You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT
HỖ TRỢ CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIN HỌC LỚP 11

Người thực hiện: Lê Văn Thịnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2014

Trang 2
MỤC LỤC

A-ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 4


I. LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................... 4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ........................................................... 4
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................... 5
I. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................... 5
1. Mục đích nghiên cứu:.................................................................... 5
2. Nhiệm vụ của đề tài:...................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................. 5
II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................... 6
1. Ứng dụng cho việc dạy và học bài cấu trúc rẽ nhánh...................6
2. Ứng dụng cho việc dạy và học bài cấu trúc lặp.............................7
3. Ứng dụng cho việc dạy và học bài chương trình con. .................10
C-KẾT LUẬN.......................................................................................... 14
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 14
II. HIỆU QUẢ MỚI............................................................................... 14
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................ 15
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.......................................................... 15
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.................................................................... 16

Trang 3
A­ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát 
triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của  
thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam.

Ứng dụng và phát triển công nghệ  thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo 
một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương  
pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.

Ngày nay, kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin đã trở thành nhu cầu thiết 
yếu với mọi công dân trên toàn cầu, đối với mọi lứa tuổi và ở mọi lĩnh vực.

Crocodile ICT là phần mềm trong nhóm phần mềm của hãng Crocodile Clipt 
Ltd (Crocodile Chimistry, Crocodile Physics and Crocodile ICT). Chúng là những 
phần mềm được các nhà giáo trong ba lĩnh vực trên đánh giá rất cao bởi những khả 
năng hỗ trợ trong dạy học các bộ môn khoa học Hóa học, Vật lí và Tin học.

Crocodile ICT là phần mềm hỗ trợ việc hình thành, rèn luyện, phát triển tư duy 
giải thuật và một số  kĩ năng lập trình cơ  bản cho học sinh THPT khi học môn tin 
học.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Qua việc dạy tin học  ở  trường THPT Yên Định 2, tôi thấy học sinh khó tiếp 
thu các cấu trúc câu lệnh rẽ  nhánh, lặp và tổ  chức chương trình con do giáo viên  
khó diễn tả rõ được các thao tác này nên học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động. 

Từ thực tế trên, qua quá trình giảng dạy ở trường THPT Yên Định 2 và nghiên 
cứu một số tài liệu tham khảo, tôi xin trình bày một kinh nghiệm về ứng dụng công 
nghệ  thông tin trong việc giảng dạy tin học  ở  trường THPT với  đề  tài “ỨNG 
DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT HỖ TRỢ CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIN  
HỌC LỚP 11” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn được đóng 
góp một phần công sức của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tin học  
lớp 11. 

Trang 4
Với khuôn khổ  của đề  tài, thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế,  
sáng kiến kinh nghiệm này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi 
rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các đồng chí, đồng  
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, từ đó kinh nghiệm này có thể  áp dụng phổ 
biến rộng rãi hơn. 

B­GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Mục đích nghiên cứu:

­ Sử  dụng các thuật toán phổ  thông mà học sinh đã được học để  mô phỏng  


giúp học sinh hiểu hơn về thuật toán;

­ Giúp học sinh hiểu sâu hơn về  cấu trúc rẽ  nhánh, cấu trúc lặp và việc tổ 


chức, sử dụng chương trình con;

­ Ứng dụng vào giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học 11.

2. Nhiệm vụ của đề tài:

­ Đưa ra các bài toán phổ thông mà học sinh đã được làm quen để học sinh xác 
định được bài toán và xây dựng được thuật toán;

­ Mô phỏng các thuật toán giải bài toán đã đưa ra;

­ Thông qua các mô phỏng đó để  giáo viên và học sinh có thể  dạy và học tốt  


hơn chương trình tin học lớp 11.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

­ Thuật toán và biểu diễn thuật toán;

­ Phần mềm mô phỏng Crocodile ICT;

­ Học sinh khối 11 năm học 2013­2014 tại trường THPT Yên Định 2.

4. Phương pháp nghiên cứu:

­ Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Yên Định 2;

­ Tham khảo các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên tin học, các bài viết và  
các tư  liệu trên mạng Internet,  đặc biệt là  bài viết và các  tài liệu về   đổi mới 

Trang 5
phương pháp dạy học môn tin học;

­ Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp;

­ Lấy các ý kiến từ phía học sinh;

­ Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp;

­ Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ  dạy có vận dụng sáng kiến để  có 


những điều chỉnh hợp lí.

II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Ứng dụng cho việc dạy và học bài cấu trúc rẽ nhánh.

Khi dạy bài cấu trúc rẽ nhánh, giáo viên phải làm rõ khối hình thoi trong sơ đồ 
thuật toán. Đây là khối kiểm tra điều kiện đúng hoặc sai để  rẽ  nhánh theo một 
hướng đúng và một hướng sai của điều kiện.

Giáo viên có thể lựa chọn các mệnh đề rẽ nhánh thường gặp trong cuộc sống  
hoặc các mệnh đề rẽ nhánh nếu­ thì mà học sinh hay làm trong môn toán, như: bài 
toán giải phương trình bậc 2 ax2+bx+c=0 (a 0) làm bài toán ví dụ  cho việc rẽ 
nhánh.

Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào bài bằng tình huống yêu cầu học sinh sử 
dụng máy tính Casio để  giải bài toán giải phương trình bậc 2, từ  đó đặt học sinh  
vào tình huống trả lời câu hỏi: “Tại sao máy tính Casio có thể giải mọi bài toán giải 
phương trình bậc 2 với giá trị a (a 0), b, c nhập vào tùy ý”.

Từ đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu cách giải một phương trình bậc 2  
mà các em đã học rồi đưa ra sơ đồ thuật toán giải bài toán giải phương trình bậc 2  
theo chương trình tin học lớp 10. Dựa vào sơ đồ thuật toán này giáo viên chỉ ra cho  
học sinh thấy được khối điều kiện này chính là rẽ nhánh.

Tuy nhiên, để  làm rõ mệnh đề  rẽ  nhánh và khắc sâu kiến thức cho học sinh,  


giáo viên nên sử dụng mô phỏng thuật toán này bằng phần mềm Crocodile ICT như 
sau:

Giáo viên lựa chọn một số bộ test tiêu biểu để  mô phỏng việc thực hiện của 
Trang 6
máy tính khi giải bài toán để từ đó học sinh thấy rõ được khối điều kiện biểu diễn 
trong hình thoi chính là thao tác kiểm tra đúng và sai để  rẽ  nhánh thực hiện một 
trong hai thao tác. 

Ví dụ các bộ test lựa chọn: 

a=1; b=2; c=1 để chỉ ra rẽ nhánh theo trường hợp delta=0.

a=1; b=1; c=1 để chi ra rẽ nhánh theo trường hợp delta<0.

a=1; b=3; c=1 để chỉ ra rẽ nhánh theo trường hợp delta>0.

Việc lựa chọn các bộ  test tiêu biểu và mô phỏng cho học sinh thấy được rẽ 
nhánh là rất cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn.

2. Ứng dụng cho việc dạy và học bài cấu trúc lặp.

Khi dạy bài cấu trúc lặp, giáo viên cần chỉ  ra cho học sinh thấy được  điều  


kiện lặp; thao tác lặp. Khác với cấu trúc rẽ  nhánh, cấu trúc lặp có câu lệnh được 
thực hiện có thể  nhiều lần tùy thuộc vào điều kiện lặp. Điều kiện luôn là biểu  
thức cho kết quả  logic, nhưng điều kiện  ở  cấu trúc lặp là điều kiện xác định câu 
lệnh được thực hiện lặp, còn ở cấu trúc rẽ nhánh là điều kiện thực hiện câu lệnh 
nên câu lệnh chỉ được thực hiện nhiều nhất một lần.

Giáo viên có thể lấy các công việc lặp mà học sinh thường gặp như việc thực 
hiện thời khóa biểu hay cũng có thể  lựa chọn các bài toán quen thuộc với các em  
học sinh như bài toán tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương; bội chung 
nhỏ  nhất của hai số  nguyên dương hoặc hai bài toán tính tổng trong bài 10 (sách 
giáo khoa tin học 11) để  chỉ ra cho học sinh thấy được câu lệnh lặp và điều kiện 
lặp.

Với các bài toán như  tìm  ước chung lớn nhất của hai số  nguyên dương, bội  


chung nhỏ  nhất của hai số nguyên dương hay bài toán tính tổng trong bài 10 (sách 
giáo khoa tin học 11) học sinh có thể trình bày được thuật toán và từ đó giáo viên có  
thể mô phỏng thuật toán, giúp các em có thể hiểu rõ thao tác lặp và điều kiện lặp.

Trang 7

You might also like