- Phần thứ 1 là phần kiến thức cốt lõi được trình bày một cách cô đọng cô đọng
- Phần thứ 2 là các câu hỏi, hoạt động học tập, và các bài tập HS cần thực hiện.
- Phần thứ 3 là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, lược đồ, phim tư liệu…
sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay giúp HS có điều kiện học tập.
Bước 4: Tìm tư liệu và chuẩn bị công cụ biên soạn
Tư liệu để soạn bài có thể tìm ở nhiều nguồn khác nhau: Trong sách báo, tạp
chí, violet, hình chụp, tranh ảnh, internet, VCD… Đối với phần mềm Lecture
Maker này người GV có thể tận dụng các bài giảng Power Point, PDF đã có hoặc
chèn trực tiếp website.
Bước 5: Viết giáo án điện tử
Đây là một hoạt động sử dụng kĩ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là kĩ thuật sử
dụng phần mềm Lecture Maker. Phối hợp các tính năng trong phần mềm Lecture
Maker như: Slide Master, chèn tranh ảnh, video, phim tư liệu, tebox, …
Đối với phần mềm Lecture Maker, để soạn giáo án chúng tôi sử dụng Slide
Master là kiểu thiết kế bố cục đồng nhất cho bài giảng:

Vào view chọn View


Slide Master để
chọn bố cục đồng
nhất cho bài giảng

Ngay lúc này bên tay trái màn hình Slide scene bên trái sẽ chuyển thành Slide
Master. Slide Master gồm 2 slide đó là Title Master và Body Master.
+ Title Master tương ứng với slide đầu tiên của bài giảng.
+ Body Master tương ứng với nội dung bên trong bài giảng.

41
Với Slide Master đang mở, trên thanh menu chính ta chọn Design và chọn tiếp ô
template như hình dưới:
Chọn mẫu cho Title
Master (Thích mẫu
khung nào thì chọn bộ
khung đó)

Chọn khung cho Body


Master nội dung của bài
giảng (Theo mẫu khung
nào thì chọn nội dung
của khung đó)

Sau khi chọn bố cục của


bài giảng ta được khung
hình như hình bên.

Ta tiến hành chỉnh sửa Title Master; Body Master của bài giảng theo ý tưởng cá nhân.
Ví dụ:

42
Chỉnh sửa Title
Master

Chỉnh sửa Body


Master vì đây là
slide chứa nội
dung của bài
giảng người GV
nên chỉnh sửa
sao cho trông
phù hợp và sinh
động.

Đóng cửa sổ Slide Master để quay về màn hình soạn thảo bằng cách vào menu View
chọn Close Slide Master. Với các bước trên chúng ta đã hoàn thành việc tạo tính
thống nhất cho bài giảng. Sau khi trở về màn hình soạn giáo án điện tử ta chỉ cần sử
dụng các tính năng của phần mềm trên thanh menu như: Design, Insert, Home, các
hiệu ứng… để tạo giáo án điện tử như trong phần mềm Power Point.
Để làm rõ hơn nội dung ứng dụng chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể với nội dung bài mới
lài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938)” Lịch sử và Địa lí lớp 4,
khi ứng dụng phần mềm này vào soạn giảng giáo án điện tử, kết hợp với nội dung
trong SGK và tìm thêm một số tư liệu trên internet, ta được trình tự các hoạt động diễn
ra như sau:
Slide mở đầu cho nội dung bài mới, chứa đựng tên bài học

43
Hoạt động 1: Nguyên nhân trận đánh Bạch Đằng năm 938

GV: Gọi HS đọc


phần thông tin chữ
nhỏ trong SGK trang
21 để tìm hiểu về vị
anh hùng “Ngô
Quyền”.

HS: Tự tìm hiểu, xác


định thông tin cần
cho nội dung câu hỏi
của GV.

44
GV: Tổng hợp ý
kiến của HS, chốt
lại các ý như trên
Slide hình bên.

HS: Lắng nghe và


quan sát.

GV: Tiến hành cho HS


tìm hiểu nguyên nhân
trận đánh Bạch Đằng
năm 938 thông qua một
đoạn video. (Xem từ
đầu đến 2 phút 00 giây
thì dừng lại).

HS: Quan sát xem và


kết hợp với thông tin
trong SGK để trả lời
câu hỏi của GV.

Sau khi nghe HS nói nguyên nhân vì sao lại có trận đánh Bạch Đằng năm 938,
GV nhận xét và đưa ra ý hoàn chỉnh nhất ( như slide). Cho HS nhắc lại, kết thúc hoạt
động 1.

45
Hoạt động 2: Diễn biến của trận đánh Bạch Đằng năm 938

GV: Nêu sơ lược về lực


lượng, chỉ huy của quân
địch. Hướng di chuyển
của địch từ Nam Hán
vào nước ta, kết hợp với
chỉ lược đồ.

HS: Quan sát và lắng


nghe.

GV: Gọi HS lên bảng


chỉ lại lược đồ hướng di
chuyển của địch.
GV và HS dưới lớp
quan sát, nhận xét.

GV cho HS tìm hiểu kế sách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền

46
GV: Tiếp tục mở đoạn
Cilp ban đầu từ 2 phút
00 đến phút thứ 3 thì
dừng lại. Yêu cần HS
kết họp thông tin vừa
nghe, xem và thông
tin trong SGK để trả
lời câu hỏi trên màn
chiếu.

HS: Quan sát và thực


hiện yêu cầu.

Sau khi nghe các ý kiến từ HS, GV nhận xét và đưa ra ý hoàn thiện nhất, HS lắng
nghe.

Sau khi tìm hiểu kế hay đánh giặc của Ngô Quyền, GV cùng HS tìm hiểu diễn
biến chính của trận đánh này.

47
GV: Cho HS đọc đoạn thông tin trong SGK kết hợp với lời của GV và các
thao tác chỉ bản đồ, GV hình thành kiến thức mới cho HS. GV sử dụng các hiệu
ứng sao cho phù hợp theo thứ tự quân địch tấn công và quân ta tiến công.
HS: Đọc và theo dõi bài giảng của GV.
Sau khi lắng nghe, GV cho một vài HS lên bảng chỉ trực tiếp lên màn chiếu
diễn biến của trận đánh. Cho HS khác nhận xét.

Kết thúc hoạt động 2, GV cùng cả lớp tiếp tục tìm hiểu hoạt động 3.
Hoạt động 3: Ý nghĩa trận Bạch Đằng năm 938
GV: Hướng dẫn HS đọc đoạn thông tin trong SGK để tìm nội dung bài học trong
hoạt động này.

48
GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về vị vua Ngô Quyền và một số hình ảnh về lăng
Ngô Quyền thể hiện lòng biết ơn của người đời sau đối với vị anh hung này cho HS
quan sát.

2.3. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong củng cố kiến thức
Trong hoạt động dạy và học, tiến trình bài giảng chia thành nhiều bước. Phần
việc “củng cố - dặn dò” là thao tác cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ nội dung
của bài, trước khi kết thúc giờ học.. Tuy là phần việc cuối cùng chiếm khối lượng thời
gian ít ỏi nhưng có vai trò quan trọng, cũng là một phần tạo nên sự hoàn thiện của một
giờ lên lớp.
Phần việc “củng cố” gồm hai nội dung cơ bản:
- Thứ nhất, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, giáo viên chủ động tổng hợp kiến
thức, cung cấp thêm thông tin, tư liệu để mở rộng kiến thức, liên hệ, so sánh... giúp
học sinh hiểu được bản chất, sâu sắc bài học
- Thứ hai, chú trọng đến hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi,trình bày
những hiểu biết của mình về bài học.
Để phần việc này thực sự đạt hiệu quả và sức hấp dẫn, như mong muốn của đề
tài, khi thiết kế giáo án, người giáo viên cần lưu ý:
+ Cần nắm vững chuẩn kiến thức- kĩ năng và yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.
Đây là “kim chỉ nam” giúp cho phần củng cố của bài học không bị chệch hướng và
xác định được nội dung trọng tâm.

49
+ Cần phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chú ý đến phương tiện dạy học
hiện đại (dùng công nghệ thông tin, màn ảnh, máy chiếu, âm thanh...) để phần “Củng
cố bài” được hấp dẫn hơn, tạo nên sự hứng thú của học sinh.
Là một người GV, để có thể giúp HS của mình nắm bài tốt hơn có thể đi theo hai
hướng trong phần củng cố bài:
- Cung cấp, tổng hợp thông tin, tư liệu để khắc sâu kiến thức.
Với nội dung này, giáo viên có thể chủ động cung cấp thêm những tư liệu liên
quan đến bài học để học sinh có được những hiểu biết, cảm nhận sâu sắc hơn, nắm
vững bản chất bài học
Trong phần mềm Lecture Maker, ta có thể làm cho khoảng thời gian củng cố -
dặn dò trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Tương tự như phần mềm Power Point, người GV
có thể chèn thêm một số thông tin cần thiết cho HS tham khảo như video, âm thanh,
tranh ảnh, phim … có nội dung liên quan.
Ví dụ:
Trong bài “Trịnh Nguyễn phân tranh” để củng cố kiến thức đã học người GV có
thể hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học thành một sơ đồ có tính logic:

50
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kiểm tra, đánh giá năng lực nhận thức, và khả
năng sáng tạo của học sinh. Thông thường ta hay sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính
chất tái hiện lại, liệt kê kiến thức cho HS, điều này có tác động lớn đến HS.
Ngoài ra, người GV cũng có thể dễ dàng tạo ra các trò chơi học tập nhằm củng cố lại,
khắc sâu kiến thức cho HS. Thông thường là qua các trò chơi như: Ngược dòng lịch
sử, ô chữ kì diệu, rung chuông vàng, chọn số, xem ai nhớ nhất… Người GV có thể sử
dụng tính năng tạo câu hỏi nhiều phương án lựa chọn hay câu hỏi ngắn có trong phần
mềm để tạo các câu hỏi củng cố bài một cách nahnh chóng và dễ dàng. Để trò chơi trở
nên sinh động, người GV nên phối hợp nhiều tính năng của phần mềm như chèn tranh
ảnh, âm thanh, Power Point, tebox, hiệu ứng…
Ví dụ:
Trong bài “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938)”, để củng cố phần
kiến thức đã học, chúng tôi chọn trò chơi “ Theo dòng lịch sử”.

Luật chơi: Tất cả cùng nghe


câu hỏi và trả lời trong vòng
10 giây và chọn đáp án đúng.
Ai trả lời sai phải nhường
quyền trả lời cho người khác.
Ai trả lời đúng sẽ nhận được
phần thưởng của chương trình.

51
Hoặc để làm cho trò chơi được hấp dẫ hơn, người GV có thể xây dựng các trò
chơi về ô chữ. Thông thường trò chơi ô chữ được thiết kế dễ dàng hơn trong phần
mềm Power Point. Do đó, để tận dụng thời gian thì ta sẽ chèn trò chơi đã thiết kế sẵn
hoặc là tận dụng các bài đã có.

Chọn Insert =>


Import Document =>
Power Point.

52
Một cửa sổ mở ra,
vào Type => As
PowerPonit
Document => Sau
đó chọn silde cần
chèn.

Nếu chèn tất cả các


slide trong
Powerpoint thì ta
chọn: “Import all
slides”; nếu chỉ chèn
một số slide nhất
định thì nhấp chuột
vào “Import
selected slide”

Sau khi chèn nội


dung Powerpoint
cần thiết, ta được
slide có nội dung
như hình bên.

Khi trình chiếu ta


sẽ có trò chơi đẹp
mắt, hấp dẫn như
hình dưới.

53
54
2.4. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong hoạt động ngoại khóa trong dạy
học phân môn Lịch sử
Ngoại khoá lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, có vai
trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu môn học. Trong dạy học lịch sử,
nếu học sinh chỉ thuộc, ghi nhớ các sự kiện, những số liệu, ngày tháng, tên đất, tên
người… khô khan, buồn chán bằng cách thầy trò “đọc - chép” lại SGK ở trên lớp thì
kết quả đạt được sẽ không cao. Vì vậy các tri thức lịch sử HS tiếp nhận được không
chỉ qua bài học trên lớp mà còn phải qua nhiều kênh thông tin khác, trong đó hoạt
động ngoại khoá là một trong những kênh thông tin quan trọng.
Ngoại khoá lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện
lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, tổ chức trò
chơi lịch sử…
VD: Thăm quan Bảo tàng Buôn Ma Thuột, thăm nhà đày Buôn Mê Thuột…
Trò chơi lịch sử là một hình thức ngoại khoá gọn nhẹ, dễ tổ chức và rất hấp dẫn
đối với HS. Đây không chỉ là một hoạt động giải trí mà đòi hỏi người tham dự phải
phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra. Nếu trò chơi
không đòi hỏi sự nỗ lực, không đòi hỏi sự hoạt động tích cực của tư duy thì trò chơi
đó chưa đạt yêu cầu.
Có nhiều loại trò chơi lịch sử như “Thi đố vui kiến thức về lịch sử”, “Ô chữ”,
“Trò chơi mật mã”, “Xúc xắc”, “Quay số”…Tuỳ vào tình hình thực tế của đơn vị mà
trường hoặc tổ chuyên môn có thể tổ chức các loại trò chơi khác nhau.
Để lôi cuốn HS trong quá trình tham gia, GV có thể linh động dựa vào các
gamesow trên truyền hình như Rung chuông vàng,Theo dòng lịch sử và thiết kế,
lồng ghép vào đó các trò chơi lịch sử.
Nhìn chung, nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá bằng trò chơi lịch sử sẽ giúp
các em thấy được lịch sử trong sự phong phú và sinh động của nó, do đó sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của môn học.
Với phần mềm Lecture Maker, ta dễ dàng xây dựng được nội dung buổi ngoại khóa
bằng nhiều hình ảnh, video, âm thanh, các trò chơi… cho giờ ngoại khóa thêm sinh
động.
Ví dụ:

55
Tháng 5 với chủ điểm “Nhớ về Bác” chúng tôi tổ chức hoạt động ngoại khóa “KỈ
NIỆM 125 NGÀY SINH CỦA BÁC”. Nội dung hoạt động của buổi ngoại khóa diễn
ra như sau:
- Đầu tiên, GV giới thiệu chủ điểm của tháng và giới thiệu chủ đề của buổi ngoại khóa
là hướng tới kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Bác. Trình chiếu cho HS quan sát và nắm
được sơ lược tiểu sử về Bác.

- Tiếp sau đó GV trình


chiếu slide tiếp theo, cho
HS cả lớp quan sát, theo
dõi nội dung video kể về
cuộc đời Bác.
Sau khi HS xem xong
đoạn video, GV tiến
hành hỏi một số câu hỏi
để đánh giá việc tiếp thu
kiến thức của HS.

56
Kết thúc phần “Khởi động” đầu tiên với nội dung “Kể chuyện về Bác” GV và
HS tiếp tục nội dung buổi ngoại khóa với phần thi “Tăng tốc” bằng trò chơi “Rung
chuông vàng”.

GV: Hướng dẫn luật


chơi và chia đội chơi.
HS: Quan sát, theo dõi.
GV: Kết thúc trò chơi
GV nhận xét điểm, đội
thắng cuộc trò chơi
“Rung chuông vàng”

Sau khi kết thúc nội dung trò chơi ở phần thi “Tăng tốc”, GV và HS tiếp tục sang
phần thi “Về đích” với trò chơi: “Ô chữ bí mật”

GV: Giới thiệu luật


chơi.

HS: theo dõi và tiến


hành chơi.

Kết thúc trò chơi, GV


công bố điểm của cả
2 đội, phân định đội
thắng thua cho buổi
ngoại khóa.

57
Trước khi kết thúc giờ ngoại khóa GV củng cố lại kiến thức cho HS bằng cách
đưa ra một số câu hỏi để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức xã hội – lịch sử cuả HS.
Ngoài các hoạt động như thăm quan địa danh, di tích lịch sử có tại địa phương, các trò
chơi về lịch sử trong lớp thì người GV có thể tham khảo báo,internet… tổ chức các
buổi ngoại khóa sao cho thêm hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia.

58
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, chứng minh tính chân thực, hợp
lí và hiệu quả của việc “Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn
Lịch sử lớp 4”, ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành công tác chuẩn bị thực nghiệm
- Tiến hành tiết dạy bài giảng điện tử
- Xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3. Nội dung thực nghiệm
Do thời gian thực tập sư phạm có hạn: Gần 2 tháng (từ 02/03/2015 đến
18/04/2015) nên kiểm chứng sư phạm tập trung vào những kiến thức mà HS đang học
theo chương trình và lịch dạy của nhà trường. Chúng tôi tiến hành thiết kế một số bài
giảng:
- Bài thực nghiệm 1:
Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
- Bài thực nghiệm 2:
Bài 28: Kinh thành Huế
3.4. Đối tƣợng, cơ sở thực nghiệm
Hai lớp khối 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Buôn Ma Thuột.
+ Lớp thực nghiệm ( TN): Lớp 4B gồm 34 HS
+ Lớp đối chứng ( ĐC): Lớp 4C gồm 35 HS
3.5. Tiến hành thực nghiệm
+ Lớp TN: Lớp 4B gồm 34 HS tham gia ( Tiến hành theo giáo án đã thiết kế)
+ Lớp ĐC: Lớp 4C gồm 35 HS tham gia ( Tiến hành dạy theo giáo án của cô
hướng dẫn)
Trong quá trình kiểm chứng sư phạm, chúng tôi tuân theo phân phối chương
trình SGK do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành; Tìm hiểu nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học phân môn Lịch sử sao cho phù hợp để rèn luyện các kĩ năng
cũng như cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết cho HS.

59
Chúng tôi dựa vào nội dung, mục tiêu của bài, soạn các giáo án và trực tiếp dạy để
kiểm chứng sư phạm.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng cách chọn HS lớp kiểm chứng sư phạm
và lớp đối chứng có trình độ học vấn tương đương (dựa vào điểm tổng kết năm học
trước và điểm tổng kết học kì I). Sau đó cho HS lớp kiểm chứng và lớp đối chứng
làm bài kiểm tra cùng đề. Tiến hành chấm các bài kiểm tra, thống kê điểm làm cơ
sở để đánh giá.
Trước TN chúng tôi tiến hành kiểm tra đầu vào ở hai lớp TN và đối chứng, kết
quả thu được như sau:
Xếp loại Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số học Phần trăm Số học sinh Phần trăm


sinh

Hoàn thành 29 85.3 30 85.7

Chƣa hoàn thành 4 14.7 5 14.3

Bảng 3.1: Kết quả điều tra đầu vào

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu vào

60
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu vào
chúng tôi thấy rằng:

- Ở lớp TN: Số HS đạt loại hoàn thành kiến thức kĩ năng môn học, hiểu bài là
29 em chiếm 85.3%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 14.7%.
- Ở lớp đối chứng: Số HS đạt loại hoàn thành kiến thức kĩ năng môn học, hiểu
bài là 30 em chiếm 85.7%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 5 em chiếm 14.3%.
Mức độ hứng thú của HS đối với môn học là như nhau.
Như vậy, kết quả điều tra HS của hai lớp có sự tương đương nhau về mức độ
hiểu bài và mức độ hứng thú của HS với môn học.Chúng tôi nhận thấy rằng trình độ
nhận thức giữa hai lớp là tương đương nhau.
3.5.1. Thực nghiệm lần 1:
Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu điều tra cho 2 lớp, kết quả thu
được như sau:
Xếp loại Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số học Phần trăm (%) Số học sinh Phần trăm(%)


sinh

Hoàn thành 31 91.2 31 88.6

Chƣa hoàn thành 3 8.8 4 11.4

Bảng 3.2: Kết quả điều tra đầu ra lần 1

61
100
90
80
70
60
50 Lớp đối chứng
40 Lớp thực nghiệm
30
20
10
0
Hoàn thành Chưa hoàn thành

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu ra lần 1
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu ra lần 1 kết
hợp với sự quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Ở lớp TN: Số HS đạt xếp loại hoàn thành là 31 em chiếm 91.2%; Số HS xếp loại
chưa hoàn thành là 3 em chiếm 8.8%.
- Ở lớp ĐC: Số HS xếp loại hoàn thành là 31 em chiếm 88.6%; Số HS xếp loại chưa
hoàn thành là 4 em chiếm 11.4%.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm ta thấy rằng khi bài học có ứng dụng CNTT
vào bài giảng HS hiểu bài nhanh, hoàn thành được nhiệm vụ học tập: Từ lúc đầu vào
85.3% đã tăng lên 91.2%; Đồng thời có sự chênh lệch giữa lớp TN và ĐC. Hai lớp này
qua lần thực nghiệm 1 chênh nhau: Lớp TN là 91.2% thì lớp ĐC là 88.6% tức hơn
nhau 2.6%.
Ngoài ra khi GV ứng dụng CNTT trong bài giảng (ở đây là dùng bài giảng
điện tử được soạn từ phần mềm Lecture Maker) khiến HS tích cực, hứng thú hơn
trong tiết học.
3.5.2. Thực nghiệm lần 2
Bài 28: Kinh thành Huế
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu điều tra cho 2 lớp, kết quả thu
được như sau:

62
Xếp loại Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số học Phần trăm (%) Số học sinh Phần trăm(%)


sinh

Hoàn thành 33 97.1 31 88.6

Chƣa hoàn thành 1 2.9 4 11.4

Bảng 3.3: Kết quả điều tra đầu ra lần 2

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu ra lần 2
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu ra lần 2
kết hợp với quan sát tiết dạy, chúng tôi nhận thấy:
- Ở lớp TN: Số HS xếp loại hoàn thành là 33 em chiếm 97.1%; Số HS xếp loại
chưa hoàn thành là 1 em chiếm 2.9%.
- Ở lớp ĐC: Số HS xếp loại hoàn thành là 31em chiếm 88.6%; Số HS xếp loại
chưa hoàn thành là 4 em chiếm 11.4%.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm lần 2 ta thấy rằng bài giảng có ứng dụng
CNTT tiếp tục thu hút sự chú ý của HS. HS khi học với bài giảng điện tử hiểu bài
nhanh hơn, tích cực và hứng thú với môn học nhiều hơn so với khi HS học với các PP
truyền thống. Kết quả là từ kết quả đầu ra lần 1 lớp TN là 91.2% hiểu bài và nắm
63
được các kĩ năng cần thiết của bài thì sang lần thực nghiệm thứ 2 tỉ lệ phần trăm tăng
và đạt được 97.1%. Đối với lớp ĐC số HS hiểu bài và chưa hiểu bài không có biến
động nhiều. Nhiều em trong lớp còn chưa chú ý tham gia vào các hoạt động học tậpvà
chưa tích cực xây dựng bài.
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua quá trình thực ngiệm cả hai bài kiểm tra đều cho thấy kết quả đạt được ở lớp
TN cao hơn hẳn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker
vào giảng dạy dễ lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, dễ nhận biết và nắm bắt
nhanh những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Các slide hình ảnh, lược đồ, sơ đồ…
được thiết kế một cách sáng tạo đã tạo điều kiện cho GV diễn đạt một cách dễ hiểu,
sinh động những khái niệm, những vấn đề trừu tượng mà ko mất nhiều thời gian diễn
giải. Cũng như sưu tầm tranh ảnh trên internet phục vụ cho việc giảng dạy của GV sẽ
giảm bớt chi phí khi in, mua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ…
Từ kết quả thực nghiệm, bước đầu chúng tôi có thể kết luận được rằng: Việc đưa
bài giảng điện tử vào dạy học có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tích cực, chủ
động của HS, lôi cuốn HS vào các hoạt động học tập một cách tự giác, từ đó kích thích
sự ham mê, tìm tòi, sáng tạo của HS, giúp HS tiếp thu bài tốt hơn. Điều đó hẳng định
được hiệu quả của việc đưa BGĐT vào giảng dạy đối với phân môn Lịch sử trong
trường Tiểu học.

64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt
được một số kết quả như sau:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng
dạy học. Việc “dạy chay” “học chay” đã không còn phù hợp, thay vào đó là việc sử
dụng các PP DH tiên tiến đặc biệt là PTDH hiện đại đã tạo điều kiện để HS làm việc
nhiều hơn, giúp HS làm việc tích cực hóa trong học tập.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học
phân môn Lịch sử lớp 4.
- Lập phiếu điều tra về việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân
môn Lịch sử lớp 4 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
- Đề tài nêu lên được khả năng ứng dụng của phần mềm Lecture Maker trong phân
môn Lịch sử lớp 4: Từ kiểm tra đánh giá kiến thức đã học, dạy bài mới, củng cố kiến
thức đến các hoạt động lịch sử ngoại khóa.
- Đề tài đã tiến hành thực nghiệm và thu được kết quả . Chọn 2 tiết dạy có trong phân
phối chương trình Lịch sử lớp 4 để ứng dụng phần mềm Lecture Maker.
- Qua quá trình soạn giáo án thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm cho thấy: Việc ứng
dụng phần mềm Lecture Maker khắc phục được một số khó khăn trong quá trình giảng
dạy, tiết kiệm thời gian trình bày của GV, giúp HS hứng thú hơn từ đó phát huy được tính
tích cực chủ đạo của người học. Giúp HS hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Đồng thời
cũng đc kiểm tra được tính đúng đắn của đề tài. Tuy nhiên ở đề tài này chúng tôi chỉ đưa
ra một số phương diện để ứng dụng phần mềm này cũng như chỉ mới đưa ra được một số
kĩ thuật cơ bản ban đầu để ứng dụng các tính năng của phần mềm vào bải giảng lịch sử.
Chưa chèn flash, web…cũng như đi sâu vào tính năng cụ thể của phần mềm.
Hơn nữa chúng tôi mong muốn rằng đề tài này được áp dụng không chỉ ở phân môn
Lịch sử mà còn được mở rộng ra các môn học khác. Đòng thời nghiên cứu và vận
dụng thêm một số phần mềm để thiết kế BGDDT phục vụ cho việc dạy – học từu đó
nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo chung của xã hội.

65
2. Một số đề xuất kiến nghị
Qua quá trình dạy học nói chung và dạy học phân môn Lịch sử nói riêng, để
mang lại kết quả cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sách giáo khoa, sách giáo
viên, tài liệu hướng dẫn, sự chỉ đạo quản lí giáo dục, năng lực cũng như lòng nhiệt tình
tâm huyết với nghề, điều kiện cơ sở vật chất của trường… Như đã phân tích ở trên
việc thiết kế và sử dụng BGĐT trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 mà chúng tôi đã
tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã cho thấy rõ hiệu quả.
Tuy nhiên còn bị chi phối bởi một số yếu tố nêu trên.
Với nghiên cứu của mình tôi xin nếu ra một số đề xuất, kiến nghị nằm trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài:
2.1. Đối với cấp quản lí
- Các nhà quản lí phải theo sát việc dạy học của GV, tránh tình trạng coi phân
môn Lịch sử là môn phụ không cần thiết. Từ đó dẫn đến tình trạng ít đầu tư cho việc
dạy phân môn Lịch sử mà thay vào là môn Toàn và Tiếng Việt.
- Các cấp quản lí phải có biện pháp, chính sách tạo điều kiện, động viên GV và
các lớp tổ chức các lớp bồi dưỡng về CNTT kết hợp với đổi mới PPDH cho GV.
- Các cấp quản lí phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới PPDh có ứng
dụng phần mềm Lecture Maker.
- Các cấp quản lí phải động viên khuyến khích thi đua trong GV dạy học có chất
lượng, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.
2.2. Đối với giáo viên
- Cần tham gia đầy đủ các đợt tập huấn bồi dưỡng GV, tự trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng xu thế đổi mới PPDH.
- GV phải phối hợp hài hòa, sáng tạo và linh hoạt giữa PPDH hiện đại và PPDH
truyền thống, phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong
dạy học.
- GV cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, luôn
tạo điều kiện để HS độc lập, tự lực tìm ra kiến thức mới, đặc biệt khi sử dụng bài giảng
điện tử.
- Bản thân mỗi GV phải ra sức học tập tự trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản về tin học ứng dụng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH có sử dụng
CNTT không chỉ trong phân môn Lịch sử mà còn các môn học khác.

66
2.3. Đối với phương tiện dạy học
Cần trang bị cho nhà trường các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học. Tăng
cương đầu tư thiết bị CNTT, máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học… để nhanh
chóng triển khai và đáp ứng nhu cầu của việc ứng dụng phần mềm dạy học trong đổi
mới PPDH.

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Huệ ( 1997), Tâm lí học Tiểu học, NXB giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo Dự án phát triển giáo viên tiểu học ( 2006), Đổi mới phương
pháp dạy học ở tiểu học, NXB giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo – Dự án giáo viên Tiểu học ( 2007), Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên, NXB Giáo dục.
4. Đào Thái Lai ( chủ biên ) ( 2006), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học, tập 1,2, NXB Giáo dục.
5. Lê Thị Vân ( 2014), Tích hợp phần mềm Presenter 7.0 vào phần mềm Microsoft
Powerpoint để dạy học môn Khoa học lớp 4, Đại học Tây Nguyên.
6. Nguyễn Anh Dũng ( Chủ biên ), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm
Thị Sen ( 2005), Lịch sử và Địa lí lớp 4, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng ( 1999), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
lấy học sinh làm trung tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Nguyễn Trại ( Chủ biên ), Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 4, NXB Hà Nội.
9. Phạm Trọng Lượng, Trần Tấn Hải ( 2014), Bài giảng Lịch sử - Địa lí và Phương
pháp dạy học Lịch sử - Địa lí, Đại học Tây Nguyên – Đak Lak.
10. Quách Thị Thu Hà ( 2013 ), Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trên phần mềm
Microsoft Power Point trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4, Đại học Tây Nguyên.
11. Các trang web liên quan.

68
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER
1. Cài đặt và khởi động
1.1. Cài đặt và cập nhập phần mềm Lecture Macker
a. Yêu cầu hệ thống
- CPU tối thiểu Pentium 500MHz
- RAM tối thiểu 512Mb (tốt nhất 1Gb)
- HDD tối thiểu 50Mb
- Card âm thanh và video
- HĐH Windows 2000/XP; trên máy có cài sẵn các phần mềm: Windows Media
Encoder phiên bản 9 trở lên, Windows Media Player phiên bản 9 trở lên, Microsoft
PowerPoint.
b. Cài đặt phần mềm Lecture Maker
- Địa chỉ có thể tải về bản cài đặt tại:
http://www.lecturemaker.co.kr/LectureMaker/LectureMaker2EnglishSetup.exe
- Chạy file Setup trong thư mục cài đặt LECTURE MAKER

Chọn Next>

- Chọn Change nếu muốn thay đổi đường dẫn cài mặc định.
Chọn Next>

- Chọn Install để bắt đầu cài đặt.

- Chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất, chọn Finish.
- Khởi động Lecture Maker từ màn hình nền Destop.

- Nhập mã sản phẩm Product Key, Submit

Chú ý:

* Nếu không có mã của sản phẩm (Product Key), chọn “Use as a Trial Version” để
dùng thử.

* Nếu máy tính kết nối Internet, chương trình sẽ tự động đăng nhập vào trang chủ
http://www.daulsoft.com và update phiên bản mới nhất.

1.2. Khởi động phần mềm Lecture Macker

Sau khi cài đặt xong phần mềm biểu tượng của phần mềm sẽ hiện ngoài màn hình
Desktop Sau khi cài đặt thành công, trên màn
hình máy tính( Desktop) có icon của
Lecture Macker. Click chuột vào
icon Lecture Macker để mở chương
trình và sử dụng thiết kế bài giảng
theo kịch bản của người soạn.
Để khởi động phần mềm ta có 2 cách:
Cách 1: Nhập chuột vào biểu tượng trên màn hình Desktop
Cách 2: Star => All Program => Lecture Macker
2. Một số thao tác trên Lecture Maker
2.1. Thao tác cơ bản
a.Tạo mới một bài giảng

b. Mở một bài giảng có sẵn

Chọn ổ đĩa, thư mục chứa tập tin .lme cần mở từ hộp thoại

- Sau đó chọn tập tin và


click Open

c. Lưu bài giảng


Nếu là lần đầu tiên lưu bài giảng, hộp thoại Save as xuất hiện. Trong phần
Save in : chọn ổ
đĩa, thư mục
cần lưu

Trong phần File


name: hãy đặt
tên cho bài
giảng (.lme) và
bấm nút Save/
hoặc nhấn Enter
trên bàn phím

- Nếu bài giảng đã được đặt tên (đã lưu ít nhất 1 lần rồi): bài giảng sẽ được lưu với nội
dung có trong bài giảng tại thời điểm hiện hành.

d. Lưu bài giảng với lệnh save as

- Save as: lưu với tên khác

- Save as Web: lưu bài giảng dưới dạng 1 website

- Save as SCO: lưu bài dạng chuẩn SCO

- Save as SCORM Package: lưu bài dạng chuẩn quốc tế

- Save as Exe: lưu bài với file tự chạy, không cần cài Lecture Maker
e. In ấn

- Print: tiến hành in

- Preview Print: xem trước khi in

- Setup Printer: thiết lập máy in

2.2. Thao tác với slide

a. Tạo slide mới

- Cách 1: từ menu Home , New Slide

- Cách 2: từ vùng 2 chứa danh sách các slide, click Insert Slide (Biểu tượng dấu + ở
phía dưới vùng 2)

- Cách 3: click phải mouse vào vùng 2 chứa danh sách các slide, chọn New Slide

- Cách 4: có thể dùng lệnh Copy,Paste để sao chép hoặc lệnh Duplicate Slide để nhân
đôi slide đã chọn

b. Xóa slide

- Cách 1:từ Home , Delete Slide

- Cách 2: từ vùng 2 chứa danh sách các slide, click Delete Slide ( Biểu tượng dấu - ở
phía dưới vùng 2)

- Cách 3: click phải vào slide cần xóa bên vùng danh sách các slide, Delete Slide

c. Thiết lập màn hình làm việc của slide

- Để thiết lập màn hình của slide, chọn thanh Design, Slide setup.

- Hộp thoại Slide setup xuất hiện: thiết lập theo và chọn OK
d. Điều chỉnh thuộc tính của slide

- Điều chỉnh thuộc tính của slide bao gồm: tên, màu sắc, hình nền.

- Để điều chỉnh thuộc tính của slide chọn thanh Design, Slide Property (hoặc nhấn
phải chuột lên slide và chọn Properties hoặc Slide Property).

- Hộp thoại Property xuất hiện; tuỳ chỉnh theo ý, OK


* Một số tùy chọn trong hộp thoại Slide Property:
+ Screen Title: tên slide
+ Move to next screen: chuyển tới slide tiếp theo.
+ When mouse or key is press: chuyển tới slide tiếp theo khi nhấn chuột hoặc phím bất
kỳ
+ Proceed auto ..... : tự động chuyển tới slide tiếp theo theo một khoảng thời gian định
trước (Ví dụ: 5 giây)
e. Slide Master
- Mở chế độ thiết lập Slide Master: View, View Slide Master.
- Thiết lập cho trang bìa : chọn slide có tên Tilte Master trong cửa sổ bên trái có tên
SlideMaster, chọn mẫu slide, màu sắc, nội dung,…

- Thiết lập cho trang nội dung: chọn slide có tên Body Master trong cửa sổ bên trái có
tên SlideMaster, chọn mẫu slide, màu sắc, nội dung,…
- Kết thúc việc thiết kế Slide Master, chọn Close Slide Master và quay trở lại màn
hình soạn thảo bình thường.

*Lúc này đã thiết kế xong 2 Slide:

+ Một slide bìa và một slide nội dung

+ Mỗi lần chọn New Slide sẽ có một slide giống như slide Body Master đã thiết
lập. Có thể thay đổi thiết lập cho Slide Master bằng cách mở lại chế độ thiết kế View,
View Slide Master.

f. Thiết kế mẫu slide

- Chọn thanh Design, có thể chọn 1 trong số 20 hình nền trong mục Design.

* Design này sẽ ảnh hưởng đến cả body master và title master trong SlideMaster

g. Cách bố trí trong slide

- Layout: thiết lập về hình dạng, cách bố trí cho các object có trong slide. Có tất cả 10
layouts để chọn

- Chọn thanh Design , Layout, thêm picture, video, flash, PowerPoint và web files.
h. Các slide mẫu

- Dùng Template sẽ bao gồm cả Design và layout.

- Để dùng Template chọn thanh Design, Template (Có 6 nhóm gồm 24 mẫu; mỗi
nhóm 4 mẫu:1 mẫu tiêu đề và 3 mẫu nội dung)

2.3. Chèn các đối tƣợng vào slide

a. Chèn hình ảnh

- Insert - Image

- Tìm đến thư mục chứa hình ảnh cần chèn: chọn hình, Open

* Chú ý:

+ Để điều chỉnh hình ảnh, hãy chọn hình ảnh bằng cách nhấn chuột trái lên hình ảnh
(muốn chọn nhiều hình cùng một lúc nhấn phím Ctrl kết hợp nhấn chuột trái lên hình
muốn chọn)

+ Để điều chỉnh thuộc tính của hình ảnh hãy nháy kép (double-click) lên hình ảnh; lúc
này thanh Format có thêm các chức năng để điều chỉnh.

b. Chèn Video
- Insert ,Video

- Tìm đến thư mục chứa file video muốn chèn, Open.

* Nháy kép vào Video lúc này trên thanh Format có thêm nhóm Video Option để tinh
chỉch thuộc tính của Video.

c. Chèn âm thanh

- Insert , Audio

- Tìm thư mục chứa file âm thanh, Open.

* Nháy kép lên file (biểu tƣợng cái loa) để tinh chỉnh thuộc tính của âm thanh.

d. Chèn Flash

- Insert, Flash, lúc này con trỏ chuột có hình dấu cộng (+) bạn đưa xuống màn hình
làm việc của slide và nhấn chuột trái rồi kéo thành 1 hình.

- Tìm đến thư mục chứa file Flash, Open.


* Nháy kép lên file Flash để tinh chỉnh thuộc tính (hoặc Alt+ Enter).
e. Nút lệnh thông thƣờng
- Insert, Button
- General Button: nút lệnh thông thường, kéo thành một nút theo ý với tên mặc định
là Button

* Chú ý:

+ Nháy kép chuột sẽ thấy trên thanh Format xuất hiện nhóm "Button Option".
+ Có thể thay đổi tên, âm thanh khi nhấn nút, thực thi lệnh khi nhấn nút bằng
cách click phải tại nút, Object Property.
g. Chèn file PowerPoint
- Insert, Import Document, PowerPoint
- Vẽ một hình xuống dưới màn hình slide hiện hành, thả chuột ra, hộp thoại Open xuất
hiện yêu cầu tìm thư mục chứa file PowerPoint, Open.

- Hộp thoại sau xuất hiện:

+ Trong mục Type: chọn As PowerPoint Document


+Chọn Import all Slides (Chèn tất các slide của PP)
* Nháy kép chuột, chọn Property để tinh chỉnh thuộc tính ....
h. Chèn file PDF/Website
- Insert, Import Document, PDF, ( hoặc Website)
- Vẽ một hình xuống dưới màn hình Slide hiện hành, thả chuột ra, hộp thoại Open xuất
hiện, tìm thư mục chứa file PDF (hoặc file . html ; htm... nếu là web), nếu là trang web

thi hộp thoại Object Property xuất hiện, chọn để tìm một trang web trên máy cần
chèn vào bài giảng (hoặc nhập trực tiếp địa chỉ web nếu máy tính Online), Click OK
i. Chèn hộp thông báo
- Insert, Other Object

- Nhập vào tên hộp thoại trong Title, nội dung của hộp thông báo trong Message, OK
k. Tạo câu hỏi trắc nghiệm với câu trả lời nhiều lựa chọn
- Insert, Multiple Choice Quiz

- Click chọn từng text box để điền câu hỏi và phương án trả lời, sau đó click chọn
phương án đúng (bằng cách click vào số).
- Click phải mouse vào khung câu hỏi chọn Object Property xuất hiện, thay đổi một
số tùy chọn trong hộp thoại.

*Chú ý: có thể thay đổi nút Submit thành Trả lời bằng cách click phải tại nút.
Phụ lục 2
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bằng việc ứng dụng phần mềm
Lecture Macker, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture
Macker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 của giáo viên trường Tiểu học Lê Hồng
Phong – TP Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk. Xin các thầy (cô) đánh dấu X vào ô 
hoặc đưa ra ý kiến, số liệu vào những phần để trống (…..) mà thầy ( cô ) cho là phù
hợp. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ từ phía các thầy cô.
Câu 1: Thầy ( cô ) đã có máy tính chưa?
 Đã có
 Chưa có, nhưng sẽ mua
Câu 2: Trường thầy ( cô ) công tác đã có máy tính, máy chiếu, màn chiếu chưa?
 Đã có
 Chưa có
Câu 3: Thầy (cô) có thường sử BGĐT vào các tiết học không?
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng, chỉ làm khi có thời gian rảnh
 Ít khi
Câu 4: Theo thầy (cô) việc áp dụng bài giảng điện tử vào phân môn Lịch sử là:
 Rất cần thiết
 Cần thiết
 Không cần thiết
Câu 5: . Thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để làm bài giảng điện tử?
 Power Point
 Microsoft LCDS
 Công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến Violet
 Lecture Macker
 Phần mềm khác
Câu 6: Thầy cô có biết đến phần mềm Lecture Macker không?
 Chưa nghe tên phần mềm này bao giờ
 Nghe tên nhưng chưa sử dụng
 Có và đang sử dụng
Câu 7: Thầy (cô) đã sử dụng phần mềm Lecture Macker để soạn BGĐT trong
dạy học chưa?
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Ít khi
 Chưa bao giờ
Câu 8: Thầy (cô) đã được tập huấn về cách sử dụng phần mềm Lecture Macker
hay chưa?
 Rồi
 Chưa
Câu 9: Theo thầy (cô) ưu điểm của BGĐT có ứng dụng phần mềm Lecture
Macker
trong dạy học phân môn Lịch sử là:
 Khả năng chèn âm thanh, video, tranh ảnh, lời giảng của GV vào BGĐT giúp
HS hiểu bài và tạo khả năng tự học cho HS
 Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động và tăng cường hoạt động của
HS.
 Tận dụng được bài trình chiếu từ Power ponint, PDF, Flash, Audio, Video…,
có thể thu âm thanh và video trực tiếp
 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhanh và dễ dàng
 Tất cả ý trên
Ý kiến khác ……………………………………………
Câu 10: Theo thầy (cô) để khi ứng dụng phần mềm Lecture Macker trong dạy
học phân môn lịch sử có hiệu quả, thì nhân tố quan trọng nhất là:
 Nguồn tư liệu
 Phương pháp giảng dạy
 Công việc biên soạn
 Tất cả các ý trên
Câu 11: Theo thầy (cô) khó khăn lớn nhât khi thiết kế bài giảng với phần mềm
Lecture Macker trong dạy học là:
 Chưa thành thaọ khi sử dụng phần mềmLecture Macker ( Trong kĩ thuật thiết
kế, sử dụng các tính năng, xây dựng câu hỏi tương tác, trình chiếu slide…)
 Thiếu phương tiện ( Máy tính, máy chiếu, màn chiếu…)
 Mất nhiều thời gian cho việc soạn bài
 Ý kiến khác: ………………………………………………..
Câu 12. Theo thầy ( cô) với việc ứng dụng phần mềm Lecture Macker vào dạy
học HS có thể:
 Quan sát được nhiều tranh ảnh, video, nhạc
 Hiểu và nhớ bài lâu hơn
 Tự học mọi lúc mọi nơi
 Ý kiến khác: ………………………………………………..
Câu 13. Khi ứng dụng phần mềm Lecture Macker vào dạy học thầy (cô) thấy
thái độ của HS với bài học là:
 Rất hứng thú
 Hứng thú
 Bình thường
 Không thích
Câu 14. Thầy (cô) có tin tưởng vào lợi ích mà BGĐT mang lại hay không?
 Có
 Không
 Ý kiến khác: ……………………………………………..
Cảm ơn sự giúp đỡ của thầy ( cô)!
Phụ lục 3
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH
Trường: Tiểu học Lê Hồng Phong
Họ và tên: ........................................................................................................
Lớp: ..................................................................................................................
Câu 1: Trong quá trình giảng dạy, GV có thường xuyên sử dụng bài giảng điện
tử không?
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Chưa bao giờ
Câu 2: Em có thích thầy (cô) sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học phân môn
Lịch sử không?
 Thích
 Bình thường
 Không thích
Câu 3: Khi dạy bằng bài giảng điện tử thầy (cô) yêu cầu các em làm gì?
 Làm việc cá nhân
 Thảo luận theo nhóm đôi
 Thảo luận theo tổ
 Chơi trò chơi
 Ý kiến khác
Câu 4: Khi học phân môn Lịch sử bằng bài giảng điện tử em được quan sát:
 Tranh ảnh
 Lược đồ
 Sơ đồ
 Video
 Ý kiến khác
Câu 5: Khi GV tổ chức giảng dạy phân môn Lịch sử bằng bài giảng điện tử, các
em tham gia
 Rất nhiệt tình
 Nhiệt tình
 Bình thường
 Không quan tâm
Câu 6: Việc thầy (cô) dạy học bằng giáo án điện tử giúp các em
 Nắm và nhớ bài tốt hơn
 Tự học, rèn luyện được nhiều kĩ năng : Quan sát, giao tiếp, hoạt động nhóm
 Không có hiệu quả gì
 Ý kiến 1 và 1
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ từ các em!
Phụ lục 4
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1
BÀI 21: TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam
triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các
phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phe phái phong kiến khiến cuộc sống
của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống, đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất
không phát triển.
2. Kĩ năng
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập
- Thước chỉ bảng, giáo án điện tử, loa, máy tính, máy chiếu…
- Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
(Các slide 2, 3, 4, 5)

Slide 2: GV Ổn
định lớp
- Slide 3, 4: Kiểm tra bài
cũ:

+ HS quan sát đọc câu


hỏi và trả lời.

+ GV: Nhận xét và chiếu


phần trả lời của câu hỏi.

2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới:
Slide 5: GV giới
thiệu bài mới

2.2. Nội dung bài mới:

Hoạt động 1: Sự suy sụp của nhà Hậu Lê

Các slide 6, 7, 8 tìm


hiểu hoạt động 1.
- GV cùng HS tìm
hiểu “Sự suy sụp
của nhà Lê”.

+ HS đọc đoạn
thông tin trong SGK
và thực hiện nhiệm
vụ học tập mà GV
đưa ra.
+ GV phát phiếu
học tập có nội
dung như trên
màn chiếu.

+ HS thực hiện.

+ GV nhận xét và
đưa ra kết luận
cho hoạt động 1:
Những biểu hiện
cho thấy sự suy
sụp của triều đình
Hậu Lê.

+ HS theo dõi và
nhắc lại.

Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc Triều

- Các slide 9, 10, 11, 12 , 13, 14, 15, 16, 17 GV cùng HS tìm hiểu “Sự ra đời của nhà
Mạc và sự phân chia Nam – Bắc Triều” ở hoạt động 2.
+ GV gọi HS đọc đoạn thông
tin trong SGK.

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu


nhân vật Mạc Đăng Dung.

+ HS quan sát tranh ảnh và


thông tin của GV trên màn
chiếu và thông tin SGK để
hiểu hơn về nhân vật này.
+ Chia lớp thành 4 nhóm thảo
luận 4 câu hỏi. Sau đó cử đại
diện trình bày bài của nhóm
mình.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận


xét phần bài làm của nhóm bạn.

+ GV: Nhận xét từng nhóm.


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3
Nhóm 4

+ GV: đưa ra nhận


xét chung cho bài
làm của 4 nhóm.
Và đưa ra kết luận
cho hoạt động 2

Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn


- Các slide 18, 19, 20,
21, 22, 23 là phần tìm
hiểu nguyên nhân dẫn
đến cuộc chiến tranh
Trịnh – Nguyễn

+ Cho HS thảo luận


nhóm đôi tìm hiểu nội
dung theo các câu hỏi
bên.
+ HS: Sau khi thảo luận
xong thì hướng về màn
hình để trả lời các câu
hỏi.

+ GV: Mời HS khác


nhận xét câu trả lời của
bạn.

+ GV: Nhận xét


GV: Nhận xét chung và
đưa ra kết luận cho hoạt
động 3.

- HS: Nhắc lại kết luận.

+ GV:tìm một số hình


hinh minh họa cho vùng
đất đàn trong , đàng
ngoài và ranh giới giữa 2
vùng

+ GV: Gọi HS lên


bảng chỉ vào lược đồ
vị trí của 2 vùng và
ranh giới giữa 2 vùng.

+ HS: Thực hiện.

+ GV: Nhận xét.

- Slide 24 là phần nội


dung của hoạt động 4:
“Hậu quả các cuộc
chiến tranh”.

+ HS: Đọc đoạn nội


dung cuối cùng trong
SGK và trả lời câu
hỏi.

+ GV: Nhận xét.


3. Củng cố - dặn dò:

- Các slide 25, 26, 27 là phần cuối của bài học: “Củng cố kiến thức đã học và dặn dò”.

+ GV: Củng cố toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ cây như slide 25. Hướng dẫn HS đọc
lại sơ đồ cây.

+ HS: Thực hiện.

+ HS: đọc ghi nhớ bài.

+ GV: dặn dò HS về nhà xem lại bài cũ và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết sau.
Phụ lục 5
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 2
BÀI 28: KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được kiến thức cơ bản về quá trình xây dựng kinh thành Huế, nhận thấy cảm
nhận được vẻ đẹp, sự đồ sộ của kinh thành Huế và các lăng tẩm nơi đây.
2. Kĩ năng
3. Thái độ
- Có thái độ tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước chỉ bảng.
- Giáo án điện tử, máy chiếu, máy tính, loa…
- Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Các slide 2, 3, 4, 5 là các slide có nội dung kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước cho
HS.

+ HS quan sát các


câu hỏi trên màn
chiếu và trả lời câu
hỏi.

+ GV: Mời HS khác


nhận xét câu trả lời
của bạn.

+ GV: Nhận xét


3. Bài mới

3.1. Giới thiệu bài mới (slide 6)

- GV: Giới
thiệu bài mới
“KINH
THÀNH HUẾ”

3.2. Nội dung bài mới (Từ slide 7 đến silde 19)

- Slide 7, 8, 9 là nội
dung của hoạt động 1:
“Quá trình xây dựng
kinh thành Huế”

+ GV: Mời HS đọc đoạn


thông tin trong SGK có
nội dng cần tìm hiểu.

+ HS: Thực hiện.

+ HS: Trả lời các câu


hỏi trên màn chiếu.

+ GV: Nhận xét câu trả


lời của HS.
+ GV: Kết luận
chung cho hoạt
động 1.

+ HS: Nhắc lại kết


luận.

- Các slide 10, 11, 12,


13, 14, 15, 16, 17, 18,
19, 20, 21, 22, 23, 24,
25 là nội dung của hoạt
động 2: “Vẻ đẹp kinh
thành Huế”

+ GV: Mời HS đọc


thông tìn còn lại trong
SGK sau đó thảo luận
nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV: Mời một số


nhóm trả lời câu hỏi.

+ HS: Nghe và nhận


xét câu trả lời của bạn.

+ GV: Nhận xét.


+ GV trình chiếu
câu trả lời.

+ HS: Theo dõi.

+ GV tìm
thêm một số
thông tin,
tranh, ảnh
minh họa
cho vẻ đẹp
của kinh
thành Huế.
+ GV: Kết luận
chung cho hoạt động
2.
4. Củng cố - dặn dò

- Trò chơi: Các slide 26, 27 là nội dung trò chơi “Trò chơi Ô chữ”

+ GV: Hướng dẫn


luật chơi.

Phân lớp thành 2


nhóm: Đội 1 và
Đội 2.

+ HS: Theo dõi và


tham gia chơi trò
chơi.

Slide 28 là phần cuối cùng của bài học củng cố và dặn dò.

+ Kết thúc trò chơi


GV nhận xét, sau
đó hỏi thêm câu
hỏi để củng cố lại
kiến thức cho HS.
Và dặn dò HS về
nhà xem lại bài cũ
và xem trước bài
mới.
Phụ lục 6
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SAU TIẾT DẠY
Bài 21: TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
(Thời gian 15 phút)
Họ và tên học sinh: ......................................................................
Lớp .................................................................................................
Câu 1: Vì sao mà vào đầu thế kỉ XVI nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 2: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
Câu 1: Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
Trả lời:
- Nhà Hậu Lê suy yếu.
- Vua bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện.
- Quan lại trong triều chia bè kéo phái, tranh giành quyền lợi.
Câu 2: Cuộc xung đột giũa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
- Đất nước bị chia cắt.
- Gia đình li tán.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
HS mô tả đúng các ý chính như trong đáp án sẽ xếp loại hoàn thành kiến thức. Nếu
chưa đầy đủ các ý sẽ xếp vào loại chưa hoàn thành.
Phụ lục 7
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SAU TIẾT DẠY
Bài 28: KINH THÀNH HUẾ
(Thời gian 15 phút)
Họ và tên học sinh: ......................................................................
Lớp: ...............................................................................................
Câu 1: Kinh thành Huế được xây dựng trong bao nhiêu năm? Và kết quả ra sao?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 2: Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của kinh thành Huế.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
Câu 1: Kinh thành Huế được xây dựng trong bao nhiêu năm? Và kết quả ra sao?
Trả lời:
- Sau vài chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần thì kinh thành huế hoàn thành.
- Kết quả:
+ Là một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2km mọc bên bờ sông Hương.
+ Đây là toàn thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta.
Câu 2: Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của kinh thành Huế
- Thành có 10 cửa chính ra vào.
- Bên trên cửa thành xây dựng các vọng gác mái uốn cong hình chim phượng.
- Cửa Nam tòa thành có cột cờ cao 37m.
- Nằm giữa kinh thành là Hoàn thành. Tiếp đó là hồ sen, 2 bên là hàng cây đại. Tiếp
đến là điện thái Hòa.
- Ở Huế các Vua nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều lăng tẩm.
HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
HS mô tả đúng các ý chính như trong đáp án sẽ xếp loại hoàn thành kiến thức. Nếu
chưa đầy đủ các ý sẽ xếp vào loại chưa hoàn thành.
Phụ lục 8
GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG 1
TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I.MỤC TIÊU:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam
triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các
phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân
dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khác, phải đi lính và chết trận, sản xuất không
phát triển,
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII .
-PHT của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học


1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi :Buổi đầu độc lập thời Lý ,Trần, Lê đóng đô - HS hỏi đáp nhau .
ở đâu ? - HS khác nhận xét ,kết
- Tên gọi nước ta các thời đó là gì ? luận.
- GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng - Lắng nghe, nhắc lại
b.Giảng bài :
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện - HS theo dõi SGK và
cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế trả lời.
kỉ XVI
- GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu
thế kỉ XVI - HS lắng nghe.
- GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
* GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã
cướp ngôi nhà Lê .Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời
của nhà Mạc.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp :
- GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Mạc Đăng Dung là ai ? - HS đọc và trả lời câu
+ Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc hỏi
được sử cũ gọi là gì ? - Là một quan võ dưới
+ Nam triều là triều đình của dòng họ nào PK nào ?Ra triều nhà Hậu lê .
đời như thế nào ? - HS trả lời.
+ Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ?
+ Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm
và có kết quả như thế nào ?
* GV kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- GV cho HS trả lời các câu hỏi qua PHT :
+ Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ?
+ Sau năm 1592 ,tình hình nước ta như thế nào ?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ? -HS các nhóm thảo luận
- GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 và trả lời :
miền ,đời sống nhân dân vô cùng cực khổ .Đây là một -Các nhóm khác nhận
giai đoạn đau thương trong LS dân tộc . xét .
* Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi :
- Chiến tranh Nam triều và Bắc triều , cũng như chiến
tranh Trịnh –Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
- Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
* GV: Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau ,
chia cắt đất nước ra làm 2 miền. Trước tình cảnh đó, - 3 HS đọc.
đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề . - Thảo luận theo nhóm
4.Củng cố : 4, thư kí ghi câu trả lời.
- GV cho HS đọc bài học trong khung . - Đại diện báo cáo kết
- Hỏi:+Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI ,nước ta lâm quả.
vào thời kì bị chia cắt ? - Nhóm khác nhận xét,
+ Cuộc chiến tranh Trịnh _Nguyễn chính nghĩa hay bổ sung.
phi nghĩa ? -HS cả lớp lắng nghe.
5 Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc khẩn
hoang ở Đàng trong”.
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
Phụ lục 9
GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG 2
KINH THÀNH HUẾ

I.MỤC TIÊU
- Mô tả được đôi nét về Kinh thành Huế:
+ Với công xuất của hàng chục vạn dân, và lính sau hành chục năm xây dựng và tu bổ,
kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, dây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất
nước ta thời đó.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các
vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện ) .
- Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế .
- PHT của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
- Cho HS bắt bài hát. - Cả lớp hát .
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - Trả lời câu hỏi .
- Gọi HS đọc mục bài học. - HS đọc bài
* GV nhận xét. - HS khác nhận xét.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng. - Cả lớp lắng nghe.
b.Giảng bài :
* Hoạt động 1 : Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn:“Nhà - 2 HS đọc .
Nguyễn...các công trình kiến trúc” và yêu - Vài HS mô tả .
cầu một vài em mô tả lại sơ lược quá trình - HS khác nhận xét, bổ sung.
xây dựng kinh thành Huế .
- GV tổng kết ý kiến của HS.
* Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm4
- GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp
trong những công trình ở kinh thành Huế ) .
+ Nhóm 1 : Anh Lăng Tẩm .
+ Nhóm 2 : Anh Cửa Ngọ Môn .
+ Nhóm 3 : Anh Chùa Thiên Mụ .
+ Nhóm 4 : Anh Điện Thái Hòa .
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo - Các nhóm thảo luận .
luận đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để
giới thiệu về những nét đẹp của công trình
đó(tham khảo SGK)
- GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày lại - Các nhóm trình bày kết quả
kết quả làm việc . làm việc của nhóm mình .
- Nhóm khác nhận xét.

- GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự


đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện ,lăng tẩm
ở kinh thành Huế.
- GV kết luận (SGV/55)
4.Củng cố : - 3 HS đọc .
- GV cho HS đọc bài học . - HS trả lời câu hỏi .
- Kinh đô Huế được xây dựng năm nào ?
- Hãy mô tả những nét kiến trúc của kinh đô
Huế ?
5. Dặn dò: - HS cả lớp
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Tổng
kết”.
- Nhận xét tiết học.

You might also like