You are on page 1of 31

Bài thuyết trình của Nhóm 5

Đề tài

NHU CẦU ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ CỦA


GENZ THỜI KỲ HẬU COVID-19
GVHD:
18/03/2022
Nghiên cứu Marketing TS.Lê Thị Hồng Minh
NỘI DUNG
2 3
1 Discussion
4
Hypothesis Implication,
Theorical Famework
Limitation & Future
Key Concept
research
GIỚI THIỆU ĐỀ Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

TÀI Một cuộc khảo sát mới về các vấn đề tâm lý mà con người hay gặp phải được đưa ra và đối tượng lần này
là tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đáng ngạc nhiên thay, giới trẻ chiếm đa số và các
bạn thẳng thắn thừa nhận rằng bản thân rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng hay chán nản. Cụ thể, hết 10%
là các bạn từ độ tuổi 16 – 24 thừa nhận bản thân đôi khi hay khá thường xuyên cảm thấy áp lực với cuộc
sống. Có muôn vàn lý do để tâm lý của giới trẻ trở nên bất ổn nhưng không mấy ai đủ mạnh mẽ và tự tin
để bước qua vùng tối này.Các vấn đề tâm lý, dưới dạng trầm cảm và lo lắng, có liên quan đến tình trạng
sức khỏe nghiêm trọng.
Tổng quan đề tài nghiên cứu trước:

Theo các bài nghiên cứu trước thì tỉ lệ mắc các vấn đề tâm lý hiện nay xảy ra rất nhiều ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là các
bạn trẻ ở độ tuổi từ 18-24, theo như nghiên cứu thì các bạn mắc những vấn đề tâm lý bởi các yếu tố như là tính cách của
bản thân, từ gia đình cũng như là kết quả học tập. Tuy nhiên thì phần lớn các bạn không chọn các nói ra các vấn đề ấy
mà lựa chọn việc tự chữa cho bản thân, các trường đại học ở các quốc gia đã triển khai chương trình giúp các sinh viên
tư vấn để có thể chữa lành tuy nhiên vẫn chưa có nhiều bạn hưởng ứng vì một số lý do.
Mục đích nghiên cứu:
Sức khỏe tâm thần được coi là một phần quan trọng của sức khỏe, khi sức khỏe tinh thần kém có liên quan
đến giảm năng suất, chất lượng cuộc sống kém hơn và thường xuyên mắc bệnh. Tuy nhiên, các bệnh tâm lý
thường không được xem là đáng quan ngại ở Việt Nam, vì vậy chúng tôi mong rằng từ nghiên cứu của
nhóm, người Việt Nam có thể nhận thấy được thực trạng của vấn đề này và từ đó có nhận thức mạnh mẽ
hơn về các vấn đề tâm lý và các phương pháp điều trị - tư vấn thích hợp.

Nội dung chính:


Nội dung chính: Nội dung chính mà đề tài nghiên cứu của nhóm chúng mình hướng đến đó là sức khỏe
tinh thần của các bạn trẻ GenZ. Khảo sát thực trạng các áp lực cũng như là các vấn đề tâm lý mà GenZ
thường gặp phải và hướng đến việc khảo sát nhu cầu dịch vụ tư vấn tâm lý của họ.
THEORICAL FRAMEWORK
Journal 1: “Resilience Theory and the Journal 2: “Fostering the Future: Resilience
Practiceof Positive Psychology Theory and the Practice of Positive
FromIndividuals to Societies.” Psychology.”

Nội dung chính: Nội dung chính:


• Khái niệm và các yếu tố liên quan đến lý • Giới thiệu mô hình
thuyết. • Các khái niệm để hiểu rõ hơn về thuyết.
• Giới thiệu về lý thuyết. • Quá trình nghiên cứu
• Ứng dụng thực tiễn. • Ứng dụng thực tiễn
• Các mô hình liên quan.
MÔ HÌNH CỦA LÝ THUYẾT:

Lý thuyết về khả năng phục hồi là mô hình do rất nhiều


nhà khoa học cùng nghiên cứu
- Nguồn gốc bắt nguồn từ các đứa trẻ có nguy cơ bị mắc vấn đề về tâm thần, trước hay họ thường
tập trung vào việc xác định những yếu tố gây ra những tổn thương về tinh thần của trẻ em tuy
nhiên ngày nay họ đã thay thế bằng các nghiên cứu về khả năng phục hồi.. Về chủ đề về những
vấn đề tâm lý và nhu cầu tư vấn này thì chúng tôi đang muốn giúp các bạn trẻ và cụ thể ở đây là
GenZ có thể khôi phục lại cuộc sống bình thường.

- Mô hình này nhóm chúng tôi muốn sử dụng là để có thể tạo ra cho những bạn GenZ đang mắc
những vấn đề về tâm lý một khả năng phục hồi cũng như tự chữa lành những vết thương tâm lý do
những nguyên nhân khách quan gây ra. Tuy nhiên trong quá trình này thì cũng vẫn sẽ tồn tại
những rủi ro cũng như là lỗ hổng tiềm ẩn.
- Khả năng phục hồi của một cá nhân và điều này là một điều rất cần thiết cho những vấn đề tâm
lý cũng như những vết thương tinh thần, thông qua việc tư vấn.
- Mặt hạn chế của lý thuyết có thể kể đến ở đây là đối tượng mà lý thuyết hướng đến nghiên cứu
còn chưa rộng.
KEY CONCEPTS
Trong đề tài nghiên cứu lần này của chúng tôi, hai từ khóa được đề
cập thường xuyên là sức khỏe tinh thần và nhu cầu tư vấn tâm lý.
Với mục đích là mở rộng và phát triển các dịch vụ tâm lý, đưa
chúng đến gần hơn với các bạn trẻ GenZ và để chúng trở thành nơi
mà các bạn trẻ có thể tin tưởng, gửi gắm những tâm sự của mình,
giảm bớt những gánh nặng tâm lý
1. SỨC KHỎE TINH THẦN
Có thể thấy, sức khỏe tinh thần được coi là một vấn đề hệ trọng, tuy nhiên thực tế con người
thường ít để tâm đến các vấn đề tinh thần được như các vấn đề sức khỏe khác.
Những bài nghiên cứu trước luôn chỉ ra rằng tầm quan trọng của nó đối với đời sống mỗi người.
Cùng với đó, những số liệu cho thấy lượng người gặp phải các vấn đề tâm lý tương đối cao và có xu
hướng tăng. Ở đây, ba bài báo chủ yếu mà chúng tôi đọc không đề cập đến câu chuyện trong đại dịch
CoVid-19, tuy nhiên, qua nhiều bài báo cáo sau, chúng tôi thấu hiểu rằng những giãn cách xã hội và
những hạn chế do đại dịch tạo nên khiến con người ta dễ có những căng thẳng, áp lực trong đời sống.
Các bài báo cũng nhấn mạnh rằng, con người cần nâng cao nhận thức và ý thức về các vấn đề tâm
lý để nhận thấy và có những điều trị phù hợp.
2. NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÝ:
Cuộc sống hiện tại với nhiều lo lắng và áp lực khiến cho cụm từ “bệnh tâm lý” dường như đang dần
trở nên phổ biến hơn. Và việc tư vấn tâm lý là rất cần thiết để giúp các bạn trẻ có thể vượt qua những
vấn đề tâm lý, thậm chí là giúp họ sống lại một cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Bởi “thực tế, theo thống kê
thì khả năng chúng ta chết vì chính mình cao hơn là khả năng chết bởi bàn tay người khác.” Những
người gặp phải vấn đề tâm lý, dù ít hay nhiều, họ sẽ có những phút muốn kết thúc tất cả những áp lực
đang đè nặng họ, vậy nên, các dịch vụ tư vấn tâm lý phần nào sẽ giúp họ biến những áp lực ấy trở nên
tích cực hơn, nhẹ nhàng hóa nó đi. Nhưng, một điều ai cũng có thể nhận thấy rằng dịch vụ tư vấn tâm
lý ở Việt Nam có tồn tại nhưng còn hạn hẹp và khó tiếp cận. Vậy nên tôi tin rằng bài nghiên cứu này
sẽ giúp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu của các bạn trẻ đối với việc tư vấn tâm lý,
từ đó phát triển tốt hơn dịch vụ này.
Nguyên nhân Các vấn đề tâm lý

Gia đình Stress

Nhu cầu tư vấn tâm lý

Không gian mạng Trầm cảm

Bạn bè Suy nghĩ tiêu cực

COVID-19

MÔ HÌNH CỦA NGHIÊN CỨU


KẾT QUẢ NGHIÊN
Thống kê mô tả của đáp viên
CỨU Trong tổng số 296 đáp viên, nam chiếm 41.6% và nữ chiếm
58.4%. Phần lớn các đáp viên có độ tuổi từ 19 đến 25 (chiếm
80.7%), tiếp đó từ 16 đến 18 (chiếm 15.5%), và trên 25 tuổi
(chiếm 2.7%), độ tuổi 10 đến 15 chiếm tỉ lệ thấp nhất (chiếm
1.0%). Có thể thấy, các đáp viên phần lớn ở độ tuổi sau trung học,
trong giai đoạn học đại học.
Về tài chính, phần lớn các đáp viên có thu nhập dưới 3 triệu đồng
(chiếm 51.4%), tiếp đến là thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng (chiếm
31.4%), còn lại số đáp viên có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng và
trên 15 triệu đồng rất ít (cùng chiếm 6%).
KẾT QUẢ NGHIÊN
KMO
CỨU Hệ số KMO là .830 (> 0.5); ý nghĩa thống kê của kiểm định
Bartlett với Sig. = 0.000 (< 0.05).
Phân tích nhân tố khám phá (sử dụng kĩ thuật trích yếu tố
Principal Component với phép quay Varimax) được thực hiện cho
toàn bộ các biến quan sát. Kết quả rút trích được 9 nhân tố tại
Eigenvalue là 1.002 tổng phương sai trích là 69.020% (> 50%)
cho thấy mô hình EFA là phù hợp, 9 nhân tố phân tích cô đọng
được 69.020% biến thiên của các biến quan sát.
KẾT QUẢ NGHIÊN
Phương sai trích

CỨU
KẾT QUẢ NGHIÊN Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

CỨU
Hệ số tải nhân tố của các biến khác đều lớn hơn 0.5 (xem Bảng 5) nên được giữ lại cho phân tích kế tiếp.
Bảng tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s alpha (xem Bảng 2) cho thấy các thang đo đều đảm bảo tính nhất quán nội tại do có Cronbach’s alpha lớn hơn 0.7. Cụ
thể, Cronbach’s alpha của nguyên nhân (R) là 0.753, tác động của Covid-19 (Cv) là 0.870, các vấn đề tâm lý (IS) là 0.900, và nhu cầu tư vấn tâm (DM) là 0,854.
Trong các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong từng thang đo, có hệ số của các biến R2.1, R2.3 và R2.4 không cao hơn mức giới hạn 0.3. Do đó,
các biến quan sát của các thang đo ấy không được giữ cho phân tích nhân tố khẳng định.
KẾT QUẢ NGHIÊN
Kiểm tra mô hình SEM

CỨU
HYPOTHESIS Dịch vụ tư vấn tâm lý
- Dịch vụ tư vấn được thiết kế nhằm đưa ra những nhận định cho người sử dụng dịch vụ về sự hiểu biết và phát triển bản thân
thông qua việc đối thoại giữa 2 người hoặc nhóm nhỏ.
- Mục tiêu của dịch vụ tập trung vào sự phát triển cá nhân của người sử dụng dịch vụ và đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho
họ dựa trên sự hiểu biết và kiến ​thức chuyên môn của người tư vấn.
- Lắng nghe cẩn thận chia sẻ của người sử dụng dịch vụ, từ đó hiểu rõ suy nghĩ, nhận thức, thái độ và mục tiêu của họ. Thông
qua đó, nắm bắt và tìm cách giúp phát triển ở họ khả năng giải quyết các vấn đề và nâng cao năng lực trong việc đưa ra các
quyết định và kế hoạch cho tương lai.
- Điều quan trọng nhất của dịch vụ tư vấn là lựa chọn phương pháp phù hợp với từng người sử dụng dịch vụ.
- Các chương trình tư vấn hiệu quả phải dựa trên nhu cầu của từng người.
Mối quan hệ giữa tác động của Covid-19 đến các vấn đề tâm lý
- Virus mới SARS-CoV-2 hiện đã nhanh chóng lây lan ra hầu hết các quốc gia trên thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên
bố là đại dịch quốc tế vào tháng 3 năm 2020 (Ghebreyesus, 2020).
- Tác động mà đại dịch tạo ra là số lượng lớn các yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn có thể gây ra tổn thương tâm lý và trở ngại đến sức
khỏe tinh thần (Ủy ban Thường vụ Liên ngành, 2020).
- Ngoài tổn thương về thể chất, không hiếm trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ rằng nhiễm COVID-19 phải chịu áp lực tâm lý
lớn và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.
- Đại dịch COVID-19 đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến các triệu chứng tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, suy nghĩ
tiêu cực về bản thân ở học sinh trung học. Phát hiện này cũng đã được nhấn mạnh trong báo cáo của UNICEF (2020).
- Các yếu tố gây ra căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm ở người trẻ bao gồm nỗi sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản
thân và người thân, các vấn đề về tập trung, giấc ngủ bị gián đoạn và sự gia tăng lo âu xã hội do khoảng cách vật lý (Son et al., 2020 ).
- Các biện pháp nhằm làm chậm sự lây lan của vi rút cũng gây ra nhiều yếu tố gây căng thẳng như cô lập xã hội, hậu quả kinh tế và sự
không chắc chắn về tương lai (Ủy ban thường vụ liên cơ quan, 2020).
GIẢ THIẾT CỦA NHÓM
Covid-19 ảnh hưởng tới vấn đề tâm lý của những bạn trẻ GenZ, từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch
vụ tư vấn tâm lý.
DISCUSSION
Journal 1.Gender differences in Journal 2: Depression, anxiety, and Journal 3: College Students’ Experiences
depression, anxiety, and stress stress among college studentsin with, and Willingness to Use, Different
among college students: A Jordan and their need for mental Types of Telemental Health Resources:
longitudinal study from China. health services Do Gender, Depression/Anxiety, or Stress
Levels Matter?
• Tỷ lệ sinh viên gặp phải các vấn đề về trầm cảm, lo
• Nữ sinh chịu mức độ lo lắng cao hơn nam
âu và căng thẳng ở Jordan tăng dần qua từng thập kỷ.
sinh, trong khi nam gặp nhiều vấn đề trầm • Tỷ lệ sinh viên gặp phải các vấn đề về trầm cảm, lo âu và
• Sinh viên đang thiếu nhận thức về các dịch vụ tâm lý,
cảm hơn nữ. căng thẳng ở Jordan tăng dần qua từng thập kỷ.
đồng thời cũng không biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu
• Lý do nam sinh gặp vấn đề trầm cảm là do • Sinh viên đang thiếu nhận thức về các dịch vụ tâm lý,
(thường chọn cách tự giải quyết vấn đề thậm chí là
không thể cởi mở trong vấn đề bày tỏ cảm đồng thời cũng không biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu
sống cùng với nó thay vì tìm cách điều trị dứt điểm).
xúc. (thường chọn cách tự giải quyết vấn đề thậm chí là sống
• Y tá đóng một vai trò quan trọng trong việc sàng lọc
• Lý do nữ sinh có mức độ lo lắng cao là do sử cùng với nó thay vì tìm cách điều trị dứt điểm).
và đánh giá nhu cầu của sinh viên và xây dựng mối
dụng chất kích thích, áp lực học tập và áp lực • Y tá đóng một vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và
quan hệ tin cậy để hướng dẫn họ vượt qua những
về ngoại hình. thách thức và căng thẳng trong cuộc sống đại học. đánh giá nhu cầu của sinh viên và xây dựng mối quan hệ
• Các ứng dụng sức khỏe tinh thần trên điện tin cậy để hướng dẫn họ vượt qua những thách thức và
thoại thông minh rất hữu ích để giảm tỷ lệ căng thẳng trong cuộc sống đại học.
trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở sinh viên
đại học Trung Quốc.
DISCUSSION
Journal 1.Gender differences in Journal 2: Depression, anxiety, and Journal 3: College Students’
depression, anxiety, and stress stress among college studentsin Experiences with, and Willingness to
among college students: A Jordan and their need for mental Use, Different Types of Telemental
longitudinal study from China. health services Health Resources: Do Gender,
Depression/Anxiety, or Stress Levels
• Các trường cao đẳng cần quan tâm đến sức
• Kết quả từ nghiên cứu sẽ hỗ trợ các trường đại học ở Matter?
Jordan phát triển những chương trình đổi mới và có
khỏe tinh thần của nam sinh và khuyến khích • Thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ chăm sóc sức
biện pháp can thiệp cụ thể để giảm bớt căng thẳng tâm
họ bộc lộ cảm xúc và tìm kiếm sự giúp đỡ khỏe tinh thần trực tuyến nhằm giải quyết các vấn đề
lý và thúc đẩy khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe
của chuyên gia nếu cần. về tâm lý đồng thời làm tăng khả năng tiếp cận của
tinh thần cho sinh viên.
• Các trường cao đẳng cần áp dụng những sinh viên đối với các dịch vụ về tâm lý/sức khỏe tinh
• Kết quả của nghiên cứu cung cấp cho các y tá trong
chính sách và có những hướng dẫn riêng biệt thần.
lĩnh vực sức khỏe tinh thần những thông tin cần thiết
cho nam sinh và nữ sinh trong việc giải quyết • Đưa ra lưu ý cho các trung tâm tư vấn tâm lý phải cẩn
về những vấn đề tâm lý của sinh viên. Từ đó các y tá
các vấn đề về sức khỏe tinh thần. thận khi lựa chọn các ứng dụng và trang web khi muốn
sẽ có những các biện pháp can thiệp phù hợp với nhu
• Nên tận dụng các ứng dụng sức khỏe tâm phát triển TMH -> nên tìm kiếm các nguồn uy tín, an
cầu của học sinh, sinh viên.
thần trên điện thoại thông minh một cách hợp toàn và có hiệu quả trong việc hướng dẫn sinh viên.
lý.
Kết luận:
Covid-19 ảnh hưởng tới vấn đề tâm lý của những bạn trẻ GenZ, từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn tâm lý. Bản thân GenZ
từ lâu đã phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề tâm lý (trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực,...) và khi có những tác động của COVID-19 (giãn
cách xã hội, ít được giao tiếp,..) thì những vấn đề tâm lý lại trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, nhu cầu được tư vấn tâm
lý của GenZ đã tăng cao thời kỳ hậu COVID-19. Bài nghiên cứu sẽ thúc đẩy sự phát triển, mở rộng các dịch vụ tư vấn tâm lý cũng như
tìm ra các giải pháp để GenZ Việt cởi mở và ngày càng mở lòng với các dịch vụ tư vấn tâm lý. Thông qua đó làm giảm tỷ lệ cũng như các
hệ quả tiêu cực mà chấn thương tâm lý mang lại cho GenZ thời kỳ hậu COVID-19 tại Việt Nam.
IMPLICATION, LIMITATION
AND FUTURE RESEARCH
Kết luận:
Đóng góp về mặt lý thuyết
• Kết quả nghiên cứu cho thấy được những yếu tố của cuộc sống hằng ngày như gia đình, học tập hay bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến
vấn đề mắc những vấn đề tâm lý của GenZ hiện nay đồng thời kết hợp thêm đợt căng thẳng của đại dịch covid-19 vừa qua có thể nói đã
đẩy những căng thẳng đấy lên cao trào. Điều này có thể nói là môt mối lo ngại khá lớn và nhiều người vẫn chưa thể nhận thức được
mối nguy hiểm của nó bằng chứng là khá nhiều bạn trẻ còn chưa biết đến những dịch vụ tư vấn tâm lý, có thể nói những vấn đề tâm lý
này các bạn ấy muốn tự chữa lành và không muốn có được sự giúp đỡ vì một số lý do khách quan.
• Đề tài này có thể nói còn chưa phổ biến ở Việt Nam bởi rất ít người sẽ tham vấn các dịch vụ về tư vấn tâm lý, bởi vì họ do dự về việc
nói vấn đề của mình cho một người xa lạ nào đó nghe. Và còn khó khăn hơn khi mà những người mắc vấn đề tâm lý có thể trải lòng
tâm sự. Tuy nhiên nó càng phải được quan tâm do sức khỏe tinh thân là một cái gì đó rất quan trọng và nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời
sống. Để có thể áp dụng thành công dịch vụ này thì có thể nói đây là một chặng đường rất dài.
• Trong bài nhóm chúng tôi đã sử dụng lý thuyết tự hồi phục( resilience theory) để có thể giúp các bạn tự có thể hồi phục được thông qua
việc được tư vấn và đồng thời tích cực hóa những suy nghĩ cũng như là chọn một môi trường phù hợp để cho các bạn có thể phát triển,
đề tài này có thể được nghiên cứu rộng hơn thông qua việc các bạn có những hành vi đối phó với những vấn đề tâm lý và tình trạng sau
khi mắc những vấn đề tâm lý đấy.
Kết luận:
Đóng góp về mặt quản trị
• Từ kết quả nghiên cứu cho thấy được vấn đề tâm lý xuất hiện khá nhiều ở giới trẻ mà cụ thể ở đây là GenZ, tuy nhiên họ vẫn chon
việc im lặng và chưa tham khảo nhiều về việc tham khảo tư vấn từ những người có chuyên môn hay bạn bè mà đa số là lựa chọn việc
tự chữa trị.
• Để có thể tạo ra được nhu cầu về tư vấn tâm lý thì bản thân dịch vụ tư vấn đó đầu tiên phải tạo được niềm tin cho khách hàng của
mình cụ thể ở đây là các bạn trẻ bị mắc vấn đề tâm lý, phải t tạo cho bản thân các bạn ấy thấy đây là một chỗ dựa đáng tin cậy để có
thể chia sẻ và thỏa bày cảm xúc của mình, từ đó mới đạt được hiệu quả cao.
• Từ việc được tư vấn, đồng cảm hay chia sẻ thì các bạn trẻ có thể có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống, giảm nhẹ bớt
những suy nghĩ nặng nề mà các bạn GenZ ấy mang trong mình, thay vào đó có thể là những nguồn năng lượng tích cực, và rồi các
bạn có thể quay lại với cuộc sống bình thường như trước kia.
LIMITATION & FUTURE RESEARCH
Giống nhau: Cả 3 journal đều hạn chế về mặt thu thập dữ liệu, còn tồn tại nhiều sai lệch và giới hạn mẫu nhỏ.

Journal 1.Gender differences in depression, Journal 2: Depression, anxiety, and stress Journal 3: College Students’ Experiences with,
anxiety, and stress among college students: among college studentsin Jordan and their and Willingness to Use, Different Types of
A longitudinal study from China. need for mental health services Telemental Health Resources: Do Gender,
Depression/Anxiety, or Stress Levels Matter?
Chỉ đưa ra hạn chế về mặt dữ liệu Chỉ đưa ra hạn chế về lượng mẫu và chất
→ không thể phản ánh đầy đủ tính nhất lượng mẫu (những người hoặc biết họ có Đưa ra nhiều khía cạnh hạn chế hơn.
quán của các mối tương quan theo thời vấn đề hoặc nhận thức đầy đủ rằng họ • Mẫu tương đối nhỏ.
gian. không bị đe dọa) • Phải loại bỏ nhiều điểm dữ liệu vì không lấy
→ Không tiếp cận được đúng đối đủ thông tin.
tượng mà họ hướng tới → Không khái quát hóa được vấn đề họ
nghiên cứu
Kết luận: Limitation
• Hạn chế đầu tiên là về đối tượng nghiên cứu. Ở đây, đề tài chúng tôi nghiên cứu hướng đến GenZ, tuy nhiên
trong quá trình thực hiện khảo sát, do thời gian hạn chế, khảo sát của chúng tôi chỉ tiếp cận được các bạn
sinh viên là chủ yếu. Vậy nên, bài nghiên cứu chưa thể hiện được tính tổng quát cái nhìn về GenZ.
• Thứ hai, bài nghiên cứu của chúng tôi chỉ khai thác một số vấn đề chung nhất định: gia đình, bạn bè, học
tập, không gian mạng. Chúng tôi tự nhận thức rằng vẫn còn nhiều khía cạnh khác cần được khai thác, cũng
như các vấn đề nói trên còn có thể được nghiên cứu sâu sắc hơn.
• Bên cạnh đó, cũng như tính thiếu sót từ nguyên nhân, các vấn đề tâm lý mà bài nghiên cứu của chúng tôi
đưa ra cũng chưa thể hiện được hết các vấn đề mà các bạn GenZ có thể gặp phải.
• Cuối cùng, đề tài của chúng tôi chỉ đang nghiên cứu cơ sở của hành vi tiêu dùng là về nhu cầu, chưa đi sâu
hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng. Đây cũng là hướng đi tiếp theo cho các
bài nghiên cứu về sau.
Kết luận: Future Research:
• Từ những hạn chế vừa trình bày ở trên, đó cũng là các vấn đề mở ra cho các nghiên cứu về sau với chủ đề liên quan. Giống
như hầu hết các nghiên cứu khác, những hạn chế này sẽ là cơ hội, tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai được sâu rộng
hơn, toàn diện hơn. Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ được mở rộng hơn về mọi khía cạnh từ đối tượng đến có các ý nhỏ của
các biến để có một cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu tư vấn tâm lý. Cùng với đó, như chúng tôi đã nói đề tài nghiên cứu của
chúng tôi có thể được xem là cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu hơn về hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực tư vấn - điều trị
tâm lý, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định hưởng của khách hàng hơn thế. Mà như chúng ta đều biết, lĩnh vực
tâm lý học hiện còn kém phát triển ở Việt Nam, vậy nên, khi chúng ta có những nghiên cứu, định hướng đúng đắn thì sẽ giúp
thay đổi và phát triển tốt hơn dịch vụ điều trị này ở Việt Nam. Hiện tại, đề tài của nhóm chúng tôi chỉ đang dừng lại ở việc tư
vấn, vấn đề điều trị mang tính chuyên môn hơn cần được nghiên cứu ở một thời gian dài hạn hơn. Mong rằng đây thực sự là
một nghiên cứu nền tảng có ích về sau.
• Đề tài này thật sự có ý nghĩa nhân văn lớn, hy vọng rằng các bài nghiên cứu ở lĩnh vực này về sau sẽ có tạo nên những đóng
góp mới, tạo nên tiếng vang để con người có thể quan tâm sâu sắc hơn đến sức khỏe tinh thân của mình và những người xung
quanh.
CẢM ƠN BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!

Bài báo cáo của nhóm 5

You might also like