You are on page 1of 2

2.

Mô hình phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta :
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh rất khốc kiệt như hiện nay, yêu
cầu đặt ra đối với các chủ thể trong nền kinh tế là cần nắm được, hiểu được và vận dụng
một cách linh hoạt các quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện thực tiễn của mình,
đặc biệt là quy luật giá trị.
Theo tôi, việc vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta trong hời gian tới, các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các công ty
xây dựng, cầu đường, các đơn vị sự nghiệp công,... cần:
- Một là, tích cực, chủ động nghiên cứu và dự báo thị trường, các biến động
sắp tới của thị trường để có kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
- Hai là, sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cung ứng
tiêu thụ, tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa dịch vụ cao hơn và ổn định hơn.
- Ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao và tiến bộ khoa học công nghệ có
tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
- Bốn là, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cơ hội và thách
thức đều chia cho các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải nắm bắt thời cơ, tranh thủ, tận dụng cơ hội và biến các cơ hội
này thành những thuận lợi cho mình; và ngược lại, những cơ hội thuộc về tay các
doanh nghiệp khác thì đó chính là thách thức, bất lợi của chúng ta.
- Năm là, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và biện pháp đủ mạnh nhằm hạn
chế tối đa những mặt trái của kinh tế thị trường. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào thị
trường đối với những vấn đề mà chính bản thân thị trường không thể giải quyết được.
Đồng thời, phải tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, pháp lý cho bốn
thành phần kinh tế ở nước ta hiện (kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) phát triển bình đẳng trước pháp luật; cần xác định rõ
hơn vai trò của kinh tế tư nhân, là động lực phát triển kinh tế đất nước.

Tài liệu tham khảo:


[1] Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác-Lênin, NXBCT-QG, Hà
Nội-2008.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2012.Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin,NXBCT-QG Sự thật, Hà Nội.
[3] PGS.TS Lê Danh Tốn, GS-TS Đỗ Thế Tùng. 2008.Một số chuyên đề về Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[4] PGS.TS Hoàng Bích Loan, TS Vũ Thị Thoa. 2009.Hỏi đáp Kinh tế Chính trị Mác-
Lênin, NXBCT-HC, Hà Nội.
[5] Đảng cộng sản Việt Nam. 2011.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXBCT - QG, Hà Nội.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2006. Giáo trình Kinh tế Chính trị học Mác - Lênin,
NXBCT-QG, Hà Nội.

You might also like