You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TIỂU LUẬN


PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
APPLE

Nhóm thực hiện: Nhóm 2 GVHD: Nguyễn Đăng Hào


Bạch Thùy Linh
Võ Thị Như Ý
Mai Thị Xuân Thùy
Hồ Thanh Đức
Nguyễn Tấn Đạt

Huế, tháng 3/2024


I. Giới thiệu về công ty Apple
1. Lịch sử hình thành của Apple
- Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là một tập đoàn công nghệ máy tính
của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, bang California. - -
Công ty Apple được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve
Woznia, và Ronald Wayne dưới tên gọi Apple Computer, Inc, và đổi tên vào đầu
năm 2007. Doanh thu Công ty Apple đạt 32,48 tỷ USD (năm 2008), với 35.000
nhân viên ở nhiều quốc gia( tính tới quý 1 năm 2009), sản phẩm của - Apple là máy
tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương
tiện khác.
- Các sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, iMacMini, MacBook, Air, Pro- Xserve)
iPhone, iPod (Shuffle, Nano, Classic, Touch) Apple TV, Cinema Display, AirPort,
Time Capsule Mac OS X (Server iPhone OS), iWord và iLife. Nơi bán hàng và dịch
vụ của Công ty Apple chủ yếu là ở Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada.
Từ một công ty không tên tuổi, giờ đây Apple đã trở thành một thương hiệu nổi
tiếng được cả thế giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi chiến lược
kinh doanh tài tình, luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng.
* Ý nghĩa logo :
Biểu tượng quả táo cắn dở của hãng Apple mang đến nhiều liên tưởng cho mọi
người. Đó là trái cấm, đó là trái táo mà Chúa ngăn cấm Adam và Eva ăn. Rốt cuộc
thù Adam vẫn cắn, dù có bị đuổi khỏi vườn Địa đàng. Còn với tỷ phú Steve Jobs,
ông cũng "cắn" nhưng không bị đuổi khỏi thị trường. Thông điệp ngày xưa của
Steve Jobs là “Taka a bite" - cắn một miếng đi”. Để tận hưởng cái thú được nếm trái
cấm, quả táo minh triết.
* Các dòng sản phẩm chủ yếu của Apple:
- ITunes là chương trình chơi nhạc mà lưu giữ thư viện đựng cả âm nhạc trên máy
của người dùng, và cũng có thể chơi và sao chép nhạc từ CD.
- IPad là máy tính bảng do Apple Inc phát triển. Được công bố ngày 27 tháng 1
năm 2010, thiết bị này tạo ra một loại mới giữa điện thoại thông minh và máy tính
xách tay.
- IPod là nhãn hiệu máy nghe nhạc nén của hãng Apple. Gồm; iPod shuffle và iPod
nano. Từ khi có mặt trên thị trường 23/10/2001, nó đã tạo ra một trào lưu và phong

1
cách cho giới trẻ đâm mê nhạc, vượt lên trên cả dòng máy Walkman nổi tiếng của
Sony trước đó.
- IPhone là mẫu điện thoại di động của hãng điện tử Mỹ Apple Computer. Tính đến
nay nó mới trải qua 4 thế hệ, không có nhiều model như dòng máy nghe nhạc iPod
của hãng nhưng đã gặt hái được rất nhiều thành công.
Ngoài ra, Apple còn nhiều sản phẩm khác như; Laptop, Imac, Apple TV, Cinema
Display,...
* Nguyên tắc thành công của Công ty Apple:
+ Nguyên tắc 1: Không theo khách hàng, hãy lãnh đạo họ
Quy trình thiết kế tại Apple khác với những công ty khác. Những nghiên cứu thiết
kế truyền thống phụ thuộc nhiều nhóm trọng tâm(focus group) và phản hồi của
khách hàng về những sản phẩm hiện tại. Apple không đặt nhiều chú trọng vào
những chứng cứ hơn trực giác, dựa trên lí thuyết là khách hàng không thể cho bạn
biết họ muốn một sản phẩm có những chức năng gì khi chưa thể hình dung ra nó.
Thay vào đó, họ cần được giới thiệu những sản phẩm thay thế ưu việt hơn. Apple đã
nhận ra được khả năng tạo ra những sản phẩm thay thế mang tính cách mạnh của
mình.
+ Nguyên tắc 2: Hòa trộn thiết kế với nghệ thuật
Hầu hết mọi công ty cố gắng trở nên giống Apple đều thất bại. Thường là do những
cá nhân chủ chốt trong quy trình sáng tạo. Những thiết bị kĩ thuật cao được tạo ra
bởi kĩ sư - và được thiết kế bởi chính họ. Tuy nhiên những kĩ sư thường có khuynh
hướng thiết kế sản phẩm theo hướng tích hợp tràn ngập nhiều chức năng và dễ gây
nhầm lẫn. Apple đã tạo được thành công do họ đảm bảo rằng những người đưa ra
quyết định cuối cùng trong quy trình sáng tạo đều theo triết lí tối giản.
+ Nguyên tắc 3: Tập trung vào thiểu số và bán cho đa số
Thay vì cố gắng thỏa mãn mọi thị hiếu hay ngách của thị trường – ví dụ những công
ty sản xuất laptop thường có hàng chục mẫu vào một thời điểm - Apple chỉ tập
trung vào một sản phẩm trong một ngành hàng. Với lợi thế về thời gian và ngân
sách, Apple nỗ lực tối đa để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất tới mức có thể.
Lâu dần, điều này đã giúp khác biệt hóa sản phẩm và xây dựng lòng trung thành của
khách hàng
2. Quá trình phát triển

2
Năm 1976, tại một Gara oto nhỏ Paul Jobs 21 tuổi với biệt danh “ kẻ tham vọng” và
Wozniak 26 tuổi thường gọi là “ Thợ hàn” đã xây dựng nên ý niệm đầu tiên về kiểu
dáng cho một chiếc máy tính cá nhân và hình thành lên công ty Apple. Ban đầu họ
mở một cửa hàng có tên “ Byte Shop” bán những phụ tùng máy tính cá nhân và
khách hàng đầu tiên biết đến những chiếc máy với các linh kiện mainboard được
hàn bằng tay.
Tháng 5/1976 sản phẩm Apple I ra đời được Byte Shop bán với giá 666,66 USD.
Cái tên “ Quả táo” là ý tưởng của Jobs, vốn là sinh viên đại học Oregon hay làm
thêm bằng nghề thu hoạch táo cho một số trang trại.
Tháng 4/1977 Apple II ra đời với bàn phím, màn hình hiển thị màu. Đây là chiếc
máy tính đầu tiên được bán cho người tiêu dùng phổ thông chứ không phải cho
những ai am hiểu máy tính hay các tập đoàn.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển ngành
công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được
điều khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh quan trọng vì
vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời.
Apple là một trong những nhà sang lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT.
Ngoài những sản phẩm truyền thống như máy tính Macintosh, Apple còn cho ra
mắt máy nghe nhạc kĩ thuật số iPod và các dịch vụ liên quan rất thành công thông
qua iTunes. Đặc biệt sự ra đời của những chiếc điện thoại iPhone đầu tiên vào năm
2007 đã đưa Apple nên một tầm cao mới và sự thành công vượt trội.
II. Các thành phần chính trong chuỗi cung ứng.
1. Nhà cung cấp vật liệu.
Công ty khai khoáng, hóa chất, thép, nông trại,...
Vật liệu thô, vật liệu trung gian và phụ tùng.
2. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. nguyên vật liệu
như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ, Các nhà sản xuất và cũng bao
gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy hải sản. Các nhà sản
xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ
các công ty khác.

3
3. Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và
phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ.
Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn
so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn
trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ
nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bang
hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho,
vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện
chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
4. Nhà bán lẻ.
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán
lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán
lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự
tiện dụng của sản phẩm.
5. Nhà cung cấp dịch vụ.
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ
và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở
một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện
những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ
vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường
được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
6. Tiêu dùng

4
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức mà mua và sử dụng sản
phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/mua sản
phẩm về tiêu dùng. Là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng.
3. Hệ thống phân phối/ Mô hình chuỗi cung ứng của apple

Mô hình chuỗi cung ứng của apple

3.1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu


Các bộ phận khác nhau của các sản phẩm của apple đến từ 150 quốc gia từ nhiều
khu vực khác nhau trên thế giới. Phần lớn ăng-ten, kính, kim loại, bộ cảm biến và
silicon được sản xuất ngoài Mỹ.
Apple tìm kiểm các bộ phận và sản xuất ra các sản phẩm, hầu hết ở nước ngoài, là
một cách thức chuẩn trong ngành công nghệ. Các công ty điện tử cho biết các nhà
máy sản xuất châu Á có thể đáp ứng và linh hoạt hơn những công ty ở bất cứ đâu
khác trên thế giới.
Các nhà cung cấp vật liệu chính cho apple như:
TPK Holdings

5
TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số lượng. với
30 đổi tác tại Mỹ, Nhật và Hản Quốc. Công ty Đài Loan này cũng là nhà phân phối
tấm cảm ứng lớn nhất cho sản phẩm iPad và iPhone của Apple.
Trong quý 2/2011, trên 70% trong số doanh thu 1,12 tỷ USD của TPK là đến tử
Apple. Doanh thu khổng lồ của các sản phẩm của Apple đã giúp TPK thu được mức
lợi nhuận kỷ lục trong quý vừa rồi.
Giới phân tích có đánh giá hết sức khả quan về cổ phiểu của TPK.
Intel
Quan hệ giữa Intel và Apple bắt đầu từ năm 2005, khi Jobs tuyên bố chuyên đôi
sang sử dụng bộ xử lý của Intel trong máy tính Macintosh thay vì của IBM như
trước đó. Thế hệ máy tính Mac dầu tiên dùng bộ xử lý của Intel ra đới năm 2006.
Một số báo cáo cho rằng Apple có thể một lần nữa chuyển sang sử dụng chip xử lý
trong đi động của Intel trong các sản phẩm của mình như iPhone và iPad.
Intel cũng đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm chiếm thị phần trong máng chip không dây
từ trước đến nay đo Qualcomm thống trị. Năm ngoài, Intel đã mua bộ phận không
dây của hãng sản xuất chip Infineon Technologies (Đức) với giá 1,4 tỷ USD. Các
khách hàng sử dụng sản phẩm không dây của Infineon gồm có Apple, Samsung và
Nokia.
Samsung Electronies
Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Hãng công nghệ khổng lồ
của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple. Mổi quan hệ hợp
tác của Samsung và Apple mới có từ vài năm trở lại đây, Samsung vừa là nhà cung
cấp vừa là đổi thủ của Apple trong mang điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Năm ngoài, hai công ty này đã có nhiều tranh chấp khi Apple buộc tội Samsung
nhải phần mềm và kiểu dáng của iPhone. Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple tội vi
phạm bản quyền. Trong phiên giao dịch hôm thứ 5, cổ phiếu của Samsung đã tăng
giá sau phán quyết của tòa án Hà Lan và thông tin Steve Jobs từ chức.
Mặc dù có những tranh chấp, nhưng 2 công ty này vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác
trong sản xuất và phân phối. Nhiều báo cáo cho biết mối quan hệ hợp tác này đáng
giá trên 5 tỷ USD.
Toshiba

6
Toshiba chuyên cung cấp tấm LCD cho sản phẩm iPhone 3GS, ổ cứng flash cho
iPhone 4 và được cho là cung cấp màn hình hiển thị Retina của iPhone 4.
Hồi tháng 12/2010, Toshiba công bố kế hoạch chi 1,2 tỷ USD xây dựng nhà máy tại
quận Ishikawa của Nhật đề sản xuất tấm LCD độ phân giải cao, chủ yếu để cung
cấp cho iPhone cúa Apple. Theo Nikkei Business Daily, Apple cũng có vốn trong
vụ đầu tư xây dựng nhà máy này.
Wintek
Wintek là hãng sản xuất linh kiện diện tử có trụ sở tại Đài Loan và hoạt động tại
Trung Quốc và Án Độ. Công ty này chuyên cung cấp màn hình căm ứng cho iPhone
của Apple.
Cuộc chiến giá cả đang đặt nhiều gánh nặng lên Winteck. Theo một báo cáo của
Digitimes hồi tuần trước, Winteck đã nhận được những đơn đặt hàng màn hình căm
ứng từ Apple với mức giá giảm gần 50% so với lô hàng trước, thậm chí số lượng
đặt hàng cho quý 3 cũng tăng đáng kể. Giới phân tích dự đoán Apple có thể đang
chuẩn bị cho việc giảm giá trước khi cho ra mắt sản phẩm mới - iPhone 5.
3.2. Nhà sản xuất của APLLE
Foxconn
Tập đoàn công nghệ Foxconn là hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới với tên
giao dịch là Hon Hai Precision Industry - nhà xuất khẩu lớn nhất tại Trung Quốc đại
luc.
Công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này lắp ráp các sản phẩm của Apple như iPad,
iPhone, iPod và máy tính Mac tại các nhà máy sản xuất trên khắp Trung Quốc và
Đài Loan.
3.3. Nhà phân phối của APPLE.
AT&T
AT&T là một trong những đổi tác kinh doanh thân thiết nhất với Apple và là hằng
phân phối iPhone duy nhất tại Mỹ từ năm 2007 đến 2011. Đổi với AT&T:, iPhone
đem lại lợi nhuận lớn. Chi trong 3 tháng đầu năm 2011, 3,6 triệu chiếc iPhone đã
được bán ra và sử dụng dịch vụ AT&T;, chiếm 23% tổng số kích hoạt mới của AT&
T.; Chi tính riêng nửa đầu năm 2011, AT& T; đã thu được 7,2 triệu lượt kích hoạt
trên iPhone.
Verizon Communications

7
Năm 2007, Verizon ban đầu đã tuột mất những khoản lợi nhuận không lỗ khi Apple
hợp tác với AT& T; trong máng iPhone.
Nhưng đến tháng 2/2011, hãng phân phối viễn thông lớn nhất nước Mỹ đã lần dầu
tiên cho ra mắt sản phẩm iPhone dùng mạng Verizon. Verizon và Apple đã tiền
hành thảo luận từ năm 2008 và dành một năm để thứ nghiệm sản phẩm iPhone trên
mạng CDMA của Verizon.
Trong tuần ra mắt đầu tiên, khoảng một triệu chiếc iPhone sử dụng dịch vụ của
Verizon dã được bán ra, với 60% đoanh thu là từ các đơn hàng đặt trước. Trong 6
tháng đầu năm 2011, tổng cộng đã có 4,5 triệu chiếc iPhone dùng mạng của Verizon
được bán ra.
3.4. Nhà bán lẻ
Apple có 326 cửa hàng bán các sản phẩm MacBook, iPod, iPad, iPhone:
Trong năm 2010, số lượt khách đặt chân tới 326 gian hàng bán lẻ của Apple mỗi
quý đã vượt con số 60 triệu lượt khách, doanh thu bán lẻ không tính bản trực tuyển
của Apple tăng 70% lên 11,7 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng doanh thu 76,3 tỷ
USD của hãng, vượt xa mức tăng trường 4,5% của lĩnh vực bán lẽ nói chung.
Với nội thất thông thoáng và ánh sáng bắt mắt, các gian hàng của Apple mang lại
không khi thoải mái và tự đo. Nhưng Apple luôn theo dõi nhất cử nhất động của
khách hàng và nhân viên. Các nhân viên được lệnh không bàn tán với khách về các
tin đồn sản phẩm, các kỹ thuật viên không được hấp tấp thừa nhận những lỗi sản
phẩm, và bất kỳ ai tiết lộ về công ty trên Internet sẽ bị sa thải ngay lập tức. Các
nhân viên bán lẻ của Apple được trà từ 9-15 USD mỗi giờ, và tăng lên 30 USD/giờ
nếu là giám sát..
Apple hiện đang tim kiếm các khách hàng doanh nghiệp tại cửa hàng. Công ty đã
xây dựng một khu thiết kế riêng "Briefing Rooms" ở một số cửa hàng, và đầu năm
nay, đã ra dịch vụ "Joint Venture" để cung cấp một chương trình riêng cho các
khách hàng doanh nghiệp. Các lãnh đạo bán lẻ của Apple gọi đó là "những viên
gạch đầu tiên cho thập kỷ bản lẽ mới.
3.5. Nhà cung cấp dịch vụ.
Trở thành nhà cung cấp cho Apple vô cùng hấp dẫn bởi đơn hàng lớn, không phải ai
cũng muốn trở thành nhà cung cấp cho Apple vi cũng đầy thử thách vi nhiều ràng
buộc. Khi Apple yêu cầu báo giá cho các thành phần như màn hình cảm ứng, công

8
ty yêu cầu bản tính toán chi tiết tại sao đạt mức giá này, bao gồm cả ước tính chỉ phí
nguyên vật liệu và nhân công, và lợi nhuận dự định.
- Vận chuyển: Apple chi rất mạnh bạo cho chi phí vận chuyển, khi cần thiết Apple
sẵn sàng vận chuyển bằng đường hàng không cho các sản phẩm của mình, Theo
John Martin, chuyên gia logistics từng làm việc với Jobs khi sắp xếp các chuyến
bay, để đảm bảo những chiếc iMac xanh được xuất hiện rộng rãi đúng dịp Giáng
sinh 2010, Jobs đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa hàng hóa bằng đường
hàng không. Động thái này khiến các đối thủ khác như Compaq điều đứng khi chậm
chân trong đăng kí vận tải bay.
- Thiết kế: Quyết định tập trung vào ít đồng săn phẩm và tùy biển ít thay đổi là lợi
thế rất lớn của Apple.Họ có rất ít sản phẩm, chỉ tập trung vào các sản phẩm
MacBook, iPod, iPad, iPhone. Theo Matthew Davis, chuyên gia chuỗi cung ứng tại
Hãng nghiên cứu Gartner - người xếp Apple là chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới
trong 4 năm qua, "Apple sở hữu chiến lược rất thống nhất, và mọi phần trong kinh
doanh đều xoay quanh chiến lược này."
- Tư vấn : Apple đã đặt ra quy định về "các bước phục vụ khách hàng" bao gồm:
"Lại gần khách hàng với thái độ chào đón thân tinh", "Hỏi han lịch sự đề hiểu các
nhu cầu của khách", "Đưa ra một giải pháp để khách hàng có thể áp dụng tại nhà
ngay trong ngày", "Lắng nghe và giải quyết bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào của khách
hàng", và "Kết thúc bằng lởi chào tạm biệt thân tinh và lởi mời quay trở lại". Trong
nguyên gốc tiếng Anh, các chữ cái bắt đầu các nguyên tắc này ghép lại thành từ
"APPLE".

- Quản lý kho hàng: quản lý kho hàng của Apple là vô cùng tốt, Apple đã ko trực
tiếp sản xuất hàng hóa mà thuê các nhà máy Foxconn sản xuất thiết bị ở Trung
Quốc để chế tạo những thiết bị của mình.Apple chi việc phân phối các sản phẩm
của minh. Từ đó quả táo có thể phân phối sản phẩm của minh tới tay khách hàng
nhanh hơn.
Các nhà cung cấp thiết bị đóng vai trò sống còn với Apple, Apple phải nhờ đến hơn
156 nhà cung cấp dịch vụ, tuy vậy với sự lựa chọn khôn khéo của minh Apple đã
tim được nhưng nhà cung cấp tốt nhất có giá thành rẻ.
3.6. Tiêu dùng

9
Nhìn tổng quát lại, khách hàng của Apple chủ yếu là cá nhân, ai dùng hàng apple
đều thuộc tầng lớp khá giá. Tầng lớp khá giả ngày nay đều là những người nhiều
tiền bận rộn, ít có thời gian hoặc ngại vọc vạch công nghệ, thích sự thuận tiện, thời
trang, thưởng hay giao lưu công việc khoe khả năng tài chính. Tầng lớp này chỉ
chiếm tầm 20-30% dân số toàn cầu, nhưng họ lại sở hữu tải sản chiểm tới 70-80%
tổng tài sản của công dân toàn cẩu. Đây quả là tập khách hàng tiềm năng và sẵn
sảng chi trả để được sở hữu những sản phẩm công nghệ đinh cao nhất, thời thượng
nhất, những đối tượng này họ ít khi dắn đo khi xuống tiền mua sản phẩm của Apple.
Apple áp dụng chiến lược hớt váng sữa cho các sản phẩm mới ra của minh. Khi
tung ra 1 sản phẩm nào đó thì giá của sản phẩm đó rất cao, một thời gian sau thì
giảm giá mạnh đề thu hút người tiêu dùng. Cụ thê:
iPhone 4 16GB
13/06/2010: 28.500.000đ
13/6/2011: 15.000.000đ
20/4/2012: 11.000.000đ
Ra mắt ở Việt nam vào ngày 13/6/2010 giá của Iphone 4 phiên băn 16GB có giá
hơn 28 triệu, khách hàng chủ yếu là tầng lớp thượng lưu có tài chính mạnh hay
những người yêu thích công nghệ mới, muốn khẳng định bản thân. Sau khi ra mắt
đc 1 năm, giá của Iphone 4 đã giảm mạnh xuống còn 11 triệu, đối tượng là những
người có tài chính ít hơn...
4. Chiến lược trong chuỗi cung ứng của APPLE
4.1. Chiến lược
a. Chiến lược quản lý hàng tồn kho
Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, nổi tiếng với việc tập trung vào hàng tồn
kho và chuỗi cung ứng nói chung. Không có gì ngạc nhiên khi việc duy trì một hệ
thống quản lý hàng tồn kho tinh gọn, hợp lý là đặc biệt quan trọng trong ngành công
nghệ, nơi các mặt hàng mới có thể loại bỏ ngay lập tức sự quan tâm của người tiêu
dùng đối với các mẫu mã cũ hơn.
Tim Cook từng nói về lĩnh vực này như sau "Về cơ bản là hàng tồn kho. Bạn muốn
quản lý hàng công nghệ giống như bạn đang kinh doanh sữa. Nếu sản phẩm đã
không còn tươi mới nữa, bạn đang gặp rắc rối lớn".

10
Apple giữ càng ít hàng tồn kho càng tốt, cung cấp cho họ sự linh hoạt cần thiết nếu
đối thủ cạnh tranh phát hành một sản phẩm mới sáng tạo, từ đó làm giảm giá trị của
bất kỳ mặt hàng nào đang còn lưu giữ trong kho. Hơn nữa, có ít SKU hơn để theo
dõi cho phép dự báo chính xác hơn.
Các cơ chế theo dõi hàng tồn kho của Tim Cook cũng cung cấp cho công ty một lợi
thế cạnh tranh mạnh mẽ, giảm thiểu số lượng nhà cung cấp và kho hàng và cho
phép các đối tác tự định giá.
b. Đặt trọng tâm vào tính bền vững
Trong suốt nhiều năm qua, Apple đã đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau để cải thiện
tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Apple đã cam kết 100% carbon trung
tính cho chuỗi cung ứng và các sản phẩm của mình vào năm 2030.
Ví dụ, ba năm trước, Apple đã công bố mục tiêu tạo ra một chuỗi cung ứng khép
kín, có nghĩa là mọi sản phẩm của họ sẽ chỉ được làm từ các sản phẩm có thể tái chế
hoặc tái tạo. Ngày nay, mọi cơ sở trên toàn cầu đều được cung cấp năng lượng tái
tạo, trong khi các sản phẩm mới hơn, chẳng hạn như MacBook Air, được làm từ
100% nhôm tái chế.
Công ty cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào sự kết hợp của công nghệ năng lượng sạch,
chẳng hạn như năng lượng mặt trời và gió. Cổng thông tin năng lượng sạch trực
tuyến của Apple cho phép các nhà cung cấp trên toàn cầu xác định các nguồn tái
tạo. Vào năm 2018, việc sản xuất năng lượng sạch của Apple và các nhà cung cấp
đã tương đương với lượng điện năng cần thiết để cung cấp năng lượng cho hơn
600.000 ngôi nhà ở Hoa Kỳ.
Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn giúp khách
hàng yên tâm rằng họ đang hỗ trợ các doanh nghiệp có đạo đức - một yếu tố ngày
càng quan trọng đối với người tiêu dùng ngày nay.
4.2. Bài học rút ra từ chuỗi cung ứng của Apple
Các doanh nghiệp muốn rút ra từ những thành công trong chuỗi cung ứng của
Apple sẽ phải làm tốt việc tuân theo ba điểm chính như ở trên - xây dựng mối quan
hệ bền vững, chiến lược quản lý hàng tồn kho và các sáng kiến bền vững.
Mặc dù hầu hết các công ty không hoạt động trên quy mô rộng lớn như Apple,
nhưng chắc chắn có nhiều cách để kết hợp những yếu tố này vào mô hình kinh
doanh của bạn. Ví dụ: hàng tồn kho được sắp xếp hợp lý có thể mang lại lợi ích cho
các doanh nghiệp công nghệ và tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp có ý

11
nghĩa đối với tất cả các loại công ty, giúp đảm bảo độ tin cậy và minh bạch đầu
cuối.
Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường, các công ty
tập trung vào trách nhiệm môi trường và xã hội sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động
bền vững và hình ảnh thương hiệu được nâng cao. Từ đó giữ được vị trí tốt cho
tương lai và chuẩn bị cho bất kỳ thay đổi tiềm năng nào về các quy định pháp luật
hoặc nhu cầu của người tiêu dùng.
5. Tiềm năng và thách thức trong chuỗi cung ứng của Apple:
5.1. Lợi ích trong cách quản lý chuỗi cung ứng của Apple
Việc cắt giảm số lượng nhà cung ứng chính, nhà kho trung tâm, SKU cùng với việc
đồng bộ hóa dữ liệu trên toàn hệ thống đã giúp việc dự báo nhu cầu chính xác hơn.
5.1.1. Ổn định số lượng nhà cung cấp chính
Apple quản lý mối quan hệ đối tác thương mại chặt chẽ với các nhà cung cấp chiến
lược, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Apple hiện có khoảng 200 nhà cung cấp chính trên toàn cầu, rất khiêm tốn so với
tổng cộng khoảng 3 triệu nhà cung cấp của Amazon.
5.1.2. Hiệu quả trong quản lý và phân tích dữ liệu
Apple chỉ sở hữu một kho trung tâm ở California, nghĩa là tất cả những gì công ty
phải làm là đồng bộ hóa dữ liệu giữa kho trung tâm với 246 cửa hàng và khách hàng
của mình.
Áp dụng tự động hóa ở mức độ thích hợp, loại hoạt động này có thể dễ dàng được
thực hiện một cách vô cùng hiệu quả.
5.1.3. Số lượng hàng hóa (SKU)
SKU là một phần tạo nên sự phức tạp của chuỗi cung ứng. Cùng một sản phẩm điện
thoại nhưng mỗi loại linh kiện khác nhau được xem như là nhiều SKU khác nhau.
Đối với Apple, ước tính sơ bộ có khoảng 26.000 mặt hàng là lợi thế lớn khi phải
thực hiện dự báo nhu cầu nếu như so sánh với lượng SKU 135 triệu sản phẩm của
Amazon.
5.1.4. Vòng đời sản phẩm

12
Chu kì các sản phẩm chính của Apple là cách hơn 12 tháng. Dự báo nhu cầu của sản
phẩm chu kỳ ngắn hạn theo mùa là rất rất khó để ước tính nên điều này cũng giúp
chuỗi cung ứng của Apple đơn giản đi phần nào.
5.2. Rủi ro trong chuỗi cung ứng của Apple
Apple là một công ty nổi tiếng với những sản phẩm sáng tạo và chất lượng cao,
nhưng ít ai biết rằng quản lý Chuỗi cung ứng của hãng không hề đơn giản và Apple
phải đối mặt với nhiều rủi ro ở phía cung, như:

- Áp lực cạnh tranh từ các nhà sản xuất khác, có thể lợi dụng các người bán lại để
phân phối sản phẩm.

- Hàng tồn kho dễ lỗi thời, khiến cho công ty mất giá trị và lợi nhuận.

- Sự hạn chế từ nguồn cung linh kiện điện tử, do phụ thuộc vào các nhà cung cấp
độc quyền hoặc có số lượng ít ỏi.

- Chỉ có thể dùng linh kiện tùy chỉnh cho một số bước sản xuất nhất định và không
thể tái sử dụng cho chuỗi cung ứng khác.

- Luôn phải cân bằng giữa việc dự trữ đủ linh kiện để sản xuất và tránh lãng phí.

- Thiếu chắc chắn đến từ các yếu tố bên ngoài, có thể gây ra thiên tai hoặc tai nạn và
làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

- Phụ thuộc vào các công ty dịch vụ Logistics thuê ngoài, có thể không đảm bảo
chất lượng và thời gian giao hàng.

- Cần tuân thủ quy tắc ứng xử từ những nhà cung cấp, để bảo vệ uy tín và trách
nhiệm xã hội.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://vilas.edu.vn/chuoi-cung-ung-apple.html
2. https://chuyengiamarketing.com/chuoi-cung-ung-cua-apple/
3. https://amis.misa.vn/56935/chuoi-cung-ung-cua-apple/
4. https://pdfcoffee.com/chuoi-cung-ung-cua-apple-pdf-free.html

14

You might also like