You are on page 1of 3

Câu 1 (3 điểm): Anh ( chị) hãy viết lập luận để chứng minh nhận định sau: “Nghề

Luật sư ở Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều cản trở nhưng rất triển vọng để phát
triển.”
Phân tích, chứng minh những khó khăn trở ngại:– Số lượng luật sư, chất lượng
luật sư chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
– Nhận thức của người dân về nghề luật sư chưa đầy đủ.
– Một số luật sư chưa giữ đúng đạo đức, phẩm chất luật sư.
– Một số cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật
sư.
– Cơ chế pháp lý để đảm bảo luật sư hoạt động chưa đầy đủ
Phân tích, chứng minh triển vọng phát triển là rất lớn:– Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm ( dẫn chứng);
– Xã hội càng hiểu đúng về vị trí, vai trò của Luật sư;
– Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều.
– Hệ thống pháp luật cho luật sư ngày càng hoàn thiện;
– Thể chế thuận lợi ( sự ra đời và phát triển của luật sư, liên đoàn luật sư);
– Môi trường trong trường và quốc tế thuận lợi hơn;
– Luật sư được đào tạo cơ bản, có các điều kiện cần thiết hành nghề;

Câu 2 (2 điểm): Trình bày các hình thức hành nghề Luật sư quy định trong Luật Luật
sư 2006? Giải thích tại sao Luật Luật sư lại quy định nhiều hình thức hành nghề?
Trình bày các hình thức của luật Luật sư 2006:Theo điều 23 luật Luật sư: Hình
thức hành nghề luật sư
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân;
Luật sư được chưa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và
khoản 2 của Điều này để hành nghề.
(Điều 33. Văn phòng Luật sư; Điều 34. Công ty Luật)

Câu 1. Anh/chị hãy trình bày nhận thức của mình về tính “trung thực” được quy định trong
nguyên tắc hành nghề của luật sư.
* Với bản thân:– Tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc
theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi
yêu cầu hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 6.2 Quy tắc đạo đức).
– Giải thích rõ cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong
quan hệ với luật sư, tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn
thuận lợi… (Quy tắc 6.3)
* Với khách hàng:– Không xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc có hành
vi khác trái pháp luật (Quy tắc 14.1);– Không tạo ra các tình huống xấu, những thông
tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo đe dọa, làm áp lực để tăng mức thù
lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng (Quy tắc 14.6);
– Không sử dụng thông tin biết từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích
cá nhân (Quy tắc 14.7);
– Không được làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng, trình độ chuyên môn của
mình, đưa ra những lời hứa hẹn để lừa dối khách hàng (Quy tắc 14.10);
– Không có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình (Quy tắc 23.3).
* Với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác:– Tôn trọng sự
thật khách quan, không suy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết
tội người khác… không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng những
phương cách bất hợp lý trái đạo đức (Quy tắc 23.3);– Không vì quyền lợi của khách
hàng mà cố tình cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là
sai sự thật, tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai
sự thật để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi
khác với mục đích lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng (Quy tắc 24.2);
– Không tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp
nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ việc (Quy tắc 24.3).
* Với đồng nghiệp:– Không sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh (Quy
tắc 18);– Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc cho mình (Quy tắc 20.5.3)

* Với các cơ quan thông tin đại chúng:– Có thái độ tôn trọng và hợp tác trong việc
cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan
này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy
định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.2);– Luật sư
không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để phản ánh sai sự thật nhằm
mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không
hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.3);
– Việc quảng cáo phải theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các
cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội (Quy tắc 27).

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI:

Nhóm câu hỏi Mục đích/ ý nghĩa


Việc gì
Tại sao
Thế nào
Bao giờ
Ai biét
ở đâu

Ví dụ: sử dụng câu hỏi trong thường hợp luật sư gặp người bị bắt về bị tình nghi trộm cắp tài sản là chiếc
xe máy đang bị tạm giữ lại cơ quan điều tra:

Hỏi về tình trạng sức khỏe? độ tuổi

Bị giữ lâu chưa? Anh có biết lý do vì sao bị giữ không?

Nguồn gốc của ai? Có biết đang ở đâu không

Xe này đang bị thu giữ của ai?

Có giấy tờ xe không? Có bằng lái chưa?

Vào ngày …. Đang ở đâu ? làm gì

Có biết việc xe máy bị mất tại … không?

Cơ quan điều tra đã hỏi những gì? Đã khai báo những gì?

Cơ quan điều tra tình nghi a ăn trộm, quan điểm của anh như thế nào?

You might also like