You are on page 1of 22

Trường Đại học Thủ Dầu Một

Viện Kỹ thuật – Công nghệ

TIỂU LUẬN:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NGOẠI
NGỮ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ
DẦU MỘT TRONG THỜI ĐẠI
CÔNG NGHỆ 4.0

HỌ TÊN SINH VIÊN: Nguyễn Phúc Tân MSSV : 2034801040019


LỚP : Hệ Thống Thông Tin MÃ LỚP : K201CD.HT01

Giảng viên giảng dạy:1-2021


Tháng TS. Nguyễn Văn Giác
MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan 4


Chương 2: Nội dung 5
2.1 – Lý do chọn đề tài.................................................................................................................5
2.2 – Mục tiêu đề tài.....................................................................................................................6
2.3 – Mục đích đề tài....................................................................................................................6
Chương 3: Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7
3.1 – Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................7
3.2 – Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................................7
Chương 4: Đối tượng, phạm vi, phương pháp ,điểm luận, ý nghĩa và lịch sử của
nghiên cứu vấn đề 8
4.1 – Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................8
4.2 – Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................8
4.3 – Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................9
4.4 – Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................10
4.5 – Cái mới của đề tài..............................................................................................................13
4.6 – Ý nghĩa khoa học..............................................................................................................13
Chương 5: Nội dung nghiên cứu và giải pháp về vấn đề nghiên cứu 14
5.1 – Nội dung nghiên cứu.........................................................................................................14
5.1.1 – Tiếng anh có thực sự cần thiết đối với sinh viên ngành hệ thống thông tin
trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hay không? 14
5.1.2 – Tại sao sinh viên ngành công nghệ thông tin cần phải có những kỹ năng ngoại
ngữ bên cạnh kỹ năng mềm? 16
5.1.2 – Thực trạng khả năng ngoại ngữ của sinh viên hiện nay 17
5.2 – Giải pháp về vấn đề nghiên cứu........................................................................................18
5.2.1 – Nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu 18
5.2.2 – Giải pháp khắc phục điểm yếu kỹ năng ngoại ngữ ở sinh viên19
5.2.2.1– Xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh.......................................................19
5.2.2.2– Rèn luyện kỹ năng nghe.........................................................................20
5.2.2.3– Rèn luyện từ vựng..................................................................................20
5.2.2.4– Rèn luyện kỹ năng nói............................................................................20
5.2.2.5– Luyện đọc...............................................................................................21
Chương 6: Kết Luận22
Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Chương 1: Tổng quan


Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và trong
thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0. Làm thế nào để có thể đi tắt,
đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? - Phải đầu tư,
phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ.
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong
sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu
của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được
đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi
dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại
ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm
trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học
hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam.
Tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tôi nhận thấy rằng đa số sinh viên ngành công
nghệ thông tin luôn có một mục tiêu chung đó là: Sau này ra trường tìm được một công
việc ổn định với một mức lương cao. Tuy vậy, đại đa số sinh viên hiện nay luôn mang
trong mình suy nghĩ học để qua môn, học để lấy được bằng tốt nghiệp mà ít ai hiểu được
rằng điều mà các công ty cần ở sinh viên bên cạnh tấm bằng tốt nghiệp chính là kỹ năng
ngoại ngữ đặc biệt là kỹ năng tiếng anh.
Vậy làm thế nào để sinh viên có thể hoàn thành số lượng kiến thức khổng lồ ở
trường Đại học mà vẫn trao dồi được những kỹ năng ngoại ngữ? Xuất phát từ câu hỏi đó,
tôi đã quyết định tìm hiểu và xây dựng nên “Giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của
sinh viên ngành hệ thống thông tin trong thời đại công nghệ 4. 0”. Các giải pháp này
sẽ giúp sinh viên ngành công nghệ thông tin ở trường Đại học Thủ Dầu Một sau khi hoàn
thành chương trình học tập ở trường thì sẽ trang bị cho bản thân những kỹ năng ngoại ngữ
giúp bản thân mỗi sinh viên có thể tìm được một công việc phù hợp nhất và đúng với
ngành nghề mà các bạn đang theo học.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 4


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Chương 2: Nội dung


2.1 – Lý do chọn đề tài
Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là
một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ
trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế
giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then
chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh
vực IT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam cần đến 1
triệu lao động hoạt động.
Tuy nhiên, một thực tế trái ngược đang diễn ra, trong khi các doanh nghiệp gặp
khó khăn vì thiếu nhân lực, thì nhiều sinh viên chuyên ngành CNTT ra trường vẫn không
có công việc ổn định, đúng chuyên môn bởi không đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp. Ngoại ngữ kém, thực hành ít, định hướng học lơ mơ… là những yếu tố khiến các
tân cử nhân chịu nhiều áp lực khi xin việc.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến độc giả của VnExpress mới đây, có 37,8% trên
tổng số 12.214 phiếu cho rằng tiếng Anh là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình học tập
chuyên ngành công nghệ thông tin cũng như tìm việc làm. Như luật bất thành văn, tiếng
Anh hiện là ngôn ngữ chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hầu hết tài liệu nghiên
cứu, giao diện, phần mềm… đều sử dụng thứ ngôn ngữ phổ dụng này.
Tiếng Anh chuyên ngành cho IT được coi là một trong những kỹ năng không thể
thiếu của kỹ sư phần mềm. Vì nếu không dùng tốt tiếng Anh chuyên ngành gần như bạn
sẽ bị loại khỏi cuộc chơi của ngành phần mềm. Bởi lẽ khi code (đoạn mã) lỗi bung ra là
tiếng Anh, nếu bạn không có giải pháp, việc đầu tiên nên làm là copy (sao chép) lỗi ấy lên
Google Search để tìm giải pháp. Hầu hết các giải pháp cũng là tiếng Anh, do đó nếu
không rành tiếng Anh thì rất khó cho bạn. Các công cụ như Google Translation cũng tốt
nhưng nó dịch không sát và dễ gây nhầm lẫn nên bạn cũng không thể trông cậy hoàn toàn
vào công cụ này. Tốt nhất thì bạn vẫn nên sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 5


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng
đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Vậy
làm thể nào để học tốt tiếng Anh chuyên ngành và nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Xuất phát từ thực tế ấy, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kỹ năng
ngoại ngữ của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một ngành hệ thống thông tin trong
thời đại công nghệ 4.0”. Tìm hiểu làm như thế nào để học tập hiểu quả kỹ năng ngoại
ngữ đối với sinh viên ngành công nghệ thông tin và nghiên cứu những giải pháp trao dồi
kỹ năng một cách hiệu quả nhất dành cho sinh viên ngành công nghệ thông tin ở nói riêng
và sinh viên của Đại học Thủ Dầu Một nói chung. Từ đó giúp các bạn hoàn thành tốt việc
học của mình cũng như có một công việc thật tốt sau khi tốt nghiệp đại học.

2.2 – Mục tiêu đề tài


Tôi thực hiện đề tài này với ba mục tiêu chính:
- Thứ nhất: Xác định tầm quan trọng của kỹ năng ngoại ngữ bên cạnh các kỹ năng
mềm khác
- Thứ hai: Tìm hiểu và phân tích lý do tại sao sinh viên ngành công nghệ thông tin
vẫn còn nhiều hạn chế trong việc học kỹ năng ngoại ngữ.
- Thứ ba: Xây dựng những phương pháp trau dồi kỹ năng ngoại ngữ một cách hiệu
quả dành cho sinh viên ngành công nghệ thông tin.

2.3 – Mục đích đề tài


Giúp sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường Đại Học Thủ Dầu Một có
được một phương pháp học tập ngoại ngữ hiệu quả hơn và từ đó có thêm tự tin khi đi xin
việc làm sau khi ra trường.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 6


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Chương 3: Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết


nghiên cứu
3.1 – Câu hỏi nghiên cứu
1. Tiếng anh có thực sự cần thiết đối với sinh viên ngành hệ thống thông tin trong bối
cảnh thời đại công nghệ 4.0 hay không?
2. Tại sao sinh viên ngành công nghệ thông tin cần phải có những kỹ năng ngoại ngữ bên
cạnh kỹ năng mềm?
3. Làm thế nào để sinh viên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ một cách hiệu quả nhất?

3.2 – Giả thuyết nghiên cứu


Tôi đặt ra giả thuyết nghiên cứu rằng: các sinh viên ngành công nghệ thông tin
trường Đại học Thủ Dầu Một đang rất cần trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ cho bản thân
để có thể ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu và
làm như thế nào để trao dồi kỹ năng ngoại ngữ một cách hiệu quả nhất. Nhờ có những kỹ
năng mà tôi đã đề cập và các phương pháp để trau dồi các kỹ năng ấy, các bạn sinh viên
ngành công nghệ thông tin sẽ có thể có được những định hướng đúng đắn và ngày càng
hoàn thiện các kỹ năng mà một lập trình viên cần có.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 7


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Chương 4: Đối tượng, phạm vi, phương pháp


,điểm luận, ý nghĩa và lịch sử của nghiên cứu vấn
đề
4.1 – Đối tượng nghiên cứu
Khả năng ngoại ngữ của sinh viên ngành hệ thống thông tin trường đại học Thủ
Dầu Một.

4.2 – Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh thời đại công
nghệ 4.0
Phạm vi thời gian: Năm 2021
Các cột mốc – sản phẩm
Cột mốc Công việc dự kiến Ước lượng Sản phẩm
(man hour)
02/01/2021 Lên ý tưởng, chọn tên Ý tưởng của đề tài và tên của
2
Bắt đầu đề tài đề tài
03/01/2021
Lập kế
Lập kế hoạch làm việc 1 Kế hoạch làm việc
hoạch làm
việc
09/01/2021
Các tài liệu, bài viết phù hợp
Hoàn tất Lựa chọn tài liệu phù
2 với đề tài nghiên cứu, phiếu
công việc hợp, lập phiếu khảo sát
khảo sát
1
Từ
18/01/2021 Bắt đầu nghiên cứu,
Bản thảo phân tích và tóm tắt
Hoàn tất phân tích và tóm tắt tài 1 giờ mỗi ngày
tài liệu, bản tổng hợp khảo sát
công việc liệu. Tiến hành khảo sát
2
Từ
20/02/2021
Tổng hợp và viết báo
Hoàn tất 1 giờ mỗi ngày Báo cáo nghiên cứu
cáo
nghiên
cứu

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 8


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Kế hoạch làm việc

Thời gian Nội dung dự kiến Phương pháp Chuẩn bị


Lên ý tưởng, chọn tên Tham khảo những
02/01/2021
đề tài đề tài trước đó
Tìm kiếm ở
Google và tìm
những tài liệu liên
09/01/2021 Tìm kiếm tài liệu quan ở hai nhà
sách: nhà sách
Bình Minh và nhà
sách Phương Nam
Đọc tài liệu, khảo
Từ Phân tích tài liệu, tiến Tài liệu đã tìm kiếm và
sát thực tế qua nền
18/01/2021 hành khảo sát thực tế phiếu khảo sát
tảng Facebook
Chọn lọc những
phương pháp phù
Từ
Tổng hợp, viết báo cáo hợp, viết báo cáo
20/02/2021
bằng Microsoft
Word

4.3 – Phương pháp nghiên cứu


- Nghiên cứu tài liệu: Tìm những tài liệu có liên quan, nghiên cứu, phân tích để
đưa ra những phương pháp học tập hiệu quả kỹ năng ngoại ngữ mà sinh viên nghành công
nghệ thông tin cần phải có.
- Điều tra xã hội học: Lập phiếu khảo sát, tiến hành khảo sát đối với sinh viên
ngành công nghệ thông tin ở trường Đại học Thủ Dầu Một. Tổng hợp ngoài kỹ năng
ngoại ngữ ra thì còn có những kỹ năng mà sinh viên quan tâm để bổ sung vào những kỹ
năng còn thiếu trong quá trình nghiên cứu.
- Để tiến hành đề tài nghiên cứu này, bên cạnh kỹ năng ngoại ngữ mà sinh viên cần
phải có thì tôi đã đặt ra những kỹ năng mà theo tôi các sinh viên ngành công nghệ thông
tin sẽ cần, đó là: kỹ năng viết code, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
đọc tài liệu, kỹ năng thuyết trình. Sau đó tôi tiến hành khảo sát các sinh viên ngành công
nghệ thông tin về những kỹ năng mà họ nghĩ thật sự cần thiết và tôi đã thu được kết quả
như sau:

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 9


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Hình: Thống kê khảo sát năm 2021

Dựa vào kết quả từ cuộc khỏa sát như trên ta nhận ra một trong hai kỹ năng được sinh
viên ngành hệ thống thông tin quan tâm nhất đó là kỹ năng ngoại ngữ chiếm đến 82.4 %

4.4 – Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nghiên cứu những tài liệu sau:
1/ Miss Hoa Toiec (2019), Cẩm nang tiếng anh cho tân sinh viên
Quyển sách giúp người đọc hiểu hiểu được một số vấn đề và học tập được những
điều như sau:
- Chỉ ra được thực trạng học tiếng anh của sinh viên hiện nay
- Lộ trình học tập tiếng anh lâu dài và phương pháp học tập khác biệt so với thời còn
là học sinh cấp 3. Đó chính là phải tiếp cận Tiếng Anh theo hướng ứng dụng hơn.
Đó là học để có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và để giao tiếp tiếng Anh thành thạo,
chứ không phải học để nắm bắt những hiện tượng ngữ pháp nhỏ lẻ.
- Chỉ ra tầm quan trọng của tiếng anh giao tiếp và khái niệm cũng như ý nghĩa của
các chương trình học tập tiếng anh như TOIEC, IELTS, ….
- 17 chủ đề thân thuộc, gần gũi với sinh viên nói về Nghe-Từ Vựng- Bài tập Ngữ
Pháp
Tuy nhiên điểm hạn chế của cẩm nang này là chưa đẩy mạnh về kỹ năng giao tiếp
hiệu quả Tiếng Anh
Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 10
Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

2/ A.J Hoge (2014), Effortless English, LEARN TO SPEAK ENGLISH LIKE A


NATIVE - Luyện nói tiếng anh như người bản ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,
Hà Nội
Cuốn sách “LEARN TO SPEAK ENGLISH LIKE A NATIVE - Luyện nói tiếng
anh như người bản ngữ” giúp sinh viên nhận ra và học tập được một số vấn đề như sau:
- Thay đổi tư duy đổi mới trong việc học tập Tiếng Anh với phương pháp học tập
khác biệt đó là “HỌC TỰ NHIÊN THEO CÁCH CỦA TRẺ CON”. Phương
pháp học tiếng Anh mới, khác biệt so với những cách học thông thường. Với
phương pháp này, người học sẽ học từ kĩ năng nghe- nói nhiều lần thành thạo rồi
mới học đến ngữ pháp. “Học nói tiếng Anh tự nhiên như một đứa trẻ” là điều cốt
lõi của phương pháp. Người học nên “bắt chước” quá trình học nói của những đứa
trẻ để nói được tiếng Anh tự nhiên và nhanh nhất.
- Đến với cuốn sách này học giả có thể học được cách làm thế nào để có thể giao
tiếp tiếng anh được như người bản xứ.
- 7 nguyên tắc học để có thể giao tiếp tiếng anh như người bản xứ
- Các học viên có thể tương tác trên diễn đàn câu lạc bộ “ Effortless English Club ”
và nói chuyện trực tuyến.
- Cuốn sách này sẽ dạy cho người học cách làm thế nào để học từ vựng nhanh hơn
4,5 lần
- Hướng dẫn hiệu quả việc học ngữ pháp và ứng dụng thực tế vào văn nói
- Giúp học giả cảm thấy mạnh mẽ, tự tin và thư giãn khi giao tiếp Tiếng Anh một
cách dễ dàng như đang giao tiếp bằng Tiếng Việt

3/ Zion Kabasawa (2017), Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội.
Bên cạnh các kỹ năng học tập trên thì một điều không thể thiếu trong việc học tập
kỹ năng ngoại ngữ đó chính là “Trí nhớ”. “Mình sinh ra vốn đã có trí nhớ kém rồi, không
thể thay đổi được”, “Những người nhớ tốt là vì bẩm sinh họ đã vậy rồi”, Theo tác giả
Zion Kabasawa, quyển sách sẽ là khiến người học sẽ thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 11


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

để nhận ra rằng “Năng lực trí nhớ không phải bẩm sinh mà hoàn toàn có thể rèn luyện
được”
Cuốn sách này trình bày được một số vấn đề chính như sau:
- Tận dụng thông tin trên internet để biến trí nhớ trở thành vô hạn nhờ hai phương
pháp “Thực tiến hóa bộ nhớ” và “Ghi nhớ bằng mạng xã hội”
- Giải phóng bộ nhớ của não, giúp tăng hiệu quả học tập và làm việc
- 7 nguyên tắc tăng cường trí nhớ
- Phòng chống lão hóa – Phương pháp ghi nhớ thông qua thói quen sinh hoạt và vận
động
Không chỉ riêng việc học tập mà đối với làm việc cũng vậy, trí nhớ chiếm một
phần không nhỏ của chìa khóa thành công.

4/ The Windy (2019), Phương Pháp Tư Duy Tiếng Anh Trực Tiếp - Tự Học Tiếng
Anh Cấp Tốc Cho Người Mới Bắt Đầu, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
Cuốn sách “Phương Pháp Tư Duy Tiếng Anh Trực Tiếp - Tự Học Tiếng Anh Cấp
Tốc Cho Người Mới Bắt Đầu” mang lại một trải nghiệm mới mẻ trong việc học Tiếng
Anh đó chính là Một cuốn sách học nhưng không phải học mà là như xem film. Điểm hay
của cuốn sách như sau:
- Hệ thống bài học dưới dạng film tình huống giúp bạn yêu thích việc học tiếng Anh
- Kết hợp học qua App MCBooks giúp bạn có thể học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi
- Được tặng kèm khóa phát âm rất giá trị do người bản ngữ giảng dạy
- Kèm theo video xuyên suốt toàn cuốn
- Cuốn sách siêu dễ học dành cho người không biết gì, người lười, người bận, người
mất gốc

5 / Ban Nghiên cứu phát triển đào tạo từ xa, phòng 409, Trường Đại học Mở Tp.
HCM, Kỹ năng học và tự học cần thiết cho học sinh, sinh viên,

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 12


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

https://sites.google.com/a/oude.edu.vn/cong-thong-tin-ho-tro-test/ky-nang-hoc-va-tu-hoc-
can-thiet-cho-hoc-sinh-sinh-vien.
Trang web này chỉ ra người học ngoại ngữ cần có một cái nhìn tổng quan hơn
trước khi bắt đầu việc học tập. “Học không phải vì bằng cấp. Bạn học vì kiến thức, tăng
hiểu biết, hoàn thiện bản thân và hơn hết, có được một công việc mình yêu thích. Bằng
cấp chỉ là cái vé thông hành, nhưng nếu bạn không thật sự đam mê những gì mình học,
nó cũng sẽ không giúp ích nhiều cho cuộc sống của bạn sau này.” Bên cạnh đó trang web
còn giúp người học biết được một số mẹo để học tập ngoại ngữ hiệu quả đó là:

 Tạo cho mình thói quen tự học tập

 Tăng khả năng tìm kiếm thông tin trong bối cảnh thời đại 4.0

 Đọc sách như thế nào để nhớ được lâu

 Sáng tạo tự học theo cách của chính mình

 Luôn hỏi và tự trả lời

4.5 – Cái mới của đề tài


Phần nào giải thích được vấn đề tại sao khả năng tiếng anh của sinh viên đại học
Thủ Dầu Một còn yếu kém và từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục vấn đề này

4.6 – Ý nghĩa khoa học


-Về lý luận:bổ sung được về mặt lý thuyết.
-Về thực tiễn:nhằm nâng cao khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học Thủ
Dầu Một

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 13


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Chương 5: Nội dung nghiên cứu và giải pháp về


vấn đề nghiên cứu
5.1 – Nội dung nghiên cứu
5.1.1 – Tiếng anh có thực sự cần thiết đối với sinh viên ngành hệ
thống thông tin trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hay không?
Các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng những người sử dụng được tốt ngôn ngữ
tiếng Anh rất có khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, thăng tiến nghề nghiệp
hoặc kinh doanh của mình. Những nghiên cứu đó cũng chứng minh rằng có sự tương tác
giữa khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh với mức thu nhập cao hơn, di chuyển du lịch
nhiều nơi hơn và thành công hơn trong kinh doanh thương mại. Đặc biệt đối với ngành
công nghệ thông tin thì kỹ năng tiếng anh lại không thể thiếu vì hầu hết các source code
( mã nguồn) được viết bằng ngôn ngữ Anh và các ngôn ngữ lập trình từ trước đến nay
được viết bằng tiếng anh.
Lý do đơn giản vì tiếng anh đã trở ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu. Thông tin
theo WikiPedia:
 Có hơn 400 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng
Anh là ngôn ngữ thứ hai.
 Tiếng Anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000 từ trong
quyển Oxford Dictionary.
 Là ngôn ngữ của khoa học công nghệ và kinh doanh vốn từ Anh càng ngày càng
thêm nhiều từ mới.
 Những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành thạo tiếng Anh
hết, tiếng mẹ đẻ hoặc học trong trường.
 Tiếng Anh Trong Sự Nghiệp
Trong thời đại công nghệ 4. 0 thì bất kể bạn chọn lối nghiệp nào, cho dù ngành tin
học, kỹ thuật, du lịch hoặc quản trị kinh doanh, có một khả năng giao tiếp tiếng
Anh mạnh mẽ sẽ tăng đáng kể xác suất thành công của bạn. Nói chung , bạn phải

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 14


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

hơn hẳn những người trong lĩnh vực nghề nghiệp và trên địa bàn như mình thì bạn
sẽ có cơ hội hơn.
 Cơ Hội Cao Học và Tiếp Cận Thông Tin trong bối cảnh thời đại 4.0
Ngoài cơ hội sự nghiệp, học tiếng Anh giỏi có thể nâng cao cơ hội được chấp nhận
vào chương trình đào tạo tiên tiến nhiều trường đại học ở nước ngoài. Trao đổi sinh viên
và các chương trình hợp tác nghiên cứu càng ngày càng mở rộng cho các trí thức trẻ ngày
nay. Học tiếng Anh cũng có thể mở rộng khả năng truy cập tin tức, thông tin và kiến thức.
Hơn 90% các bài How-To-Articles phần lớn được tạo ra chỉ bằng tiếng Anh. Bạn hầu hết
có thể tự dậy cho mình bất cứ kỹ năng gì nếu bạn chịu khó tìm và đọc những nguồn tiếng
Anh.

 Tiếng Anh là điều kiện xét tốt nghiệp ở trường đại học Thủ Dầu Một
Theo quy định số 1560/QĐ-DHTDM được ban hành vào ngày 11 tháng 10 năm
2019 nói về “chuẩn đầu ra theo học chế tín chỉ cho sinh viên đại học hệ chính quy và
thường xuyên” quy định rằng sinh viên phải có một trong những chứng chỉ ngoại ngữ như
sau thì mới được xét tốt nghiệp:

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 15


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

 Tiếng Anh là công cụ hỗ trợ làm việc on-site ở nước ngoài


Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, công ty có đối tác nước ngoài và người ta
cần đại diện công ty bạn qua đó làm việc trong thời gian 3 tháng. Kỹ năng coding của bạn
rất tốt, team-leader sẵn sàng đề cử bạn nhưng oan trái thay kỹ năng nói Tiếng Anh của
bạn quá kém. Vậy là bạn đã tự mình đánh mất một cơ hội lớn, cơ hội có thể thay đổi vị trí
hoặc công việc hiện tại của mình.
Hay chẳng hạn bạn không thích phải làm việc 8h/ngày tại văn phòng, đôi khi nhiều
việc lại phải overtime ở công ty. Với bạn, freelancer là một lựa chọn sáng suốt, nhưng chủ
yếu khách hàng của bạn lại là người nước ngoài. Vậy nếu không có tiếng Anh, bạn sẽ làm
thế nào để giao tiếp được với họ, để nhận việc được từ họ? Rất khó khăn, vì vậy, hãy
chăm chỉ học Tiếng Anh nhé!

– Tại sao sinh viên ngành công nghệ thông tin cần phải có những kỹ
5.1.2
năng ngoại ngữ bên cạnh kỹ năng mềm?
“SINH VIÊN THIẾU KỸ NĂNG MỀM KHIẾN DOANH NGHIÊ ̣P LẮC ĐẦU” là
tiêu đề một bài viết trên một tài khoản facebook chỉ ra điểm yếu của sinh viên ngành công
nghệ thông tin nói riêng và sinh viên các ngành khác nói chung là vẫn còn nhiều điểm yếu
khi những sinh viên này tốt nghiệp mà phải chật vật khó khăn tìm kiếm công việc cho
mình. Sau đây là một số điểm yếu của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một nói riêng và
sinh viên Việt Nam nói chung:

 Hạn chế về trình độ tiếng Anh và thiếu các kỹ năng mềm khiến sinh viên Việt
thường thất thế trong các buổi phỏng vấn

 Việc thiếu kĩ năng mềm được thể hiện rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên
sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ

Vậy ngoài kỹ năng ngoại ngữ ra thì kỹ năng mềm có thực sự cần thiết đối với sinh
viên trường Đại Học Thủ Dầu Một hay không? Và tầm quan trọng của nó như thế nào?
Sau đây là một số minh chưng cho tính thiết yếu của mềm cũng như kỹ năng ngoại
ngữ:

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 16


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

"Thành công của một người được quyết định bởi 25% trình độ chuyên môn, bằng
cấp; 75% còn lại là kỹ năng mềm", ông Phạm Đình Nguyên, thị trưởng người Việt đầu
tiên ở Mỹ khẳng định trong buổi giao lưu mới đây cùng hàng trăm bạn trẻ ở TP HCM.
Một khảo sát trên 350 doanh nghiệp của trang JobStreet, Cổng thông tin tuyển
dụng hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương, ghi nhận: Chỉ 7,07% sinh viên được
đánh giá tiếng Anh tốt, 52,19% khá, 40% còn lại chỉ thành thạo đọc và viết chứ chưa thể
giao tiếp. Sau các kỳ thực tập, đa số doanh nghiệp đều nhận xét sinh viên còn thiếu các kỹ
năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm…

5.1.2 – Thực trạng khả năng ngoại ngữ của sinh viên hiện nay
Theo số liệu của Jobstreet.com công bố năm 2015 chỉ có 5% SV mới ra trường tự
tin về khả năng tiếng Anh nhưng có đến 27% thừa nhận khả năng ngoại ngữ của họ rất
kém. Hằng năm, SV ra trường chật vật tìm kiếm việc làm vì số người năng lực tiếng Anh
kém đang chiếm số lượng không nhỏ. Đây là rào cản khiến nhân sự VN thiếu tự tin trên
tiến trình hội nhập.
Trước đó, số liệu gây sốc về chuẩn đầu ra tiếng Anh của SV ĐH Quốc gia
TP.HCM cũng được công bố tại hội nghị “Chuẩn trình độ tiếng Anh tại ĐH Quốc gia
TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” tổ chức năm 2017. Tính đến tháng 12.2016, ở bậc
ĐH, tỷ lệ SV chuẩn đầu ra theo quy định chứng chỉ tiếng Anh VNU-ETP còn khá thấp,
dao động trong khoảng 10 - 15%. Đối với bậc sau ĐH, tỷ lệ học viên cao học chưa đáp
ứng chuẩn trình độ tiếng Anh để tốt nghiệp tăng dần: 41% khóa 2013 lên đến 50,8% khóa
2015.
Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Thủ Dầu Một, cũng
đặt vấn đề: “Học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm, có những địa phương đưa vào từ
chương trình lớp 2 và học xuyên suốt 11 năm cho đến khi ĐH, CĐ. Tuy nhiên sau thời
gian dài hiệu quả thu lại không đáng kể, nhiều học sinh, SV không nói được một câu tiếng
Anh hoàn chỉnh hoặc nói sai ngữ pháp, phát âm không chuẩn, đặc biệt khả năng nghe rất
kém. Đến khi vào ĐH, năng lực tiếng Anh của sinh viên vẫn không được cải thiện do
nhiều yếu tố tác động”.
Đề thi, đề kiểm tra môn tiếng Anh quá nặng về kỹ năng đọc - viết (chiếm 80% trở
lên, thậm chí đề thi khối THPT 100% kiểm tra hai kỹ năng này). Chính vì thế việc dạy của

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 17


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

giáo viên cũng phải coi trọng kỹ năng này, thậm chí có những bài giáo viên bỏ hẳn kỹ năng
nghe - nói, thay vào đó là đọc - viết.
"Trong khi con người muốn học về ngôn ngữ trước tiên phải tiếp xúc với ngôn ngữ
đó bằng cách nghe nhiều lần, và khi cần có thể sử dụng (nói), sau đó mới học đọc và viết. 

Rõ ràng cách học của học sinh đi ngược với quy luật phát triển bản năng" - ThS Chấn
khẳng định và nói thêm: "Lớp học quá đông, với sĩ số trung bình 40-50 học sinh, một tiết
học kéo dài 45 phút thì trung bình mỗi học sinh chỉ được sử dụng 1 phút/tiết. Cơ hội thực
hành như vậy là quá ít.”
Vì những lý do nêu trên dẫn đến hệ lụy đó là không chỉ sinh viên trường đại học Thủ
Dầu Một mà hầu hết sinh viên các trường khác có năng lực ngoại ngữ kém. Đây là một
trong nhiều nguyên nhân khiến sinh viên ra trường chật vật kiếm việc làm, thậm chí thất
nghiệp.

5.2 – Giải pháp về vấn đề nghiên cứu


5.2.1 – Nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
Thành thật mà nói, khả năng giao tiếp bằng Anh đang là một rào cản lớn của giới
sinh viên Việt Nam hiện nay và sinh viên ngành hệ thống thông tin của trường Đại Học
Thủ Dầu Một cũng không ngoại lệ. Vì không được định hướng học tập đúng đắn ngay từ
khi còn nhỏ. Chúng ta học tiếng anh từ bậc THCS, THPT, vào đại học vẫn tiếp tục học và
còn học thêm ở các trung tâm Anh văn, thế nhưng khá nhiều sinh viên khi xin việc làm
đều không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng sử dụng tiếng anh của các doanh nghiệp. Vì
sao?
Thứ nhất, chương trình học quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, trong khi việc
luyện phản xạ và giao tiếp lại không được chú trọng. Chúng ta đang đi ngược lại với tự
nhiên khi mà “biết đọc, biết viết trước khi …biết nói”. Sinh viên Việt Nam giỏi ngữ pháp
tiếng anh, nhưng lại không thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được. Hầu hết sinh
viên khi vào đại học mới bắt đầu luyện giao tiếp tiếng anh, tuy nhiên thời lượng học
không thể đáp ứng được yêu cầu về trình độ mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trung bình các
trường đại học có khoảng 225 tiết học tiếng anh cho sinh viên cho một khóa học dài 4 – 5
năm, mỗi tiết học kéo dài 3 tiếng, như vậy 1 năm sinh viên chỉ được học khoảng 135 –
169 giờ tiếng anh. Nội dung tập trung chủ yếu vào tiếng Anh chuyên ngành, lớp học đông

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 18


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

(từ 30 đến 40 sinh viên), cộng với việc sinh viên ngại nói và lười nói tiếng anh, do đó việc
rèn luyện kỹ năng nói thành thạo (English Proficiency) bị bỏ ngỏ. Kết quả là trải qua 4 –
5 năm đại học, sinh viên vẫn không thể nói tiếng anh.

Thứ hai, sự không đồng đều, thậm chí khác biệt lớn về năng lực sử dụng tiếng
Anh giữa các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên
trong quá trình dạy và học. Thông thường một lớp học đại học bao gồm những sinh viên ở
trình độ sơ cấp và trung cấp, đôi khi có cả cao cấp. Với một lớp học đa trình độ như vậy
sẽ khiến giảng viên khó bao quát được hết tất cả, sinh viên ở trình độ sơ cấp theo không
kịp, còn ở trình độ cao cấp thì lại cảm thấy nhàm chán. Việc các trường đại học chậm
triển khai áp dụng các chuẩn đánh giá quốc tế cho sinh viên ra trường như TOEFL,
IELTS và TOEIC cũng khiến sinh viên bị động trong việc trang bị kỹ năng tiếng anh cho
bản thân.

Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân. Đây
chính là “hòn đá tảng” trong nhận thức của mỗi sinh viên. Chúng ta ngại nói vì sợ sai, sợ
bị chê cười, dần dần trở nên “im thin thít” trong các giờ học anh văn. Môi trường học tập
cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng. Hiện nay sinh viên chỉ sử dụng tiếng
anh trong giờ học anh văn, còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động khác. Mà đối với
việc học ngoại ngữ thì chỉ cần một thời gian không sử dụng là có thể bị “rơi vào quên
lãng”.

“ Rome wasn’t built in a day”. Học anh văn đòi hỏi một quá trình rèn luyện, trau
dồi không ngừng nghỉ, tuy nhiên nếu học không đúng cách có thể phản tác dụng. Ngay từ
bây giờ, chúng ta cần có sự thay đổi cả về nhận thức và cách thức học anh văn, để có thể
biến nó trở thành công cụ hữu ích cho công việc của bạn sau này

5.2.2 – Giải pháp khắc phục điểm yếu kỹ năng ngoại ngữ ở sinh viên
5.2.2.1– Xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh
Mỗi người đều có những động cơ, mục tiêu học tiếng Anh riêng nhưng tất cả đều hướng
tới sự hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta cần phải xác định rõ
mục tiêu học tập của mình để lấy đó làm động lực cho ta phấn đấu, kiên trì học tập tiếng Anh,
vững vàng khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 19


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

5.2.2.2– Rèn luyện kỹ năng nghe


a. Nghe thụ đô ̣ng
-“Tắm ngôn ngữ”: Nghe mà không cần hiểu.
- Nghe với hình ảnh động
b. Nghe chủ đô ̣ng
- Bản tin special English và các bài nghe tiếng Anh
- Chăm chú nghe lại mô ̣t số bài mình từng nghe trong giai đoạn “tắm ngôn ngữ”
- Mô ̣t số bài Audio trong các Forum Tiếng Anh
- Học hát tiếng Anh và hát theo trong khi nghe

5.2.2.3– Rèn luyện từ vựng


- Học theo cụm từ
- Củng cố kỹ năng đọc văn bản
- Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
- Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt
- Dùng các mẹo ghi nhớ
- Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn không
- Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
- Sử dụng danh sách từ vựng
- Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
- Tạo hứng thú khi học từ vựng

5.2.2.4– Rèn luyện kỹ năng nói


Để học nói các bạn đừng quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong môi
trường ngoại ngữ nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên,
đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ
vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học
nói thực thụ.
Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng
Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:
- Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp, tại các trung tâm ngoại ngữ.
- Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 20

Khoảng thời gian học tiếng Anh


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

5.2.2.5– Luyện đọc


Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp theo để tăng vốn từ
của mình. Bởi bạn sẽ thấy hầu hết các từ đều cần học.
Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn muốn
đọc.
Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng thú.
Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên càng tốt.
Cần chú ý vào kĩ năng đọc lướt và tìm đại ý của đoạn văn; sau khi đã hiểu được nội dung
của đoạn văn, bạn bắt đầu tìm những từ vựng mới, cấu trúc mới mà mình chưa biết, dịch nghĩa và
ghi chép lại.

5.2.2.6– Luyện viết

Khi đã vững về từ vựng cũng như ngữ pháp căn bản, bạn có thể luyện tập kĩ năng viết. Kĩ
năng viết bằng tiếng Anh cũng không khác gì tiếng Việt, chỉ khác nhau ở cách sắp xếp vị trí câu,
từ…còn ý nghĩa thì vẫn như nhau.
Bạn không cần phải bối rối khi viết một đoạn văn bằng tiếng Anh. Bạn chỉ cần suy nghĩ
nội dung chính, sắp xếp ý và viết theo dàn bài ấy. Bắt đầu bằng những đoạn văn ngắn, bạn hãy
tập ghi nhật kí bằng tiếng Anh, kể lại những việc bạn đã làm trong ngày, những suy nghĩ, cảm
xúc của bạn. Ngữ pháp chỉ cần ngắn gọn, đơn giản để đảm bảo sự chính xác.

Ngoài những phương pháp học tập trên thì trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc
học online ( trực tuyến qua mạng) anh văn không còn là điều lạ lẫm và mới mẻ đối với
sinh viên. Vì thế sinh viên có thể tìm kiếm và tham gia những khóa học online với những
nội dung học tập luôn được cập nhật và làm mới của các trung tâm anh ngữ.
Bên cạnh đó để cải thiện khả năng giao tiếp ngoại ngữ thì các bạn sinh viên của
trường đại học Thủ Dầu Một có thể tự chủ động tìm kiếm được người nước ngoài bản xứ
để luyện kỹ năng nói tiếng anh ( Speaking) online với các từ khóa như “Want to Practice
Speaking English with a Native Speaker?” , “Looking for speaking pratice online”,

Ngoài ra các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin nói riêng và sinh viên của
trường đại học Thủ Dầu Một nói chung có thể tìm được cho mình một người bạn để luyện
nói thông qua website: http://www.speaking24.com/.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 21


Nhập môn Nghiên cứu Khoa học Nguyễn Phúc Tân

Điểm hay của website http://www.speaking24.com/ ở chỗ là có bạn có thể lựa


chọn được cho mình 1 người đồng hành ( partner ) theo từng độ tuổi, giới tính, trình độ và
trên hết là theo từng quốc gia. Mỗi quốc gia học viên có thể làm quen với các chất giọng
phát âm khác nhau.

Chương 6: Kết Luận


Theo thống kê của vụ giáo dục đại học sau khi đánh giá 59 trường đại học lớn tại
Việt Nam không chuyên ngữ, thì có 51.7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu
cầu về kĩ năng tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát, chỉ 10.5% số trường đáp
ứng được yêu cầu công việc về khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp.
Trước tình hình này cho thấy, vấn đề tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp khi thực hiện phỏng vấn tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi
về chuyên môn nhưng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh còn yếu đành phải chia tay công việc
mơ ước. Vậy có thể nói rằng, Anh ngữ là tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất
cho một nhân viên muốn vào làm tại doanh nghiệp, không những là các công ty nước
ngoài, mà nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đánh giá cao yêu cầu này của
nhân viên.

Tài liệu tham khảo


[1] Miss Hoa Toiec (2019), Cẩm nang tiếng anh cho tân sinh viên
[2] A.J Hoge (2014), Effortless English, LEARN TO SPEAK ENGLISH LIKE A NATIVE
- Luyện nói tiếng anh như người bản ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[3] Zion Kabasawa (2017), Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ, Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội
[4] The Windy (2019), Phương Pháp Tư Duy Tiếng Anh Trực Tiếp - Tự Học Tiếng Anh
Cấp Tốc Cho Người Mới Bắt Đầu, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
[5] Ban Nghiên cứu phát triển đào tạo từ xa, phòng 409, Trường Đại học Mở Tp. HCM,
Kỹ năng học và tự học cần thiết cho học sinh, sinh viên,
https://sites.google.com/a/oude.edu.vn/cong-thong-tin-ho-tro-test/ky-nang-hoc-va-tu-hoc-
can-thiet-cho-hoc-sinh-sinh-vien.

Trường ĐH Thủ Dầu Một | Viện Kỹ thuật – Công nghệ 22

You might also like