You are on page 1of 14

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TƯ PHÁP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1055 /BC-STP Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 8 năm 2015

BÁO CÁO
Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật,
đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư

Thực hiện Quyết định số: 287/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Chương trình công tác tư pháp năm
2015 và Kế hoạch số: 190/KH-STP ngày 25 tháng 02 năm 2015 về việc triển khai
thực hiện chương trình công tác tư pháp năm 2015, Sở Tư pháp đã thực hiện khảo
sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và
các dịch vụ pháp lý khác của luật sư, kết quả như sau:

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KHẢO SÁT


1. Mục đích khảo sát
Thu thập thông tin nhằm đánh giá chính xác nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn
pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư trong các
giao dịch, dự án, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức nhà nước, hiệp hội ngành hàng; đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu
về các loại dịch vụ này của luật sư phục vụ cho việc triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án phát triển nghề luật sư tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và xây
dựng chính sách phát triển tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu về dịch
vụ pháp lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng và số lượng khảo sát
Số lượng khảo sát gồm 150 người là luật sư, các cá nhân, tổ chức trên địa
bàn tỉnh và các cơ quan tiến hành tố tụng được phân thành 05 nhóm đối tượng, cụ
thể như sau:
- Nhóm 1: Luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư: 15 người;
- Nhóm 2: Các cơ quan tiến hành tố tụng: 35 người;
- Nhóm 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh: 15 người;
- Nhóm 4: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 35 người;
- Nhóm 5: Nhân dân trên địa bàn tỉnh: 50 người.
3. Nội dung và phương pháp khảo sát
3.1 Nội dung khảo sát
Phiếu khảo sát được thiết kế thành 02 mẫu:
Mẫu 1: Gồm 13 câu hỏi dùng cho các tổ chức hành nghề luật sư và các cơ
quan tiến hành tố tụng (Nhóm 1 và 2);
Mẫu 2: Gồm 17 câu hỏi dùng cho các đối tượng sử dụng dịch vụ pháp lý của
luật sư (Nhóm 3, 4 và 5).
Nội dung khảo sát bao gồm 08 nhóm câu hỏi về:
(i) Chất lượng đội ngũ luật sư;
(ii) Chất lượng dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp;
(iii) Sự hiểu biết về nghề luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư;
(iv) Cách thức cá nhân, tổ chức tìm hiểu thông tin hoặc sử dụng dịch vụ
pháp lý khi có tranh chấp hoặc các việc liên quan đến pháp luật;
(v) Đánh giá sự cần thiết của việc tư vấn của luật sư đối với các hoạt động
đầu tư, kinh doanh cũng như dân sự, hành chính;
(vi) Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện
ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư;
(vii) Sự quan tâm của các cấp, ngành đối với luật sư và hoạt động hành nghề
luật sư;
(viii) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư.

2
3.2. Phương pháp khảo sát
Việc khảo sát được thực hiện thông qua phương pháp điều tra xã hội học
bằng Phiếu khảo sát (theo mẫu). Người thực hiện khảo sát đến gặp trực tiếp đối
tượng khảo sát, phát phiếu và hướng dẫn điền thông tin vào Phiếu khảo sát. Đối
tượng khảo sát tự điền vào Phiếu khảo sát. Để đảm bảo chất lượng thông tin thu
thập, cuộc khảo sát không chấp nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép
các thông tin không kiểm tra thực tế vào Phiếu khảo sát.
4. Kết quả tổ chức khảo sát, tổng hợp dữ liệu
- Thành lập 03 tổ khảo sát để thực hiện khảo sát theo 05 nhóm đối tượng,
gồm: Chuyên viên Phòng Bổ trợ tư pháp, một số thành viên Đoàn luật sư tỉnh và
công chứng viên các tổ chức hành nghề công chứng;
- Tổ chức họp triển khai và tập huấn kỹ năng khảo sát; phát Phiếu khảo sát
mẫu đến các tổ khảo sát;
- Các tổ khảo sát thực hiện khảo sát theo nhóm đối tượng được phân công
theo phương thức: đối tượng khảo sát nghe hướng dẫn, tự điền phiếu; người thực
hiện khảo sát thu phiếu trực tiếp;
- Sau khi hoàn tất việc thu phiếu, đã hoàn thành nhập liệu 150 phiếu khảo sát
(đạt tỷ lệ 100%).

II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT


1. Đánh giá về chất lượng đội ngũ luật sư
Về trình độ chuyên môn/ngoại ngữ của đội ngũ luật sư: Chỉ có 18,8% người
được hỏi trả lời đáp ứng; 81,2% cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:

Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)


Trình độ chuyên môn/ngoại ngữ Nhóm Đáp ứng Chưa đáp
Đáp ứng
của đội ngũ luật sư tại địa tốt ứng
phương có đáp ứng được yêu 1 0 6,7 93,3
cầu về dịch vụ pháp lý trong thời 2 0 28,5 71,5
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế? 3 0 13,3 86,7
4 0 25,7 74,3
5 0 20,0 80,0
Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cùng với quá trình hội nhập, nhu
cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng về số lượng đồng thời cũng đặt ra yêu cầu

3
cao hơn về chất lượng, con số 82,4% ý kiến cho rằng trình độ chuyên môn/ngoại
ngũ của đội ngũ luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ pháp lý trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức lớn so với mục tiêu đề ra. Đồng thời con
số này cũng cho thấy, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ luật sư, nhìn
chung chưa đạt được sự kỳ vọng chung của xã hội, đặc biệt là về việc cung cấp
dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực kinh tế chuyên sâu hoặc có yếu tố nước ngoài.
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần có những giải pháp nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, ngoại ngữ của đội ngũ luật sư.
2. Đánh giá về chất lượng dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp
Về chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư trong thời gian qua: Có 7,5% ý
kiến đánh giá tốt; 59,9% đạt yêu cầu; 30,7% chưa đạt yêu cầu; 1,9% không trả lời.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:
Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)
Nhóm Đạt yêu Chưa đạt Không
Tốt
Đánh giá chất lượng dịch vụ cầu yêu cầu trả lời
pháp lý của luật sư tại địa 1 0 53,3 46,7 0
phương trong thời gian qua 2 8,6 40,0 48,6 2,8
như thế nào? 3 13,3 60 20,0 6,7
4 5,7 74,3 20,0 0
5 10,0 72,0 18,0 0
Kết quả cho thấy, chất lượng dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp về cơ bản
đạt yêu cầu, có 67,4% người được hỏi hài lòng với chất lượng dịch vụ pháp lý của
luật sư. Tuy nhiên, có đến 30,7% ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ pháp lý của
luật sư chưa đạt yêu cầu cũng là một con số đáng suy ngẫm. Bản thân các luật sư
cũng nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này, có đến 46,7% luật sư được hỏi (Nhóm 1)
đánh giá chất lượng dịch vụ của luật sư chưa đạt yêu cầu. Do vậy, trong thời gian
tới, để nâng cao chất lượng hành nghề luật sư, mỗi luật sư cần chủ động cập nhật
kiến thức, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Đối với Đoàn Luật sư, cần chú trọng công
tác bồi dưỡng luật sư hàng năm theo hướng cải tiến nội dung, chương trình và
phương pháp bồi dưỡng, tập trung vào kỹ năng hành nghề, kinh nghiệm thực tiễn.
3. Sự hiểu biết về nghề luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư
- Với câu hỏi: “Anh/chị có biết đến các dịch vụ pháp lý của luật sư?”, 92,8%
trả lời có biết về nghề luật sư và dịch vụ pháp lý luật sư; 7,2% hoàn toàn không
biết về dịch vụ này.
Trong số 92.8% người biết về nghề luật sư và dịch vụ pháp lý luật sư, có:
+ 51,3% biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài;

4
+ 10,1% qua Internet;
+ 12,6% qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của cơ quan có
thẩm quyền;
+ 26% qua người thân/bạn bè làm việc trong các cơ quan pháp luật.
Số người biết đến hoạt động của luật sư thông qua việc tuyên truyền, phổ
biến pháp luật của cơ quan có thẩm quyền còn khiêm tốn, chỉ có 12,6%. Do vậy,
cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật về luật sư và dịch vụ pháp lý
của luật sư.
- Trả lời câu hỏi về các lĩnh vực hoạt động của luật sư: Có 73,3% số người
được hỏi biết các lĩnh vực hoạt động của luật sư gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp
luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác; 22,8% cho rằng luật sư chỉ
tư vấn pháp luật; 3,2% cho rằng luật sư chỉ tham gia tố tụng và 0,7% cho rằng luật
sư chỉ đại diện ngoài tố tụng.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:
Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)
Đại diện Các
Tham Tư vấn Tất cả các
Nhóm ngoài tố dịch vụ
Dịch vụ pháp lý gia tố pháp lĩnh vực
tụng cho pháp lý
của luật sư bao tụng luật trên
khách hàng khác
gồm các lĩnh vực
3 0 6,7 0 0 93,3
nào?
4 5,7 25,7 0 0 68,6
5 4,0 36,0 2 0 58,0
Như vậy, về cơ bản những người sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư biết
các lĩnh vực hoạt động của luật sư (73,3%). Tuy nhiên, khi nhìn vào kết quả của
từng nhóm thì có thể thấy, ở nhóm 4 (Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh) và nhóm
5 (Nhân dân trên địa bàn tỉnh), số người được hỏi cho rằng luật sư chỉ thực hiện tư
vấn pháp luật chiếm tỷ lệ tương đối cao, lần lượt là 25,7% và 36%. Kết quả này
cho thấy, sự hiểu biết về các hoạt động của luật sư của các các tầng lớp nhân dân
và cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế.
- Về sự quan tâm, theo dõi các hoạt động của luật sư/tổ chức hành nghề luật
sư trên địa bàn tỉnh, có:
+ 23% trả lời rất quan tâm;
+ 37,4% quan tâm;
+ 26,3% ít quan tâm;
+ 13,3% không quan tâm.

5
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:
Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)
Anh/chị có quan tâm đến Nhóm Rất quan Quan Ít quan Không
hoạt động của các luật sư/tổ tâm tâm tâm quan tâm
chức hành nghề luật sư trên 3 53,3 46,7 0 0
địa bàn tỉnh không? 4 5,7 51,4 42,9 0
5 10,0 14,0 36,0 40,0
Nhìn vảo bảng kết quả khảo sát, thấy sự phân hóa rất rõ nét, 100% những
được hỏi người thuộc nhóm 3 (Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh) trả lời rất
quan tâm hoặc quan tâm theo dõi hoạt động của luật sư. Trong khi đó nhóm 4
(doanh nghiệp) có đến 42,9% ít quan tâm và nhóm 5 (cá nhân) có đến 40% không
quan tâm đến hoạt động của luật sư. Kết quả này cho thấy, hoạt động hành nghề
luật sư chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của các cá nhân và cộng đồng doanh
nghiệp. Nguyên nhân là gì, cần tìm ra để có hướng khắc phục.
- Thông tin về các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư hoạt động trên địa
bàn tỉnh: Có 69% biết tên một số luật sư và tổ chức hành luật sư đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh; 31% không biết luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư nào.
Trong số 69% người biết tên một số luật sư và tổ chức hành nghề luật sư hoạt
động trên địa bàn tỉnh, có:
+ 1,3% biết thông qua hoạt động quảng bá của chính các luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư;
+ 39,3% qua người thân/bạn bè giới thiệu;
+ 59,4% qua các phương tiện thông tin đại chúng;
+ 0% qua Website của tổ chức hành nghề luật sư.
Kết quả này cho thấy, việc quảng bá cho hoạt động của chính các tổ chức
hành nghề luật sư đang còn rất hạn chế. Để công chúng biết về dịch vụ pháp lý,
luật sư và tổ chức hành nghề luật sư cần đẩy mạnh việc quảng bá cho hoạt động
của mình như thông qua việc quảng cáo, thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí, xây
dựng website, … Trên thực tế, một số tổ chức hành nghề luật sư có website, nhưng
lại không có ai trong số những người được hỏi biết đến họ thông qua website. Do
vậy, việc cải tiến hình ảnh, nâng cao chất lượng các thông tin trên website, làm thế
nào để thu hút được người truy cập cũng là vấn đề mà các tổ chức hành nghề luật
sư cần quan tâm.
4. Cách thức cá nhân, tổ chức tìm hiểu thông tin hoặc sử dụng dịch vụ
pháp lý khi có tranh chấp hoặc các việc liên quan đến pháp luật

6
- Về cách thức tìm hiểu thông tin về các vấn đề liên quan đến pháp luật: có
33% số người được hỏi sử dụng công cụ tìm kiếm google để tìm câu trả lời; 1,9%
đăng câu hỏi lên các website, diễn đàn chuyên về tư vấn pháp luật; 46% liên hệ
trực tiếp với luật sư/tổ chức hành nghề luật sư; 19,1% hỏi người thân/bạn bè làm
việc trong các cơ quan pháp luật.
- Khi thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán tài sản, phân chia thừa kế,
lập di chúc,… hay các thủ tục hành chính như đăng ký kết hôn, đề nghị cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, có 61,8% số người được hỏi nghĩ đến việc sử dụng
dịch vụ pháp lý của luật sư; 38,2% không nghĩ đến.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:
Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)
Khi thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán tài Nhóm
Có Không
sản, phân chia thừa kế, lập di chúc,… hay các thủ
tục hành chính như đăng ký kết hôn, đề nghị cấp 3 86,7 13,3
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất anh/chị có 4 68,6 31,4
nghĩ đến việc sự dụng dịch vụ pháp lý của luật sư? 5 30,0 70,0
Trong số 38,2% người không nghĩ đến việc sử dụng dịch vụ pháp lý của luật
sư, có: 44,1% ngại tốn kém; 53,1% cho rằng không cần thiết; 0,9% không tin
tưởng vào chất lượng dịch vụ của luật sư; 1,9% không biết luật sư có thực hiện các
dịch vụ này.
- Khi có tranh chấp hoặc vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp luật, có
41,9% tìm đến các tổ chức hành nghề luật sư; 14,9% nhờ trung tâm trợ giúp pháp
lý; 23,4% đến trung tâm tư vấn pháp luật; 17,6% nhờ người thân/bạn bè làm việc
trong các cơ quan tư pháp; 2,2% đến các cơ quan mà họ cho rằng có thể giải quyết
việc tranh chấp.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:
Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)
Khi có tranh chấp hoặc Tổ chức Trung Trung Nhờ Các
Nhóm

vướng mắc liên quan hành tâm trợ tâm tư người cơ


đến các vấn đề pháp nghề luật giúp vấn pháp thân/bạn quan
luật, anh/chị thường tìm sư pháp lý luật bè khác
đến cơ quan, tổ chức 3 53,1 20 6,7 13,3 6,7
hoặc cá nhân nào để 4 48,6 8,6 31,4 11,4 0
nhờ giải quyết? 5 24,0 16,0 32,0 28,0 0
Có khoảng trên dưới 50% số người được hỏi trả lời sẽ tìm đến luật sư khi có
các vấn đề liên quan đến pháp luật. Điều đó chứng tỏ hoạt động của luật sư đã
bước đầu tạo được lòng tin của cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, nêu so sánh tỷ lệ

7
giữa các nhóm thì có thể thấy có sự chênh lệch khá lớn. Ở câu hỏi có nghĩ đến việc
sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư khi thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính
có đến 86,7% số người được hỏi ở nhóm 3 trả lời có, trong khi tỷ lệ này ở nhóm 5
chỉ có 30%; tương tự khi có tranh chấp có đến 53,1% số người được hỏi ở nhóm 3
trả lời sẽ nhờ luật sư, trong khi con số này ở nhóm 5 chỉ có 24%. Tỷ lệ này cho
thấy ở nhóm có trình độ nhận thức cao hơn và điều kiện kinh tế khá hơn, nhu cầu
về sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư cũng cao hơn.
5. Đánh giá sự cần thiết của việc tư vấn của luật sư đối với các hoạt
động đầu tư, kinh doanh cũng như dân sự, hành chính
- Về việc ký kết hợp đồng tư vấn thường xuyên, hợp đồng tư vấn cho các dự
án: Có 8% ý kiến của các luật sư (nhóm 1) trả lời có ký kết hợp đồng tư vấn pháp
luật thường xuyên cho cá nhân, tổ chức; có 8% luật sư được mời tư vấn các dự án.
Ở các nhóm 3, 4 và 5, có 2% trả lời có ký hợp đồng tư vấn pháp luật thường xuyên
với luật sư/tổ chức hành nghề luật sư và 27,7% có mời luật sư tư vấn khi thực hiện
các dự án.
+ Trong số 98% không ký hợp đồng tư vấn pháp luật thường xuyên với luật
sư, có: 39,4% do không có kinh phí; 59,6% cho rằng không cần thiết; 1% không tin
tưởng vào chất lượng dịch vụ của luật sư.
+ Trong số 72,3% không mời luật sư tư vấn khi thực hiện các dự án, có 35%
do không có kinh phí; 49% cho rằng không cần thiết; 2% không tin tưởng vào chất
lượng dịch vụ của luật sư.
- Về sự cần thiết có luật sư riêng để giải quyết các vướng mắc phát sinh
cũng như giúp tìm hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ
pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật: Có 11% trả lời rất cần; 40,5% cần;
46,5% không cần, 2% không trả lời.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:

Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)


Cá nhân, tổ chức có cần có luật sư riêng Nhóm Rất Không Không
Cần
nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh cần cần trả lời
cũng như giúp tìm hiểu về quyền và lợi ích 1 40,0 33,3 26,7 0
hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp
luật trên cơ sở quy định của pháp luật? 2 5,7 65,7 28,6 0
3 6,7 40,0 53,3 0
4 2,9 33,7 63,4 0
5 0 20,0 70,0 10,0

8
Kết quả trên cho thấy, nhận thức của cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp về
sự quan trọng của luật sư tư vấn trong hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp
cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh thường nhật liên quan đến pháp luật chưa
cao, có đến gần 50% trả lời không cần thiết. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu kinh phí
cũng chiếm tỷ lệ khá cao xấp xỉ 40% số những người cho rằng có luật sư tư vấn
thường xuyên là cần thiết.
- Về tư vấn giải quyết các thủ tục hành chính, các vụ việc dân sự, các vấn đề
pháp lý phát sinh: có 27,6% trả lời rất cần thiết; 58,7% cần thiết; 7,1% cho rằng có
hay không cũng không quan trọng; 6,6% không cần thiết. Kết quả này cho thấy, đa
số các ý kiến đều cho rằng để giải quyết các vụ việc cụ thể cần có ý kiến tư vấn của
luật sư (86,3%).
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm như sau:

Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)


Sự cần thiết có luật sư Nhóm Có hay không
Rất cần Không
tư vấn giải quyết các Cần thiết cũng không
thiết cần thiết
thủ tục hành chính, quan trọng
các việc dân sự, các 3 26,7 53,3 6,7 13,3
vấn đề pháp lý phát
sinh. 4 20,0 68,6 8,6 2,8
5 36,0 54,0 6,0 4,0
6. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật đại diện
ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư
6.1 Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của đội ngũ
luật sư trong thời gian qua
- Về khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của đội ngũ luật sư: Có
12% ý kiến đánh giá đội ngũ luật sư của địa phương đáp ứng mọi yêu cầu về dịch
vụ pháp pháp lý của cá nhân/tổ chức; 54% đáp ứng hầu hết các yêu cầu; 34% chưa
đáp ứng yêu cầu.
Bảng kết quả khảo sát từng nhóm cụ thể như sau:

Nội dung câu hỏi Trả lời (Tỷ lệ %)


Hiện nay, đội ngũ luật sư Nhóm Đáp ứng Đáp ứng hầu
Chưa đáp
của địa phương đã đáp ứng mọi yêu hết các yêu
ứng
được nhu cầu về dịch vụ cầu cầu
pháp lý của cá nhân/tổ 1 6,7 86,6 6,7
chức tại địa phương?
2 14,3 40 45,7

9
- Trả lời câu hỏi đã bao giờ từ chối hoặc bị từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý:
Có 8% những người được hỏi ở nhóm 1 trả lời đã từng từ chối, trong khi đó con số
này ở các nhóm 3, 4 và 5 là 2,9%. Lý do từ chối chủ yếu là do không chuyên sâu
trong lĩnh vực được yêu cầu.
Như vậy, về cơ bản đội ngũ luật sư đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về
dịch vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức tại địa phương (10,5 % trả lời đáp ứng mọi
yêu cầu và 63,3% đáp ứng hầu hết các yêu cầu). Con số này khẳng định được vị trí
vai trò của đội ngũ luật sư trong giai đoạn cải cách tư pháp đã cơ bản đáp ứng nhu
cầu dịch vụ pháp lý của luật sư. Tuy nhiên, 26,2% ý kiến trả lời chưa đáp ứng nhu
cầu dịch vụ pháp lý đây là một con số không nhỏ. Do vậy, cần có giải pháp nâng
cao chất lượng cũng như tăng cường số lượng luật sư trong thời gian tới.
- Kết quả khảo sát cho thấy số vụ việc dịch vụ pháp lý các luật sư thực hiện
trung bình hàng năm còn ít, có 26,7% số luật sư được hỏi thực hiện dưới 10 vụ
việc, 73,3% thực hiện từ 10 đến 30 vụ việc. Tỷ lệ vụ án có luật sư tham gia trung
bình hàng năm trong các lĩnh vực còn thấp: hình sự 26,6%; dân sự 20%; hôn nhân,
gia đình 13,3%; kinh doanh, thương mại 15%; hành chính 9% các lĩnh vực khác
16,1%.
- Dịch vụ pháp lý của luật sư tại địa phương chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
dân sự (đất đai, nhà ở, thừa kế,…): 53,3%; các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ tương đối
thấp: hôn nhân, gia đình 13,3%; dân sự (trong hình sự) 13,3%, kinh doanh, thương
mại 6,7%; lao động, việc làm 6,7%, khác 6,7%.
6.1 Đánh giá nhu cầu về sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư
- Về nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư: Có 12,3% thường xuyên
có nhu cầu; có 55,1% rất ít có nhu cầu; 32,6% không có nhu cầu.
- Về kinh nghiệm sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư: Có 69,5% số người
được hỏi chưa từng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, 30,5% đã sử dụng. Trong
số 30,5% người đã từng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư có 25,6% rất hài lòng
với kết quả đạt được; có 66,1% hài lòng; 8,3% chưa hài lòng.
- Về tiêu chí chọn người cung cấp dịch vụ pháp lý: 16,6% chọn theo giá cả;
58,5% chọn theo uy tín (thái độ phục vụ tốt, chất lượng tư vấn tốt); 8,3% theo danh
tiếng (được nhiều người biết đến); 12,2% theo quen biết (bạn bè giới thiệu); 4,4%
không trả lời.
- Về nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong từng lĩnh vực: 52,9% dân sự;
10,6% hôn nhân, gia đình; 8% hình sự; 7,4% kinh doanh, thương mại; 5,2% lao
động; 1,6% hành chính; 8% không trả lời.
Biểu đồ nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư trong từng lĩnh vực:

10
59.20%
60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%
10.60%
8.00% 7.40%
10.00% 5.20%
1.60%

0.00%
Dân sự Hôn nhân, gia Hình sự Kinh doanh, Lao động Hành chính
đình thương mại

Kết quả trên cho thấy, việc sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư chưa thực sự
trở thành nhu cầu trong đời sống của người dân và doanh nghiệp, số người có nhu
cầu thường xuyên chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 12,3% tổng số người được hỏi. Về tiêu
chí chọn luật sư, có thể thấy chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu, có đến
58,5% người được hỏi trả lời sẽ chọn luật sư theo tiêu chí này. Nhu cầu sử dụng
dịch vụ luật sư, chủ yếu là trong lĩnh vực dân sự, chiếm đến 59,20%.
7. Sự quan tâm của các cấp, ngành đối với luật sư và hoạt động hành
nghề luật sư
- Sự quan tâm của địa phương đối với việc tuyên truyền, phổ biến về luật sư
và hoạt động dịch vụ pháp lý của luật sư: Có 12% ý kiến trả lời rất quan tâm; 30%
quan tâm; 50% ít quan tâm; 8% chưa quan tâm.
- Sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của luật
sư và các tổ chức hành nghề luật sư: Có 10% ý kiến cho rằng rất quan tâm; 54%
quan tâm; 36% chưa quan tâm.
Kết quả trên cho thấy, địa phương chưa thật sư quan tâm đến việc tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về luật sư cũng như hoạt động của các luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư.
8. Góp ý về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư
8.1 Những nội dung cần ưu tiên trong thời gian tới
- Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về luật sư đến
các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội để nâng cao nhận

11
thức về vị trí, vai trò, bản chất, tầm quan trọng của luật sư đối với cải cách tư pháp,
phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế, quốc tế.
- Bên cạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến, pháp luật về luật sư, các luật
sư, tổ chức hành nghề luật sư cần tăng cường quảng bá hoạt động của mình thông
qua việc tích cực tham gia các hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí, trợ giúp pháp
lý, chủ động giới thiệu dịch vụ pháp lý tới khách hàng đặc biệt các đối tượng khách
hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh qua các kênh như email, website,...; đổi mới
kỹ năng tiếp xúc và làm việc với khách hàng; chuyên môn hóa lĩnh vực hoạt động,
… qua đó xây dựng được hình ảnh của tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp,
có chất lượng và đáng tin cậy, tiếp tục nâng cao niềm tin của xã hội và cộng đồng
doanh nghiệp đối với hoạt động của luật sư.
- Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh cải cách tư pháp thì vị trí, vai trò của luật
sư trong xã hội ngày càng được nâng cao. Tình hình đó cũng đặt ra yêu cầu phát
triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản
lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp. Do đó, song song với việc bồi
dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng hành nghề luật sư Đoàn Luật sư tỉnh
cần tăng cường bồi dưỡng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của luật sư;
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về đề tài pháp luật để
trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa các luật sư; tổ chức các lớp đào tạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng hành nghề của luật sư trên một số lĩnh vực về
thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài cũng như kỹ năng quản trị, điều hành các
tổ chức hành nghề luật sư.
- Tổ chức rà soát, đánh giá và phân loại các tổ chức hành nghề luật sư trên
địa bàn tỉnh để lựa chọn, định hướng những tổ chức hành nghề luật sư có đủ các
điều kiện phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại có
yếu tố nước ngoài.
8.2 Nhu cầu tăng cường đội ngũ luật sư trong các lĩnh vực
Kết quả khảo sát cho thấy có 38% người được hỏi cho rằng phải tăng cường
đội ngũ luật sư trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại; 20% kinh doanh, thương
mại, dân sự…có yếu tố nước ngoài; 16% hôn nhân, gia đình; 12% dân sự; 6% hình
sự; 4% lao động; 4% hành chính.
Như vậy, có thể thấy lĩnh vực kinh doanh, thương mại là lĩnh vực đang còn
thiếu luật sư chuyên sâu và cần được quan tâm đào tạo trong thời gian tới. Tiếp đó
là lĩnh vực có yếu tố nước ngoài.
Biểu đồ các lĩnh vực cần được tăng cường:

12
4.00%
Hành chính
4.00%
Lao động
6.00%
Hình sự
12.00%
Dân sự
16.00%
Hôn nhân, gia đình
20.00%
Giao dịch có yếu tố nước ngoài
38.00%
Kinh doanh, thương mại

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


Trên cơ sở kết quả khảo sát, cơ quan tổ chức khảo sát đề xuất một số nội
dung như sau:
- Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về luật sư
và hoạt động hành nghề luật sư; nghiên cứu các hình thức tuyên truyền phù hợp
với trình độ dân trí của từng vùng để nâng cao nhận thức của người dân về tầm
quan trọng của luật sư trong đời sống xã hội.
- Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích luật sư nhất là các luật sư trẻ
tham gia các khóa bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành pháp lý, tiếng Anh thương
mại do Học viện tư pháp tổ chức; hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện cho một số luật
sư trẻ đi đào tạo ở nước ngoài.
- Xây dựng và thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho các tổ chức hành
nghề luật sư chuyên sâu phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động trên
địa bàn tỉnh; có chính sách thu hút các luật sư được cử đi đào tạo theo đề án của
Chính phủ, những luật sư giỏi, có kinh nghiệm nghề nghiệp về hoạt động tại các tổ
chức hành nghề luật sư tại Thừa Thiên Huế;
- Tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề luật sư tham gia thực hiện tư vấn
các dự án đầu tư, kinh doanh thương mại trong nước và có yếu tố nước ngoài; tham
gia tranh tụng, tư vấn giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực liên quan đến hội
nhập kinh tế quốc tế  trên địa bàn tỉnh đồng thời hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và
các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường sử dụng dịch vụ luật sư trong các giao
dịch, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách.

13
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động luật sư, kịp thời
phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động luật sư.
Đồng thời, qua đó kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động luật sư và có
giải pháp để khắc phục.

IV. KẾT LUẬN


Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, đại
diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác đã đáp ứng cơ bản mục tiêu đặt ra
thông qua việc cung cấp những thông tin khá cụ thể, về thực trạng hoạt động của
luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trong thời gian qua. Việc phân tích các nhận
định và ý kiến đóng góp của các đối tượng trả lời khảo sát sẽ là cơ sở để nâng cao
hiệu quả tổ chức, hoạt động luật sư.
Trên đây là toàn bộ nội dung kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng
dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả này sẽ là cơ sở để khắc phục những hạn chế,
bất cập trong hoạt động lĩnh vực luật sư trong thời gian tới./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC


- Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp;
- UBND tỉnh; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Đoàn Luật sư tỉnh;
- Giám đốc Sở;
- Lưu: VT, BTTP.
(đã ký)

Hồ Viết Tư

14

You might also like