You are on page 1of 6

Đề cương bài tập nhóm 9

Thành viên: 1. Phan Minh Đức


2. Nguyễn Anh Thư
3. Vũ Thị Thu Hà
4. Nguyễn Hải Đăng
5. Nguyễn Trà My

Tên đề tài: Tìm hiểu về E-learning – hệ thống học tập trực tuyến

1. Mở đầu:    cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và diễn biến phức tạp của
dịch bệnh, các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đã có cái nhìn chi tiết
và rõ ràng hơn về vai trò của e learning trong đào tạo giáo dục. E learning đã xuất
hiện cách đây vài thập kỉ và cho đến nay thì ta mới có thể thấy được tầm quan
trọng của hệ thống học trực tuyến đối với cá nhân mỗi người

2. Định nghĩa:E-learning có thể hiểu là một hình thức học tập thông qua mạng
Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập
đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học

3. Ưu điểm:
 Không giới hạn thời gian và không gian

 Phù hợp với nhu cầu

 Tối ưu chi phí

  Cập nhật nhanh chóng 

4.Nhược điểm:
 Về công nghệ

Việc triển khai học tập dựa trên e-learning tuy không cần đầu tư một cơ sở hạ

tầng quá lớn, nhưng phải đảm bảo mạng internet, băng thông,… có thể truy cập

dễ dàng. Nếu thiếu các điều kiện này, việc học qua e-learning gần như không

thể diễn ra.

 Về nội dung học

Với những nội dung học quá trừu tượng và phức tạp, đặc biệt là các nội dung liên

quan tới thí nghiệm, thực hành thực tế hay các kỹ năng thao tác, vận động thì học dựa

trên E-learning thường khó hiệu quả.

 Về người dùng tham gia giảng dạy và học tập

+ Không phải ai tham gia học e-learning cũng thực sự biết và hiểu cách sử dụng hệ

thống. Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người tham gia như không biết cách tổ

chức lớp học hay không biết cách làm bài hay nộp bài,… cũng làm giảm đáng kể chất

lượng dạy và học.

+ Do việc học diễn ra trên môi trường online hoàn toàn, đòi hỏi người học phải có khả

năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Người học cần chủ động hợp tác với

giáo viên cũng như các thành viên khác trong giờ học.
Tuy nhiên, những hạn chế này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với những gì mà e-

learning có thể giúp được cho các cá nhân, tổ chức tham gia dạy và học. Đó là lí do vì

sao, e-learning có thể phát triển vượt trội trong những năm gần đây.

5.Cách vận hành

Thông thường, các doanh nghiệp bị nhầm lẫn rằng chỉ cần đăng ký sử dụng hệ thống

LMS, nhân viên của họ có thể tham gia học từ A tới Z. Trên thực tế, hệ thống LMS

chỉ là phần mềm để kết nối tất cả các bên tham gia và hỗ trợ hoạt động đào tạo triển

khai trơn tru.

Để việc vận hành hệ thống e-learning diễn ra có hiệu quả, các tổ chức, doanh nghiệp

cần có các yếu tố sau:

 Ban quản trị đào tạo

 Người dạy

 Người học

 Hệ thống quản lý học tập

 Ban quản trị hệ thống

1.  Ban quản trị đào tạo (Phòng quản trị đào tạo)
Ở quy mô doanh nghiệp khác nhau, phòng này có tên gọi và số lượng thành viên khác

nhau. Nhưng tựu chung lại, phòng quản trị đào tạo phải lên được mục tiêu, kế hoạch

đào tạo cho cả doanh nghiệp theo quý, năm hay nhiệm kỳ. Nhiệm vụ chính của phòng

ban này trên hệ thống là:


 Quản lý học liệu, ngân hàng câu hỏi

 Tổ chức và giám sát các khoá học

 Tổ chức thi và luyện tập

 Đánh giá học viên

 Tổng hợp lại các báo cáo đào tạo cho cấp quản lý

2.  Người dạy


Người dạy là người tiếp nhận yêu cầu và truyền đạt nội dung đào tạo đến người học.

Cũng giống như việc dạy truyền thống, khi tham gia hệ thống e-learning, công việc

của người dạy xoay quanh việc:

 Cập nhật nội dung giảng dạy

 Thiết lập bài thi

 Tạo nội dung luyện tập

 Chấm điểm và đánh giá người học

 Phản hồi lại các thắc mắc của người học trong quá trình học

3. Người học
Khác với việc học thông thường, khi tham gia hệ thống, người học cần chủ động hơn

với mọi nhiệm vụ học của mình. Bởi vì người học sẽ phải:

 Tuân thủ học tập theo lộ trình của doanh nghiệp

 Tham gia thi cử trực tuyến theo lịch

 Trả lời các khảo sát, đánh giá khoá học. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào

tạo của người học. Bởi chỉ những ý kiến đóng góp chân thành mới giúp người dạy và
phòng quản trị đào tạo nắm được tình hình, chủ động thay đổi để phù hợp với năng lực,

nhu cầu của người học.

 Chủ động trao đổi và liên lạc với đồng nghiệp cũng như người dạy để việc học hiệu quả

hơn.

4. Quản trị hệ thống


Quản trị hệ thống thường được nhắc tới có thể là một người hoặc một nhóm người,

gọi chung là admin system. Ở vị trí này, các admin thường làm các nhiệm vụ liên

quan đến hệ thống đảm bảo việc tham gia đào tạo của các bên diễn ra hiệu quả nhất

như:

 Quản trị cấu hình hệ thống

 Quản lý user và phân quyền

5. Phần mềm LMS


Như đã trình bày ở trên, phần mềm LMS có tác dụng truyền tải bài giảng, quản lý

người dạy và người học, giúp mọi hoạt động đào tạo diễn ra khoa học và trơn tru nhất.

Hiện nay, trước yêu cầu khắt khe của đông đảo người dùng, các phần mềm LMS ngày

càng tối ưu hơn với nhu cầu của doanh nghiệp. Các phần mềm LMS hiện đại liên tục

ra đời với những ưu điểm vượt trội về:

 Khả năng mở rộng

 Tính đóng hay mở của hệ thống

 Sự thân thiện với người dùng

 Đáp ứng các mô hình học khác nhau


 Giá cả

6. Phần mềm thiết kế bài giảng e learning


+ Phần mềm soạn giáo án điện tử E-learning LectureMaker
+ Phần mềm soạn giáo án điện tử miễn phí Violet
+ Ứng dụng thiết kế bài giảng E-learning Adobe Presenter
+ Phần mềm E-learning miễn phí – ISpring Presenter
+ Phần mềm thiết kế bài giảng điện tử tiếng Việt V-ISpring Suit

7. Các ứng dụng học trực tuyến


+ Zoom
+ Skype
+ Microsoft teams
+ google meet

You might also like