You are on page 1of 7

1.

Chuỗi cung ứng dẫn đầu của Apple:


Theo Mark và Johnson, về cơ bản, Apple quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu với
phần phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ và thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các
quốc gia châu Á và mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên khắp thế giới. Linh
kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường hàng không
để tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ đây, thành phẩm được chuyển trực tiếp đến
tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS hoặc FedEx) đối với
những người đặt mua sản phẩm Apple qua website của công ty.
Đối với những kênh phân phối còn lại (cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối), Apple
trữ hàng tại kho trung tâm tại Elk Grove, California và giao sản phẩm từ các kho
này. Cuối chuỗi này, Apple có dịch vụ bảo hành và thu hồi các sản phẩm hư hỏng,
không còn sử dụng được nữa để tái chế.
2. Các yếu tố thành công của chuỗi cung ứng Apple
 Thuê ngoài hiệu quả
- Apple giữ lại tất cả các khâu thuộc về sáng tạo đổi mới tại Hoa Kỳ và thuê
ngoài những khâu còn lại. Có thể tìm thấy dòng chữ “designed by Apple in
California” (thiết kế bởi Apple tại California) ở mặt sau của những chiếc
iPhone. Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm là những
hoạt động tốn nhiều trí lực nhất và cũng mang lại giá trị cao nhất trong chuỗi
giá trị sẽ được giữ lại, còn các hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu kho… sẽ
được thuê ngoài.
- Apple có hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng cho các linh kiện của một sản
phẩm. Không những thế, theo Australian Institute of Company Directors
(2015), Apple còn làm việc với những nhà cung cấp khác nhau cho cùng một
loại linh kiện giống nhau. Ưu điểm của phương thức này là giảm thiểu sự tác
động khi có một sự cố bất thường xảy đến với một nhà cung ứng cụ thể. Thêm
vào đó, từ năm 1998, Apple đã cắt giảm số lượng nhà cung ứng linh kiện từ
100 xuống còn 24 và nhờ có sức mạnh thương lượng, Apple có thể khiến các -
nhà cung ứng cạnh tranh lẫn nhau để giành được hợp đồng cung ứng linh kiện.
- Theo Kraemer và cộng sự (2011), các nhà cung cấp ở Nhật Bản giành được
hợp đồng cung ứng linh kiện cho các mẫu máy nghe nhạc iPod đầu tiên; tuy
vậy, đến các mẫu iPod sau đó cùng với iPhone và iPad, phần lớn những nhà
cung cấp linh kiện là các công ty Hàn Quốc (LG, Samsung). Dĩ nhiên sự thay
đổi này một phần do Apple chuyển sang dùng bộ nhớ flash thay vì đĩa cứng
trong các sản phẩm của mình. Apple cũng đã thay nhà sản xuất chip xử lý
PortalPlayer ở Thung lũng Silicon bằng hợp đồng với Samsung và gần đây là
TSMC ở Đài Loan.
- Khả năng linh động trong thuê ngoài đã giúp Apple tập trung vào năng lực cốt
lõi của mình là nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để liên tục tung ra những sản
phẩm mới thuyết phục người tiêu dùng. Apple là một công ty sản xuất không
thực sự sở hữu dây chuyền sản xuất nào.
( Bản tóm tắt slide) Apple giữ lại hoạt động sáng tạo và đổi mới ở
Mỹ, in dòng chữ "designed by Apple in California" trên sản phẩm. Họ làm việc
với nhiều nhà cung cấp linh kiện khác nhau, giảm thiểu rủi ro khi có sự cố.
Apple đã cắt giảm số lượng nhà cung cấp linh kiện và sử dụng sức mạnh
thương lượng. Các nhà cung cấp chủ yếu từ Hàn Quốc và Đài Loan. Khả năng
linh động trong thuê ngoài giúp Apple tập trung vào nghiên cứu và sáng tạo sản
phẩm mới, không sở hữu dây chuyền sản xuất.
 Quản lý tồn kho độc đáo
- Người đứng sau chuỗi cung ứng hùng mạnh của Apple chính là giám đốc điều
hành hiện tại của hãng – Tim Cook. Khi gia nhập và tiếp quản chuỗi cung ứng
Apple năm 1998, ông đã cho đóng cửa 10 trong số 19 nhà kho của Apple để
giới hạn số lượng tồn kho và trước tháng 9/1998, tồn kho giảm từ một tháng
xuống chỉ còn 6 ngày, đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 5 ngày.
- Để so sánh tương quan, hai đối thủ lớn Dell và Samsung lần lượt phải mất 10
ngày và 21 ngày. Cook tin rằng đối với một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng như
công nghệ, “tồn kho cơ bản là một thứ tồi tệ”, “bạn cần quản lý nó như thể bạn
đang kinh doanh trong ngành bơ sữa. Nếu sản phẩm lưu kho vượt quá hạn sử
dụng thì bạn đang gặp vấn đề”.
- Thực tế vào tháng 7.2011, Apple bán hết mọi chiếc iPad 2 được sản xuất và
không gây ra bất kỳ lãng phí nào do phải lưu kho vì không bán được. Để làm
được điều này, Apple cắt giảm số lượng SKU (đơn vị lưu kho) xuống còn xấp
xỉ 26 ngàn (Amazon có đến 135 triệu SKUs). Việc cắt giảm số lượng nhà cung
ứng chính, nhà kho trung tâm, SKU cùng với việc đồng bộ hóa dữ liệu trên
toàn hệ thống đã giúp việc dự báo nhu cầu chính xác hơn.
( Bản tóm tắt slide) Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple, đã
quản lý chuỗi cung ứng của công ty một cách hiệu quả. Ông đã giảm tồn kho
từ 6 ngày xuống còn 5 ngày trong năm 2012, trong khi đối thủ như Dell và
Samsung mất 10 ngày và 21 ngày. Cook coi tồn kho là điều tồi tệ trong ngành
công nghệ và đã cắt giảm số lượng SKU (đơn vị lưu kho) và nhà cung ứng
chính để dự báo nhu cầu chính xác hơn. Apple đã bán hết iPad 2 vào tháng
7/2011 mà không gây lãng phí tồn kho.
 Sở hữu người tiêu dùng
- Theo Montgomerie và Roscoe, yếu tố hoàn hảo nhất trong mô hình kinh doanh
của Apple nằm ở khả năng “sở hữu người tiêu dùng” của hãng. Mô hình kinh
doanh của Apple được thiết kế để lôi kéo người tiêu dùng tham gia vào hệ sinh
thái phần cứng – phần mềm – dịch vụ. Vì các vấn đề liên quan đến chi phí
chuyển đổi, người tiêu dùng sẽ ít có khuynh hướng chuyển sang các hệ sinh
thái của đối thủ cạnh tranh. Điều này mang lại cho Apple sức mạnh to lớn
trong một chuỗi cung ứng mà Apple nắm ở cả hai phía (nhà cung cấp và người
tiêu dùng).
- Việc sở hữu người tiêu dùng không chỉ giúp Apple quản trị thành công chuỗi
cung ứng vật chất mà còn giúp hãng thâm nhập một thị trường mới là cung cấp
nội dung trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thị trường đó, Apple bán các sản
phẩm đến người tiêu dùng không phải qua bất kỳ kênh trung gian nào. Apple
đã và đang kiếm được những nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc cung cấp nhạc
trên iTunes Music Store, ứng dụng trên kho ứng dụng App Store và gần đây là
kho phim và nhạc cho thuê (iTunes đã tạo ra doanh thu 16 tỷ USD cho Apple
trong năm 2013).
- Lý do quan trọng cho sự thành công từ chuỗi cung ứng điện tử sáng tạo của
Apple là những nhà sở hữu nội dung có thể tiếp cận dễ dàng với khối lượng
người tiêu dùng đông đảo và có mức độ sẵn sàng chi trả cao mà Apple sở hữu.
Người tiêu dùng thì lại dễ dàng mua hoặc thuê được nội dung yêu thích thông
qua những thiết bị thông minh.
( Bản tóm tắt slide) Yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh
doanh của Apple là khả năng "sở hữu người tiêu dùng," thu hút họ vào hệ sinh
thái phần cứng, phần mềm và dịch vụ của Apple. Điều này tạo sức mạnh lớn
cho Apple vì người tiêu dùng ít có xu hướng chuyển đổi sang các hệ sinh thái
cạnh tranh do chi phí chuyển đổi. Sở hữu người tiêu dùng giúp Apple quản lý
chuỗi cung ứng và thâm nhập thị trường nội dung trực tiếp. Điều này cho phép
họ kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp nội dung như nhạc, ứng dụng và phim trực
tiếp cho người tiêu dùng thông qua các thiết bị của họ.
3. Nhà cung cấp và đối tác chiến lược
a. Nhà cung cấp toàn cầu:
Apple đã xây dựng một mạng lưới nhà cung cấp và sản xuất trên toàn cầu. Các
đối tác sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc, như Foxconn, Pegatron, và Wistron,
đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm Apple.
(Theo quy trình sản xuất sản phẩm Apple, hầu hết việc nghiên cứu và phát
triển (R&D) diễn ra tại Mỹ. Chẳng hạn, sau khi lập kế hoạch xong, công
ty sẽ mua nguyên liệu thô để sản xuất iPhone. Để mua đủ nguyên liệu cần
thiết, hãng hợp tác với khoảng 200 doanh nghiệp toàn cầu. Ví dụ, châu Phi
cung cấp quặng, Nhật Bản cung cấp máy ảnh, Hàn Quốc cung cấp thẻ
nhớ, Đức cung cấp bán dẫn. Tất cả linh kiện này chuyển đến Foxconn – sở
hữu 12 nhà máy tại Trung Quốc – để lắp ráp iPhone. Sau đó, iPhone được
chuyển bằng máy bay từ Trung Quốc đến Apple hoặc các nhà kho
UPS/FedEx. Chúng tiếp tục giao đến nhà khách hàng nếu đặt qua mạng
hoặc cửa hàng bán lẻ). PHẦN NI ĐỂ ĐỌC ĐỪNG BỎ VÔ NHA.
b. Quan hệ dài hạn:
Apple có hai loại quan hệ với các nhà cung ứng: hợp tác và hiệp lực. Mối quan
hệ hợp tác xảy ra khi mỗi công ty cần năng lực cốt lõi của bên kia để duy trì
giá trị khách hàng. Mặt khác, mối quan hệ hiệp lực xảy ra khi nhiều tổ chức
cùng làm việc với nhau để tạo ra một thứ giá trị hơn cả phép cộng các thành
phần riêng lẻ.
Các nhà thiết kế của Apple phải duy trì cả hai loại quan hệ này khi làm việc với
các nhà cung ứng. Chẳng hạn, nhà cung ứng cung cấp quản trị nhân lực, còn
Apple cung cấp ý tưởng sáng tạo, hình thành quan hệ hợp tác trong quá trình
phát triển. Để minh họa, đối với các thiết kế mới như vỏ nguyên khối của
MacBook, các nhà thiết kế Apple sẽ làm việc với đối tác cung ứng để tạo ra
trang thiết bị mới. Hai bên cần năng lực cốt lõi của đối phương để đáp ứng nhu
cầu thị trường. Các nhà thiết kế hợp tác chặt chẽ cùng các nhà cung ứng khác
nhau để biến nguyên mẫu thành thiết bị sản xuất đại trà. Nói cách khác, khi
Apple kết hợp với nhiều nhà cung ứng, quan hệ của họ mang đến một thứ ảnh
hưởng đến cả thế giới.
Hai loại quan hệ giúp Apple bảo toàn vị trí thống trị trong ngành công nghệ.
Để vượt trội hơn nữa, Apple sử dụng chiến lược có tên khác biệt hóa: cung cấp
thứ độc đáo hơn so với các đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên, chiến lược quan
trọng nhất tới nay là sử dụng outsourcing thay vì near-sourcing. Outsourcing
liên quan tới giao cho hãng khác sản xuất, còn near-sourcing liên quan tới
chuyển sản xuất về gần với địa điểm bán hàng. Chiến lược outsourcing giúp
Apple tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất do chi phí nhân công tại Trung Quốc
rẻ hơn nhiều so với Mỹ.
( Bản tóm tắt slide) Theo quy trình sản xuất sản phẩm Apple, họ duy
trì hai loại quan hệ quan trọng với các nhà cung ứng: quan hệ hợp tác và quan
hệ hiệp lực. Quan hệ hợp tác xảy ra khi cần năng lực cốt lõi của đối phương để
duy trì giá trị khách hàng, trong khi quan hệ hiệp lực xảy ra khi nhiều tổ chức
cùng làm việc với nhau để tạo ra giá trị hơn cả tổng của các thành phần riêng
lẻ. Các nhà thiết kế của Apple phải duy trì cả hai loại quan hệ này khi làm việc
với các nhà cung ứng, sử dụng sự hợp tác chặt chẽ để phát triển sản phẩm và
đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chiến lược quan trọng của Apple để bảo toàn vị thế thống trị trong ngành công
nghệ là sử dụng outsourcing, giao việc sản xuất cho các đối tác, thay vì near-
sourcing. Điều này giúp Apple tiết kiệm chi phí sản xuất do tận dụng các chi
phí lao động thấp tại Trung Quốc, so với sản xuất tại Mỹ. Chiến lược này cho
phép Apple cung cấp sản phẩm độc đáo và duyệt khác biệt hơn so với các đối
thủ cùng ngành.
(Chẳng hạn, lắp ráp một iPhone 4G tại Trung Quốc rẻ hơn 158,57 USD so
với Mỹ với cùng số giờ làm việc. Ngoài ra, nếu iPhone được lắp ráp tại
Trung Quốc, biên lợi nhuận ròng khi bán mỗi iPhone là 71,7%. Nếu lắp
ráp tại Mỹ, con số này chỉ là 25,2%. Vì vậy, outsourcing là một trong các
chiến lược nổi bật nhất của Apple để đạt thắng lợi tài chính.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới nhiều doanh nghiệp nhưng không
phải Apple. Theo dữ liệu của công ty, từ tháng 4 tới tháng 6/2020, Apple
đạt lợi nhuận 11,25 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Dữ liệu đó
chứng minh Apple sở hữu chuỗi cung ứng mạnh mẽ, ngăn chặn thiệt hại
trước các vấn đề mang tính tạm thời như dịch bệnh.
Nhờ chiến lược thông minh, Apple là công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị 2
nghìn tỷ USD. Thành công của hãng phụ thuộc vào quan hệ với đối tác.
Tận dụng cả chiến lược khác biệt hóa lẫn outsourcing, Apple đã củng cố
giá trị thị trường và tỷ suất lợi nhuận ròng. Dù chuỗi cung ứng không
hoàn hảo, nó tiếp tục mang đến giá trị kinh tế khổng lồ cho nhà sản xuất
iPhone). PHẦN NI ĐỂ ĐỌC ĐỪNG BỎ VÔ NHA
c. Kiểm tra và quản lý chất lượng:
Quá trình đánh giá nhà cung cấp: Apple thực hiện quá trình đánh giá kỹ
lưỡng khi chọn lựa nhà cung cấp mới. Họ xem xét lịch sử của nhà cung cấp,
quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, và khả năng cung cấp hàng đúng thời
hạn.
Kiểm tra vật lý và kỹ thuật: Apple tiến hành kiểm tra vật lý và kỹ thuật định
kỳ trên linh kiện và sản phẩm được cung cấp bởi nhà cung cấp. Điều này bao
gồm việc đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về kích thước,
hình dạng, và hiệu suất.
Kiểm tra quy trình sản xuất: Apple cũng kiểm tra quy trình sản xuất của nhà
cung cấp để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về quy
trình sản xuất.
Kiểm tra hiệu suất và độ tin cậy: Sản phẩm được kiểm tra để đảm bảo rằng
chúng hoạt động đúng cách và đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất và độ tin
cậy.
Kiểm tra an toàn và môi trường: Apple đảm bảo rằng sản phẩm và quy trình
sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và quy định môi trường. Điều này bao
gồm việc kiểm tra các vấn đề liên quan đến an toàn và tác động môi trường.
Đánh giá khả năng cung cấp: Apple kiểm tra khả năng cung cấp của nhà
cung cấp để đảm bảo rằng họ có khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn và
đủ số lượng.
Theo dõi và đánh giá liên tục: Apple không chỉ kiểm tra một lần mà liên tục
theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp trong suốt thời gian hợp đồng.
Phản hồi và cải tiến: Apple lắng nghe phản hồi từ khách hàng và từ đó cải tiến
quy trình kiểm tra chất lượng và yêu cầu chất lượng của họ đối với nhà cung
cấp.
Quản lý chất lượng và kiểm tra định kỳ này là một phần quan trọng của việc
đảm bảo rằng sản phẩm Apple đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao và đáng
tin cậy mà họ cam kết đối với khách hàng.
Apple đã thực hiện chiến lược dự trữ (strategic reserve) theo một số cách
khác nhau để đảm bảo rằng họ có đủ nguyên liệu và linh kiện quan trọng để
duy trì sản xuất và ứng phó với các thách thức trong chuỗi cung ứng. Dưới đây
là một số cách mà Apple đã thực hiện chiến lược dự trữ:

Hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp: Apple thường ký kết các hợp đồng dài hạn
với các nhà cung cấp linh kiện quan trọng. Những hợp đồng này đảm bảo rằng
Apple có quyền tiếp tục mua linh kiện từ những nhà cung cấp này trong thời
gian dài, động viên các nhà cung cấp duy trì sản xuất ổn định.

Dự trữ linh kiện quan trọng: Apple có thể dự trữ một lượng lớn linh kiện quan
trọng, như chip, màn hình, hoặc pin, để đảm bảo rằng họ có sẵn nguồn cung
ứng trong trường hợp thiếu hụt hoặc tình trạng khẩn cấp.

Phát triển nguồn cung ứng thay thế: Apple thường xây dựng và phát triển một
mạng lưới nguồn cung ứng phong phú để đảm bảo rằng họ có thể chuyển đổi
sang các nhà cung cấp khác nếu cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro liên
quan đến phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.

Đầu tư vào năng lực sản xuất: Apple có thể đầu tư vào các dây chuyền sản xuất
và cơ sở hạ tầng sản xuất để tạo ra dự trữ sản phẩm hoặc linh kiện quan trọng.

Đánh giá tình hình thị trường và rủi ro: Apple luôn theo dõi tình hình thị
trường và đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến nguồn cung ứng. Họ có thể
thực hiện các biện pháp dự phòng dựa trên thông tin này.

Hợp tác với các đối tác chiến lược: Apple có thể hợp tác với các đối tác chiến
lược trong ngành công nghiệp để chia sẻ thông tin và nguồn cung ứng, giúp cải
thiện khả năng dự trữ và ứng phó với khó khăn trong chuỗi cung ứng.

Nhưng việc thực hiện chiến lược dự trữ không chỉ dựa vào việc tích trữ linh
kiện mà còn yêu cầu sự quản lý thông minh, đánh giá rủi ro, và phản hồi nhanh
chóng đối với các thay đổi trong môi trường kinh doanh và sản xuất. Apple đã
thành công trong việc tạo ra một mô hình dự trữ linh hoạt và hiệu quả để duy
trì sự ổn định trong chuỗi cung ứng của họ.
1. Các vấn đề thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp duy nhất: Một trong những thách thức
lớn nhất của Apple là sự phụ thuộc vào một số nhà cung cấp quan trọng,
đặc biệt là các nhà sản xuất ở Trung Quốc. Điều này tạo ra rủi ro khi có
sự cố tại các nhà cung cấp này, như tai nạn hoặc cuộc đình công.
- Biến đổi về môi trường và bền vững: Ngày càng tăng cường quy định
và áp lực từ phía khách hàng về vấn đề môi trường và bền vững đòi hỏi
Apple phải tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận hành.
- Khủng hoảng và biến đổi thị trường không dự đoán được: Sự biến
đổi nhanh chóng trong công nghệ và thị trường có thể làm thay đổi nhu
cầu và sự cạnh tranh.
- Quản lý nhà cung cấp và chuỗi cung ứng phức tạp: Quản lý một
chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều nhà cung cấp và các bước khác nhau
có thể phức tạp và dễ dàng gặp vấn đề.

You might also like