You are on page 1of 10

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ AN GIANG

BẢN ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRẺ số.../…

An Giang, ngày…tháng…năm 20…


A. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên Sinh viên: THÁI VĂN ĐÀ
2. Mã số sinh viên: 211101066
3. Lớp: 21.6 Chuyên ngành: Dược sĩ CĐ Khóa: 21
4. Số điện thoại: 0374426990
5. Email: vthai4638@gmail.com
B. NỘI DUNG
1. Dự kiến tên đề tài nghiên cứu:
Tên Tiếng Việt: Thực trạng kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và các yếu tố liên
quan của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang năm 2023.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Vấn đề quan hệ tình dục an toàn hiện nay đang được chú trọng nhiều hơn
trong xã hội, trên thế giới nói chung (ở Đức và Ý, độ tuổi là 14, ở Hy Lạp và Pháp
là 15 và ở Anh và nhiều bang của Hoa Kỳ là 16 (Thiện, 2023) [1, 56]) và Việt Nam
nói riêng.
Việc giới trẻ hiện nay có cách khá sống thoáng, xu hướng theo thời đại và vấn
đề quan hệ tình dục lại càng ngày càng được cởi mở hơn trong môi trường học đường,
Cao đẳng, Đại học (Ngọc, 2014) [2, 57]. Theo Bộ Y tế kết quả điều tra quốc gia về
sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên Việt Nam độ
tuổi 10 - 24 năm 2016 cho thấy vị thành niên, thanh niên được thụ hưởng chất lượng
cuộc sống cao hơn, tiếp cận thông tin ngày càng đa dạng, dễ dàng hơn. Trong đó hơn
90% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi trao đổi thông tin thông qua
Internet, điện thoại đi động (smartphone) nhưng chỉ có 1/3 trong tổng số đó sử dụng

1
Internet để tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (Hoàng Bá
Thịnh & Đoàn Thị Thanh Huyền, 2019) [3, 87].
Nghiên cứu điều tra cho biết năm 2017, quan hệ tình dục trung bình lần đầu
của các đối tượng tham gia điều tra (lứa tuổi 14 - 24) là 18,7 tuổi, sớm hơn so với
kết quả của các điều tra trước đó (19,6 tuổi, năm 2010) (Nguyễn Minh Khang, Tào
Gia Phú, Võ Khánh Phương, Nguyễn Văn Trung, 2023) [4, 70].
Trong độ tuổi này thì kiến thức về quan hệ tình dục an toàn còn thấp sẽ dẫn
đến những hệ lụy như mang thai ngoài ý muốn, HIV, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục (STIs) (Linh, 2019) [5, 15]. Ý tưởng nghiên cứu cắt ngang này sẽ cung cấp
những thông tin kiến thức, mức độ hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn, tránh thai,
các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và các nhân tố ảnh hưởng trong quan
hệ tình dục của sinh viên trường Cao đẳng Y tế An Giang 2023.
2.1. Khái niệm quan hệ tình dục an toàn:
Tình dục là một nhu cầu sinh lý tự nhiên trong cơ thể con người ở độ tuổi dậy
thì trở lên, và nó được xem là một gia vị thiết yếu không thể thiếu trong tình yêu,
cũng như nấu thức ăn phải có gia vị.
Quan hệ tình dục an toàn là một trong những hình thức giúp hạn chế khả năng
lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), mang thai
ngoài ý muốn,… có nghĩa trong qua trình quan hệ với bạn tình, người yêu, không có
sự tiếp xúc trực tiếp cơ thể với tiết dịch âm đạo, tinh dịch hoặc là máu của đối phương
(Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Kiều Anh, 2021) [6, 253].
2.2. Nguyên nhân phát sinh:
Ở tuổi dậy thì, thì hàm lượng hoocmon sẽ tăng cao sẽ làm cho nhu cầu sinh lý
tăng và cần đến vấn đề quan hệ tình dục.
Do ảnh hưởng bởi những người xung quanh, phương tiện truyền thông, tạp
chí nhạy cảm, đồi trụy.
Do những mối quan hệ độc hại (toxic relationship) rủ rê, lôi kéo.
Do những khoái cảm của quan hệ tình dục những lần đầu tiên kích thích suy
nghĩ và ham muốn về tình dục, nhất là tình dục không an toàn, tình dục phi giáo dục
hay các loại tình dục tâm lý biến thái khác như bạo dâm (BDSM), và những hình
2
thức con của nó như “Nô lệ và kỷ luật” (Bondage and Discipline), “Thống trị và quy
phục” (Dominance and Submission), “Bạo dâm” (Sadism), “Khổ dâm”
(Masochism),…
Ngoài ra, còn một số mối quan hệ tình dục dựa vào các tác động từ ngoại cảnh
(thời tiết, vận động,…), nội tiết tố, các chất kích thích (thuốc kích dục, thuốc cường
dương, thuốc kích thích âm đạo,…)

2.3. Tác hại của việc qua hệ tình dục không an toàn:

Cũng như các ý đã nêu trên việc quan hệ tình dục không an toàn chính là làm
lây truyền một số bệnh qua đường tình dục. Hiện nay thì trên thế giới có tới hơn 20
căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi màu
gà,…(trong đó có nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là cao nhất). Trong
đó thì HIV/AIDS là một trong những căn bệnh thế kỷ và chưa có thuốc đặc trị triệt
để về HIV/AIDS. Bệnh lây truyền qua đường tình dục nó còn gây nhiều biến chứng
khác ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người như ung thư trực tràng do virus
HPV, ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu, đau xương chậu,… là tác hại đầu tiên
(Nguyễn Hoài Bắc, Trần Văn Kiên, 2022) [7, 86].

Tác hại thứ hai muốn được nói đến đó là quan hệ tình dục không an toàn sẽ
dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Trường hợp lúc đó thì chưa sẵn sàng, chưa đủ điều
kiện hoặc là còn ngồi trên ghế nhà trường,… bắt buộc sẽ suy nghỉ đến việc bỏ cái
thai ấy đi. Từ đó sẽ gia tăng việc nạo phá thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần,
thể chất của những bạn phụ nữ bị liên lụy trầm trọng (Nguyễn Thị Tuyết Hằng, 2015)
[8, 69-70].

2.4. Phương pháp quan hệ tình dục an toàn:

2.4.1. Sử dụng bao cao su:

Là một trong những biện pháp để có được lối sống tình dục, chính là sử dụng
bao cao su. Đây là biện pháp an toàn tối thiểu tranh được lây nhiễm tối thiểu những

3
căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, và cũng là biện pháp tránh thai hữu hiệu,
sử dụng bao cao su đảm bảo chất lượng sẽ giúp các bạn có cuộc sống tình dục an
toàn hơn.

2.4.2. Sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP):

Có thể sử dụng thuốc này dự phòng trước khi phơi nhiễm cho những người
có nhu cầu quan hệ tình dục cao (Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Huỳnh Nguyễn
Phương Thảo, 2022) [9, 13]. PrEP giữ vai trò quan trọng trong phòng chống lây
nhiễm HIV đối với đối tượng dễ bị phơi nhiễm HIV (MSM).

“Tháng 9/2015, WHO khuyến cáo những người có nguy cơ lây nhiễm HIV
cao nên sử dụng PrEP (viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis hay dự phòng trước
phơi nhiễm HIV). Tính tới thời điểm hiện tại, PrEP là một biện pháp dự phòng HIV
có hiệu quả đáng kinh ngạc. Có thể nói, PrEP đang trở thành một trong những kỳ
vọng chấm dứt HIV toàn cầu.” (Commerce, 2021) [10].

2.4.3. Không quan hệ với nhiều người:

Nên sống một cách chung thủy một vợ một chồng để có một cuộc sống an
toàn kể cả những bạn quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Nêu như quan hệ tình dục
không an toàn với nhiều người khác nhau sẽ là nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm các bệnh
lây truyền qua đường tình dục.

2.4.4. Không nên quan hệ từ miệng hoặc đường hậu môn:

Quan hệ bằng 2 đường này là bí quyết được nhiều cặp đôi áp dụng, vấn đề
này không được khuyến khích cho dù không có khả năng mang thai nhưng sẽ tiềm
ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh.

2.4.5. Sử dụng chất bôi trơn:

Sử dụng thêm chất bôi trơn để tránh làm trầy xước gây viêm nhiễm, tiền ẩn
nguy cơ cho vi khuẩn xâm nhập.
4
2.4.6. Tìm hiểu thêm những kiến thức và các căn bệnh truyền nhiễm:

Tất cả căn bệnh nào nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục không an toàn cũng không ngoại lệ. Vì thế nên
phải tìm hiểu thật nhiều kiến thức về những căn bệnh này để giảm bớt rủi ro cho bản
thân và cho người khác.

Với đề tài “Thực trạng kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và các yếu tố
liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang năm 2023” để thống kê tỷ
lệ quan hệ tình dục an toàn của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang. Từ đó
giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc quan hệ tình dục an toàn và hạn
chế không an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, mang thai ngoài ý muốn,
bên cạnh sẽ cùng nhà trường tuyên truyền và hỗ trợ những kiến thức bổ ích để phòng
tránh, ngăn chặn về việc quan hệ không an toàn. Nó chính là lý do vì sao tôi chọn đề
tài nghiên cứu quan hệ tình dục an toàn này.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

3.1. Mục tiêu tổng quát:


Thực trạng kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và các yếu tố liên quan của
sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang năm 2023
3.2. Mục tiêu cụ thể:
3.2.1. Xác định tỷ lệ kiến thức về quan hệ tình dục an toàn của sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế An Giang năm 2023.
3.2.2. Xác định một số yếu tố liên quan về kiến thức quan hệ tình dục an toàn của
sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang năm 2023.
4. Khung lý thuyết/cây vấn đề:

5
Biến số phụ thuộc Các biến số độc lập

Tỉ lệ quan hệ tình
dục an toàn của
sinh viên ở Việt
Xác định tỉ lệ Nam
quan hệ tình dục
an toàn của sinh
viên trường Cao Tỉ lệ quan hệ
đẳng Y tế An tình dục an toàn
Giang năm 2023 của sinh viên
trường Cao
Đẳng Y Tế An
Thực trạng kiến Giang
thức quan hệ
tình dục an toàn
và các yếu tố Sức khỏe sinh
liên quan của sản
sinh viên trường
Cao Đẳng Y Tế Sức khỏe tâm lý
An Giang năm
2023 Các yếu tố liên
quan về kiến Sức khỏe tình
thức quan hệ dục
tình dục an toàn
của sinh viên Quan hệ tình cảm
trường Cao đẳng
Y tế An Giang
năm 2023 Cảm xúc và tâm
trạng

Giao dục và nhận


thức

6
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
5.1.1. Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Y tế An Giang.
5.1.2. Đối tượng nghiên cứu: sinh viên chính quy toàn trường Cao đẳng Y tế An
Giang năm học 2023-2024.
5.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2023
5.2. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích.
5.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu định lượng: chọn mẫu toàn bộ tất cả sinh viên chính quy toàn
trường Cao đẳng Y tế An Giang. Số lượng: 1.800 sinh viên
5.4. Dân số nghiên cứu:
Dân số mục tiêu của nghiên cứu là sinh viên chính quy toàn trường đang học
tại Trường Cao đẳng Y tế An Giang.
5.5. Mẫu nghiên cứu:
Là sinh viên chính quy toàn trường (Theo phòng CTSV Trường Cao đẳng Y
tế An Giang).
5.6. Tiêu chí chọn mẫu:
5.6.1. Tiêu chí chọn vào:
Sinh viên chính quy toàn trường đang học tại Trường Cao đẳng Y
tế An Giang và đồng ý tham gia nghiên cứu.
5.6.2. Tiêu chí loại trừ:
Những sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu, những sinh viên không

mặt trong thời gian nghiên cứu, từ chối nghiên cứu và trừ cá nhân nghiên cứu.
5.7. Biến số nghiên cứu và các định nghĩa:
Biến số phụ thuộc là thực trạng quan hệ tình dục an toàn.
Biến số độc lập gồm: tỉ lệ quan hệ tình dục an toàn của sinh viên ở Việt Nam,
tỉ lệ quan hệ tình dục an toàn của sinh viên trường Cao đẳng Y tế An Giang, sức

7
khỏe sinh sản, sức khỏe tâm lý, sức khỏe tình dục, quan hệ tình cảm, cảm xúc và
tâm trạng, giáo dục và nhận thức.

5.8. Phương pháp thu thập số liệu:


Dữ liệu định lượng được thu thập bằng phương pháp trả lời thông qua bảng
câu
5.9. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống:
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng thang đo Depression Anxiety Stress
Scales - 02 items (DASS 02) gồm 02 câu hỏi.
Mỗi câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo gồm: đã từng hoặc chưa từng. Có hoặc
không.
5.10. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu định lượng.
6. Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Thế Thiện (2023), Tư pháp hình sự người chưa thành niên tại một số quốc gia
và giá trị tham khảo cho Việt Nam, Tạp Chí Khoa học Kiểm sát, 4(66), tr. 52-
60.
2. Trần Thị Minh Ngọc (2014), Đạo đức sinh viên Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75), tr. 53-62.
3. Hoàng Bá Thịnh và cộng sự (2019), Tác động của khoa học công nghệ đến chức
năng gia đình hiện nay. Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, tr. 82-89.
4. Nguyễn Minh Khang và các cộng sự (2023), Thực trạng quan hệ tình dục trước
hôn nhân và một số yếu tố liên quan (Nghiên cứu trường hợp sinh viên năm
thứ tư tại Khoa Y – Dược, Trường Đại học Trà Vinh), Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Trà Vinh, tr. 70-77.
5. Hà Mạnh Linh (2019), Sử dụng hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức của
học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội
trú tỉnh Sơn La, Tạp chí khoa học Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14,
tr. 10-19.
6. Trần Thị Thanh Thủy và cộng sự (2021), Kiến thức và hành vi tình dục an toàn
của người di cư lao động tự do tại phường hoàng liệt, quận hoàng mai, thành
phố hà nội năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam tập 507 - tháng 10 - số 2, tr.
249-254.
7. Nguyễn Hoài Bắc và cộng sự (2022), Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng và hành
vi quan hệ tình dục của nam giới mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tại
8
bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam tập 514 - tháng 5 - số
2, tr. 85-89.
8. Nguyễn Thị Tuyết Hằng và cộng sự (2015), Những yếu tố ảnh hưởng đến thai
ngoài ý muốn của nữ vị thành niên tại khoa kế hoạch gia đình - bệnh viện Từ
Dũ, Tạp chí phụ sản - 13(02-phụ bản), tr. 69-74.
9. Huỳnh Nguyễn Phương Quang và cộng sự (2022), Hành vi tình dục không an toàn
và các yếu tố liên quan đến việc chấp nhận sử dụng PrEP ở nhóm MSM tại
Thành phố Cần Thơ năm 2020, Tạp chí Y dược học Cần Thơ số 55/2022 – Số
chuyên đề hội nghị Quốc tế, tr. 13-21.
10. Glink Vietnam Commerce (2021, 05 25), "PrEP thuốc dự phòng HIV hiệu quả"
https://www.glinkvn.com/en: https://www.glinkvn.com/en/prep-thuoc-du-phong-
hiv-hieu-qua-hon-90/.

An giang, ngày… tháng … năm 2023

THÁI VĂN ĐÀ

9
GIẤY XÁC NHẬN ĐỒNG Ý THÔNG QUA
Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU/ THỰC HÀNH NCKH

Họ và tên Sinh viên: THÁI VĂN ĐÀ


Lớp: Dược sĩ 21.6
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn:
Đồng ý thông qua cho Sinh viên: ………………………… với vai trò là Giảng viên
hướng dẫn sau khi đã đọc ý tưởng, góp ý thực hiện viết YTNC và đề xuất nộp về
khoa YHCĐ&KHCB Trường Cao đẳng Y tế An Giang theo quy định.
Ý kiến đề xuất:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn

Ths LÊ HOÀNG ÂN
Ý kiến của giám khảo:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Đánh giá/cho điểm hệ số 2 (thực hiện viết ý tưởng NCKH):……..(điểm)
Giám khảo

(ký và ghi rõ họ tên)

10

You might also like