You are on page 1of 17

PHỤ LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Môn học: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

  
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA APPLE

 
   

Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Phụng


Mã sinh viên: 2109110413
Lớp: K15DCMAR09
Giảng viên HD: Ths. Nguyễn Đình Quang
 

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,


0
THÁNG 12 NĂM 2021
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
3. Phạm vi nghiến cứu............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
5. Bố cục................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ APPLE...............................................................5
1. Lịch sử hình thành..............................................................................................5
2. Các sản phẩm chính của Apple...........................................................................6
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.....................6
1. Khái niệm doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp.............................................6
1.1. Doanh nghiệp...................................................................................................6
1.2. Văn hóa doanh nghiệp.....................................................................................7
2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp...................................................................7
3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp.......................................................................8
CHƯƠNG 3: VĂM HÓA DOANH NGHIỆP APPLE...........................................8
1. Văn hóa doanh nghiệp ổn định...........................................................................8
1.1. Tính sáng tạo, đổi mới và linh hoạt......................................................9
1.2. Làm việc với áp lực cao.......................................................................9
1.3. Lương thưởng và chế độ đãi ngộ..........................................................9
1.4. Tạo sự đa dạng và hòa nhập.................................................................9
1.5. Bảo mật ở cấp độ cao...........................................................................9
1.6. 11 quy tắc vàng cho nhân viên Apple................................................10
2. Sự phát triển......................................................................................................11
3. Nhược điểm của doanh nghiệp.........................................................................11
4. 3 nhân tố quan trọng đưa Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới........12
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC - RÚT RA KINH NGHIỆM..........................................13
Tài liệu tham khảo................................................................................................14
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................15

2
CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa thế giới đang diễn ra ngày càng nhanh đã đem đến cho
nhiều doanh nghiệp những thời cơ đồng thời nhiều thách thức mới. Sự phát triển
ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp về công nghệ, kĩ thuật và một lương vốn
khổng lồ cũng như việc quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế.
Một trong những yếu tố đã góp phần quan trong trộng và đảm bảo sự thành
công trong quản lý và giúp cho các doanh nghiệp đứng vững đó chính là văn hóa
doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp bới vì nếu thiếu đi nó rất khó có doanh nghiệp nào có thể đứng
vững và tồn tại được thời gian dài.
Nhận thức được tầm quan trong của việc xây dựng một nên văn hóa doanh
nghiệp, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về một nên văn hóa doanh nghiệp vô cũng
độc đáo và thành công của một công ty chuyên cung cấp những sản phẩm, mặt
hàng công nghệ tuy đơn giản nhưng lại mang cho mình sự tinh tế và đầy sang
trọng đó chính là nền văn hóa doanh nghiệp của Apple.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đặt vấn đề, nhận xét, đánh giá những nét độc đáo và làm nên những thành
công vĩ đại của nên văn hóa doanh nghiệp Apple.
3. Phạm vi nghiến cứu
Doanh nghiệp Apple trên thị trường trong nước và ngoài nước
4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm tòi thông tin, nghiên cứu, tài liệu internet và báo đài, cập nhật thông tin
thực tế .
5. Bố cục
Bố cục gồm có 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Apple

3
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết văn hóa doanh
nghiệp
- Chương 3: Văn hoa doanh nghiệp của Apple
- Chương 4: Kết luận - Bài học kinh nghiệm

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ APPLE

1. Lịch sử hình thành

Vào ngày 1/4/1976, trong một gara để xe ở Los Altos, California (Hoa


Kỳ) Steve Wozniak (sinh năm 1950), Steve Jobs (sinh năm 1955) và Ronald
Wayne (sinh năm 1934) quyết định sáng lập Apple Computer Inc. Đây là một đặc
điểm khá thú vị khi mà 2 nhà sáng lập “ông lớn” Google cũng khởi nghiệp từ một
gara để xe. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh cái tên
của hãng nhưng giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất về việc Steve Jobs, tác
giả của thương hiệu, chọn cái tên này đơn giản chỉ vì ông thích ăn táo (táo trong
tiếng Anh được dịch là apple) và đã từng có thời gian làm việc ở một vườn táo.
Ngoài ra, cái tên này được chọn cũng vì hai người đồng sáng lập còn lại đã không
thể tìm ra được lựa chọn nào tốt hơn.
Trong 3 người, Ronald Wayne là người có tuổi đời và tuổi nghề kinh doanh trội
hơn cả. Ông được Steve Jobs mời về hợp tác với hy vọng những kinh nghiệm của
ông sẽ giúp phát triển Apple. Wayne chính là người vẽ nên logo đầu tiên của
Apple Inc. Logo đầu tiên này được vẽ hoàn toàn bằng bút mực với hình ảnh nhà
bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng dòng tên thương hiệu
viền xung quanh. Tuy nhiên, sau 12 ngày làm việc, Wayne đã bán cổ phẩn của
mình cho hai người còn lại với giá 800 USD và quyết định ra đi. Thương hiệu của

5
ông cũng chỉ được sử dụng vỏn vẹn 1 năm trên sản phẩm máy tính Apple thế hệ
đầu tiên.
Ngày 11/4/1976, thương hiệu Apple Computer Inc chính thức ra mắt sản phẩm
đầu tiên - Apple I. Chiếc máy tính Apple thế hệ đầu tiên chỉ gồm 1 bo mạch chủ
CPU, RAM và chip xử lý đồ họa cơ bản. Người dùng phải mua kèm một bộ vỏ
máy cùng bàn phím và màn hình riêng tuỳ sở thích. Giá cho cả bộ máy tính này
lúc bấy giờ lên đến 666 USD.
Trong thời gian này, Steve Wozniak là người chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu
sản phẩm Apple còn Steve Jobs là người quản lý kinh doanh cũng như tìm vốn
đầu tư. Triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng của công
ty này và ông đã đồng ý “rót vốn” 250.000 USD. Theo đó, Markkula trở thành
người nắm giữ 1/3 cổ phần của Apple lúc bấy giờ. Ông cũng là người đưa
Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc vào năm 1977
khi mà hai người sáng lập vẫn còn quá trẻ để đảm nhận chức vụ này
Năm 1977 cũng là thời điểm Apple II ra đời và nhanh chóng trở thành sản
phẩm “đánh chiếm cả thế giới”. Việc tích hợp phần mềm VisiCalc giúp đưa chiếc
máy tính đến gần hơn với khách hàng, nhất là các doanh nghiệp lớn và khiến cho
Apple Inc trở thành đối thủ nặng ký của hai thương hiệu máy tính hàng đầu lúc
bấy giờ: Tandy và Commodore. Apple II cũng là chiếc máy tính đầu tiên in logo
quả táo cắn dở nổi tiếng của Apple.

2. Các sản phẩm chính của Apple


Cho ra đời các sản phẩm phần cứng của hãng bao gồm điện thoại thông
minh iPhone, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook, máy tính cá

6
nhân Mac, máy nghe nhạc di động iPod, đồng hồ thông minh Apple Watch, máy
phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV, tai nghe không dây AirPods, tai
nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod.
Hoạt động trên toàn thế giới với hơn 510 cửa hàng bán lẻ. Hiện nay Công ty
Apple có khoảng 46600 nhân viên chính thức và 2800 nhân viên thời vụ trên toàn
thế giới. Công ty có một nguồn lực mạnh và có một bề dày kinh nghiệm trong
công tác quản lý kinh doanh. Gắn bó, năng động và nhiệt tình trong công tác, am
hiểu về tình hình thị trường và luôn coi trọng việc gây dựng và giữ gìn hình ảnh,
uy tín của công ty. Những dòng sản phẩm của Apple gần như hoàn hảo và bắt mắt
từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình.

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VĂN HÓA DOANH


NGHIỆP
1. Khái niệm doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp
1.1. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở gia dịch ổn
định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhầm mục đích thực
hiện các mục đích kinh doanh.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn hộ quy tắc ứng xừ, cách nghĩ, chuẩn
mực, đường lối kinh doanh, ... có tác dụng đặt dấu ấn tới hành vi, thái độ, niềm tin
và quan hệ các thành viên, cao hơn nữa là hình ảnh của cả một doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường
xã hội và tự nhiên.
Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các truyền thống, các cấu truccs và các bí
quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn hộ phương thức kinh doanh, quản lý điền hành
kinh doanh, phong cách ứng xử trong mối quan hệ với đối tác và trong nội bộ
doanh nghiệp.

7
Văn hóa doanh nghiệp là những quy tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô
hình trở thành quy định cuả pháp luật, những được chủ thể tham gia thị trường
hiểu và chấp nhận.
2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
– Văn hóa doanh nghiệp gắn với con người: Trong một tập thể làm việc với
nhau tại doanh nghiệp sẽ hình thành nên các thói quen hay đặc trưng của đơn vị
đó. Theo thời gian thì những thói quen này sẽ rõ ràng hơn và hình thành nên đặc
điểm riêng của một doanh nghiệp.

Do đó khi văn hóa doanh nghiệp được hình thành có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển của một doanh nghiệp.

– Văn hóa doanh nghiệp có tính giá trị: Giá trị chính là kết quả thẩm định của
một chủ thể đối với các đối tượng theo một hoặc một số thang nhất định như phù
hợp hay không phù hợp. Tuy nhiên giá trị ở đây cũng chỉ có tính tương đối.

– Văn hóa doanh nghiệp có sự ổn định: Văn hóa doanh nghiệp khi được hình
thành thì thường sẽ khó thay đổi. Trải qua thời gian, các hoạt động của những
thành viên trong doanh nghiệp sẽ giúp niềm tin và các giá trị được tích lũy từ đó
hình thành nên văn hóa. Sự tích lũy này sẽ tạo nên tính ổn định của văn hóa doanh
nghiệp.

3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

– Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc


Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên trong doanh nghiệp nắm rõ được mục
tiêu, định hướng và nội dung bản chất của công việc mình đang làm. Tạo ra các
mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với nhau trong công việc, tạo môi trường làm
việc thoải mái, chuyên nghiệp.

– Khi làm việc trong một doanh nghiệp có môi trường làm việc hòa đồng, thoải
mái, được đồng nghiệp tôn trọng sẽ tạo động lực cho người lao động hoàn thành
tốt công việc của mình.

Văn hóa doanh nghiệp tạo sự điều phối và kiểm soát

8
Văn hóa doanh nghiệp sẽ điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân thông qua việc
đưa ra các quy tắc, chuẩn mực, thủ tục, ứng xử…trong doanh nghiệp.

– Văn hóa doanh nghiệp sẽ giảm bớt được sự xung đột trong doanh nghiệp
Có thể nói văn hóa doanh nghiệp là sợi dây gắn kết các thành viên trong doanh
nghiệp, giúp cho thành viên trong doanh nghiệp thống nhất về cách hiểu các vấn
đề, cách đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động.

– Văn hóa doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Tất cả các yếu tố như sự gắn kết, điều phối, hoạt động…của doanh nghiệp sẽ tạo
nên sự khác biệt của một doanh nghiệp trên thị trường. Chính yếu tố này sẽ tạo
nên sự khác biệt của danh nghiệp, tạo nên sự cạnh tranh tốt trên thị trường.

CHƯƠNG 3: VĂM HÓA DOANH NGHIỆP APPLE

1. Văn hóa doanh nghiệp ổn định


1.1. Tính sáng tạo, đổi mới và linh hoạt
- Sản phẩm mới, thiết kế hiện đại, chức năng luôn được nâng cấp và chất lượng
dịch vụ tốt nhất.
- Theo đuổi chiến lược kinh doanh các sản phẩm công nghệ mang tính khác biệt
với trọng tâm thiết kế và chức năng nâng cao.
- Đội ngũ chuyên gia, nhân viên làm việc yêu cầu sáng tạo và đổi mới linh hoạt
theo chiến lược.
- Phát triển môi trường làm việc cho tất cả chuyên gia, nhân viên cấp cao.
- Tự do lựa chọn trang phục và làm việc trong không gian thiết bị có tính sáng
tạo cao.
1.2. Làm việc với áp lực cao
“To work at Apple is not a easy easy, you must be the cuping for the work with
great pressure”. Làm việc với áp lực cao đó là đặc tính của Apple, đó là kỹ năng
bắt buộc với các cấp của Apple. Apple thường đưa ra các quy định và thời hạn dự

9
án và có áp dụng quy tắc làm việc trong thời gian dài đối với nhân viên. Thông
thường các doanh nghiệp đều được nghỉ vào chủ nhật, tuy nhiên đêm chủ nhật là
thời gian làm việc của các nhà quản lý tại Apple về các cuộc họp điều hành cho
ngày hôm sau.
1.3. Lương thưởng và chế độ đãi ngộ
- Không chỉ có môi trường làm việc tốt mà được nhận mức lương, thưởng và
chế độ ưu đãi cho nhân viên làm việc tốt.
- Có cơ hội phát triển năng lực, bản ngã của mình và cơ hội thăng tiến trong
công việc cao.
1.4. Tạo sự đa dạng và hòa nhập
Sự đa dạng hòa nhập của doanh nghiệp được thể hiện qua việc chủ tịch Apple
giao nhiệm vụ cho phó chủ tịch Christie Smith là tạo ra sự đa dạng và hòa nhập
cho nhân viên. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức của Apple có một chức vụ Vice
President Inclusion & Diversity thuộc nhóm Human Resources với nhiệm vụ duy
trì hạnh phúc cho nhân viên Apple.
1.5. Bảo mật ở cấp độ cao
Có thể nói, Apple là nơi có văn hóa làm việc độc đáo nhất so với các tập đoàn
công nghệ khác trên thế giới. Bởi sự bảo mật trong khẩu sản phẩm sản phẩm công
nghệ được bảo mật ở cấp độ cao. Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật phần mềm thì không
biết ý tưởng phần cứng như thế nào và ngược lại. Các kỹ sư của Apple chỉ biết
hình dáng của sản phẩm đến khi sản phẩm được ra mắt. Đó là một văn hóa mới lạ,
các làm việc độc đáo mà chỉ có tại Apple.
1.6. 11 quy tắc vàng cho nhân viên Apple
Apple là một trong số các tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới, nơi hội tụ
những con người "siêu tài giỏi". Những con người ở đây luôn biết cách tạo động
lực để phấn đấu và hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Một cựu nhân viên Apple có tên Huxley Dunsany đã chia sẻ một hình ảnh chụp
lại "11 quy tắc thành công" được gắn vào thẻ nhân viên, khi anh ta được nhận vào
làm việc tại Apple năm 2004.

10

Nội dung của nội quy như sau:

1. Hãy quên đi những cái cũ để tận dụng tối đa những gì sẽ đến trong tương lai.

2. Luôn nói sự thật, chúng tôi muốn nghe tin xấu sớm còn hơn muộn.

3. Mức độ cao nhất của sự trung thực luôn được kỳ vọng, khi nghi ngờ bất cứ điều
gì hãy đặt câu hỏi.

4. Hãy là một doanh nhân tốt, thay vì chỉ là một nhân viên bán hàng tốt.

5. Ai cũng phải lau sàn.

6. Hãy giữ sự chuyên nghiệp trong phong cách, cách nói năng và cách theo sát
khách hàng.

7. Hãy lắng nghe khách hàng, họ gần như luôn nhận ra điều này.

8. Hãy tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với đối tác.

9. Hãy quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ thông tin là một điều tốt.

10. Đừng ép bản thân lúc nào cũng trở nên quá nghiêm túc.

11. Hãy thật vui vẻ, nếu không công việc này chẳng đáng với bạn đâu.

Có thể thấy đây là những quy tắc đặc quyền không giống bất cứ một doanh
nghiệp nào, mà chỉ duy nhất Apple có được.
2. Sự phát triển

11
Đối với Apple, văn hóa doanh nghiêp – hay nói rộng hơn là văn hóa tổ chức,
bao gồm ba nhân tố quan trọng:
- Sáng tạo và đổi mới Apple theo đuổi chiến lược kinh doanh tạo nên sự khác
biệt của sản phẩm với việc tập trung vào thiết kế và công năng của sản phẩm và
dịch vụ.
- Làm việc trong áp lực khả năng làm việc trong môi trường nhiều áp lực là kĩ
năng phải có đối với các nhân viên Apple
- Bí mật cao độ bảo mật cao là một đặc điểm quan trọng trong văn hóa doanh
nghiệp của Apple.
Như Steve Jobs và Apple chứng minh trên thực tế, một nền văn hóa doanh
nghiệp mạnh mẽ có thể giúp một doanh nghiệp như quả táo, từng lúc có lúc khởi
động, nhanh chóng nâng lên thành công ty nghệ thuật hàng đầu thế giới.

3. Nhược điểm của doanh nghiệp


Là một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh tuy nhiên Apple vẫn còn tồn tại các
nhược điểm có thể gây những trở ngại cho sự phát triển lâu dài của họ trong tương
lai và những nhược điểm đó là:
- Giá cả sản phẩm quá cao so với các mặc hàng của các công ty khác trên mặt
bằng chung của thị trường.
- Các thiết bị của Apple không tương thích với các hệ thống khác gây sự khó
khăn cho khách hàng lựa chọn một sản phẩm đa năng.
- Thị phần của Apple đã và đang giảm.

12
- Apple thường bị buộc tội vi phạm bằng sáng chế và các cáo buộc về trốn thuế
của các công ty khác và cũng đã bị thua trong các cuộc thử nghiệm.
- Apple ưa thích những người làm việc chăm chỉ, không quan tâm đến giờ làm
việc.
4. 3 nhân tố quan trọng đưa Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới
- Phá vỡ rào cản mọi phân khúc khách hàng: Quan điểm của Apple về khách
hàng mục tiêu không bao giờ bị giới hạn bởi nhân khẩu học, các tính cách nhất
định hoặc bất cứ điều gì có tính chất phân chia thị trường. Khách hàng mục tiêu
của họ là “mọi người”. Đó là lý do vì sao cụm từ “thân thiện với người dùng” là
một trong những đặc điểm định nghĩa mỗi sản phẩm của Apple. Hơn nữa, các
mẫu quảng cáo và nội dung tiếp thị của họ hiếm khi sử dụng thuật ngữ công nghệ
cầu kỳ để miêu tả sản phẩm. Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và trình độ đều có thể
hiểu được thông điệp của họ. Họ tập trung vào những tính năng ảnh hưởng tức thì
đến người dùng bình thường chẳng hạn như độ phân giải của camera, chất lượng
màn hình, dung lượng, nhận diện bằng dấu vân tay, v.v…
Chiến lược tiếp thị của Apple không đóng khung vào những phân khúc được định
nghĩa cứng nhắc và đã hấp dẫn nhiều thế hệ người dùng, giúp cho giá trị cổ phiếu
của họ tăng 15.000% kể từ khi bước sang thiên niên kỷ mới.
- Không tham gia các cuộc chiến tranh giá: Nhiều thương hiệu cho rằng chiến
tranh giá chỉ là một phần của sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Nhưng
với Apple, trong suốt nhiều năm, họ tuân theo mô hình định giá riêng cho dù giá
của họ khá cao so với thương hiệu khác.
Chẳng hạn, hãy thử so sánh MacBook Pro 13 của Apple và Spectre 13 của HP.
Dù các chi tiết kỹ thuật của hai sản phẩm là tương tự và mỗi sản phẩm đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng chiếc MacBook Pro có giá cao hơn 800
USD. Đơn giản là vì Apple không xem các thương hiệu khác trên thị trường là đối
thủ cạnh tranh của họ. Thay vì cố thu hút khách hàng bằng giá thấp và cố giành
phần thắng trong cuộc cạnh tranh với đám đông, Apple đứng ngoài sự ồn ào của
thị trường và tập trung vào quảng bá tuyên bố sứ mệnh độc đáo của họ – thiết kế
đẹp và một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, nhất quán.

13
Mục đích của cách tiếp cận này là nhằm chứng minh vì sao sản phẩm của họ là ưu
việt so với các sản phẩm khác trên thị trường và xứng đáng với mức giá cao hơn.
Nhờ thế, lực lượng ủng hộ viên của Apple rất mạnh và sự thành công của họ cũng
góp phần định hình cách thức mà các sản phẩm công nghệ mới ra đời.
- Kiến tạo văn hóa thương hiệu: Trước khi iPhone xuất hiện vào năm 2007,
điện thoại di động gần như có tất cả các kiểu dáng và kích cỡ. Thế nhưng, sau khi
iPhone gia nhập thị trường, hầu hết các loại điện thoại di động, bất kể thương hiệu
nào, đều có kiểu dáng tương tự. iPhone đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các sản
phẩm mới trên thị trường.
Suốt một thời gian dài, trong nhận thức chung của số đông, công nghệ mới rất
phức tạp và khó nắm bắt. Apple đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng công nghệ
không phải là điều gì đó quá đáng sợ, xa vời mà chỉ có những người thông thái
nhất mới hiểu và sử dụng được. Thậm chí những sản phẩm ưu việt nhất cũng có
thể được mọi người sử dụng, bất kể tầng lớp xã hội, trình độ chuyên môn hay tuổi
tác.
Những gì mà Apple mang lại còn hơn cả những sản phẩm tuyệt vời: họ bán một
tư duy được số đông đón nhận.

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC - RÚT RA KINH NGHIỆM

Khi nhắc tới Steve Jobs, chắc chắn nhiều người sẽ hình dung ra con người và
công ty ông đã góp phần gây dựng lên. Trong khi mọi người chỉ chú ý đến sự đam
mê và sáng tạo của ông thì vẫn còn một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp của Steve Jobs chính là văn hóa doanh nghiệp trong thành công
của Apple.
Những sản phẩm của Apple không chỉ đơn giản là những sản phẩm sang trọng,
sáng tạo mà còn là những giá trị vô cùng quan trọng và được Jobs lồng ghép vào
văn hóa doanh nghiệp một cách tỉ mỉ và tinh tế.
Những giá trị cốt lỗi của Apple chúng lại càng làm tôn lên giá trị của những sản
phẩm được tạo ra, đây chính là lý do chính bất cứ khách hàng nào của Apple đều

14
có chung một cảm nhận là từ nhân viên bán hàng đến các quan chức điều hành
câsp cao của Apple đều được gắn kết bởi một thứ văn hóa chung và chính văn hóa
ấy đã đảm bảo rằng tất cả khách hàng của Apple luôn có thể cảm nhận và tân
hưởng được những đều họ kì vọng bất kể khi nào họ tương tác với Apple cho dù
chỉ là việc dùng iPhone hay là yêu cần sự trợ giúp kĩ thuật thậm trí chỉ là ghé thăm
của hàng một lần.
Mặc dù không phải tất cả đều là màu hồng, nhiều chuyên gia vẫn khen ngợi văn
hóa doanh nghiệp của Apple. Họ cho rằng, cũng như các công ty lớn hàng đầu
khác, Apple tập trung vào việc nuôi dưỡng một văn bản hóa coi trọng người sáng
tạo cả trong lúc thuận lợi và khó khăn, và cho rằng văn bản hóa này có liên quan
rất nhiều đến vai trò Game of Jobs.
Khi một lãnh đạo bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, có lẽ điều cuối cùng họ
suy nghĩ chính là tạo dựng văn hóa bên trong doanh nghiệp mình. Nhưng văn hóa
này có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào bộ máy điều hành và cách chèo lái của
lãnh đạo.
Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá
trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp.
Nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều
hành. Vì văn hóa doanh nghiệp phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn
tạo ra.

Tài liệu tham khảo


https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/tam-quan-trong-cua-van-hoa-doanh-nghiep-
nhin-tu-apple/
https://quantrimang.com/hay-doc-11-quy-tac-thanh-cong-cua-mot-cuu-nhan-vien-
apple-da-hoc-duoc-trong-ngay-dau-tien-di-lam-139645
https://lapcamerahanoi.com/gia-tri-cot-loi-cua-apple/
https://luathoangphi.vn/van-hoa-doanh-nghiep-la-gi/
#Vai_tro_cua_van_hoa_doanh_nghiep

LỜI CẢM ƠN

15
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Gia Định
nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế-Quản trị nói riêng, những người đã
tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ
năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Đình Quang, giảng viên trường
Đại học Gia Định, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn ở bên quan tâm,
động viên và giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.

Em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành bài tiểu luận này, do đây là học kì đầu tiên
của em nên chắc chắn sẽ còn nhiều sai xót em luôn sẵn sàng đón nhận những góp
ý của thầy cô một cách tích cực để dựa vào đó lấy kinh nghiệm để hoàn thiên và
phát huy hơn cho những lần sau.

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn người đang đọc bài tiểu luận này của em
ngày hôm nay

16

You might also like