You are on page 1of 20

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌC PHẦN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Chủ đề: Điều tra phản ứng của khách hàng về một sản phẩm cụ thể.
Nhóm: JQK TEAM
Thành viên tham gia:

1. Trần Ngọc Linh


2. Vũ Thuỳ Linh
3. Vũ Thị Thu Hiền
4. Bùi Thị Phương Dung
5. Đỗ Văn Bình
6. Phạm Thị Tố Nga
7. Lương Đức Thao
8. Trần Hoàng Anh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Mrs HỒNG THÁI

HƯNG YÊN – THÁNG 12/2022


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
A. Giới thiệu chung về nhóm
1, Tên nhóm: JQK Team.
Ý nghĩa: “J” (Jack) – mang ý đại diện cho tất cả các thành viên trong nhóm.
“Q” (QL9A) – bao gồm các bạn đến từ lớp QL9A.
“K” (KL9A) – bao gồm các bạn đến từ lớp KL9A.
2, Slogan: “Học bài không bài bạc.”
3, Mục tiêu của nhóm.
- Xây dựng nhóm làm việc và học tập khoa học, hiệu quả, đoàn kết.
- Phát triển bản thân mỗi cá nhân trong quá trình học tập và làm việc chung
trong một nhóm.
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Bù trừ cho những ưu khuyết điểm của mỗi người nhằm đạt được kết quả tốt
nhất.
4, Ưu – Nhược điểm của nhóm.
a, Ưu điểm.
- Công việc được phân chia cho các thành viên nên dễ thực hiện, giúp đạt
được kết quả tối ưu và đạt hiệu suất cao hơn. Công việc được phân rõ ràng
giúp các thành viên biết được cách làm việc trong một tập thể.
- Các bạn biết lắng nghe ý kiến của nhau, cùng nhau tổng hợp ý kiến và đưa ra
ý kiến phù hợp, hợp lý nhất.
- Luôn tích cực trao đổi, thường xuyên họp nhóm để thảo luận về đề tài.
- Khi gặp rắc rối ở một công đoạn nào đó, cả nhóm sẽ kết hợp để tìm ra giải
pháp phù hợp vì có sự hợp tác của nhiều người thì vấn đề cũng sẽ dễ tìm ra
đáp án hơn.
- Các thành viên trong nhóm có sự đoàn kết, thân thiện với nhau, tạo nên một
môi trường làm việc nhóm thân thiện, hòa đồng, giúp các cá nhân phát triển
thêm khả năng của mình.
- Sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo của các thành viên trong công việc.
- Không có hiện tượng đùn đẩy công việc cho nhau.
b, Nhược điểm.
- Các thành viên trong nhóm có thời gian biểu khác nhau nên khó có thể đưa
ra một lịch họp với đầy đủ các thành viên.
- Một số thành viên còn e dè, ngại đưa ra ý kiến, kỹ năng giao tiếp chưa được
tốt, tương tác với các thành viên còn hạn chế.
- Có những lúc các thành viên bị mất tập trung, cần phải nhắc nhở.
- Công việc còn chưa được hoàn thành đúng hạn, vẫn cần sự nhắc nhở đốc
thúc.
B. Giới thiệu thành viên nhóm.
1, Trần Ngọc Linh (Trưởng nhóm) – Hà Nội, lớp QL9A.
- Ưu điểm: Khả năng tổ chức, kết nối các thành viên
- Nhược điểm: Tính cách nhanh nhảu, nhanh nản chí.
2, Vũ Thị Thu Hiền (Phó nhóm) – Thái Bình, lớp KL9A.
- Ưu điểm: Khả năng truyền tải thông tin tốt.
- Nhược điểm: Hay quên.
3, Vũ Thuỳ Linh (Thư ký) – Yên Bái, lớp QL9A.
- Ưu điểm: Khả năng quản lý tổng hợp thông tin tốt.
- Nhược điểm: Lạnh lùng, ít kết nối với các thành viên.
4, Bùi Thị Phương Dung – Thái Bình, lớp KL9A.
- Ưu điểm: Đầu óc nhạy bén.
- Nhược điểm: Hướng nội, ít nói.
5, Phạm Thị Tố Nga – Hưng Yên, lớp QL9A.
- Ưu điểm; Khả năng phân tích thông tin tốt.
- Nhược điểm: Cách sống chậm so với người khác.
6, Đỗ Văn Bình – Hưng Yên, lớp QL9A.
- Ưu điểm: Tư duy tài chính cao.
- Nhược điểm: Sắp xếp thời gian làm việc chưa hợp lý.
7, Trần Hoàng Anh - Hưng Yên, lớp QL9A.
- Ưu điểm: Khả năng sáng tạo và thiết kế tốt
- Nhược điểm: Tính cách khác lạ, hướng nội.
8, Lương Đức Thao – Thanh Hoá, lớp QL9A.
- Ưu điểm: Chơi các môn thể thao tốt, chăm chỉ.
- Nhược điểm: Ít nói, trầm tính, ít đóng góp ý kiến.
C. Bảng phân công công việc.
STT Tên thành viên Nội dung công việc
1 Trần Ngọc Linh - Nghiên cứu sự xuất hiện của Coca
trên thị trường
- Thuyết trình
2 Vũ Thuỳ Linh - Lập bảng khảo sát và phân tích đánh
gia của khách hàng về Coca – cola
- Thuyết trình
3 Vũ Thị Thu Hiền - Tìm hiểu đối tượng khách hàng của
Coca-cola
- Tổng hợp file Word, chỉnh sửa nội
dung.
- Support thuyết trình.
4 Bùi Thị Phương Dung - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của
Coca-cola
- Chỉnh sửa Word.
5 Phạm Thị Tố Nga - Tác dụng của Coca-cola
- Chỉnh sửa PowerPoint
6 Đỗ Văn Bình - Giới thiệu tổng quan về Coca-cola
- Tổng hợp Word
7 Trần Hoàng Anh - Thiết kế PowerPoint
- Thuyết trình
8 Lương Đức Thao - Những mặt trái của Coca-cola
- Vấn đáp.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.Tổng quan về Coca-cola

Trụ sở công ty của Coca-Cola tại Atlanta, Hoa Kỳ


Loại hình Công ty đại chúng
Mã niêm yết NYSE: KO
DJIA Component
S&P 100 Component
S&P 500 Component
Ngành nghề Thức uống
Thành lập 8 tháng 5 năm 1886; 136 năm trước
Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ
Người sáng lập John Pemberton với tên Coca-Cola
Asa Griggs Candler với tên Công ty Coca-Cola
Trụ sở chính One Coca-Cola Plaza,
Atlanta, Georgia, Việt Nam
Khu vực hoạt động Toàn cầu (trừ Cuba và Triều Tiên)
Thành viên chủ chốt Muhtar Kent
(Chủ tịch)
James Quincey
(Chủ tịch và CEO)
Sản phẩm Danh sách các sản phẩm của Công ty Coca-Cola
Doanh thu  35,410 tỷ đô la Mỹ 
Lợi nhuận kinh doanh  7,501 tỷ đô la Mỹ 
Lãi thực  1,248 tỷ đô la Mỹ 
Tổng tài sản  87,896 tỷ đô la Mỹ 
Tổng vốn  17,072 tỷ đô la Mỹ 
chủ sở hữu
Số nhân viên 61.800 
Công ty con Danh sách các công ty con của Công ty Coca-Cola
Khẩu hiệu Taste The Feeling
Website Coca-ColaCompany.com
Công ty Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company), có trụ sở
tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware, là một công ty đồ
uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc
gia của Hoa Kỳ. Công ty này được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng
đầu Coca-Cola, được dược sĩ John Stith Pemberton phát minh năm 1886
tại Columbus, Georgia. 
Công thức và thương hiệu Coca-Cola được Asa Griggs Candler (ngày 30 tháng 12
năm 1851 – ngày 12 tháng 3 năm 1929) mua lại năm 1889, sau đó thành lập Công
ty Coca-Cola năm 1892. Công ty điều hành một hệ thống phân phối nhượng quyền
kinh doanh kể từ năm 1889, trong đó Công ty Coca-Cola chỉ sản xuất nước xi-rô
đậm đặc, sau đó sản phẩm này được bán cho các nhà đóng chai khác nhau trên
khắp thế giới, những người nắm giữ độc quyền kinh doanh trên từng lãnh thổ. Công
ty Coca-Cola sở hữu các công ty làm máy đóng chai ở Bắc Mỹ, tên nó là Coca-
Cola Refreshments.
Coca-Cola (hay còn gọi là Coca, Coke) là một thương hiệu nước ngọt có
ga chứa nước cacbon dioxide bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-
Cola được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích
ban đầu là trở thành một loại biệt dược.
Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức
loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa
Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga
trong thế kỷ XX. Tên của Coca-Cola bắt nguồn từ hai thành phần nguyên bản của
thức uống này: hạt côla (chứa nhiều caffein) và lá cây côca.
Hiện nay, công thức Coca-Cola vẫn còn là một bí mật thương mại, và chỉ có một
số ít công nhân giấu tên biết. Mặc dù vậy, nhiều công thức thử nghiệm khác nhau
đã được công bố rộng rãi.
2.Sự xuất hiện của Coca-cola trên thị trường Việt Nam
- Xét về thị trường mục tiêu ở Việt Nam, Coca Cola Việt Nam đang hướng đến tệp
khách hàng rộng lớn trải dài từ khắp thành thị đến nông thôn, khu vực đồng bằng
phát triển đến tận những vùng miền núi xa xôi. Từ nam ra bắc trên khắp dải đất
hình chữ S đều đã có sự xuất hiện của thương hiệu này. Bạn có thể dễ dàng nhìn
thấy những lon hay chai coca cola trên khắp các quán ăn, quán giải khát trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Với mục tiêu phủ rộng khắp thị trường, Coca đã mang tên tuổi
của mình đến với tất cả con đường đất Việt. Tuy nhiên, mục tiêu chính vẫn chú
trọng ở những nơi tập trung đông dân cư. Với mục tiêu này, Coca Cola đã và vẫn
đang hướng nhiều đến 4 khu vực thành phố lớn trên cả nước bao gồm: TP Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.
- Coca Cola phân phối hầu hết sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một
cách nhanh nhất. Vì vậy, khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm của thương hiệu
này ở bất kỳ đâu. Từ các đại lý nhỏ lẻ đến hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc
như: Big C, Lotte Mart, WinMart... Hiện tại, Coca Cola có 3 nhà máy tại TP HCM,
Hà Nội và Đà Nẵng với lực lượng lao động 1600 người. Chính phủ Việt Nam đã
đồng ý cho phép 3 nhà máy đóng chai này được hợp nhất theo cơ chế quản lý tập
trung. Theo đó, nhà máy ở Tp HCM đóng vai trò chủ chốt. Hai nhà máy đóng chai
còn lại tại Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như 2 chi nhánh của Coca Cola
Việt Nam tại trụ sở miền Bắc và miền Trung.
- Tính đến hiện tại, Coca Cola có 50 nhà phân phối chính. Có 1500 nhân viên và
300000 đại lý phân phối trên thị trường Việt Nam. Coca Cola tiếp tục mở rộng
mạng lưới phân phối tại các đại lý, quán cà phê, nước giải khát và nhà hàng.
- Coca-Cola Việt Nam vừa được vinh danh trong top 4 doanh nghiệp phát triển bền
vững nhất năm 2022 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam, do
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội đồng
Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức.
-Ông Peeyush Sharma, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-
Cola Việt Nam, chia sẻ: "Đế theo đuổi tầm nhìn "Vì một thế giới không rác thải",
chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai và thực hiện các chương trình phát triển bền vững,
nhằm lan tỏa những điều tích cực và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Việt Nam".
+ Vào tháng 9 năm 2022, Coca-Cola Việt Nam đã thực hiện thêm một bước quan
trọng trong việc hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn bằng cách ra mắt sản
phẩm làm từ 100% nhựa PET tái chế (rPET), trừ nắp và nhãn chai, trên toàn quốc,
giúp giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới tại Việt Nam hàng năm. Công ty tận
dụng sức mạnh thương hiệu để khuyến khích người tiêu dùng tái chế bằng cách in
thông điệp TÁI CHẾ TÔI nổi bật trên tất cả các bao bì sản phẩm.
3. Đối thủ cạnh tranh của Coca-cola
- Nói đến ngành công nghiệp nước uống có gas thì 2 ông lớn trong ngành là PEPSI
và COCA-COLA từ lâu đã là đối thủ cạnh tranh thương mại không đội trời chung
với những lần cạnh tranh không thương tiếc trên thị trường giải khát đặc biệt là thị
trường nước uống có gas. Cả 2 đều cạnh tranh nhau về kênh phân phối, đều có
mạng lưới phân phối rộng lớn qua các kênh từ các doanh nghiệp bạn lẻ cho tới
phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó cả 2 ông lớn đều sở
hữu cho mình khả năng nhận diện thương hiệu cao trong tâm trí người tiêu dùng ,
PEPSI-COCA chi rất nhiều tiền để quảng cáo với những hình ảnh định vị chống lại
nhau để tăng khả năng nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Và
nhóm khách hàng của cả hai nhắm tới là giới trẻ, điều này càng khiến cuộc chơi
càng trở nên cam go và khốc liệt hơn với những chiến dịch quảng cáo, những diện
mạo mới cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và đầy tính sáng tạo.
- Tại thị trường Việt Nam không chỉ có đối thủ cạnh tranh trực tiếp là PEPSI mà
đối thủ cạnh tranh cấp 2 của COCA là TÂN HIỆP PHÁT doanh nghiệp Việt Nam
sản xuất thực phẩm nước uống giải khát. Nếu COCA-PEPSI thống trị thị trường
nước uống có ga thì Tân Hiệp Phát lại có phần chiếm ưu thế với những sản phẩm
không có gas như Trà xanh, Trà bí đao, Trà ô long, Dr Thanh.. TÂN HIỆP PHÁT
có 4 kênh phân phối chính: nhà phân phối, chi nhánh, đại diện bán hàng, siêu thị
bán buôn bán lẻ. Tuy nhiên với mức độ nhận diện thương hiệu thì người tiêu dùng
có xu hướng sẽ nhớ đến tên thương hiệu sản phẩm và rất ít khi khách hàng biết
rằng phía sau các sản phẩm trên là sản phẩm của Tân Hiệp Phát.
- Và 3 cái tên khác chiếm một phần trong thị trường nước giải khát tại Việt Nam
đó là RED BULL thương hiệu Áo với dòng sản phẩm tạo nên tên tuổi của thương
hiệu này là " Bò Húc". Cái tên thứ hai góp mặt là tập đoàn NESTLE với tuổi đời
hơn 150 năm với sản phẩm tập trung vào khách hàng là giới trẻ như cà phê, nước
khoáng... Cuối cùng là tập đoàn TH TRUEMILK, mặc dù sản xuất sản phẩm chính
là sữa tươi nhưng trong những năm trở lại đây cùng với sự phát triển nhanh chóng
và đầy tiềm năng của ngành giải khát, đã có chiến lược về sản phẩm bằng cách đa
dạng hóa danh mục sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng đặc biệt là giới
trẻ Việt Nam phải kể đến sản phẩm nước tinh khiết, nước giải khát lên men tự
nhiên và các loại sữa hoa quả. 3 doanh nghiệp trên có mức độ nhận diện thương
hiệu tương đối cao vì sản phẩm của các doanh nghiệp này gắn liền với tên doanh
nghiệp dễ đi vào tâm trí khách hàng nhưng ngược lại về mạng lưới phân phối thì ba
doanh nghiệp có mạng lưới, độ phủ sóng có phần lép vế so với các doanh nghiệp
trên.
=> Với tuổi đời dày dặn cũng như nắm bắt tốt nhu cầu người tiêu dùng, áp lực đến
từ các đối thủ cạnh tranh của COCA đang ở mức vừa phải. Đặc biệt với tiềm lực tài
chính hùng mạnh, sở hữu lực lượng khách hàng trung thành lớn đã giúp COCA
vượt qua mọi đối thủ cạnh tranh.
4. Về tác dụng của Coca
- Nước giải khát Coca Cola giúp bạn nhanh chóng xua tan cơn khát, giúp bù nước
trong các hoạt động hàng ngày, ngoài ra rất thích hợp sử dụng trong bữa ăn.
- Nước giải khát Coca Cola được đóng lon tiện dụng, dễ bảo quản và dùng được
lâu. Bạn cũng có thể mang theo dễ dàng trong những chuyến đi chơi, picnic để
cùng chia sẻ với mọi người hay dành làm quà tặng cho bạn bè, người thân.sản
phẩm được biết đến chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang lại nguồn năng lượng
và giúp xua tan cơn mệt mỏi và giải khát cho cơ thể.
- Caffeine trong sản phẩm được chiết xuất hạt Guarana, đây là một loại cây được
trồng tại vùng Amazon, có nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp tăng cường năng
lượng, đốt cháy mỡ thừa.
-Ngoài ra với nhiều công dụng khác của coca-cola:
+Chà sạch vết hằn, làm sáng bóng sàn nhà Với những vết bám bẩn trên sàn nhà,
bàn, tường bếp, bạn có thể pha Coca Cola với chất tẩy rửa thông thường và chà
sạch.
+Xua đuổi côn trùng Côn trùng bị thu hút bởi các thức uống có đường.Vậy nên, để
xua ong, muỗi khỏi ngôi nhà, bạn có thể cho Coca Cola vào chén và đặt nó trong
sân sau.
+Loại bỏ vết dầu mỡ trên quần áo. Coca Cola giúp hòa tan vết dầu mỡ, vậy nên,
nếu vô tình làm đổ nước thịt hoặc dầu trên quần áo, hãy trộn chất tẩy rửa thông
thường với một lon Coca Cola để loại bỏ chúng.
+Loại bỏ vết gỉ sắt để loại bỏ cần tẩy rửa trong vài giờ hoặc qua đêm.
5. Về những tác hại của Coca
- Suy thận
Nếu bạn nghĩ rằng coca dành cho người ăn kiêng sẽ an toàn hơn thì bạn đã nhầm.
Coca không đường có thể không chứa chút đường nào nhưng nó chứa chất làm
ngọt nhân tạo và chất này rất có hại cho thận, đặc biệt là khi bạn uống hàng ngày.
- Nguy cơ mắc bệnh ung thư:
Sự hiện diện của phân tử benzene trong coca và các chai nhựa của nó có thể làm
tăng nguy cơ bị ung thư. Do vậy, các bác sĩ đề nghị chỉ uống 1 lon coca/tuần để
giảm nguy cơ ung thư.
- Gây nên các vấn đề về tim:
Khi bạn tăng lượng cholesterol xấu vào cơ thể thông qua việc uống nhiều coca,
bạn sẽ dễ bị bệnh tim hơn. Chỉ cần chúng ta uống 1 lon coca một ngày, thì cơ thể
đã bắt đầu có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp rồi.
- Gây hại cho làn da:
Uống Coca mỗi ngày có tác động lên da của bạn không kém gì khi bạn hút thuốc
lá. Lượng đường cao trong coca dễ làm cơ thể mất nước dẫn đến da khô, ngứa,
viêm da, mụn và sự lão hóa da diễn ra nhanh hơn.
- Béo phì và tiểu đường:
Từ khi coca ra đời và ngày càng phổ biến, bệnh béo phì và tiểu đường theo đó
cũng tăng lên, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu cũng chứng
minh rằng, béo phì có thể là một nguyên nhân để kích hoạt các tế bào ung thư.
Lượng đường dư thừa có trong coca khi uống vào có thể làm tăng áp lực lên hệ
thống miễn dịch, tim mạch cũng như hệ thống xương khớp vốn đã bị suy yếu do
thiếu canxi.
- Thiếu ngủ, lo lắng, căng thẳng:
Cùng với việc thiếu ngủ, lo lắng là một tác dụng phụ của việc tiêu thụ caffeine.
Mỗi loại Coca đều có chứa một lượng caffeine giống như một tách cà phê mạnh.
Nó cũng được chứng minh là có khả năng gây nghiện. Vì vậy nếu bạn quyết định
uống ít coca đi, bạn có thể gặp hiện tượng đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, thậm chí
trầm cảm.
- Hỏng men răng và gây sâu răng:
Axit và các thành phần có đường của Coca-Cola có thể làm hỏng men răng. Nếu
cơ thể bị thiếu canxi do thiếu vitamin, răng còn có thể bị tấn công bởi các vi khuẩn
gây sâu răng nữa.
-Thiếu vitamin:
Axit photphoric có trong Coca cùng với chất caffeine, sẽ làm “trôi” chất dinh
dưỡng và vitamin trong cơ thể khoảng 60 phút sau khi uống. Hãy tưởng tượng quá
trình này xảy ra mỗi ngày mỗi khi bạn uống coca. Lâu dần sẽ khiến cơ thể bị thiếu
vitamin.
6.Đối tượng khách hàng
Thông qua việc xác định khách hàng tiềm năng thì Coca-Cola sẽ có nhiều cơ
sở dữ liệu để xây dựng các phương án kế hoạch phục vụ cho quá trình hoạt động
của mình. Với hơn 135 năm hình thành và phát triển thì Coca-Cola ngày càng mở
rộng được các đối tượng khách hàng mục tiêu và có được những chiến lược quản
trị quan hệ khách hàng hết sức hiệu quả. Thành công của Coca-Cola là không thể
bàn cãi, và một trong yếu tố giúp hình thành nên sự thành công đó là việc ông lớn
này luôn luôn hướng tới mở rộng thị trường thông qua khách hàng tiềm năng.
6.1. Chỉ tiêu khách hàng tiềm năng theo nhóm tuổi
Phân khúc độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng để Coca-Cola xác
định và phân chia nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Trước đây, Coca-Cola xác
định nhóm khách hàng mục tiêu theo độ tuổi từ thanh thiếu niên đến đầu trung
niên. Tuy nhiên, việc ngày càng phát triển và nhìn thấy được nhiều xu hướng tiêu
dùng nên Coca-Cola đã phân chia đối tượng khách hàng theo độ tuổi thành 2 phân
khúc chính:
6.1.1 Nhóm độ tuổi khách hàng tiềm năng chủ lực
- Ở phân khúc thứ nhất, Coca-Cola xác định hướng tới những đối tượng khách hàng
tiềm năng với độ tuổi từ 10 đến 35.
Những đối tượng người tiêu dùng trẻ này chính là phân khúc mà Coca-Cola
hướng tới từ khi hình thành và phát triển cho tới nay. Những sản phẩm nước ngọt
chủ lực của ông lớn này luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng của những người trẻ.
Với phân bổ sản phẩm đa dạng, hợp vị giác của nhóm đối tượng khách hàng trẻ thì
dường như Coca-Cola chính là một phần quan trọng trong cuộc sống của những
người trẻ tuổi. Đây cũng chính là nhóm khách hàng tiềm năng mà Coca-Cola luôn
đầu tư để xây dựng chiến lược thu hút theo các trào lưu để khẳng định rằng dù đã
tồn tại rất lâu đời từ nhiều thế hệ nhưng Coca-Cola vẫn luôn có sức sống mới và bắt
kịp được xu hướng thời đại.
6.1.2 Nhóm độ tuổi xu hướng mới
- Đối với phân khúc khách hàng theo nhóm tuổi thứ 2, thì Coca-Cola nắm bắt được
rằng những khách hàng trên 40 tuổi thường có xu hướng quan tâm nhiều tới sức
khỏe và không thích hợp với sản phẩm nước ngọt có ga của mình.
Do vậy, họ đã cho ra đời các dòng sản phẩm Coca-Cola ăn kiêng, nguyên chất
để thu hút phân khúc khách hàng này. Đây cũng là phân khúc nhóm tuổi với xu
hướng tiêu dùng lành mạnh mà Coca- Cola hướng tới. Cũng nhờ đó ông lớn này đã
thu hút được nhiều phân khúc khách hàng đa dạng độ tuổi và những khách hàng
tiềm năng có lối sống lành mạnh với xu hướng tiêu dùng tốt cho sức khỏe được
hướng tới ngày nay.
6.2 Theo chỉ tiêu mức thu nhập
- Những đối tượng khách hàng tiềm năng của Coca-Cola theo mức thu nhập rất đa
dạng và bao trùm khách hàng có mức thu nhập trung bình, thấp hoặc cao:
Coca-Cola cung cấp các loại sản phẩm của mình với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và
bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau để có thể phù hợp với nhiều khách
hàng tiềm năng có mức thu nhập đa dạng. Với những kích cỡ sản phẩm khác nhau
của sản phẩm cũng giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập của mình.
Hơn thế nữa việc sản xuất sản phẩm theo lon hay chai nhựa theo giá tiền khác
nhau cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của khách hàng.
6.3 Dựa vào vị trí địa lý và văn hóa
- Coca-Cola đã mở rộng thị trường của mình tại hơn 200 quốc gia, và mỗi quốc gia
khác nhau thì họ sẽ theo đuổi những chiến lược khác nhau. Vì thế đối tượng khách
hàng tiềm năng của họ tại mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau do bị các yếu tố văn
hóa, phong tục tập quán, kinh tế, khí hậu tác động.
Ví dụ cụ thể như thị trường Mỹ thì các sản phẩm của Coca-Cola gần như phủ
sóng ở khắp nơi trong khi đó ở thị trường Trung Quốc hay Nhật Bản thì Coca-Cola
có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng vẫn đang trong quá trình thu hút khách hàng
tiềm năng. Lý do là vì ở Nhật và Trung quốc người tiêu dùng thường có xu hướng
uống trà thay vì nước ngọt do đó để có thể thích ứng với thị trường tại đây thì
Coca-Cola vẫn cần nghiên cứu và thực hiện nhiều chiến lược hơn nữa.
6.4 Hành vi, phong cách sống
- Như đã đề cập ở trên thì Coca-Cola cũng chia khách hàng tiềm năng thành 2
nhóm theo tiêu chí lối sống:
+ Việc ra mắt các dòng sản phẩm mới tốt cho sức khỏe đã giúp thương hiệu này
thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng với lối sống lành manh và quan
tâm nhiều tới sức khỏe.
+ Và đương nhiên nhóm người tiêu dùng tiềm năng còn lại vẫn là những người đề
cao vị giác và sở thích của mình đối với các loại nước ngọt giải khát. Đây là đối
tượng khách hàng tiềm năng mà Coca-Cola luôn hướng tới và chú trọng phát triển
mối quan hệ.
6.5 Khách hàng tiềm năng với các tiêu chí khác
- Tổng quan, Coca-Cola nhắm đến khách hàng cả nam và nữ tuy nhiên giữa 2 phân
khúc đối tượng này lại có khẩu vị và sở thích khá khác nhau.
Điển hình như, sản phẩm Coca Zero của thương hiệu này có hương vị mạnh và
được nam giới ưa thích trong khi đó thì Coca Light lại khá phổ biến ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng thông qua nhiều yếu tố khác để phân chia đối tượng
khách hàng tiềm năng của mình.
Họ xem xét nhiều yếu tố ví dụ như nhu cầu tiêu dùng, sở thích, xu hướng tiêu
dùng, cảm giác, lịch sử tiêu dùng, quy mô, đối tượng để phân chia và xây dựng các
chiến lược cụ thể phù hợp cho từng đối tượng. Coca-Cola quản trị mối quan hệ
khách hàng tiềm năng ra sao? Thông qua việc xây dựng các chiến lược cho đối
tượng khách hàng mục tiêu Coca-Cola đã thể hiện được hiệu quả của việc quản trị
quan hệ khách hàng trong hoạt động của doanh nghiệp mình.Coca-Cola kết nối với
các phân khúc khách hàng thông qua chiến dịch: Marketing, dịch vụ và hậu mãi để
thu hút và giữ mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Họ cũng sử dụng các phần mềm CRM để hỗ trợ hoạt động kết nối này. Những
chiến dịch marketing nổi bật của Coca-Cola có thể kể đến như chiến dịch quảng
cáo tại Úc “Share a coke” (2011), hướng tới người tiêu dùng trẻ tuổi, chiến dịch
này đã mang lại hiệu quả cao và tạo được hiệu ứng nâng cao nhận thức về thương
hiệu trong phân khúc người tiêu dùng trẻ. Với biểu tượng tình bạn và luôn gắn kết
mọi người lại với nhau thì “Share a coke” đã đơn giản hóa chiến lược bằng cách đặt
những cái tên phổ biến nhất của nước Úc trên vỏ chai và thiết kế thêm nắp vặn yêu
cầu một chai nước ngọt khác để có thể mở được. Chiến lược này đã mang đến một
trải nghiệm sáng tạo với người dùng và lan rộng ra nhiều nước khác trên thế giới.

Hoặc một đơn cử khác tại thị trường Việt Nam như chiến dịch thu hút khách
hàng bằng những hình ảnh, câu từ bắt trend ở trên bao bì của sản phẩm cũng đã tạo
nên cơn sốt gây được ấn tượng với khách hàng và tạo nên thành công lớn trong việc
nhận diện thương hiệu Coca-Cola.

7. Khảo sát thị trường khách hàng của Coca-cola

7.1, Mục tiêu nghiên cứu

- Khảo sát phản ứng của khách hàng về sản phẩm Coca-Cola

7.2, Câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

- Anh/chị có hay uống nước giải khát không?

- Anh/chị có thích uống Coca-Cola không?

- Anh/chị chọn mua Coca-Cola với mục đích gì?

- Anh/chị mua Coca-Cola ở đâu?

- Anh/chị thường uống Coca-Cola vào dịp nào?

- Anh/chị thường uống Coca-Cola với dung tích bao nhiêu?

- Mức độ anh/chị quan tâm đến chất lượng, kiểu dáng, giá cả, khuyến mãi, thương
hiệu, thuận tiện nơi mua?

- Anh/chị đánh giá như thế nào về hương vị của Coca-Cola?

- Anh/chị biết đến Coca-Cala qua phương tiện nào?

- Anh/chị có thích khuyến mãi?

7.3, Phạm vi nghiên cứu:

- Trường Đại học Tài chính – QTKD

7.4, Đối tượng

- Sinh viên trong trường Đại học Tài chính – QTKD

7.5, Số lượng mẫu:

- 100 sinh viên trong đó 50 nam, 50 nữ


7.6, Kết quả tiến hành khảo sát thị hiếu của khách hàng về Coca-Cola ngẫu nhiên
100 SV trong trường ĐH Tài chính – QTKD:

*Với tỉ lệ nam và nữ là như nhau(50%) có:

- “Anh/chị có hay uống nước giải khát không?” có :

+ 63% SV hay uống nước giải khát

+ 11% không thích

+ còn lại là bình thường.

- Trong 63% người thích uống nước giải khát thì có:

+ 41% người thích uống Coca-Cola

+ 7% người không thích

- “Anh/chị chọn mua Coca-Cola với mục đích gì?” có:

+ 96% SV chọn mua Coca-Cola với mục đích để uống,

+ 1% bán

+ 2% biếu tặng

+ 1% biếu vào dịp tết và uống khi ăn ăn liên hoan.

- ”Anh/chị mua Coca-Cola ở đâu?”

+ 42% SV chọn từng mua Coca-Cola ở canteen trường

+ 37% chọn từng mua ở tạp hoá

+ 14% chọn từng mua ở siêu thị

+ còn lại chọn từng mua ở chợ, quán ăn và nhà hàng

- “Anh/chị thường uống Coca-Cola vào dịp nào?” có:

+ 53% SV thường uống Coca-Cola vào dịp bất kì

+ 19% uống hàng ngày


+ 17% uống vào dịp lễ tết

+ 11% thường uống vào các bữa tiệc

- “Anh/chị thường uống Coca-Cola với dung tích bao nhiêu?” có:

+ 56% uống với dung tích lon 330ml

+ 24% uống với dung tích lon 550ml

+ 17% uống với dung tích chai 375ml

+ còn lại lựa chọn uống chai 1,5l, lon 100ml

- Đối với câu hỏi “Mức độ anh/chị quan tâm đến chất lượng, kiểu dáng, giá cả,
khuyến mãi, thương hiệu, thuận tiện nơi mua?” có :

* Về chất lượng :

+ 39 người rất quan tâm, 27 người quan tâm, 26 người thường quan tâm, hơi quan
tâm 5 người, còn lại không quan tâm

* Về kiểu dáng, màu sắc:

+ 39 người quan tâm, 22 người thường quan tâm, 16 người hơi quan tâm, 12 người
rất quan tâm, còn lại không quan tâm

* Về giá cả:

+ 45 người quan tâm, 32 người thường quan tâm, 13 người rất quan tâm, 4 người
hơi quan tâm, còn lại không quan tâm

* Về khuyến mãi

+ 34 người quan tâm, 25 người hơi quan tâm, 20 người thường quan tâm, 8 người
rất quan tâm, còn lại không quan tâm

*Về thương hiệu

+ 38 người quan tâm, 29 người không quan tâm, 14 người thường quan tâm, 9
người rất quan tâm, còn lại không quan tâm
* Về thuận tiện nơi mua

+ 42 người quan tâm, 22 người hơi quan tâm, 18 người thường quan tâm, 12 người
rất quan tâm, còn lại không quan tâm

- “Anh/chị đánh giá như thế nào về hương vị của Coca-Cola?” có:

+ 47% đánh giá hương vị Coca-Cola là đậm đà

+ 41% bình thường

+ 5% rất đậm đà

+ 5% tạm

- “Anh/chị biết đến Coca-Cala qua phương tiện nào?” có:

+ 75% sv biết đến Coca-Cola qua người thân, bạn bè

+ 13% qua truyền hình

+ 9% qua internet

+ còn lại là qua báo đài, qua tờ rơi

- “Anh/chị có thích khuyến mãi?” có:

+ Có 97% SV khi mua Coca-Cola khi mua thích có khuyến mãi.

Như vậy có thể thấy: Với 41% SV thích uống Coca-cola và 7% SV không thích,
Coca-Cola đã nhận được phản ứng khá tốt đối với độ tuổi sv và đa số sinh viên đều
rất quan tâm đến chất lượng, quan tâm đến kiểu dáng, màu sắc, giá cả, khuyến mại,
thương hiệu và thuận tiện về nơi mua (chủ yếu mua ở canteen trường).

Trong quá trình “Khảo sát về phản ứng của khách hàng đối với nước giải khát
Coca-Cola” chúng em nhận thấy đây là một sản phẩm chất lượng và ngày càng
được mọi người yêu thích và tin dùng mặc dù vẫn còn một số đánh giá không cao
về sản phẩm nhưng Coca-Cola vẫn là thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt
Nam. Qua quá trình khảo sát về Coca-Cola được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn
sinh viên trong trường làm khảo sát và thu được kết quả đáng mong đợi.

PHẦN III: LỜI CẢM ƠN.

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Tài chính
– Quản trị kinh doanh đã đưa môn học Kỹ năng làm việc nhóm vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn –
cô Lê Minh Hạnh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng làm việc
nhóm của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học
tập hiệu quả, nghiêm túc, nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình,
tâm huyết.

Môn học Kỹ năng làm việc nhóm là một môn học thú vị, vô cùng bổ ích và
có tính thực tế cao, giúp sinh viên đầy đủ có kiến thức, kỹ năng. Kiến thức là vô
hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định.
Trong quá trình hoàn thành bài tập lớn, nhóm chúng em không tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp đến từ thầy
cô để bài tập lớn được hoàn thiện hơn.

Kính chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn!

You might also like