You are on page 1of 10

ĐỀ ÔN TẬP ĐẠO ĐỨC SỐ 01

PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu X 0,2 đ = 3 đ)


1. Chức năng xã hội luật sư là:
a) Bảo vệ quyền con người, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
b) Góp phần bảo vệ công lý, tự do, dân chủ công dân, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội.
c) Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
d) Cả ba phương án trên.
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây
a) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ
b) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng
yêu cầu..
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý
d) Cả 3 phương án trên.
3. Luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào ?
a) 2010
b) 2011
c) 2012
d) cả 3 phương án trên đều sai.
4. Trong Luật luật sư, các hành vi luật sư bị nghiêm cấm được quy định tại
điều
a) 7.
b) 12.
c) 9.
d) Cả 3 phương án đều sai.
5. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:
a) Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư.
b) Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư.
c) Quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
d) Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề
nghiệp nghề nghiệpluật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
b) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
luật sư và hành nghề luật sư.
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư
và hành nghề luật sư.
d) Cả 3 phương án trên đều đúng
7. Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:
a) Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo
hợp đồng lao động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách
cá nhân.
b) Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
c) Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư.
d) Cả ba phương án trên đều sai.
8. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:
a) Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên
b) Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú
d) Cả 3 phương án trên đều sai
9. Khi hành nghề, luật sư không được:
a) Tiết lộ thông tin vụ việc về khách hàng mà mình biết được trừ trường hợp
khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác
b) Sử dụng thông tin vụ việc của khách hàng mà mình biết được trong khi hành
nghề nhằm mục đích xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân
c) Cả a,b đều đúng
d) Cả a,b đều sai
10. Tổ chức có trách nhiệm giám sát luật sư và tổ chức hành nghề luật sư gồm

a) Sở tư pháp thành phố
b) Tổ chức hành nghề luật sư và Đoàn luật sư
c) Cục bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp
d) Cả ba phương án trên đều đúng.
11. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:
a) Thuê luật sư nước ngoài làm nhân viên của tổ chức mình
b) Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
c) Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài
d) Cả ba phương án trên đều đúng.
12. Người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các
vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi đủ điều kiện
a) Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư
b) Được luật sư hướng dẫn bảo lãnh
c) Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự
đồng ý của khách hàng.
d) Cả ba phương án trên đều đúng
13. Thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm
a) Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Đoàn luật sư, luật sư.
c) Đoàn luật sư, luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư
d) Cả ba phương án trên đều đúng
14. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư được ban hành do
a) Liên đoàn luật sư Việt Nam
b) Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo và sự đồng ý của Cục bổ trợ Bộ tư pháp
c) Liên đoàn luật sư Việt Nam đề xuất và sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ tư
pháp.
d) Cả ba trường hợp trên đều đúng
15. Hình thức xử lý vi phạm của luật sư bao gồm:
a) Xử lý kỷ luật theo luật luật sư
b) Xử lý hành chính
c) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
d) Cả ba trường hợp trên đều đúng.

PHẦN TỰ LUẬN (4đ)


Quy tắc 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì? a.
Nêu nội dung quy tắc. b. Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư.

PHẦN TÌNH HUỐNG (3đ)


Luật sư X nhận làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Y trong vụ án đầu tư cơ sở hạ
tầng do bà Y đứng đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn đòi bồi thường số tiền là 180 triệu đồng.
Trong hợp đồng dịch vụ, bà Y đồng ý khoản tiền thù lao trọn gói là 20 triệu đồng. Trong
tòa sơ thẩm được biết bạn mình là V có quan hệ thân thiết với thẩm phán H - người được
phân công thụ lý hồ sơ vụ án này. Luật sư X ngỏ ý nhờ V tìm hiểu để xem quan điểm của
thẩm phán H về việc giải quyết vụ án như thế nào ? V gặp thẩm phán H tìm hiểu và thông
báo cho luật sư X biết thẩm phán H nói có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bà Y. Biết
được thông tin đó, X mời bà Y đến VP nói rằng biết bà Y chắc chắn được bồi thường 180
triệu đồng, đề nghị bà Y ký phụ lục hợp đồng trong đó nêu bà Y sẽ được bồi thường 180
triệu đồng và điều chỉnh mức độ thù lao là 30% giá trị số tiền mà Y được bồi thường là
24 triệu đồng. Bà Y có nghĩa vụ trả thêm số tiền 34 triệu đồng sau khi kết thúc phiên tòa.
Bà Y tin và đồng ý ký phụ lục hợp đồng này. Kết quả phiên tòa đúng thông tin ông V
thông báo. Sau phiên tòa, bà Y trả thêm 34 triệu đồng cho luật sư. Vụ việc chìm đi không
có khiếu nại, tố cáo gì
Hỏi hành vi của Luật sư X có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không ?
Nếu có, vi phạm quy định nào ?
ĐỀ ÔN TẬP ĐẠO ĐỨC SỐ 02

PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu X 0,2 đ = 3 đ)


Câu 1: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:
a. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên
b. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên
c. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú
d. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 2: Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:
a. Không quá ba người
b. Không quá năm người
c. Không quá hai người
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 3: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi
nhánh, công ty luật nước ngoài?
a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam
c. Bộ Tư pháp
d. Sở Tư pháp
Câu 4: Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề
luật sư?
a. Lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành
nghề luật sư.
b. Lựa chọn và thỏa thuận với một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật
sư.
c. Làm việc cho một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
d. Giúp việc cho một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
Câu 5: Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty
luật.
b. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
c. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước
ngoài tại Việt Nam.
d. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 6: Theo quy định của Luật Luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành
nghề luật sư được thực hiện như sau:
a. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề
nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
b. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.
c. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật
sư.
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 7: Theo quy định của Luật Luật sư, tiêu chuẩn đầy đủ để trở thành luật
sư là:
a. Công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã
qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.
b. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có bẳng cử nhân luật, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.
c. Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề
luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành
nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
d. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, đã được đào tạo nghề Luật sư,
đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề
luật sư.
Câu 8: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu
của khách hàng được tính như thế nào?
a. Tính theo số ngày tham gia tố tụng.
b. Tính theo số ngày tham gia vụ án.
c. Tính theo tính chất phức tạp của vụ án
d. Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một
giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do
Chính phủ quy định.
Câu 9: Theo Luật luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư là:
a. 12 tháng
b. 18 tháng
c. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư thì còn 12 tháng.
d. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư và được Liên
đoàn luật sư Việt Nam đồng ý thì còn 12 tháng.
Câu 10: Theo quy định của Luật Luật sư, Luật sư được hiểu là:
a. Luật sư là người thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá
nhân, tổ chức (được gọi chung là khách hàng).
b. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
Luật Luật sư.
c. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan,
tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 11: Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, người tập sự có
trách nhiệm gì?
a. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian
tập sự cho người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
b. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian
tập sự cho người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và đoàn
luật sư nơi đăng ký tập sự.
c. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian
tập sự cho đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
d. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian
tập sự cho đoàn luật sư và sở tư pháp nơi đăng ký tập sự.
Câu 12: Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có:
a. Nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn.
b. Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự
c. Đánh giá của đoàn luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháo luật của
người tập sự
d. Phải có đủ ba nội dung trên.
Câu 13: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:
a. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức là tổ chức hành nghề luật sư
b. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành
nghề luật sư
c. Không ký hợp đồng hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức
hành nghề luật sư nào
d. Tại nhà riêng, không làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào
Câu 14: Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì
mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là:
a. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng
b. 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định
c. 0,8 lần mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp khác do Chính phủ quy định
d. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp tàu xe, lưu trú (nếu
có)
Câu 15: Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều
kiện nào sau đây?
a. Đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư
b. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm
trong việc hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư
c. Không trong thời gian bị áp dụng các hình thúc xử lý kỷ luật theo quy định
của Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. Cả 3 phương án trên đều đúng

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0đ)


Anh/chị hãy:
Câu 1: Nêu tên Quy tắc 11 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật

Câu 2: Nêu tên Quy tắc 17 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật

Câu 3:
a. Trình bày nội dung Quy tắc 14 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề
nghiệp luật sư
b. Phân tích nội dung quy tắc 14.11
PHẦN III: TÌNH HUỐNG (4 điểm)
Bà Nguyễn A đến Văn phòng luật sư yêu cầu Văn phòng cử đích danh Luật sư
Y là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà trong vụ án dân sự
“Tranh chấp thừa kế” mà bà là nguyên đơn. Sau khi trao đổi thỏa thuận, hai
bên đồng ý mức thù lao trọn gói là 80 triệu đồng chưa bao gồm thuế VAT.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Ông Trần B (người đồng thừa kế với
bà Nguyễn A) đã chủ động gặp Luật sư Y bày tỏ ý định tặng Luật sư Y 50
triệu nếu Luật sư Y đồng ý không can thiệp sâu vào vụ tranh chấp này mà
hãy để Luật sư của Ông Trần B chủ động xử lý mọi việc. Sau đó, Luật sư Y đã
ngầm thực hiện đúng thỏa thuận với ông Trần B và không kể lại sự việc cho
Bà Nguyễn A biết.
Hỏi: Anh/Chị cho biết, hành vi của Luật sư Y có vi phạm Quy tắc Đạo đức và
Ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Nếu có thì vi phạm quy tắc nào? Tại sao?

You might also like