You are on page 1of 3

GIẤY KIỂM TRA

Họ và tên: Nguyễn Kiều Diễm Ngọc; Lớp: H; Số báo danh: 599

Môn: Hồ sơ 3 - 3.1; Ngày kiểm tra: 12/5/2023

Lớp đào tạo nghề Luật sư khóa 25 lần 1 năm 2023 tại Tp. Hồ Chí Minh

Căn cứ pháp lý:

Xét vụ việc phát sinh vào 12/03/2013, áp dụng:

Bộ luật tố tụng hình sự 2003;

Luật Luật sư năm 2006;

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội

đồng luật sư toàn quốc).

Hành vi của hai luật sư: có hành vi và lời nói phản ứng thiếu tôn trọng Kiểm sát viên, tự ý bỏ ra về, không tiếp tục tham gia buổi đối

chất,không có ý kiến chính thức và ký xác nhận vào biên bản đối chất (mặc dù đã được Kiểm sát viên nhắc nhở, yêu cầu quay trở lại để tiếp tục làm

việc); xúi giục bị can từ chối tiếp tục buổi đối chất và không ký biên bản đối chất.

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân huyện H gửi công văn thông báo và đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP B và Trưởng Văn phòng

luật sư C có biện pháp xử lý Ls Nguyễn Văn A và Ls Nguyễn Văn B trên cơ sở:

1. Không giúp đỡ bị can Ngọ Thành Tới trong tố tụng

Ls Nguyễn Văn A và Ls Nguyễn Văn B có hành vi tự ý bỏ về, không tiếp tục tham gia buổi đối chất,không có ý kiến chính thức và ký xác

nhận vào biên bản đối chất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của bị can, dẫn đến bị can không được bảo vệ quyền lợi chính đáng một

cách tốt nhất.

Hành vi của hai luật sư đã vi phạm điểm b, c Khoản 3 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

“Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

3. Người bào chữa có nghĩa vụ:

b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;”
Và vi phạm Khoản 4 Điều 5, Khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư 2006:

“Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư

4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.”

“Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư

2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

b) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;”

2. Xúi giục khách hàng gây trì hoãn, khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng

Hai luật sư có hành vi xúi giục bị can từ chối tiếp tục buổi đối chất và không ký biên bản đối chất. Việc này dẫn đến đối chất không thành

và gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Hành vi của hai luật sư đã vi phạm nghiêm trọng Quy tắc 24.3 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp luật sư Việt Nam:

“Quy tắc 24. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng

24.3. Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc;”

Và quy định tại Điều 5, Khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư năm 2006:

“Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.”

3. Phản ứng tiêu cực bằng hành vi ý bỏ về khi tham gia tố tụng

Trong lúc Kiểm sát viên đang tiến hành đối chất và ghi biên bản đối chất theo lời trình bày của bị can (được khoảng 30 phút, kể từ khi bắt

đầu cuộc đối chất) thì hai luật sư này đã có hành vi và lời nói phản ứng thiếu tôn trọng Kiểm sát viên rồi tự ý bỏ ra về, không tiếp tục tham gia buổi

đối chất để bảo vệ quyền lợi cho bị can, cũng không có ý kiến chính thức và ký xác nhận vào biên bản đối chất (mặc dù đã được Kiểm sát viên nhắc

nhở, yêu cầu quay trở lại để tiếp tục làm việc). Đây là hành vi vi phạm Quy tắc 24.6 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam:

“Quy tắc 24. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng

24.6. Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng tại phiên tòa làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của khách hàng,

ảnh hưởng tới hoạt động của Hội đồng xét xử;”
4. Không tôn trọng cơ quan tiến hành tố tụng

Hai luật sư có hành vi và lời nói phản ứng thiếu tôn trọng Kiểm sát viên và không chấp hành đúng quy trình tố tụng, tự ý ra về dù được

nhắc nhở. Đồng thời, xúi giục bị can không hợp tác trong đối chất. Điều này thể hiện thái độ thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu tôn trọng cơ quan tiến

hành tố tụng và vi phạm điểm d Khoản 3 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

“Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

3. Người bào chữa có nghĩa vụ:

d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai

sự thật;”

Và vi phạm Quy tắc 23.1 của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam:

“Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng

23.1. Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có

thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;”

Trên cơ sở luận cứ nói trên, đề nghị Đoàn luật sư TP B biết để có biện pháp xử lý và có văn bản phúc đáp cho Viện kiểm sát nhân dân

huyện H , tỉnh G biết kết quả trước ngày 01/04/2013.

You might also like