You are on page 1of 72

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIẸU 4

1.1.Một số khái niệm 4

1.1.1.Quan hệ tình dục an toàn 4

1.1.2.Quan hệ tình dục không an toàn 4

1.1.3.Các biện pháp tránh thai an toàn 6

1.2.Tình hình quan hệ tình dục không an toàn ở các khu công nghiệp trên cả 9
nước
1.3.Đặc điểm Khu công nghiệp Phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên 11

KHUNG LÝ THUYẾT 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1.Đối tượng nghiên cứu 15

2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

2.3.Thiết kế nghiên cứu 15

2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 15

2.5.Phương pháp thu thập số liệu 16

2.6.Biến số và chỉ số nghiên cứu 17

2.7.Phương pháp phân tích số liệu 28

2.8.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 28


2.9.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 29

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 31

3.1.Thông tin chung 31

3.2.Hành vi QHTD của ĐTNC 32

3.3.Tình trạng sử dụng rượu bia/chất kích thích/chất an thần 32

3.4.Kiến thức của ĐTNC về QHTD không an toàn 33

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN KẾT LUẬN 43

DỰ KIẾN BÀN LUẬN 44

DỰ LIẾN KHUYẾN NGHỊ 45

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 46

DỰ TRÙ KINH PHÍ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1: Biến số nghiên cứu 17
Bảng 2: Tuổi của ĐTNC 31

Bảng 3: Giới tính của ĐTNC 31

Bảng 4: Trình độ học vấn của ĐTNC 31

Bảng 5: Thu nhập trung bình của ĐTNC 31

Bảng 6: Tình trạng hôn nhân của ĐTNC 32

Bảng 7: Nơi sinh sống của ĐTNC 32

Bảng 8: Đối tượng QHTD và sử dụng BCS trong khi QHTD 32

Bảng 9: Tần suất sử dụng rượu bia trên tuần 32

Bảng 10: Tần suất sử dụng chất kích thích/chất an thần trên tuần 33

Bảng 11: Kiến thức về QHTD không an toàn 33

Bảng 12: Kiến thức về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục 34

Bảng 13: Thái độ về QHTD không an toàn 34

Bảng 14: Kế hoạch nghiên cứu 46

Bảng 15: Dự trù kinh phí 50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrom: Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải

BCS Bao cao su

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

HIV Human Immuno-deficiency Virus:


Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

STIs Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

QHTD Quan hệ tình dục

KCN Khu công nghiệp

YTCC Y tế công cộng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, quan hệ tình dục
(QHTD) không an toàn trở thành vấn đề mà cả xã hội nói chung và Ngành y tế công cộng
nói riêng lo ngại. QHTD không an toàn được hiểu là QHTD mà không sử dụng các biện
pháp bảo vệ an toàn như bao cao su (BCS), có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến sức khỏe như mắc các bệnh lây qua đường tình dục (đặc biệt là HIV), mang thai
ngoài ý muốn dẫn đến phá thai không an toàn…Tính đến thời điểm ngày 17/8/2019, tổng số
người nhiễm HIV hiện còn sống của cả nước là 219,9 nghìn người [1]; tỷ lệ mang thai ở
nhóm 15 - 19 tuổi là 35,4%, số ca nạo phá thai ở phụ nữ trẻ tuổi chưa lập gia đình chiếm
20% tổng số ca nạo phá thai;… là những con số phản ánh hậu quả đáng buồn của QHTD
không an toàn ở Việt Nam [2].
Tại Hưng Yên, các khu công nghiệp (KCN) là nơi tập trung số lượng lớn lao động
trên cả nước, đa phần là người lao động ngoại tỉnh (97,9%), đây là đối tượng có nguy cơ cao
đối với các hành vi QHTD không an toàn dẫn đến lây nhiễm một số bệnh lây truyền qua
đường tình dục[3]. Công nhân hầu hết phải sống trong hoàn cảnh xa gia đình, phải thuê trọ,
với mức lương “không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày”, phải đi làm thêm để
tăng thu nhập và không có điều kiện tham gia các hoạt động giải trí cũng như tìm hiểu kiến
thức bên ngoài [3]. Điều kiện sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần dẫn đến tình trạng
nhiều công nhân ở các KCN chấp nhận sống thử trước hôn nhân. Theo khảo sát do Ban nữ
công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện, có đến gần 43% nữ công nhân các
KCN chấp nhận sống chung trước hôn nhân [4]. Tuy nhiên, công nhân ở các KCN lại không
có kiến thức về sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống; các hoạt động truyền thông, tư vấn về
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân KCN không hướng đến các đối tượng lao động
ngoại tỉnh vì họ không có hộ khẩu thường trú tại Hưng Yên. Bên cạnh đó các chương trình
nhằm vào đối tượng công nhân KCN cũng bị hạn chế bởi các nhà sử dụng lao động [4][5].
Điều này làm tỷ lệ nạo phá thai ở nữ công nhân các KCN, nhà máy luôn ở mức cao: 13%,
thậm chí một số người còn nạo phá thai nhiều lần trước khi kết hôn [5]. Vì vậy, nhóm đối
tượng lao động tại các KCN, nhất là lao động ngoại tỉnh có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh
lây truyền qua đường tình dục và cần được quan tâm trong các chương trình về chăm sóc sức
khỏe sinh sản [6].
KCN Phố Nối A nằm trên địa bàn, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên với 10,000 công nhân,
trong đó 70% là lao động ngoại tỉnh. Đời sống của đa số công nhân tại KCN còn gặp nhiều
khó khăn, lương thấp, cường độ làm việc cao khiến họ ít có cơ hội tham gia các hoạt động
2

giải trí hoặc truyền thông giáo dục, dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội, cũng như có nguy cơ cao
thực hiện các hành vi QHTD không an toàn [7]. Nhằm xác định tỷ lệ lao động ngoại tỉnh tại
KCN Phố Nối A có hành vi QHTD không an toàn và tìm hiểu một yếu tố liên quan đến hành
vi QHTD không an toàn của lao động ngoại tỉnh tại KCN Phố Nối A, đề cương “Quan hệ
tình dục không an toàn của lao động ngoại tỉnh khu công nghiệp Phố Nối A, Mỹ Hào,
Hưng Yên: thực trạng, một số yếu tố liên quan” đã được xây dựng.
3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Mô tả thực trạng QHTD không an toàn ở nhóm công nhân lao động ngoại tỉnh tại
KCN Phố Nối A từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019.
Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD không an toàn của lao động
ngoại tỉnh tại KCN Phố Nối A từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019.
4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Quan hệ tình dục an toàn là gì?
Tình dục an toàn (safe sex) là hành vi tình dục được thực hiện bởi những người có những
biện pháp tránh bệnh lây truyền đường tình dục như AIDS.[1] Hành vi này cũng được gọi
là tình dục an toàn hơn (safer sex) hoặc tình dục có bảo vệ trong khi tình dục không an toàn
hoặc tình dục không bảo vệ là hành vi tình dục mà không có biện pháp đề phòng lây nhiễm.
Nhiều nguồn ưa dùng thuật ngữ tình dục an toàn hơn vì nó thể hiện chính xác hơn vì những
hành vi này chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm.[2] Những năm gần
đây, thuật ngữ lây nhiễm đường tình dục (sexually transmitted infections) (STIs) được dùng
hơn là bệnh lây truyền đường tình dục (sexually transmitted diseases) (STDs) vì nó có một
nghĩa rộng hơn: một người có thể bị lây nhiễm và có khả năng lây cho người khác mà không
lộ ra một dấu hiệu bệnh nào.
Thực hiện tình dục an toàn trở nên phổ biến vào cuối thập niên 1980 vì đại dịch AIDS. Thúc
đẩy tình dục an toàn là một trong những mục tiêu của giáo dục giới tính. Tình dục an toàn
được coi là một chiếc lược nhằm giảm nguy cơ.[3][4] Việc tình dục an toàn làm giảm nguy cơ
gây hậu quả xấu nhưng không phải là tuyệt đối. Ví dụ, khi một người nhiễm HIV quan hệ
tình dục với người không nhiễm HIV, khi mang bao cao su so với khi không mang bao cao
su, nguy cơ lây nhiễm giảm còn 1/4 hay 1/5, nhưng vẫn không thể triệt tiêu hết rủi ro.[5]
Tình dục an toàn chỉ có hiệu quả khi cả hai người cùng đồng ý thực hiện và không thay đổi.
Trong quá trình giao hợp sử dụng bao cao su, ví dụ, người thâm nhập có thể cố ý tháo bao
cao su ra và tiếp tục thâm nhập mà người nhận không chú ý và không biết.
Mặc dù tình dục an toàn cũng là một biện pháp trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thuật
ngữ này chỉ việc ngăn ngừa lây nhiễm và cả ngừa thai. Tuy nhiên, nhiều phương pháp ngừa
thai hiệu quả (ví dụ như thuốc tránh thai, đặt vòng, thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng,...)
lẫn không hiệu quả (ví dụ như xuất tinh ngoài âm đạo) thì lại không thể ngăn ngừa lây
nhiễm bệnh.
1.1.2. Quan hệ tình dục không an toàn
Hành vi tình dục không an toàn mô tả hoạt động sẽ làm tăng khả năng một người tham gia
tình dục với người khác đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ bị nhiễm
bệnh[1] hoặc mang thai, hoặc khiến đối tác (bạn tình) có thai. Nó có hai ý nghĩa tương tự: mô
tả hành vi của chính họ và mô tả hành vi của đối tác. Hành vi có thể là hành vi giao hợp âm
đạo, bằng miệng hoặc qua hậu môn mà không được bảo vệ. Còn đối tác có thể là đối tác
không chung thủy, người dương tính với HIV hoặc người tiêm chích thuốc qua đường tĩnh
mạch.[2] Sử dụng ma túy có mối liên quan đến các hành vi tình dục không an toàn.[3]
Hành vi tình dục không an toàn có thể là:

 Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su.


 Miệng - tiếp xúc với bộ phận sinh dục.
 Bắt đầu hoạt động tình dục khi tuổi còn trẻ.
 Có nhiều bạn tình.
5

 Có đối tác nguy cơ cao, một người mà có nhiều bạn tình hoặc truyền nhiễm.
 Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
 Quan hệ với bạn tình từng tiêm chích thuốc.
 Tham gia hoạt động mại dâm.[4]

Hành vi tình dục không an toàn bao gồm giao hợp không có bảo vệ, nhiều bạn tình và sử
dụng ma túy bất hợp pháp. Việc sử dụng rượu và ma túy bất hợp pháp làm tăng nguy cơ
mắc bệnh lậu, bệnh chlamydia, trichomonas, viêm gan siêu vi B và HIV/AIDS. Chấn thương
trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn được xác định là một hành vi tình dục không an
toàn.[5]
Thanh thiếu niên Bắc Mỹ quan hệ tình dục có thể được chấp nhận nhưng không có biện
pháp thích hợp để dự phòng nhiễm trùng hoặc mang thai. Nhận thức sai lầm về tính không
dễ bị tổn thương và việc thực hành bất chấp những hậu quả lâu dài thúc đẩy xu hướng hành
vi tình dục không an toàn. Hành vi tình dục không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng cho cả chính họ và cho (những) đối tác. Hậu quả này thường gồm ung thư cổ
tử cung, thai ngoài tử cung và vô sinh.[2] Có một mối liên hệ tồn tại giữa tỷ lệ mắc cao hơn ở
những người có nghệ thuật cơ thể (xỏ lỗ thân thể và xăm mình) với hành vi tình dục không
an toàn
- Dữ liệu nhân khẩu học: Là dữ liệu cung cấp thông tin chi tiết về dân số theo độ tuổi
và giới tính, hộ gia đình, hiện trạng nhà ở, giáo dục, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…
- Tình dục an toàn (safe sex) là "nghệ thuật" đạt cùng lúc hai yêu cầu: hưởng thụ tình
dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của
bạn tình xâm nhập vào cơ thể. Để đạt yêu cầu này có hai cách: thứ nhất là không giao
hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, xoa bóp... (kể cả thủ dâm);
thứ hai là giao hợp được bảo vệ bằng bao bao su. Tình dục an toàn không những
phòng được AIDS mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như
giang mai, lậu, mồng gà, ...
- Thủ dâm là hình thức kích thích bằng tay vào các cơ quan sinh dục, thường là vào
điểm cực khoái. Nó có thể là sự kích thích tự thực hiện hay bởi một người khác (xem
phần thủ dâm lẫn nhau), nhưng thường thì thuật ngữ này để chỉ những hành động
được thực hiện một mình.
- Đối tượng mại dâm: là những đối tượng phục vụ người có nhu cầu thỏa mãn hành vi
tình dục ngoài hôn nhân để được trả tiền hoặc được hưởng các lợi ích vật chất khác.
- QHTD đồng giới: là nam có QHTD với nam (hay MSM: Men who have sex with men
hoặc males who have sex with males) chỉ những người nam có hành vi QHTD với
người nam khác hoặc nữ có QHTD với nữ (hay WSW: Women who have sex with
women) chỉ những người nữ có hành vi QHTD với những người nữ khác cho dù họ
có là đồng tính luyến ái hoặc song tính luyến ái hay không.
6

- HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh “Human Immunodeficience Virus” (Virut gây
suy giảm miễn dịch ở người). Là loại virut khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tấn công
trực tiếp hệ miễn dịch, làm cơ thể giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
cơ hội và ung thư. Có hai loại HIV-1 và HIV-2.
- AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome”
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người). Là giai đoạn cuối của quá trình
nhiễm HIV, thường biểu hiện bằng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư do hệ
thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Đây là hội chừng mắc phải do HIV tấn công
trực tiếp hệ thống miễn dịch, không phải là bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh và
không do nguyên nhân khác.
- STIs: bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùng
lây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các
hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, QHTD bằng miệng hay hậu môn.

1.1.3. Các biện pháp tránh thai an toàn

-Thuốc viên kết hợp


Thuốc chứa cả estrogen và progesterone, có tác dụng ngăn cản hiện tượng rụng trứng và
điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Phương pháp này có hiệu quả cao (99%) nếu người sử dụng
dùng đúng cách và uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Người nghiện thuốc lá và những người
ngoài 35 tuổi nên tránh sử dụng loại thuốc kết hợp này vì nồng độ estrogen có thể gây nguy
hiểm đến huyết áp dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

-Thuốc viên chỉ chứa Progestin đơn thuần Thành phần cấu tạo của thuốc này không chứa
estrogen. Vì vậy, chúng là một lựa chọn thay thế cho những bạn gái cần có một phương
pháp ngừa thai hiệu quả cao, nhưng nhạy cảm với estrogen hay không thể dùng viên thuốc
tránh thai có chứa estrogen vì nhiều lý do khác nhau. Hiệu quả của viên thuốc tránh thai chỉ
chứa progesterone thấp hơn loại thuốc kết hợp. Mỗi năm, cứ 100 phụ nữ thì có 3 người dính
bầu khi sử dụng biện pháp này.

-Thuốc viên kéo dài chu kỳ


Dạng thuốc viên này giúp ngừa thai và kéo dài chu kỳ kinh nguyệt tới 3 tháng/ lần. Vẫn
7

chưa có bằng chứng nào cho thấy loại thuốc này ảnh hướng xấu đến chu kì kinh nguyệt, tuy
nhiên cũng chưa có nghiên cứu dài hạn nào chứng tỏ độ an toàn của nó.

-Vòng âm đạo
Loại vòng này được làm từ nhựa hoạt tính, cung cấp estrogen và progestin giống như thuốc
viên kết hợp. Bạn đặt vòng trong âm đạo khoảng 3 tuần, sau đó tháo vòng khoảng 1 tuần để
có chu kì đều đặn.

- Màng chắn
Màng chắn tránh thai được làm từ cao su, có hình dạng giống mái vòm. Biện pháp này giúp
ngăn tinh trùng thụ tinh với trứng bằng màng chắn ở cổ tử cung và có chứa chất diệt tinh
trùng. Tuy nhiên, biện pháp này phải có sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu cân nặng của bạn tăng
hoặc giảm đáng kể trong thời gian đặt màng chắn thì phương pháp này có thể không hiệu
nghiệm. Những người mắc hội chứng sốc độc cũng không nên sử dụng màng chắn.

-Vòng tránh thai IUD


Vòng tránh thai IUD được bác sỹ đưa vào trong tử cung của bạn và có tác dụng ngừa thai
trong 5-10 năm. Có 2 loại vòng tránh thai IUD trên thị trường, một loại không chứa hoóc-
môn và một loại chứa lượng nhỏ xíu (bằng 1/7 lượng hoóc-môn trong thuốc tránh thai) được
xuất trực tiếp vào tử cung. Có thể bạn đã nghe về việc IUD làm vô sinh và viêm nhiễm
nhưng điều này chỉ đúng với vòng tránh thai IUD Dalkon Shield những năm 1970. Còn
vòng IUD ngày nay hoàn toàn an toàn dù bạn có con hay chưa. Các bác sĩ khuyên rằng, thiết
bị này chỉ nên dùng cho phụ nữ từng sinh con. Bởi khi thiết bị được cấy vào cơ thể, tử cung
sẽ mở rộng có thể gây tổn thương ở bạn nữ chưa có con.

- ‘Áo mưa’ cho nữ giới


‘Áo mưa’ của nữ được làm từ nhựa mềm hoặc chất đàn hồi Polyurethane, có thể tránh được
các bệnh lây nhiễm tình dục và ngăn tinh trùng tiếp xúc với trứng rụng. Nó được chèn sâu
vào âm đạo, qua cổ tử cung, gần giống với màng chắn. Khác với ‘áo mưa’ của nam, bao cao
su nữ có thể được đặt trong âm hộ 8 tiếng trước khi quan hệ.
8

- Bao cao su
Biện pháp này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có nhiều tiện ích như: nhanh, gọn, an
toàn. Khi ‘mặc áo mưa’ đúng cách, nó sẽ ngăn tinh trùng đi vào tử cung, đồng thời phòng
tránh được các bệnh lây nhiễm tình dục, thậm chí cả căn bệnh thế kỷ HIV. ‘Áo mưa’ nam
được làm từ chất nhựa dẻo polyurethane hoặc cao su Latex, nếu đối phương bị dị ứng với
hai loại thành phần này thì bạn nên tìm phương án khác.

- Miếng dán
Miếng dán tránh thai cũng được xem là một dòng trong những loại thuốc tránh thai tiên tiến.
Miếng dán thiết kế giống hình con tem, được dán lên vùng da khô như bụng, bắp tay, bả vai,
nó giúp tiết hoóc-môn qua da và có tác dụng ngừa thai như viên uống. Suốt thời gian dùng
miếng dán tránh thai, kinh nguyệt của bạn vẫn diễn ra đều đặn như bình thường Tác dụng
phụ: Bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ tương tự như uống thuốc. Vùng da đặt miếng dán sẽ
hơi bị ửng đỏ. Cách dán: Dán vào một ngày cố định. Ví dụ: Bạn dán miếng dán vào ngày
thứ 2 tuần đầu tiên, đến thức 2 tuần sau, bạn thay miếng dán tránh thai kế tiếp. Sử dụng
miếng dán ba tuần thì nghỉ một tuần. Miếng dán được thiết kế khá chắc với độ bám dính cao
nên bạn không lo bị rớt ra.

- Que cấy
Có kích thước chỉ bằng que diêm, que cấy được đặt dưới da bắp tay. Que cấy tránh thai có
tác dụng trong 3 năm và hiệu quả gần như 100%. Tuy nhiên, que cấy không có hiệu quả cao
với những cô nàng quá mập.

- Triệt sản
Đây là phương pháp thắt ống dẫn trứng (hoặc ống dẫn tinh), một dạng tiểu phẫu giúp chặn
các ống dẫn trứng đưa trứng vào tử cung. Việc thắt ống dẫn trứng là biện pháp tránh thai
cuối cùng đối với nam giới cũng đồng nghĩa với việc vô sinh. Sau khi cột ống dẫn trứng,
người phụ nữ sẽ vĩnh viễn không thể nào thụ thai được. Nếu bạn còn muốn sinh con, hãy từ
bỏ ý nghĩ áp dụng phương pháp này. 12. Viên khẩn cấp Viên khẩn cấp là biện pháp hỗ trợ
việc tránh thai thường xuyên. Loại thuốc này có chứa lượng hormone tổng hợp cao hơn so
9

với thuốc viên kết hợp. Phương án này có tác dụng tốt nhất trong vòng 72 giờ sau khi quan
hệ, đôi khi nó có thể kéo dài tới 5 ngày sau.

1.2. Tình hình quan hệ tình dục không an toàn ở các khu công nghiệp trên cả
nước

Hầu hết nữ công nhân không nắm được các biện pháp quan hệ tình dục an toàn khiến tỷ lệ
mắc bệnh phụ khoa ở mức cao. Trang bị kiến thức, hỗ trợ các giải an toàn khi quan hệ tình
dục cho phụ nữ đang là vấn đề bức thiết.
Thông tin trên được ông Trần Văn Trị, Chi cục trưởng Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia
đình, TPHCM cho biết tại buổi tổng kết hoạt động giai đoạn 2011 đến 2015. Theo đó, dù
đơn vị đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn qua hệ thống phòng khám sức khỏe sinh sản,
nhưng trong bối cảnh thành phố có quy mô dân số đông (khoảng 8 triệu người) chị em phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm hơn 32% hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản nâng cao
chất lượng giống nòi đang gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, rất đông phụ nữ đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nữ sinh
viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… bị hạn chế về điều kiện tiếp
cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện, tình trạng sống thử, dễ dãi trong quan hệ
tình dục, quan hệ tình dục trước hôn nhân đã khiến nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn,
làm gia tăng tình trạng nạo phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.
Số liệu khảo sát của Chi cục Dân số thành phố trong năm qua cho thấy, có tới 70% nữ công
nhân chưa biết các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, trong đó 46% mắc bệnh phụ khoa;
20% đến 30% nữ công nhân và sinh viên chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin, tư vấn về
chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
Để hạn chế tình trạng trên và chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng tốt hơn cho phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn, ông Trần Văn Trị cho biết, trong giai đoạn 2016 đến
2020, Chi cục Dân số thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động khám xét nghiệm miễn phí các
bệnh viêm nhiễm đường sinh sản thông thường cho khoảng 15.000 lượt nữ công nhân mỗi
năm.
Khảo sát thực tế tại nhiều khu trọ công nhân (CN) trên địa bàn quận Thủ Ðức, Bình Tân,
quận 7... cho thấy, phần lớn CN chưa được tiếp cận với các hoạt động tuyên truyền, tư vấn
sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản (SKSS). Nhiều CN cho rằng, suốt cả tuần đi làm bận bịu
cho nên không có điều kiện tìm hiểu các kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Nếu có thì cũng chỉ qua phương thức "truyền miệng" hoặc "nghe nói". Chính điều này đã
dẫn đến sự thiếu hiểu biết trong việc trang bị kiến thức về SKSS, nhất là CN nữ. Chị Trần
Thu Loan, làm việc tại KCN Tân Tạo (quận Bình Tân) cho biết: CN bọn em vào làm việc
hết giờ rồi lại về phòng cho nên ít được tham gia các buổi tuyên truyền. Hơn nữa, công ty
cũng không chú trọng vấn đề này cho CN cho nên không biết tìm hiểu ở đâu.
10

Thực trạng kể trên cũng diễn ra tương tự tại nhiều khu trọ CN khác ở Thủ Ðức, quận 7. Tại
buổi tuyên truyền về SKSS do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên CN (gọi tắt là Trung tâm) và tổ
chức Marie Stopes Internationnal Việt Nam (MSIVN) tổ chức trong tháng 9 vừa rồi, khi bác
sĩ tư vấn yêu cầu các CN đặt câu hỏi thì cả hội trường... im lặng. Một lúc lâu sau mới có một
nam CN đặt câu hỏi nhưng với điệu bộ rất ngập ngừng, ấp úng vì... ngại. Một CN cho rằng:
"Kiến thức an toàn tình dục là rất cần thiết nhưng ban tổ chức phải tổ chức theo hình thức
nào đó để CN có thể giãi bày tâm sự mà không ngại những người chung quanh. Còn tại buổi
tuyên truyền sức khỏe cho CN tại KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) tổ chức tối 7-10,
Ban tổ chức đã tổ chức nhiều chương trình như: ca nhạc, trao quà tặng, tặng túi thuốc cá
nhân... Mặc dù lượng CN đến với chương trình khá đông nhưng tại gian hàng tư vấn sức
khỏe lại rất ế ẩm. Thống kê của tổ chức MSIVN, có đến 25 loại bệnh nằm trong số bệnh lây
qua đường tình dục nhưng qua khảo sát, một số CN cũng chỉ biết một cách lơ mơ về các
bệnh như: AIDS, lậu, giang mai...
Sự hiểu biết còn hạn chế của các CN và sự quan tâm chưa đúng mức của các doanh nghiệp,
cơ quan chức năng cho nên rất nhiều CN hiểu biết về an toàn tình dục một cách mù mờ dẫn
đến những hậu quả nặng nề. Tình trạng phá thai diễn ra khá phổ biến ở các nữ CN. Theo
thống kê của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số ca phá thai của CN chiếm khoảng gần 40% trong
giới trẻ hiện nay. Ðó là chưa kể tình trạng các CN tự ý đến các cơ sở tư nhân không đủ chức
năng phá thai để "giải quyết hậu quả". Hậu quả của tình trạng này đã làm nhiều nữ CN vĩnh
viễn mất đi thiên chức làm mẹ sau này. Ðáng nói, nhiều CN khi lỡ sinh con do xấu hổ với
gia đình, bạn bè và không đủ tiền để nuôi con... đã đang tâm vứt bỏ đứa con của mình.
Theo khảo sát trực tuyến của Tổ chức Lao động quốc tế ILO và Navisgo đối với 150 ứng
viên nhân sự cấp trung tại các doanh nghiệp tư nhân cho thấy, 17% trong số những người
được hỏi cho rằng, chính họ hoặc một số người họ biết từng “nhận được đề nghị liên quan
đến tình dục từ cấp trên để lấy các lợi ích tại nơi làm việc".

Bà Trịnh Thanh Hằng, Trưởng Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết,
cả nước có 325 khu công nghiệp với 2.989.613 lao động, trong đó, lao động nữ chiếm 63%.
Các doanh nghiệp về lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến thủy sản có tỉ lệ nữ chiếm từ 80-
90%.
Không chỉ nguy cơ bị quấy rối tình dục, lao động nữ tại các khu công nghiệp còn bị nhiều
khó khăn khác trong cuộc sống. Bà Trịnh Thanh Hằng cho rằng: “Nhu cầu của lao động nữ
trong khu công nghiệp về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa, chăm sóc sức khỏe là rất cao.
Tuy nhiên, hầu hết các khu công nghiệp chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở, nhà trẻ mẫu
giáo, cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa, xã hội phục vụ người lao động”.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bình đẳng giới là chủ đề
dành được sự quan tâm đặc biệt, được thảo luận tại nhiều nước và các diễn đàn quốc tế. Đây
là mục tiêu quan trọng cần hướng tới không chỉ ở Việt Nam mà còn của tất cả các quốc gia
trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội.
11

Theo Liên Hợp Quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng những
điều kiện như nhau, có cơ hội đóng góp cũng như thụ hưởng những thành quả phát triển của
quốc gia trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Tuyên bố về quyền con người của Liên Hợp Quốc năm 1948 và Công ước về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử, chống lại phụ nữ năm 1979 đã ghi nhận sự cần thiết và tầm quan
trọng của việc thúc đẩy bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất
trong 20 năm qua và được xếp ở nhóm các quốc gia có bình đẳng giới tốt nhất trên thế giới
(năm 2016). Tuy vậy, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại, nguyên nhân căn bản là những định
kiến về giá trị, về cách ứng xử và vai trò của nam giới và phụ nữ trong xã hội. Kỷ nguyên số
và hội nhập với sự ứng dụng rộng rãi các tiến bộ công nghệ đã và đang nhanh chóng giải
phóng con người khỏi những công việc đòi hỏi nhiều sức lực, công việc nặng nhọc, những
công việc giản đơn có tính lặp lại, cũng như các công việc nội trợ.
Tiến sĩ Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội nhận định, bình
đẳng giới được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu như một sự cần thiết cho sự phát triển bền
vững cho nam giới và phụ nữ, cải thiện mức sống cho tất cả mọi người. Bình đẳng giới có
tầm quan trọng sống còn đối với các nền kinh tế, các ngành kinh doanh tạo ra lợi nhuận và
hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng, hạnh phúc của con người.

1.3. Đặc điểm Khu công nghiệp Phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên

KCN Phố Nối A nằm trên địa bàn, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên trên Km19, Quốc lộ 5 (Hà Nội -
Hải Phòng), Hưng Yên;
▪ Cách trung tâm Hà Nội 24 km (khoảng 30 phút đi bằng ô tô);
▪ Cách sân bay Nội Bài 45 km (khoảng 45 phút đi bằng ô tô);
▪ Cách Cảng Hải Phòng Hải Phòng 75 km (khoảng 70 phút đi bằng ô tô);
▪ Cách cảng biển nước sâu Quảng Ninh 120 km (khoảng 120 phút đi bằng ô tô);
▪ Nằm giáp Lạc Đạo (ga đường sắt Hà Nội - Hải Phòng).
Với 10,000 công nhân, trong đó 70% là lao động ngoại tỉnh. Đời sống của đa số công nhân
tại KCN còn gặp nhiều khó khăn, lương thấp, cường độ làm việc cao khiến họ ít có cơ hội
tham gia các hoạt động giải trí hoặc truyền thông giáo dục, dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội, cũng
như có nguy cơ cao thực hiện các hành vi QHTD không an toàn
12

KHUNG LÝ THUYẾT

Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết nhận thức xã hội của Pajares (2002). Mô hình này
đề cập đến sự tác động giữa môi trường xung quanh và cấp độ cá thể nên phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu của nhóm là xác định các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD không an
toàn.

Theo mô hình lý thuyết nhận thức xã hội của Pajares (2002) 3 yếu tố: môi trường, con người
và hành vi liên tục ảnh hưởng qua lại nhau:

Hành vi

Yếu tố cá nhân


Yếu tố môi trường
(nhận thức, tác động và
các yếu tố sinh học)

Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội của Pajares (2002)
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên nghiên cứu không đề cập đến mối quan hệ qua
lại giữa hành vi quan hệ tình dục không an toàn trong nhóm đối tượng lao động ngoại tỉnh
tại KCN Bắc Thăng Long với tất cả các yếu tố liên quan đã được liệt kê mà chỉ tập trung vào
tác động của yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường tới hành vi QHTD không an toàn.
13

Bên cạnh đó, nhóm áp dụng thêm mô hình nguy cơ môi trường của Tim Rhodes (risk
environment model) để làm rõ yếu tố môi trường tác động đến hành vi QHTD không an
toàn:

Ảnh hưởng của chính sách quốc gia

Cấp độ vĩ mô
Ảnh hưởng môi trường

Cấp độ ảnh hưởng


của môi trường

Hành vi
nguy cơ
cá nhân

Mô hình nguy cơ môi trường của Tim Rhodes (risk environment model).
Xét trong bối cảnh kinh tế chính trị tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu xếp yếu tố sự ảnh
hưởng của chính sách quốc gia nằm ở cấp độ vĩ mô ảnh hưởng đến môi trường.
Dựa trên các yếu tố mà nhóm vừa phân tích trên, khung lý thuyết mà nhóm đưa ra như
sau:
14

HÀNH VI QHTD KHÔNG AN TOÀN


Không thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD
Có nhiều bạn tình

YẾU TỐ CÁ NHÂN
Nhân khẩu học.

Sử dụng rượu
bia/chất kích thích/an
thần. YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG
Kiến thức về
HIV/STIs.

Kiến thức về QHTD


không an toàn.

Thái độ đối với


QHTD không an
toàn.

Cấp độ vĩ mô
Cấp độ vi mô Chính sách phát BCS
Khả năng tiếp cận với đối tượng miễn phí.
mại dâm (số lượng đối tượng, Sự kì thị và phân biệt
địa điểm tiếp cận, thỏa thuận đối xử với đối tượng
giá cả). mại dâm và đối tượng
Áp lực nhóm (bạn bè/đồng có quan hệ đồng giới.
nghiệp).
Luật cấm các hành vi
Việc quyết định sử dụng BCS mua bán, tổ chức, môi
Các chương trình truyền thông giới mại dâm.
giáo dục sức khỏe về QHTD
Bất cập của chính
an toàn và HIV/STIs.
sách y tế chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho
người lao động nhập
cư.
15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Lao động ngoại tỉnh trong độ tuổi 18 - 49 đã làm việc từ 6 tháng trở lên tại KCN Phố Nối
A, huyện Mỹ Hào, thành phố Hưng Yên.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Là cán bộ, quản lý tại KCN.
- Những người lao động có hộ khẩu thường trú tại Hưng Yên.
- Công nhân nghỉ ốm hoặc có tâm lý không ổn định khi triển khai nghiên cứu.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2019 tại KCN Phố Nối A, huyện Mỹ Hào, thành phố
Hưng Yên.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng.
Số đối tượng nghiên cứu được tính theo công thức:

Trong đó:
n: Kích thước mẫu
: Hệ số tin cậy ở mức xác xuất 95% là 1,96
p: Tỷ lệ người lao động có hành vi QHTD không an toàn trong quần thể là 50% (do nhóm
nghiên cứu giả định).
d: Sai số tuyệt đối d = 0,02
DE: Hệ số thiết kế. Áp dụng DE= 2
Vậy cỡ mẫu n là: n= 1,962.0,5.(1-0,5).2
n = 4802 0,022
16

Để đề phòng những người tham gia trả lời thiếu hoặc sai thông tin ta lấy thêm 10%.
Vậy cỡ mẫu cần thiết (sau khi đã làm tròn) là 5282 người.
2.4.1. Cách chọn mẫu :
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1:
- Lập danh sách các công ty trong KCN Phố Nối A, Hưng Yên và đánh số thứ tự các
công ty.
- Chọn ngẫu nhiên các công ty trong danh sách.

Giai đoạn 2:
- Lập danh sách những người lao động ngoại tỉnh của các công ty được chon.
- Chọn ngẫu nhiên các đối tượng lao động ngoại tỉnh trong danh sách và tiến hành phát
vấn những người đồng ý tham gia nghiên cứu cho tới khi đủ số lượng đối tượng
nghiên cứu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu


2.5.1. Công cụ thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng hình thức bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu vì các lý do
sau: giá thành thấp, phù hợp với quy mô nghiên cứu; các thông tin nhạy cảm về hành vi
QHTD có thể thu thập dễ dàng hơn; chỉ có thể tiến hành thu thập số liệu vào giờ nghỉ giải
lao của người lao động, vì vậy sử dụng bộ câu hỏi tự điền tốn ít thời gian hơn so với phỏng
vấn.
2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Điều tra viên (ĐTV): 7 thành viên của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Y tế Công
cộng, đã được tập huấn về kỹ thuật thu thập số liệu bằng phát vấn. Các ĐTV thống nhất với
nhau về nội dung bộ câu hỏi tự điền, kỹ thuật và cách thức thu thập số liệu.
Giám sát viên (GSV): 2 cộng tác viên là Cử nhân chính quy K11 Trường Đại học Y tế
Công cộng và 1 cán bộ thuộc Ban quản lý KCN Phố Nối A. Các GSV tiến hành giám sát
hoạt động của ĐTV và hỗ trợ ĐTV trong quá trình thu thập số liệu.
ĐTV tới Ban quản lý KCN Phố Nối A lập danh sách người lao động ngoại tỉnh. Sau
khi phát vấn, các số liệu được đưa vào máy tính để xử lý và phân tích.
17

2.6. Biến số nghiên cứu

Bảng 1: Biến số nghiên cứu

Cách thu
STT Tên biến Định nghĩa Loại biến
thập

I Nhân khẩu học

1 Tuổi Tuổi dương lịch của ĐTNC, bằng Liên tục


Bộ câu hỏi
năm nghiên cứu trừ đi năm sinh.
tự điền
Đơn vị tính là năm

2 Giới tính Giới tính của ĐTNC, là nam hay nữ Nhị phân Bộ câu hỏi
tự điền

3 Trình độ học Chuyên môn cao nhất ĐTNC đã Thứ bậc


Bộ câu hỏi
vấn hoàn thành
tự điền

4 Thu nhập Thu nhập của bản thân ĐTNC quy Định lượng
Bộ câu hỏi
ra tiền/người/tháng(năm), tính theo
tự điền
đơn vị VNĐ

5 Nơi sống Nơi sống hiện tại của ĐTNC Định danh
Bộ câu hỏi
tự điền

6 Tình trạng hôn Là tình trạng ĐTNC đã từng hoặc Định danh
Bộ câu hỏi
nhân chưa bao giờ kết hôn với người khác
tự điền
giới

7 Đối tượng sống Là người mà ĐTNC sống cùng Phân loại Bộ câu hỏi
chung trong một không gian nhất định, có tự điền
18

ràng buộc về kinh tế

II Hành vi QHTD không an toàn

1 Tình trạng Tình trạng đã từng hoặc chưa từng Bộ câu hỏi
Nhị phân
QHTD QHTD của ĐTNC tự điền

2 Tuổi QHTD lần Tuổi của ĐTNC khi thực hiện hành Bộ câu hỏi
Liên tục
đầu vi QHTD lần đầu tiên tự điền

3 Số lượng bạn Số lượng bạn tình của ĐTNC trong Bộ câu hỏi
Định lượng
tình 12 tháng trở lại đây tự điền

4 Tần suất QHTD Mức độ thường xuyên QHTD của Bộ câu hỏi
Định lượng
ĐTNC tự điền

5 Tình trạng Tình trạng đã từng hay chưa từng


Bộ câu hỏi
QHTD với đối QHTD với đối tượng mại dâm Nhị phân
tự điền
tượng mại dâm

6 Tình trạng sử Mức độ thường xuyên ĐTNC sử


dụng BCS khi dụng BCS khi QHTD với đối tượng Bộ câu hỏi
Phân loại
QHTD với đối mại dâm tự điền
tượng mại dâm

7 Tình trạng sử Mức độ thường xuyên ĐTNC sử


dụng BCS khi dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng
QHTD với hoặc bạn tình thường xuyên Bộ câu hỏi
Phân loại
vợ/chồng hoặc tự điền
bạn tình thường
xuyên
19

8 Hình thức Hình thức QHTD mà ĐTNC đã


Bộ câu hỏi
QHTD từng thực hiện (đường miệng, Định danh
tự điền
đường âm đạo, đường hậu môn…)

9 Địa điểm Địa điểm ĐTNC thường thực hiện Bộ câu hỏi
Định danh
QHTD hành vi QHTD tự điền

III Yếu tố cá nhân

1 Sử dụng rượu bia/chất kích thích/chất an thần

1.1 Sử dụng rượu Tình trạng có hay không sử dụng Bộ câu hỏi
Nhị phân
bia rượu bia của ĐTNC tự điền

1.2 Tần suất sử Tần suất ĐTNC sử dụng rượu bia


Bộ câu hỏi
dụng rượu bia trong cuộc sống hàng ngày, theo đơn Thứ bậc
tự điền
vị số lần/tuần

1.3 Sử dụng chất Tình trạng có hay không sử dụng bất


kích thích/chất kỳ các chất kích thích/chất an thần Bộ câu hỏi
Nhị phân
an thần như heroine, thuốc phiện, cần sa, tự điền
thuốc phiện tổng hợp….

1.4 Tần suất sử Tần suất ĐTNC sử dụng bất kỳ chất


dụng chất kích kích thích/chất an thần trong cuộc Bộ câu hỏi
Thứ bậc
thích/chất an sống hàng ngày, theo đơn vị số tự điền
thần lần/tuần
20

1.5 Sử dụng rượu Tình trạng có hay không/mức độ sử


bia, chất kích dụng rượu bia hoặc các chất kích Bộ câu hỏi
Phân loại
thích trước khi thích trước khi QHTD tự điền
QHTD

2 Kiến thức về QHTD không an toàn

2.1 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC về thế nào là


Bộ câu hỏi
QHTD không QHTD không an toàn (khái niệm, Phân loại
tự điền
an toàn hành vi)

2.2 Hậu quả của Hiểu biết của ĐTNC về các hậu quả
QHTD không có thể có của QHTD không an toàn: Bộ câu hỏi
Phân loại
an toàn mắc các bệnh lây truyền qua đường tự điền
tình dục, mang thai ngoài ý muốn….

3 Kiến thức về HIV/STIs

3.1 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC về các bệnh có


các bệnh lây thể lây truyền qua đường tình dục Bộ câu hỏi
Phân loại
truyền qua tự điền
đường tình dục

3.2 Hiểu biết về Kiến thức của ĐTNC biết về các


đường lây con đường lây HIV hoặc các bệnh
Bộ câu hỏi
HIV/STIs lây truyền qua đường tình dục: qua Phân loại
tự điền
máu, mẹ truyền sang con, qua
QHTD không an toàn

3.3 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC biết về các Phân loại Bộ câu hỏi
các hành vi hành vi nguy cơ cao trong việc lây tự điền
21

nguy cơ cao HIV/STIs: không dùng BCS khi


nhiễm QHTD, dùng chung bơm kim tiêm,
HIV/STIs …

3.4 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC biết về các


nhóm đối tượng nhóm đối tượng nguy cơ cao trong
Bộ câu hỏi
nguy cơ cao việc lây HIV/STIs: phụ nữ mại dâm, Phân loại
tự điền
nhiễm nhóm nam QHTD đồng giới, người
HIV/STIs làm việc xa nhà/lái xe đường dài

3.5 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC biết về các


cách phòng lây cách phòng lây HIV/STIs trong sinh Bộ câu hỏi
Phân loại
HIV/STIs hoạt hàng ngày: không dùng chung tự điền
bơm kim tiêm, QHTD an toàn

3.6 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC về cách phát


cách phát hiện hiện người nhiễm HIV/STIs: xét Bộ câu hỏi
Phân loại
người có nghiệm tìm virut, … tự điền
HIV/STIs

3.7 Kiến thức về Kiến thức của ĐTNC về hậu quả có


Bộ câu hỏi
hậu quả của thể có của HIV/STIs Phân loại
tự điền
HIV/STIs

3.8 Kiến thức về Cách xử lý của ĐTNC khi nghi ngờ


cách xử lý khi có phơi nhiễm với HIV Bộ câu hỏi
Phân loại
có phơi nhiễm tự điền
với HIV

4 Thái độ đối với QHTD không an toàn


22

4.1 Thái độ khi đối Thái độ của ĐTNC khi phải đối mặt
mặt với nguy với việc QHTD không an toàn (khi
cơ QHTD bị người tình ép buộc, bị dụ dỗ, Bộ câu hỏi
Phân loại
không an toàn QHTD với phụ nữ mại dâm không tự điền
có BCS…): phản đối, không quan
tâm,…

4.2 Trạng thái cảm Trạng thái cảm xúc của ĐTNC sau
xúc sau khi khi có QHTD không an toàn: bình Bộ câu hỏi
Phân loại
QHTD không thường, lo lắng, sợ hãi, xấu hổ… tự điền
an toàn

4.3 Thái độ đối với Thái độ của ĐTNC về vấn đề


Bộ câu hỏi
việc QHTD QHTD không an toàn của công nhân Phân loại
tự điền
không an toàn tại KCN: phản đối hay ủng hộ

4.4 Thái độ đối với Thái độ của ĐTNC đối với người
người từng có từng có QHTD không an toàn (nếu Bộ câu hỏi
Phân loại
QHTD không biết): xa lánh, hạn chế tiếp xúc, bình tự điền
an toàn thường, …

IV Yếu tố môi trường

A Ảnh hưởng môi trường cấp độ vi mô

1 Khả năng tiếp cận với đối tượng mại dâm

1.1 Biết đến địa Mức độ ĐTNC biết đến các địa
Bộ câu hỏi
điểm mua bán điểm mua bán dâm … Nhị phân
tự điền
dâm

1.2 Địa điểm dễ Các địa điểm dễ tiếp cận các đối Định danh Bộ câu hỏi
23

tiếp cận các đối tượng nguy cơ cao tại KCN mà


tượng nguy cơ ĐTNC làm việc tự điền
cao

1.3 Mức độ dễ tiếp Mức độ ĐTNC có thể tiếp cận các


cận với các đối đối tượng nguy cơ cao khi có nhu Bộ câu hỏi
Phân loại
tượng nguy cơ cầu tình dục tự điền
cao

1.4 Mức giá chấp Mức giá ĐTNC có thể chấp nhận
nhận được cho được cho một lần mua bán dâm Bộ câu hỏi
Phân loại
hoạt động mua tự điền
bán dâm

2 Nhóm bạn bè/đồng nghiệp

2.1 Bạn bè/đồng Bạn bè/đồng nghiệp của ĐTNC lôi


nghiệp lôi kéo/tạo áp lực, dẫn tới hành vi Nhị phân/ Bộ câu hỏi
kéo/tạo áp lực QHTD không an toàn mà ĐTNC Phân loại tự điền
không muốn

2.2 Bắt chước hành Cộng đồng bạn bè/đồng nghiệp của
vi của bạn ĐTNG đã có hành vi QHTD không
Bộ câu hỏi
bè/đồng nghiệp an toàn và chia sẻ, ĐTNC tự thực Nhị phân
tự điền
hiện hành vi QHTD mà không bị ép
buộc

3 Việc quyết định sử dụng BCS

3.1 Địa điểm cung Hiểu biết của ĐTNC về các địa Bộ câu hỏi
Định danh
cấp BCS điểm bán hoặc phát BCS miễn phí tự điền
24

3.2 Thái độ của Thái độ của người cung cấp BCS


Bộ câu hỏi
người cung cấp đối với khách hàng Phân loại
tự điền
BCS

3.3 Thời gian chờ Thời gian mà ĐTNC phải chờ đợi Bộ câu hỏi
Phân loại
đợi để mua hoặc nhận BCS miễn phí tự điền

3.4 Mức độ riêng Mức độ đảm bảo riêng tư cho


Bộ câu hỏi
tư ĐTNC khi mua hoặc nhận BCS Phân loại
tự điền
miễn phí

3.5 Mức độ sẵn có Tình trạng có hoặc không có sẵn


Bộ câu hỏi
BCS tại nhà BCS tại nhà nghỉ Nhị phân
tự điền
nghỉ

3.6 Thường mang Thói quen của ĐTNC có hay không Bộ câu hỏi
Nhị phân
BCS theo người mang theo BCS trong người tự điền

3.7 Sẵn sàng mua Mức độ ĐTNC sẵn sàng mua BCS Bộ câu hỏi
Nhị phân
BCS khi có nhu cầu QHTD tự điền

3.8 Khả năng mua Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc
Bộ câu hỏi
BCS khi có nhu mua BCS khi có nhu cầu của ĐTNC Phân loại
tự điền
cầu

3.9 Người quyết Người có vai trò quyết định việc sử


định việc sử dụng BCS khi thực hiện hành vi Bộ câu hỏi
Nhị phân
dụng BCS khi QHTD tự điền
QHTD

3.10 Người chuẩn bị Người chuẩn bị BCS trước khi Phân loại Bộ câu hỏi
25

BCS QHTD tự điền

3.11 Khả năng Khả năng thuyết phục đối tác sử


thuyết phục đối dụng BCS khi QHTD Bộ câu hỏi
Phân loại
tác sử dụng tự điền
BCS

3.12 Lý do không sử Các yếu tố cản trở ĐTNC không sử


Bộ câu hỏi
dụng BCS khi dụng BCS khi QHTD Định danh
tự điền
QHTD

Các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về QHTD an toàn và
4
HIV/STIs

4.1 Nguồn thông Nguồn mà ĐTNC chủ yếu sử dụng


tin chủ yếu về để tìm kiếm thông tin: báo đài, sách Bộ câu hỏi
Phân loại
QHTD an toàn báo, truyền miệng… tự điền
và HIV/STIs

4.2 Mức độ biết Mức độ ĐTNC biết đến/nghe nói


đến các chương đến các chương trình truyền thông
trình truyền giáo dục sức khỏe, tư vấn về QHTD Bộ câu hỏi
Phân loại
thông về an toàn và HIV/STIs tự điền
QHTD an toàn
và HIV/STIs

4.3 Mức độ tiếp Số lần/tần suất ĐTNC được tiếp cận Phân loại Bộ câu hỏi
cận với các với các chương trình truyền thông tự điền
chương trình giáo dục sức khỏe, tư vấn về QHTD
truyền thông về an toàn và HIV/STIs
QHTD an toàn
26

và HIV/STIs

4.4 Yếu tố ảnh Các yếu tố ảnh hưởng đến việc


hưởng đến việc không thể tiếp cận/làm gián đoạn
tiếp cận thông việc tiếp cận các nguồn thông tin Bộ câu hỏi
Định danh
tin về QHTD an chính thức về QHTD an toàn và tự điền
toàn và HIV/STIs của ĐTNC
HIV/STIs

4.5 Mức độ sẵn Mức độ sẵn sàng tiếp cận, học hỏi
sàng tiếp cận thông tin từ các buổi tư vấn, các Bộ câu hỏi
Phân loại
với thông tin chương trình truyền thông về QHTD tự điền
an toàn và HIV/STIs của ĐTNC

B. Ảnh hưởng môi trường cấp độ vĩ mô

1 Chính sách phát ĐTNC đã từng nghe nói đến các Bộ câu hỏi
Nhị phân
BCS miễn phí chính sách phát BCS miễn phí tự điền

2 Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của sự kỳ thị, phân biệt


sự kỳ thị và đối xử với các đối tượng mại dâm
phân biệt đối và có quan hệ tình dục đồng giới tới
Bộ câu hỏi
xử với các đối hành vi của ĐTNC: che giấu, quan Định danh
tự điền
tượng mại dâm hệ vụng trộm, không QHTD với các
và có quan hệ đối tượng trên, không ảnh hưởng
đồng giới

3 Luật cấm các Tác động của luật cấm các hành
hành vi mại mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm Bộ câu hỏi
Nhị phân
dâm tới hành vi của ĐTNC: chấp hành, tự điền
không chấp hành
27

4 Bất cập của Những bất cập về chính sách y tế


chính sách y tế gây cản trở cho ĐTNC tiếp cận dịch
- chăm sóc sức vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh Bộ câu hỏi
Nhị phân
khỏe sinh sản sản tự điền
cho người lao
động nhập cư

Tiêu chuẩn đánh giá


- Hành vi QHTD không an toàn ( C8-> C16)
Đạt: trả lời đúng ≥ 80% câu hỏi phần hành vi. Trong đó có các nội dung bắt buộc trả
lời đúng gồm: Sử dụng BCS khi QHTD với đối tượng mại dâm (C13), cách thức
QHTD đã từng thực hiện (C15).
Không đạt: trả lời đúng < 80% câu hỏi phần hành vi hoặc không trả lời đúng các nội
dung bắt buộc nêu trên.
- Kiến thức về quan hệ tình dục không an toàn.( C23-> C27)
Đạt: trả lời đúng 5/5 câu hỏi phần kiến thức gồm: định nghĩa, hành vi nguy cơ, hậu
quả, mức độ nghiêm trọng của hành vi QHTD không an toàn và các biện pháp phòng
ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Không đạt: trả lời sai ít nhất 1câu nào phần kiến thức.
- Kiến thức về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
( C28-> C37)
Đạt: trả lời ≥ 80% câu hỏi phần kiến thức. Trong đó các nội dung bắt buộc trả lời
đúng gồm: Các bệnh lây qua đường tình dục (C28), đường lây bệnh (C29), hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (C30, C31),
cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(C33), hậu quả của HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (C36).
Không đạt: trả lời <80% câu hỏi phần kiến thức hoặc không trả lời đúng các nội dung
bắt buộc nêu trên.
- Thái độ về quan hệ tình dục không an toàn (C38-> C42)
Đạt: trả lời đúng 4/5 câu hỏi phần thái độ. Trong đó có các nội dung bắt buộc trả lời
đúng gồm: Thái độ khi bị bạn tình ép buộc QHTD không sử dụng bao cao su (C38),
thái độ khi bị dụ dỗ QHTD với đối tượng mại dâm mà không sử dụng bao cao su
(C39).
Không đạt: trả lời sai ít nhất 2 câu hoặc không trả lời đúng các nội dung bắt buộc nêu
trên.
28

- Khả năng tiếp cận BCS và tham gia các chương trình truyền thông giáo
dục sức khỏe về QHTD an toàn và HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua
đường tình dục (C50-> C68)
Đạt: trả lời đúng ≥ 80% câu hỏi 2 phần gồm: khả năng tiếp cận BCS và các chương
trình truyền thông giáo dục sức khỏe về QHTD an toàn, về HIV/AIDS và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Trong đó có các nội dung bắt buộc trả lời đúng là: địa
điểm mua hoặc nhận bao cao su miễn phí (C50), nguồn cung cấp thông tin về QHTD
an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (C65), mức độ sẵn sàng tham gia
các buổi tư vấn, chương trình tuyền thông về QHTD an toàn và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục (C68).
Không đạt: trả lời đúng < 80% câu hỏi 2 phần gồm: khả năng tiếp cận BCS và các
chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về QHTD an toàn về HIV/AIDS, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc không trả lời đúng các nội dung bắt buộc
nêu trên.

2.7. Phương pháp phân tích số liệu


2.7.1. Phương pháp làm sạch số liệu
Làm sạch số liệu thô: các ĐTV sau khi kết thúc phát vấn sẽ kiểm tra lại toàn bộ các
phiếu thu thập để loại bỏ các phiếu không hợp lệ.
Làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0: bộ số liệu sau khi được nhập sẽ được chuyển
sang phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành làm sạch.
2.7.2. Phần mềm nhập liệu
Sử dụng phần mềm Epi Data 3.1 để tiến hành nhập liệu.
2.7.3. Phần mềm phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích số liệu.

2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự thông qua của Hội đồng Khoa học và
hội đồng Đạo đức của trường Học viện Y dược học cổ truyền VN.
Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu là lao động ngoại tỉnh, đang làm việc tại các
công ty, xí nghiệp ở KCN Phố Nối thuộc địa bàn Tỉnh Hưng Yên. Do đó, trước khi tiến hành
nghiên cứu phải thông qua sự đồng ý của ban lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp tại khu công
nghiệp này. Ngoài ra, các đối tượng sẽ được tiếp cận trực tiếp và được giải thích mục đích
29

của nghiên cứu, các nguy cơ và lợi ích có thể xảy ra đối với đối tượng nghiên cứu trước khi
tham gia nghiên cứu. Điều tra viên cũng sẽ giải thích tính chất tự nguyện khi tham gia
nghiên cứu này và quyền được từ chối vào bất cứ thời điểm nào khi tham gia. Sự tham gia sẽ
chỉ xảy ra sau khi từng đối tượng nghiên cứu đã hiểu rõ về nghiên cứu và ký vào giấy đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối và
thông tin thu thập được chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu.
Với các trường hợp cần sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà chuyên môn, nhóm nghiên cứu
sẽ đảm bảo việc giới thiệu tới địa chỉ phù hợp nhất.

2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền nên khó tránh khỏi một số sai sót như sau:
- Các đối tượng nghiên cứu không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của câu hỏi nên không trả
lời đầy đủ, đúng các câu hỏi.
- Các câu hỏi mang tính riêng tư có thể gặp sai số khi đối tượng không muốn tiết lộ
thông tin cá nhân.
Việc thu thập thông tin dựa trên bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn vì vậy nhiều thông
tin còn thiếu và cũng có thông tin không hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu nhạy cảm nên khó khăn khi triển khai do đối tượng từ chối tham
gia, một số chỉ số không thu thập được chính xác như: tần suất QHTD; sử dụng chất kích
thích; sử dụng BCS; số lượng bạn tình;…
Nghiên cứu đề cập tới nhóm đối tượng có nguy cơ cao là những lao động ngoại tỉnh tại
các KCN tuy nhiên việc chọn mẫu gặp nhiều khó khăn do khó xác định số lượng đối tượng
lao động ngoại tỉnh trong các công ty tại KCN.
2.9.2. Sai số của nghiên cứu
2.9.2.1. Sai số chọn
Đối tượng từ chối tham gia điều tra.
2.9.2.2. Sai số thông tin
- Do bộ câu hỏi dùng từ chuyên môn, không gần gũi gây khó hiểu cho đối tượng.
- Do đối tượng nghiên cứu trả lời không đúng: câu hỏi nhạy cảm, không biết, không nhớ
câu trả lời.
30

- Do người nhập liệu sai.


2.9.3. Biện pháp khắc phục sai số
- Chọn mẫu dự phòng 10% cho các đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
- Giải thích rõ ràng mục đích điều tra cũng như tính bí mật của thông tin để cố gắng thuyết
phục đối tượng tham gia.
- Thiết kế các câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dùng từ chuyên môn gây khó hiểu
cho đối tượng tham gia.
- Chỉ thiết kế câu hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tránh những câu hỏi riêng tư, ít có
giá trị cho nghiên cứu.
- Tham khảo những nghiên cứu trước để thiết kế câu hỏi cho phù hợp.
- Điều tra thử trước khi điều tra chính thức để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi và chất
lượng thông tin.
- Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức.
31

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ


3.1. Thông tin chung

Bảng 2: Tuổi của ĐTNC


Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)

18 – 20

21 – 49

Trên 49

Bảng 3: Giới tính của ĐTNC


Giới Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam

Nữ

Bảng 4: Trình độ học vấn của ĐTNC


Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Tiểu học (lớp 1–5)

Trung học cơ sở (lớp 6 – 9)

Trung học phổ thông (lớp 10 – 12)

Trung cấp trở lên

Bảng 5: Thu nhập trung bình của ĐTNC


Thu nhập trung bình Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 2 triệu

Dưới 5 triệu

Dưới 10 triệu

Khác
32

Bảng 6: Tình trạng hôn nhân của ĐTNC


Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỷ lệ (%)

Độc thân

Đã kết hôn

Đang ly thân

Đã ly hôn

Góa

Bảng 7: Nơi sinh sống của ĐTNC


Nơi sinh sống hiện tại Số lượng Tỷ lệ (%)

Ở với gia đình

Nhà ở dành cho công nhân của KCN

Nhà trọ

Khác

3.2. Hành vi QHTD của ĐTNC

Bảng 8: Đối tượng QHTD và sử dụng BCS trong khi QHTD


Đối tượng QHTD Có sử dụng BCS

Số lượng Tỷ lệ (%)

Vợ/chồng, bạn tình thường xuyên

Đối tượng mại dâm

3.3. Tình trạng sử dụng rượu bia/chất kích thích/chất an thần

Bảng 9: Tần suất sử dụng rượu bia trên tuần


Tần suất sử dụng rượu bia trên tuần Số lượng Tỷ lệ (%)

1 lần
33

≤ 3 lần

Trên 3 lần

Không sử dụng

Bảng 9: Tần suất sử dụng chất kích thích/chất an thần trên tuần
Tần suất sử dụng chất kích thích/chất Số lượng Tỷ lệ (%)
an thần trên tuần

1 lần

≤ 3 lần

Trên 3 lần

Không sử dụng

3.4. Kiến thức của ĐTNC về QHTD không an toàn

Bảng 10: Kiến thức về QHTD không an toàn


Kiến thức về QHTD không an toàn Số lượng Tỷ lệ (%)

Đạt

Không đạt

Bảng 11: Kiến thức về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Kiến thức về HIV và các bệnh lây Số lượng Tỷ lệ (%)
truyền qua đường tình dục

Đạt

Không đạt

Bảng 12: Thái độ về QHTD không an toàn


Thái độ đối với QHTD không an toàn Số lượng Tỷ lệ (%)
34

Đạt

Không đạt

Bảng 13: Các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD không an toàn

Yếu tố liên quan Hành vi QHTD OR

Thường xuyên Không thường


sử dụng BCS xuyên sử dụng
BCS

Tuổi

18 – 20

21 – 49

Trên 49

Giới tính

Nam

Nữ

Trình độ học vấn

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ


thông

Trung cấp trở lên

Thu nhập trung bình


35

Dưới 2 triệu

Dưới 5 triệu

Dưới 10 triệu

Khác

Nơi sinh sống hiện tại

Ở với gia đình

Nhà ở dành cho


công nhân của
KCN

Nhà trọ

Khác

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

Đã kết hôn

Đang ly thân

Đã ly hôn

Góa

Tình trạng sử dụng rượu bia

1 lần

≤ 3 lần

Trên 3 lần

Không sử dụng

Tình trạng sử dụng chất kích thích/chất an thần


36

1 lần

≤ 3 lần

Trên 3 lần

Không sử dụng

Kiến thức về QHTD không an toàn

Đạt

Không đạt

Kiến thức về HIV/STIs

Đạt

Không đạt

Thái độ đối với QHTD không an toàn

Đạt

Không đạt

Tỷ lệ biết đến các địa điểm có hoạt động mua bán dâm xung quanh nơi sinh sống

Không

Quan điểm về những địa điểm có thể tiếp cận với các đối tượng mại dâm

Nhà nghỉ

Quán café

Công viên

Khác

Quan điểm về mức độ dễ dàng tiếp cận với các đối tượng mại dâm

Dễ dàng
37

Khó khăn

Rất khó khăn

Giá chấp nhận được khi mua dâm

Dưới 100 nghìn


VNĐ

Dưới 200 nghìn


VNĐ

Dưới 500 nghìn


VNĐ
Trên 500 nghìn
VNĐ

Tỷ lệ bị bạn bè/đồng nghiệp lôi kéo QHTD với đối tượng mại dâm

Chưa

Rồi

Tỷ lệ bạn bè/đồng nghiệp của ĐTNC đã từng QHTD không an toàn

Không

Không biết

Tỷ lệ bắt chước bạn bè/đồng nghiệp QHTD không an toàn

Không

Tỷ lệ biết những địa điểm có bán hoặc phát BCS miễn phí

Hiệu thuốc

Bệnh viện
38

Trạm y tế

Trung tâm phòng


chống HIV/AIDS

Không biết địa


điểm nào

Quan điểm của ĐTNC về thái độ của người bán BCS

Nhiệt tình, niềm


nở

Dửng dưng,
không quan tâm

Khó chịu

Quan điểm của ĐTNC về thái độ của người cung cấp BCS

Nhiệt tình, niềm


nở

Dửng dưng,
không quan tâm

Khó chịu

Quan điểm của ĐTNC về thời gian trung bình phải chờ đợi để mua BCS

Dưới 5 phút
Dưới 10 phút

Dưới 20 phút

Trên 20 phút

Quan điểm của ĐTNC về thời gian trung bình phải chờ đợi để nhận BCS miễn phí

Dưới 5 phút
Dưới 10 phút
39

Dưới 20 phút

Trên 20 phút

Quan điểm của ĐTNC về đảm bảo tính riêng tư của nơi bán hoặc phát BCS

Không

Tỷ lệ ĐTNC đã từng QHTD ở nhà nghỉ có cung cấp BCS miễn phí

Không

Mức độ thường xuyên mang BCS trong người

Không

Tính sẵn sàng mua BCS khi có nhu cầu

Không

Lý do không muốn mua BCS khi có nhu cầu

Giá đắt

Không biết nơi


bán

Ngại ngùng

Thấy không cần


thiết

Nơi bán ở xa

Phải chờ đợi lâu

Người quyết định việc có hay không sử dụng BCS


40

Người nam

Người nữ

Người thường chuẩn bị BCS trước khi QHTD

Người nam

Người nữ

Cả hai

Người thường thuyết phục sử dụng BCS

Người nam

Người nữ

Tỷ lệ nghe nói đến QHTD an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đã từng nghe đến

Chưa từng nghe


đến

Mức độ tiếp cận với các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn về
QHTD an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

1 tuần/lần

1 tháng/lần

1 năm/lần

Chưa được tiếp


cận bao giờ

Lý do không được tiếp cận với các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, tư
vấn về QHTD an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
41

Nơi làm việc


không tổ chức

Địa phương nơi


sinh sống không
tổ chức

Không muốn
tham gia

Không biết địa


điểm tư vấn

Có biết, nhưng
không có thời
gian tham gia

Mức độ sẵn sàng tham gia các buổi tư vấn, chương trình truyền thông về QHTD
không an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Sẵn sàng tham


gia

Không bao giờ


tham gia

Chỉ tham gia khi


được vận động

Tỷ lệ biết đến các chương trình phát BCS miễn phí

Không

Quan điểm về sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với đối tượng mại dâm khiến họ có
nguy cơ QHTD không an toàn cao hơn

Không
42

Quan điểm về sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với đối tượng quan hệ đồng giới
khiến họ có nguy cơ QHTD không an toàn cao hơn

Không

Tỷ lệ nghe nói đến Luật cấm các hành vi mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm

Chưa từng

Đã từng

Tỷ lệ chấp hành Luật cấm các hành vi mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm

Không

Tỷ lệ ĐTNC được nhận các dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản như những
lao động có hộ khẩu thường trú tại Hưng Yên

Không

Quan điểm của ĐTNC về lý do không được nhận các dịch vụ tư vấn chăm sóc sức
khỏe sinh sản như những lao động có hộ khẩu thường trú tại Hưng Yên

Phân biệt đối xử

Bất cập của chính


sách quản lý
người lao động
nhập cư

Sự thiếu quan
tâm của địa
phương đối với
người lao động
nhập cư
43

Khác
44

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN KẾT LUẬN


- Xác định tỷ lệ lao động ngoại tỉnh tại KCN Phố Nối A có hành vi QHTD không an
toàn.
- Xác định một yếu tố liên quan đến hành vi QHTD không an toàn của lao động ngoại
tỉnh tại KCN Phố Nối A
45

DỰ KIẾN BÀN LUẬN


46

DỰ LIẾN KHUYẾN NGHỊ


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị phù hợp cho các can thiệp nhằm
nâng cao kiến thức về QHTD an toàn, cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STIs khi QHTD
cũng như hạn chế những hành vi QHTD không an toàn ở đối tượng lao động ngoại tỉnh
trong các KCN
47

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

STT NỘI DUNG THỜI ĐỊA NGƯỜI NGUỒN DỰ KIẾN


HOẠT ĐỘNG GIAN ĐIỂM THỰC LỰC KẾT QUẢ
HIỆN

1 Học viện Y Các thành Thu thập


Máy tính,
Thu thập thông 10/09- dược học viên trong được đầy đủ
tài liệu
tin thứ cấp 17/09/2019 cổ truyền nhóm nghiên các thông tin
khoa học
VN cứu cần thiết

2 Đánh giá thông Học viện Y Các thành


Máy tính, Xác định rõ
tin có sẵn, xác 18/09- dược học viên trong
văn phòng vấn đề
định vấn đề 25/09/2019 cổ truyền nhóm nghiên
phẩm nghiên cứu
nghiên cứu VN cứu

3
Xây dựng
bộ công cụ
Thảo luận và
thu thập số
làm việc nhóm
Học viện Y Các thành liệu
xây dựng bộ Máy tính,
26/09- dược học viên trong Hoàn thiện
công cụ thu văn phòng
03/10/2019 cổ truyền nhóm nghiên đề cương
thập số liệu. phẩm
VN cứu nghiên cứu
Hoàn thiện đề
với đầy đủ
cương
các phần
theo đúng kế
hoạch
48

4 Sửa chữa đề
Học viện Y
cương theo
04/10- dược học GVHD. Phạm Hoàn thiện
hướng dẫn của
07/10/2019 cổ truyền Vân Anh đề cương
giáo viên
VN
hướng dẫn.

5 Nộp, chỉnh sửa


theo nhận xét Đề cương Đề cương
08/10- Phòng
của hội đồng Phòng NCKH hoàn được thông
20/10/2019 NCKH
và duyệt đề chỉnh. qua
cương

6 Xin được
Bản dự trù
kinh phí để
21/10- Phòng Nhóm nghiên kinh phí và
Xin kinh phí tiến hành
02/11/2019 NCKH cứu kế hoạch
thực hiện
nghiên cứu
nghiên cứu

7 Công ty
Thử nghiệm bộ
TNHH Điều chỉnh
câu hỏi phát 03/11- Nhóm nghiên Bộ câu hỏi
Ogino Việt hoàn thiện
vấn và chỉnh 07/11/2019 cứu phát vấn
Nam, KCN bộ công cụ
sửa.
Phố Nối A

8 Mời giám sát Mời được


Học viện Y
viên, chọn giám sát
08/11- dược học GVHD. Phạm
cộng tác viên viên và tập
14/11/2019 cổ truyền Vân Anh
và tập huấn huấn cho
VN
ĐTV ĐTV

9 Liên hệ với các 15/11- Phòng Đặng Thị Giấy giới Được chấp
công ty, lập 25/11/2019 hành chính Thảo (trưởng thiệu của nhận của nơi
danh sách lao tổng hợp nhóm), nhà tiến hành
động ngoại của các Vũ Viết Tiến trường, nghiên cứu
tỉnh, chuẩn bị công ty (thành viên bản kế
tiến hành phát trong KCN trong nhóm). hoạch làm
phiếu điều tra, nghiên
49

Trưởng ban
bộ câu hỏi tự phòng hành
Phố Nối A. cứu.
điền. chính tổng
hợp.

10 Kinh phí
Nhóm nghiên cho người
Tiến hành thu cứu. tham gia
điền phiếu Thu thập
thập thông tin Giám sát
26/11/- KCN Phố được các
ở KCN Phố viên. Đối điều tra,
12/12/2019 Nối A thông tin
Nối A: Phát bộ tượng tham phỏng vấn
và thảo phục vụ cho
câu hỏi tự điền. gia trong
luận nhóm. nghiên cứu
nghiên cứu.

11 Làm
GVHD và sạchtoàn bộ
Làm sạch số 13/12- KCN Phố
nhóm nghiên GVHD thông tin từ
liệu thô 16/12/2019 Nối A
cứu các phiếu
điều tra

12 Học viện Y Phạm Thị


Sử dụng
dược học Oanh,
Nhập liệu, làm phần
cổ truyền Nguyễn Thị
sạch số liệu 17/12- mềm
VN Lan Anh GVHD
trên phần 27/12/2019 EpiData,
(thành viên
mềm. SPSS…
nhóm nghiên
nhập liệu
cứu)

13 Học viện Y
Phân tích số Phân tích số
28/12- dược học Nhóm nghiên
liệu, tổng kết GVHD liệu theo các
15/01/2019 cổ truyền cứu
số liệu. mục tiêu
VN

14 Viết báo cáo 16/01- Học viện Y GVHD, nhóm GVHD Hoàn chỉnh
14/02/2019 dược học nghiên cứu báo cáo kết
50

cổ truyền quả nghiên


VN cứu

15 Học viện Y Bảo vệ


Thành viên GVHD và
Công bố kết 15/02- dược học thành
Hội đồng nhóm
quả nghiên cứu 28/02/2019 cổ truyền công kết quả
VN nhà trường nghiên cứu
nghiên cứu
DỰ TRÙ KINH PHÍ

Bảng 15: Dự trù kinh phí


Nội dung Đơn giá Số lượng Thành tiền

1. In đề cương 30.000 VNĐ/quyển 3 quyển 90.000 VNĐ

2. Photo phiếu điều tra 1000 VNĐ/phiếu 60 phiếu 60.000 VNĐ


thử

3. Chi phí in phiếu điều 1000 VNĐ/phiếu 5282 phiếu 5.282.000


tra VNĐ

4. Chi phí xăng xe đi 200.000 VNĐ/người 9 người 1.800.000


lại hỗ trợ cho nhóm VNĐ
nghiên cứu và cộng
tác viên

5. Chi phí hỗ trợ nhập 2000 VNĐ/1 bộ phiếu 5282 bộ phiếu 10.564.000
liệu viên nhập phiếu VNĐ
điều tra

6. Tập huấn ĐTV, cộng 30.000 VNĐ/người/ngày x 9 người/ngày 1.890.000


tác viên 7 ngày VNĐ

7. Bồi dưỡng giám sát 200.000 VNĐ/người x 6 1 người 1.200.000


viên ngày VNĐ

8. Quà tặng cho ĐTNC 10.000 VNĐ/phần quà 5282 phần quà 52.820.000
VNĐ

9. In báo cáo 50.000 VNĐ/quyển 2 quyển 100.000


VNĐ

10. Chi phí văn phòng 300.000 VNĐ 300.000


phẩm VNĐ

74.106.000
VNĐ

Chi phí phát sinh 7.410.600


VNĐ

Tổng 81.516.600
VNĐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Tổng cục thống kê (17/8/2019), “Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2019”
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15127

[2]. Đài Á châu tự do (9/1/2019), “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/legalization-health-care-birth-control-
underage-09012019085742.html
[3]. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức Action Aid (3/12/2013), “Thực
trạng mức sống của lao động nữ nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN
- KCX) hiện nay”
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?
co_id=30106&cn_id=623729
[4]. Sở Y tế thành phố Hưng Yên (3/1/2013), “ Chăm sóc SKSS cho nữ công nhân
KCN: Góc nhỏ giải quyết chuyện … to”
http://www.soyte.hanoi.gov.vn/(S(aq0na2ns3xsvmi45scy00ke2))/default.aspx?
u=dt&id=6737
[5]. Hội kế hoạch hóa gia đình, “Kinh hoàng đi chợ phá thai”
http://vinafpa.org.vn/kien-thuc/suc-khoe-sinh-san-tinh-duc/kinh-hoang-di-cho-pha-
thai-1246.html
[6]. Vietnamplus (8/11/2012 ), “Báo động lao động nữ “mơ hồ” kiến thức sinh sản”
http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-lao-dong-nu-mo-ho-kien-thuc-sinh-san/
171248.vnp
[7]. Mediafun, “Nhật ký” tán gái công nhân: Viên thuốc đắng mang tên “sự thật”
http://megafun.vn/cuoc-song/quan-he/tinh-yeu/201906/nhat-ky-tan-gai-cong-nhan-
vien-thuoc-dang-mang-ten-su-that-353144/?mode=mobile
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phát vấn

STT Câu hỏi Mã hóa câu trả lời Chuyển

I Nhân khẩu học

C1 Anh/chị sinh năm nào? Năm _ _ _ _

C2 Anh/chị thuộc giới tính 1. Nữ


nào?
2. Nam

C3 Trình độ học vấn cao nhất 1. Tiểu học (lớp 1–5)


anh/chị đã hoàn thành
2. Trung học cơ sở (lớp 6-9)

3. Trung học phổ thông (lớp 10-


12)

4. Trung cấp trở lên

C4 Thu nhập trung bình hàng 1. Dưới 2 triệu


tháng của anh/chị là bao 2. Dưới 5 triệu
nhiêu? 3. Dưới 10 triệu
4. Khác: (ghi rõ) ……
(tổng thu nhập từ tất cả các
nguồn)

C5 Hiện tại anh/chị đang sinh 1. Ở với gia đình


sống ở đâu?
2. Nhà ở dành cho công nhân của
KCN

3. Nhà trọ

4. Khác (ghi rõ): ……

C6 Tình trạng hôn nhân hiện 1. Độc thân


tại của anh/chị là gì?
2. Đã kết hôn

3. Đang ly thân
4. Đã ly hôn

5. Góa

C7 Hiện anh/chị đang ở cùng 1. Người thân


ai?
2. Một mình

3. Bạn bè

4. Bạn tình

5. Không cố định

6. Khác (ghi rõ): ……

II Hành vi QHTD không an toàn

C8 Anh/chị đã từng QHTD 1. Chưa từng QHTD Chọn 1 chuyển


hay chưa? xuống C17
2. Đã từng QHTD

C9 Anh/chị QHTD lần đầu khi 1. Dưới 18 tuổi


anh/chị bao nhiêu tuổi? 2. 18 tuổi trở lên

C10 Trong 12 tháng trở lại đây, 1. 1 người


anh/chị có QHTD với bao
2. Nhiều người
nhiêu bạn tình?

C11 Trong vòng 1 tháng trở lại 1. Không QHTD lần nào
đây, anh/chị đã QHTD bao 2. Dưới 3 lần
nhiêu lần? 3. Dưới 5 lần
4. Trên 5 lần

C12 Anh/chị đã từng QHTD với 1. Đã từng Chọn 2 chuyển


đối tượng mại dâm hay 2. Chưa từng xuống C14
chưa?

C13 Khi QHTD với đối tượng 1. Rất thường xuyên


mại dâm, anh/chị có 2. Thỉnh thoảng
thường xuyên sử dụng BCS
không? 3. Không bao giờ

C14 Khi QHTD với vợ/chồng 1. Rất thường xuyên


hoặc bạn tình thường 2. Thỉnh thoảng
xuyên, anh/chị có thường 3. Không bao giờ
xuyên sử dụng BCS
không?

C15 Anh/chị đã từng thực hiện 1. Qua đường miệng


hình thức QHTD nào?
2. Qua đường âm đạo
(Câu hỏi 1 hoặc nhiều lựa
3. Qua đường hậu môn
chọn)

C16 Anh/chị thường QHTD ở 1. Nhà nghỉ


những địa điểm nào?
2. Nơi công cộng (công viên, vườn
hoa…)

3. Nhà trọ

4. Khác (ghi rõ):………

III Yếu tố cá nhân

1 Sử dụng rượu bia/chất kích thích/chất an thần

C17 Anh/chị có sử dụng rượu 1. Có Chọn 2 chuyển


bia hay không? 2. Không xuống C20

C18 Số lần anh sử dụng rượu 1. 1 lần


bia trong 1 tuần là bao 2. ≤ 3 lần
nhiêu? 3. Trên 3 lần

C19 Mức độ sử dụng rượu bia 1. Rất thường xuyên


trước khi QHTD của 2. Thỉnh thoảng
anh/chị như thế nào? 3. Không bao giờ

C20 Anh có sử dụng bất kỳ chất 1. Có Chọn 2 chuyển


kích thích/chất an thần như xuống C23
2. Không
heroine, thuốc phiện, cần
sa… hay không?

C21 Số lần anh sử dụng chất 1. 1 lần


kích thích/chất an thần
2. ≤ 3 lần
trong 1 tuần là bao nhiêu?
3. Trên 3 lần

C22 Mức độ sử dụng các chất 4. Rất thường xuyên


kích thích trước khi QHTD 5. Thỉnh thoảng
của anh/chị như thế nào? 6. Không bao giờ

2 Kiến thức về QHTD không an toàn

C23 QHTD không an toàn là 1. Đúng


QHTD không sử dụng
2. Sai
những biện pháp bảo vệ
không dẫn đến mang thai
ngoài ý muốn và lây nhiễm
các bệnh qua đường TD
như: lậu, giang mai,
HIV/AIDS… đúng hay sai?

C24 Theo anh/chị, QHTD 1. Không thường xuyên sử dụng


không an toàn bao gồm bao cao su khi QHTD
những hành vi nào?
2. QHTD qua miệng, hậu môn

3. QHTD với nhiều bạn tình

4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

C25 Theo anh/chị, QHTD 1. Mang thai ngoài ý muốn


không an toàn có thể dẫn
2. Lây nhiễm HIV
đến những hậu quả nào?
3. Nhiễm các bệnh lây truyền qua
đường tình dục

4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

C26 Theo anh/chị, hậu quả của 1. Rất nghiêm trọng


QHTD không an toàn có 2. Nghiêm trọng
nghiêm trọng hay không?
3. Bình thường

4. Không nghiêm trọng

5. Không biết

C27 Anh/chị biết những biện 1. Sống chung thủy 1 vợ, 1 chồng
pháp nào phòng lây nhiễm 2. Không QHTD bừa bãi
HIV và các bệnh lây truyền 3. Sử dụng BCS khi QHTD
qua đường tình dục? 4. Tất cả các đáp án trên

3 Kiến thức về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

C28 Anh/chị biết những bệnh 1. Lậu


lây truyền qua đường tình
2. Giang mai
dục nào?
3. HIV

4. Viêm gan B

5. Nấm bộ phận sinh dục


(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
6. Khác(ghi rõ): ……..

C29 Anh/chị biết HIV và các 1. Máu và các chế phẩm của máu.
bệnh lây truyền qua đường 2. Mẹ truyền sang con trong thời
tình dục lây truyền qua kỳ mang thai và cho con bú.
những đường nào? 3. Đường tình dục.
4. Ăn uống chung, đi vệ sinh
chung.
5. Bắt tay, ôm hôn.
6. Muỗi, rận chích.
7. Không biết.

8. Khác (ghi rõ):………


(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

C30 Anh/chị biết những hành vi 1. Không thường xuyên dùng bao
nào có nguy cơ lây nhiễm cao su
HIV cao? 2. Dùng chung bơm kim tiêm

3. Quan hệ tình dục với đối tượng


có nguy cơ cao

4. Nói chuyện với người có HIV

5. Không biết
(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

C31 Anh/chị biết những hành vi 1. Không thường xuyên dùng bao
nào có nguy cơ lây nhiễm cao su
các bệnh lây truyền qua
2. Quan hệ tình dục với đối tượng
đường tình dục cao?
có nguy cơ cao

3. Không có hành vi nguy cơ cao

4. Không biết
(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
5. Khác (ghi rõ): ………

C32 Theo anh/chị, những đối 1. Người mua, bán dâm


tượng nào có nguy cơ cao
2. Nhóm nam QHTD đồng giới
lây nhiễm HIV và các bệnh
lây truyền qua đường tình 3. Người làm việc xa nhà/lái xe
dục? đường dài

4. Trẻ em sinh ra có mẹ nhiễm


bệnh

5. Tất cả mọi người đều có nguy


cơ bằng nhau
(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

C33 Anh/chị biết những cách 1. Sử dụng bao cao su khi QHTD
nào để phòng chống lây
2. Không dùng chung bơm kim
nhiễm HIV/các bệnh lây
tiêm
truyền qua đường tình dục?
3. Sống chung thủy

4. Không QHTD
5. Đặt vòng tránh thai

6. Không biết

(chọn 1 hoặc nhiều đáp án) 7. Khác (ghi rõ): ………

C34 Theo anh/chị, cách nào có 1. Xét nghiệm máu


thể phát hiện nhiễm HIV?
2. Nhìn biểu hiện bên ngoài.

3. Thăm khám phụ khoa, nam


khoa

4. Không biết

C35 Theo anh/chị, cách nào có 1. Thăm khám phụ khoa, nam
thể phát hiện nhiễm các khoa
bệnh lây truyền qua đường
2. Xét nghiệm máu
tình dục?
3. Hỏi bạn bè, người thân về các
triệu chứng
(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
4. Không biết

5. Khác (ghi rõ): ………

C36 Theo anh/chị, HIV/AIDS 1. Vô sinh


và các bệnh lây truyền qua 2. Phá hoại hạnh phúc gia đình.
đường tình dục có thể gây 3. Suy giảm miễn dịch
những hậu quả nào sau 4. Tử vong
đây? 5. Đau mắt hột
6. Giảm trí tuệ
7. Hủy hoại tương lai nòi giống
dân tộc.
8. Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội
của đất nước.
9. Ý kiến khác(ghi rõ): ……..
(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

C37 Nếu anh/chị bị bơm kim 1 Không cần làm gì


tiêm đã qua sử dụng hoặc
vật nhọn dính máu đâm vào 2 Chờ đợi, nếu có biểu hiện khác
hoặc QHTD không an toàn, thường thì đi khám
anh/chị sẽ làm gì?
3 Cố gắng nặn máu ra

4 Rửa với nước sạch, xà bông và


(chọn 1 hoặc nhiều đáp án) các chất sát khuẩn

5 Tới cơ sở y tế sớm nhất có thể


(trong vòng 72 giờ)

4 Thái độ đối với QHTD không an toàn

C38 Thái độ của anh/chị như 1. Phản đối


thế nào nếu anh/chị bị bạn
2. Đồng ý
tình ép buộc QHTD không
sử dụng bao cao su? 3. Không biết

4. Khác (ghi rõ): ………

C39 Thái độ của anh/chị như 1. Phản đối


thế nào nếu anh/chị bị dụ
2. Đồng ý
dỗ QHTD với đối tượng
mại dâm mà không sử dụng 3. Không biết
bao cao su? 4. Khác (ghi rõ): ………

C40 Giả sử anh/chị đã từng 1. Lo lắng


QHTD không an toàn,
2. Sợ hãi
anh/chị có cảm xúc như thế
nào sau khi QHTD không 3. Xấu hổ
an toàn? 4. Bình thường
(chọn 1 hoặc nhiều đáp án) 5. Khác (ghi rõ): ………

C41 Anh/chị cảm thấy như thế 1. Phản đối


nào nếu biết trong KCN nơi
2. Ủng hộ
anh/chị làm việc có người
đã từng QHTD không an 3. Không quan tâm
toàn? 4. Khác (ghi rõ): ………

C42 Anh/chị sẽ làm gì nếu 1. Đối xử bình thường


người anh/chị quen biết đã 2. Xa lánh, hắt hủi
từng QHTD không an
3. Mặc kệ, không quan tâm
toàn?
4. Khác (ghi rõ): ………

IV Yếu tố môi trường

A Ảnh hưởng môi trường cấp độ vi mô

1 Khả năng tiếp cận với đối tượng mại dâm

C43 Anh/chị có biết đến các địa 1. Có Chọn 2 chuyển


điểm có hoạt động mua bán xuống C45
2. Không
dâm ở xung quanh khu vực
nơi anh/chị sinh sống
không?

C44 Theo anh/chị, những địa 1. Nhà nghỉ


điểm nào có thể tiếp cận dễ
2. Quán café
dàng với các đối tượng mại
dâm? 3. Công viên

4. Khác (ghi rõ):……..

C45 Theo anh/chị, có thể dễ 1. Dễ dàng


dàng tiếp cận với các đối
2. Khó khăn
tượng mại dâm hay không?
3. Rất khó khăn

4. Không biết

C46 Nếu có nhu cầu thực hiện 1. Dưới 100 nghìn VNĐ
hành vi mua dâm, thì 2. Dưới 200 nghìn VNĐ
anh/chị có thể chấp nhận 3. Dưới 500 nghìn VNĐ
mức giá mua dâm là bao 4. Trên 500 nghìn VNĐ
nhiêu?
2 Nhóm bạn bè

C47 Anh/chị có từng bị bạn 1. Chưa


bè/đồng nghiệp lôi kéo
2. Rồi
QHTD với đối tượng mại
dâm hay chưa?

C48 Bạn bè/đồng nghiệp của 1. Có Chọn 2 hoặc 3


anh/chị có ai đã từng chuyển xuống
2. Không
QHTD không an toàn C50
chưa? 3. Không biết

C49 Khi anh/chị biết bạn 1. Có


bè/đồng nghiệp của mình
2. Không
đã từng QHTD không an
toàn, anh/chị có ý định bắt
chước hay không?

3 Việc quyết định sử dụng BCS

C50 Anh/chị biết những địa 1. Hiệu thuốc


điểm nào ở nơi anh/chị sinh
2. Bệnh viện
sống có bán bao cao su
hoặc phát bao cao su miễn 3. Trạm y tế
phí? 4. Trung tâm phòng chống
(Chọn 1 hoặc nhiều đáp HIV/AIDS
án) 5. Không biết địa điểm nào

C51 Theo anh/chị, người bán 1. Nhiệt tình, niềm nở


BCS thường có thái độ thế
2. Dửng dưng, không quan tâm
nào đối với khách hàng?
1. Khó chịu

C52 Theo anh/chị, người cung 1. Nhiệt tình, niềm nở


cấp BCS miễn phí thường
2. Dửng dưng, không quan tâm
có thái độ thế nào đối với
người được nhận BCS? 4. Khó chịu
C53 Theo anh/chị, thời gian 1. Dưới 5 phút
trung bình anh/chị phải chờ 2. Dưới 10 phút
đợi để mua được BCS là 3. Dưới 20 phút
bao lâu? 4. Trên 20 phút

C54 Theo anh/chị, thời gian 1. Dưới 5 phút


trung bình phải chờ đợi để 2. Dưới 10 phút
được nhận BCS miễn phí là 3. Dưới 20 phút
bao lâu? 4. Trên 20 phút

C55 Theo anh/chị, nơi bán BCS 1. Có


hoặc phát BCS miễn phí có 2. Không
cần đảm bảo tính riêng tư
cho khách hàng hay không?

C56 Nhà nghỉ nơi anh/chị đã 1. Có


từng QHTD có cung cấp
2. Không
BCS miễn phí cho khách
hàng hay không?

C57 Anh/chị có thường xuyên 1. Có


mang bao cao su trong
2. Không
người hay không?

C58 Anh/chị có sẵn sàng mua 1. Có Chọn 1 chuyển


bao cao su khi có nhu cầu xuống câu C60
2. Không
QHTD hay không?

C59 Tại sao anh/chị không 1. Giá đắt


muốn mua bao cao su khi
2. Không biết nơi bán
có nhu cầu QHTD?
3. Ngại ngùng

4. Thấy không cần thiết


(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
5. Nơi bán ở xa

6. Phải chờ đợi lâu


C60 Khi anh/chị QHTD với bạn 1. Người nam
tình, ai là người quyết định
2. Người nữ
việc có hay không sử dụng
BCS?

C61 Khi anh/chị QHTD với bạn 1. Người nam


tình, ai là người thường
2. Người nữ
chuẩn bị BCS trước khi
QHTD? 3. Cả hai

C62 Khi anh/chị QHTD với bạn 1. Người nam


tình, ai là người thường
2. Người nữ
thuyết phục sử dụng BCS?

C63 Theo anh/chị, lý do nào 1. Giảm khoái cảm


khiến anh/chị không muốn
2. Không có sẵn
sử dụng BCS khi QHTD?
3. Bị bạn tình nghi ngờ không
chung thủy

4. Khác (ghi rõ):………

4 Các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về QHTD an toàn và
HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục

C64 Anh/chị đã từng nghe nói 1. Chưa từng nghe đến Chọn 1 chuyển
đến QHTD an toàn và các xuống C66
2. Đã từng nghe đến
bệnh lây truyền qua đường
tình dục hay chưa?

C65 Anh/chị biết đến QHTD an 1. Sách báo


toàn và các bệnh lây truyền
2. Đài
qua đường tình dục qua các
nguồn thông tin nào? 3. Ti-vi

4. Internet

5. Bạn bè/đồng nghiệp


6. Người thân

(chọn 1 hoặc nhiều đáp án) 7. Khác (ghi rõ): ……..

C66 Anh/chị được tiếp cận với 1. 1 tuần/lần Chọn 1,2,3


các chương trình truyền chuyển xuống
2. 1 tháng/lần
thông giáo dục sức khỏe, tư C68
vấn về QHTD an toàn và 3. 1 năm/lần
các bệnh lây truyền qua 4. Chưa được tiếp cận bao giờ
đường tình dục bao lâu một
lần?

C67 Tại sao anh/chị không được 1. Nơi làm việc không tổ chức
tiếp cận với các chương
2. Địa phương nơi sinh sống
trình truyền thông giáo dục
không tổ chức
sức khỏe, tư vấn về QHTD
an toàn và các bệnh lây 3. Không muốn tham gia
truyền qua đường tình dục 4. Không biết địa điểm tư vấn

5. Có biết, nhưng không có thời


gian tham gia

C68 Anh/chị có sẵn sàng tham 1. Sẵn sàng tham gia


gia các buổi tư vấn, chương 2. Không bao giờ tham gia
trình truyền thông về 3. Chỉ tham gia khi được vận động
QHTD không an toàn và
các bệnh lây truyền qua
đường tình dục hay không?

B Ảnh hưởng môi trường cấp độ vĩ mô

C69 Anh/chị có biết đến các 1. Có Chọn 2 chuyển


chương trình phát BCS xuống C71
2. Không
miễn phí đang được thực
hiện tại địa phương không?

C70 Anh/chị biết đến các 1. Bạn bè/đồng nghiệp


chương trình phát BCS
miễn phí qua những nguồn 2. Hàng xóm
thông tin nào?
3. Loa đài
(Chọn 1 hoặc nhiều đáp
4. Ti-vi
án)
5. Cộng tác viên dân số

6. Khác (ghi rõ): …….

C71 Theo anh/chị, sự kỳ thị và 1. Có Chọn 2 chuyển


phân biệt đối xử đối với đối xuống C73
2. Không
tượng mại dâm có khiến họ
có nguy cơ QHTD không
an toàn cao hơn hay
không?

C72 Theo anh/chị, sự kỳ thị và 1. QHTD ở nơi kín đáo, không đảm
phân biệt đối xử đối với đối bảo an toàn
tượng mại dâm ảnh hưởng
2. Không dám đi mua hoặc nhận
như thế nào đến hành vi
BCS miễn phí
QHTD không an toàn của
họ? 3. Che giấu, vụng trộm

4. Tất cả đáp án trên

C73 Theo anh/chị, sự kỳ thị và 1. Có Chọn 2 chuyển


phân biệt đối xử đối với đối xuống C75
2. Không
tượng quan hệ đồng giới có
khiến họ có nguy cơ QHTD
không an toàn cao hơn hay
không?

C74 Theo anh/chị, sự kỳ thị và 1. QHTD ở nơi kín đáo, không đảm
phân biệt đối xử đối với đối bảo an toàn
tượng quan hệ đồng giới
2. Không dám đi mua hoặc nhận
ảnh hưởng như thế nào đến
BCS miễn phí
hành vi QHTD không an
toàn của họ? 3. Che giấu, vụng trộm
4. Tất cả đáp án trên

C75 Anh/chị đã từng nghe nói 1. Chưa từng Chọn 1 chuyển


đến Luật cấm các hành vi xuống C77
2. Đã từng
mua bán, tổ chức, môi giới
mại dâm hay chưa?

C76 Anh/chị có chấp hành Luật 1. Có


cấm các hành vi mua bán,
2. Không
tổ chức, môi giới mại dâm
hay không?

C77 Anh/chị có được nhận các 1. Có Chọn 1 kết


dịch vụ tư vấn chăm sóc thúc trả lời
2. Không
sức khỏe sinh sản như
những lao động có hộ khẩu
thường trú tại Hưng Yên
hay không?

C78 Theo anh/chị, lý do nào 1. Phân biệt đối xử


khiến anh/chị không nhận
2. Bất cập của chính sách quản lý
được đầy đủ các dịch vụ tư
người lao động nhập cư
vấn chăm sóc sức khỏe
sinh sản như những lao 3. Sự thiếu quan tâm của địa
động có hộ khẩu thường trú phương đối với người lao động
tại Hưng Yên? nhập cư

(Chọn 1 hoặc nhiều đáp 4. Khác (ghi rõ):…….


án)

You might also like