You are on page 1of 32

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
VỚI IKEA
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Vân Hà
Nhóm: Nhóm 6 – LIGHTENING
Thành viên nhóm:
Số thứ tự Họ và tên Mã sinh viên
1 Hoàng Thị Diệu Ly 24A4051791
2 Lương Cao Bích Phượng 24A4050417
3 Nguyễn Bảo Ngọc 24A4050145
4 Trần Thị Phương Thảo 24A4050382
5 Nguyễn Minh Đức 24A4052894
6 Đặng Thị Thảo Huyền 24A4051274

2
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu về đề tài "SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VỚI
IKEA" của môn học Môi trường Kinh doanh quốc tế, chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và hướng dẫn đến từ cô để bọn em có thể hoàn thành tốt bài tập lớn lần này. Lời đầu tiên, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô - giảng viên Đoàn Vân Hà, giáo viên phụ
trách bộ môn Môi trường kinh doanh quốc tế của lớp chúng em, đã cung cấp cho chúng em
những kiến thức vô cùng bổ ích, giúp chúng em nâng cao tinh thần học hỏi cũng như trách nhiệm
học tập. Chúng em rất trân trọng và biết ơn những ý kiến đóng góp của cô để hoàn thành tốt
được bài tập lớn lần này. Chúng em đã cố gắng làm việc nghiêm túc và hết sức mình, tuy nhiên
mỗi cá nhân vẫn còn có những hạn chế về mặt kiến thức và khả năng lập luận vẫn chưa vững
vàng, còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, trong bài tập lớn này cũng sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót về mặt tư duy và lập luận cũng như triển khai. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô
để bài tập lớn hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin chúc cô có sức khỏe dổi dào và gặt hái được
nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô !

3
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ năm 2020 của IKEA
Hình 2: Doanh số bán lẻ theo loại hình của IKEA năm 2020
Hình 3: Các yếu tố thu hút đầu tư theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 2011-2020
Hình 5: Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 8 và 8 tháng các năm giai đoạn 2018-2022(%)
Hình 6: Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2020
Hình 7: Thu nhập bình quân một người/một tháng qua các năm 2010-2020
Hình 8: Các yếu tố hàng đầu được cân nhắc trong quyết định mua hàng đối với các danh mục
phụ của hàng hóa cần thiết cơ bản của nhóm sản phẩm không ăn được
Hình 9: Xếp hạng các nhóm chỉ số ĐSMT toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
Hình 10: Cơ cấu vốn đăng ký các dự án FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư (lũy kế đến
20/12/2019)
Hình 11: Nồng độ CO2 qua các năm

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1: Cơ cấu doanh nghiệp chế biến lâm sản theo sản phẩm năm 2020
Biểu 2: Nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiêp chế biến gỗ giai đoạn 2016-2020

5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................6
MỤC LỤC......................................................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................10
1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................................10
2. Mục đích của đề tài:...............................................................................................................10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:............................................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................12
Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp IKEA:...............................................................................12
1. Tổng quan về doanh nghiệp IKEA:....................................................................................12
2. Lịch sử hình thành và phát triển của IKEA:.......................................................................12
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của IKEA:......................................................................12
4. Sản phẩm nổi bật của IKEA:..............................................................................................13
5. Chiến lược kinh doanh của IKEA:.....................................................................................14
Phần 2: Giới thiệu mô hình PESTLE/PESTLE-C, lý do sử dụng mô hình và mong muốn đạt
được............................................................................................................................................14
1.Giới thiệu về mô hình PESTEL-C.......................................................................................14
Phần 3: Phân tích các môi trường theo mô hình PESTLE-C:....................................................16
1. Môi trường chính trị (Political)..........................................................................................16
2. Môi trường kinh tế (Economic)..........................................................................................18
3. Môi trường xã hội (Social).................................................................................................20
4. Môi trường công nghệ (Technological)..............................................................................21
5. Môi trường pháp lý (Legal)................................................................................................22
6. Môi trường sinh thái (Ecological)......................................................................................24
7. Môi trường cạnh tranh (Competitive)................................................................................28
Phần 4: Đánh giá và đưa ra đề xuất............................................................................................29
1. Đánh giá.............................................................................................................................29
2. Đề xuất...............................................................................................................................30
KẾT LUẬN...................................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................33

6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, xu hướng “ hội nhập kinh tế quốc tế” ngày càng phát triển và được diễn ra sâu rộng
trên toàn thế giới. Nhờ xu hướng này đã tạo nên sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau điều này,
đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, thị trường, chiến lược của mình. Nhưng
để có thể thâm nhập vào một thị trường mới thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét kĩ
các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.
Sau khi xem xét và nghiên cứu kĩ các doanh nghiệp, nhóm chúng em nhận thấy rằng IKEA – một
doanh nghiệp nội thất của Thụy Điển, đứng đầu trong ngành bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới
có thể xem xét việc có nên mở rộng, đầu tư vào thị trường Việt Nam – một thị trường tiềm năng
cho ngành bán lẻ nội thất. Với những lý do trên nhóm 6 – LIGHTENING chúng em quyết định
chọn đề tài “ SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VỚI IKEA” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục đích của đề tài:
Tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về môi trường kinh doanh quốc tế nói chung và các
yếu tố trong môi trường kinh doanh quốc tế nói riêng. Để từ đó, có thể phân tích, đưa ra đánh
giá, đề xuất cho doanh nghiệp IKEA trước khi quyết định có nên thâm nhập vào thị trường Việt
Nam hay không.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với IKEA.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các yếu tố môi trường của thị trường Việt Nam tác động đến
doanh nghiệp IKEA.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này nhóm em đã tiến nhành nghiên cứu qua các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu đề tài trên cơ sở lý thuyết của môi trường kinh doanh quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu tính thực tiễn mà nhóm chúng em thực hiện trong đề tài này là phương
pháp thu thập thông tin số liệu từ các thông kê trước đó từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất cho
doanh nghiệp.
6. cấu trúc của đề tài:
Bên ngoài gồm: bìa chính, bìa phụ, mục lục, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo.
Cấu trúc đề tài bao gồm những phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
+ Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp IKEA
+ Phần 2: Giới thiệu mô hình PESTLE – C, lý do sử dụng mô hình và mong muốn đạt
được.
+ Phần 3: Phân tích các môi trường theo mô hình PESTLE – C
+ Phần 4: Đánh giá và đề xuất

7
- Phần kết luận

8
PHẦN NỘI DUNG
Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp IKEA:
1. Tổng quan về doanh nghiệp IKEA:
IKEA là một doanh nghiệp Thụy Điển chuyên về mảng thiết kế nội thất bán lắp ráp, thiết bị và
phụ kiện nhà. IKEA ra đời năm 1943 mang trong đó giấc mơ của nhà sáng lập IKEA Ingvar
Kamprad là tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho càng nhiều người càng tốt – bất kể túi tiền của
họ là bao nhiêu. IKEA được đặt theo tên viết tắt của người sáng lập Ingvar Kamprad, Elmtaryd –
trang trại nơi ông lớn lên và Agunnaryd – ngôi làng gần đó. Năm 2020 IKEA đạt tổng giá trị
thương hiệu là gần 19 tỷ USD và được coi là một tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của IKEA:
Năm 1926, người sáng lập IKEA Ingvar Kamprad được sinh ra tại khu hộ sinh “Vita Korset” ở
Älmhult ở Småland, miền nam Thụy Điển. Ngay từ khi còn là một cậu bé, Ingvar đã biết mình
muốn phát triển công việc kinh doanh. Ông ấy thực hiện bước đầu tiên để trở thành một doanh
nhân vào năm 5 tuổi khi quyết định bán diêm. Từ đó, anh chuyển sang bán thiệp Giáng sinh, hạt
giống và bút cho những người hàng xóm trên chiếc xe đạp của mình. Để thưởng cho ông ấy vì đã
học tốt ở trường, cha của Ingvar cho ông ấy một khoản tiền nhỏ mà anh ấy dùng để thành lập
công ty. Ông đặt tên nó là IKEA: viết tắt của người sáng lập I ngvar K amprad, E lmtaryd, trang
trại nơi ông lớn lên và A gunnaryd, ngôi làng gần đó. Và vào năm 1943, IKEA ra đời. Ban đầu,
IKEA chỉ là một công ty tại nhà, không có cửa hàng và hàng được giao cho khách hàng qua bưu
điện. IKEA bán bất cứ món hàng nào mà Kamprad nghĩ rằng có thể thu hút khách hàng. Những
năm 1950, IKEA phải đóng cửa cửa hàng ở Thụy Điển vì nhiều nhà bán lẻ đồ nội thất Thụy Điển
cảm thấy bị đe dọa bởi giá thấp của các sản phẩm của IKEA, họ cố gắng ngăn cản Ingvar trừng
bày hoặc thậm chí tham quan các hội chợ nội thất và từ đây IKEA cũng bắt đầu tìm kiếm sự hợp
tác ở nước ngoài. Năm 1950, IKEA cho ra mắt bộ danh mục sản phẩm đầu tiên. Năm 1953, ý
tưởng về đồ nội thất lắp ráp được hình thành và được duy trì đến ngày nay.Ý tưởng kinh doanh
của IKEA là “ Cung cấp nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất gia đình được thiết kế đẹp mắt với
giá thấp đến mức càng nhiều người càng tốt có thể mua được”. Năm 1953, IKEA khai trương phòng
trừng bày đầu tiên ở Älmhult, tại đây khách hàng có thể xem và trải nghiệm sản phẩm trước khi đặt
hàng. Năm 1963, cửa hàng IKEA đầu tiên mở ở Na Uy. Năm 1965, IKEA khai trương cửa hàng
Kungens Kuvar – đây là cửa hàng đồ nội thất lớn nhất Bắc Âu thời điểm đó. Cho đến ngày nay
IKEA đã có mặt hầu hết tại các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc,… cùng với các
sản phẩm đa dạng, chất lượng, có giá thành rẻ cho người tiêu dùng. Yếu tố làm nên thành công của
IKEA ngày nay đó là lấy giá cả làm tiêu chí và quy trình sản xuất hiệu quả.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của IKEA:
Thế giới trải qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức với tình hình lạm phát tăng cao và mọi
người ít có khả năng chi trả hơn. Nhưng IKEA vẫn tiếp tục phát triển trong một thời kỳ đầy khó
khăn và thử thách. Điều này có thể được chứng minh qua các số liệu nghiên cứu sau:

9
- Năm 2020, doanh số bán lẻ của IKEA đạt
39,6 tỷ EUR: Trong giai đoạn đầy khó khăn
và thách thức với tình hình gián đoạn chuỗi
cung ững, người tiêu dùng giảm chi tiêu và
tiêu dùng IKEA vẫn đạt doanh thu đáng kể.
Theo báo cáo của IKEA, tổng doanh số bán lẻ
năm tài chính 2020 của IKEA đạt 39,6 tỷ EUR
(bao gồm doanh số bán các sản phẩm, thực
phẩm và dịch vụ của IKEA bởi IKEA nhượng
quyền) so với 41,3 tỷ EUR trong năm 2019.
Hình 1: Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ năm 2020 của
IKEA
Nguồn: Inter IKEA Group Financial Summary FY20

- Các địa điểm mới được mở rộng thêm: Theo báo cáo của IKEA trong năm tài chính 20, năm
2020, IKEA có 443 cửa hàng truyền thống trên toàn thế giới, mặt trên 50 thị trường. Trong đó,
có 10 cửa hàng IKEA mới.
- Doanh số bán hàng trực tuyến: Năm 2020,
doanh số bán hàng trực tuyến tăng 45%, trong khi
nhiều cửa hàng phải đóng cửa do đại dịch. Hạch
toán thương mại điện tử năm 2020 chiếm hơn
16% tổng doanh số bán lẻ so với 10% trong năm
2019. Tổng cộng các địa điểm của IKEA đã chào
đón 825 triệu lượt ghé thăm trong năm tài chính 20
so với 1 tỷ trong năm tài chính 19. Doanh số bán
hàng trực tuyến vẫn tăng mạnh khi các cửa hàng
mở cửa trở lại.
Hình 2: Doanh số bán lẻ theo loại hình của IKEA năm
2020
Nguồn: Inter IKEA Group Financial Summary FY20
4. Sản phẩm nổi bật của IKEA:
Các sản phẩm của IKEA chủ yếu là đồ nội thất bằng gỗ.
Hiện nay, có mặt trên 55 quốc gia, IKEA phân phối hầu hết các sản phẩm nội thất như bàn, ghế,
tủ, giường, đồ dùng ăn uống… và đặc biệt hiện nay, IKEA chuyên cung cấp sản phẩm dành cho
trẻ em. Để khách hàng có thể được thuận tiện trong quá trình mua sắm, ngay tại các cửa hàng
lớn, IKEA còn mở thêm dịch vụ nhà hàng phục vụ ăn uống, chỗ nghỉ ngơi và cả khu vui chơi
cho trẻ em. Sản phẩm của IKEA đa dạng theo nhiều cách. Về công dụng, IKEA có tất cả các sản

10
phẩm từ cây trồng, nội thất phòng khách cho tới đồ chơi và tất cả những vật dụng trong bếp. Về
mặt phong cách, những sản phẩm nhỏ này hoàn toàn có thể tạo cho không gian nhà của bạn một
phong cách lãng mạn. Những sản phẩm nổi bật của hãng trong đó kể đến như: tủ sách Billy, ghế
STRANDMON, giường MALM, kệ KALLAX,...
5. Chiến lược kinh doanh của IKEA:
- Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là tìm ra được sở thích, thói quen, văn hoá, tâm lý và
nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Một ví dụ cụ thể cho thấy rằng việc IKEA đã nghiên
cứu thói quen buổi sáng của 8.292 người ở 8 thành phố khác nhau. Có đến 16% người New York
và Stockholm làm việc ngay trong phòng tắm. Với phụ nữ dù ở bất cứ thành phố nào cũng mất
nhiều thời gian hơn nam giới trong việc lựa chọn trang phục, thậm chí nhiều người cho rằng
công việc này rất stress khi mỗi sáng thức dậy.
Hiểu được tâm lý này của khách hàng, IKEA tung ra sản phẩm gương đứng Knapper có giá treo
quần áo hoặc đồ trang sức phía sau nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn trang phục cho ngày
mai từ tối hôm trước.
- Quảng bá sản phẩm
IKEA đã sớm nhận ra các công nghệ mới có thể giúp họ khuyến khích khách hàng trở thành
những người có tầm nhìn về trang trí nội thất. Để giải quyết nhu cầu của khách hàng, ứng dụng
IKEA Place sử dụng thực tế tăng cường (AR) đã được ra mắt. Từ đó ứng dụng có thể cung cấp
cho khách hàng cái nhìn thực tế về sản phẩm nào sẽ phù hợp với không gian sống của họ. Ngoài
ra, IKEA tiếp cận rộng rãi, thân thiện với người dùng qua các chiến lược nội dung cho thương
hiệu,...
- Đa dạng mẫu mã sản phẩm
Vì nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm thay đổi theo thời gian cho nên thiết kế
là yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển sản phẩm của IKEA. Trước kia hầu hết những sản
phẩm của IKEA đều là những sản phẩm bàn ghế bằng gỗ rất thô sơ. Nhưng hiện nay, IKEA đã
đổi mới, cải thiện mẫu mã, cho ra những thiết kế nội thất không chỉ là bàn ghế mà còn là cốc,
bát, đĩa,...
- Quy trình lựa chọn nhà cung cấp gỗ nghiêm ngặt
Ngày nay, ngoài giá cả và chất lượng thì khách hàng còn quan tâm nhiều đến cả độ thân thiện
với môi trường của sản phẩm. IKEA luôn ưu tiên lựa chọn khu vực có nguồn gỗ được quản lý
tốt, tuân thủ nguyên tắc IWAY- một nguyên tắc đặt ra đòi hỏi nhà cung ứng phải có một quy
trình không gây hại đến tự nhiên. Ngoài ra, IKEA đặt mục tiêu đến năm 2020 tất cả sản phẩm
đều có thể tái chế.
- Mức giá rẻ

11
Để cung cấp liên tục những sản phẩm ở mức giá phù hợp đối tượng khách hàng có thu nhập thấp,
IKEA đã tối ưu chi phí nhân công, có thể bỏ qua lớp sơn phủ ở mặt dưới của chiếc bàn. Hơn nữa,
hầu hết đồ nội thất của IKEA đều có chính sách cho khách hàng tự mang hàng về lắp đặt nhằm
mục đích cắt giảm chi phí thuê kho bãi và vận chuyển. Với mức giá hấp dẫn, đồ nội thất của
IKEA thu hút thị trường rộng lớn, đặc biệt là những gia đình trẻ.
Phần 2: Giới thiệu mô hình PESTLE/PESTLE-C, lý do sử dụng mô hình và mong muốn
đạt được
1.Giới thiệu về mô hình PESTEL-C
PESTEL là công cụ phân tích hữu ích giúp doanh nghiệp biết được “bức tranh toàn cảnh” về môi
trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối
đe dọa tiềm ẩn trong nó. Đây là 6 yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và đến từng
doanh nghiệp nói riêng.
Mô hình PESTEL là một loại phân tích xem xét sáu yếu tố kinh doanh quan trọng. Sáu loại là:
 Political (Chính trị)
 Economic (Kinh tế)
 Social (Xã hội)
 Technological (Công nghệ)
 Ecological (Môi trường sinh thái)
 Legal (Pháp lý)
 Competitive (Cạnh tranh)
Political (Chính trị): Đánh giá các yếu tố liên quan đến thể chế tác động đến hoạt động của tổ
chức bao gồm: sự ổn định của chính phủ, của nhà nước, sự tham gia của tổ chức chính phủ đến
các tổ chức công đoàn và hiệp định, sự thay đổi trong bầu cử trong bộ máy nhà nước,…
Economic (Kinh tế): Đánh giá các yếu tố kinh tế như tình hình tài chính, thu nhập và mức độ
phát triển kinh tế của quốc gia. Các yếu tố kinh tế bao gồm tỷ lệ lạm phát, lãi suất, biến động giá
cả, thu nhập bình quân đầu người và tình hình thị trường.
Social (Xã hội): Đánh giá các yếu tố văn hóa, xã hội, nhân khẩu học, y tế và giáo dục. Các yếu
tố này bao gồm tín ngưỡng, giá trị, thói quen tiêu dùng, xu hướng chi tiêu, tình trạng dân số, tình
hình giáo dục và y tế, cùng với xu hướng văn hóa và xã hội.
Technological (Công nghệ): Đánh giá các yếu tố liên quan đến công nghệ và sự phát triển của
nó. Các yếu tố công nghệ bao gồm sự phát triển của công nghệ thông tin, tiến bộ trong khoa học
và công nghệ, các tiến bộ trong sản xuất và phân phối.
Ecological (Môi trường sinh thái): Môi trường sinh thái trong kinh doanh thường được định
nghĩa là môi trường tự nhiên, bao gồm tất cả các yếu tố sống và phi sống trên trái đất. Đây là một

12
phần quan trọng của môi trường tổng thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức
và doanh nghiệp.
Legal (Pháp lý): Đánh giá các yếu tố pháp lý và các chính sách của chính phủ đối với hoạt động
kinh doanh. Các yếu tố pháp lý có thể bao gồm các quy định về thuế, chính sách tiền tệ, quy định
về an toàn lao động, quy định về thương mại quốc tế và quy định về bảo vệ người tiêu dùng.
Competitive (Cạnh tranh): Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá tính khả thi của một doanh
nghiệp khi gia nhập một thị trường. Yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận biết được các đối thủ
hiện tại, đối thủ tiềm năng, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế tại thị trường mà doanh
nghiệp nghiên cứu từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định cho hoạt động kinh doanh của
mình.
a) Lý do để sử dụng mô hình để phân tích sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam với IKEA
Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường chung hữu ích trong việc đánh giá mức
độ hấp dẫn của thị trường. Với việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, IKEA cần có
những hiểu biết sâu sắc về môi trường kinh doanh để đảm bảo tính đúng đắn và bền vững cho
các quyết định đầu tư của mình. Dưới đây là những lý do tại sao IKEA sử dụng mô hình
PESTEL để phân tích thị trường Việt Nam:
Phân tích chi tiết môi trường kinh doanh: Mô hình PESTEL có thể phân tích chi tiết các yếu tố
khác nhau của môi trường kinh doanh của một quốc gia, bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, công
nghệ, môi trường và luật pháp. Điều này giúp IKEA hiểu được sự thay đổi của từng yếu tố và tác
động của nó đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Định hướng chiến lược: Phân tích PESTEL giúp IKEA hiểu biết toàn diện về thị trường Việt
Nam và giúp họ xác định các cơ hội cũng như thách thức tiềm năng để đưa ra các quyết định
chiến lược hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của các hoạt động kinh doanh.
Đánh giá tiềm năng thị trường: Phân tích PESTEL giúp IKEA đánh giá tiềm năng của thị trường
Việt Nam và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro và lợi nhuận.
Đánh giá cạnh tranh: Phân tích PESTEL giúp IKEA đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối
thủ hiện có và tiềm năng tại thị trường Việt Nam, giúp IKEA hiểu thị trường một cách toàn diện
và tìm ra lợi thế cạnh tranh.
Vì vậy, việc sử dụng mô hình PESTEL để phân tích sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với
IKEA là vô cùng cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho các quyết định kinh doanh của họ.
b) Mong muốn đạt được
Hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của IKEA tại thị
trường này.
Đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp với thị trường Việt Nam, từ đó tăng khả năng thành
công của IKEA tại thị trường này.

13
Khám phá và đánh giá các cơ hội và thách thức tại thị trường Việt Nam, giúp IKEA tối ưu hóa
chiến lược kinh doanh và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của
khách hàng địa phương.
Hỗ trợ IKEA đưa ra các quyết định về giá, định vị thương hiệu và tiếp thị phù hợp với thị trường
Việt Nam.
Quản trị rủi ro tối ưu và đưa ra giải pháp khi các yếu tố tác động đến thị trường Việt Nam thay
đổi.
Phần 3: Phân tích các môi trường theo mô hình PESTLE-C:
1. Môi trường chính trị (Political)

Hình 3: Các yếu tố thu hút đầu tư theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI
Nguồn: Điều tra PCI-FDI một số năm
Sự ổn định chính trị
Trong cuộc điều tra PC1 2020, chính trị ổn định của Việt Nam luôn có sức hút với các nhà đầu tư
nước ngoài. Yếu tố này của Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao, với tỉ lệ
trên 90%. Theo World Bank, ổn định chính trị và không có bạo lực khủng bố ở Việt Nam xếp
hạng theo phần trăm là 44,81% năm 2020.
Với việc kí kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) cơ hội
mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Điển hiện nay trong thương mại - đầu tư là rất
lớn. Là thành viên của EU, EVFTA sẽ tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu từ Thụy Điển sang

14
Việt Nam; đồng thời sẽ giúp các công ty Thụy Điển muốn kinh doanh tại Việt Nam dễ dàng hơn
và có chi phí rẻ hơn. Mặt khác, Việt Nam hiện là thị trường kết nối với khu vực rất mạnh, qua
nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, các FTA với ASEAN, với các đối tác khu vực.
Việt Nam cũng là cánh cửa để hàng hóa Thụy Điển tiếp tục xâm nhập vào thị trường ASEAN
cũng như thị trường của các các nước có kết nối với nền kinh tế của Việt Nam qua hệ thống các
FTA.
Chỉ số EBDI tại Việt Nam xếp thứ 70 trong 190 nền kinh tế thế giới năm 2019 theo báo cáo của
Trading Economics, và vẫn xếp hạng 70 vào năm 2020 theo báo cáo của World Bank. Điêù này
cho thấy Việt Nam cũng không phải là một quốc gia gọi là khá dễ dàng trong kinh doanh; nhưng
thứ hạng 70 cũng nói lên một số điều đó là Việt Nam có quy tắc cho kinh doanh tốt hơn và bảo
vệ quyền sở hữu mạnh hơn. Đây có thể được coi là một trong những yếu tố thuận lợi khi IKEA
thâm nhập vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc áp dụng và thực thi chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể về
mặt đơn giản hóa hay cụ thể hóa thủ tục hành chính.
Theo một nghiên cứu NC Network, thời gian trung bình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam dành ra để giải quyết các nghĩa vụ thuế cao gấp bốn lần so với thời gian trung bình tại các
khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
2. Môi trường kinh tế (Economic)
a) Tốc độ tăng trưởng GDP
Theo World Bank (WB) năm 2020, GDP danh nghĩa Việt Nam đạt 271,2 tỷ USD, GDP bình
quân đầu người đạt 2.779 USD. Việt Nam đạt quy mô kinh tế tăng trưởng 2,91% vào năm 2020,
là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-
19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công
lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 2011-2020


Nguồn: Theo Tổng cục thống kê

15
b) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân năm 2020, CPI tăng 3,23% so với năm 2019; trong đó: CPI
khu vực thành thị tăng 2,91%, khu vực nông thôn tăng 3,53% so với năm 2019. Lạm phát cơ bản
năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019.

Hình 5: Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 8 và 8 tháng các năm giai đoạn 2018-2022(%)
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

c) Chất lượng tăng trưởng kinh tế


Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu
đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019); theo giá so
sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ
lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của
năm 2019).
Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền
kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng
lực nên ICOR (chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn
2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,5
tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.
Tính đến ngày 17/12/2020, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán
đạt 383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, giảm 2,3% so với
năm 2019 nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%.
d) Thị trường nội thất Việt Nam

16
Thị trường nội thất gia đình Việt Nam được định giá gần 400 triệu USD vào năm 2020 và thị
trường này dự báo sẵn sàng tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9% vào năm 2026. Người tiêu dùng
Việt Nam sử dụng nhiều loại sản phẩm nội thất, trong đó thông dụng nhất là đồ gỗ. So với các
nước xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới, ngành đồ gỗ Việt Nam đang có lợi thế về sản xuất, xét về
tiềm năng mở rộng thị phần toàn cầu. Dự báo giai đoạn 2020 - 2025 là sự lên ngôi của phân khúc
nội thất nhà bếp. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam,
khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, IKEA tận dụng được một thị trường có quy mô lớn cả
về dân số và nhu cầu tiêu dùng.

Hình 6: Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2020
Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp từ nguồn số liệu
thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Với nền kinh tế thị trường năng động, “bạn hàng xuất khẩu” rộng lớn cả châu Á, Âu, Mỹ, sản
phẩm nội thất uy tín chất lượng được khẳng định; những điều đó sẽ là những “tài nguyên có sẵn”
giúp IKEA phát triển hơn nữa khi gia nhập vào Việt Nam. a
Các số liệu này cho biết khả năng sản xuất và kinh doanh của IKEA khi vào Việt Nam.
3. Môi trường xã hội (Social)
a) Nhân khẩu học
Theo thông cáo báo chí về tình hình kinh tế-xã hội quý IV và năm 2020 của Tổng cục Thống kê,
dân số trung bình Việt Nam năm 2020 ước tính là 97,58 triệu người, tăng 1,14% so với năm
2019. Trong đó, dân số thành thị chiếm 36,8%, dân số nông thôn chiếm 63,2%, nam giới chiếm
49,8%; nữ giới chiếm 50,2%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2020 là
54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là
2,26%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,51%. Từ số liệu trên chính
là cơ sở để IKEA đánh giá được thị trường khách hàng tiềm năng và thị trường lao động tại Việt
Nam. Cũng với số liệu trên cho thấy, IKEA sẽ có nhiều thuận lợi để tận dụng nguồn lao động dồi
dào với mức chi phí rẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, vì xã hội Việt Nam là một xã hội có nhiều cấp
bậc, tầng lớp nên sẽ gây khó khăn cho IKEA trong việc xác định được thị trường mục tiêu của
mình.

17
b) Thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng
Theo thông cáo báo chí về kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê,
thu nhập bình quân một người một tháng của cả nước năm 2020 theo giá hiện hành khoảng 4,2
triệu đồng, giảm 1% so với năm 2019. Từ năm 2016-2020, bình quân mỗi năm thu nhập bình
quân đầu người trong 1 tháng trong cả nước tăng bình quân 8,2%. Năm 2020, ở khu vực thành
thị thu nhập bình quân một nười một tháng đạt 5,6 triệu đồng, cao gấp 1,6 lần ở khu vực ở nông
thôn (3,5 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thuộc về vùng Đông Nam
Bộ (6,0 triệu đồng/người/tháng) cao gấp 2,2 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất
ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,7 triệu đồng/người/tháng).

Hình 7: Thu nhập bình quân một người/một tháng qua các năm 2010-2020
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Chi tiêu bình quân hộ gia đình trong cả nước năm 2020 là 2,89 triệu đồng/người/tháng tăng 13%
so với năm 2018. Trong đó, chi tiêu cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu
đồng (chiếm tới 93% trong tổng chi tiêu hộ gia đình).
Qua việc phân tích các số liệu về thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng, có thể đánh giá được
khả năng chi trả của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của IKEA khi IKEA thâm nhập vào
thị trường Việt Nam.
c) Xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam
Giới trẻ Việt Nam, người tiêu dùng, hộ gia đình Việt Nam hiện nay đều có xu hướng đầu tư về
nội thất cho việc trang trí nhà cửa, căn hộ,…Nhóm khách hàng này thường quan tâm tới các sản
phẩm nội thất chất lượng, mẫu mã, tiện lợi (được ưa chuộng hiện nay là các đồ nội thất có thể lắp
ráp – đây có thể được coi là một lợi thế của IKEA) và sự thân thiện với môi trường.

18
Hình 8: Các yếu tố hàng đầu được cân nhắc trong quyết định mua hàng đối với các danh
mục phụ của hàng hóa cần thiết cơ bản của nhóm sản phẩm không ăn được
Nguồn: Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte (2021)
Theo khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte (2021) thì người tiêu dùng Việt Nam ưu
tiên nhiều hơn về giá cả (77%), sự an toàn (60%) và chất lượng (58%) đối với nhóm sản phẩm
nhà ở và tiện ích. Điều này, cho thấy IKEA sẽ có được nhiều lợi ích khi đặt chân vào thị trường
Việt Nam với các sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý và an toàn, thân thiện với môi trường.
Vì vậy, đây được coi là một thị trường tiềm năng để IKEA có thể thâm nhập vào.
d) Thói quen lựa chọn và tiêu dùng đồ nội thất của người dân Việt Nam
Theo khảo sát của nội thất Hàn Quốc được công bố tại Hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu gỗ
nội thất giai đoạn 2020 - 2022”: Phần lớn người dân Việt Nam vẫn đang giữ thói quen tới cửa
hàng nội thất để lựa chọn sản phẩm rồi đặt mua. Đây là những sản phẩm có sẵn và mang tính đại
trà. Trong những năm gần đây, người Việt bên cạnh việc lưu giữ giá trị truyền thống gia đình với
không gian xum họp bên nhau thì sự tôn trọng, thể hiện sở thích, cá tính riêng cũng được đề cao
nhiều hơn. Vì thế, việc lựa chọn và tiêu dùng các mặt hàng sản phẩm nội thất cũng được chú
trọng nhiều hơn.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi việc lựa chọn đồ nội thất chủ yếu là phụ nữ chiếm tới
60%-70% ví dụ như các sản phẩm kệ bếp, tủ quần áo,…và ước tính rằng tỷ lệ này có thể tăng
trong vài năm tới. Bên cạnh đó, khuynh hướng mua sắm các mặt hàng nội thất online ngày càng
phát triển và bùng nổ với các sản thương mại điện tử.
4. Môi trường công nghệ (Technological)
a) Cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông quốc gia được phát triển mạnh và phủ sóng rộng
rãi trên khắp cả nước. Đến năm 2020, cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia đã phủ khắp cả nước từ
đât liền ra tới hải đảo với hơn 800.000 km cáp quang và các trạm thu phát sóng.
Các cơ sở hạ tầng công nghệ được quan tâm và nâng cấp. Các cơ sở, phòng ban nghiên cứu công
nghệ được mở rộng và ngày càng được ưu tiên.
Công nghệ số mới của cuộc cách mạng 4.0 ngày càng được áp dụng rộng rãi như: Trí tuệ nhân
tạo (AI), blockchain, điện toán đám mây, kết nối Internet vạn vật (IoT),…
b) Chỉ số đổi mới sáng tạo
Các nhóm chỉ số đổi mới sáng tạo đầu vào ( thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ
tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của kinh doanh trong năm 2020 như
sau: thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu và trình độ phát triển của thị trường giảm so với năm
2019; cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển của kinh doanh tăng mạnh so với năm 2019. Đây có
thể là một trong những yếu tố để IKEA xem xét việc xây dựng cơ sở sản xuất, cửa hàng bán lẻ
tại Việt Nam.

19
Hình 9: Xếp hạng các nhóm chỉ số ĐSMT toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
Nguồn dữ liệu: Global Innovation Index 2016-2021
c) Chỉ số sẵn sàng AI
Theo Government AI Readiness Index, năm 2020, Việt Nam đứng thứ 76/172 quốc gia về chỉ số
sẵn sàng cho AI, đạt 42.824. Việt Nam định hướng trở thành nền kinh tế số, đồng thời Việt Nam
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển công nghệ (R&D), điều này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
5. Môi trường pháp lý (Legal)
Yếu tố luật pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp,
bao gồm: hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện
hành. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuê, cho vay, an toàn, vật giá,
quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường với bối cảnh mới, Việt Nam tham gia các hiệp
định tự do thương mại (FTAs) thế hệ mới, thì các yếu tố chính trị, pháp luật còn có tác động
mạnh mẽ hơn tới các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ. Những năm gần đây, cùng với sự thay đổi trong bối cảnh
phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm có sự thay đổi chiến lược về hệ thống
pháp luật và chính sách để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

20
Hình 10: Cơ cấu vốn đăng ký các dự án FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư (lũy kế đến
20/12/2019)
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê,2020
Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã tạo ra “độ mở” lớn thu hút nhà
đầu tư đến với Việt Nam. So với quy định trước đó, Luật Đầu tư 2020 bổ sung những ngành
nghề ưu đãi đầu tư mới. Quy định mới của Luật Đầu tư 2020 về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư
được điều chỉnh theo hướng tập trung hơn vào lĩnh vực công nghệ cao, dự án khởi
nghiệp sáng tạo. Những thay đổi này mang ý nghĩa rất tích cực trong việc làm rõ và bổ sung các
quan điểm, chính sách hợp lý của Việt Nam nhằm thu hút vốn FDI.
Bên cạnh đó, quá trình thực thi Luật Đầu tư 2020 vẫn phát sinh những vướng mắc, bất cập, ảnh
hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước
về đầu tư. Cụ thể như: Pháp luật đất đai và pháp luật đầu tư chưa có quy định thống nhất trong
việc quyết định chủ trương thực hiện dự án (đối với dự án ngoài ngân sách) với kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện; Vướng mắc về thủ tục đầu tư liên quan tại khoản 4 điều 29 Luật
Đầu tư quy định và điều 62 (Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng) và điều 63 (Căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng) của Luật Đất đai 2013, Luật Đấu thầu; Vướng mắc giữa Luật Đầu
tư 2020 và Luật Nhà ở liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở; Quy định vướng
mắc giữa Luật Đầu tư 2020 và Luật Lâm nghiệp liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất
rừng.
6. Môi trường sinh thái (Ecological)
a) Vị trí địa lý
Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á – vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa
ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây Bán đảo Đông Dương là những điều kiện tự
nhiên hoàn hảo phục vụ cho quá trình giao thương quốc tế của Việt Nam.

21
Việt Nam còn có vị trí tiếp giáp nước láng giềng là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở
hữu bờ biển dài, giáp liền biển Đông, gần với những tuyến vận tải chính của thế giới, chính là
điều kiện hoàn hảo cho quá trình thương mại.
Trong số 160 quốc gia được đưa vào Chỉ số Hiệu suất Logistics năm 2018 của Ngân hàng Thế
giới, Việt Nam (thứ 39) xếp sau Trung Quốc (thứ 26) về tổng thể. Nhưng quan trọng là ViệtNam
đã xếp thứ hạng cao hơn một số quốc gia trong khu vực. IKEA sẽ có thêm nhiều cơ hội để giao
thương với các nước khu vực Đông Nam Á, mở rộng thị trường tiêu dùng và xuất khẩu, đem
những sản phẩm nội thất thông minh, sang trọng, vừa túi tiền đến với tầm tay của người tiêu
dùng đặc biệt là các nước ASEAN.
b) Nguồn cung cấp nguyên vật liệu gỗ
Tài nguyên gỗ dồi dào, Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ
đạt khoảng 60 triệu m3.

Biểu 1: Cơ cấu doanh nghiệp chế biến lâm sản theo sản phẩm năm 2020
Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê của các Sở Nông nghiệp và PTNT
Năm 2020, cả nước có trên 340 làng nghề, 5.840 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ
và lâm sản, tăng 73% so với năm 2010.
Năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng theo chu kỳ khai thác từng bước được cải thiện. Nguồn
nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến gỗ. Năm
2020, tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ nước ta khoảng 38,5 triệu m3 gỗ
quy tròn.
IKEA sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
từ đó đã giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nêu nếugia nhập vào Việt Nam.

22
Đến nay, gỗ rừng trong nước đã đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến; chất
lượng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đã từng bước được nâng lên, bên cạnh đó năng lực chế
biến xuất khẩu gỗ, lâm sản có sự tăng trưởng mạnh về quy mô, số lượng, chất lượng và tính thẩm
mỹ.
Tuy nhiên, chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước vẫn thấp, khai thác ở tuổi rừng
non cho nguyên liệu giấy, dăm gỗ và viên nén. Nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 8-
8,5 triệu m3 gỗ tròn, gỗ xẻ để chế biến, xuất khẩu dẫn đến chi phí sản xuất tăng, giảm sức cạnh
tranh.
Rủi ro về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu được khai thác trong nước, một số loại gỗ
nguyên liệu nguồn gốc không rõ ràng, có nguy cơ cao vi phạm pháp luật về khai thác.

Biểu 2: Nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiêp chế biến gỗ giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp
c) Mức độ ô nhiễm
Khai thác gỗ bất hợp pháp, nạn phá rừng, đốt rừng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thải
nhiều khí thải C02 vào không khí, gây hiệu ứng nhà kính,...

23
Hình 11: Nồng độ CO2 qua các năm
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Qua theo dõi, nồng độ CO2 đã vi phạm nghiêm trọng ngưỡng cho phép 400 ppm, đạt mức 410
ppm vào năm 2019 và tiếp tục tăng trong năm 2020, minh chững cho sự tích lũy khí thải trong
quá khứ và hiện tại.
d) Khí hậu
Các yếu tố về hiện tượng thời tiết cũng cần được xem xét đến khi IKEA thâm nhập vào thị
trường Việt Nam. Ở Việt Nam, các hiện tượng thời tiết cực đoan trải rộng khắp cả nước, trong đó
có thể kể đến là hiện tượng rét đậm rét hại ở miền Bắc, khô hạn và mưa cực đoan tại miền Trung,
hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam. Các yếu tố này tác động ảnh hưởng đến nguồn cung
nguyên vật liệu và việc xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiệt độ trung bình, tối cao Rét đậm, rét hại Mưa lớn Bão, ATNĐ

2016 Là năm xuất hiện nhiểu đợt Có 5 đợt. Trong Nhiều đợt gây 10 cơn bão, 7 áp
nắng nóng. Một số nơi tại đợt rét kỷ lục lũ lớn trên diện thấp nhiệt đới
Trung Bộ và Tây Nguyên ngày 22-27/1 rộng; lũ lớn liên hoạt động trên
nền nhiệt có đợt phổ biến hơn 20 điểm có tiếp xuất hiện ở Biển Đông,
từ 40-42 độ C băng tuyết, lần các tỉnh miền trong đó, 4 cơn
đầu có mưa Trung, đạt mức bão và 2 áp thấp
tuyết ở Ba Vì tương đương lũ nhiệt đới ảnh
(Hà Nội), Bình lịch sử hưởng trực tiếp
Liêu (Quảng đến đất liền.
Ninh), Kỳ Sơn Cơn bão số 1

24
(Nghệ An), phức tạp và
Hương Sơn (Hà hiếm gặp
Tĩnh)

2017 15 đợt nắng nóng diện rộng 22 đợt không Diễn biến phức 16 cơn bão, 4 áp
với những chỉ số nắng nóng khí lạnh, trong tạp và trái quy thấp nhiệt đới
lịch sử 42 độ C ở miền Bắc, đó có 4 đợt rét luật; 23 đợt trên Biển Đông
miền Trung ( 21 tỉnh có đậm rét hại mưa lớn; 23 đợt trong đó, 6 cơn
nhiệt độ trên 40 độ C, Hà mưa lũ trên các ảnh hương trực
Nội đạt kỉ lục trong hơn 40 hệ thống sông. tiếp đến đất liền.
năm qua) Lượng mưa có Bão số 10 có gió
nơi trên 4.700 cấp 12, lần đầu
mm; lũ lớn đạt tiên báo động
mức lịch sử thiên tai cấp 4.
chưa từng có Bão số 12 gió
trong 100 năm cấp 13 đổ bộ
qua vào Nam Trung
Bộ

2018 11 đợt nắng nóng trên diện 22 đợt không 30 đợt mưa lớn 9 cơn bão và 4
rộng khí lạnh và gió trên diện rộng: áp thấp nhiệt
mùa đông bắc, 43 đợt lũ trong đới, 212 trận
4 đợt rét đậm, đó có 14 trận lũ dông, lốc sét; 14
rét hại quét, sạt lở đất, trận lũ quét, sạt
lũ lớn tại lở đất; 9 đọt gió
thượng nguồn mạnh trên biển
sông Cửu Long,
triều cường
vượt mốc lịch
sử tại các tỉnh
Nam Bộ.

2019 13 đợt nắng nóng 4 đợt rét đậm, 63 trận mưa 8 cơn bão và 4
rét hại lớn, ngập lụt: áp thấp nhiệt
13 trận động đới; ngoài ra còn
đất, triều có 222 trận
cường; sạt lở bờ dông, lốc sét’ 10
sông, xói lở bờ trận sạt lũ quét,
biển tại nhiều sạt lở đất; 13
khu vực ở đồng trận động đất
bằng sông Cửu

25
Long

2020 Nhiệt độ trung bình tháng Mưa lớn trên 49 13 cơn bão trên
phổ biến cao hơn mức tỉnh thành phố; Biển Đông, 364
trung bình nhiều năm từ mưa đá diện đọt dông lốc;
0,5-1,5 độ C. Nắng nóng rộng, đặc biệt là 120 trận lũ, lũ
gay gắt trên diện rộng. đợt lũ lớn lịch quét, sạt lở đất
Ngày 20-21/5 nhiệt độ phổ sử ngày 6 đến
biến từ 38-40 độ C 22/10 tại khu
vực Trung Bộ,
86 trận động
đất

Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp


7. Môi trường cạnh tranh (Competitive)
Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, IKEA sẽ cần phải xác định được rằng những yếu tố
cạnh tranh nào tại Việt Nam để từ đó đưa ra được quyết định có nên thâm nhập thị trường Việt
Nam hay không. Việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter có thể phân tích khái quát
“bức tranh toàn cảnh” của yếu tố cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
a) Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường gỗ và nội thất tại Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ thu hút rất nhiều các công ty và
doanh nghiệp trong ngành muốn lựa chọn là nơi để mở rộng thị trường vì vậy, có thể thấy rằng
đường vào Việt Nam của IKEA sẽ giáp mặt với hàng loạt ông lớn nội thất lão làng trong và
ngoài nước: Từ Phố Xinh, Nhà đẹp đến Uma, JYSK,…. Nổi bật trong đó như:
 UMA - Chuỗi siêu thị nội thất của một cựu quản lý IKEA.Năm 1994, August Wingardh
(người Thụy Điển) đặt chân đến TP.HCM với vai trò là trưởng đại diện người mở đường
cho IKEA, thương hiệu phân phối sản phẩm nội, ngoại thất lớn nhất châu Âu. Việc làm
này có ý nghĩa khá lớn với nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành, bởi gia công cho
IKEA là con đường vừa kiếm được lợi nhuận, vừa có cơ hội nâng cao tay nghề sản xuất.
Sau đó ông lại chọn một hướng đi hoàn toàn mới là khởi nghiệp chuỗi nội thất của mình.
UMA là viết tắt của ba cái tên của người sáng lập nên thương hiệu này. Hiện chuỗi siêu
thị này có 15 cửa hàng và 2 trung tâm thiết kế tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
 Tập đoàn nội thất AKA: Đơn vị sở hữu thương hiệu Nhà Xinh, BoConcept, Calligaris,
Bellavita.Tập đoàn AA chuyên thi công cho các công trình khách sạn và resort 5 sao tại
Việt Nam và thế giới. Hiện AA là một trong những thương hiệu có tiếng trong ngành thi
công nội thất tại Đông Nam Á.tập đoàn này nhận phân phối thương hiệu nội thất đến từ
Đan Mạch BoConcept. Thương hiệu nội thất toàn cầu đến từ Đan Mạch ra đời năm 1952
với hơn 270 showroom trên 64 quốc gia. Tại Việt Nam, BoConcept hiện có 4 showroom.

26
 JYSK: Chuỗi bán lẻ nội thất lớn nhất Đan Mạch. Hiện JYSK có hơn 2.400 cửa hàng tại
41 quốc gia trên thế giới. Thương hiệu này vào Việt Nam năm 2015 với thông qua đơn vị
nhượng quyền có tên Công ty Cổ phần Tinh Tươm. Hiện JYSK có 15 cửa hàng tại
Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
 Nhà đẹp: Thương hiệu thuộc về tập đoàn TCT. TCT Group có 20 công ty thành viên với
hàng loạt các chuỗi hệ thống quen thuộc như nhà hàng Phố biển, Vạn Hoa, Đệ Nhất,
Mama Mia, Hola, trung thâm thể thao Fit24 Fitness. Đây cũng là tập đoàn vừa bán lại
thương hiệu Fivimart cho tập đoàn Vingroup cách đây không lâu.
Nhìn chung, các doanh nghiệp này đều đã có tiếng vang khá lớn trên thị trường Việt Nam và
trước mắt sẽ là những đối thủ mạnh đối với IKEA khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
b) Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Chiến tranh thương mại đã trở thành một cú huých cho các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện
kế hoạch mở rộng sản xuất sang Việt Nam. Không chỉ IKEA của Thụy Điển, một số công ty nội
thất khác như nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Mỹ, Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy
Điển... đều đang thâm nhập vào thị trường Việt Namcũng đã nhìn ra được tiềm năng phát triển
khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đang tăng cường sản xuất tại Việt Nam trong những
năm gần đây. Ví dụ, có thể kể đến trong số đó là nhà sản xuất nội thất Mỹ Haverty Furniture Cos
Inc. Và thương hiệu vững mạnh đã được gây dựng từ trước chính là lợi thế lớn nhất của Haverty
Furniture Cos Inc. so với IKEA khi tiến vào thị trường nội thất tại Việt Nam.
c) Nhà cung cấp
Ông Mattias Hennius, người phát ngôn của IKEA ở Thụy Điển nói: "Giống như bất kỳ công ty
toàn cầu đang phát triển nào khác, IKEA luôn tìm kiếm cơ hội cạnh tranh, để đảm bảo nguồn
cung ứng tối ưu nhằm giữ được giá rẻ cho khách hàng của chúng tôi". Nếu thâm nhập vào thị
trường Việt Nam, khả năng áp lực từ sức mạnh của nhà cung cấp mà IKEA phải đối mặt sẽ
không quá lớn. Chúng ta đã nói quá nhiều về chi phí rẻ của việc sản xuất ở Việt Nam. Lương của
một công nhân nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng một nửa công nhân Trung Quốc, và kể cả giá điện
của Việt Nam cũng vẫn còn rất rẻ. Giá nguồn nguyên liệu tại Việt Nam phải chăng, với lợi thế hệ
sinh thái phát triển về nông-lâm nghiệp nên nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú và đa dạng,
doanh nghiệp có thể tìm được các nguyên liệu thay thế. Tuy nhiên, áp lực dễ thấy nhất mà IKEA
sẽ phải đối mặt đó là áp lực về chi phí vận chuyển và chuyển đổi nguyên liệu cao.
d) Khách hàng
Từ trước đến nay, phân khúc sản phẩm của IKEA phù hợp cho các dạng nhà căn hộ, nhà nhỏ và
nội thất hiện đại giá vừa phải. TPHCM hay Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang đi vào
quỹ đạo này.
Dù một số ý kiến cho rằng sản phẩm IKEA có chất lượng không quá xuất sắc so với hàng Việt
Nam nhưng như vậy lại đáp ứng được nhu cầu của những người trẻ hiện nay, thích thay đổi,

27
thích cái mới. Với những người trẻ, thiết kế đơn giản, đẹp mắt, chú trọng tới công năng sử dụng
còn chất lượng chỉ cần tầm tầm, vài năm thay một lần mới là những gì họ hướng tới.
Về mặt giá cả, người này dự đoán sản phẩm IKEA không hề rẻ nếu so với hàng nội thất bình dân
ở Việt Nam, tuy nhiên mức giá đó bao gồm cả các dịch vụ bảo hành mà những sản phẩm hàng
“chợ” không làm được. Chưa kể, IKEA có thể đi theo con đường của Zara, H&M, là mặt hàng
bình dân của nước ngoài nhưng về Việt Nam lại được ưa chuộng, coi như sản phẩm cao cấp.
e)Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế thực sự không phải là một áp lực quá lớn với thương hiệu IKEA với lợi thế đa
dạng các loại sản phẩm, từ nội thất đến đồ gia dụng.
Tuy nhiên, với sự đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp cạnh tranh thì IKEA cũng phải
thay đổi để thích nghi với điều ấy. Bên cạnh việc đổi mới mẫu mã sản phẩm, thì việc bổ sung và
biến tấu các loại sản phẩm khác nội thất đa năng tích hợp trong một sản phẩm cũng là một cách
để giảm áp lực từ sản phẩm thay thế trong tương lai.
Phần 4: Đánh giá và đưa ra đề xuất
1. Đánh giá
a) Cơ hội
Nhìn chung, sau khi phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam đối với IKEA,
chúng ta có thể nhận thấy được những điểm sáng tích cực và cơ hội tốt cho doanh nghiệp này đó
là:
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài; là một thị trường nổi bật trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, Việt Nam có môi trường đầu tư hấp dẫn với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn
định, có lực lượng lao động trẻ, tiên tiến, dồi dào với chi phí cạnh tranh, giá rẻ.
Thứ ba, người tiêu dùng Việt Nam đánh giá khá tích cực về các sản phẩm của IKEA, đặc biệt là
các bạn trẻ bởi phong cách nội thất của Ikea khá phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của giới trẻ.
Thay vì trước đây phải Order trên mạng và chờ rất lâu để có thể nhận được hàng từ nước ngoài
gửi về với chi phí vận chuyển khá cao. Và với tâm lý sính ngoại của người Việt như các thương
hiệu ngoại trước đây đã vào ( Starbuck, Macdonald...) thì chắc chắn khi khai trương Ikea Việt
Nam sẽ lại tạo được một tiếng vang rất lớn trong ngành nội thất trị giá nhiều tỷ USD của Việt
Nam.
Thứ tư, nguồn tài nguyên gỗ của Việt Nam cũng đáp ứng được một phần không nhỏ về nguồn
cung nguyên liệu của doanh nghiệp, từ đó giảm được cơ cấu chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
Thứ năm, không thể không kể đến một số lợi thế so sánh của Việt Nam về địa chiến lược, địa
kinh tế. Việt Nam nằm ở giao điểm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục

28
địa và Đông Nam Á hải đảo nên có lợi thế lớn về logistics, vận tải, dễ dàng tiếp cận các thị
trường trong khu vực.
b) Thách thức
Thứ nhất, việc áp dụng và thực thi chính sách Luật Đầu tư năm 2020 của nhà nước vẫn còn nhiều
bất cập.
Thứ hai, khó khăn trong việc xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ ba, chất lượng nguồn cung nguyên liệu gỗ vẫn còn thấp, cộng thêm sự rủi ro về tính hợp
pháp của nguồn gỗ khai thác trong nước.
Thứ tư, giá cả các sản phẩm của IKEA đang khá cao so với thị trường Việt Nam, vì vậy không
thể tránh khỏi sức cạnh tranh đến từ vị trí của các doanh nghiệp trong nước.
Như vậy, tuy còn một số khó khăn và thách thức nhưng nhìn chung, môi trường kinh doanh Việt
Nam hấp dẫn, tiềm năng và đáng đầu tư. Vì vậy chúng tôi tin rằng việc IKEA tiến vào thị Việt
Nam là một sự lựa chọn đúng đắn và sẽ đem lại cho doanh nghiệp mức lợi nhuận như mong đợi.
2. Đề xuất
Tuy nhiên, để đạt được thành công và thực sự chinh phục thị trường việt Nam, IKEA cần chuẩn
bị và bổ sung tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất là nghiên cứu, tìm hiểu rõ về luật và các thủ tục hành chính liên quan của Việt Nam để
tránh mất thời gian không cần thiết.
Thứ hai, vừa khảo sát và tìm kiếm nguồn cung phù hợp về nguyên vật liệu sản xuất, vừa nghiên
cứu về tính pháp lý của nguồn cung gỗ trong nước.
Thứ ba, chú trọng đầu tư máy móc, trang thiết bị và đào tạo công nhân viên, bên cạnh đó hướng
tới phát triển những sản phẩm mang tính bền vững nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
Thứ tư, cần lập các kế hoạch xúc tiến quảng bá, tiếp thị hình ảnh và các chiến lược Marketing,
đồng thời tăng cường thiết kế và cung cấp những dòng sản phẩm mới để có thể tiếp cận được với
nhiều thị trường khách hàng đặc biệt là giới trẻ, người tiêu dùng và hộ gia đình.

29
KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu là sự tổng hợp của các yếu tố lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh
quốc tế tác động đến doanh nghiệp IKEA. Qua việc tìm hiểu, phân tích từ các yếu tố lý thuyết và
thực tiễn nhóm chúng em đánh giá rằng thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với
doanh nghiệp IKEA với những yếu tố môi trường phù hợp với sự phát triển hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như: môi trường nhân khẩu học, môi trường sinh thái, môi trường kinh
tế,…Do vậy, nhóm chúng em đưa ra đề xuất rằng thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn với doanh
nghiệp đồ nội thất Thụy Điển – IKEA và doanh nghiệp IKEA nên mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhóm em cũng đưa ra một vài khuyến nghị để IKEA có thể thực hiện tốt việc thâm
nhập vào thị trường Việt Nam, đó là IKEA cần phải chuẩn bị những yêu cầu phù hợp với chính
trị và pháp lý của Việt Nam, tìm kiếm nguồn cung và cơ sở kinh doanh, đa dạng sản phẩm và giá
cả để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam và lên một chiến lược kinh doanh riêng cho thị
trường Việt Nam.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VIETNAM EXPORT (2021). Bản tin chuyên ngành nội thất [online].
https://ngkt.mofa.gov.vn/wpcontent/uploads/wpforo/default_attachments/
1633944591-Ban-tin-chuyen-nganh-go-noi-that.pdf
2. EVFTA với thương mại Việt Nam, chuyên ngành đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ (2018).
Chuyên san - Bộ Công Thương [online]
https://wtocenter.vn/file/18714/chuyen-san-evfta-voi-thuong-mai-vn--do-go.pdf

3. Anh Minh (2021). Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI. Báo
Chính Phủ [online]
https://baochinhphu.vn/viet-nam-la-diem-den-dau-tu-hap-dan-cua-dong-von-fdi-
102290837.htm

4. Thái Trang (2019). Không chỉ IKEA, một công ty nội thất Mỹ khác đang tăng
cường sản xuất tại Việt Nam. Cafebiz [online]
https://cafebiz.vn/khong-chi-ikea-mot-cong-ty-noi-that-my-khac-dang-tang-cuong-
san-xuat-tai-viet-nam-20190412154708036.chn

5. Lê Như Quỳnh (2023). Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tạp chí Tài chính online [online]
https://tapchitaichinh.vn/hoan-thien-he-thong-phap-luat-nham-thu-hut-von-dau-tu-
truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam.html

6. Doanh nghiệp hội nhập (2022). Một số bất cập pháp lý trong thực tiễn thi hành
Luật Đầu tư 2020. Tạp chí điện tử Pháp lý [online]
https://phaply.net.vn/mot-so-bat-cap-phap-ly-trong-thuc-tien-thi-hanh-luat-dau-tu-
2020-a252988.html

7. Tổng Cục Thống Kê (2020). Thông cáo báo chí về kết quả Khảo sát mức sống dân
cư năm 2020. [online].
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-ve-ket-
qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2020/

8. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2021). Hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế
số: Thực trạng và giải pháp. [online].
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/he-thong-ket-cau-ha-tang-cho-phat-trien-kinh-
te-so-thuc-trang-va-giai-phap.html

9. Inter IKEA Group Financial Summary FY20 (2021). [online].


https://preview.thenewsmarket.com/Previews/IKEA/DocumentAssets/571476.pdf

31
10. Statista Research Department (2022). Number of traditional IKEA stores
worldwide in2020 and 2021. [online].
https://www.statista.com/statistics/1060053/number-of-ikea-stores-worldwide/

11. Deloitte (2022). Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam, phục hồi, tái cân bằng và đổi
mới.[online].
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/consumer-business/
sea-cb-vietnam-consumer-survey-2022-vn.pdf
12. IKEA FINANCIAL(2020). IKEA 2020 monument. [online].
https://www.ikea.com.tw/en/about/facts-and-figures

13. IKEA (2023). [online] https://about.ikea.com/


14. Tổng Cục Thống Kê (2021). Áp dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. [online]
https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2021/04/ap-dung-cong-nghe-so-nham-thuc-day-
tang-truong-kinh-te/

15. Oxford Insights (2020). AI Readiness Index 2020. [online].


https://www.oxfordinsights.com/government-ai-readiness-index-2020

16. Tổng Cục Thống Kê (2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm
2020. [online].
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-ve-
ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2020/

32

You might also like