You are on page 1of 13

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN HỌC TƯ DUY PHẢN BIỆN

NHÓM: 7
Nguyễn Đỗ Anh Thắng - 2200008275
Nguyễn Tiến An - 2200007982
Nguyễn Thiên Phước - 2200008495
Trần Hạ Tuyết Ngân - 2200008764
Hoàng Thị Kim Nhung – 2200008264
Nguyễn Thị Kim Linh – 2200005597
Lê Thuỳ Trang – 2200005373
Trần Ngọc Duy – 2200005809
Trần Thanh Sang - 2200008161

GVHD: Nguyễn Thị Bưởi

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023, tháng 11

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO


BÌA

Bảng điểm - Bảng phân công


NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1 (6 điểm)

Dùng mô hình ARES, 6 CHIẾC MŨ, 5W1H để chứng minh 1 luận điểm bất kỳ
mà nhóm quan tâm (trong cuộc sống, học tập). Viết dưới hình thức một bài luận.

Số lập luận bằng số thành viên trong nhóm của mình.

Lập luận 1….

Dẫn chứng 1…

Lập luận 2…

Dẫn chứng 2….

- Phần 2: 0.5 diểm

- Chỉ ra lý thuyết áp dung khi phân tích luận điểm đó: diễn dich, quy nap,

- Phần 3: Tài liệu tham khảo: 1 điểm

- Hình thức trình bày tại lớp: 2.5 điểm


BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN BÁO CÁO

STT Họ và tên Nội dung được Tỷ lệ tham gia Ghi chú


phân công hoạt động nhóm
1 Đồng ý, làm bài báo 100%
Nguyễn Đỗ Anh Thắng
cáo, phản biện,tìm ý
2 Đồng ý, phản biện, 100% Nhóm trưởng
Nguyễn Tiến An
tìm ý
3 Đồng ý, phản biện, 100%
Nguyễn Thiên Phước
tìm ý
4
Trần Hạ Tuyết Ngân Đồng ý, phản biện, 100%
tìm ý
5 Không đồng ý, phản 100%
Hoàng Thị Kim Nhung
biện, tìm ý
6 Nguyễn Thị Kim Linh Không đồng ý, 100%
làm powerpoint,
phản biện, tìm ý
7 Trần Ngọc Duy Không đồng ý, 100%
phản biện, tìm ý
8 Lê Thùy Trang Không đồng ý, 100%
phản biện, tìm ý
9 Trần Thanh Sang Không đồng ý, 100%
thuyết
trình,phản biện,
tìm ý

 Phân công thực hiện:

Quan điểm đồng ý:

Lập luận 1+ Dẫn chứng: Nguyễn Tiến An

Lập luận 2 + Dẫn chứng: Trần Hạ Tuyết Ngân

Lập luận 3 + Dẫn chứng: Nguyễn Thiên Phước

Lập luận 4+ Dẫn chứng: Nguyễn Đỗ Anh Thắng

3
Quan điểm không đồng ý:

Lập luận 1 + Dẫn chứng: Hoàng Thị Kim Nhung

Lập luận 2 + Dẫn chứng: Nguyễn Thị Kim Linh

Lập luận 3 + Dẫn chứng: Lê Thuỳ Trang

Lập luận 4 + Dẫn chứng: Trần Ngọc Duy

Lập luận 5 + Dẫn chứng: Trần Thanh Sang

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

I.MỞ ĐẦU
Đề tài: Vấn đề phá thai ở tuổi vị thành niên của thế hệ gen y đến đầu genz
Công cụ: Dùng mô hình ARES để trình bày
Lý do chọn:
-Sự tự quyền và quyền tự do: Một lý do quan trọng là quyền tự quyền và quyền tự do
của phụ nữ trẻ. Vào tuổi vị thành niên, phụ nữ có quyền tự quyết về sự phát triển cá
nhân, giáo dục và lập kế hoạch gia đình. Nếu phụ nữ trẻ không sẵn sàng hoặc không
mong muốn có con, nạo phá thai có thể được coi là quyền lựa chọn cá nhân của họ để
kiểm soát cuộc sống và tương lai của mình.
-Khả năng chăm sóc và trách nhiệm: Một lý do khác là khả năng chăm sóc và trách
nhiệm của phụ nữ trẻ. Ở tuổi vị thành niên, phụ nữ thường chưa sẵn sàng hoặc không có
khả năng cung cấp một môi trường chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho một đứa trẻ. Việc
nạo phá thai có thể giúp tránh những khó khăn và trách nhiệm không mong muốn trong
việc chăm sóc con cái.
- Tình huống gia đình và tài chính: Một lý do quan trọng khác là tình huống gia đình và
tài chính. Phụ nữ trẻ có thể đối mặt với tình huống gia đình không ổn định hoặc không
đủ tài chính để nuôi dưỡng một đứa trẻ. Việc nạo phá thai có thể giúp tránh gánh nặng
tài chính và gia đình không mong muốn.
-Sức khỏe và trạng thái tâm lý: Một lý do khác là sức khỏe và trạng thái tâm lý của phụ
nữ trẻ. Việc mang thai và sinh con có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và trạng
thái tâm lý của phụ nữ trẻ. Nạo phá thai có thể giúp tránh những rủi ro sức khỏe và tình
trạng tâm lý không mong muốn.
-Khả năng hoàn thành giáo dục và phát triển sự nghiệp: Một lý do khác là khả năng hoàn
thành giáo dục và phát triển sự nghiệp. Việc có một đứa trẻ trong tuổi vị thành niên có
4
thể tạo ra rào cản cho việc tiếp tục học tập và phát triển sự nghiệp của phụ nữ trẻ. Nạo
phá thai có thể giúp phụ nữ trẻ tập trung vào việc hoàn thiện giáo dục và xây dựng tương
lai.
Lưu ý rằng quan điểm về nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có thể khác nhau và phụ
thuộc vào giá trị, quan điểm đạo đức và tôn giáo của từng người.
-Việc yêu sớm và có quan hệ tình dục sớm cũng là lí do dẫn đến trẻ vị thành niên mang
thai.

3 lý do khiến trẻ vị thành niên quan hệ tình dục ngày càng sớm:
1.Cơ thể sinh lý phát triển sớm (dậy thì sớm):
Bước vào tuổi dậy thì, dưới ảnh hưởng của các hormon nội tiết, cơ thể phát triển mạnh
và xuất hiện nhu cầu sinh lý.Tuy nhiên, nhu cầu sinh lý khác nhau ở mỗi người và có thể
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, thể trạng, môi trường sống, văn hóa xã hội…
Theo các chuyên gia sức khoẻ sinh sản, các bé gái trải qua rất nhiều thay đổi về thể chất
và cảm xúc ở tuổi dậy thì. Mặc dù những thay đổi này diễn ra vào những thời điểm khác
nhau và ở mức độ khác nhau, tuổi dậy thì ở nữ thường xảy ra trong độ tuổi từ 10 và
14.Trong số những thay đổi về cảm xúc đó là sự gia tăng ham muốn tình dục ở tuổi dậy
thì.
2.Tiếp xúc với mạng xã hội có nội dung độc hại

Ở tuổi vị thành niên, trẻ chưa có đủ nhận thức đúng đắn về quan hệ tình dục. Do đó, khi
tiếp cận với mạng xã hội thì tỉ lệ tiếp xúc với các nội dung độc hại như web sex ngày
càng cao. Việc đua đòi, học theo những nội dung độc hại đó mà không có sự can thiệp,
định hướng của cha mẹ sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc và không tránh khỏi dẫn
đến quan hệ tình dục sớm ở trẻ vị thành niên.
Theo TS. Tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, ở độ tuổi dậy thì, các em có nhiều biến đổi về
tâm lý và sinh lý, bản năng tình yêu và tình dục cũng bắt đầu trỗi dậy, vì vậy, nhu cầu
tình dục với người khác giới xuất hiện. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin
chính thống về sức khỏe sinh sản và tình dục của trẻ vị thành niên rất hạn chế.
Phim ảnh hiện nay cũng đề cập đến những vấn đề tình dục quá nhiều song không có định
hướng rõ ràng cũng là nguyên nhân khơi dậy, đánh động bản năng tình yêu, tình dục của
các em; đặc biệt trẻ em bây giờ không phải lao động chân tay nhiều, ít vận động nên dẫn
đến dư thừa năng lượng. Khi năng lượng không được sử dụng, nó sẽ chuyển vào các
hoạt động khác để lấy lại cân bằng tâm lý, vì thế nhiều em đã tìm đến những “cuộc yêu”
vụng trộm…

5
3.Những “cuộc yêu” vụng trộm
Đa số các em gái mang thai ở tuổi vị thành niên khi được tư vấn đều cho rằng, cha mẹ
các em thường ngại, lảng tránh khi các em hỏi hay nhắc tới những vấn đề về sức khỏe
sinh sản (SKSS). Nhà trường cũng rất ít khi đề cập đến giáo dục SKSS, những lớp học,
câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền về vấn đề này cũng thiếu nhiều, vì vậy các em không có
các kênh thông tin chính thống để tìm hiểu về vấn đề này.
Chị Phan Thị Lan Hương, cán bộ tư vấn ở đường dây nóng 18001567 cho biết vài năm
trở lại đây, có rất nhiều cuộc điện thoại từ các em nhỏ tuổi vị thành niên, thậm chí có em
chỉ trên dưới 10 tuổi. Đa phần các em gặp phải băn khoăn, khúc mắc trong chuyện tình
yêu, tình bạn hoặc tâm sự về việc đang yêu người này, muốn bỏ người kia.
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác khiến các em mang thai ở độ tuổi này tăng như hiện
nay là do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ
tình dục, sống buông thả; báo chí đăng tải quá nhiều về vấn đề này nhưng làm không
đến nơi đến chốn, không phân tích rõ các hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn,
mang thai khi còn quá trẻ… vì vậy không có tác dụng cảnh báo, răn đe.

6
II. NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1:
 Đồng ý với Quan điểm Vấn đề phá thai ở tuổi vị thành niên của thế hệ
gen y đến đầu genz:

1. Có thể phá thai tại các bệnh viện uy tín để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trẻ vị
thành niên trong trường hợp trẻ có vấn đề về sức khỏe và những trường hợp nên phá
thai như:[1]

 Mẹ bị ốm nghén dữ dội, kéo dài kèm theo ra máu vùng kín: nghén là một trong
những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể thai phụ có sự thay đổi, dẫn đến những triệu
chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Một khi thai phụ bị nghén dữ dội, nôn nhiều,
có thể kèm theo ra máu được xếp vào dạng nghén bệnh lý chửa trứng toàn phần thì nguy
cơ ung thư rau thai là rất lớn, không nên giữ thai vì có thể nguy hiểm đến tính mạng
người mẹ.
 Trường hợp không nên giữ thai do thai phụ nhiễm bệnh nặng, không thể tiếp tục
thai kỳ: đó là các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mẹ và bé, chẳng hạn
như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, ung thư đang điều trị bằng
tia xạ, AIDS giai đoạn cuối… thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là bạn không
nên sinh bé ra đời bởi tỷ lệ “mẹ tròn con vuông” lúc này là vô cùng thấp.
 Bất thường ở thai nhi thuộc trường hợp không nên giữ thai: Trong nhiều trường hợp
thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh. Các khuyết tật, dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống
thần kinh, khuyết tật lồng ngực và khớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết
tật tim, điếc, mù, chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của
những đứa trẻ vô tội. Đây cũng là những trường hợp không nên giữ thai mà bà bầu nên
cân nhắc.
 Ngoài ra không nên giữ thai khai các mẹ trẻ bị va động mạnh: Với các trường hợp
thai phụ bị tai nạn, trượt ngã hay bị “shock” mạnh về tâm lý do gặp chuyện đau buồn,
tang thương… gây động đến thai nhi. Nếu sau khi khám, bác sĩ cho biết thai nhi bị động
quá mạnh, khó lòng giữ được thì thai phụ nên suy xét việc có để thai lại hay không.
 Một số trường hợp không nên giữ thai khác như: thai chết lưu trong tử cung, thai
ngoài tử cung trường hợp trên là do thai quá yếu hay một nguyên cớ nhất định nào đó
mà thai nhi chết lưu trong tử cung, các bà bầu buộc phải bỏ cái thai trong bụng. Trường
hợp nên bỏ thai này nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hoặc tình trạng sức kháng của
người mẹ bị tổn thương. Và tgoài tử cung xảy ra khi thai làm tổ ở ngoài tử cung thay vì
tử cung. Đây là một tình huống nguy hiểm và cần được loại bỏ ngay lập tức để tránh
nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người mẹ.

2. Khi có người hỏi bạn “ Nếu lỡ có thai ngoài ý muốn bạn sẽ làm gì?”
Nhiều bạn trẻ nhất là các lứa tuổi vị thành niên sẽ chọn giải pháp giữ lại cái thai những cũng
không ít bạn trẻ cùng lứa chọn cách phá thai. Và sẽ có rất nhiều bàn luận sôi nổi cũng như
những lời khuyên và giải đáp hữu ích về đề này nhưng các bạn vẫn lựa chọn phá thai. Lựa
chọn này nếu nhìn từ khía cạnh đạo đức thì người quyết định bỏ đi cái thai, bỏ đi một sinh
mạng như thế thì chẳng khác gì thiếu tình người, vô cảm chẳng hạn. Có người nói: ngày nay
dường như lương tâm con người không có “răng”, họ không còn sợ một điều gì, ngay cả bỏ
đi giọt máu của mình!

7
Rất nhiều người đã đau đớn, hối hận sau khi nạo phá thai và mặc cảm tội lỗi đeo đuổi các
bạn suốt quãng đời còn lại. Nhưng nếu như xém xét từ khía cạnh của một người mẹ trẻ,
người mẹ chỉ mới 14-17 tuổi, một lứa tuổi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin, chưa thể suy nghĩ
vấn đề một cách nhìn nhận và thấu đáo.
Trong một chương trình có tên là “ Bí mật sáng thứ 7” do trung tâm Quan hệ doanh nghiệp
và hỗ trợ sinh viên trường đại học Luật Tp.HCM phối hợp cùng trung tâm ICS- Tổ chức bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người LGBT tại Việt Nam. Và theo như B.S Thủ có nói trong
chương trình “ Một người trẻ mang thai ngoài ý muốn rồi quyết định phá thai là lỗi của
chúng tôi nhưmgx người làm trong ngành y tế, của truyền thông và của người lớ. Vì chúng
ta không dạy, mà không dạy thì cac bạn trẻ có quyền sai.”
Vậy khi đứng trước một vấn đề như có thai ngoài ý muốn thì người mẹ vị thành niên đã
phải trãi qua vấn đề tâm lý gì mà phải lựa chọn phá thai. Đầu tiên gia đình sẽ bị mọi người
xung quanh dị nghị, xã hội hiện nay việc mà người đời bàn luận chuyện của gia đình khác
và một niềm vui và giải trí và những lời bàn tán đó có ảnh hưởng gián tiếp đến sự quyết
định của người mẹ trẻ.
Sẽ còn stress thêm nếu như khi biết tin có thai mà bạn trai và gia đình bạn trai nhất quyết
không chấp nhận thì thật sự đó là một áp lực lớn cho cô gái trẻ.
Khi đứng trước một vấn đề như vậy thì việc giữ hay bỏ đứa bé có lẽ sẽ chọn bỏ. Khi giữ lại
đồng nghĩa với việc mình có một đứa con và sẽ có thêm động lực để cố gắng. Nhưng có một
rào cản rất lớn mà các bạn nghĩ đến ở độ tuổi còn đi học chưa có kinh nghiệm gì gặp phải là
công ăn việc làm không có, thu nhập không có, sinh con ra thì chỉ có thể làm hại bản thân
và đứa trẻ, đừng để đứa con được sinh ra phải chịu đựng những điều khổ sỡ bởi lỗi lầm của
tuổi trẻ và chấm dứt lỗi lầm bằng việc phá thai. Để có quyết định phá thai chắc hẳn người
mẹ trẻ đã suy nghĩ đến vấn đề mưu sinh sau khi sinh vẫn lo nghĩ cho con, cho bản thân
rằng: “ Tình người không bằng tình hình tài chính”.[2]

3. Liệu các bạn trẻ đã đủ vững vàng về tâm lý cho chuyện làm mẹ?
Ở độ tuổi còn quá trẻ, việc đối mặt với những vấn đề như những áp lực về học hành, hay về
tương lai còn chưa thể rõ ràng thì làm sao đủ tâm lý sẵn sàng cho việc bản thân trở thành
một người cha mẹ có thể nuôi dạy con cái một cách đầy đủ. Nếu thai nhi có sự bất thường
về nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh, cần biết được các rủi ro khi bạn tiếp tục mang thai.
Cơ thể chưa phát triển đủ về mặt sinh học sẽ khó chịu được những ảnh hưởng nếu chấp
nhận sinh con. Liệu đứa trẻ sinh ra có anh hưởng tới tương lai học tập hay sự nghiệp?
Chẳng ai có thể đảm bảo khi bản thân người mang thai còn đang là các bạn học sinh sinh
viên quá trẻ để nói về việc tương lai, dù cho có sự hỗ trợ của giáo viên hay cha mẹ thì làm
sao đủ chắc chắn về cuộc sống nếu đầy đủ thì có thêm một người gọi là chồng và một đứa
trẻ là con mình. Hay trong tường hợp xấu hơn là trở thành mẹ đơn thân. Vì vậy tâm lý đa
phần không vững vàng nên nếu sinh con sẽ ảnh hưởng rất nhiều về mặt tinh thần[3].
Dẫn chứng: Theo nghiên cứu thu thập từ năm 2008 đến năm 2010, những câu trả lời
thường xuyên nhất (và tỷ lệ) mà phụ nữ đưa ra khi quyết định phá thai như sau:
Không chuẩn bị tài chính cho việc mang thai và sinh con: 40%
Việc mang thai không phù hợp về thời gian, chưa sẵn sàng hoặc không nằm trong dự tính:
36%
Các lý do liên quan đến người yêu (không muốn làm mẹ đơn thân, đối tác không ủng hộ,
không muốn em bé, bị lạm dụng hoặc yêu sai người): 31%
Cần tập trung chăm sóc những đứa trẻ khác trong gia đình: 29%
Không chuẩn bị về mặt tình cảm hay tinh thần cho việc mang thai: 19%

8
Dành thời gian cho việc học tập, làm việc: 20%
Các lý do liên quan đến sức khỏe (lo ngại về sức khỏe của bản thân, sức khỏe của thai nhi,
đang sử dụng thuốc, rượu hoặc thuốc lá): 12%
Muốn chuẩn bị để chu cấp một cuộc sống tốt hơn cho đứa bé: 12%
Không độc lập hoặc chưa đủ trưởng thành để nuôi dạy con: 7%
Ảnh hưởng từ gia đình hoặc bạn bè: 5%
Không muốn có em bé: 4%
Các vấn đề liên quan đến đối tác: 31%

4. Việc phá thai ở tuổi vị thành niên không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có ảnh
hưởng rộng lớn đến cả gia đình họ. Vì vậy cho phép nạo phá thai ở tuổi vị thành niên sẽ
giúp giảm gánh nặng kinh tế đối với bản thân họ và gia đình[4]. Chi phí trực tiếp của việc
nạo phá thai bao gồm chi phí thủ tục, chi phí thuốc men, chi phí chăm sóc sau phẫu thuật.
Đối với tuổi vị thành niên, chi phí này có thể gặp nhiều khó khăn hơn do họ thường chưa có
nguồn thu nhập ổn định. Điều này có thể khiến họ phải tìm đến các cơ sở y tế không đảm
bảo chất lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Kinh tế gia gia đình cũng bị ảnh hưởng do
phải chi trả chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Điều này gây áp lực tài chính lớn đối
với gia đình, đặc biệt là gia đình có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nếu mang thai và
sinh con ở tuổi vị thành niên, nó có thể khiến họ phải bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai nghề
nghiệp và thu nhập. Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai ở tuổi vị thành niên có khả năng
thu nhập thấp và tỷ lệ đói nghèo cao hơn so với những người khác. Áp lực kinh tế do mang
thai ngoài ý muốn cũng góp phần tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của
tuổi vị thành niên. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của họ.

Dẫn chứng: TS Bùi Chí Thương - trưởng khối sản Bệnh viện Nhân dân Gia Định
(TP.HCM) - cho biết “việc phá thai tại các cơ sở y tế "chui" sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc
biệt là với thai phụ. Khi đình chỉ thai kỳ ở những cơ sở không được cấp phép, không đảm
bảo quy trình, thai phụ dễ bị gặp phải biến chứng như nhiễm trùng, dính buồng tử cung,
thủng tử cung. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế tài chính của gia đình”

9
 Không đồng ý với quan điểm Vấn đề phá thai ở tuổi vị
thành niên của thế hệ gen y đến đầu genz:

1. Việc phá thai từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề phức tạp, gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ và tâm lí của người phụ nữ[5]. Đặc điểm là ở trẻ vị thành niên
thì thể chất và lí trí chưa đủ trưởng thành cho nên nạo phá thai sẽ càng nguy
hiểm hơn. Do chuyển biến tâm lí, sự tò mò đã dẫn đến việc làm quá giới hạn
không biết kiểm soát gây nên việc có thai ngoài ý muốn. Khi mọi chuyện xảy
ra vì tâm lí chưa đủ trưởng thành, chưa đủ chín chắn để suy nghĩ về hậu quả
hay hệ luỵ và độ tuổi không có nhiều tiền nên đã dấu bố mẹ, và sợ mọi người
nói ra nói vào cho nên đã tự tìm đến những cơ sở y tế rẻ tiền, dụng cụ không
đạt chuẩn y tế để tiến hành phá thai gây ra biến chứng nặng nề hậu phá thai.
Tâm lí hậu phá thai cũng sẽ làm cho trẻ vị thành bị ảnh hương như ám ảnh
tâm lí, trầm cảm, sợ hãi, hoang mang,….. Cùng với đó là sức khoẻ ở độ tuổi
này rất dễ xảy ra nguy hiểm khi phá thai như nhiễm trùng, băng huyết, có thể
tử vong,…… hoặc gây ra tình trạng vô sinh, mất đi thiên chức làm mẹ sau này
của trẻ. Theo một nghiên cứu khoa học, tỷ lệ vô sinh thứ phát do nạo phá thai
chiếm đến 20% trường hợp vô sinh, trong đấy chiếm 70% là phá thai ở tuổi vị
thành niên.Vì vậy, không nên phá thai ở độ tuổi vị thành niên.

Dẫn chứng 1: Bác sĩ Thụ chia sẻ: “ Trường hợp mà tôi nhớ nhất có lẽ là một
cháu 16 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc, từng phá thai ở phòng khám tư trên Vĩnh
Phúc và bị rách cổ tử cung, chảy máu, phải nhập viện cấp cứu.”

Dẫn chứng 2: Theo bác sĩ Mai Lan bệnh viện Phụ sản TW cho biết “Trước
dây có một bạn gái 18 tuổi đi phá thai, sau hơn một tuần bị nhiễm trùng. Khi
đưa vào bệnh viện Từ Dũ cấp cứu thì mủ đầy trong bụng, phải cắt bỏ tử cung,
có trường hợp tử vong vì nhiễm trùng nhưng cấp cứu quá trễ. Và rất nhiều bạn
trẻ sau khi phá thai vĩnh viễn không thể làm mẹ được nữa.”

2. Mang thai ngoái ý muốn tuổi vị thành niên thì không nên phá thai. Hầu
như ai cũng gặp phải những hậu quả, cả tâm lý lẫn sinh lý[6]. Về sinh lý,
hậu quả gần là băng huyết thai to, sốc, thủng tử cung, nếu bị nhiễm trùng nặng
thì có thể phải cắt bỏ tử cung…và những trường hợp ngoài ý muốn. Về tâm lý
bị trầm cảm suy nghĩ không thông làm những việc xảy ra ngoài ý muốn ảnh
hưởng lớn đến học tập, bỏ học đánh mất tương lai cuộc đời của chính mình.
Có vài trường hợp sau này không thể sinh con, không được làm mẹ nựa.

Dẫn chứng1: Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Pediatrics nghiên cứu
trên hơn 6.000 phụ nữ Canada, trong độ tuổi từ vị thành niên cho đến tuổi
trưởng thành chỉ ra rằng: các em gái trong độ tuổi từ 15-19 sẽ có tỷ lệ bị trầm
cảm sau sinh cao gấp đôi so với những phụ nữ trưởng thành trên 25 tuổi.

Dẫn chứng 2: Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, các bà mẹ tuổi vị thành niên
phải đối mặt với các căng thẳng về tâm thần trầm trọng hơn, do đó làm tăng

1
các vấn đề lo ngại về sức khỏe tinh thần. Ngoài việc tăng tỷ lệ trầm cảm sau
sinh, làm mẹ ở tuổi vị thành niên cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm.

3. Nhiều hệ lụy nặng nề: Theo các chuyên gia, trẻ vị thành niên nếu nạo, phá
thai sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, tâm lý, đặc biệt nguy cơ
có thể dẫn đến vô sinh. Cụ thể, về sức khỏe thì rối loạn kinh nguyệt là tương
đối thường gặp, sót rau phải nạo hút lần hai, sang chấn tử cung như thủng,
rách cổ tử cung...

Đặc biệt, do tổn thương buồng tử cung dẫn đến dính buồng tử cung, tắc vòi
trứng, ứ dịch vòi trứng. Việc này để lại là sau này kết hôn không có khả năng
mang thai tự nhiên, tỷ lệ vô sinh thường cao gấp 3 - 4 lần đối với những người
không có tiền sử nạo, phá thai. Tỷ lệ sẩy thai khi mong muốn có con cũng cao
hơn nhóm không có tiền sử nạo hút. Theo một nghiên cứu khoa học, tỷ lệ vô
sinh thứ phát do nạo phá thai chiếm đến 20% trường hợp vô sinh, trong
đấy chiếm 70% là phá thai ở tuổi vị thành niên[7].

Dẫn chứng: Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ, TP.HCM - cho biết: thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi
năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở
TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh
nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại BV Từ Dũ, mỗi năm tổng số
sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người và tổng số
1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và
15% sinh con trước 20 tuổi” .

4. Việc phá thai gây nên hậu quả xã hội:[8]


Có thai sớm sẽ làm giảm cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ trẻ, điều này
có khuynh hướng làm cho họ và con cái của họ sẽ xu hướng có cuộc sống sau
này bấp bênh hơn.
Bên cạnh đó là gánh nặng trực tiếp mà xã hội phải gánh chịu: gia tăng trợ giúp
y tế, trợ cấp đói nghèo và gián tiếp tạo ra lao động có trình độ thấp.

Dẫn chứng:
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm cả nước có
1,2 - 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên. Có
những sản phụ chỉ mới 12 tuổi. Còn điều tra quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục
trước hôn nhân. Đó là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y
tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống kê được.
Những con số trên đã phản ánh một thực tế là hiện nay nhiều bạn gái trẻ thiếu
kiến thức cơ bản về tình dục, các biện pháp phòng tránh thai cũng như các
bệnh lây qua đường tình dục. Chính điều này đã dẫn đến những hậu quả nặng
nề về tâm lý cũng như thể chất khi các bạn trẻ có thai ngoài ý muốn.

1
5. Không nên phá thai khi lỡ mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên, vì
sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường trước và đặt biệt là ảnh hưởng đến vấn
đề học tập[9]
Khi gặp vấn đề mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên thì không nên
phá thai. Vì sau khi phá thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc học
tập, trong quá trình học tập sẽ làm bạn bị mất tập trung và không chú ý đến lời
giảng viên đang giảng do những tác dụng phụ sau khi phá thai.
Có một số bạn bắt buộc phải ngừng học và thôi học sau khi phá thai xong, do
không đảm bảo được sức khỏe cho bản thân, ngoài ra còn dẫn đến bị rơi vào
trầm cảm do áp lực từ những người xung quanh. Và có mốt số trường hợp đặc
biệt phá thai xong dẫn đến các hậu quả rất nghiêm trọng, khiến nhiều người
mất luôn thiên chức làm mẹ khi đang ở độ tuổi còn rất trẻ.

Dẫn chứng: Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, PGS. Vũ Bá
Quyết nhìn nhận, việc phá thai sẽ gây những hậu quả về sau cho sức khỏe. Có
trường hợp, hậu quả còn nghiêm trọng hơn là tắc ống dẫn trứng, dính tử cung
khiến nhiều người mất đi thiên chức làm mẹ về sau. Ngoài ra, có thai sớm và
nạo, phá thai sẽ làm giảm cơ hội học tập, phát triển của trẻ vị thành niên.

Phần 2: Chỉ ra lý thuyết áp dung khi phân tích luận điểm đó:
diễn dich, quy nap.

1. Lập luận [1] ,[4], [5], [6,][8],[9] áp dụng diễn dịch: diễn dịch là đoạn
văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn “, các
câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu
lập luận chủ đề.

2. Lập luận [2],[3],[7] áp dụng quy nạp: quy nạp là đoạn văn được trình
bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận
cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề
nằm ở vị trí cuối đoạn.

1
III. Kết luận
-Phá thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc
kỹ lưỡng từ nhiều khía cạnh. Dưới đây là một đoạn văn nêu kết luận có nên
và không nên phá thai ở tuổi vị thành niên.
-Phá thai ở tuổi vị thành niên có thể được xem là một giải pháp cho những
trường hợp mang thai ngoài ý muốn, do không áp dụng các biện pháp tránh
thai hiệu quả, do bị xâm hại tình dục, hoặc do thiếu hiểu biết về quá trình
sinh sản. Phá thai có thể giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế, xã hội và tâm
lý cho những cô gái trẻ, giúp họ tiếp tục học tập và phát triển bản thân,
không bị phụ thuộc vào người khác, và không phải đối mặt với sự kỳ thị và
phân biệt của xã hội. Phá thai cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe của người
mẹ, nếu thai nhi có dị tật, hoặc nếu mang thai gây nguy hiểm đến tính mạng
của người mẹ.
-Tuy nhiên, phá thai ở tuổi vị thành niên cũng có nhiều hậu quả tiêu cực,
không chỉ đối với người mẹ, mà còn đối với thai nhi và xã hội. Phá thai có
thể gây ra các biến chứng về sức khỏe sinh sản, như viêm nhiễm, vô sinh,
sảy thai, hoặc ung thư cổ tử cung. Phá thai cũng có thể gây ra các vấn đề về
tâm lý, như trầm cảm, ám ảnh, tội lỗi, hoặc tự tử. Phá thai cũng là một hành
vi vi phạm đạo đức và quyền sống của thai nhi, là một sinh linh vô tội và có
quyền được sinh ra và hưởng cuộc sống. Phá thai cũng làm giảm dân số, làm
mất đi những nguồn nhân lực và tài năng cho đất nước.
-Tóm lại, chúng ta nên có những biện pháp phòng tránh thai khi quan hệ để
không phát sinh ra những tình huống ngoài tầm kiểm soát của mình. Nếu
mọi việc ngoài tầm kiểm soát của mình, thì mình phải bình tĩnh, có chính
kiến riêng của bản thân và phải dũng cảm đối diện với nó. Chứ đừng sợ hãi,
bối rối, trốn tránh. Hãy ngồi cùng người thân để đưa ra những quyết định
đúng đắn để không phải đi những con đường sai lầm để rồi hối hận.

Các nguồn tài liệu tham khảo:


3.https://vienyhocungdung.vn/tai-sao-phu-nu-lua-chon-pha-thai-
2018052410164288.htm
4.Nguồn: https://tuoitre.vn/nguy-kich-vi-pha-thai-chui-20230727084303111.htm
5.Nguồn: https://tuoitre.vn/tre-vi-thanh-nien-quan-he-tinh-duc-ngay-cang-som-
chuyen-gia-noi-gi-20220429170056302.htm
6.Nguồn : https://ksbtdanang.vn>chuyen-mon
7. Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-nao-pha-thai-trong-gioi-tre-ngay-
nay-42214
8. Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/vo-sinh-thu-phat-sau-nao-pha-thai-ngay-
cang-nhieu-169230209130605185.htm
9. Nguồn: tytphuongtaythanh.medinext.gov.vn/dich-vu-y-te/hau-qua-cua-viec-
nao-pha-thai-o-tuoi-vi-thanh-nien

You might also like