You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

ĐỀ TÀI: Nhận thức của sinh viên Đại học Giao thông vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh về tình dục an toàn

Mã học phần: 010141400515


Giảng viên hướng dẫn: Phan Tất Hiển
Sinh viên thực hiện: Phan Nhật Thuật 2254060526
Lê Thị Thùy Trênh 2254060530
Trần Thanh An 2254060480
Nguyễn Thanh Mai 2254060504
Trịnh Ngọc Quỳnh Hương 2254060497
Lê Trần Nhân Tâm 2254060519
Hồ Thanh Khôn 2254060499

TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................1
Lý do chọn đề tài..................................................................................... 2
Mục đích nghiên cứu................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................... 3
1.1 Mẫu phiếu điều tra............................................................................. 3
1.2 Kết quả tổng hợp và phân tích............................................................ 6
Bảng 1: Sự cần thiết tìm hiểu về quan hệ tình dục an toàn.........................7
Bảng 2: Đối tượng cần có kiến thức về “ Quan hệ tình dục an toàn”.......... 7
Bảng 3: Hiểu biết của sinh viên về nội dung kiến thức tình dục an toàn..... 8
Bảng 4: Hiểu biết của sinh viên về những biện pháp quan hệ tình dục an
toàn......................................................................................................... 9
Bảng 5: So sánh sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của sinh viên nam
và sinh viên nữ tham gia khảo sát........................................................... 10
Bảng 6: So sánh hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai của sinh viên
theo “Xu hướng tính dục”...................................................................... 11
Bảng 7: Phân tổ theo số lượng phương pháp sinh viên biết đến................12
Bảng 8: Nhận thức của sinh viên về mức độ hiệu quả của các biện pháp
tránh thai.............................................................................................. 14
Bảng 9: Góc nhìn của sinh viên về sự hiểu biết của từng nhóm người...... 15
Bảng 10: Cảm nhận của sinh viên về thái độ của mọi người xung quanh khi
nói về vấn đề “tình dục an toàn”.............................................................16
Bảng 11: Góc nhìn của sinh viên về những người xung quanh không muốn
nhắc tới hoặc ngại ngùng khi nói về tình dục .........................................17
Bảng 12: Nguồn tìm hiểu kiến thức về tình dục an toàn của sinh viên...... 18
KẾT LUẬN.........................................................................................19
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của con người cũng ngày càng
tăng cao. Cũng như mọi nhu cầu cần thiết khác của con người như: ăn, uống, ngủ, nghỉ...
Tình dục cũng góp một vai trò quan trọng trong cuộc sống và khiến con người trở nên
hạnh phúc và vui vẻ hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi mà chúng ta có sự hiểu biết rõ
ràng về tình dục an toàn và lành mạnh.

Tình dục an toàn là hình thức quan hệ tình dục giúp hạn chế khả năng mang thai
ngoài ý muốn và không làm lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục( STDs — Sexual
Transmitted Deseases). Ngược lại quan hệ tình dục không an toàn sẽ dễ dẫn đến các bệnh
lây lan qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn. Hiện nay, đã có nhiều bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục đã được các nhà khoa học xác định. Các bệnh phổ biển
nhất hiện nay thì có thể kể đến như là: HIV/AIDS, lậu, sùi mào gà, giang mai...

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức
khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn, phá thai, lạm
dụng ma túy, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, v.v. Theo thống kê của Hiệp hội
Kế Hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phá thai ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện đang có chiều
hướng gia tăng. Nếu như năm 2000, số ca phá thai do trẻ vị thành niên thực hiện chỉ
chiếm khoảng 5-7% tổng số ca phá thai thì đến năm 2017 con số này đã lên tới 20%, đưa
Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ phá thai ở độ tuổi thanh thiếu niên cao nhất trong
các nước Đông Nam Á.

Khi nhắc về tình dục thì nhiều người Việt Nam cho rằng đây là một chủ đề riêng
tư và nhạy cảm cũng như thường được xét đoán theo các quan niệm chủ quan của mỗi
người do không có các quy định chuẩn mực một cách rõ ràng và chính thống về tình dục.
Ngoài ra, hiện nay có rất ít đề tài nghiên cứu về việc quan hệ tình dục an toàn. Cho nên là
nhiều người vẫn chưa biết cũng là chưa hiểu rõ về khái niệm tình dục an toàn. Vì vậy, đề
tài này sẽ góp một phần nhỏ giúp chúng ta hiểu rõ về khái niệm tình dục an toàn, xem xét

1
mối quan hệ tình cảm một cách đúng đắn và biết cách bảo vệ bản thân mình nếu có xảy ra
quan hệ tình dục.

Mục đích nguyên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích thu thập số liệu về nhận thức thức của sinh viên trong
vấn đề tình dục an toàn và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Từ đó đưa ra các đề xuất các
giải pháp để phổ cập, nâng cao kiến thức – nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục
an toàn qua các kênh thông tin một cách hiện đại, mới mẻ để giúp sinh viên tiếp nhận
kiến thức cởi mở, dễ dàng và chính xác.

2
NỘI DUNG
1.1 Mẫu phiếu điều tra

1. Giới tính của bạn là gì? (1. Nam; 2. Nữ)


.1 .2
2. Xu hướng tính dục của bạn? (1. Dị tính; 2. LGBT+ (đồng tính, song tính,...))
.1 .2
3. Bạn có nghĩ rằng việc tìm hiểu về quan hệ tình dục an toàn là cần thiết hay
không? (1. Cần thiết; 2. Không cần thiết.)
.1 .2
4. Bạn có nghĩ rằng việc tìm hiểu về quan hệ tình dục an toàn là cần thiết hay
không? (1. Nam; 2. Nữ; 3. Nam và Nữ.)
.1 .2 .3
5. Bạn hiểu kiến thức về tình dục an toàn gồm những nội dung nào? (1. Phòng
tránh lây nhiễm bệnh tình dục; 2. Các biện pháp phòng tránh thai; 3. Cách thuyết
phục người yêu quan hệ tình dục với mình; 4. Lựa chọn đối tượng quan hệ tình
dục.)
.1 .2 .3 .4
6. Bạn biết những biện pháp quan hệ tình dục an toàn nào? (1. Bao cao su; 2.
Thuốc tránh thai hằng ngày; 3. Thuốc tránh thai khẩn cấp; 4. Cấy que tránh thai; 5.
Đặt vòng tránh thai; 6. Canh chu kỳ kinh nguyệt; 7. Miếng dán tránh thai; 8. Uống
thuốc PrEP; 9. Tiêm ngừa HPV; 10. Khám sức khỏe định kì.)
.1 .2 .3 .4 .5
.6 .7 .8 .9 .10
7. Thái độ của đa số những người xung quanh bạn khi nói về tình dục an toàn? (1.
Thoải mái; 2. Ngại; 3. Không muốn nhắc tới.)
.1 .2 .3
8. Nếu bạn chọn “không muốn nhắc tới” và “ngại”, theo bạn tại sao họ lại có thái
độ như vậy? ( 1. Tình dục là vấn đề riêng tư, không muốn chia sẻ với bất kì ai khác;

3
2. Giữ hình ảnh nghiêm túc trong mắt mọi người; 3. Xem tình dục là điều cấm kị,
tuyệt đối không được nhắc tới; 4. Mục khác.)
.1 .2 .3 .4
9. Bạn biết và tìm hiểu những thông tin này qua đâu? (1. Gia đình; 2. Bạn bè; 3.
Nhà trường; 4. Mạng xã hội.)
.1 .2 .3 .4
10. Mức độ hiểu quả của các phương pháp phòng tránh thai (1. Không biết; 2.
Hiệu quả thấp; 3. Hiệu quả trung bình; 4. Hiệu quả cao; 5. Hiệu quả rất cao.)

1 2 3 4 5
Bao cao su
Đặt vòng tránh thai
Thắt ống dẫn tinh
Thuốc tránh thai thường
ngày
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Cấy que tránh thai
Canh chu kỳ kinh nguyệt
Miếng dán tránh thai
Tiêm thuốc ngừa thai
Xuất tinh ngoài

4
11. Theo bạn ai sẽ có mức độ hiểu biết về tình dục an toàn tốt hơn? (1. Không cần
biết; 2. Không biết gì; 3. Hiểu biết; 4. Hiểu biết tốt.)

1 2 3 4
Người đã kết hôn
Sinh viên nam
Sinh viên nữ
Giáo viên/Giảng
viên
Cha mẹ

5
1.2 Kết quả tổng hợp và phân tích

Giới tính
Có 111 người tham gia vào khảo sát
nội dung về an toàn tình dục trong đó:
Tỷ lệ tham gia khảo sát của sinh viên
nữ chiếm: 38,7%.
Tỷ lệ tham gia khảo sát của sinh viên
nam chiếm: 61,3%.

Xu hướng tính dục


Có 111 người tham gia vào khảo sát
nội dung về an toàn tình dục trong đó:
Tỷ lệ tham gia của người dị tính
chiếm : 84.7%.
Tỷ lệ tham gia khảo sát của người
thuộc cộng đồng LGBT+ chiếm:
15.3%.

6
Bảng 1: Sự cần thiết tìm hiểu về quan hệ tình dục an toàn

Valid
Frequency Percent
Percent
Cần
Valid 111 100% 100%
thiết

Bảng 2: Đối tượng cần có kiến thức về “ Quan hệ tình dục an toàn”

Valid
Frequency Percent
Percent
Nam và
Valid 111 100% 100%
nữ

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các bạn đều chọn cần thiết và cho cả Nam và
Nữ. Như vậy, hầu như các bạn đều cảm thấy kiến thức về tình dục an toàn là rất cần thiết
và không chỉ riêng đối tượng nam hay nữ mà nó cần thiết cho cả 2 giới.
Từ dữ liệu trên, ta có thể kết luận rằng nhận thức về nhu cầu tìm hiểu kiến thức
tình dục an toàn là cao trong mẫu nghiên cứu. Điều này có thể thúc đẩy việc xây dựng
các chương trình giáo dục, chiến dịch tuyên truyền và các biện pháp để cải thiện kiến
thức về quan hệ tình dục an toàn trong cộng đồng. Nghiên cứu này có thể đóng góp quan
trọng cho việc nâng cao ý thức và thái độ tích cực đối với tình dục an toàn trong xã hội.

7
Bảng 3: Hiểu biết của sinh viên về nội dung kiến thức tình dục an toàn

Responses
Percent of Cases
N Percent
Phòng tránh lây nhiễm bệnh tình
107 47.1% 97.3%
dục
Các biện pháp phòng tránh thai 88 38.8% 80%
Nội dung Cách thuyết phục người yêu quan
16 7% 14.5%
hệ tình dục với mình
Lựa chọn đối tượng quan hệ tình
16 7% 14.5%
dục
Total 227 100% 206.4%

Câu hỏi “Bạn hiểu kiến thức về tình dục an toàn gồm những nội dung nào?” có
bốn câu trả lời, trong đó đáp án “Cách thuyết phục người yêu quan hệ tình dục với mình”
không thuộc nội dung kiến thức về tình dục an toàn. Số sinh viên chọn “Phòng tránh lây
nhiễm bệnh tình dục” chiếm 97.3%. Có 88 sinh viên chọn nội dung “Các biện pháp
phòng tránh thai” chiếm 80% và số sinh viên không chọn là 23, chiếm 20%. Nội dung
“Lựa chọn đối tượng quan hệ tình dục” được chọn bởi 16 sinh viên, chiếm 14.5% trong
khi 95 sinh viên tương ứng với 85.5% không chọn nội dung này. “Cách thuyết phục
người yêu quan hệ tình dục với mình” có số sinh viên không chọn chiếm 85.5%, chỉ có
14.5% các bạn chọn đáp án này. Điều này chứng tỏ sinh viên có hiểu biết tốt về nội dung
kiến thức tình dục an toàn; tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa biết đến nội dung lựa chọn đối
tượng quan hệ tình dục để có tình dục an toàn.
Tổng cộng, dựa trên số liệu này, có sự cần thiết cho việc nâng cao chương trình
giáo dục về tình dục an toàn trong đại học, đặc biệt là trong việc giảng dạy về cách thuyết
phục, lựa chọn đối tượng và quản lý quan hệ tình dục. Điều này có thể giúp cải thiện kiến
thức và thái độ tích cực đối với tình dục an toàn trong cộng đồng sinh viên.

8
Bảng 4: Hiểu biết của sinh viên về những biện pháp quan hệ tình dục an
toàn

Responses Percent of
N Percent Cases
Bao cao su 111 18.2% 100%
Thuốc tránh thai hằng
67 11% 60.4%
ngày
Thuốc tránh thai khẩn
51 8.4% 45.9%
cấp
Cấy que tránh thai 49 8% 44.1%
Đặt vòng tránh thai 71 11.6% 64%
Canh chu kỳ kinh
60 9.8% 54.1%
nguyệt
Miếng dán tránh thai 28 4.6% 25.2%
Uống thuốc PrEP 21 3.4% 18.9%
Tiêm ngừa HPV 69 11.3% 62.2%

Khám sức khỏe định kì 83 13.6% 74.8%

Bảng dữ liệu cho thấy rằng sinh viên có mức độ hiểu biết đa dạng về các biện
pháp quan hệ tình dục an toàn. Bao cao su, đặt vòng tránh thai, và canh chu kỳ kinh
nguyệt là những biện pháp được sinh viên hiểu biết nhiều nhất, với tỷ lệ trên 60%. Tuy
nhiên, các biện pháp như miếng dán tránh thai, uống thuốc PrEP và tiêm ngừa HPV có tỷ
lệ hiểu biết thấp hơn.
Việc hiểu biết thấp về một số biện pháp như miếng dán tránh thai, uống thuốc
PrEP và tiêm ngừa HPV có thể đề xuất rằng cần có sự tăng cường trong việc cung cấp
thông tin và giáo dục về những biện pháp này.
Các số liệu này cung cấp cơ sở để phát triển chiến dịch giáo dục về tình dục an
toàn. Các chương trình giáo dục có thể tập trung vào việc cung cấp thông tin đầy đủ và
đáng tin cậy về các biện pháp tránh thai, giúp sinh viên tăng hiểu biết và thái độ tích cực
đối với tình dục an toàn.

9
Bảng 5: So sánh sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của sinh viên
nam và sinh viên nữ tham gia khảo sát

Giới tính
Nam Nữ
Không Có Không Có
0 43 0 68
Bao cao su
0% 100% 0% 100%
18 25 26 42
Thuốc tránh thai hằng ngày
41.9% 58.1% 38.2% 61.8%
22 21 38 30
Thuốc tránh thai khẩn cấp
51.2% 48.8% 55.9% 44.1%
25 18 37 31
Cấy que tránh thai
58.1% 41.9% 54.4% 45.6%
16 27 24 44
Đặt vòng tránh thai
37.2% 62.8% 35.3% 64.7%
20 23 31 37
Canh chu kỳ kinh nguyệt
46.5% 53.5% 45.6% 54.4%
27 16 56 12
Miếng dán tránh thai
62.8% 37.2% 82.4% 17.6%
29 14 61 7
Uống thuốc PrEP
67.4% 32.6% 89.7% 10.3%
20 23 22 46
Tiêm ngừa HPV
46.5% 53.5% 32.4% 67.6%
12 31 16 52
Khám sức khỏe định kì
27.9% 72.1% 23.5% 76.5%
Qua phân tích số liệu cho thấy cả sinh viên nam và nữ đều giống nhau về sự nhận
biết các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như: Sử dụng bao cao su; Thuốc tránh thai
hằng ngày; Thuốc tránh thai khẩn cấp; Cấy que tránh thai; Đặt vòng tránh thai; Canh chu
kỳ kinh nguyệt; Khám sức khỏe định kì. Ngược lại, có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ
trong sự nhận biết các phương pháp như Miếng dán tránh thai; Uống thuốc PrEP; Tiêm
ngừa HPV.
Dữ liệu này có thể được sử dụng để phát triển chương trình giáo dục tình dục an
toàn tùy chỉnh cho cả hai giới, đặc biệt là để tập trung vào những phương pháp ít phổ
biến và tăng cường hiểu biết về chúng, đặc biệt là trong số nam sinh viên. Việc đảm bảo
rằng cả nam và nữ sinh viên đều có kiến thức đầy đủ về tình dục an toàn và sức khỏe tình
dục là quan trọng trong việc xây dựng môi trường an toàn và thông tin cho sinh viên.

10
Bảng 6: So sánh hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai của sinh
viên theo “Xu hướng tính dục”

Xu hướng tính dục


Dị tính (yêu người
LGBTQ+
khác giới)
Không Có Không Có
0 94 0 17
Bao cao su
0% 100% 0% 100%
38 56 6 11
Thuốc tránh thai hằng ngày
40.4% 59.6% 35.3% 64.7%
53 41 7 10
Thuốc tránh thai khẩn cấp
56.4% 43.6% 41.2% 58.8%
56 38 6 11
Cấy que tránh thai
59.6% 40.4% 35.3% 64.7%
35 59 5 12
Đặt vòng tránh thai
37.2% 62.8% 29.4% 70.6%
46 48 5 12
Canh chu kỳ kinh nguyệt
48.9% 51.1% 29.4% 70.6%
72 22 11 6
Miếng dán tránh thai
76.6% 23.4% 64.7% 35.3%
83 11 7 10
Uống thuốc PrEP
88.3% 11.7% 41.2% 58.8%
39 55 3 14
Tiêm ngừa HPV
41.5% 58.5% 17.6% 82.4%
26 68 2 15
Khám sức khỏe định kì
27.7% 72.3% 11.8% 88.2%

Nhìn qua những con số trên ta hoàn toàn có thể nhận thấy được những người có xu
hướng tính dục khác dị tính có sự hiểu biết rõ hơn và nhiều hơn so với nhóm người dị
tính. Mặt dù có thể xét rằng trường hợp 17 người thuộc LGBT+ có thể được lựa chọn,
nhưng đây là số liệu được lấy ngẫu nhiên nên độ tin cậy được độ an toàn hơn, đồng thời
qua số liệu ta nên đặt câu hỏi vì sao người thuộc nhóm LGBT+ lại có được sự hiểu biết
tốt hơn so với nhóm người dị tính. Phải chăng trong những năm gần đây các hoạt động
của cộng đồng góp phần rất lớn để giúp họ có một lượng kiến thức về an toàn tình dục tốt
hơn so với nhóm dị tính. Vậy từ đó ta có thể đưa ra các biện pháp tương ứng để giúp cho
mọi người không xét đến xu hướng tính dục có được lượng kiến thức về an toàn tình dục
tốt hơn.

11
Bảng 7: Phân tổ theo số lượng phương pháp sinh viên biết đến

xi fi di xi* fi Si
Từ 0-2 1 12 10.8% 12 12
Từ 2-4 3 27 24.3% 81 39
Từ 4-6 5 33 29.7% 165 72
Valid
Từ 6-8 7 24 21.6% 168 96
Từ 8-10 9 15 13.5% 135 111
Total 111 100%


�=1 �� ∗�� 12+81+165+168+135
- Mean: �= � = = 5.054 (phương
�=1 �� 111
pháp)
→ Bình quân số phương pháp mà sinh viên biết đến là 5 (phương pháp).
- Mode:

12
Vì các tổ có khoảng cách đều nhau nên tổ nào có tần số phân phối (fi ) lớn nhất thì
tổ đó chứa M0→ Mode thuộc tổ từ 4-6 phương pháp (fmax=33)
�� −��−1 33−27
M0 = xMO(min)+h* = 4+2* = 4.8
�� −��−1 +(�� −��+1 ) 33−27 +(33−24)

→Số phương pháp trung bình mà đa số sinh viên biết là 5 (phương pháp).
- Median:
Vì số đơn vị tổng thể là số lẻ nên vị trí đứng ở giữa là 56.
→Tổ chứa trung vị là tổ thuộc từ 4-6.
�� 111
−���−1 − 39
Me = xMe(min)+hMe* 2
= 4+2*( 2
)=5
��� 33

Ta thấy Mo < Me < � → Phân phối lệch phải: số phương pháp trung bình sinh
viên biết đến dưới 5 phương pháp là chiếm đa số.
- Standard deviation:

�� −� 2 ∗��
�= �=1
= 5.727
��

Độ lệch chuẩn cho ta có sự chênh lệch về số phương pháp mà sinh viên tham gia
khảo sát biết đến. Đồng thời phân phối ở trên lệch phải nói lên những người tham gia
khảo sát này chỉ nằm ở từ mức trung bình đổ xuống và phần hiểu biết nhiều phương pháp
chiếm số ít hơn. Mặc dù đa số sinh viên biết từ 4 đến 6 phương pháp, nhưng có một sự
biến động lớn trong hiểu biết của họ, và một số ít sinh viên biết ít hơn hoặc nhiều hơn giá
trị trung bình. Phân phối lệch phải có thể được sử dụng để xác định cách cải thiện hiểu
biết về tình dục an toàn trong nhóm sinh viên, bao gồm việc tập trung vào những sinh
viên có hiểu biết thấp hơn so với giá trị trung bình.

13
Bảng 8: Nhận thức của sinh viên về mức độ hiệu quả của các biện pháp
tránh thai

Std.
N Minimum Maximum Mode Mean Median
Deviation
Bao cao su 111 2 5 4 3.82 4 .777
Đặt vòng tránh
111 1 5 4 3.73 4 1.053
thai
Thắt ống dẫn
111 1 5 5 3.75 4 1.430
tinh
Thuốc tránh thai
111 1 5 3 3.41 3 1.012
hằng ngày
Thuốc tránh thai
111 1 5 3 3.16 3 1.014
khẩn cấp
Cấy que tránh
111 1 5 3 3.28 3 1.230
thai
Canh chu kỳ
111 1 5 2 2.82 3 .946
kinh nguyệt
Miếng dán tránh
111 1 5 2 2.30 2 1.075
thai
Tiêm thuốc ngừa
111 1 5 2 2.90 3 1.300
thai
Xuất tinh ngoài 111 1 5 2 2.49 2 1.220

Biện pháp bao cao su có nhiều sinh viên đồng tình là biện pháp tránh thai hiệu quả
nhất. Trong khi thực tế đây là phương pháp phòng tránh thai hiệu quả cao nhưng không
phải là cao nhất. Phương pháp phòng tránh thai các bạn cho rằng thấp nhất là sử dụng
miếng dán tránh thai tuy nhiên đây là biện pháp có độ hiệu quả cao hơn cả bao cao su, tuy
vậy biện pháp miếng dán tránh thai còn bị đánh giá thấp hơn cả hai biện pháp hiệu quả
không cao như xuất tinh ngoài và canh chu kỳ kinh nguyệt, từ đó có thể phản ánh sự
thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin về miếng dán tránh thai trong cộng đồng sinh viên.
Đồng thời nhận thức về mức độ các biện pháp tránh thai này của các bạn sinh viên không
đồng đều (Độ lệch chuẩn >1). Ngoại trừ bao cao su được các bạn đồng tình về mức độ
hiệu quả, các phương pháp khác có độ sai lệch nhiều, đặc biệt là biện pháp thắt ống dẫn
tinh và tiêm thuốc ngừa thai. Trong khi đây là hai phương pháp tránh thai hiệu quả khá
cao (kể cả so với bao cao su).

14
Bảng 9: Góc nhìn của sinh viên về sự hiểu biết của từng nhóm người

Giảng
Người đã kết Sinh viên
Sinh viên nữ viên/giáo Cha mẹ
hôn nam
viên

Valid 111 111 111 111 111


N
Missing 0 0 0 0 0
Minimum 3 1 2 2 2
Maximum 4 4 4 4 4
Mode 4 3 3 4 4
Mean 3.65 2.93 3.10 3.77 3.55
Median 4.00 3.00 3.00 4.00 4.00

Std. Deviation .480 .583 .504 .461 .584

Mức độ hiểu biết trung bình cao nhất ở giảng viên/giáo viên (3.77) và thấp nhất ở
sinh viên nam (2.93). Tuy nhiên, cả các nhóm đều có phần lớn thành viên nắm vững kiến
thức cơ bản về tình dục an toàn (điểm 3 hoặc 4).
Phân phối điểm số cho thấy rằng đa số người đã kết hôn và giảng viên/giáo viên
đạt được điểm cao hơn (mean > 3), trong khi sinh viên nam có mức độ hiểu biết thấp hơn
(mean < 3).
Mức độ hiểu biết của tất cả nhóm nằm trong khoảng từ 2 đến 4 điểm, cho thấy
rằng có sự biến động nhưng không quá lớn về kiến thức về tình dục an toàn trong các
nhóm này.
Trung vị (median) và mode thường nằm ở mức điểm 3 hoặc 4 cho tất cả nhóm,
cho thấy phần lớn người trong các nhóm này có mức độ hiểu biết trung bình hoặc cao về
tình dục an toàn. Độ biến động thấp với độ lệch chuẩn thấp (cận 0.5) cho tất cả nhóm,
ngoại trừ sinh viên nam có độ biến động cao hơn (độ lệch chuẩn là 0.583).
Ngoài ra, độ biến động thấp cho thấy rằng kết quả nghiên cứu này có tính ổn định
và đáng tin cậy.

15
Bảng 10: Cảm nhận của sinh viên về thái độ của mọi người xung quanh
khi nói về vấn đề “tình dục an toàn”

Frequency Percent Cumulative Percent


Thoải mái 39 35.1% 35.1%
Ngại 53 47.7% 82.9%
Valid
Không muốn nhắc tới 19 17.1% 100%
Total 111 100%

35.1% sinh viên cho biết những người xung quanh họ cảm thấy thoải mái khi nói
về vấn đề "tình dục an toàn". Điều này có thể đánh dấu một môi trường tốt việc trao đổi
thông tin về tình dục an toàn, và sự sẵn sàng tham gia vào cuộc thảo luận về chủ đề này.
47.7% sinh viên cho biết những người xung quanh họ cảm thấy ngại khi nói về
vấn đề "tình dục an toàn". Điều này cho thấy rằng một phần lớn sinh viên sẽ gặp khó
khăn hoặc lo lắng khi phải thảo luận về chủ đề này với người khác.
17.1% sinh viên thể hiện sự không muốn nhắc đến vấn đề "tình dục an toàn" của
môi trường xung quanh họ. Phản ánh sự ngần ngại lớn hơn và sự từ chối thảo luận về chủ
đề này.

16
Bảng 11: Góc nhìn của sinh viên về những người xung quanh không
muốn nhắc tới hoặc ngại ngùng khi nói về tình dục

Responses Percent of
N Percent Cases
Tình dục là vấn đề riêng tư,
không muốn chia sẻ với bất kì 83 65.9% 93.3%
ai khác
Tại sao không
thoải mái và Giữ hình ảnh nghiêm túc trong
31 24.6% 34.8%
ngại mắt mọi người
Xem tình dục là điều cấm kị,
12 9.5% 13.5%
tuyệt đối không được nhắc tới
Total 126 100% 141.6%
.

Khi nhắc tới các vấn đề liên quan đến “tình dục an toàn” thì đa số mọi người sẽ coi
đấy là một thông tin kín chỉ nên tự tìm hiểu thay vì xem đó là những thông tin quan trọng
cần để chia sẽ kiến thức. Tuy nhiên một điều khá mừng là con số về “mục 3” chiếm rất
thấp cho thấy mọi người đâu đó đã có một góc nhìn thoáng hơn hơn khi về điều này.
65.9% sinh viên cho rằng tình dục là vấn đề riêng tư, và họ không muốn chia sẻ
với bất kì ai khác. Điều này cho thấy sự nhạy cảm và cá nhân hóa của chủ đề tình dục.
Mức độ này có thể phản ánh nhiều yếu tố như giáo dục, giới tính, giá trị văn hóa, và quan
điểm cá nhân.
24.6% sinh viên cho rằng họ muốn giữ hình ảnh nghiêm túc trong mắt mọi người
khi nói về tình dục. Điều này có thể liên quan đến áp lực xã hội và sự kỳ vọng về việc
hiển thị một hình ảnh nghiêm túc và chín chắn trong cuộc sống.
9.5% sinh viên thể hiện rằng họ xem tình dục là điều cấm kị, tuyệt đối không được
nhắc tới. Điều này có thể phản ánh góc nhìn tiêu cực về tình dục an toàn trong xã hội
hoặc nền văn hóa của họ.

17
Bảng 12: Nguồn tìm hiểu kiến thức về tình dục an toàn của sinh viên

Responses
Percent of Cases
N Percent
Gia đình 37 14.5% 33.3%
Bạn bè 63 24.7% 56.8%
Kênh thông
Nhà trường 52 20.4% 46.8%
tin
Mạng xã hội (facebook,
103 40.4% 92.8%
tiktok,...)
Total 255 100.0% 229.7%

Mạng xã hội (facebook, tiktok, v.v.) là nguồn thông tin phổ biến nhất, với 92.8%
sinh viên sử dụng nó để tìm hiểu kiến thức về tình dục an toàn. Điều này cho thấy sự ảnh
hưởng lớn của các nền tảng trực tuyến đối với học sinh và sinh viên.
Bạn bè và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng, với 56.8% và 46.8% sinh viên
lựa chọn chúng là nguồn thông tin. Điều này có thể chỉ ra vai trò của hệ thống giáo dục
và quan hệ cá nhân trong việc truyền đạt kiến thức về tình dục an toàn.
Gia đình đóng góp 33.3% trong việc tìm hiểu kiến thức, với tỷ lệ thấp hơn so với
các nguồn thông tin khác.

18
KẾT LUẬN
Sinh viên có kiến thức về tình dục an toàn nhưng chưa đầy đủ, còn sai lệch ở một
số nội dung kiến thức.
Mức độ chia sẻ kiến thức của sinh viên với cộng đồng về các vấn đề tình dục chưa
cởi mở, còn nhiều rào cản. Có thể do sự tự ti, những quan niệm cổ hủ hoặc áp lực xã hội,
sinh viên chưa thể mở lòng và thoải mái chia sẻ với người khác về các vấn đề tình dục.
Điều này góp phần làm tăng nguy cơ tiếp tục tồn tại những sai lệch trong kiến thức tình
dục và tạo ra những rủi ro cho sức khỏe sinh sản và tình dục của sinh viên
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm em kiến nghị một số giải pháp như sau:
Trước hết, nhà trường có thể lồng ghép kiến thức về tình dục an toàn vào bài giảng
của các bộ môn có liên quan như kỹ năng mềm và giáo dục giới tính. Đây là cách hiệu
quả để đảm bảo rằng sinh viên nhận được những kiến thức cần thiết và đúng đắn về tình
dục, đồng thời tạo ra một môi trường học tập thoải mái và không phê phán để thảo luận
về các vấn đề này.
Ngoài ra, các hội sinh viên cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ
kiến thức về tình dục an toàn cho sinh viên. Các kênh truyền thông như trang web, diễn
đàn, hoặc nhóm trò chuyện trực tuyến có thể được tạo ra để cung cấp thông tin đáng tin
cậy và cập nhật về tình dục an toàn. Các hội sinh viên có thể phát triển nội dung, tổ chức
các sự kiện, hoặc chia sẻ câu chuyện để nâng cao kiến thức về tình dục an toàn.
Hơn nữa, nhà trường có thể gợi mở một số trang web uy tín về tình dục an toàn
cho sinh viên. Việc cung cấp các nguồn thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp cận giúp sinh
viên tự tìm hiểu và nắm bắt kiến thức tình dục một cách đúng đắn. Đồng thời, nhà trường
cũng có thể thiết lập các chương trình tư vấn hoặc buổi thảo luận để trợ giúp sinh viên
hiểu rõ hơn về tình dục an toàn và giải đáp những câu hỏi, lo ngại của họ.
Tóm lại, việc đảm bảo kiến thức tình dục an toàn cho sinh viên và khuyến khích
mức độ chia sẻ kiến thức cởi mở là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe
sinh sản và tình dục của họ. Nhà trường, cùng với sự hỗ trợ từ các hội sinh viên và sử
dụng các nguồn thông tin uy tín, có thể tạo ra một môi trường giáo dục và thảo luận mở,
nơi mà sinh viên có thể nhận được kiến thức đúng đắn và tự tin chia sẻ ý kiến của mình
về các vấn đề tình dục. Chỉ khi đó, chúng ta có thể đạt được một tương lai tình dục an
toàn và lành mạnh cho cộng đồng sinh viên.

19

You might also like